Translate this page: English French German Spanish Vietnam
Đoàn văn Vươn: Quyền Tự Vệ chính đáng!
 BÀI PHỎNG VẤN CỦA RADIO RFA

Vụ án Đoàn Văn Vươn đang là đề tài nóng bỏng hiện nay khi ngày xử đang đến rất gần. Mặc Lâm tìm hiểu khía cạnh pháp lý vụ án qua cuộc phỏng vấn Thẩm Phán Phan Quang Tuệ, thẩm phán tòa di trú thuộc địa hạt - luật pháp - San Francisco để hiểu thêm căn cứ pháp lý của một cuộc điều tra cũng như nội dung bản cáo trạng của Viện Kiểm sát đưa ra nhằm cáo buộc gia đình anh Đoàn Văn Vươn về tội giết người và chống người thi hành công vụ.

Thủ tục điều tra trái nguyên tắc

Mặc Lâm: Thưa Thẩm Phán, trên nguyên tắc có bao giờ một cơ quan hay một người đang bị điều tra lại được giao điều tra chính vụ án do mình có liên can vào như trường hợp của công an thành phố Hải Phòng được giao điều tra vụ án Đoàn Văn Vươn hay không?

Thẩm Phán Phan Quang Tuệ: Nó có một nguyên tắc mình phải hiểu như thế này, về hình luật thì khoản về hình sự tố tụng tức là cái thủ tục phải qua phải được tôn trọng mà nếu không tôn trọng thì tất cả thủ tục điều tra dẫn chứng đều bị loại ra ngoài, coi như vô giá trị.

Bây giờ cơ quan anh đi thi hành quyết định cưỡng chế là ai? Là mấy ông thần trong thành phố Hải Phòng! Có ông giám đốc công an thành phố Hải Phòng, đại tá Đỗ Hữu Ca. Có ông Phó Chủ tịch nhân dân thành phố Hải Phòng Đỗ Trung Toại. Ông đại tá công an thì nói rằng cuộc cưỡng chế này có thể viết thành một cuốn sách được, tức là một cuộc hành quân đánh trận điệu nghệ lắm. Ông Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân thì nói cái vụ phá nhà của ông Đoàn Văn Quý nó sai vì cái nhà đó nó không ở trong khu vực cưỡng chế.

Thứ hai nữa cả cuộc phá nhà đó là bất hợp pháp, mà ai nói là bất hợp pháp? là ông Thủ tướng nói! Thành thử chính ra ông Thủ tướng phải ra lệnh đình chỉ ngay cuộc điều tra. Ngưng chức ông công an đó. Ra lệnh ông ta không được di chuyển ra khỏi thành phố Hải Phòng, hoặc là trốn qua bên Tàu. Ngưng chức chủ tịch Ủy ban Nhân Dân Hải Phòng Nguyễn Trung Thoại và yêu cầu không được đi đâu hết. Đình chỉ và chuyển tất cả hồ sơ cuộc điều tra lên một cơ quan độc lập, tức là chỉ định một Ủy viên công tố độc lập cấp trung ương hay đâu đó.

Mặc Lâm: Ông Thẩm phán nhận xét gì trước những chứng cứ mà cơ quan điều tra giao lại cho Viện Kiểm sát để cáo buộc các nghi can trong vụ án này?

Thẩm Phán Phan Quang Tuệ: Anh Mặc Lâm và quý vị nào đọc rõ trong chính cái bản cáo trạng chứa đầy những cái điểm mà mình nên đặt câu hỏi: Ủy ban giám định y khoa về các cái gọi là thương tích của những người trong tổ công tác số 3, cái vụ đó xảy ra vào ngày 5 tháng 1 năm 2012 nhưng giám định y khoa lại làm vào tháng 10 năm 2012 thử hỏi trong thời gian đó chứng cớ nó chạy đi đâu? Thành thử câu hỏi của anh Mặc Lâm tôi xin trả lời toàn bộ thủ tục điều tra đó trái với những nguyên tắc căn bản của luật lệ thủ tục điều tra vì vậy nó không có một giá trị gì hết.

Mặc Lâm: Về bản cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hải Phòng ông Thẩm Phán đánh giá ra sao, có phù hợp với tiêu chuẩn của một cáo trạng do pháp luật quy định hay không?

Thẩm Phán Phan Quang Tuệ: Trong bản cáo trạng này có chia ra hai nhóm bị can, một nhóm là ông Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý và mấy người đàn ông nữa khởi tố về vi phạm điều 93, khoản (d) tội giết người. Thứ hai là hai người phụ nữ còn lại bị khởi tố về tội chống người thi hành công vụ.

Tôi nhìn bản cáo trạng và giở ra điều luật 93 (d) thì điều luật đó nói như thế này: Tội giết người: người nào giết người thuộc một trong các trường họp sau đây bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, chung thân hoặc tử hình. Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân. Tôi đọc suốt bản cáo trạng thì tôi thấy không có nạn nhân nào bị giết hết. Bản cáo trạng 13 trang có đề cập đến những người bị thương tích và họ liệt kê trong nhóm tổ công tác số 3, kể cả một bí thư huyện Tiên Lãng. Cái điểm quan trọng trong bản cáo trạng họ nói như thế này: những người đó bị thương nhưng đã được cứu cấp kịp thời có nghĩa là mấy người đó không chết. Khi nói về tội giết người thì phải có xác chết chứ? Ở đây không có người nào chết hết.

Về phía chính quyền, cơ quan theo chỗ tôi đọc thì có khoảng 100 người thuộc 25 tổ chức, không có người nào chết. Phía bên gia đình ông Đoàn Văn Vươn cũng không có ai chết. Thế thì nguyên tắc quy định của luật thì khi truy tố thì nó phải có yếu tố cấu thành tội phạm.

Mặc Lâm: Ông Thẩm phán có đề nghị gì cho các luật sư bên bị cáo trong trường hợp này?

Thẩm Phán Phan Quang Tuệ: Tôi đề nghị mấy ông luật sư có thể nói rằng, thưa quý tòa bên chính phủ không thể chứng minh được, hoàn tất được trách nhiệm dẫn chứng của mình vì lý do họ đã buộc tội thân chủ của chúng tôi tội giết người nhưng không có người nào chết hết, thành thử không thể dẫn chứng được. Vụ án không thể tiếp diễn tức là không cần mở phiên tòa nữa. Nếu Tòa án Nhân dân thành phố Hải Phòng còn biết đọc luật lệ hiện tại, tôi không nêu Hiến pháp hay một tổ chức nhân quyền nào, tôi chỉ dựa trên luật của chính thể cộng sản này, nếu họ tôn trọng luật của chính họ lập ra thì phải đình chỉ ngay phiên tòa. Viện Kiểm sát phải đình chỉ ngay, không phải tạm thời mà phải đình chỉ luôn.

Qui kết tội gì cho gia đình ông Vươn?

nguyenxuandien-250.jpg
Người thân trong gia đình ông Vươn vài ngày trước phiên tòa. Photo courtesy of blog nguyenxuandien

Mặc Lâm: Theo sự đánh giá của Thẩm phán như vậy thì bản cáo trạng này không thể sử dụng để kết tội gia đình Đoàn Văn Vươn, xin ông cho biết bước kế tiếp thì Tòa án Nhân dân Hải Phòng sẽ giải quyết như thế nào?

Thẩm Phán Phan Quang Tuệ: Danh từ mà giới luật chúng tôi trước năm 1975 gọi cái bản cáo trạng đã bị “hà trì” từ căn bản. Trong Bộ luật Tố tụng Hình sự có nói như thế này: sau khi đã nói về trách nhiệm dẫn chứng của cơ quan khởi tố, nói cách khác tức là trong trường hợp này ông Đoàn Văn Vươn và gia đình ông ấy không có trách nhiệm chứng minh họ vô tội. Trong Bộ luật tố tụng của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam nếu như không có sự việc phạm tội, quyết định không khởi tố vụ án hình sự khi có một trong những căn cứ quy định tại điều 89 nghĩa là không có sự việc phạm tội, hành vi không cấu thành tội phạm thì cơ quan có quyền khởi tố ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự.

Đây là điều quan trọng: nếu đã khởi tố thì phải hủy bỏ quyết định. Nó nói là “phải” nếu theo tiếng Anh là “shall” là “must” và thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác hoạc báo tin về tội phạm biết rõ lý do.

Điều 91 nếu cơ quan khởi tố nhận thấy quyết định của mình không có căn cứ thì Viện Kiểm sát ra quyết đinh hủy bỏ quyết định khởi tố đó. Hủy bỏ điều đó thì chuyện gì xảy ra? Trong trường họp này do họ đã đưa bản cáo trạng nên sẽ có mấy điều xảy ra theo quy định. Điều 55 người Thẩm phán xử án, trường hợp ở đây là Tòa án Nhân dân thành phố Hải Phòng, phải áp dụng điều 155, Thẩm phán ra quyết định tạm đình chỉ vụ án khi có căn cứ quy định tại điều 89 hoặc ra quyết định đình chỉ vụ án khi một trong những yếu tố quy định trong điều 89 của bộ luật này. Tôi nghĩ là không có yếu tố tội phạm.

Nguyên tắc là khi mình khởi tố thì Biện lý cuộc hay Viện Kiểm sát Nhân dân là cơ quan đứng truy tố có trách nhiệm dẫn chứng. Dẫn chứng trong một vụ giết người thì phải có ông Nguyễn Văn A hay ông Nguyễn Văn B gì đó bị chết. Bản cáo trạng là căn bản của văn kiện khởi tố, rõ ràng nói rằng khởi tố theo điều khoản 93 (d) có nghĩa là giết người thi hành công vụ, nhưng không có người nào chết hết thì sao gọi là giết người? Chính bản cáo trạng họ kể tên gần 10 người ra trong đó tổ công tác 3 có mấy người bị thương và đã được đưa đi cứu kịp thời.

Mặc Lâm: Ông Thẩm phán có cho rằng Tòa án không kết tội giết người với gia đình ông Vươn được vì không có ai bị giết nhưng Tòa có thể kết một bản án khác chẳng hạn như sử dụng vũ khí, chất nổ bất hợp pháp hay không?

Thẩm Phán Phan Quang Tuệ: Tôi đọc đâu đó có một ông luật sư Việt Nam ổng nói nếu muốn khởi tố, truy tố thì có thể truy tố ông này về tội phòng vệ chính đáng quá mức. Nhưng không thể nói vì tôi truy tố cái này không được nếu không giết người thì mưu sát...không thể được, vì như vậy là vi phạm nguyên tắc Double Jeopardy (nguy cơ bị kết án hai lần) không phải một tội phạm mà ông cứ bác người ta ra, truy tố hết tội này rồi qua tội khác. Không phải truy tố tội ăn cắp không được quay qua truy tố tội dụ dỗ gái vị thành niên, phải trả tự do tức khắc.

Mặc Lâm: Xin được hỏi Thẩm phán một câu cuối, nhìn một cách tổng quan ông thấy vụ án này nói lên điều gì? Sự yếu kém của tư pháp, việc bao che của cán bộ địa phương hay điều gì khác thưa ông?

Thẩm Phán Phan Quang Tuệ: Tôi đọc bản cáo trạng mà giật mình. Không biết làm sao người ta huy động cả trăm người, chiếm cái cơ sở làm việc mà chính chính phủ đã giao cho gia đình ông Đoàn Văn Vươn khai thác từ năm 1993, bao nhiêu mồ hôi nước mắt đã đổ ra. Ổng đâu có làm điều gì trái luật đâu? Trong bản cáo trạng rất tức cười, họ nêu ông Vươn xây 5 cái hàng rào! Ổng muốn xây một chục hàng rào thì ổng có quyền xây chớ đâu có cái luật nào cấm người ta xây hàng rào? Rồi nói là ổng gài cái này gài cái kia! Trời đất! Mình gài chống người ăn trộm, khi ăn trộm vô thì người ăn trộm phạm tội chứ đâu phải mình phạm tội!

Chính quyền đóng vai trò ăn cướp lại đi khởi tố nạn nhân, cái người đã đóng góp cho quốc gia. Tôi thấy trong những người tham gia cưỡng chế có nhân vật là bí thư của Đảng Cộng sản. Từ đó mình nhìn vấn đề rộng lớn hơn là tất cả nằm ở chỗ khi Đảng nhảy vô qua Điều 4 Hiến pháp cho là mình lãnh đạo tiên phong, bao trùm mọi hoạt động của Đảng. Từ vụ này tôi thấy người Bí thư phải bị truy tố vì đã xâm phạm tài sản của dân dựa theo bộ luật hình sự. Và vì ông ấy là bí thư thành thử phải có cuộc điều tra Tổng bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chính trị bộ phải xem họ có vi phạm các tội vi phạm quyền tự do dân chủ của công dân chiếu theo chương 13 của Bộ hình luật họ có xâm phạm tội xâm phạm quyền sở hữu của dân chiếu theo chương 14.

Sự có mặt của ông Bí thư tại Tiên Lãng đặt ra câu hỏi về vai trò của Đảng Cộng sản trong đó như thế nào. Phải điều tra luôn cả bí thư Hải Phòng, Tổng bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam và toàn chính trị bộ để xem chính sách đất đai của họ đối với đất nước như thế nào.

Mặc Lâm: Xin cám ơn ông.



Tiến sĩ Lê Minh Nguyên, phó Chủ Tịch Đảng
Tân Đại Việt bình luận về sự kiện Đoàn Văn Vươn
Nỗi Oan Gia Ðình Ðoàn Văn Vươn
Audio thuyết trình và thảo luận trên
diễn đàn điện tử Paltalk -- điều hành
bởi Nhóm Truyền Tin và Phong Trào Yểm Trợ
Khối 8406 và Phong Trào Dân Chủ ở Quốc Nội

phần 1:
20120401_Paltalk8406_202_TsLeMinhNguyen_part1.mp3

phần 2:

20120401_Paltalk8406_202_TsLeMinhNguyen_part2.mp3

phần 3:

20120401_Paltalk8406_202_TsLeMinhNguyen_part3.mp3

phần 4:

20120401_Paltalk8406_202_TsLeMinhNguyen_part4.mp3




Kính gởi toàn thể Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước cùng các Thân hữu quốc tế. Xin vui lòng giúp phổ biến rộng rãi.
Chúng tôi chân thành cảm ơn.
 
Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền, Việt Nam.
 

Tuyên bố về vụ án và phiên tòa tại Tiên Lãng, Hải Phòng

Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền

29-03-2013

clip_image002

clip_image004

            Kính thưa toàn thể Đồng bào Việt Nam và Anh Chị Em Tín hữu Công giáo.

            Ngày 2 đến 5-4-2013 tới đây, quý nông dân Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Sịnh, Đoàn Văn Vệ, Nguyễn Thị Thương, Phạm Thị Hiền sẽ bị nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam -qua Tòa án Nhân dân thành phố Hải Phòng- đưa ra xét xử về tội gọi là “giết người” theo điểm D khoản 1 điều 93 Bộ luật Hình sự, và “chống người thi hành công vụ” theo điểm D khoản 2 điều 257 Bộ luật Hình sự, sau khi họ đã bị bắt giam hoặc quản chế hơn một năm trời (từ 05-01-2012).

            Suốt thời gian 15 tháng này, nhân dân mọi giới lẫn giới chức cầm quyền, công luận trong lẫn ngoài nước, người Việt lẫn người ngoại quốc, đều theo dõi sát sao vụ việc tại cống Rộc, xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng, và hầu hết đều bênh vực cho các bị can nói trên, coi họ như là những nạn nhân vô tội của một vụ cưỡng chiếm đất đai tài sản do người của nhà cầm quyền.

            Ai cũng tưởng sau khi sự thật đã bị phơi bày thì công lý sẽ được thực thi và các nông dân được hoàn trả tự do, tài sản lẫn danh dự. Thế nhưng công luận đã hết sức bàng hoàng và phẫn nộ khi ngày 18-03-2013 vừa qua, “tòa án nhân dân” thành phố Hải Phòng đã quyết định đưa họ ra xét xử với các tội danh nói trên, sau một quá trình điều tra lắm mưu đồ và đầy gian lận.

            Hiệp thông với tiếng kêu cứu của mẹ và vợ các bị can, với những phân tích xác đáng của các chuyên gia luật độc lập và những đòi hỏi đúng đắn của nhiều tầng lớp đồng bào, nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền chúng tôi tuyên bố:

 

            1- Sau mấy chục năm hi sinh tt cả nguồn lực, sức khỏe và thậm chí sinh mạng để quai đê lấn biển theo chủ trương của nhà nước, tạo ra khu đầm nuôi tôm tại bãi bồi ngoài đê biển, các nông dân nói trên thực sự là những anh hùng khai phá, những công dân đầy công trạng, xứng đáng được biểu dương và hưởng thụ công sức của họ lâu dài.

            Thế nhưng, vì lòng tham lam vô đáy, nhà cầm quyền tại Hải Phòng, Tiêng Lãng, Vinh Quang đã lợi dụng Luật đất đai đầy bất công, lạm dụng quyền chính trị độc tài, sử dụng các lực lượng công cụ (như tòa án, công an, quân đội…) để cùng nhau thực hiện nhiều hành vi trái pháp luật và đạo lý nhằm chiếm đoạt thành quả của các công dân gương mẫu trong lao động nói trên. Đỉnh điểm của loạt hành vi ô nhục đó là sáng ngày 5-1-2012, một đoàn bao gồm công an, cán bộ, bộ đội -mạo danh “cưỡng chế”- đã ập đến bao vây, bắt bớ, nổ súng, cướp bóc và tàn phá tài sản của họ, kể cả những tài sản, nhà cửa ngoài vùng cưỡng chế.

