Translate this page: English French German Spanish Vietnam
Nghi vấn-- vụ cá chết xếp lớp ở bờ biển Việt Nam

Những nghi vấn chung quanh vụ cá chết ở Vũng Áng

Ts. Mai Thanh Truyết - Mãi cho đến nay, vụ cá chết từ Vũng Áng ngày 6/4 là đã một tháng qua. Cá chết dài dài và hiện nay đã lan tràn xuống tận Nha Trang, cách Vũng Áng, Hà Tĩnh trên 700 km, một đoạn đường quá dài để cho “nước thải” nhà máy có thể theo dòng hải lưu xuống tận nơi nầy. Trong phạm vi 30 hải lý, cá sống ở phần đáy biển sâu, cân nặng trên 10 kg do dân đánh cá khám phá ngày 5/5 cũng đã chết!

Ngư dân các xã bãi ngang của Quảng Bình, từ Quảng Trạch vào đến Lệ Thủy cho biết vào ngày 5/5, đáy biển có hiện tượng tương tự. Các vùng rạn san hô gần bờ từ 1 đến 6 hải lý, xác cua, xác cá, các loài giáp xác chết nằm la liệt, nhiều hơn lượng cá trôi dạt vào bờ.

Câu hỏi được đặt ra là, làm thế nào “nước thải” của Công ty luyện thép ở Vũng Áng lại tỏa rộng đến một vùng biển rộng dài trên 700 Km, rộng hơn 30 hải lý, và sâu trên 30 m? Ước tính trên 1.160 tỷ m3 nước!

Với một thể tích nước biển quá lớn như thế, làm sao với chỉ một dung lượng 12.000 m3/ngày xả từ Vũng Áng cộng thêm 300 tấn hóa chất tẩy rửa lại xuôi Nam hơn 700 Km và giết sạch cá, cả cá sống trên mặt nước và cá ở từng đáy biển?

Truy tìm một lý giải cho hai câu hỏi trên, thiết nghĩ bài toán ô nhiễm có thể được giải đáp phần nào. Đó là trọng tâm của bài viết này.

Công nghệ sản xuất thép

Việc sản xuất thép là một công nghệ không thân thiện với môi trường, nên phải cần kiểm soát chặt chẽ các giai đoạn thanh lọc phế thải làm ô nhiễm môi trường.

Kỹ nghệ luyện thép gồm hai loại nguyên liệu: Nguyên liệu có chất sắt (ferrous), và nguyên liệu không có chất sắt (non-ferrous). Nguyên liệu có chất sắt dùng để sản xuất thép (steel), gang thép (cast iron), thép bền cao cấp (high strength steel) v.v... Còn nguyên liệu không có chất sắt như đồng (copper), Magnesium, titanium v.v... dùng để tạo ra những hợp kim có công dụng khác nhau.

Quy trình công nghệ sản xuất thép, quặng sắt được nấu chảy trong lò (blast furnace) để loại những tạp chất trong quặng mỏ vào khoảng 3.0000F và cho thêm carbon vào. Vì vậy, định nghĩa đơn giản về “thép” là “hợp kim sắt và carbon”, thông thường dưới 1%. Và carbon nói ở đây là than đá được chế thành than “coke” qua một quy trình công nghệ khác.

Phế thải trong quá trình sản xuất thép

Qua quy trình sản xuất thép kể trên, chất thải trong việc sản xuất thép gồm hai loại trong hai giai đoạn luyện thép: - Biến than đá thành than coke; - “Nấu” sắt chung với than coke ở nhiệt độ cao.

Do đó, trong giai đoạn đầu, phế thải chánh là ammonia dưới dạng khí và lỏng trong nước làm lạnh cùng một số hóa chất độc hại như Chlorine, Phosphorous và Arsenic…Và trong quặng sắt còn có chứa nhiều hóa chất rất độc hại khác như: chì, arsen (thạch tín), lưu huỳnh, phosphorous

Giai đoạn hai, chất thải gồm: khí, lõng, và rắn.

Vấn nạn môi trường trong việc luyện thép

Trong quá trình luyện thép, vấn nạn môi trường phải được xem là hàng đầu và cần phải đầu tư đúng mức mới có khả năng bảo vệ môi trường trong vùng sản xuất và vùng trời rộng bao phủ cũng như vùng biển bao la... Và, công nghệ tiên tiến ngày nay trong việc sản xuất thép nầy cần phải bảo đảm đa dạng sinh học (bio-diversity) cùng phẩm chất không khí và nguồn nước mặt cũng như nước ngầm.

1- Quản lý nguồn nước: là một giai đoạn cần thiết cho công việc luyện thép như: 

- Nguồn nước phải được cung ứng đầy đủ cho việc luyện thép; 

- Tiêu chuẩn về phẩm chất nước không được thay đổi: nước dùng gồm nước mặn, nước lợ (brackish water) và nước ngọt; 

- Nước làm nguội chiếm 81% lượng nước dùng cho sản xuất thép; phần còn lại dùng cho việc làm nguội các thiết bị và đường ống. 

- Nước cũng được dùng cho việc tẩy rửa (descaling), máy lọc bụi (dust scrubbers). 

Căn cứ theo thống kê về “quản lý nguồn nước trong kỹ nghệ thép” (Water managemant in the steel industry), mức tiêu thụ và phát thải cho việc sản xuất 1 tấn thép là từ 25,3 m3 đến 28,6 m3.

2 – Đa dạng sinh học: tức là việc bảo vệ và giữ môi trường chung quanh nhà máy giống như lúc ban đầu khi chưa khai thác. Khu vực khai thác mõ sau đó phải được tái sinh lại bằng cách trồng rừng để bảo vệ hệ sinh thái nguyên thủy.

3 – Phẩm chất không khí: Cần phải hạn chế tối đa việc phóng thích khí thải vào môi trường. Khí thải phải được giám sát (monitor) và thiết lập họa đồ (mapping). Các nơi kiểm soát gồm: hệ thống lọc, nhà máy thanh lọc hóa chất, khu oxid hóa, hệ thồng lọc bụi, và hệ thống khử bụi v.v...

Nhưng, theo số liệu thống kê từ Hội Đúc Luyện kim Việt Nam, để sản xuất được một tấn thép thô bằng công nghệ lò cao, sẽ phải thải ra hơn 585 kg chất thải rắn, trong đó có 455 kg xỉ. Đồng thời, mỗi tấn thép thô sản xuất còn tạo ra 3 m3 nước thải độc hại. 



Như vậy, với công suất 10,5 triệu tấn thép/năm (giai đoạn 1) được ghi trong dự án, Formosa có thể cho ra hơn 31 triệu m3 nước thải độc hại, và 6 triệu tấn chất thải rắn nếu không qua việc thanh lọc. (Trong phạm vi bài viết hôm nay, người viết không đề cập đến lượng khí thải từ việc sản xuất 1 tấn thép thô có 2,3 tấn CO2, cùng các loại khí CO, SO2, NOx, Thủy ngân, Benzen, hạt bụi PM2.5, và bụi kim loại...)

Thanh lọc sinh học (bio-remediation) phế thải lỏng trong kỹ nghệ thép

Kỹ nghệ thép cần một lượng nước rất lớn để cung cấp cho hệ thống làm nguội trực tiếp và gián tiếp, máy lọc bụi và việc pha chế hóa chất cần thiết cho việc sản xuất. Tùy theo công nghệ áp dụng, lượng nước cần dùng cho hệ thống nầy trung bình thay đổi từ 100 đến 200 m3/1tấn thép căn cứ theo Water Pollution Control Review in Environmental Control in Steel Industry, và phóng thích từ 3-6 m3/tấn nước thải tùy theo mức độ tái dụng (recycling) nguồn nước và xử dụng lại (reuse). 

Nước thải được phân loại qua nhiều giai đoạn sản xuất khác nhau như Giai đoạn 1,2, 3, và giai đoạn đánh bóng sau cùng. Có thể nói, giai đoạn biến than đá thành than coke là giai đoạn phóng thích ra nhiều hóa chất độc hại nhứt. Ngoài việc phát thải ammonia có nồng độ từ 900-1200 mg/m3, cho đến việc khử các hợp chất hữu cơ và amin để làm giảm BOD (Bio Oxygen Demand) và COD (Chemical Oxogen Demand), nguyên nhân chính trong việc làm rỉ sét các đường ống. (Ammonia rất nhạy cảm với cá. Chỉ cần nồng độ 0,2mg/m3 nước có thể làm cá chết tức khắc).

Do đó, một hệ thống yếm khí (anaerobic) và xử dụng vi khuẩn Bacillus, Pseudonomas, Arthrobacter và Micrococcus là phương cách thanh lọc loại nước thải nầy là thích hợp nhứt, có thể giảm thiểu được tới 95% BOD và COD trong trướng hợp nầy.

Ngoài ra, có thể dùng phương pháp Membrane Bioreactor (MBR). Đây là một phương pháp tối tân nhứt hiện nay trong việc thanh lọc phế thải lỏng của nhà máy và ammonia sẽ được chuyển thành nitrate và làm phân bón. 

Và phương pháp Biosorbtion qua những tác nhân hấp thụ sinh hóa (biosorbent) như rong, nấm (fungi), vi khuẩn, men (yeast) sẽ làm công việc khử cyanide cũng như việc loại bỏ các kim loại nặng như thủy ngân, chì, arsenic, đồng, mangan.

Nghi vấn quanh việc cá chết ở Vũng Áng

Gần một tháng (4/5) từ ngày phát giác nạn cá chết (6/4) tại Nhà máy luyện kim Hưng Nghiệp ở Vũng Áng, Hà Tĩnh, một Hội đồng Khoa học, Công nghệ Quốc gia vừa được thành lập với hơn 100 chuyên gia từ hơn 30 viện nghiên cứu, trường đại học trong nước để tìm nguyên nhân vụ cá chết hàng loạt ở vùng biển miền Trung Việt Nam.

