Translate this page: English French German Spanish Vietnam
Huỳnh Thục Vy: Biểu tình là thể hiện tâm tư yêu nước!
Blogger Huỳnh Thục Vy

Huỳnh-thục-Vy | Danh Dự và Trách Nhiệm
July 20, 2013

huỳnh thục vy

Với sự phát triển của các phương tiện truyền thông trên internet, cơ hội bày tỏ quan điểm cá nhân trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Bất chấp những biện pháp hạn chế của Nhà cầm quyền, các bàn luận về chính trị xã hội trên không gian mạng ngày một đa dạng, sôi nổi. Không bàn về chất lượng, các bài viết trên Facebook, blog cá nhân và blog truyền thông tập thể ngày một nhiều và sự tham gia của các bạn sinh viên thanh niên ngày một năng động hơn.

Chưa bao giờ trong lịch sử của chúng ta, việc thể hiện quan điểm của người dân lại dễ dàng như vậy. Sức mạnh  của truyền thông xã hội đang khiến nhà cầm quyền sợ hãi nhưng hầu như vô vọng về một phương thức “giải quyết” triệt để. Đó là thế mạnh của chúng ta. Nhà cầm quyền biết điều đó, nên  ”tương kế tựu kế” họ cũng tung ra một đội ngũ đông đảo những tên an ninh chuyên làm nhiệm vụ “phản truyền thông” trên các trang mạng xã hội, các blog tập thể cũng như blog cá nhân lề dân.

Giống như đội ngũ an ninh bên ngoài cuộc sống thực, lực lượng an ninh trên không gian ảo cũng đông đảo và len lỏi khắp nơi, trên các trang thông tin quốc tế, các trang mạng xã hội, các blog cá nhân và tập thể…Và đương nhiên những người này có trình độ tri thức và truyền thông cao hơn nhiều so với các đồng nghiệp chuyên thực hiện các nhiệm vụ cơ bắp của họ.

Với kinh nghiệm và nguồn lực của một Nhà nước, những người lãnh đạo cộng sản Việt Nam hiểu rất rõ tầm quan trọng của đội ngũ “dư luận viên” này và họ cũng hoàn toàn có khả năng nuôi dưỡng đội quân trung thành đó để thực hiện nhiều nhiệm vụ đa dạng từ việc bôi nhọ tấn công cá nhân; phản biện các bài viết của những nhà đấu tranh; hoặc định hướng dư luận theo hướng có lợi cho Nhà cầm quyền khi không thể đưa ra được những phản biện trắng trợn một cách hiệu quả; đến việc đưa lên một cây bút mới gia nhập vào lực lượng tranh luận lề dân để đến một lúc nào đó có đủ uy tín, những người này sẽ có ích cho chính quyền…Tóm lại là họ có đủ khả năng để vừa chiếm lĩnh truyền thông nhà nước, lẫn từng bước chiếm vai trò quan trọng trong truyền thông xã hội.

Cẩn thận không bao giờ là thừa khi chúng ta phải đối phó với cả một tập đoàn với kinh nghiệm lừa đảo đầy mình như thế. Cho nên chúng ta cần nỗ lực đánh bại kế sách của họ bằng cách “thực hoá” không gian ảo, không cho nó quá “ảo” để trở thành địa bàn dễ hoạt động, xâm chiếm và gây ảnh hưởng của “dư luận viên” trên mạng. Internet là một phương tiện tạo ra không gian hoạt động ảo nhưng không gì có thể ngăn chúng ta dùng một phương tiện ảo để bảo vệ những giá trị thật và đề cao sự minh bạch trên không gian ảo đó.

Với lương tâm, danh dự và trách nhiệm của người cầm bút, việc công khai danh tính là điều cực kỳ quan trọng. Nếu các thông tin về nhân thân người viết bị che dấu thì danh dự và trách nhiệm đối với những gì họ viết cũng ảo như không gian mạng vậy. Bởi, nếu “bạch hoá” nhân thân khi viết bài, điều này sẽ tạo ra một rào cản vô hình giúp chúng ta cẩn thận và có trách nhiệm hơn với mọi phát ngôn; vì dù hoạt động ảo nhưng chúng ta phải chịu trách nhiệm thực trước công luận và có lẽ là trước cả Nhà cầm quyền độc tài.

Đối với những bài viết tường thuật sự kiện, bản thân những hình ảnh, âm thanh, nhân chứng đã đủ giá trị thực để được tin cậy. Còn đối với những bài nghị luận hoặc tản văn bày tỏ quan điểm của người viết, nếu tác giả ẩn danh thì khó có thể thuyết phục được độc giả, dù biện luận có sắc sảo đến mấy. Bởi, những vấn nạn chính trị và xã hội của đất nước là những vấn đề thâm niên, đang bị bế tắc bởi hệ thống chính trị độc tài; việc trình bày quan điểm cá nhân đối với các vấn đề đó chỉ giúp làm sống lại những đề tài đã cũ. Đối với những trường hợp như thế, danh tính và trách nhiệm của tác giả có giá trị hơn nhiều so với điều tác giả viết. Sự xác quyết bằng danh dự của tác giả đối với những gì mình viết là một bằng chứng sống động hơn tất cả mọi biện luận, cho thấy rằng ở xứ sở này đang thực sự tồn tại những vấn nạn như thế.  Thật vậy, việc lấy mình làm chứng nhân cho hiện trạng xã hội quan trọng và hiệu quả hơn việc nói suông.

Hơn nữa, việc viết bài ẩn danh không những không giải toả được nỗi sợ hãi của người dân mà còn làm trầm trọng thêm sự sợ hãi và mối nghi ngờ về tính xác thực của những vấn đề được trình bày. Một con người có thể xác định danh tính, sống tại một địa chỉ cụ thể, khi lên tiếng sẽ là một minh chứng hùng hồn cho tinh thần trách nhiệm và danh dự, điều đó góp phần giảm bớt nỗi sợ hãi và sự nghi ngờ đã trở nên thâm căn cố đế trong đất nước này.

Không thể dùng an toàn cá nhân để biện minh cho sự ẩn danh. Khi lên tiếng công khai tất nhiên không sớm thì muộn bạn sẽ bị trấn áp. Nhưng từ trong sự áp bức đó, bạn vẫn lên tiếng bảo vệ Công lý và sự thật thì việc lên tiếng càng ý nghĩa vô cùng đối sự lớn mạnh của truyền thông độc lập cũng như có tác động lớn đến khối dân chúng còn im lặng kia. Còn nếu bạn chỉ lên tiếng ẩn danh thì mãi mãi bạn chỉ là một cái nick ảo trên không gian mạng. Bạn chứng minh được gì ngoài nỗi sợ hãi không vượt qua được của chính bản thân mình và dụng tâm mờ ám nào đó?

Không có tự do nào đến được với những con người nhát sợ và không có khả năng chịu trách nhiệm đối với những phát ngôn của mình. Những người đang đấu tranh cho tự do cần phải để cho đại bộ phận dân chúng còn sợ hãi biết rõ về danh tính của mình để cổ vũ họ với cả lương tâm, trách nhiệm và danh dự. Điều này không chỉ  cần được áp dụng với người cầm bút mà còn cả với những người điều hành các trang thông tin tập thể khác. Hành động trong bóng tối luôn có xu hướng trở nên thiếu trong sáng và thiếu trách nhiệm. Nếu tất cả những người viết và các admin của các trang blog tập thể bước ra khỏi bóng tối để trực diện thách thức nhà cầm quyền thì có thể chúng ta tạm thời bị họ trấn áp nhưng nhờ đó phong trào dân chủ sẽ bước sang một giai đoạn trưởng thành mới; và cũng nhờ đó vô hiệu hoá một phần mưu chước cài dư luận viên thâm nhập vào truyền thông xã hội, lợi dụng tình trạng ảo để thực hiện những thủ đoạn có lợi cho Nhà cầm quyền.

Như tôi luôn nói, không ai muốn phải trả giá, hy sinh. Nhưng cuộc đấu tranh cho tự do này đòi hỏi ở những người đấu tranh bản lĩnh và trách nhiệm. Đây là một cuộc đấu tranh cam go với chế độ độc tài để mở sinh lộ cho đất nước, hy sinh là điều không tránh khỏi. Và khi chúng ta càng nỗ lực vượt thắng mình, hy vọng vượt thắng chế độ càng gần, càng lớn. Đó là những điều tôi muốn chia sẻ với mọi người mà cũng là nói với chính mình.
Huỳnh Thục Vy
Sài Gòn tháng 7 năm 2013



Hãy Sống
Như Những Công Dân Mạnh Mẽ


Huỳnh Thục Vy

Ba giờ chiều ngày 4 tháng 8 năm 2012, anh chị em chúng tôi rời chỗ trọ ở đường Thanh Long, đi vòng theo các con phố Đà Nẵng hướng về Quảng Nam. Gia đình tôi có việc nhà nên cuối tuần ra đây, chúng tôi không có ý định biểu tình vì cho rằng sẽ không thể có một cuộc biểu tình ở thành phố nổi tiếng "yên tĩnh" này.

Đến đoạn đường đường Phan Chu Trinh thì có hai công an sắc phục và một an ninh thường phục ra đón đầu ba xe máy chúng tôi lại và đòi bắt giữ anh chị em chúng tôi. Chúng tôi phản đối quyết liệt, yêu cầu họ trình giấy tờ cá nhân và lý do bắt giữ chúng tôi.


Tên an ninh thường phục ấp úng không trả lời được và mắt cứ hướng về phía sau lưng chờ người đến "tiếp viện", trong khi người dân hai bên đường tập trung lại khá đông để xem sự việc. Chúng tôi nhanh chóng lách xe ra khỏi mấy tên an ninh đang bối rối với đám đông và chạy tiếp.


Đến đoạn đường 2-9 gần siêu thị Metro Đà Nẵng, Minh Đức chở Khánh Vy đi trước bị một xe công an thường và một xe cảnh sát 113 chặn lại đòi kiểm tra giấy tờ xe. Hiếu và tôi đi sau cũng bị hai tên công an chặn lại, rút chìa khóa xe đòi bắt giữ chúng tôi. Cô tôi (đi cùng xe với Hiếu) nhào vô giật lại hai chìa khóa xe và chúng tôi nhanh chóng tiến về chỗ Minh Đức và Khánh Vy đang giằng co với hai xe công an.


Chúng tôi bị chặn lại vô lý và bất ngờ nên đâm ra giận dữ. Chúng tôi quát vào mặt họ:


-- "Tại sao các người vô lý chặn đường chúng tôi?
     Kiểm tra giấy tờ nhanh lên rồi trả lại đây,
     chúng tôi không có thời gian đâu".


Tên công an cầm giấy tờ xe của Khánh Vy định lên xe bỏ đi. Nhưng tên này vừa mở cửa định lên xe thì Hiếu đẩy mạnh

cửa xe làm kẹp anh ta giữa thân xe và cửa xe.

Mấy tên an ninh trẻ xông vào định đánh chúng tôi trước mặt đám đông nhưng bị tên an ninh chỉ huy ngăn lại.
Anh chị em chúng tôi lớn tiếng tố cáo hành vi sách nhiễu của công an thành phố Đà Nẵng trước mặt bà con đứng xem. Nhiều máy quay của an ninh chĩa thắng vào chúng tôi mà quay. Minh Đức hét to:

-- "Các người ăn tiền thuế của chúng tôi
    để làm những chuyện mất dạy này à?"
,

-- "Sao các người không ra Trường Sa
    -Hoàng Sa mà đánh bọn Tàu kìa?
".


Cô tôi hét:


-- "Bọn bán nước các người tại sao muốn
    bắt giữ chúng tôi, tại sao không ra mà
    đánh với Tàu kìa?"


Bà con đứng xem xung quanh xì xầm bàn tán.

Mấy tên công an sắc phục lo ngại phân bua:

-- "Đó, bà con thấy không, chúng tôi có
    làm gì đâu mà họ chửi mắng chúng tôi?".


Giằng co chừng 10 phút, thấy người dân tập trung ngày càng đông, mà chúng tôi vẫn lớn tiếng, tên an ninh cầm đầu ra lệnh trả giấy tờ xe cho Khánh Vy. Cô tôi chồm lên giật phắt xấp giấy tờ trong tay tên an ninh, rồi anh chị em chúng tôi lên xe tiếp tục hướng về phía Quảng Nam bỏ lại sau lưng những lời chửi thề tục tĩu của của mấy tên an ninh thường phục trẻ tuổi.


Hôm nay chủ nhật ngày 5 tháng 8, nhiều người biểu tình yêu nước ở Hà Nội đã bị bắt còn Sài Gòn thì không có biểu tình.
Nhà cầm quyền cộng sản cố tình triệt tiêu các cuộc biểu tình yêu nước còn người dân Việt Nam thì còn quá sợ hãi. Những người yêu nước chúng ta phải làm một que diêm để thắp lên ngọn lửa nhỏ trong bóng tối sợ hãi dày đặc này!

Tôi là người hay viết về những đề tài lý luận, với văn phong có thể nói là thiện chí, lịch sự và có học. Nhưng nhiều lần tôi tự hỏi: Có bao nhiêu người đọc bài tôi viết?
Có bao nhiêu người hiểu được những tâm tư thiện chí mà tôi chuyển tải trong các bài viết? Có bao nhiêu bạn trẻ có thể hiểu rõ bản chất của chế độ độc tài cộng sản Việt Nam khi đọc những bài viết này?

Những người có thể tiếp cận với báo mạng tự do là những người đã am hiểu tình hình và có tâm với đất nước. Còn đối với những người cả đời ít khi đọc báo, báo mạng tự do thì càng không, những bài viết của tôi có tác dụng gì?


Tôi có thể hiểu khi không ít người chê trách tôi lý luận quá nhiều mà ít có hành động thực tiễn. Hôm nay, xin chia sẻ những dòng này để các bạn hiểu rằng tôi cũng đang cố gắng có nhưng hành động
đấu tranh thực tế.

Ngày hôm qua, khi đối phó với an ninh thành phố Đà Nẵng, anh chị em chúng tôi đã tận dụng thời gian để làm những gì có ý nghĩa nhất có thể.
Chúng tôi không ngần ngại mắng thẳng vào mặt những tên an ninh với những lời lẽ nặng nề (nhưng không
thô tục), tố cáo chế độ bán nước, hô hào về chủ quyền
Trường Sa-Hoàng Sa..
.

Về nhà, chúng tôi đã suy nghĩ nhiều, và anh chị em chúng tôi đồng tình với nhau một việc:
Trong mọi tình huống bị sách nhiễu, sự phản đối ôn hòa (chỉ có giằng co, không dùng bạo lực) nhưng với lời lẽ tố cáo gay gắt, thu hút sự đồng cảm của người dân xung quanh là việc làm thực sư hữu ích.

Nhiều người cho rằng chúng ta nên đối thoại ôn hòa khi giáp mặt với an ninh. Thiển nghĩ, khi vào làm việc với họ ở đồn công an, bình tĩnh, ôn hòa là cách tốt nhất. Nhưng trước mặt đám đông dân thường, chúng ta không cần phải dùng lời lẽ ôn hòa, dễ nghe với những kẻ bị ám thị và tự ám thị này.


Họ làm mọi thứ chỉ nhằm đảm bảo sự tồn tại độc tôn của chế độ đang nuôi dưỡng họ; để với sự tồn tại của Đảng Cộng sản, họ chỉ cần hành hung, đánh đập những người yêu nước lương thiện thì có thể tiếp tục ăn trắng mặt trơn, không làm gì mà vẫn dùng Iphone, MacBook Pro...
Họ không xứng đáng được nghe những lời thuyết phục chân thành và ôn hòa của chúng ta.

Chúng ta biết rằng
bất cứ ai có lương tâm và hành động theo lương tâm đều phải rời bỏ hàng ngũ an ninh Cộng sản từ lâu rồi. Vì thế, tôi chưa bao giờ dám nuôi ảo tưởng thuyết phục được những con người đó.

Có thể nói, việc
phản kháng ngay tại chỗ với an ninh
cộng sản
có hai tác dụng tích cực có thể dự đoán:

-- Thứ nhất, trong chế độ công an trị ở Việt Nam hiện nay, đa số người dân không có thiện cảm với công an, nhưng đối với họ công an là lực lượng đáng sợ nhất; nên việc
mắng vào mặt những tên ác nhân này sẽ thắp dần lên ngọn lửa Vô úy (dù mong manh) trong tâm thức người dân. Tôi có thể nói, ngày hôm qua có nhiều người dân hả hê khi nghe chúng tôi mắng an ninh thành phố Đà Nẵng.

-- Thứ hai, việc
mắng họ với những câu chứa thông tin cần thiết như: người dân đóng thuế để nuôi cả một lực lượng công an đàn áp dân, chế độ hèn với giặc ác với dân, những thông tin về Trường Sa- Hoàng Sa, về nguy cơ mất nước... có thể đem lại thông tin tức thì cho người dân về bản chất của chế độ và vấn nạn ngoại xâm của đất nước và gợi lên trong lòng người dân tâm tình với đất nước mà không cần những bài vết dài dòng.

Đặc biệt, vấn đề Trường Sa-Hoàng Sa là gót chân Achille của chế độ.
Họ rất lúng túng với người dân khi phải đối mặt với chuyện bán nước rõ ràng của họ. Chúng ta hãy tập trung khai thác điều này.

Khi chúng ta phản đối quyết liệt và tức thì hành động sách nhiễu của an ninh, truyền thông tin hữu ích cho người dân, bày tỏ thái độ nghiêm khắc với an ninh trước sự chứng kiến của đông đảo mọi người, thì giá trị của nó bằng một cuộc biểu tình nho nhỏ.

 Bởi vậy, mỗi người tranh đấu và yêu nước hãy tận dụng từng tình huống đụng độ cụ thể với an ninh để bày tỏ lòng yêu nước và tố cáo chế độ. Nếu làm được vây, chúng ta có thể biểu tình mọi nơi, mọi lúc, không cần định trước địa điểm và thời gian.

Lại nói về chuyện biểu tình, năm nay, từ cuộc biểu tình ngày 1 tháng 7 cho tới nay, Sài Gòn chưa có thêm cuộc biểu tình nào nữa.
Người dân còn quá sợ hãi, hệ thống trấn áp của Nhà cầm quyền thì quá hùng hậu, nên thiết nghĩ ngay cả một người có uy tín và danh tiếng lớn cũng khó có thể tập hợp những con người đầy sự hãi ấy thành đám đông biểu tình.

Trong tình hình đó, phải có một nhóm người (trong đó có một người có uy tín và được nhiều người biết đến) đến địa điểm biểu tình sớm, đứng ở nơi dễ thu hút sự chú ý, có những hành động khoa trương một chút,
giương khẩu hiệu để đẩy tình hình nóng lên đến mức lực lượng an ninh phải ra tay bắt giữ.

Khi bị bắt, nhóm người này đừng để bị bắt đi trong im lặng,
phải giằng co với an ninh càng lâu càng tốt để thu hút những người xung quanh địa điểm biểu tình và cả người đi đường. Ở các thành phố, việc giằng co và cãi cọ với công an có thể hình thành một đám đông lớn vì có nhiều người tò mò muốn xem sự việc.

Khi đám đông đã hình thành,
những người đã chuẩn bị biểu tình từ trước (không bị bắt) chỉ cần giơ cao biểu ngữ, hô khẩu hiệu và di chuyển ra khỏi hiện trường vụ bắt bớ. Vậy là cuộc biểu tình có thế diễn ra. Do sợ hãi, đám đông khó hình thành, nhưng khi đám đông đã hình thành (bằng cách ấy) thì khó giải tán và sự sợ hãi cũng tan biến. Phải có những người làm "mồi nhử", chịu bị bắt giữ để những người còn lại được biểu tình, như thế phong trào của chúng ta mới không bị cắt đứt.

Những cuộc biểu tình không chỉ để
biểu tỏ lòng yêu nước, gây sức ép cần thiết lên chế độ, để họ có những hành động giải quyết trước tình hình biển đảo đất nước bị Trung cộng xâm lăng; mà còn tạo những cơ hội tốt để người dân Việt Nam tập sống như những công dân mạnh mẽ.

Nhà cầm quyền quá sợ hãi đám đông nên họ tìm mọi cách trấn áp dù những cuộc biểu tình
chỉ tập trung những người yêu nước đơn thuần hay có cả những nhân vật đối lập. Trong khi tất cả chúng ta đều căm phẫn lẫn hồi họp chờ đợi không biết Trung cộng sẽ tiếp tục có những động thái xâm lược nào tiếp theo, và Nhà cầm quyền đang toan tính những gì.

Tàu cộng quá nguy hiểm, Việt cộng quá hèn nhát, còn dân ta thì quá sợ hãi. Nhưng đất nước này mất đi, chúng ta, gia đình và con cháu chúng ta sẽ sống ở đâu? Chúng ta vẫn tiếp tục sợ hãi như thế hay sao?


Tam Kỳ, ngày 5 tháng 8 năm 2012

Huỳnh Thục Vy

danlambaovn.blogspot.com












Huỳnh Thục Vy là cháu của Cụ Huỳnh
Thúc Kháng
, một nhà cách mạng
thời kháng chiến chống Pháp.
Sau đây là một bài thơ của Cụ Huỳnh
viết năm 1908, trước khi ông bị Pháp

đày ra Côn Đảo, từng được lưu truyền
rộng rãi  ở miền Trung thời kỳ Pháp thuộc:


Cụ Huỳnh Thúc Kháng


         Tấm lòng vàng
         tạc đá vẫn chưa mòn.

Trăng trên trời có khi tròn khi khuyết,
Người ở đời đâu khỏi tiết gian nan.
Đấng trượng phu tuỳ ngộ nhi an,
Tố hoạn nạn hành hồ hoạn nạn.

Tiền lộ định tri thiên hữu nhãn,
Thâm tiêu do hứa mộng hoàn gia,
Bấy nhiêu năm cũng vẫn chưa già.
Nọ núi Ấn, này sông Đà
Non sông ấy còn chờ ta thêu dệt.

Kìa tụ tán chẳng qua là tiểu biệt,
Ngựa Tái ông hoạ phúc biết về đâu!
Một mai kia con tạo khéo cơ cầu,
Thảy bốn biển cũng trong vòng trời đất cả.

Ư bách niên trung tu hữu ngã,
Dẫu đến lúc núi sụp, biển lồi, trời nghiêng, đất ngả,
Tấm lòng vàng, tạc đá vẫn chưa mòn.
Trăng kia khuyết đó lại tròn!
Đầu thế kỷ XX, Cụ Huỳnh Thúc Kháng sau khi đỗ Hội nguyên Tiến sĩ khoa Giáp Thìn (1904), lúc chỉ mới 28 tuổi, mặc dù học giỏi đỗ cao, danh tiếng lừng lẫy nhưng đã không ra làm quan với triều đình phong kiến bù nhìn nhà Nguyễn.

Trước cảnh đất nước nghèo khổ lầm than dưới ách bọn thực dân đế quốc, Cụ cùng các sĩ phu yêu nước khác phát động phong trào Duy Tân để mở mang dân trí, tăng cường sức mạnh cho đất nước. Cuộc vận động này xuất phát từ Quảng Nam năm 1905 rồi lan nhanh ra các tỉnh Trung Kỳ và sau đó phát triển đến các tỉnh Nam Kỳ và Bắc Kỳ.

Do ảnh hưởng ngày càng lớn của phong trào, năm 1908 Cụ bị thực dân Pháp bắt đày đi Côn Đảo. Đến năm 1921 khi ra tù, Cụ về làm chủ bút báo Tiếng Dân và Viện trưởng Viện Dân biểu Trung Kỳ
(sưu tầm)


26/02/13 | Tác giả: Huỳnh Thục Vy
Đầu năm nghĩ về quốc nội và hải ngoại

Trước khi được phê chuẩn trở thành tân Tổng trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, ông Chuck Hagel đã gặp phải những phản ứng gay gắt từ chính giới Mỹ, đặc biệt là từ đảng viên Cộng Hòa vì điều mà họ cho là “sự mềm yếu với Iran và chống Israel” của ông. Nguyên nhân của làn sóng chống đối này khởi đi từ phát biểu gây nhiều tranh cãi của ông: “Tôi là Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ, không phải là Thượng nghị sĩ Israel”.

Sức mạnh Do Thái

Chỉ riêng phát biểu này của ông Hagel cũng đủ chứng tỏ sức mạnh vận động nghị trường của người Do Thái và các nhóm thân Do Thái trên đất Mỹ. Người Do Thái ở Mỹ không chỉ có đủ sức để vận động cho lợi ích của họ ở nước sở tại, mà còn là lực lượng kiên định bảo vệ quyền lợi quốc gia Israel. Từ những nhóm thiểu số khắp thế giới đến sự thành lập một quốc gia Israel nhỏ bé nằm lọt thỏm giữa thế giới Hồi giáo đầy kỳ thị, đất nước này đã tồn tại mạnh mẽ (có phần hung hăng) trong không gian ngột ngạt đó. Chứng tỏ đằng sau đó phải là nỗ lực ủng hộ không ngừng của người Do Thái khắp thế giới, đặc biệt là ở Mỹ. Không bàn về tính chất những hành xử của người Do Thái ở dải Gaza và những vận động nghị trường ở Hoa Kỳ, chúng ta phải công nhận đó là điều mà không phải bất kỳ một dân tộc nào cũng làm được.

Nói dài dòng về chuyện Israel không ngoài mục đích là bàn về chuyện Việt Nam. Biến cố năm 1975 và những đàn áp, ngược đãi sau đó của chính quyền CS Bắc Việt tại miền Nam đã dẫn đến thảm nạn Thuyền nhân. Từ đó, số lượng người Việt hải ngoại tăng đột biến và dần tạo thành một cộng đồng ngày càng rộng lớn và vững mạnh. Đây là một trong chuỗi tội ác của CS Việt Nam, là một vết đen trong lịch sử quốc gia, nhưng chính nó cũng tạo ra cơ hội mới cho Việt Nam.

Như chúng ta đã biết, quyền lợi và sự tồn vong của quốc gia Israel tùy thuộc rất lớn vào ý chí và thế lực của người Do Thái trên thế giới. Tương tự như vậy (dù cộng đồng Việt Nam hải ngoại không lớn mạnh bằng cộng đồng Do Thái) những hoạt động của họ đóng vai trò rất quan trọng, nếu không nói là không thể thay thế đối với cuộc vận động Dân chủ hóa và cả tương lai Việt Nam.

Những người anh em ưu tú

Thứ nhất, cộng đồng này ngày càng có nhiều đóng góp cho xã hội sở tại, do đó tiếng nói của họ ngày càng đáng kể. Với những mối quan hệ với chính giới các nước Dân chủ, với các NGOs quốc tế quan trọng, họ chính là kênh liên lạc vững chắc của người Việt ra toàn thế giới. Không một tòa Đại sứ, Lãnh sự (dù là của một Việt Nam dân chủ), hoặc các nhóm nghiên cứu được gởi đi học tập ở nước ngoài nào, có thể làm tốt công việc này hơn cộng đồng người Việt này.

Sống trong một quốc gia độc tài, không có xã hội dân sự, mối quan hệ của chúng ta với thế giới bên ngoài ở cấp độ công dân là hầu như không có. Sự liên hệ độc lập của công dân Việt Nam với các NGOs để thực hiện những hoạt động xã hội đặc thù vì thế không thể thực hiện được. Còn những kết nối với chính giới với các nước dân chủ lại càng là nan đề. Chính quyền độc tài đã thiết lập những liên kết cho riêng họ và có lợi cho họ, với các chính quyền trên thế giới.

Các công dân và những đấu tranh cho Dân chủ Tự do trong nước không có được cơ hội như thế. Người Việt quốc nội hoàn toàn không có điều kiện để tạo dựng những kênh đối thoại chính trị với các quốc gia đó, để vận động sự ủng hộ và bày tỏ ý chí, mục tiêu của mình ra thế giới (trái ngược với điều và nhà cầm quyền đang rêu rao). Vì vậy, có thể nói, nỗ lực lên tiếng với thế giới của chúng ta sẽ rơi vào bế tắc nếu không có cộng đồng Việt Nam hải ngoại.

Thứ hai, người Việt hải ngoại chủ yếu sống ở các quốc gia tự do, hấp thụ một nền giáo dục tiến bộ, nhân văn và văn hóa cởi mở. Đó là nguồn chất xám lớn mà không một chương trình đưa học sinh đi du học, đưa chuyên viên sang nghiên cứu nào có thể thay thế. Xin hãy liên tưởng, chỉ riêng trong lĩnh vực kỹ thuật cảnh sát, quân đội, làm sao một giới chức quân sự được chính quyền CSVN đưa sang Hoa Kỳ học tập có thể nắm bắt nhiều kiến thức thực tiễn và có nhiều kinh nghiệm tiếp cận với quân đội Hoa Kỳ bằng một người Việt ở trong chính quân đội Hoa Kỳ?

Đó là chưa nói, việc tiếp nhận các chuyên viên, nghiên cứu sinh sang học tập các kỹ thuật cảnh sát và quân đội, từ một quốc gia độc tài như Việt Nam còn đang bị hạn chế. Trong các lĩnh vực khác cũng tượng tự. Có một điều đáng quan tâm khác là: đối với các sinh viên, chuyên viên mà chính quyền Việt Nam đưa sang Hoa Kỳ, Anh, Pháp… để học hỏi kiến thức về xã hội và khoa học kỹ thuật, thời gian năm hay mười năm du học không giúp họ được nhiều trong việc thay đổi văn hóa, lối sống và não trạng.

Nói rõ ra là họ có kỹ năng Pháp, Mỹ nhưng não trạng là của Việt Nam, mà là một Việt Nam thui chột và độc tài mới đáng lo. Họ đi học về để tiếp tục thay thế cha ông họ lãnh đạo Việt Nam dưới chế độ độc tài một cách tinh vi hơn nữa (nếu không có sự thay đổi thể chế nào). Xin lưu ý là tôi nói những điều này không nhắm vào những thanh niên ưu tú, nhờ việc du học mà lĩnh hội được cả những kỹ năng khoa học và văn hóa dân chủ. Có thể thấy, thế hệ trẻ Việt Nam sinh trưởng ở hải ngoại được trau dồi trong văn hóa coi trọng con người và tinh thần phục vụ cộng đồng, sẽ là nguồn lực trí tuệ dồi dào và nguồn văn hóa lành mạnh để xây dựng một Việt Nam tự do, nhân bản trong tương lai.

Nói như vậy không phải là người Việt quốc nội hành động như những kẻ thấy anh em, họ hàng sang trọng nên “bắt quàng làm họ”, muốn nhờ vả, lợi dụng. Đã là anh em thì dầu có rách rưới, chúng ta cũng mở rộng vòng tay; huống gì họ là những người anh em mà chúng ta phải mang ơn vì những nỗ lực hỗ trợ không mệt mỏi của họ cho cuộc đấu tranh của chúng ta.

Chúng ta không thể từ bỏ anh em

Hiện nay, với sự phát triển của mạng xã hội và sự đông đảo của giới blogger. Các blogger trong nước có thể lên tiếng để bảo vệ nhau, làm cho những thông tin về các vụ đàn áp lan đi nhanh chóng. Nhưng lên tiếng để dư luận thế giới có những quan tâm đầy đủ là điều mà người trong nước hiện nay chưa làm được, nếu không có sự giúp đỡ của cộng đồng hải ngoại.

Hiện nay, trong nước có được mấy người có thể liên lạc và đề cập về những vụ đàn áp một cách trực tiếp, hiệu quả với Human Rights Watch, RSF, Amnesty International…? Mà dù có liên lạc được đi nữa vẫn cần sự trợ giúp trung gian ban đầu. Tôi nghĩ rằng, người Việt trong nước lâu nay vẫn chưa giúp đỡ nhau được nhiều và hiệu quả như cách người ở hải ngoại đang giúp chúng ta.

