Translate this page: English French German Spanish Vietnam
PARADE + VIETNAMESE HERITAGE DAY 2016











Photo by Matt Pusatory, KHQ-TV Local News Web Producer
Photo from KHQ Television LIVE













Cờ Vàng Diễn Hành với Quân Đội Hoa Kỳ
tại Spokane, Washington State Thứ Bảy 21/5/2016

Hàng năm, thành phố Spokane tiểu bang Washington, Tây Bắc Hoa Kỳ có một cuộc diễn hành ban đêm ở downtown, gọi là “the Armed Forces Torchlight Parade”, lớn nhất nước Mỹ, tổ chức từ năm 1938, để vinh danh Quân Lực Hoa Kỳ. Lồng trong lễ hội Lilac Festival, cuộc diễn hành này đi qua các đường phố dài gần 2 miles, có khoảng 150,000 ngàn khán giả đón chào, và hàng triệu người theo dõi qua các hệ thống truyền thông Hoa Kỳ. Đây là cuộc diễn hành lần thứ 78, diễn ra vào Thứ Bảy 21 tháng 5– 2016, khởi hành lúc 7:45 giờ đêm và chấm dứt hơn hơn 10 giờ.

Mưa dầm dề suốt ngày, bỗng nhiên mưa tạnh trước giờ diễn hành. Tháng 5, trời lạnh 48 độ F, dân chúng vẫn tập họp đông đảo hai bên đường, náo nhiệt cổ võ các đoàn diễn hành nhộn nhịp đi qua. Đầy đủ các quân chủng Hoa Kỳ: Hải Quân, Lục Quân, Không Quân, Thủy Quân Lục Chiến và Lực Lượng Phòng Vệ Duyên Hải. Xen kẻ là các đội diễn hành của các trường trung học, với đồ hình và đồng phục rất đẹp, trống kèn sôi động. Người ta thấy các xe hoa thiết kế rực rỡ đẹp mắt, các hoa hậu Lilac City, ngựa, các đội vũ múa, binh lính và sĩ quan Mỹ,cùng các loại cơ giới hạng nhẹ của quân đội Hoa Kỳ, cùng nhiều đoàn thể dân sự tại Washington, Oregon, Idaho và Canada.

Lần đầu tiên, người Việt ở Spokane hân hạnh tham gia diễn hành. Dẫn đầu, là một nữ quân nhân người Việt đang thụ huấn trườngsĩ quan quân đội Hoa Kỳ, song hành với một thanh niên trong quân phục của Binh Chủng Nhảy Dù Việt Nam Cộng Hòa. Theo sau là biểu ngữ ghi: “Vietnamese American Community in Spokane, Thank You Vietnam Veterans, Thank You America”, bày tỏ lòng biết ơn các chiến sĩ Hoa Kỳ, Việt Nam và Đồng Minh đã đóng góp xương máu trong cuộc chiến Việt Nam. Đồng thời cảm tạ người Mỹ và quốc gia Hoa Kỳ đã tiếp nhận người Việt tỵ nạn cộng sản.

22 người Việt diễn hành, mang 18 lá cờ vàng ba sọc đỏ, cũng là để ghi ơn 18 đời vua Hùng Vương thời lập quốc. Ba thế hệ: từ cụ bà 80 tuổi bên cộng đồng Công Giáo, các cô bác ở tuổi 60-70 thuộc Hội Cao Niên, các cựu chiến sĩ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, các huynh trưởng Gia Đình Phật Tử ở tuổi 30, tới cô nữ quân nhân Mỹ ở tuổi 20.

Nhiều quân nhân Mỹ đã đưa tay nghiêm chào hàng cờ tung gió đi qua, giữa những tràng vỗ tay của dân chúng hai bên đường. Nhiều người hô lớn trả lại “Thank you! Thank you!”. Tại các trạm truyền thông, xướng ngôn viên đã nhắc lại Bản Tuyên Ngôn của chính quyền Spokane, được Thị Trưởng ấn ký hồi tháng 4/2016, công nhận Ngày Truyền Thống Giỗ Tổ Hùng Vương, Cờ Truyền Thống, Cờ Tự Do của Việt Nam, đồng thời vinh danh các Chiến Sĩ đã đóng góp và hy sinh trong chiến tranh Việt Nam.

Ngọc Yến
tường trình từ Spokane, Washington
24.5.2016

[VIDEO]



Photos and Story by KHQ TV Channel Q6
http://www.khq.com/story/32035718/photos-the-2016-lilac-parade-in-spokane#.V0XzY8JNcHo.email
























Tường thuật Vietnamese Heritage Day 2016
Đại Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Spokane, Washington




Tùy bút
Muôn Nghìn Đời Dạt Dào Chính Khí Việt
(ngocyen)

Linh Thiêng và Cảm Động

Khoảng 350 đồng bào và khách tham dự Đại Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương vào thứ Bảy 16.4.2016 trong tiết trời Spokane Washington State ấm áp, hoa đào nở rộ ngoài phố và trên núi rừng Tây Bắc Hoa Kỳ. Cờ dân tộc lộng gió Nam phương, kìa khắp nơi mừng ngày Quốc Tổ (văn tế). Cờ vàng bay bay ngoài nắng, chờ đón khách tha hương tề tựu về hội trường Service Station Auditorium. Có thức ăn nhẹ, có tờ Program song ngữ Mỹ-Việt để khách theo dõi một chương trình được điều hợp chặt chẽ, dồi dào hình ảnh Việt sử. Người Mỹ đi tham dự Vietnamese Heritage Day đông hơn người Việt. Họ ngồi thinh lặng theo dõi tới giờ chót, và ra về lưu luyến.

Đặc tập Program 12-trang có ghi cổ sử người Việt ở Đông Nam Á, người Việt tị nạn cộng sản, boatpeople, và chiến tranh Việt Nam. Khách có 45 phút gặp gỡ trò chuyện trong giờ Guest Arrival, rồi hòa nhập vào một Đại Lễ cảm động. Đứng sau cánh gà, trên sân khấu cao, mặc áo dài cổ truyền, anh Tú nói khẽ: "anh xuống dưới hội trường, thấy trong 10 người thì có 9 người khóc". Khi ấy, cụ Phạm Bang, Hội Trưởng Hội Cao Niên Việt-Mỹ Spokane, trong bộ áo dài chánh tế màu đỏ, đang đọc diễn văn khai mạc. Cụ khựng lại mấy lần vì xúc động nghẹn lời, đưa tay lau nước mắt:

 -- "Chúng tôi biết ơn Nghị viên Mike Fagan là người đã bảo trợ, Hội Đồng Thành Phố thông qua, và Thị trưởng David Condon đã ký ban hành bản Tuyên Ngôn này. Đây là một niềm vui và vinh dự lớn lao, giữa lúc người Việt chúng tôi đang ở thời điểm đau buồn trong Tháng Tư Đen, thương nhớ Saigon và miền nam tự do đã bị sụp đổ, cả nước lầm than đau khổ 41 năm dưới chế độ cộng sản".

-- "Chúng tôi xin bày tỏ lòng tri ân sâu xa đến 58,000 chiến binh Hoa Kỳ, và đồng minh đã hy sinh trong Chiến Tranh Việt Nam. Chúng tôi tri ân quân dân cán chính của Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh, đã hết lòng phục vụ Đất Nước dưới lá Cờ vàng ba sọc đỏ thiêng liêng, cờ truyền thống, cờ Tự Do của Tổ quốc Việt Nam thân yêu của chúng tôi".

-- "We are deeply grateful to Councilman Mike Fagan for sponsoring this Proclamation, Spokane City Council for having passed it, and Mayor David Condon for having signed it. This is a great joy and great honor, during a very sad time when Vietnamese people also remember our losses of Black April 1975, the fall of Saigon and South Vietnam, which led Vietnam to a period of communist rule that has lasted for 41 years".

 -- "We are also deeply grateful to the 58,000 American soldiers, and our allies, who sacrificed their lives during the Vietnam War. We are deeply grateful to the military and civilians of the Republic of South Vietnam, who wholeheartedly served under this sacred and traditional yellow flag with three red stripes – our beloved Vietnamese Heritage and Freedom flag".   

-- "Chúng ta cũng đặc biệt cảm tạ tấm lòng nhân ái của đất nước Hoa Kỳ Tự Do đã cưu mang người Việt tỵ nạn cộng sản, cho chúng ta một quê hương thứ hai thanh bình và Tự Do để cư ngụ".

-- "We also especially thank the compassionate heart of this free country, the United States, which has welcomed Vietnamese refugees escaping communism, giving us a peaceful second home and freedom of residence".

Cụ Bang đọc bài diễn văn tiếng Việt, cô Thùy Dương đọc Anh ngữ. Cháu nhỏ hơn bác 50 tuổi, tức là nửa thế kỷ. Hai bác cháu đều mặc áo dài cổ truyền. Một hình ảnh dễ thương của tre già măng mọc. Sức sống của Việt Tộc chuyển động không ngừng qua nhiều thế hệ, trong dòng sống chảy mạnh. Năm nghìn năm, sóng lớp lớp.

