Translate this page: English French German Spanish Vietnam
GS Nguyễn Lý Tưởng: TS Roland Jacques & Quốc Ngữ

Giới Thiệu Tác Phẩm
“Các Nhà Truyền Giáo Bồ Đào Nha
            và Thời Kỳ Đầu Của Giáo Hội Công   Giáo Việt Nam”

 Bài Phát Biểu của GS Nguyễn Lý-Tưởng tại Trung Tâm Công Giáo VN/Giáo Phận Orange, California chiều Thứ Bảy, 12 tháng 6 năm 2004 nhân dịp giới thiệu tác phẩm:“Các Nhà Truyền Giáo Bồ Đào Nha Và Thời Kỳ Đầu Của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam” (Les Missionnaires portugais et les débuts de l’Eglise catholiques au Việt-Nam) của
Linh mục Giáo Sư/Tiến Sĩ Roland Jacques

Kính thưa Đức Cha Dominic Mai Thanh Lương,
GM Phụ Tá GP Orange,

Kính thưa  Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, GM Phụ Tá Tổng Giáo Phận Sài Gòn kiêm Chủ Tịch Ủy Ban Văn Hóa trong Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Thành Viên của Hội Đồng Giáo Hoàng vềVăn Hóa thuộc Tòa Thánh Vatican.

Kính thưa quý Linh Mục, tu sĩ,

Kính thưa quý vị giáo sư, học giả, quý vị nhân sĩ trí thức, quý vị đại diện truyền thông báo chí, quý vị đại diện đoàn thể, cộng đồng và quý vị quan  khách,

Kính thưa tác giả: LM Giáo sư Khoa Trưởng Roland Jacques,

Tôi được Ban Tổ Chức trao cho nhiệm vụ giới thiệu tác phẩm “Les Missionnaires portugais et les débuts de l’Eglise catholiques au Việt Nam” của Linh Mục Tiến Sĩ Roland Jacques, Giáo Sư Khoa Trưởng Phân Khoa Giáo Luật thuộc Đại Học Saint Paul, Ottawa, Canada .

Đây là một vinh dự rất lớn mà anh em trong Ban Tổ Chức đã dành cho tôi trong ngày hôm nay. Nhưng tôi tự nghĩ mình thật không xứng đáng để nhận lãnh vai trò quan trọng nầy. Vì đối với một bậc thầy về phương diện kiến thức, học vị cũng như các công trình nghiên cứu như R.P Roland Jacques, tôi chỉ là một người học trò bé nhỏ của Ngài mà thôi.

Ngay từ thuở bé, chúng tôi đã được gia đình cũng như Giáo Hội nhắc nhở Lời Chúa ”Sự vâng lời trọng hơn của lễ”. Với tinh thần đó, và nhân kỷ niệm 450 năm Truyền Giáo tại Việt Nam đã được Giáo Hội Công Giáo Việt Nam công bố vào năm  2004 nầy, hôm nay, chúng tôi xin được phép đóng góp một vài ý kiến thô thiển để gọi là “giới thiệu tác phẩm và tác giả”...

     1.-Linh Mục Roland Jacques, năm nay, ngoài 60 tuổi, sinh quán tại Loraine, nước Pháp. Ngài đã học tại L‘Ecole des Langues Orientales de Paris (tức là Trường Á Đông Sinh Ngữ, Paris như chúng ta quen gọi), chuyên về tiếng Việt và vùng Viễn Đông. Ngoài ra , Ngài còn là một chuyên gia về Giáo Luật Công Giáo: Tiến Sĩ Luật Học tại Đại Học Paris XI và Tiến Sĩ Giáo Luật tại Học Viện Công Giáo Paris, hiện là Khoa Trưởng Phân Khoa Giáo Luật, Đại Học Saint Paul, Ottawa, Canada. Ngài đã đến Việt Nam nhiều lần để nghiên cứu về ngôn ngữ, văn hóa và lịch sử Việt Nam.

Ngoài ra, Ngài cũng đã nghiên cứu các tài liệu bằng Hán văn, chữ Nôm, tiếng Hoa, tiếng Nhật, tiếng Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha , Hòa Lan,v.v. để tìm hiểu tới nơi các nguồn tài liệu có liên quan đến lịch sử truyền giáo tại Việt Nam.  Đặc biệt ngài là “cáo thỉnh viên” (người đã đứng ra làm đơn xin phong thánh) cho Thầy giảng Anrê Phú Yên, vị tử đạo tiên khởi của GH CG Việt Nam (thế kỷ thứ 17).

 Các bài nghiên cứu của Ngài viết bằng tiếng Pháp, đã được các ông Nguyễn Đăng Trúc, Trần Duy Nhiên, Nguyễn Bá Tùng, Hồ Ngọc Tâm dịch ra tiếng Việt, một số đã được đăng tải trên Tập San Định Hướng. Nhờ đó, chúng tôi cũng như một số quý vị có mặt hôm nay, đã được biết về Ngài. Quả thật, đối với Ngài, chúng tôi chỉ là “văn kỳ thanh nhi bất kiến kỳ hình”. Và hôm nay, lần đầu tiên chúng tôi được diện kiến Ngài đề thỏa lòng ngưỡng mộ bấy lâu.

Xin quý vị chào mừng Ngài bằng một tràng pháo tay...

2. Tác phẩm nầy gồm 02 tập: Tập thứ nhất dày 423 trang và tập thứ nhì, dày 223 trang. Tổng cộng cả hai tập, vào khoảng 650 trang. Nội dung gồm có:

-Lời mở đầu do cơ sở xuất bản Định Hướng và Trung Tâm
Nguyễn Trường Tộ tại Pháp.

-Lời Tựa của Đức Giám Mục Giuse Vũ Duy Thống, Giám Mục Phụ Tá Giáo Phận Sài Gòn, Thành viên Hội Đồng Giáo Hoàng về Văn Hóa (thuộc Tòa Thánh Vatican) và Chủ Tịch Ủy Ban Văn Hóa của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.

-Trong phần Nội Dung tập thứ nhất, tác giả lần lượt đề cập đến các vấn đề sau đây:

a. Bồ Đào Nha và công trình sáng chế chữ quốc ngữ (Phải chăng cần viết lại lịch sử): Trong phần nầy tác giả đề cập đến vai trò của các nhà truyền giáo người Bồ Đào Nha và chữ quốc ngữ (chữ Việt Nam bây giờ), bác bỏ vai trò của Giáo Sĩ Alexandre de Rhodes là người sáng chế ra chữ quốc ngữ theo truyền thống trong sách vở xưa nay.

Tác giả cũng đã đưa ra những dẫn chứng mới mẻ về một Ủy Ban nghiên cứu về tiếng Việt và việc sáng chế ra chữ quốc ngữ cũng như những cá nhân khác đã có công sáng chế ra chữ quốc ngữ trước Alexandre de Rhodes, đặc biệt là Francisco da Pina (sinh năm 1585 tại Guarda, Bồ Đào Nha, chịu chức Linh Mục ở Malacca năm 1616, đến Đàng Trong năm 1617  và đã chết vì tại nạn đắm thuyền tại Đà Nẵng ngày 15 tháng 12 năm 1625), là thầy dạy tiếng Việt cho Alexandre de Rhodes...

Tác giả cũng đã làm sáng tỏ những nghi ngờ về vai trò của Alexandre de Rhodes có liên quan đến việc dọn đường cho người  Pháp đến xâm lăng nước Việt Nam sau nầy. Tiếp đến, tác giả  đã đề cập đến vai trò của Dòng Tên trong công cuộc truyền giáo tại Việt Nam và tiếng Việt,  sự cộng tác của nhiều trí thức trẻ Việt Nam trong việc truyền bá Phúc Âm và Giáo Lý; về vai trò của người Bồ Đào Nha tại Viễn Đông, sự hình thành chữ quốc ngữ theo mẫu tự latinh, việc tra cứu lại bộ hồ sơ ngữ học, v.v....để trả lời một vài học giả có chủ trương xuyên tạc với mục đích chính trị...

 b. Liên quan đến các cuốn Tự Điển và Giáo Lý của Alexandre de Rhodes (tác giả ghi lại những trao đổi với Giáo Sư Linh Mục Phan Đình Cho...)

 c. Về một tài liệu ngôn ngữ học đối chiếu Nhật-Hoa-Việt
(biên soạn tại Áo Môn (Macao) năm 1632)

d. Phần cuối của tập thứ nhất, tác giả ghi lại cuộc hành trình của mình đến Việt Nam với mục đích nghiên cứu tận nơi qua các địa phương  mà các nhà truyền giáo cách nay mấy thế kỷ đã từng sống và hoạt động... như Quảng Nam, phố cổ Hội An, thị trấn Vĩnh Điện và vùng Điện Bàn, thành phố Đà Nẵng với Cửa Hàn...Phần cuối của tập thứ nhất, tác giả đề cập đến “kinh nghiệm học tiếng Việt của một người Âu Châu bẩm sinh”

  Mở đầu tập thứ hai, với đề tài:

e. Một số suy nghĩ về sự đóng góp của hàng Giáo Phẩm Việt Nam trong việc chuẩn bị Thượng Hội Đồng Giám Mục cho Á Châu.

f. Ai đã thành lập Giáo HộiViệt Nam?

  -Giáo Hội CG VN có phát xuất từ Pháp không?

  -Hội Dòng Truyền Giáo Ngoại Quốc Paris (MEP) và các vị tử đạo.

  - Những người Công Giáo VN và nước Pháp.

g. Nguồn gốc và ý nghĩa của các tên gọi:”Hoa Lang” và
“Hoa Lang Đạo”

h. Tên tiếng Việt của Thầy giảng Anrê Phú Yên

i. Thầy giảng Anrê và tước hiệu “Tử Đạo Tiên Khởi”

j. Về việc phong thánh vị tử đạo Việt Nam đầu tiên: Anrê Phú Yên

 Kính thưa quý vị,

Chúng tôi vừa mới giới thiệu tổng quát nội dung tác phẩm của LM Roland Jacques, được ra mắt ngày hôm nay. Riêng phần giới thiệu về công trình nghiên cứu của tác giả về ngữ học (tiếng Việt) và vai trò quan trọng của chữ quốc ngữ đối với  dân tộc Việt Nam... Chúng tôi xin nhường lời lại cho Giáo Sư Tiến Sĩ Trần Huy Bích sẽ trình bày sau.

Nhân dịp nầy, chúng tôi xin được phát biểu một vài ý kiến của cá nhân tôi sau khi đọc tác phẩm: “Các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha và thời kỳ đầu của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam” của LM Rolland Jacques.

 1.  ĐI TRUYỀN GIÁO HAY ĐI XÂM LĂNG ?  

  Khởi đi từ từ Jerusalem, với niềm tin, không có vũ khí, không chủ trương bạo động hay hoạt động lật đổ (danh từ của Cộng Sản Việt Nam), những nhà truyền giáo đầu tiên của Kitô giáo thường gọi là : nhóm mười hai Tông Đồ nhỏ bé, đã lên đường “đi khắp thế giới” để rao giảng “Tin Mừng” của Đức Kitô. Họ đã bị cấm cách, bắt bớ, giam cầm, tra tấn, hủy diệt cả sinh mạng... chỉ vì một niềm tin vào Đức Kitô là Đấng Cứu Độ. Họ không có vũ khí, không có tài sản, không có chính quyền, không có quân đội. Họ đã sống cuộc đời nghèo khó và đem tình yêu thương đến cho mọi người. Những nhà truyền giáo từ Jerusalem đã âm thầm xâm nhập vào thủ đô Roma. Nhưng sau 300 năm bị bách hại, khắp nơi, từ trong triều cho đến ngoài dân giả, đâu đâu cũng có sự hiện diện của người Kitô hữu.

 Đạo quân của đế quốc La Mã hùng mạnh, bá chủ toàn cõi Âu Châu. Họ đi chiếm đất, chiếm dân, chiếm tài nguyên để mở rộng đế quốc làm giàu cho vua chúa của mình. Họ đã chia lãnh tổ Âu Châu cho các lãnh chúa thuộc hoàng tộc La Mã, mỗi người chiếm một phần, bắt dân đóng thuế và phục vụ cho họ.Người nông dân ở trong phần đất của các lãnh chúa thật vô cùng khốn khổ. Đó là những người dân nô lệ, mất hết quyền tự do. 

 Theo gót chân của đạo quân La Mã, thương nhân đi tìm nguồn hàng hóa trao đổi kiếm lời. Trong khi đó, các nhà truyền giáo từ La Mã, đi rao giảng Tin Mừng của Đức Kitô, đã đến với các dân tộc Âu Châu với mục đích rao truyền tình bác ái và huynh đệ; vai trò của người phụ nữ được đề cao, người nô lệ được giải phóng, tinh thần bình đẳng giữa nam nữ được tôn trọng, mọi người được sống tự do.

Đế quốc La Mã dùng bạo lực để bành trướng nhưng những nhà truyền giáo dùng tình thương và bác ái để chinh phục các linh hồn.

 Khi nhìn đến cuộc sống của các Kitô hữu khác trong xã hội, các nhà truyền giáo không khỏi băn khoăn: Phải làm sao cho cuộc sống của bản thân, của anh em mình mỗi ngày một tốt đẹp hơn; mọi người phải có cơm ăn áo mặc, phải được học hành, được thăng tiến, được hưởng sự hòa bình, có an ninh, không bị đe dọa, không bị áp bức.

 Tại Âu Châu vào thời Trung Cổ, có  những tu sĩ tình nguyện ở chung với nhau, tự tay làm ra của cải để sống. Họ cùng nhau đi kha khẩn đất hoang, phá rừng, khai ruộng, đào sông, làm thủy lợi, nghiên cứu các phương pháp chăn nuôi trồng trọt...Tu hội gọi là Cisterciens, đãï chọn những thung lũng, chỗ đất thấp để làm nhà, xây nhà thờ, tu viện. Tu hội Prémontrés thì chọn những ngọn đồi... Chung quanh tu viện có xây thành để bảo vệ, cửa đóng then cài biệt lập. Tất cả của cải làm ra đều là của chung. Tài sản của họ càng ngày càng nhiều nhờ vậy, mà họ đã làm nên được những công trình lớn để lại cho đời sau.

Ngày nay chúng ta còn gặp được những di tích như thế khắp Âu Châu. Những người này lúc đầu là những hiệp sĩ và dần dần họ cũng là những tu sĩ...Dân chúng  ở trong đất của lãnh chúa vì thiếu tình thương nên đã bỏ chủ của mình để đến với họ. Họ chia đất cho dân làm ăn, họ hướng dẫn dân về đời sống đạo đức cũng như nghề nghiệp làm ăn, sinh sống. . Dân làm nhà bên ngoài vòng thành của tu viện để ở. 

 Do nhu cầu của sự phát triển xã hội mà vị Linh Mục phải đứng ra lãnh đạo dân, phải lo cho dân có học hành, (dạy cho dân biết chữ để đọc kinh sách, học giáo ly), hướng dẫn dân biết chăn nuôi trồng chọt, xây dựng nhà cửa, các Linh Mục, Tu Sĩ cũng phải nghiên cứu về y học và các khoa học khác để phục vụ cho đời sống của dân. Linh Mục cũng là người xét xử, phân giải khi có sự tranh chấp. Khi có giặc cướp đến, thì Linh Mục phải cho mở cửa nhà dòng để dân chúng vào ẩn núp..

.Chuông nhà thờ trước đây dùng để báo hiệu các giờ kinh thì nay phải dóng lên để báo động cho dân biết có giặc đến mà chiến đấu tự vệ. Thế là do hoàn cảnh xã hội, do hoàn cảnh lịch sử mà Linh Mục đã trở nên một vị lãnh đạo của dân, cả phần đạo lẫn phần đời.

 Nếu so sánh cuộc sống của người dân trong phần đất của lãnh chúa thì người dân ở trong vùng ảnh hưởng của nhà thờ tốt đẹp hơn nhiều. Họ được sống trong tình huynh đệ, bác ái yêu thương nhau. Lãnh chúa dần dần mất dân và các khu vực thuộc tu viện càng ngày càng phát triển...

 Nếu nói rằng việc truyền giáo của Giáo Hội là đi chinh phục, đi xâm lăng thì đây là một cuộc chinh phục bằng tình thương, bằng niềm tin tôn giáo chứ không phải bằng bạo lực, bằng súng đạn.

          2.  CÓ PHẢI CÁC NHÀ TRUYỀN GIÁO ĐẦU TIÊN ĐÃ THEO ĐẠO QUÂN VIỄN CHINH PHÁP ĐẾN VIỆT NAM  HAY KHÔNG?

 Trước hết, các nhà truyền giáo đã theo các thuyền buôn để đến Việt Nam từ thế kỷ thứ 16, 17, trong tay không có vũ khí để tự vệ. Đa số là người Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ý, có cả người Nhật, người Hoa...Alexandre de Rohdes là người Avignon, lãnh thổ của Giáo Hoàng, không thuộc nước Pháp. Cả trăm năm sau mới có giáo sĩ người Pháp của Hội Truyền Giáo Paris (Missions Etrangères de Paris)......

Sau ngay 30-04- 1975, chính quyền CSVN đã cho phổ biến qua sách vở, báo chí, trong trường học hay trong các trại tù “cải tạo”,v.v. khẳng định rằng các nhà truyền giáo người Âu Châu đến Việt Nam để làm “gián điệp” chuẩn bị trước cho quân Pháp đến xâm lăng nước ta! Điều đó đúng hay không?

Một người từ tuổi thiếu niên đã tình nguyện vào tu học trong các chủng viện, nhà tu cho đến khi trưởng thành, được chọn làm Linh Mục, ít nhất cũng trải qua 14 năm học hành   và có trẻ nhất cũng phải 25, 26 tuổi trở lên. Họ được lựa chọn trong số những thanh niên xuất thân từ con nhà đạo đức, được giáo dục của cha mẹ, gia đình, có gương lành, gương tốt trong xã hội và được học hành có trình độ Đại học. Họ đã tình nguyện bỏ cha mẹ, anh em, bỏ quê hương, dân tộc của mình để đi đến những nơi đất lạ xứ người, khác tiếng nói, khác phong tục, có khi phải trải qua những nơi khí hậu khắc nghiệt, phải sống trong cảnh nghèo khó, thiếu thốn để hòa mình với những người địa phương với cuộc sống thấp kém.

 Họ đã bị bắt bớ, giam cầm, tra tấn và bị xét xử bất công, bị lên án và bị xử tử hình với tất cả những hình thức dã man nhất mà con người có thể sử dụng vào giai đoạn đó. Nếu không bị chết vì cực hình trên đất nước Việt Nam thì họ cũng đã chết vì già yếu bệnh hoạn tại đất nước nầy chứ không muốn trở về lại nơi sinh quán của mình. Họ đã học tiếng Việt, nói tiếng Việt, có tên gọi bằng tiếng Việt và sống với người Việt theo phong tục Việt Nam vì họ đã chọn Việt Nam làm quê hương. Họ sống như thế với niềm tin sẽ được phần thưởng trên thiên đàng sau khi chết chứ không phải để được tiền tài, danh vọng ở thế gian nầy. Họ đến Việt Nam với lý tưởng của họ là “Rao Truyền Lời Chúa” và mời gọi mọi người gia nhập Giáo Hội của Chúa.

 Thử hỏi có chính quyền nào đào tạo được một người gián điệp để chấp nhận hy sinh tất cả, kể cả mạng sống chỉ vì một niềm tin vào một thế giới nào đó, sau khi chết?

Chính sách thực dân là do các vua chúa, do các chính quyền tại Âu Châu chứ không phải do chủ trương của Giáo Hội Công Giáo.

Trước khi đạo Thiên Chúa vào Việt Nam thì lịch sử Việt Nam cũng đã ghi nhận từ thế kỷ thứ 3 trước Chúa Giêsu đến thế kỷ thứ 15, trải qua hàng ngàn năm, dưới thời nhà Tần, nhà Hán, nhà Đường, nhà Nguyên, nhà Minh...dân tộc Việt Nam bị người phương Bắc đô hộ, các tôn giáo từ phương Bác xâm nhập vào nước ta như Nho, Lão và Phật. Dân tộc Việt Nam đã đón nhận không kỳ thị, không xua đuổi...nền văn hóa đó. Sau khi dân tộc Việt đánh đuổi được xâm lăng phương Bắc, giành lại độc lập thì văn tự, tư tưởng đạo đức, tôn giáo,v.v.từ phương Bắc truyyền sang vẫn tồn tại với dân tộc Việt nam cho đến bây giờ.

 Các đế quốc, các thương nhân hay các nhà đạo đức, văn hóa...mỗi người có con đường riêng của mình để đi theo, có chủ trương của mình để thực hiện. Cái gì xấu thì sẽ mất đi, cái gì tốt thì sẽ còn lại.Người Việt chỉ đánh đuổi bọn xâm lăng và loại trừ cái xấu chứ không từ chối điều tốt, điều hay từ phương Bắc mang đến.

Đọc lịch sử, chúng ta biết chế độ Cộng Hòa Pháp sau 1789 là chế độ chống lại Giáo Hội Công Giáo tại Pháp . Thời điểm Pháp xâm lăng Việt Nam từ 1857 khi vua Napoléon III lập ra Ủy Ban để nghiên cứu về Việt Nam (Mission de la Cochinchine) và sau đó đưa ra kề hoạch chiếm Việt Na cho đến hòa ước 1862, hoàn toàn là chủ trương của Pháp, không liên quan gì đến Giáo Hội Công Giáo La Mã.

Pháp chỉ lợi dụng việc vua Việt Nam cấm đạo để gây hấn, lấy danh nghĩa bênh vực người Công Giáo để xâm lăng Việt Nam. Nếu không có lý do đó, Pháp cũng sẽ tìm lý do khác.

Việt Nam mất nước vào hậu bán thế kỷ thứ 19 là vì lạc hậu, yếu kém, không chịu đổi mới để tự cường; dân bị vua quan bóc lột, đời sống quá nghèo đói, thấp kém,  vua quan giết hại dân theo đạo Công Giáo, gây chia rẽ trong nước, làm suy yếu cả dân tộc nên không đủ sức chống lại xâm lăng.

Cùng hoàn cảnh như Việt Nam, có khi còn kém thua Việt Nam nữa, tại sao Nhật Bản trở thành cường quốc ? Nhờ vua Minh Trị (1868) canh tân nước Nhật và chỉ không đầy 30 năm sau (1905), Nhật là một nước da vàng Á Châu, đã thắng Nga, một cường quốc da trắng Âu Châu.

Thái Lan nhờ có chính sách ngoại giao khôn khéo, mở cửa cho Tây Phương vào buôn bán mà giữ được độc lập, không bị xâm lăng.

Giáo lý của đạo Công Giáo là thực thi công bằng và bác ái giữa người với người, tin vào THiên Chúa là Đấng có quyền thưởng phạt...Những người đi rao giảng giáo lý đó đương nhiên chống lại chủ trương đi xâm lăng, cướp nước, hà hiếp, bóc lột dân lành. Vậy, sẽ hoàn toàn sai lầm khi người ta cho rằng đạo Công Giáo với đế quốc thực dân là một.

 

Trong lịch sử Việt Nam, người Công Giáo có quyền ủng hộ chế độ nầy hay chế độ khác, có quyền ủng hộ một chính quyền (hay một lãnh tụ) nào không chủ trương áp bức, bách hại tín đồ Công Giáo, không tạo nên bất công, nghèo đói, chiến tranh,v.v.Vào hậu bán thế kỷ 18, khi anh em Tây Sơn nổi lên chống lại chúa Nguyễn ở Đàng Trong, người Công Giáo ủng hộ Nguyễn Phúc Ánh (Gia Long) để phục quốc mà không ủng hộ anh em Tây Sơn cũng là điều hợp lý đối vời hoàn cảnh chính trị xã hội của nước Việt Nam thời đó. Nhà Tây Sơn tuy tạo được chiến thắng về quân sự, nhưng về chính trị, kinh tế, chính sách tôn giáo... lúc đó không phù hợp với người Công Giáo. Người dân có quyền biết ơn các chúa  Nguyễn đã thực hiện cuộc Nam tiến, mở rộng giang sơn về phương Nam cho dân có đất, có ruộng để sinh sống.

 Ngừơi Công Giáo thấy rõ Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản là kẻ thù của dân tộc, là tay sai cho ngoại bang, tay sai cho đảng Cộng Sản quốc tế mà đầu não là Mạc Tư Khoa (Moscova) tức Liên Sô và đảng đó chủ trương tiêu diệt tôn giáo (mà Công Giáo là kẻ thù số một của họ). Vì thế họ không ủng hộ Hồ Chí Minh và chính quyền Cộng Sản. Năm 1945, khi Việt Minh mới lên nắm chính quyền dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản, họ đã lên án những người theo đạo Công Giáo là “theo Tây”, là “phản quốc”. Luận điệu đó, mãi cho đến bây giờ, vẫn có người lặp lại. Thử hỏi, điều đó đúng hay sai?

 Năm 1954, sau hiệp định Genève, người Công Giáo ở miền Bắc, đã bỏ quê hương, bỏ mồ mả tổ tiên, bỏ hết tài sản để chạy vào miền Nam. Sau ngày 30-04-1975, cũng  như tất cả những thành phần chống Cộng khác,  người Công Giáo lại bỏ miền Nam chạy ra hải ngoại. Đó là điều hợp tình hợp lý. Nhưng họ cũng bị lên án là chạy theo Mỹ, phản bội tổ quốc!? Như vậy,  những người nhân danh lòng yêu nước để chống lai người Công Giáo...Họ đã đứng về phía nào: quốc gia hay Cộng Sản?

Nhiều người đã dẫn chứng sự kiện Giám Mục Pigneau de Béhaine (Bá Đa Lộc) giúp vua Gia Long chống Tây Sơn để buộc tội đạo Công Giáo đã đưa người Pháp vào xâm lăng nước ta. Thiết tưởng, cũng cần phải nói rõ về trường hợp của Giám Mục nầy:

  Ông giúp Gia Long với tư cách cá nhân, với phương tiện riêng của mình chứ không nhân danh Giáo Hội hay nước Pháp.

 Năm 1777, chúa Nguyễn Phúc Thuần bị Tây Sơn bắt tại Long Xuyên, Nguyễn Phúc Ánh trốn thoát được, lang thang hết nơi nầy sang nơi khác, sau cùng đã gặp Giám Mục Bá Đa Lộc tại Chantabun, một nơi trên lãnh thổ Thái Lan. Giám Mục đã nuôi ông ta và đã cho ông ta ẩn núp trong nhà một tháng(1) Lần thứ hai, năm  1783, quân Tây Sơn vào đánh Gia Định, Nguyễn Phúc Ánh bị thua trận, phải chạy trốn ra đảo Phú Quốc và lại gặp Giám Mục ở đó. Ông đã nhờ Giám Mục viết thư cho Manilla, xin người Bồ Đào Nha giúp (2) không được kết quả gì, sau cùng ông đã họp triều đình và quyết định nhờ Giám Mục cùng đi với Hoàng tử  Nguyễn Phúc Cảnh qua cầu viện nước Pháp (1785)

Triều đình Pháp lúc đó đã họp và đã đưa ra đủ mọi lý do để khuyên vua từ chối. Nhưng Waleski, vị Thượng Thư đại diện vua đã cho biết vì Hoàng hậu muốn giúp Giám Mục nên triều đình đã thông qua một hiệp ước ( ký kết tại Versailles ngày 28-11-1787 gồm 10 điểm) theo đó nước Pháp hứa sẽ giúp cho Nguyễn Phúc Ánh 4 chiến hạm, 1200 lính bộ binh, 200 lính pháo binh, 250 lính người Phi  châu với đầy đủ khí giới và tàu bè chuyên chở...và chúa Nguyễn cũng hứa nhường cho Pháp đảo Côn Lôn và một hòn đảo nhỏ ngoài cửa Hội An (cù lao Chàm) để lập cơ sở thương mãi, được quyền sử dụng cửa biển Đà Nẵng...