Có một số người trong nước đã chân thành khuyên bảo tôi (theo logic của riêng họ) rằng tôi không nên gửi bài đăng trên các trang mạng hải ngoại. Vì những vu cáo lố bịch “liên kết với các thế lực thù địch” từ chính quyền CS và vì những rắc rối liên quan đến các đảng phải chính trị bên ngoài, tôi hiểu những lời khuyên này là vì lo lắng cho an ninh của chính tôi. Nhưng quả thật, tôi đã không phải là một blogger, đã không có cơ hội để chia sẻ quan điểm của mình nếu không có những trang mạng ở hải ngoại như thế, bắt đầu là trang Danchimviet.

Xin lưu ý, cộng đồng hải ngoại mà tôi nói ở đây không phải là bất cứ đảng phái nào, mà là những con người có tâm huyết với đất nước, đã tự nguyện cống hiến thời gian thư giãn, sung túc trên xứ người để hướng về đất Mẹ và có những nỗ lực làm việc thiện chí, thiết thực để trợ giúp chúng ta. Tôi phải khẳng định như thế bởi vì thực ra, tinh thần đảng phái ích kỷ hầu như tỉ lệ nghịch với sự phục vụ vô tư vì lợi ích của phong trào DC, của đất nước; thậm chí nó còn là lực cản cho nỗ lực chung.

Tôi nhớ có một lần nào đó, một người trên Facebook đã chia sẻ rằng “các ông (người Việt hải ngoại) dù có về Việt Nam thì cũng chỉ là khách”. Theo tôi, đó là sự từ bỏ anh em đáng hổ thẹn, mà còn thiếu khôn ngoan hơn nữa vì từ bỏ những người anh em ưu tú. Mỗi khi có một người nói rằng họ là công dân Mỹ, không còn hoặc còn rất ít mỗi liên hệ với VN, tôi lại cảm thấy VN đang mất đi một điều gì đó rất quý giá. Chúng ta chỉ nên lo người Việt hải ngoại, đặc biệt là thế hệ trẻ thành đạt, sung túc và hạnh phúc ở xứ người không còn tha thiết với VN.

Vậy mà có một số người tự cho mình yêu nước lại muốn đoạn tuyệt với anh em. Tại sao chúng ta lại coi anh em là khách? Phải chăng vì chúng ta không thể chấp nhận quan điểm của họ, chúng ta muốn chính mình mới là người quyết định, giải quyết và xúc tiến một tương lai cho VN?Chúng ta không nhận anh em vì sợ phải chia nhỏ phần di sản của cha ông? Vậy tại sao chúng ta không cùng nhau gia tăng khối di sản ấy, để gia đình Việt Nam dù đông con, mỗi người vẫn được hưởng phần lợi ích xứng đáng? Sự lựa chọn thông minh không đến từ những người bị sự ích kỷ che lấp trí khôn.

Nhiều người quốc nội luôn muốn tỏ ra mình ôn hòa, tôn trọng sự khác biệt, luôn cổ vũ cho một VN tương lai vẫn có chỗ cho đảng Cộng sản (hoặc hậu thân của nó) trong môi trường chính trị đa nguyên. Tôi tự hỏi tại sao một Đảng với nhiều tội ác như thế, chúng ta còn có thể chấp nhận, trong khi lại muốn cắt đứt hoặc cổ xúy người khác cắt đứt liên hệ với cộng đồng VN hải ngoại?!

Những biến cố đau đớn đã qua nên được nhìn nhận bằng cả tương tâm và bản lĩnh đạo đức. Nếu vẫn chối bỏ những sai lầm của mình trong quá khứ, và thậm chí vẫn lấy làm tự hào về nó thì chúng ta vẫn chưa sẵn sàng làm “rường cột” cho ngôi nhà Dân chủ-Tự do. Không ai trong chúng là người hùng nếu Việt Nam vẫn còn chìm trong bóng đêm độc tài. Xin hãy từ bỏ những thiên kiến để có thể chấp nhận anh em. Tương lai VN tùy thuộc vào sự đúng đắn của những từ bỏ và chấp nhận như thế.

© Huỳnh Thục Vy
Tam Kỳ, ngày 22 tháng 2 năm 2013

Blogger Huỳnh Thục Vy - Ảnh: Facebook Wall Jane Hoang

Lửa yêu nước không thể nào dập tắt

Tôi luôn dành cho Huỳnh Thục Vy một tình cảm yêu thương, gần gũi và sự quan tâm đặc biệt, như con cháu trong gia đình.

Biết Thục Vy bị bệnh nên tôi đã nỗ lực giúp Thục Vy những gì có thể trong khả năng của mình để Thục Vy chữa trị. Bằng trái tim chân tình và thân thiện.

Cha của Thục Vy, nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn, người bạn và là tác giả thường xuyên viết cho tờ Đàn Chim Việt ở Ba Lan của chúng tôi nhiều năm, suốt từ lúc ông ra tù đến nay. Thục Vy có một niềm tin lớn ở tôi và thường hỏi han tôi hoặc tìm lời khuyên nhủ trước khi làm một việc gì đó.

Sáng ngày 1/7, nghe Thục Vy chưa kịp tham gia biểu tình tại Sài Gòn đã bị bắt lên xe, tôi bồn chồn, lo lắng và viết ngay mấy câu thơ tặng cô gái này trên Facebook:

Thương ánh mắt em sáng nay ngơ ngác
Chẳng biết vì sao người ta lại bắt mình
Tổ quốc ơi có phải thời loạn lạc
Mà phố phường đầy rẫy lũ kiêu binh!

Đảo đã mất và biển đầy bóng giặc
Đàn áp tôi các người đứng về ai?
Lửa yêu nước không thể nào dập tắt
Sắc yêu này muôn thưở chẳng mờ phai!

Blogger Huỳnh Thục Vy bị bắt lên xe hôm 1/7 -
Ảnh: NKYN Facebook

Được trả tự do trong ngày, trở về nhà Thục Vy cho biết cô bị đánh đập, rất nhiều chỗ trên cơ thể bị bầm tím, trong khi cô rất yếu vì đang có bệnh và cần phải đi bác sĩ khám.

Thục Vy cũng cho hay cô chưa thể yên với an ninh vì họ đã khuyến cáo như thế. Đúng vậy. Ngay sau đó Thục Vy đã nhận được giấy mời lên công an phường Tân Quy, Quận 7, Sài Gòn, làm việc về vấn đề “gây rối trật tự”! Hung tin trong sáng ngày 4/7 lan tràn và náo động bạn bè của Thục Vy trên Facebook: Thục Vy bị cưỡng bức lên Công an phường Tân Quy, trong lúc đang làm việc thì bị an ninh tỉnh Quảng Nam trấn áp thô bạo đưa lên xe chở đi đâu không rõ.

Riêng tôi suốt đêm qua thao thức không ngủ đuợc. Thương Thục Vy quá. Vừa mới đưa tin chị Bùi Thị Minh Hằng bị khủng bố một cách đê tiện thì tới lượt Huỳnh Thục Vy. Hiện nay gia đình không có bất kỳ thông tin gì và cũng hề được nhà cầm quyền thông báo về tình trạng sức khoẻ và pháp lý của Thục Vy.

Trầm Tử (nickname trên Facebook) tức Lê Khánh Duy, hôn phu của Huỳnh Thục Vy viết: “Sáng nay (ngày 4/7) có một tên an ninh, tên này đã bóp cổ Huỳnh Trọng Hiếu lúc trấn áp lên xe, hăm dọa mình: “Tao nói với mày, con Vy nó hết cơ hội làm lại cuộc đời rồi, nó muốn con nó phải sống trong xã hội thế này thế nọ. Tao chắc với mày, biết nó có thể còn đẻ được nữa hay không“.

Tôi không thể nào tin được! Trời đất ơi! Khủng khiếp quá! Khốn nạn quá! Nhà nước CHXHCN Việt Nam đã đẻ ra những tên côn đồ, lưu manh như thế này sao?

Họ bắt và đưa Huỳnh Thục Vy đi đâu, làm gì?

Thục Vy bị bắt vì tội định tham gia biểu tình chống Trung Quốc xâm lược? – Nếu thế thì có hàng trăm, hàng ngàn người có chung cái “tội” yêu nước này!

Thục Vy bị bắt vì “gây rối trật tự công cộng”? – Không thể như thế! Nhà cầm quyền nếu minh bạch, đàng hoàng thì hãy chứng minh công khai xem Thục Vy đã “gây rối” như thế nào và ở đâu?

Hay vì cưỡng chế theo lệnh phạt hành chính về vấn đề vi phạm công nghệ thông tin, mà trước đây họ đã xử phạt Vy 85 triệu một cách vô lý, vi hiến và chà đạp lên công ước quốc tế mà Việt Nam ký kết? – Cũng không đúng! Ông Huỳnh Ngọc Tuấn (cha của Thục Vy) và Huỳnh Trọng Hiếu (em trai của Thục Vy) cũng bị quy kết về việc vi phạm công nghệ thông tin. Tại sao lại chỉ bắt mỗi mình Thục Vy?

Rõ ràng nhà cầm quyền Việt Nam chủ ý muốn nhắm vào một mình Huỳnh Thục Vy, thành viên của Tổ chức quốc tế Phóng Viên Không Biên Giới, một cô gái trẻ mà hiểu biết rộng, thông minh, có nhân cách trong sáng, can đảm, mãnh liệt nhưng rất ôn hoà trong các bài viết xuất sắc về các giá trị dân chủ, quyền công dân hay xã hội dân sự, được sự mến mộ và cảm phục của đông đảo người Việt trên khắp thế giới.

Sau cuộc xuống đường của dân chúng ngày 1/7, nhà cầm quyền Việt Nam liên tục theo dõi, truy bức, khủng bố tinh thần, bắt giữ rất nhiều người đã tham gia biểu tình yêu nước trong mùa hè 2011 và những người tham dự hôm 1/7 vừa qua.

Động thái này chứng minh rõ ràng rằng, những tuyên bố về chủ quyền của các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam, thậm chí Luật biển mà Quốc hội CHXHCN  Việt Nam thông qua hôm 21/6, là hoàn toàn sáo rỗng, không đúng với tư tưởng và hành động trong thực tế.

Hành xử thô bạo, thậm chí bất nhân và lưu manh vô độ qua lời nói của tay an ninh về Thục Vy mà Lê Khánh Duy thuật lại, chứng tỏ bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam đã ung thối, mục rữa.

Nhà nước CHXHCNVN đã mất hết niềm tin của xã hội, và vì luôn luôn lúng túng đối phó nên dấn thân ngày mỗi sâu hơn vào sai lầm và tội ác, hành động như băng đảng xã hội đen, hay phường lục lâm thảo khấu.

Sự thay đổi hướng tới dân chủ của Miến Điện đã đẩy nhà nước CHXHCN Việt Nam vào vị trí của chế độ hà khắc nhất Đông Nam Á, được tạp chí có ảnh hưởng và uy tín tại Hoa Kỳ cũng như trên thế giới “Foreign Policy” trong ngày 17/4/2012 phân tích qua bài “The Terrible Tiger” (Con cọp khủng khiếp).  Tấm hình minh hoạ trong bài của “Foreign Policy” lột tả đặc sắc hình ảnh một nhà nước lạc hậu, mọi rợ vào thập niên thứ hai của Thế kỷ 21:

Không một chế độ nào sử bạo lực vô nhân đạo với nhân dân mà không sụp đổ. Những kẻ gây tội ác sẽ có ngày phải trả lời trước toà án của lương tâm và công lý.

Tôi lấy lời của người anh cựu chiến binh họ Chu trong nhà (với nickname “Gã Đầu Bạc” viết trên Facebook) thay cho lời kết: “Vẫn biết lũ các người chỉ vì miếng cơm manh áo chứ chẳng “Lý tưởng” mẹ gì đâu, nhưng cái cách mà lũ các người hành xử với những người phụ nữ tay không tấc sắt như vậy thật quá đê tiện và đớn hèn! Đời có Nhân có Quả đấy, rồi đến lúc hối cũng chả kịp nữa đâu lũ mặt người dạ quỷ kia!!!”.

Chúng ta hãy cùng lên tiếng mạnh mẽ và đòi nhà cầm quyền Việt Nam trả lại tự do ngay lập tức cho Blogger cho Huỳnh Thục Vy! Ngày 4/7/2012 (Lê Diễn Đức – RFA Blog)


Mời quý vị ký tên gởi lên tổng thống Hoa Kỳ và
các dân biểu nghị sĩ ở tiểu bang mình, tố cáo
nhà nước Việt Cộng trù dập gia đình Huỳnh Thục Vy




Huỳnh Thục Vy, Em ở Đâu?

Đã mấy ngày anh lùng tin khắp chốn
Muốn tìm xem bóng dáng của Thục Vy
Nhưng than ôi! chẳng thấy, chẳng biết gì
Hay em đã bị Cộng quân ám hại?
 
Hình em đó, nay ta được xem lại
Hình em đây, ôi đẹp quá em ơi
Thục Vy ơi, một tiếng sét trong đời
Ta choáng váng ôm sầu nơi đất khách
 
Lạy Thiên chúa cho nàng được trong sạch
Vì quê hương, khí phách phải vùng lên
Nàng tiên phong dấn bước, bước vang rền
Miệng hét lớn hô to lời đả đảo
 
Bọn Việt cộng muôn đời chẳng công đạo
Chúng bắt nàng đánh đập rất dã man
Máu nàng rơi, rơi thắm cả buông làng
Nào ai thấu cho hồng nhan bạc phước?
(Trịnh Du - Houston,
Texas July 5th 2012)


Thục Vy Về Rồi!

Cám ơn Chúa, nàng bình an vô sự
Cám ơn Ngài, nàng vẫn đẹp như xưa
Dù con đây một lần gặp, vẫn chưa
Ôi đẹp quá, đời  còn vươn sắc thắm
 
Bọn Việt cộng nhìn nàng lòng say đắm
Muốn làm dơ nhưng có chúa ra tay
Máu nàng tuôn ướt đẩm kẻ ăn mày (1)
Giọt máu ấy rửa hồn tên dã thú (2)....
Trịnh Du

(1) Khi bị bắt, máu nàng chảy đầy ....
(2) Hồ chí Minh

Blogger Huỳnh Thục Vy

Công an Quảng Nam và Tam Kỳ
không xác nhận họ đã giữ Huỳnh Thục Vy

Blogger Huỳnh Thục Vy được trả tự do sau hơn một ngày
bị bắt giam nhưng có hẹn "làm việc" với công an vào 6/7.

Thục Vy nói với BBC công an Quảng Nam đã cho ô tô tới công an phường Tân Quy, quận 7 ở Saigon và đưa cô về Quảng Nam trong đêm qua.

Blogger này nói xe chạy qua đêm và tới Quảng Nam lúc 5h sáng 5/7. Sau đó cô bị thẩm vấn cho tới tối khi được trả tự do nhưng có giấy hẹn trở lại công an Tam Kỳ, Quảng Nam trong ngày 6/7. Trước đó em trai của Huỳnh Thục Vy, Huỳnh Trọng Hiếu, nói với BBC công an Quảng Nam và Tam Kỳ nói với gia đình họ không biết thông tin gì về blogger này.

Nói chuyện với BBC ngay sau khi được trả tự do tối 5/7, Huỳnh Thục Vi nói cô "rất mệt mỏi" vì xe chạy nhanh và "rất xóc" trong khi họ không cho cô ăn uống.

"Suốt dọc đường người ta không cho tôi ăn uống gì. Tôi rất là mệt mỏi," cô Thục Vy nói. "Tới Quảng Nam tôi được đưa vào đồn công an thành phố Tam Kỳ nhưng lại làm việc với công an tỉnh Quảng Nam. Cho đến sáng nay tôi vẫn bị đói. Người ta tiếp tục bảo tôi làm việc từ lúc 5h đó đến 9h tối hôm nay tôi mới được thả ra. "Trong thời gian ở trong đồn người ta liên tục thẩm vấn tôi, người ta liên tục dọa nạt là sẽ bỏ tù tôi."

Tâm tư yêu nước

Cô Thục Vy nói công an Quảng Nam đã thẩm vấn cô về chuyện chị em cô đã "bàn bạc kế hoạch" đi biểu tình ở Saigon như thế nào, và cũng đòi cô ký vào những blog mới nhất mà cô viết. Blogger này cũng bị bắt giam hơn 12 tiếng khi đi biểu tình phản đối Trung Quốc hôm 1/7.

Nói về buổi trả lời thẩm vấn công an Quảng Nam hôm 5/7, cô Thục Vy cho BBC biết:

-- "Tôi nói tất cả những việc tôi làm không có gì vi phạm pháp luật.
-- "Tôi đi biểu tình để thể hiện tâm tư yêu nước của mình.
-- "Còn việc tôi viết bài tôi chỉ chia sẻ ý kiến cá nhân, chia sẻ kiến thức, quản điểm của mình để thể hiện mong muốn Việt Nam sẽ có một xã hội tự do dân chủ thực sự."

Blogger này bác bỏ cáo buộc "chống Đảng", "chống Nhà nước" và nói rằng người ta chỉ "chống" khi dùng bạo lực chứ không phải biểu tình ôn hòa và bày tỏ chính kiến như cô làm (BBC)

Thư Huỳnh Thục Vy
gởi chồng

Anh ơi,

Em xin lỗi anh.

Em biết rằng em đã làm nhiều người lo lắng cho em, em có lỗi với gia đình và tất cả những người yêu mến em.Từ hôm đi biểu tình bị bắt về công an phường Cô Giang, quận 1 đến lúc lại bị bắt ở Công an phường Tân Quy, quận 7 (Sài Gòn), rồi bị đưa về Quảng Nam em hiểu rằng có nhiều người đã vì thương yêu em mà mất ăn mất ngủ, đặc biệt là những người trong gia đình mình. Những tình cảm đó, những mối ưu tư đó của cô chú bác và bạn bè em không biết cuộc đời mình có dịp để đền đáp hay không?

Nhưng nếu có ai đó em phải xin lỗi trước tiên thì đó là anh. Ba và các cô lo cho em nhưng mọi người đã có nhiều kinh nghiệm khổ đau từ hai mươi năm về trước, khi ba em bị bắt; nên mọi người dễ hiểu và dễ chấp nhận. Còn anh, anh chưa từng đối mặt với cảnh huống như thế. Em xin lỗi anh.

Hôm ngày 1 tháng 7 chúng ta bị đạp, bị nắm tóc lôi lên xe khi tập trung biểu tình ở công viên 30-4, cùng với Minh Đức và Hiếu, anh bị đánh rất nhiều; anh đã hét to: “Các anh có phải người Việt Namkhông?” “Hoàng Sa- Trường Sa- Việt Nam” trong nước mắt. Em biết từ giây phút đó, anh đã rất hụt hẫng và lần đầu tiên trong đời, tự tâm can, anh đã cảm nhận sống động về sự nhỏ bé, yếu đuối của người dân Việt Nam chúng ta trong chế độ độc tài, cũng như sự tàn ác của công an Cộng sản và sự bất công tột độ trong thể chế này.

Từ trưa ngày 4 tháng 7, sau khi em làm việc với công an phường Tân Quy xong thì em bị giằng khỏi tay anh, bị xô lên xe, chở đi mất tích cho đến khi ngồi viết những dòng này, mình vẫn chưa được gặp nhau vì anh còn ở trong Sài Gòn. Hình ảnh cuối cùng mà em nhìn thấy khi rời khỏi đồn công an phường Tân Quy, Sài Gòn trong tức tưởi là khi anh khóc và nói: “Các anh bắt vợ tôi đi dâu? Các anh định làm gì vợ tôi?”. Khuôn mặt anh thất sắc, xám ngắt và nước mắt chảy ròng. Em có thể cảm nhận rõ nỗi đau khổ mà anh phải chịu đựng, cả con người anh lúc đó là một khối khổ đau.

Em xin lỗi anh, anh ơi…

Cho tới hơn 9h tối ngày 5 tháng 7 (34 giờ đồng hồ sau khi bị bắt ở Tân Quy) em bị an ninh tỉnh Quảng Nam bỏ giữa đường trong đêm tối, phải đi bộ về nhà. Em đã mất tất cả chút tự do còn lại của mình, em đã bị thẩm vấn liên tục, bị đói khát, bị khủng bố tâm lý, nhưng người mà em lo nghĩ nhiều nhất vẫn là anh. Anh đã từng nói với em rằng: “Em là tất cả hạnh phúc mà anh có trong cuộc đời này. Không có em, anh không còn gì cả”. Em hiểu anh cần có em biết bao! Em cũng biết mấy hôm nay anh như người mất hồn khi bị nhiều đe dọa từ những “kẻ lạ mặt côn đồ” rằng chuyến này Huỳnh Thục Vy sẽ hết đời. Tất cả những đau đớn đó, em thấu hiểu cả và …em xin lỗi anh.

Nhưng anh ơi, không có gì trên đời này mà không có nguyên nhân-kết quả và chúng ta biết rằng vạn vật tồn tại trong mối quan hệ tương tác. Nỗi sợ hãi của em đã giảm đi rất nhiều khi em nghĩ về nguyên lý đó. Với mỗi hành động mà chúng ta thực hiện, không sớm thì muộn chúng ta sẽ nhận lãnh phản lực của nó; vì thế chúng ta phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về hậu quả của hành động do mình gây ra. Những người cộng sản biết rõ điều đó anh ạ.

Dù bị khủng bố tinh thần và mệt mỏi về thể xác; nhưng anh ơi, niềm tin của em , sự khao khát của em đối với tự do vẫn là cả một nỗi niềm to lớn không dứt. Anh hiểu em mà, phải không anh? Em là đứa không chịu nổi những sự lố bịch, những bất công và sự “chướng tai gai mắt”. Đối với những thứ đó, dù biết mình chỉ là một cá nhân nhỏ bé và bất toàn, em luôn muốn san phẳng chúng đi.

Ngồi trong đồn công an nhìn ra ô cửa kính, từ đáy lòng mình em đã tưởng nhớ và tri ân bao thế hệ người đã vì Việt Nam này mà lãnh nhận đau khổ, tù đày, thậm chí là cái chết. Dù bị thẩm vấn liên tục, em vẫn cố tạo cho mình những giây phút nghĩ ngơi bằng cách không trả lời những câu hỏi cá nhân hoặc nhưng câu hỏi liên quan đến bạn bè. Chỉ những gì người ta đã biết bằng cách rình rập, nghe lén điện thoại… thì em mới kể cho họ nghe.

Những lúc em ngồi nhắm mắt, im lặng và hít thở sâu, em nghĩ rất nhiều về cuộc đấu tranh hôm nay, và em nhớ đến một người anh hùng trong lịch sử : Phó Đức Chính. Ông đã bị thực dân Pháp đưa lên máy chém khi mới 23 tuổi. Nhắc đến ông, chúng ta tự nhiên sẽ thấy bình an hơn, vì những đau khổ mà chúng ta đang chịu đựng làm sao có thể so sánh với sự hy sinh tính mạng của một người đang tuổi xuân xanh?

Không thể so sánh cuộc đấu tranh chống Pháp và cuộc đấu tranh hiện nay, nhưng nhìn vào lịch sử, chúng ta biết rằng “Freedom is not free”, phải không anh? Mọi thứ đều có cái giá của nó. Những ai hy sinh vì điều tốt đẹp, sẽ nhận được hoa quả tốt tươi. Nhưng ai hành động tàn ác, hy sinh nhân tính để bảo vệ quyền lợi của mình, sẽ nhận lấy những điều tồi tệ do chính mình tạo ra. Đó chính là Công lý anh ạ.

Vì vậy, anh ơi, anh đừng lo lắng, đừng đau khổ. Anh phải mạnh mẽ lên. Chúng ta phải mạnh mẽ lên. Mọi khó khăn còn chưa kết thúc, nhưng chúng ta cũng không đầu hàng.







Em biết rằng chỉ mới có năm ngày nhưng ông chồng 64 kg của em bây giờ đã gầy nhom. Em sẽ bồi dưỡng cho anh. Em sẽ dùng cả cuộc đời này để thương yêu anh, cũng như chúng ta sẽ dùng cả cuộc đời này để yêu thương đất nước này.

Nhiều cô chú bác, anh chị em tuy không ở bên chúng ta nhưng họ luôn giúp đỡ và ủng hộ chúng ta. Dù bị  an ninh cộng sản tịch thu nhiều thứ mà anh chị em trong gia đình chúng ta đã nhịn ăn nhịn mặt để mua như: hai điện thoại di động, hai laptop; cho đến giờ chúng ta vẫn được bình an vì có mọi người. Chúng ta phải ghi nhớ ân tình đó, anh nhé.

Anh ơi, anh cố gắng lên. Chúng ta còn một lễ cưới phải lo thu xếp. Cả anh và em hãy cùng cầu nguyện nhé. Em tin chúng ta sẽ được bình an, hạnh phúc.

Em đang ở quê  chờ anh.
Hãy tha lỗi cho em vì đã làm anh phải lo lắng quá nhiều.
Em yêu anh.

Vợ của anh
Huỳnh Thục Vy
Tam Kỳ ngày 6 tháng 7 năm 2012

 Theo Chân Lý Online, ngày 20.7.2012
Sáng nay, lúc 5 giờ, Blogger Huỳnh Thục Vy đã được Linh mục Đinh Hữu Thoại, chánh văn phòng Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, rửa tội tại Nhà thờ giáo xứ Tam Kỳ. Tên Thánh của Huỳnh Thục Vy là Maria.
Ban Biên tập Chân Lý Online mến chúc chị Huỳnh Thục Vy sống một đời sống mới trong Chúa Giêsu là Chúa chúng ta.

Lời độc giả cảm mến: Nhân đây, sau khi được TIN MỪNG ''Huỳnh Thục Vy'' gia nhập Giáo Hội Công Giáo, tôi cảm tạ Thiên Chúa, Thánh Mẫu Maria, cúi xin các Ngài nâng đỡ ''người em gái Đức Tin'' trong việc làm chứng nhân cho Chúa Cứu Thế và Thánh Mẫu Maria là Đấng Đồng Công Cứu Chuộc. Trước khi làm bài thơ cảm tạ Chúa và Trinh Nữ mà Thục Vy được mang Thánh Danh qua Bí tích Thanh Tẩy, tôi mến tặng ''cô em Đức Tin'' và quý Vị bài thơ dưới đây. Thương mến trong Tình Chúa và Thánh Mẫu,
Đaminh Phan văn Phước

THÁNH GIÁ CHO CON

Con Đường mà Chúa đi qua
Mang tên ''Thập Giá'' chan hòa Tình Thương!
Con Đường Ngài ra pháp trường
Mang theo tội lỗi của dương thế nầy!

Vai Ngài nặng trĩu một cây
Có tên ''thập ác'' của bầy sói lang!
Là Vua Vũ Trụ, Thiên Đàng
Vì yêu nhân loại, Ngài mang thập hình!

Con Đường của Chúa chứng minh:
- Ngài là Thiên Chúa, là Tình Bao La!
- Là Lời hằng ở trong Cha *
- Ngài thương con lắm, mới ra nỗi này:
- Chết trên Thập Giá, dang tay
- Bởi vì Chúa muốn giải bày Tình Thương!

Giờ đây, con hiểu ''Đoạn Trường''
Nên yêu Thập Giá, Con Đường Chúa đi!
Đời con chẳng có nghĩa gì
Nếu không thờ Chúa Trị Vì trên cao!!!

Chết rồi, mình sẽ ra sao?
Khinh khi Thánh Giá, hồn vào nơi đâu?
Chúa ôi, Thánh Giá Nhiệm Mầu
Mão gai Chúa đội trên đầu vì yêu!

Nhìn lên Thánh Giá, nhớ Chiều
Của Ngày Thứ Sáu Tình Yêu Tuyệt Vời!
Cho con Thánh Giá, Chúa ơi
Để con thánh hóa đường đời chông gai!

Từ nay, con quyết theo Ngài
Là mang Thánh Giá dù ai nhạo cười!
Khổ đau là đóa hoa tươi
Giúp con sống Đạo, giữ Mười Giới Răn...

---Đaminh Phan văn Phước

Một bông hồng cho Huỳnh Thục Vy

“Một bông hồng cho những ai đang còn mẹ”. Tôi mong bài viết này được xem như một bông hồng để mến tặng Huỳnh Thục Vy vừa có Mẹ lại, sau bao nhiêu năm cháu thiếu vắng tình mẫu tử.

Tin Huỳnh Thục Vy “có Mẹ lại”, tôi vừa nhận được tối hôm qua. Một bạn đọc có tên Nguyễn Văn H từ thành phố Everett, Washington, Mỹ, báo cho biết bằng một giọng vui mừng, rằng “Huỳnh Thục Vy vừa chịu phép rửa tội và nhận Đức Mẹ làm quan thầy”. Vị độc giả này còn đề nghị tôi “viết một bài...”

Tôi cảm ơn ông đã báo tin vui của cô thiếu nữ tôi cảm phục và trân trọng như món quà hiếm quý Thượng Đế còn thương ban cho nước Việt giữa cơn nguy khốn; tệ hại hơn cả thời chiến tranh điêu tàn. Nhưng “viết một bài” về Huỳnh Thục Vy thì khó quá, vì đối chiếu những việc Thục Vy làm, nói, và viết với tuổi đời của cháu trong thời gian qua, dưới con mắt của nhiều người trong đó có ông bạn xứ cao bồi Texas Bùi Lộc thường nhấn mạnh mỗi khi nhắc đến cô gái xứ Quảng này: Huỳnh Thục Vy là một hiện tượng; bàn về một hiện tượng là việc đòi hỏi nhiều công phu, trong khi xét thấy những điều kiện mình có được còn hạn chế; thôi thì tiện nhân chỉ biết đứng lặng chiêm ngưỡng trước một hình tượng mà “nhà thơ năm chữ” Thái Bá Tân đã phác họa thật tâm đắc: 

“Cháu - cô gái xinh đẹp, 
Đẹp cả ngoài lẫn trong. 
Nhìn cháu mà cứ nghĩ 
Cái đẹp của non sông.” 
(Trích “Huỳnh Thục Vy”, của TBT) 

Cái đẹp Huỳnh Thục Vy không chỉ của một người, nhưng là cái đẹp của cả một non sông! Thế cho nên tham vọng của bài viết không dám vươn ra ngoài nội dung chia sẻ niềm vui với Huỳnh Thục Vy, chúc mừng cháu đã có lại Mẹ từ đây mãi mãi bên đời; một người Mẹ “đầy phúc lạ hơn mọi người nữ” và không bao giờ chết. 

Theo lời chỉ dẫn của người đưa tin vui trên, tôi vào trang Nữ Vương Công Lý, đọc tin Huỳnh Thục Vy “theo đạo” với hình ảnh cháu chụp trong và sau khi chịu phép Rửa Tội theo nghi thức đạo Công Giáo, tôi thấy lòng mình hân hoan. Điều gây ấn tượng nhất cho tôi là lời phát biểu của cháu - “Con tin rằng cuộc đời con người không phải do con người quyết định mà được. Lúc con bị bắt, con tự nhiên thấy mình luôn được chở che. Con chưa hiểu vì sao con lại có cảm giác ấy. Nhưng con hy vọng nếu có một Đấng cao vời mà con chưa từng biết thì con mong các cha giúp cho con một cơ hội để bước vào con đường nhận biết Ngài. Đó là những lời con nói thật lòng mình”. 

Cha Giuse Đính Hữu Thoại, C.Ss.R ban bí tích thanh tẩy 
cho Blogger Huỳnh Thục Vi tại nhà thờ Tam Kỳ (ảnh Nữ Vương Công Lý)

Lời của cháu Huỳnh Thục Vy trên đây làm tôi xúc động vì chính bản thân tôi thực sự đã trải nghiệm qua nhiều lần như cháu. Con tự nhiên thấy mình luôn được chở che.” Tôi đã đi qua chinh chiến trong bảy năm trời cộng với xấp xỉ ngần ấy thời gian lưu đày trong ngục tù CS và đã sống sót trở về.