Khách cảm động nhìn thấy một dân tộc Việt Nam thao thức ưu tư vì dân vì nước. Họ chới với trong khói lửa chiến tranh và biệt ly, giữa những cõi sầu vạn đại, vậy mà họ vẫn cười, cười dưới ánh mặt trời, cười ngạo nghễ đi trong đau nhức khôn nguôi. Họ hát rằng "làm người huy hoàng phải chọn làm người dân Nam". Họ uy vũ bất năng khuất. Họ như giống dân di tràn trên lò lửa hồng. Khách hiểu ra "dẫu cường nhược có lúc khác nhau, song hào kiệt đời nào cũng có" *. Người Việt vẫn còn đang đấu tranh đòi Tự Do, đấu tranh chống cộng sản Việt và cộng sản Tàu:

-- "Today, the Chinese communist government collaborates with the Vietnamese communist government in order to take Vietnam's land and disputed islands on the Eastern Sea. History changes, but every generation has its heroes. Vietnamese people everywhere resist communism from China and in Vietnam -- wanting to take back our territories invaded by the Chinese, to restore order and justice for Vietnam society. That would be the greatest expression of our gratitude for the efforts of our ancestors"

 -- "In the merits of our ancestors, Vietnamese people stand up and fight, as our heroic ancestors did from one generation to generation. We continue the fight, not only to regain Freedom and Democracy for the people, but also to wipe out the Vietnamese communist regime".

  -- "Ngày nay, với sự cấu kết với đảng cộng sản Việt Nam, đảng cộng sản Trung Hoa đang xâm chiếm nước Việt Nam và các hải đảo Đông Hải của chúng ta.

-- "Thưa quý vị, dẫu cường nhược có lúc khác nhau, song hào kiệt thời nào cũng có, người Việt Nam ở trong và ngoài nước vẫn một lòng vì Tổ Quốc thân yêu, nuôi ý chí cương quyết, yểm trợ nhân dân đánh đuổi giặc Tàu và dẹp bỏ chế độ Việt Cộng -- để lấy lại đất biển đang bị Tàu xâm chiếm, để tái tạo trật tự và công lý cho xã hội Việt Nam. Đó là hành động tích cực nhất, để đền đáp công ơn của Tổ Tiên Việt Nam".



Tại Tòa Thị Chính hôm thứ hai ngày 11.4, Bản Tuyên Ngôn công nhận Ngày Truyền Thống, Cờ Truyền Thống và Tự Do, và vinh danh các chiến sĩ đã đóng góp và hy sinh trong chiến tranh Việt Nam, đã được Nghị viên sponsor Mike Fagan đại diện cho Hội Đồng Thành Phố chính thức đọc và trao tặng bản Tuyên Ngôn cho cộng đồng người Việt. Ông tuyên đọc lần nữa tại hội trường đông đảo, rồi trao cho cụ Bang. Một tấm plaque cảm tạ ông và quà lưu niệm đã được trao tặng nghị viên Fagan và bà phụ tá Anna --
cũng như sẽ được gởi tặng Thị Trưởng, vì hôm nay ông không đến được theo dự trù.












TUYÊN NGÔN Ngày Truyền Thống + Cờ Truyền Thống và Tự Do + Vinh danh Cựu Chiến Binh Việt Nam --SPOKANE

Muôn nghìn đời linh thiêng không sống chết

Đại Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương / Vietnamese Heritage Day 2016 ở Spokane long trọng mở đầu bằng Hồi Trống Rước Cờ (video) ầm ầm sôi động, do Giới Trẻ Công Giáo La San thực hiện. Thật đẹp, hùng tráng, đầy sức sống, với các tay trống thanh niên thanh nữ vui tươi tự tin! Trai gái mặc áo dài cổ truyền có hình trống đồng. 3 thế hệ người Việt đã trân trọng rước Cờ Hoa Kỳ và Cờ Việt Nam Cộng Hòa, đưa vào Nghi Thức Chào Quốc Kỳ tại Đại Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương Spokane-- mà mở đầu là bà Kathryn hát Quốc Ca Mỹ truyền cảm và điêu luyện.

Những điệu trống dồn mạnh mẽ, vang vang như dội về từ ngàn đời trước. Non sông như gấm hoa uy linh một phương. Như những bài hùng ca hiệu triệu không lời, gây ấn tượng sâu xa trong lòng khách tha hương và người ngoại quốc tham dự. Như những hồi trống trận khi chiến sĩ ra quân, dồn dập, dồn dập "như quân khiêu tướng thét, gọi quá khứ vị lai những u hồn, muôn nghìn đời linh thiêng không sống chết"...**

Hồi trống thể hiện sức sống mãnh liệt của dân Việt bao thế hệ cổ kim. Như thông điệp của Tổ Tiên vọng về từ rừng núi xưa, từ tiền kiếp 15,000 năm dựng Nước giữ Nước. Giang sơn như tạc anh hùng thệ*. Mấy ngày sau, qua rồi Đại Lễ, lòng tôi còn bần thần ngẩn ngơ vì tiếng trống uy hiếp tinh thần!

























---"Từ những chốn địa đầu hoang dã, trăm ngàn phen xẻ núi lấp sông, Tổ Tiên ta đã đổ bao xương máu giữ từng tấc đất gang sông, để lại một giang san gấm vóc ngày nay. Quê hương ta đẹp vô cùng! Tổ Tiên Việt Nam ta đã đánh trống đồng rung chuyển núi rừng, bao phen chiến đấu chống giặc ngoại xâm, lưu danh thiên cổ" .

 -- "Vietnam was under the direct rule of successive dynasties from China. Our Vietnamese ancestors struck their bronze drums to echo into the mountains and forest, many times fighting Chinese invaders without fear, leaving thousands of years of heroic legacy. Despite having strengths and weaknesses at times, heroes are ever present. From remote borders and battlefields to changing the lands, our ancestors gave their blood and bones to defend each unit of land or river, leaving us today's magnificent land".



















Hội trường có đèn mờ mờ ấm cúng của một auditorium thanh nhã và chuyên nghiệp, thường dành cho các buổi hòa nhạc. Âm thanh ánh sáng quyến rũ, quyện vào nhau trong không khí Đại Lễ linh thiêng và cảm động. Qua huyền sử và chính sử, khách có thể cảm thấy được cái chí khí, sức mạnh bền bĩ của một dân tộc kiêu hùng, thiện chiến, bất khuất -- qua 3 slideshows có subtitles, được trình chiếu bằng hai ngôn ngữ Mỹ Việt, đầy hình ảnh những anh hùng anh thư nước Việt, cung kiếm, chiến mã và cảnh đẹp của non sông Việt Nam.

Khách ngạc nhiên ngắm một vật tổ kỳ lạ của người Việt: Trống Đồng! Một biểu tượng quyền uy của dân Bách Việt có với nền văn hóa cổ xưa nhất trái đất. Văn minh đó từng chói lọi Đông Sơn,nghệ thuật kia vẫn sáng ngời Ngọc Lũ (văn tế). Con cháu Mặt Trời thời cổ xưa đã điêu khắc tỉ mỉ lên mặt trống và tang trống những hình vẽ chiến sĩ đội mũ lông chim, những chiếc thuyền rồng độc mộc, chim bay chim đứng, đàn hươu nai xinh xắn, người xưa giả gạo… Tất cả những chi tiết mỹ thuật ghi khắc rõ ràng này cho thấy một nền văn minh nước Việt cổ huy hoàng, một xã hội có tổ chức, có triết lý sống hài hòa trong trời đất.



Trên bàn triển lãm mỹ thuật Việt, có bài biên khảo của học giả Lê Văn Siêu ghi nhận: Trống Đồng là một quyển lịch cổ xưa, tính theo tuần trăng và mùa màng khí tiết. Tại hội trường, có một cái trống "replica" làm bằng giấy, kích thước thật, rực sáng màu nhũ vàng, ánh lên những nét vẻ tỉ mỉ cổ xưa. Trống đồng này lớn bằng hai người ôm, được đặt cạnh bàn thờ Tế Tổ, thể hiện nền văn minh Đại Việt huy hoàng. Anh Dương & gia đình đã tốn hơn 3 tháng làm nên chiếc "trống đồng" tượng trưng này, dự trù còn sẽ mang đi triễn lãm tại vài sinh hoạt đa-văn-hóa ở địa phương.

-- "Các vua Hùng đã khai sáng Đất Nước và dân tộc Việt Nam, đã 4895 năm, một dân tộc đã thừa kế và bảo tồn một nền văn hóa cổ nhất loài người. Nền văn minh lúa nước đã hiện hữu tại vùng trung nguyên trên 15,000 năm.

-- "Tất cả dòng lịch sử huy hoàng và kiêu hùng đó, đã được ghi lại trên Trống Đồng, tiếp tục lưu truyền cho con cháu vạn đời sau này. Trống Đồng, một cuốn sử không bị huỷ hoại bởi thời gian, bởi không gian và môi trường. Chỉ có một kẻ thù muốn huỷ hoại Trống Đồng, đó là quân xâm lược Bắc Phương mà ngày nay con cháu họ là
Hán Cộng và tay sai của bọn chúng là Việt Cộng".

 -- "Vietnam had the most ancient and well-developed civilization in Asia. The Hoabinhian culture of our ancestors existed from 15,000 B.C. Ancient Vietnamese were the first to cultivate plants and build canoes, crossing the Southeast Asian seas from 4000 B.C".

 -- "Our ancestors lived with great hardship and strong will, always struggling against violence and tyranny. Our people lived with patience, endurance, forgiveness, humanity, openness, and strived for progress. Those are the national traits making up the traditional strength of the Vietnamese people".

 -- "Remembering the labor, energy, and spirit of Vietnam's ancestors, receiving the priceless legacy of the ancients, the Vietnamese people are standing up and fighting for freedom. Vietnam is in urgent need of political pluralism, a free democratic society, market economy, human rights, and social justice".