            Trước tình huống bất ngờ bị cướp phá tài sản và uy hiếp tính mạng do những kẻ “nhân danh chính quyền”, “thi hành công vụ” nhưng thực chất chỉ là một bọn cướp ngày không hơn không kém, các công dân nói trên đã buộc lòng phải ngăn chặn. Đây là hành động tự vệ hết sức chính đáng. Sự việc đã được hệ thống truyền thông lề đảng lẫn lề dân loan báo rộng rãi và hầu hết đều đồng tình bênh vực. Thậm chí chính Thủ tướng CS Nguyễn Tấn Dũng cũng đã kết luận về động thái của nhà cầm quyền Tiên Lãng: “Đấy là việc làm trái cả pháp lý lẫn đạo đức”.

            Thành thử chúng tôi cực lực phản đối đảng và nhà cầm quyền CSVN -qua Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hải Phòng (vốn cũng chỉ là công cụ của đảng)- sắp truy tố các công dân vô tội nói trên về tội “Giết người” và “Chống người thi hành công vụ”. Đây là sự thóa mạ công lý, thách thức công luận, chà đạp nhân quyền và vi phạm luật pháp quốc gia (nhất là công pháp quốc tế) một cách ngang nhiên trắng trợn. Đây cũng là sự bao che lấp liếm cho hành vi đàn áp nhân dân và cướp bóc tư sản của nhà cầm quyền địa phương vùng đất Cảng.

 

            2- Sở dĩ có vụ án và phiên tòa đang làm toàn dân và quốc tế công phẫn như thế, chính là vì tại Việt Nam đang tồn tại một đảng cầm quyền và một nhà cầm quyền độc tài độc đoán, không do dân bầu, chẳng được dân chọn, thao túng quốc hội lẫn tòa án, độc dụng công an lẫn quân đội, ttạo Hiến pháp, bày ra luật pháp chỉ có lợi cho riêng đảng, phe, nhóm mình. Cụ thể là họ đã bày ra Luật Đất đai hết sức phi lý và bất công, khẳng định kiểu hư ảo lường gạt: “đất đai thuộc về toàn dân” và kiểu độc chiếm trắng trợn: “…do nhà nước đại diện sở hữu” để biến mình thành ông chủ độc nhất của mọi tài nguyên trên đất Việt! Hơn 20 năm qua, bộ luật với nguyên tắc quái đản đó đã khiến cho hàng triệu nông dân bị tước đoạt ruộng vườn, lâm vào cảnh dở sống dở chết, lếch thếch kiện tụng cách vô vọng từ địa phương tới trung ương, từ đời ông đến đời cháu, thậm chí nhiều người còn bị hành hung, bức tử và tống ngục, khiến đất nước rơi vào cảnh xáo trộn xã hội và bất ổn chính trị không cùng, chưa kể đến sự suy thoái kinh tế chung. Những cảnh tượng tang thương đau lòng đã và đang xảy ra ở nhiều nơi trên đất nước như Văn Giang, Vụ Bản, Dương Nội, Phước Long, Thủ Thiêm… tại các vườn hoa công cộng lẫn trước các cơ quan công quyền…

 

            3- Liên quan tới những vụ việc vừa nói, bản “Hiến pháp dự thảo sửa đổi” mà nhà cầm quyền đưa ra cho toàn dân từ đầu năm nay vẫn là thứ “cương lĩnh của đảng CS” (lời mở đầu), vẫn tiếp tục khẳng định đảng là “lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội” (điều 4), không chịu bất cứ quyền kiểm soát nào, vẫn tiếp tục duy trì nguyên tắc sai trái: “Đất đai tài nguyên quốc gia thuộc sở hữu toàn dân cho Nhà nước đại diện chủ sở hữu” (điều 57). Rồi để bảo vệ độc quyền chính trị và độc hữu tài nguyên này, HP dự thảo sửa đổi lại ngang nhiên tuyên bố: “Lực lượng vũ trang nhân dân [tức công an, quân đội, dân phòng…] phải tuyệt đối trung thành với Đảng cộng sản Việt Nam” (trước cả Tổ quốc và nhân dân), “có nhiệm vụ bảo vệ Đảng, Nhà nước” (trước cả nhân dân nữa) (điều 70). Mới đây lại còn có dự thảo bộ Công an đề xuất cho bắn người bị coi là “chống cán bộ thi hành công vụ”!

            Viết những điều như thế, phải chăng đảng và nhà cầm quyền CSVN muốn hợp pháp hóa những gì họ đã làm trong quá khứ, đặc biệt qua vụ Tiên Lãng, và sẽ làm trong các vụ Tiên Lãng tương lai mà họ dự đoán sẽ ngày càng có cơ bùng nổ sau khi tân Hiến pháp và tân Luật đất đai được “đổi mới như cũ” với nhiều tiềm năng tai hại cho đất nước và dân tộc?

 

            4- Chúng tôi thiết tha kêu gọi đồng bào trong lẫn ngoài nước, các nhân sĩ trí thức, các lãnh đạo tinh thần, các chính phủ dân chủ, các tổ chức nhân quyền, các cơ quan truyền thông, các tòa đại sứ ngoại quốc tại Việt Nam, hãy lên tiếng tố cáo vụ án bất công, phản đối phiên tòa rừng rú chống lại gia đình ông Đoàn Văn Vươn. Để ủng hộ tinh thần và chính nghĩa của các bị cáo, xin tt cả Quý vị hãy kéo nhau về tòa án Hải Phòng, hãy đồng loạt “xuống đường trên mạng” và tt hơn nữa hãy đồng loạt “xuống đường trên phố” để bày tỏ ý chí và sức mạnh của toàn dân. Ý chí và sức mạnh đập tan áp bức độc tài, đòi hỏi công lý sự thật, xây dựng tự do dân chủ!

            Chúng tôi nguyện cầu Thiên Chúa ban cho những ai có tâm hồn thiện chí, ao ước chân lý, công bình, tình thương và tự do cho Việt Nam, biết can đảm, ôn hòa và đoàn kết đáp lại 2 thách thức to lớn hiện thời: “Các phiên tòa kết tội nạn nhân” và “Việc lấy ý kiến đồng tình với HP” của đảng CS.

 

            Làm tại Việt Nam ngày 29-03-2013, Thứ Sáu Tuần Thánh, kỷ niệm việc Chúa Giê-su đã bị kết án tử trong mộttòa án nhân dân” vì bênh vực công lý, tình thương và sự thật.

            Đại diện Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền:

            - Linh mục Phêrô Nguyễn Hữu Giải

            - Linh mục Phêrô Phan Văn Lợi

            - với sự hiệp thông của Lm Tađêô Nguyễn Văn Lý đang ở trong lao tù Cộng sản.

 

------------------------------------------------------------------------------------------

Phụ lục

Thư ngỏ gửi bà con nhân dân cả nước

            Tiên Lãng, 26-03-2013

            Thưa bà con nhân dân cả nước,

            Chúng tôi là thân nhân của các nông dân Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Sịnh, Đoàn Văn Vệ... Là những người sắp tới đây bị Tòa án Nhân dân thành phố Hải Phòng đưa ra xét xử vào ngày 2-5/4/2013 với tội danh áp đặt một cách bất công. Qua một quá trình điều tra tùy tiện, thiếu khách quan.

            Những thân nhân của chúng tôi bị truy tố với tội danh "giết người" trong khi họ đang ra sức bảo vệ tài sản mà họ gây dựng được gần một cuộc đời. Những hành vi của họ chỉ có tính chất cảnh báo, nhắc nhở, báo động cho xã hội về những quyết định quan liêu của chính quyền địa phương khiến người dân khắp nơi phải chịu đồng cảnh ngộ như chúng tôi.

            Trong suốt thời gian qua chúng tôi đã nhận được sự ủng hộ rất nhiều của bà con cả về vật chất lẫn tinh thần. Một lần nữa qua những blog yêu chuộng công lý, yêu chuộng hòa bình, chúng tôi muốn gửi tới bà con những lời biết ơn chân thành nhất.

            Phiên tòa tới đây gia đình tôi mong muốn nhận được sự ủng hộ của bà con như suốt một năm qua để gia đình tôi vững vàng hơn trên bước đường đi tìm công lý.

            Công bằng của gia đình tôi đồng nghĩa với công bằng của tt cả bà con.

            Xin cảm ơn nhiều

            Nguyễn Thị Thương, Phạm Thị Hiền 

 

Thư kêu cứu

            Kính gửi:

- Toàn thể mọi công dân Việt nam

- Những người yêu công lý - sự thật- hòa bình.

- Toàn thể giáo dân, các tín hữu và các chức sắc trong Giáo hội Công giáo Việt Nam

- Những người có lương tâm trong hệ thống công quyền

            Tôi là: Trần Thị Mạp – 85 tuổi.

            Là mẹ  của Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Sịnh, Phan Thị Báu, Nguyễn Thị Thương và cháu Đoàn Văn Vệ, là những nạn nhân của vụ án cưỡng chiếm đất đai tại cống Rộc, xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng.

            Thưa tt cả các quý vị,

            Là người mẹ đã 85 tuổi, tôi đau đớn viết thư này kêu gọi tt cả mọi người một việc như sau:

            Sau mấy chục năm các con tôi đã hi sinh tt cả sức lực, nguồn lực và tính mạng để quai đê lấn biển theo chủ trương của Nhà nước, tạo ra khu đầm nuôi tôm tại bãi bồi ngoài đê biển. Ở đó đã thấm máu và tính mạng của các con và cháu tôi.

            Khi đã hình thành được khu vực nuôi trồng thủy sản, sắp đến ngày thu hoạch thì đột nhiên nhiều hành động khuất tt do nhà cầm quyền Tiên Lãng, Hải Phòng thực hiện trái pháp luật và đạo lý nhằm chiếm đoạt thành quả của các con, cháu tôi. Đỉnh điểm là sáng ngày 5/1/2012, một đoàn bao gồm cán bộ, công an, bộ đội đã ập đến bao vây, bắt bớ, nổ súng và cướp phá tài sản của con cái chúng tôi. Kể cả những tài sản, nhà cửa ngoài vùng cưỡng chế.

            Trước tình huống bất ngờ bị cướp phá tài sản và uy hiếp tính mạng, các con, cháu tôi buộc phải tự vệ để bảo vệ tài sản và tính mạng của mình. Sự việc đã được hệ thống truyền thông loan báo rộng rãi. Chính Thủ tướng Chính phủ đã kết luận: “Đây là việc làm trái cả Pháp lý và Đạo lý”.

            Mặc dầu vậy, Viện Kiểm sát Nhân dân TP Hải Phòng bằng Cáo trạng số 10/CT-P1A ngày 4-1-2013 vẫn truy tố các con tôi về tội “Giết người” và “Chống người thi hành công vụ”. Phiên tòa sơ thẩm sẽ diễn ra từ ngày 2-5/4/2013 và ngày 8-10/4/2013 tại Tòa án Nhân dân thành phố Hải Phòng.

            Trước sự việc này, tôi, gia đình và đông đảo nhân dân địa phương hết sức bất bình, phẫn nộ và xin khẳng định rằng:

            - Các con tôi từ nhỏ đã được giáo dục ăn ở hiền lành, đạo đức. Không hề có bất cứ hành động và việc làm nào vi phạm Pháp luật cũng như đạo đức làm người.

            - Trong sự việc ngày 5-1-2012, con tôi là Đoàn Văn Vươn không hề có mặt tại khu vực xảy ra sự việc. Ngay cả các con, cháu tôi đang ở trên đê cùng với bà con cũng đã bị bắt và đánh đập dã man sau đó.

            - Các con, cháu tôi không hề chống người thi hành công vụ vì việc cưỡng chế trái pháp luật này không thể được gọi là “Thi hành Công vụ”.

            - Việc đưa các con, cháu tôi ra Tòa xét xử về tội “Giết người” và “Chống người thi hành công vụ” là việc làm vô đạo đức, vô lương tâm và hoàn toàn đi ngược lại Hiến pháp và Pháp luật hiện hành. Việc này nhằm thực hiện âm mưu hợp pháp hóa các tội ác mà những người trong hệ thống công quyền Tiên Lãng, Hải Phòng đã gây ra.

            Vì vậy, tôi cầu xin tt cả mọi người bằng lương tâm, trách nhiệm của mình hãy bằng mọi cách cứu lấy các con, cháu tôi vượt qua âm mưu đẩy người lương thiện vào chỗ chết.

            Một lần nữa tôi khẳng định Các con, cháu tôi không hề giết người, không chống người thi hành công vụ.

- Xin hãy cứu lấy các con, cháu tôi.

- Xin hãy cứu lấy những nạn nhân vô tội.

- Tôi cầu xin tt cả mọi người hãy lên tiếng và hành động.

            Hải Phòng, ngày 26/3/2013

            Trần Thị Mạp



Gia đình ông Đoàn Văn Vươn bị tra tấn dã man - YouTube

www.youtube.com/watch?v=_GQb_cxYOQoJan  13 min - Khi họ bắt chúng em thì họ đối xử rất là tàn tệ. Họ dùng dùi cui điện và gậy sắt họ đánh rất là đau. Và khi lên chỗ công an thành phố thì họ cũng ...

Hiệp thông với gia đình Ông Đoàn Văn Vươn

Ngày 14.01.2012, Đức cha Giuse Vũ Văn Thiên, Giám mục Giáo phận Hải Phòng đã gởi thư đến Linh mục Gioan Baotixita Ngô Ngọc Chuẩn, Chánh xứ, và giáo dân Giáo xứ Suy Nẻo để bày tỏ ý kiến của về biến cố vừa xảy ra cho gia đình ông Phêrô Đoàn Văn Vươn :

- ngay sau vụ nổ súng ngày 05.01.2012, Đức cha đã cử cha Tổng đại diện đến tận nơi tìm hiểu sự việc và, cùng Cha xứ, đến vấn an thân mẫu của ông Vươn ;
- qua các phương tiện thông tin, Đức cha được biết ông Vươn là người có nhân thân tốt và nhiệt thành cộng tác với các sinh hoạt Giáo xứ ;
- cũng như nhiều người thiện chí, Đức cha ước mong chính quyền các cấp liên hệ giải quyết thấu tình đạt lý để bảo vệ quyền lợi chính đáng và danh dự của ông Vươn ;
- cùng với tín hữu Giáo xứ, Đức cha hiệp thông cầu nguyện cho gia đình ông Phêrô Đoàn Văn Vươn.

Vì đa số người Việt chúng ta đều là những người thiện chí, nên đồng bào chân thành cám ơn và phấn khởi về bức thư này.

Ngày 18.01.2012, Thư Hiệp Thông của Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam được gởi đến Cha Chánh xứ Suy Nẻo : « hiệp thông và cầu nguyện cho các nạn nhân đang gặp khó khăn trong đợt cưỡng chế bất công này, kể cả sáu vị công an và bộ đội bị thương, vì cách xử lý không minh bạch của Ủy ban Nhân dân huyện Tiến Lãng, TP. Hải Phòng. »

Nhân Ngày Hòa Bình Thế Giới 01.01.2012, trong Sứ điệp « Giáo dục người trẻ về Công lý và Hòa bình » gởi cho các cha mẹ, những nhà giáo dục, huấn luyện, các vị trách nhiệm trong các lãnh vực tôn giáo, xã hội, chính trị, kinh tế, văn hóa và truyền thông, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI viết : « Hòa bình cho tất cả mọi người nảy sinh từ Công lý của mỗi người và không ai có thể trốn tránh nghĩa vụ thiết yếu thăng tiến Công lý, theo thẩm quyền và trách nhiệm riêng của mình ».

Sáng mồng 4 Tết Nhâm Thìn (26.01.2012), Linh mục Gioan Nguyễn Ngọc Nam Phong, Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội, đã đi thăm gia đình ông Phêrô Đoàn Văn Vươn, cùng anh Giuse Nguyễn Tiến Đạt, Trưởng Liên đoàn Sinh viên Công giáo Việt Nam và một số anh em khác. Điểm dừng chân đầu tiên là nhà bà cụ thân sinh anh Vươn tại nhà thờ Súy Nẻo. Bà, đã từng tham gia công việc xã hội với chức vụ thôn phó, kể cho mọi người nghe đầu đuôi câu chuyện của ông Vươn và, cuối cùng, đã than rằng: « Bọn chính quyền nó tham lam và ác độc không thể tưởng tượng được ».

Sau đó, để chứng kiến tận mắt, bà dẫn mọi người ra thăm khu đầm của ông Vươn, nơi ngôi nhà đã bị chính quyền đổt phá, bà cụ đào bới để tìm bức tượng Chúa Giêsu bằng đồng mà bà hy vọng không bị cháy nhưng rất tiếc là bức tượng đã không còn. Vì ông Phó Chủ tịch Hải Phòng Đỗ Trung Thoại nói rằng: ‘Phá nhà anh Đoàn Văn Vươn là do dân bức xúc đến phá’, nên ai cũng để ý quan sát hiện trường và thấy được các vết của xe ủi và hố đất do máy ủi vục xuống vẫn còn nguyên vẹn. Như vậy, chắc chắn không phải là do dân phá mà là ông Thoại muốn bao che tội ác cho ông Hiền và cũng muốn đánh lừa dư luận.

