Translate this page: English French German Spanish Vietnam
Cố Gs Lưu Trung Khảo: Lạc Quan, Tin Tưởng và Hy Vọng

Repost để tưởng nhớ
cố Giáo sư Lưu Trung Khảo








Repost để tưởng nhớ
cố Giáo sư Lưu Trung Khảo


Vào đầu thế kỷ XX, nhà chí sĩ Tây Hồ Phan Châu Trinh đã đưa ra khẩu hiệu: khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh, để hô hào toàn dân áp dụng, chống lại chính quyền cai trị của thực dân Pháp. Đó là phương pháp tranh đấu khôn ngoan, xác định đường lối cứu nước lâu dài và không tổn nguyên khí của quốc dân. Vì như cụ đã nói: "Không nên trông người ngoài, trông người ngoài là ngu. Không nên bạo động, bạo động chắc chết". Chấn hưng dân khí chính là vực dậy cái chính khí của dân tộc, làm cho thăng hoa và kết tụ.... 









Cố Giáo sư Lưu Trung Khảo
Chúc Tết Năm Nhâm Thìn - 2012
Nguyên là Hội Trưởng Hội Ái Hữu
Cựu Giáo Chức Việt Nam tại Hải Ngoại

http://www.freevietnews.com/audio/20120121_GsLuuTrungKhao.m3u (audio)

Cố Giáo sư Lưu Trung Khảo (Chúc Tết 2013)
Nguyên là Chủ tịch Hội Ái Hữu
Cựu Giáo Chức Việt Nam tại Hải Ngoại
Bình luận gia cho hệ thống truyền thông ở Hoa Kỳ
Đặc trách chương trình Radio Hải Triều Âm của Phật Giáo
http://audio.freevietnews.com/20130203_GsLuuTrungKhao.m3u
http://audio.freevietnews.com/20130203_GsLuuTrungKhao.mp3


Hải ngoại ngày 4 tháng 4, 2010

Lạc Quan, Tin Tưởng
và Hy Vọng       

Cố Giáo sư Lưu Trung Khảo
Nguyên là Chủ tịch Hội Ái Hữu
Cựu Giáo Chức Việt Nam Hải Ngoại tại Hoa Kỳ
http://audio.freevietnews.com/20100404gs_luutrungkhao_e.m3u

Hôm nay nhân ngày kỷ niệm 4 năm của Khối 8406, chúng tôi xin chân thành trình với quý vị một vài ý kiến thô thiển như sau:

Lập quốc từ gần 500 năm giữa hai khối văn minh bá chủ Á-châu là Trung Hoa và Ấn Độ mà quốc gia Việt Nam vẫn giữ vững được nền độc lập, tất nhiên, Việt Nam phải có một bảo vật thiêng liêng truyền quốc từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này qua thế hệ kia. Bảo vật truyền quốc đó chính là truyền thống bất khuất của ông cha ta.

Kể từ Đinh, Lê, Lý Trần xây nền độc lập
So với Hán, Đường, Tống, Nguyên làm đế một phương
Dẫu cường nhược có lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có

Bản thiên cổ hùng văn, Bình Ngô Đại Cáo của Quan nội hầu Nguyễn Trãi đã xác định điều đó. Truyền thống bất khuất đó đã giúp Việt Nam anh dũng đứng lên khởi nghĩa đuổi quân Trung Quốc về Tàu, chấm dứt một thời kỳ Bắc thuộc kéo dài cả 10 thế kỷ.

Không một quốc gia và dân tộc nào trên thế giới bị đô hộ cả 1000 năm mà không bị đồng hóa và xoá tên trên bản đồ thế giới. Riêng Việt Nam là một ngoại lệ. Dân tộc chúng ta vẫn giữ được Đất Nước, vẫn giữ được nền văn hóa riêng, ngôn ngữ riêng, phong tục tập quán riêng.

Suốt trong 11 thế kỷ tiếp theo, Việt Nam vẫn tiếp tục bị Trung Quốc mang quân sang xâm lăng khi có dịp. Lý Thường Kiệt phải dẫn quân sang tận Khâm Châu, Liêm Châu, Ung Châu để phá hủy tiềm năng quân sự của giặc, đồng thời để đại phá quân nhà Tống trên sông Như Nguyệt.  Trần Hưng Đạo ba lần phá tan quân Nguyên Mông trên sông Bạch Đằng. Lê Lợi phải mất 10 năm kháng chiến gian khổ, mới đuổi được quân Minh về bên kia biên giới. Đại Đế Quang Trung với tài dụng binh thần tốc chỉ trong vòng 10 ngày đã đại phá được quân Mãn Thanh.

Phía Bắc đã vậy, phía Nam cũng phải chống chọi lại với quân Chiêm Thành, Chân Lạp và Xiêm La. Phía Tây cũng phải lo bình định Lão qua. Đến thế kỷ XIX, người Pháp đã mang tàu đồng súng thép tấn công và cai trị Việt Nam gần một thế kỷ. Cuối cùng thì đến năm 1955, tên lính Pháp viễn chinh cuối cùng cũng phải rời bỏ Việt Nam trở về chính quốc.

Dân tộc Việt Nam quả thực là một dân tộc anh hùng, đã tạo được truyền thống chống ngoại xâm sáng chói. Nhưng Việt Nam chưa có truyền thống chống nội xâm, bởi nạn nội xâm chỉ mới xuất hiện cuối thế kỷ XX.  Nội xâm là những thế lực từ bản địa, dựa vào thế lực và chủ thuyết ngoại lai để đàn áp những phần tử dân tộc yêu nước, giữ độc quyền toàn trị và khai thác đất đai tài nguyên cũng như nhân lực của dân chúng.

Chính những người cầm quyền cai trị Việt Nam bây giờ là giặc nội xâm của dân tộc. Dưới quyền cai trị của đảng cộng sản Việt Nam hiện nay, Đất Nước đang bị Trung cộng xâm lăng mà không mất một viên đạn, không nổ một tiếng súng, không tốn một giọt máu.

Sách Địa Lý dạy: "Nước Việt Nam trải dài từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau". Bây giờ, dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, muốn đi thăm ải Nam Quan phải xin giấy thông hành sang bên Trung Quốc. Mất đất đai, rừng núi ở biên giới, mất luôn cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và cả biển Đông Hải. Rồi rừng núi đầu nguồn sang nhượng 50 năm trên 10 tỉnh, với tổng số diện tích trên 300,000 hecta với giá sang nhượng một mét vuông một năm, không đủ để mua một cọng rau muống!

Những Nguyễn minh Triết, Nông đức Mạnh, Nguyễn tấn Dũng, Trương vĩnh Trọng chỉ là những tên thái thú thừa sai của Trung cộng, đúng như nhận xét của Khối 8406: Trung Quốc đã Pol Pot hóa, Khmer Đỏ hóa Việt Nam, giống như Cambodia từ 1975 đến 1979!

Cả nước đang đứng bên bờ vực thẳm của thời kỳ Bắc thuộc mới. Đã đến lúc toàn dân phải tỉnh ngộ đứng lên chống giặc nội xâm. Diệt được giặc nội xâm, giặc ngoại xâm không có nội ứng, trước sau cũng phải tan rã.

Ngày Khối 8406 ra đời đã mở ra một kỷ nguyên mới. Tuyên Ngôn của Khối 8406 như tia sáng mặt trời lúc bình minh, đã xóa tan những bóng tối thâm u của đêm đen. Nó báo hiệu những nhân sĩ trí thức Việt Nam đã anh dũng đứng lên hiên ngang trong tinh thần vô úy, nhận lãnh trách nhiệm cảnh báo quốc dân biết đâu là chính, đâu là tà, đâu là chính nghĩa  đâu là tà ngụy, đâu là đúng, đâu là sai--- để lựa chọn cho đúng và hành động cho đúng.

Vào đầu thế kỷ XX, nhà chí sĩ Tây Hồ Phan Châu Trinh đã đưa ra khẩu hiệu: khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh, để hô hào toàn dân áp dụng, chống lại chính quyền cai trị của thực dân Pháp. Đó là phương pháp tranh đấu khôn ngoan, xác định đường lối cứu nước lâu dài và không tổn nguyên khí của quốc dân. Vì như cụ đã nói: "Không nên trông người ngoài, trông người ngoài là ngu.
Không nên bạo động, bạo động chắc chết".

Chấn hưng dân khí chính là vực dậy cái chính khí của dân tộc, làm cho thăng hoa và kết tụ cụ thể:           
                            Một vùng chính khí lưu hình,
                            Gồm trong trời đất nhật tinh sơn hà
                            Hạo nhiên ở tại lòng ta
                            Tấc riêng son sắt hiện ra khi cùng

Cái chính khí đó đã hun đúc nên những bậc anh thư liệt nữ "muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá tràng kình ở biển Đông", những bậc anh hùng hào kiệt "thà làm quỷ nước Nam hơn vua đất Bắc",  "Đầu tôi chưa rơi, xin Bệ Hạ đừng lo", "Nếu Bệ Hạ muốn hàng, xin hãy chém đầu thần trước đã"! Và bây giờ chính là bản Tuyên Ngôn của Khối 8406. Bản Tuyên Ngôn này cũng giống như cơn gió mạnh quét sạch đám mây mù, để giúp mọi người có thể nhìn thấy trời xanh.

Hôm nay kỷ niệm năm thứ tư ngày ra đời của Khối 8406,
chúng tôi xin mạo muội trình bày cảm tưởng như sau:

     1. Lạc quan.

Lạc quan vì thấy truyền thống bất khuất của Tổ Tiên vẫn là một dòng chảy miên viễn liên tục, trong huyết quản của con dân Việt Nam. Lạc quan vì những nhân sĩ trí thức, những sĩ phu Việt Nam vẫn giữ được hào khí của cha ông, xứng đáng là những bậc trượng phu "phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất". Giàu sang không làm cho đam mê, nghèo hèn không thể thay đổi, và uy quyền vũ lực không thể khuất phục. Lạc quan vì bản Tuyên Ngôn của Khối 8406 ra đời với đầy đủ 3 yếu tố thuận lợi: thiên thời, địa lợi, nhân hòa ---  thì lo gì không thành công.

      2. Tin tưởng.

Tôi luôn luôn tin tưởng rằng Trời Đất bao giờ cũng ở cùng người hiền. Người lương thiện bao giờ cũng song hành với Trời Đất. Thiên nhân tương dữ. Tôi tin ở chính nghĩa tất thắng của dân tộc. Tôi tin tưởng ở sự tiến bộ của nhân loại, bao giờ cũng từ chỗ dã man sang văn minh, từ độc tài sang dân chủ, từ độc ác sang thánh thiện. Tôi tin tưởng "ở hiền thì gặp lành, ở ác gặp dữ". Tôi tưởng rằng: tích thiện phùng thiện, tích ác phùng ác.

      3. Hy vọng.

Với những thông tin điện toán toàn cầu hiện đại, với thế liên lập quốc tế, với sự hỗ trợ của thế giới dân chủ tự do, với sự cố gắng của chính tự thân, dân tộc Việt Nam sẽ đứng lên giành lại quyền làm chủ Đất Nước. Một tương lai xán lạn đang chờ đón tất cả con dân Việt Nam để cùng với các quốc gia trên thế giới song hành.