Muôn nghìn đời dạt dào chính khí Việt

Anh Lạc Việt, mà tôi gọi là world-class MC, là ông tổng thư ký kỳ cựu của Cộng Đồng Người Việt Tị Nạn tại Vancouver BC Canada. Anh đã bay tới Spokane giúp cho Đại Lễ Giỗ Tổ. Anh là một sáng lập viên của khu Little Saigon ở Vancouver BC. Hàng tuần, anh điều hợp các chương trình hội luận trên hệ thống Paltalk toàn cầu, với các diễn giả Việt Nam Cộng Hòa đặc biệt yểm trợ Khối 8406 và phong trào dân chủ ở Việt Nam.

- "Lạc Việt đến từ Vancouver BC Canada, mang theo những lời chúc mừng tốt đẹp nhất của các đoàn thể và đồng bào Canada, và rất nhiều thành phố tại Hoa Kỳ, và trên toàn thế giới đang hướng về Spokane chào mừng một biến cố quan trọng. Đó là Proclamation /Tuyên Ngôn công nhận Ngày Truyền Thống Việt Nam, Cờ Truyền Thống và Tự Do của Việt Nam và vinh danh các chiến sĩ đã đóng góp và hy sinh
trong cuộc chiến Việt Nam".

-- "LacViet came from Vancouver BC Canada, bringing the congratulations & best wishes from our organizations and the fellow countrymen from Canada, also from many cities in USA and around the world looking forward to Spokane (we are now on Paltalk/Internet) to celebrate this important event and the Spokane Proclamation to officially recognize our Vietnamese Heritage Day, our Heritage Flag, our Freedom Flag, and to honor the beloved soldiers who have contributed and sacrificed in the Vietnam War".

 -- "Sau khi Saigon tháng 4-1975 và bị cai trị bởi một chế độ cộng sản tàn ác, hàng triệu người dân Việt Nam đã túa ra biển để đi tìm tự do,  tìm cái sống qua cái chết, trên biển khơi hoặc trong rừng rậm. Họ đã được Hoa Kỳ và các nước dân chủ đón nhận họ. Khi chạy trốn cộng sản, họ chẳng có gì mang theo, ngoại trừ lòng yêu chuộng cuộc sống Tự Do. Họ yêu chuộng lá cờ vàng, mà hàng triệu đồng bào đã đổ máu, cho chính nghĩa, mà lá cờ vàng là biểu tượng lâu đời của quốc gia Việt Nam. Và họ mang theo anh linh của Quốc Tổ Hùng Vương, và anh linh của các anh hùng liệt nữ của dân tộc. Thank You Freedom. Thank You Spokane. Thank You America".

-- "After Saigon fell April 1975 and ruled by a brutal communist regime, millions of people have escaped, pouring out into the sea seeking freedom - seeking Life through Death, on the dangerous sea or in thick jungles. They have been welcomed by America and many free democratic nations. Fleeing from the communist regime, they carried almost nothing, except the love for a Free life. They have loved this yellow flag. Millions people have shed blood for this yellow flag for the just cause, and this yellow flag a long-term symbol of Vietnam nation. And they have carried with them the spirit the Hung Vuong Kings, their Founding Fathers, and the spirit of their heroic people in Vietnam history".

-- "Huyền sử là lịch sử theo truyền thuyết đã được truyền tụng từ đời này qua đời nọ. Huyền sử là lịch sử trong dân gian, khi sử học bác học với chữ viết chưa xuất hiện. Hoặc đã xuất hiện nhưng chưa đại chúng hóa. Huyền sử cũng lưu truyền các cốt lõi về nhân văn, lịch sử, kinh tế, xã hội của thời xa xưa, mà ngày nay còn để lại di tích văn minh suốt gần 5000 năm văn hiến".

-- "Dân tộc Hmong là ai? Thưa quý vị, một trong 100 chi tộc của Bách Việt đó là chi tộc Âu Cơ. 50 con Lạc Long Quân dẫn con xuống đồng bằng. 50 con Âu Cõ đưa lên vùng rừng núi, cùng khai khẩn và trấn giữ biên cương. Trong các cuộc xâm lược từ phương bắc, trong suốt chiều dài nhiều ngàn năm lịch sử, tộc Bách Việt tại vùng đồng bằng bị ảnh hưởng của nạn Hán hóa, trong khi chi tộc Âu Cơ trên vùng rừng núi ít bị ảnh hưởng. Hiểu như thế, dân tộc Hmong là anh em dòng họ của chúng ta, trong nước Âu Lạc trước đây, và trong nước Đại Việt sau này. Vì sống trong vùng rừng núi, đồng bào Hmong (Mường) còn giữ được nhiều bản chất và sắc thái của người Việt cổ" .


Biết ơn mọi người

-- "Ban Tổ Chức xin bày tỏ lòng biết ơn quý cộng đồng tôn giáo, quý nhân sĩ xa gần, quý đoàn thể bảo trợ, các cơ sở thương mại ở địa phương Spokane và ngoài tiểu bang Washington, đã đóng góp tài chánh và công sức cho Đại Lễ hôm nay".

-- "We wish to thank the local religious communities, friends near and far, all our sponsors, and local businesses in Spokane and outside of Washington State, for your financial contributions and hard work for this Celebration today".

Cảm tạ các quan khách đặc biệt, cựu chiến binh Việt Mỹ, quý đồng hương, người Mỹ, người Á Châu, Linh mục Vincent Đạo và Đại Đức Viên Minh cùng các tín hữu Phật Giáo và Công Giáo tham dự. Cám ơn Thượng nghị sĩ Janet Nguyễn từ California đã ưu ái gởi bằng tuyên dương và thư chúc mừng 2 ngôn ngữ. Xin quý vị đọc phần "Acknowledgment & Appreciation" và "Special Thanks" trong tờ Program (attached qua emails).



Cám ơn 4 diễn giả phát biểu: ông Vang Xiong chủ tịch Asian Pacific Islanders Coalition, ông Jim Daugherty chủ tịch Vietnam Veterans of America chapter 879, cô Luật sư Amina Fields cựu binh sĩ Không Quân Mỹ, và Giáo sư Eric Cunningham vị Thầy khả kính thuộc thuộc phân khoa Á Châu Học, History Department của đại học Công Giáo Gonzaga University -- đã giúp cho Vietnamese Heritage Day gia tăng ý nghĩa. Cám ơn ông Ben Cabildo và toán chuyên viên TV-14 giúp ghi hình ảnh video, trình chiếu trên hệ thống Cable Access.  Nhờ ông Ben, mới có major sponsor là AmeriGroup bảo trợ.

Cám ơn quý vị đã lái xe đường xa vạn dặm tới Spokane tham dự. Một sáng lập viên của Hội Cao Niên Spokane là Đại Đức Thích Viên Minh (trụ trì Chùa Phật Quang/Beaverton, Oregon), đã cùng ông Quách Hùng lái xe 5 tiếng tới Tri-Cities, rồi từ đó tháp tùng với phái đoàn các anh chị Vĩnh Võ thuộc ban điều hành Chùa Việt Nam/Pasco và Cộng Đồng Người Việt Tri-Cities lái xe thêm 3 tiếng nữa, đi lên Spokane yểm trợ.

Cám ơn Ban nhạc My Way và các anh chị em Ban Hợp Ca đã hết lòng giúp đỡ đáng kể, qua 3 bài hùng ca có ý nghĩa (Mẹ Việt Nam ơi chúng con vẫn còn đây, Việt Nam quê hương ngạo nghễ, Việt Nam Việt Nam). Cám ơn Ban Ẩm Thực cực nhọc: nhất là chị Brigitte, các con cùng bác Tâm Mãn, và các chị Nga Hậu Dung đã chu đáo lo liệu
thức ăn nhẹ: chả giò, bánh pâté chaud, trái cây, bánh tart, xôi, xôi vị, bánh bò nướng. Những chiếc hộp thức ăn
được sắp xếp gọn gàng tiện lợi cho quan khách thưởng thức và to-go mang về.

Đặc biệt cám ơn anh huynh trưởng Mặc Giao (chủ bút nguyệt san Diễn Đàn Giáo Dân) đã gởi bài biên khảo giá trị về nguồn gốc người Việt. Cám ơn họa sĩ Nguyễn Lâm bên Cộng Đồng Công Giáo đã chu đáo thực hiện Bàn Thờ Tổ thật đẹp, phối hợp trang trí sân khấu cùng anh Dương & Lạc Việt, với Trống Đồng lớn, 18 lá cờ vàng uy nghi, và các băng roll treo cao khó khăn. Cám ơn anh Nhiều sốt sắng phổ biến posters và flyers.

Biết ơn nhiều người! Những lời khen tặng Đại Lễ là
niềm hãnh diện chung cho cộng đồng người Việt ở Spokane.

Cám ơn chị Châu thủ quỹ, chị Nga, anh Frank và Ban Tiếp Tân giúp đón tiếp khách. Với guest book, bảng tên, donation và quà lưu niệm là những chiếc ly in Logo Đại Lễ, cờ vàng nhỏ để bàn, cờ lớn 3x5 để treo trước nhà. Có cả những cà-vạt cờ vàng gởi lên từ Houston cho Nhật Tùng và Lưu Sĩ Phúc tiếp tay gây quỹ cho Radio Đáp Lời Sông Núi.