Chỉ có Ơn Trên che chở tôi mới thoát chết nhiều lần một cách kỳ lạ trong chiến tranh, và rõ ràng Đức Mẹ Maria đã cứu sống tôi khi mình đã kiệt lực tưởng chừng ngã quỵ và trút hơi thở cuối cùng vì không thể nào cất thêm một bước nữa để di chuyển, theo đoàn tù binh. Cái thân thể phạc phờ râu tóc võ vàng da dẻ ấn nơi đâu cũng bọng nước lúc đó đang vừa chịu trận trên hai vai một gánh cây sắn mì, vốn đã nặng lại còn vướng víu cây rừng chằng chịt giữa đường mòn Trường Sơn lắt lẻo cheo leo, vừa bị nòng súng dí sau lưng với lời quát tháo “không đi sẽ bị bắn bỏ”.

Khi đó tôi nghĩ mình sắp chết nhưng vẫn muốn sống và thành khẩn lâm râm 
Mẹ Maria ơi! chỉ có Đức Mẹ mới cứu được con”. Bỗng dưng tôi thấy cơ thể mình tràn ngập thần khí và phơi phới trên con đường trở lại trại tù mang bí số “Trại 51” thuộc Tổng trại 5 Tù Binh, dài 27(?) cây số với gánh cây hom mì thườn thượt ngủng ngoẳng lắc lư trên vai của một thân thể sinh tồn hằng ngày bằng những hạt gạo lũng ruột vì mọt gọi là cơm, cỏng những lát khoai sắn mì mốc hôi với nước muối, và vài lát thịt gầy guộc dịp Tết nhất hay vào những “ngày lễ lớn”.

Cháu Hoàng Thục Vy ơi, bác đi trên con đường lao động của một người tù khổ sai chỉ mang trên vai gánh hom sắn mì từ nông trường về lại nhà tù, mà còn được Mẹ che chở. Trong khi Cháu thì đang đi trên con đường tranh đấu vai mang khát vọng dân chủ tự do nhân quyền cho cả dân tộc mong chờ, chắc chắn càng được Ơn Trên quan phòng. 

Người viết nguyện ước những dòng trên đây kết thành bông hồng tặng cô anh thư Huỳnh Thục Vy vừa có lại Mẹ, Mẹ Maria đầy ơn phúc hơn mọi người nữ.

THEO DÒNG SỰ KIỆN:

  1. Công an Quảng Nam đã thả Huỳnh Thục Vy
  2. Hãy trả tự do ngay lập tức cho Blogger Huỳnh Thục Vy! Free Huynh Thuc Vy Now!
  3. Thân phụ ông Trần Huỳnh Duy Thức gửi thư cho EU
  4. Huỳnh Thục Vy bị công an lấy cắp 3000 Đô la Mỹ
  5. Bút Gà (chấp bút Đinh Thế Huynh) gởi nhân sĩ trí thức ký kiến nghị
  6. RFA phỏng vấn tác giả Huỳnh Ngọc Tuấn và Huỳnh Thục Vy

  1. Xin chuyển đến quý vị bài thơ ” mắng con” của tác giả
    Thái Bá Tân ở Hà nội, để mọi người cùng chia sẻ.

    MẮNG CON

    Mày láo, dám khuyên bố :
    Mai không đi biểu tình.
    Chuyện ấy có nhà nước,
    Không liên quan đến mình.

    Mày nói y như đảng.
    Không liên quan thế nào?
    Nước là của tất cả,
    Của mày và của tao.

    Biểu tình chống xâm lược,
    Chứ có lật ai đâu.
    Không lẽ mày không biết
    Cái dã tâm thằng Tàu?

    Mày bảo có nhà nước.
    Nhà nước hèn thì sao?
    Mà ai cho nhà nước
    Quyết việc này thay tao?

    Xưa đánh quân Mông Cổ,
    Vua còn hỏi ý dân.
    Sao không thấy nhà nước
    Xấu hổ với vua Trần?

    Đành rằng thế mình yếu,
    Phải thế nọ, thế này.
    Nhưng ở đời, con ạ,
    Mềm nắn, rắn buông ngay.

    Bố biết con thương bố,
    Lo cho bố, cảm ơn.
    Con “biết sống”, có thể.
    Xưa bố còn “biết” hơn.

    Chính vì khôn, “biết sống”,
    Tức ngậm miệng, vờ ngây,
    Mà thế hệ của bố
    Để đất nước thế này.

    Ừ, bố già, lẩn thẩn,
    Nhưng vẫn còn là người.
    Mà người thì biết nhục,
    Biết xấu hổ với đời.

    Mai biểu tình, thế đấy.
    Bố không bắt con đi,
    Nhưng cũng đừng cản bố.
    Cản cũng chẳng ích gì.













TÒA TỔNG GIÁM MỤC VINH LÊN ÁN
HÀNH ÐỘNG ÐÀN ÁP TÔN GIÁO TẠI NGHỆ AN

HÀ NỘI.-Vừa bị khủng bố, đánh đập, vừa bị vu khống, phân biệt đối xử… đó là những gì linh mục và các giáo dân của Giáo điểm Con Cuông, thuộc xã Yên Khê, huyện Con Cuông phải hứng chịu trong nhiều ngày qua mà đỉnh điểm là ngày Chủ nhật 1 tháng 7 năm 2012. Tòa Giám mục Vinh đã mạnh mẽ lên án hành động đàn áp tôn giáo này của nhà cầm quyền địa phương.

Theo thông báo của Tòa Giám mục Vinh công bố ngày 4 tháng 7, trong những ngày qua nhà cầm quyền đã liên tục cho người đe doạ, ngăn cản khủng bố linh mục và giáo dân và theo Tòa Giám mục Vinh, sự kiện xảy ra ra ngày Chủ nhật 1 tháng 7 là cao trào và là kết quả những mưu tính lâu dài, được dàn dựng công phu kỹ lưỡng của các thế lực đen tối.



Theo tường thuật của Giáo phận Vinh Online ngày 3 tháng 7 thì trong ngày Chủ nhật hôm đó, công an, dân phòng và một nhóm côn đồ đã kéo đến hành hung các nữ tu, giáo dân, thậm chí đánh cả linh mục Nguyễn Ðình Thục, khi vị linh mục này chuẩn bị cử hành thánh lễ. Nhiều giáo đã bị đánh trọng thương, trong đó có một phụ nữ bị đánh vào đầu gây chấn thương sọ não phải đưa đi Hà Nội cấp cứu.

Vẫn theo bản thông cáo trầm trọng nhất là đám người nói trên còn đập nát cả tượng Ðức Mẹ. Nhà nguyện bị chiếm giữ, linh mục Nguyễn Ðình Thục đã phải làm lễ ở ngoài sân, giáo dân thì hoảng sợ vì thấy cảnh sát cơ động 113 và một lực lượng quân đội với súng ống sẳn sàng chĩa vào nhà nguyện.

Ðể thể hiện sự phản đối, Tòa giám mục Vinh ngày 4 tháng 7 đã lêu gọi mọi linh mục, tu sĩ, giáo dân trong giáo phận thắp nến cầu nguyện cho giáo dân tại Con Cuông, đồng thời kêu gọi các linh mục treo biểu ngữ tại giáo xứ với nội dung Phản đối hành vi phạm thánh và đánh đập linh mục, giáo dân của nhà cầm quyền Con Cuông. Cũng trong ngày 4 tháng 7, Tòa Giám mục Vinh đã gởi một công văn đến nhà cầm quyền tỉnh Nghệ An, để lên án mạnh mẽ vụ đàn áp linh mục và giáo dân tại Giáo điểm Con Cuông. Bức công văn khẳng định việc linh mục và giáo dân dâng lễ cầu nguyện tại xã Yên Khê, huyện Con Cuông là việc chính đáng, phù hợp với luật pháp Việt Nam và công ước quốc tế.



Tuy nhiên, tờ Nghệ An điện tử đến hôm qua vẫn tiếp tục đăng bài khẳng định là chính các linh mục và giáo dân Giáo xứ Quan Lãng đã kéo đến gây rối, hành hung người dân xã Yên Khê và cho rằng các linh mục đã truyền đạo trái phép, vì đã làm lễ tại một nhà riêng mà chưa có sự đồng ý của nhà cầm quyền điạ phương.(SBTN)


Cuộc cách mạng của Sợ Hãi (phần 3)
- Sức mạnh của đám đông

Ở nơi nào mà sự sợ hãi nhường bước
cho lòng can đảm?: ĐÁM ĐÔNG.
 

Vũ Đông Hà (Danlambao) - Ở nơi đó và trong một khoảnh khắc kỳ diệu, một người có thể cảm nhận rằng có điều gì đó ý nghĩa hơn, to lớn hơn cá nhân đơn lẽ của mình. Mỗi tiếng hô rõ ràng dạn dĩ hơn, vang lớn hơn. Mỗi cánh tay vung lên rõ ràng mạnh mẽ hơn. Mỗi bước chân đi tới rõ ràng dứt khoát hơn. Con người có lúc cảm thấy mình dường như được chấp cánh. Nỗi sợ hãi hôm qua nhường bước cho lòng can đảm. Sức mạnh quần chúng. Cá thể đã chan hòa, đã TRỞ THÀNH đám đông. People Power. Hàng ngàn con người nhỏ bé, yếu đuối kết hợp lại đã trở thành một sức mạnh vô biên, đẩy lùi sợ hãi. 

Nhưng làm thế nào để có 1 người vẫn còn nhiều sợ hãi + 1 + 1 + 1.... để có được hàng trăm ngàn người cộng hưởng xua tan bóng mây sợ hãi trong lòng mỗi người và có khoảnh khắc kỳ diệu ấy? 


Câu chuyện hành trình muối
của Mohandas Gandhi
 

Đạo luật "Thuế muối" của thực dân Anh ngăn cấm người dân Ấn Độ quyền sản xuất và buôn bán muối. Đó là độc quyền của người Anh. Vi phạm đạo luật này bị khép vào tội hình sự. 

Mọi người dân đều cần muối. Đạo luật này ảnh hưởng đến đời sống sát sườn của TẤT CẢ nhân dân Ấn. "Bên cạnh nước và không khí, muối có lẽ là thứ con người cần nhất" - Mohandas Gandhi đã nhận xét như thế và đó là nền tảng để xác định đối tượng vận động cho chiến dịch "Satyagraha March" tạm dịch là "Hành trình Sức mạnh Sự thật"

Ngày 2 tháng 3 năm 1930 Gandhi gửi thư đến cho quan toàn quyền Anh tại Ấn, Edward Frederick Lindley Wood, công khai tuyên bố bắt đầu vào ngày 11 tháng 3 ông sẽ bất tuân đạo luật thuế muối; nơi ông thể hiện hành động bất tuân này là một làng biển mang tên Dandi, bên bờ Ấn Độ dương, cách nơi ông đang ở 386 cây số; hành động ông sẽ làm là vốc một nhúm muối - biểu tượng phản kháng của ông. 

Ngày 12 tháng 3, sau khi gia hạn cho toàn quyền Anh thêm một ngày, Gandhi cùng với 78 thành viên bắt đầu hành trình dài 386 cây số từ Sabarmati đến nơi ông sẽ thể hiện hành động bất tuân luật. Toàn quyền Anh xem chuyện muối này là chuyện nhỏ, đòi độc lập mới là chuyện lớn. Cảnh sát Anh bình thản đón chờ để bắt Gandhi tại bãi biển Ấn Độ dương. 

Đoàn người của Gandhi với y phục trắng cổ truyền, dừng lại ở những ngôi làng, thị trấn trên đường đi. Ở mỗi nơi ông Gandhi diễn thuyết, tấn công đạo luật muối là vô nhân đạo và đây là cuộc chiến đấu của những người cùng khổ. Dân chúng tiếp tế rau cải và nhiều người gia nhập hành trình muối của ông. 

Hành trình 386 cây số của Gandhi đã được người dân Ấn của nhiều thành phố chứng kiến, ủng hộ. Những buổi mít tinh đông đảo xảy ra ở nơi ông dừng chân. Truyền thông thế giới hướng về "người đàn ông gầy gò nhỏ bé" đang được một đoàn người dài 3 cây số nhập dòng từ mỗi làng xã và mỗi ngày một tăng. 

Tay không, chân đất họ tiến về bờ biển Ấn Độ Dương. 

Ngày 5 tháng 4, 1930 Mohandas Gandhi và đoàn người lúc này đã vượt quá con số 50.000 đến bãi biển làng Dandi sau 23 ngày dài. 6:30 sáng, ngày 6 tháng 4, Gandhi vốc một nắm muối và công khai cùng với người dân Ấn thể hiện hành động bất tuân đạo luật của thực dân Anh. Biểu tượng lịch sử này đã dấy lên phong trào bất tuân phục với hàng triệu người dân Ấn chống lại những đạo luật muối. 

Lúc ấy, Toàn quyền Anh chỉ biết nhìn và bất lực. 

Đã quá muộn. Tại bãi biển Dandi không phải chỉ có mình ông Gandhi và vài người tùy tùng mà hơn 50.000 người Ấn không biết sợ hãi là gì. Đã quá muộn, cả nước Ấn, dân chúng Anh và thế giới đang chăm chú theo dõi và chấn động bởi những gì đang xảy ra tại  bãi Dandi nhỏ bé, với người đàn ông nhỏ bé ỏ bờ biển Ấn Độ Dương. 

Tất cả đều nằm ngoài dự đoán của toàn quyền thực dân Anh. 

Tất cả đều nằm trong sự tính toán của Mohandas Gandhi. 

Vũ khí duy nhất ông có khi ông ngồi trong ngôi nhà nhỏ ở làng Sabarmati là bộ óc chiến lược và sự khéo léo. Trên sân khấu chính trị, Mohandas Gandhi đã trình chiếu cho dân Ấn và thế giới thấy được sức mạnh khủng khiếp của quần chúng khi nó được chuẩn bị, tính toán bởi một chiến lược gia đại tài. 

                                                 

Mohandas Gandhi có lẽ sẽ khó thành công trong môi trường và bối cảnh VN ngày hôm nay nếu áp dụng 100% phương cách của hành trình muối. Trước cửa nhà ông sẽ có một đội ngũ công an của thực dân đỏ canh gác ngày đêm. Sẽ khó mà có được hành trình 23 ngày dài để từ 1 người trở thành một sư đoàn nhân dân nơi bờ biển cát. 

Gần 70 năm sau, Mohandas Gandhi có lẽ cũng phải biến hóa chiến lược của ông nếu ông sống tại Serbia. Nhưng đã có 10 sinh viên đại học Serbia, rút tỉa những bài học tinh túy của ông để trong vòng 2 năm sau ngày khởi động, phong trào quần chúng của họ đã phát triển đến hơn 70.000 thành viên. 


Tranh đấu đòi hỏi sự sáng tạo. Và chúng ta có thể học hỏi được từ nhà chiến lược vĩ đại này? 

Trong kế hoạch hành trình muối
của Gandhi có những điểm nền tảng: 

Công khai thách đố bộ máy cai trị (đối phương) bằng một đòi hỏi dân sinh, vừa phải đối với kẻ cai trị, nhưng ảnh hưởng đến đời sống của đa phần dân chúng (chúng ta) và tạo sự quan tâm của truyền thông (dư luận thế giới) bằng một "kịch bản" một người nhỏ bé phản kháng lại cả một guồng máy cai trị khổng lồ. Trong toàn bộ kế hoạch ông đều có những chuẩn bị kỹ lưỡng nhắm vào 3 đối tượng ở trên: gia tăng sự tham gia của người dân, tạo thế khó xử cho bộ máy cai trị và tạo sự quan tâm hay đồng tình từ dư luận

Mohandas Gandhi không/chưa đề cập đến mục tiêu sau cùngđộc lập dân tộc trong chiến dịch này. Thông điệp của ông ngắn gọn: Muối là nhu cầu sống của dân Ấn và người dân Ấn phải được quyền tự mình sản xuất và buôn bán muối. 

Monhandas Gandhi không/chưa kêu gọi quần chúng Ấn đứng lên chống lại chính phủ thực dân. Ông chỉ kêu gọi CÙNG NHAU bất tuân MỘT đạo luật bất công đang ảnh hưởng đến đời sống của từng người dân Ấn. Ông hiểu được tâm lý còn sợ hãi của dân ông.

Hiểu rõ đối tượng vận động, vận động để làm chuyện gì, mức độ phản kháng của người dân và phản ứng của đối phương lẫn dư luận... tất cả đều được tính toán để người dân vượt qua sợ hãi và tham gia. 

Về mặt chiến lược: Monhandas Gandhi đã tạo ấn tượng cho toàn quyền Anh là "trận chiến đối đầu" với ông và 78 thành viên của ông sẽ xảy ra tại bờ biển Ấn Độ dương. Trên thực tế, Gandhi đã bắt đầu trận chiến ngay từ lúc ông ra khỏi nhà. "Mặt trận" thật sự của ông là những thị trấn, làng xã đi qua để ông ra quân phát triển thành hàng ngàn người trước khi đến "mặt trận miền biển".

Trong suốt 23 ngày người dân "ra quân không thấy bóng quân thù". Họ bớt đi sự sợ hãi và nhập dòng. Sự sợ hãi giảm xuống theo tỉ lệ nghịch với con số gia tăng của đám đông. Đó là bí quyết của ông để từ đạo quân 78 người tăng lên 50.000 người. 

Về mặt huy động quần chúng: Lời kêu gọi của Mohandas Gandhi chính là đôi bàn chân của ông. Người dân Ấn bước theo vết chân của ông trên hành trình dài 386 cây số và khát vọng của đích đến không phải là khát vọng của riêng ông, không phải là những điều to lớn, vô hình mà là nhu cầu hàng ngày, sát sườn, thấy được và sự bất công rõ rệt thể hiện bằng một nhúm muối nhỏ bé. 

Hành trình Satyagraha đi qua 4 khu vực dân cư và 48 ngôi làng. Ở mỗi nơi, Gandhi gửi thành viên đến trước để nghiên cứu tình hình. Ở mỗi nơi, kế hoạch tuyển mộ người đã có sẵn, những hoạt động tại chỗ đều đã lên kế hoạch, và những chương trình khai thác truyền thông cũng đã được chuẩn bị. 

Tại làng Aslali đầu tiên ông dừng bước, ông nói chuyện với 4.000 người, vận động sự gia nhập của dân làng, và những quan chức người Ấn tuyên bố chấm dứt hợp tác với nhà nước thực dân. Làng Aslali là bàn đạp quan trọng tạo trớn cho những chặng kế tới. Đó là chiến thuật của ông để từ đạo quân 78 người cuối cùng tăng lên 50.000 người

Về mặt xây dựng biểu tượng: Trên hành trình muối này, người ta thấy một đoàn người màu trắng dài 3 cây số. Đó không phải là một ngẫu nhiên là một tính toán chiến lược của một người đã sống cách đây gần thế kỷ. Sức mạnh của quần chúng thể hiện ở sự đồng nhất, hình ảnh đồng đội của một đạo quân nhân dân. Mỗi cá nhân có cảm giác mạnh mẽ là một phần tử của đám đông hợp nhất.

Khi đó, nỗi sợ hãi riêng tư của mỗi người đã được sự cộng hưởng của đoàn quân biến thành lòng can đảm. Và hình ảnh đạo quân đồng nhất màu trắng của y phục cổ truyền Ấn đó cũng tạo nên sự sợ hãi từ phía cầm quyền. Ngày 6 tháng 4 - ngày đánh dấu bất tuân phục - cũng được chọn lựa vì ý nghĩa của nó. Đó là ngày đầu tiên của "Tuần lễ Quốc gia". 

Về mặt khai thác truyền thông: Nhiều tuần trước khi bắt đầu hành trình, Gandhi liên tục gửi thông tin đến truyền thông Ấn và thế giới. Với nhiều kịch tính trong ngôn ngữ, ông tạo nên sự hồi hộp theo dõi những gì sẽ xảy ra. Biểu tượng đoàn người màu trắng đã trở thành những tấm ảnh lạ và đẹp được các báo cho lên trang nhất và truyền thông thế giới đã trở thành những con mắt "cú vọ" vô tình tiếp tay ông theo dõi "những người Ăng Lê có truyền thống quý phái - gentlemen" sẽ phản ứng ra sao.

Toàn bộ hành trình muối đã được Mohandas Gandhi chu đáo dàn dựng như một vở kịch vĩ đại buộc truyền thông Ấn Độ, Âu châu và Hoa Kỳ phải chạy theo để đưa tin. Mọi hành xử, trấn áp của tập đoàn thực dân Anh đối với ông và quần chúng sẽ được cả thế giới biết đến. 

Về mặt thực lực cốt lõi: Gandhi khởi hành với 78 thành viên. Họ là những "ashram" thân cận nhất của ông. Đây là thông điệp quan trọng và là nhu cầu căn bản cho việc tiến hành một kế hoạch, hoặc xây dựng một phong trào: Muốn có một đám đông hàng ngàn người thì người lãnh đạo phải có khả năng thuyết phục vài chục người để hình thành nên một tập hợp nòng cốt.

78 thành viên này lịch sử không nhắc nhiều đến tên tuổi nhưng chính là con tim và linh hồn của hành trình muối mà trong đó Mohandas Gandhi là bộ óc thần kỳ. Không có họ và chỉ có mỗi Gandhi, lịch sử nước Ấn chưa chắc đã có được hành trình muối để ghi lại. 

Thế đánh và mục tiêu: 






Mục tiêu của Mohandas Gandhi khi bốc một nắm muối thể hiện hành động bất tuân điều luật vô lý của thực dân Anh? Thực dân Anh ban đầu nghĩ đó là mục tiêu thách đố của ông. Người dân Ấn ban đầu cũng tưởng đó là mục tiêu của ông và nó đáp ứng với khát vọng đời sống của họ. Nhưng không, đó chỉ là chiêu thức cho một mục tiêu ngắn hạn hơn là mục tiêu tối hậu.

Bằng kế hoạch tinh vi, khéo léo, đầy trí tuệ, Gandhi và những thành viên của ông đã từng bước mở cho người dân Ấn một mục tiêu cao hơn: danh dự của người dân Ấn. Hành trình muối của ông đã đánh thức cả dân tộc Ấn. Và đó là mục tiêu CHIẾN LƯỢC (dài hạn) của ông. Với CHIẾN THUẬT (ngắn hạn) của ông, trong vòng 23 ngày và 386 cây số miệng nói chân đi, thành viên của ông đã từ con số 78 nâng lên con số 50.000 tại bãi biển Dandi. Và đó là tập hợp những con người hành động, nhân tố nền tảng của công cuộc vận động toàn dân giành lại độc lập cho Ấn Độ. 

*

(Slobodan Djinovic - Phong trào Otpor - ảnh VĐH)

Theo thói quen, chúng ta thường chú trọng nhiều vào ước muốn thể hiện qua cái gọi là mục tiêu. Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn của một tiến trình tranh đấu lâu dài, ước muốn không tự nó làm nên thành quả. Như Slobodan Djinovic, một thành viên sáng lập Phong trào Otpor chia sẻ khi gặp nhau ở Belgrade "Hãy tập trung vào khả năng và đừng tập trung vào ước muốn"

Xây dựng khả năng, gia tăng thành viên, mở rộng network, đào tạo kiến thức... là mục tiêu thật sự cho từng chiến dịch ngắn hạn trong giai đoạn đầu. Mỗi tiến trình của công việc luôn luôn đặt câu hỏi: Việc này sẽ giúp có thêm bao nhiêu người? Kết quả của kế hoạch có tạo NỀN TẢNG để mở rộng sự tham gia hay chúng ta lại bắt đầu lại từ đầu mỗi lần trong tương lai?... 

"Đôi khi công việc là phương tiện để tìm kiếm sự tham gia": Kế hoạch này có những CÔNG VIỆC để nó là cơ hội cho một số bạn tham gia, lãnh trách nhiệm? 

"Đôi khi công việc là cơ hội để gia tăng kiến thức": Mỗi thành viên học hỏi được gì sau khi làm những việc này? 

"One at a time revolution - and it's a revolution of number" - Hãy làm cách mạng với từng người một và đó là cuộc cách mạng của con số người" Slobodan Djinovic, người lãnh đạo phong trào Otpor thành công, sau đó sang Georgia hỗ trợ phong trào Kmatra! với Cách mạng Nhung, và cuộc Cách mạng Cam tại Ukraine, đã chia sẽ bí quyết thành công của anh như vậy.

Mọi việc làm dù mục tiêu cao cả đến đâu, dù có gây được khó khăn cho bộ máy độc tài, nhưng sau đó vẫn chừng đó một nhúm người là một kế hoạch thất bại. Một việc làm dù được dư luận ca ngợi đến đâu (hào hùng, can đảm, nhiệt tình, yêu nước...) nhưng sau đó gây thêm sự sợ hãi trong quần chúng cũng không nên xem là một thành công. Làm thế nào để người dân vượt qua sợ hãi để tham gia mới là mục tiêu, mới là thành công, mới là chiến thắng. 

Bài học của Gandhi, giúp được gì cho chúng ta khi đối chiếu với những gì đã được thực hiện tại Việt Nam? Câu hỏi này dành chung cho những người đặt trọng tâm, thì giờ, công sức vào việc chuẩn bị, lập kế hoạch, xây dựng thực lực và không rành viết tuyên ngôn.


Vũ Đông Hà
danlambaovn.blogspot.com


10 quốc gia Dân Chủ Tự Do
có dân số học thức nhất thế giới.


1.  Gia Nã Đại (Canada)
2.  Do Thái (Israel)
3.  Nhật Bản (Japan)
4.  Hoa Kỳ (USA)
5.  Tân Tây Lan (New Zealand)
6.  Nam Hàn (South Korea)
7.  Na Uy (Norway)
8.  Anh Quốc (England)
9.  Úc Đại Lợi (Australia)
10. Phần Lan (Finland)

(Theo 24/7 Wall Street)  Tổ chức Phát Triển và Hỗ Tương Kinh Tế (OECD) vừa công bố một bản khảo cứu cho biết là trong vòng 50 năm qua, số sinh viên đại học ở các quốc gia phát triển gia tăng gần 200 phần trăm. Bản công bố này cũng liệt kê danh sách 10 quốc gia trên thế giới có cư dân học thức nhất trên thế giới.
 
Đứng hàng thứ 10 là Phần Lan với tỷ lệ dân số có bằng cấp đại học là 37 %. Sản lượng quốc gia (GDP) tính theo đầu người là 36,585 Mỹ kim. Úc Đại Lợi là quốc gia có cư dân học thức đứng hàng thứ 9 trên thế giới, với tỷ lệ dân số có bằng cấp đại học cũng 37 %.
Sản lượng GDP tính theo đầu người là $40,719 Mỹ kim
 
Anh là quốc gia đứng hàng thứ 8 về số dân học thức, với tỷ lệ dân số có bằng cấp cũng ở mức 37 %, và sản lượng GDP tính theo đầu người là $35,504 Mỹ kim.
 
Na Uy là quốc gia đứng hàng thứ 7 trong bảng sắp hạng,
với sản lượng GDP ở mức $56,617 Mỹ kim một đầu người

Nam Hàn là quốc gia đứng hàng thứ 6,
với tỷ lệ dân số có bằng cấp đại học là 39 %,
trong khi sản lượng GDP mỗi đầu người ở mức 29,101 Mỹ kim
 
Quốc gia đứng hàng thứ 5 là Tân Tây Lan,
với tỷ lệ dân số có bằng cấp đại học là 40 %.
Sản lượng GDP mỗi đầu người chỉ ở mức 29,871 Mỹ kim

Hoa Kỳ là quốc gia đứng hàng thứ 4, với số dân có bằng cấp đại học ở mức 41 %. sản lượng GDP mỗi đầu người là $46,588 Mỹ kim

Quốc gia đứng hàng thứ 3 trong bảng danh sách là Nhật,
với 44 % dần số có bằng cấp đại học. Sản lượng GDP
mỗi đầu người ở mức $33,751 Mỹ kim
 
Do Thái là quốc gia đứng hàng thứ 2 trong bảng danh sách
với 45 % dân số có bằng cấp đại học, trong khi sản lượng
GDP mỗi đầu người chỉ ở mức $28,596 Mỹ kim
 
Canada là quốc gia đứng hàng đầu về trình độ trí thức,
với 50 % dân số có bằng cấp đại học.
Sản lượng GDP mỗi đầu người ở mức $39,070 dollars
 

Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế
Gửi thư cho Ngoại Trưởng Clinton

 
(Tin từ Tổ Chức Quốc Tế
Yểm Trợ Cao Trào Nhân Bản)
 
Nhân dịp Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton thăm Hà Nội vào ngày 10 tháng Bảy, 2012, Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế đã gửi cho Bà Clinton một văn thư, mà toàn thể nội dung được  chuyển sang Việt ngữ như sau:
 
Ngày 8 tháng Bảy, 2012
 
Kính gửi Bà Hillary Clinton
Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ
 
Đồng kính gửi:
 
- Tổng Thống Barack Obama
- Bộ Trưởng Quốc Phòng Leon Panetta
- Phụ Tá Ngoại Trưởng Kurt Campbell
- Phụ Tá Ngoại Trưởng Michael Posner
- Phó Phụ Tá Ngoại Trưởng Andrew Shapiro
- Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam David Shear
     
 Kính thưa Bà Ngoại Trưởng,
 
 Người dân Việt Nam vui mừng được biết bà đang sửa sọan thăm viếng nhiều nước, kể cả thủ đô Hà Nội vào ngày 10 tháng Bảy, để trình bầy về chiến lược của Hoa Kỳ tại vùng châu Á – Thái Bình Dương, một trong những khu vực trọng yếu nhất của thế kỷ 21.
 
Vào những tuần lễ gần đây, trước khi bà tới Hà Nội, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã gia tăng vi phạm những nhân quyền căn bản của người dân Việt Nam. Những vi phạm này đi từ quấy nhiễu các bloggers đến việc dẹp bỏ các cuộc tụ họp ôn hòa. Những quyền này là những giá trị phổ quát đã được Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc theo đuổi để thăng tiến các cá nhân và cộng đồng trên toàn thế giới.
 
Để góp phần vào những cố gắng của bà, chúng tôi xin xác định rằng:
 
1. Người dân Việt Nam rất muốn đất nước chúng tôi trở thành đối tác chiến lược của Hoa Kỳ vì sự tái võ trang gây hấn của Trung Quốc và cuộc tranh chấp đang diễn ra tại Biển Đông. Tuy nhiên, để Hoa Kỳ có thể tạo được một sự hợp tác thực sự, lâu dài, an toàn, hòa bình và ổn định trong vùng này, bà nên tìm sự hợp tác với một Việt Nam tự do và dân chủ.
 
2. Dân chủ hóa Việt Nam không phải chỉ quan trọng cho chiến lược an ninh của Hoa Kỳ mà còn giúp cho Viêt Nam trong tương lai   trở thành  một quốc gia dân chủ mạnh và thịnh vượng trong vùng.
 
Hiện nay, Việt Nam vẫn còn theo chế độ độc đảng, trong đó không có phân quyền giữa các ngành hành pháp, lập pháp và tư pháp. Đảng Cộng Sản Việt Nam kiểm soát chặt chẽ mọi cấp chính quyền, điều khiển Quốc Hội, can thiệp vào công việc của tòa án, hướng dẫn và theo dõi truyền thông đại chúng, và phủ nhận mọi nhân quyền căn bản của người dân Việt Nam.

Không có bầu cử tự do và công bằng, và cũng không có nghiệp đoàn độc lập để bảo vệ quyền lợi của hàng triệu công nhân người Việt. Người dân bất đồng ý kiến và phát biểu quan điểm của mình một cách ôn hòa bị bắt bỏ tù.
 
Đảng Cộng Sản Việt Nam và những đồng bọn ác độc tại địa phương cùng thân nhân của họ đã đưa Việt Nam tới bờ phá sản qua lãng phí và đầu tư không hiệu quả. Tài sản khổng lồ nằm trong tay một số nhỏ những kẻ cầm quyền tham nhũng, trong khi đại đa số dân chúng sống trong nghèo nàn; giá sinh hoạt tăng vọt – giá điện, nước, xăng dầu tăng lên từng ngày – tiền “đồng” Việt Nam mất giá trong khi tiền lương không tăng. Dân chúng, nhất là giới công nhân, phải lao động ngày đêm, mà vẫn không có được cuộc sống hẳn hoi. Rất nhiều người dân yêu nước đã lên tiếng đòi thay đổi để có dân chủ.
 