 Xin chân thành cám ơn Khối 8406 đã cho đồng bào ruột thịt của tôi cũng như cá nhân tôi sự lạc quan, lòng tin tưởng và hy vọng
tràn trề đó.

Xin chân thành cám ơn quý vị

Cố Giáo sư Lưu Trung Khảo
Nguyên là chủ tịch Hội Ái Hữu Cựu Giáo Chức
Việt Nam Hải Ngoại tại Hoa Kỳ
http://audio.freevietnews.com/20100404gs_luutrungkhao_e.m3u

 







Phòng PALTALK "8406" 7:00 giờ tối California Chủ Nhật 18/4/2010  Thi sĩ Nguyễn Chí Thiện nói về tinh thần kiên cường bất khuất của văn nghệ sĩ miền bắc thời Nhân Văn Giai Phẩm  thập niên 1950's, như cố thi sĩ Hữu Loan
Hữu Loan: Thi sĩ bất khuất thời Nhân Văn Giai Phẩm

 

Giáo sư Lưu Trung Khảo điểm sách "Cội Tùng Trước Gió"
http://audio.freevietnews.com/20090524_gsluutrungkhao.m3u

Kính thưa quý vị và các bạn ở quốc nội Việt Nam, sau đây là lời nhận định và tâm tình của Giáo sư Lưu Trung Khảo gởi về đồng bào quốc nội. Ông là nhà giáo, nhà bình luận thời sự, hội trưởng Hội Ái Hữu Cựu Giáo Chức Việt Nam tại Hoa Kỳ
(bấm nghe âm thanh)

http://audio.freevietnews.com/20090524_gsluutrungkhao.m3u

Hải ngoại ngày 24 tháng 5, 2009

Kính thưa quý vị và quý bạn ở quốc nội,

Chúng tôi hôm nay xin được tâm tình với quý vị và quý bạn về cuốn tuyển tập mới được xuất bản tại hải ngoại. Cuốn tuyển tập này mang tựa đề là Cội Tùng Trước Gió.

Cội Tùng Trước Gió, cái tên này làm cho chúng ta liên tưởng tới một bài thơ rất nổi tiếng của Uy Viễn Tướng Công Nguyễn Công Trứ. Bài thơ đó nhan đề là Cây Thông, nguyên văn như sau:

Ngồi buồn mà trách Ông Xanh
Khi vui muốn khóc, buồn tênh là cười
Kiếp sau xin chớ làm người
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo
Giữa trời vách đá cheo leo
Ai mà chịu rét thì trèo với thông.

Đó là hình ảnh của cây thông, mà tuyển tập này lấy ra để làm biểu tượng cho Hòa Thượng Thích Quảng Độ. Hòa Thượng Thích Quảng Độ hiên ngang sừng sững, đứng giữa một xã hội nội ma ngoại chướng, với các Ác và bạo lực hoành hành. Chẳng khác nào cội tùng trước gió!

Thưa quý vị và quý bạn,

Tuyển tập trình bày một cách trang nhã mỹ thuật, dày hơn 500 trang, hình bìa là một hình ảnh của một tiên ông tiên phong đạo cốt, với mái tóc bạc phơ và chòm râu trắng đẹp như chòm râu của mỹ nhân công Quan Vân Trường đời Tam Quốc. Đó là hình ảnh của Hòa Thượng Thích Quảng Độ lúc ngài mới ra tù. Bởi mới ra tù cho nên mới có cái bộ râu dài và cái tóc như vậy ! Chứ nếu một nhà tuhành thì thường thường là phải cạo râu và cạo tóc.


Tuyển tập quy tụ được một lực lượng hùng hậu của các nhà văn trong và ngoài nước viết về Hòa Thượng Thích Quảng Độ. Các cây viết này thuộc đủ mọi thành phần, tuổi tác, tôn giáo, giới tính, quốc tịch, và giai cấp.

Người đọc có thể tìm thấy trong tuyển tập này những bài viết của giáo sư Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh, nhà văn nhà giáo Doãn Quốc Sĩ, thi sĩ Hà Thượng Nhân, bình luận gia Lý Đại Nguyên, luật sư Đỗ Thái Nhiên, cư sĩ V õ Văn Ái, nhà đấu tranh Võ Đại Tôn, nữ sĩ Bích Huyền, nhà tranh đấu Đào Văn Bình, dân biểu Loretta Sanchez, nữ sĩ Ỷ Lan, Thượng Tọa Thích Giác Đẳng, nhạc sĩ Phan Văn Hưng và đặc biệt Linh mục Phan Văn Lợi.

Tất cả các bài viết trong tuyển tập đều bày tỏ lòng cảm phục và ngưỡng mộ đối với vị Hòa thượng đã dâng hiến cả cuộc đời mình cho Đạo pháp và Dân tộc. Với tựa đề "Tấm guơng Bi Trí Dũng sáng ngời", Linh Mục Phan văn Lợi ca ngợi Hòa Thượng Thích Quảng Độ là người có 4 đức tính nổi trội. Thứ nhất, là người có một nhận thức sâu sắc, thứ hai là người có một lòng dũng cảm khôn sánh, thứ ba là người có trí tuệ với tầm nhìn sáng suốt, và thứ tư là một tấm lòng từ bi nhân ái.

Tuy Linh Mục Phan văn Lợi chưa một lần diện kiến Hòa Thượng Thích Quảng Độ, nhưng Linh Mục đã gặp Hòa Thượng Thích Quảng Độ "một cách sâu sắc vừa trên lãnh vực đi tìm chân thiện mỹ, vừa trên lãnh vực đi tìm giải pháp, vừa trong tư cách một kẻ tu hành, vừa trong tư cách một nhà tranh đấu. Sự cảm thông thật là trọn vẹn".

Linh Mục Phan văn Lợi rất là tâm đắc với bản văn chấn động "Lời kêu gọi cho Dân Chủ Việt Nam" của Hòa Thượng Thích Quảng Độ, nhân danh Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, tung ra khắp năm châu ngày 21 tháng 2, 2001.

Linh Mục Phan văn Lợi đọc rất kỹ bản văn đó, và nhận định rằng bản văn này phát xuất từ 3 nhận định và 2 đối trị. HT đã đưa ra ánh sáng, đã đưa ra sách lược 8 điểm nhằm cứu nguy Đất Nước, chứng tỏ một tầm nhìn hết sức sáng suốt cho các vấn đề của quê hương dân tộc hôm nay.

Trong phần kết luận, Linh Mục Phan văn Lợi đã dẫn lời Chúa GiêSu và cho rằng "Chúa Giêsu muốn nói trên Thiên Đàng rồi đây sẽ có bóng dáng những người ngoài Kitô giáo sống theo lương tâm ngay chính, luôn bênh vực Sự Thực, thực hiện lòng bác ái từ bi. Song lại vắng bóng những con người tuy mang danh Kitô hữu nhưng lại dửng dưng với số phận Đất Nước, số phận đồng bào hay đồng loại. Bởi lẽ Thiên Đường là thế giới của tình yêu trọn vẹn vĩnh cửu, và chỉ những ai xả thân vì tình yêu thì mới được đi vào đó".

Bài viết này Linh Mục Phan văn Lợi viết ngày 21 tháng 10, 2007. Nếu viết sau ngày 29.3.2009, chắc chắn Linh Mục Phan văn Lợi không thể không nhắc tới lời kêu gọi sấm sét "bất tuân dân sự" và "biểu tình tại gia" của Hòa Thượng Thích Quảng Độ. Lời kêu gọi một tháng bất tuân dân sự và biểu tình tại gia này nhằm mục đích đòi hỏi 3 yêu sách: yêu sách thứ nhất là yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam cấp tốc nộp hồ sơ xác nhận chủ quyền thềm lục địa của mình trước ngày 13 tháng 5, 2009.

Yêu sách thứ hai là yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam công bố toàn bộ nội dung 2 bản hiệp ước biên giới trên đất liền và trên biển kèm theo bản đồ. Và yêu sách thứ ba là yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam triệu tập một đại hội đại biểu toàn dân, bao gồm các nhà khoa học, các chuyên gia kinh tế kỹ thuật cơ khí luyện kim, các chiến lược gia quân sự cùng đại biểu các thành phần dân tộc bất phân chính kiến tôn giáo trong và ngoài nước để cùng nhau thống nhất ý kiến, chận đứng việc khai thác bô-xít ở Tây Nguyên.

Thưa quý vị và quý bạn,

Ba yêu sách này nhà cầm quyền Việt Nam có đáp ứng hay không là một chuyện, nhưng chúng ta thấy rõ trước áp lực đòi hỏi trong và ngoài nước, họ đã phải nạp hồ sơ cho Liên Hiệp Quốc đòi chủ quyền ở thêm lục địa và đã gặp ngay sự phản đối của Trung Cộng. Một số người bi quan cho rằng Trung Cộng với dân số đông nhất thế giới với nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ, với lực lượng quân sự hùng mạnh với quân số áp đảo, làm sao có thể chống lại được ?

Xin thưa: trong lịch sử gần 5000 năm của dân tộc có bao giờ lực lượng và dân số Việt Nam mạnh hơn và đông hơn Tàu đâu ? Vậy mà ông cha chúng ta vẫn giữ được Nước và có lần Hổ Tướng Lý Thường Kiệt đã mang quân sang trừng phạt người Trung Hoa ở ngay trên chính đất nước Trung Hoa ở Khâm Châu, ở Liêm Châu, ở Ung Châu. Đọc cuốn sách Cội Tùng Trước Gió này, chúng ta sẽ cảm thấy một niềm tự hào dâng lên của mình.

Chúng ta tự hào là một Phật tử Việt Nam, một người Việt Nam chân chính tuy xa Tổ Quốc nhưng tâm hồn lúc nào cũng hướng về Đất Mẹ thân yêu. Chúng ta tự hào là con dân Đất Việt ở trong nước hay ngoài nước, lúc nào cũng đấu tranh cho một Việt Nam hùng cường, cho một dân tộc lúc nào cũng được hưởng hạnh phúc lâu dài.

Hòa Thượng Thích Quảng Độ như một Cội Tùng Trước Gió, mang lại cho chúng ta một niềm tin tưởng và hy vọng. Tin tưởng ở sự trường tồn của Đất Nước, và hy vọng vào tương lai tươi sáng của dân tộc, như lời Đại Cáo Bình Ngô của Nguyễn Trãi:

Dẫu cường nhược có lúc khác nhau
Song hào kiệt thời nào cũng có
Vậy nên Lưu Cung sợ uy mất vía
Triệu Tiết nghe tiếng giật mình
Cửa Hàm Tử giết tươi Toa Đô
Sông Bạch Đằng bắt sống Ô Mã

Dòng sử Việt trôi chảy từ gần 5000 năm. Đạo Phật ra đời đã gần 26 thế kỷ truyền vào Việt Nam, đạo Phật đã dung hóa với văn hóa Việt, tạo ra sắc thái Phật Việt. Phật Việt trong giòng lịch sử đã cống hiến cho Đất Nước biết bao vị Cao Tăng góp công vào việc xây dựng và bảo vệ quốc gia. Như Sư Vạn Hạnh, Sư Khánh Vân, Sư Khuông Việt, Sư Pháp Thuận, Sư Ngô Chân Lưu và bây giờ là Sư Quảng Độ. Vua Lý Nhân Tông trước kia từng ca ngợi Sư Vạn Hạnh là

Vạn Hạnh dung tam tế
Chân phù cổ sấm thi
Hương quan danh Cổ Pháp
Quải tích trấn vương kỳ.