 Bá tước De Conway, đại diện Pháp tại Pondichéry (Ấn Độ) là người sẽ thi hành hiệp ước đó. Ông đã gởi một đại úy pháo binh đến nghiên cứu tình hình tại vùng đồng bằng sông Cửu Long. Viên sĩ quan nầy đã nhận định rằng vùng nầy không có khả năng gì để khai thác về mặt thương mãi và việc giúp một ông vua trẻ lấy lại nước đã mất, với hai bàn tay trắng  chống lại với một lực lượng quá hùng mạnh của kẻ thù là điều không có hy vọng gì thành công. Dựa vào báo cáo đó, Bá tước De Conway ở Pondichéry đã phúc trình “cuộc hành quân sẽ bất lợi cho nước Pháp”.

 Qua thư đề ngày 14  tháng 10 năm 1788, vua Pháp  chỉ thị cho De Conway phải tìm cách trì hoãn “không thi hành” hiệp ước Versailles...

 Vị Gám Mục đã phải chờ đợi đến hai năm mà không có kết quả gì, cuối cùng  ông đã dùng tiền của các nhà hảo tâm giúp đỡ, mua tàu be, súng đạn và vận động một vài người quen biết về giúp Gia Long (như Chaigneau, Vanier, Dayot, Olivier, Manuel...) (3)

Ngày 24 tháng 7 năm 1789, Giám Mục và Hoàng tử Cảnh về đến Vũng Tàu thì Nguyễn Phúc Ánh đã chiếm lại Gia Định trước đó.

Trong một thư đề ngày 17 tháng Chạp năm Cảnh Thịnh thứ 50 (31 tháng 01 năm 1790), chúa Nguyễn Phúc Ánh báo tin cho vua Pháp biết ông đã chiếm lại được giang sơn của tổ tiên (Gia Định) đã tổ chức được một đạo quân hùng mạnh với đầy đủ khí giới, do đó không cần đến sự giúp đỡ của Pháp nữa (4)  

 Do cảm tình giữa Giám Mục và chúa Nguyễn Phúc Ánh nên ông đã giúp chúa Nguyễn khôi phục lại giang sơn của tổ tiên, chứ không phải mục đích muốn đưa người Pháp vào cai trị nước Việt Nam. Chính trong thời gian đó, cũng đã có nhiều giao sĩ bất đồng với hành động của Gám Mục Bá Đa Lộc và cũng đã có người viết thư khuyên ông không nên dính líu vào việc chính trị vì việc làm của ông đã khiến cho Tây Sơn giết hại người Công Giáo (5).

 Ngoài ra, xét về mặt tâm lý, chắc chắn lúc đó, những người trong hoàng tộc nhà Nguyễn cũng như những ai ủng hộ Gia Long đều cho rằng hành động của Giám Mục là đúng. Tại sao về sau, các vua kế vị Gia Long cũng như các quan đã chủ trương giết hại người Công Giáo? Và ngay cả đến bây giờ, vẫn có người trong con cháu nhà Nguyễn lại lên án các nhà truyền giáo, lên án đạo Công Giáo là đã đưa Thực dân  Pháp vào chiếm nước ta?

 3.  NHÌN LẠI LỊCH SỬ 450 TRUYỀN GIÁO TẠI VIỆT NAM:
     GIÁO HỘI CÔNG GIÁO ĐÃ ĐEM LẠI CHO
     DÂN TỘC VIỆT NAM NHỮNG ĐIỀU TỐT ĐẸP GÌ ?

 Giáo Hội Công Giáo tuyên xưng mình là MẸ (MATER) và là THẦY (MAGISTRA).

Là MẸ thì phải lo cho con cái, không những về mặt đạo đức, về phần linh hồn mà còn cả về “phần xác” nữa. Thiên Chúa dựng nên con người gồm cả hai phần “linh hồn và xác”. Con người phải có cơm ăn, áo mặc, được săn sóc về sức khỏe, được học hành, được hưởng các quyền “tự do dân chủ” của người công dân. Chính vì thế, chúng ta nhận thấy bên cạnh “Nhà thờ” có trường học, có bệnh viện, có cô nhi viện, có trại cùi...

 Là THẦY thì phải hướng dẫn, dạy dỗ, chỉ đường cho con cái “tránh” những điều xâu, trái với luân lý, đạo đức, tránh những điều bất công trong xã hội...để thực hiện “TIN MỪNG” của Chúa. Giáo Hội thay mặt Chúa Giêsu để loan báo “TIN MỪNG” của Ngài cho các dân tộc, cho tất cả mọi gnười trong xã hội, không phân biệt giai cấp, không phân biệt sang hèn, giàu nghèo...Vì trước mặt Thiên Chúa, mọi người đều được gọi là “con cái của Ngài” và “đều được bình đẳng”...

Vậy Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đã đem lại cho DÂN TỘC VIỆT NAM những điều tốt đẹp gì?

(a). Chữ Quốc Ngữ:

 Trong khi tiếp nhận các nguồn văn hóa, tư tưởng cũng như tôn giáo từ phương Bắc, dân tộc Việt Nam đã tiếp nhận một thứ chữ viết làm văn tự chính thức của dân tộc mình. Thứ chữ của người Trung Hoa mà chúng ta gọi là chữ Nho, chữ Hán (LM Roland thi gọi là “chữ vuông”) đã được sửû dụng trong công việc hành chánh, giao thiệp, buôn bán, thi cử học hành, ghi chép sử sách....là một thứ chữ rất khó học, khó nhớ. Ngay ở nước Tàu, số người biết đọc, biết viết cũng không nhiều huống chi Việt Nam, lại càng quá ít.

Tỷ lệ dân chúng biết đọc biết viết chữ Hán thời xưa rất thấp, trong một làng chỉ có vài người, chỉ trừ những dòng họ danh tiếng, có người đỗ đạt làm quan và giàu có mới có điều kiện học chữ Hán, đa số dân chúng còn lại, nhất là đối với nữ giới, lại càng hiếm hoi hơn nữa.

 Do đó, dân trong nứơc đa số không biết về lịch sử và văn hóa của mình. Họ chỉ biết sống theo phong tục của xóm làng và được hướng dẫn bởi một số người lãnh đạo. Trình độ dân trí vào thời đó rất thấp kém và sinh hoạt tôn giáo cũng không được sống động như bây giờ.

 Chữ Nôm lại càng khó hơn chữ Hán (tức chữ Nho) vì phải biết chữ Nho mới đọc được chữ Nôm. Cách cấu tạo chữ Nôm lại không thống nhất, mỗi người tự chế ra một cách. Cùng một chữ mà người thì đọc cách nầy, người thì đọc cách khác và hiểu nghĩa cũng khác nhau. Do đó, ngày nay học giả nghiên cứu chữ Nôm đã gặp rất nhiều khó khăn.

 Từ khi có chữ Quốc Ngư, đa số  người Việt Nam đều biết đọc, biết viết một cách dễ dàng, chỉ vài tuần, vài tháng là có thể đọc, có thể hiểu, có thể viết được. Mục đích của người đặt ra chữ Quốc Ngữ là để giúp các giáo sĩ người Âu Châu học tiếng Việt, giao thiệp với người Việt, phổ biến kinh sách, giáo lý trong nội bộ người Công Giáo. Rồi đến các học giả, trí thức vào hậu bán thế kỷ 19 như  Huỳnh Tịnh Của, Trương Vĩnh Ký ở Miền Nam, đã đi tiên phong trong việc sử dụng chữ Quốc Ngữ để viết văn, viết báo, viết sách.

Tiếp đến, đầu thế kỷ 20 ở Miền Bắc có Lê Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh,v.v. tiếp tay, và cả đến những nhà cách mạng Việt Nam như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng,v.v. cũng đã hô hào dân chúng học chữ Quốc Ngữ. Trường Đông Kinh Nghĩa Thục (1907) cũng chủ trương dạy chữ Quốc Ngữ, Hội Khai Trí Tiến Đức lập ra để giúp dân Việt Nam biết chữ Quốc Ngữ. Thi sĩ Tản Đà vào đầu thế kỷ 20 cũng hô hào:”Chữ Quốc Ngữ, chữ Nước ta, con cái nhà, đều phải học”. Ai cũng thấy chữ Quốc Ngữ là lợi thế của dân tộcViệt Nam, giúp mở mang dân trí cho dân tộc  chúng ta, cho con cháu chúng ta.

Đến đầu thế kỷ 20, nhà nước bỏ chương trình thi cử chữ Nho, chữ Hán và chữ Quốc Ngữ được công nhận là văn tự chính thức của người Việt Nam.

 Sách “Việt Nam Văn Học Toàn Thư” của Hoàng Trọng Miên, trang 29 viết:

“Đến thế kỷ 16, do sự tiếp xúc giữa Việt Nam với Tây Phương, chữ Quốc Ngữ ra đời. Các giáo sĩ Âu Châu đã mượn chữ La Mã để phiên âm tiếng Việt Nam trong công việc truyền đạo Thiên Chúa, rồi do đó mà sáng tác ra chữ Quốc Ngữ. Linh Mục Alexandre de Rhodes là người chính thức hóa chữ Quốc Ngữ với cuốn Tự Điển Quốc Ngữ đầu tiên in năm 1651 tại La Mã.

 “Quốc Ngữ là một thứ chữ rất dễ dàng, tiện lợi, trở nên một lợi khí sắc bén của dân tộc. Qua đến đầu thế kỷ 20, chữ Quốc Ngữ bắt đầu phổ cập khắp nơi ở trong nước với các Phong Trào Đông KInh NGhĩa Thục (1907), Truyền bá quốc ngữ (1930) và Bình dân học vụ ngày nay. Chữ Quốc Ngữ phổ biến sâu rộng trong các tầng lớp dân chúng , tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ cho văn hóa cùng văn học dân tộc”...

Tiếng Việt trước đây rất lủng cũng, văn xưa tối nghĩa, đọc rất khó hiểu. Nhờ chữ Quốc Ngữ mà dân tộc chúng ta tiến bộ rất nhanh, nhất là hậu bán thế kỷ 20. Ngày nay chúng ta đã có lối văn sáng sủa, thoát ra khỏi văn phong nặng nề , khó hiểu của thời Nam Phong Tạp Chí và An Nam Tạp Chí...Không còn ai bắt chước lối văn của các cụ Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Trần Trọng Kim nữa...

Quan niệm “chữ Quốc Ngữ xóa đi nền văn hóa của dân tộc Việt Nam” là quan niệm quá lạc hậu, ngược dòng với sự tiến bộ của dân tộc Việt Nam.

 (b):Nền văn hóa Kitô giáo:

 Trước khi người Pháp đến xâm lăng nước ta vào năm 1862 thì đạo Công Giáo đã được truyền vào nước ta  cả mấy trăm năm rồi. Mặc dù bị cấm cách, bị bách hại đến mất cả mạng sống nhưng người theo đạo vẫn không từ bỏ đức tin. Chắc chắn người theo đạo cũng như người dân sống dưới chế độ quân chủ phong kiến đều biết rằng họ phải vâng lời vua chúa. Mệnh lệnh của vua là tuyệt đối, ai không tuân theo thì bị kết tội bất trung. Tôi bất trung là tội tử hình. (Quân xử thần tử,thần bất tử bất trung; phụ xử tử vong, tử  bất vong, bất hiếu). Con người vừa bất trung, vừa bất hiếu thì con có ai trên đời nầy có thể chấp nhận họ được nữa.

 Người theo đạo Công Giáo biết rõ điều đó và họ đã chấp nhận cái chết mà không từ bỏ đức tin mặc dù họ biết rằng làm như thế thì bị kết án là “đồ bất trung, bất hiếu”.

 Người Pháp đến chiếm nước Việt Nam, bóc lột dân Việt Nam...Người Việt Nam đứng lên đánh đuổi người Pháp để giành độc lập. Các nhà truyền giáo đã đến Việt Nam rao truyền tình huynh đệ, bác ái, công bằng, lòng hiếu thảo với cha mẹ, từ bỏ điều ác để theo điều thiện và tin có sự thưởng phạt đời sau. Các nhà truyền giao đã đặt ra chữ viết, xây trường học, bệnh viện, trại mồ côi, tổ chức thành những giáo xứ có đời sống đạo đức, văn hóa tốt đẹp, tạo nên tình đoàn kết, yêu thương giữa mọi người. Dân tộc Việt Nam đánh đuổi thực dân Pháp chứ không chống lại tôn giáo mới nầy.

 Nếu có sự hiểu lầm đối với một số người (vì thiếu hiểu biết về đạo CG) thì cũng có số lớn đã hiểu rõ đạo Công Giáo và sẵn sàng chết để bảo vệ đức tin trải qua các cuộc đàn áp dã man tàn bạo dưới thời đại phong kiến. Đã có trên 200.000 người chết vì đạo trong suốt mất trăm năm và 117 vị tiêu biểu nhất đã được Giáo Hội CG tôn vinh lên bậc hiển thánh. Sự kiện đạo CG vẫn tồn tại và phát triển chứng minh rằng dân tộc VN không kỳ thị, không xua đổi đạo đó. Nếu các chính quyền để cho dân chúng được tự do thì đạo CG chắc chắn đã phát triển nhanh hơn và con số người theo đạo không chỉ có khoảng trên 7 triệu tại VN như ngày nay.

 c): Các hoạt động văn hóa, giáo dục, xã hội, bác ái, từ thiện:

 Dưới thời đại phong kiến tỷ lệ người dân được đi học rất ít. Mỗi làng được vài người biết chữ và mỗi vùng chỉ có một thầy dạy chữ Nho có tính cách tư nhân, tùy tiện. Lên đến cấp huyện mới có trường của nhà nước và chỉ có một vị làm giáo thụ (giáo viên dạy chữ Nho). Đầu thế kỷ 20, cả miền Trung mới có một trường Tiểu học tại Huế với 1 hay 2 lớp (đó là trường Quốc Học Huế được thành lập dưới thời vua Thành Thái) mãi đến 40 năm sau trường nầy mới có đến lớp 11 để thi Tú Tài Bán Phần. Trước năm 1945, các tỉnh nhỏ chỉ có một trường Tiểu học, tỉnh lớn có trường Trung học nhưng rất hiếm.

Nhờ tổ chức trường tư thục CG từ cấp giáo xứ đến cấp tỉnh, thị xã đều có trường tiểu học hoặc cao hơn nữa là trường Trung học. Hệ thống trường tư thục CG nầy đã giúp cho con em Việt Nam chúng ta biết đọc, biết viết chữ Quốc Ngữ, chữ Pháp từ cấp tiểu học trở lên. Bên cạnh nhà thờ CG thườing có trường sơ học từ Mẫu Giáo, lớp 1 đến lớp 3 ...Ngoài ra các chủng viện của Giáo Phận (vài ba tỉnh có một chủng viện) để đào tạo Linh Mục, cũng đã đào tạo được một số người có trình độ Trung Học trở lên. Nếu được chọn làm Linh Mục thì sẽ là những người lãnh đạo các giáo xứ ở Thành phố hay miền quê rất có khả năng và trình độ văn hóa. Nếu không được chọn làm Linh Mục, thì các người tu xuất nầy cũng là  những thanh niên có học để phục vụ xã hội trong các ngành hành chánh, giáo dục,v.v. Đa số các thanh niên ưu tú của VN trong giai đoạn trước 1945 cũng như sau 1945 đều theo học tại các trường CG. Sự đóng góp của CG trên phương diện văn hóa giáo dục thật to lớn, chúng ta không thể phủ nhận được.

 Như đã nói bên cạnh nhà thờ thì có trường học, có bệnh xá hay bệnh viện , có nhà nuôi trẻ mồ côi, một vài nơi lại còn có trại nuôi người bệnh phong cùi...  Hình ảnh các tu sĩ nam hay nữ phục vụ trong các bệnh viện, trong các trại mồ côi, trong các trại cùi...đó mới là hình ảnh đích thực của đạo Công Giáo. Đó là quà tặng của Giáo Hội CG đối với dân tộc VN. Những ai chỉ nhìn đạo CG trên phương diện tiêu cực, quyết tìm cho dược những khuyết điểm có tính cách nhất thời thì nên nhìn lại những hình ảnh nầy để so sánh.









4. KẾT LUẬN:

 Lịch sử truyền giáo tại Việt Nam đã được 450 năm. Lịch sử đó đi đôi với việc bách hại, đàn áp đạo Công Giáo.

Tôn giáo là phần cao nhất trong sinh hoạt tinh thần của con người. Con người đi từ ăn mặc, nhà ở, giải trí, văn chương, nghệ thuật, triết lý, chính trị...Và, cao hơn hết tất cả các thứ đó là Tôn Giáo. Đó là Niềm Tin của con người.

Một khi tôn giáo đã được thành hình, đã được mọi người tin theo thì khó mà tiêu diệt được. Một chế độ chínhị có thể kéo dài vài chục năm, vài trăm năm rồi cũng có ngày tàn. Nhưng tôn giáo, một khi đã thành tổ chức rồi, một khi đã có người nhận rằng đó là chân lý và đã tin theo rồi thỉ dù chính quyền có đàn áp dã man, dù phải mất mạng sống...người ta vẫn không từ bỏ niềm tin của mình. Đếá quốcLa Mã suốt 300 năm đàn áp đạo Thiên Chúa mà Kitô giáo vẫn còn, nhưng đế quốc La Mã đã cáo chung. Tại Việt Nam, các chế độ độc tài chủ trương tiêu diệt Kitô Giáo đã và sẽ qua đi. Nhưng Kitô Giáo vẫn tồn tại.

 Chú thích:

 (1) Xem Nguyễn Phương: Việt Nam Thời Bành Trướng: Tây Sơn,
                  xb Khai Trí, Sài Gòn, 1968, tr.110.

(2) Thư của Castuera viết ngày 14 tháng 7 năm 1784, trích lại trong Việt Nam
                Thời Bành Trướng: Tây Sơn của Nguyễn Phương, nxb Khai Trí, Sài Gòn, 1968, tr.124

(3) Nguyễn Phương, sđd, tr.338- 339

(4) Nguyễn Phương, sđd, tr.339. THực Lục đệ nhất kỷ, bản Hán Văn, quyển 4 tờ 15 b.

(5) Phan Phat Huồn: Việt Nam Giáo Sử, Quyển I, từ tr.227 đến  246.

 

                           




Giáo sư Nguyễn Lý-Tưởng nguyên là cựu Dân Biểu Hạ Nghị Viện của Việt Nam Cộng Hòa tỉnh Thừa Thiên/Huế từ 1967 tới 1971. Là cựu tù nhân chính trị bị Việt cộng giam giữ khắc nghiệt 14 năm trong nhà tù Việt Cộng sau 1975. Ông là đương kim Chủ Tịch Đại Việt Cách Mạng Đảng nhiệm kỳ 2012-2016. Hiện đang cư trú tại Hoa Kỳ.

Ông tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm Huế, giảng dạy môn Quốc văn, Sử Địa, và Sinh ngữ ở Huế, Nha Trang, Saigon. Tổng Thư Ký Hội Sử Học Việt Nam từ 1967 tới 1975. Ông viết văn viết báo, từng là chủ nhiệm nhật báo Da Vàng tại Saigon 1970. Đã xuất bản 10 tác phẩm biên khảo lịch sử, thơ, tập truyện Việt sử, trong đó có bản dịch tcuốn Đại Nam Liệt Truyện Tiền Biên, từ Hán Văn, gồm 4 dịch giả. Các tập truyện biên khảo lịch sử xuất bản ở Hoa Kỳ có các cuốn "Đưa em tới chốn Nhà Hồ", "Thuyền ai đợi bến Văn Lâu", "Ngày Trở Về"....

Cách Mạng Tháng 8/1945

 (GS Nguyễn Lý-Tưởng trả lời các câu hỏi của Lạc Việt trên Diễn Đàn PalTalk “Yểm Trợ Khối 8406” từ 7-10:00 PM giờ Cali tối Chúa nhật 17/8/2014 tại Hoa Kỳ)

 Lạc Việt: (1) Xin cho biết lý do tại sao gọi là “Cách Mạng Tháng Tám” ? và diễn tiến việc Việt Minh cướp chính quyền tại Hà Nội ngày 19/8/1945?

-GS Nguyễn Lý-Tưởng: Sách vở của phe Cộng Sản gọi biến cố xảy ra tại Hà Nội ngày 19/8/1945 là “Cách Mạng Tháng 8” cũng có người thi vị hóa với danh từ “Cách Mạng Mùa Thu” nhưng thực ra đó chỉ là một hành động “Cướp Chính Quyền” của phe Việt Minh theo lệnh của Cộng Sản Quốc Tế (Nga) do Hồ Chí Minh thực hiện.

Tôi nghĩ rằng, nhân đây cũng phải nói về
ý nghĩa hai chữ “Cách Mạng” cho rõ ràng.

Cách mạng là sự thay đổi một xã hội hay một chế độ, bỏ cái cũ lạc hậu, lỗi thời, bất hợp lý, đầy bất công, áp bức bóc lột để thay thế vào một xã hội mới, một chế độ mới tiến bộ hơn, tốt đẹp hơn, đem lại cho người dân một đời sống hạnh phúc, no ấm được hưởng các quyền tự do dân chủ, quyền làm người, quyền làm chủ đất nước hợp với nguyện vọng của mình, giải thoát cho cả dân tộc khỏi vòng nô lệ, giải thoát cho người dân cuộc đời lầm than của họ.

Chẳng hạn người ta gọi cách mạng 1789 ở Pháp là cách mạng dân chủ, vì cuộc cách mạng đó lật đổ ngai vàng của vua Louis thứ 16, xóa bỏ chế độ quân chủ và xây dựng một chế độ dân chủ. (Cũng có những cuộc cách mạng về văn hóa, về khoa học kỹ thuật, về kinh tế,v.v…nhưng ở đây chúng ta chỉ nói về ý nghĩa của cách mạng về mặt chính trị, xã hội). Vậy chúng ta hãy so sánh sau khi Việt Minh cướp chính quyền tại Hà Nội 19/8/1945, họ có đem lại điều gì tốt đẹp hơn cho dân tộc Việt Nam so với 4 tháng lãnh đạo đất nước của chính phủ Trần Trọng Kim hay không?

Diễn tiến việc Việt Minh cướp chính quyền tại Hà Nội:

 -Tình hình Việt Nam trước ngày Việt Minh cướp chính quyền tại Hà Nội (19/8/1945)

Do chính sách cai trị lạc hậu, lỗi thời của các vua nhà Nguyễn trong thế kỷ thứ 19, tạo nên thối nát, bất công, kỳ thị tôn giáo, chia rẽ địa phương, làm cho dân tộc ta suy yếu. Lợi dụng tình thế đó, Pháp đem quân xâm chiếm nước ta. Khởi đầu từ vụ bắn phá Đà Nẵng (1847) dưới đời vua Thiệu Trị, đến việc chiếm mất 3 tỉnh Miền Đông Nam Kỳ (1962) rồi chiếm thêm 3 tỉnh Miền Tây Nam Kỳ (1867), chiếm thành Hà Nội (1883) thời vua Tự Đức. Việt Nam phải nhận sự bảo hộ của Pháp (hòa ước Quý Mùi 1883).

Nhưng Pháp không ngừng lại ở đó, năm 1884, Pháp đem quân chiếm thêm các tỉnh Miền Bắc, đặt toàn bộ nước ta dưới quyền cai trị của Pháp với hòa ước Giáp Thân 1884 (cũng gọi là hòa ước Patenôtre) dưới thời vua Hàm Nghi.

Đêm 4 rạng ngày 5 tháng 7, 1885 (tức 23/5 âm lịch Ất Dậu), hai quan phụ chính Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường chủ trương đánh Pháp thất bại, quân Pháp phản công, kinh thành Huế thất thủ, Tôn Thất Thuyết đem vua Hàm Nghi chạy ra Quảng Trị, rồi nhân danh vua truyền hịch Cần Vương “Bình Tây, Sát Tả” (đánh Pháp, giết người theo đạo Thiên Chúa tức Công Giáo), dân vô tội chết oan, nội trong tỉnh Quảng Trị, chỉ trong vòng mấy hôm mà có đến hơn 8500 người theo đạo bị giết (bất kể già trẻ, trai gái, nhà thờ, nhà dân dân đều bị đốt cháy, của cải bị cướp sạch, có nơi bị tàn sát cả làng)…

-Các cuộc kháng chiến chống Pháp do phe Nho sĩ, trí thức hay quân nhân ly khai từ thời Tự Đức cho đến những thập niên đầu thế kỷ 20, từ Nam chí Bắc đều thất bại. Sau khi được tin Nhật thắng Nga (1904-1905) và cách mạng Tân Hợi (1911) do Tôn Dật Tiên lãnh đạo thành công tại Trung Hoa…









Các nhà Nho yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Kỳ ngoại hầu Cường Để,v.v. qua Tàu, qua Nhật vận động duy tân, kêu gọi dân chúng đổi mới, tự cường, tạo nên phong trào đòi độc lập khắp nơi trong nước. Từ “Tam Dân Chủ Nghĩa” (Dân Tộc độc lập, Dân Quyền tự do, Dân Sinh hạnh phúc) của Trung Hoa Quốc Dân Đảng với cách mạng Tân Hợi (1911) đã ảnh hưởng đến Việt Nam và Nguyễn Thái Học đã lập ra “Việt Nam Quốc Dân Đảng” (1927) tại Hà Nội và sau đó, thất bại trong cuộc khởi nghĩa tại Yên Bái (1930), 13 liệt sĩ bị xử tử, một số đồng chí bị tù đày, số khác trốn qua Tàu hoặc mai danh
ẩn tích…

Trong thế chiến thứ hai (1939-1945), phe cách mạng Việt Nam ở Trung Hoa thành lập “Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội” do Trương Bội Công và Nguyễn Hải Thần lãnh đạo quy tụ những nhà ái quốc lưu vong được Mỹ và Tưởng Giới Thạch ủng hộ, chuẩn bị trở về Việt Nam kháng Nhật.