Thưa Ngoại Trưởng Clinton, theo chỗ tôi được biết, trước khi rời APEC để tham dự hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Bali, Indonesia vào tháng 11 năm ngoái, Tổng Thống Obama đã long trọng tuyên bố: “Như lịch sử đã chứng minh, qua tiến trình lâu dài, dân chủ và phát triển kinh tế đi đôi với nhau. Thịnh vượng mà không có tự do và dân chủ, chỉ là hình thức khác của nghèo khó”.

Trước lời tuyên bố đó, tại Trung Tâm Đông Tây ở Hawaii, bà cũng đặc biệt đề cập tới Việt Nam trong một diễn văn về chính sách đối với châu Á, khi nói rằng: “Chúng tôi đã nói rõ với Việt Nam rằng nếu Việt Nam muốn phát triển một mối liên hệ hợp tác chiến lược, Việt Nam  phài tăng thêm việc tôn trọng và bảo vệ nhân quyền của người dân”. Phụ Tá Ngoại Trưởng Kurt Campbell và vào tháng trước Bộ Trưởng Quốc Phòng Leon Panetta và Phó Phụ Tá Ngoại Trưởng Andrew Shapiro cũng đã  nói rõ với Hà Nội các điều kiện này.
 
3. Dân chủ hóa Việt Nam vừa quan trọng cho việc tái cân bằng cho chiến lược Hoa Kỳ ở châu Á – Thái Bình Dương vừa là ước vọng lâu đời của nhân dân Việt Nam.
 
Trước sự thích hợp của các sự việc trong hiện tại, chúng tôi trân trọng đề nghị:
 
a) Tình trạng chính trị hiện thời ở Việt Nam là cơ hội bằng vàng để Hoa Kỳ bầy tỏ sự ủng hộ một chế độ chính trị cởi mở hơn. Nói rõ hơn, trước khi quá muộn, nhà cầm quyền Việt Nam nên đưa ra một thời biểu về một cuộc bầu cử tự do và công bằng dưới sự giám sát của Liên Hiệp Quốc, đế nhân dân Việt Nam có thể bầy tỏ nguyện vọng của mình về việc chọn lựa một chế độ chính trị phù hợp cho đất nước.
 
b) Trở ngại chính trị lớn là điều 4 Hiến Pháp, quy định phi pháp vai trò độc quyền lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Điều này phải loại bỏ để thiết lập một chế độ dân chủ pháp trị.
 
c) Nhà cầm quyền Việt Nam phải ngừng quấy nhiễu, bắt giữ và cầm tù những công dân phát biểu quan điểm của mình một cách ôn hòa. Họ phải thả tất cả tù nhân lương tâm, và chấm dứt đe dọa hoặc quấy nhiễu các cựu tù nhân chính trị.

d) Trong khi phải tập trung cố gắng vào việc đòi thả tất cả tù nhân chính trị, chúng ta cũng cần phải nỗ lực  đạt được  những tiến bộ có tính lâu dài, cụ thể và khả thi bằng cách khuyến khích sửa lại Bộ  hình luật. Ưu tiên là bỏ những điều như 79 (lật đổ chính quyền), điều 88 (tuyên truyền chống lại chính quyền), là những điều mơ hồ và không nói rõ lý do bắt giữ và bỏ tù những người vi phạm.

Nhà cầm quyền Việt Nam phải chấm dứt xâm phạm và khám nhà, cùng bắt người mà không có trát của tòa án. Chính quyền Hoa Kỳ, làm việc với các cơ quan quốc tế ngoài chính phủ (NGO), có thể giúp đỡ chính quyền Việt Nam tu chỉnh bộ hình luật và việc thi hành luật phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế để luật pháp không còn được dùng để trừng phạt những người hành xử nhân quyền của mình.
 
e) Nhà cầm quyền Việt Nam phải thực thi tự do tôn giáo, công nhận quyền tư hữu, và khuyến khích các nghiệp đoàn độc lập cũng như thương lượng tập thể.
 
Tôi vững tin rằng những người như chúng tôi đã mất tự do khi cuộc chiến chấm dứt vào năm 1975 cuối cùng có thể  đạt được thắng lợi trong việc bảo vệ  tự do và nhân phẩm, cũng như trong việc thành lập một liên minh vững mạnh cho an ninh thế giới để vượt qua bất cứ một đe dọa nào về quân sự.

Nhưng trước hết, chúng ta phải hoàn tất những đòi hỏi về cải tổ chính trị, khởi đầu bằng mối liên hệ tốt đẹp giữa Hoa Kỳ và Đông Nam Á. Không phải bằng tạm thời ủng hộ độc tài, mà bằng gốc rễ sâu đậm của nền dân chủ mới. Tại Việt Nam, Cao Trào Nhân Bản của chúng tôi cam kết hoàn thành những mục tiêu dân chủ đó trong sự ủng hộ một Việt Nam kiên trì tại thời điểm trọng đại này.
 
Xin cám ơn bà rất nhiều,
Trân trọng kính chào bà.
 
Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế
Sáng lập và Chủ Tịch Cao Trào Nhân Bản tại Việt Nam
 
 
 







Honorable Hillary Clinton
Secretary of State
Department of State
2201 C Street NW
Washington, D.C.
The United States of America
 
Cc: President Barack Obama
      Secretary of Defense Leon Panetta
      Assistant Secretary of State Kurt Campbell
      Assistant Secretary of State Michael Posner
      Deputy Assistant Secretary of State Andrew Shapiro
      US Ambassador to Vietnam David Shear
 
July 8, 2012
 
Dear Madame Secretary,
 
The Vietnamese people are very pleased to know that you are visiting  many capitals including Hanoi on July 10, to justify the U.S. strategy in Asia – Pacific, one of the most critical areas of the 21st century.
 
In recent weeks,  before your visit  to Hanoi the Vietnamese communist authorities have increasingly violated the basic human rights of the Vietnamese people.  These violations range from harassing internet bloggers to dispersing peaceful gatherings. These rights are the universal values that the United States and United Nations are pursuing in order to empower individuals and communities throughout the world.  

In light of your efforts, we would like to assert that:
 
1/ The Vietnamese people very much wish for our country to become a strategic partner of the United States because of an aggressive remilitarized China and the ongoing East Sea dispute. However, in order for the United Stats to forge a true, long-term partner for security, peace and stability in this region, you would do well to seek a partnership with a free and democratic Vietnam.
 
2/ Democratization of Vietnam is not only important for the U.S. strategic security but also for the future of Vietnam as a strong and prosperous democratic country in the region.
 
Today, Vietnam is still under a one party system where there is no distinct separation of the executive, judiciary and legislative branches. The Vietnamese Communist Party (VCP) strictly controls the government at all levels, manipulates the National Assembly, intervenes into the court procedures, monitors the mass media, and deprives the Vietnamese people of all basic human rights. There are no free and fair elections, and no independent unions to protect millions of Vietnamese workers.  People who disagree and express their own opinions in a peaceful way are imprisoned.
 
The VCP and their cruel local cronies and relatives have driven Vietnam to the brink of bankruptcy through wasteful, inefficient investments.  Incredible wealth is in the hands of a small group of corrupt apparatchiks, while the majority of people live in poverty; the cost of living is soaring; the prices of electricity, water, and gasoline are rising day by day; the Vietnamese “dong” is losing its value while wages and salaries are stagnant. People, especially workers, have to toil night and day, yet cannot make a decent living. 
Many patriotic people are voicing for democratic change.
 
Secretary Clinton, as far as I know before leaving APEC to attend the ASEAN summit at Bali, Indonesia in November last year, President Obama solemnly declared: “As history has proven, through the long process, democracy and economic development are companions together.  Prosperity without freedom and democracy is just another form of poverty”. 

 Prior to that declaration, at the East West Center in Hawaii, you also specifically addressed Vietnam in a speech on Asia policy by saying:  “We made it clear to Vietnam that if we want to develop a relationship of strategic cooperation Vietnam should do more to respect and protect the rights of its citizens”. Assistant Secretary Kurt Campbell and last month the US Defense Minister Leon Panetta and Deputy Secretary Andrew Shapiro have also expressed those conditions to Hanoi.
 
3/ Democratization of VN is equally essential for rebalancing of U.S. strategy in Asia – Pacific and to our Vietnamese people’s long-term aspiration.
 
In light of the congruence of current events, we recommend the following:
 
          a.  The current political situation in Vietnam is a golden opportunity for the U.S. to express support for a more open political system.  Specifically, before it is too late, the Vietnamese government should adopt a timetable for a free & fair election under the supervision of the United Nations in which the Vietnamese people will be able to express their own will regarding their country’s political system.
 
          b.  The major political impediment is Article 4 of the Constitution, which imposes the illegal primacy of the VCP.  This article should be abolished in order to establish the rule of law.
 
           c. The Vietnamese government should cease harassment, arrest, and imprisonment of citizens who peacefully express their own opinions.  They should release all prisoners of conscience. The Vietnamese government should also stop threatening and harassing former imprisoned activists.
 
           d.  While our efforts should be concentrated on the release of all political prisoners, we should also thrive to achieve long-term, concrete, sustainable, verifiable progress by encouraging criminal code reform.  Priority should be made to abolish provisions such as Article 79 (trying to overthrow government) and Article 88 (Propaganda against government) which are vague and ill-defined reasons to arrest and imprison people.

The Vietnamese government should stop invading and searching homes, and arresting people without court orders. The U.S. government, working with international NGOs, can help the Government of Vietnam (GVN)  bring its criminal code and practices into conformity with international standards so that laws are not used to punish people for exercising their human rights.
 
          e. The GVN should implement freedom of religion, recognize private property and encourage independent labour unions and collective bargains.
 
I am confident that we who lost freedom when the past war ended in 1975 can finally achieve the triumph of freedom and human dignity, as well as a strong alliance for international security to overcome any emerging military threat. But first we must accomplish the required political reforms, starting with  the good relationship between the U.S. and South East Asia.  Not in temporary support of dictatorships, but with deep roots in new democracies.  In Vietnam, our Non-Violent Movement For Human Rights is committed to achieving these democratic goals in support of a resilient Vietnam  at this momentous time.
 
Thank you very much for your consideration.
 
Respectfully yours,

 
Dr Nguyen Dan Que
Founder & Chairman of The Non-Violent Movement in Vietnam

Physician Nguyen Dan Que has spent 20 years in jail for complaining about the Vietnamese government's health care policies, and founding a human rights organization.Physician Nguyen Dan Que has spent 20 years in jail for complaining about the Vietnamese government's health care policies, and founding a human rights organization.

Nguyen Dan Que was first arrested in 1978 while working as doctor at the Cho-Ray Hospital in Saigon. He complained about the government's health care policies, and spent ten years in prison for it. After his release, Nguyen founded a human rights organization, issued a manifesto — and received eight more years in jail.

Now, after three arrests and 20 years in prison, Nguyen is officially free. Except that there are six guards stationed outside his house, his medical licence has been revoked, his Internet access is blocked, his telephone has been cut off, his mail is monitored and some visitors to his home have been threatened with losing their jobs, says Nguyen's brother Quan Quoc, a doctor living in Virginia. "There's no indication of when this will end," says Quan Quoc
     

Tự thiêu để cứu con trong tù?

Thanh Quang, phóng viên RFA
2012-08-06
Bà Đặng Thị Kim Liêng, mẹ blogger Tạ Phong Tần, đã mượn ngọn lửa hồng để bày tỏ nỗi oan khiên của gia đình - và cả những dân oan khắp nước.

RFA files
Bà Đặng Thị Kim Liêng (trái) và chị Tạ Phong Tần (phải)

Đau đớn và tức tưởi

Qua bài “Nỗi đau dân tộc”, nhà thơ Nguyên Thạch bày tỏ nỗi thương tâm không những của riêng ông mà “xin nhận nỗi đau chung” của dân tộc sau khi một người Mẹ VN đã vĩnh viễn ra đi khiến người con gái thân yêu và thiết tha yêu nước của bà, blogger Công Lý-Sự Thật Tạ Phong Tần, lâm cảnh “Đôi mắt buồn, nơi ngục tù, chúng giam cả lòng trung hiếu!”.

Mở đầu bài “Nỗi đau dân tộc”,
nhà thơ Nguyên Thạch nói lên nỗi buồn:

Suốt canh khuya mẹ tuôn dòng lệ
Bởi sáng mai sẽ rời khỏi cõi đời
Bạc Liêu ơi
Việt Nam ơi
Nỗi căm hận, cả trời oán hận...

Hôm thứ hai ngày 30 tháng 7, năm 2012, bà Đặng Thị Kim Liêng tự thiêu trước trụ sở Tỉnh ủy Bạc Liêu khiến – nói theo lời blogger Hoàng Vy – “Bác chết trong đau đớn, tức tưởi và buồn phiền!”.

Blogger Hoàng Vy khó cầm được nước mắt khi “một lần nữa, những người thân trong gia đình chị Tạ Phong Tần phải gánh chịu thêm nỗi đau xa lìa người thân. Đau đớn cho chị Tạ Phong Tần là chị sẽ không bao giờ còn được thấy mặt mẹ. Đau đớn hơn nữa khi chị biết mẹ đã phải chết một cái chết đau thương. Trong nỗi oan khiên của dân tộc bây giờ chị Tạ Phong Tần còn mang nặng nỗi oan khiên của Mẹ”.

Và blogger Hoàng Vy hồi tưởng lại:

Còn nhớ, trong những lần lặn lội lên Sài Gòn thăm con, bác Liêng kể rằng sau khi chị Tần bị bắt, gia đình bác phải chịu rất nhiều áp lực và đe dọa. Bác còn bị công an ép buộc phải viết đơn tố cáo con gái mình theo một kịch bản có sẵn. Ngay sau đó, tờ đơn này đã bị bác xé làm đôi ngay trước mắt mọi người.

Phải chứng kiến cảnh con gái bị giam cầm "đấu tố", gia đình lại liên tục bị khủng bố và đe dọa, nhiều năm khiếu kiện dồn nén, với nhiều lần bị xua đuổi, xô xát và lối hành xử thô bạo ngay trước cổng cơ quan công quyền khiến bác phải ngã quỵ nhiều lần…Nỗi xót xa tình máu mủ đã khiến người mẹ già không còn chịu đựng được thêm, hậu quả là bác đã chọn hình thức tự thiêu trước trụ sở ủy ban để phản đối.

Nhà thơ Thái Bá Tân sau khi được tin Thân mẫu của blogger Tạ Phong Tần tự thiêu, đã quả quyết:

Không thể nào có chuyện
Đảng, nhà nước vô can
Khi người dân quẫn bách,
Tự thiêu rồi chết oan.
Ai phải chịu trách nhiệm?
Ai hàng ngày đến nhà
Bắt nạn nhân mắng chửi
Và nói xấu con bà?
Ai sai bọn mật thám,
Sống bằng tiền của dân,
Bám theo bà từng bước,
Cả xa cũng như gần?
Và nhà thơ không dằn được sự phẫn nộ:
Nóng lắm, các bác ạ.
Lửa đã bén lên đầu.
Nó đang cháy, nóng lắm.
Và em đau, rất đau…

Những dòng thơ quả quyết “Không thể nào có chuyện, đảng, nhà nước vô can” ấy xem chừng như cũng trong chiều hướng mà Toà Đại sứ Hoa Kỳ hôm mùng 1 tháng 8 này, qua bản công bố phân ưu, đã bày tỏ “quan ngại sâu sắc và đau buồn khi được tin bà Đặng Thị Kim Liêng tự thiêu hôm 30 tháng Bảy mà được tin có liên quan đến hoàn cảnh giam giữ người con gái của bà là Tạ Phong Tần”.

Sau khi lưu ý rằng “Đây không phải là bi cảnh của riêng gia đình” của nạn nhân, mà còn là bi cảnh “của cả nước”, phó Giám đốc Á Châu của tổ chức nhân quyền Human Rights Watch cáo giác giới cầm quyền VN đã “xô đẩy người dân vào cảnh tuyệt vọng” này.

Dồn dân vào bước đường cùng

dangthikimlieng1-danlambao-640x428-250.jpg
Đám tang của bà Đặng Thị Kim Liêng. Photo courtesy of danlambao

Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới cũng không tránh khỏi “nỗi đau buồn sâu sắc” để rồi bày tỏ sự “phẫn nộ mà lẽ ra có thể tránh được” nếu như giới cầm quyền không có thái độ “cố chấp”, không “đẩy thân nhân của những nhà bất đồng chính kiến” vào bước đường cùng tuyệt vọng.

Bước đường cùng ấy, blogger Châu Xuân Nguyễn mô tả thêm chi tiết:

Người mẹ, bà Đặng Thị Kim Liêng, 64 tuổi. Trong suốt thời gian cầm tù của con gái của Bà, bà ấy bị cảnh sát quấy rối liên tục, họ đe dọa đuổi gia đình ra đường phố và tịch thu nhà không có lý do nào cả. Tại một thời điểm, lực lượng an ninh thậm chí còn tổ chức một đoàn truyền hình để đến nhà của mẹ cô ấy để buộc bà ấy tố cáo hành động của cô con gái trên truyền hình, điều này bị từ chối.

Không phải khi còn sinh tiền, bà mẹ VN Đặng Thị Kim Liêng cùng gia đình bị công an liên tục khủng bố, đe doạ, mà ngay khi bà vĩnh viễn ra đi, công an, giới cầm quyền áp lực 2 người con của bà là Tạ Khởi Phụng và Tạ Hoà Phú phải cam kết “không khiếu nại” thì họ mới cho gia đình mang xác về an táng. Để rồi sau đó có tin trong đám tang thân mẫu blogger Tạ Phong Tần, “công an dày đặc, đe doạ bắt bớ người đưa tang”.

Giữa lúc “có rất nhiều đoàn khách từ khắp nơi đến phúng điếu, uỷ lạo”, nhưng, theo mạng Dòng Chúa Cứu Thế, “một số lượng rất đông, có thể nói gần 200 người thường xuyên lui tới, lãng vãng quanh khu vực nhà là an ninh mật vụ tỉnh Bạc Liêu, Saigòn và bộ. Những người này có mặt không nhằm phúng điếu, nâng đỡ, mà gây lo sợ cho gia đình và khách kính viếng hương hồn bà Liêng”.
Qua bài “Đường về Bạc Liêu”, nhà báo Thanh Nhã mô tả:

... nhà cầm quyền địa phương cho người đến hăm dọa những khách đến viếng đám tang. Ngoài ra còn có những tên côn đồ cướp giật tiền phúng điếu tại linh cữu của bà Đặng Thị Kim Liêng mà công an đứng xung quanh không có hành động nào ngăn chặn. Một số tên côn đồ còn cầm dao, mã tấu chặn các đường vào nhà, hăm dọa khách đến viếng đám tang. Nhà cầm quyền địa phương đã cấm đoán những người hàng xóm của gia đình bà Tạ Phong Tần đến viếng đám tang hay bán hoa cúng cho khách viếng vì cho đó là gia đình “phản động”.

Và được biết cuộc an táng người mẹ VN này cũng không thiếu vô số bóng dáng công an từ địa phương đến Saigòn bám sát, gây khó khăn. Qua thư phân ưu, Hoà Thượng Thích Viên Định, Viện trưởng Viện Hoá Đạo GHPGVNTN nhận xét rằng “việc tự thiêu của Cụ Bà có thể làm ngọn đuốc thức tỉnh nhân tâm, đồng thời đánh động thế giới về ách độc tài, độc đảng đã thống trị trên đất nước VN suốt hơn 60 năm qua”.

Hiện diện trong tang lễ ở Bạc Liêu, Mục sư Nguyễn Ngọc Thạch thuộc đoàn Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo VN từ Saigòn vượt nhiều gian nan để xuống viếng đám tang, nhận xét:

Tình mẫu tử là tình thiêng liêng. Khi bà Đặng Thị Kim Liêng nghe con mình ở tù, đặc biệt là ở tù trong chính nghĩa, vì khát khao nhân quyền, công bằng xã hội, thì người Mẹ cảm phục và thương con nhiều hơn. Bà dùng tình mẫu tử của mình thể hiện bằng sự hy sinh cứu con.

Và cái chết đến với bà, dù có đau đớn, nhưng bên trong tâm hồn của bà hẳn nhẹ nhàng. Bà bằng mọi cách để cứu con, nghĩa là con của mình là người sống cho lý tưởng, sống ích cho đời, cho xã hội, cho gia đình, sẵn sàng hy sinh để nói lên sự sống còn của gia đình cũng như của đất nước VN vốn đang đầy sự bất công của những quan tham, bạo quyền. Cái chết của bà Đặng Thị Kim Liêng rất cao cả, chết để cứu những người còn sống.
Lực lượng an ninh thậm chí còn tổ chức một đoàn truyền hình để đến nhà của mẹ cô ấy để buộc bà ấy tố cáo hành động của cô con gái trên truyền hình, điều này bị từ chối.
Blogger Châu Xuân Nguyễn
Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng, Quản nhiệm Hội Thánh Chuồng Bò ở Saigòn, cũng có mặt trong đoàn, bày tỏ như sau:

Sự hy sinh của thân mẫu Tạ Phong Tần, bà Đặng Thị Kim Liêng, thể hiện một sự đấu tranh quyết liệt. Và đây cũng là một hành động tố cáo tội ác của chế độ cộng sản này. Sự đấu tranh của bà có một giá trị rất lớn cho dân tộc VN.

Ở nước Tunesia, sự hy sinh của một chàng thanh niên sinh viên đã làm thay đổi một chế độ, thì tôi nghĩ rằng ở VN, mặc dù sự hy sinh của bà cũng chưa thể làm thay đổi chế độ độc tài, nhưng tôi tin rằng đây cũng là hồi chuông cảnh tỉnh. Và tôi tin rằng qua sự việc này, thì hầu hết người dân VN sẽ nhận thức được chế độ độc tài. Cũng như người dân khắp thế giới biết được sự việc này – tội ác của chế độ CS.

Có mặt trong đoàn viếng tang, chị Bùi Thị Minh Hằng, người biểu tình chống TQ xâm lược nhưng lại bị đưa vào nơi gọi là “phục hồi nhân phẩm” chỉ vì lòng ái quốc mình, tâm sự rằng:

Khi nhận được tin của bà Đặng Thị Kim Liêng tự thiêu, thì thật sự cảm giác đầu tiên của Minh Hằng là rất bàng hoàng. Tâm tư của Minh Hằng là người đã từng tuyên bố sẽ tự thiêu để phản đối tất cả những chính sách hà khắc của nhà cầm quyền. Nhưng Minh Hằng đã chưa làm được điều đó thì mẹ của chị Tạ Phong Tần đã thực hiện việc này.

Thì tâm tư, suy nghĩ của Minh Hằng là người ở trong hoàn cảnh như thế là rất khâm phục, rất cảm động trước một sự hy sinh của một đồng bào, nhất là người đó lại là Mẹ của Tạ Phong Tần. Một tình cảm thôi thúc, gần như là một trách nhiệm, khiến Minh Hằng phải bằng mọi giá, thay Tạ Phong Tần để thắp một nén nhang cho Mẹ trước khi Mẹ vĩnh viễn ra đi.

Nhà cầm quyền lo sợ

Tù nhân lương tâm Trương Minh Nguyệt, trưởng đoàn viếng tang thuộc Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo VN vừa nói khẳng định quyết tâm tiễn biệt Thân mẫu blogger Tạ Phong Tần dù đoàn bị công an ngăn chận nhiều lần trên đường từ Saigòn xuống Bạc Liêu:

Vì sự kính mến thân mẫu của cô Tạ Phong Tần, anh em chúng tôi xuống Bạc Liêu thăm viếng. Từ lúc khởi hành ở Saigòn, chúng tôi gặp sự cản trở của công an trên đường đi rất nhiều. Tôi nghĩ chuyến đi này có ý nghĩa lịch sử. Dù tôi không dám nói là một chuyện to lớn, nhưng đây là một chuyến đi với quyết tâm của toàn thể anh em, dù có gặp bất cứ trở ngại nào.

Sự cản trở của công an như vậy khiến phóng viên Thanh Nhã qua bài “Đường về Bạc Liêu” không khỏi lưu ý rằng “Một chuyến viếng tang bình thường cũng làm cho cả hệ thống chính trị phải bận rộn, trách gì những ‘đỉnh cao trí tuệ’ còn thời gian đâu mà quan tâm đến Hoàng Sa – Trường Sa, bảo vệ chủ quyền hay tình hình phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo cho người dân. Qua sự việc này mới thấy sự bối rối lo sợ của một chế độ độc tài trước cơn hấp hối là như thế nào, họ sợ cả cái chết của một người dân”.
ĐCS và chính quyền CSVN phớt lờ làm ngơ trước vận mệnh đất nước trong khi đó thì ra tay khủng bố một đám tang của một bà mẹ VN đã ra đi vì chính nghĩa và những bầu nhiệt huyết đang sục sôi vì tiền đồ tổ quốc.
David Thiên Ngọc
Qua bài “Bỏ cả Nước Nhà để khủng bố một đám tang”, tác gia David Thiên Ngọc nhắc lại thời điểm mùng 1 tháng 8 vừa rồi, khi TQ kỷ niệm ngày thành lập Giải phóng quân TQ, thì “Lãnh đạo đảng CSVN và nhà nước CSVN biết ơn sâu sắc đội quân Bắc triều đã có công xóa tan ải Nam Quan, cưỡng đoạt thác Bản Giốc, dời cột mốc biên giới cực Bắc VN vào sâu trong lòng tổ quốc ta để lập làng mạc chiếm hàng ngàn km2, đồng thời chiếm biển đảo thành lập TP Tam Sa”.

 Bộ trưởng QP Phùng Quang Thanh cùng tướng lãnh, sĩ quan cao cấp thay vì chỉ huy quân đội chống ngoại xâm thì tề tựu về Hà Nội để cùng nhau “tỏ lòng tri ơn thiên triều”, giữa lúc lực lượng 9.000 tàu cá “hung hăng ùn ùn tiến sâu vào lãnh hải VN… để ra tay cướp bóc, cưỡng đoạt tài sản của nhân dân VN và sẵn sàng nhận chìm tàu hay giết chết ngư dân VN”. Theo tác giả David Thiên Ngọc:

Tất cả cho thiên triều, đảng CS và chính quyền CSVN phớt lờ làm ngơ trước vận mệnh đất nước trong khi đó thì ra tay khủng bố một đám tang của một bà mẹ VN đã ra đi vì chính nghĩa và những bầu nhiệt huyết đang sục sôi vì tiền đồ tổ quốc. Đám tang của bà mẹ VN Đặng Thị Kim Liêng đã nằm xuống vì tự do, công lý và nhân quyền cho dân tộc VN. Bà Đặng thị Kim Liêng, mẹ của Anh Thư Tạ Phong Tần đang bị Công an CSVN giam cầm nơi ngục thất vì đã phất cao ngọn cờ đấu tranh cho tự do, dân chủ, công lý bên cạnh các Anh Thư, Tuấn Kiệt ưu tú khác của dân tộc VN.

Có lẽ cũng mang tâm trạng như vậy mà nhà thơ Nguyên Thạch không khỏi thốt lên rằng:

Hôm nay tiễn mẹ, con xin được gởi lời thương tiếc
Mẹ là chung
Mẹ nước Việt kiêu hùng


Bài viết về 30 tháng Tư của Huỳnh Thục Vy tại Sàigòn
image

Tôi sinh trưởng sau năm 1975 và gia đình tôi không có liên quan gì nhiều đến cả hai phía trong cuộc chiến tranh Việt Nam vì thế mối tương quan tình cảm của tôi với những sự kiện lịch sử và hoàn cảnh chính trị xã hội trong cuộc chiến hầu như rất ít nếu không muốn nói là không có.

Những gì ít ỏi mà tôi được hiểu biết về nó chỉ đơn thuần là kiến thức. Đứng trong vị thế đó, tôi tạm thời có thể yên tâm rằng lập trường của tôi, và những gì tôi nói ra sau đây sẽ được hiểu một cách thiện chí và không bị gán ghép hay chụp mũ. Tôi không sợ bị chụp mũ, nhưng thiết nghĩ điều đó cùng với những nguỵ biện không có lợi cho sự tiến bộ.


Gần đây, tôi tình cờ đọc được một nhận xét của tướng William Childs Westmoreland- Tư lệnh Bộ chỉ huy cố vấn quân sự Mỹ tại miền Nam Việt Nam- về tướng Võ Nguyên Giáp của quân đội Bắc Việt như sau: "Of course, he was a formidable adversary.... By his own admission, by early 1969, I think, he had lost, what, a half million soldiers? He reported this. Now such a disregard for human life may make a formidable adversary, but it does not make a military genius...".

Xin được tạm dịch là: "Dĩ nhiên, ông ta là một đối thủ (kẻ thù) ghê gớm....Với sự thừa nhận của chính ông ta, đến đầu năm 1969, tôi nghĩ, ông ta đã mất nửa triệu lính? Ông ta đã báo cáo điều này. Hiện tại, một sự coi thường mạng người như thế có lẽ sẽ tạo nên một đối thủ (kẻ thù) ghê gớm, nhưng nó không tạo nên một thiên tài quân sự...."

Dù chúng ta là ai, đứng bên nào của cuộc chiến, chúng ta cũng phải đồng ý với Westmoreland rằng, một chiến thắng quân sự dựa trên chiến thuật đẫm máu, coi thường sinh mạng binh sĩ chỉ có thể tạo nên một kẻ thù nguy hiểm chứ không tạo nên một thiên tài quân sự như nhiều người vẫn rêu rao.

Câu nói này của viên tướng Hoa Kỳ làm tôi suy nghĩ rất nhiều về sự "nguy hiểm" của những người Cộng sản Việt
Nam. Họ nguy hiểm bởi họ là những người luôn hành động theo phương châm"mục đích biện minh cho phương tiện", nghĩa là bất chấp mọi thứ, miễn đạt được mục đích. Đối với tôi, nó không chỉ là lời nhận xét về tướng Giáp mà là một câu nói nêu bật lên bản chất của những người Cộng sản Bắc Việt, và cả chế độ mà họ dựng nên. Và những việc họ đã làm suốt từ những ngày đầu có mặt tại Việt Nam
đến nay, từ việc "trí phú địa hào, đào tận gốc trốc tận rễ" đến gần đây nhất là vụ cướp đất của nông dân đã chứng minh tất cả.

image

Một kẻ đối địch ghê gớm có thể được hiểu theo hai cách. Thứ nhất, đó là một kẻ thù đáng gờm, là đối thủ khó đánh bại vì có mãnh lực vũ trang, có chiến lược, chiến thuật hành động khôn ngoan... Nhưng khi nhìn xoáy vào chữ "formidable" mà Westmoreland đã dùng, tôi chú ý nhiều đến nghĩa "arousing fear" (gợi nên sự sợ hãi) . Với nghĩa này, nó gần giống với "terrorise" (làm cho sợ hãi). Mà làm cho người khác sợ hãi có nghĩa là "khủng bố". Chúng ta có thể hiểu theo hai cách về một "đối thủ ghê gớm" như tôi đã tạm phân tích ở trên. Nhưng biết đâu, cách hiểu thứ hai mới là điều mà ông tướng Mỹ kia ngụ ý? Xin hãy cho tôi tiếp tục trình bày mà tạm quên đi những mối thành kiến nào đó có thể đang dâng lên trong lòng quý vị.