Trưa Chúa nhật ngày 22.01.2012, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã ra cửa sổ phòng làm việc để đọc Kinh Truyền Tin chung với hàng chục ngàn tín hữu và du khách hành hương năm châu. Nhân dịp Tân Xuân Nhâm Thìn, Đức Thánh Cha đã chúc Tết các dân tộc Viễn Đông như sau: « Anh chị em thân mến, trong các ngày này, nhiều dân tộc Viễn Đông tươi vui mừng Năm Mới Âm Lịch. Trong tình trạng khủng hoảng kinh tế xã hội hiện nay, tôi cầu chúc tất cả các dân tộc ấy một Tân Niên thực sự ghi dấu CÔNG LÝ và HÒA BÌNH, đem lại thoa dịu cho người khổ đau. Tôi đặc biệt cầu chúc cho các bạn trẻ, với lòng hăng hái và sự thúc đẩy của lý tưởng, có thể cống hiến cho thế giới một niềm hy vọng mới. »

I. KỸ SƯ ĐOÀN VĂN VƯƠN, ÔNG LÀ AI ?

Sáng ngày 05.01.2012, những thông tin ban đầu về Đoàn công tác gồm cán bộ, công an, bộ đội biên phòng do Ủy ban Nhân dân (UBND) huyện Tiên Lãng điều động để cưỡng chế thu hồi đất đầm nuôi trồng thủy sản tại xã Vinh Quang, do ông Đoàn Văn Vươn, cư trú tại xã Vinh Quang, thuê nhưng đến nay đã hết thời hạn (hợp pháp hay không, đang chờ cấp trên xét định) và không chịu đóng thuế đất trong thời gian dài (cần chứng minh). Anh em ông Vươn đã chống lại họ bằng mìn tự chế và súng bắn đạn hoa cải làm bị thương 6 công an và bộ đội. Đến 12 giờ, lực lượng Công an do chính Đại tá Đỗ Hữu Ca, Giám đốc Công an Hải Phòng, trực tiếp chỉ huy tiếp cận được nhà của ông Vươn nhưng các đối tượng đã bỏ trốn. Hôm sau, công an đã bắt giam chủ đầm Đoàn Văn Vươn (sinh năm 1963), Đoàn Văn Tịnh (hay Sịnh, sinh năm 1957, anh ông Vươn), Đoàn Văn Vệ (sinh năm 1974, cháu ông Vươn), Đoàn Xuân Quỳnh (sinh năm 1995, con trai ông Vươn), Nguyễn Thị Thương (sinh năm 1970, vợ ông Vươn), Phạm Thị Báu (tức Hiền, sinh năm 1982, vợ ông Quý). Đoàn Văn Quý (sinh năm 1966, em trai ông Vươn), bị nói là người nổ súng, ra trình diện hôm 07.01.2012 và cũng đang bị giam giữ để điều tra. Ngày 10.04.2012, bị khởi tố các ông : Vươn, Tịnh, Vệ và Quý về tội giết người. Các bà Thương và Hiền về tội chống người thi hành công vụ, song được tại ngoại hầu tra nhưng bị cấm đi khỏi nơi cư trú.

Vụ án ông Đoàn Văn Vươn chống lại việc cưỡng chế của UBND huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) bằng mìn và súng đang làm nóng dư luận cả nước mấy ngày qua. Báo chí ‘lề phải’ đồng loạt lên án một cách mạnh mẽ nhưng ngày càng ‘thức tỉnh’ trước những lời tuyên bố ‘buồn cười’ và trái ngược của các lãnh đạo cộng sản tại Hải phòng. Ông Đoàn Văn Vươn là người thế nào?

A. Thành công trong lao động.

Ông Đoàn Văn Vươn lớn lên trong một gia đình có 7 anh chị em được báo chí tuyên dương là có truyền thống cách mạng. Thân phụ ông tên Đoàn Văn Thiển, đã từng cả đời ‘theo đảng đến cùng’, cống hiến cho đảng tất cả với chức Bí thư Đảng ủy xã trong 20 năm và đã chết cách đây 6 năm, sau khi về hưu. Chú rể ông Vươn (chồng cô ruột) tên Đoàn Xuân Lễnh, hiện là quan chức của nhà nước đang nắm giữ một tổ chức phá đạo, mạo danh là ‘Ủy ban Đoàn kết Công giáo Hải Phòng’ với chức Phó Chủ tịch. Đây là cái chức mà không phải ai cũng có thể làm được, nhất là khi là một người công giáo chân chính. Ông còn là Hội thẩm nhân dân Tòa án Nhân dân Hải Phòng. Như vậy, thế hệ trước của gia đình anh đã có những đóng góp lớn cho Đảng, kể cả về mặt đạo.

Bản thân ông Đoàn Văn Vươn, sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, ông Vươn đã học tiếp hệ tại chức Đại học Nông nghiệp, trở thành kỹ sư nông nghiệp, là người hiền lành, chăm chỉ làm ăn và chưa từng có tiền án, tiền sự.

Một người có lý lịch tốt như vậy, nếu ông Vươn cứ theo gương bố anh leo lên chức Bí thư Đảng ủy hay cao hơn vì, với tấm bằng kỹ sư nông thôn lúc bấy giờ, thì hôm nay có lẽ anh là người cầm súng đi cưỡng chế chứ không phải là nạn nhân. Nhưng, có lẽ cuộc đời bố anh theo đảng đã để lại một bài học nào đó, nên tất cả 7 anh em của anh không ai là đảng viên mà chọn cho mình một lối đi khác là tự lực cánh sinh, dùng sức người để đọ với thiên nhiên hầu mưu sinh. Nào ngờ khi ‘vật chất quyết định ý thức’ (Mác–Lênin) thì tất cả những đóng góp công lao của bố, của chú… đều chẳng có ý nghĩa gì nếu anh không nằm trong bộ máy quyền lực. Những công lao, đóng góp kia chỉ dành cho những kẻ trong bộ máy phạm tội muốn thoát khỏi sự trừng phạt pháp luật thì được nại đến mà thôi. Rồi đây, ông Đoàn Xuân Lễnh sẽ làm gì với vai trò Phó Chủ tịch UBĐK Công giáo Hải Phòng và Hội thẩm nhân dân TAND Hải Phòng khi cháu ông bị bất công đến thế? Hàng năm, cái gọi là ‘Ủy ban Đoàn kết Công giáo’ tổng kết tốn biết bao tiền dân mà mục đích chỉ nhằm lấy công sức những người như ông Đoàn Văn Vươn làm tấm gương để ‘động viên giáo dân’ làm giàu, học tập đạo đức Hồ Chí Minh rồi thuổng luôn thành quả của họ để báo cáo thành của mình?

Năm 1993, ông Đoàn Văn Vươn lấy vợ người xã Vinh Quang, thuộc giáo xứ Súy Nẻo, rồi cùng gia đình ở luôn chỗ này để lấn biển lấy đất mưu sinh. Cùng em trai Đoàn Văn Quý đầu tư vào đầm nuôi thủy sản, ông Vươn cùng vợ con ra bãi bồi ven biển, cải tạo khu vực nuôi tôm. Giữa trùng dương bão tố, các anh em không chỉ đem sức mình mà còn vay mượn nợ nần để làm công việc không ai nghĩ thành công. Hơn thế nữa, con gái ông mới 8 tuổi học lớp 2 đã phải mất mạng vì ao, đầm ông đào đắp lấn biển. Đứa cháu ông đến chơi không may cũng ngã vào ao đầm và chết ở đó. Với bao công sức, mồ hôi nước mắt ông bỏ ra ở đây, không một ai không xót xa và thán phục.

Trong bài ‘Ông Đoàn Văn Vươn là người như thế nào?’ phát đi ngày 09.01.2012, phóng viên Ðài Á châu Tự do Nhân Khánh thuật lại rằng : « người dân địa phương xã Vinh Quang, bên cạnh những câu trả lời từ chối vì ‘tôi sợ lắm. Tôi không dám nói đâu. Vâng, thông cảm nhé’, cũng có những tiếng nói thốt lên sự thật ‘Anh ấy học Đại học Nông nghiệp ra. Anh chị ấy là người làm ăn chuyên cần, hiền lành ấy mà. Anh ấy xuống đây làm, nói chung là anh ấy bỏ ra công sức làm cái đồng này. Chúng tôi là người dân ở gần, anh chị sống rất là tốt, không có vấn đề gì. Anh ấy ở trên Bắc Hưng xuống đây. Anh chị quan hệ, sống tốt với dân làng. Trong xóm làng có công, có việc gì mời chào thì anh chị vẫn tham gia. Anh bỏ ra nhiều công sức vào cái đồng ấy, chắc là đền bù không phù hợp nên anh ấy không đồng ý’.

Trong khi đó, ông Chánh văn phòng UBND huyện Tiên Lãng Ngô Ngọc Khánh khẳng định rằng ông Vươn không phải là người tốt. Anh chẳng có công lao gì, cũng chẳng phải là người đi đầu vì sử dụng hàng chục ha đất và thu lời nhưng không đóng góp gì cho địa phương. Theo ông Khánh, nhiều năm qua anh Vươn hoàn toàn ăn không, anh ta đắp đê để thu lợi cá nhân chứ có ích gì cho xã hội… và ‘quên’ bao ‘lì xì’ cho đồng chí Chánh văn phòng.

Thiếu tướng Huỳnh Đắc Hương, Cục Trưởng Tổng cục chính trị, đưa ra một ví dụ điển hình, câu chuyện chống người thi hành công vụ ở Tiên Lãng không phải bây giờ mới có. Trước đây, ở Thái Bình, chính quyền đã từng bán đất của nhân dân để mua ô tô, làm sân tennis, khiến cho nhân dân uất ức mà chống đối. Điều này cho thấy, sự chống đối của người dân xuất phát từ cách làm của chính quyền địa phương mà ra. Năm 1999, nhân một chuyến du lịch, tôi cùng gia đình và một số đồng đội của mình đã ghé thăm khu đầm nuôi trồng thủy sản của gia đình ông Đoàn Văn Vươn. Khi đó, ông Vươn và gia đình họ Đoàn nổi lên là một điển hình nông dân làm kinh tế giỏi.

Ông Vươn là một người giáo dân tốt và ông sống với bà con dân làng ở đây không mất lòng ai. Nên, đầm nuôi thủy sản của ông ấy không phải trông giữ vì dân thương ông, không muốn ra đấy bắt tôm hay trộm cắp cái gì của ông cả. Ông đối xử với dân làng ở đây rất tốt, như đến tết Trung thu hoặc cắm trại của các cháu, ông đều có quà. Khi gia đình có người qua đời là ông đều vào thăm viếng hết.

Ông Phạm Văn Danh, nguyên Bí thư đảng ủy xã Vinh Quang nói : « Lúc nó (Anh Vươn) xuống xin làm, tôi lắc đầu khuyên là không làm nổi đâu, nhà nước còn không làm nổi nữa là… Nhưng để thực hiện ‘canh bạc’ với trời đất, ông Đoàn Văn Thiểu, bố của Vươn đã phải bán đàn vịt 1.000 con và 20 tấn thóc. Vươn huy động tất cả anh chị em cùng bà con, làng xóm cùng tiến ra vùng biển hoang… Nhiều năm vật lộn với trời đất giờ được đền đáp bằng bờ kè hơn hai km, tạo nên bãi bồi màu mỡ, giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương. Khu đầm, bờ đê còn là lá chắn vững chãi cho khu dân cư phía trong đê, an toàn hơn trước. Tôi và cả xã Vinh Quang không ngờ. »

B. Tiến trình nội vụ.

Thực thi chủ trương thành phố mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản ngoài bãi sa bồi ven biển, ngày 04.10.1993, UBND huyện Tiên Lãng đã ban hành quyết định số 447/QĐ-UB giao cho gia đình ông Vươn 21 ha đất bãi biển thuộc địa bàn hành chính xã Vinh Quang (phía Tây cống Rộc) để nuôi trồng thủy sản với thời hạn 14 năm. Anh em ông Vươn đắp đê ngăn nước để nuôi trồng thủy sản, sau nhiều năm khắc phục, đã có kết quả tốt.

Ngày 02.03.1997, ông Vươn có đơn xin giao đất bổ sung phần diện tích mà ông đã đắp bờ bao để sử dụng vượt quá diện tích được giao. Ngày 09.04.1997, UBND huyện đã ra quyết định số 219/QĐ-UB xử phạt hành chính 1 triệu đồng vì hành vi lấn chiếm đất đai của ông Vươn và, cùng ngày, ban hành Quyết định số 220/QĐ-UB giao bổ sung cho ông 19,3 ha là phần đất ông sử dụng vượt so với quyết định giao ban đầu, đều có thời hạn 14 năm. Do đó, tổng diện tích ông Vươn được UBND huyện Tiên Lãng giao để nuôi trồng thủy sản là 40,3 ha. Ông Vươn tạo thành đất đầm ao, rồi nhà nước ‘thu hồi’.

Đến đây, chúng ta thấy có điểm lạ là vì phần đất bồi ra biển do công gia đình ông Vươn tạo ra để cho lãnh thổ Việt Nam có thêm 19,3 ha. Đề nghị chúng ta xem Giáo huấn xã hội Công giáo :

1. Mục Đích Phổ Quát của Của Cải Vật Chất.

Ngay đầu Kinh Thánh, chúng ta đọc được lời nầy: « Hãy lan tràn khắp mặt đất, khắc phục trái đất » (St 1, 28). Lời đó dạy chúng ta rằng tất cả vũ trụ này được tạo dựng cho con người: con người có bổn phận phải dùng tài năng của mình để tăng giá trị của vũ trụ, và dùng việc làm của mình mà hoàn thành vũ trụ để hưởng dùng. Nếu trái đất đã tạo dựng nên để cung cấp phương tiện sinh sống và công cụ thăng tiến cho mỗi người, thì mỗi người có quyền tìm thấy ở đó những điều kiện cần thiết cho mình. Công Đồng Vatican II cũng đã nhắc lại điều đó rằng: « Thiên Chúa đã tạo dựng trái đất và mọi vật trên đó là để mọi người và mọi dân tộc sử dụng, vì thế của cải trần gian phải tràn đầy đồng đều trong tay mọi người, theo luật công bằng, là một luật đi liền với bác ái » (Vui Mừng và Hy Vọng số 69). Định luật này phải được ưu tiên trên mọi quyền hạn khác, bất cứ là quyền nào, kể cả quyền tự do buôn bán. Các quyền khác không những không được cản trở mà trái lại phải giúp định luật này thể hiện dễ dàng, và bổn phận xã hội quan trọng và cấp bách nhất là phải qui hướng các quyền nói trên về cùng đích tiên khởi của chúng. (Phát triển các dân tộc, Populorum Progressio, số 22)

2. Quyền Sở Hữu.

Nhờ lao động và nhờ tận dụng khả năng trí tuệ, con người có khả năng thống trị trái đất và biến nó thành một nơi thích hợp : « Bằng cách đó, con người biến một phần trái đất thành của mình, chính xác hơn là biến phần trái đất mà mình đã thu được thông qua lao động ; đây chính là nguồn gốc của sở hữu. » (Thông điệp Bách Niên, Centesimus Annus, số 31)

Do đó, quyền sở hữu hay một quyền lợi nào đó trên tài sản vật chất đảm bảo cho mỗi người một lãnh vực cần thiết cho sự tự lập cá nhân và gia đình, được coi đó như một mở rộng tự do con người. Sau cùng quyền tư hữu thôi thúc thi hành trách nhiệm. Đó là một trong những điều kiện của tự do chính trị và có một vai trò xã hội nội tại có nền tảng trong luật dụng đích tài sản công cộng. Một khi lãng quên tính cách xã hội đó thì lắm khi quyền sở hữu trở nên cơ hội cho những tham vọng và nguyên nhân đưa đến những xáo trộn trầm trọng và nên cớ cho nhiều người phủ nhận quyền sở hữu…

Bởi vậy, như các quốc gia tự do khác, khi thiết lập nền Cộng Hòa cho Việt Nam, cũng là lúc cố Tổng thống Ngô Đình Diệm phải định cư gần một triệu đồng bào lánh nạn từ Miền Bắc. Những người này được chính quyền giúp đỡ để khai phá các vùng đất hoang để xây dựng nhà cửa hay cất nhà thờ, chùa… và được công nhận quyền sở hữu trên phần đất đai đó. Ngoài ra, thời Việt Nam Cộng Hòa, chỉ có đất công hay tư, chứ không có sự kỳ thị với loại đất đai tôn giáo như, ngày nay, thời Chủ nghĩa xã hội.

Xin trở lại trường hợp Ông Đoàn Văn Vươn.

II. TIẾN TRÌNH CƯỠNG CHẾ.

Thình lình, ngày 07.04.2009 UBND huyện Tiên Lãng ban hành Quyết định số 461/QĐ-UBND thu hồi 19,3 đất giao đã hết hạn sử dụng đối với ông Vươn. Ông Vươn đã kiện vụ án hành chính lên Tòa án nhân dân Hải Phòng. Ngày 09.04.2010, Tòa này mời ông Vươn và đại diện UBND huyện Tiên Lãng đến để giải quyết và đôi bên đã thỏa thuận:

- UBND huyện Tiên Lãng có nhiệm vụ tiếp tục làm thủ tục giao đất cho ông Vươn thuê 40,3 ha của gia đình ông nuôi trồng thủy sản, để sinh lợi kinh tế cho gia đình và xã hội.

Hoặc:

- Ông Đoàn Văn Vươn có nhiệm vụ làm đơn đề nghị UBND huyện Tiên Lãng cho thuê 40,3 ha để nuôi trồng thủy sản.