Trước khi thế chiến thứ hai bùng nổ (1939) các phong trào sinh viên trí thức trong nước từ Nam chí Bắc cũng đã bí mật thành lập các đảng cách mạng chủ trương xây dựng một chế độ dân chủ cho Việt Nam trong tương lai như Đại Việt Quốc Dân Dảng của Trương Tử Anh (1939) tại đại học Hà Nội với chủ nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn, Đại Việt Duy Dân của Lý Đông A (tên thật là Nguyễn Văn Thanh) tại Hà Nội, (1939), Huỳnh Phú Sổ (tại Long Xuyên với Phật Giáo Hòa Hảo – Dân Chủ Xã Hội Đảng, 1939-1940), Cao Đài (tại Saigon, ủng hộ Cường Để ở Nhật), Trần Trung Lập (ở vùng biên giới Việt – Trung)…

Đảng Cộng Sản Đông Dương do Nguyễn Ái Quốc thành lập ở Hồng Kong (1930) là chi nhánh của Phong Trào Cộng Sản Đệ Tam Quốc Tế do Liên Sô lãnh đạo. Giữa phe “Quốc Gia” (không Cộng Sản) và phe “Quốc Tế Cộng Sản” đã có sự bất đồng từ lâu ở trong nước và cả ở hải ngoại.

Quân Nhật vào Đông Dương…
Nhật đảo chính Pháp
tại Đông Dương (9/3/1945)

(Những lá bài của Nhật: Cường Để/ Ngô Đình Diệm và Bảo Đại/Trần Trọng Kim)

Khởi đầu thế chiến thứ hai, Đức đánh chiếm nước Pháp, Thống chế Pétain đầu hàng Đức, lập chính phủ thân Đức (để cho nước Pháp và đặc biệt là thủ đô Paris khỏi bị tàn phá do bom đạn chiến tranh). Thiếu Tướng De Gaulle chạy qua nương tựa nước Anh, lãnh đạo kháng chiến chống Đức. Chính quyền Pháp tại Đông Dương (quân sự, hành chánh) bị thất thế, không được chính quốc yểm trợ, vũ khí trang bị lạc hậu…

Quân Nhật chiếm Mãn Châu, chiếm Trung Hoa và các nước Đông Nam Á. Quân Anh không bảo vệ được các nước thuộc địa (Nam Dương, Miến Điện, Mã Lai…), Tưởng Giới Thạch giữ Miền Nam nước Tàu để kháng Nhật. Năm 1940, 1941, Nhật lấy lý do cần tiếp tế cho quân Nhật ở Hoa Nam nên đem quân vào Đông Dương, chiếm Saigon, Hải Phòng, Hà Nội và các vị trí chiến lược khác nhưng vẫn để người Pháp cai trị Đông Dương để sai khiến, bắt Pháp phải phục vụ cho nhu cầu chiến tranh của Nhật.

Lúc đầu, Nhật sử dụng lá bài Cường Để, chuẩn bị đưa ông về làm vua Việt Nam thay thế Bảo Đại. Giữa ông Ngô Đình Diệm và Cường Để có sự liên lạc bí mật từ trước. Nếu Cường Để làm vua thì ông Ngô Đình Diệm sẽ là Thủ Tướng và Việt Nam sẽ theo chế độ “Quân chủ lập Hiến” như Nhật. Trước khi Nhật đảo chính Pháp tại Đông Dương (9/3/1945), Nhật đã bí mật tiếp xúc với ông Ngô Đình Diệm tại Huế. Ông Tráng Liệt, con trai của Cường Để làm thông ngôn trong cuộc tiếp xúc đó.

Trong khi đó, tại Hà Nội, Nhật cũng cho một viên Đại Úy người Nhật thường lui tới giao thiệp với sinh viên Việt Nam và qua một sinh viên (bà con trong gia đình cụ Trần Trọng Kim). Viên sĩ quan nầy đã một vài lần tiếp xúc, đàm đạo, trao đổi tình hình thời sự với CụTrần Trọng Kim tại Hà Nội. Mật thám Pháp vẫn theo dõi các cuộc tiếp xúc của người Nhật với hai nhận vật nầy. Thế rồi, tại Huế, Nhật đã cho người báo tin cho ông Ngô Đình Diệm biết “Nhật được tin Pháp sắp bắt ông Ngô Đình Diệm”

Trong khi đó, Nhật cũng báo tin cho cụ Trần Trọng Kim tại Hà Nội “Pháp sắp bắt cụ Trần”. Cả hai người, ông Diệm cũng như cụ Trần đều được người Nhật bảo vệ. Ông Diệm đã cải trang làm một sĩ quan Nhật và được xe Hiến Binh Nhật đưa vô Saigon, cho ở trong một biệt thự, có lính Nhật canh gác, không cho tiếp xúc, liên lạc với bên ngoài ! Cụ Trần cũng được người Nhật đưa ra ngoại quốc cho đến khi Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945) thì được đưa về giới thiệu với Bảo Đại…(sẽ nói rõ ở phần sau)

Trong thế chiến thứ II, (1939-1945), lúc đầu Mỹ chỉ tham chiến ở Châu Âu và giữ thái độ không can thiệp đối với Nhật. Nhưng sau khi Nhật bất thình lình tấn công căn cứ quân sự Mỹ ở Pearl Harbor (Trân Châu Cảng) thì Mỹ mới phản công Nhật ở Mặt Trận Thái Bình Dương. Mỹ tuyên bố cắt đứt mọi liên lạc với Nhật. Mỹ đổ bộ chiếm quần đảo Ivoshima ở Thái Bình Dương, chiếm Philippine, Miến Điện…Nhật bắt đầu thất thế trên  các mặt trận ở Đông Nam Á.

Mỹ viện trợ quân sự giúp Tưởng Giới Thạch kháng Nhật và đưa ra kế hoạch giúp Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội cho đảng viên vào học trường quân sự Hoàng phố (của Tưởng Giới Thạch) để tổ chức các bộ chỉ huy cấp trung đoàn, tiểu đoàn chờ đợi khi Mỹ đổ bộ Đông Dương thì về nước tổ chức kháng Nhật, chuẩn bị người tài giỏi để về nước nắm chính quyền sau khi Nhật bại trận. Tất cả những lời hứa hẹn đó đã được Tưởng Giới Thạch tiết lộ với cụ Nguyễn Hải Thân, cụ Vũ Hồng Khanh là những cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam lưu vong tại Trung Hoa lúc đó (Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội – Viet Nam Quốc Dân Đảng)…

Do đó giữa phe cách mạng Việt Nam có hai khuynh hướng: trong nước thì hy vọng mượn tay quân Nhật đuổi Pháp dành độc lập; ở hải ngoại (phe lưu vong bên Tàu) thì hy vọng Mỹ và Tưởng Giới Thạch (phe Đồng Minh) thắng Nhật để về nước nắm chính quyền.

Mặc dù Toàn Quyền Pháp tại Đông Dương là De Coux luôn thi hành các mệnh lệnh của Nhật: cung cấp lương thực, than đá, v.v. cho quân Nhật. Nhưng sự hiện diện của quân Pháp tại Đông Dương trong lúc tình hình quân sự Nhật đang xuống giốc làm cho Nhật lo lắng, sợ quân Pháp trở súng bắn vào sau lưng Nhật.

Do đó, Viên Tướng Tư Lệnh Quân Đội Nhật là Tsuchihashi Yuitsu đã thay đổi kế hoạch và bất thình lình tổ chức đảo chính Pháp trên toàn Đông Dương (9/3/1945). Đại diện Nhật đã gặp Toàn Quyền Pháp tại Saigon và đưa “tối hậu thư” yêu cầu Pháp trao toàn bộ chính quyền quân sự hành chánh tại Đông Dương cho Nhật. Nếu trong vòng 24 giờ đồng hồ Pháp không trả lời thì Nhật sẽ hành động.

Ngày 9 tháng 3, 1945, một giờ đồng hồ sau khi Pháp trả lời “từ chối”, Nhật ra lệnh tấn công, bắt giam toàn quyền Pháp tai Saigon. Tất cả lính Pháp trên toàn Đông Dương đều bị tước khí giới, công dân Pháp trong đó có Linh Mục, Giám Mục đều bị an trí tại chỗ có lính Nhật canh gác. Lính Nhật chận xe vua Bảo Đại đi săn từ Quảng Trị trở về, yêu cầu vua chờ cho đảo chính Pháp xong mới được trở về hoàng thành. Sau đó, Đại sứ Yokoyama, đại diện của vua Nhật đã vào gặp vua Bảo Đại để trình bày diễn tiến tình hình vừa xảy ra tại Đông Dương. Nhật tuyên bố trả độc lập cho Việt Nam.

Ngày 11 tháng 3 năm 1945, vua Bảo Đại tuyên bố Việt Nam độc lập, tham gia khối Liên Minh Đại Đông Á của Nhật và xé bỏ các hiệp ước bất bình đẳng được ký kết giữa các vua nhà Nguyễn với  Pháp trong thế kỷ 19. Vua Bảo Đại phải gấp rút thành lập Chính Phủ Việt Nam độc lập, thống nhất để đặt các Lực lượng Đồng Minh, nhất là Pháp, trước một tình trạng pháp lý không thể đảo ngược được.

Việt Nam theo chế độ Quân chủ lập Hiến, có vua và có Chính phủ do Thủ Tướng lãnh đạo giống như bên Nhật. Vua Bảo Đại biết ông Ngô Đình Diệm đã được Nhật bảo vệ và đang ở trong tay Nhật nên đã nhờ Nhật liên lạc mời ông Diệm về lập Nội Các. Nhưng Nhật đã đưa ông Trần Trọng Kim đến gặp vua Bảo Đại và trả lời “không biết ông Diệm ở đâu”. Do đó, Bảo Đại biết Nhật đã bỏ rơi lá bài Cường Để rồi …

Ngày 17/4/1945, Thủ Tướng Trần Trọng Kim  trình diện Nội Các, quy tụ các nhà trí thức khoa bảng trẻ tuổi và chọn quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ, hai sọc liền, sọc giữa rời ra như quẻ Ly nên thường gọi là cờ quẻ Ly. (Xin mở dấu ngoặc ở đây để giải thích thêm: tại sao Nhật bỏ lá bài Cường Để và sử dụng lá bài Bảo Đại?

–Nếu đưa Cường Để về làm vua thì sẽ phải thay đổi bộ máy hành chánh với thành phần quan lại cũ…làm như thế sẽ gây xáo trộn trong xã hội trong khi Nhật đang gặp khó khăn cả về mặt quân sự lẫn chính trị tại Việt Nam. Nếu để Bảo Đại tiếp tục làm vua thì giữ được toàn bộ thành phần quan lại để tiếp tục điều khiển đất nước, ổn đình tình hình).

Trong 4 tháng cầm quyền trước ngày Nhật đầu hàng Đồng Minh, Chính phủ Trần Trọng Kim phải đối phó với nạn đói xảy ra tại Miền Bắc VN khiến cho hàng triệu người chết; đồng thời, phải tranh đấu với Nhật đòi lại Miền Nam trước đây là xứ thuộc địa của Pháp, để thống nhất đất nước sau khi có độc lập.

Kết quả là Nhật đã trả lại xứ Nam Kỳ cho Việt Nam (8/8/1945) trước ngày Nhật đầu hàng. Vua Bảo Đại đã đặt hai vị Khâm Sai đại diện cho nhà vua tại Bắc Kỳ (Phan Kế Toại) và Nam kỳ (Nguyễn Văn Sâm). Như vậy, Việt Nam đã độc lập và thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ trước ngày Việt Minh cướp chính quyền 19/8/1945. Chính Phủ Trần Trọng Kim đã đưa ra một chương trình 6 điểm cấp thời:

      1. Đòi Nhật chuyển giao tất cả các cơ sở
          hành chánh cho người Việt Nam.

     2. Thâu hồi đất Nam Kỳ và các nhượng địa
         đã dành cho Pháp.

     3. Ân xá các chính trị phạm (Bộ trưởng Tư Pháp là Luật sư Trịnh Đình Thảo đề nghị ân xá chính trị phạm. Nghị định ân xá do Thủ Tướng Trần Trọng Kim ký ngày 2/5/1945. Hàng ngàn đảng viên Cộng Sản bị Pháp bắt giam tại Côn Đảo và những người theo Việt Minh chống Nhật cũng được can thiệp trả tự do).

     4. Cho phép thành lập các đảng phái chính trị (điều nầy cho đến 1969 dưới thời Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, VNCH mới có luật Quy chế Chính đảng và Đối lập chính trị do Quốc Hội biểu quyết, Tổng Thống ban hành…Miền Bắc là chế độ độc tài Cộng Sản , không có chính đảng đối lập).

     5. Miễn thuế cho công chức, thợ thuyền và dân nghèo.

     6. Thiết lập Ủy ban Tư vấn quốc gia để soạn thảo Hiến Pháp, nghiên cứu cải tổ Chính trị, Hành chánh,Giáo dục (Chương trình dạy tiếng Việt trong các trường học do GS Hoàng Xuân Hãn, Bộ Trưởng Giáo Dục… đưa ra đầu tiên tại Việt Nam được áp dụng cho đến bây giờ). Nghị định thành lập UB soạn thảo Hiến Pháp ký ngày 8/5/1945…

      Dưới thời Pháp thuộc, tên của nước ta là An Nam. Chính phủ Trần Trọng Kim lấy lại tên nước là Việt Nam  đã có từ thời Gia Long (1802).

   Tướng Tổng Tư Lệnh của Nhật là Tsuchihashi Yuitsu đồng ý đề nghị của CP Trần Trọng Kim: -Trả lại Nam Bộ cho Việt Nam (8/8/1945) – Trả lại các cơ sở của người Pháp (kể cả Phủ Toàn Quyền) cho Việt Nam – Nhật cung cấp cho Việt Nam 4.000 súng đủ loại để trang bị cho đội quân Bảo An của Việt Nam để giữ gìn an ninh trật tự trong nước.- Nhật đồng ý cho tàu chở gạo trong Nam ra Bắc để cứu đói đồng bào. Chính phủ Trần Trọng Kim hô hào toàn quốc lạc quyên để cứu đói và tình hình dân chết đói đã giảm rõ rệt. Đó là những thành tích rất lớn chỉ trong 4 tháng mà chính phủ Trần Trọng Kim đã đạt được.


Mỹ Ném bom nguyên tử xuống hai đảo
Hiroshima và Nagazaki: Nhật đầu hàng.

Trong phần trên tôi có nói, trong thế chiến thứ hai (1939-1945), Mỹ tham chiến ở Âu Châu nhưng lại giữ thái độ không can thiệp đối với Nhật tại Á Châu (đặc biệt, các nước Đông Nam Á). Tại sao có chuyện lạ như vậy? – Chủ trương của Mỹ là “xóa bỏ chế độ thuộc địanên mượn tay Nhật xóa bỏ thực dân Anh và thực dân Pháp tại các nước thuộc địa Á Châu (cụ thể là vùng Đông Nam Á).

Sau đó, Mỹ thắng Nhật, và Mỹ sẽ trao trả độc lập cho các nước bị trị và giúp các nước nầy xây dựng chế độ dân chủ trong quan hệ kinh tế với Mỹ. Phía cộng sản gọi đó là “chủ nghĩa thực dân mới”. Mỹ đang thi hành kế hoạch nói trên và các nước khác sau thế chiến thứ hai đều được độc lập, ngoại trừ Việt Nam, Mỹ bị Cộng Sản phổng tay trên. Nga ra lệnh cho Hồ Chí Minh ra tay trước.

 Trong thế chiến thứ hai, Nga và Nhật đã ký một hiệp ước bất tương xâm (hai bên không đánh nhau). Nga rảnh tay về phía Đông để đối phó với Đức tại Tây Âu. Nhật đã chiếm Mãn Châu,  đưa vua Phổ Nghi nhà Thanh (bị cách mạng Tân Hợi 1911 lật đổ) về làm vua Mãn Châu và dồn mọi khả năng quân sự đánh vào nước Tàu, chiếm vùng Đông Nam Á…

Nhật lo sợ sức mạnh của Mỹ ở Thái Bình Dương nên bất thình lình đánh vào Trân Châu Cảng (Pearl Harbor) phá tan căn cứ hải quân của Mỹ. Chính vì hành động táo bạo của Nhật mà cả nước Mỹ xúc động, Mỹ liền tuyên chiến với Nhật. Mỹ tuyên bố “cắt đứt mọi liên lạc với Nhật” và phản công Nhật trên khắp các mặt trận ở Đông Nam Á, giúp Tưởng Giới Thạch về kinh tế, quân sự để kháng Nhật.

Trong khi quân Nhật liên tiếp thua quân Mỹ tại Đông Nam Á thì Mỹ lên tiếng kêu gọi Nhật đầu hàng.  Giữa Nhật và Mỹ đã cắt đút quan hệ ngoại giao, rồi cắt đứt mọi liên lạc nên Nhật phải nhờ Nga chuyển thư trả lời của Nhật cho Mỹ. Nga cố ý trì hoãn và chậm chuyển thư đi. Mỹ không nhận được thư trả lời của Nhật nên quyết định thả bom nguyên tử, bắt buộc Nhật phải đầu hàng vô điều kiện.

Nga biết được tình hình Nhật sắp đầu hàng nên ra lệnh cho Hồ Chí Minh chuẩn bị cướp chính quyền tại Việt Nam với mục đích thực hiện chủ nghĩa Cộng Sản trên khắp thế giới.

Hồ Chí Minh là ai?

Như mọi người đã biết, nhân vật lãnh đạo “Cách mạng tháng 8/1945 hay Việt Minh cướp chính quyền 19/8/1945 tại Hà Nội” là Hồ Chí Minh. Vậy Hồ Chí Minh là ai?

-Hồ Chí Minh là một cái tên mới xuất hiện vào thời điểm nầy nên trong nước và hải ngoại không ai biết rõ lý lịch của y. Lúc nhỏ, y có tên là Nguyễn Sanh Côn, con trai út của Phó bảng Nguyễn Sanh Huy (sau đổi tên là Nguyễn Sanh Sắc), người huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.  Lúc nhỏ vào học ở Huế, bạn bè thường gọi y là Nguyễn Du Côn nên y đổi tên là Nguyễn Sanh Cung (theo giọng Hà Tĩnh, Nghệ An thì Cung cũng đọc trại ra Côn; Khiêm là anh trưởng của Côn cũng đọc trại ra Khơm) vì thế khi vào Phan Thiết, y lấy tên là Nguyễn Văn Ba.

Vào Saigon xin được một chân bồi tàu, rồi theo tàu buôn qua Pháp, y tìm đến nương nhờ cụ Phan Châu Trinh là bạn quen với thân phụ y ngày xưa, học nghề chụp hình để kiếm sống. Y đã từng nộp đơn xin vào học trường dành riêng cho học sinh các xứ thuộc địa của Pháp để sau nầy được đi lính hay làm công chức phục vụ cho Pháp, nhưng bị từ chối nên y đổi tên là Nguyễn Tất Thành.

Qua trung gian của cụ Phan, y mới quen biết được với các ông Phan Văn Trường (người Việt Nam đầu tiên đậu tiến sĩ Luật, làm luật sư ở Pháp) và Nguyễn Thế Truyền (cũng là người Việt Nam đầu tiên đậu Tiến sĩ Khoa học ở Pháp) là hai người trí thức khoa bảng và có lòng yêu nước ở Paris lúc đó.

Nhờ nhóm Xã Hội (Pháp) tài trợ, hai ông xuất bản báo Le Paria (Người cùng khổ), bút hiệu lúc đầu là Nguyễn Ố Pháp (ghét Pháp). Về sau vì sợ mất lòng nhóm Xã Hội (Pháp) nên đổi tên là Nguyễn Ái Quốc (bút hiệu nầy chung cho nhiều người). Về sau hai ông nhận thấy chủ nghĩa xã hội (tức chủ nghĩa cộng sản) không thích hợp với dân tộc Việt Nam nên hai ông đã rút lui. Riêng Nguyễn Tất Thành thì tình nguyện tiếp tục cộng tác với báo Le Paria và tiếp tục mang cái tên chung của hai ông trước đây là Nguyễn Ái Quốc. Vì thế trong các tài liệu của cộng sản Pháp để lại thường nhắc đến tên Nguyễn Ái Quốc.

Trong thế chiến thứ nhất (1914-1918), Nguyễn Ái Quốc theo phe Cộng Sản Pháp chống Đức và để lập công với bọn nầy, y đã báo cáo cho chúng biết cụ Phan Châu Trinh có liên lạc với Đức để chống Pháp. Vì thế cụ Phan bị Pháp bắt giam tại ngục La Santé (Paris). Cụ Phan biết chuyện đó nên sau khi ra khỏi tù, đã đuổi y ra khỏi nhà.

Từ 1919-1923, Nguyễn Ái Quốc chính thức tham gia đảng Cộng Sản Pháp (thuộc đệ tam quốc tế) và sau đó được gởi qua huyến luyện tại Nga để trở thành cán bộ Cộng sản đặc trách Đông Á. Năm 1925, y làm thông ngôn cho Borodine với cái tên mới là Lý Thụy, trong phái đoàn cố vấn của Nga giúp Trung Hoa thời Tôn Dật Tiên, nhưng thực chất là hoạt động tình báo cho Cộng Sản Quốc Tế, có nhiệm vụ lôi kéo thanh niên Việt Nam chống Pháp lúc đó đang sống lưu vong bên Tàu để tổ chức cơ sở cộng sản sau nầy đưa về Việt Nam hoạt động.

Năm 1928, khi Tưởng Giới Thạch thay thế Tôn Dật Tiên (chết) lãnh đạo Trung Hoa Quốc Dân Đảng và làm Tổng Thống Trung Hoa Dân Quốc, chủ trương chống Cộng (Mao Trạch Đông) thì Lý Thụy rút vào hoạt động bí mật. Năm 1930, Lý Thụy tức Nguyễn Ái Quốc nhân danh cán bộ cộng sản quốc tế phụ trách Đông Á triệu tập một cuộc họp tại Hồng Kong để thống nhất các khuynh hướng Cộng sản tại Việt Nam và thành lập đảng Cộng Sản Đông Dương do y lãnh đạo.

Trong thời gian ở Trung Hoa, y thường liên lạc với cụ Hồ Học Lãm, một nhà cách mạng Việt Nam lưu vong và đổi tên là Hồ Chí Minh để khỏi lộ tông tích. Y dùng chiêu bài chống thực dân, dành độc lập để dánh lừa thanh niên yêu nước và đồng bào Việt Nam. Có tài liệu nói rằng Hồ Chí Minh là bút hiệu của cụ Hồ Học Lãm thời gian làm báo trong quân đội Tưởng. Có khi cụ Hồ Học Lãm bận việc thì Nguyễn Ái Quốc viết bài thay cụ và cũng ký bút hiệu Hồ Chí Minh. Sau khi cụ Hồ Học Lãm chết, cái tên Hồ Chí Minh đã thuộc về Nguyễn Ái Quốc luôn.

Khi Nhật chiếm Đông Dương, y về nước hoạt động ở vùng biên giới Trung-Việt và có tiếp xúc với tổ chức OSS của Mỹ (hoạt động chống Nhật) và được tổ chức nầy tài trợ và huấn luyện. Trên đường trở lại Trung Hoa, y bị Tướng Trương Phát Khuê của Tưởng Giới Thạch bắt giam vì Trương Phát Khuê được tình báo Anh cho biết Hồ Chí Minh chính là Nguyễn Ái Quốc, một cán bộ cộng sản quốc tế đang hoạt động tại Trung Hoa.

Khi bị bắt, y khai là người của cách mạng Việt Nam cử sang Trung Hoa để liên lạc với các nhà cách mạng Việt Nam lưu vong, tổ chức kháng Nhật. Trương Phát Khuê đã đưa y đến trụ sở Việt Nam Cách Mệnh Đống Minh Hội để nhận diện. Nhưng không ai biết mặt y. Tại đây, y đã đánh lừa được các cụ Nguyễn Hải Thần và Vũ Hồng Khanh và đã được các cụ cho y tuyên thệ gia nhập Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội với tư cách ủy viên dự khuyết trung ương.

Ngày 9/3/1945, khi Nhật đảo chánh Pháp tại Đông Dương, tất cả quân Pháp tại Việt Nam đều đầu hàng Nhật , chỉ có một lực lượng quân Pháp khoảng 5000 người tại Lạng Sơn do Đại Tá Alessandi chỉ huy, đã kéo qua Trung Hoa, nương tựa Tưởng Giới Thạch để chống Nhật. Trong số sĩ quan dưới quyền của Alessandri có một người Việt Nam mang cấp bậc Đại úy tên là Viên (capitaine Viên hay quan Ba Viên). Tên nầy thường lui tới trụ sở Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội và cũng đã nhiều lần tiếp xúc với Hồ Chí Minh.

 Nhân dịp Hồ Chí Minh xin về nước hoạt động chống Nhật, các cụ trong Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội đã cho một số cán bộ trẻ trong tổ chức đi theo. Các người nầy là thành phần ưu tú, sau nầy nếu Đồng Minh đổ bộ, cách mạng thành công thì họ sẽ là thành phần lãnh đạo quan trọng, có thể tham gia chính phủ của nước Việt Nam trong tương lai…Ba Viên lãnh trách nhiệm hộ tống phái đoàn về nước. Khi về đến biên giới, Hồ Chí Minh đã móc nối với Ba Viên, giết tất cả nhóm cán bộ ưu tú nầy!

 Hồ Chí Minh đã lập ra một tổ chức mới lấy tên là Việt Minh để mọi người lầm tưởng đó là Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội của cụ Nguyễn Hải Thần ở bên Tàu về. Sau này, khi nắm được chính quyền, phe Cộng Sản giải thích Việt Minh tức là Việt Nam Cách Mệnh Đồng Chí Hội khác với Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội (Việt Cách). Chúng đã bỏ đi hai chữ “Cách Mệnh” và thay thế vào hai chữ “Đồng Chí”. Đây cũng chỉ là một thủ thuật, một tiểu xảo mà thôi.

(Ngay sau khi Mỹ ném bom nguyên tử xuống nước Nhật, Nga liền cho quân chiếm Mãn Châu là nơi chưa bị chiến tranh tàn phá và cũng là nơi dự trữ lương thực, vũ khí quan trọng của Nhật. Sau khi Nhật đầu hàng, Nga rút quân và cho Mao Trạch Đông đem quân vào thay thế, đặt Tưởng Giới Thạch trước một sự đã rồi.

Tưởng Giới Thạch từ Miền Nam trở về, tiếp thu một nước Tàu tan hoang, đổ nát, dân chết đói đầy đường, đầy dẫy tệ nạn xã hội, lính tráng cướp bóc, sĩ quan, tướng lãnh tham nhũng… Trong khi Mao Trạch Đông đem Hồng quân vào Mãn Châu là một nơi bình yên, thóc gạo dư thừa, quân Mao đi đến đâu, hô hào tịch thu tài sản nhà giàu, tịch thu ruộng của địa chủ chia cho dân. Vì thế, dân ủng hộ Mao Trạch Đông.