Nghĩ mà thương quý cô bác anh chị Hội Cao Niên sốt sắng, hết sức cực nhọc nhiều mặt, ngày đêm lo lắng chuẩn bị tổ chức Đại Lễ Giổ Tổ -- nhất là cụ Frank cụ Ty cứ than "khổ quá", "già rồi", răng mà hội họp liên miên! Cụ Bang Trưởng kêu tập hưng/bái hoài! Cám ơn anh chị Sanh Cẩm luôn hỗ trợ, sáng thứ sáu trời tháng tư Tây Bắc còn lạnh run, mà phải diện mặc áo dài ưu ái đi chụp hình với Thị Trưởng David Condon và Nghị Viên Mike Fagan ở trước tiền đình Spokane City Hall.

Cám ơn những chầu café sáng tinh sương trò chuyện giang hồ với 2 đại huynh Tấn Nguyện, giúp ý cho chi tiết tổ chức. Cám ơn cháu Thuỳ Dương thức khuya tới 4 giờ sáng design đặc tập Program 12-trang (xem attachment) chi chít chữ, số, và information, cho kịp ngày đưa đi in. Cô nương này phụ trách bàn triễn lãm, giúp Ba làm trống đồng, giúp Mẹ translate diễn văn và slideshows. Cháu Trường Sơn, dù rất bận lo thesis hóa học năm thứ tư đại học, cũng giúp ba mẹ làm flyer, slideshow & subtitles, điều khiển computer trình chiếu từ sau cánh gà. Chúng ta cố gắng làm những việc văn hóa là vì con cháu, vì các thế hệ mai sau.


Mong tất cả quý vị quý bạn dễ dãi bỏ qua mọi thiếu sót. Thí dụ, vì trở ngại kỹ thuật, Ban Tổ Chức không thể trình chiếu hình ảnh và video trao Proclamation tại City Council Chambers với khoản 40 ông bà anh chị em người Việt tham gia (chiều thứ hai April 11). Và hình ảnh Cờ Vàng bay phất phới trước City Hall, hình chụp chung với Thị trưởng David Condon, Nghị viên Mike Fagan và Phụ tá Anna Averano trước Tòa Thị Chính (sáng thứ sáu April 15) --- nơi mà Freedom Flag, Cờ Việt Nam Cộng Hòa màu vàng ba sọc đỏ, đã được vinh hạnh bay bay trước tiền đình City Hall suốt 3-ngày-weekend có Vietnamese Heritage Day.

"Vietnamese Heritage Day" là nhóm chữ chưa thông dụng ở hải ngoại, nên khi search Google chỉ thấy Spokane và báo chí địa phương loan các mẩu thông tin. Như nhật báo Spokesman Review, Northwest Inlander, TV KREM, Radio KXLY, Radio KYRS. Ước mong các cộng đồng người Việt ở các thành phố khác sẽ dễ dàng thực hiện các Proclamation khi cột chung ngày Giỗ Tổ "Vietnamese Heritage Day" cùng với "Vietnamese Heritage and Freedom Flag",  tiếp tục phất lên những ngọn Cờ Tự Do
ở hải ngoại, hỗ trợ đồng bào quốc nội đang đấu tranh ngày càng quyết liệt ở quê nhà.





Anh Nguyễn Dương, Trưởng Ban Tổ Chức Đại Lễ cho biết sẽ có văn thư chính thức cảm tạ các ân nhân, kèm theo đặc tập và quà lưu niệm nói trên, và bản tổng kết tài chánh có liệt kê các chi thu. Nhất là sẽ gởi tới quý vị đạo-cao-đức-trọng ở phương xa, ngoài tiểu bang Washington, đã khuyến khích, nâng đỡ tinh thần và đóng góp tài chánh trong thời gian đầu eo hẹp. Nhờ hồn thiêng sông núi, nhờ cầu nguyện, mọi khó khăn vượt qua, mọi sự may mắn cho Đại Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương/Vietnamese Heritage Day 2016 được thành công.

ngocyen ghi
Spokane 21.4.2016

Ghi chú:

  * Bình Ngô Đại Cáo và Thơ Nguyễn Trãi
** Thơ Lý Đông A «Chính Khí Việt»


Các đoạn in nghiêng trong bài là trích từ nội dung
diễn văn, phần giới thiệu, và 3 slideshows trình chiếu.

Photos: Tâm Mãn, Nga, Thùy-Dương, Anna, ngocyen

Triễn lãm



Từ Quốc Hội California, Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn gởi
chứng chỉ tuyên dương và thư chúc mừng tiếng Mỹ & Việt.
 

TUYÊN NGÔN Ngày Truyền Thống + Cờ Truyền Thống và Tự Do + Vinh danh Cựu Chiến Binh Việt Nam --SPOKANE


(Bài viết của Sơn Hà)

Đại Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương,
Ngày Truyền Thống mồng 10 tháng Ba - Rợp Cờ Truyền Thống
 

Nhiều khán giả không phải là người Việt Nam bày tỏ sự ngạc nhiên sau khi tham dự Đại Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại thành phố Spokane, tiểu bang Washington. Bà Kathryn nói: “Đây là lần đầu, tôi biết người Việt Nam có một chuỗi dài lịch sử hào hùng như thế”. Ông Herman: “Hôm nay, tôi học rất nhiều về lịch sử Việt Nam. Nước Việt Nam rất cổ xưa”.

Đồng hương Việt Nam dù có biết nhiều về lịch sử Việt Nam cũng khen ngợi chương trình xúc tích với các trang sử được trải ra trên các video, slideshow, hợp ca,… lâu lắm mới nhìn thấy lại, nơi thành phố xa xôi ở tận miền Đông Bắc của tiểu bang Washington. Phần nghi thức tế tổ diễn ra thật trang nghiêm trước bàn thờ Quốc Tổ với biểu tượng Rồng Tiên dũng mãnh và trống đồng uy nghi, mang một màu sắc lịch sử lâu đời của dân tộc Việt Nam. Có một chiếc trống đồng được đặt trước bàn thờ Quốc Tổ gây thêm nhiều chú ý cho khán giả.










Photo by Tam Man

Ngày Thứ Bảy, 16 tháng Tư- 2016 vừa qua, đại lễ Giỗ Tổ Hùng Vương diễn ra tại hội trường Service Station, khu phía bắc thành phố Spokane, tiểu bang Washington, Hoa Kỳ. Hội trường được mệnh danh là nơi có hệ thống âm thanh, ánh sáng thuộc hạng tân tiến nhất của thành phố Spokane. Số ghế khán giả là 400 đã được chiếm đầy từ những giây phút đầu tiên. Phía khán giả, số người ngoại quốc chiếm hơn phân nửa và chương trình được diễn ra qua hai thứ tiếng: Việt ngữ và Anh ngữ.

Bài tường thuật này xin ghi lại những điểm chính của chương trình có thể còn thiếu sót. Xin quý độc giả niệm tình tha thứ. 

Hồi Trống Rước Cờ

Chương trình mở ra bằng đoạn video Hồi Trống Rước Cờ do Đoàn Trống La San trình bày. Tiếng trống vang rền cả hội trường làm cho ai ai cũng lặng người trong một không khí uy nghiêm do các tay trống của nam nữ thanh niên Việt Nam. Tiếng trống như thúc giục lòng người hướng về một đất nước tang thương đang bị dày xéo bởi ngoại xâm phương bắc và bọn tay sai cộng sản Việt Nam. Trống giục mà đau đớn trong lòng. Trên màn ảnh, hai lá đại kỳ - Hoa Kỳ và Việt Nam - được mang ra bởi tay của ba thế hệ, từ cao niên đến thanh thiếu niên. Phải chăng phận nước vẫn còn suy vi, lòng người còn ly tán mà khiến cho rất nhiều khán giả rơi nước mắt?


















Photo by Nga Hoa

Ngay sau đó là nghi thức chào quốc kỳ, bằng giọng hát solo bài quốc ca Hoa Kỳ và hợp ca Quốc Ca Việt Nam Cộng Hòa. Phút mặc niệm để tưởng nhớ công đức tiền nhân đã dày công dựng nước và giữ nước, tưởng nhớ đồng bào và chiến sĩ đã hy sinh cho sự sống còn của tổ quốc và cho chính nghĩa quốc gia dân tộc... Phút mặc niệm này cũng để tưởng niệm đồng bào đã bỏ mình trên đường đi tìm tự do và 58,000 binh sĩ Hoa Kỳ đã tử trận trong cuộc chiến Việt Nam. Phút mặc niệm mang một không khí u uất của Tháng Tư Oan Nghiệt - 1975.

Ngày Truyền Thống – Mồng 10 Tháng Ba

Anh Lạc Việt đến từ Vancouver-  Canada, người điều khiển chương trình, gửi đến quý vị quan khách Spokane, ở thành phố an bình và xinh đẹp lời chúc mừng mang theo từ các cộng đồng ở Canada. Bởi vì thành phố Spokane vừa mới được ông thị trưởng ký ban hành Bản Tuyên Ngôn Ngày Truyền Thống và Cờ Vàng Truyền Thống Việt Nam Cộng Hòa.

Ông Phạm Bang, thay mặt Hội Cao Niên Spokane gửi đến quan khách lời mở đầu cho chương trình Đại Lễ. Ông nói: “Chim có tổ, người có tông. Ngày hôm nay là ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, ghi nhớ công đức của các vua Hùng và các bậc anh hùng liệt nữ đã đổ xương máu dựng nên nước Việt Nam và giữ cho trường tồn đến ngày nay…”. Ông cũng bày tỏ lòng biết ơn các chiến sĩ Hoa Kỳ và đồng minh đã hy sinh trong cuộc chiến chống cộng sản tại Việt Nam, và cám ơn thành phố Spokane vừa mới thông qua Bản Tuyên Ngôn.