Theo thông tin từ Bộ Khoa học và Công nghệ ngày 4/5, hội đồng do Giáo sư Viện sĩ Châu Văn Minh, Chủ tịch Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam làm chủ tịch, sẽ bao gồm 3 tổ nghiên cứu liên ngành nhằm đối chứng kết quả phân tích và sẽ tập trung vào hướng nghiên cứu về những tác nhân hóa học, sinh học, khí tượng, thủy văn và động lực học biển. Theo thông tin từ Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, các nhà khoa học của Viện hôm 18/4 và 19/4, đã đến khảo sát thực tế tại các khu vực Vũng Áng, Hà Tĩnh, tới Lăng Cô, Thừa Thiên-Huế và lấy các mẫu nước, cá chết và trầm tích biển để phân tích.

Theo kết quả phân tích ảnh vệ tinh trong khoảng thời gian từ ngày 6/4 (ngày bắt đầu xuất hiện hiện tượng cá chết hàng loạt) đến ngày 24/4, hội đồng đã loại bỏ khả năng xảy ra các vụ tràn dầu lớn hay các nguyên nhân như động đất, sốc nhiệt do phá hủy bề mặt, bên trong vỏ hoặc những biến đổi địa tầng trong vỏ đại dương.

Hôm 2/5, GS-VS Châu Văn Minh cũng đã có buổi làm việc với các chuyên gia quốc tế đến từ Đức, Mỹ và Israel để phối hợp tìm ra nguyên nhân của thảm họa môi trường chưa từng có tại Việt Nam.

Thưa Quý vị,

Công việc truy tìm nguyên nhân cá chết dọc theo biển miền Trung thật giản dị và hoàn toàn nằm trong tầm tay của Việt Nam. 

- Chỉ cần phải lấy mẫu nước và cá ở những nơi có cá chết như Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang. (và có thể lan tới Phan Thiết trong nay mai). 

- Chỉ cần lấy mẫu nước tại đường ống xả thải của nhà máy. 

- Chỉ cần lấy mẫu xác chim chết ở đão Chim cách Vũng Áng 20 hải lý về phía đông Nam. 

- Chỉ cần lấy mẫu cá lớn trên 10 Kg sống ở vùng đáy ngoải khơi. 

- Chỉ cần Phổ Hấp thụ Nguyên tử (Atomic Absorption Spectroscopy-AAS). 

- Chỉ cần Phổ Sắc ký-Khối lượng (Gas Chromatography-Mass Scpectroscopy-GC-MS). 

- Chỉ cần một phân tích viên có trình độ Cử nhân. 

Nhân sự và dụng cụ phân tích có trong nhiều Phòng thí nghiệm môi trường công và tư ở Hà Nội và Sài Gòn. Việc phân tích phân tích bao gồm việc lấy mẩu, bảo quản mẩu và di chuyển về phòng Lab; từ đó, mẫu được “digest” trong môi trường acid và sẵn sàng được tiêm vào máy để phân tích tự động. 

Kết quả sẽ có ngay trong vòng 1 giờ mà thôi!

Thế mà, tại sao cả một nước có trên 24.000 tiến sĩ căn cứ theo tuyên bố ngày 26/4/2016 của Vụ trưởng Giáo dục Đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) Nguyễn Thị Kim Phụng và trong số đó có 15.000 người đang công tác tại cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng. Về Thạc sĩ và Cử nhân, theo ước tính là có gần 1 triệu “Phó Bảng” trong 92 triệu dân số, trong đó hiện nay có đến hơn 200 ngàn... còn đang thất nghiệp!

Với một con số “vĩ đại” như thế, mà tại sao không làm nỗi công việc phân tích các mẫu nước và cá chết mà phải thành lập một Hội đồng Khoa học gồm trên 100 chuyên gia và “cầu cứu” tới các chuyên gia quốc tế đến từ Đức, Mỹ và Israel để phối hợp tìm ra nguyên nhân của thảm họa môi trường chưa từng có tại Việt Nam.

Tại sao?

Chúng ta hãy nghe, Giáo sư Nguyễn Tác An, nguyên viện trưởng Viện Hải Dương Học Nha Trang thì trong thực tế giới khoa học Việt Nam, cũng như một số nhà khoa học quốc tế đã nắm được nguyên nhân của tình trạng mà nhiều người đồng ý là thảm họa môi trường tại khu vực miền Trung vừa rồi.

“Nguyên nhân xảy ra ở Vũng Áng thì khoa học xác định được rồi, và người ta đã mô hình hóa để dự báo sẽ lan truyền như thế nào, và hiệu quả sinh thái trong tương lai ra sao. Tất cả đều có làm khi sự cố xảy ra. Và kết quả đó ngày càng hoàn thiện, bổ sung; nhưng về bản chất chắc nó cũng không thay đổi. Tuy nhiên vấn đề truyền thông ra là phải cân nhắc, mà đó là vấn đề của các nhà quản lý chứ không phải của các nhà khoa học.”

Một chuyên gia về hải dương khác là tiến sĩ Nguyễn Hữu Đại cũng cho biết ông đang chờ cơ quan chức năng công bố kết luận về nguyên nhân gây ra thảm họa môi trường vừa rồi; thế nhưng ông có nghi ngờ có thể không như mong đợi: “Có chờ hai tháng, ba tháng cũng vậy thôi! Người ta nói chưa tìm ra nguyên nhân. Người ta nói ‘chưa tìm ra’ có nghĩa 6 tháng, 3 tháng hay 2 tháng thì chưa biết được; nhưng chắc chắn người ta nói chưa tìm ra”.

Theo tôi nghĩ có cái gì đó mà người ta không muốn nói. Chứ tìm cả năm cũng vậy vì người ta đã biết nguyên nhân rồi. Như thế thôi, không được ai phát biểu hết: chỉ Tổng Cục Môi Trường và Bộ Tài nguyên- Môi trường mới được phát biểu, ai muốn phát biểu cũng không được. Người ta đã nói như vậy rồi thì thôi!” (Lời người viết, “người ta” ở đây là ai? Phải chăng là cường quyền, là cơ chế chuyên chính vô sản qua Đảng CS Bắc Việt... bịt miệng người dân!)

- Năm 1995, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ghi nhận được dân đánh cá tại Nha Trang và Phan Thiết sử dụng hóa chất cyanide chứa trong những bình chứa 1 gallon mua của thương buôn TC qua phóng sự của ký giả của tuần báo khoa học C&EN thuộc Hội Hóa học Hoa Kỳ (American Chemical Society-ACS). Họ dùng các bình chứa nầy thả xuống biển, khi chạm các rặng san hô, bình vỡ ra; và chỉ khoảng độ 30 phút sau, cá nổi lên mặt nước. 


Vụ Đảo Chim: Đảo Chim, thuộc huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, nằm rất gần Vũng Áng (chừng 20 hải lí về phía Đông Nam), nơi khởi nguồn hiện tượng cá chết bất thường vừa qua. Được mệnh danh là Vương quốc Chim, đảo này trước kia có hơn 2 triệu con hải âu xám, loài hải âu đặc hữu, quý hiếm. 



Vài ngày gần đây (29/4), sinh vật trên đảo bắt đầu chết hàng loạt dạt vào bờ từ cua cá đến ốc hay các loại hải sản khác nhau. 


Do ăn phải các loại cá chết nhiễm độc nên số phận của những con chim trên đảo cũng không ngoại lệ(?)


- Đảo Thị Tứ (Pag-asa): Ngày 30/4, cá chết hàng loạt trên đảo Thị Tứ thuộc Việt Nam mà TC đã chiếm đóng từ 1970 và biến thành một căn cứ quân sự. Những người dân Phi Luật Tân sống ở gần đảo Thị Tứ, một hòn đảo ở vùng biển phía Tây Phi Luật Tân, cho biết họ kinh hoàng nhìn thấy hàng hàng lớp lớp các loài sinh vật biển chết, trôi dạt đầy các bờ. Cư dân trên đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa (của Việt Nam) được cho là đã nhìn thấy tàu Trung Cộng thả hóa chất khiến cá chết hàng loạt xung quanh khu vực này. Họ cáo buộc thủ phạm là tàu TC thường xuyên di chuyển trong vòng 5 Km quanh đảo Thị Tứ. Ngư dân trên tàu được cho là đổ hóa chất xuống nước để tiêu diệt san hô và nguồn cá gần đảo. Thông tin trên được tổ chức phi lợi nhuận Kalayaan Atin To của Philippines công bố hôm 30-4 trên Facebook. 

- Hiện tượng cá lớn chết hàng loạt ở ngoài khơi Quảng Bình đầu tháng 5 nầy làm cho ẩn số cá chết vì nước thải nhà máy luyện thép Vũng Áng bước sáng bước ngoặt mới. Cá lớn sống ở dưới đáy xâu và xa bờ khó có thể bị nhiễm độc vì một lượng nước thải nhỏ trên phần trên bề mặt của biển. 


Nghi vấn về số cá chết nầy bị nhiễm độc từ ngoài khơi là do “tàu lạ” đầu độc từ xa khó có thể bị loại trừ.

Chỉ cần một chút tinh ý, chúng ta sẽ nhìn thấy đất nước Việt Nam đang lâm vào cuộc bao vây nào, cũng như sự im lặng của nhiều lãnh đạo CSVN là hoàn toàn có thể phỏng đoán được vì sao họ im lặng hoặc tìm những câu lý giải ngớ ngẩn.

Phải chăng, những vụ nhiễm độc trên đây là do âm mưu của Trung Cộng cũng như đem sự việc làm ô nhiễm môi trường biển ở Vũng Áng làm DIỆN và cho tàu cá, tàu quân sự đầu độc khắp vùng bằng một loại vũ khí sinh học hay vi trùng bí mật. Điều nầy mới chính là ĐIỂM.

Thay lời kết

Qua những trình bày trên đây, chúng ta có thể định hình được tại sao CSVN có thái độ bưng bít, hay úp úp mở mở trong vụ cá chết ở Vũng Áng ngày 6/4 và những thành phố phía Nam sau đó.

Phải chăng: 

- Vì não trạng đặc sệt của những người đang lãnh đạo đảng? 

- Vì đã ngậm “mùi đồng” của TC cho nên... há miệng thì mắc quai? 

- Vì sợ tình báo Hoa Nam “xử lý” cho nên phải ngậm “tăm”? 

- Và sau cùng, vì tính vô cảm và vô nhân tính của con người cộng sản có trong các nhiễm sắc thể (chromosomes) của họ. 