Mỹ chán nản, bỏ rơi không viện trợ cho Tưởng Giới Thạch, phe Tưởng thất bại, toàn bộ nước Tàu rơi vào tay Cộng Sản do Mao Trạch Đông lãnh đạo. Tình thế đó đã giúp cho Hồ Chí Minh tồn tại và thắng lợi sau nầy trong trận Điện Biên Phủ 8/5/1954 và được một nửa nước từ vĩ tuyến 17 trở ra Băc sau hiệp định Genève 20/4/1954).

Về phía các nhà cách mạng Việt Nam lưu vong ở Trung Hoa, họ vẫn chờ đợi quân đội Đồng Minh (Mỹ-Tưởng Giới Thạch) đổ bộ lên Đông Dương để theo quân đội Đồng Minh về nước. Nhưng hai quả bom nguyên tử đã làm thay đổi tình hình quá nhanh chóng và việc Mỹ hứa giúp tiền bạc và khí giới để tổ chức huấn luyện quân đội cũng đã không thực hiện. Họ chỉ còn biết dựa vào sự giúp đỡ của Tưởng Giới Thạch mà thôi.

Trước khi kết thúc thế chiến thứ hai, có một cuộc gặp gỡ của các nhà lãnh đạo Đồng Minh tại hội nghị Yalta (1945) đã đi đến quyết định: Sau khi Nhật và Đức đầu hàng thì số phận các nước nhược tiểu bị nô lệ phải được độc lập và giữ nguyên trạng, quân đội Đồng Minh phải duy trì an ninh trật tự và giúp các nước đó xây dựng chế độ dân chủ. Như đã nói, chủ trương của Mỹ là xóa bỏ chế độ thuộc địa.

Như vậy chính quyền Bảo Đại vẫn là hợp pháp và là đại diện duy nhất cho Việt Nam lúc đó. Nhưng Bảo Đại vì liên minh với Nhật nên không biết rõ các quyết định nội bộ của phe Đồng Minh. Ngoài ra, ông còn sợ bị truy tố về tội phạm chiến tranh như vua Nhật nên khi Nhật đầu hàng, ông rất bối rối. Về phía Hồ Chí Minh và phe Cộng Sản thì đã sẵn sàng hành động vì đã nắm được tình hình nhờ Liên Sô (Nga) ở trong phe Đồng Minh. Đa số thành phần lãnh đạo của phe Quốc Gia (không cộng sản) lúc đó đang nằm ở Trung Hoa, đợi khi quân Tưởng vào Việt Nam giải giới quân Nhật thì Hồ Chí Minh đã cướp chính quyền rồi.

Việt Minh cướp chính quyền
ngày 19/8/1945 tại Hà Nội

Lúc bấy giờ Việt Minh rất yếu nhưng họ đã áp dụng các thủ đoạn: vừa khủng bố vừa lừa dối. Ngay sau khi Nhật đầu hàng Đồng Minh (15/8/1945), Việt Minh đã tổ chức khủng bố khắp nơi, nhất là tại vùng biên giới, có những làng dân theo đạo Thiên Chúa (Công Giáo) do các Linh Mục người Pháp lãnh đạo. Sau một đêm, sáng ra người ta thấy đầu ông cố đạo bị chặt đem bêu trước mặt đường. Ở các vùng quê, họ xúi dục dân tràn vào nhà giàu, giết người, cướp của, cướp thóc gạo…Họ cho người đi treo cờ đỏ sao vàng khắp nơi, khiến cho người ta tin rằng đâu đâu cũng có sự hiện diện của Việt Minh.

Trong một cuộc biểu tình do công chức Hà Nội tổ chức vào ngày 19/8/1945 để ủng hộ chính phủ Trần Trọng Kim, Việt Minh đã cho một bộ phận nhỏ chiếm lấy khán đài, dương cao cờ  đỏ sao vàng, đọc tuyên ngôn của Mặt Trận Việt Minh và hô hào nhân  dân nổi dậy cướp chính quyền. Lúc bấy giờ, đoàn võ trang tuyên truyền giải phòng quân của Võ Nguyên Giáp (khoảng 40 người có võ trang) chưa về đến Hà Nội, nhưng phía Việt Nam Quốc Dân Đảng, Đại Việt… thì đã có sẵn lực lượng trong tay, đủ sức để làm chủ tình hình nhưng họ sợ bị ngộ nhận là tranh công, gây chia rẽ nên đành im lặng, không dám có phản ứng gì.

Dân tộc Việt Nam gần 80 năm dưới ách đô hộ thực dân Pháp, mong ước có ngày được độc lập nên đã nhiệt tình hưởng ứng lời kêu gọi của Việt Minh. Trong thời gian chống Pháp, các tổ chức cách mạng hoạt động bí mật, dân chúng chỉ nghe tên mà không phân biệt được ai là Cộng Sản, ai là Quốc Gia chân chính. Mặt trận Việt Minh chỉ tuyên truyền họ là người yêu nước và đã khéo léo che dấu bản chất làm tay sai cho Cộng Sản Quốc Tế (Liên Sô) nên đa số đồng bào, nhất là thành phần thanh niên trí thức yêu nước đã hăng hái tham gia Mặt Trận Việt Minh.

Lần đầu tiên cờ đỏ sao vàng của Mặt trận Việt minh được đưa ra giới thiệu trước dân chúng và đương nhiên cướp công của bao nhiêu người đã vận động tổ chức biểu tình ở Hà Nội ngày 19/8/1945 để ủng hộ chính phủ Trần Trọng Kim và cũng cướp công tranh đấu của bao thế hệ đã đổ máu chống thực dân Pháp để dành lại tự do và độc lập cho dân tộc Việt Nam. Việt Minh đã hô hào dân chúng đi các nơi để tiếp thu chính quyền một cách dễ dàng, không một lực lượng nào chống đối. Quân Nhật giữ thái độ im lặng. Chính quyền Trung Ương ở Huế và vua Bảo Đại không ban hành một chỉ thị hay mệnh lệnh nào cho các địa phương. Các quan cấp tỉnh, phủ, huyện tùy nghi muốn làm sao thì làm. Các đảng phái quốc gia tự động tổ chức lực lượng tự vệ riêng và sau nầy trở thành chiến khu chống Pháp và chống Cộng Sản.

Trước tình hình như thế, nếu vua Bảo Đại yêu cầu quân Nhật duy trì an ninh trật tự thì đã có thể duy trì chính quyền trong tay được. Nhưng nhà vua đã ngả lòng trước phong trào dân chúng đang sôi sục đòi độc lập và thấy quân Nhật chán nản sau cái tin vua Nhật tuyên bố đầu hang vô điều kiện (15/8/1945) nên thái độ của vua cũng tỏ ra dè dặt. Ngoài ra, Việt Minh cũng đã móc nối với Phạm Khắc Hòe, tổng lý ngự tiền văn phòng của vua làm trung gian cho họ gặp vua để vận động vua thoái vị và trao chính quyền cho Việt Minh. Theo hồi ký của vua Bảo Đại, người Nhật có đề nghị sử dụng quân đội của họ để dẹp loạn, duy trì an ninh trật tự. Nhưng nhà vua từ chối vì không muốn làm đổ máu người Việt Nam.

Trong lúc Việt Minh cướp chính quyền tại Hà Nội thì Việt Nam Quốc Dân Đảng (Vũ Hồng Khanh) và Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội (Nguyễn Hải Thần) cũng đã chiếm đóng và thiết lập chính quyền tại một số tỉnh biên giới, đặc biệt quân đội của Trần Kim Thành đã chiếm Quảng Ninh và thiết lập cơ quan hành chánh, quân sự để kiểm soát dân. Riêng tại vùng Công Giáo Bùi Chu-Phát Diệm, trong lúc Việt Minh cướp chính quyền tại Hà Nội thì Giám Mục Lê Hữu Từ đã cho thiết lập chính quyền các cấp tại địa phương do người Công Giáo phụ trách và tuyên bố “khu tự trị”.

Từ khi quân Nhật vào Đông Dương, các đảng phái quốc gia đã hoạt động mạnh trở lại, nhưng vì lúc đó lãnh tụ còn ở ngoại quốc (trừ Đại Việt) nên không dám quyết định cướp chính quyền, do đó mà chính quyền rơi vào tay Việt Minh (Cộng Sản). Tại Hà Nội, ngay sau khi Nhật tuyên bố đầu hàng, Khâm Sai Phan Kế Toại đã mời các đảng phái quốc gia đến và ngỏ ý trao lại chính quyền cho họ nhưng họ không dám quyết định vì còn đợi liên lạc hỏi ý kiến Trung Ương, mà Trung Ương lúc đó đang ở bên Tàu, mấy tháng sau mới theo quân Tưởng về nước.

 

Việt Minh nghe được tin đó liền cho người gặp Phan Kế Toại và yêu cầu trao chính quyền cho họ. Phan Kế Toại có đề nghị họ hợp tác để giúp chính phủ Trần Trọng Kim nhưng họ không chịu. Do đó, khi thấy đoàn biểu tình kéo đến dinh Khâm Sai (Phủ Toàn Quyền cũ) thì Phan Kế Toại đã mau mắn trao chính quyền cho Việt Minh. Trong khi đó, Khâm Sai Nam Kỳ là ông Nguyễn Văn Sâm được vua Bảo Đại cử vào Saigon tiếp thu chính quyền do Nhật trao lại;  vừa đến nơi thì được tin Việt Minh cướp chính quyền tại Hà Nội (19/8/1945); mấy ngày sau lại được tin chính phủ Trần Trọng Kim từ chức, vua Bảo Đại chính thức trả lời Việt Minh “đồng ý thoái vị” (23/8/1945) tình thế xem như đã muộn rồi.

Tại Huế, ngày 22/8/1945, Việt Minh (do Tố Hữu, Tôn Quang Phiệt lãnh đạo) vận động dân chúng tụ tập tại Sân Vận Động, mít tinh ủng hộ Việt Minh và gởi “tối hậu thư” yêu cầu vua Bảo Đại thoái vị. Ngày 23/8/1945, nhà vua  chính thức trả lời Việt Minh “đồng ý thoái vị”. Ngày 29/8/1945, phái đoàn Việt Minh từ Hà Nội vào gồm có: Trần Huy Liệu (Trưởng đoàn), Nguyễn Lương Bằng, Cù Huy Cận (đoàn viên) tại Huế có Tố Hữu, Tôn Quang Phiệt.

Trước 5 vạn người tụ tập tại Phu Văn Lâu vào trưa 30/8/1945, cờ vàng được kéo lên, vua Bảo Đại đọc chiếu thoái vị, tuyên bố “thà làm dân một nước độc lập hơn là làm vua một nước nô lệ”, cờ vàng từ từ hạ xuống. Vua trao ấn, kiếm bằng vàng của vua cho Trần Huy Liệu. Cờ Việt Minh được kéo lên. Trần Huy Liệu đọc bản tuyên bố của Việt Minh “chấm dứt vĩnh viễn chế độ quân chủ”…

Dân chúng được tin quá bất ngờ, nhiều người đã khóc vì nghĩ đến sự nghiệp của nhà Nguyễn mấy trăm năm mở mang Miền Nam, thống nhất đất nước, phút chốc con cháu đã để mất ngai vàng. (Những mốc thời gian được ghi lại trên đây là dựa vào Hồi ký của Bảo Đại và Hồi Ký của Phạm Khắc Hòe, Tổng lý ngự tiền văn phòng của Bảo Đại, về sau Hòe theo Việt Minh…)

Tại Saigon, ngay sau khi Nhật đầu hàng (15/8/1945), có một đảng viên Đại Việt là sĩ quan cao cấp (cấp tướng) trong quân đội Nhật được người Nhật gợi ý: nếu có người đứng ra nhận thì Nhật sẽ trao chính quyền cho phe “Quốc Gia” (không Cộng sản). Nhưng vị sĩ quan đó không tìm được người nào dám đứng ra nhận. Phe Trần Văn Giàu (Cộng sản) nghe tin đó liền đi tiếp xúc với người Nhật và người Nhật hứa để cho họ làm gì thì làm, không ngăn cản.

Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ của Phật giáo Hòa Hảo lúc đó vào tuổi 30, nhưng là người biết nhìn xa thấy rộng, ông đã liên lạc với các tổ chức không Cộng Sản trong Nam (như  Cao Đài, Đại Việt, Việt Quốc, nhóm của GS Hồ Văn Ngà, Hồ Hữu Tường, Bình Xuyên…) để thành lập Mặt Trận Quôc Gia Thống Nhất.

Lực lượng Thanh Niên Tiền Phong của BS Nguyễn Ngọc Thạch lúc đầu không phải do Cộng Sản lập ra, cũng đã tham gia Mặt Trận nầy. Về sau nhóm Cộng Sản từ nhà tù Côn Đảo trở về đã thao túng được tình hình, trong cuộc biểu tình tại Saigon do Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất tổ chức để nghe Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập trên đài phát thanh Hà Nội, có hàng trăm nghìn người náo nức và xúc động trước tin “Cách mạng thành công” “Việt Nam độc lập” do Hồ Chí Minh lãnh đạo, cuối cùng đã bị nhóm Trần Văn Giàu, Nguyễn Văn Trấn lái đi theo con đường của họ.

Ngày 2/9/1945, Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập lập tại Hà Nội thì 21 ngày sau đó tức là ngày 23/9/1945, quân Anh bàn giao cho quân Pháp đổ bộ lên Saigon. Kháng chiến Nam bộ bùng nổ giữa người Việt Nam và quân Pháp.

Như đã nói ở trên, giữa Cao Đài và Kỳ ngoại hầu Cường Để có sự liên lạc với nhau, nên sau khi Nhật đầu hàng, Cao Đài đã thành lập một lực lượng tự vệ với 5000 thanh niên có võ trang do Nhật bí mật giúp đỡ. Phía Hòa Hảo cũng cho ra đời Dân Chủ Xã Hội Đảng và tín đồ Hòa Hảo cũng đã thành lập các đơn vị quân sự cấp trung đoàn ở nhiều nơi tại các tỉnh Long Xuyên, Châu Đốc, Cần Thơ,v.v. do các ông Trần Văn Soái, Nguyễn Giác Ngộ, Lâm Thành Nguyên, Lê Quang Vinh (Ba Cụt)…là tín đồ Hòa hảo chỉ huy, để chống Pháp, bảo vệ đạo.

Việt Nam Quốc Dân Đảng cũng tổ chức một lực lượng quân sự cấp Trung đoàn do ông Nguyễn Hòa Hiệp chỉ huy; Đại Việt cũng lập chiến khu quy tụ những thanh niên, sinh viên có võ trang gọi là Bộ đội An Điền, hoạt động trong vùng Saigon.

                           *

Lạc Việt (2): Tháng 8/1945, quân Nhật đã đầu hàng Đồng Minh (Mỹ), quân Pháp cũng không còn tại Việt Nam…Lúc đó, Việt Nam là một nước độc lập do Hoàng đế Bảo Đại và Thủ tướng Trần Trọng Kim lãnh đạo. Dân tộc ta không tốn xương máu mà được độc lập, thống nhất từ Lạng Sơn đến Cà Mau. Tại sao  Hồ Chí Minh và Mặt Trận Việt Minh chủ trương lật đổ chính quyền đó? Sách vở của phe Cộng Sản nói :” Cách Mạng (hay Việt Minh, Cộng Sản) do Hồ Chí Minh lãnh đạo đã dành lại chính quyền trong tay Pháp và Nhật. Sư thật có đúng như vậy không?

 

GS Nguyễn Lý-Tưởng:

-Lý tưởng của Đảng Cộng Sản “đệ tam quốc tế” do Liên Sô lãnh đạo là đấu tranh cách mạng, đấu tranh bạo động, để lật đổ chính quyền hầu thực hiện chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới. Hồ Chí Minh là cán bộ của Cộng Sản Quốc Tế, theo lệnh Liên Sô (Nga) phải lật đổ chính quyền tại Việt Nam bằng bạo lực để thực hiện chế độ cộng sản độc tài, chuyên chính vô sản trên dân tộc chúng ta. Bằng đủ mọi cách phải cướp cho được chính quyền để thực hiện chế độ cộng sản, không cần biết chính quyền đó tốt hay xấu, hợp pháp hay không hợp pháp.

 -Từ ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp tại Đông Dương, toàn bộ viên chức hành chánh và quân sự của Pháp đã bị Nhật bắt giam. Xem như không còn chế độ thực dân Pháp tại Việt Nam. Sau  khi Mỹ thả bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima và Nagazaki, ngày 15/8/1945, vua Nhật đã tuyên bố đầu hàng Đồng Minh (Mỹ). Lúc đó người Nhật cũng không còn quyền hành gì trên nước Việt Nam nữa. 

Do tình hình thế giới thay đổi sau khi chấm dứt thế chiến thứ hai (1939-1945), dân tộc Việt Nam không tốn xương máu mà được hoàn toàn dộc lập dưới sự lãnh đạo của Hoàng Đế Bảo Đại và Thủ Tướng Trần Trọng Kim. Chính Phủ Trần Trọng Kim đã đưa ra một chương trình cấp thời 6 điểm và đang thực hiện. Việc cướp chính quyền ngày 19/8/1945 do Hồ Chí Minh lãnh đạo đã tạo cơ hội cho quân Pháp trở lại Việt Nam và gây nên một cuộc chiến tranh, huynh đệ tương tàn, chia rẽ trong dân tộc, hận thù Nam-Bắc, cho đến bây giờ, dân tộc ta vẫn phải sống dưới chế độ độc tài, áp bức, bóc lột, và phải chịu làm nô lệ cho kẻ thù phương Bắc là Trung cộng.

 Lạc Việt (3): Ngày 6/3/1946, vào lúc nửa đêm, Hồ Chí Minh đã gọi điện thoại cho Moutet, Bộ trưởng Thuộc địa Pháp, ký một “Thỏa Ước Tạm Thời” (Modus vivandi) đồng ý cho quân Pháp có mặt tại một số nơi như Saigon, Vũng Tàu, Cam Ranh, Nha Trang, Đà Nẵng, Hải Phòng, Hà Nội, Nam định…Mấy tháng sau, vào ngày 19/12/ 1945, cũng chính Hồ Chí Minh lại kêu gọi toàn quôc kháng chiến chống Pháp? Tại sao đã rước Pháp vào rồi lại hô hào đánh đuổi Pháp?

GS Nguyễn Lý-Tưởng:
-Sau  khi Nhật đầu hàng (15/8/1945), quân Đồng Minh sẽ vào Việt Nam giải giới quân Nhật. Từ vĩ tuyến 16 (Phan Thiết) trở ra Bắc do quân Tàu (Tưởng Giới Thạch), từ vĩ tuyến 16 trở vô Nam do quân Anh. Các nhà cách mạng Việt Nam theo chân quân Tưởng từ bên Tàu trở về nước (1946) thì Hồ Chí Minh đã cướp được chính quyền tại Hà Nội mấy tháng rồi (19/8/1945).

Phe của Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh dựa thế quân Tàu (Tưởng Giới Thạch), gây áp lực với Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh liền tổ chức Chính Phủ Liên Hiệp, mời Nguyễn Hải Thần làm Phó Chủ Tịch Nước, Vũ Hồng Khanh vào Quân Ủy Hội (Quốc Phòng), Nguyễn Tường Tam (Bộ Ngoại Giao), Chu Bá Phượng (Bộ Kinh Tế) là những người của Việt Nam Quốc Dân Đảng và Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội.

Riêng cụ Huỳnh Thúc Kháng (không đảng phái) được mời làm Bộ Trưởng Nội Vụ. Việt Minh nhường 72 ghế trong Quốc Hội cho phe đối lập (tức phe quốc gia không CS). Hồ Chí Minh qua Pháp nói là để thăm nước Pháp, và theo dõi Hội Nghị Fotainebleau họp gần Paris giữa Việt Minh và Pháp để giải quyết nhiều vấn đề giữa hai bên. Hội nghị bế tắc…

Nửa đêm, Hồ Chí Minh gọi điện thoại cho Moutet (Bộ trưởng thuộc địa Pháp) để ký một Thòa Ước Tạm Thời (Modus Vivendi) đồng ý cho 15000 quân Pháp có mặt tại các thành phố Saigon, Vũng Tàu, Nha Trang, Cam Ranh, Đà Nẵng, Huế, Hải Phòng, Hà Nội, Nam ĐịnhTrong lúc Hồ Chí Minh qua Pháp, cụ Huỳnh Thúc Kháng thay cụ Nguyễn Hải Thần làm Phó Chủ Tịch và Quyền Chủ Tịch Nước thay Hồ Chí Minh. Nghe tin Hồ ký Thỏa Ước tạm thời (Modus Vievndi) với Moutet, rước quân Pháp trở lại Việt Nam, dân Hà Nội biểu tình, “đả đảo Hồ Chí Minh bán nước”…Hồ ra trước toàn dân, khóc lóc: “Xin đồng bào hãy tin tưởng nơi tôi. Tôi không bao giờ bán nước cho Tây”.

Sau đó, Pháp thương lượng để cho quân Tàu – Tưởng rút về. Pháp trả lại các nơi nhà Thanh bán hay nhượng cho Pháp trong thế kỷ 19-20, cho Tàu được hưởng nhiều quyền lợi về thương mãi…Khi quân Tàu vào Việt Nam giải giới quân Nhật, Tưởng Giới Thạch có hứa sẽ giúp các nhà cách mạng Việt Nam lên nắm chính quyền. Nhưng Hồ Chí Minh tổ chức "tuần lễ vàng", quyên góp của dân và lấy vàng đó đút lót cho tướng Tàu là Lư Hán và Tiêu Văn, ngoài ra, còn cung cấp thuốc phiện, gái đẹp cho Tướng Tàu để Tướng Tàu không lật đổ Hồ và kêu gọi phe đối lập tham gia chính phủ Liên Hiệp của Hồ.

Tình hình nước Tàu lúc đó Mao Trạch Đông đang thắng thế, Mỹ thấy phe Tưởng quá thối nát tham nhũng không được lòng dân nên chán nản, bỏ rơi Tưởng. Vì thế bắt buộc Tưởng Giới Thạch phải rút quân về để trấn giữ mặt Bắc chống Mao Trạch Đông. Kế mượn tay quân Pháp đuổi quân Tưởng về Tàu của Hồ, thành công. Phe Việt Quốc, Việt Cách thất thế phải bỏ chạy theo chân quân Tưởng.

-Hồ Chí Minh rước quân Pháp vào rồi lại hô hào kháng chiến chống Pháp mới nghe ra thật là vô lý, mâu thuẫn…Nhưng kế đó rất thâm độc. Hồ đưa Vũ Hồng Khanh ra ký hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946 với Pháp, buộc Vũ Hồng Pháp phải chịu trách nhiệm vì đã ký tên vào đó. Hồ đưa Nguyễn Tường Tam vào Bộ Ngoại Giao, biết trước tình thế lúc đó ngoại giao sẽ thất bại, không làm được gì. Hồ đưa Chu Bá Phượng vào gánh Bộ Kinh tế: Kinh tế lúc đó là phá sản, làm sao cứu vãn được. Hô hào kháng chiến chống Pháp để buộc tội những ai chống Việt Minh là Việt gian theo Pháp.

           








Hô hào kháng chiến chống Pháp nhưng người cộng sản, chủ lực của cơ sở đã được Võ Nguyên Giáp đưa lên chiến khu, trốn vào rừng sâu rồi và đẩy thanh niên yêu nước, đảng viên Việt Quốc, Đại Việt…và nhân dân ra tiền tuyến, hy sinh. Máu người VN đã đổ và họ nói đó là máu của người Việt Minh, máu của người CS đã hy sinh để đánh Pháp dành độc lập…

-Võ Nguyễn Giáp ra lệnh bắt cóc, thủ tiêu, giết những người đối lập, những người yêu nước không CS…như đảng viên Đại Việt, Việt Quốc, Duy Dân,…tín đổ CG, Cao Đài, Hòa Hảo,v.v…

Huỳnh Phú Sổ, Trương Tử Anh, Lý Đông A, Khái Hưng, Tạ Thu Thâu, Hồ Văn Ngà,v.v…

Ở miền quê, Việt Minh thành lập “Tự Vệ” trao quyền cho bọn người vô học, du đảng, trộm cắp, muốn bắt ai thì bặt, muốn giết ai thì giết, khủng bố khắp nơi. Ai lên tiếng chống đối là bị bắt cóc, thủ tiêu ngay. Nhân dân sống trong cảnh kinh hoàng, rùng rợn. Năm 11947, quân Pháp chiếm các thành phố và lập chính quyền tạm thời để ổn định. Trước tình thế như vậy, những người không theo Việt Minh bắt buộc phải chạy lên tỉnh, lên thành phố để bảo toàn tính mạng.





(GS Nguyễn Lý-Tưởng,
ghi lại những ý chính trình bày trên Diễn Đán PalTalk tối
17/8/2014)

Mời quý vị và các bạn trẻ theo dõi các AUDIO Hội Luận trên hệ thống Diễn Đàn Paltalk trên mạng lưới Internet, với các bài thuyết trình và thảo luận cùng giới trẻ.

“ Cách Mạng Tháng 8” hay Việt Minh Cướp Chính Quyền (19/8/1945)

Hội Nghị Thành Ðô - Khởi Ðộng Thảm Họa Hán Hóa Việt Nam

Tinh Hinh Dau Tranh Tai GX My Yen - GS Nguyen Ly Tuong

Sự Cần Thiết Phải Có Một Cuộc Cách Mạng Tại Việt Nam - Ông Lê Hiếu Ðằng - Ông Hồ Ngọc Nhuận Là Ai ?

Phong Trào Yêu Nước Chống Thực Dân Pháp Ðầu Thế Kỷ 20

Phát Biểu của GS Nguyễn Lý-Tưởng
tại San Diego (ngày 6 tháng 4/2014)

 "Những Nỗ Lực Vận Động Trong Nước
qua Tài liệu Công Lý và Hòa Bình Trên Biển Đông"

 Kính thưa quý vị quan khách và thân hữu hiện diện,

 Năm 1962, cách nay 52 năm, khi còn là sinh viên Đại Học Sư Phạm ban Sử Địa tại Huế, tôi đã được Giáo sư dạy địa lý trình bày về biển đảo Việt Nam, trong đó có đề cập đến Hoàng Sa, Trường Sa. Giáo sư nói: Các đảo nầy ở ngoài khơi, chỉ toàn là cát và cứt chim, không có người ở. Từ thời các chúa Nguyễn (thế kỷ 17, 18) đã thuộc về Việt Nam, hàng năm vẫn có đội hải thuyền của ta ra đó để thu lượm các đồ vật do tàu thuyền ngoài biển bị nạn tấp vào. Thời Pháp, trước 1945, đã có lập đài khí tượng trên đảo. Năm 1950, thời Quốc Trưởng Bảo Đại, Thủ Tướng Việt Nam là Trần Văn Hữu đã phát biểu trước Liên Hiệp Quốc xác nhân chủ quyền của Việt Nam trên vùng đảo nầy. Thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm, hải quân Đài Loan đã đổ bộ lên đảo, dựng bia chủ quyền của họ...Sau đó, hải quân Việt Nam Cộng Hòa đến phá các bia đá của Đài Loan và dựng bia đá chủ quyền VNCH.