Phần trình bày của ông nghị viên Mike Fagan, thay mặt thị trưởng và Hội Đồng Thành Phố Spokane, tuyên đọc Bản Tuyên Ngôn công nhận Ngày Tuyền Thống của người Việt Nam, Cờ Truyền Thống Việt Nam Tự Do đã từng là cờ Việt Nam Cộng Hòa và ghi ơn 58,000 binh sĩ Hoa Kỳ đã hy sinh trong cuộc chiến Việt Nam. Hội trường đã đứng dậy đón nhận Bản Tuyên Ngôn. Nhân dịp này, ông Fagan đã đặc biệt gửi lời tri ân đến các cựu chiến binh Việt Nam và Hoa Kỳ, những người đã từng chiến đấu chống cộng sản trong cuộc chiến Việt Nam. Ông Fagan chào tay các vị cựu chiến binh, và các cựu chiến binh trong tư thế nghiêm trang đưa tay lên chào để đáp lễ ông nghị viên, tạo nên một không khí cảm động cho toàn thể những người có mặt hôm ấy.

Tế Tổ Hùng Vương, quốc lịch 4895

Anh Lạc Việt giới thiệu nghi thức tế tổ: “Các vua Hùng đã khai sáng đất nước và dân tộc Việt Nam. Một dân tộc đã thừa kế và bảo tồn một nền văn hóa cổ nhất loài người. Nền văn minh Lúa Nước đã hiện hữu tại vùng Trung Nguyên trên 15,000 năm, truyền lại cho con cháu vạn đời sau này”. Những dấu tích ấy đã được ghi lại trên trống đồng như một cuốn sách sử, tồn tại qua mấy ngàn năm.

Tế Quốc Tổ Hùng Vương theo nghi thức cổ truyền đã diễn ra sau hồi chiêng trống, dâng hương, dâng rượu và đọc văn tế. “…Trước cảnh xã tắc ngả nghiêng; Trong cơn sơn hà nguy khó. Mang nòi bất khuất, toàn dân vùng lên đáp lời sông núi, thề diệt lũ cuồng hung. Nối giống quật cường, cả nước đứng dậy, giương ngọn Hoàng kỳ, quyết khử bầy quỷ đỏ…”.

Slideshow nói tiếng Việt và phụ đề Anh ngữ, trình bày một ít huyền sử và cổ sử Việt Nam được khán giả say mê theo dõi những dấu tích cốt lõi nhân văn, lịch sử, kinh tế, xã hội của thời xa xưa đã lưu truyền lại suốt gần 5000 năm văn hiến.

Hmong Cũng Là Anh Em

Hai màn vũ của các em nhỏ người Hmong, một trong 100 chi tộc của Bách Việt, đó là chi tộc Âu Cơ ở miền rừng núi, trong truyền thuyết 100 người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Lạc Long Quân mang 50 con xuống miền duyên hải, Âu Cơ mang 50 con lên miền núi, cùng khai khẩn và trấn giữ biên cương. Trong các cuộc xâm lược từ phương bắc, tộc Bách Việt tại vùng đồng bằng bị ảnh hưởng của nạn Hán hóa, trong khi chi tộc Âu Cơ trên vùng rừng núi thì ít bị ảnh hưởng hơn. Dân tộc Hmong cũng là anh em trong nước Âu Lạc trước đây.

Các vị quan khách phát biểu cảm tưởng, professor Eric Cunningham dạy lịch sử tại đại học Gonzaga, luật sư Amina Fields và ông Jim Daugherty/hội Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ, ông Vang Xiong của Hiệp Hội các Sắc Dân Á Châu, xen kẽ với các bản nhạc hợp ca do thành viên của ban nhạc MyWay đảm trách. Bài hát hợp ca đem lại bầu không khí ấm áp, hun nóng hội trường, như gửi về cố quốc thân yêu: Mẹ Việt Nam Ơi! Chúng Con Vẫn Còn Đây, Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ. 

Quan khách được ban tiếp tân tiếp đãi ân cần các món quà và thức ăn truyền thống Việt Nam. Cánh trái hội trường, một góc triển lãm, trưng bày các kỷ vật tiêu biểu của Việt Nam như các cô gái ba miền Nam Trung Bắc, nhạc khí cổ truyền Việt Nam, hình ảnh các vị anh hùng dân tộc Việt Nam và tập tài liệu về trống đồng Ngọc Lũ của nền văn minh Đông Sơn.   











Photo by Thuy-Dzuong

Được biết, hồi tuần trước, trên hệ thống truyền thông đại chúng của người Mỹ như radio KPBX, truyền hình KREM, nhật báo Spokeman Review và tuần báo Inlander, đã có thông báo và những bài ngắn giới thiệu Vietnamese Heritage Day - Đại Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương. Do đó, số khán giả ngoại quốc đã đến tham dự đông đảo.

Cũng cần nhắc lại, tuần trước, vào ngày 11 tháng Tư – 2016, ông thị trưởng David Condon đã ký và đóng dấu ban hành Bản Tuyên Ngôn công nhận ngày mồng 10 tháng Ba âm lịch (nhằm ngày 16 tháng Tư-2016) là Ngày Truyền Thống Việt Nam. Bản Tuyên Ngôn này cũng công nhận Cờ Vàng Việt Nam Cộng Hòa là Cờ Truyền Thống Việt Nam đồng thời tri ân 58,000 chiến binh Hoa Kỳ đã tử trận trong cuộc chiến chống lại sự xâm lăng của cộng sản. Vào ngày 15 tháng Tư – 2016, ông thị trưởng còn chỉ thị treo cờ Việt Nam Cộng Hòa trên cột cờ tại cổng trước của Tòa Thị Chánh Spokane. Các nỗ lực vận động chính trị đạt kết quả mỹ mãn là nhờ công của nghị viên Mike Fagan.















Ông thị trưởng David Condon và nghị viên Mike Fagan
chụp hình lưu niệm với phái đoàn Việt Nam
(Photo by Anna)

 

Tường thuật từ Spokane, Washington,

Apr.20.2016

Sơn Hà


Giỗ Tổ Hùng Vương 

Mười tám đời vua Hùng Vương là những vị vua dầy công lập quốc, chống giặc ngoại xâm phương Bắc, bảo vệ non sông Tổ quốc, biên cương lãnh thổ và giữ từng tấc đất của Tổ Tiên Việt Nam với chín chục triệu dân, sống đoàn kết hiền hòa trên mảnh đất màu mỡ hình chữ S.

Phía Bắc giáp với Trung Quốc, phía Đông giáp với Biển Đông Thái Bình Dương và hai quần đảo lớn là Hoàng Sa Trường Sa, phía Tây giáp với nước Lào nước Campuchia, phía nam là Mũi Cà Mau và hai đảo lớn Côn Sơn và Phú Quốc,Việt Nam có dân số sống rải rác trên khắp nước, có tinh thần đoàn kết cao, thương yêu và giúp đỡ lẫn nhau. 

Mười tám đời Vua Hùng Vương lập quốc, dân tộc Việt Nam từ hào hưởng được danh dự và hào quang sáng chói của Tiền nhân từ ngàn xưa. Hàng năm, toàn dân mừng lễ ngày Giỗ Tổ để nhớ ơn vĩ đại này. Ân ngàn năm dâu biển, Diệt Giặc và An Dân, muôn đời không quên.

Spokane 20 tháng 2, 2016.

Huỳnh Le
Hội viên Hội Cao Niên Spokane


Nguồn Gốc Người Việt Nam


Trích sách biên khảo “Một Cái Nhìn Khác về
Văn Hóa Việt Nam” của Mặc Giao,
Tin Vui xuất bản, Hoa Kỳ 2004.

Giáo sư nhân chủng học Wilheim G. Solheim II thuộc đại học Hawaii, với sự cộng tác của tiến sĩ Donn Hayard cũng thuộc đại học Hawaii, giáo sư Hamilton Parker thuộc đại học Otago, New-Zealand, bộ Mỹ Thuật Thái Lan, Viện Khảo Cổ Miến Điện, phái đoàn khảo cổ hỗn hợp của đại học Yale, Hoa Kỳ và Đài Loan do giáo sư Chang Kwang-Chih hướng dẫn, từ năm 1963 đã đào xới nhiều địa điểm tại Miến Điện, Bắc Thái và Đài Loan để tìm tòi các di tích của nền văn hóa Hòa Bình (mang tên một địa điểm khai quật nằm tại một làng trong tỉnh Hòa Bình, Bắc Việt).

Nhóm nghiên cứu này đã tìm thấy nhiều bằng chứng cho giả thuyết rằng nền văn minh nông nghiệp và đồ đá Hòa Bình là nền văn minh tối cổ của nhân loại, có từ 15,000 năm trước Tây Lịch. Vì vậy:

- Khoảng 4,000 năm trước Tây Lịch, người Hòa Bình đi đường biển bằng thuyền độc mộc có cặp những khúc cây hai bên hông lên Đài Loan, Nhật Bản, đem theo khoai sọ và các thứ ngũ cốc khác.