Bài thơ này đã được dịch ra là:

Vạn Hạnh thông ba cõi
Lời ông hợp sấm thi
Quê nhà tên Cổ Pháp
Treo gậy trấn kinh kỳ

Phỏng theo bài này, ta có thể viết về Thầy Quảng Độ như sau:

Quảng Độ thông Anh Pháp
Tài trước tác văn thi
Quán tại Vũ Đoài xã
Trụ trượng hạ hồng kỳ

Dịch:

Quảng Độ thông Anh Pháp
Giỏi sáng tạo văn thi
Quê làng Vũ Đoài đó
Chống gậy hạ hồng kỳ

Hồng kỳ là cờ đỏ. Đời Tự Đức có giặc Cờ đen do Lưu Vĩnh Phúc cầm đầu. Giặc Cờ vàng do Hoàng Sùng Anh cầm đầu, và giặc Cờ trắng do Bàn văn Nhị. Thì ngày nay chúng ta có giặc Cờ đỏ. Và giặc cờ đỏ đang bị Hòa Thượng Thích Quảng Độ dùng cây tích trượng để hạ xuống.

Trong bài Ngôn Hoài, Sư Không Lộ đã viết:

Hữu thời trực thướng cô phong đỉnh
Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư

Có khi lên thẳng non cao chót
Một tiếng kêu to lạnh cả trời

Tiếng kêu của Sư Không Lộ làm lạnh cả bầu trời. Lời kêu gọi một tháng biểu tình tại gia của Hòa Thượng Thích Quảng Độ không làm lạnh cả bầu trời, nhưng là lời kêu gọi sấm sét làm rung động cả trong nước lẫn khắp năm châu.

Trong bài Thị Tịch, Sư Ngộ Ấn có viết:

Ngọc phần sơn thượng sắc thường nhuận
Liên phát lô trung thấp vị càn.

Ngọc thiêu trên núi còn nguyên sắc
Sen nở trong lò vẫn mãi tươi


Hòa Thượng Thích Quảng Độ là đóa sen nở trong lò, sắc vẫn tươi, là Cội Tùng Trước Gió sừng sững hiên ngang, thách đố mọi cuồng phong bão tố. Là viên ngọc Biện Hòa dù thiêu đốt vẫn giữ được vẻ tươi nhuận. Theo đúng tôn chỉ và giáo lý nhà Phật, lấy từ bi hỷ xả làm phương châm, cuộc đấu tranh bất bạo động của ngài đối với bạo quyền Cộng sản chắc chắn sẽ có kết quả những cuộc đấu tranh của Thánh Cam Địa (Gandhi) Ấn Độ.

Để kết luận Thánh Cam Địa Việt Nam
mang tên là Thích Quảng Độ.

Xin cám ơn quý vị và quý bạn
đã lắng nghe những lời của chúng tôi.

Lưu Trung Khảo

Hải ngoại 24.5.2009

 

Giáo sư Lưu Trung Khảo là nhà giáo, nhà bình luận thời sự,
hội trưởng Hội Ái Hữu Cựu Giáo Chức Việt Nam tại Hoa Kỳ.

(bấm nghe âm thanh) http://audio.freevietnews.com/20090524_gsluutrungkhao.m3u
KÍNH NHỜ PHỔ BIẾN TẠI VIỆT NAM


Hồn Nước                                              
Gs Lưu Trung Khảo
                 
Bài phát biểu về Hồn Nước, Giáo sư Lưu Trung Khảo soạn riêng dành cho Trại Hồn Nước, là Trại Họp Bạn Tây Bắc Hoa Kỳ và Canada kỳ 20, được tổ chức năm 2008 tại Camp Pigott, ở Đông Bắc thành phố Monroe thuộc quận Snohomish (Washington State), cách Seattle chừng 52 dặm đường chim bay. Trại Trường Pigott do Hội Hướng Đạo Hoa Kỳ quản trị, nằm dưới chân rặng núi Cascade. 

Con người được kết hợp bởi hai thành tố: phần hồn và phần xác. Nhà Phật gọi phần hồn là thần thức.Người Việt nam tin rằng người nam có ba hồn bẩy vía, còn người nữ có ba hồn, chín vía. Những người theo chủ nghĩa duy-vật chi/ tin ở những gì có thể cân, đo, đong, đếm. Họ không tin rằng con người có phần hồn.
 
Nếu đã tin rằng con người có linh hồn thì núi sông đất nước có những khí linh thiêng bao trùm che chở cho dân tộc cũng phải có hồn thiêng để chung đúc nên cái hùng khí của giống nòi.
        Giống Hồng Lạc hoàng thiên đã định
       Mấy ngàn năm suy thịnh đổi thay
       Trời Nam riêng một cõi này
       Anh hùng hiệp nữ xưa nay kém gì.
         --  Trần Tuấn Khải










Anh hùng, hiệp nữ VIỆT NAM  xưa nay đâu có chịu kém người chính là nhờ khí thiêng của non sông chung đúc nên:

               Trải bốn nghìn năm dựng nước nhà
               Sông khoe hùng dũng núi nguy nga
               Trả ta sông núi bao người trước
               Gào thét đòi cho bọn chúng ta
               Trả ta sông núi từng trang sử
               Dân tộc còn nghe vọng thiết tha
               Ngược vết thời gian cùng nhắn nhủ:
               Không đòi, ai trả núi sông ta !
               -- Vũ Hoàng Chương
 
Hồn nước hiển hiện rõ rệt nhất khi gặp cơn quốc biến. Chính là trong những cơn quốc biến đó, Hồn nước là một điểm tựa tinh thần giúp cho con dân đất nước dựa vào đó mà đứng dậy vững tay gươm chắc tay súng, diệt trừ bọn cường địch bảo vệ biên cương không để cho một tấc đất, một phân sông lọt vào tay quân giặc:
 
               Kìa Hưng Ðạo gặp khi quốc biến
               Vì giống nòi huyết chiến bao phen
               Sông Bạch Ðằng phá quân Nguyên    
               Gươm treo chính khí, nước rền dư uy.
                --  Trần Tuấn Khải 












Hồn nước không phải chỉ hiển hiện ở những chốn đao binh, nơi các con dân xông pha dũng cảm liều mình như chẳng có. Hồn nước còn hiển hiện bàng bạc trong những
đỉnh núi chất ngất mây mù, trên những dòng sông cuồn cuộn chẩy về biển Ðông,  trên những thành quách lâu đài, những đình viện lăng miếu rêu phong cổ kính ngày đêm nghi ngút khói hương chiêu niệm anh linh của các vị quốc tổ các đấng tiên vưong đã có công tạo dựng và bảo vệ quốc gia mà truyền lại cho chúng ta.
 
Hồn nước còn hiển hiện trên những trang sử vẻ vang của dân tộc từ ngày lập quốc đến nay. Tổ Kinh Dương Vương, cha Lạc Long quân, mẹ Âu Cơ, 18 đời Hùng vưong,,vua bà Trưng vương, Nhụy Kiều tuong quan rồi Ngô vương Quyền phá quân Nam Hán trên sông Bạch đằng, rồi Ðinh Tiên Hoàng cờ lau tập trận thống nhất giang sơn, như Nguyễn Trãi đã hạ bút trong bài cáo Bình Ngô:
        Kể từ Ðinh Lê Lý Trần xây nền độc lập
        so với Hán Ðường Tống Nguyên
        mỗi đằng làm Ðế một phương
        Dẫu cường nhược có lúc khác nhau
        Song hào kiệt đời nào cũng có
                -- (Nguyễn Trãi)
 
Hồn nước bàng bạc trên những nấm mồ của các chiến sĩ vô danh đem sinh mệnh của mình ra để trả nợ nước non. Hồn nước đau xót nghe tiêng hô VIỆT NAM muôn năm của 13 liệt sĩ Việt Nam Quốc Dân Ðảng khi buớc lên đoạn đầu đài trong một sáng tinh mơ ở Yên báy. 

Hồn nước còn hiện hữu trong những đêm trăng sáng, có tiếng sáo diều vi vu trên không gian bát ngát, trong những câu hát trống quân miền Bắc, những câu hò Huế trên sông Hương, những câu vọng cổ mùi rệu miền Nam.
 
Hồn nước còn ẩn náu trong những tác phẩm đầy nghệ thuật, đầy tính nhân bản, giàu lòng ái quốc của Nguyễn Trãi của Nguyễn Bỉnh Khiêm, của Bà Huyện Thanh quan của Hồ xuân Hương, của Nguyễn Gia Thiều, của Ðoàn thị Ðiểm, của Nguyễn Du, của Nguyễn công Trứ của Cao bá Quát. Của Nguyễn Khuyến, của Trần Tế Xương, của Nhất Linh, của Khái Hưng. Những vần thơ đầy truyền cảm của Thế Lữ, của Nguyễn nhược Pháp, của Huy Cận, của Vũ Hoàng Chương, của Nguyên Sa, những họa phẩm tuyệt vời của Mạnh Quỳnh, của Tô ngọc Vân, của Nguyễn gia Trí cũng đều thấy hồn nước thấp thoáng trong đó.

huanluyen
Truyền thống huấn luyện nghĩa binh chống giặc Tàu
 
Nhưng đại thế trong thiên hạ có lúc thịnh, lúc suy, lúc bĩ, lúc thái. Vận nước cũng thế có lúc lên, lúc xuống khi cường, khi nhược
           Coi lịch sử gương kia còn tỏ
           Mở dư đồ đất nọ chưa tan
           Giang san này vẫn giang san,
           Mà nay xẻ nghé tan đàn vì ai ?
         --  (Trần Tuấn Khải)
    
 Vì ai? Không cần thông minh lắm chúng ta cũng biết vì ai mà con cháu bà Trưng, bà Triệu, ngày nay đem bán thân ở Ðài bắc, ở Nam Triều tiên, ở Thái lan, ở Mã Lai, ở Singapore. Nhớ lại câu nói của bà Triệu "Tôi muốn cưỡi cơn giómạnh, đạp làn sóng dữ, chém cá tràng kình ở biển Ðông chớ đâu có chịu cong lưng làm tì thiếp cho người " chúng ta mới cảm thấy tủi hổ và thương cảm cho thân phận của con cháu bà ngày nay. 