 Vị Giáo sư chỉ cho chúng tôi biết đến như vậy mà thôi, không giải thích thêm về vị trí chiến lược của vùng đảo nầy cũng như về phương diện kinh tế, khả năng có mỏ dầu hỏa, v.v. Từ năm 1964, 1965, tôi mới được biết thêm: trên đảo lớn có lính địa phương quân thuộc tiểu khu Quảng Nam thay phiên nhau thường xuyên trú đóng để canh giữ đảo.

 Trong hai ngày 12 và 13 tháng 1/2008, tôi được hai ông Tô Văn Lai (Giám Đốc Trung Tâm Thúy Nga Paris) và ông Nguyễn Ngọc Ngạn (MC) mời trả lời các câu hỏi về biến cố Tết Mậu Thân 1968 ở Huế...qua Paris By Night 91 với chủ đề Huế-Saigon-Hà Nội... Dịp nầy, tôi cũng được trực tiếp trò chuyện với Phó đề đốc (tương đương cấp Chuẩn Tướng) Hồ Văn Kỳ Thoại, nguyên Tư lệnh vùng I Duyên Hải, phụ trách vùng biển thuộc 5 tỉnh địa đầu giới tuyến (Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Tín, Quảng Ngãi) của Việt Nam Cộng Hòa (tức Miền Nam Việt Nam từ vĩ tuyến 17 đến Cà Mau). Phó đề đốc Thoại là người đã ra lệnh tấn công tàu của Trung Cộng khi chúng xâm nhập lãnh hải của VNCH trong khu vực đảo Hoàng Sa ngày 19/1/1974.

 Diễn tiến tình hình: Trước đó, vào các ngày 16, 17 và 18/1/1974, Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa  đã khám phá tàu Trung Cộng xuất hiện trong khu vực Hoàng Sa, đồng thời các tàu đánh cá có vũ trang của Trung Cộng cũng tập trung về vùng này. Tàu hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã phát tín hiệu và lên tiếng kêu gọi tàu Trung Cộng rút ra xa vùng chủ quyền của  ta, đồng thời báo cáo tình hình về Bộ Tư Lệnh Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa tại Đà Nẵng và Saigon. Tàu Trung Cộng chẳng những không rút lui mà con áp sát tàu Việt Nam Cộng Hòa với thái độ khiêu khích.

 Trong những ngày đó, Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu có mặt tại Đà Nẵng nên Phó Đề đốc Thoại đã trực tiếp trình lên Tổng Thống xin chỉ thị và Tổng Thống đã trả lời bằng thủ bút như sau:

"Hãy dùng các biện pháp khôn ngoan và mềm dẻo để giải quyết, nhưng cũng phải cương quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam Cộng Hòa" .

 Lúc bấy giờ, phía Việt Nam Cộng Hòa đã tăng cường 4 tàu chiến do các Hạm trưởng: Vũ Hữu San, Phạm Trọng Quỳnh, Lê Văn Thự và Ngụy Văn Thà chỉ huy...Sau khi hội ý với Đại Tá Hà Viết Ngạc (Tham Mưu Trưởng Hải Quân) và các sĩ quan hạm trưởng đang có mặt tại vùng biển Hoàng Sa, Phó đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, đã quyết định "tấn công trước" vì lực lượng địch mạnh gấp 5 lần bên ta.

Nếu ta bị địch tấn công trước thì chắc chắn bên ta sẽ bị tiêu diệt 100%. Đúng 10 giờ sáng ngày 19/1/1974, tất cả 4 tàu Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa đồng loạt nổ súng. Phía Việt Nam Cộng Hòa có 58 sĩ quan, hạ sĩ quan và binh sĩ tử trận trong đó có Thiếu Tá Ngụy Văn Thà, hạm trưởng. Tàu HQ 10 bị chìm. Ba tàu còn lại đều bị thương, nhưng đã trở về Đà Nẵng. Quân Trung Cộng đổ bộ lên đảo, phá hủy các di tích của ta và bắt tất cả lính Địa phương quân thuộc Tiểu khu Quảng Nam đang canh giữ đảo.

 Theo Giáo sư Trần Đại Sĩ, phía Trung Cộng có một soái hạm (tàu chỉ huy) bị chìm, 24  sĩ quan tử trận từ cấp Tướng (đô đốc) đến Đại Tá, Trung Tá...nhiều tàu khác bị hư hại, 6 tàu chở quân bị chìm... Đây là một biến cố độc nhất vô nhị, biểu dương tinh thần chiến đấu bất khuất để bảo vệ giang sơn tổ quốc của người chiến sĩ Hải quân Việt Nam Cộng Hòa, một nước nhỏ dám chống lại một cường quốc mạnh gấp mấy chục lần nước ta... Nhưng đây cũng là một hành động xác định chủ quyền của Việt Nam chúng ta trên bình diện pháp lý đối với quốc tế. Việt Nam Cộng Hòa chúng ta xác nhận chúng ta, dân tộc Việt Nam chúng ta, lịch sử của đất nước chúng ta từ thời các chúa và các vua nhà Nguyễn: chúng ta đã là chủ của biển đảo nầy.

 Sau hiệp định Paris 1973, Trung Cộng và Mỹ đã có thỏa thuận bí mật với nhau là Mỹ sẽ không can thiệp vào sự tranh chấp giữa Việt Nam Cộng Hòa và Trung Cộng, chính vì lý do đó mà Trung Cộng ngang nhiên thực hiện ý đồ xâm lược vùng biển Việt Nam trong vùng thuộc lãnh hải phía Nam vĩ tuyền 17, đặc biệt là vùng quần đảo Hoàng Sa...Khi cuộc hải chiến xảy ra giữa Việt Nam Cộng Hòa và Trung Cộng năm 1974, hạm đội của Mỹ ở gần đó mà không can thiệp, mặc dù họ chính thức là "đồng minh" của Việt Nam Cộng Hòa. Ngoài ra, trong khi các chiến sĩ hải quân Việt Nam Cộng Hòa bị chìm tàu đang lênh đênh trên biển thì tàu của Hải Quân Hoa Kỳ cũng có mặt trong vùng nầy mà không cứu...Như vậy, chính Mỹ đã không tôn trọng luật hàng hải "khi gặp tàu bị đắm, thì tàu khác phải cứu người chết đuối trên biển, dù dó là bạn hay thù".

 Xin phép được nhắc lại một số sự kiện lịch sử:

- Từ những năm 1957, Trung Cộng đã cho quân đội chiếm đóng một số đảo trong vùng biển Việt Nam ở phía Bắc vĩ tuyến 17 (thuộc CS Bắc Việt) mà Hà Nội không lên tiếng phản đối.

- Sau khi Trung Cộng tuyên bố giới hạn lãnh hải từ bờ trở ra là 12 hải lý thì Phạm Văn Đồng, Thủ Tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tại Hà Nội (tức CS Bắc Việt) đã ký một công hàm ngày 14/9/1958 chấp nhận giới hạn đó. Và, Trung Cộng đã căn cứ vào nội dung công hàm nầy |để tuyên bố chủ quyền của họ trên Biển Đông và ngang nhiên chiếm đóng các  hải đảo của VN.

- Ngày 11/1/1974, Trung Cộng đã tuyên bố chủ quyền của họ trên vùng đảo Hoàng Sa nên ngày 2/1/1974, Luật sư Vương Văn Bắc, Ngoại trưởng Việt Nam Cộng Hòa đã lên tiếng cực lực phản đối hành động xâm lăng và gây hấn của Trung Cộng trên vùng biển nầy...Nhiều tàu đánh cá của Trung Cộng đã xuất hiện ở những đảo thuộc vùng nầy. 

- Sau năm 1975, Việt Nam thống nhất dưới chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa, thì lại xảy ra một cuộc tranh chấp biển đảo giữa Việt Nam và Trung Cộng là hai nước Xã Hội Chủ Nghĩa "anh em". Năm 1988, Hải quân Trung Cộng đã đổ bộ chiếm thêm một số đảo do quân đội CS Việt Nam canh giữ. Một số binh sĩ bị chết, đảo bị chiếm. Phía Trung Cộng hoàn toàn vô sự vì lính VC không dám kháng cự (?) Từ đó, Việt Nam cố giữ những đảo còn lại. Trung Cộng củng cố lực lượng và lăm le lấn chiếm thêm...

Kính thưa quý vị,

 Ngày hôm nay Ban Tổ Chức đã úy thác cho tôi trình bày về "Những nỗ lực vận động ở trong nước qua tập tài liệu Công Lý và Hòa Bình Trên Biển Đông". Đây là một tuyển tập chứa đựng nhiều tài liệu và bản đồ liên hệ tới chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, cụ thể là những nơi bị quân Trung Cộng chiếm đóng. Sáu tác giả đã góp mặt trong sách nầy là:

 1. Giám Mục Phaolo Nguyễn Thái Hợp (chủ biên)

2. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu

3. Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc

4. Nhà nghiên cứu Đinh Hoàng Thắng

5. Thạc sĩ Hoàng Việt

6. Nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân

 Sáu vị này là các nhà khoa bảng, trí thức ở trong nước, đã có những công trình nghiên cứu giá trị về văn hóa, lịch sử, khoa học. Họ là những người lớn tuổi, đã thành danh trong xã hội. Chúng ta gọi họ là những bậc trí thức (thời xưa gọi là Kẻ Sĩ). Trong 4 hạng dân thì người Sĩ, người trí thức được sắp hạng thứ nhất: "Nhất sĩ, nhì nông..."

 1. Trách nhiệm của Kẻ Sĩ (người trí thức) đối với xã hội mình đang sống

 Trong xã hội nông nghiệp, người nông dân chiếm đại đa số của 4 hang dân :sĩ, nông, công, thương. Khi có chiến tranh xảy ra, người nông dân không thể bỏ ruộng vườn để trốn đi nơi khác nên họ phải bám lấy quê hương để sống.

Đối với đất nước, họ là người trung thành, là lực lượng bảo vệ tổ quốc, là thành phần chịu thiệt thòi và hy sinh nhiều nhất. Khi có chiến tranh, giới buôn bán, thương nhân chỉ cần mang theo một cái xách tay hay một cái valise chạy đến bất cứ một nơi nào đó tương đối bình yên để làm lại cuộc đời, việc đó không khó khăn gì. Họ quan niệm: không ở nơi nầy thì đến nơi khác, không sống được ở nước nầy thì chạy qua nước khác. Đối với họ quê hương hay tổ quốc cũng là tương đối, không nhất thiết phải trung thành.

 Nhà Nho hay Kẻ Sĩ là người được kính trọng ở trong xã hội, đa số cũng xuất thân từ những làng quê, từ những họ tộc, họ cũng là chủ điền, chủ ruộng và rất gần gũi người nông dân. Thời xưa, nhà nước tuyển dung nhân tài ra giúp vua, giúp nước qua những kỳ thi. Người học trò nghèo, không có tiền thuê phòng trọ, nằm ngủ ngoài đình, ngoài chợ. Qua một đêm, sáng hôm sau nghe xướng danh, có tên mình thi đậu cử nhân...thế là từ giai cấp nông dân đã bước qua giai cấp lãnh đạo. 

 Người con trai lớn lên trong xã hội, theo học chữ Thánh hiền, thi đậu ra làm quan, gánh vác công việc của nhà nước, của xã hội, hay không thi đậu, ở nhà dạy học, làm lương y...cũng được mọi người kính trọng. Tiến vi quan, thối vi sư. Vì thế kẻ sĩ và nhà nông rất gần gũi với nhau, có khi không phân biệt.

 Nhà Nho hay Kẻ Sĩ là người có học, có hiểu biết, nhìn thấy được những khuyết điểm, những sai trái của giới lãnh đạo. Họ cũng gần gũi với người dân, hiểu được những nỗi khổ, những áp bức bất công mà người dân thấp cổ bé miệng phải cam chịu. Quyền lợi của Kẻ Sĩ và quyền lợi của Nông dân luôn gắn bó với nhau. Khi hữu sự thì kẻ sĩ là người lãnh đạo mà nông dân là hậu thuẫn, là sức mạnh, là lực lượng đấu tranh. Từ thân phận một người dân quê nghèo khó, một anh đồ Nho tay trắng, đã trở thành người lãnh đạo trong xã hội. Vì thế, kẻ Sĩ hay người trí thức phải có trách nhiệm đối với  quốc gia xã hội, đối với dân tộc của mình.

Đa số kẻ sĩ ngày xưa là như thế  - và có lẽ kẻ sĩ bây giờ cũng vậy: Tiếng nói của trí thức là "tiếng nói của dân nghèo". Họ nói thay cho người dân thấp cổ bé họng bị áp bức. Do đó, những người viết bài phê bình chế độ CSVN gởi lên các Diễn Đàn là những kẻ sĩ (trí thức) đã ý thức được trách nhiệm của mình đối với tổ quốc, đối với đất nước, đối với dân tộc, đối với đồng bào...

 2. Phương cách tranh đấu của Kẻ Sĩ:

 Kẻ Sĩ trong nước có hai thành phần: Giới Trẻ và Giới Già. Mỗi người có một cách tranh đấu, không ai giống ai. Giới trẻ tranh đấu theo cách của giới trẻ, giới già tranh đấu theo cách của giới già. Giới trẻ tranh đấu với nhiệt tình của tuổi trẻ, với tinh thần bất khuất của tuổi trẻ, chấp nhận hy sinh, chấp nhận bị đàn áp, tù tội...

Giới già tranh đấu với kinh nghiệm của giới già, với tên tuổi và uy tín của mình đã có ở trong xã hội. 

 Qua tài liệu "Công Lý và Hòa Bình Trên Biển Đông" trước hết,
chúng tôi xin nói về người chủ biên tập tài liệu nầy :

 - Đức Giám Mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp. Năm nay khoảng 70 tuổi, mồ côi cả cha lẫn mẹ,  khi chưa được 10 tuổi, theo bên ngoại di cư vào Nam năm 1954, vào tu Dòng Thánh Đa Minh rất sớm. Trước 1975, được Bề Trên  cho xuất ngoại du học, có văn bằng tiến sĩ, làm giáo sư tại Đại học Roma và Đại học Nam Mỹ, được liệt vào hàng thứ hai hay thứ ba trong số các nhà trí thức công giáo tiếng tăm tại hải ngoại.

Ngài vừa dạy học, viết sách, viết báo và có những tư tưởng tiến bộ. Ngài chủ trương đối thoại, hòa giải theo đường lối của công đồng Vatican II và của Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II. Ngài đã nhiều lần về thăm Việt Nam sau 1975, tiếp xúc với giới trí thức trong nước, trước hết là trao đổi về các vấn đề văn hóa, xã hội, tôn giáo...rồi dân dần đến các vấn đề tự do, dân chủ, nhân quyền trong phạm vi công lý và hòa bình theo chủ trương của Tòa Thánh Vatican.


 






Khi còn là Linh Mục, ngài  rất băn khoăn trước những vấn đề tình hình chính trị đất nước như "vấn đề bauxite ở Tây Nguyên" "vấn đề "Biển Đông" "vấn đề Trung Quốc xâm lược" "nạn tham nhũng" "vấn đề tài sản của Giáo Hội" "quyền tư hữu của người dân".

Ngài là Chủ nhiệm Câu Lạc Bộ Nguyễn Văn Bình tại Saigon. Năm 2009, ngài tổ chức tọa đàm về "Biển Đông và Hải Đảo Việt Nam" nhưng dưới những áp lực từ nhiều phía nên không tổ chức được. Năm 2011, ngài tổ chức tọa đàm lần thứ 2 với đề tài: "Công Lý và Hòa Bình Trên Biển Đông" và đã bị công an ra lệnh phải hủy bỏ. Sau đó, ngài được tòa thánh Vatican bổ nhiệm làm Giám Mục giáo phận Vinh.  Ngài được Hội Đồng Giám Mục Việt Nam trao cho trách nhiệm làm Chủ Tịch Ủy Ban Công Lý Hòa Bình thuộc Hội Đồng Giám Mục.

 Năm 2012, ngài đã cùng một số trí thức trong nước ký tên đòi hủy bỏ điều 4 Hiến Pháp để chuyển hướng qua chế độ dân chủ. Qua đầu năm 2013, lần đầu tiên Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã mạnh mẽ lên tiếng góp ý với Quốc Hội và Nhà Nước cộng sản Việt Nam đề nghị "Hủy bỏ điều 4 Hiến Pháp" (theo dư luận thì chính Giám Mục Hợp là người chấp bút viết ra "Thư Góp Ý" nầy).

Khi nhận lãnh trách nhiệm Giám Mục giáo phận Vinh, ngài chủ trương tranh đấu "ôn hòa, bất bạo động trong tinh thần đối thoại, hòa giải"...Nhưng sau vụ giáo dân Mỹ Yên bị đàn áp dã man với những thủ đoạn lừa gạt, xảo trá của chính quyền tỉnh Nghệ An, Đức Giám Mục Hợp còn bị các cơ quan thông tin truyên truyền của cộng sản vu khống, xuyên tạc và buộc ngài vào tội "xúi dục dân làm loan chống lại chính quyền"...

 Đức Giám Mục Hợp đã cho phép các nhà thờ và giáo xứ trong giáo phận Vinh công khai treo biểu ngữ phản đối chính quyền, đồng thời kêu gọi thế giới lên tiếng bênh vực giáo dân và cá nhân ngài. Vì tên tuổi của ngài được cả thế giới biết đến, đặc biệt là bạn bè của ngài thuộc thành phần trí thức luôn bênh vực cho ngài nên cộng sản Việt Nam không dám bắt giam ngài.

Ngay sau vụ Mỹ Yên xảy ra, một phái đoàn cao cấp của Chính Phủ Hà Nội và ngành Công An Việt Nam đã đến Vatican vận động với Tòa Thánh...Nhưng Vatican không thể tin vào lời trình bày xuyên tạc, láo khoét của cộng sản Việt Nam được. Có thể nói năm 2013 vừa qua là năm mà giới trí thức ở trong nước đã vận động tích cực, các cuộc biểu tình, các bài bình luận được phổ biến trên internet về các vấn đề công lý và hòa bình trên Biên Đông cũng như vận động hủy bỏ điều 4 Hiến Pháp để chuyển qua chế độ dân chủ đa nguyên, tam quyền phân lập.

 - Ông Nguyễn Đình Đầu: Sau Giám Mục Nguyễn Thái Hợp là nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, nay đã ngoài 90 tuổi, với bài "Lịch sử cuộc Nam Tiến và Biển Đông" ông được đánh giá là một nhà khoa học nghiêm túc, tận tụy, có nhiều công trình nghiên cứu, cống hiến quan trọng cho khoa học Việt Nam.

 - Thạc sĩ Đinh Kim Phúc: người thứ 3 có đóng góp trong tuyển tập này. Năm 2009, với tư cách một công dân Việt Nam, ông đã gởi Thư Ngỏ đến Hồ Cẩm Đào, Chủ Tịch và Ban Lãnh đạo Nhà Nước Trung Cộng, đặt vấn đề: Trung Cộng chận bắt, cướp bóc ngư dân Việt Ma ở Biển Đông.

 - Ông Đinh Hoàng Thắng, người thứ 4 đóng góp trong Tuyển Tập này, nguyên là Đại sứ Việt Nam tại Hà Lan, Trưởng nhóm tư vấn Bộ Ngọai giao tiếp liên hệ

- Thạc sĩ Hoàng Việt, người thứ 5 là thành viên của Quỹ Nghiên Cứu Biển Đông, hiện là Giáo sư đại Học Luật Saigon.

 - Ông Phạm Hoàng Quân, người thứ 6, là nhà nghiên cứu về Thư tịch cổ Trung Hoa.

Ngoài ra, trong tuyển tập nầy cũng có đăng lại "Bức công hàm" do Phạm Văn Đồng, Thủ Tướng Bắc Việt ký ngày 14/9/1958 chấp nhận lãnh hải 12 hải lý do Trung Cộng công bố. Căn cứ vào công hàm nầy mà Trung Cộng đã  chiếm lãnh hải và hải đảo của Việt Nam trên Biển Đông. 

 Kính thưa quý vị,

 Đọc qua Tuyển Tập tài liệu nầy, chúng ta nhận thấy sáu tác giả là những người đang ở trong nước, tuổi cao và đã có danh phận; họ đã tranh đấu theo cách của họ, nghĩa là nói và làm cách nào đó để không bị buộc tội "phản nghịch" theo luật pháp hiện hành. Tất nhiên các tài liệu nầy đã bị chính quyền cộng sản Việt Nam ngăn chận, không cho phổ biến ở trong nước.

Thái độ "hèn với giặc, ác với dân" của cộng sản Việt Nam đã quá rõ ràng. Giám Mục Nguyễn Thái Hợp, khi thực hiện tuyển tập nầy, trước hết là việc làm của một nhân chứng (và cũng là việc làm của nhiều nhân chứng, it nhất là 6 nhân chứng mà chúng ta biết tên) mục đích là để lại cho hậu thế, để lại cho lịch sử một bằng chứng trên giấy trắng mực đen.


 




Trong "Bình Ngô Đại Cáo" Nguyễn Trãi thay vua Lê Thái Tổ nói cho toàn dân biết "dẫu cường nhược có lúc bất đồng, song hào kiệt đời nào cũng có". Người trí thức là nhân chứng của thời đại mình đang sống, để lại sách vở, bút tích là để lại bằng chứng cho đời sau. "Kiến nghĩa bất vi vô dũng dã" (Thấy điều nghĩa - tức điều phải - mà không làm là người hèn) "Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách" (Đất nước thịnh suy, kẻ ngu dốt còn có trách nhiệm) huống chi là người trí thức. "Sĩ khả tử bất khả nhục" ( Người trí thức thà chết chứ không chịu nhục)...

 

Đó là thái độ của người trí thức xưa và nay.

Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại cho phát hành tuyển tập nầy, không ngoài mục đích phổ biến công trình  nghiên cứu của các nhà trí thức trong nước và ủng hộ công cuộc tranh đấu của họ. Dù là một nhà tu hành, một nhà lãnh đạo tôn giáo, nhưng Đức Giám Mục Nguyễn Thái Hợp cũng là một trí thức, một công dân Việt Nam thì cũng phải có trách nhiệm đối với sự sống còn của dân tộc Việt Nam.

 GS Nguyễn Lý-Tưởng

 








On Thursday, December 18, 2014 5:08 AM,
Lytuong Nguyen <lytuongnguyen@yahoo.com> wrote:

Kính gởi Tiến sĩ Trần Mỹ Châu (Canada)

 Tôi là Nguyễn Lý Tưởng, cựu Dân Biểu Việt Nam Cộng Hòa, bạn tù của Đại Tá Trần Văn Tự (tỉnh trưởng Phan rang - Ninh Thuận)...tại trại Hà Tây (miền Bắc Việt Nam sau 1975...)

 Vừa rồi, tôi có nhận được sách của tác giả Trần Mỹ Châu viết về nhà cách mạng Trần Văn Thạch...(đã bị Việt Minh thủ tiêu mất tích) do Đại Tá Trần Văn Tự (702 Fairgrounds Dr # 803, Sacramento, CA 95817) gởi cho tôi. Xin cám ơn Đại Tá Trần Văn Tự và Tiến sĩ Trần Mỹ Châu rất nhiều. Tôi cũng xin cám ơn Gs Ung Ngọc Nghĩa (bút hiệu Hoài Sơn) cũng là bạn tù với tôi sau 1975, đã đề nghị Đại tá Trần Văn Tự gởi sách cho tôi và chính anh Hoài Sơn đã cho Đại Tá Trần Văn Tự biết địa chỉ của tôi.

 Sau đây, tôi xin trích lại một đoạn trong bài viết của nhà văn Trà Lũ (tức GS Trần Trung Lương ở Canada). Bài nầy đã được đăng trên Viet tide (tháng 9/2014 trang 61) có liên quan đến buổi Ra Mắt Sách "Trần Văn Thạch, cây bút chống bạo lực áp bức" của tác giả Trần Mỹ Châu tại Canada...nguyên văn như sau:

 "Bây giờ xin trình các cụ chuyện sách vở. Đầu tháng Chín vừa qua, ngay trước lễ Trung Thu, Toronto có một buổi ra mắt sách rất ngoạn mục. Tôi chưa thấy có buổi ra mắt sách nào vui và trí hức như buổi này. Đó là buổi ra mắt cuốn "Trần Văn Thạch, cây bút chống bạo lực áp bức", tác giả là tiến sĩ Trần Mỹ Châu, con gái út của nhà cách mạng.

 Các cụ ở Saigon năm xưa chắc biết con đường Trần Văn Thạch ngang hông chợ Tân Định chứ? Đó, con đường mang tên nhà cách mạng này đó. Trần Văn Thạch là một trong nhóm cách mạng kỳ cựu khi xưa ở Saigon, cùng lớp với Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Nguyễn An Ninh. Các vị này không chịu hợp tác với Cộng Sản,nên đã bị CS sát hại vào năm 1945. Tác giả Trần Mỹ Châu, từ khi về hưu đã bỏ công sức sang Pháp và Việt Nam để tìm kiếm các tài liệu về thân phụ, rồi kiểm chứng với mẹ và những bạn hữu lúc trước của cha.

 Trần Văn Thạch ngày xưa du học bên Pháp, đậu cử nhân ưu hạng đại học Sorbonne. Thời xưa mà đậu cử nhân ở Sorbonne thì hiếm và quý vô cùng. Ông đã viết báo công khai chỉ trích chính sách của Pháp ngay tại Saigon, trên báo La Lutte. Ông bị Pháp bắt bỏ tù, nhưng người giết ông lại là Việt Minh. Bà Châu đã làm việc hết sức cẩn thận và khoa học. Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích ở Washington DC đã phải thốt lên: "Thường thì khi viết về bố bao giờ người ta cũng chủ quan, nhưng sách bà Châu viết về bố thì rất khách quan".

 Sách đã được nhiều người có thẩm quyền đánh giá rất cao. Đây là một tài liệu lịch sử nhiều giá trị. Nhà biên khảo lịch sử Đông Nam Á ngành Anh văn Võ Minh Nghĩa, và giáo sư Francois Guillemot của Institut d'Asie Orientale, đã xin tác giả mau chuyển ngữ tác phẩm sang Anh văn và Pháp văn để các ông phổ biến. Các tài liệu viết bằng Pháp văn khi xưa của Trần Văn Thạch đã được nhà văn Phạm Thị Trọng Tuyến ở Pháp giúp dịch sang tiếng Việt, nên toàn bộ cuốn sách mang giong văn chương rất hay và trong sáng.