Còn đối với với 24.000 Tiến sĩ, trong đó hơn 93% tập trung ở khu vực quản lý và nghiên cứu của “nhà nước”, đo đó phải “ăn cơm chúa, phải múa tối ngày” theo chỉ thị của cấp trên!

Theo suy nghĩ của đời thường, con cá sống nhờ nước, vậy khi có sự thay đổi nào đó trong nguồn nước thì cá phải chết. Từ đó, việc truy tìm nguyên nhân sẽ nghĩ đến hiện tượng hâm nóng toàn cầu, El nino, thay đổi độ mặn của nước, nước thiếu oxy, vấn đề ô nhiễm môi sinh (do hoá chất độc hại, kim loại nặng, dầu cặn, các chất phế thải kỹ nghệ, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp, thuốc khai khai quang vv.), độc tố bio-toxins do hiện tượng nở hoa (bloom) của một số loại tảo vi sinh (phytoplankton) tạo nên hiện tượng thủy triều đỏ (red tide)...

Sáng ngày 6/5, GS.TS Nguyễn Ngọc Lâm, Viện Hải dương học Nha Trang cùng đồng nghiệp đang phân tích tại chỗ hơn 10 mẫu nước lấy trực tiếp từ vùng nước đỏ xuất hiện ở Quảng Bình hai hôm trước. "Khảo sát dưới kính hiển vi cho thấy không có tế bào tảo trong nước nên dải nước đỏ không phải là hiện tượng thủy triều đỏ. Thành phần mẫu nước chưa phát hiện có gì đặc biệt."

Nhưng, những điều trên, có lẽ không nằm trong suy nghĩ của Trung Cộng?

Vì sao? 

Nếu chúng ta lấy mốc thời gian ở thời điểm 19/1/1979, ngày TC “dạy bài học cho Việt Nam” cho đến nay, TC đã đi một bước dài trong tiến trình chiếm đóng Việt Nam hầu biến Việt Nam thành ngôi sao nhỏ thứ năm trên lá cờ máu của TC.

Trở lại nghi vấn Nhà máy thép Vũng Áng. Nếu căn cứ theo văn bản số 1407114 ngày 29/7/2015 của Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh gửi UBND tỉnh còn đề nghị chấp thuận để 28 nhà thầu của Formosa, gồm 25 Trung Cộng, 3 nhà thầu Việt Nam, tuyển dụng hơn 10.000 lao động nước ngoài, với gần 90% quốc tịch Trung Cộng, đến Formosa thực hiện các hạng mục lò cao số 1, số 2 trong nhà máy thép Hưng Nghiệp và các công trình dự án cảng Sơn Dương. 

Từ văn bản trên, kết luận có thể được đưa ra là Nhà máy luyện thép chưa đi vào hoạt động trong thời điểm nầy. 

Và 12.000 m3 nước thải xả ra hàng ngày là gì? 

Đến từ nhà máy nào? 

Nhà máy hóa dầu hay nhà máy chất dẽo, hay nhà máy nhiệt điện? 

Hay một loạt nhà máy hóa chất bí mật nào khác?

Và những vụ cá chết ngoài khơi, ngoài đảo xa khó có thể được ghi nhận là do nước thải độc hại từ nhà máy ở Vũng Áng được!

Tất cả là bí mật, vì Đặc khu Vũng Áng với 228 km2 đã là một vùng tự trị của TC kể từ ngày 14/7/2014 rồi. 

Nhìn lại bản đồ Việt Nam với 49 chấm đỏ thu thập từ năm 2005 đến giờ, những nơi có tập trung trên 1.000 người Tàu, dưới bạn công nhân, tình báo, không kể đến những công nhận nhập lậu (40% công nhân Tàu làm việc trong Đặc khu Vũng Áng không có giấy phép do UB ND Tỉnh Hà Tĩnh cấp!).

Chúng ta thấy gì ở những gọng kìm của Trung Cộng? 
























- Ở phía Đông,TC đã vây hãm Việt Nam ở Biển Đông với bản đồ 9 đoạn và thiết lập các đường bay và khu quân sự trên đảo Hoàng Sa và Trường Sa chiếm của Việt Nam; 

- Ở phía Tây, TC đã dùng thế trận “nước” qua việc xây dựng các đập ở thượng nguồn để khống chế dòng chảy của sông Mekong, hạn chế việc phát triển kinh tế và làm xáo trộn xã hội Việt Nam trên bình diện cả nước; 

- Trong đất liền, với 49 tụ điểm tập trung từ Bắc chí Nam, đặc biệt: - vùng nước sâu Vũng Áng, Sơn Dương, yết hầu của dãy đất hình chữ S Việt Nam; - và nóc nhà nhà Việt Nam qua sự chiếm đóng vùng Tân Rai và Nhân Cơ trong việc khai thác bauxite. Nơi đây, TC có thể kiểm soát sinh hoạt đi lại của toàn vùng biển Đông, thủy lộ của 40% hàng hóa thông thương trên thế giới. Đây là đạo quân thứ V của TC một khi có chiến tranh xảy ra; 


- Và gọng kìm thứ tư, chính là đảng CS Bắc Kỳ, thái thú biết nói tiếng Việt của TC, đã, đang và sẽ mở rộng biên giới cho TC theo châm ngôn “Thà mất nước hơn mất đảng”. 

Qua bốn gọng kìm trên, chắc chắn là gọng kìm thứ tư chính là nguyên nhân duy nhứt, mở đường cho ba sự việc nêu trên, và Đặc khu Vũng Áng là một thí dụ điển hình nhứt.

Cuối cùng, việc cá chết hàng loạt bắt đầu từ Đặc khu Vũng Áng phải chăng là nơi Trung Cộng: 

- Sản xuất hóa chất độc hại và xả phế thải độc hại vào biển Việt Nam? 

- Formosa cũng có thể là một tập hợp nhà máy sản xuất vũ khí hóa học của TC? 

- Hoặc là nơi thử nghiệm các loại vũ khí sinh học? 

- Có nhiều thông tin từ Trung Cộng cho thấy khả năng Formosa vận chuyển rác thải phóng xạ từ các công ty quân đội Trung Quốc sang Hà Tĩnh để thanh lọc thô rồi thải ra biển miền Trung. Nếu các thông tin này chính xác; đó là âm mưu thâm độc để tận diệt giống nòi dân Việt vì nhiễm phóng xạ gây quái thai dị tật ung thư cho nhiều thế hệ. Có thông tin cá voi chết bị nổ cả mắt thì khả năng Formosa xả chất thải hóa chất kịch độc bao gồm cả nước rác phóng xạ là khả năng cao. 

- Có điều cần chú ý là vụ cá chết ở hai tuần lễ cuối tháng tư ở Quảng Bình, Đảo Chim, Đà Nẵng, và Nha Trang khác với tuần đầu tiên khi Formosa xả thải ra biển. Trong đợt chết sau nầy trầm trọng hơn và cá ở phần đáy, tức cá lớn chết nhiều hơn cá sống ở phần nước mặt. 

- Nói riêng về hóa chất, Cty Formosa công bố, theo đúng các con số thấy được qua kiểm tra, cả năm 2015 và tính đến thời điểm này, đã nhập 384 tấn hóa chất, với 43 loại hóa chất được đăng ký và chấp thuận nhập cảng để sử dụng. Và từ đầu 2016 đến nay Cty đã xử dụng 51 tấn hóa chất với mục đích khai báo là làm sạch đường ống, làm nguội các hệ thống ống dẫn, còn tồn kho 248 tấn hóa chất. 

GS Sheri P. Rosenberg, giáo sư về nhân quyền tại New York đã nhận định về mối giao hảo TC - Việt Nam như sau: "tiêu diệt một dân tộc là một tiến trình, chứ không phải một sự kiện". Do đó, tiến trình trên đã được TC lâu nay thực hiện cho dân tộc Việt Nam. Đây là một tiến trình lâu dài và đa dạng, được tăng nhanh do chế độ chính trị và chính sách đối với người dân của CSVN. Một chế độ khoá tay bịt miệng người dân, không cho đất nước có sức mạnh dân tộc. Nó biến Việt Nam trước tiên là một bãi rác, kế đến là con đường mòn Nam tiến tiếp nối tham vọng của Đại Hán TC. Nó bào mòn sức sống của dân tộc và tàn phá một đất đước xinh đẹp mà Cha Ông đã bao đời gìn giữ và tô bồi.

Và sau cùng, dù sao đi nữa, Đảng Cộng sản VN và Trung Cộng đã làm nguồn nước Cửu Long khô cạn, nguồn tôm cá biển sắp bị tiệt chủng... thì, một lần nữa “Nước Dơ Phải Rửa Bằng MÁU” mà thôi, như lời của vua Duy Tân nhắn lại cho con cháu về sau.

Houston, ngày 6 tháng 5, năm 2016

Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam (VAST)

------

Tiến sĩ Mai Thanh Truyết là đệ nhất phó chủ tịch Đại Việt Quốc Dân Đảng, chủ tịch hội đồng quản trị Hội Khoa Học và Kỹ Thuật Việt Nam tại Hoa Kỳ. Ông tốt nghiệp tiến sĩ Hóa Học tại Pháp, nguyên là Giảng sư trưởng Ban Hóa Học Đại Học Sư Phạm Saigon, Giám Đốc Học vụ Viện Đại Học Cao Đài Tây Ninh hồi trước năm 1975.

Mai Thanh Truyet






Tiến sĩ Mai Thanh Truyết (trung nam Hoa Kỳ)
Đệ nhất phó chủ tịch Đại Việt Quốc Dân Đảng
Hội Khoa Học và Kỹ Thuật Việt Nam tại Hoa Kỳ
"Giờ lịch sử đã điểm"  (quý vị bấm nghe audio)
http://freevietnews.com/audio/TsMaiThanhTruyet_ChucTet2016.mp3

Giờ Lịch Sử đã Điểm!

Mọi năm, vào những ngày cuối năm, tôi thường viết một bài…tản mạn  cuối năm. Thông thường, tôi nói lên cảm tưởng về ngày cuối năm, lời văn có vẻ “sách động” mang nhiều ý nghĩa kêu gọi đấu tranh, mang lại tự do, nhân quyền cho Việt Nam; hoặc nói lên những bất công của chế độ hiện hành, những thông tin về ô nhiễm môi trường và trách nhiệm của cường quyền.