Phụ nữ đã thế thanh niên cũng chẳng hơn gì. Họ trở thành những lao nô ở Dubai, ở Saudi Arabia, ở Mã lai. Họ bị những cơ quan buôn người có môn bài bán buôn như nô lệ. Giáo dục, đạo đức, thuần phong mỹ tục đã bị phá sản. Không ai tin ai. Liêm sỉ không còn. Kẻ dưới bợ đỡ, nịnh hót người trên. Người trên bán rẻ cả đất đai, rừng biển cho ngọai bang để cầu an hưởng thụ. Hồn nước có thiêng ắt phải hiện về mà dạy cho những hạng người này một bài học:
       
         Sống như thế, sống đê, sống nhục

         Sống làm chi thêm chật non sông
         Thà rằng chết quách cho xong
         Cái thân cẩu trệ ai mong có mình.
          --  Nguyễn Phi Khanh
 
Muốn hồn nước trở về, chúng ta phải làm gì?
         Ngày nay, muốn sông bền, núi vững
         Phải làm sao cho xứng người xưa
         Yêu nòi giống, hiểu thời cơ
         Bốn phương một ý: phụng thờ giang sơn
         Ðừng lo yếu, hãy chung hờn
         Cần câu đánh giặc từng hơn giáo dài
         -- Vũ Hoàng Chương

Nhà văn, nhà thơ có những cảm quan đặc biệt lắm, khi họ sáng tác những tác phẩm thích hợp cho hoàn cảnh của dân tộc hàng trăm năm sau. Bài Thề Non Nước của thi sĩ Tản Ðà ứng dụng vào thời đại chúng ta sao khéo tương hợp đến mức độ kỳ lạ.
Xin nghe :

         Nước non nặng một lời thề
         Nước đi đi mãi không về cùng non
         Nhớ lời nguyện nước thề non
         Nước đi chưa lại, non còn đứng không
         Non cao những ngóng cùng trông
         Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày.
        -- Tản Đà
 















Nhà thơ đã vẽ ra thật rõ nét tâm sự của những người bỏ nưóc ra đi trông về cố hương ngổn ngang nhớ nước:
         Non cao tuổi vẫn chưa già
         Non thời nhớ nước, nước mà quên non
         Dù cho sông cạn đá mòn
         Còn non còn nước hãy còn thề xưa
         Non cao đã biết hay chưa
         Nước đi ra biển lại mưa về nguồn
         Nước non hội ngộ còn luôn
         Bảo cho non chớ có buồn làm chi
         Nước kia dù hãy còn đi
         Ngàn dâu xanh tốt non thì cứu vui
         Nghìn năm giao ước kết đôi
         Non non nước nước chưa nguôi lời thề.
         ---- Tản Đà

Cụ Nguyễn Quyền, một nhà lãnh đạo trong phong trào Ðông kinh nghĩa thục có sáng tác một bài thơ chiêu hồn nước. Theo cụ Nguyễn Quyền thì hồn nước trong thời Pháp thuộc nhiễu nhương đã phiêu lưu trôi giạt không biết ở phương nào nên cần phải gọi hồn về. Gọi hồn về để khuyên bảo con dân VIỆT NAM đoàn kết, tự cường và duy tân cùng mở mang kiến thức chia sẻ trách nhiệm :
        Cùng trong một bọn quốc dân
        Gánh giang sơn cũng một phần trên vai
        Than ôi! Hồn nước ta ơi!
        Tỉnh nghe ta gọi mấy lời đồng tâm
       --(Nguyễn Quyền)

Mong rằng các trại viên Trại Hè Tây Bắc tìm được Hồn Nước để chiêu hồn về phù trợ cho chúng ta và đồng bào hải ngoại cũng như quốc nội vực đất nước đứng lên để có thể sánh vai cùng thế giới năm châu tiến bước trên con đường văn minh tiến bộ.
 -- Gs Lưu Trung Khảo
     ngày 20/08/2008
 

Kính chuyển nội dung vài chương trình Radio Hải Triều Âm,
Thư Quốc Nội, và bài đọc Hồn Nước:
http://audio.freevietnews.com/ 20080800_honnuoc01.m3u
http://audio.freevietnews.com/ 20080800_honnuoc02.m3u



Văn Hóa Việt Nam Khác Văn Hóa Tàu


Tác Giả: GS Lưu Trung Khảo 

Trong các yếu tố để dân tộc ta tồn tại được, để dân tộc ta được độc lập, để dân tộc ta thoát khỏi cái gọng kềm, cái móng vuốt của Bắc phương, thì cái yếu tố rất quan trọng là yếu tố Văn Hóa.

Chính là nhờ yếu tố Văn Hóa này, mà chúng ta mới giữ được sự độc lập về tư tưởng cũng như văn chương ngôn ngữ và các phương diện khác.Quan niệm về vương quyền và tổ chức đất nước của ta khác người Trung Hoa. Họ quan niệm rằng vua là thiên tử, là con Trời, được Trời sai xuống để cai trị muôn dân. Và vì thế cho nên họ có quyền sinh quyền sát (giết) và quyền tổ chức hoàn toàn theo ý muốn của đấng thiên tử tức là con Trời. như văn chương ngôn ngữ và các phương diện khác.

Quan niệm tuyệt đối trung thành với ông vua là quan niệm phổ cập trong xã hội phong kiến Trung Hoa. Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung, phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu, vua sai bảo bầy tôi chết thì bầy tôi phải chết, nếu không chết là bất trung. Cha bảo con chết, con không chết là con bất hiếu. Chính quyền đó được "tập trung" và người ta có quan niệm "trung quân là ái quốc". Nhưng người Việt Nam chúng ta không quan niệm như vậy.

Theo quan niệm của người Việt Nam chúng ta, Quốc tổ như đằng lạc, đất nước giống như dây mây quấn vào với nhau chặc chẽ, không phân biệt vua tôi hay thứ dân gì hết. Tất cả đều là một mối để tạo thành đất nước. Vua Trần Nhân Tông đã họp các bô lão lại tại Hội nghị Diên Hồng để hỏi ý kiến toàn dân là nên hòa hay nên chiến. Tất cả các bô lão đều thưa: Quyết Chiến! Đấy là một thứ quốc hội sơ khai của Đất Nước chúng ta.

Nhìn vào cách tổ chức làng xã ở Việt Nam, thì chúng ta thấy rằng chế độ làng xã đó là những nước cộng hòa nhỏ bé, họ có thể đặt ra những luật lệ cho riêng trong làng, với các bản hương ước ở trong làng. Cho nên trong thành ngữ Việt Nam mới có câu "phép vua thua lệ làng". Phép tắc của vua nhu khi đến các lũy tre phải dừng lại, nếu trái với với những luật lệ ở trong làng.

-- Một nhà nghiên cứu người Pháp đã nói rằng đồng bằng sông Hồng Hà được kết hợp bởi 800 tiểu quốc cộng hòa. Bởi vì trong những tiểu quốc đó, sau những lũy tre xanh đó người ta có những luật lệ, và những luật lệ đó nhiều khi trái với những luật lệ của triều đình.

-- Chính vì thế mới có một bài vè, vào thời Vua Minh Mạng, nhà vua muốn thống nhất y phục, cho nên đã ra lệnh cho phụ nữ phải mặc quần. Mà phụ nữ ở miền bắc thì thường mặc váy. Thế cho nên trong ca dao mới có một bài diễu cái chỉ dụ của nhà vua:

Chiếu vua mồng sáu tháng ba
Cấm quần không đáy người ta hãi hùng

Không đi thì chợ không đông

Đi thì lột lấy quần chồng sao đang?

Có quần, ngồi quán bán hàng

Không quần ra đứng đầu làng xem quan
 

Thành ra cái chỉ dụ đó, tuy ra, mà không có hiệu lực. Cho đến thời chúng tôi còn ở lại miền Bắc thì chúng tôi vẫn còn thấy phụ nữ miền Bắc mặc váy, thay vì mặc quần.

-- Người Trung Hoa có quan niệm về nam nữ và đời sống gia đình cũng khác biệt. Tại Trung Quốc, thì người ta tôn trọng nam quyền. Người ta gọi là "nam tôn nữ ti", tức là người nam thì được tôn trọng, còn người phụ nữ ở địa vị thấp hèn. Sinh được người con trai để nối dõi tông đường là quý. Có một người con trai cũng kêu là có, sinh 10 người con gái cũng coi như không. Bởi con gái là con người ta, con trai mới nối dõi tông đường, phụng thờ Tổ Tiên, thì mới coi là có con.

-- Chuyện nam nữ Trung Hoa cũng cách biệt nhau ngay trong gia đình. Con gái Trung Hoa tới tuổi cập kê là phải ở riêng. Ở Việt Nam, nam nữ tuy không được bình quyền 100% như thời đại bây giờ, nhưng nữ quyền đã được tôn trọng. Bộ Luật Hồng Đức có quy định những điều bắt người đàn ông không có quyền ly dị vợ. Có 7 điều không cho phép người đàn ông ly dị vợ, khi người vợ đã chịu tang bố mẹ chồng 3 năm, khi người vợ giúp cho ghé đến nhà chồng từ lúc nghèo đến lúc giàu sang phú quý..

-- Những chi tiết như vậy chứng tỏ rằng Việt Nam rất trọng nữ quyền, như pháp luật đời Hồng Đức. Người chồng cũng không được phép ly dị vợ nếu người vợ không có chỗ nào nương tựa. Theo luật, chúng ta thấy người Việt Nam tôn trọng nữ quyền, coi nữ quyền không thua gì nam quyền cả.

-- Chúng ta thấy mối liên hệ nam nữ của người Việt Nam được giữ trong vòng lễ giáo, không có sỗ sàng, rất là lãng mạng, rất là tế nhị, và ở trong vòng đạo lý. Nếp sống luân lý của người Việt Nam có tính cách nhân bản hơn, không bị gò bó một cách quá cứng rắn chặc chẽ không tuân thủ được như là ở bên Trung Hoa.

 -- Về ngôn ngữ văn tự của ta cũng khác với người Trung Hoa. Người Việt Nam đã dùng chữ Nôm từ thế kỷ thứ 11, 12. Do nhu cầu. Không phải người Việt Nam ai cũng tên là Bạch Ngọc, Cẩm Hường, Hùng Dũng, Anh Hào vân vân. Còn những tên như là Thị Mít, Thị Xoài, Thị Nở, Tám Kèo, Tư Cột...chẳng hạn. Những cái tên đó, chữ Hán không có để viết. Những cái tên như thôn Miễu thôn Mường của người Việt Nam thì không có chữ để viết. Do đó người ta phải tạo ra một số chữ để ghi âm các chữ Việt Nam đó.

-- Về thực tế, cần phải có một thứ chữ để ghi âm tiếng Việt. Chữ Hán không có đủ để ghi các âm đó, cho nên Tổ Tiên ta đã phát minh ra một thứ chữ mới. Thứ chữ mới này một phần mượn chữ Hán, một phần khác do các cụ sáng tạo ra, chế ra, gọi là chữ Nôm. Chữ Nôm đó sau này được các cụ dùng để sáng tạo thi văn.

-- Những từ ngữ mà chúng ta đang nói như là "chính trị khoa học triết học kỹ thuật" là những từ ngữ chúng ta mượn của người Trung Hoa và chúng ta phiên âm theo Tiếng Việt. Những từ ngữ này, sau này, đến thời Việt Cộng thì họ đã lạm dụng một cách quá đáng.