Nếu hai bên nhất trí như vậy thì, ngay hôm này, ông Đoàn Văn Vươn phải rút đơn kiện UBND huyện Tiên Lãng. Do đồng thuận như vậy, nên ông Vươn đã rút đơn kiện. Nhưng, sau đó, ông Vươn đã nhiều lần làm đơn đề nghị ký lại hợp đồng thuê đất tiếp, nhưng UBND huyện không chịu ký như họ đã thỏa thuận tại Tòa án nhân dân Hải Phòng ngày 09.04.2010.

Ngày 24.11.2011, ông Lê Văn Hiền, Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng ký Quyết định số 3307/QĐ-UB : sau 15 ngày, nếu không bàn giao, vùng nuôi thủy sản sẽ bị cưỡng chế ‘thu trắng đất nuôi trồng thủy sản, không bồi hoàn phí tổn, kinh phí xây dựng khoanh vùng nuôi trồng thủy sản của gia đình ông Vươn.

Sáng ngày 05.01.2012, cuộc cưỡng chế được tiến hành… Anh em ông Vươn đã chống lại họ bằng mìn tự chế và súng bắn đạn hoa cải làm bị thương 6 công an và bộ đội…

A. Quốc gia pháp trị.

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn tự cho là quốc gia pháp trị nhưng vì là nước độc đảng nên tam quyền (hành, lập và tư pháp) đều nằm trong tay các đảng viên. Thêm vào đó, những ứng cử viên cơ quan các cấp đều phải có sự giới thiệu của Mặt trận Tổ quốc, cắt cử bởi Đảng. Vụ án ông Đoàn Văn Vươn do các ‘công bộc’ Hải Phòng đang giúp chúng ta thấy rõ Việt Nam, quốc gia pháp trị hay không.

Bởi vậy, khi ông Lê Văn Hiền, Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng, cho là ông Đoàn Văn Vươn không chịu sớm giao trắng (không có bồi thường) đất nuôi trồng thủy sản mà cứ khiếu kiện. Thưa đồng chí Hiền, tại quốc gia pháp quyền, khi người dân cho rằng một quyết định liên hệ nào bất hợp pháp đều có thể khiếu kiện trước các thẩm quyền tư pháp được quy định bởi Hiến pháp 1992 (điều 127) và Luật Khiếu nại, tố cáo, sửa đổi bổ sung ngày 22.11.2005.

B. Thời hiệu cho thuê đất nông nghiệp.

Quyết định số 447/QĐ-UB ngày 04.10.1993, UBND huyện Tiên Lãng giao cho gia đình ông Vươn 21 ha đất, với kỳ hạn 14 năm, chiếu theo Luật Đất đai năm 1987 không quy định thời hạn. Luật Đất đai năm 1993 ngày 14.07.1993, có hiệu lực từ ngày 15.10.1993. Điều 4, Nghị định 64 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 1993 quy định rõ những đất giao trước ngày 15.10.1993 phải được tính thời hạn 20 năm. Như vậy, đất giao cho gia đình ông Vươn phải tính theo thời hạn 20 năm tức chỉ đáo hạn vào ngày 03.10.2013, tức chưa tới ngày đòi lại, chứ chưa nói gì tới việc cưỡng chế. Còn phần đất 19,3 ha đến ngày 08.04.2017 mới đáo hạn.

Việc cho rằng đây không phải là đất nông nghiệp là một sự sai trái và phi lý.

C. Mục đích thu hồi và cưỡng chế đất đai.

Về mục đích thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng, trong khi ông Lê Văn Hiền, Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng cho rằng không thể tiết lộ, thì Giám đốc Công an Hải Phòng Đỗ Hữu Ca thì nói với báo chí, khu vực đầm tôm cưỡng chế giải tỏa sẽ là tâm điểm xây sân bay trong thời gian tới. Vậy có quy hoạch chưa ? Dư luận xã hội đến với người dân xã Vinh Quang được biết : ‘Lê Văn Hiền là Chủ tịch huyện là anh ruột của Lê Thanh Liêm, Chủ tịch xã Vinh Quang, tức là anh ở trên huyện còn em là ở dưới, cho nên bằng mọi giá là lấy bằng được đồng của Vươn để mà giao cho người khác’.

Theo ông Nguyễn Duy Lượng, Phó Chủ tịch Hội nông dân Việt Nam, ‘Dư luận có nói, thu là để cho em trai ông chủ tịch huyện nhưng việc này các cơ quan đang tìm hiểu, chưa rõ ra được’.

Theo phép Công bình và bảo đảm sự ổn định kinh doanh những như quy định tại khoản 1 Điều 67 Luật đất đai 2003, khi hết hạn hợp đồng thuê đất nông nghiệp, người sử dụng đất được chính quyền địa phuơng ưu tiên tiếp tục cho thuê đất nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng và trong quá trình sử dụng đất đã chấp hành đúng pháp luật, đồng thời việc sử dụng đó phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt. Nếu thật sự phần đất này được dùng để xây sân bay, thì chính quyền phải bồi thường, dựa theo thỏa thuận hay sổ sách kế toán.

Nếu cơ quan Nhà nước thẩm quyền kết luận quyết định thu hồi đất này

không hợp luật, về nguyên tắc, Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng phải chịu trách nhiệm chiếu theo Điều 6 Nghị định số 157/2007/NĐ-CP ngày 27.10.2007 quy định chế độ trách nhiệm đối với lãnh đạo cơ quan, đơn vị Nhà nước khi thi hành công vụ.

D. Phá hoại và cướp phá tài sản người dân.

1.- Bà Nguyễn Thị Thương, vợ ông Vươn, cho biết: 

« Khi đoàn cưỡng chế xuống đầm, anh Vươn không có mặt ở đó do đang đi khiếu nại rồi bị bắt ở Viện Kiểm sát. Còn em và em dâu, cháu và anh trai em cùng một đứa con còn đi học đang đứng trên đê với mọi người. Khi không bắt được mấy anh em, thì họ đến bắt hai chị em em và anh trai ông Vươn tên là Đoàn Văn Thịnh. Họ khóa tay lại bằng còng số 8 đưa ra thành phố, vừa đi và bị đánh đập đau lắm. »

2.- Khi thi hành việc cưỡng chế đất nuôi thủy sản, đoàn công tác đã san bằng căn nhà 2 tầng của ông Vươn. 

Chiều ngày 12.01.2012, UBND Hải Phòng họp báo về vụ cưỡng chế dẫn đến nổ súng tại đầm thủy sản của ông Đoàn Văn Vươn, Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng Lê Văn Hiền lại cho biết, căn nhà này bị phá hủy vì ‘đây là vị trí kẻ gây án ẩn nấp’. Việc phá ngôi nhà không thuộc diện cưỡng chế với lý do là nơi cố thủ để tấn công lực lượng cưỡng chế mà Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng đưa ra là không có căn cứ, không dựa quy định nào của pháp luật cho phép tiến hành một việc như vậy, có thể suy luận là để ‘phi tang’ chứng tích phạm tội của phạm nhân.

Sau đó, sáng 17.01.2012, Phó chủ tịch UBND Hải Phòng Đỗ Trung Thoại lại cho rằng việc san phẳng căn nhà gia đình ông Vươn sau vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng không phải bởi lực lượng của huyện mà do ‘nhân dân bất bình nên vào phá’. Do đó, tác giả Bùi Hoàng Tám đã viết trên báo Dân Trí ngày 18.01.2012, dưới tựa đề ‘Vì sao lại vu oan cho Nhân dân?’, gọi thẳng giải thích của ông Thoại là ‘vô liêm sỉ’ : « Một sự vu oan giá họa, trắng trợn đổ tội cho nhân dân và đó là câu dối trá vô liêm sỉ nhất… từ miệng một quan chức chính quyền cấp tỉnh ».

3.- Vơ vét thủy sản trong đầm của ông Vươn.

Sau khi cưỡng chế, toàn bộ 40 ha đầm nuôi thủy sản đã công an xã được giao nhiệm vụ canh giữ, rất nhiều thanh niên lạ mặt, có trang bị vũ khí túc trực ở đây 24/24h. Dù vậy, hai bà Nguyễn Thị Thương (vợ ông Vươn) và Phạm Thị Hiền (vợ ông Quý) và nhiều người dân khác đã nói với báo Vietnamnet trong những ngày sau cuộc cưỡng chế, nhiều người lạ mặt đã sử dụng các phương tiện đánh bắt bằng điện như kích điện, te điện… thu hoạch số thủy hải sản mà gia đình các chị đầu tư, nuôi thả từ đầu năm 2011.

Ngày 27.01.2012, Đài Á châu Tự do đang tin từ các báo Thanh Niên, Đất Việt trích lời em dâu ông Vươn cho biết, toàn bộ 5.000 con cá vược loại 1-1,5 kg/con, 7.000 con cá trắm, trọng lượng 2-3 kg/con, 3.000 con cua giống đã bị đánh bắt hết., 7.000 con cá trắm thương phẩm và 3.000 con cua giống đã bị đánh bắt theo kiểu khoắng toàn bộ. Một nhân chứng nói với các nhà báo rằng, sáng 06.01.2012, một ngày sau vụ cưỡng chế bi thảm, đầm thủy sản nhà ông Vươn đã bị tháo nước và hôm sau có nhiều người lạ mặt xuống thu họach tất cả cá cua. Tính tổng trị giá cá nuôi đã lên tới hơn 1,5 tỷ đồng; chưa kể cua, tôm tự nhiên và hàng ngàn buồng chuối.

4.- Vấn đề bồi thường nhà và đầm thủy sản. 

Về tình hình gia đình họ Đoàn, sáng mồng một Tết, chị Thương, chị Hiền cùng các cháu ra bãi đầm nhà chị dựng một cái lều bạt cũ để ở tạm sau khi những người đánh bắt tôm cá tại đầm này đã rút về hết. Chị Hiền nói: « Hôm mùng một Tết thì những người giữ đầm rút hết nên chúng tôi về lại đầm dựng một cái lều bằng bạt ở ngoài đó. Gia đình hiện đang tập trung ở ngoài đó. Bây giờ phải chấp nhận thôi, chúng tôi sống vất vả quen rồi ».

Tại các quốc gia dân chủ, cử tri trao quyền lãnh đạo, trong đó có bổn phận phải bảo đảm an ninh và tài sản, cho chính quyền thì khi chính quyền không làm tròn hay có sai phạm thì phải bồi thường. Do đó, tại các quốc gia có đa đảng, thì sự chế tài chính trị là người dân sẽ tín nhiệm ứng cử viên đảng khác lần đầu phiếu sau. Tại Việt Nam, người dân không có thể có sự lựa chọn nào khác như trường hợp ‘gia đình trị’ tại đây : Lê Văn Hiền là Chủ tịch huyện Tiến Lãng là anh ruột của Lê Thanh Liêm, Chủ tịch xã Vinh Quang.

E. Ông Đoàn Văn Vươn bị đánh đập trong trại giam.

Hôm 25.01.2012, một người ở cùng trại tạm giam với ông Đoàn Văn Vươn vừa được tại ngoại, đã cho bà Thương biết ông Vươn bị đánh. Ông này cho biết : « Anh Vươn mới vào trại liền bị quản giáo buồng giam K nện cho trên 10 gậy cao su vào mông và vào đùi với lý do ‘không báo cáo cán bộ’ và, khi khác bị mắng : ‘CIA Mỹ huấn luyện cho chúng mày này! Bố mày giết chết này… Mày thích gẫy tay không?’

Tại sao phải đánh người ta ? ‘Đánh cho không có tội cũng phải nhận’ khi hỏi cung gay gắt của công an, sau những trận đòn thập tử nhất sinh vượt quá sức chịu đựng của một con người. Ai cũng thừa kinh nghiệm để biết rằng những người này hoàn toàn vô tội, nhưng với cái gọi là công lý của cái Xã hội Chủ nghĩa, thì mọi sự việc đều bị đổi trắng thay đen, kẻ vô tội biến thành có tội. Muốn tồn tại chỉ còn một con đường duy nhất: Nhận tội và xin khoan hồng!

Lực lượng cưỡng chế đã xâm nhập trái phép vào phần đất của mình thì ông Đoàn Văn Vươn phải tự vệ. Ông là người sống có tình khi chỉ dùng súng hoa cải, một loại súng để săn chim, không thể làm chết người, nếu không ông đã mua một khẩu AK khá dễ dàng. Mìn ông dùng cũng là loại sơ chế bằng thuốc súng của đạn hoa cải. Nếu muốn, ông đã có thể mua thuốc nổ TNT không khó ở Việt Nam. Trái mìn được dấu dưới bình hơi đốt, chỉ là một sự ngụy trang để không bị phát hiện mà thôi. Sức công phá của mìn chế bằng thuốc súng đạn hoa cải không đủ sức công phá để cái bình hơi đốt nổ theo, nhất là khi đó là cái bình không còn hơi đốt thì làm sao mà nổ được. Điều đó chứng tỏ, dù đang bị bức bách vào bước đường cùng, bị dồn vào chỗ chết, ông Vươn vẫn là một người có lòng nhân ái. Do đó, sáu nạn nhân của cuộc cưỡng chế ăn cướp này chỉ bị thương nhẹ, không bị ‘trọng thương’ như công an và báo đài đảng đã nói láo. Chỉ một người bị hơi nặng vì viên đạn hoa cải trúng vào mắt, không ai bị thương tích gì nặng đến nỗi phải tiếp máu, hay vô nước biển, hay phải giải phẩu cấp cứu cả. Biết được như vậy là do ông Nguyễn Xuân Diện và bà kiến trúc sư Ngô Thanh Vân đã nhìn tận mắt thương tích của các anh bộ đội và công an này, khi đến ủy lạo các nạn nhân.

Người này đề nghị gia đình nên gởi chăn và thức ăn vào cho anh vì phòng giam chật hẹp, và điều kiện sinh hoạt, ăn uống khó khăn và bị giam cùng các bị can phạm tội hình sự khác. Nghe vậy, gia đình rất lo lắng và dự định sẽ viết một lá đơn kêu oan đến các cơ quan chức năng, nếu không thì sợ là các anh ấy không đảm bảo sức khỏe.

Hôm mồng 3 Tết, ngày 25.01.2012, Giáo Hội dành riêng để thánh hóa công ăn việc làm, giúp cho người Kitô hữu hiểu rõ giá trị của lao động: trí óc và bàn tay. Nh ân dịp Tết Nguyên đán, chúng ta chúc nhau: « Năm mới, làm ăn thịnh vượng, phát đạt… ». Điều đó cho thấy người Việt Nam chúng ta rất coi trọng người lao động và hành động của họ đã tạo sản phẩm và lương thực cho xã hội mà gia đình ông Đoàn Văn Vươn là những trường hợp điển hình.

Chúng ta cùng hiệp thông cầu nguyện cho Công Lý và Hòa Bình cho các thành viên gia đình này cũng như những người bị thương trong biến có này.

Hà Minh Thảo

'Sẽ có nhiều Đoàn Văn Vươn'?

Bà Lê Hiền Đức

Bà Lê Hiền Đức nói nhiều người dân đã
"trắng tay" và họ sẽ "vùng lên" nếu có trình độ

Công dân chống tham nhũng được giải thưởng quốc tế của Việt Nam nói với BBC những vụ chống lại các hành động mà bà gọi là 'cướp đất' như vụ Đoàn Văn Vươn sẽ còn nhiều nếu người dân hiểu biết và có học thức hơn.

Bà Lê Hiền Đức, năm nay 81 tuổi, nói bà nhận được 'rất nhiều' đơn khiếu nại về đất đai, cũng như hình ảnh, video về các vụ cưỡng chế đất đai gây đổ máu.

Bà nói với BBC hôm 29/1/2012: "[Những vụ mất đất] giống như Đoàn Văn Vươn rất nhiều, nhưng Vươn là một kỹ sư, có trình độ cho nên anh ấy đi theo con đường như vậy. "Còn những người nông dân quá khổ, uất ức lắm, mất đất, mất nhà, mất ruộng... người ta sống bằng gì nữa đây?"

"Vì bây giờ người ta chưa có trình độ, chứ nếu người ta có trình độ như ông Vươn thì sẽ còn nhiều Đoàn Văn Vươn nữa chưa không phải là một Đoàn Văn Vươn đâu.

Công dân chống tham nhũng nói bà ủng hộ hành động của ông Vươn và so với những người dân có ý định tự thiêu để phản đối thu hồi đất thì việc làm của ông Vươn là 'tích cực'.

"Đây không phải là anh ấy chống đối mà là anh ấy tự vệ.

"Bởi vì nếu lực lượng đến đập phá mà là bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân thì tôi mới gọi đấy là thi hành công vụ, anh Vươn chống lại là anh Vươn sai.

"Nhưng đây không phải bảo vệ quyền lợi chính đáng cho tập thể, cho nhân dân mà bảo vệ quyền lợi...tôi dùng cái từ là 'cướp đất' chứ không phải là bảo vệ."

"Người nông dân bây giờ trắng tay... vì người ta không có trình độ, chứ còn nếu có trình độ thì người ta sẽ vùng lên." Lê Hiền Đức

Bà Đức nói việc giải quyết chậm trễ các khiếu nại về đất đai đang đẩy người dân tới bước đường cùng:

"...Rét mướt như thế này mà lang thang ngoài vườn hoa bãi cỏ. Sống ở chỗ này, thuê được cái nhà độ khoảng 15 m2, bẩy tám con người chui vào đấy nằm. "Thế thì người ta sống bằng gì để kiên trì ra xin đề nghị với thanh tra chính phủ giải quyết. "Nhưng... nó đá lên rồi nó lại đá xuống, nó đẩy chỗ nọ, đẩy chỗ kia. "Tôi gọi Thanh tra Chính phủ [họ] bảo 'Việc này đã giao về tỉnh'. "Nhưng tôi nói rằng chính 'thằng' tỉnh là 'thằng' cướp đất, chính 'thằng' tỉnh là 'thằng' ăn đất của dân. "Người nông dân bây giờ trắng tay... vì người ta không có trình độ chứ còn nếu có trình độ thì người ta sẽ vùng lên."