Khi căn cứ vào những dữ kiện lịch sử- những điều không thể chối bỏ, những điều đã được trải nghiệm bằng chính xương máu của những người đã kinh qua cuộc chiến ấy- chúng ta sẽ có cái nhìn tường minh hơn. Riêng phần mình, với kiến thức ít ỏi về chiến tranh Việt Nam, tôi đã có thể tìm thấy những hình ảnh có khả năng "làm cho sợ hãi" của quân đội Bắc Việt qua nhiều biến cố như Tết Mậu Thân, và các "trận đánh" của đội Biệt động Sài Gòn như: "trận đánh" tàu nhà hàng Mỹ Cảnh, "trận đánh" cư xá Brinks...; và chưa kể đến những câu chuyện ghê gớm mà tôi từng được nghe những người già kể lại về vô số những "trận đánh" như thế vào trường học, khu dân cư, cầu cống....Đến nỗi, khi nghe nói quân đội Cộng sản Bắc Việt sắp vào đến ngã ba Cai Lang, thành phố Đà Nẵng, những người dân sống ở Đà Nẵng khi đó đã run cầm cập vì nghe tin đồn rằng người Cộng sản mà vào họ sẽ rút hết móng tay móng chân người dân. Đó có thể là điều sợ hãi thái quá, nhưng nó cho chúng ta thấy khả năng gieo rắc sợ hãi đến trình độ đỉnh cao của những người tự xưng là "quân giải phóng".

Những ai đọc lịch sử, những ai có đủ lương tâm và tầm tri thức trung bình, đều thấy rằng, những cái mà quân đội Bắc Việt và những người "nằm vùng" gọi là "trận đánh" gây nhiều tiếng vang đều không nhằm vào những mục tiêu trên tiền tuyến, để giành chiến thắng quân sự trực tiếp mà đánh vào những nơi ăn chốn ở cốt để gây sợ hãi. Gây sợ hãi cho người dân nhằm làm xáo trộn xã hội, gây sợ hãi đánh vào tâm lý Quốc hội và dư luận Mỹ....

Ngày nay, ai đi qua đường Hai Bà Trưng, đều nhìn thấy "Bia chiến công trận đánh cư xá Brinks". Cái mà người ta gọi là trận đánh thực ra là một cuộc đánh bom một nơi ở của cố vấn quân sự Mỹ ở miền Nam Việt Nam do hai thành viên Biệt Động Sài Gòn thực hiện. Điều mà họ gọi là "trận đánh" sao tôi thấy nó hao hao giống cách làm của những kẻ khủng bố Hồi giáo cực đoan, chỉ khác một chỗ là họ không tự sát. Đối với thế giới ngày nay, những kẻ đánh bom như thế thật sự là những kẻ "nguy hiểm", "ghê gớm".

Ngoài cái cách thể hiện "formidable" như trên, quân đội Bắc Việt còn khiến người ta sợ hãi hơn gấp bội vì sự coi thường tính mạng binh sĩ của họ. Thông thường, con người sợ hãi những kẻ thù tấn công mình một cách tàn ác, nhưng người ta sẽ kinh hoàng đến rợn người khi biết về những hành động coi tính mạng của người phe mình như cỏ rác, cốt chỉ nhằm đạt được mục đích của kẻ chỉ huy.

Người Cộng sản đã lấy chính nghĩa chống giặc ngoại xâm để lừa dối, tuyên truyền, kích động hàng triệu Thanh niên miền Bắc lao vào cuộc chiến như con thiêu thân. Chúng ta được nghe nói rất nhiều về những tấm gương đầy nhiệt huyết và sự hy sinh anh dũng của những người trẻ tuổi mới chập chững vào đời.

Đối với những cái chết đó, tôi không có bất cứ tình cảm tích cực nào ngoài sự thương tiếc. Cả một thế hệ người đã bị lừa gạt vì không nhận chân được bản chất của chế độ, của cái chủ thuyết mà nó rêu rao. Âu tất cả cũng chỉ là những sản phẩm lịch sử của một thời đại!

image

Để rồi sau cái ngày "thống nhất" ấy là những chuyến vượt biên vượt biển của hàng trăm ngàn người, và đã có cả hàng ngàn người phải bỏ xác ngoài biển khơi; là những năm tháng bao cấp, đói khổ đến cùng cực; đến nay đỡ đói khổ một chút, nhưng dân Việt ta vẫn chưa thoát khỏi thân phận làm thuê, ở đợ cho thiên hạ; đặc biệt vẫn còn cam chịu làm thần dân phục tùng các ông vua Cộng sản. Thế nhưng bất chấp cái thực tế đau buồn ấy, nhiều ngụy biện về thống nhất, về "công lao chống Mỹ cứu nước của Đảng" vẫn tồn tại ngay cả trong lớp người "có học" ở Việt Nam.

Thiết nghĩ một sự hy sinh chỉ nên có và đáng được ngợi ca khi đánh đổi với nó là một giá trị to lớn hơn. Bằng lập trường đề cao cá nhân, tôi cho rằng, mọi ý niệm: thống nhất, giải phóng dân tộc, kẻ thù...phải được đặt trong mối tương quan của chúng với những giá trị an sinh hạnh phúc thực sự của người dân.

Suy cho cùng, mọi thứ bao gồm: thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, chính trị...chỉ là những phương tiện để đạt đến những giá trị nhân bản, để bảo vệ và phục vụ con người. Mọi định chế, mọi nỗ lực chính trị và xã hội đều nhằm vào cái đích đến quan trọng nhất của nó là CON NGƯỜI. Nếu mục đích cuối cùng ấy không đạt được thì mọi phương tiện kia chỉ là mưu đồ của kẻ lãnh đạo.

Thật điên rồ thay cho những kẻ luôn hô hào "mục đích biện minh cho phương tiện". Chúng ta biết rằng, việc đánh giá tính chính đáng của phương tiện tuỳ thuộc vào mối tương quan về bản chất của nó đối với mục tiêu. Nói rõ hơn, chúng ta không thể dùng một phương tiện phi nhân để giành lấy một mục tiêu nhân bản.

Kết quả là, "sự nghiệp giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước" đã không khiến Việt Nam trở nên hùng mạnh hơn, dân tộc ta trở nên kiêu hãnh hơn; mà đơn giản chỉ là biến một miền Nam trước "giải phóng" hơn hẳn Hàn Quốc, sau gần bốn mươi năm thống nhất, cùng với cả nước lẹt đẹt chạy theo sau cả Thái Lan. Nếu ta lấy cứu cánh là sự phồn thịnh của quốc gia, là an sinh hạnh phúc, là tự do nhân phẩm của mỗi một người dân làm chuẩn thì liệu sự thống nhất ấy có nghĩa lý gì?

Đó là khi vấn đề được đặt dưới lăng kính lý luận. Còn thực tế thì mọi sự đã quá rõ ràng. Cái mà người ta gọi là "kháng chiến chống Mỹ cứu nước" ấy thực chất chỉ là để giúp Trung Quốc "đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng". Hay như Lê Duẩn từng nói :XHC "ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc, cho các nước , cho cả nhân loại". Nói cho rõ ra, đó là cuộc chiến giúp cho chủ nghĩa Cộng sản bành trướng xuống Đông Nam Á theo tinh thần Quốc tế Cộng sản bất chấp tinh thần dân tộc, là giúp cho Trung Cộng dễ dàng Hán hoá một Việt Nam suy yếu sau cuộc chiến tương tàn khốc liệt.

Đã ba mươi bảy năm trôi qua kể từ ngày "giải phóng", giải phóng miền Nam khỏi mối quan hệ đồng minh với Mỹ để trở thành chư hầu hèn mọn của Trung Cộng. Sự thống nhất, sự giải phóng đó mới đau đớn làm sao! Gần bốn thập niên đã qua đi, dấu vết chiến tranh trên mảnh đất quê hương Việt Nam đã dần phai nhạt, nhưng những tổn thương của lòng người vẫn còn hằn sâu, thậm chí ngày càng sâu hơn. Thống nhất hai vùng địa lý nhưng vẫn vắng bóng một sự Hoà hợp trong tình tự dân tộc.

Vết thương cũ do cuộc tiến chiếm miền Nam chưa kịp lành thì chúng ta lại có thêm những chia cắt mới : chia cắt giữa một bên là một nhóm người cam phận làm tay sai cho ngoại bang, với một bên là những con người yêu nước không khoan nhượng; chia cắt giữa một phía là nhóm người lãnh đạo Quốc gia cùng những kẻ ăn theo cố gắng bám giữ ngôi vị độc tài để tiếp tục nô lệ hoá người dân, với một phía là những người đấu tranh và chấp nhận hy sinh cho tự do và phẩm giá con người.

Tôi vẫn nghĩ rằng, một con người trở nên dũng mãnh nhờ có ý chí. Một dân tộc trở nên hùng mạnh, cũng như vậy, phần nhiều dựa vào tinh thần và khí chất. Nhưng tinh thần và khí chất ấy chẳng thể có được nếu dân tộc ấy chia rẽ. Chính sức mạnh của tinh thần đoàn kết, sự Hoà hợp dân tộc có thể góp phần giúp chúng ta tạo lập một mãnh lực mới cho dân tộc.

Chỉ e Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục bỏ lỡ những chuyến tàu thời đại nếu trong lòng dân tộc còn có những chia cắt chí mạng như thế. Nhưng thiết tưởng, sự Hoà hợp có khả năng xoá bỏ mọi ngăn cách, hàn gắn mọi vết thương, mang mọi người Việt về trong cùng một chí nguyện chỉ có thể đạt được trên tinh thần Hoà giải thiện chí, trên quyền lợi dân tộc và trên những nguyên tắc hướng thiện chứ không phải là sự thoả hiệp với cái xấu ác.

Chỉ e những người Cộng sản Việt
Nam quá u mê và tham lam để khởi động một chương trình Hoà hợp, Hoà giải và thay đổi chính trị đầy tham vọng như thế. Chỉ e những người Cộng sản chẳng thể làm nổi những gì mà nhà cầm quyền độc tài Miến Điện đã làm. Chỉ e.... Bởi đến hôm nay, họ vẫn một lòng một dạ coi mối quan hệ với Trung cộng là "chủ trương nhất quán", là "ưu tiên hàng đầu" như lời Tổng tham mưu trưởng quân đội nhân dân Việt Nam đã tuyên bố mới đây tại Bắc Kinh.

image

Mỗi năm tháng Tư về, bao nhiêu lễ lạt, đình đám vẫn diễn ra bất chấp mối hoài niệm về quá khứ vẫn nặng trĩu trong lòng nhiều người Việt, bất chấp mối ưu tư về tương lai đất nước vẫn canh cánh trong lòng những người có tâm huyết với đất nước.

Những con người có lương tâm và tự trọng không bao giờ vui sướng được trong nỗi thống khổ to lớn ấy của dân tộc. Thử hỏi xương máu của hàng triệu con người đã ngã xuống trong cuộc chiến chỉ để tạo nên một Việt Nam thống nhất trong chia rẽ, thống nhất trong sự Hán hoá, thống nhất trong sự mất tự do và quyền làm người hay sao? Ba mươi tháng Tư- xin cầu nguyện cho tự do và nhân phẩm, cho sự Hoà hợp dân tộc và nền công lý.
Huỳnh Thục Vy
Sài Gòn, ngày 20 tháng 4 năm 2012




 







 
 
                                                                                           
TÔI VỀ THĂM VIỆT NAM
TÔI THẤY và NGHE ĐƯƠC GÌ  Ở SÀI GÒN
 và MIỀN NAM VIỆT NAM
 Sau 37 năm dưới chế độ CS


Lời người viết:  Đây không phải là một phóng sự hay một bài nghiên cứu xã hội với những phương pháp khoa học của nó - mà chỉ là những điều vụn vặt mắt thấy tận nơi, tai nghe tận chỗ - ghi lại môt cách trung thực.

PHÓ THƯỜNG DÂN


Tôi thấy bộ mặt Saigòn đổi mới với: Những khách sạn 5 sao, 4 sao lộng lẫy. Đổi mới với những nhà hàng “ vĩ đại “ trên các tuyến đường du lịch. Với những trung tâm “thư giản” sang trọng, quý phái cở câu lạc bộ Lan Anh. Với những vũ trường cực kỳ tráng lệ như vũ trường New Century Hànội. Với những trường Trung học tư thục mang tên Mỷ, giáo sư Mỷ, chương trình học của Mỷ, giảng dạy bằng tiếng Mỳ- học sinh phải trả học phí bằng tiền Mỷ - 1,000 US$ đến 1,500 US$ /tháng. (Giai cấp nào đủ sức trả học phí nầy cho con? ) 
 

  
Tôi cũng hiểu rằng các nơi nầy là nơi ăn chơi của vương tôn công tử “đỏ”, các nhà giàu mới - thân nhân các quyền lực đỏ đứng đàng sau, các quan chức đỏ đô la đầy túi. Họ đến đây để “thư giản”, uống rượu, đánh bạc, cá độ và tìm gái. Uống chơi vài chai rượu ngoại VSOP, XO là chuyện thường. Mỗi đêm có thể tiêu hàng ngàn đô la Mỷ cũng không phải là điều lạ. Trong khi lương tháng của một thầy giáo Trung học trường công không đủ để trả một chai rượu XỌ Vụ cá độ hàng triệu US$ đã bị phanh phui. là một thí dụ cụ thể. Vũ trường New Century bị Công an đến giải tán vì các công tử và tiểu thư con các quan chức lớn nhảy đã rồi… “ lắc” suốt đêm. Để vài hôm sau - đâu lại cũng vào đó…
 
 
Tôi cũng thấy Sàigòn- người, xe và phố xá dầy đặc, nghẹt thở - vài tòa cao ốc mọc lên vô trật tự - ở xa xa, có cái trông giống như chiếc hộp quẹt. nhà cửa mặt tiền hầu hết đều lên lầu nhiều tầng. Kiến trúc hiện đại. Vật liệu nhập cảng đắc tiền. Nhà trong hẻm - phần lớn cũng lên nhiều tầng cao nghệu. Có nhiều khu xây cất bừa bãi, nhô ra thụt vào như những chiếc răng lòi sĩ vô duyên. , lấn chiếm ngang ngược đất công hoặc lề đường… 
 
Tôi thấy Sàigòn bị ô nhiểm trầm trọng với hằng triệu tiếng động cơ, ngày đêm đinh tai nhức óc và 5.000.000 chiếc Honda - phun khói mịt mù - chưa kể đến xe hơi ???
 
 
Và hệ thống cống rảnh lạc hậu. mỗi khi trời mưa lớn - nước rút không kịp, ứ đọng tràn ngập nhà cửa. Hệ thống đổ rác còn lạc hậu. không đáp ứng nổi nhu cầu thải rác của 10.000.000 dân nhung nhúc như kiến. Sàigòn đầy dẫy những hàng ngoại do công ty ngoại quốc sản xuất tại chỗ, hàng lậu của Trung quốc tràn vào vô số kể. Máu kinh tế Việt Nam bị loảng ra. Nhưng chế độ xã nghĩa im thin thít chịu trận, không dám một lời phản kháng. Một chiếc xe Honda nhãn hiệu Trung quốc giá khoản chừng 1,200 đô la Mỷ, chưa kể hàng Trung quốc lậu thuế, rẻ mạt.

Thuốc lá và bia - bia nội, bia ngoại - có đủ. Nhậu và hút là 2 cái mốt bình dân thời thượng nhứt ở Sàigòn. Đảng viên, cán bộ - giai cấp thống trị -"Nhậu". Già nhậu, trẻ nhậu… con nít cũng tập tành nhậu. Hút thì khỏi nói. Giai cấp cán bộ răng đen mã tấu bây giờ là giai cấp nắm quyền thống trị - đã lột xác - không còn quấn thuốc rê, bập bập phà khói mịt mù nữa - mà lúc nào cũng lấp ló một gói 3 con 5, Craven A, trong túi. Lãnh đạo hút, cán bộ hút, dân chúng hút - thậm chí con nít 9, 10 tuổi ở đồng quê cũng phì phà điếu thuốc một cách khoái trá.

 Các hảng bia và thuốc lá ngoại quốc đã tìm được một thị trường tiêu thụ béo bở. Cán bộ lớn cũng âu phục cà vạt hẳn hoi, xe hơi bóng loáng. nhưng bộ răng hô, mái tóc bạc thếch, và nước da mông mốc, cũng không dấu được nét thô kệch của một anh nhà quê mới lên Tỉnh.Tôi còn thấy Sàigòn với hiện tượng “tiếm công vi tư” lộng hành, ngang ngược của Công an đến độ dân chúng quen thuộc, xem là một chuyện đương nhiên như chuyện hối lộ đã trở thành cái lệ bất thành văn trong chế độ xã nghĩa. Chiếm đoạt một nửa công viên, xây nhà gạch dùng làm quán cà phê. Chưa thỏa mãn - ban đêm còn dọn thêm bàn ghế trên sân cỏ của phần công viên còn lại và thắp đèn màu trên mấy chậu kiểng cho thêm thơ mộng. Ông chủ bự nầy chắc chắc không phải là dân thường. Ông lớn nầy xem công viên như đất nhà của ông vậy. Ai có dịp đi ngang qua mũi tàu - nơi gặp gở của 2 đường Nguyễn Trải và Lê Lai cũ, ngang hông nhà thờ Huyện Sĩ - thì rõ.           
 
 
Còn nhiều, rất nhiều chuyện lộng hành chiếm đất công, lấn lề đường nhan nhãn ở khắp Saigòn. Chỉ đưa ra vài thí dụ cụ thể: Một công thự tại vườn Tao đàn (có lẽ là nhà cấp cho viên Giám đốc Công viên Tao đàn) - mặt tiền ngó vào trong - mặt hậu nhìn ra phía đường Nguyễn Du (Taberd cũ) - bên có màn trổ cửa mặt sau nhà, xây thêm phía sau thành 2 căn phố thương mãi mặt tiền ngó ra đường Nguyễn Du, trị giá mỗi căn, nhiều trăm ngàn mỷ kim - ngon ơ !

Tương tự như vậy - ở góc đường Thành Thái và Cộng Hoà cũ, trước sân nhà của ông Hiệu Trưởng trường Quốc gia Sư Phạm trước 75 - phố thương mãi,  quán xá la liệt chiếm mất mặt tiền. Ngang ngược và lộng hành nhứt là 2 căn phố thương mãi bên hông trường Trương minh Ký, đường Trần hưng Đạo, chễm chệ xây lên ngay bên góc phải sân trường như thách đố dân chúng. Còn trên lề đường khá rộng trước câu lạc bộ CSS cũ, bây giờ là câu lạc bộ Lao động - nhiều gian hàng thương mãi bán quần áo, giày vớ thể thao, buôn bán ầm ỉ, náo nhiệt suốt ngày. Công an chiếm đất công, xây nhà tư. Công viên, lề đường trước nhà dân là đất riêng của Công An. Công an sử dụng làm chỗ gửi xe, bịt kín cả lối đi vào nhà. Không ai dám hó hé. Im lặng là an toàn. Thưa gửi là dại dột. Mà thưa với ai?

Tất nhiên là phải thưa với công an. Không lẽ công an xử công an? Tướng CS Trần Độ phản ảnh còn rõ rệt hơn : “Xã hội Việt Nam ngày nay là một xã hội vô pháp luật mà phần đầu tiên gây ra là Đảng . Không thể nào chống tham nhũng được vì nếu Đảng chống tham nhũng thì Đảng chống lại Đảng sao? “ (Nhật ký “Rồng Rắn” của Trần Độ).            Nón cối, nón tai bèo, dép râu, áo chemise xùng xình bỏ ngoài chiếc quần màu cứt ngựa của người cán bộ CS ngơ ngác khi mới vào Sàigòn - đã biến mất. Cũng không còn thấy những chiếc áo dài tha thướt của những cô gái đi dạo phố ngày cuối tuần trên các đại lộ Lê Lợi, Lê thánh Tôn, Tự do những ngày trước 75 nữa. Thay vào đó là một đội ngũ phụ nữ - mũi và miệng bịt kín bằng “khẩu trang”, găng tay dài đến cùi chỏ, cỡi Honda chạy như bay trên đường phố.
 
 
Tôi còn thấy những người nghèo khổ chở trên chiếc xe thồ, những thùng carton và bao túi Nylông, chồng chất lên nhau cao ngất như sắp đổ xuống… Những bà cụ già, những cậu bé tuổi đáng được ngồi ở ghế nhà trường, những anh phế binh cụt tay, cụt chưn, lê lết trên một miếng ván gổ … đi bán vé số (một cách ăn xin trá hình).
 
 
Bộ mặt Sàigòn “đổi mới” bằng những khách sạn lộng lẫy, những câu lạc bộ thời thượng, những phố xá thương mãi sang trọng, những hiệu kim hoàn lóng lánh kim cương, những nhà hàng ăn vĩ đại, những vũ trường cực kỳ tráng lệ, những biệt thự đồ sộ nguy nga mới xây bằng vật liệu ngoại đắt tiền. trang trí cây cảnh như một mảng vườn Thượng uyển của vua chúa ngày xưa, những xe hơi bóng loáng nhởn nhơ trên đường phố - Nhiều người chóa mắt. choáng váng, cho là “Việt Nam bây giờ tiến bộ quá”. Riêng Phó thường dân tôi tự nghĩ : Như vậy có phải là tiến bộ không ?

Sự tiến bộ của một nước cần phải nhìn về nhiều mặt : Mặt y tế và giáo dục, mặt đời sống vật chất và tinh thần của dân chúng. Lợi tức đầu người của Việt Nam - theo thống kê của báo The Economist - bằng: 800 US$ năm 2011 (Hà Nội bốc lên 1,000 US$, Chỉ hơn Lào và Cambodia chút đỉnh. So với các nước láng giềng: Thái Lan: 3.500 US$ - Phi luật Tân: 2.000 US$ - Nam Dương: 1.160.US$. Tân gia Ba 30.000 US$. (The Economist World, năm 2011 - p. 158, 176, 238) - Việt Nam còn lẹt đẹt đàng sau rất xa. Và trước bộ mặt thay đổi choáng ngợp nầy - nếu đặt câu hỏi: Ai là chủ nhân của những xe hơi, khách sạn- vũ trường, những thương hiệu lớn, những biệt thự lộng lẫy kia? - Thì câu trả lời không sợ sai lầm là của cán bộ đảng viên (tại chức hoặc giải ngủ) hoặc con cháu thân nhân của họ. Và ở thôn quê - Giai cấp giàu có bây giờ là ai ? Giai cấp địa chủ là ai ? Có phải do của cải của ông cha để lại hay do sự kinh doanh tự do, mua bán làm ăn mà có ???   

 
HIỆN TƯỢNG NGƯƠI BẮC XA HÔI CHỦ NGHĨA CHIẾM HỮU
TOÀN BỘ PHỐ XÁ THƯƠNG MAI QUAN TRONG Ở SAIGÒN -
  KHỐNG CHẾ MỌI LÃNH VỰC TRỌNG YẾU Ở MIỀN NAM.
 
Cho dù núp dưới cái hào quang chiến thắng “đánh Tây, đuổi Mỷ” - cho dù che giấu, lấp liếm, giải thích thế nào chăng nữa - Thì dân miền Nam (gồm cả Nam lẫn Bắc theo chế độ Tự Do) vẫn thấy một sự thật. Sự thật đó là người Bắc XHCN tràn ngập, chiếm hữu toàn bộ phố xá thương mãi trọng yếu của Sàigòn. Làm sao nói khác được khi đi một vòng quanh Sàigòn. Và các khu phố sầm uất nhứt, vào những hiệu buôn lớn để mua hàng hay hỏi han chuyện trò thì thấy toàn là người Bắc Cộng sản - Từ cô bán hàng đến bà chủ ngồi phía trong - Cũng toàn là người của xã hội chủ nghĩa miền Bắc.

Các tiệm buôn lớn trước 75- như các tiệm vàng Nguyễn thế Tài, Nguyễn thế Năng, Pharmacie Trang Hai, tiệm Émile Bodin của bầu Yên, nhà hàng Bồng Lai, Thanh Thế, Nguyễn văn Đắc, Phạm thị Trước. Hiện nay, một số đã đổi bảng hiệu hoặc xây cât lại. nhưng đều do người miền Bắc XHCN làm chủ. Các cơ sở khác như nhà hàng ăn lớn, tiệm phở, công ty thương nghiệp, dịch vụ lớn, những tiệm buôn bán dồ nhập cảng v. v. cũng đều do người Bắc XHCN chiếm giữ.

Tuy không có con số thống kê chính xác nhưng tự mình đi đếm hàng trăm tiệm buôn sang trọng quanh các khu phố lớn ở Sàigòn thì khám phá ra được chủ nhân là người Bắc XHCN (Tất nhiên là vợ con, thân nhân cán bộ lớn). Những gái Bắc XHCN bán hàng là con cháu của chủ nhân người Bắc CS (do các cô tự nói ra). Các cô chiêu đãi viên trên phi cơ VNHK đều là người Bắc thân nhân hay con cháu cán bộ - dĩ nhiên - vẻ mặt lạnh lùng, hách dịch với người Việt Nam và khúm núm lịch sự với khách ngoại quốc. Cán bộ, công nhân viên trọng yếu - Cũng đều là người Bắc - Trừ một số cán bộ gốc miền Nam ra Bắc  tập kết - theo đoàn quân viễn chinh vào đánh chiếm miền Nam - Thì cũng kể họ là người XHCN miền Bắc cả.

Hệ thống quyền lực từ trên đến dưới - Từ Trung ương đến địa phương - Từ Tỉnh thành đến quận lỵ, thị trấn, làng xả gần - đều do đảng viên người miền Bắc XHCN - nắm giữ. Những công Ty dịch vụ có tầm cở, những công Ty thương mãi sản xuất lớn - điển hình là một công Ty vận tải và du lịch có đến 10,000 xe hơi đủ loại, chủ nhân cũng là người Bắc XHCN. Từ chính trị đến văn hóa, từ giáo dục đến truyền thông, từ nhà cầm quyền cai trị đến chủ nhân cơ sở thương mãi, sản xuất - Cũng là do người miền Bắc XHCN nắm giữ. Đó là sự thật trước mắt ai cũng thấy.

Còn những vàng bạc, kim cương, đô la, tài sản tịch thu, chiếm đoạt được trong các cuộc đánh tư sản, cải tạo công thuơng nghiệp - nhà cửa của tù cãi tạo, của dân bị đuổi đi kinh tế mới, những tấn vàng của VNCH để lại, những luợng vàng thu được từ những người vuợt biên bán chánh thức - tài sản những người thuộc diện tư sản - toàn bộ tài sản nầy từ Saigòn đến các Tỉnh miền Trung, miền Nam - được đem đi đâu? - Không ai biết.       

 Thông thường - những của cãi nầy phải được sung vào công quỷ - để làm việc công ích như các ông cộng sản thường rêu rao bằng những mỹ từ đẹp đẻ. Thế nhưng - sự thật trước nhứt - là các ông đem chia chác nhau. Chia nhau một cách hợp hiến và hợp pháp theo Luật pháp XHCN (Đọc Đất đai-Nguồn sống và Hiểm Họa của Tiến sĩ Nguyễn thanh Giang). Ông lớn lấy tài sản lớn. Ông nhỏ - nhà cửa nhỏ. Có ông cán bộ trung cấp chiếm hữu đến 4, 5 căn nhà. Ở không hết… đem cho công Ty ngoại quốc thuê. Điều phổ biến nhứt là các ông cán bộ nầy - vì lo sợ cái gì đó - bèn đem “ bán non” những căn nhà đó lấy tiền bỏ túi trước. Một căn nhà của một viên chức tù cãi tạo đã sang tay đến 3 đời chủ.

Nhà cửa thuộc diện tù cải tạo là dứt khoát phải tịch thu - không ngoại lệ. Những trường hợp con ruột có hộ khẩu chánh thức còn được phép ở lại - là những biện pháp vá víu. Chủ quyền căn nhà nầy là Nhà nước XHCN.   Không chỉ có những người thuộc diện cải tạo công thương nghiệp, tù cải tạo, vượt biên mà người dân thường có nhà cửa phố xá đều bị “ giải phóng” ra khỏi nhà bằng nhiều chánh sách: Đuổi đi kinh tế mới, dụ vào hợp tác xả tiểu công nghiệp, mượn nhà làm trụ sở, cho cán bộ vào ở chung (chủ nhà chịu không nổi… phải bỏ đi), đổi tiền để vô sản hoá người dân, khiến họ bắt buộc phải bán tất cả những gì có thể bán để mua gạo ăn, cuối cùng chịu không nổi, phải bán nhà với giá rẻ bỏ, để vô hẻm ở, ra ngoại ô hoặc về quê… Cán bộ hoặc thân nhân cán bộ miền Bắc XHCN tràn vào “mua” nhà Saigòn với giá gần như cho không… và bây giờ là chủ những căn nhà mặt tiền ở Saigòn.

 Mang xe tăng T. 54, cà nông Liên xô, AK Trung cộng, đẩy hàng hàng lớp lớp thiếu niên “xẻ dọc Trường Sơn” bằng máu, nước mắt và xác chết… vào xâm chiếm miền Nam. Chiêu bài là “giải phóng” nhân dân miền Nam - nhưng sự thật khó chối cãi được - là vào để chiếm đoạt tài sản, đất đai, của cải, đuổi dân Saigòn (gồm cả người Nam lẫn Bắc theo chế độ Tự Do) ra khỏi Thủ Đô bằng nhiều chánh sách khác nhau - để bây giờ chính các ông đã trở thành những nhà tư bản đỏ triệu phú, tỉ phú đô la, vàng bạc kim cương đầy túi - những ông chủ công Ty có tầm vóc, những địa chủ đầy quyền lực.

Trương mục ở nước ngoài đầy nhóc đô la. Con cái du học ngoại quốc. (Trường hợp con Thủ Tướng CS Nguyễn tấn Dũng đang du học Mỷ là trường hợp điển hình). Như vậy hành vi nầy gọi là gì? Trong những lúc canh tàn rượu tỉnh - một mình đối diện với luơng tâm thuần luơng của mình - các ông tự gọi mình đi.    Đến thời “mở cửa” - cơ hội hốt tiền còn nhiều hơn gấp bội. Tư bản ngoại quốc ồ ạt đầu tư, khai thác dầu khí, thâu đô la Việt kiều về thăm quê hương - đô la khách du lịch ngoại quốc, bán đất cho Công Ty ngoại quốc xây cất cơ xưởng, cấp giấy phép các công Ty ngoại quốc, các dịch vụ đấu thầu xây cất cầu cống, làm đuờng xá, xây cất đại công tác.

 Những món nợ kếch xù từ Ngân hàng thế giới, từ quỷ tiền tệ quốc tế - những món nợ trả đến mấy đời con cháu cũng chưa dứt. Những đại công tác nầy mặc sức mà ăn, no bóc ké. Nhiều công trình vừa xây cất xong đã muốn sụp xuống vì nạn ăn bớt vật liệu. Một thí dụ diển hình: Một bệnh viện gần chợ “cua” Long Hồ - quê hương của Phạm Hùng - nước vôi còn chưa ráo đã muốn sụp. Hiện đóng cửa không sử dụng được. Hiện tượng người Bắc XHCN khống chế toàn bộ, làm chủ nhân ông mọi lãnh vực, chiếm hữu nhà cửa, phố xá thương mãi ở những khu thương mãi quan trọng nhứt - là một sự thật không thể chối bỏ. Cán bộ lớn đã trở thành những nhà tài phiệt đầy quyền lực - những ông chủ lớn giàu có nhứt lịch sử.

Trong khi dân chúng miền quê - nhứt là miền Nam - ngày càng nghèo khổ, thất nghiệp kinh niên. Khoảng cách giàu nghèo càng lớn - đời sống cán bộ và dân chúng càng ngày cách biệt. Giàu thì giàu quá sức. Nghèo thì nghèo cùng cực.  Nhà văn - bác sĩ Hoàng Chính - gọi thời kỳ sau 75 là thời “Bắc thuộc”: - “Năm Bắc thuộc thứ 2: Lưu vong tại quê nhà trong cái đói lạnh.  - Năm Bắc thuộc thứ 6: Cầu cho em nhỏ 10 tuổi đầu đủ cơm ăn giữa bầy thú hát điên cuồng chuyện thù oán. - Năm Bắc thuộc thứ 12: Trong ngục thất quê hương ấy, có những bộ xương thôi tập khóc cười. “ Miền Bắc XHCN đem quân xâm chiếm miền Nam để khống chế nơi đó bằng sự đô hộ hà khắc và tinh vi.