-- Mặc dù rằng nhà cầm quyền hô hào là phải làm cho Tiếng Việt trong sáng, nhưng trái lại, nếu chúng ta có dịp đọc những báo cáo chính trị của bộ chính trị trong những kỳ đại hội, thì chúng ta thấy hầu như là họ viết những bài diễn từ đó từ đầu đến cuối toàn là những từ ngữ Hán Việt ! Có nhiều từ ngữ rất là xa lạ với người Việt Nam, mà người Việt miền nam chúng ta không quen dùng!

-- Chẳng hạn như chữ "sự cố kỹ thuật". Sự cố là gì ? Là việc. Vì "lý do kỹ thuật" là được rồi, họ bày đặt bắt chước Tàu mà dùng chữ "sự cố kỹ thuật"! Hay là "khẩn trương lên". Khẩn trương lên là "nhanh lên", có gì đâu, dùng tiếng Việt cũng được, nhưng mà họ (Việt Cộng) lại cắt (cắc) cớ bày ra là "khẩn trương"! Rồi ghi danh học thì gọi là "đăng ký", rồi khai triển trong quy mô lớn, thì họ gọi là "triển khai đại trà" ... Tất cả những lề lối dùng chữ bắt chước Tàu một cách vô lối như vậy đã làm cho Tiếng Việt nhiều khi trở nên khó hiểu và ngớ ngẩn.

-- Chúng ta đã có những kho từ ngữ rất là phong phú. Có đủ từ ngữ để diễn tả, và có những từ ngữ văn hoa, xác đáng, chính xác, để mà diễn tả mọi sự, mọi tình huống. Nhưng mà họ (Việt cộng) lại làm ra vẻ khác đời khác người. Thí dụ từ trước chúng ta vẫn dùng "thuỷ quân lục chiến", họ dùng "lính thủy đánh bộ", máy bay trực thăng thì "máy bay lên thẳng", hoả tiễn thì là "tên lửa" , hàng không mẫu hạm thì là "tàu sân bay". Tất cả những điều nô lệ Tàu, hoặc cải cách một cách vô lối như vậy, đã làm cho Tiếng Việt trở thành ra ngô nghê và nhiều khi nặng mùi Trung Quốc!

-- Phép đặt câu trong Tiếng Việt cũng thật là đặc biệt. Chúng ta có lối phát âm cũng như lối đặt câu có thể thích hợp với ngôn ngữ quốc tế. Người Trung Hoa cũng có cố xem, để bắt chước, để mà sửa đổi chữ viết, nhưng mà cũng không sửa đổi được. Tôi nhớ là năm 1958 khi Mao Trạch Đông cầm quyền được 9 năm thì có lập một ủy ban nghiên cứu, La Mã hóa chữ Trung Hoa, và họ đã nghiên cứu Tiếng Việt và đặc biệt là các dấu giọng của Tiếng Việt để áp dụng vào việc La Mã hóa chữ Trung Hoa. Nhưng mà không nổi, bởi vì chữ Trung Hoa có rất nhiều chữ đồng âm, và chương trình đó bị thất bại.

-- Chúng ta nhìn nhận rằng trước khi chúng ta có chữ Nôm, chữ Nôm khó, bởi vì phải thông chữ Hán thì mới biết chữ Nôm. Rồi chúng ta có được món quà, có được một thứ "quốc bảo" do các giáo sĩ Tây Phương mang lại: đó là chữ Quốc Ngữ mà bây giờ chúng ta đang dùng. Dễ học, dễ nhớ và dễ phổ biến.

-- Thế nhưng mà sau này thì người ta lại cố tình làm cho Tiếng Việt thêm khó khăn, bày đặt ra, tạo ra những từ ngữ chẳng có nghĩa lý gì cả! Thành ra chúng ta thấy Tiếng Việt bây giờ ở trong nước Việt Nam, nhất là đọc các báo điện tử, chúng tôi thấy có nhiều bài viết có những từ ngữ rất khó hiểu!

-- Chính người Pháp cũng phải ngạc nhiên rằng một dân tộc đã bị ngoại thuộc Tàu hơn 1000 năm, bị (Tàu) dùng đủ mọi biện pháp để đồng hóa. Minh Thành Tổ đã hạ lệnh cho các quan lại không sang xâm chiến Việt Nam thì phải tìm đủ mọi cách tiêu hủy mọi di sản văn hóa Việt, không được để một mẫu (mẩu) giấy có chữ do người Việt Nam viết. Các bia ở các đình chùa cũng phải (Tàu) đập phá. Các đình chùa miếu mạo cũng phải đập phá cho mà chết. Chỉ có các sách Trung Hoa là còn để lại.

-- Cái âm mưu đồng hóa đó, chúng ta thấy từ thời Mã Viện khi họ tịch thu các trống đồng, khi họ bắt người Việt phải tuân theo luật Hán. Rồi lại còn dựng các cột đồng "đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt", để cho người Việt Nam khi mà qua đó thì có người phải bỏ một nắm đất nắm sỏi vào đó, để cho cột đồng khỏi đổ.

-- Cái âm mưu đồng hóa đó, sau này chúng ta còn thấy ở Sĩ Nhiếp, Tích Quang, Nhâm Diên. Có những người ca ngợi là những người này chịu ảnh hưởng của người Hán, ca ngợi đó là những văn quan có đức, đã đem văn hóa Trung Hoa mà truyền bá cho Việt Nam, mà không nghĩ rằng đó là những âm mưu ác độc của người Trung Hoa muốn đồng hóa dân ta! Cũng như họ đã đồng hóa biết bao tộc Việt khác ở phía nam sông Dương tử!

-- Trong số những dân tộc phía nam sông Dương tử thuộc dòng Việt như Mân Việt, Ưu Việt bị đồng hóa, thì chỉ riêng giống dân Lạc Việt là hậu duệ này là họ không đồng hóa nổi mà thôi! Chúng ta vẫn giữ được ngôn ngữ, chúng ta vẫn giữ được phong tục. Chúng ta vẫn giữ được nếp sống văn hóa. Và nếp sống văn hóa đó sẽ là yếu tố rất là quan trọng để giữ được bản sắc dân tộc.

-- Trong bài Bình Ngô Đại Cáo, Nguyễn Trãi có viết rằng "dẫu cường nhược có lúc khác nhau, song hào kiệt đời nào cũng có" (tuy cường nhược thì hữu bất đồng, nhi hào kiệt thế vị thường phạp), chúng ta đối với Tàu có lúc cường lúc nhược, nhưng mà hào kiệt của chúng ta không bao giờ thiếu.

-- Mặc dù rằng có những lúc "nhân tài như lá mùa thu" nhưng mà cuối cùng, người Việt chúng ta cũng vượt (việt), vượt khổ, vượt khó, đứng lên! Có lúc vác cần câu mà đánh giặc, nhưng mà lúc nào cũng "gắn bó một lòng phụ tử , rót rượu ngọt để khao quân".

-- Do vậy mà cuối cùng, nền độc lập đã dành lại được. Hiện giờ, chúng ta biết, ở Biển Đông, người Trung Hoa ngang ngược, ngang nhiên chiếm Hoàng Sa năm 1974 và chiếm Trường Sa năm 1984. Và đã sát hại biết bao nhiêu chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa cũng như lính của cộng sản Việt Nam! Rồi bây giờ ở ngoài Biển Đông, cái "lưỡi bò", tức là đường dây ranh giới trên mặt biển mà người Trung Hoa vẽ ra, đã ngăn cản không cho ngư phủ Việt Nam ra đánh cá ở Biển Đông.

-- Chúng ta thấy có những tàu Việt Nam đã bị những tàu hải quân Trung Quốc bắt mang về đòi tiền chuộc, không khác gì hành động của bọn hải tặc bắt cướp thuyền để đòi tiền chuộc. Thêm nữa, có những tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam đã bị tàu tuần cảnh của hải quan Trung cộng húc chìm. Rồi họ bỏ mặc cho ngư dân Việt Nam ngoi ngóp giữa biển. Nếu không có các tàu khác cứu kịp thì tất cả các ngư dân đó bị làm mồi cho cá biển.

-- Việc khai thác mỏ dầu lửa ở Biển Đông cũng bị Trung cộng tìm mọi cách ngăn cản. Những bãi, những mỏ, như Tư Chính ở Côn Sơn từ trước đến giờ là thuộc chủ quyền Việt Nam, không bao giờ có các vấn đề khó khăn đặt ra, nhưng mà bây giờ khi thăm dò dầu khí ở đó là bị Trung cộng ngăn cản.

-- Đất Nước bị áp bức, bị chiếm đoạt ở trên mặt biển, trên các hải đảo, ở đất liền và việc cắm mốc ở biên giới đã mang đến cho Trung cộng rất nhiều lợi lộc. Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc, và biết bao nhiêu đất ở Hà Giang, ở Cao Bằng, ở Lạng Sơn, ở Lai Châu... đã bị Trung Quốc chiếm đoạt. Đường biên giới chạy lui về phía Việt Nam, khiến cho bây giờ chúng ta muốn coi ải Nam Quan thì phải xin hộ chiếu sang Trung Quốc thì mới coi được!

-- Chúng ta mất rất nhiều đất ở dọc biên giới. Không những thế, sự ngang nhiên láo xược của công nhân Trung Hoa ở ngay trên Đất Nước chúng ta cũng là một vấn đề tủi nhục, mà nhà cầm quyền Việt Nam đã nhắm mắt làm ngơ! Có những làng được dựng lên, của công nhân Trung Quốc sang khai thác ở Việt Nam. Trong các làng đó, các quán văn nghệ, quán nước, hàng ăn, đều dùng chữ Trung Hoa để đề tên các bảng. Bảng tên đường cũng đã dùng chữ Trung Hoa.

-- Tôi nhớ năm 1945 khi quân của Tưởng Giới Thạch kéo qua để tước khí giới quân đội Nhật, thì Hà nội cũng đã đề các bảng tên bằng chữ Hoa, nhưng đó là trên những bảng gỗ chiều dài khoảng độ 30 cm, chiều dọc khoảng 10 cm, đóng một cách thô sơ để chỉ cho các quân tàu biết mà khỏi lạc đường. Chứ không có tính cách như là bảng chỉ đường hiện giờ mà chúng ta thấy ở các làng ở tây nguyên (cao nguyên trung phần) mà dân Trung cộng đang trú đóng.

-- Ngoài chuyện khai thác bauxite ở tây nguyên ra, theo tiến sĩ Mai Thanh Truyết, thì còn có thể Trung cộng đang khai thác Uranium là một nguyên liệu rất cần thiết để chế tạo nguyên tử, rất cần dùng trong kỹ nghệ mới của thời hiện đại, vừa dùng để làm vũ khí, còn có thể dùng cho điện năng.

-- Không những ở tây nguyên, mà còn dọc theo duyên hải trung phần, từ Đà Nẵng tới Hội An, có nhiều làng người Hoa làm chủ và đã thuê công an đứng gát! Chỉ có người Trung Hoa mới được phép vào làng đó, người Việt Nam thì không được phép.