'Căm thù'

Người được giải thưởng về chống tham nhũng của tổ chức Minh bạch Quốc Tế - Transparency International - nói:

"Sáu mươi ba tỉnh thành phố ở Việt Nam thì có lẽ trong tay tôi phải đến từ 50 đến 52 tỉnh thành phố có dân bị mất đất.

"Ngay ở Bắc Ninh, cách Hà Nội 20 km, mà dân sợ mất đồng ruộng. Người ta sống bằng gì? Sống bằng cây lúa mà bây giờ nó cướp lúa của người ta, cướp ruộng đất của người ta.

"Có một cán bộ chính quyền trả lời người dân rằng 'Bây giờ mua hai cái phích, đun nước sôi bỏ vào đấy rồi đi bán rong...Hoặc là mua một cái xe máy để chạy xe ôm.'

"Người dân là sống bằng đồng ruộng, không thể chịu mất đất được và tôi nói đùa là người ta sống bằng cây lúa bây giờ người ta mất đất thì người ta trồng lúa vào gầm giường à?"

Ông Đoàn Văn Vươn trên Truyền hình Hải Phòng

Bà Đức nói có thể có nhiều vụ như Đoàn Văn Vươn nữa

Bà Đức cũng nói bà đã đưa lên vụ Bấm cưỡng chế mồ mả đất đai ở phường Dương Nội, quận Hà Đông, cách Hà Nội 15 km.

"Tôi thì mất ăn mất ngủ khi tôi nhìn thấy những cánh đồng lúa xanh mơn mởn mà nó cho xe ủi đi. Rồi những bãi tha ma biết bao nhiêu mồ mả ông cha của người dân ở đấy, nói về tâm linh đó là sự đau xót lắm. Nó cày xới lung tung cả lên, thậm chí hàng trăm công an bộ đội đứng trên bờ, đứng khoanh tay nhìn."

Bà Lê Hiền Đức nói với BBC bà có rất nhiều bức ảnh cho thấy người dân bị "đánh chảy máu đầu, máu tai" khi giữ đất.

"Nông dân mất đất phải nói là người ta rất căm thù, phải dùng từ căm thù mới đúng," bà nói.

"Thậm chí có người dân An Giang mà trong tay tôi còn rất nhiều đơn từ đây, người ta đến nhà tôi người ta bảo nếu không được giải quyết chuyến này chúng con tự thiêu ngay bờ Hồ Hoàn Kiếm bởi vì về bây giờ cũng con không còn gì mà sống nên sẵn sàng tự thiêu.

"Buộc lòng tôi phải gọi điện cho ông Bộ trưởng Công An 'Anh ơi, đây anh nghe dân đi, dân sẽ tự thiêu ở Hà Nội thì còn gì nữa là đất nước."

'Vô cảm'

Công dân chống tham nhũng 81 tuổi nói trong số các đơn từ mà bà có số được giải quyết cho tới nay chưa tới 10% trong khi có người phải khiếu nại qua các đời chủ tịch tỉnh khác nhau và số lượng đơn thư khiếu nại của một người có thể lên tới hàng ngàn.

Bà cũng nói bà đã chứng kiến có nơi đất giải tỏa để hoang tới hai năm trong khi người dân không có đất cấy lúa và chính bà đã thúc giục người dân cứ ra cấy ở những mảnh đất trước đây của họ.

Người dân Việt Nam, bà Đức nói, sẵn sàng hiến đất cho các công trình xây nghĩa trang, trường học hay đường sá nhưng nhiều trường hợp thu đất gần đây "không phải phục vụ mục đích dân sinh" mà "để chia nhau".

Bà kể với BBC: "Chính tôi đã vào tận tỉnh An Giang mà còn bị Thanh tra Chính phủ hỏi 'Bà có liên quan gì tới quyền lợi ở An Giang không?'

"Các ông cấp cao ngồi ở trong văn phòng, trong cơ quan kín cổng cao tường [có] lính gác, đi xe hơi, về xe hơi, biết đâu rằng ngoài chợ người ta chửi công an như thế nào." Lê Hiền Đức

"Thế thì tôi nói vui đùa, 'Có, có liên quan, tôi vào tôi xin 2m, à 1,8m thôi vì người tôi cao 1,5m thì tôi chỉ xin 1,8m là đủ chôn tôi rồi.

"Trong khi cả gia đình họ hàng tôi tám đời ở Hà Nội. Thế nhưng mà tôi nói thế để chúng nó biết rằng 'Cứ phải có quyền lợi liên quan thì mới lên tiếng, thì mới vào à?'

"Cuối cùng tôi nói rằng 'Tôi không vô cảm như các anh đâu'.

"Sau đó cái tay Tổng Thanh tra Trần Văn Truyền đấy bây giờ nói một danh từ vui vui là bật bãi rồi"

Bà Đức nói cách đây 60 năm bà tham gia vào phong trào phá kho thóc Nhật và chia lương thực, ruộng đất cho người dân và đặt câu hỏi đối với những hành động "thu ruộng đất của nông dân" hiện nay.

Người chống tham nhũng có tiếng ở Việt Nam cũng cáo buộc các nhà lãnh đạo Việt Nam không hiểu suy nghĩ của người dân.

"Các ông cấp cao ngồi ở trong văn phòng, trong cơ quan kín cổng cao tường [có] lính gác, đi xe hơi, về xe hơi, biết đâu rằng ngoài chợ người ta chửi công an như thế nào.

"Người ta bảo công an là 'cướp ngày' là 'cướp cạn'.

Trong các diễn biến mới nhất liên quan tới tranh chấp đất đai, một người dân ở Bắc Giang được cho là đã tử vong sau khi có va chạm với công an địa phương liên quan tới thu hồi đất (BBC)

Nhà ông Vươn
mất hàng tỷ tiền cua cá

thứ sáu, 27 tháng 1, 2012

Hình ảnh người lạ đánh cá trong đầm nhà ông Vươn trên trang VietnamNet

Gia đình ông Vươn nói đã mất hàng tỷ đồng
sau vụ đánh trộm cua cá trong đầm

Đài Tiếng nói Việt Nam đưa tin gia đình ông Đoàn Văn Vươn cho biết đã bị mất số cá và cua trị giá 1,5 tỷ đồng sau vụ cưỡng chế.

Bài trên Bấm trang mạng của đài, trích nguồn báo trong nước, nói hàng nghìn con cá vược, cá trắm và cua đã bị người ta đánh bắt sau vụ cưỡng chế hôm 5/1/2012 tại xã Vinh Quang, Tiên Lãng, Hải Phòng.

Bà Phạm Thị Hiền, em dâu ông Đoàn Văn Vươn, xác nhận số tôm cá bị mất và nói người của gia đình chủ đầm gần đó đứng đằng sau vụ này. Trang mạng của Đài tiếng nói Việt Nam chỉ nói tên chủ đầm này là T.K.

Bà Hiền và bà Nguyễn Thị Thương, vợ ông Vươn, mới được cho quay trở lại khu đầm và dựng lều ở tạm sau khi những người lạ mặt tới canh khu đất của gia đình rút đi trước dịp Tết.

"Khi em về thì người ta đã đánh bắt gần hết, trong đầm bây giờ em không thấy tăm cá, cua nào ngoi lên," bà Hiền nói. "Chính những người từng mua cua, cá nhà em những năm trước đã đến đây mua của họ."

Một người dân địa phương được nêu tên là H. cũng được dẫn lời nói: "Sáng hôm 6/1 tôi tỉnh dậy thì thấy đầm nhà anh Vươn đã bị tháo nước, hôm sau thì thấy nhiều người bắt cá, tôm,"

"Có hôm tôi thấy ba người dùng kích điện để bắt cá ở khu đầm này." Trước đó trang tin Bấm VietnamNet và một số báo khác cũng đưa tin và hình ảnh những người lạ đánh bắt cá trong đầm nhà ông Vươn.

'Giải quyết nhanh'

Trong vụ cưỡng chế hơn 19 ha đất nuôi trồng thủy sản hôm 5/1, người trong gia đình ông Vươn đã bị cáo buộc dùng súng chống lại lực lượng chức năng làm bốn công an và hai quân nhân bị thương.

Bà Hiền nói với BBC bà không coi việc cưỡng chế đất là thi hành công vụ mà là một vụ "cướp" và cáo buộc chính quyền áp dụng sai luật và đã từng nhiều lần thu hồi đất để giao cho những người khác khai thác thay vì giao lại cho các chủ đầm cũ.

Chính quyền huyện Tiên Lãng Hải Phòng đã bị một số giới chỉ trích vì dùng bạo lực cưỡng chế đất, phá nhà của gia đình ông Vươn và việc thu hồi đất không rõ ràng trong việc áp dụng luật và mục đích thu hồi.

Một đoàn công tác của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tới Hải Phòng trong những ngày trước Tết và tiếp xúc với chính quyền, người dân xã Vinh Quang và gia đình ông Đoàn Văn Vươn. Gia đình ông Vươn nói đoàn hứa sẽ chuyển lời nhắn gửi của gia đình về chuyện muốn thân nhân được chăm sóc tốt trong trại giam và muốn sự việc được giải quyết nhanh tới chính quyền Hải Phòng và trung ương (BBC)

Video clip phỏng vấn GS Nguyễn Ngọc Bích.
VanHoaNBLV phỏng vấn Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích về trường hợp bạo quyền Cộng Sản đã cướp đoạt đất đai của gia đình ông Đoàn Văn Vươn thuộc huyện Tiên Lãng, Hải Phòng vào ngày 05 tháng 01 năm 2012.

clip_image002

Khối 8406
Tuyên ngôn Tự do Dân chủ cho Việt Nam 2006
Web:
http://8406vn.com
Email: vanphong8406@gmail.com

Tuyên bố về quyền tư hữu ruộng đất tại Việt Nam nhân vụ án Đoàn Văn Vươn  

20-04-2012

            Kính gửi:

- Toàn thể Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước.
- Quý nông dân Việt Nam đang từng ngày
   nuôi sống Quê hương.

             Xét rằng: Kể từ khi bắt đầu hoạt động tại Việt Nam năm 1930, đảng Cộng sản Việt Nam luôn tuyên bố nông dân là hậu thuẫn chủ yếu nhất của mình, lực lượng quan trọng nhất của đất nước, luôn hứa hẹn “phân phối đất đai công bằng” và “người cày có ruộng” để lôi kéo giới nông dân -từng chiếm 80-90% dân số- đi theo đảng làm “cách mạng”.

           Xét rằng: Trên thực tế, suốt cuộc Cải cách Ruộng đất (1953-1956), hàng vạn nông dân làm ăn tài giỏi đã bị đày đọa, bị lãnh án tử hình vì bị gán cho tội “địa chủ”. Sau biến cố “long trời lở đất” đầy máu và nước mắt này, ruộng được chia cho các bần cố nông đã mau chóng bị tước lấy, đưa vào hợp tác xã nông nghiệp. Nhưng chủ trương này chỉ mang lại đói khổ không những cho nông dân mà còn cho cả nước Việt Nam Dân chủ.

              Xét rằng: Sau cuộc thống nhất hai miền năm 1975, chính sách nông nghiệp sai lầm và bất nhân, coi khinh quyền tư hữu đất đai ấy được tiếp tục trên toàn cõi Việt Nam, kèm theo các chính sách "cải tạo xã hội chủ nghĩa" "cải tạo công thương nghiệp", coi khinh quyền tư hữu tư liệu sản xuất, đã đẩy cả nước tiến dần đến bờ vực thẳm phá sản kiệt quệ, khiến cho năm 1988, đảng Cộng sản phải thôi siết chặt kinh tế, đề ra Nghị quyết 10 về khoán các sản phẩm nông nghiệp cho nông dân. Đất nước có gạo ăn và còn dư để xuất khẩu. Thế nhưng nông dân vẫn lâm cảnh đói nghèo, vì không được làm chủ chính mảnh đất mình đang đổ tiền của, mồ hôi và công sức. 

            Xét rằng: Việc tước đoạt quyền tư hữu ruộng đất (vốn là một quyền tự bản tính con người, được nhân loại văn minh công nhận qua Tuyên ngôn quốc tế Nhân quyền điều 17) đã bị nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam pháp chế hóa bằng điều 17-18 của Hiến pháp 1992 và điều 1 của Luật đất đai 1993 qua công thức “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước thống nhất quản lý”. Ghê gớm hơn nữa, bằng điều 1 của Luật đất đai 2003 qua công thức “Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai”.

Hậu quả là người dân chỉ còn quyền sử dụng, riêng nông dân chỉ còn được giao ruộng trồng lúa trong 20 năm hay giao đất trồng cây lưu niên trong 50 năm. Thế nhưng hạn thời này có khi bị nhà cầm quyền địa phương tùy tiện rút ngắn. Đây là phương cách quan trọng nhất để đảng CS duy trì quyền lực thống trị lâu dài và là nguồn gốc chủ yếu nhất của mọi bất công trong xã hội Việt Nam hiện nay.

             Xét rằng: Trên lý thuyết, sở hữu toàn dân về đất đai là một khái niệm ảo, chỉ mang tính lừa gạt; còn trong thực tế, “nhà nước đại diện chủ sở hữu” chính là đảng Cộng sản đang độc quyền thống trị cả nước và các thành viên, cán bộ của đảng đang nắm quyền tại mỗi địa phương, từ tỉnh xuống quận, huyện và xã. Kể từ khi mở cửa kinh tế thị trường, kêu gọi ngoại quốc vào đầu tư, phát triển các khu công nghiệp (năm 1986), những viên chức này đã vừa áp dụng nguyên tắc pháp lý kỳ lạ của Luật đất đai nói trên, vừa lợi dụng vô số kẽ hở của hàng trăm văn bản thực hiện (trong đó rất nhiều văn bản vênh nhau, thậm chí mâu thuẫn nhau, hiểu theo cách nào cũng được) để đuổi hàng triệu người dân ra khỏi mảnh đất đang làm nơi sinh sống hay làm chỗ hành nghề, ra khỏi đầm ao hay ruộng vườn đang chăn nuôi hay đang canh tác.

Hành động bất công này thường được thực hiện với sự phối hợp đầy âm mưu của chính quyền các cấp và của nhiều ban ngành trong bộ máy cai trị. Việc toa rập giữa thành phố Hải Phòng, huyện Tiên Lãng, xã Vinh Quang, giữa cấp ủy, chính quyền, tòa án, công an, mặt trận, quân đội trong vụ đàn áp, cướp bóc, tàn phá, giam cầm, truy tố gia đình ông Đoàn Văn Vươn là trường hợp điển hình.

             Xét rằng: Lối bồi hoàn với giá rẻ như bèo, không đủ để người dân xây lại nhà cửa và làm lại nghề cũ hay chuyển sang nghề mới; hay tệ hơn nữa là lối cướp trắng công sức, tàn phá hoa màu, triệt hạ gia cư, hành hung gia chủ 

- đã đẩy hàng trăm ngàn gia đình đến chỗ dở sống dở chết, mờ mịt tương lai, khiến con nhỏ bỏ học, con lớn đi làm lao nô hay tình nô khắp bốn phương trời, hoặc cả gia đình phải dắt díu nhau chạy ra nước ngoài như đồng bào Thượng tại Tây Nguyên kể từ năm 2001, giáo dân Cồn Dầu Đà Nẵng kể từ năm 2010. 

- đã tạo nên nạn “dân oan” chưa từng có trong lịch sử Dân tộc với hàng ngàn đoàn người lũ lượt đi khiếu kiện từ đời cha đến đời con, từ đời ông đến đời cháu, từ quê lên tỉnh, từ nam chí bắc, từ địa phương tới trung ương, trước văn phòng Quốc hội, cơ quan Mặt trận, trụ sở tiếp dân của chính quyền… với hàng đống đơn từ, hàng ngàn cuộc bố ráp xua đuổi, hàng vạn nỗi âu lo tuyệt vọng… 

- đã dồn nhân dân đến bước đường cùng phải chống lại bằng hành động có khi mang tính bạo lực nhiều ít, khiến nhiều người bị án tù như tại Thái Bình năm 1997, tại Quận 9 Sài Gòn năm 2008, tại Khoái Châu, Hưng Yên năm 2008, tại Bến Tre năm 2011, tại Lục Ngạn Bắc Giang năm 2012, hoặc bị giam cầm như tại Dak Ngo, Đak Nông năm 2011, tại Tiên Lãng, Hải Phòng năm 2012… 

- đã gây thương tích cho dân oan tại Kiên Giang năm 2008, gây vong mạng cho dân oan tại Trảng Bom, Đồng Nai năm 2008, tại Tĩnh Gia, Thanh Hóa năm 2010, hoặc đã khiến dân tự sát vì uất ức như anh Phạm Thành Sơn tại Sơn Trà, Đà Nẵng năm 2011, anh Nguyễn Văn Tưởng ở Thăng Bình Quảng Nam năm 2012. 