Nhưng năm nay, chỉ còn vài ngày nữa là đến Giao thừa Năm Con Dê. Ngồi thừ người trên bàn viết, người tôi chùng lại…nghĩ miên man.

Nhưng tại sao lòng tôi chùng lại trong những ngày cuối năm nầy? Tôi đã làm gì cho quê hương, dân tộc suốt hơn 40 năm nay? Tôi đã làm gì khi thấy bà con bên nhà chịu ngàn nỗi đắng cay dưới sự cai trị sắt thép của cường quyền hơn 40 năm qua?

Xin tự hỏi và hỏi các bạn trẻ trong và ngoài nước đã làm gì cho tiến trình mang lại tự do và dân chủ cho Việt Nam chưa?

Trước tình trạng kinh tế hầu như kiệt quệ và đang đi vào ngõ cụt vì cả nợ công và tư đã vượt qua khả năng trả nợ của đảng cầm quyền, cho dù là chỉ trả tiền lời mà thôi.

Về chính trị, trong suốt gần một năm qua, nội bộ đảng Cộng sản đang đấm đá nhau để tranh dành quyền lực trong kỳ Đại hội Đảng XII, hoàn toàn không đề ra một phương hướng phát triển hay giải quyết những vấn đề cốt lõi của xã hội.

Đất Nước hoàn toàn bị tê liệt trong cuộc đấm đá nầy…

Tuổi trẻ trong và ngoài nước với chiếm tỷ lệ 2/3 dân số,
-      
 chẳng lẽ nào làm ngơ trước những chuyện xảy ra cho Đất Nước?

-       chẳng lẽ nào chịu khuất phục trước cường quyền đảng trị hay sao?

-       Và có bao giờ Tuổi Trẻ Việt Nam hỏi câu hỏi tại sao chế độ vẫn còn tồn tại hơn 40 năm qua?

Và trước cơn dầu sôi lữa bỏng trên, hiện tại chúng ta chỉ thấy…rãi rác vài tiếng nói vẫn còn trong não trạng “xin cho” của một số nhỏ “những nhà cách mạng lão thành” yêu cầu, xin Đảng …thế nầy thế nọ! Họ đem tấm nhãn cách mạnh với 40, 50, 60 tuổi đảng để làm “tấm khiêng” cho các “lá thư, quyết nghị “xin Đảng” và không bị công an đàn áp.

Hơn lúc nào hết, đảng CS Bắc Việt chỉ coi trọng quyền lực và đã đi ngược lại quyền lợi tối thượng của dân tộc; mà hiện tại, Tuổi Trẻ Việt Nam như thanh niên, học sinh, sinh viên, dân oan, lao động, công nhân, đồng bào, vẫn đang tiếp tục trong …đơn lẽ …để đòi tự do, dân chủ, nhân quyền! 

 Vì vậy;

  • Các “lão thành cách mạng” cần mở mắt ra, đừng sợ sổ hưu bị cướp giật, cần đứng chung với Tuổi Trẻ Việt Nam đứng ra làm lịch sử;
  • Tuổi Trẻ Việt Nam với tinh thần Quang Trung năm xưa hãy nắm lấy Gươm thiêng dân tộc đứng lên dẹp tan cơ chế chuyên chính vô sản của cộng sản Bắc Việt.

Giờ lịch sử đã điểm!

Lưởi gươm thiêng sông núi đã rút ra!

Tuổi Trẻ Việt Nam hãy nắm lấy và thực hiện những Ước Mơ Lạc Hồng!

Mai Thanh Truyết

Đệ nhứt Phó Chủ Tịch Đảng Đại Việt.

Giao thừa năm Bính Thân 2016

Mai Thanh Truyết

http://maithanhtruyet.blogspot.com/


Tiến sĩ Mai Thanh Truyết (trung nam Hoa Kỳ)
Đệ nhất phó chủ tịch Đại Việt Quốc Dân Đảng
Chủ tịch Hội Khoa Học và Kỹ Thuật Việt Nam tại Hoa Kỳ
"Giờ lịch sử đã điểm"  (quý vị bấm nghe audio)
http://freevietnews.com/audio/TsMaiThanhTruyet_ChucTet2016.mp3

Xin giúp phổ biến tâm tư đồng bào hải ngoại đến đồng bào quốc nội, qua Internet: Emails, Paltalk, yahoo/gmail Groups, Radio, Web, Blogs. Nội dung các phát biểu được lưu trữ ở http://freevietnews.com/audio

 







Tiến sĩ Mai Thanh Truyết là đệ nhất phó chủ tịch Đại Việt Quốc Dân Đảng, chủ tịch hội đồng quản trị Hội Khoa Học và Kỹ Thuật Việt Nam tại Hoa Kỳ. Ông tốt nghiệp tiến sĩ Hóa Học tại Pháp, nguyên là Giảng sư trưởng Ban Hóa Học Đại Học Sư Phạm Saigon, Giám Đốc Học vụ Viện Đại Học Cao Đài Tây Ninh hồi trước năm 1975.

Ông đã làm việc tại một công ty thanh lọc và khử nước thải tại Los Angeles, Hoa Kỳ. Ông có xuất bản một số sách biên khảo, có nhiều bài viết về kinh tế thị trường, tình trạng môi sinh tồi tệ và thực phẩm nhiễm độc ở Việt Nam và Trung Quốc. Xem http://maithanhtruyet.blogspot.com

 (quý vị bấm nghe âm thanh)

http://www.freevietnews.com/audio/20110126_TsMaiThanhTruyet_e.m3u

Ngọn lửa thiêng giúp các phong trào
biểu tình đang tiếp diễn!

                        Mai Thanh Truyết

Mọi năm, vào những ngày cuối năm, tôi thường viết một bài…tản mạn  cuối năm. Thông thường, tôi nói lên cảm tưởng về ngày cuối năm, lời văn có vẻ “sách động” mang nhiều ý nghĩa kêu gọi đấu tranh, mang lại tự do, nhân quyền cho Việt Nam; hoặc nói lên những bất công của chế độ hiện hành, những thông tin về ô nhiễm môi trường và trách nhiệm của cường quyền.

Tôi viết ra, “post” lên internet, nói chuyện trên radio, TV, và paltalk trên nhiều diễn đàn…

Nhưng năm nay, chỉ còn vài ngày nữa là đến Giao thừa Năm Con Cọp. Ngồi thừ người trong văn phòng, người tôi chùng lại…nghĩ miên man. Không phải tôi mệt mõi trên bước đường tranh đấu. Điều nầy chứng nghiệm cho tôi, là tôi vừa xuất bản hai cuốn sách, một cuốn tuyển tập trong đó có những bài viết đấu tranh của các nhân vật đại diện tôn giáo và những nhà tranh đấu ở Việt Nam: cuốn Việt Nam Ngày Nay, đã ra mắt tại nhựt báo Việt Báo ngày 16/1/2011. Và một, cuốn Những Vấn Đề Môi Trường Việt Nam do tôi góp nhặt từ hơn 15 năm qua qua những bài viết về Việt Nam sẽ ra mắt ngày 19/2/2011 tại báo Người Việt, California.

Nói ra như thế để thấy rằng tôi vẫn “còn lửa”.

Nhưng tại sao lòng tôi chùng lại trong những ngày cuối năm nầy? Tôi đã làm gì cho quê hương, dân tộc suốt hơn 35 năm nay? Tôi đã làm gì khi thấy bà con bên nhà chịu ngàn nỗi đắng cay dưới sự cai trị sắt thép của cường quyền hơn 35 năm qua? Xin hỏi các bạn trẻ trong và ngoài nước đã làm gì cho tiến trình mang lại tự do và dân chủ cho Việt Nam chưa?

Và cũng xin tự hỏi còn có biết bao nhiêu người con Việt tha hương mang cùng một tâm trạng như tôi.





Trên đường lái xe đến nơi làm việc, radio RFA vừa thông tin rằng trong năm 2010, Việt Nam đã xuất cảng 6,8 triệu tấn gạo, nhiều nhứt từ trước đến giờ…mà người nông dân cũng không đủ ăn….vì lợi nhuận cao do tiền bán gạo đã vào tay thương buôn nhà nước, các hiệp hội lúa gạo cũng do nhà nước quản lý, cùng những thủ đoạn như ép giá khi gặt lúa vì nông dân không có đủ bồn chứa, phải bán đi thôi.

Chưa kể những số nợ cần phải thanh toán khi vay mượn mua lúa giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tất cả đều tăng vọt gấp nhiều lần hơn mức bội thu lúa cho năm nay. Như vậy nghèo vẫn hoàn nghèo. Công lao động của nông dân vào tay tất cả nhóm ngườ trung gian dưới sự che chở của cường quyền.

Tệ hơn nữa, những nhu cầu thực phẩm khác ngoài lúa gạo không được khuyến khích, cho nên phải nhập cảng từ phương Bắc, ngay cả những vật dụng thông thường như văn phòng phẩm, viết chì, viết mực, bao thơ, miếng bùi nhùi chùi xoong nồi, các miếng sponge để rửa chén…cũng phải nhập cảng từ bên Tàu qua.





Về hàng nông sản khác như cà rốt, cải bắp trong 10 tháng qua, đã nhập cảng trên 21 ngàn tấn, giết chết vùng Đà Lạt, một trung tâm trồng cà rốt, cải bắp, su hào…nhờ khí hậu ôn đới. Ngay cả hành lá cũng nhập cảng gần 8 ngàn tấn. Thậm chí tâm xỉa răng cũng phải nhập cảng 1.118 tấn từ Trung Cộng.

Trên đây là những thông tin chính thức từ Hải quan Việt Nam, nhưng chăc chắn những mặt hàng nhập cảng lậu qua các cửa biên giới sẽ còn cao hơn nhiều.

Quản lý một đất nước với 86 triệu dân mà phải nhập cảng luôn cả tăm xỉa răng…thì quả thật là một xã hội xã hội chủ nghĩa siêu phàm, theo đúng “định hướng xã hội chủ nghĩa” của đảng đề ra.