-- Thành ra nhà cầm quyền Việt Nam, chúng ta thấy chẳng khác gì cái bọn làm mướn hoặc tay sai của Trung Quốc! Điều đáng lưu ý, là giữa nhà nước này với nhà nước khác thì không bảo được nhau. Nhưng mà với nhà nước cộng sản Trung Hoa mà chỉ thị cho đảng cộng sản Việt Nam thì đảng cộng sản Việt Nam nghe lời tăm tắp!

Cố Giáo sư Lưu Trung Khảo

Chúc Tết Năm Nhâm Thìn - 2012
Nguyên là Hội Trưởng Hội Ái Hữu
Cựu Giáo Chức Việt Nam tại Hải Ngoại

http://www.freevietnews.com/audio/20120121_GsLuuTrungKhao.m3u (audio)

Cố Giáo sư Lưu Trung Khảo (Chúc Tết 2013)
Nguyên là Chủ tịch Hội Ái Hữu
Cựu Giáo Chức Việt Nam tại Hải Ngoại
Bình luận gia cho hệ thống truyền thông ở Hoa Kỳ
Đặc trách chương trình Radio Hải Triều Âm của Phật Giáo
http://audio.freevietnews.com/20130203_GsLuuTrungKhao.m3u
http://audio.freevietnews.com/20130203_GsLuuTrungKhao.mp3


 






Phòng PALTALK "8406" 7:00 giờ tối California Chủ Nhật 18/4/2010  Thi sĩ Nguyễn Chí Thiện nói về tinh thần kiên cường bất khuất của văn nghệ sĩ miền bắc thời Nhân Văn Giai Phẩm  thập niên 1950's, như cố thi sĩ Hữu Loan

Hữu Loan: Thi sĩ bất khuất thời Nhân Văn Giai Phẩm

 

Giáo sư Lưu Trung Khảo
điểm sách "Cội Tùng Trước Gió"

Kính thưa quý vị và các bạn ở quốc nội Việt Nam, sau đây là lời nhận định và tâm tình của Giáo sư Lưu Trung Khảo gởi về đồng bào quốc nội. Ông là nhà giáo, nhà bình luận thời sự, hội trưởng Hội Ái Hữu Cựu Giáo Chức Việt Nam tại Hoa Kỳ (bấm nghe âm thanh)
http://audio.freevietnews.com/20090524_gsluutrungkhao.m3u

Hải ngoại ngày 24 tháng 5, 2009

Kính thưa quý vị và quý bạn ở quốc nội,

Chúng tôi hôm nay xin được tâm tình với quý vị và quý bạn về cuốn tuyển tập mới được xuất bản tại hải ngoại. Cuốn tuyển tập này mang tựa đề là Cội Tùng Trước Gió.

Cội Tùng Trước Gió, cái tên này làm cho chúng ta liên tưởng tới một bài thơ rất nổi tiếng của Uy Viễn Tướng Công Nguyễn Công Trứ. Bài thơ đó nhan đề là Cây Thông, nguyên văn như sau:

Ngồi buồn mà trách Ông Xanh
Khi vui muốn khóc, buồn tênh là cười
Kiếp sau xin chớ làm người
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo
Giữa trời vách đá cheo leo
Ai mà chịu rét thì trèo với thông.

Đó là hình ảnh của cây thông, mà tuyển tập này lấy ra để làm biểu tượng cho Hòa Thượng Thích Quảng Độ. Hòa Thượng Thích Quảng Độ hiên ngang sừng sững, đứng giữa một xã hội nội ma ngoại chướng, với các Ác và bạo lực hoành hành. Chẳng khác nào cội tùng trước gió!

Thưa quý vị và quý bạn,

Tuyển tập trình bày một cách trang nhã mỹ thuật, dày hơn 500 trang, hình bìa là một hình ảnh của một tiên ông tiên phong đạo cốt, với mái tóc bạc phơ và chòm râu trắng đẹp như chòm râu của mỹ nhân công Quan Vân Trường đời Tam Quốc. Đó là hình ảnh của Hòa Thượng Thích Quảng Độ lúc ngài mới ra tù. Bởi mới ra tù cho nên mới có cái bộ râu dài và cái tóc như vậy ! Chứ nếu một nhà tu hành thì thường thường là phải cạo râu và cạo tóc.


Tuyển tập quy tụ được một lực lượng hùng hậu của các nhà văn trong và ngoài nước viết về Hòa Thượng Thích Quảng Độ. Các cây viết này thuộc đủ mọi thành phần, tuổi tác, tôn giáo, giới tính, quốc tịch, và giai cấp.

Người đọc có thể tìm thấy trong tuyển tập này những bài viết của giáo sư Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh, nhà văn nhà giáo Doãn Quốc Sĩ, thi sĩ Hà Thượng Nhân, bình luận gia Lý Đại Nguyên, luật sư Đỗ Thái Nhiên, cư sĩ Võ Văn Ái, nhà đấu tranh Võ Đại Tôn, nữ sĩ Bích Huyền, nhà tranh đấu Đào Văn Bình, dân biểu Loretta Sanchez, nữ sĩ Ỷ Lan, Thượng Tọa Thích Giác Đẳng, nhạc sĩ Phan Văn Hưng và đặc biệt Linh mục Phan Văn Lợi.

Tất cả các bài viết trong tuyển tập đều bày tỏ lòng cảm phục và ngưỡng mộ đối với vị Hòa thượng đã dâng hiến cả cuộc đời mình cho Đạo pháp và Dân tộc. Với tựa đề "Tấm guơng Bi Trí Dũng sáng ngời".

Linh Mục Phan văn Lợi ca ngợi Hòa Thượng Thích Quảng Độ là người có
4 đức tính nổi trội. Thứ nhất, là người có một nhận thức sâu sắc, thứ hai là người có một lòng dũng cảm khôn sánh, thứ ba là người có trí tuệ với tầm nhìn sáng suốt, và thứ tư là một tấm lòng từ bi nhân ái.

Tuy Linh Mục Phan văn Lợi chưa một lần diện kiến Hòa Thượng Thích Quảng Độ, nhưng Linh Mục đã gặp Hòa Thượng Thích Quảng Độ "một cách sâu sắc vừa trên lãnh vực đi tìm chân thiện mỹ, vừa trên lãnh vực đi tìm giải pháp, vừa trong tư cách một kẻ tu hành, vừa trong tư cách một nhà tranh đấu. Sự cảm thông thật là trọn vẹn".

Linh Mục Phan văn Lợi rất là tâm đắc với bản văn chấn động "Lời kêu gọi cho Dân Chủ Việt Nam" của Hòa Thượng Thích Quảng Độ, nhân danh Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, tung ra khắp năm châu ngày 21 tháng 2, 2001.

Linh Mục Phan văn Lợi đọc rất kỹ bản văn đó, và nhận định rằng bản văn này phát xuất từ 3 nhận định và 2 đối trị. HT đã đưa ra ánh sáng, đã đưa ra sách lược 8 điểm nhằm cứu nguy Đất Nước, chứng tỏ một tầm nhìn hết sức sáng suốt cho các vấn đề của quê hương dân tộc hôm nay.

Trong phần kết luận, Linh Mục Phan văn Lợi đã dẫn lời Chúa GiêSu và cho rằng:  "Chúa Giêsu muốn nói trên Thiên Đàng rồi đây sẽ có bóng dáng những người ngoài Kitô giáo, sống theo lương tâm ngay chính, luôn bênh vực
Sự Thực, thực hiện lòng bác ái từ bi. Song lại vắng bóng những con người tuy mang danh Kitô hữu nhưng lại dửng dưng với số phận Đất Nước, số phận
đồng bào hay đồng loại. Bởi lẽ Thiên Đường là thế giới của tình yêu trọn vẹn vĩnh cửu, và chỉ những ai xả thân vì Tình Yêu thì mới được đi vào đó".

Bài viết này Linh Mục Phan văn Lợi viết ngày 21 tháng 10, 2007. Nếu viết sau ngày 29.3.2009, chắc chắn Linh Mục Phan văn Lợi không thể không nhắc tới lời kêu gọi sấm sét "bất tuân dân sự" và "biểu tình tại gia" của Hòa Thượng Thích Quảng Độ. Lời kêu gọi một tháng bất tuân dân sự và biểu tình tại gia này nhằm mục đích đòi hỏi 3 yêu sách: yêu sách thứ nhất là yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam cấp tốc nộp hồ sơ xác nhận chủ quyền thềm lục địa của mình trước ngày 13 tháng 5, 2009.

Yêu sách thứ hai là yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam công bố toàn bộ nội dung 2 bản hiệp ước biên giới trên đất liền và trên biển kèm theo bản đồ.

Và yêu sách thứ ba là yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam triệu tập một đại hội đại biểu toàn dân -- bao gồm các nhà khoa học, các chuyên gia kinh tế kỹ thuật cơ khí luyện kim, các chiến lược gia quân sự, cùng đại biểu các thành phần dân tộc bất phân chính kiến tôn giáo trong và ngoài nước --- để cùng nhau thống nhất ý kiến, chận đứng việc khai thác bô-xít ở Tây Nguyên.

Thưa quý vị và quý bạn,

Ba yêu sách này nhà cầm quyền Việt Nam có đáp ứng hay không là một chuyện, nhưng chúng ta thấy rõ trước áp lực đòi hỏi trong và ngoài nước, họ đã phải nạp hồ sơ cho Liên Hiệp Quốc đòi chủ quyền ở thêm lục địa và đã gặp ngay sự phản đối của Trung Cộng.

Một số người bi quan cho rằng Trung Cộng với dân số đông nhất thế giới, với nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ, với lực lượng quân sự hùng mạnh với quân số áp đảo, làm sao ta có thể chống lại được ?

Xin thưa: trong lịch sử gần 5000 năm của dân tộc, có bao giờ lực lượng và dân số Việt Nam mạnh hơn và đông hơn Tàu đâu? Vậy mà ông cha chúng ta vẫn giữ được Nước và có lần Hổ Tướng Lý Thường Kiệt đã mang quân sang trừng phạt người Trung Hoa ở ngay trên chính đất nước Trung Hoa ở Khâm Châu, ở Liêm Châu, ở Ung Châu.

Đọc cuốn sách Cội Tùng Trước Gió này,
chúng ta sẽ cảm thấy một niềm tự hào dâng lên.

Chúng ta tự hào là một Phật tử Việt Nam, một người Việt Nam chân chính, tuy xa Tổ Quốc nhưng tâm hồn lúc nào cũng hướng về Đất Mẹ thân yêu. Chúng ta tự hào là con dân Đất Việt ở trong nước hay ngoài nước, lúc nào cũng đấu tranh cho một Việt Nam hùng cường, cho một dân tộc lúc nào cũng được hưởng hạnh phúc lâu dài.