- Khoảng 3,000 năm trước Tây Lịch, người Hòa Bình tiến xuống miền Nam qua Phi Luật Tân, Nam Dương, mang theo nghệ thuật kỷ hà: vòng trôn ốc, tam giác, hình chữ nhật được dùng trong đồ gốm, chạm gỗ, sơn mình… Những hình kỷ hà này cũng tìm thấy ở Đông sơn (Thanh Hóa).

- Khoảng 2,000 năm trước Tây Lịch, người Hòa Bình tiến sang phía Tây tới đảo Madagascar, cung cấp những cây canh nông đã được thuần dưỡng cho Đông Phi.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh, giảng dậy tại đại học Moncton, Canada, cũng nói tới những khám phá như trên của giáo sư SOLHEIM II được ghi đầy đủ trong bài nghiên cứu của giáo sư in trong: “Southeast Asia and the West. Science vol.157, 1967”.

Thuyết người Hòa Bình di dân tới Đài Loan, Phi Luật tân, Mã Lai, Nam Dương được vững mạnh thêm nhờ những khám phá về di truyền của giáo sư Lâm Mã Lý (Lin M. Lee), nhà di truyền học thuộc bệnh viện Mckay Memorial ở Đài Bắc (Taipei). Giáo sư Lâm đã bỏ ra nhiều năm nghiên cứu về nguồn gốc di truyền của những bộ tộc thổ dân sống lâu đời từ thời tiền sử trên đảo Đài Loan (Taiwan).

Năm 2000 và 2001, bà đã công bố kết quả công trình nghiên cứu chung của bà cùng với các nhà khảo cứu khác người Đài Loan và Nhật bản trên tạp chí khoa học Tissue Antigens (25) về hệ thống di truyền miễn nhiễm (Human Leucocyte Antigen, HLA) ở nhiễm sắc thể 6 (Chromosome 6) qua máu của các dân Hoklo (Mân Nam) và Hakka (người Hoa gọi là khách trú, từ phía nam sông Dương Tử di dân đến trú ngụ tại Hoa Nam, đặc biệt tại tỉnh Quảng Đông).

Kết quả cho thấy người Mân Nam và Hakka rất gần với người Việt, Thái và các dân thuộcchủng Mongoloid Nam Á, khác xa với người Hán thuộc chủng Mongoloid Bắc Á. Từ đó, giáo sư Lâm Mã Lý kết luận rằng thổ dân Đài Loan thuộc dân tộc Mân Việt (Min Yueh), một chi của Bách Việt, không phải dân tộc Hán, mặc dù có sự pha trộn trong lịch sử với người Hán di cư từ phương Bắc đến.

Thuyết tổ tiên chúng ta là người Hòa Bình qua những khám phá mới trên đây khiến chúng ta ngạc nhiên một cách thích thú (…) Căn cứ vào những điểm giống nhau của các sử gia và các nhà nghiên cứu, chúng ta có thể nói rằng cách đây khoảng 5,500 năm, tổ tiên của giống Việt đã có mặt tại địa bàn Hòa Bình, Bắc Việt, lan ra sinh sống ở phía nam Trung Hoa ngày nay cũng như khắp miền Đông Nam Á.

Nhưng đừng vội nói chủng Việt là tổ tiên của toàn thể các giống dân trong vùng này, vì khi người gốc Hòa Bình đi tới đâu thì cũng kết hợp với thổ dân tại đó để tạo ra những giống lai, rồi thành những giống mới. Do đó, các giống dân trong vùng này hiện nay có nhiều điểm còn giống dân Việt nhưng cũng có nhiều điểm khác.

Việc thành hình quốc gia Việt Nam thời Hồng Bàng, theo sử liệu và dấu tích của những cuộc di dân, đúng là do việc người Hán tộc gốc Mông Cổ từ phía Tây Bắc sông Hoàng Hà đánh đuổi người Bách Việt xuống phương Nam. Đợt di dân quan trọng này đã tạo ra nước Văn Lang. Giống Lạc Việt chạy về đây cũng là chạy về đất cũ, chung sống với những người đồng chủng vẫn có mặt tại chỗ.

Số không muốn chạy hay không chạy kịp ở lại vùng Hoa Nam, bị đồng hóa và trở thành Tầu. Một số khác chạy lên núi, xuống phía Nam, ra các hải đảo. Sự kiện này được hầu hết các thuyết nhìn nhận với những chi tiết khác biệt không đáng kể, chỉ khác nhau về tên gọi của giống dân này: người Hòa Bình, người Bách Việt, chủng Indonesian hay cổ Mã Lai? Thiết tưởng vấn đề tên gọi không quan trọng cho bằng những chứng tích cho thấy nguồn gốc các giống dân này chỉ là một.

Sở dĩ chúng ta dám nói vậy vì các sắc dân này cho tới ngày nay vẫn còn nhiều điểm giống nhau. Thái Văn Kiểm ghi nhận rằng dân Bách Việt trồng lúa nước, ở nhà sàn mái cong, ướp cá và làm nước mắm, nhuộm răng, ăn trầu cau, đúc trống đồng, xâm mình, mặc váy, chọi gà, thả diều…(27). Trong khi đó giống Hán thuộc giòng Mông Cổ ở phía Bắc chuyên săn bắn, hái lượm, trồng lúa mì (có thể trồng ở đất cao, không cần nhiều nước.

Khi chiếm Hoa Nam họ mới học được kỹ thuật trồng lúa nước của người Bách Việt), ăn xì dầu, không nhuộm răng, không ăn trầu, mặc quần, ở nhà mái tròn theo kiểu dân du mục.
Linh mục Kim Định cũng đưa ra những điểm lớn làm dấu để nhận ra chủng Việt: Nông nghiệp, tổ chức xã hội theo lối thôn làng rồi đến liên làng (tổng)..Thờ tổ tiên, đĐịa vị phụ nữ cao, khi múa đeo lông chim, xâm mình, cài nút áo bên trái (tứ di tả nhậm), huyền thoại mang nét lưỡng hợp (RồngTiên, Sơn Tinh Thủy Tinh)….

Ta thấy tất cả những điểm này còn đúng cho tới ngày nay, trừ việc xâm mình đã chấm dứt bởi lệnh của vua Trần Anh Tông (1293-1314). Vì vậy chúng ta không lấy làm lạ khi thấy người Nam Dương, Mã lai ăn trầu như chúng ta, quấn xà-rông (váy) như phụ nữ Việt trước đây và người thiểu số bây giờ. Họ cũng thích chọi gà, thả diều không khác người Thái, người Phi Luật Tân và người Việt Nam. Ngoài ra lại có nhiều tiếng nói và những món ăn (nhất là mắm) giống ta. Nếu không có liên hệ chủng tộc thì làm sao có nhiều điểm giống nhau như vậy được?

Về Người Mường (Hmong)

Còn về người thiểu số trong đó có người Mường, chúng ta có thể nói họ đều có nguồn gốc Việt cổ. Những người thiểu số ở cao nguyên Trung phần có thể đã lai giống Melanesian hay giống đen Negritos (29) nên sắc da đậm hơn và tóc quăn hơn. Họ khác người đồng bằng vì họ sống biệt lập và ít giao thiệp với người kinh, nên còn giữ những tập quán và tiếng nói từ xưa. Người Phi Luật Tân đến Việt Nam hiểu được tiếng nói của người Thượng ở tỉnh Lâm Đồng.

Người thiểu số ở Pleiku, Ban Mê Thuột hiểu được tiếng nói của những bộ lạc đang sống trong rừng Mã Lai (30). Người thiểu số ở Bắc Việt (không kể người Mường) cũng là người Việt cổ nhưng lai giống Thái, trong khi giống Thái cũng là một bộ lạc của cổ Mã Lai. Người Chiêm Thành cũng có nguồn gốc Việt cổ nhưng đã thay đổi khác đi vì chịu ảnh hưởng của Ấn Độ, đạo Bà La Môn và đạo Hồi.

Về người Mường, chúng ta coi họ là anh em gần nhất. Chính họ cũng tự nhận là người gốc Việt. Ta có thể giải thích rằng họ là ta chạy xuống phương Nam. Họ thuộc chi “Âu” (Âu Cơ) theo mẹ lên núi. Ta thuộc chi “Lạc” (Lạc Long Quân) theo cha xuống đồng bằng. Họ ở trên cao, không tiếp xúc với người miền dưới, nhất là với người Tầu nên còn giữ vẻ thuần Việt, không bị pha trộn và chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa như chúng ta.
Nhiều phong tục của họ rất giống phong tục người kinh. Tiếng nói của họ rất gần tiếng chúng ta đang nói, giống cả âm lẫn văn phạm và cách đặt câu (ăn cơm ăn cá/ăn kơm ăn ka. Con gái, đi đâu về cùng bố cùng mẹ/ on kai, no tì vên kung pô, kung mê. Ăn ra khói nói ra lửa/Ăn za khoê nói za lứa).

Có thể nói tiếng Mường là phản ảnh của tiếng Việt cổ. Ngay huyền thoại về nguồn gốc cũng gần giống ta. Cũng bà Ngu Kơ lấy hoàng tử Long Wang, con của vua Yịt tức vua Việt mà người Mường nói là Hùng Vương, đẻ ra một trăm trứng, nở ra 50 trai và 50 gái. Vì có điều không thuận, Long Wang vốn là loài cá mang một nửa con ra cửa sông. Còn bà Ngu Kơ vốn là loài nai nên dẫn con lên rừng. Như vậy có khác gì Lạc Long Quân và Âu Cơ dẫn con xuống biển và lên núi?