 Một điểm rất đặc biệt về tác giả Trần Mỹ Châu là bà phát hành sách quý, những 440 trang mà bà không bán, bà tặng miễn phí cho những ai ái mộ tác phẩm trong buổi ra mắt này. Ở xa, nếu bạn muốn mua sách xin liên lạc trực tiếp với tác giả: chau-tran@shaw.ca. (Hết trích)

 Kính thưa TS,

Tôi còn nhớ vào khoảng 1968, sau tết Mậu Thân (1968) tôi có nhận được mấy chữ của Đại Tá Trần Văn Tự (Tỉnh trưởng Ninh Thuận) gởi cho tôi (lúc đó tôi đang là Dân Biểu Quốc Hội tại Saigon) Đại Tá cho tôi biết "ông là con của nhà cách mạng Trần Văn Thạch, có tên đường tại Saigon". Tôi là người sinh quán tại miền Trung nên không biết rõ lý lịch của Đại Tá Trần Văn Tự...chỉ biết "Anh Tự" cũng là đảng viên Đại Việt như tôi...

 Sau 1975, tôi bị Cộng Sản giam tù ở chung trại Hà Tây (Miền Bắc) với Đại Tá Trần Văn Tự...Năm 1994, khi qua định cư tại Hoa Kỳ, tôi có gặp lại "Anh Tự" và thấy "Ảnh" mặc áo nhà sư...Nhận được sách và sau khi đọc một phần sách nầy...tôi cảm thấy bùi ngùi thương tiếc nhà cách mạng Trần Văn Thạch...

 Gia đỉnh tôi vào năm 1945 cũng gặp hoàn cảnh như gia đình của anh Trần Văn Tự...Cha tôi là người yêu nước chống Pháp, nhưng không theo Cộng Sản nên bị CS bắt giam và đã chết trong nhà giam (ở miền núi Hà Tĩnh) lúc đó tôi mới 5, 6 tuổi. Anh tôi bị Cộng Sản (Việt Minh) giết năm 1949 lúc đó tôi mới 10 tuổi...Tôi lớn lên trong hoàn cảnh như thế nên tôi rất thông cảm với hoàn cảnh của "Chị" Tiến sĩ Trần Mỹ Châu và gia đình anh Trần Văn Tự...

 Xin đốt một nén hương long để tưởng nhớ đến nhà cách mạng tiền bối Trần Văn Thạch...

 Ngày 18/12/2014
Nguyễn Lý-Tưởng
8952 Champion Ave
Westminster, CA 92683

 

 







https://www.youtube.com/watch?v=2eG8DN_q20s (AUDIO)

(Trích audio cuộc Hội Luận trên Paltalk ngày 22.2.2015
Phòng của anh chị em Phong Trào Liên Kết Đấu Tranh

cho Dân Chủ Nhân Quyền tại Việt Nam-- search "lien ket".

Đề tài: Chiến Thắng Đống Đa 1789 &
Triển Vọng cho Việt Nam Tự Do

 Lạc Việt: Năm nay khắp hải ngoại, các nơi tổ chức đại hội Mừng Xuân Ất Mùi thì có ghi một câu "40 năm Xuân Viễn Xứ", cái 40 năm nghe quen quen....Xin Gs cho một vài lời chú giải, may ra có sự huyền nhiệm nào chăng?

 Gs Nguyễn Lý Tưởng: Trong tháng 12, khi tôi có dịp đi Âu Châu 3 tuần, thì tôi nghe ở bên đó, bên Pháp, Strassbourg người ta sẽ tổ chức vào năm 2015 một đại hội, một cuộc họp mặt lớn, có chương trình văn nghệ, có nhiều màn, để kỷ niệm 40 năm tỵ nạn. Vừa rồi tôi gặp một người ở bên Dallas Texas qua đây, cho tôi biết là 30-4 và đầu tháng 5, bên Dallas cũng sẽ tổ chức một đại hội lớn, mời ca sĩ hát, để kỷ niệm 40 năm.

 Mới ngày hôm qua đây, có người bạn đến chơi, và nói về chuyện 40 năm. Thì người đó nói chuyện với chúng tôi rằng: con số 40 là con số quan trọng lắm! Bởi vì trong Kinh Thánh (Thiên Chúa Giáo), con số 40 là một con số rất quan trọng, được nhắc lại nhiều lần. Ví dụ, trong Kinh Thánh Cựu Ước, thì nói rằng là ông Nô-ê (Noah) đóng chiếc tàu trong 40 năm mới xong. Sau khi đóng tàu xong, thì có trận lụt đại hồng thủy kéo dài 40 ngày. 40 và 40 đó nhen. Thì 40 ngày đó họ hải chống đỡ với sóng to gió lớn, khắp trong vùng đó, chỗ nào cũng ngập nước hết, thiên hạ chết hết! Đó là 40 ngày!

 Rồi có một đoạn trong Kinh Thánh nói rằng là ông Môi-Nhìn thấy (Moses) đưa dân Do Thái từ Ai Cập tới Đất Hứa đó, thì phải đi trong vòng 40 năm mới tới đất Canaan. Và trong Kinh Thánh Tân Ước, thì bây giờ đang là Mùa Chay nè, ngày 30 Tết là ngày thứ tư Lễ Tro, đối với người Công Giáo là vào Mùa Chay 40 ngày trước Lễ Phục Sinh. Thì trong Kinh Thánh Tân Ước nói rằng Đức Chúa Giê-Su đi vào hoang địa ăn chay cầu nguyện trong vòng 40 ngày, đã bị thử thách, bị ma quỷ cám dỗ, v.v. Rồi cuối cùng, Ngài đã thắng được tất cả những thử thách đó, và Ngài trở ra để đi rao giảng Tin Mừng trong 3 năm.

 Những con số 40: đóng tàu 40 năm, hồng thủy 40 ngày, dân Do Thái đi từ Ai Cập qua đất hứa Canaan trong 40 năm, và Đức Chúa Giê-Su cầu nguyện ăn chay trong 40 ngày. Thế thì chúng ta cũng bước vào thời điểm 40 năm! Thế thì con số 40 năm đó, nếu nghiên cứu Kinh Thánh, thì thấy rằng 40 năm là 40 năm thử thách, và cuối cùng là được tới nơi, tới nơi Đất Hứa!

 40 năm là 40 năm đóng chiếc tàu, cuối cùng thành công, và cứu được gia đình trong cơn lụt đại hồng thủy đó. Thì gia đình ông Nô-e  nhờ đóng xong chiếc tầu, gia đình ông đã vô trong chiếc tầu đó, khỏi chết vì đại hồng thủy. Rồi sau 40 ngày sóng to gió lớn, thiên hạ chết hết, thì nước rút, thì gia đình đó đã ra khỏi tầu, làm lại cuộc đời, xây dựng lại, sinh con đẻ cháu, để có một thể giới mới!

 

Thì như vậy là 40 năm mà chúng ta đã trải qua, người trong nước và người hải ngoại, là 40 năm thử thách! Biết bao nhiêu điều đau khổ mà chúng ta phải chấp nhận! Người chết, gia đình tan nát, mất quê hương, mất mồ mã tổ tiên, mất hết! Hai bàn tay trắng đi ra hải ngoại để lập lại cuộc đời! Vậy thì 2015 là 40 năm! Sau 40 năm thử thách, chúng ta hy vọng rằng sau 40 năm thì dân tộc chúng ta sẽ đi đến hòa bình, sẽ chấm dứt cái nạn cộng sản! Đó là điều hy vọng! Chúng ta có quyền hy vọng như vậy! Thì tôi xin góp ý về kỷ niệm 40 năm, theo ý của tôi và bạn bè.

Có niềm hy vọng như vậy: sau 40 năm thử thách thì chúng ta sẽ đi đến thái bình, giống như trong câu sấm Trạng Trình "Thân Dậu niên lai kiến thái bình". Bây giờ năm nay là năm Mùi, sang năm là năm Thân.  Thân Dậu niên lai kiến thái bình! (Gs Nguyễn Lý Tưởng, Hoa Kỳ)

 (Mời quý vị quý bạn theo dõi toàn bộ audio cuộc nói chuyện này-- phần đầu về Chiến Thắng Đống Đa của Đại Đế Quang Trung Nguyễn Huệ cùng 200 ngàn quân dân Đại Việt, hồi thế kỷ 18, đã thần tốc đánh đuổi cả trăm ngàn quân Tàu tràn sang biên giới Hoa Việt đánh chiếm nước Việt Nam. Họ thua trận xiểng liểng tháo chạy trở về Tàu, bỏ lại nhiều xác chết....Phần sau thì Gs Lý Tưởng nói về Triển Vọng Tự Do Dân Chủ cho Việt Nam trong năm mới Ất Dậu 2015

https://www.youtube.com/watch?v=2eG8DN_q20s

 

 





GS Nguyễn Lý-Tưởng Phát Biểu
trên Diễn Đàn PalTalk tối Chúa nhật 28/4/2013

về Tình Hình Việt Nam trước và sau 30/4/1975

 1.

Lạc Việt: Xin Giáo sư cho biết tình hình chính trị và quân sự
trước ngày 30/4/1975 tại Sài Gòn và Miền Nam Việt Nam ?

GS Nguyễn Lý-Tưởng (trả lời):

 Tình hình Miền Nam Việt Nam trước ngày 30/4/1975.

Về mặt chính tri:

Sau khi lật đổ Tổng Thống Ngô Đình Diệm (1/11/1963), các tướng lãnh thay nhau lãnh đạo Miền Nam Việt Nam (tức Việt Nam Cộng Hòa). Các cuộc chỉnh lý rồi đảo chính xảy ra liên tục. Các phong trào tranh đấu của sinh viên và Phật tử chống chính phủ quân nhân  mà ai cũng biết đàng sau các phong trào nầy là các nhà sư… đặc biệt là hai Thượng Tọa Thích Trí Quang và Thích Thiện Minh gốc  Miền Trung lãnh đạo, với những yêu sách không bao giờ thoả mãn. (Báo chí thời đó thường gọi là Phật Giáo Ấn Quang, để phân biệt với Việt Nam Quốc Tự do hai Thượng Tọa gốc Bắc Kỳ di cư là Thích Tâm Châu và Thích Tâm Giác không cùng lập trường.... điển hình là biến cố mùa Hè 1966 bàn Phật xuống đường tại Huế, Đà Nẵng, Quảng Trị).

 Chính Phủ do Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ lãnh đạo đã cương quyết dẹp tan các phong trào tranh đấu tại Miền Trung vào mùa Hè 1966 và đã tổ chức bầu cử Quốc Hội Lập Hiến sau đó (1966) cho đến ngày 1/4/1967, Hiến Pháp của nền Đệ II Cộng Hoà ra đời và các cuộc bầu cử Tổng Thống, Phó Tổng Thống, Dân Biểu Nghị Sĩ đã tạm thời ổn định tình hình chính trị tại Miền Nam Việt Nam.

 Tuy nhiên, trong cuộc bầu cử Tổng Thống ngày 3/9/1967, Liên danh của Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu và Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ, mặc dầu đang nắm chính quyền, vẫn không đạt được số phiếu đắc cử trên 50% (mà chỉ đạt được trên 30% sự tín nhiệm của cử tri). Điều đó chứng tỏ các vị tướng lãnh không được đa số nhân dân Miền Nam Việt Nam ủng hộ. Sự chia rẽ trong nội bộ Miền Nam Việt Nam sau cuộc bầu cử Tổng Thống 1967 đã làm tan nát hàng ngũ những người quốc gia chống Cộng.

 Mấy tháng sau cuộc bầu cử là cuộc tổng tấn công, tổng nổi dậy của Việt Cộng trong Tết Mậu Thân. Trước tình thế đó, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cần có sự hợp tác của các lực lượng chống Cộng có hậu thuẫn quần chúng tại Miền Nam Việt Nam để tạo đoàn kết quốc gia, ổn định tình hình và có được hậu thuẫn chính trị trong nước trước khi đi gặp Tổng Thống Nixon (mới đắc cử vào năm 1968) tại Honolulu.

 Mặt trận 6 đảng ra đời có tên là “Mặt Trận Quốc Gia Dân Chủ Xã Hội” do Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu là Chủ Tịch của Chủ Tịch Đoàn với 6 vị lãnh tụ chính trị là các ông
--Vũ Hồng Khanh (Việt Nam Quốc Dân Đảng),
--Hà Thúc Ký (Đại Việt Cách Mạng Đảng),
--Nguyễn Gia Hiến (Lực Lượng Đại Đoàn Kết tức Công Giáo Bắc Di Cư),
--Trương Công Cừu (Việt Nam Nhân Xã Cách Mạng Đảng gọi tắt là Nhân Xã
                  tức hậu thân của Đảng Cần Lao),
--Trình Quốc Khánh (Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng gọi tắt là Hoà Hảo Dân Xã)
-- và ông Nguyễn Văn Hướng (Tổng Thư Ký Phủ Tổng Thống với
    Lực Lượng Tự Do Dân Chủ)…

 Với hậu thuẫn chính trị của Mặt Trận 6 đảng nầy, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã đi gặp Tổng Thống Hoa Kỳ Richard Nixon và sau đó, đã cử phái đoàn tham dự hội nghị Paris (cũng gọi là hoà đàm Paris) gồm có 4 bên: Hoa Kỳ, Việt NamCộng Hòa và Hà Nội-MTGPMN …

 Từ 1970, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và những người ủng hộ ông, đã nhìn thấy tình hình an ninh được vãn hồi sau Tết Mậu Thân, kế hoạch Phượng Hoàng đã loại trừ được các cơ sở nằm vùng của Việt cộng trong thành phố cũng như ở nông thôn. Việc thực hiện chính sách Chiêu Hồi đã có kết quả, bộ đội Việt cộng bị bắt hoặc rời bỏ hang ngũ trở về với Việt Nam Cộng Hòa đã lên đến con số 300.000 người…

Sự hiện diện của quân đội Mỹ với những vũ khí tối tân, sự yểm trợ của pháo đài bay B.52 tại Miền Nam cũng như oanh tạc miền Bắc…Điều đó đã làm cho những người có  chính quyền trong tay an tâm tin tưởng vào sự vững mạnh của chính quyền và không lo sợ Việt cộng nữa. Từ đó họ nghĩ đến cách làm giàu và hưởng thụ. Tình trạng tham nhũng lan tràn từ trên xuống dưới, tạo nên sự bất công trong xã hội.

Sau khi củng cố được quyền lực, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã quay lưng với Mặt Trận 6 Đảng và chuyển dần qua chế độ độc tài, độc đảng. Cuộc bầu cử Tổng Thống 1971, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ứng cử độc diễn, không có ai ra ứng cử tranh với ông (mặc dầu đã có sự vận động để có tối thiểu là một liên danh đối lập trong cuộc bầu cử Tổng Thống 1971). Đảng Dân Chủ do Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu làm Chủ Tịch đã chính thức ra đời khiến cho 6 đảng trong Mặt Trận Quốc Gia Dân Chủ Xã Hội đương nhiên quay lưng lại với ông và Mặt Trận nầy đã tự động tan rã không kèn không trống.

 Hiệp định Paris ký kết ngày 27/1/1973 với mục đích để cho Mỹ rút quân khỏi Việt Nam Cộng Hòa. Hiệp định không đề cập đến sự hiện diện của quân Bắc Việt tại Miền Nam Việt Nam và cũng không có điều khoản nào bắt buộc Hà Nội phải rút quân ra khỏi Miền Nam Việt Nam và trở về phía Bắc vĩ tuyên 17, trở lại tình trạng Hiệp Định Geneve 1954.

Như thế là Mỹ đã đạt được mục đích và sau đó họ không thực hiện lời hứa với Việt Nam Cộng Hòa là sẽ viện trợ quân sự, vũ khí, súng đạn và cho B.52 ném bom ngăn chận sự tái xâm nhập của quân đội Bắc Việt nhằm xâm lăng Việt Nam Cộng Hòa. Như thế, nhìn từ hiệp định Paris, chúng ta thấy, Việt cộng hoàn toàn thắng lợi và Việt Nam Cộng Hòa hoàn toàn thất bại về cả hai mặt quân sự lẫn chính trị.

 Sau hiệp định Paris, Hội Đồng Giám Mục Miền Nam Việt Nam đã cho phổ biến một bức thư lên tiếng về tình trạng tham nhũng và bất công xã hội. Dựa vào tinh thần bức thư đó, LM Trần Hữu Thanh (thuộc Dòng Chúa Cứu Thế Saigon) đã cho ra đời Phong Trào Chống Tham Nhũng và Kiến Tạo Hoà Bình. Phe Phật giáo miền Trung (thường được báo chí gọi là Phật Giáo Ấn Quang) đã cho thành lập “Lực Lượng Hoà Giải Dân Tộc” do Nghị sĩ Vũ Văn Mẫu tự nhận là thuộc “thành phần thứ ba” lãnh đạo đã vận động thực hiện hiệp định Paris, đòi Mỹ rút hết quân đội khỏi Miền Nam Việt Nam, đòi lập chính phủ ba thành phần, và ủng hộ ông Dương Văn Minh trong vai trò lãnh đạo Việt Nam Cộng Hòa thay thế Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu.

Đồng thời, các chính đảng, nhân sĩ trí thức, các tôn giáo, truyền thông báo chí cũng như một số Dân Biểu, Nghị Sĩ cũng ngã theo khuynh hướng đối lập với chính quyền.

 Sinh hoạt trong Quốc Hội dần dần tẻ nhạt, khối Dân Biểu, Nghị Sĩ thân chính chí biết giơ tay biểu quyết theo lệnh của Phủ Tổng Thống, mọi quyền lợi đều ưu tiên cho khối thân chính trong Quốc Hội mà không nghĩ gì đến phía đối lập. Để củng cố quyền lực, Tổng Thống Thiệu đã dựa vào khối đa số (Thân chính) để ban hành các luật thất nhân tâm: sưu cao thuế nặng, luật uỷ quyền, luật quy chế chính đảng mới, luật tu chính Hiến Pháp.

Mãi đến giai đoạn chót của tình hình trước 1975, các Dân Biểu, Nghị Sĩ thân chính dưới sự chỉ đạo của ông phụ tá Nguyễn Văn Ngân mới họp nhau để viết ra một bản điều trần về tình hình đất nước. Nghị sĩ Trần Trung Dung đại diện nhóm thân chính trong Quốc Hội (lưỡng viện) trực tiếp trình bày nội dung bản điều trần nầy với Tổng Thống. Nhưng thiện chí của quý vị nầy xem như đã quá muộn màng và Tổng Thống Thiệu đang trong cơn khủng hoảng không còn sáng suốt để kịp thời cứu vãn tình hình được nữa.

 Về mặt quân sự

 Sau hiệp định Paris, cộng sản Hà Nội vẫn tiếp tục xâm nhập Miền Nam Việt Nam. Năm 1974, Việt cộng tấn công Phước Long và chiếm luôn tỉnh lỵ nầy, đó là bước đầu của một cuộc thăm dò và cũng là để chứng minh sức mạnh của họ. Quân đội Việt Nam Cộng Hòa ở trong tình trạng thụ động, không phản công tái chiếm. Do đó, cộng sản Hà Nội càng tăng cường xâm nhập qua đường Trường Sơn (thường gọi là đường mòn Hồ Chí Minh) một cách ào ạt nào xe tăng, vũ khí, đạn dược và binh lính… mà Việt Nam Cộng Hòa không có khả năng ngăn chận.

Mỹ không thực hiện lời hứa sẽ cho B.52 ném bom ngăn chặn sự xâm nhập của quân Bắc Việt. Năm 1975, Mỹ cũng từ chối viện trợ bổ túc 300 triệu dollars vũ khí và nhiên liệu cho Việt Nam Cộng Hòa. Nói tóm lại, sau khi rút chân ra khỏi Miền Nam Việt Nam, Mỹ để mặc cho số phận Miền Nam Việt Nam ra sao thì ra. Như thế, rõ ràng là Mỹ chủ trương bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa.

 

Trong khi đó, Liên Xô và Trung Cộng chủ trương bành trướng chủ nghĩa cộng sản khắp thế giới nên đã viện trợ dồi dào vũ khí, đạn dược, nhiên liệu, xe tăng… cho Hà Nội để thực hiện mộng xâm lăng của họ. Trên thực tế, hoả lực của Việt cộng mạnh hơn Việt Nam Việt Nam Cộng Hòa rất nhiều. Trong khi Việt Nam Việt Nam Cộng Hòa phải rải quân ra để bảo vệ lãnh thổ thì Việt cộng lại tập trung lực lượng để tấn công vào một điểm nhất định. Tại vùng II chiến thuật, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú đã cho tập trung quân để bảo vệ Pleiku thì tháng 3, 1975, Việt cộng lại tấn công Ban Mê Thuột.

Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và Bộ Tổng Tham Mưu chẳng những không ra lệnh phản công tái chiếm Ban Mê Thuột là vị trí chiến lược quan trọng, lại còn cho lệnh rút quân khỏi Pleiku làm cho tan rã một Quân Đoàn, gây hỗn loạn trong quân đội và dân chúng, làm hoang mang các nơi khác, làm suy sụp tinh thần chiến đấu của binh sĩ khắp nơi.

 

Sau khi chiếm được Ban Mê Thuột và các tỉnh Cao Nguyên, Việt cộng lại đánh chiếm Mỹ Chánh, phần đất còn lại phía Nam tỉnh Quảng Trị sau 1972, uy hiếp Huế. Cũng trong tháng 3, 1975, quân đội Việt Nam Cộng Hòa rút khỏi Huế, hàng trăm ngàn người  thi nhau chạy về Đà Nẵng và tìm cách về Sài Gòn, gây khủng hoảng trầm trọng cho Đà Nẵng cũng như Trung Ương Sài Gòn. Cuối cùng, trước áp lực của VC, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã ra lệnh cho Trung Tướng Ngô Quang Trưởng và Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn I phải bỏ Đà Nẵng. Các tỉnh vùng II rút về Quy Nhơn, Nha Trang và cuối cùng cũng đã bỏ Quy Nhơn, Nha Trang…để chạy về Sài Gòn.

Các thành phố Miền Trung bỏ ngõ, Việt cộng chưa đến mà quân đội và chính quyền đã rút lui, chứng tỏ các cấp chỉ huy không có một tinh thần trách nhiệm nào và binh sĩ thì đã không còn tinh thần để chiến đấu trước  kẻ thù. Trung Tướng Nguyễn Vĩnh Nghị, nguyên là Tư Lệnh Quân Đoàn IV ở Cần Thơ, bị mất chức vì bị tố cáo tham nhũng…đã tình nguyện ra trấn giữ Phan Rang chiến đấu bên cạnh các đơn vị địa phương , để lập công…Nhưng ví quá cô thế, ông cũng đã thất bại và đã bị Việt cộng bắt làm tù binh.

 Thừa thắng, Hà Nội huy động toàn lực Miền Bắc tiến thắng vào Nam trên Quốc Lộ I (từ Bắc vào Nam) mà không gặp trở ngại nào. Các tỉnh vùng IV (đồng bằng sông Cửu Long) vẫn còn toàn vẹn, chưa bị tan rã. Mặt trận Long Khánh vẫn còn quyết liệt, Tướng Lê Minh Đảo và Sư Đoàn 18, bước đầu bảo vệ được ngõ vào Sài Gòn. Nhưng từ ngày 19/3/1975 trở đi, đồng bào cũng đã bỏ nhà cửa, tài sản kéo nhau chạy về Saigon. Sau ngày 20/4/1975 kể như Long Khánh đã bị Việt cộng tràn ngập và Tướng  Lê Minh Đảo cũng phải rút về Sài Gòn.

 Sài Gòn ngày 30/4/1975

 Lúc bấy giờ tại Sài Gòn có dư luận cho rằng sở dĩ Mỹ không viện trợ cho Việt Nam Cộng Hòa vì Mỹ không ủng hộ TT Thiệu và muốn TT Thiệu phải ra đi…Sau đó,  Thủ Tướng Trần Thiên Khiêm đã cùng Phó Thủ Tướng Nguyễn Lưu Viên chính thức gặp TT Nguyễn Văn Thiệu, yêu cầu Tổng Thống từ chức để giải quyết tình hình. TT Thiệu trả lời: Theo Hiến Pháp thì Thủ Tướng từ chức chứ Tổng Thống không từ chức.  

 Vào những ngày đầu tháng 4, 1975, sau khi mất các tỉnh vùng I và Vùng II, Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm từ chức. Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu chọn ông Nguyễn Bá Cẩn, Chủ Tịch Hạ Nghị Viện lên làm Thủ Tướng, lập một chính phủ gọi là “đoàn kết”. Nội các Nguyễn Bá Cẩn tồn tại được 13 ngày (từ 14/4/75 đến 27/4/75).

 Tối 21/4/1975, TT Thiệu lên Đài Phát Thanh Sài Gòn tuyên bố từ chức để trao quyền lại cho Phó Tổng Thống Trần Văn Hương (theo Hiến Pháp). Tối 22/4/75, Tổng Thống Thiệu và Cựu Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm được Đại Sứ Mỹ Martin đưa lên máy bay rời Saigon. Ngày 23/4/1975, Tân Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn xin từ chức. Tân Tổng Thống Trần Văn Hương yêu cầu ông tiếp tục xử lý thường vụ cho đến khi có Chính Phủ mới.

 Lực lượng Hoà Giải Dân Tộc của NS Vũ Văn Mẫu được hậu thuẫn của Thượng Toạ Thích Trí Quang (Phật Giáo khối Ấn Quang) đang vận động ráo riết để cho Đại Tướng Dương Văn Minh thay thế Cụ Trần Văn Hương. Trong lúc đó, Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến họp đại hội vào ngày 27/4/1975 ra tuyên bố “sẵn sàng nhận lãnh trách nhiệm trước lịch sử” và cá nhân GS Nguyễn Ngọc Huy (Tân Chủ Tịch Phong Trào Quốc gia Cấp Tiến thay thế Giáo sư Nguyễn Văn Bông bị ám sát chết mấy năm trước đây) cũng đã đích thân vận động với Tổng Thống Trần Văn Hương cử ông làm Thủ Tướng thay thế ông Nguyễn Bá Cẩn sau khi được tin Tổng Thống Thiệu đã rời khỏi Việt Nam.

 Trung Tướng Trần Văn Đôn, Phó Thủ Tướng kiêm Tổng Trưởng Quốc Phòng trong chính phủ Nguyễn Bá Cẩn cũng muốn cái ghế Thủ Tướng…Ngày 26/4/1975, TT Trần Văn Hương đến trình bày trước Quốc Hội Lưỡng Viện đề nghị các Dân Biểu Nghị Sĩ chấp thuận trao quyền cho Đại Tướng Dương Văn Minh thay ông làm Tổng Thống để nói chuyện với phía cộng sản.

Các DB thuộc đảng Tân Đại Việt (Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến) như Nhan Minh Trang, Nguyễn Ngọc Tân…đã lên diễn đàn chống việc trao quyền cho Đại Tướng Dương Văn Minh trong khi đó, DB Lý Quý Chung lại xin Quốc Hội Lưỡng Viện chấp thuận trao quyền cho ĐT Dương Văn Minh và ông tuyên bố ĐT Dương Văn Minh là một quân nhân, nhất định sẽ chiến đấu bảo vệ Việt Nam Cộng Hòa, không đầu hàng cộng sản.