Có thể nói 97% con dân Việt phải cật lực CÀY để cho 3% đảng viên, cán bộ đặt quyền đặt lợi HƯỞNG.

Như vậy mà chế độ vẫn
còn tồn tại hơn 35 năm qua.

Tuy nhiên, ở những ngày cuối năm con Cọp, một tia hy vọng ở cuối đường hầm là phong trào dân chủ do những người trẻ xứ Tunisia đứng lên làm lịch sử, kéo theo sự đồng thuận của quân đội đã kết thúc hàng chục năm độc tài của Tổng thống độc tài Ben Ali.






Và đây chính là ngọn lửa thiêng giúp cho các phong trào biểu tình đang tiếp diễn ở Yemen, Algeria, và nhứt là ở Ai Cập qua sự “bớt cứng rắn” của cảnh sát trong việc đàn áp biểu tình.

Còn Việt Nam thì sao?

Năm con Mèo có thể là năm bản lề cho làn gió dân chủ thổi vào Đất Nước thân yêu của chúng ta một khi quân đội đứng về phía dân tộc như quân đội Tunisie đã làm.

Tất cả tùy thuộc vào chúng ta, đặc biệt Tuổi Trẻ Việt Nam

Tiến sĩ Mai Thanh Truyết
Đệ nhất Phó Chủ Tịch
Đại Việt Quốc Dân Đảng
Hoa Kỳ ngày 26/1/2011

 (quý vị bấm nghe âm thanh)
http://www.freevietnews.com/audio/20110126_TsMaiThanhTruyet_e.m3u

 

Các bài  biên khảo của Tiến sĩ Mai Thanh Truyết
được lưu trữ tại đây, mời quý vị quý bạn đọc thêm:
http://maithanhtruyet.blogspot.com


  





Lạm Dụng Môi Trường:
Một Bước Ðưa Ðến Bất Ổn Chính Trị

 
Theo tin tức mới nhất trong 6 tháng đầu năm 2007, TQ đã có mức phát triển vượt bực là 9,0%. Như vậy, trong vòng 10 năm trở lại dây TQ đã tăng vọt mức phát triển đều đặn từ 8% trở lên, nâng lợi tức đầu người hiện nay lên đến khoảng 1.470 Mỹ kim hàng năm. Từ kết quả nầy, một số nhận định trên nhiều góc độ khác nhau phản chiếu lên nhiều lãnh vực kinh tế - chính trị - xã hội; do đó, đã soi rọi cho chúng ta thấy thêm được nhiều khía cạnh tích cực và tiêu cực trong xã hội TQ, một quốc gia đông dân nhất trên thế giới.
 
Một vài con số thống kê sau đây nói lên tính cách nghiêm trọng của vấn đề phát triển hiện tại của TQ để đạt được mức lợi tức đầu người vừa kể trên. Theo ước tính của Mathew Reese trong khi khảo sát về 20 thành phố ô nhiễm nhất trên thế giới, TQ đã chiếm kỷ lục với con số 16 thành phố. Trên 60% nước sông trên toàn quốc TQ không còn khả năng cung cấp nước uống cho người dân. Về ô nhiễm không khí và khí carbonic phát thải, nguy cơ chính làm tăng sự hâm nóng toàn cầu, vào năm 2009, mức phát thải CO2 của TQ sẽ vượt qua Hoa Kỳ. 84% tổng dân số TQ thở không khí độc hại, nguyên nhân của trên 400 ngàn người chết hàng năm.
 
Về khía cạnh tích cực, so với sức tăng trưởng trong 10 năm qua, TQ đã một phần nào giải quyết nạn xoá đói giảm nghèo cho khoảng 50 triệu cư dân căn cứ theo thống kê. Nhưng ngược lại tình trạng phát triển vượt bực trong thời gian qua đã làm cho xã hội TQ phải đối mặt với hai vấn nạn nghiêm trọng hơn và có thể đưa đến những xáo trộn chính trị của đất nước nầy trong một tương lai không xa. Ðó là:
Khoảng cách giàu nghèo ở nước nầy ngày càng cách xa giữa tầng lớp được ưu đãi và tuyệt đại đa số những người dân cùng khổ vì chính sách phát triển không cân bằng với việc bảo vệ môi trường, chính điều nầy có thể khơi mào cho những bất ổn xã hội do người dân đứng lên;
Mức phát triển trên đã gây ra nhiều vấn nạn môi trường, mà hậu quả là hiện tại, trên cùng khắp các nơi đã thiết lập những khu công nghiệp của TQ đều vấp phải sự chống đối trực tiếp của người dân địa phương.
 
Bài viết lầy có mục đích tập trung vào việc quan sát và phân tích tình trạng ô nhiễm môi trường của quốc gia TQ, hậu quả tất nhiên của sự phát triển bừa bãi và không kế hoạch bảo vệ môi trường. Các tiến độ và cường độ của các cuộc biểu tình, những sự chống đối tự phát của người dân TQ có thể làm cho chúng ta có cái nhìn xuyên suốt và chính xác hơn về chính sách phát triển cũng như tình trạng bất ổn của xã hội nầy.
 
Sự đề kháng của người dân TQ
 
Trước tình trạng phát triển ồ ạt và không có sự cân bằng giữa phát triển và bảo vệ môi trường, TQ đã tạo dựng song hành ngoài những thành quả kinh tế đã đạt còn có một tình trạng môi trường xuống cấp ngày càng tệ hại. Theo ước tính của các chuyên gia môi trường thuộc Chương trình Môi trường LHQ (UNEP), chi phí cần thiết để sửa chữa hay hạn chế những vấn nạn môi trường xảy ra trong quá khứ và hiện tại là 7% của ngân sách hàng năm của nước nầy. Từ đó, người dân sống ở đồng quê, nông dân, những người chăn nuôi, trồng trọt... ngược lại không thừa hưởng được những phúc lợi đến từ phát triển mà phải chịu thêm nhiều thiệt hại do ảnh hưởng của môi trường. Cho nên, họ đồng loạt đứng lên đòi hỏi nhà cầm quyền TQ phải cải thiện và giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường không khí, đất đai, và nhất là nguồn nước mặt và nước ngầm.
 
Họ không có gì để mất. Sự can đảm nhờ đó tăng lên cao. Ðiển hình nhất là cuộc nổi dậy của dân làng Huaxi, ngoại ô thành phố Dongyang, thuộc tỉnh Zejiang (Tứ Xuyên) vào tháng tư vừa qua. Cuộc nổi dậy chống lại cảnh sát hiện vẫn còn đang tiếp tục mặc dù nhà cầm quyền địa phương đã quyết định di dời khu sản xuất công nghiệp tại làng lầy. “Chúng ta hãy chiến đấu cho đời sống, cho sức khoẻ của con cháu của chúng ta. Chúng ta hãy bảo vệ ruộng lúa và vườn rau cải trong làng”. Ðó là khẩu hiệu và là một chứng liệu cho sự quyết tâm của dân làng Huaxi.
 
Trên toàn lãnh thổ TQ qua cuộc khơi mào của dân làng Huaxi đã bộc phát và trở thành một hiện tượng toàn quốc mặc dù các vụ nổi dậy đã xảy ra từ hơn 10 năm qua, nhưng cường độ cũng như tầm ảnh hưởng không lan rộng và có tính cách quốc gia. Theo TS Li Lianjiang, chuyên gia chính trị học nghiên cứu về sự phản kháng của nông dân thuộc viện đại học Baptist Hong Kong, thì từ năm 1993 trở đi, trung bình có 10 ngàn vụ nổi dậy của người dân phản kháng nhà cầm quyền trên nhiều khía cạnh khác nhau. Các cuộc phản kháng nầy được nhà cầm quyền TQ gán tên là “những xáo trộn công cộng”. Con số nầy đã tăng bất ngờ trong năm 2004, lên đến 74 ngàn vụ, trong đó nông dân đứng lên để đòi hỏi cải thiện môi trường, được đền bù tương xứng trong các chương trình di dời nhà cửa, đất đai của người dân để xây dựng cơ xưởng kỹ nghệ quốc doanh hay cho ngoại quốc đầu tư. Vào năm 2005, số vụ biểu tình tăng lên 87.000 vụ. Ðiều nầy cho thấy sự bất ổn xã hội là một thực tế và có nguy cơ tăng trưởng nhanh chóng trong thời gian sắp tới.
 
Ðứng trước tình thế trên, nhà cầm quyền trung ương dường như đang bị phân tâm trước việc giải quyết những yêu cầu môi trường của nông dân. Một là dựa trên nguyên tắc bảo vệ môi trường, và yêu cầu thiết yếu của người dân là chính đáng và cũng là một động cơ giúp nhà cầm quyền nhận thức rõ được nơi nào cần phải lưu tâm trước những sự lạm dụng môi trường của địa phương. Thứ nữa, sự lo ngại của trung ương về những bất ổn chính trị qua các vụ nổi dậy của nông dân. Do đó, tuỳ theo trường hợp, TQ vừa đàn áp nổi dậy vừa lắng nghe để giải quyết những vấn đề của người dân nêu ra.
 
Câu chuyện một dòng sông
 
Sông Shaying, một phụ lưu của sông Huai chảy qua tỉnh Henan (Hồ Nam) miền trung TQ. Qua nhiều năm, Huo Daisan, một nhà môi trường học và cũng là một cổ động xã hội đã nhận định rằng con sông nầy là nguyên nhân của hàng ngàn trường hợp ung thư của dân làng sống dọc theo hai bên bờ sông. Theo báo cáo, đã có 118 dân làng Huang Meng Ying đã chết vì ung thư trên tổng số 2.600 cư dân từ năm 1990. Tin tức nầy đã được đưa lên hàng đầu của báo New York Times mùa thu năm 2004 cũng như truyền hình TQ đã báo động nhiều kỳ sự việc nầy.
 
Tuy nhiên, Bộ Y tế TQ chỉ đáp ứng sơ sài qua vài mẫu nước sông để phân tích kiểm nghiệm mà thôi. Rồi im lặng hẳn! Còn dân làng phải tiếp tục chiến đấu với những cơn bịnh nghiệt ngã cùng với những món nợ khổng lồ do chi phí y tế. Huo đã vận động thành công việc thành lập Hội Bảo Vệ Sông Huai (Huai river protectors) hầu hy vọng gây được sự chú ý về vấn nạn trên đến nhà cầm quyền trung ương và địa phương.
 