Hòa Thượng Thích Quảng Độ như một Cội Tùng Trước Gió, mang lại cho chúng ta một niềm tin tưởng và hy vọng. Tin tưởng ở sự trường tồn của
Đất Nước, và hy vọng vào tương lai tươi sáng của dân tộc, như lời
Đại Cáo Bình Ngô của Nguyễn Trãi:

Dẫu cường nhược có lúc khác nhau
Song hào kiệt thời nào cũng có...
Vậy nên Lưu Cung sợ uy mất vía
Triệu Tiết nghe tiếng giật mình
Cửa Hàm Tử giết tươi Toa Đô
Sông Bạch Đằng bắt sống Ô Mã

Dòng sử Việt trôi chảy từ gần 5000 năm. Đạo Phật ra đời đã gần 26 thế kỷ truyền vào Việt Nam, đạo Phật đã dung hóa với văn hóa Việt, tạo ra sắc thái Phật Việt. Phật Việt trong giòng lịch sử đã cống hiến cho Đất Nước biết bao vị Cao Tăng góp công vào việc xây dựng và bảo vệ quốc gia. Như Sư Vạn Hạnh, Sư Khánh Vân, Sư Khuông Việt, Sư Pháp Thuận, Sư Ngô Chân Lưu và bây giờ là Sư Quảng Độ. Vua Lý Nhân Tông trước kia từng ca ngợi Sư Vạn Hạnh là

Vạn Hạnh dung tam tế
Chân phù cổ sấm thi
Hương quan danh Cổ Pháp
Quải tích trấn vương kỳ.

Bài thơ này đã được dịch ra là:

Vạn Hạnh thông ba cõi
Lời ông hợp sấm thi
Quê nhà tên Cổ Pháp
Treo gậy trấn kinh kỳ

Phỏng theo bài này, ta có thể viết về Thầy Quảng Độ như sau:

Quảng Độ thông Anh Pháp
Tài trước tác văn thi
Quán tại Vũ Đoài xã
Trụ trượng hạ hồng kỳ

Dịch:

Quảng Độ thông Anh Pháp
Giỏi sáng tạo văn thi
Quê làng Vũ Đoài đó
Chống gậy hạ hồng kỳ

Hồng kỳ là cờ đỏ. Đời Tự Đức có giặc Cờ đen do Lưu Vĩnh Phúc cầm đầu. Giặc Cờ vàng do Hoàng Sùng Anh cầm đầu, và giặc Cờ trắng do Bàn văn Nhị. Thì ngày nay chúng ta có giặc Cờ đỏ. Và giặc cờ đỏ đang bị Hòa Thượng Thích Quảng Độ dùng cây tích trượng để hạ xuống.

Trong bài Ngôn Hoài, Sư Không Lộ đã viết:

Hữu thời trực thướng cô phong đỉnh
Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư

Có khi lên thẳng non cao chót
Một tiếng kêu to lạnh cả trời

Tiếng kêu của Sư Không Lộ làm lạnh cả bầu trời. Lời kêu gọi một tháng biểu tình tại gia của Hòa Thượng Thích Quảng Độ không làm lạnh cả bầu trời, nhưng là lời kêu gọi sấm sét làm rung động cả trong nước lẫn khắp năm châu.

Trong bài Thị Tịch, Sư Ngộ Ấn có viết:

Ngọc phần sơn thượng sắc thường nhuận
Liên phát lô trung thấp vị càn.

Ngọc thiêu trên núi còn nguyên sắc
Sen nở trong lò vẫn mãi tươi


Hòa Thượng Thích Quảng Độ là đóa sen nở trong lò, sắc vẫn tươi. Là Cội Tùng Trước Gió sừng sững hiên ngang, thách đố mọi cuồng phong bão tố. Là viên ngọc Biện Hòa dù thiêu đốt vẫn giữ được vẻ tươi nhuận. Theo đúng tôn chỉ và giáo lý nhà Phật, lấy từ bi hỷ xả làm phương châm, cuộc đấu tranh bất bạo động của ngài đối với bạo quyền Cộng sản chắc chắn sẽ có kết quả như
những cuộc đấu tranh của Thánh Cam Địa (Gandhi) Ấn Độ.

Để kết luận Thánh Cam Địa Việt Nam
mang tên là Thích Quảng Độ.

Xin cám ơn quý vị và quý bạn
đã lắng nghe những lời của chúng tôi.

Lưu Trung Khảo

Hải ngoại 24.5.2009

 

Giáo sư Lưu Trung Khảo là nhà giáo, nhà bình luận thời sự,
hội trưởng Hội Ái Hữu Cựu Giáo Chức Việt Nam tại Hoa Kỳ.

          (bấm nghe âm thanh)
http://audio.freevietnews.com/20090524_gsluutrungkhao.m3u
KÍNH NHỜ PHỔ BIẾN TẠI VIỆT NAM



Hồn Nước                                              
Gs Lưu Trung Khảo
                 
Bài phát biểu về Hồn Nước, Giáo sư Lưu Trung Khảo soạn riêng dành cho Trại Hồn Nước, là Trại Họp Bạn Tây Bắc Hoa Kỳ và Canada kỳ 20, được tổ chức năm 2008 tại Camp Pigott, ở Đông Bắc thành phố Monroe thuộc quận Snohomish (Washington State), cách Seattle chừng 52 dặm đường chim bay. Trại Trường Pigott do Hội Hướng Đạo Hoa Kỳ quản trị, nằm dưới chân rặng núi Cascade. 

Con người được kết hợp bởi hai thành tố: phần hồn và phần xác. Nhà Phật gọi phần hồn là thần thức.Người Việt nam tin rằng người nam có ba hồn bẩy vía, còn người nữ có ba hồn, chín vía. Những người theo chủ nghĩa duy-vật chi/ tin ở những gì có thể cân, đo, đong, đếm. Họ không tin rằng con người có phần hồn.
 
Nếu đã tin rằng con người có linh hồn thì núi sông đất nước có những khí linh thiêng bao trùm che chở cho dân tộc cũng phải có hồn thiêng để chung đúc nên cái hùng khí của giống nòi.
        Giống Hồng Lạc hoàng thiên đã định
       Mấy ngàn năm suy thịnh đổi thay
       Trời Nam riêng một cõi này
       Anh hùng hiệp nữ xưa nay kém gì.
         --  Trần Tuấn Khải










Anh hùng, hiệp nữ VIỆT NAM  xưa nay đâu có chịu kém người chính là nhờ khí thiêng của non sông chung đúc nên:

               Trải bốn nghìn năm dựng nước nhà
               Sông khoe hùng dũng núi nguy nga
               Trả ta sông núi bao người trước
               Gào thét đòi cho bọn chúng ta
               Trả ta sông núi từng trang sử
               Dân tộc còn nghe vọng thiết tha
               Ngược vết thời gian cùng nhắn nhủ:
               Không đòi, ai trả núi sông ta !
               -- Vũ Hoàng Chương
 
Hồn nước hiển hiện rõ rệt nhất khi gặp cơn quốc biến. Chính là trong những cơn quốc biến đó, Hồn nước là một điểm tựa tinh thần giúp cho con dân đất nước dựa vào đó mà đứng dậy vững tay gươm chắc tay súng, diệt trừ bọn cường địch bảo vệ biên cương không để cho một tấc đất, một phân sông lọt vào tay quân giặc:
 
               Kìa Hưng Ðạo gặp khi quốc biến
               Vì giống nòi huyết chiến bao phen
               Sông Bạch Ðằng phá quân Nguyên    
               Gươm treo chính khí, nước rền dư uy.
                --  Trần Tuấn Khải 












Hồn nước không phải chỉ hiển hiện ở những chốn đao binh, nơi các con dân xông pha dũng cảm liều mình như chẳng có. Hồn nước còn hiển hiện bàng bạc trong những
đỉnh núi chất ngất mây mù, trên những dòng sông cuồn cuộn chẩy về biển Ðông,  trên những thành quách lâu đài, những đình viện lăng miếu rêu phong cổ kính ngày đêm nghi ngút khói hương chiêu niệm anh linh của các vị quốc tổ các đấng tiên vưong đã có công tạo dựng và bảo vệ quốc gia mà truyền lại cho chúng ta.
 
Hồn nước còn hiển hiện trên những trang sử vẻ vang của dân tộc từ ngày lập quốc đến nay. Tổ Kinh Dương Vương, cha Lạc Long quân, mẹ Âu Cơ, 18 đời Hùng vưong,,vua bà Trưng vương, Nhụy Kiều tuong quan rồi Ngô vương Quyền phá quân Nam Hán trên sông Bạch đằng, rồi Ðinh Tiên Hoàng cờ lau tập trận thống nhất giang sơn, như Nguyễn Trãi đã hạ bút trong bài cáo Bình Ngô:
        Kể từ Ðinh Lê Lý Trần xây nền độc lập
        so với Hán Ðường Tống Nguyên
        mỗi đằng làm Ðế một phương
        Dẫu cường nhược có lúc khác nhau
        Song hào kiệt đời nào cũng có
                -- (Nguyễn Trãi)
 
Hồn nước bàng bạc trên những nấm mồ của các chiến sĩ vô danh đem sinh mệnh của mình ra để trả nợ nước non. Hồn nước đau xót nghe tiêng hô VIỆT NAM muôn năm của 13 liệt sĩ Việt Nam Quốc Dân Ðảng khi buớc lên đoạn đầu đài trong một sáng tinh mơ ở Yên báy. 

Hồn nước còn hiện hữu trong những đêm trăng sáng, có tiếng sáo diều vi vu trên không gian bát ngát, trong những câu hát trống quân miền Bắc, những câu hò Huế trên sông Hương, những câu vọng cổ mùi rệu miền Nam.
 
Hồn nước còn ẩn náu trong những tác phẩm đầy nghệ thuật, đầy tính nhân bản, giàu lòng ái quốc của Nguyễn Trãi của Nguyễn Bỉnh Khiêm, của Bà Huyện Thanh quan của Hồ xuân Hương, của Nguyễn Gia Thiều, của Ðoàn thị Ðiểm, của Nguyễn Du, của Nguyễn công Trứ của Cao bá Quát. Của Nguyễn Khuyến, của Trần Tế Xương, của Nhất Linh, của Khái Hưng. Những vần thơ đầy truyền cảm của Thế Lữ, của Nguyễn nhược Pháp, của Huy Cận, của Vũ Hoàng Chương, của Nguyên Sa, những họa phẩm tuyệt vời của Mạnh Quỳnh, của Tô ngọc Vân, của Nguyễn gia Trí cũng đều thấy hồn nước thấp thoáng trong đó.

huanluyen
Truyền thống huấn luyện nghĩa binh chống giặc Tàu
 
Nhưng đại thế trong thiên hạ có lúc thịnh, lúc suy, lúc bĩ, lúc thái. Vận nước cũng thế có lúc lên, lúc xuống khi cường, khi nhược
           Coi lịch sử gương kia còn tỏ
           Mở dư đồ đất nọ chưa tan
           Giang san này vẫn giang san,
           Mà nay xẻ nghé tan đàn vì ai ?
         --  (Trần Tuấn Khải)
    
 Vì ai? Không cần thông minh lắm chúng ta cũng biết vì ai mà con cháu bà Trưng, bà Triệu, ngày nay đem bán thân ở Ðài bắc, ở Nam Triều tiên, ở Thái lan, ở Mã Lai, ở Singapore. Nhớ lại câu nói của bà Triệu "Tôi muốn cưỡi cơn giómạnh, đạp làn sóng dữ, chém cá tràng kình ở biển Ðông chớ đâu có chịu cong lưng làm tì thiếp cho người " chúng ta mới cảm thấy tủi hổ và thương cảm cho thân phận của con cháu bà ngày nay. 