 Ngày 27/4/1975, phái đoàn do Đại Tướng Cao Văn Viên (Tổng Tham Mưu Trưởng) và Trung Tướng Trần Văn Đôn (Phó Thủ Tướng kiêm Tổng Trưởng Quốc Phòng)… đến trình bày tình hình quân sự trước Quốc Hội đề nghị Quốc Hội chấp thuận trao quyền cho ĐT Dương Văn Minh…Những dân biểu nghị sĩ không đồng ý đã phát biểu rằng :“ theo Hiến Pháp, nếu Tổng Thống và Phó Tổng Thống đều mệnh một hay từ chức thì người kế vị để lãnh đạo quốc gia sẽ là Chủ Tịch Thượng Nghị Viện".

 Ông Dương Văn Minh không có tư cách dân cử và đã một lần lên nắm chính quyền sau khi Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị lật đổ và đã chứng tỏ không có khả năng gì để ổn định tình hình, trái lại còn giúp cho cộng sản phát triển nhanh chóng và lấn chiếm Miền Nam…Nhiều người biết rõ ông Dương Văn Minh có người em là sĩ quan cao cấp trong hàng ngũ cộng sản và cả hai bên đã nhiều lần liên lạc với nhau…” Nhưng cuối cùng, Quốc Hội cũng đã chấp thuận trao quyền cho ĐT Dương Văn Minh mặc dù biết làm như vậy là vi hiến.

 Trước khi Quốc Hội biểu quyết, những nghị sĩ và dân biểu bất đồng ý kiến…đã bỏ phòng họp ra đi. Họ trở về nhà và lo tìm đường chạy thoát trước khi cộng sản tiến vào Sài Gòn. Tại Thượng Nghị Viện, sau khi tan họp, Ông Chủ Tịch Trần Văn Lắm cũng đã bí mật rời khỏi Việt Nam và trao lại cho Trung Tá Nguyễn Bá Tường (Chánh Văn Phòng) một cái xách tay trong đó có chìa khoá văn phòng và con dấu Chủ Tịch TNV. Ngoài ra còn một mảnh giấy viết tay của ông Trần Văn Lắm gửi cho ông Trần Trung Dung, Đệ I Phó Chủ Tịch/Thượng Nghị Viện “uỷ quyền cho ông Trần Trung Dung thay thế ông Trần Văn Lắm xử lý thường vụ Chủ Tịch Thượng Nghị Viện”…

 Tối 28/4/1975, trong cuộc bàn giao giữa Tổng Thống Trần Văn Hương và Đại Tướng Dương Văn Minh tại Dinh Độc Lập, ông Dương Văn Minh đã trình diện Nội Các  tạm thời chỉ có 3 người là: Cụ Nguyễn Văn Huyền (Phó Tổng Thống) và Giáo sư Vũ Văn Mẫu (Thủ Tướng)…những chức vụ khác trong Chính Phủ chưa có. Việc lập Nội Các mới vào ngày hôm sau cũng chưa hoàn thành.  (Theo lời Trung Tướng Nguyễn Hữu Có kể lại: Ngay sau đó, Ông Dương Văn Minh đã nhờ Thượng Toạ Thích Trí Quang liên lạc với vc, đồng thời đã cử một phái đoàn do cụ Nguyễn Văn Huyền vào gặp Việt cộng tại trại David trong phi trường Tân Sơn Nhứt, đưa đề nghị ngưng chiến để thương lượng.

 Nhưng tất cả mọi người đã bị cộng sản lừa gạt. Các tướng lãnh có trách nhiệm đều đã bỏ trốn, Bộ Tổng Tham Mưu vắng vẻ, không còn một người nào. Ông Dương Văn Minh đã cử các tướng Vĩnh Lộc, Lâm Văn Phát, Nguyễn Hữu Có, Đỗ Kế Giai, v.v….đứng ra tổ chức lại quân đội nhưng đã quá muộn. Việt cộng đang tiến vào Sài Gòn và lên tiếng trên đài phát thanh “Giải Phóng” kêu gọi Dương Văn Minh đầu hàng vô điều kiện và trao quyền lại cho họ. Tân Thủ Tướng Vũ Văn Mẫu đã lên tiếng yêu cầu người Mỹ hãy rút ra khỏi Việt Nam để nội bộ người Việt Nam tự giải quyết với nhau trong tinh thần huynh đệ.

 Trở lại tình hình nước Mỹ trước ngày 30/4/1975, trong khi tinh hình Việt Nam rất đen tối thì tại Hoa Kỳ, Tổng Thống Nixon rồi Phó TT Agnew phải từ chức vì vụ Watergate, Quốc Hội Mỹ đã đề cử ông Geral Ford lên làm Tổng Thống. Tân Tổng Thống Ford đã cam kết tiếp tục chính sách của TT Nixon, sẽ không bỏ rơi Việt Nam. Nhưng Quốc Hội Mỹ đã từ chối viện trợ bổ túc về quân sự cho Việt Nam

Và dư luận báo chí Mỹ lúc đó đang nghiêng về phong trào phản chiến, chủ trương tìm một giải pháp chính trị cho Việt Nam và chấm dứt chiến tranh. Điều đó hoàn toàn bất lợi cho Việt Nam Cộng Hòa và tất nhiên là có lợi cho cộng sản…Trong những ngày cuối cùng trước khi Sài Gòn rơi vào tay cộng sản, Mỹ đã di tản nhân viên của Toà Đại Sứ và các cơ quan quân sự của họ ra khỏi Việt Nam bằng máy bay…

 Đại sứ Pháp tại Sài Gòn, ông Merillon và Tướng Vanuxem đã đứng ra liên lạc với Việt cộng cũng như với ông Dương Văn Minh, đề nghị một giải pháp chính trị cho Việt Nam. Ông cũng đề nghị ông Dương Văn Minh kêu gọi 13 quốc gia ký tên bảo đảm cho việc thi hành hiệp định Paris trong đó có Trung Cộng, hãy trực tiếp can thiệp để ngăn chận sự xâm lăng của Hà Nội, để bảo đảm cho Miền Nam một chế độ trung lập với ba thành phần…Nhưng Dương Văn Minh và những người chung quanh ông ta lúc đó đã chủ trương đầu hàng cộng sản nên đã từ chối lời đề nghị này.

 Giờ chót Tướng Vanuxem gặp Trung Tướng Vĩnh Lộc phía sau lưng nhà thờ Đức Bà Saigon…Ông đã khóc khi báo tin cho Trung Tướng Vĩnh Lộc biết “sứ mạng của ông ta đã thất bại” và khuyên Trung Tướng Vĩnh Lộc hãy tự lo cho bản thân. Trung Tướng Vĩnh Lộc liền đến gặp Đại Tá Hải Quân Nguyễn Văn Tấn và Đại Tá Tấn đã giúp cho ông và gia đình lên tàu hải quân tại bến Bạch Đằng (Sài Gòn) di tản ra khỏi Việt Nam.

Trong khi Đại Tá Tấn cùng gia đình đã bước lên tàu nầy thì phu nhân của Đại Tá lên cơn đau tim phải đưa vào cấp cứu ở trong bệnh viện Grall của Pháp gần đó. Vì thế Đại Tá Tấn và gia đình đã kẹt lại và sau đó phải đi trình diện “học tập cải tạo” vì chiếc tàu kia không thể chờ đợi được, đành phải nhổ neo cho kịp giờ…(Thời gian gặp nhau trong nhà tù cộng sản sau 1975, chính Đại Tá Nguyễn Văn Tấn đã kể lại cho Nguyễn Lý Tưởng chi tiết nầy)

 Sáng 30/4/1975, trong lúc cộng sản trên đường tiến vào Sài Gòn thì Dương Văn Minh đã tuyên bố trên đài phát thanh Sài Gòn “đầu hàng cộng sản” và kêu gọi quân đội ngưng chiến. Xe tăng của cộng sản tiến vào Dinh Độc Lập, nơi đó, Dương Văn Minh và những người ủng hộ ông đang có mặt để trao quyền lại cho cộng sản…

 

Tại Cần Thơ, ngay khi được tin ông Dương Văn Minh thay thế Cụ Trần Văn Hương làm Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa, Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam đã tiếp một phái đoàn của Cựu Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ từ Sài Gòn đến bằng máy bay trực thăng. Ông Nguyễn Cao Kỳ và các chính khách Sài Gòn đã đề nghị ông Nguyễn Khoa Nam với tư cách Tư Lệnh vùng IV (đồng bằng sông Cửu Long) cương quyết giữ vững Vùng IV để cho anh em khắp nơi chạy về đây góp sức nhau tạo thành một lực lượng tự vệ hầu có thể thương lượng với cộng sản.

Nhưng ông Nguyễn Khoa Nam trả lời: “Tôi là một quân nhân, tôi không làm chính trị, tôi chỉ biết chấp hành mệnh lệnh của cấp chỉ huy. Trước đây Tổng Thống Thiệu là cấp chỉ huy của tôi và bây giờ Đại Tướng Dương Văn Minh là cấp chỉ huy của tôi…”. Phái đoàn của ông Nguyễn Cao Kỳ thất vọng trở về Saigon, sau đó, mạnh ai nấy chạy thoát thân.

 Sau khi Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, các tướng Phạm Văn Phú, Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Trần Văn Hai, Lê Nguyên Vỹ…đã tự tử…

 2.

Lạc Việt: Xin Giáo sư cho biết:
Tại sao chúng ta phải bỏ nước ra đi?

Giáo sư Nguyễn Lý-Tưởng (trả lời):

 Khi nghe tin Duong Van Minh đã đầu hàng và bộ đội cộng sản đang tiến vào Sài Gòn, đồng bào mạnh ai nấy chạy, tìm đường thoát khỏi chế độ cộng sản bằng đủ mọi phương tiện: máy bay, tàu thuỷ, ghe thuyền…Trong lịch sử Việt Nam, từ xưa tới nay chưa hề có sự kiện “người Việt Nam bỏ nước ra đi”, dù trải qua một ngàn năm bị người Tàu đô hộ hay gần 100 năm dưới chế độ thực dân Pháp. Trứơc đây, khi có sự thay đổi chế độ, thay đổi triều đại, thay đổi người cai trị thì người Việt vẫn sống trên quê hương của mình. Ngay cả khi bị ngoại quốc xâm lăng, người Việt vẫn không bỏ quê hương. Chỉ có dưới chế độ Cộng Sản mới có chuyện bỏ nước ra đi, chấp nhận cái chết để đổi lấy tự do.

 Biến cố 1945 dẫn đến cuộc di cư 1954 của cả triệu người Việt Nam bỏ nhà cửa, tài sản, bà con họ hàng, mồ mả tổ tiên, bỏ quê hương miền Bắc để di cư vào miền Nam. Nhưng miền Nam cũng là nước Việt Nam, không phải là một nước khác ngoài nước Việt Nam. Bây giờ đây với biến cố 30/4/1975, càng to lớn hơn, bi đát hơn: hàng triệu người bỏ nước ra đi, tìm đường thoát khỏi chế độ Cộng Sản bằng đủ mọi phương tiện: máy bay, tàu thủy, ghe thuyền.

 Một số lớn đã chết trên sông, trên biển, trong rừng;  bị bắt, bị hành hạ trong các trại giam, bị chính quyền cộng sản tịch thu hết tài sản, bị hải tặc cướp của, giết người, hãm hiếp...Họ chấp nhận sự nguy hiểm, hy sinh cả tính mạng để đổi lấy tự do. Báo chí thường gọi họ là những “thuyền nhân.”

 Như vậy, những người còn ở lại trong nước không phải vì chấp nhận chủ nghĩa Cộng Sản, chấp nhận chế độ Cộng Sản mà ở lại...nhưng vì không có cách nào thoát được, nên đành phải ở lại.

 3.

Lạc Việt: Sau hiệp định Paris (27/1/1973), người ta nói nhiều đến vấn đề “hòa hợp, hòa giải dân tộc”...Tại sao sau ngày 30/4/1975 lại có hàng triệu người bị bắt buộc phải vào nhà tù cải tạo của Cộng Sản? Như vậy có phải là “hòa hợp, hoà giải dân tộc” không ?

-GS Nguyễn Lý Tưởng trả lời:

 Hiệp định Paris có đề cập đến vấn đề hoà hợp, hòa giải dân tộc và việc thành lập một chính phủ gồm ba thành phần: Thành phần thứ nhất là Việt Nam Cộng Hoà (tức chính quyền của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu); thành phần thứ hai là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam và thành phần thứ ba là những người không thuộc về hai thành phần trên

Vấn đề hòa giải dân tộc không phải mới được đặt ra từ khi có hội nghị Paris về chiến tranh Việt Nam mà đã có từ năm 1945, khi Hoàng Đế Bảo Đại tuyên bố thoái vị và trao đất nước lại cho ông Hồ Chí Minh lãnh đạo. Trong chiếu thoái vị, ngài chỉ mong ước một điều là phía ông Hồ Chí Minh và Mặt Trận Việt Minh phải “thực hiện đại đoàn kết dân tộc, tránh đổ máu, tránh cảnh huynh đệ tương tàn”.

 Ông Hồ Chí Minh (và đảng Cộng Sản Việt Nam) đã hứa thực hiện yêu cầu đó của Hoàng Đế Bảo Đại, nhưng thực tế đã không diễn ra đúng như vậy. Từ 1945 đến bây giờ, khát vọng hòa giải dân tộc, đoàn kết qúôc gia vẫn tồn tại và thôi thúc cả hai bên Quốc, Cộng phải lo thực hiện.

Nước Đức đã thực hiện hòa giải ngay sau khi thống nhất. Liên Xô và các nước Đông Âu cũng đã thực hiện hoà giải sau khi thay đổi chế độ. Người Hoà Lan (da trắng) cai trị  người da đen (thổ dân) tại Nam Phi đã mấy trăm năm. Ông De Clerck, người da trắng, là Thủ Tướng, phe chính quyền, đàn áp người da đen. Ông Nelson Mandela vì tranh đấu chống kỳ thị chủng tộc, chống chủ nghĩa Apartheid, bị tù mấy chục năm. Khi ông Mandela được tự do,  ứng cử và  đắc cử Tổng Thống. Ông đã hứa với ông De Clerck sẽ không trả thù người da trắng. Hai bên đã thực hiện lời hứa và dân tộc Nam Phi đã có hoà giải thực sự giữa người da đen và người da trắng.

 Trong lịch sử nước ta, dưới đời nhà Trần, vua Trần Nhân Tông sau khi thắng quân Mông Cổ (nhà Nguyên) đã ra lệnh đốt hết hồ sơ liên quan đến những người làm tay sai cho giặc, không truy cứu tội phản quốc của họ. Đó là thái độ hoà giải thực sự giữa người Việt với người Việt. Lịch sử nước Hoa Kỳ cũng đã để lại cho chúng ta một bài học: trong cuộc chiến tranh Nam-Bắc, phe thắng trận đã đối xứ với phe thua trận rất đáng khâm phục: Phe thua trận, những người lính miền Nam, được đối xử  tử  tế không bị trả thù, không bị làm nhục, được trở về với gia đình, làm lại cuộc đời.

Thái độ của phe thắng trận luôn kính trọng người lính bại trận. Nhờ vậy mà nước Mỹ có đoàn kết, mọi người nỗ lực góp công xây dựng đất nước phú cường cho đến ngày nay. Gần đây, Miến Điện cũng đang thực hiện hòa giải sau khi chuyển hướng từ chế độ độc tài quân phiệt qua chế độ dân chủ. Những người đối lập chính trị đã được trả tự do.

 

Cả hai hiệp định: Geneve 1954 và Paris 1973 đều nói rõ hai bên không được trả thù những người đã phục vụ cho chế độ Quốc Gia hay chế độ Cộng Sản.

Ngày 30/4/1975 là cơ hội để Cộng Sản Việt Nam thực hiện chủ trương “hoà hợp, hoà giải dân tộc” mà họ đã đưa ra. Nhưng họ đã bỏ qua và tiếp tục gieo tang thương cho dân tộc và đất nước Việt Nam. Trên thực tế, sau ngày 30/4/1975, những người buông súng đầu hàng, ở lại miền Nam...đã phải chịu áp bức, tù dày, kỳ thị, mất nhà cửa tài sản, ruộng vườn, mất việc làm, mất mọi quyền tự do của một công dân trong chế độ dân chủ mà quan trọng nhất là quyền tự do ngôn luận, quyền tự do tín ngưỡng. Các tu viện, trường học, cơ sở văn hoá, từ thiện của các tôn giáo bị tịch thu, các tu sĩ bị bắt, bị tù dày, bị xử tử…vì dám đứng lên tranh đấu cho tự do tôn giáo.

 Từ 1975 các cuộc tranh đấu đòi xoá bỏ chế độ cộng sản, đòi tự do tôn giáo, đòi thực thi các quyền tự do dân chủ, nhân quyền…vẫn tiếp tục diễn ra khắp mọi nơi, mọi lúc, ở trong nước, ở hải ngoại, từ thế hệ già cho đến thế hệ trẻ, không phân biệt nam nữ, địa phương, sắc dânkhông bao giờ ngừng. Hệ quả của chính sách trả thù mà Cộng Sản chủ trương như ngày nay chúng ta đã thấy. Do đó mới có chuyện hàng triệu người bỏ nước ra đi. Họ ra đi không phải để kiếm cái ăn, cái mặc nhưng trước hết là để được sống tự do, không bị áp bức về tư tưởng, về tôn giáo, không bị phân chia giai cấp, không bị ràng buộc bởi lý lịch, được thăng tiến theo tài năng của mình…

 
 4.

Lạc Việt: Xin GS cho biết: Cộng Sản đã đối xử với những người buông súng đầu hàng, đi trình diện học tập cải tạo sau ngày 30/4/1975 như thế nào? Giáo sư đã trải qua những trại tù nào ở miền Nam và ở miền Bắc?

-GS Nguyễn Lý-Tưởng trả lời:

 Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam là công cụ của Hà Nội, đã cho công bố chính sách 12 điểm; đồng thời cũng cho ra đời cái gọi là  Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hoà Miền Nam Việt Nam. Chính sách 12 điểm đó là chủ trương khoan hồng nhân đạo, hoà hợp hoà giải dân tộc…Những người tin tưởng vào chính sách 12 điểm đó…đã buông súng đầu hàng để được “hưởng sự khoan hồng” và hy vong được “làm một người dân lương thiện trong xã hội”, được “làm lại cuộc đời” sau khi đất nước chấm dứt chiến tranh, tái lập hoà bình…

Kết quả là họ đã bị đày đoạ trong các trại tù  được mệnh danh là “Trại Cải Tạo”. Một số đã chết vì bị đày đoạ ở những nơi rừng thiêng nước độc, bị bắt buộc phải lao động khổ sai, biệt xứ, bốn năm hay năm năm đầu không được gặp mặt cha mẹ, vợ con, anh em (có người từ ngày bị tù cho đến chết chưa một lần được gặp mặt vợ con vì gia đình quá nghèo, không có tiền để đi từ Nam ra Bắc thăm chồng, thăm cha).

 Họ sống thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu thuốc men…Khổ nhất là cơn đói hành hạ suốt đêm, suốt ngày…Họ bị hành hạ cả tinh thần lẫn vật chất…bị bắt khai báo về lý lịch từ đời ông đời cha cho đến đời mình, kể cả anh em,  bà con dòng họ, khai cho hết quá trình hoạt động chống phá cách mạng ra sao, tự mình buộc tội mình, không có tội cũng phải nghĩ ra cho có.

Quá trình khai báo lý lịch trải qua 4 giai đoạn: động não, nhớ cho hết quá khứ tội lỗi của mình; sau đó là ăn năn hối cải, quyết tâm từ bỏ và cuối cùng là viết lời khai báo. Làm như vậy khác nào một người theo đạo Công Giáo (cộng sản gọi là đạo Thiên Chúa), khi đi xưng tội với Linh Mục thì phải trải qua 4 giai đoạn: -xét mình, ăn năn tội, giốc lòng chừa rồi mới vào gặp Linh Mục để xưng tội.

 Một người đi cải tạo, lúc mới nhập trại thì phải khai báo lý lịch…Sau đó, được học tập và được cán bộ hướng dẫn, động viên để khai báo…viết khai báo xong đem nộp bài…cán bộ đọc thấy chưa thành khẩn thì trả lại cho người đó để viết lại…mỗi tháng hoặc vài tháng phải khai báo lại một vài lần…mỗi năm khai báo lại…nếu ở tù 3 năm thì khai báo liên tục trong 3 năm…nếu ở tù 10 năm, 13 năm (như trường của cá nhân tôi Nguyễn Lý-Tưởng)… thì phải viết khai báo liên tục từ khi mới vào trại tù cho đến ngày được ra tù…cứ đến kỳ hạn thì lại phải khai báo …khai về tội của mình…khai về tội của người khác…khai theo cá nhân, cùng với nhiều người  trong một tổ chức khai về tổ chức của mình trước 1975…lập ra từng nhóm gọi là “tổ chuyên đề” để viết khai báo về Việt Nam Cộng Hòa …

 Thế là người tù cải tạo thi nhau lập công, tố cáo lẫn nhau…Mỗi tuần sinh hoạt một lần, phê bình, kiểm điểm…Trong tù tổ chức thành tổ, thành đội: Tổ trưởng, đội trưởng báo cáo cho cán bộ thái độ của người tù cải tạo, theo dõi tư tưởng, việc làm, lời nói của từng người…

Nói tóm lại, bọn công an coi tù, đã sử dụng mọi phương pháp để hành hạ người tù về mặt tinh thần lẫn thể xác. Đáng sợ nhất là bị đưa ra trước tổ, trước đội, trước buồng để phê bình (một hình thức tố khổ)…Ban ngày đi lao động vất vả, tối về phải sinh hoạt học tập, nghe đọc báo, đọc sách, nghe đài (radio), loa phóng thanh của trại chỉa thẳng vào tai người tù, không nghe cũng phải nghe…Nhiều người đã chết trong cảnh cô đơn lạnh lùng, chết vì kiệt sức, chết vì đói, chết không thấy mặt cha mẹ vợ con…

 Mỗi người tù phải “chấp hành tốt” 4 tiêu chuẩn cải tạo, là: lao động, học tập, thành thật khai báo và tôn trọng nội quy. Tuỳ theo mức vi phạm nặng nhẹ, phạm nhân sẽ bị phạt: cắt bớt phần ăn, không cho nhận thư từ, tiếp tế của gia đình, không cho gặp mặt vợ con, thân nhân, hoặc bị cùm một chân trong nhà kỷ luật thời hạn 2 tuần, 3 tuần, một tháng và có thể một vài năm. Nhà kỷ luật là một nơi tối tăm, ăn, uống, tiêu, tiểu tại chỗ, chân bị cùm 24/24 giờ đồng hồ, treo hỏng chân lên.

Mùa Đông không được mặc áo ấm, không có mùng màn, để cho muỗi cắn. Ban đêm cứ một giờ, hai giờ thì có lính gác đi ngang qua gọi tên và phải trả lời “có mặt” để biết mình còn sống. Suốt đêm cứ chập chờn, hễ nghe tiếng lính gác kêu tên thì phải trả lời…Nếu ngủ quên thì bị mắng chưởi hay bị đánh…(Cá nhân tôi đã 03 lần bị cùm một chân trong nhà kỷ luật: 2 lần tại trại Hà Tây và một lần tại trại Nam Hà…với lý do tổ chức hát Thánh Ca, làm sớ Táo Quân đọc cho anh em nghe vào giờ giao thừa nội dung phản đối chế độ lao tù của cộng sản)…

 Bị đưa vào nhà kỷ luật: vừa bị biệt giam, vừa bị cùm. Còn biệt giam thì chỉ bị giam ở một nơi riêng biệt, không được liên lạc với ai. Ngoài 03 lần bị cùm trong nhà kỷ luật, tôi còn nhiều lần bị biệt  giam: tại nhà giam Hoả Lò (Hà Nội) tại lao xá Chí Hoà (Sài Gòn), tại trại giam Phan Đăng Lưu (tức lao xá Gia Định trước mặt chợ Bà Chiểu) và 3-C bến Bạch Đằng (Sài Gòn) bây giờ là 3-C Tôn Đức Thắng…

Thời gian bị biệt giam tại Hà Nội (miền Bắc) và tại Sài Gòn (miền Nam) tổng cộng 20 tháng. Hai lần tù dưới chế độ cộng sản Việt Nam tổng cộng 14 năm tôi đã trải qua các trại giam sau đây: làng Cô Nhi Long Thành (tỉnh Đồng Nai), trại giam Thủ Đức, lao xá Chí Hoà, Phan Đăng Lưu, 3-C bến Bạch Đằng thuộc miền Nam và các trại Hà Tây (tỉnh Hà Sơn Bình), Nam Hà (tỉnh Hà Nam Ninh), Hoả Lò (Hà Nội) thuộc miền Bắc Việt Nam.

 Ngoài những người trước đây phục vụ trong quân đội, cảnh sát, cán bộ, nhân viên hành chánh hay các cấp lãnh đạo chính quyền Việt Nam Cộng Hòa còn có các nhà tu hành, tín đồ của các tôn giáo, cán bộ của các chính đảng, nhà văn, nhà báo, trí thức, thanh niên, sinh viên học sinh, cũng bị đàn áp, giam cầm, giết hại …vì đã lên tiếng đòi hỏi tự do tôn giáo, dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam …Cho đến những thành phần buôn bán, làm nghề tự do để sinh sống cũng bị chung số phận…dưới chiêu bài “diệt tư sản mại bản” hoặc bị chụp mũ “tay sai CIA”…

 Địa điểm thiết lập trại giam phần lớn là vùng rừng núi, sát biên giới Lào Việt, Việt-Kampuchia hay Việt-Trung…Những nơi như Hà Nội, Sài Gòn, Gia Định, Thủ Đức…đều là chỗ biệt giam. Có thể nói trại tù cải tạo hay các chỗ biệt giam là địa ngục trần gian: Phải chăng những nơi đó là thể hiện tình huynh đệ, là khoan hồng nhân đạo, là hoà hợp, hoà giải dân tộc?

 5.

 Lạc Việt: Giáo sư có suy nghĩ gì về việc các tôn giáo và nhân sĩ, trí thức (đặc biệt là sinh viên và giới trẻ) ở trong nước đã lên tiếng đòi hỏi bỏ điều 4 Hiến Pháp, đòi thực hiện một chế độ dân chủ cho Việt Nam? Việc bỏ điều 4 Hiến Pháp có giúp cho dân tộc Việt Nam hoà giải và đoàn kết được không?

-GS Nguyễn Lý-Tưởng trả lời:

 Điều 4 Hiến Pháp dành độc quyền lãnh đạo cho đảng Cộng Sản Việt Nam. Theo lời Nông Đức Mạnh thì Quốc Hội có nhiệm vụ định chế hoá các quyết định của Bộ Chính Trị. Như vậy Quốc Hội chỉ là hình thức cho có với thế giới mà thôi, thực sự Quốc Hội chẳng có quyền hành gì và cũng không đại diện cho dân. Bộ Chính Trị là một nhóm người nắm quyền lãnh đạo tối cao trong Đảng Cộng Sản, đồng thời cũng là cơ quan lãnh đạo tối cao của đất nước. Vai trò của nhân dân chỉ là bù nhìn.