            Xét rằng: Ngoài lý do quốc phòng, công ích, phát triển, nhiều cán bộ đảng viên đã trưng thu chiếm đoạt nhà cửa đất đai (có khi bờ xôi ruộng mật) chỉ để đầu cơ bất động sản, phân lô chia chác với nhau, cho xí nghiệp ngoại quốc thuê mướn, bán cho công ty trong nước kinh doanh, xây dựng sân golf hoặc khu giải trí du lịch, hoặc có khi để quy hoạch treo hàng chục năm trời… Điều này gây hại vừa cho an ninh lương thực, vừa cho an sinh xã hội, vừa cho an dân trị quốc. 

            Xét rằng: Cùng sử dụng đất nông nghiệp nhưng hộ nông dân bị “hạn điền” khi được giao đất và khi được chuyển quyền sử dụng đất (2 hoặc 3 hecta), còn tổ chức thì không. Các doanh nghiệp chỉ cần lập dự án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, nếu xét thấy khả thi, Nhà nước có thể giao quyền sử dụng đất cho họ với diện tích hàng ngàn hecta.

Với hạn điền này, bên cạnh hạn thời 20 năm cho ruộng lúa, đầm cá và 50 năm cho vườn cây lưu niên, nông dân không thể an tâm và hăng hái đầu tư cho việc nuôi trồng hay canh tác, như thế cũng tác hại lên sự phát triển của toàn xã hội.

Ngoài ra, có trường hợp cá nhân cán bộ cướp được hàng trăm hécta đất, khiến nông dân trở nên tá điền, bị bầm dập đủ điều khi thuê ruộng, thậm chí trở thành nông nô cho những địa chủ đỏ mới, như tại Hòn Đất, Kiên Giang. Đó là chưa kể Tổng Công ty Lương thực Miền nam của Nhà nước từ nhiều năm nay bắt chẹt nông dân miền Nam, buộc phải bán lúa giá thấp cho họ.

             Chính vì lẽ đó, Khối 8406 chúng tôi

            1- Đòi Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam phải nghe tiếng nói của nhân dân, của các tôn giáo, của giới trí thức mà sửa đổi Hiến pháp năm 1992, trả lại cho người dân quyền tư hữu ruộng đất vốn có từ xưa; sửa đổi tận gốc Luật đất đai 2003, hủy bỏ nguyên tắc bất công phi lý lừa đảo: “Đất đai thuộc về toàn dân với nhà nước đại diện sở hữu”, để người dân sở hữu thực sự và trọn vẹn mảnh đất của mình, nhất là vì nhiều xáo trộn và xung đột xã hội sẽ diễn ra khi sắp đến hạn thời 20 năm thuê đất mà Luật đất đai 1993 đã tùy tiện áp đặt. 

            2- Đòi Nhà nước CHXHCN Việt Nam phải trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho các dân oan đã bị tù vì đòi quyền sống về đất đai, vì bảo vệ ruộng vườn nhà cửa của họ, như 7 dân oan Bến Tre bị xử ngày 30-5-2011 (trong đó có mục sư Dương Kim Khải), 11 dân oan Lục Ngạn, Bắc Giang bị xử ngày 08-03-2012, 4 thành viên gia đình ông Đoàn Văn Vươn đang bị giam giữ từ 05-01-2012 vì bị vu tội “sát nhân và chống lại người thi hành công vụ”. 

            3- Đòi Nhà nước phải chấm dứt sách nhiễu cuộc sống, cấm cản hành nghề hay trả lại tự do cho các luật sư từng bênh vực dân oan như Lê Trần Luật, Lê Thị Công Nhân, Huỳnh Văn Đông, Cù Huy Hà Vũ…, phải chấm dứt gây rối công việc của những chức sắc tôn giáo đã và đang dấn thân bảo vệ những cá nhân, cộng đồng hoặc tổ chức mất đất đai nhà cửa. 

            4- Đòi Viện Kiểm sát, Thanh tra nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân Việt Nam, các tòa án địa phương phải tái duyệt, xem xét và giải quyết hợp tình hợp lý hàng triệu đơn khiếu nại của dân oan ba miền, từ nông dân, thị dân đến giáo dân và các dòng họ. 

            5- Kêu gọi lực lượng công an và quân đội, vốn xuất thân từ nhân dân và được nhân dân trả lương nuôi sống, phải thôi làm công cụ mù quáng của các “nhóm lợi ích”, các “tư bản đỏ” để trấn áp và tước đoạt dân lành. 

            6- Kêu gọi các chính phủ năm châu và các tổ chức quốc tế luôn gắn điều kiện quyền tư hữu đất đai, quyền sống của con người vào các dự án viện trợ giúp Việt Nam phát triển kinh tế, từ xây dựng cơ sở hạ tầng đến xây dựng các khu dân sinh, các công trình văn hóa, các nhà máy xí nghiệp. 

            7- Kêu gọi mọi thành viên Khối 8406 trong lẫn ngoài nước, mọi tổ chức thiện nguyện, mọi tổ chức nhân quyền, mọi tổ chức tranh đấu của con Hồng cháu Lạc khắp nơi tiếp tục nỗ lực xoa dịu đau khổ và bênh vực quyền lợi của các dân oan tại Việt Nam. 

            Nhân dịp này, Khối 8406 xin chúc mừng thành công của Cộng đồng Người Việt Tự do tại Hoa Kỳ qua Kiến nghị thư Nhân quyền 150 ngàn chữ ký gởi cho Tổng thống B. Obama, cũng như xin ủng hộ Cộng đồng Người Việt Tự do tại Úc châu trong việc lấy chữ ký của đồng bào khắp thế giới cho Kiến nghị thư Nhân quyền gởi Quốc hội Úc châu. 

            Tuyên bố tại Việt Nam ngày 20-04-2012, thời điểm nhà cầm quyền dự định cưỡng chế ngày hàng ngàn hộ dân oan Văn Giang, Hưng Yên để tiến hành dự án đô thị Ecopark. 

            Ban Đại diện lâm thời Khối 8406.

1. Kỹ sư Đỗ Nam Hải - 441 Nguyễn Kiệm,
    P. 9, Q. Phú Nhuận, Sài Gòn, VN.
2. Linh mục Phan Văn Lợi - 16/46 Trần Phú,
   Thành phố Huế, VN.
3. Giáo sư Nguyễn Chính Kết -
    Đại diện Khối 8406 tại hải ngoại.

            Với sự hiệp thông của Linh mục Nguyễn Văn Lý, cựu quân nhân Trần Anh Kim, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa và nhiều tù nhân chính trị, tôn giáo khác đang ở trong lao tù Cộng sản.

Phụ lục:

1) Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền:

http://vi.wikipedia.org/wiki/Tuy%C3%AAn_ng%C3%B4n_Qu%E1%BB%91c_t%E1%BA%BF_Nh%C3%A2n_quy%E1%BB%81n

2) Tuyên bố của Khối 8406 nhân kỷ niệm lần thứ 6 ngày thành lập (8/4/2006 – 8/4/2012):

http://www.danchimviet.info/archives/55680

Thăm gia đình anh Phêrô Đoàn Văn Vươn, giáo xứ Súy Nẻo, giáo phận Hải Phòng

VRNs (17.01.2012) – Sáng thứ bảy, ngày cuối năm Tân Mão, mấy anh em chúng tôi gặp nhau tại Hải Phòng. Người đến từ Hà Nội, Sài Gòn, Phú Thọ, Hải Phòng, Thái Bình, Hải Dương, Thanh Hóa… Sau khi ăn sáng, uống cà phê, đi xem chợ đào, quất… (có cành đào giá 20, 30 triệu đồng, có cây đào nguyên gốc giá 50 triệu đồng., thậm chí có người còn cho biết có cây đào thế Rồng được hét với giá…300 triệu đồng) chúng tôi lại rủ nhau ăn trưa cạnh một điểm bán đào Tết.

Câu chuyện lúc “trà dư tửu hậu” thế nào lại xoay quanh chủ đề nóng mà đi đâu cũng thấy dân tình bàn tán xôn xao là vụ cưỡng chế đầm nuôi trồng thủy sản ở huyện Tiên Lãng. Có người vừa đọc báo mạng cho biết: Ông Vươn là người Công Giáo các ông đấy… Thế là chúng tôi nhất trí ngay chiều nay sẽ về Tiên Lãng để thăm gia đình anh Vươn và tìm hiểu thực tế về vụ việc này.

Chúng tôi đến giáo xứ Súy Nẻo (còn gọi là Thúy Nẻo) thì trời đã gần tối, cha xứ đi làm lễ ở giáo xứ khác, thế là chúng tôi nhờ giáo dân tại đây dẫn đường để đến thăm gia đình anh Vươn. Người dẫn đường cho biết nhà bố mẹ đẻ anh Sịnh (còn gọi là Thịnh), anh Vươn, anh Quý thì ở ngay gần đây hiện chỉ còn bà mẹ già và cô em út nhưng bây giờ họ cũng không có ở nhà. Người dẫn đường sau khi điện thoại thì cho biết các chị Thương (vợ anh Vươn) và Hiền (vợ anh Quý) cùng các cháu đang tá túc nhờ tại nhà môt người anh em khác, vì ở ngoài đầm nhà anh Vươn đã bị đốt, nhà anh Quý thì bị máy xúc, ủi phá sập.

Chúng tôi đi khoảng chừng 6 cây số thì tới nơi. Vào nhà người em anh Vươn, chúng tôi được gặp rất nhiều người có cả nhiều người không Công Giáo, có cả bạn bè các anh ở nơi khác tới, có cả người làm công cho các anh. Tất cả đều bày tỏ sự bất bình về cách hành xử của chính quyền xã Vinh Quang và huyện Tiên Lãng.

Mọi người cho biết đây là hành động ăn cướp của một số kẻ mượn danh chính quyền, người đàn ông ngồi cạnh chúng tôi kể lại nỗi đau xót trong ngẹn ngào, uất hận. Mọi người cho biết cách hành động của anh em Vươn chỉ là phản ứng của kẻ cùng đường. Có người nói cái người mà các bác thấy trên báo nói là anh K chính là vợ chồng Thanh Kết, anh C chính là Chương (con ông Sực), những kẻ đã từ lâu rắp tâm chiếm khu đầm của anh em Vươn. Kết và Chương là những người có mối quan hệ đặc biệt với ông Liêm chủ tịch xã Vinh Quang và ông Hiền chủ tịch huyện Tiên Lãng. Tay Kết đã theo lệnh của huyện, xã cho máy xúc đến phá nhà anh Phêrô Đoàn Văn Quý ngay chiều ngày 5/1/2012.

Có người còn khẳng định chắc chắn rằng khi mọi người trong gia đình anh Vươn bị bắt đi hết thì nhiều người nhìn thấy ông Kết đi xuống đầm của anh em anh Vươn và xem như anh ta đã tiếp quản khu đầm ngay trong ngày 5/1/2012. Có người kể nhà ở và khu chuồng trại chăn nuôi của anh Vươn được lợp bằng cói nên chính quyền cho đốt tất cả. Khi lửa bốc cháy thì gà, chó, lợn kêu rống ầm ĩ… Nhà anh Quý mới xây hai tầng lợp tôn và khu chuồng trại mới xây thì họ cho máy vào phá sập (máy của ông Kết). Nhiều người nhìn thấy bọn hôi của (chính là lực lượng cưỡng chế) sau khi vơ vét xong thì chúng đập nát hoặc đốt sạch: Bàn Thờ, Ảnh, Tượng Chúa, Đức Mẹ, các Thánh…kể cả di ảnh của ông Phêrô Đoàn Xuân Thiểu một đảng viên, cựu chủ tịch xã chúng cũng không tha.

Một người nói “thật chúng nó còn dã man, tàn ác hơn thời cải cách”. Rồi toàn bộ số cá các anh dự kiến Tết này đánh bắt để trả nợ cũng bị chúng bắt hết rồi (Chị Hiền cho biết số cá Vược khoảng 4 tấn với giá khoảng 200 ngàn/ 1 cân, số cá Trắm khoảng 15 tấn với giá 70 ngàn/1 cân) chuối và cây cối thì bị đốn phạt không thương tiếc.

Giữa lúc mọi người đang nói chuyện thì hai chị Teresa Thương, Teresa Hiền và mấy đứa trẻ mới về (cả hai chị đều là tân tòng khi kết hôn với anh em họ Đoàn). Câu chuyện mà hai chị kể trong nước mắt uất nghẹn đã làm cho nhiều người đàn ông chúng tôi cũng phải khóc theo.

Các chị cho biết sáng nay 14/1/2012 các chị và mọi người rất xúc động khi Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên cử Cha Tổng Đại diện cùng cha xứ Súy Nẻo đến thăm và gửi quà cho gia đình.

Chuyện các chị kể thì nhiều, chúng tôi chỉ xin chép lại một vài chuyện:

Cả hai chị bị bắt khi đứng ở trên đê cùng với anh Đoàn Văn Sịnh, cháu Đoàn Văn Vệ, cháu Đoàn… con anh Vươn, những người này không dính dáng gì đến việc nổ súng ở dưới đầm.

Khi xảy ra vụ việc anh Vươn đang ở trong UBND xã Vinh Quang. Khi trở ra khấy tình hình xảy ra nghiêm trọng như thế, anh Vươn đã cùng một người bạn gọi tắc xi tức tốc đến Viện kiểm sát TP Hải Phòng trình bày sự việc và mong cơ quan bảo vệ pháp luật này ra tay để cho tình hình không xấu thêm, thì bị yêu cầu ra ngoài đánh máy chứ không nhận bản viết tay.

Thời gian đó có thể kéo dài đến mấy tiếng đồng hồ và anh hoàn toàn có thể bỏ trốn, nhưng anh vẫn tin ở pháp luật và cặm cụi đi đánh máy, để rồi bị bắt và anh đã nhận tội thay người khác.

Chị Thương, chị Hiền đều xác nhận bị tra tấn dã man bằng dùi cui điện thục vào bụng, bị gậy sắt đập vào đầu gối.

Chị Hiền kể công an thành phố cứ tra vấn rằng nhà mày phải có sự bàn bạc, nhất trí với nhau về việc nổ mìn, bắn súng… vào lực lượng chức năng, thì chị một mực khẳng định mình không biết, việc đó của đàn ông, đàn bà chúng tôi làm sao được bàn bạc.

Một chi tiết đặc biệt là sau 5 ngày giam giữ và tra tấn CA Hải Phòng đã bắt các chị mỗi người phải ký vào 2 (hai) tờ giấy trắng (loại giấy phê đúp có dòng kẻ). Vì nóng lòng muốn về với các con và sợ bị đánh tiếp rồi lại được cán bộ giải thích đó chỉ là thủ tục ai vào đây cũng phải làm như thế, nên các chị đành nhắm mắt ký để được tha về.

Về nhà, chị Hiền xuống đầm thì nhà cửa đã bị phá tan tành như đã kể trên, còn trên bờ và dưới đầm toàn là lực lượng bảo vệ của xã, huyện và cả nhiều “xã hội đen”, “đầu gấu”. Có nhà báo (chị không biết là của báo nào) đến đó chụp ảnh bị đánh và đuổi đi. Theo lời khuyên của bà con chị lên gặp ông Liêm chủ tịch xã Vinh Quang (ông ta là em ông Hiền chủ tịch Huyện) để hỏi về việc đầm nhà chị có bị cưỡng chế không?

Thì ông ta nói không bị cưỡng chế. Lại hỏi sao chính quyền lại phá nhà và công trình của tôi thì được trả lời là sợ ở đó có mìn. Lại hỏi có mìn sao vẫn cho người vào cướp phá, chặt chuối, bắt cá của nhà tôi thì ông ta không trả lời được. Lại đề nghị ông ta cấp cho một cái giấy để nhờ anh em, bạn bè dựng cho cái lều cho mẹ con, bác cháu có chỗ chui ra chui vào thì ông ta nói cái này phải chờ ý kiến của “trên”…

Chúng tôi hỏi theo thông tin trên các báo thì có ít nhất hai đầm của hai người là anh Vươn và anh Luân cùng bị cưỡng chế đợt này sao chỉ thấy nói đến anh Vươn là nhiều? Thì được mọi người cho biết: ngày 9/4/2010 cả hai anh Đoàn Văn Vươn và Vũ Văn Luân đều được tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng gọi đến để hòa giải với UBND huyện Tiên Lãng do ông Phạm Xuân Hoa trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện làm đại diện. Theo đó nếu các ông rút đơn kháng cáo thì sẽ được UBND huyện Tiên Lãng tiếp tục cho thuê đất. Các anh Vươn và Luân đã đồng ý rút đơn và làm đơn thuê đất nhiều lần gửi UBND huyện như luật định nhưng từ tháng 4/2010 đến nay cả hai hộ đều không nhận được bất cứ hồi âm nào từ UBND huyện Tiên Lãng… Bỗng nhiên các ông nhận được quyết định cưỡng chế (đầm của ông Vươn có QĐ cưỡng chế số 3307/QĐ của anh Luân số 3308/QĐ)

Chúng tôi đã cùng gia đình và mọi người hiện diện đọc kinh, cầu nguyện dâng lên Thiên Chúa những nỗi khốn khó mà mọi người đang phải chịu đựng và cũng xin Người cất bớt gánh nặng cho các gia đình. Xin Người soi lòng mở trí cho nhà cầm quyền biết tôn trọng Công Lý và Lẽ Phải…

Trước khi ra về chúng tôi cũng thông báo tóm tắt cho bà con biết hiện nay dư luận cả trong và ngoài nước rất quan tâm đến vụ việc này. Các vị như ông Lê Đức Anh cựu Chủ Tịch Nước, ông Đặng Hùng Võ cựu Thứ Trưởng bộ Tài Nguyên và Môi Trường cùng rất nhiều Luật sư, nhà báo đã lên tiếng đòi nghiêm trị kẻ gây ra nguyên nhân của vụ việc đáng tiếc và đau lòng này chính là anh em nhà chủ tịch Hiền, Liêm. Chúng tôi cũng thông báo các trang mạng đã phát động mọi người chung tay gửi quà Tết đến cho gia đình các nạn nhân, kể cả các chiến sỹ công an, bộ đội bị thương khi thi hành công vụ theo lệnh trái pháp luật của trên.