Phụ nữ đã thế thanh niên cũng chẳng hơn gì. Họ trở thành những lao nô ở Dubai, ở Saudi Arabia, ở Mã lai. Họ bị những cơ quan buôn người có môn bài bán buôn như nô lệ. Giáo dục, đạo đức, thuần phong mỹ tục đã bị phá sản. Không ai tin ai. Liêm sỉ không còn. Kẻ dưới bợ đỡ, nịnh hót người trên. Người trên bán rẻ cả đất đai, rừng biển cho ngọai bang để cầu an hưởng thụ. Hồn nước có thiêng ắt phải hiện về mà dạy cho những hạng người này một bài học:
       
         Sống như thế, sống đê, sống nhục

         Sống làm chi thêm chật non sông
         Thà rằng chết quách cho xong
         Cái thân cẩu trệ ai mong có mình.
          --  Nguyễn Phi Khanh
 
Muốn hồn nước trở về, chúng ta phải làm gì?
         Ngày nay, muốn sông bền, núi vững
         Phải làm sao cho xứng người xưa
         Yêu nòi giống, hiểu thời cơ
         Bốn phương một ý: phụng thờ giang sơn
         Ðừng lo yếu, hãy chung hờn
         Cần câu đánh giặc từng hơn giáo dài
         -- Vũ Hoàng Chương

Nhà văn, nhà thơ có những cảm quan đặc biệt lắm, khi họ sáng tác những tác phẩm thích hợp cho hoàn cảnh của dân tộc hàng trăm năm sau. Bài Thề Non Nước của thi sĩ Tản Ðà ứng dụng vào thời đại chúng ta sao khéo tương hợp đến mức độ kỳ lạ.
Xin nghe :

         Nước non nặng một lời thề
         Nước đi đi mãi không về cùng non
         Nhớ lời nguyện nước thề non
         Nước đi chưa lại, non còn đứng không
         Non cao những ngóng cùng trông
         Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày.
        -- Tản Đà
 















Nhà thơ đã vẽ ra thật rõ nét tâm sự của những người bỏ nưóc ra đi trông về cố hương ngổn ngang nhớ nước:
         Non cao tuổi vẫn chưa già
         Non thời nhớ nước, nước mà quên non
         Dù cho sông cạn đá mòn
         Còn non còn nước hãy còn thề xưa
         Non cao đã biết hay chưa
         Nước đi ra biển lại mưa về nguồn
         Nước non hội ngộ còn luôn
         Bảo cho non chớ có buồn làm chi
         Nước kia dù hãy còn đi
         Ngàn dâu xanh tốt non thì cứu vui
         Nghìn năm giao ước kết đôi
         Non non nước nước chưa nguôi lời thề.
         ---- Tản Đà

Cụ Nguyễn Quyền, một nhà lãnh đạo trong phong trào Ðông kinh nghĩa thục có sáng tác một bài thơ chiêu hồn nước. Theo cụ Nguyễn Quyền thì hồn nước trong thời Pháp thuộc nhiễu nhương đã phiêu lưu trôi giạt không biết ở phương nào nên cần phải gọi hồn về. Gọi hồn về để khuyên bảo con dân VIỆT NAM đoàn kết, tự cường và duy tân cùng mở mang kiến thức chia sẻ trách nhiệm :
        Cùng trong một bọn quốc dân
        Gánh giang sơn cũng một phần trên vai
        Than ôi! Hồn nước ta ơi!
        Tỉnh nghe ta gọi mấy lời đồng tâm
       --(Nguyễn Quyền)

Mong rằng các trại viên Trại Hè Tây Bắc tìm được Hồn Nước để chiêu hồn về phù trợ cho chúng ta và đồng bào hải ngoại cũng như quốc nội vực đất nước đứng lên để có thể sánh vai cùng thế giới năm châu tiến bước trên con đường văn minh tiến bộ.
 -- Gs Lưu Trung Khảo
     ngày 20/08/2008
 

Kính chuyển nội dung vài chương trình Radio Hải Triều Âm,
Thư Quốc Nội, và bài đọc Hồn Nước:
http://audio.freevietnews.com/ 20080800_honnuoc01.m3u
http://audio.freevietnews.com/ 20080800_honnuoc02.m3u
Posted on 10 Feb 2016


Vô cùng thương tiếc Giáo sư Lưu Trung Khảo đã tạ thế lúc 12:08 trưahôm nay, Thứ Ba 22/12/2015. Học trò chúng tôi xin REPORT một số bài viết và audio của Thầy Khảo-- nhất là các đề tài chia xẻ trên Paltalk, đặc biệt giúp sức cho giới trẻ ở quốc nội.

Trong tâm tình chia buồn cùng tang quyến và bằng hữu Giáo sư Lưu Trung Khảo, và để tưởng nhớ vị Thầy Giáo khả kính và tận tâm cả đời làm việc nghĩa quên mình, xin chuyển đến quý vị và các bạn TÂM TƯ của Giáo sư Lưu Trung Khảo. -- ngocyen

 Giáo sư Lưu Trung Khảo: Hồn Nước (audio & text)

 Giáo sư Lưu Trung Khảo: Lạc Quan, Tin Tưởng, Hy Vọng (audio & text)

 Giáo sư Lưu Trung Khảo: Văn Hóa Việt khác văn hóa Tàu! (audio & text)

 Giáo sư Lưu Trung Khảo: Tẩy chay hàng hóa Trung Quốc!

Giáo sư Lưu Trung Khảo
Chúc Tết Năm Nhâm Thìn - 2012
Hội Trưởng Hội Ái Hữu Cựu Giáo Chức Việt Nam tại Hải Ngoại
http://www.freevietnews.com/audio/20120121_GsLuuTrungKhao.m3u (audio)

Giáo sư Lưu Trung Khảo (2009)
Nhà giáo, nhà bình luận thời sự.
Hội Trưởng Hội Ái Hữu Cựu Giáo Chức Việt Nam tại Hoa Kỳ
nói về hiểm họa Trung Quốc và vụ khai thác Bauxite
http://audio.freevietnews.com/20090524_gsluutrungkhao.m3u (audio)

Ý Nghĩa Việc Xây Dựng Tôn Tượng
Ðức Thánh Trần Tại Hoa Kỳ
http://www.youtube.com/watch?v=e3Pkyr8E0bA






TOP
back to Audio FreeViet INDEX
Posted on 15 May 2016
TOP
back to Audio FreeViet INDEX
...MORE COLLECTIONS

  • CORONAVIRUS collection
  • THANK YOU VIETNAM VETERANS
  • FLAG PARADE MAY 2018
  • Candlelight Vigil July 28-2018
  • Candlelight Vigil_Spokane 2018
  • Vietnam Freedom movement
  • www.9binh.com-- Trung cộng tàn ác
  • Kỹ Thuật Biểu Tình + Biểu Ngữ
  • GIAI AO THOI SU:TS Nguyen Xuan Nghia
  • Chàng ơi, điện ngọc bơ vơ quá!
  • VIETNAMESE HERITAGE DAY 2018
  • Proclamation 4-point, Spokane, WA 2018
  • Hữu Loan: cố thi sĩ bất khuất của Nhân Văn Giai Phẩm
  • Freedom Flag Parade Spokane 5/20/2017
  • (2) VIETNAMESE HERITAGE DAY 2017
  • Slideshow: My Nation - Dat Nuoc Toi
  • Vietnamese Heritage Day 2017, Spokane
  • PROCLAMATION+Vietnamese Heritage Day 2017
  • GS Vũ Quý Kỳ: Cuộc Bầu cử Hoa Kỳ 2016
  • Trung cộng làm cá chết, biển độc
  • Cố Gs Lưu Trung Khảo: Lạc Quan, Tin Tưởng và Hy Vọng
  • PARADE + VIETNAMESE HERITAGE DAY 2016
  • PROCLAMATION 2016 --SPOKANE
  • Trần Phong Vũ: Một chế độ bạo tàn, không tim óc
  • 25 AUDIO NHẬN ĐỊNH VÀ CHÚC TẾT 2016
  • Gs Nguyễn Ngọc Bích: Chế độ đã đến ngày tàn!
  • Gs Nguyễn Lý Tưởng: Cùng tắc biến, biến tắc thông
  • Đức Giám Mục Nguyễn Văn Long: Hãy cùng nhau đứng lên đáp lời sông núi!
  • Mặc Giao: Can trường cứu Nước cứu nhà!
  • Nguyễn Tầm Thường: suy niệm & cầu nguyện
  • AUDIO Hồi Ký, Bút Ký, Bình Luận
  • Chữ và Nghĩa (Đoàn Thế Ngữ)
  • 40 Năm: Lm Phan văn Lợi nghĩ gì?
  • Gs Vũ Quý Kỳ: 30/4/75 Lesson
  • GS Nguyễn Lý Tưởng: TS Roland Jacques & Quốc Ngữ
  • THƯƠNG TIẾC VIỆT DZŨNG!
  • Thi sĩ Nguyễn Chí Thiện
  • Collection 2_ Sinh Hoat Ca (32)
  • Collection 1_ Sinh Hoat Ca (40)
  • 28 AUDIO Quý Tỵ 2013 từ Hoa Kỳ
  • 70 NĂM TÂN NHẠC MIỀN NAM (1930-2000)
  • Công Giáo Miền Bắc chống nhà nước VC!
  • Mãi mãi dòng thơ HOA ĐỊA NGỤC
  • Tôi Phải Sống -- Hồi ký đời tù của Linh mục Nguyễn Hữu Lễ
  • Tiến sĩ Nguyễn văn Lương: HẠN CHẾ DU LỊCH & GỞI TIỀN
  • TỘI ÁC KINH KHỦNG của Đảng Cộng Sản Trung Quốc!
  • Buồm cao ghi dấu can trường
  • 4 cuốn Sách Pháp viết về 30-4-1975: Pierre Darcourt, Jean Lartéguy, Olivier Todd, Vanuxem
  • VIỆT KHANG: Lòng nào làm ngơ trước NGOẠI XÂM?
  • 33 BÀI NHẬN ĐỊNH & CHÚC TẾT ĐỒNG BÀO VIỆT NAM
  • THÁI HÀ đấu tranh quyết liệt!
  • LM Nguyễn văn Khải: giáo dân xông vào nơi hiểm nguy!
  • TS Nguyễn Xuân Nghĩa: Giờ Giải Ảo + Bên Kia Màn Khói
  • Ts Phan Văn Song: Tinh thần Đại Việt giữ nước và cứu nước
  • Ts Nguyễn Đình Thắng: Muốn thay đổi, phải hành động!


    Các Đài Phát Thanh Việt Ngữ
    hướng về Việt Nam:

    » VOA
    » BBC phát thanh từ Luân Đôn
    » RFI (Radio France Internationale)
    » RFA - Radio Free Asia
    » VERITAS - Chân Lý Á Châu
    » Đài Phật Giáo Việt Nam

    Các đài phát thanh từ Hoa Kỳ:

    » Radio Bolsa
    » Saigon Radio Hải Ngoại


    « FreeVietNews.com

  •  



      
      Services | © 2008 - 2024
    (1)