Hiến Pháp VC quy định rằng Nhân Dân làm chủ nhưng Đảng Lãnh Đạo và Nhà Nước quản lý. Các vị đại biểu Quốc Hội là do Đảng giới thiệu ra ứng cử, người dân đi bầu chọn người đại diện của mình vào Quốc Hội. Nhưng chọn ai thì người đó cũng là người của Đảng, không có người đối lập.

 Trong một chế độ dân chủ thì ba ngành Lập Pháp (Quốc Hội), Tư Pháp (Toà Án) và Hành Pháp (nhà nước hay chính quyền) hoàn toàn độc lập, gọi là “Tam Quyền Phân Lập”. Chính đảng đóng một vai trò rất quan trọng trong sinh hoạt chính trị của một chế độ dân chủ. Một chế độ không có chính đảng đối lập, không có sinh hoạt chính trị đa nguyên đa đảng, không có bầu cử ứng cử tự do, toà án không được độc lập khi xét xử thì đó là chế độ độc tài, độc đảng, không phải là chế độ dân chủ. Do đó, điều 4 Hiến Pháp của nước Việt Nam hiện nay là điều quy định cho một chế độ độc tài, độc đảng không phải là một chế độ dân chủ.

 Toàn dân Việt Nam muốn được hưởng các quyền tự do dân chủ như các nước tiên tiến trên thế giới thì phải huỷ đỏ điều 4 Hiến Pháp hiện nay. Vì, duy trì điều 4 Hiến Pháp là duy trì một chế độ độc tài, độc đảng hoàn toàn đi ngược với nguyện vọng của dân tộc Việt Nam trong cuộc tranh đấu chống xâm lăng, giành độc lập từ hậu bán thế kỷ 19 đến nay (gần 150 năm). Từ cuối thế kỷ 19, các nhà ái quốc của Việt Nam chúng ta, đã đứng lên tranh đấu chống thực dân Pháp, chống chế độ phong kiến độc tài, với mục đích giải phóng dân tộc khỏi vòng nô lệ thực dân, phong kiến…để xây dựng cho dân tộc chúng ta một chế độ dân chủ, tự do, tôn trọng nhân quyền.

 

Các quyền căn bản của người dân trong một chế độ dân chủ là:
1.Quyền Tự Do Tôn Giáo
2.Quyền Tự Do Tư Tưởng, Tự Do Ngôn Luận
3.Quyền Tự Do Chính Trị (đa nguyên, đa đảng; tam quyền phân lập)
4.Quyền Tư Hữu của người dân…

 Từ khi ông Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản Việt Nam cướp được chính quyền tại Hà Nội (19/8/1945) và thiết lập một chế độ độc tài đảng trị thì có sự chia rẽ trầm trọng trong dân tộc Việt Nam giữa những người Quốc Gia, chủ trương một chế độ tự do dân chủ, tôn trọng nhân quyền và những người Cộng Sản chủ trương một chế độ độc tài, đảng trị. Đảng Cộng Sản Việt Nam đã lợi dụng xương máu của toàn dân để bảo vệ quyền lợi của Đảng Cộng Sản, của các cấp lãnh đạo đảng Cộng Sản, của đảng viên đảng Cộng Sản, để thực hiện chủ nghĩa Cộng Sản trên đất nước Việt Nam và trên thế giới, thực hiện sách lược cộng sản hoá toàn thế giới do Liên Xô và Trung Cộng lãnh đạo.

 Chúng ta biết rằng ông Hồ Chí Minh đã đem chủ nghĩa Cộng Sản từ nước Nga (Liên Xô) vào Việt Nam. Nước Nga là nơi Lenin, lãnh tụ Cộng Sản thế giới đã thành công, đã áp đặt chủ nghĩa Cộng Sản trên toàn bộ dân Nga và các nước Đông Âu. Nước Nga là cái nôi của thế giới Cộng Sản nhưng ngày hôm nay, chế độ Cộng Sản đã sụp đổ tại nước Nga và các nước Đông Âu. Việt Nam chỉ là con đẻ của Cộng Sản Nga tại sao cho đến ngày hôm nay vẫn không chịu từ bỏ chế độ Cộng Sản?

 Tại sao cho đến ngày hôm nay vẫn đi ngược lại nguyện vọng của dân tộc ta gần 150 năm nay là thực hiện một chế độ tự do, dân chủ và tôn trọng nhân quyền. Điều 4 Hiến Pháp là nguyên nhân gây chia rẽ dân tộc, nguyên nhân tạo nên hận thù dân tộc giữa người Việt Nam với nhau. Trước khi chủ nghĩa Cộng Sản được áp đặt lên dân tộc Việt Nam thì người Việt Nam đâu có giết hại lẫn nhau, đâu có đấu tranh giai cấp, đâu có đấu tố lẫn nhau, đâu có gọi nhau là Việt gian, là Nguỵ, là phản động, phản cách mạng…đâu có xua quân miền Bắc vào giết hại người miền Nam…đâu có đem hàng ngàn xe tải từ miền Bắc vào vơ vét của cái, tài sản, lương thực của người miền Nam đem về miền Bắc…đâu có cảnh người miền Bắc di cư vào Nam 1954 và người miền Nam bỏ nước ra đi năm 1975 (đến nỗi phải chết trên sông, trên biển, trong rừng…hy sinh tính mạng để đổi lấy hai chữ tự do)…?

 Từ năm 1975 đến 1988, suốt 13 năm ở trong nhà tù cộng sản, tôi đã suy nghĩ và thảo luận với anh em một chương trình xây dựng Việt Nam trong tương lai. Tết năm 1988, tôi được ra khỏi nhà tù cộng sản miền Bắc, trở về đoàn tụ với gia đình tại Sài Gòn, tôi đã viết ra một tài liệu 36 trang đánh máy với nội dung gồm 02 phần:

(1) Nhận định về tình hình Việt Nam hiện nay

(2) Đề nghị một chương trình xây dựng Việt Nam trong tương lai.

 Trong phần nhận định, tôi đã nêu lên những sai lầm của Cộng Sản từ khi ông Hồ Chí Minh và Mặt Trận Việt Minh cướp được chính quyền tại Hà Nội (19/8/1945) đến 1998…Tôi cũng nêu lên những sai lầm của Mỹ và Việt Nam Cộng Hoà từ khi có chính quyền quốc gia dưới thời Quốc Trưởng Bảo Đại cho đến 1975. Trong phần đề nghị, tôi đã nêu lên tất cả trên 10 điểm xây dựng một nước Việt Nam trong tương lai. Tài liệu nầy tôi đã nhờ người mang ra hải ngoại cho anh em nghiên cứu, đồng thời tôi cũng đã chuyển cho anh em trong nước nhất là tại Sài Gòn và các tỉnh miền Nam để làm kim chỉ nam cho cuộc tranh đấu đòi thực hiện một chế độ dân chủ đa nguyên đa đảng, tam quyền phân lập, tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, bảo vệ quyền tư hữu của người dân…

 Ngày 4 tháng 6/1992, tôi bị bắt và bị buộc tội “hoạt động lật đổ chính quyền…” công an đã tịch thu được tài liệu 36 trang này…Trong thời gian 13 tháng bị biệt giam tại Phan Đăng Lưu (tức trại giam Gia Định trước chợ Bà Chiểu), lao xá Chí Hoà (Sài Gòn) và 3-C bến Bạch Đằng (tức đường Tôn Đức Thắng, Sài Gòn)…Tôi đã tranh luận với công an một cách thẳng thắn về chương trình xây dựng Việt Nam trong tương lai mà tôi đã viết ra. Cuối cùng, do sự can thiệp của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc cùng bạn bè khắp nơi trên thế giới (nhất là tại Pháp), ngày 4/7/1993, công an đã trả tự do cho tôi và đến 25/7/1994, tôi được xuất cảnh và được định cư tại miền Nam California.

 Năm 1993, sau khi ra khỏi nhà tù cộng sản, tôi được tin Tiến Sĩ Steve Young và ông Nguyễn Đình Huy (bạn tù sau 1975 với tôi tại miền Bắc Việt Nam) đã cho ra đời một tổ chức chính trị mới tại Sài Gòn, lấy tên “Phong Trào Thống Nhứt Dân Tộc và Xây Dựng Dân Chủ”…Phong trào nầy đã đưa ra một chương trình 6 bước để cho Việt Nam chuyển hướng từ chế độ Cộng Sản qua chế độ dân chủ, tự do…Chương trình nầy, theo Tiến Sĩ Steve Young cho biết, đã được gửi đến cho một vài vị trong Bộ Chính Trị đảng Cộng sản Việt Nam tại Hà Nội (mà tôi nghĩ là TS Steve Young đã trao cho ông Nguyễn Cơ Thạch, Bộ Trưởng Ngoại Giao của Hà Nội khi ông nầy đến New York họp Liên Hiệp Quốc) …

 Rất tiếc, chương trình 6 bước nầy đã không được Cộng sản Việt Nam thực hiện vì lúc bấy giờ Cộng Sản Nga và Đông Âu mới sụp đổ, Hà Nội lo sợ Trung Cộng tấn công nên vào tháng 10/1993, Chủ Tịch nước là Lê Đức Anh đã qua Tàu gặp lãnh đạo Trung Cộng “cam kết rằng đảng cộng sản Hà Nội sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào Trung Cộng để tồn tại…và từ chối dân chủ hoá…” (xem bài của TS Steve Young đăng trên nhật báo Người Việt tr.B 6 ngày Thứ Ba, 23/4/2013…)…TS Steve Young và ông Nguyễn Tấn Trí từ Hoa Kỳ về Việt Nam đã bị bắt giam, ông Nguyễn Đình Huy và một số đồng chí cũng bị bắt tại Saigon…Ông Nguyễn Đình Huy mới qua đời tại Việt Nam cách nay hơn một năm.

 Nhắc lại chuyện cũ trên 20 năm trước đây để thấy rằng cuộc vận động huỷ bỏ điều 4 Hiến Pháp vốn đã có từ trước 1992 chứ không phải đợi đến 2013 mới nói đến. Sách vở và các cơ quan tuyên truyền của Cộng Sản thường ca tụng ông Hồ Chí Minh là một nhà ái quốc. Theo tôi, Hoàng đế Bảo Đại mới thực sự là một nhà ái quốc khi ông tuyên bố thoái vị và trao quyền lãnh đạo đất nước lại cho ông Hồ Chí Minh chỉ vì muốn có đoàn kết dân tộc, muốn tránh cho dân tộc cảnh huynh đệ tương tàn. Do đó, phải bỏ điều 4 Hiến Pháp thì mới đem lại hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam, cho đất nước Việt Nam. Bỏ điều 4 Hiến Pháp thì mới có hoà giải dân tộc, mới có đoàn kết dân tộc, mới có sức mạnh để chống xâm lăng.

 6.

Lạc Việt: Giáo sư nghĩ gì về hoạ xâm lăng của Trung Cộng?

-GS Nguyễn Lý-Tưởng trả lời:

 Đối với dân tộc Việt Nam, cái hoạ xâm lăng từ phương Bắc, cái hoạ người Hán, người Tàu, và hoạ bành trướng của Trung Cộng ngày nay, là một kinh nghiệm lịch sử ngàn đời mà dân tộc ta không bao giờ quên. Ông Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản Việt Nam đã cam tâm làm tay sai cho Nga cộng và Tàu cộng để thực hiện chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới nói chung và trên dân tộc Việt Nam nói riêng.

Cuộc chiến do Cộng Sản phát động từ 1945 đến 1975…đã có hàng triệu người Việt Nam phải chịu cảnh tang tóc, mất hết nhà cửa, ruộng vườn, phải bỏ quê hương, mồ mả tổ tiên mà đi tỵ nạn ở khắp nơi trên thế giới. Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản đã nhận viện trợ từ Nga cộng và Trung cộng: tiền bạc, thực phẩm, súng đạn, máy bay, tàu thuỷ, xe tăng, quân trang quân dụng để gây ra cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn hầu thực hiện cho được chủ nghĩa cộng sản trên đất nước Việt Nam.

 

Cộng sản Việt Nam đã vâng theo lệnh của Trung cộng, đem chính sách cải cách ruộng đất, đấu tố địa chủ dã man tàn bạo của Tàu, áp dụng tại miền Bắc Việt Nam từ những năm 1952 đến 1958, đã làm cho hàng trăm ngàn người chết, hàng chục ngàn gia đình tan nát…đã dem lại cho dân tộc Việt Nam một nỗi kinh hoàng, một bài học về hận thù chia rẽ trong xã hội cộng sản mà trước đây chưa bao giờ xảy ra. Năm 1958, vì nhu cầu chiến tranh thôn tính miền Nam Việt Nam, Thủ Tướng cộng sản Hà Nội là Phạm Văn Đồng đã ký công hàm xác nhận Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Trung cộng (Lúc đó Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về phía nam vĩ tuyến 17 và là đơn vị hành chánh của Việt Nam Cộng Hoà)…

 Sau 1975, để trả nợ cho Trung Cộng, Cộng sản Việt Nam đã dâng đất, dâng biển cho Trung cộng, dành cho Trung cộng đủ mọi quyền lợi về kinh tế, khai thác hầm mỏ, đấu thầu xây dựng…tại Việt Nam. Đó là chưa kể hàng lậu, hang giả… từ biên giới phía Bắc và từ ngoải biển tuôn vào để phá nên kinh tế của quốc dân Việt Nam. Trung cộng đã thông qua đảng Cộng sản Việt Nam để thực hiện kế hoạch xâm lăng Việt Nam một cách tinh vi…Hiện nay đã có hàng triệu người Tàu hiện diện ở Việt Nam mà Cộng sản Việt Nam không kiểm soát nổi (hoặc không dám đụng chạm đến họ).

 Người Tàu vào Việt Nam không cần chiếu khán, họ muốn đi đâu thì đi, muốn làm gì thì làm. Người Tàu lấy vợ Việt Nam không cần giấy giá thú, sinh con không cần khai sinh…miễn sao để lại dòng máu Hán tộc trên đất Việt Nam để trong tương lai sẽ trở thành đạo quân xâm lăng đất nước Việt Nam mà không cần khai chiến. Người Tàu qua Việt Nam thuê đất rừng để trồng trọt và di dân Tàu qua ở đó rồi dần dần tổ chức thành làng mạc của họ. Đã có nhiều khu vực bất khả xâm phạm, những khu phố dành riêng cho người Tàu mà chính quyền Cộng sản Việt Nam không được quyền kiểm soát.

 Các vị trí chiến lược như cao nguyên miền Trung hay vùng biên giới miền Bắc (giáp giới Trung cộng) hiện nay đã tràn ngập người Tàu với cơ giới, nhà cửa, nhân công (có võ trang để tự vệ)…Như vậy, một khi có chiến tranh xảy ra giữa hai nước thì Việt Nam lấy gì để bảo vệ lãnh thổ và nhân dân của mình. Ngay từ trong nhà đã có sự hiện diện của kẻ thù rồi.

Vì thế, cái họa xâm lăng từ phương Bắc (tức từ Trung Cộng) đã thật sự xảy ra từ lâu rồi. Linh Mục Nguyễn Văn Lý vì đã dám nói lên sự thực đó mà bị bắt lại và bị giam giữ cho đến ngày hôm nay. Nhiều sinh viên, trí thức trong nước đã lên tiếng cảnh cáo họa xâm lăng từ Trung Cộng mà bị nhà cầm quyền Việt Nam ra lệnh cho công an đàn áp dã man,  và ra lệnh cho Toà án xét xử bất công đối với những công dân yêu nước nầy.

 Tội ác của Cộng sản Việt Nam tiếp tay với giặc Tàu
thật không còn giấy mực nào ghi lại cho hết.

 

GS Nguyễn Lý-Tưởng

(28/4/2013)

 

 

  Giáo sư Nguyễn Lý Tưởng:
Tôn Giáo, nền văn minh tình thương!

http://www.freevietnews.com/audio2/index.php?subaction=showfull&id=1296641666&archive=&start_from=&ucat=

 Giáo sư Nguyễn Lý Tưởng:
Lưu truyền mãi với Sử Sách!

http://www.freevietnews.com/audio2/index.php?subaction=showfull&id=1271292563&archive=&start_from=&ucat=

 Giáo sư Nguyễn Lý Tưởng:
Long vĩ xà đầu khởi chiến tranh

http://www.freevietnews.com/audio2/?subaction=showfull&id=1328095184&archive=&ucat=

 

(ii) Văn Khang: Sau 351 năm mới tìm thấy ngôi mộ người đã khai sinh ra mẫu tự Việt Nam
Kỷ niệm 354 năm qua đời của linh mục Alexandre de Rhodes (hay còn gọi là cha Đắc Lộ), Người đã khai sinh ra chữ Việt cho chúng ta đang sử dụng .
Xin cám ơn Người đã cho chúng ta biết được những mặt chữ tiếng Việt và từ đó chúng ta không còn lệ thuộc vào chữ viết Tàu nữa .

Cha Đắc Lộ, một nhà truyền giáo vĩ đại của Giáo hội Công giáo Hoàn vũ nói chung và của Giáo hội Công giáo Việt Nam nói riêng, "Khi cho Việt Nam các mẫu tự La Tinh, Alexandre de Rhodes đã đưa Việt Nam đi trước đến 3 thế kỷ".

Năm 1651 khi chính thức xác định mẫu tự, bằng cách cho ra đời tại Roma nơi nhà in Vatican, quyển tự điển đầu tiên và các sách đầu tiên bằng chữ Quốc ngữ, cha Đắc Lộ đã giải phóng nước Việt Nam khỏi nô lệ giặc Tàu .
Thật vậy, giống như Nhật Bản và Triều Tiên, người Việt Nam luôn luôn sử dụng chữ viết của người Tàu và bị nô lệ vì chữ viết này. Chỉ mới cách đây không lâu, người Triều Tiên mới chế biến ra một chữ viết riêng của họ. Còn người Nhật thì, sau nhiều lần thử nghiệm, đã phải bó tay và đành trở về với lối viết tượng hình biểu ý của người Tàu.

Trong khi đó, người Tàu của Mao Trạch Đông đang tìm cách dùng các mẫu tự La Tinh để chế biến ra chữ viết của mình, nhưng cho đến nay vẫn chưa thành công. Vậy mà dân tộc Việt Nam, nhờ công ơn của cha Đắc Lộ, đã tiến bộ trước người Tàu đến 3 thế kỷ.

Với hy vọng có thể tìm được nơi linh mục trở về với cát bụi, chúng tôi, đoàn Việt Nam đang công tác tại Iran đã đến Isfahan – thành phố cổ cách Teheran 350 km về phía Nam. Đó là một ngày đầu năm 2011, một tuần sau lễ Giáng sinh.

Quảng trường Naghsh-i Jahan của Isfahan là một trong những quảng trường lớn nhất địa cầu với kiến trúc tiêu biểu Hồi giáo đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa nhân loại. Tại thành phố này, Alexandre de Rhodes đã sống những năm cuối đời. Mặc dù trước đó, phần đời chính của ông là ở Việt Nam.

Chúng tôi đến Isfahan vào một ngày mùa đông se lạnh nhưng tràn ánh nắng. Hỏi đường đến một nhà thờ Công giáo nào đó, chúng tôi được người dân chỉ dẫn tận tình. Điểm chúng tôi đến là nhà thờ Vank, nhà thờ thiên chúa lớn nhất Isfahan.

Qua giây phút ngạc nhiên trước đoàn khách Việt Nam, cha xứ nhà thờ nồng nhiệt đón tiếp chúng tôi hồ hởi. Trước nay, hiếm có du khách Á đông nào, nhất là từ Việt Nam xa xôi tới nơi đây. Ông nhiệt tình dẫn chúng tôi đi tham quan và nói về lịch sử nhà thờ.

Nằm trong thế giới Hồi giáo, nhà thờ có kiến trúc bề ngoài đặc trưng Hồi giáo, nhưng vào bên trong, với các tranh và tượng Thánh đầy ắp khắp các bức tường, cứ ngỡ như đang ở một nhà thờ nào đó ở Roma hay Paris.

Cha xứ càng ngạc nhiên hơn khi chúng tôi hỏi về giáo sĩ Alexandre de Rhodes – người đã mất cách đây hơn 350 năm. Nhà thờ Vank có một thư viện lớn, lưu trữ nhiều tư liệu quý giá. Cha xứ nói người vào thư viện tìm kiếm. Lát sau, một thanh niên to khỏe khệ nệ mang ra một cuốn sổ dày cộp, to chừng nửa cái bàn, bìa bọc da nâu ghi chép về các giáo sĩ đã làm việc và mất tại đây. Ngạc nhiên và vui mừng tột độ, cha và chúng tôi tìm thấy dòng chữ ghi Alexandre de Rhodes mất năm 1660.
Như vậy, không nghi ngờ gì nữa, chính tại nhà thờ Vank này, cha Đắc Lộ đã sống và làm việc những năm cuối đời. Chúng tôi hỏi: “Thưa cha, liệu có thể tìm thấy mộ của Alexandre de Rhodes ở đâu không?”.

Cha xứ tận tình chỉ đường cho đoàn khách đặc biệt tới Nghĩa trang Công giáo ở ngoại ô thành phố.
Nghĩa trang nằm dưới chân đồi. Các ngôi mộ nằm êm mát dưới tán rừng thông, tùng, bách mênh mông, vắng lặng. Lạ một điều, nghĩa trang Công giáo nhưng không thấy một cây thánh giá nào.

Chia nhau đi các ngả tìm kiếm, lần mò hồi lâu, chúng tôi reo lên khi thấy ngôi mộ có ghi rõ tên Alexandre de Rhodes. Mộ ông nằm bên cạnh hai ngôi mộ khác thành một cụm ba ngôi. Gọi là mộ, nhưng không đắp nổi như ở Việt Nam. Đó chỉ là tảng đá lớn nằm nghiêng nửa chìm, nửa nổi trên mặt đất. Dù đã trải qua mưa nắng, biến động cuộc đời hơn ba thế kỷ, chữ khắc trên tảng đá còn khá rõ nét.

Trong ánh nắng ban trưa, chúng tôi kính cẩn nghiêng mình trước ngôi mộ, ai cũng thấy dâng lên trong lòng mình những cảm xúc bâng khuâng khó tả.

(Source: Văn Khố Ức Trai - ĐhCTCT/VNCH)


Posted on 26 Aug 2014
TOP
back to Audio FreeViet INDEX
...MORE COLLECTIONS

  • CORONAVIRUS collection
  • THANK YOU VIETNAM VETERANS
  • FLAG PARADE MAY 2018
  • Candlelight Vigil July 28-2018
  • Candlelight Vigil_Spokane 2018
  • Vietnam Freedom movement
  • www.9binh.com-- Trung cộng tàn ác
  • Kỹ Thuật Biểu Tình + Biểu Ngữ
  • GIAI AO THOI SU:TS Nguyen Xuan Nghia
  • Chàng ơi, điện ngọc bơ vơ quá!
  • VIETNAMESE HERITAGE DAY 2018
  • Proclamation 4-point, Spokane, WA 2018
  • Hữu Loan: cố thi sĩ bất khuất của Nhân Văn Giai Phẩm
  • Freedom Flag Parade Spokane 5/20/2017
  • (2) VIETNAMESE HERITAGE DAY 2017
  • Slideshow: My Nation - Dat Nuoc Toi
  • Vietnamese Heritage Day 2017, Spokane
  • PROCLAMATION+Vietnamese Heritage Day 2017
  • GS Vũ Quý Kỳ: Cuộc Bầu cử Hoa Kỳ 2016
  • Trung cộng làm cá chết, biển độc
  • Cố Gs Lưu Trung Khảo: Lạc Quan, Tin Tưởng và Hy Vọng
  • PARADE + VIETNAMESE HERITAGE DAY 2016
  • PROCLAMATION 2016 --SPOKANE
  • Trần Phong Vũ: Một chế độ bạo tàn, không tim óc
  • 25 AUDIO NHẬN ĐỊNH VÀ CHÚC TẾT 2016
  • Gs Nguyễn Ngọc Bích: Chế độ đã đến ngày tàn!
  • Gs Nguyễn Lý Tưởng: Cùng tắc biến, biến tắc thông
  • Đức Giám Mục Nguyễn Văn Long: Hãy cùng nhau đứng lên đáp lời sông núi!
  • Mặc Giao: Can trường cứu Nước cứu nhà!
  • Nguyễn Tầm Thường: suy niệm & cầu nguyện
  • AUDIO Hồi Ký, Bút Ký, Bình Luận
  • Chữ và Nghĩa (Đoàn Thế Ngữ)
  • 40 Năm: Lm Phan văn Lợi nghĩ gì?
  • Gs Vũ Quý Kỳ: 30/4/75 Lesson
  • GS Nguyễn Lý Tưởng: TS Roland Jacques & Quốc Ngữ
  • THƯƠNG TIẾC VIỆT DZŨNG!
  • Thi sĩ Nguyễn Chí Thiện
  • Collection 2_ Sinh Hoat Ca (32)
  • Collection 1_ Sinh Hoat Ca (40)
  • 28 AUDIO Quý Tỵ 2013 từ Hoa Kỳ
  • 70 NĂM TÂN NHẠC MIỀN NAM (1930-2000)
  • Công Giáo Miền Bắc chống nhà nước VC!
  • Mãi mãi dòng thơ HOA ĐỊA NGỤC
  • Tôi Phải Sống -- Hồi ký đời tù của Linh mục Nguyễn Hữu Lễ
  • Tiến sĩ Nguyễn văn Lương: HẠN CHẾ DU LỊCH & GỞI TIỀN
  • TỘI ÁC KINH KHỦNG của Đảng Cộng Sản Trung Quốc!
  • Buồm cao ghi dấu can trường
  • 4 cuốn Sách Pháp viết về 30-4-1975: Pierre Darcourt, Jean Lartéguy, Olivier Todd, Vanuxem
  • VIỆT KHANG: Lòng nào làm ngơ trước NGOẠI XÂM?
  • 33 BÀI NHẬN ĐỊNH & CHÚC TẾT ĐỒNG BÀO VIỆT NAM
  • THÁI HÀ đấu tranh quyết liệt!
  • LM Nguyễn văn Khải: giáo dân xông vào nơi hiểm nguy!
  • TS Nguyễn Xuân Nghĩa: Giờ Giải Ảo + Bên Kia Màn Khói
  • Ts Phan Văn Song: Tinh thần Đại Việt giữ nước và cứu nước
  • Ts Nguyễn Đình Thắng: Muốn thay đổi, phải hành động!


    Các Đài Phát Thanh Việt Ngữ
    hướng về Việt Nam:

    » VOA
    » BBC phát thanh từ Luân Đôn
    » RFI (Radio France Internationale)
    » RFA - Radio Free Asia
    » VERITAS - Chân Lý Á Châu
    » Đài Phật Giáo Việt Nam

    Các đài phát thanh từ Hoa Kỳ:

    » Radio Bolsa
    » Saigon Radio Hải Ngoại


    « FreeVietNews.com

  •  



      
      Services | © 2008 - 2024
    (1)