                                                                                                                                
BỘ MẶT THÔN QUÊ MIỀN NAM 

Có nhìn tận mắt, nghe tận nơi, mới hình dung được khuôn mặt miền Nam sau 37 năm dưới chế độ cọng sản. Để được trung thực - người viết ghi những điều thấy và nghe - không bình luận - tại những nơi đã đi qua. Thôn quê miền Nam - những làng xóm gần tỉnh lỵ quận lỵ đã có điện. Những làng xã xa xôi hẻo lánh vẫn còn sống trong sự tăm tối. Đường sá có tu sửa phần nào. Đường mòn đi sâu vào thôn xóm được lót bằng những tấm dalle lớn (đường xóm Cái Nứa, Cái Chuối xã Long Mỹ, VL), xe Honda và xe đạp chạy qua được. “Cầu tre lắt lẻo”, cầu khỉ được thay thế bằng cầu ván, cầu đúc (vật liệu nhẹ). Cầu tiêu công cộng trên sông các chợ quận (Cái bè, Cái răng) nay không còn thấy nữa.

 Nhà cửa dọc theo bờ sông Cần Thơ - chen vào những nhà gạch ngói, nhà tôn - còn nhiều nhà lá nghèo nàn. Tương tự như vậy - dọc theo bờ sông Long Hồ - một số nhà gạch nhỏ mới cất. xen kẻ những mái lá bạc màu. Vùng Trà ốp, Trà Cú (Vĩnh Bình), chợ Thầy Phó (Vĩnh Long) nhiều nhà gạch mới xây nhưng vẫn không thiếu nhà lá, nhà tôn. Đường mòn chạy sâu vào thôn xóm vẫn còn đường đất lầy lội vào mùa mưa nước nổi.

           Hai bên đường xe chạy từ Mỷ Tho, Cao Lãnh, Châu Đốc, Hà Tiên, Rạch Giá, Cần Thơ. Nhìn chung - có một sự thay đổi rõ rệt. Nhà cửa, hàng quán dầy đặc, động cơ ồn ào, người ta chen chúc. Cảm giác chung là ngột ngạt, khó thở. Những vườn cây xanh um bên đường đã biến mất hoặc thụt sâu vào trong, không còn thấy nữa. Không còn vẻ đẹp thiên nhiên ngày nào của vườn xoài cát sai hoằng, mát mắt vùng Cái Bè, An Hữu, vườn mận Hồng Đào chạy dài hàng mấy cây số ở Trung Lương.  

 Dưới sông - từ kinh Vỉnh Tế chảy dài ra sông Tiền Giang - hai bên bờ toàn là nhà sàn, phía sau chống đở sơ sài bằng những trụ cây tràm. Mỗi nhà hoặc 2, 3 nhà đều có cầu tiêu tiểu bắc phía sau. Tắm rửa giặt giũ, múc nước lên uống, phóng uế - cũng cùng trên một dòng sông. Không có gì thay đổi. Làng Chàm còn gọi là chà Châu Giang cũng còn đó. Cũng nghèo như trước. Những chiếc ghe vừa dùng làm nhà ở, vừa là hồ nuôi cá. Basa, cá điêu hồng v. v. ở dọc bờ sông khá dài. Dường như ngành nầy hoạt động khá mạnh. Dọc trên những nhánh phụ lưu của 2 con sông Tìền và sông Hậu - người ta không còn thấy bóng dáng của những cô gái thướt tha trong chiếc áo bà ba và chiếc quần lãnh Mỷ A, chèo ghe tam bản, bơi xuồng như thời trước 75 nữa.

Hỏi một ông già tên Ph. tại Cái Răng, được trả lời: “ Đi lấy Đại Hàn, Đài Loan hết rồi ông ơi! “ Tôi hỏi thêm: “ Các cô gái có nghe nhiều người bị gạt bán vào ổ mãi dâm, nhiều cô gái bị chồng bắt làm lao động khổ sai, bị ngược đãi, đánh đập. các cô gái nầy không sợ sao ông? - “ Biết hết - mấy cổ biết hết, báo Tuổi trẻ đăng hàng ngày. Nhưng cũng có những cô có chồng Đại Hàn, cho tiền cha mẹ xây nhà gạch. Cô khác thấy vậy ham. Phần nghèo, phần không có việc làm kinh niên. Họ liều đó ông.

Biết đâu gặp may. “Câu chuyện gái Việt lấy chồng Đại Hàn, Đài Loan hiện không ai là không biết. Tờ Tuổi trẻ - số ra ngày mùng 1 Tết năm Đinh Hợi - trong bài: “ Nỗi đau từ những con số”- có nói đến số phận của 65.000 phụ nữ đang làm vợ những ông chồng Đài Loan già, tàn tật đui mù, làm vợ tập thể cho cả gia đình cha lẫn con. Cũng do tờ báo nầy: “Tại một tổ chức kết hôn lậu, hàng chục cô gái đang “bày hàng” để 2 ông Hàn quốc tuyển chọn làm vợ và 118 cô gái khác đang nằm, ngồi, lố nhố chờ đến luợt mình “ Và cũng do tờ Tuổi Trẻ số phát hành ngày 25-04-2007, viết: “Hơn 60 cô gái, tuổi từ 18 đến 20 từ miền Tây Nam bộ lên Saigòn để dự tuyển.

Các chàng rể Hàn Quốc được quyền soi xem kỷ, chú ý đến cả từng vết thẹo trên thân thể cô gái. Dich vụ môi giới hôn nhân lậu có chiều hướng gia tăng. Chỉ trong vòng nửa tháng mà Công An đã phát hiện 3 vụ môi giới hôn nhân trái phép ở quận 6, 10 và Tân Bình với gần 400 lượt cô gái hiện diện. Thậm chí - những cô gái được xe ôm chở tới địa điểm dồn dập gây náo loạn cả xóm”. Người viết có lần lang thang trên đường Nguyễn tri Phương tìm quán ăn cơm trưa, có chứng kiến tại chỗ: Từng cặp trai gái lố nhố xếp hàng đôi trước cửa một trường học, để lần luợt vào trong. Hỏi một người trung niên lái xe Honda ôm, được anh trả lời: ‘ “Đó là những người con gái đi lấy chồng Đài Loan và Đại Hàn.

Hàng bên trong là những đang làm thủ tục xuất ngoại theo chồng. Hàng bên ngoài là những người đang vào ký giấy hôn thú sau khi đã qua các cửa ải môi giới và thủ tục tuyển lựa”. Tôi nhìn kỷ các cô gái nầy tuổi rất trẻ khoản chừng 18 đến 20, đứng cặp với những anh Tàu già sồn sồn- có một người tàn tật. Không thấy có thanh niên trẻ. Nhìn cách ăn mặc và nghe họ nói chuyện - tôi đoán chừng họ đến từ miền Tây Nam Bộ. Đây là tổ chức môi giới chánh thức có giấy phép hành nghề.  

Song song với tổ chức chánh thức, còn có một tổ chức “ môi giới hôn nhân lậu”- sự thật là một tổ chức buôn người, chuyên đi dụ dỗ trẻ em và gái, nói gạt là đi bán hàng hay đi làm việc tại các cơ xưởng ngoại quốc nhưng là để bán thẳng vào các ổ mãi dâm ở Kampuchia, Thái Lan, Ma Cau để nơi đây huấn luyện trẻ em làm nô lệ tình dục, các cô gái làm điếm, hoặc bán cho người Tàu bỏ tiền ra mua nô lệ. Tất nhiên là phải có sự tiếp tay che chở ăn chia của Công An. Nói là lậu nhưng thật ra là nhan nhãn xảy ra hằng tuần - thậm chí hằng ngày trước mặt dân chúng tại các quận Bình Thạnh, quận 11, Sàigòn.

Cho dù chánh thức hay lậu, hậu quả cũng gần giống nhau. Chánh thức thì có giấy phép, có công an làm thủ tục, chánh phủ thu tiền lệ phí. Lậu thì lén lút với sự che chở của Công An. Hậu quả gần giống nhau. Nhiều cô gái về làm vợ mấy tên Đài Loan, Đại Hàn bị ngược đãi, đánh đập tàn nhẫn - ban ngày làm nô dịch, ban đêm phục vụ tình dục rồi bán vào động mãi dâm lấy tiền gở vốn lại. (Trại cứu giúp nạn nhân của cha Hùng ở Đài Bắc là một bằng chứng) Còn lậu thì bán thẳng vào ổ điếm. Biết bao nhiêu thảm cảnh, biết bao nhiêu bi kịch thương tâm làm rúng động lương tâm nhân loại.

Cựu Quốc Trưởng Sihanouk không giấu được nỗi xót xa trước thảm cảnh người phụ nữ Miên làm vợ mấy thằng Tàu, lên tiếng kêu gọi họ trở về nước. Không thấy Việt Nam nói nửa lời! Những cô gái nầy có biết những thảm kịch đau thương, những sự hành hạ, ngược đãi, đánh đập. nầy khi lấy chồng Đài Loan, Đại Hàn không? Có bị cưỡng bức, bị dụ dỗ hay tự nguyện? Cha mẹ có đồng ý hay cản trở? Nguyên nhân nào đã thúc đẩy họ dấn thân vào con đường hiểm nguy, tương lai mù mịt?     

 Trừ những trường hợp bị dụ dỗ qua đường dây buôn người - những người con gái này thật sự là họ TỰ NGUYỆN. Họ còn phải vay tiền mua sắm, ăn diện, hối lộ để đuợc giới thiệu. Nhưng nguyên nhân nào thúc đẩy họ đi lấy chồng Đài Loan, Đại Hàn? Có thể có nhiều nguyên nhân phức tạp. Phó thường dân tôi chỉ đưa ra vài nhận định thiển cận như sau: Quá nhiều chương trình ngăn chống lũ lụt, chương trình công nghiệp hóa, đô thị hoá bừa bãi, không được nghiên cứu cẩn trọng, đất đai canh tác bị thu hẹp, Dân số gia tăng. Khối lượng đông đảo người miền Trung, Bắc XHCN tràn vào.

Nông dân miền Nam thiếu đất canh tác. Các cô gái miền Tây quẩn bách vì không có việc làm kinh niên - cuộc sống vô vọng mịt mờ - có nhiều trường hợp bị thúc đẩy vì cha mẹ mắng nhiếc, đay nghiến khi so sánh con gái mình với cô con gái làng bên có chồng Đại Hàn mang tiền về xây nhà gạch cho cha mẹ. Và cũng vì hấp thụ một nền giáo dục của chế độ CS (sinh sau 75) - những người trẻ tuổi không có ý niệm về luân lý đạo đức cũ. thang giá trị bị đảo lộn nên họ không đặt nặng danh dự, sĩ diện như thời trước. Do vậy - khi bị dồn vào đường cùng họ đành đánh liều nhắm mắt đưa chưn. Nhưng động lực chánh là nghèo.

                                                                                                                                                      
NGHÈO

Là nguyên nhân chánh đưa đẩy các cô gái miền Tây Nam Bộ đi lấy chồng Đại Hàn và Đài Loan… để hy vọng thoát khỏi cảnh đời cơ cực, vô vọng không lối thoát. Thế nhưng tại sao đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) - vựa lúa nuôi sống cả nước - sau 32 năm dưới chế độ CS lại trở nên nghèo như vậy - nghèo hơn cả đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) ? Theo tiêu chuẩn nghèo từng vùng của Tổng cục thống kê Việt Nam - thì tỷ lệ ĐBSCL năm 1998: ĐBSC: 37%. ĐBSH: 29% .

 Năm 2002: ĐBSCL: 13 %. ĐBSH: 9%. (Nhà x. b Thống kê - Hànội, trang 13 - LVB trích dẫn) Dù theo tiêu chuẩn nào: tiền tệ (tính bắng tiền hay bằng gạo) - mức sống (bao gồm lương thực, nhà ờ, mức sống văn hóa) - ĐBSCL vẫn nghèo hơn ĐBSH - bởi lẽ khi nghèo về lương thực - thì khó có thể giàu về nhà ở và đời sống văn hoá.      Đó là cái nghèo mà anh Lâm văn Bé đã nhìn qua những con số có giá trị của những chương trình nghiên cứu thống kê khoa học. Và sau đây là cái nghèo miền Nam qua cái nhìn tận mắt, nghe tận nơi của người viết: Cái nghèo ở Việt Nam bao gồm cả thành thị lẫn thôn quê là cái nghèo thiếu trước hụt sau, ăn bữa sáng lo bữa chiều - cái nghèo của một nông dân, nhà dột nát. khi trời mưa lúc ban đêm, không có chỗ để nằm phải tìm một góc nhà, phủ cái mền rách lên người ngồi run cằm cặp, trước từng cơn gió lạnh buốt lùa vào căn nhà trống hốc…

 Cái nghèo của một người đi mượn tiền, muợn gạo. tới ngày hẹn không tiền trả. Cái nghèo của một thanh niên thất nghiệp, cha bị lao phổi không tiền mua thuốc nằm ho sù sụ, mẹ bơi xuồng đi bán bắp nấu không đủ gạo cho một đàn con 4 đứa, mũi dãi lòng thòng đang bốc đất cát chơi ngoài sân. Tục ngữ bình dân có câu: Ít ai giàu 3 họ, khó 3 đời. - Có. Tôi quen biết ông Sáu S. làm nghề chày lưới. ở sông Long Hồ. Đời con là anh Tư Te tiếp nối nghề nầy: nghề đi nhủi tép. Và trên bờ sông Long Hồ năm nay (2011) tôi thấy vợ chồng một cậu thanh niên tên M. vừa cặp xuồng vào bến, đem miệng nhủi còn dính đầy rong rêu phơi trên mái nhà lá đã nhuộm màu thời gian bạc thếch. Hỏi thăm thì té ra là con của Tư Te. Đời ông nội - nghèo! Đời cha nghèo! Đời cháu cũng nghèo! Khó 3 đời đó.

 Cọng Sản đổi đời cho người giàu thành nghèo - không đổi đời cho người nghèo thành giàu. Người nghèo vẫn tiếp tục nghèo. Nói chung thì nông dân Việt Nam chiếm 85% dân số mà đất không đủ để canh tác - còn công nghiệp không có khả năng biến nông dân thành thợ thuyền. trong khi dân số lại gia tăng quá tải. Cho nên thất nghiệp không thể tránh. Nghèo là hiện thực. Tiến sĩ Lê đăng Doanh trong một bài phổ biến trên mạng, viết : “Nông dân đã nghèo, đất đã kém đi, nhưng mỗi năm thêm 1 triệu miệng ăn, lấy đâu ra mà ăn. Lao động vất vả mỗi ngày trên 8m2 đất thì lấy gì mà giàu có được? “

                               MIỀN NAM - 37 NĂM DƯỚI CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN

Kinh tế Việt Nam - trong đó có miền Nam - có chút tiến bộ - so từ thời kỳ bao cấp đến thời kỳ mở cửa. Nhưng chỉ là tiến bộ với chính mình. Đối với các nước khác trong vùng thì còn lẹt đẹt, cầm lồng đèn đỏ… Và điều quan trọng là sự phát triển nầy có đem lại phúc lợi cho dân chúng qua sự tái phân lợi tức quốc gia, để tài trợ các chương trình y tế, giáo dục (hiện nhiều người nghèo không có tiền đóng học phí bậc Tiểu học cho con) - các chương trình tạo công ăn việc làm, phát triển nông nghiệp, xây dựng hạ tầng cơ sở hay không? Hay là phát triển bằng những con số báo cáo rổng tuếch? Lợi tức tạo được đã bị cả hệ thống của những con virus tham nhũng đục nát cơ thể. Và hiện tại - muốn phát triển công nghiệp - nhà cầm quyền địa phương - theo lệnh Đảng - mở rộng khu công nghiệp, khu du lịch, đã quy hoạch lấy đất, phá mồ phá mả, chiếm nhà dân một cách bạo ngược. Lòng dân phẩn uất, kêu la than khóc. Oán hận ngút trời xanh! (19 Tỉnh miền Nam biểu tình khiếu kiện trước trụ sở quốc hội 2 Sàigòn). Như vậy có gọi là phát triển không?


                                                                             KẾT LUẬN

- 37 năm nhìn lại:
Người ta thấy miền Bắc đã “giải phóng” dân Sàigòn ra khỏi đất đai, nhà cửa của họ. Họ phải rút vô hẻm, ra ngoại ô hay về quê bằng nhiều chánh sách khác nhau. “Giải phóng” miền ĐBSCL ra khỏi sự trù phú do thiên nhiên ưu đãi từ nhiều thế kỷ. “Giải phóng” quân nhân, viên chức chế độ cũ ra khỏi nhà, để đưa họ vào các trại tù cải tạo hoặc đẩy họ ra biển… “ Giải phóng” phụ nữ miền Tây, để họ được tự do đi làm “vợ nô lệ”, đi làm điếm ở Kampuchia, TháiLan.

      - 37 năm nhìn lại:
Người ta thấy Việt Nam trở lại thời kỳ mua bán nô lệ như thời Trung cổ. Phụ nữ Việt Nam bị bán đấu giá trên E-bay Taiwan website (2010) - bị trưng bày trong lồng kính, cũng để bán đấu giá như một con súc vật ở Singapour (2011). Chỉ trong năm 2011 - có khoản 400.000 phụ nữ và trẻ em bị bán ra ngoại quốc. (Theo UNI CEF - LHQ và Bộ Tư Pháp Việt Nam) 
  
   - 37 năm nhìn lại:
Mượn lời nhà báo Claude Allegre, báo L’expresse ngày 29-8-2011: “Người ta không thể cho qua một cách im lặng những Khơ me đỏ, những trại tập trung ở Cambodia và những cuộc tàn sát man rợ ở đó. Và Việt Nam không được biết đến như là một chế độ nhân đạo hơn. Dưới cái cớ là dân tộc can đảm nầy đã chiến thắng các siêu cường quốc - người ta đi đến chỗ quên đi một nền độc tài đẫm máu đang thực thi trên xứ sở"

- 37 năm nhìn lại:
Miền Bắc XHCN rõ ràng đã thiết lập một nền đô hộ miền Nam - khắc nghiệt, tinh vi hơn cả thời Pháp thuộc. Và điều quan trọng trên hết là Việt Nam đang đứng trước hiểm họa mất nước. Một trí thức Việt Nam lên tiếng cảnh cáo: “Việt Nam đang đứng trước hiểm họa mất nước. Mất cả đất đai, sông núi và dân tộc. Việt Nam sẽ trở thành một tỉnh lẻ của Tàu." (Trích Người việt hải ngoại - Nguyễn văn Trấn)

PHÓ THƯỜNG DÂN
 
 

 
Tình Người Muôn Vàn 

 

Bút ký của Đoàn Thanh Liêm

Thời gian gần đây, tôi được đọc một số bài của nhà văn Tràm Cà Mau và lấy làm thích thú được biết rằng : Tác giả dù bị đau bệnh nhiều mà vẫn cung cấp cho độc giả những bài viết đày tính cách lạc quan khích lệ - có tác dụng nâng cao trí óc và tâm hồn chúng ta (uplifting). Những bài viết như thế đó rõ ràng biểu lộ một sự suy nghĩ tích cực - mà người Mỹ gọi là "Positive Thinking" - như đã được trình bày trong một cuốn sách nổi tiếng của tác giả Norman Vincent Peale phổ biến từ thập niên 1950 (The Power of Positive Thinking).


Trong bài viết mới đây nhất phổ biến vào đầu tháng Bảy năm 2012, nhan đề là " Ơn Đời Chứa Chan ", ở đọan kết luận - tác giả Tràm Cà Mau đã trưng dẫn lời biện bạch của nhân vật lớn tuổi là ông Tư đại khái như sau : Ông đang được hưởng nhiều phước hạnh do Trời ban, nhiều ân nghĩa của nhân lọai xã hội, nhiều tình thương của gia đình, bạn bè... Và ông Tư thấy tội nghiệp cho những người "nắng không ưa, mưa không chịu", luôn luôn bi quan bất mãn và tự làm khổ cho chính bản thân mình...


Chính vì tâm đắc với nội dung của bài "Ơn Đời Chứa Chan" nói trên của tác giả Tràm Cà Mau, mà tôi xin ghi lại những sự việc mình đã đích thân chứng kiến có liên hệ đến chuyện ân nghĩa trên đời qua bài viết này với nhan đề : "Tình Người Muôn Vàn".

 

I - Trước hết là câu chuyện xung quanh Nạn Đói năm Ất Dậu 1945 tại làng quê tôi.


Đầu năm 1945, tại vùng đồng bằng sông Hồng ở miền Bắc quê hương tôi đã xảy ra nạn đói khủng khiếp gây ra cái chết thảm thương cho đến mấy triệu nạn nhân. Cụ thể trong làng tôi thuộc xã Cát Xuyên, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định, thì có đến 30% dân làng bị thiệt mạng - trong đó có rất nhiều bà con và bạn hữu gần gũi của tôi, điển hình là chú ĐòanĐức Thiêm là người em út của bố tôi. Vì đói, nên chú Thiêm phải bỏ nhà ra đi biệt tăm mất dạng và đã bỏ xác nơi đâu - mà không một ai trong dòng họ biết đích xác được là chú mất ở đâu, vào ngày giờ nào nữa.


Ngay trong nhà tôi, thì nhiều khi bố mẹ tôi cũng phải cho nấu gạo độn thêm với khoai sắn hay với cám - để dành ra chút ít gạo nhằm cứu trợ cho bà con trong làng. Mẹ tôi bảo : Mình bớt ăn nhịn tiêu đi, để mà “nhường cơm sẻ áo” cho người đang thiếu thốn, thì điều đó mới đích thực có ý nghĩa cao quý.


Đặc biệt là ông bố tôi đã ra tay tổ chức chôn cất cho những người chết đói bỏ xác "vô thừa nhận" tại khu chợ Cát trong làng. Ông cụ phải cho một người trai trẻ ăn no để anh còn có sức phụ giúp ông khiêng xác chết đem ra chôn ngòai nghĩa địa - nơi huyệt mộ cả hai người vừa mới hì hục đào lên.

Việc ông cụ tự nguyện đứng ra "chôn xác kẻ chết" như thế đã được bà con trong làng đánh giá cao, họ gọi đó là thể hiện cái tình "nghĩa tử là nghĩa tận". Và sau đó Tòa Giám mục Công giáo ở Bùi chu đã cấp cho ông cụ một tấm bằng khen ngợi công việc bác ái này của cụ.


Chuyện bố mẹ tôi nêu tấm gương từ thiện bác ái như thế giữa lúc bà con bị khốn khổ vì nạn đói năm Ất Dậu 1945 đen tối thảm hại đó - quả thật đã ảnh hưởng sâu sắc đến anh chị em chúng tôi trong gia đình. Và điều đó sau này cũng thúc đảy tôi nhập cuộc cùng với các bạn đồng trang lứa ở vào tuổi trưởng thành - để dấn thân hết mình với công tác xã hội tại miền Nam Việt nam - nhằm cứu trợ những nạn nhân chiến cuộc giữa thời kỳ chiến tranh tàn khốc vào hồi thập niên 1960 - 70.


Rồi bây giờ đến lượt thế hệ thứ ba là các cháu nội ngọai của bố mẹ tôi, thì dù tất cả đều sinh sống trên đất Mỹ - các cháu cũng tham gia rất hăng say với công việc từ thiện nhân đạo tại Việt nam - cụ thể là thông qua các tổ chức Hope Today và SAP VN (Social Assistance Program).

 

II - Kỷ niệm về một số bạn hữu đã khuất bóng.


Khi từ miền Bắc di cư vào miền Nam năm 1954, thì tôi đã đến tuổi 20 và theo học tại trường Luật ở Saigon. Vào năm 1956, tôi cư ngụ tại cư xá sinh viên có tên là Câu lạc bộ Phục Hưng trên đường Nguyễn Thông gần với bệnh viện Saint Paul. Tại cư xá do mấy linh mục thuộc dòng Đa minh tổ chức này, tôi được gặp rất nhiều bạn có tinh thần hăng say với công tác xã hội và chúng tôi rủ nhau tình nguyện tham gia những việc làm cụ thể có ích cho đồng bào, điển hình như đến thăm viếng những trẻ em mồ côi ở các cô nhi viện, cứu trợ nạn nhân bão lụt, hỏa họan v.v...

Sau đó, thì các bạn lại lôi cuốn tôi tham gia sinh họat với Nhóm Thanh niên Thiện chí với những cuộc cắm trại kèm theo công tác phục vụ đồng bào ở địa phương - mà tiếng Mỹ gọi là "Work Camp". Rồi kể từ năm 1965, một số anh chị em chúng tôi đã hợp nhau thành lập một Chương trình Phát triển Cộng đồng tại địa phương các Quận 6, 7 và 8 Saigon. Rồi cũng qua những công tác xã hội như thế, tôi quen biết thêm được với nhiều người bạn người Việt cũng như người ngọai quốc - mà cùng có sự đồng cảm với mình trước nỗi khổ đau quá lớn lao của vô số những nạn nhân chiến cuộc.

Những bạn hữu này xuất thân từ nhiều quốc gia khác nhau với niềm tin tôn giáo khác nhau, và cũng khác nhau cả về mặt chính kiến nữa. Nhưng mà tất cả chúng tôi đều có một mẫu số chung, đó là cùng nhau ra sức phục vụ đồng bào Việt nam mình đang lâm vào hòan cảnh khó khăn bế tắc ngặt nghèo.

Dưới đây, tôi xin đơn cử trường hợp của một số bạn hữu thân thương mà tôi có duyên quen biết qua một số công việc cùng theo đuổi chung với nhau. Các bạn này đều đã qua đời từ ít lâu nay.

 

1 – Anh Nguyễn Đức Nhuần, sinh viên Dược khoa.


Anh Nhuần quen biết với tôi từ hồi còn học ở ngòai Bắc và sau này lại ở chung với nhau tại cư xá Phục Hưng Saigon từ năm 1956. Anh tham gia sinh họat với Nhóm Thanh Lao Công (JOC = Jeunesse Ouvrìere Catholique) từ hồi còn ở Hanoi cùng với các anh Nguyễn Đức Phong, Nguyễn Quang Hồ…Trong thời gian ở Phục Hưng, anh Nhuần có nhờ tôi dịch một vài tài liệu bằng tiếng Pháp để đăng trong nội san của Nhóm. Nhưng chẳng bao lâu sau, anh bị đau bệnh phổi và qua đời vào đầu năm 1957 tại nhà thương Saint Paul trước sự thương tiếc của số đông sinh viên chúng tôi trong cư xá.

Qua anh Nhuần, tôi có dịp tìm hiểu thêm về sinh họat của Phong trào Thanh Lao Công trên thế giới, đặc biết là các bài viết của vị Sáng lập của JOC, đó là Linh mục Joseph Cardijn người Bỉ. Ông khuyên các đòan viên JOC là phải thực hiện cả 3 việc, đó là : Xem – Xét – Làm (Voir – Juger – Agir) trong mọi hành động nhằm nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của giới lao động nghèo khổ bần cùng.

Và tôi thật cảm kích trước tấm gương nhập cuộc của bà Simone Weil là một giáo sư về môn Triết học - mà lại đi làm một công nhân tại hãng chế tạo xe hơi Renault - để cùng chia sẻ nỗi vất vả cơ cực của giới lao động thời trước đệ nhị thế chiến. Simone Weil là bạn học cùng lớp với Simone de Beauvoir người bạn đời nổi danh của Jean Paul Sartre ấy.

Người sau này cũng có lý tưởng phục vụ giới lao động như anh Nhuần, đó là anh Nguyễn Văn Tánh hiện cũng ở Bruxelles nước Bỉ. Anh Tánh vừa được bàu vào chức vụ Chủ tịch Ủy Ban Bảo vệ Lao động trong kỳ Đại hội tại Washington DC vào cuối tháng 6 năm 2012 này, mặc dù anh đã ngòai 80 tuổi rồi.

 

2 – Chị Phạm Thị Thân, sinh viên Nha khoa.


Từ năm 1957, qua sự giới thiệu của anh bạn Bùi Minh Đức sinh viên Y khoa, tôi bắt đầu sinh họat với Nhóm Thanh niên Thiện chí lúc mới còn phôi thai chỉ có chừng vài chục sinh viên. Trong Nhóm này, người họat động kiên trì bền bỉ nhất phải kể đến chị Phạm Thị Thân. Đó là người mà từ khi còn là một nữ sinh ở ngòai Hanoi thì đã là một đòan viên nòng cốt của Phong trào Nữ Hướng Đạo Việt nam. Sau khi đi du học ở Mỹ về, thì chị Thân đã góp phần quan trọng vào việc phát triển Phong trào Thanh niên Thiện chí ở Việt nam song song với nhiệm vụ của một Tổng Ủy Viên  của Nữ Hướng Đạo.

Vì không bận rộn với chuyện gia đình riêng tư, nên chị đã dành tòan thời gian ngòai việc dậy học tại Đại học Nha khoa cho cả hai tổ chức Nữ Hướng Đạo và Thanh niên Thiện chí này. Chị Thân đã qua đời tại Mỹ vào năm 2007 ở tuổi 75. Trước năm đó, thì cũng đã có nhiều huynh trưởng của Phong trào Thanh Thiếu niên ở miền Nam trước năm 1975 đã ra đi, điển hình như các bạn Trần Đại Lộc, Lê Đình Điểu, Trần Huy Phong, Nguyễn Hữu An, Ngô Mạnh Thu, Đỗ Ngọc Yến... Và gần đây vào năm 2010 - 2011 là Nguyễn Ngọc Thạch, Nguyễn Đức Quang...

Chị Thân cũng như các bạn nói trên là những nhân vật tiêu biểu cho thế hệ những người trẻ đã dấn thân tích cực trong việc phục vụ nhân quần xã hội tại Việt nam giữa thời kỳ chiến tranh khói lửa khốc liệt trong các thập niên 1960 – 70. Họ đích thực là những đại diện xuất sắc của khu vực Xã Hội Dân Sự tại miền Nam vậy.

 

3 – Anh Gene Stoltzfus của Đoàn Xây Dựng Hòa Bình Thiên Chúa Giáo  (CPT = Christian Peacemaker Team).


Gene Stoltzfus đã từng là một đòan viên của tổ chức Thanh Niên Chí Nguyện Quốc Tế họat động tại Việt nam hồi đầu thập niên 1960. ( IVS = International Voluntary Services). Sau đó, anh trở về Mỹ và đi học thêm về môn Á châu học (Asian Studies) và Thần học. Năm 1988, Gene cùng các bạn đứng ra thành lập tổ chức "Đòan Xây Dựng Hòa Bình Thiên Chúa Giáo" (CPT) gồm những thiện nguyện viên đi đến những vùng có nguy cơ xung đột bạo động để tìm cách thuyết phục hai bên đối nghịch dàn xếp các mâu thuẫn tranh chấp bằng sự thương lượng và thỏa hiệp với nhau (compromise) thay vì sử dụng bạo lực chém giết lẫn nhau. Các bạn tình nguyện trong CPT này thực hành đúng theo lời giáo huấn được ghi rõ trong cuốn Kinh Thánh của Thiên Chúa Giáo, đó là : "Phúc thay cho những kẻ làm cho người hòa thuận" (Blessed are the Peacemakers).

Các đòan viên này phải đối đầu với sự nghi kỵ căng thẳng từ cả hai phía, nên chịu áp lực rất nguy hiểm, đến nỗi có người bị sát hại giữa lúc tìm cách giàn xếp cuộc tranh chấp ở địa phương. Tổ chức CPT được một số tôn giáo yểm trợ về tài chánh cũng như về tinh thần, nhưng họ lại không chủ trương đi truyền đạo như các giáo sĩ.