Mấy anh em chúng tôi cũng kịp thời kẻ nhiều người ít gom góp tại chỗ được hơn 10 triệu đồng ủng hộ các nạn nhân. Chúng tôi ra về khi đã hơn 10 giờ đêm rồi qua thăm cha xứ và xin Lễ cầu binh an cho các nạn nhân.

Trong khi chúng tôi đang viết những dòng này thì thông tin từ gia đình cho biết tình trạng đánh cướp cá tại đầm của anh Vươn và anh Quý vẫn tiếp diễn. Họ bày bán công khai trên mặt đê.

(Bài đọc thêm)

Luật Sư Trần Quang Thành - Hiệp Sĩ Mù Nghe Gió Kiếm
Lê Minh Nguyên


Ông Trần Quang Thành (TQT) sinh ngày 12 tháng 11 năm 1971, tức năm nay ông sắp 41 tuổi. Ông bị mù từ thuở ấu thơ sau một cơn sốt nặng. Ông chỉ bắt đầu đi học năm 1994 ở trường Trung Học Thanh Đảo cho người mù và tốt nghiệp năm 1998. Sau đó ông quan tâm về luật và nhờ các anh em của ông đọc sách luật cho ông tự học. Ông có vợ và hai con. Ông là một nhà tranh đấu nhân quyền cho dân chúng ở vùng nông thôn của tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc.

Ông có biệt danh là “luật sư chân đất” do hết lòng bênh vực cho quyền của người phụ nữ và sự an sinh của dân nghèo, giúp nông dân khiếu kiện đất đai và đấu tranh cho quyền của người tàn tật. Ông được biết nhiều qua việc đưa ra công luận về chính sách kế hoạch hóa gia đình bằng bạo lực để ép buộc 7,000 phụ nữ phá thai vào giai đoạn cuối và các biện pháp làm cho tuyệt tự.

Năm 2005 ông được thế giới biết đến qua việc tổ chức vụ kiện tập thể chống lại chính quyền của huyện Lâm Nghi thuộc tỉnh Sơn Đông đã tàn bạo trong việc cưỡng chế chính sách một con. Sau đó ông bị quản thúc tại gia 7 tháng từ tháng 9, 2005 đến tháng 3, 2006 và chính thức bị bắt tháng 6, 2006. Ngày 24 tháng 8, 2006 ông bị kết án 4 năm 3 tháng tù về tội “làm thiệt hạị tài sản và tổ chức đám đông làm cản trở lưu thông”. Ông được thả ngày 8 tháng 9, 2010 và sau đó lại bị quản thúc tại gia. Ông và vợ bị đánh đập, con gái ông cũng từng bị cấm đi học và nhiều người ủng hộ khi tới thăm nhà ông đã bị chặn đánh. Năm 2007, ông được báo Time chọn vào danh sách 100 người trong năm và được trao giải Ramon Magsaysay Award, thường được gọi là giải Nobel Á Châu. Một tổ chức nhân quyền đã giúp đưa video hình ảnh công an canh giữ và trù dập gia đình ông ở  làng Đông Sư Cổ, tỉnh Sơn Đông hôm 9 tháng 2, 2011.

Nhà cầm quyền TQ bỏ tù và quản chế ông trước khi bắt cũng như sau khi thả, mà theo ông Ngụy Kinh Sinh, nhà tiên phong của phong trào dân chủ TQ nhận xét rằng: tuy ông TQT bị mù, bị khuyết tật cơ thể nhưng ý chí của ông thì thật là dũng mãnh. Do hết lòng bảo vệ dân chúng cho nên chính bản thân ông và gia đình trở nên là nạn nhân. Việc trước cũng như sau khi ra tù ông tiếp tục tranh đấu cho dân làng đã làm cho quyền lợi của giai cấp thống trị tham ô của chính quyền địa phương bị thiệt hại. Trong khi đó, sự đàn áp dân chúng ở nông thôn là cách hành xử phổ thông của các giới chức CS địa phương đối với các vùng quê trên toàn quốc, do bởi thực chất nền tảng quản lý xã hội của họ là bạo lực, chứ không phải pháp luật như được trưng bày, của các lãnh chúa CS địa phương để duy trì ổn định xã thôn, và cũng là chủ trương của Đảng CSTQ.

Nếu họ dung dưỡng những việc làm của ông TQT thì nó sẽ tạo nên một phong trào đòi quyền sống nổi lên từ hạ tầng cơ sở, vì khi những người khác nhìn thấy ông TQT tranh đấu có hiệu quả thì họ sẽ vùng lên làm theo, chống lại chính quyền, làm cho quyền lực của các lãnh chúa CS địa phương bị giới hạn, nó phá hỏng nền tảng quản lý nông thôn bằng đàn áp của đảng CSTQ, làm cho chính quyền địa phương, các phe nhóm của họ ở trung ương và cả đảng CS sẽ không chấp nhận. Nó sẽ làm cho chế độ bị lung lay từ gốc rễ và đưa đến sự sụp đổ, như ông Mao Trạch Đông đã từng hô hào: lấy rừng núi chế ngự đồng bằng, lấy nông thôn bao vây thành thị, tổng khởi nghĩa, tổng nổi dậy, tổng tấn công. TQ cũng như VN, có khu nông thôn rộng lớn, cho nên nếu họ không ổn định được nông thôn thì nó sẽ lan ra thành thị.

Ông TQT bị công an giám sát 24/24 chung quanh nhà, cho nên trước khi vượt thoát ông đã giả dạng bị ốm nặng nằm liệt giường để không xuất hiện trước cửa nhà, làm cho công an tưởng thật và không chú ý đến sự ít xuất hiện của ông bên ngoài nhà. Sau đó, đêm 22/4/2012 ông lén leo tường ra khỏi nhà lúc ban đêm, do bị mù nên bóng tối không là trở ngại cho ông. Ông cũng ít bị trở ngại khi di chuyển lúc ban đầu trong vùng ông ở vì đã quen địa hình địa vật, nhưng sau đó khi ra khỏi vùng cư ngụ là một sự khó khăn lớn lao cho ông, ông cho biết đã bị té ngã hơn 200 lần và chân bị thương khi đến được Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ. Ông nói việc qua mặt lính canh không phải là điều dễ dàng.

Dĩ nhiên có rất nhiều bạn bè và thân nhân đã giúp ông trong cuộc chạy trốn ly kỳ này mà sau đó những người giúp ông đã bị bắt và bị mất tích. Ngày 26/4/2012 chính quyền mới biết ông đã trốn thoát, ngày 27/4/2012 những người ủng hộ ông cho biết ông đã an toàn ở một nơi ở Bắc Kinh và cùng lúc, một tổ chức nhân quyền đã giúp ông để đưa lên trang mạng Boxun ở Hoa Kỳ cái video quay ông trong phòng tối, gửi Thủ tướng Ôn Gia Bảo mà trong đó ông yêu cầu 3 điều:
1. Phải điều tra và truy tố các quan chức đã đánh đập người thân của ông,
2. Phải bảo đảm an toàn cho gia đình ông,
3. Phải giải quyết và trừng trị nạn tham nhũng ở Trung Quốc theo đúng luật pháp.

Ông đã trú ở Tòa Đại Sứ HK 6 ngày và rời Tòa Đại Sứ ngày 2/5/2012 sau khi TQ hứa hẹn rằng ông và gia đình ông sẽ được đối xử “nhân đạo” ở TQ. Ông đã được Đại sứ quán Mỹ đưa tới khu chăm sóc đặc biệt của bệnh viện Triều Dương, Bắc Kinh, để khám sức khỏe và chửa chân bị thương do vượt thoát. Cả HK và TQ thoạt đầu đều nói rằng ông TQT tự nguyện rời sứ quán, nhưng câu chuyện sau đó cho thấy phức tạp hơn nhiều.

Sau khi được đưa vào bệnh viện và gặp lại vợ con, ông nói rằng ông muốn rời TQ để đi HK, vì ông lo lắng cho sự an toàn của ông và gia đình ông nếu ông ở lại TQ. Ông nói việc rời Tòa Đại Sứ là do những áp lực ngoài ý muốn của ông, vì TQ đe dọa vợ con ông đang nằm trong tay họ. Viên chức Hoa Kỳ cũng nói với ông là vợ và con ông sẽ bị TQ đưa về Sơn Đông nếu ông vẫn ở trong sứ quán. Nhà dân chủ Tăng Kim Yến ở Bắc Kinh tiếp xúc ông TQT và cho biết ông không có lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận rời Tòa ĐS. Ông TQT nói rằng chỉ sau khi rời khỏi sứ quán thì ông mới nhận ra hết các mối đe dọa với thành viên gia đình ông.

Anh trai ông là Trần Quang Phủ và cháu trai là Trần Khắc Quý hiện đã bị TQ giam giữ. Ông nói với đài VOA là có những tên “côn đồ” mang gậy gộc đến nhà người cháu là Trần Khoa Cử để đánh đập. Hôm 4/5/2012 trong phiên điều trần của Quốc Hội HK, ông đã gọi điện vào khẩn cầu giúp đỡ và lo ngại những điều không lành đang xảy ra cho mẹ và các anh của ông. Ông cho biết những dân làng giúp đỡ ông đều bị trừng phạt. Nhà của ông ở Sơn Đông đã bị công an chiếm toàn bộ và họ lắp bảy camera trong sân nhà và ngồi cả trên nóc nhà, ăn ngay tại bàn trong nhà và chiếm dụng đồ dùng, chuẩn bị dựng hàng rào bằng dây điện quanh nhà.

Sự kiện một người bị mù lòa có thể trốn thoát sự canh giữ 24/24 của CS và hơn nữa lại lọt vào được Tòa Đại Sứ HK đã trở thành một tin tức hết sức thu hút sự quan tâm của cả thế giới, làm cho cả hai chính quyền TQ và HK cảm thấy mất thể diện. TQ mất thể diện là một sự đương nhiên, nhưng HK mất thể diện vì dư luận nhận thấy rằng chính quyền Obama yếu đuối, không có bản lãnh để bênh vực nhân quyền cho ông TQT mà phải tìm cách để cho ông rời Tòa Đại Sứ và lọt trở lại vào vòng tay của CSTQ, một lý cớ chính đáng để đối thủ của ông Obama là ông Mitt Romney tấn công trong mùa bầu cử ở Mỹ. Ông Romney cho rằng nếu thông tin các viên chức Mỹ đã thuyết phục ông TQT rời đại sứ quán là đúng thì "đó là ngày đen tối của tự do và là ngày xấu hổ cho chính quyền Obama".

Nó lại xảy ra ở thời điểm nhạy cảm là vài ngày trước khi hai bên HK và TQ có những thảo luận về kinh tế và chiến lược cấp cao, với bà Ngoại Trưởng Hillary Clinton và Bộ Trưởng Tài Chánh Timothy Geithner đến Bắc Kinh thương thảo, do đó cả hai bên đều muốn ông TQT ra khỏi Tòa Đại Sứ càng sớm càng tốt.

Nó cũng xảy ra khoảng 6 tháng trước đại hội thứ 18 của đảng CSTQ mà nhóm lãnh đạo mới tiêu biểu bởi ông Tập Cận Bình sẽ lên cầm quyền, và chưa đầy hai tháng sau khi ông Bạc Hy Lai và phe nhóm bị hạ bệ hôm tháng Ba, 2012.

TQ đã theo dõi từng lời nói của chính quyền HK và biết được rằng HK không đủ mạnh, do đó trong riêng tự họ chiều theo ý muốn của HK là làm những hứa hẹn đầu môi chót lưỡi để tìm cách moi ông TQT ra khỏi Tòa Đại Sứ HK trước đã, rồi sau đó quay trở ngược về lập trường cứng rắn của họ, sau khi đã nắm được ông TQT trong tay, cho nên trong con mắt của giới trẻ TQ theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan, TQ đã thắng điểm HK ở vòng này. Tuy nhiên, sau khi bị rơi lại vào tay CSTQ và gặp lại được vợ con, ông TQT biết rõ bộ mặt thật và bản chất của CS, thấy rằng tình trạng của ông hết sức nghiêm trọng để có thể ở lại TQ. Cho nên ông đưa ra những đòi hỏi mới và bày tỏ ý muốn cùng gia đình rời TQ để thoát khỏi sự đàn áp. Điều này làm TQ vừa thắng vòng nhất thì lại thua vòng nhì và giới trẻ cực đoan TQ bị xấu hổ. 

Hơn nữa, khi ông TQT được trao lại cho TQ, ông đã trở thành củ khoai tây nóng mà sờ vào có thể bị phỏng tay, bởi vì nếu tiếp tục trù dập ông thì không ổn vì cộng đồng thế giới quan tâm và HK cam kết bảo vệ, nó sẽ gây tranh cãi ngoại giao, ảnh hưởng đến quan hệ của hai nước cũng như quyền lợi của các đại tư bản. Nhưng nếu không trù dập ông TQT thì cũng không được, bởi vì nó sẽ khuyến khích những người khác ở thôn quê đứng lên chống lại chính quyền, làm lung lai nền tảng cai trị của chế độ. Do đó nó làm cho nhà cầm quyền CSTQ ở vào thế tiến thối lưỡng nan.

Cho nên, HK và TQ đã cùng nhau tìm lối thoát cho sự mất mặt này bằng cách để trường Đại Học New York mời ông qua du học, và đi với gia đình, vì đó là thủ tục xuất ngoại bình thường cho công dân TQ. Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 4/5/2012 cho biết ông TQT có thể "làm thủ tục thông qua các kênh thông thường, theo quy định của pháp luật". Cùng lúc, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho hay họ sẽ nhanh chóng cấp thị thực cho ông Trần và gia đình sang Mỹ.

Tuy vậy, hôm 7/5/2012, TQ qua phát ngôn viên Hồng Lỗi, lên tiếng yêu cầu HK rút kinh nghiệm để tránh để tái diễn những sự cố như trường hợp luật sư mù TQT. Ông Lưu Vi Dân của Bộ Ngoại giao TQ trước đó đã nói rằng TQ rất bất bình vì HK can thiệp vào nội bộ TQ và Hoa Kỳ cần xin lỗi, nhưng HK nói sẽ không xin lỗi. Dù vậy, hôm 2/5/2012 một viên chức HK đã nói rõ là một sự cố tương tự sẽ không xẩy ra nữa.

TQ đang có tranh chấp lớn trong nội bộ sau vụ Bạc Hy Lai và lại ở trong giai đoạn sắp chuyển quyền, cho nên những người đương quyền e ngại những biện pháp táo bạo, dù đó là buông tha hay đàn áp ông TQT. Cho nên việc giải quyết dựa vào những người sắp lên lãnh đạo, bởi vì hiện giờ họ vẫn không có trách nhiệm. Việc cho ông TQT đi du học sẽ tạo cho họ uy tín là có khả năng giải quyết khủng hoảng, có lợi cho họ về vấn đề đối nội và đối ngoại trong tương lai.

Về phần ông Obama, dù sao ít nhiều cũng đã bị thiệt hại. Việc giao ông TQT lại cho TQ là một lỗi lầm đáng trách. Mới hôm 6/2/2012 ông cảnh sát trưởng Trùng Khánh là Vương Lập Quân đã đi tìm đường sống bằng cách chạy vào Tòa Lãnh Sự HK ở Thành Đô, nhưng HK đã giao ông ta lại cho chính quyền trung ương TQ, viện cớ rằng đây không phải là tỵ nạn chính trị vì không phải là nạn nhân bị chính quyền đàn áp mà là tranh chấp nội bộ. Dư luận chấp nhận lời giải thích này một cách miễn cưỡng vì ai cũng biết rằng cuộc đời ông Vương Lập Quân sẽ bao phủ mây đen và HK không đủ mạnh để có thể cho ông đi tỵ nạn chính trị. Để ông TQT rời Tòa ĐS, chính quyền Obama chỉ lo đi nước cờ hội nghị kinh tế và chiến lược sắp xảy ra vài ngày sắp tới mà không quan tâm đến những hậu quả chính trị của việc ông TQT bị TQ trù dập. Nó sẽ ảnh hưởng đến cuộc bầu cử tổng thống vì Cộng Hòa, kể cả cử tri Dân Chủ sẽ không chấp nhận thái độ quay lưng này.

Việc ông TQT đổi ý và đòi đi HK sẽ giúp ông Obama phần nào lấy lại uy tín, nhưng không thể trọn vẹn được vì thiệt hại đã xảy ra. Hơn nữa, trường hợp của ông TQT không phải chấm dứt ở đây, bởi vì như đã nói, trù dập những người dân đòi quyền sống là chính sách của CSTQ, nếu ông đi HK thì vợ con ông sẽ bị, nếu vợ con ông đi thì mẹ và anh em ông sẽ bị, cũng như những người khác đã giúp ông, bởi vì họ phải “giết gà để nhác khỉ”, một nhu cầu chính trị thường trực của họ. Truyền thông báo chí HK và các chính khách Cộng Hòa chắc chắn sẽ theo dõi. Hơn ba năm qua, theo ông Ngụy Kinh Sinh nhận xét, nhà cầm quyền TQ đã quen thói suy nghĩ là cứ đàn áp nhân quyền vì chính quyền Obama không quan tâm, họ tin rằng chính quyền Obama là chính quyền yếu và hơn nữa, sức mạnh kinh tế của TQ đã làm HK yếu đi. Cho nên bắt nạt HK để tạo thế chính trị cho mình bên trong TQ là thời thượng của các phe nhóm trong đảng CSTQ.