Từ năm 1998 trở đi, ông tiếp tục chụp ảnh và báo động cho dân làng tình trạng cập nhật của dòng sông. Vào tháng 7 năm 2002, trước khi ông Xie Zhenhua, Trưởng Cơ quan Bảo vệ Môi trường Quốc gia thời bấy giờ viếng thăm sông Huai, Huo rất ngạc nhiên khi thấy nước sông sạch và trong hơn. Nhưng ngay sau khi cuộc viếng thăm chấm dứt, dòng sông trở nên đen xậm ngay à luôn luôn có một lớp bọt màu tím hiện diện ở trên mặt nước. Vào năm 2000, 6 nông dân bị trợt té ở ống cống thông ra dòng sông Huai và bị chết ngay sau đó.
 
Nguyên nhân chính của việc biến sông Huai thành dòng sông đen là do công ty Lianhua Group, một công ty lớn nhất thế giới sản xuất bột ngọt, hợp doanh cùng với công ty Aginomoto của Nhật Bản. Công ty sử dụng hàng trăm ngàn công nhân, nằm trên thượng nguồn của sông Huai. Năm 2003, công ty đã bị phạt 1,2 triệu Mỹ kim, nhưng tình trạng vẫn không thay đổi cho đến hiện tại vì chính phủ trung ương đã đầu tư không nhỏ vào chính công ty nầy.
 
Trường hợp Việt Nam
 
Nhìn lại Việt Nam, chỉ riêng tại các tỉnh miền Bắc trong sáu năm qua có trên 365 đợt gồm hơn 22 ngàn nông dân lên Hà Nội dựng lều, bám trụ gây sức ép về an ninh và trật tự xã hội ở thủ đô. Ðiều nầy chưa hề xảy ra trong suốt gần 50 năm cầm quyền của nhà nước CS VN trước đây. Ðiều nầy cũng nói lên được những bất ổn xã hội đã bắt đầu manh nha từ những năm gần đây. Và nông dân VN, những người thấp cổ bé miệng, hiện nay đã biết đứng lên đòi được đối xử công bình hơn. Ðây là một hiện tượng lớn chúng ta cần quan tâm. Và đây cũng là bước đầu cho tiến trình dân chủ hoá của VN, một bước tiến tuy chậm nhưng sẽ là những bước vững chắc ngõ hầu mang lại bầu không khí tự do cho toàn thể người dân đang sống trong sự kềm kẹp của chế độ. Các vụ khiếu kiện ở Việt Nam ngày càng tăng từ Hà Nội đến Sài Gòn, và lan dần đến các tỉnh ở Ðồng Bằng Sông Cửu Long (ÐBSCL). Trong giai đoạn nầy, có thể nói đây là bước ngoặt mới cho tiến trình dân chủ ở Việt Nam.
 
Còn câu chuyện của dòng sông Huai, cũng không khác câu chuyện của dòng sông Biên Hòa tại nơi nhà máy sản xuất bột ngọt và hoá chất cơ bản của công ty Vedan, một công ty do Ðài Loan làm chủ. Năm 1997, công ty nầy đã được Sở Môi trường thành phố Sài Gòn đề nghị đóng cửa, nhưng tình trạng vẫn không thay đổi và nhà máy vẫn tiếp tục sản xuất mạnh và liên tục cho đến ngày nay. Phế thải lỏng vẫn tiếp tục đi vào dòng sông và phế thải rắn vẫn đi “chu du” khắp nơi thậm chí lên tận Tây Ninh và đã bị địa phương làm biên bản. Nhưng đâu cũng vào đấy. Ngay chính tuần báo nổi tiếng của Hoa Kỳ là Chemical Engineering News thời bấy giờ cũng đã loan tin và hình ảnh đầy đủ vấn nạn ô nhiễm dòng sông trên.
 
Ảnh hưởng của các cuộc nổi dậy
 
Có hai ảnh hưởng quan trọng cần nêu ra đây: ảnh hưởng lên kinh tế và đầu tư ngoại quốc và ảnh hưởng đến những xáo trộn xã hội và chính trị tại TQ, kết quả của các cuộc đấu tranh của nông dân.
 
Trước sự gia tăng các cuộc phản kháng của người dân, những nhà đầu tư ngoại quốc, nhất là trong kỹ nghệ hoá chất, bắt đầu chùng bước trong việc thiết kế và đầu tư vào quốc gia nầy trong vài năm trở lại đây. Ðối với những nhà đầu tư ngoại quốc họ rất chú tâm đến việc xử lý chất thải rắn và lỏng cũng như kiểm soát việc ô nhiễm không khí một khi đã xây dựng nhà máy tại quốc gia nầy. Do đó, với tầm nhìn chung, họ cũng mong mỏi các nhà đầu tư nội địa cũng phải đặt ngang tầm bảo vệ môi trường và sản xuất để hy vọng làm dịu bớt phản kháng của người dân.
 
Tuy nhiên các suy nghĩ tích cực trên không có cơ sở đứng vững trong trường hợp áp dụng cho TQ vì không thể nào có một sự bình đẳng trong việc áp dụng luật lệ môi trường giữa các công ty ngoại quốc và quốc nội. Chính vì luật môi trường TQ còn quá nhiều điểm mơ hồ (mà luật môi trường Việt Nam cũng chẳng khá gì hơn) cho nên cán bộ địa phương tuỳ tiện suy diễn và thi hành, nhất là khi có “thủ tục đầu tiên” của người bản xứ thì mọi trở ngại về giấy phép như thủ tục lập Biên bản tác động môi trường cho một cơ sở mới thành lập sẽ được thông qua dễ dàng cũng như giấy phép hoạt động. Do đó, các công ty ngoại quốc hiện tại rất e dè trong việc đổ thêm đầu tư vào quốc gia nầy.
 
Ðứng về mặt xã hội, ngày càng có thêm nhiều chỉ dấu về các xáo trộn xã hội ở những nơi có khu công nghiệp hình thành. Các xáo trộn càng trở nên bạo động hơn trong việc tranh chấp đất đai của người dân vì được bồi thường không xứng đáng với giá trị đã có của người dân; cũng như việc đòi hỏi chính đáng của họ là các khu công nghiệp phải nghiêm chỉnh chấp hành quy định của luật bảo vệ môi trường trong sản xuất. Do đó, người nông dân TQ ngày càng nghèo thêm vì diện tích đất còn lại đã bị thu hẹp và không còn cho năng suất cao nữa vì môi trường đã bị ô nhiễm. Tiếc thay, trung ương không có biện pháp mạnh mẽ để giải quyết vấn đề và Cơ quan Bảo vệ Môi trường Quốc gia không đủ quyền lực để sửa chữa những sai trái của địa phương. Do đó, tình trạng bất ổn ngày càng lan rộng, báo hiệu cho một tương lai không mấy sáng sủa cho Trung Quốc trong những ngày sắp tới.
 
Thay lời kết
 
TQ đã thấy và thấy rất rõ những thách đố của người dân và các xáo trộn xã hội vừa kể trên. Nhưng nhà cầm quyền đã có phản ứng trong những ngày gần đây như thế nào? Thay vì lựa chọn con đường phát triển bền vững, ứng hợp với chiều hướng toàn cầu hoá như phát triển phải đi song hành với việc bảo vệ môi trường ngõ hầu xoa dịu được các phản kháng của người dân. Ngược lại, TQ lại chọn con đường “đàn áp” dưới nhiều hình thức như:
 
Từ mùa hè năm 2005, đảng CS TQ ra lệnh tất cả các cơ quan truyền thông ở TQ phải “chia xẻ” và kiểm chứng các thông tin nhạy cảm về an toàn thực phẩm với cơ quan hữu trách trước khi thông tin trên được phổ biến trên báo chí hay truyền thanh, truyền hình.
 
Hiện có nhiều tổ chức phi chính phủ (NGO) về môi trường đang hiện diện ở TQ nhưng không có tổ chức nào có tầm cỡ như Greenpeace để có thể có tiếng nói trung thực. Tổ chức Greenpeace không được hoạt động ở TQ. Còn các tổ chức NGO còn lại phải kết hợp chặt chẽ và phù hợp với những quy luật nhạy cảm thích hợp với chiều hướng giải quyết của nhà cầm quyền TQ về môi trường và an toàn sức khoẻ.
 
Dù phải chịu áp lực của nông dân phản kháng, nhưng đứng trước những vụ kiện tụng, TQ luôn đứng về phía các công ty gây ô nhiễm môi trường và phần thiệt thòi luôn ở về phía người dân thấp cổ bé miệng vì không kham nổi phí tổn cho vụ kiện cũng như trước những lý lẽ của cường quyền.
 
Từ tất cả những hiện trạng phân tích trên đây, nếu chúng ta đổi tên Trung Quốc thành Việt Nam, sông Huai thành sông Biên Hoà hay sông Sài Gòn, và tên của những khu công nghiệp TQ thành khu chế xuất Tân Thuận hay Sông Bé, chúng ta sẽ thấy những âm bản tương đương như những vấn nạn môi trường đang xảy ra ở TQ. Cũng như Việt Nam hiện tại cũng đang đối mặt với sức phản kháng của người dân ở khắp nơi trên quê hương.
 
Việt Nam cho đến hôm nay vẫn tiếp tục khai triển từ mô hình chính trị cho đến những chính sách và kế hoạch kinh tế rập khuôn theo TQ, cũng như cung cách làm ăn và giải quyết vấn đề bằng bạo lực của cường quyền; quy luật ngàn đời của xã hội chắc chắn sẽ xảy ra cho Việt Nam. Ðó là sự cáo chung của chế độ.
 