Tại sao có tên Mường (Hmong)? Mường theo tiếng Thái là Muang, có nghiã là xứ, vùng, một nhóm người. Người Mường ở Hòa Bình và Thanh Hóa tự xưng là Mwan. Người Mường ở Phú Thọ xưng mình là Mwon. Người kinh gọi là Mường dựa theo những âm đó. Địa bàn sinh sống của người Mường trải dài từ Sơn La, Yên Bái, Sơn Tây, Phú Thọ, Hòa Bình, Ninh Bình, tới Thanh Hóa và đèo Mụ Già. Một số người Mường cũng di cư vào Nam năm 1954 và định cư tại cao nguyên Trung phần.

Theo thống kê dân số vào năm 1946, tổng số người Mường là 298,165. Nhưng đến nay con số này chắc chắn đã cao hơn. Lê Lợi, Lê Lai là người Mường. Sau khi lên ngôi, Lê Thái Tổ tức Lê Lợi tự xưng là Lam Sơn Động Chủ. Các vị vua kế của nhà Lê cũng xưng mình là chủ một động. Vua Lê Thái Tông là Quế Lâm Động Chủ. Vua Lê Thánh Tông là Thiên Nam Động Chủ v.v… Động là đơn vị hành chánh ở vùng của người thiểu số. Các vua nhà Hậu Lê xưng mình là động chủ là để nhớ tới nguồn gốc của mình. Điều này không gây thắc mắc gì cho người Việt vì người Việt coi người Mường cùng giòng giống với mình.

Nói tóm lại, cho tới bây giờ, chúng ta có thể tin rằng nguồn gốc của chúng ta là một chi của Bách Việt có mặt từ phía Nam sông Dương Tử tới phía Bắc Trung Việt khoảng 5,500 năm trước. Sau nhiều đợt di dân vì bị đánh đuổi, chúng ta đã mất địa bàn Hoa Nam, nhưng dân Bách Việt (hay Indonesian, hay cổ Mã Lai) lại tràn xuống Đông Nam Á châu và các hải đảo phương nam.

Ở đó họ hợp với dân bản thổ để tạo thành các sắc dân khác, nhưng vẫn còn giữ nhiều đặc tính Bách Việt. Riêng người Việt chúng ta dừng lại ở địa bàn Bắc Việt và Bắc Trung Việt để dựng nên một quốc gia. Sau này mở mang thêm bờ cõi về phía Nam (Chiêm Thành) và Tây Nam (Chân Lạp).

Giống Việt của chúng ta cũng không còn thuần túy vì chúng ta cũng pha trộn với thổ dân (có thể là giống Melanesian) đã có mặt ở đây trước và pha trộn với giống Hán tộc từ sau khi Thục Phán chiếm được nước Văn Lang năm 258 trước Tây Lịch, nhất là từ sau khi Mã Viện thắng Hai Bà Trưng năm 43. Việc pha trộn với giống Hán không có tầm quan trọng vì ngưiời Việt cố tránh việc pha giống với người Hán và người Hán có mặt tại Giao Chỉ cũng không đông, chỉ có quân sĩ và các viên chức cai trị, không có những lớp di dân ồ ạt kéo xuống. Đó là lý do tộc Việt không bị Hán hóa. Dù sự giao lưu và kết hợp không thể tránh giữa các giống người, chúng ta vẫn giữ được giống Việt, bản sắc Việt và văn hóa Việt. ■

Excerpts from
“New Light on a Forgotten Past”
Wilhelm G. Solheim II, Ph.D.
(1924-2014)
American anthropologist and pioneer in Southeast Asian archaeology

[...]A few botanists who studied the origins of domesticated of domesticated plants, for example, suggested that Southeast Asia had been a center of very early plant domestication. In 1952 Carl Sauer, a U.S. geographer hypothesized that the first plant domestication in the world took place in Southeast Asia. He speculated that it was brought about by people much earlier than the Dong Son period, people whose primitive culture was known as Hoabinhian.

Surprises From an Unimpressive Mound

[...]In a scrap of broken pottery little more than an inch square, we found an imprint of the husk of a grain of rice, Oryza sativa. From the carbon-dating of a burial in a level above this potsherd, we know that it - and the rice - date at the latest from 3500 B.C. This is as much as a thousand years earlier than rice has been dated for either India or China, where some archeologists have claimed, rice was first domesticated.

[...B]ronze axes, cast in double molds of sandstone, were being made at Non Nok Tha substantially earlier than 2300 B.C. --probably before 3000 B.C. This is more than 500 years earlier than the first known Bronze casting in India, and 1,000 years before any known in China. It may also prove older than sites in the Near East, which is where bronze manufacture was long assumed to have begun.[...]

Puzzle Begins to Fit Together

In view of the new excavations and dates I have summarized here, and others, perhaps equally important, that I have not, it is interesting to speculate on how the prehistory of Southeast Asia may someday be reconstructed. In a number of published papers I have made a start on this. Most of the ideas I have proposed must be labeled as hypothesis or conjecture. They need a great deal more research to bear them out - or refute them. Among them are these:

* I agree with Sauer that the first domestication of plants in the world was done by people of the Hoabinhian culture, somewhere in Southeast Asia. It would not surprise me if this had begun as early as 15,000 B.C.

* I suggest that the earliest dated edge-ground stone tools, found in northern Australia and dated by carbon 14 at about 20,000 B.C. are of Hoabinhian origin.

* While the earliest dates for pottery now known are from Japan at about 10,000 B.C., I expect that when more of the Hoabinhian sites with cord-marked pottery are dated, we will find that pottery was being made by these people well before 10,000 B.C., and possibly invented by them.

* The traditional reconstruction of Southeast Asian prehistory has had migrations from the north bringing important developments in technology to Southeast Asia. I suggest instead that the first neolithic (that is, late Stone Age) culture of North China, known as the Yangshao, developed out of a Hoabinhian subculture that moved north from northern Southeast Asia about the sixth or seventh millennium B.C.

* I suggest that the later so-called Lungshan culture, which supposedly grew from the Yangshao in North China and then exploded to the east and southeast, instead developed in South China and moved northward. Both of these cultures developed out of a Hoabinhian base.

* Dug-out canoes had probably been used on the rivers of Southeast Asia long before the fifth millennium B.C. Probably not long before 4000 B.C. the outrigger was invented in Southeast Asia, adding the stability needed to move by sea. I believe that movement out of the area by boat, beginning about 4000 B.C., led to accidental voyages from Southeast Asia to Taiwan and Japan, bringing to Japan tare cultivation and perhaps other crops.

* Sometime during the third millennium B.C. the now-expert boat-using peoples of Southeast Asia were entering the islands of Indonesia and the Philippines. ‘They brought with them a geometric art style - spirals and triangles and rectangles in band patterns - that was used in pottery, wood carvings, tattoos, bark cloth, and later woven textiles. These are the same geometric art motifs that were found on Dong Son bronzes and hypothesized to have come from eastern Europe. The Southeast Asians also moved west, reaching Madagascar probably around 2,000 years ago. It would appear that they contributed a number of important domesticated plants to the economy of eastern Africa.

* At about the same time, contact began between Viet Nam and the Mediterranean, probably by sea as a result of developing trade. Several unusual bronzes, strongly suggesting eastern Mediterranean origins, have been found at the Dong Son site. ■

Solheim, Wilhelm G.
“New Light on a Forgotten Past,”
National Geographic Magazine, 139, No. 3, March 1971



Special Thanks

Mayor David Condon & Spokane City Council,
Councilman Mike Fagan for sponsoring the Proclamation,
Anna Everano, Dr. Eric Cunningham/Gonzaga University,
Ms. Kathryn Davies-Crane, Attorney Amina Fields,
Mr. Ben Cabildo and crew/Community-Minded TV14,
Ms.Jocelyn Lui/Asian Counseling and Referral Service in Seattle,
Mr. Vang Xiong/Asian Pacific Islander Coalition,
Miss. Irene & Hmong Dance Group; Mr. Edward Foote,
Quý vị trưởng lão Ban Tế Lễ, Mr. Tấn, Mr. Nguyện,
Ban Tiếp Tân, MC Lạc Việt/Cộng Đồng Vancouver BC; Mr. Mặc Giao/Canada;
Mr. Tâm Mãn & Miss Hồn Nhiên và các chiến sĩ truyền tin Paltalk/Internet;
Mr. Quoc Hiep, Mr. Kim, Mr. Minh and My Way band;
Mr. Jim Daugherty/ Vietnam Veterans of America/Chapter 879,
Mr. Jefferey & Ms. Juan Juan and Shadle Public Library,
Ms. Connie and the Corbin Senior Activity Center,
Rev. Jose Millan/St. Anthony’s Parish,
Mr. Nhiều & Rev. Thích Minh Phước/Spokane Vietnamese Buddhist Church,
The Spokesman-Review, The Pacific Northwest Inlander, KREM,
Ms. Jen Hill/KXLY, Mr. Lupito Flores/KYRS Radio,
Ms. Brigitte/Mr. Ty & Ms.Hậu/Châu/Nga for food services;
Mr. Lonny & Michael & the technical crew at The Service Station;
Mr. Jereme and the Special Guards from State Protection Services,
Thuy Dzuong and Truong Son for translation and slideshows,
and everyone who has provided help and support for our event.