Tôi có dịp gặp lại Gene vào năm 2008 tại trụ sở của cơ quan xã hội trung ương của giáo hội Mennonite (MCC = Mennonite Central Committee) tại thành phố Akron trong khu vực Lancaster tiểu bang Pennsylvania. Lúc đó, anh đã về nghỉ hưu và sinh sống với gia đình ở Canada. Nhưng vào năm 2010, Gene đã qua đời vì bệnh tim ở vào tuổi 70 (1940 – 2010). Geneđã để lại thương tiếc cho bao nhiêu bạn hữu vốn hằng quý mến và khâm phục tinh thần hăng say của anh trong công cuộc xây dựng hòa bình tại nhiều nơi trên thế giới.

 

4 – Anh Vũ Lục Thủy, nhà biên khảo về văn học và lịch sử.


Anh Vũ Lục Thủy tên thật là Vũ Năng Phương quê quán tại làng Lục Thủy huyên Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Anh có niềm say mê với sách vở ngay từ thời còn nhỏ tuổi, lúc mới chập chững vào lớp trung học. Vào những năm 1951 - 52, tôi thường có dịp đến chơi với Phương ở nhà của cha mẹ anh tại làng Lục Thủy.

Bạn bè học cùng lớp với anh tại trung học Chu Văn An Saigon như các anh Trần Huy Bích, Hà Mai Phương cũng là những nhà nghiên cứu có tiếng tăm, thì đều quý mến và đánh giá cao công trình biên khảo của Vũ Lục Thủy. Mà các bậc trưởng thượng về văn học như cụ Nguyễn Khắc Kham, Tăng Xuân An, Nguyễn Đình Hòa, thì đều mến mộ anh và gọi anh là “Tiên sinh”. Bác sĩ Phạm Hữu Trác ở Canada là bạn học cùng quê thì cho biết là : "Vào những năm đầu thập niên 1980, Phương hay nhờ tôi mua giùm một số sách xuất bản ở trong nước mà chỉ ở Canada mới có bán, vì nước này có giao thương với Hanoi – trong khi ở Mỹ thì vẫn còn áp dụng lệnh cấm vận đối với Việt nam..." Với niềm say mê tìm tòi nghiên cứu trong nhiều năm tháng, anh bạn Vũ Lục Thủy đã cho phổ biến được nhiều bài viết rất có giá trị về lịch sử và văn học mà được các học giả và công chúng đánh giá cao.

Nhưng không may, Vũ Lục Thủy đã đột ngột qua đời ở San Diego California vào mùa hè năm 2001 lúc mới ở tuổi 65 – 66. Thật là sự mất mát lớn cho giới nghiên cứu biên khảo của Việt nam vậy.

 

*  *  *

 

Trên đây, tôi chỉ trưng dẫn một số trường hợp điển hình về hành động của các nhân vật là cha mẹ, là bạn hữu thân thiết của tôi. Những việc làm của họ rõ ràng là xuất phát từ tấm lòng yêu thương đồng lọai, quý trọng sự sống con người, yêu mến văn hóa dân tộc.

Dù tất cả họ chẳng phải là những nhân vật kiệt xuất hay vĩ nhân anh hùng gì - thì trong phạm vi khả năng giới hạn của mỗi người, họ cũng đã cố gắng đóng góp thật đáng kể cho sự an vui của nhân quần xã hội. Tôi thật biết ơn vì tấm gương tốt đẹp sáng ngời như thế của cha mẹ cũng như của các bạn hữu thân thương đã để lại cho bản thân mình từ suốt bao nhiêu năm qua.

Và như tôi đã có lần nhắc đến : Tôi thật tâm đắc với câu trong bài hát của nhạc sĩ Trầm tử Thiêng : “Tạ Ơn Trên : Người Vẫn Thương Người “. Bài viết đơn sơ mộc mạc này là một minh họa cho cái tấm lòng nhân ái bao la rộng mở của rất nhiều bà con trong thế hệ chúng ta ngày nay vậy.

Một lần nữa, tôi xin cảm ơn nhà văn Tràm Cà Mau - vì bài “ Ơn Đời Chứa Chan” của ông đã tạo hứng khởi cho tôi để viết thành bài “ Tình Người Muôn Vàn “ này đây./

 Costa Mesa, California
ngày 5 tháng Tám năm 2012

Đoàn Thanh Liêm

Nửa giờ với BS Nguyễn văn Hoàng

VRNs (18.02.2013) – Sài Gòn – Nhân dịp đầu năm mới, bác sĩ Nguyễn Đan Quế đã viết ra các câu trả lời, mà nhiều người đã đặt ra với ông trong năm qua.

VRNs xin giới thiệu các câu hỏi và trả lời này.

Câu hỏi 1: Nhiều người cho rằng đất nước chúng ta đang ở vào một giai đoạn lịch sử vô cùng phức tạp, cam go, thù trong giặc ngoài.

Ngoài bị CS TQ khuynh loát ở biển Đông và trong nước dân chúng bất mãn cao độ vì quốc nạn tham nhũng và kinh tế suy thoái sau khi hàng loạt tập đoàn và các công ty quốc doanh phá sản, nợ xấu ngân hàng cao ngất ngưởng, nổ bong bóng địa ốc, thị trường chứng khoán liên tục tuột dốc, thất nghiệp cao, giá sinh hoạt tăng, giá điện, nước, xăng tăng mỗi ngày, tệ nạn xã hội tràn lan, bệnh viện nào cũng quá tải. Giáo dục từ chương, lỗi thời, vẫn còn ép buộc học sinh sinh viên học CN Mác Lênin, trẻ em bỏ học nhiều, sinh viên tốt nghiệp không tìm được việc làm.

Trong khi đó phong trào dân chủ (DC) vẫn còn yếu, tản mát, chưa phối hợp hoặc qui tụ được, lại bị theo dõi, sách nhiễu, đàn áp.

Đa số mọi người, kể cả đảng viên, đều đồng ý là VN phải thay đổi. Người thì dự đoán là thay đổi từ giới lãnh đạo đảng CS, người thì cho là nếu không như vậy thì rối loạn do quần chúng nổi dậy là khó tránh khỏi.

Ý kiến của Bs ra sao?

Trả lời: Trước đây nhiều người nghĩ là: hoặc thay đổi từ bên trong đảng với sự xuất hiện của 1 Gorbachow VN thi hành cải cách DC từ trên xuống; hoặc là xã hội xáo trộn mạnh, rồi thiết lập DC từ dưới lên như Mùa Xuân Ả Rập, CM Hoa Lài… Nhưng gần đây phương cách dân chủ hóa (DCH) diễn ra ở Miến Điện (MĐ) được nhiều người chú ý và nghĩ là VN nên đi theo con đường chuyển đổi ôn hoà như ở MĐ.

MĐ bế tắc về phát triển vì Tây phương cấm vận, và MĐ cũng muốn thoát khỏi ảnh hưởng nặng nề của TQ. Giới quân nhân cầm quyền thấy không có con đường nào khác là phải DCH và họ đã nói chuyện với phe DC, khởi đi là chấm dứt quản thúc Bà Aung San Suu Kyi, thả tù chính trị, nới lỏng kiểm duyệt báo chí. Chúng ta cần lưu ý vai trò tích cực của truyền thông quốc tế, và các chính phủ DC trên thế giới nhất là HK, LMÂC, Asean… hỗ trợ mạnh mẽ bà Aung San Suu Kyi khiến cho khuynh hướng đòi cải cách DC hầu như ngay lập tức có được thế chủ động đối với giới quân nhân cầm quyền.

Dĩ nhiên, tình hình đất nước chúng ta có những khác biệt với MĐ, chẳng hạn như:

(a) Đảng cộng sản (CS) kiểm soát rất chặt chẽ chính quyền ở tất cả các cấp, chi phối quốc hội (QH), can thiệp toà án, chỉ đạo đoàn TNCS, Hội phụ nữ… Độc tài CS xảo quyệt, gian manh, và nguy hiểm hơn độc tài quân phiệt MĐ. CS rất có kinh nghiệm kết hợp nhuần nhuyễn công an trị với bộ máy tuyên truyền bao trùm trên cả nước. Cũng may CNCS phá sản và nhờ có internet nên tầm mức độc tài đã bị vô hiệu hoá phần nào.

(b) Mở cửa sớm từ năm 1986, kinh tế VN phát triển hơn hẳn MĐ. Giai tầng trung lưu mới, đầy sức sống nhanh chóng hình thành, số người xử dụng internet trên 20 triệu.

(c) Đáng lẽ phải có những cải cách chính trị khi theo kinh tế thị trường (KTTT) đã phát triển đến mức khá cao, Bộ chính trị (BCT) ĐCSVN lại duy trì cơ chế cũ “đảng lãnh đạo – chính quyền quản lý” hoàn toàn không thích hợp với KTTT. Cán bộ trình độ và khả năng kém nên đầu tư hoang phí và không hiệu quả. Hố xa cách giầu – nghèo trong xã hội ngày càng lớn. Tham nhũng mọc lên như nấm, lan như bệnh dịch.

Cho đến nhiệm kỳ đầu của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (NTD) từ 2006 và sang nhiệm kỳ hai từ năm 2011, một loạt đổ bể làm ăn thua lỗ của các tập đoàn như PMU 18, Vinashin, Vinalines, khủng hoảng nợ xấu ngân hàng, bể bong bóng địa ốc… Tiền của dân và tiền vay nước ngoài thất thoát lên đến hàng chục tỷ đô la. Hoảng hốt TBT Nguyễn Phú Trọng mới phát động chiến dịch “phê và tự phê” để chỉnh đảng.

Hiện đảng CSVN lâm vào thế bế tắc: bên ngoài bị TQ ép trên hồ sơ biển Đông. Bên trong quần chúng bất mãn và “đảng lãnh đạo” không có đường lối giải quyết, còn “chính quyền quản lý” lại quá tham nhũng hết thuốc trị.

Bây giờ nói về phong trào dân chủ (PTDC):

Trước những bất công xã hội, kinh tế ngày một khó khăn, thái độ hèn mạt của giới lãnh đạo HN trước những đòi hỏi của TQ trên biển Đông… quần chúng uất ức, bắt đầu có nhiều người lên tiếng phản kháng lại giới cầm quyền, đòi hỏi công lý, đòi phải có cải cách DC.

Đa số là trí thức lương tâm và giới trẻ trung lưu thuộc đủ mọi thành phần xã hội gốc nông dân, công nhân, văn nghệ sĩ…tham gia tích cực trên mặt trận internet bằng cách viết các “Báo Lề Dân”, viết blog cá nhân, nhằm nhậy cảm hoá, lôi cuốn quần chúng tích cực tham gia đấu tranh cho tự do – dân chủ. Chính quyền độc tài toàn trị CS sử dụng bạo lực là chính để đập tan mọi chống đối từ trong trứng nước, kể cả chống đối mới có trong tư tưởng. Công an cài người khắp nơi nghe ngóng, cài vào tập thể học sinh sinh viên, các nhóm hay cài công an mạng để đánh sập các trang web, lấy cắp email, tung tin gây chia rẽ nội bộ, bôi nhọ cá nhân, đóng giả người tích cực tham gia phong trào (PT), giăng bẫy để có chứng cớ bắt, và đặc biệt tung tin hoả mù trên mạng để hoá giải, lũng đoạn thông tin của các “Báo Lề Dân”. Chúng tìm đủ mọi cách, kể cả những đòn ngón bẩn thỉu và thâm hiểm nhất để gây khó khăn tối đa cho những anh chị em hoạt động, như không đâu nhận cho vào làm việc, không ai dám cho thuê nhà để ở, không cho rời nơi cư trú hay gây tai nạn khi di chuyển, vu oan giá hoạ như có ma tuý hay tiền giả trong người…Công an tự tiện xông vào nhà khám xét, gọi đi làm việc đe doạ, sách nhiễu, hay bắt giữ, truy tố dưới điều luật 88 (tuyên truyền chống nhà nước) hoặc 79 (âm mưu lật đổ chính quyền) để bỏ tù những người hoạt động. Như mới đây vừa bắt nữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên mới 20 tuổi vì chống TQ gây bất bình lớn trong dư luận, hay xử án tù rất nặng một loạt những người yêu nước như vụ các blogger Điếu Cầy, Tạ Phong Tần, Anh Ba Saigon, nhà giáo Đinh Đăng Định, hai nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình… Nhưng vì tình yêu nước nồng nàn, trước Tổ Quốc không có tương lai, đất nước lâm nguy, dân tình đói khổ, các anh chị em dấn thân hoạt động trong PTDC đã cố gắng thực hiện nhiều bước tiến lớn so với những năm trước. Tuy nhiên, vẫn chưa đủ sức đáp ứng được với khó khăn lịch sử đòi hỏi. PT hãy còn tản mát, chưa phối hợp hành động hiệu quả, chưa qui tụ, chưa tổ chức lại được, chưa có người lãnh đạo. Hoạt động có tính tự phát, liên hệ với nhau chủ yếu qua internet và DTDD. Chúng ta chưa may mắn có được một nhà lãnh đạo được quốc tế hậu thuẫn mạnh mẽ như bà Ang San Su Chi. 

Tuy nhiên, nếu nhìn tổng quát và toàn diện hơn chúng ta thấy:

Cuộc chiến đấu của chúng ta đòi Nhân quyền, Dân sinh và DC là tự chính người dân bất bình đứng lên, phản đối những bất công trong cuộc sống, như từ vật giá leo thang, thất nghiệp, đòi bồi thường tương xứng đất bị trưng dụng, đến chống TQ chiếm HS – TS. Tất cả mọi tiếng nói, mọi hình thức đấu tranh đều có một hướng chung (là đòi DC), nhắm vào một mục tiêu chung (là BCT). PT được số đông quần chúng ngưỡng mộ vì có chính nghĩa, hợp lòng dân; trong khi BCT thiểu số, bị dân chúng chán ghét, bị cô lập. Sức mạnh của PTDC nằm rải rác khắp nơi trong quần chúng trên cả nước. Tổng hợp lại thì đây là sức mạnh lớn, có tiềm năng bột phát cao, nhưng hiện chưa bùng lên được trước bộ máy kềm kẹp công an trị còn rất mạnh. 

Tóm lại: PT đấu tranh đòi DC cũng đang gặp bế tắc, không biết làm thế nào thúc đẩy cho tiến trình DC đi tới, ngay cả như trong trường hợp mới đây khi có mâu thuẫn công khai xảy ra trong hàng ngũ lãnh đạo đảng chóp bu ở Hà Nội. Tôi muốn nói đến diễn tiến trong Hội nghị trung ương lần thứ 6 BCHTƯ ĐCSVN.

Câu hỏi 2: Vâng, theo tin tức loan tải để chỉnh đốn đảng cầm quyền tha hóa, tham nhũng TBT Nguyễn Phú Trọng phát động chiến dịch phê và tự phê, và triệu tập gấp Đại hội lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảngvào đầu tháng 10-2012.

Nhiều người tưởng nhiều nhân vật cao cấp kể cả Thủ tướng sẽ bị mất chức.

Nhưng khi bế mạc Hội nghị sau 15 ngày nhóm họp TBT Nguyễn Phú Trọng cho biết: “Bộ chính trị, ban bí thư đã nghiêm túc tự phê bình và thành thật nhận lỗi trước Ban chấp hành Trung ương về những yếu kém, tồn tại trong công tác xây dựng Đảng, những suy thoái, tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, đảng viên.”

Ông nói tiếp: “Bộ chính trị đã thống nhất 100% đề nghị Ban chấp hành Trung ương cho được nhận một hình thức kỷ luật và xem xét kỷ luật đối với một đồng chí ủy viên Bộ chính trị.”

Và rồi kết luận: “Về việc đề nghị xem xét kỷ luật, Ban chấp hành Trung ương đã thảo luận rất kỹ, cân nhắc toàn diện các mặt ở thời điểm hiện nay và đi đến quyết định không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ chính trị và một đồng chí trong Bộ chính trị; và yêu cầu Bộ chính trị có biện pháp tích cực khắc phục, sửa chữa khuyết điểm; không để các thế lực thù địch xuyên tạc, chống phá.”

Trong khi đó, tất cả các hãng thông tấn nước ngoài đều cho rằng “một đồng chí trong Bộ chính trị” chính là nhắm vào Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Bs nhận định thế nào về vụ việc khác thường này.

Trả lởi: Hầu hết Ủy viên Trung ương đảng đều “tay có nhúng chàm” với tham nhũng nên không muốn “rút dây động rừng”, phải bảo vệ ông Dũng ngồi lại chức vụ thủ tướng. Khi bỏ phiếu tín nhiệm, phe thiểu số chủ trương chỉnh đảng để chống tham nhũng của Nguyễn Phú Trọng, bị đa số thuộc phe bị tố là tham nhũng của Nguyễn Tấn Dũng vô hiệu hoá, làm thất bại mưu đồ của TBT Trọng muốn mượn tay Trung ương kết tội TT Dũng bất tài và tham nhũng.

Phe muốn chỉnh đảng của TBT Trọng không thuyết phục được trung ương đảng kết tội TT Dũng tham nhũng là một thất bại lớn. Thanh thế của ông TBT bị thương tổn nặng, quyền uy của đảng bị thách thức nghiêm trọng. Hay nói rõ hơn là TBT Nguyễn Phú Trọng bị TT Nguyễn Tấn Dũng hạ đo ván, thua một cách nhục nhã trước toàn đảng, toàn quân và toàn dân.

Từ đầu đến cuối hội nghị, TT Dũng không hề có một lời tỏ vẻ hối lỗi hay nhận tội dù chỉ là lấy lệ trước Trung ương hay Bộ chính trị.

Nhưng một tuần sau, TT Dũng lại xuất hiện trước Quốc Hội, tự nhận lãnh trách nhiệm yếu kém của Chính phủ trước các đại biểu nhân dân, với mục đích nhằm xoa dịu áp lực to lớn ngày càng tăng của quần chúng, trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng chậm, lạm phát cao, tham nhũng tràn lan cùng sự bất ổn và nợ xấu trong lĩnh vực ngân hàng. Cảm nhận gió đổi chiều, nhiều đại biểu, cựu lãnh đạo, trí thức đã lên truyền hình khen Thủ tướng là thẳng thắn và ủng hộ kế hoạch giải quyết khó khăn kinh tế của Thủ tướng năm 2013.

Ý nghĩa của những sự việc liên tiếp xẩy ra trong thời gian ngắn chưa đầy một tháng như ngầm nói lên cho mọi người hiểu rằng: TT Dũng không chối có tham nhũng. Nhưng TBT Trọng phải nhớ rằng đa số uỷ viên trung ương đều có dính líu và ăn chia. Kết quả bỏ phiếu ra sao đã cho toàn đảng thấy Trung ương theo phe TT Dũng, chứ không phải hậu thuẫn cho TBT Trọng.

TT Nguyễn Tấn Dũng chỉ ra xin lỗi trước Quốc Hội, trên nguyên tắc là cơ quan quyền lực cao nhất của toàn dân như Hỉến pháp đã qui định, là một gáo nước lạnh tạt vào mặt Đảng. Rõ ràng dựa vào thế nhân dân “có tính biểu tượng” của QH, Dũng coi khinh Đảng từ Bộ chính trị, Ban bí thư, đến Ban chấp hành Trung ương.

Câu hỏi 3: Nội bộ đảng chia rẽ như vậy, liệu đây có phải là cơ hội tốt cho PTDCVN không?

Trả lởi: Cơ hội tốt ngay thì chưa phải, vì PTDC của chúng ta còn non trẻ và yếu, trong khi bộ máy kềm kẹp đàn áp của CS lại mạnh. Tuy nhiên, lại là cơ hội hiếm có mà phong trào đấu tranh đòi Dân Chủ Hoá Việt Nam cần khéo léo khai thác.

Ai cũng biết Quốc Hội hiện nay chỉ là bù nhìn của Bộ chính trị, hơn 90% thành viên Quốc Hội là đảng viên cộng sản do Bộ chính trị giật giây. Nhưng tình hình xã hội đang thay đổi lớn. Càng ngày càng nhiều đảng viên bất mãn với đảng, không còn lý tưởng, tư tưởng chính trị giao động mạnh. Họ ý thức được rằng Sức Mạnh Quần Chúng (SMQC) áp lực ghê gớm lên giới cầm quyền ngồi ở Hà Nội đòi phải Dân Chủ Hoá đất nước (theo gương Miến Điện). Ngày càng nhiều thành phần xét lại và đồng thuận với quần chúng là phải Dân Chủ Hoá mới diệt trừ tham nhũng và phát triển bền vững được. Những thành phần này trong QH hãy còn sợ, chưa dám chủ động, có thái độ “chờ xem”, ngóng trông cơ hội.

PT Dân Chủ Việt Nam phải biết “tương kế tựu kế” lợi dụng việc đề cao Quốc Hội trong chức năng là hoạch định chính sách cho chính phủ và kiểm soát chính phủ khi thi hành. Đây chính là lúc tạo thời cơ “lộng giả thành chân” cho Quốc Hội nắm lại quyền lực tối cao, đứng trên đảng và các phe phái đang cấu xé nhau.

“Lộng giả thành chân” diễn ra trong bối cảnh hai phe đảng và chính quyền mâu thuẫn nhau, buộc phải tính đến chuyện sử dụng lá bài “QH là cơ quan quyền lực tối cao”, buộc phải chấp nhận “gia tăng quyền lực cho QH nhằm ‘chia lửa’ để cùng chịu trách nhiệm cứu nguy tình trạng kinh tế (KT) xã hội (XH) ngày càng lún vào khủng hoảng.

Trong tình hình đó, SMQC phải tăng mạnh áp lực (qua cử tri), gây sức ép lên QH để diễn đàn QH có đòi hỏi mạnh mẽ hơn, hợp lòng dân hơn, thí dụ trong phiên họp 14.11.2012 ĐB Dương Trung Quốc (tỉnh Đồng Nai) đã lên tiếng ‘khuyên’ TT Nguyễn Tấn Dũng nên từ chức; hoặc QH thông qua nhiều nghị quyết có tính DC như: công nhận quyền sở hữu đất đai của nông dân, nới lỏng kiểm soát thông tin, nới lỏng tự do internet, nới lỏng tự do phản biện, bỏ điều 88 và 79 bộ luật hình sự… và cao điểm là huỷ bỏ điều 4 Hiến Pháp (HP) khi tình hình KT – XH – CT cùng sức thúc ép của SMQC chín mùi.

Câu hỏi 4: Chúng tôi được biết trước đây Bs có đưa ra lộ trình 9 điểm để DCHVN, xin Bs cho biết lúc nào và trong bối cảnh nào lộ trình này có thể mang ra áp dụng? Và tiện đây cũng xin Bs nhắc lại lộ trình 9 điểm để thính giả tiện theo dõi.

Trả lời: Vâng thưa anh, bối cảnh và thời điểm hiện nay chính là lúc thích hợp nhất để thi hành lộ trình 9 điểm.

Năm 2005 khi công bố lộ trình 9 điểm nhằm DCHVN, chúng tôi có trình bầy như sau: Với thời gian, sức thống trị của CS càng ngày càng đi xuống và SMQC ngày càng đi lên. Khi 2 phía gặp nhau là lúc áp dụng lộ trình này tốt nhất, có lợi nhất cho quyền lợi của dân tộc Việt Nam vì đây là lựa chọn đúng để tiến trình DCH xẩy ra mà ít gây xáo trộn và không đổ máu.

Tình hình hiện nay cho thấy thống trị CS xuống rất thấp, “đảng lãnh đạo” và “chính quyền quản lý” đang mâu thuẫn trầm trọng, phải viện đến vai trò của QH. Trong khi đó, SMQC đòi DCHVN của nhân dân ta đang lên rất cao. Dưới áp lực của SMQC, QH trong vai trò “cơ quan quyền lực tối cao” đề ra cho chính quyền thi hành những chính sách:

1. Tôn trọng quyền tự do tiếp nhận thông tin của người dân, như nới lỏng kiểm duyệt, bỏ tường lửa ngăn chặn các trang web trên mạng internet, các đài RFA, RFI, VOA.

2. Tôn trọng quyền tự do phát biểu của người dân, như tố cáo tham nhũng, chỉ trích đường lối – chính sách của chính phủ, ngay trên những cơ quan truyền thông của nhà nước.

3. Thả tù nhân lương tâm, kể cả tù chính trị và tôn giáo.

4. Tôn trọng tự do tôn giáo theo những tiêu chuẩn của LHQ

5. QH nhân danh là cơ quan quyền lực tối cao của dân tộc quyết định huỷ bỏ điều 4 HP.

6. QH thể theo nguyện vọng và quyền lợi của dân tộc chính thức long trọng tuyên bố trước quốc dân và quốc tế là quốc gia VN đi theo con đường DCH, tôn trọng nhân quyền, dân quyền và tài quyền.

7. QH ra quyết định tách đảng khỏi chính quyền: dẹp bỏ và chấm dứt mọi hoạt động của tất cả các đảng uỷ các cấp các ngành từ trung ương đến địa phương. 

8. QH thảo và thông qua luật ứng cử – bầu cử tự do, đa nguyên, đa đảng.

9. Bộ máy hành chính của chính quyền đã tách khỏi sự lãnh đạo của đcsvn có nhiệm vụ tiến hành bầu QH Lập Hiến để thảo Hiến Pháp Mới DC cho VN.

Câu hỏi 5: Phản ứng của nhà cầm quyền CS, các phong trào, các nhân vật tranh đấu dân chủ, cộng đồng Việt Nam ở hải ngọai và của các quốc gia Tây phương nhất là của chính phủ Mỹ ra sao đối vối lộ trình 9 đỉểm do BS chủ trương?

Trả lời: Nói chung phản ứng trong giới sinh hoạt chính trị cộng sản là không chấp nhận, coi lộ trình 9 điểm là không tưởng, không bao giờ có chuyện bỏ điều 4 HP hay chấp nhận đa nguyên đa đảng. Nhiều người hãy còn nhớ câu nói của Ông Nguyễn Minh Triết khi còn là chủ tịch nước: “Bỏ điều 4 là tự sát”.

Trong giới hoạt động tranh đấu cho nhân quyền (NQ) & DC trong nước lên tiếng ủng hộ và hâu thuẫn cho lộ trình này, điển hình là khối 8406, nhưng có yêu cầu là cần giải thích rõ hơn. Quả thật, ở vào thời điểm đó tình hình chưa đến mức như ngày hôm nay nên đòi hỏi như vậy là chính đáng.

Ông Scott Marciel PTNTHK, đặc trách ĐÁ – TBD đến thăm tôi vào ngày 22.01.2008 để thảo luận về vấn đề DCHVN và để tìm hiểu rõ thêm về lộ trình 9 điểm. Ông PTNTHK tỏ ra rất quan tâm lắng nghe và tuyên bố lộ trình 9 điểm là rất đáng quan tâm nghiên cứu.

- Cộng đồng hải ngoại

- Hoa Kỳ: Bs Quân thuyết trình trước Hội đồng an ninh quốc gia.

Câu hỏi 6: Nhân đây chúng tôi và có lẽ khá nhiều thính giả cũng muốn biết về thể chế Nhân Bản (NB) mà Bs chủ trương. Nếu có thể xin Bs cho biết một cách vắn tắt.

Trả lời: Ngày nay nhân loại quan niệm rằng: Cá nhân cần phát triển cân bằng cả vật chất lẫn tinh thần mới dễ mưu cầu hạnh phúc cho chính mình. Xã hội phải phát triển mạnh cả kinh tế lẫn văn hoá mới tiến bộ.

Về nền sinh hoạt chính trị tương lai của quốc gia chúng tôi chủ trương:

a/ Về cơ chế: ứng cử – bầu cử tự do, đa nguyên, đa đảng.

b/ Về thiết chế: Tam quyền phân lập giữa Hành pháp, Lập pháp và Tư pháp..

c/ Phát triển mạnh Xã Hội Dân Sự.

d/ Tôn trọng những quyền của công dân như: tự do tư tưởng, tự do phát biểu, tự do internet, tự do tôn giáo…

Về kinh tế: Chúng tôi chủ trương công nhận quyền tư hữu của công dân. Thiết lập KTTT đúng nghĩa với tự do cạnh tranh và khu vực tư nhân giữ vai trò nòng cốt trong nền kinh tế quốc dân.

Về Giáo dục – Văn hoá: Xây dựng một nền giáo dục nhằm đào tạo và phát triển con người chứ không phải đào tạo công cụ cho chế độ; và một nền văn hoá nhằm phát triển con người chứ không phải điều kiện hoá con người. Đó là một nền Giáo dục – Văn hoá mang tính chất Nhân bản, Khoa học, Đại chúng, Khai phóng và Sáng tạo.

Câu hỏi 7: Bs có điều gì muốn nói thêm với thính giả đang nghe cuộc phỏng vấn này?

Trả lời: Tôi xin được phép trở lại thời điểm chúng ta đang nói chuyện này.

Tôi muốn nói với đồng bào rằng cuộc chiến đấu của chúng ta là lâu dài và khó khăn. SMQC sẽ quyết định tất cả, suốt tiến trình thiêt lập DC. Từ trước đến giờ mới chỉ là khúc dạo đầu. Chúng ta sắp bước vào giai đoạn chính yếu, rất nhiều cam go và phức tạp, đòi hỏi sự đóng góp và hy sinh của mọi công dân VN trong lẫn ngoài nước.

Thời điểm này, chúng ta phải làm gì trước những diễn biến của tình hình kinh tế – xã hội – chính trị hết sức phức tạp hiện nay?

Một mặt, trước tiên và quan trọng nhất, phải tiếp tục đưa Sức Mạnh Quần Chúng đòi Dân Chủ Hoá phát triển hơn nữa tiến đến cao trào để thiết lập Dân Chủ thực sự cho đất nước.

Mặt khác, mở ra cơ hội cho những thành viên tiến bộ trong đảng có vai trò tích cực hơn trong tiến trình chuyển đổi sang Dân Chủ. Bằng Sức Mạnh Quần Chúng (qua cử tri) thúc đẩy Quốc Hội dựa vào hậu thuẫn quần chúng để sẵn sàng đảm nhiệm vai trò là cơ quan quyền lực tối cao của quốc gia, theo đúng Hiến pháp đã qui định, tiến đến một quyết định lịch sử là: Huỷ bỏ điều 4 HP, chấp nhận đa nguyên, đa đảng.

Sự thực, bỏ điều 4 HP, mà nay đảng không thể giữ được nữa, là giúp “rửa mặt” cho đảng, giúp đảng có cơ hội đoái công chuộc tội, trở về với đại khối thành phần dân tộc.

Đạt được đột phá này sẽ là một bước tiến dài trên đường đấu tranh cho Tự Do – Dân Chủ tại Việt Nam. Sau đó sẽ mở ra hướng đi mới DC, tuy chông gai khó khăn, nhưng hứa hẹn nhiều thuận lợi và cơ hội trên đường đưa đất nước đến một tương lai tươi sáng, tốt đẹp cho dân tộc.

Xin cám ơn tất cả Quí Vị đã lắng nghe .

Bs Nguyễn Đan Quế

Vài lời với TBT ĐCS VN Nguyễn Phú Trọng
Nguyễn Đắc Kiên – Nhà báo, báo Gia Đình & Xã Hội
26-02-2013

Chương trình Thời sự VTV1, 19h, ngày 25/2 đưa phát biểu tại Vĩnh Phúc của TBT ĐCS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng như sau: “Vừa rồi đã có các luồng ý kiến cũng có thể quy vào được là suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức … Xem ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Có tam quyền phân lập không? Có phi chính trị hóa quân đội không? Người ta đang có những quan điểm như thế, đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa!”(*)

Bằng tất cả sự tôn trọng với người đang đứng đầu một đảng chính trị của VN, tôi xin nói với ông Nguyễn Phú Trọng vài lời như sau:

Đầu tiên, cần phải xác định, ông đang nói với ai? Nếu ông nói với nhân dân cả nước thì xin khẳng định luôn là ông không có tư cách. Ông là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, nếu muốn dùng hai chữ “suy thoái” thì cùng lắm là ông chỉ có thể nói với những người đang là đảng viên cộng sản, ông không đủ tư cách để nói lời đó với nhân dân cả nước.