Mai Thanh Truyết


 Lời Cuối
Cuộc Tình

TS. Mai Thanh Truyet


Sáng nay, sau khi vừa thảo xong lá thư từ nhiệm để chuẩn bị gửi lên Ban quản trị của công ty trong vài ngày sắp tới, tôi ngồi bất động bên ly trà nóng. Đây là một quyết định manh nha từ đầu năm 2011. Bụng bảo dạ là đã đến lúc phải nghĩ và “về hưu”. Nhưng lý trí vẫn từ khước và cương quyết bảo cứ ngồi đây để có điều kiện tiếp tục …chiến đấu. Sau cùng, lá thư đã được thảo xong và trong vài ngày tới tôi sẽ rời khỏi căn phòng nầy… từ giã chiếc áo blouse màu trắng mà tôi đã mặc từ năm 1963 cho đến bây giờ.

Tôi sắp sửa từ bỏ nó như
đang làm thủ tục “ly dị” một người tình!

Dĩ nhiên là có rất nhiều ray rứt, suy tư ngay cả khi về nhà hay trằn trọc trong đêm thâu. Một quyết định thật khó khăn khi từ bỏ một công việc hết sức nhàn rỗi; nhàn rỗi đến nỗi có thể nói là tôi dùng gần hết “8 giớ vàng ngọc” của sở để: viết bài, đọc tài liệu, liên lạc email và điện thoại đó đây, thậm chí ngay cả những buổi phỏng vấn của truyền thông như báo chí, radio v.v…

Bao nhiêu năm qua, tôi đã được dùng nơi nầy để gửi những thông tin khoa học nghiên cứu môi trường về Việt Nam, hy vọng bà con nơi quê nhà tiếp cận được, để tự cứu lấy mình trước những vấn nạn môi trường vây chặt cuộc sống của họ. Những vấn nạn mà người quản lý đất nước không lo nổi để bảo vệ người dân như ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, cùng nhiều vấn đề xã hội khác của quê hương.

Nhìn lại bức hình trên đầu bài viết, hình chụp vào năm 1988 tại một Đại hội của công ty CWMI tại Dallas, quy tụ 22 phòng thí nghiệm khắp nơi trên đất Mỹ về họp bàn vấn đề môi trường tại Hoa kỳ và của thế giới. Trong thời gian nầy tôi đang quản lý một phòng thí nghiệm với khoảng 30 nhân viên làm việc trong một diện tích gần 8.000 mét vuông, trong đó gồm 2 Tiến sĩ, 4 Thạc sĩ, và hơn 10 Cử nhân và số thí nghiệm viên còn lại. Đây là một phòng thí nghiệm được chứng nhận theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ (accredited laboratory) lớn nhứt, và đó là công ty dùng để phân tích, chứng nhận tất cả các chất phế thải lỏng cũng như rắn để quyết định phải xử lý (treat) như thế nào.







Tiến sĩ Mai Thanh Truyết ký tặng
sách phát hành về môi sinh Việt Nam


Nơi đây cũng là một trung tâm huấn luyện về QA/QC cho các trưởng phòng thí nghiệm ở khắp các tiểu bang Hoa Kỳ và Mễ Tây Cơ của công ty. Hàng ngày, nơi đây tiếp nhận trên 300 mẫu phế thải kỹ nghệ đến từ khắp nơi và cần được phân tích từ finger print (phân tích nhanh) cho đến phân tích toàn diện.

Nói như vậy cho thấy sự bận rộn của mọi nhân viên như thế nào. Đó là chưa kể đến một bộ phận chuyên làm và thử nghiệm các “công thức” (recipe) để xử lý phế thải bằng phương pháp macro-encapsulation. Sau khi thành công trong phòng thí nghiệm, nghĩa là hàm lượng các hóa chất độc hại có trong phế thải dưới định mức quy định của EPA. Công thức trên sẽ được áp dụng cho mỗi “mẻ” xử lý là 20 tấn…phế thải.

Phòng thí nghiệm nằm trên một ngọn đồi cao, do đó theo luật lệ, cần phải theo dõi mức độ ô nhiễm của không khí ở các khu dân cư nằm trong đường bán kính 15 miles.

Viết đến đây để cho bà con thấy việc quản lý chất phế thải rất nhiêu khê và gồm nhiều giai đoạn mà công ty phải cần nhiều nhân lực chuyên môn về phân tích, quản lý, an toàn lao động và nhiều công việc linh tinh khác.

Thủ tục thanh tra từ EPA và giám sát của thành phố đi đến kiểm tra có định kỳ cũng như bất ngờ xảy ra thường xuyên. (Tôi không muốn dùng chữ “đột xuất” của CSVN bây giờ).

Do đó, công việc quản lý và xử lý một chất phế thải rất phức tạp. Mỗi phế thải sau khi được xử lý, sẽ được mang ra đổ ngoài bãi rác (landfill) và hồ sơ, lý lịch cùng địa điểm “chôn rác” phải được giữ trong vòng 5 năm.

Nếu có khiếu nại hay cần kiểm soát lại, chúng ta có thể lấy mẫu để phân tích và chứng minh. Nó không giản dị như quan điểm hiện có ở Việt Nam, là chuyển tải từ nơi xuất phát như nhà ở hay công xưởng …rồi chở ra đổ vào một bãi đất trống mặc cho ruồi muỗi, nước rỉ (leachate) chảy tràn lan khắp lơi…

Bãi rác chứa 13 triệu tấn rác ở LA, CA đang được biến đổi để thiết lập một dự án xây dựng làm sân golf trên đỉnh và một trung tâm nghĩ mát gồm khách sạn, khu thương mại, sân quần vợt, đường cho ngựa chạy v.v…

Trông người mà nghĩ đến ta!

Trong những ngày còn lại bên chiếc máy computer cũ kỹ, tôi cố gắng trang trải ra đây một số suy nghĩ riêng tư của mình, chia xẻ cùng bạn đọc. Trên một mảng tường, tôi dán những hình ảnh “thời gian” trong đó tôi chụp hình cây phong trước phòng thí nghiệm của tôi hàng năm vào tuần lễ đấu tiên của tháng 11, mùa cây thay đổi màu lá…để thấy lại thời tiết…lạnh nhiều hay lạnh ít qua sự thay đổi của trời đất. (Xin xem hình đính kèm).

Rồi đây, trong vài ngày nữa tôi sẽ phải giã từ một khung cảnh thân thương trong mười bảy năm qua.

Giã từ! Từ giã! Biệt ly! Ly biệt!

Chiếc áo blouse màu trắng

Thực sự tôi đã bắt đầu mặc chiếc áo thân thương màu trắng nầy từ năm 1963 khi còn là một cậu sinh viên năm thứ nhứt trường Y khoa Sài Gòn.

Những kỷ niệm nơi đường Trần Quý Cáp góc đường Lê Quý Đôn, nơi sau nầy, Cộng sản Việt Nam biến thành nhà triển lãm tội ác “Mỹ Ngụy”. Nhưng hôm nay, tội ác của Mỹ đâu không thấy mà chỉ thấy những lời “xin-cho” (cố hữu trong não trạng của người cộng sản) người Hoa Kỳ vào lại Việt Nam để làm đối trọng với Trung Cộng. Còn tội ác của “Ngụy” (!) ư? Nếu còn, chỉ là những lời “van xin” khúc ruột ngàn dặm (?) đem đô la về xây dựng đất nước!

Kỷ niệm tại Cơ thể Học viện với Thầy Nguyễn Hữu, Thầy Trần Anh. [1] Sau Cơ thể học viện, rồi đến bịnh viện Chợ Rẫy với Thầy Đặng Văn Chiếu, bịnh viện Từ Dũ với Thầy Hồng (quên họ của Thầy rồi), Bình Dân với Thầy Út, và bịnh viện Nguyễn Văn Học với Thầy Trần Văn Lữ Y…

Một vùng trời kỷ niệm của áo trắng ngày nào. Tuổi thanh niên của tôi lúc nầy thể hiện qua một việc làm nho nhỏ trong chiếc áo trắng vào giữa năm 1963, giai đoạn gay cấn của Đệ nhứt Cộng hòa vì phải đối đầu với giặc ngoài là Việt Cộng và “thù” trong là những người quốc gia (!) xâu xé nhau, gây bất ổn cho chế độ Cộng hòa lúc bấy giờ.

Anh bạn thân thiết của tôi là Hoàng Cơ Trường và tôi đã làm công tác chích ngừa cho dân chúng ở những vùng bất an ninh như Cần Giuộc, Cần Đước, và Long Đinh. Hai anh em cùng đi trên chiếc mobylette vàng của tôi dong ruổi trên các đường mòn hẻo lánh nhưng không hề biết sợ những bất trắc có thể mang đến cho mình do bị Việt cộng phục kích! (xin có vài giây phút tưởng niệm đến anh bạn Trường của tôi).

Rồi tôi lại mang chiếc áo trắng thân thương qua Pháp. Những ngày làm sinh viên, những ngày làm assistant laboratoire, rồi làm assistant délégée ở trường Hoá học (Đại học Besancon, Pháp). Chiếc áo trắng trong giai đoạn nầy chính thức mang lại cho tôi lương bổng hàng tháng, để từ đó tôi có thể lo cho vợ con.

Về lại Việt Nam, cũng với chiếc áo blouse trắng cố hữu của tôi lại “phất phơ” nơi phòng hóa học trường Đại học Sư Phạm Sài Gòn và Đại học Cao Đài Tây Ninh. Trong thời gian ngắn ngủi chưa đầy hai năm làm việc ở hai nơi nầy, chiếc áo trắng cũng giúp tôi làm một số việc nho nhỏ, như gieo cấy ý thức trách nhiệm của sinh viên, qua việc bảo quản phòng ốc của trường Sư phạm…bằng cách cổ động sinh viên, thầy trò tổ chức những ngày đi lau chùi và rửa…nhà vệ sinh của trường!

Nơi Cao Đài, niềm hãnh diện của tôi trong chiếc áo trắng là xây dựng và thiết lập các phòng thí nghiệm hóa học, vật lý, sinh thực động vật trong một thời gian kỷ lục, từ việc thiết kế xây dựng và thu mua các máy móc và dụng cụ, ở ngoại ô Cao Đài.

Từ đó, sinh viên có điều kiện thực tập bên cạnh Chợ Long Hoa, cửa số 1, vì trong nội ô,  các việc thí nghiệm nhứt là mổ xẻ động vật là một cấm kỵ của đạo. Việc làm nầy, tôi đã nhờ sự phụ của tôi giúp và của một số giảng nghiệm viên trẻ mà tôi đã thu dụng cùng đồng ý với đường lối mở mang và phát triển trên. Nơi đây, xin cám ơn các anh em đã đóng góp một việc làm không nhỏ cho Viện Đại học Cao Đài.