“Governor Inslee sends his best wishes for a most successful event.”
— Phil Dubois, Deputy Scheduler,
    Office of Governor Jay Inslee

“The event has a special significance as it is one of gratitude and remembrance. Just as we often celebrate the beauty and cultural diversity of America, we also celebrate with you the thousands of years of history of Vietnam, and the brilliant traditions of that country that we get to enjoy here. On her behalf, I would like to extend well wishes to you and yours on this special day.”
— Ruth Johnson,
Office of Representative Mary Dye, WA


Event Program


1:00 Tiếp tân - Guests’ arrival & refreshments
Remarks from sponsors

1:45 Nghi thức Chào Quốc Kỳ, Quốc Ca Mỹ Việt & Phút Mặc Niệm
- National anthems & Flag salute of the U.S. and Vietnam

2:00 Welcome Guests - MC Chào mừng Quan Khách
Opening Remarks - Lời Mở Đầu của Hội Trưởng

2’ Slideshow - The Mayor’s Proclamation
Councilman Mike Fagan presents the Mayor’s Proclamation

2:30 Founding Fathers commemoration ceremony - Nghi thức Tế Tổ

2:45 8’ Slideshow - Ancient Legends of Vietnam
Speech: Professor Eric Cunningham from Gonzaga University
Group song (Hợp Ca): “Mẹ Việt Nam ơi Chúng Con vẫn Còn Đây”

3:00 Speech: Attorney Amina Fields, honoring Vietnam Veterans

Speech: Jim Daugherty, Vietnam Veterans of America, Chapter 879

Hmong Dance - peaceful life in mountains
Speech: Vang Xiong, Asian Pacific Islander Coalition
Hmong Dance - a graduation song

Group song: Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ

8’ SlideShow: “Đất Nước Tôi” (“My Country”)
Group song: “Vietnam, Vietnam”

4:00 Closing Remarks - Lời Kết Thúc của MC

The Yellow Flag

In 40 AD, the Trưng Sisters, on the elephants’ back, waved the Yellow Flag to fight against Chinese invaders to regain independence for Vietnam. The Yellow Flag had appeared for the first time in the Vietnamese history. First on the right is a previous imperial flag.

In 1890, Emperor Thanh Thai passed a decree, changing the flag with Chinese characters (second shown) to a new flag. The yellow flag with three red stripes was created and used for the first time as the national flag, reflecting the people’s desire and hope for independence and unification of the Viet nation.

In June 2, 1948: The Grand Central Government used the same flag of the Đại Nam Nation in 1890-1920. In July 20-1954: The country was divided in two regions by the Geneva Agreement. Since then, the Yellow flag (third) was used as a national flag of the Republic of Vietnam until April 30, 1975.

The Yellow Flag, having appeared more than a hundred years ago, reflects the people’s wish to develop independence, freedom, and democracy.


CHIẾN TRANH

Việt Nam khó tránh chiến tranh
Bắc Kinh hù dọa gian manh khác thường
Ý đồ xé nát tình thương
Âm mưu thôn tính chẳng nhường Biển Đông
Gạc Ma Bãi Cạn đắp phồng
Thi đua đắp tiếp chỗ không đắp bồi
Việt Nam yếu thế buông trôi
Tàu tham thắng thế chẳng thôi đắp rồi
Cố tình chiếm trọn Biển tôi
Con đường tơ lụa thẳng trôi bến bờ
Quyết tâm chống giữ Biển Mơ
Tha hồ vơ vét nằm trơ Túi Dầu
Phớt lời bình phán Mỹ Âu
Miễn sao Trung Cộng qua cầu đắng cay
Cướp nhà lấy của ban ngày
Chẳng may vấp phải không hay vỡ đầu
Chuyện gì qua mắt người dân
Chiến tranh bùng nổ mua sầu thiên thu
Hoa khôi vốn đẹp mà khù
Đấu tranh đánh Mỹ khó thu vẹn toàn
Tân Cương Tây Tạng mưu toan
Mong ngày thoát khỏi chẳng còn cộng nô
Mọi người chung một ý đồ
Trông chờ độc lập hoan hô thanh bình
Người người thấy lại bình minh
Xua tan bóng tối đậm tình quê hương
Nhìn xa trông rộng tình thương
Quyết tâm quét sạch những phường tham ô
Giết dân dao búa chày vồ
Thu về của cải chạy vô đảng mình
Dân tình khốn khổ điêu linh
Đảng ta đầy túi nhục vinh chẳng màng
Chúng bay cộng sản ngang tàng
Để rồi chuốc lấy hai hàng lệ rơi
Muôn dân uất hận khắp nơi
Đánh cho cộng đổ Tàu rơi Túi Dầu

Spokane, April 16, 2016
Huỳnh Lê
Hội viên Hội Cao Niên Spokane

Posted on 22 Apr 2016
TOP
back to Audio FreeViet INDEX
...MORE COLLECTIONS

  • CORONAVIRUS collection
  • THANK YOU VIETNAM VETERANS
  • FLAG PARADE MAY 2018
  • Candlelight Vigil July 28-2018
  • Candlelight Vigil_Spokane 2018
  • Vietnam Freedom movement
  • www.9binh.com-- Trung cộng tàn ác
  • Kỹ Thuật Biểu Tình + Biểu Ngữ
  • GIAI AO THOI SU:TS Nguyen Xuan Nghia
  • Chàng ơi, điện ngọc bơ vơ quá!
  • VIETNAMESE HERITAGE DAY 2018
  • Proclamation 4-point, Spokane, WA 2018
  • Hữu Loan: cố thi sĩ bất khuất của Nhân Văn Giai Phẩm
  • Freedom Flag Parade Spokane 5/20/2017
  • (2) VIETNAMESE HERITAGE DAY 2017
  • Slideshow: My Nation - Dat Nuoc Toi
  • Vietnamese Heritage Day 2017, Spokane
  • PROCLAMATION+Vietnamese Heritage Day 2017
  • GS Vũ Quý Kỳ: Cuộc Bầu cử Hoa Kỳ 2016
  • Trung cộng làm cá chết, biển độc
  • Cố Gs Lưu Trung Khảo: Lạc Quan, Tin Tưởng và Hy Vọng
  • PARADE + VIETNAMESE HERITAGE DAY 2016
  • PROCLAMATION 2016 --SPOKANE
  • Trần Phong Vũ: Một chế độ bạo tàn, không tim óc
  • 25 AUDIO NHẬN ĐỊNH VÀ CHÚC TẾT 2016
  • Gs Nguyễn Ngọc Bích: Chế độ đã đến ngày tàn!
  • Gs Nguyễn Lý Tưởng: Cùng tắc biến, biến tắc thông
  • Đức Giám Mục Nguyễn Văn Long: Hãy cùng nhau đứng lên đáp lời sông núi!
  • Mặc Giao: Can trường cứu Nước cứu nhà!
  • Nguyễn Tầm Thường: suy niệm & cầu nguyện
  • AUDIO Hồi Ký, Bút Ký, Bình Luận
  • Chữ và Nghĩa (Đoàn Thế Ngữ)
  • 40 Năm: Lm Phan văn Lợi nghĩ gì?
  • Gs Vũ Quý Kỳ: 30/4/75 Lesson
  • GS Nguyễn Lý Tưởng: TS Roland Jacques & Quốc Ngữ
  • THƯƠNG TIẾC VIỆT DZŨNG!
  • Thi sĩ Nguyễn Chí Thiện
  • Collection 2_ Sinh Hoat Ca (32)
  • Collection 1_ Sinh Hoat Ca (40)
  • 28 AUDIO Quý Tỵ 2013 từ Hoa Kỳ
  • 70 NĂM TÂN NHẠC MIỀN NAM (1930-2000)
  • Công Giáo Miền Bắc chống nhà nước VC!
  • Mãi mãi dòng thơ HOA ĐỊA NGỤC
  • Tôi Phải Sống -- Hồi ký đời tù của Linh mục Nguyễn Hữu Lễ
  • Tiến sĩ Nguyễn văn Lương: HẠN CHẾ DU LỊCH & GỞI TIỀN
  • TỘI ÁC KINH KHỦNG của Đảng Cộng Sản Trung Quốc!
  • Buồm cao ghi dấu can trường
  • 4 cuốn Sách Pháp viết về 30-4-1975: Pierre Darcourt, Jean Lartéguy, Olivier Todd, Vanuxem
  • VIỆT KHANG: Lòng nào làm ngơ trước NGOẠI XÂM?
  • 33 BÀI NHẬN ĐỊNH & CHÚC TẾT ĐỒNG BÀO VIỆT NAM
  • THÁI HÀ đấu tranh quyết liệt!
  • LM Nguyễn văn Khải: giáo dân xông vào nơi hiểm nguy!
  • TS Nguyễn Xuân Nghĩa: Giờ Giải Ảo + Bên Kia Màn Khói
  • Ts Phan Văn Song: Tinh thần Đại Việt giữ nước và cứu nước
  • Ts Nguyễn Đình Thắng: Muốn thay đổi, phải hành động!


    Các Đài Phát Thanh Việt Ngữ
    hướng về Việt Nam:

    » VOA
    » BBC phát thanh từ Luân Đôn
    » RFI (Radio France Internationale)
    » RFA - Radio Free Asia
    » VERITAS - Chân Lý Á Châu
    » Đài Phật Giáo Việt Nam

    Các đài phát thanh từ Hoa Kỳ:

    » Radio Bolsa
    » Saigon Radio Hải Ngoại


    « FreeVietNews.com

  •  



      
      Services | © 2008 - 2024
    (1)