Nếu ông và các đồng chí của ông muốn giữ Điều 4, muốn giữ vai trò lãnh đạo, muốn chính trị hóa quân đội, không muốn đa đảng, không muốn tam quyền phân lập, thì đó chỉ là ý muốn của riêng ông và ĐCS của ông. Ông không thể quy kết rằng đó là ý muốn của nhân dân Việt Nam. Tuy nhiên, cũng cần phải nhấn mạnh rằng, những ý muốn trên chỉ nên xem là của riêng ông TBT Trọng, chưa chắc đã là tâm nguyện của toàn bộ đảng viên cộng sản hiện nay.

Tiếp theo, xin đi vào nội dung, ông nói suy thoái về đạo đức. Tôi muốn hỏi ông, đạo đức của ông đang muốn nói là đạo đức nào? Đạo đức làm người? Đạo đức công dân? Đạo đức dân tộc VN? … Tôi tạm đoán là ông đang muốn nói đến đạo đức người cộng sản của các ông. Vậy, các ông cho rằng chỉ có đạo đức cộng sản của các ông là đạo đức đích thực? Thế ra, cha ông tổ tiên chúng ta, khi chưa có chủ nghĩa cộng sản vô đạo đức hết à? Thế ra, những người không theo đảng cộng sản trên thế giới là vô đạo đức hết à?

Tiếp theo, xin đi vào nội dung suy thoái chính trị, tư tưởng. Tôi muốn hỏi ông, chính trị, tư tưởng ông đang muốn nói là chính trị, tư tưởng nào? Có phải chính trị, tư tưởng của đảng cộng sản? Vậy ra chỉ có đảng cộng sản của các ông là duy nhất đúng à? Cá nhân tôi cho rằng, không một người có lương tri bình thường nào thừa nhận như thế. Cùng lắm ông chỉ có thể nói với các đảng viên cộng sản như vậy, nhưng ngay cả với các đảng viên cộng sản, ông cũng không thể quy kết tội suy thoái cho họ.

Nếu không tin, ông thử đọc lại Cương lĩnh chính trị và Điều lệ đảng các ông ban hành xem. Không có điều nào nói xóa bỏ Điều 4 là suy thoái, muốn đa nguyên về chính trị là suy thoái, muốn phi chính trị hóa quân đội là suy thoái, chỉ có tham ô, tham nhũng…  đi ngược lại lợi ích của nhân dân là suy thoái. Ông đương kim tổng bí thư ĐCS VN thử đọc lại và nghĩ lại chỗ này xem.

Bây giờ, tôi trân trọng tuyên bố những điều tôi muốn:

1- Tôi không chỉ muốn bỏ Điều 4 trong Hiến pháp hiện hành, mà tôi muốn tổ chức một Hội nghị lập hiến, lập một Hiến pháp mới để Hiến pháp đó thực sự thể hiện ý chí của toàn dân Việt Nam, không phải là ý chí của đảng cộng sản như Hiến pháp hiện hành.

2- Tôi ủng hộ đa nguyên, đa đảng, ủng hộ các đảng cạnh tranh lành mạnh vì tự do, dân chủ, vì hòa bình, tiến bộ của dân tộc Việt Nam, không một đảng nào, lấy bất cứ tư cách gì để thao túng, toàn trị đất nước.

3- Tôi không chỉ ủng hộ xây dựng một chính thể tam quyền phân lập mà còn muốn một chính thể phân quyền theo chiều dọc, tức là tăng tính tự trị cho các địa phương, xây dựng chính quyền địa phương mạnh, xóa bỏ các tập đoàn quốc gia, các đoàn thể quốc gia tiêu tốn ngân sách, tham nhũng của cải của nhân dân, phá hoại niềm tin, ý chí và tinh thần đoàn kết dân tộc.

4- Tôi ủng hộ phi chính trị hóa quân đội. Quân đội là để bảo vệ nhân dân, bảo vệ tổ quốc, bảo vệ cương vực, lãnh thổ không phải bảo vệ bất cứ một đảng phái nào.

5- Tôi khẳng định mình có quyền tuyên bố như trên và tất cả những người Việt Nam khác đều có quyền tuyên bố như thế. Tôi khẳng định, mình đang thực hiện quyền cơ bản của con người là tự do ngôn luận, tự do tư tưởng; quyền này mỗi người sinh ra đã tự nhiên có, nó được nhân dân Việt Nam thừa nhận và tôn trọng; quyền này không phải do đảng cộng sản của các ông ban cho, nên các ông cũng không có quyền tức đoạt hay phán xét nó.

Vì thế, tôi có thể xem những lời phán xét trên của ông, nếu có hướng đến tôi là một sự phỉ báng cá nhân. Và tôi cho rằng, những người nào chống lại các quyền trên là phản động, là đi ngược lại với lợi ích của nhân dân, dân tộc, đi ngược lại xu hướng tiến bộ của nhân loại.
—–
(*) Nguồn: Chương trình Thời sự VTV1, 19h, ngày 25/2; phần âm thanh và gỡ băng của Anhbasam.









Anh là Ai?
Xin hỏi Hoàng, Trường đảo của ai?
Sao anh cấm biểu tình phơi bày
Tinh thần chiến đấu quân xâm lược
Ý chí san bằng Đảng quái thai
Anh nỡ đan tâm đánh chủng tộc?
Họ nào khiếp nhược làm tay sai
Anh đừng bắt nạt người yêu nước
Dòng giống Tiên Rồng chẳng sợ ai!
Lê Võ
Jan.15.2012

Giải nghĩa:

Hoàng,Trường là đảo Hoàng Sa (Paracels), đảo Trường Sa (Spratlys) và là 2 đảo của Việt Nam đang có tranh chấp với: Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Brunei.

San bằng: raze: phá tan ngang bằng mặt đất, phá hủy.
Quái thai: monster: con vật kỳ dị luôn hại người.
Đan tâm: be callous enough to: làm điều trái đạo lý, trái nghĩa tình.
Chủng tộc, Dòng giống: race: cùng màu đã, cùng huyết thống, cùng tiếng nói, cùng phong tục, tập quán.
Khiếp nhược: cowardly, faint-hearted: nhát gan, đê hèn.
Tay sai: hench man: kẻ làm điều xấu theo lệnh của kẻ khác.
Bắt nạt: bully: cậy quyền thế, sức mạnh để dọa nạt, làm người khác phải sợ
Dòng giống Tiên Rồng: the Race of Fairies and Dragons.

Dòng giống Tiên Rồng đã giữ vững bờ cõi, dân tộc, văn hóa, phong tục, và tập quán của người Việt Nam dưới sự đô hộ 1000 năm giặc Tàu và 100 năm nô lệ giặc Tây mà không bị đồng hóa và mất gốc.


Biểu Tình Tại Việt Nam

Đặng Tấn Hậu

 

Mục đích của bài viết là thử phân tích các cuộc biểu tình trên thế giới và thử nhận định về các cuộc biểu tình tại VN. Bài chia ra làm 5 phần: biểu tình, nguyên nhân, lãnh đạo, cách giải quyết, nhận định tổng quát. Bài viết dựa trên sự cảm hứng sau khi nghe tiến sĩ Lê Minh Nguyên, phó chủ tịch đảng Tân Đại Việt, nói chuyện trên Paltalk, phòng 8406 vào ngày 7.7.2013 lúc 10 giờ đêm (giờ New York). Độc giả có thể nghe trọn buổi hội luận được ghi lại trên Yuotube dưới đây:

http://www.youtube.com/watch?v=Lw2oRherNos&list=UUGOgx5bogZZbU34FdM38q4g

BIỂU TÌNH

Gần đây, có nhiều cuộc biểu tình xảy ra trên thế giới tạm ghi
lại như sau:

·         Ba Tây - hơn 1 triệu người biểu tình chống chính phủ tại thành phố Sao Paulo vì vé xe buýt tăng lên 9 xu, từ đó lan sang các vấn đề khác như tiêu xài phí phạm của chính phủ v.v Theo sự nghiên cứu của hãng UBS, người dân Ba Tây tại Sao Paulo phải làm việc 10’ mới có đủ tiền mua 1 vé xe buýt so với người Ấn Độ tại Mumbai chỉ làm việc có 3’ đủ tiền mua 1 vé xe buýt, tức là vé xe buýt ở Ba Tây cao hơn ở Ấn Độ gấp 3 lần.

Đó là chưa kể người dân Ba Tây phải chờ trên 20’ mới có 1 chuyến xe buýt và chổ ngồi rất tồi tệ, mặc dù tình hình chính trị và kinh tế nói chung tại xứ Ba Tây có phần ổn định và phát triển. Tổng thống Ba Tây là bà Rousseff phải nhượng bộ quần chúng, hứa đầu tư thêm $23 tỷ mỹ kim vào trong lãnh vực chuyên chở để cải thiện hệ thống chuyên chở công cộng, đồng thời bà hứa cho người điều tra các viên chức thâm lạm công quỹ và bắt họ trả lại tiền cho quốc gia.

·         Thổ Nhĩ Kỳ - sắc tộc thiểu số Kurds biểu tình chống chính phủ vì sự kỳ thị. Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ là ông Erdogan cho cảnh sát bắn trái khói và đạn cao su vào đám biểu tình, giết chết 4 người, 11 người bị mù mắt, hơn 8,000 người bị thương. Ông Erdogan gọi đám biểu tình là quân khủng bố v.v các phe đối lập nhập cuộc lên tiếng chống chính phủ, tình hình chính trị tại Thổ Nhĩ Kỳ bất ổn và biểu tình còn ầm ỉ chưa chấm dứt. Chính phủ có phần nào nhượng bộ phe đối lập và các yêu sách của người thiểu số.

·         Ai Cập -  ngày 30.6.2013, dân chúng tụ tập tại quảng trường Tahrir ở Cairo, thủ đô Ai Cập, để ăn mừng 1 năm lên cầm quyền của chính phủ dân sự do tổng thống Morsi cầm đầu. Ông Morsi thuộc đảng “Huynh Đệ Hồi Giáo” được bầu với 52% phiếu vì đa số dân Ai Cập theo Hồi giáo. Cuộc tập hợp lên đến 14 triệu người biến thành cuộc biểu tình chống chính phủ Morsi “bất tài”, không giải quyết được vấn đề thất nghiệp, tiền nợ quốc gia cao, vật giá leo thang, nhất là ông đưa những người bất tài thuộc tổ chức “Huynh Đệ Hồi Giáo” vào trong chính quyền có thể đưa tới nền độc tài tại Ai Cập.

Tướng al Sisi được tổng thống Morsi bổ nhiệm làm tư lệnh quân đội. Vị này yêu cầu tổng thống Morsi phải giải quyết sự đòi hỏi của dân chúng trong thời gian ngắn. TT Morsi bất chấp đòi hỏi của quần chúng vì ông tự tin là ông được đa số phiếu bầu cho ông. Ba ngày sau (3 tháng 7, 2013), tướng al Sisis làm đảo chánh, bắt TT Morsi và đưa ông Ally Mansour lên cầm quyền cho chính phủ lâm thời để chuẩn bị cho cuộc bầu cử dân chủ sắp tới. Các quốc gia Hồi giáo ủng hộ hành động của tướng al Sisi, chỉ có thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan chống đối đảo chánh vì ông có cùng tình trạng với TT Morsi. Ông đặt câu hỏi “nền dân chủ đang bị đe dọa? vì chính phủ Morsi đã được đa số phiếu bầu”.   

·         Hoa Kỳ - các đảng viên Cộng Hòa thuộc nhóm “Tea Party” chống giới lãnh đạo đảng Cộng Hòa vì những người này quá nhượng bộ với đảng Dân Chủ về sự cân bằng ngân sách quốc gia. Ngược lại, những người thuộc đảng Dân Chủ biểu tình chống giới lãnh đạo đảng Dân Chủ tại Wall Street vì người lãnh đạo Dân Chủ quá yếu hèn trước các tay tài phiệt ngân hàng HK. 

·         CSVN - Từ ngày CSVN đổi mới, từ ngày CSVN áp dụng kinh tế “bóc lột” định hướng “độc tài”, có hàng ngàn, hàng trăm ngàn cuộc biểu tình tại VN với nhiều lý do khác nhau từ cướp đất, tôn giáo, đến kinh tế (thụt két, thâm lạm công quỹ v.v), xã hội (vô đạo đức), giáo dục (học phí cao), y tế (chi phí cao) v.v; đó là chưa kể nhà cầm quyền CSVN bán nước hại dân.

Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng củng cố ngai vàng bằng cách phong chức tướng cho công an và quân đội để các tướng hèn CSVN tỏ lòng trung thành với ông ta. NTD cho người bắt giam những người biểu tình, cho côn đồ đánh đập người dân, bày trò phỏng vấn (survey), dùng báo ngoại quốc (Forbes) để đánh bóng nhóm lợi ích của ông v.v. để lừa người dân trong nước và cộng đồng quốc tế.  

NGUYÊN NHÂN

Tiến sĩ Lê Minh Nguyên, dựa trên bài viết của ông Thomas L. Friedman “Takin’It to the Streets” đăng trên báo The New York Times ngày 29.6.2013, đưa ra 3 nguyên nhân chính dẫn đến các cuộc biểu tình chống chính phủ trong các quốc gia “dân chủ”. Điều cần biết, bài báo có đề cập chút ít về “100 nhân công TC bắt người chủ tư bản HK Chip Starnes làm con tin vì họ nghe tin đồn hãng sẽ dời về Ấn Độ do nhân công rẻ”.

Ba nguyên nhân chính đưa tới biểu tình tại các quốc gia “dân chủ” là:

1.      Chính phủ được bầu với đa số phiếu đi đến độc tài và không phục vụ quyền lợi cho thiểu số;

2.      Xã hội thay đổi và thành phần trung lưu tăng, nhưng bị sức ép giữa sự cắt bớt an sinh xã hội và việc làm khó khăn như tự động hóa, người máy v.v nên họ làm việc nhiều mà hưởng thụ ít.

3.      Kỹ thuật điện toán, internet  loan truyền tin tức nhanh chóng, kêu gọi biểu tình nói lên tiếng nói của người thiểu số vì đảng đối lập quá yếu. Biểu tình là cơ hội cho thiểu số có cơ hội đối lập hữu hiệu hơn.

Dựa trên 3 điểm, chúng ta thấy được những gì tại VN?

·         Chính phủ CSVN không do dân bầu, chỉ đại diện cho 3 triệu đảng viên, không tớỉ 3% dân số VN; đó là chưa kể bộ chính trị không chắc gì có được sự đồng thuận đa số phiếu của đảng viên bầu cho họ hay chỉ là “lệnh trên ban xuống” y như đám con cừu bảo sao nghe vậy. Nếu luận về căn bệnh, căn bệnh số #1 xảy ra tại quốc gia dân chủ còn nhẹ hơn so với căn bệnh xảy tại VN vì độc tài đã đi sâu vào tận xương tủy của người cộng sản Việt Nam.

·         Điểm #2 lại càng không đúng vì xã hội VN chỉ có 2 giai cấp, chứ không phải 3 như trong chế độ “dân chủ” vì xã hội VN không có giai cấp trung lưu (nếu có thì chỉ là con số rất nhỏ). VN có 2 giai cấp là nhóm thật giàu gồm có đảng viên (nhóm lợi ích) và giới thật nghèo. Kinh tế toàn cầu đòi hỏi sự cạnh tranh, kỹ thuật cao v.v thì làm sao VN có thể theo kịp đà tiến hóa của thế giới khi mà tham nhũng, thụt két, cướp đất xảy ra hàng ngày tại VN do nhóm lợi ích gây ra.

·         Điểm #3 có thể đúng cho VN mặc dù CSVN kiểm soát chặc chẻ hệ thống điện tử trong nước. Chúng tìm cách tiêu diệt, bắt bớ những Bloggers, Facebook, Twitter v.v. Càng ngày CSVN càng đưa dân tộc VN vào con đường “vô minh”, ngu dốt vì mạng lưới toàn cầu là cả khung trời kiến thức mà người dân ở vùng xa xôi có thể truy cập và học hỏi kiến thức của nhân loại.     

LÃNH ĐẠO

Có hai phe trong các cuộc biểu tình là người dân biểu tình chống chính phủ (hay đòi hỏi nguyện vọng) và chính phủ chống biểu tình có thể qua thương thuyết hay đàn áp. Thông thường, có người lãnh đạo, xách động biểu tình và nhà cầm quyền có thể bắt người cầm đầu biểu tình để tiêu diệt mầm móng. Thực tế, ngày nay, hiện tượng về biểu tình đã biến đổi.

Hầu như chúng ta không thấy người cầm đầu đoàn biểu tình. Đại khái, có một người nào đó đánh điện trên mạng kêu gọi biểu tình chống chính phủ vào ngày giờ, địa điểm nhất định vì lý do có thể là tôn giáo, kinh tế, chính trị, xã hội, giáo dục, y tế hay quyền lợi thiểu số v.v Những người có cùng nhu cầu, “tự phát” kéo nhau đến nơi đã định để hô hào đòi quyền lợi mà họ đã bị nhà cầm quyền tước đoạt.

Dưới chế độ dân chủ, tổng thống hay thủ tướng là những người có thẩm quyền quyết định đối phó nhóm biểu tình, ra lệnh cho cảnh sát hay quân đội thi hành chỉ thị. Có khi dùng kỹ thuật đàn áp như trường hợp Thổ Nhĩ Kỳ, có khi thương thuyết như trường hợp Ba Tây, có khi cứng rắn ỷ lại vào đạiđa số quần chúng bầu cho họ như Ai Cập v.v

Nhưng, dưới chế độ độc tài CSVN, nếu sự việc xảy ra trước 1975, chắc chắn CSVN sẽ cho những người đi biểu tình “mò tôm” (giết chết) vì họ kiểm soát chặc chẻ thông tin sau bức màn tre. Ngày nay, CSVN rất lương lẹo vì sợ áp lực của thế giới, nhất là tòa án thế giới xử phạt họ về tội diệt chủng như Pol Pot nên CSVN vừa lên tiếng tôn trọng nhân quyền, vừa cho người đàn áp người dân biểu tình rất tinh vi (thí dụ, cho côn đồ hay công an đeo khăn bịt mặt để đánh, bắt hay chích thuốc độc vào người biểu tình).

CSVN có đạo luật “bất thành văn” là cấp trên “chỉ thị bằng miệng”, kể cả công an đến nhà bắt người cũng không có công văn, chữ ký của người ra lệnh vì họ sợ một ngày nào đó, họ sẽ bị bắt và bị đưa ra trước tòa án quốc tế. Tất cả sự quyết định, chỉ thị hay thi hành công vụ đàn áp, giết người của CSVN đều trút lên đầu tổ chức vô hình có tên là  “đảng CSVN”. Nói thẳng thừng là “không có người lãnh đạo” trong việc đàn áp, bỏ tù tội người dân tại VN vì nhà cầm quyền (người thi hành) sợ trách nhiệm trước quốc tế.

Tóm lại, giới biểu tình không có người cầm đầu mà giới cầm quyền chống biểu tình cũng không có người lãnh đạo nên không bên nào biết ai và bắt ai là người chủ động vì có chuyện gì thì người nào cũng trả lời là không biết và không chịu trách nhiệm. Thí dụ, sinh viên biểu tình lên tiếng yêu nước, công an bắt người yêu nước, nhưng người ra lệnh có thể bị mang tiếng phản quốc nên họ phải dấu mặt, dấu tên khi ra lệnh công tác mà người lảnh đủ sau này chính là người thi hành công vụ sau khi chế độ sụp đổ.

GIẢI QUYẾT

Mỗi khi có biểu tình, cách giải quyết vấn đề có thể khác nhau tùy theo tâm tính của người lãnh đạo quốc gia. Thí dụ, HK tôn trọng hiến pháp, quyết định xử phạt theo sự phán quyết của tòa án. Tổng thống Ba Tây khôn ngoan, giải quyết mềm dẽo. Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ cứng rắn nên biểu tình kéo dài ầm ỉ. Tổng thống Ai Cập khinh thường thiểu số nên bị lật đổ.

CSVN biết bỏ điều 4 hiến pháp là chết nên chọn con đường độc tài và không chấp nhận luật “bất động sản” mặc dù họ biết “nhà cửa” là nguồn gốc của bất công, tham nhũng trong xã hội tại VN ngày nay. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng biết đảng viên và người dân VN bất mãn việc làm của ông vì sự thất thoát, mất tiền cả trăm tỷ mỹ mỹ kim do các tay “lợi ích” (phe đảng) của ông gây ra.

Nếu tính theo 3 triệu đảng viên CSVN, ít nhất là mỗi đảng viên làm mất trên $30,000 mỹ kim; nếu dựa trên 90 triệu người trong nước thì cả nước VN làm việc không ngừng nghĩ suốt 1 năm trời không ăn lương mới đủ trả số tiền đã thất thoát do tập đoàn Nguyễn Tấn Dũng gây ra. Kết quả, không có tên chóp bu CSVN nào bị trừng phạt mà chỉ có người dân VN là chết.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khôn khéo phong chức tướng cho công an và quân đội để trung thành tuyệt đối với ông ta và áp dụng nhiều thủ thuật “dân chủ” để lường gạt các đảng viên dốt nát và người dân trong nước qua nhiều hình thức như:

·         tổ chức phỏng vấn 492 đảng viên với ba câu trả lời “tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp” về Nguyễn Tấn Dũng để đi tới kết quả có chủ đích trước là đa số bầu cho ông ta với tổng số của hai câu trả lời “tín nhiệm cao và tín nhiệm”. Câu hỏi cần đặt ra là “ủng hộ NTD” hay “không ủng hộ NTD”, chắc chắn đa số sẽ cho Nguyễn Tấn Dũng về vườn nuôi gà, kể cả con cái của ông ta.

·         cho con rể là Nguyễn Bảo Hoàng mua bản tiếng Việt của báo Forbes để viết bài đề cao, đánh bóng “nhóm lợi ích” (con cái của các công thần CSVN) vì chính nhóm này đã làm tiền VN bốc khói lên tận mây xanh trong các lãnh vực đầu tư Vinaxin, Vinaline, ngân hàng v.v. đưa tới phá sản và phá đồng tiền VN hiện nay.

·         cho công an bộ đội đi bắt các nhà đấu tranh yêu nước, các chức sắc tôn giáo “chính thống”, dân oan khiếu kiện, nhất là luật sư (là tiếng nói luật pháp dù chế độ độc tài CSVN chỉ có luật rừng) v.v.

Tóm lại, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa mua chuộc tướng lãnh công an, quân đội, vừa ma giáo làm cuộc phỏng vấn “dân chủ”giả hiệu với 492 đảng viên, vừa viết bài đánh bóng nhóm “phá hoại” (lợi ích) với tạp chí Forbes ngoại quốc (Nguyễn Bảo Hoàng mua tờ báo Forbes bản tiếng Việt) , vừa bắt cầm tù, khủng bố người dân.

Điều cần biết, người dân VN không còn dễ tin như trước, họ đã học khôn từ TT Nguyễn Văn Thiệu là “đừng nghe những gì CSVN nói mà hãy nhìn những gì CSVN làm”. Quân đội cũng là con người, họ vẫn có thể đảo chánh lật đổ chế độ CSVN vì lợi ích quốc gia (như trường hợp tướng al Sisis Ai Cập). Người dân VN không còn sợ nhà tù cộng sản vì nhà tù nào có sức chứa cho tất cả người dân trong nước. Tôi tin chắc ngày tàn của chế độ độc tài CSVN sẽ không xa.

NHẬN ĐỊNH

·         Chế độ cộng sản “bao cấp” kể như không còn trên quả địa cầu. CSVN trở thành chế độ độc tài, nhưng vẫn còn núp bóng dưới sự khủng bố của “đảng cộng sản”, nghĩa là không có cá nhân chịu trách nhiệm. CSVN là một loại người chuyên làm ác, nhưng dấu tên; chỉ có cán bộ tép riêu thi hành “mật khẩu” là chịu nhiều thiệt thòi. Sớm hay muộn gì người thi hành công vụ hết chịu đựng nổi và sẽ đứng về phía người dân chống lại lệnh “ném đá dấu tay” của các tên chóp bu CSVN.

Thế giới đã, đang và tiếp tục đi theo nền kinh tế toàn cầu với sự phát triển khoa học, kỹ thuật, điện tử nhanh chóng đưa tới sự cạnh tranh, sáng kiến của các quốc gia trên thế giới. Điều này cũng không tránh khỏi tại VN. CSVN càng kiểm soát thông tin, càng độc tài, càng hạn chế người dân phát triển thì người dân càng thua kém, càng đói khát thì biểu tình sẽ xảy ra là điều tất yếu và đưa tới sự lật đổ chế độ độc tài. CSVN càng ngăn cấm người dân, càng đàn áp; người dân càng tức nước vở bờ càng lớn; đó là quy luật chung.

·         Người được đa số phiếu bầu không có nghĩa là họ có quyền “độc tài”, muốn làm gì thì làm mà quên đi quyền lợi của thiểu số. Nhà cầm quyền phải chú trọng đến quyền tối thiểu bình đẳng giữa con người trước pháp luật như tôn trọng nhân quyền, quyền tự do ngôn luận, tự do tôn giáo v.v và quyền lợi của thiểu số vì chỉ cần một lổ nhỏ cũng đủ làm chìm tàu, các nhà trị quốc đừng quên điểm này.

·         Nếu biểu tình có xảy ra, chắc chắn nhà cầm quyền có khuyết điểm nào đó. Họ cần thương thuyết với phe đối lập (dù là thiểu số) để tìm giải pháp đưa tới lợi ích chung cho đôi bên (win/win situation). Thật là ngu dại để cho sự việc nhỏ trở thành lớn chuyện, có khi làm sụp đổ chế độ; thí dụ, chỉ vì giá xe buýt tăng lên 9 xu mà để cho biểu tình đưa tới lật đổ chính phủ thì vô lý. Do đó, bà tổng thống Ba Tây đã khéo léo dàn xếp mọi chuyện trong sự thương thuyết mềm dẽo.

·         Tính “toàn cầu” làm cho đời sống xã hội của con người thay đổi quá nhanh; đôi khi chính quyền cũng không theo kịp sự thay đổ. Do đó, biểu tình lên tiếng chỉ là tiếng nói đối lập khi đảng đối lập không làm đủ bổn phận của họ vì tính nhu nhược, vì thiếu thông tin v.v nên nhà cầm quyền đừng bao giờ nghĩ người dân thách thức quyền lực của họ mà giải quyết vấn đề càng ngày càng phức tạp đưa tới ngõ cụt, bế tắt như trường hợp VN vì CSVN chỉ nghĩ đến quyền lợi của thiểu số đảng viên CSVN.

Thử nhìn lại cộng đồng người Việt hải ngọai, Cộng Đồng (chữ hoa là tổ chức), hội cựu quân nhân, đại diện các tôn giáo, các đảng phái, kể cả các cơ quan truyền thông v.v không làm đúng nhiệm vụ vì không theo kịp thời sự và nhu cầu địa phương nên có sự phân hóa trầm trọng và làm mất lòng tín nhiệm của cộng đồng (chữ thường) đưa tới biểu tình ”tự phát”, không có người lãnh đạo, hay đưa tới các nhân sĩ tự đại diện cho cộng đồng để nói lên “ý nguyện của cộng đồng” (đôi khi còn hiệu quả hơn là việc làm của các tổ chức có tính chậm lụt, bè phái, sợ làm chính trị vì họ thường về VN.

·         Biểu tình tại Ai Cập làm cho người ta tự đặt câu hỏi “có phải chăng người được đa số phiếu có quyền trở thành nhà độc tài? có quyền muốn làm gì thì làm? “, “có phải chăng sự lật đổ “chính quyền có đa số phiếu” đang giết chết nền dân chủ tự do?”, lật đổ nhà độc tài rồi lại có người khác độc tài hơn thì sao?”.  Thí dụ tổng thống Mubarak bị thay thế bởi ông Morsi thuộcđảng “Huynh Đệ Hôì Giáo” là người đang giết chết sự cởi mở của tín đồ Hồi giáo tại Ai Cập.

·         Người được bầu với đa số phiếu không có nghĩa là “muốn làm gì thì làm” mà phải tôn trọng luật pháp và tôn trọng quyền căn bản của người thiểu số. Cơ quan “tư pháp” phải độc lập với cơ quan hành pháp, chứ không như CSVN, quan tòa VN nhận chỉ thị bản án từ cơ quan hành pháp cho người đang bị xử tội. Tòa án nhân dân CSVN chỉ là các bà già trầu“, chỉ đâu đánh đó”, thi hành theo lệnh của đảng CSVN.

·         Chế độ dân chủ là chế độ thực dụng (pragmatic) có cơ hội sửa chữa mỗi khi xã hội có vấn đề, khác với chế độ cộng sản chỉ có thể dẹp đi thì nhân loại mới sống trong sự yên ổn. Do đó, chúng ta đừng sợ dẹp chế độ độc tŕi CSVN thě sẽ có nhŕ độc tài khác. Con người là sinh vật có trí tuệ, cầu tiến và tranh đấu không ngừng nên có nhu cầu bày tỏ ý nguyện khi cần thiết. Chúng ta cần phải biểu tình lên tiếng bảo vệ quyền lợi tối thiểu của chính mình khi quyền lợi và tự do bị đánh cắp.

Có bất công là có đối kháng, có đối kháng là có đấu tranh là sự tự nhiên. Quốc gia nào biết sống thuận theo luật tự nhiên thì sống. CSVN đang trên đà cảng bước tiến của dân tộc VN thì sớm hay muộn gì CSVN cũng sẽ bị tiêu diệt, đó là điều chắc chắn như 1+1=2 .     

LỜI KẾT

Tóm lại, trật tự chính trị trong xã hội thay đổi là điều cần thiết trong một quốc gia. Độc giả có thể tìm hiểu thêm vấn đề này từ quyển sách “Political Order in Changing Societies” của giáo sư chính trị học Samuel Huntington tại đại học Harvard Hoa Kỳ viết vào năm 1968.

Điều quan trọng, xây dựng xã hội dân chủ là cái gì nằm trên tất cả vấn đề bầu cử tự do dân chủ như giáo dục người dân (mà CSVN chủ trương ngu dân), tôn trọng pháp luật (mà quan tòa CSVN là mấy bà già trầu), biết nhu cầu dân chúng và tôn trọng quyền lợi của dân, kể cả quyền lợi của dân tộc thiểu số.

Tưởng cần nhắc lại, chế độ độc tài cộng sản chỉ có thể giải thể mới cho con người trong xã hội có đời sống thanh bình; còn chế độ dân chủ có tính thực dụng vì có thể sửa chữa giúp cho chinh thể được tốt đẹp hơn với tinh thần “tự do dân chủ”, tôn trọng nhân quyền là nhu cầu tối thiểu của con người mà chế độ cộng sản chủ trương cướp mất tự do và tài sản của người dân.

12.7.2013

 

Posted on 06 Jul 2012
TOP
back to Audio FreeViet INDEX
...MORE COLLECTIONS

  • Huỳnh Thục Vy: Biểu tình là thể hiện tâm tư yêu nước!
  • GM Nguyễn Thái Hợp: Vận dụng Sức Mạnh quần chúng!
  • TS Nguyễn Xuân Nghĩa: Giờ Giải Ảo + Bên Kia Màn Khói
  • Ts Phan Văn Song: Tinh thần Đại Việt giữ nước và cứu nước
  • Ts Nguyễn Đình Thắng: Muốn thay đổi, phải hành động!


    Các Đài Phát Thanh Việt Ngữ
    hướng về Việt Nam:

    » VOA
    » BBC phát thanh từ Luân Đôn
    » RFI (Radio France Internationale)
    » RFA - Radio Free Asia
    » VERITAS - Chân Lý Á Châu
    » Đài Phật Giáo Việt Nam

    Các đài phát thanh từ Hoa Kỳ:

    » Radio Bolsa
    » Saigon Radio Hải Ngoại


    « FreeVietNews.com

  •  



      
      Services | © 2008 - 2024
    (1)