Ngày nay, dù nơi đây không còn là một đại học đúng nghĩa dưới chế độ mới, nhưng sự hình thành và phát triển đại học đã khơi mào cho người dân nơi đây thấu hiểu được tầm quan trọng của giáo dục và tin tưởng vào tương lai con em của một miền đất khô cằn Tây Ninh.

Sau ngày 30-4-1975 chiếc áo trắng vẫn tiếp tục đeo đuổi tôi, nhưng lần nầy dưới một hình thái khác…là phải bất đắc dĩ làm việc cho chế độ mới. Trong giai đoạn nầy, thực sự tôi có vấn đề với “chiếc áo trắng của tôi”. Sở dĩ tôi gọi là có vấn đề vì chiếc áo trắng tôi mặc trong lúc nầy chỉ là một hành động miễn cưỡng để bảo vệ bản thân và gia đình mà thôi.

Thật sự là tôi đã tạm thời “ly hôn” trong trí óc với người tình của tôi ở giai đoạn “sống chung với “lũ”, giống như chính sách “sống chung với nước lũ” của VC gây ra cho bà con Đồng bằng Sông Cửu Long vì những sai trái trong việc xây dựng đê bao mà không nghiên cứu làm cho lũ lụt ở miền nầy ngày càng trầm trọng và phức tạp hơn lên. Cuộc ly hôn tạm thời nầy chấm dứt ngay sau khi tôi thực hiện thành công “giấc mơ ra biển lớn” năm 1983.

Từ ngày đặt chân đến vùng đất tự do, chiếc áo trắng đã được tôi nâng niu thực sự với sức bật của tuổi trung niên, với những việc làm ở Medical School ở Minnesota sau ba năm làm postdoctorate qua đề tài nghiên cứu về các màng của tế bào máu hồng huyết cầu.

Tôi đã thực hiện được hai publication bằng cách chứng minh chính màng (membrane) thứ tư tên Actin 4.1 của hồng huyết cầu là nơi chuyên chở Oxy, và Phosphate đi khắp nơi trong cơ thể. Đây cũng là nơi dừng chân của một gốc tự do (free radical), NO (nitroso…), và chất nầy chính là nguyên tố trung gian để chuyển các hóa chất cần thiết (hay chữa bịnh) lên óc. Đây là một phương pháp trị liệu tương đối còn mới mẻ lúc bấy giờ.

Rời Minnesota, người tình của tôi vẫn còn trung thành và dường như có một duyên (hay nghiệp nào đó), khiến tôi mang người tình vào một nơi không mấy “vệ sinh”. Đó là, tôi và người tình sống chung trong các bãi rác kỹ nghệ và rác sinh hoạt gia đình…từ năm 1987 cho đến giây phút hiện tại đang ngồi “gỏ mõ” bằng hai ngón tay cho bài viết nầy. (tuy chỉ gỏ mõ bằng hai ngón tay, nhưng tôi rất hãnh diện và chấp nhận “thi đấu” với các “bạn già” của tôi để …thi đánh máy!

17 năm qua với tất cả vui buồn trong những lần bị “thanh tra” (inspection) thình lình do EPA Region 9 đến từ San Francisco, hay DTSC (Department of Toxic Substance Control) từ Sacramento, hay từ AQMD (Air Quality Management District) từ Los Angeles, Sanitation District of LA, hoặc Health Department cùa City West Covina, CA.

Chiếc ghế trong hình là cái thứ ba tôi đã thay nơi đây trong suốt 17 năm ngồi ở văn phòng nầy.

Tội nghiệp “em” tôi, trong suốt 24 năm sau cùng nầy, em tôi phải chịu đựng tất cả những mùi xú uế trên cõi đời ô trọc nầy khi em theo tôi đi cùng khắp các nơi tôi làm việc. Khứu giác của tôi rất nhạy cảm, tôi có khả năng ngữi được những mùi quen thuộc của những hóa chất hiện diện trong chất phế thải (không giống như Madison Nguyễn khi viếng thăm bãi rác Đa Phước mà vẫn thấy ….mùi thơm của tiền tài và chủ nghĩa!).

Nhờ khả năng khứu giác nầy, nó đã làm cho tôi giải quyết các công việc chuyên môn một cách nhanh chóng. Nào là mùi các hóa chất sát trùng, hóa chất trừ nấm mốc, hóa chất diệt cỏ dại trong đó có chất 2,4,5-T, một thành phần trong hổn hợp của chất Da Cam. Nhờ mùi, tôi dễ dàng phân biệt được hóa chất nào dẫn xuất từ Arsenic, hay Phosphate, hay Carbamate v.v…

Chính những sự tiếp xúc nầy làm cho em tôi bị “ô nhiễm”, nhưng với một tình yêu sắt son, em vẫn trung thành với tôi, em vẫn âm thầm chịu đựng như nội dung của bài mưỡu Mẹ Mốc trong văn chương Việt Nam.

Con số 17 làm tôi nhớ lại một mối tình học trò ở tuồi 17, khi học Đệ nhị ban B. Năm đó, toàn hội đồng thi cho ban B chỉ có khoảng 1000 thí sinh, và tôi đi thi ở trường tiểu học Bàn Cờ. Ở Việt Nam, số thứ tự của thí sinh được sắp xếp theo tên, chứ không theo họ, và phòng thi của tôi lại đối diện với phòng thi của nàng vì nàng có tên bắt đầu bằng chữ Th…

Vào hôm thi toán, tôi cố gắng làm xong trong vòng hai giờ đồng hồ (trong 4 giờ thi) để rồi nộp bài và đi ra để xem có thể giúp nàng được không. Nhìn thấy nàng cúi đầu đăm chiêu và sau đó ngước lên bắt gặp được ánh mắt của tôi, nàng nhẹ lắc đầu. Lần đầu tiên tôi cảm thấy “bất lực” trong việc phụ giúp người mình “thương”! Viết những dòng chữ nầy, tôi muốn ghi lại một chút kỷ niệm của thời niên thiếu và tôi không ân hận gì cả vì lúc đó tôi chưa…kết duyên với người tình áo trắng của tôi.

Chỉ còn một vài ngày nữa tôi sẽ rời nơi đây. Chắc chắn tôi sẽ mang một chiếc áo trắng còn mới và sạch mang về nhà. Chiếc áo trắng bây giờ sẽ về hưu trong vài ngày nữa, sẽ không cùng tôi mang tiền hàng tháng về, nhưng chắc chắn rằng, người tình của tôi sẽ không bỏ tôi và tôi cũng chằng bao giờ phụ em tôi trong những ngày còn lại trong đời.

Bao giờ mai lại nở, trên khắp quê hương mình, là mùa xuân đến đó, cho thanh bình muôn người.

Tuy là “lời cuối cho một cuộc tình” nhưng điều đó không có nghiã là cuộc tình đã chấm dứt, vì mối tình giữa tôi và em vẫn chưa thể nào đi đến kết cuộc được khi mà Đất và Nước đang còn điêu linh, 86 triệu người dân (không kể 3 triệu đảng viên CS) đang còn dưới ách của cường quyền.

Vì sao?

Vì, “dù sao, dù sao đi nữa, tôi vẫn…yêu em”.[2] Đã 48 năm hương lửa bên nhau, em và tôi không thể nào đoạn tuyệt với nhau được. Dĩ nhiên là phải có tiếp nối và sẽ được tiếp nối trong một giai đoạn thăng hoa mới của cuộc đời trong tương lai. Chắc chắn em và tôi sẽ bước những bước song hành trên con đường về Quê Hương dưới ánh bình minh rực sáng.

On recommence par le commencement!

Một ngày mới sắp bắt đầu.
Em, tôi chuẩn bị cùng nhau lên đường.

Mai Thanh Truyết
West Covina 20/7/2011.

Ghi chú:

[1] Tôi có gặp lại Thầy Hữu khi Thầy lưu vong qua Pháp và tội nghiệp thay cho Thầy phải mở một quán ăn nhỏ và bị thất bại. Sau đó, Thầy nhờ một anh hoc trò cũ phụ tá cho Thầy ở Cơ thể học viện là anh Nguyễn Mộng Hùng nằm trong nhóm mỗ tim nổi tiếng thời bấy giờ của Bs. Bernard. Anh Hùng đã vận động cho Thầy vào một chân “Assistant”.

[2] Lời của bài hát “Niệm Khúc Cuối”
của Ngô Thụy Miên.


 

 

 



Posted on 09 Feb 2016
TOP
back to Audio FreeViet INDEX
...MORE COLLECTIONS

  • Hải Triều: Việt Nam sẽ vùng lên trong cơn bão Tự Do Dân Chủ
  • Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam tại Hoa Kỳ chúc Tết 2016
  • Ts Lê Minh Nguyên: Quyết tâm thay đổi vận mệnh dân tộc
  • Ts Nguyễn Quốc Khải: Thế gian này không có gì bất di bất dịch
  • Bác sĩ Cấn Thị Bích Ngọc: Anh hùng hào kiệt thời nào cũng có!
  • Nghi vấn-- vụ cá chết xếp lớp ở bờ biển Việt Nam
  • TS Nguyễn Xuân Nghĩa: Giờ Giải Ảo + Bên Kia Màn Khói
  • Ts Phan Văn Song: Tinh thần Đại Việt giữ nước và cứu nước
  • Ts Nguyễn Đình Thắng: Muốn thay đổi, phải hành động!


    Các Đài Phát Thanh Việt Ngữ
    hướng về Việt Nam:

    » VOA
    » BBC phát thanh từ Luân Đôn
    » RFI (Radio France Internationale)
    » RFA - Radio Free Asia
    » VERITAS - Chân Lý Á Châu
    » Đài Phật Giáo Việt Nam

    Các đài phát thanh từ Hoa Kỳ:

    » Radio Bolsa
    » Saigon Radio Hải Ngoại


    « FreeVietNews.com

  •  



      
      Services | © 2008 - 2024
    (1)