Hiệp sĩ mù TQT sẽ tiếp tục nghe gió kiếm để biết đường gươm của TQ và HK hầu lăng ba di bộ (tránh né). Sự việc sẽ ảnh hưởng đến nội tình của TQ và HK, lên bang giao hai nước. Nó vượt ra ngoài tầm tay của ông TQT cũng như của hai chính quyền trong cuộc.

Theo nhận xét của GS Minxin Pei trên The Wall Street Journal ngày 2/5/2012, CSTQ đang bước vào giai đoạn hiểm họa sụp đổ do sự mất đoàn kết của nhóm lãnh đạo chop bu và sự vùng lên ngày càng nhiều của những người bất đồng chính kiến. Theo ông Pei, bên dưới cái mặt nạ hùng cường của TQ là sự tan vỡ của cái nền móng. Quan sát các chế độ độc tài và đối chiếu với ba quy luật về sự sụp đổ, ông cho rằng chế độ hiện tại của TQ sẽ bị sụp đổ trong vòng 10 năm vì CSTQ đã có 3 yếu tố này cũng như những triệu chứng của thời kỳ tiền sụp đổ. Đó là (1) quy luật 6,000 đô PPP mãi lực đầu người, (2) quy luật tuổi thọ không quá 74 năm của các chế độ độc tài, và (3) quy luật 7:1 mà 7 người tốt nghiệp đại học chỉ có một người có cơ hội.

Quy luật thứ nhất nói rằng các nước không sản xuất được dầu mà trong đó có TQ không thể duy trì được sự độc tài khi mãi lực của người dân đã đạt được mức 6,000 đô la trở lên. Mãi lực của người dân TQ hiện giờ là 8,382 đô PPP mặc dù sự phân chia trên thực tế không đồng đều.

Quy luật thứ hai nói rằng không có một chế độ độc tài nào trên thế giới có được tuổi thọ trên 74 năm, Liên Sô thọ nhất được 74 tuổi, Quốc Dân Đảng ở Đài Loan được 73 tuổi, đảng PRI ở Mễ Tây Cơ được 71 tuỏi. Đảng CSVN nay được 67 và Đảng CS Trung Quốc 63 nên đều ở vào thập niên cuối cùng của sự hấp hối như tiền lệ đã xảy ra ở Liên Sô hay Mễ. Với quy luật thứ ba 7:1 thì đại bộ phận những người trẻ có tài năng và tham vọng không được tiến thân trong các chế độ độc tài, như ở TQ mỗi năm có 7 triệu sinh viên tốt nghiệp đại học thì chỉ có 1 triệu vào đảng và dùng nó làm con đường tiến thân, thành phần 6 triệu còn lại không được trọng dụng và trở thành lực lượng bất mãn, và cứ mỗi năm thì lực lượng này càng gia tăng và chống đảng.

Sự yếu đuối của HK về nhân quyền đối với TQ hay các chế độ độc tài khác như Việt Nam làm cho các chế độ này được kéo dài, cho dù nền móng của nó đã bị mục rữa, bởi vì nó ngăn chận sự tiến lên của một sức mạnh thay thế. Do kinh tế xuống cấp, HK và tây phương đã mất tự tin trong các giá trị và mô hình xây dựng xã hội của mình, đánh mất tư thế lãnh đạo và bị TQ xem thường. Lịch sử đã chứng minh rằng kinh tế thịnh suy chỉ là những chu kỳ ngắn hạn, mô hình chính trị tự do dân chủ tôn trọng con người là nền tảng dài hạn mà trên đó sự thịnh vượng được dựng xây. Trừ khi HK có một thái độ tích cực hơn về nhân quyền ở các nơi trên thế giới, HK sẽ đánh mất linh hồn cho tư bản đa màu và đi vào hiện tượng vong thân.

8/5/2012

(CÁC BÀI ĐỌC THÊM VỀ TỘI ÁC TRUNG CỘNG
VÀ TÌNH HÌNH NỘI BỘ XÃ HỘI TRUNG QUỐC)









Đọc xem dân Trung Hoa tố cáo TỘI ÁC kinh khủng
của Đảng cộng sản Trung Quốc, qua
9 bài Bình Luận
www.9binh.com (cửu bình)
Trang web này trình bày cho thấy đã có khoảng
7 triệu cán bộ Trung Cộng đã rủ nhau xé thẻ đảng.


Source: Báo Việt Tự Dân

GIÁO SƯ G.CHANG VẪN KHẲNG ĐỊNH:
TRUNG QUỐC SẼ SỤP ĐỔ

Gordon Chang là một giáo sư, một học giả Hoa Kỳ gốc Trung Quốc, từng viết nhiều sách và bài báo về tình hình chính trị-kinh tế-tài chính của Trung Quốc. Ông cũng là nhà bình luận có tiếng của tạp chí Forbes, một tạp chí lớn về kinh tế – tài chính, ra đời từ năm 1917, mỗi tuần ra 2 số, có trụ sở ở New York.

Năm 2001, ngay khi Trung Quốc vừa được gia nhập Tổ chức Thương mại Quốc tế WTO, Gs Gordon Chang cho ra mắt cuốn sách The coming collapse of China (Sự sụp đổ sắp đến của Trung Quốc).

Cuốn sách trình bày một loạt «quả bom nổ chậm» của Trung Quốc, đó là dân số quá lớn, lại đang phát triển nhanh; mâu thuẫn giữa thành thị phát triển nhanh với nông thôn quá trì trệ; vùng duyên hải phát triển quá mạnh với vùng nội địa phát triển chậm; mâu thuẫn giữa các dân tộc, đặc biệt là dân Tây Tạng, Uighur với dân tộc đại Hán; mâu thuẫn thế hệ giữa tuổi trẻ am hiểu thế giới xung quanh qua máy điện toán, Twitter, Facebook, điện thoại cầm tay với lãnh đạo bảo thủ lạc hậu; mâu thuẫn giữa khối người theo Pháp Luân Công với chế độ cảnh sát trị…

Những quả bom nổ chậm ấy đang ngấm ngầm phá vỡ cái vỏ ổn định bên ngoài của chế độ, và đến độ nào đó sẽ phát huy tác dụng tổng hợp, thúc đẩy nhau đưa chế độ độc đảng đến tình trạng bùng nổ vỡ tung như ở Liên Xô năm 1991.

Trong kết luận của cuốn sách nói trên, Gs Chang phỏng đoán rằng chỉ trong chừng 10 năm nữa, Trung Quốc sẽ tan vỡ, sụp đổ, nghĩa là vào khoảng 2011-2012.

Gần đây, một số bạn đọc của tạp chí Forbes, và trên mạng Forbes.com, hỏi rằng đến thời điểm này, Gs Chang có còn giữ chính kiến trên đây nữa không? Bài báo mới vào tháng 2-2012 của Gs Chang trên tạp chí Forbes là để trả lời câu hỏi đó. Bài báo kết luận một cách chắc nịch: «Tôi không thấy có lý do nào để từ bỏ kết luận 10 năm trước. Thực tế càng khẳng định kết luận ấy».

Ông giải thích thêm về lập luận của ông như sau:

- Thời kỳ vàng son cho sự phát triển do Đặng Tiểu Bình phát động cuối những năm 1980 đã qua; mỗi chu kỳ phát triển thường không thể quá 30 năm; đà phát triển đã cạn, lợi thế của sự chấm dứt chiến tranh lạnh cũng cạn theo; quả ngọt của dân số tăng làm tăng sức lao động đã thành quả đắng về dân số.

- Mới đây Bắc Kinh quyết định không cho công ty nước ngoài mua lại các công ty nội địa và chủ trương tái quốc hữu hoá một số công ty đã cổ phần hóa là những bước lùi về đường lối.

- Từ năm 2008, thị trường quốc tế đổ vỡ, nhu cầu quốc tế sụt giảm mạnh, Trung Quốc bị thiệt rất lớn khi đồng Euro bị khủng hoảng

- Nhu cầu tăng lương cho người lao động toàn xã hội không thể trì hoãn, chi phí quốc phòng tăng quá lớn, chi phí y tế, giáo dục không tăng- trên thực tế là giảm tính theo đầu người – sẽ dẫn đến nhiều khó khăn gay gắt, thảm họa xã hội chồng chất.

- Dự trữ ngoại tệ tuy rất lớn nhưng đã giảm nhanh, do lạm phát cao, lại do tiền chạy ra nước ngoài theo khối lượng lớn, đặc biệt là từ tháng 9-2011,

- khủng hoảng kinh tế ngày càng đậm nét, đơn đặt hàng công nghiệp giảm mạnh, ô tô không còn bán chạy, bong bóng tài sản và nhà cửa phình to có nguy cơ nổ bất cứ lúc nào.

- Năm 2010 đã có 150.000 cuộc đấu tranh, biểu tình, bạo loạn, đánh bom, tự thiêu … nói lên sự bất mãn của quần chúng; năm 2011 lên đến 280.000 cuộc; kỷ lục này sẽ bị vượt trong năm 2012. Đúng vậy, sang năm 2012, số thanh niên, nhà tu hành, nhà sư tự thiêu tăng nhanh; các vụ nổi loạn, đập phá cơ quan chính quyền, công an ở Tây Tạng, Uighur liên tiếp nổ ra, người theo Pháp Luân Công ngày càng gan góc, những bloggers trí thức trẻ tuổi ngảy càng đông thêm và bất khuất…

Đúng vào khi Gs Gordon Chang dự đoán sự sụp đổ của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa không còn xa, đảng CS bãi chức ông Bạc Hy Lai, ủy viên Bộ Chính trị đang lên, đưa ông ra khỏi chức vụ bí thư thành uỷ Trùng Khánh, sau vụ ông Vương Lập Quân, phó thị trưởng đặc trách ngành công an, xin tỵ nạn chính trị tại lãnh sự quán Hoa Kỳ tại đây nhưng bị từ chối.

Ông Tập Cận Bình, người sẽ thay ông Hồ Cẩm Đào trên cương vị tổng bí thư kiêm chủ tịch nước tại Đại hội Đảng lần thứ 18 vào cuối năm nay, cũng vừa đưa ra nhận định rất bi quan: «Trung Quốc đang là nơi tập trung mọi thứ thối nát», trong khi đương kim Thủ tướng Ôn Gia Bảo cũng nhận định là cần phải thay đổi nhiều về kinh té – tài chính và chính trị để tồn tại, nhưng thay đổi ra sao, thay đổi đến đâu thì không ai dám nói rõ. Vì không thay thì bế tắc, thế cùng tất biến, mà thay cả hệ thống thì cũng là biến, là bế tắc và đổ vỡ cho chế độ độc đảng.

Gs Chang là nhà trí thức am hiểu thời cuộc, một nhà bình luận có uy tín của tạp chí Forbes, không phải là nhà xem bói, đoán mò, bấm độn. Ông đoan chắc chế độ cộng sản ở Trung Quốc đang đi dần đến bờ vực. Ông khẳng định rằng « trước những diễn biến hiện tại của tình hình, ông không có lý do nào để từ bỏ dự đoán về sự sụp đổ không xa của Trung Hoa Cộng sản ». Cuốn sách The coming collapse of China (Sự sụp đổ sắp đến của Trung Quốc) vẫn còn nguyên giá trị. Chúng ta hãy theo dõi tình hình và chờ xem.


Trung Quốc và Việt Nam
HẠ MỨC PHÁT TRIỂN KINH TẾ:
MỘT XÁC NHẬN KHÁCH QUAN TỤT GIỐC


Tiến sĩ Nguyễn Phúc Liên
Geneva, 04.04.2012
Web: http://VietTUDAN.net


TRUNG QUỐC:
KHỦNG HOẢNG & NỘI LOẠN

ĐI ĐẾN TỰ NỔ (IMPLOSION)


Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 13.10.2011.
Web: http://VietTUDAN.net


Ngày 25.02.2011, giới chức Tòa Bạch ốc có một cuộc họp để nghe 5 học giả và chuyên gia về Trung quốc nói chuyện. Họ trình bầy về những khía cạnh kinh tế, xã hội, chính trị và về khả năng nội loạn tại nước này. Bàn về thay đổi chính trị, cuộc họp đưa ra trường hợp: “Đảng Cộng sản Trung Quốc có thể mất quyền, Quân đội có khi đứng lên gồm thâu thiên hạ về một mối. Nhưng, biết đâu, đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn tồn tại mà thành nhiều mảnh, mỗi mảnh hùng cứ một phương với tài nguyên nhân lực và kinh tế của mình" 


Jeffrey Goldberg, The Atlantic, ngày 19.05.2011, viết một bài về Trung quốc, trích lời của Ngoại trưởng Hillary Clinton: “Chế độ của Trung Quốc chắc chắn sẽ sụp đổ, các nhà lãnh đạo Trung Quốc giờ đây đang làm “những việc vô ích như những gã hề”

Ý tưởng “Trung Quốc thành nhiều mảnh, mỗi mảnh hùng cứ một phương với tài nguyên nhân lực và kinh tế của mình"  làm tôi lưu ý đặc biệt, nhất là lúc này khi cuộc Khủng hoảng vùng Euro tăng mạnh với đe dọa phá sản Hy Lạp, rạn nứt giữa Pháp và Đức, một số người nhắc đến chữ “Tự nổ“ (Implosion) của vùng Euro. Có sự khác biệt giữa “Nổ tung ra“ (Explosion) khi một khối gặp lực từ ngoài đánh vào làm cho cả khối nổ tóe tan ra, trong khi đó “Tự nổ “ (Implosion) khi chính trong lòng khối đó có sự nứt rạn, xung khắc đến chỗ tách rời nhau ra từng mảnh.  Việc sụp đổ của Liên Xô và các Chư hầu Đông Aâu tách ra, đó là việc “Tư nổ “ (Implosion).

Theo rõi tình hình Kinh tế của Trung quốc trong mấy năm nay, nhất là từ cuộc Khủng hoảng Tài chánh/Kinh tế Thế giới 2008, rồi cuộc Khủng hoảng nợ công 2011 hiện nay, chúng tôi cũng dự đoán đến tương lai “Tự nổ “ của Trung quốc. Chúng tôi xin trình bầy hai điểm sau đây trong bài này:
=>    Những lý do dẫn đến nứt rạn của Trung quốc 
=>    Trung quốc “Tự nổ “ thành những mảnh

Những lý do dẫn đến
nứt rạn của Trung quốc 


Có những lý do thuộc xã hội, chủng tộc, nhưng chính yếu là những lý do thuộc Kinh tế/Tài chánh. Thực vậy, vấn đề Tài chánh/Kinh tế luôn luôn là lý do tạo căng thẳng và nứt rạn ngay cả trong một gia đình. Hai thanh niên nam nữ yêu nhau thắm thiết và đi đến hôn nhân kết hợp, nhưng hai người ký kết tiền bạc, của cải là riêng lẻ để tránh những cãi vã rạn nứt sau này (Mariage, mais séparation des biens). Một Cộng đồng, tuy cùng một lý tưởng, nhưng lý do tiền bạc có thể làm rạn nứt Cộng đồng.

Lý do Nợ công của từng Tỉnh

Hoa kỳ và Liên Aâu đang gặp Khủng hoảng Nợ công. Việc lạm chi của các Chính quyền Hoa kỳ và Liên Aâu đã có Quốc Hội mỗi nước kềm chế. Nhưng tại Trung quốc, chính quyền địa phương các Tỉnh lại độc tài và tham nhũng, thì việc lạm chi để mang nợ công từng Tỉnh tất nhiên xẩy ra. Từ Khủng hoảng 2008, những chương trình Kích cầu Kinh tế được chia về các Tỉnh, nhưng việc Kích cầu không được thực hiện. Những Chi nhánh Ngân hàng địa phương đã dùng những món tiền ấy để cho vay kiếm lời. Chính quyền địa phương vay tiền để xây dựng những dự án nhà cửa và thế chấp bằng chính đất đai thộc nhà nước. Với thế chấp như vậy, thì không thể nào tiền cho vay được hoàn trả.

Theo thẩm định của ngân hàng Anh, Standard Chartered nợ công của Trung Quốc hiện lên tới 28 000 tỷ nhân dân tệ, tức khoảng 3 200 tỷ euro và tương đương 68 % tổng sản phẩm nội địa. Đáng lo ngại hơn cả là ngành ngân hàng Trung Quốc đang nắm trong tay đến 9 000 tỷ nhân dân tệ nợ khó đòi. Khoản tiền tương đương với 22 % GDP của Trung Quốc .

Tại Trung Quốc 3/4 các khoản chi tiêu công cộng là do các chính quyền địa phương tài trợ và chủ yếu giới lãnh đạo dồn tiền vào khu vực địa ốc.
 
Theo thống kê chính thức, hiện tại nợ công tại các cấp vùng lên tới 1 250 tỷ euro, tương đương với 20 % của cải làm ra và 80 % khoản nợ khổng lồ này do các ngân hàng Trung Quốc nắm giữ. Vấn đề càng thêm nghiêm trọng khi biết rằng, khối nợ công hơn 1200 tỷ euro vừa nêu, trên thực tế có thể cao hơn gấp đôi so với thống kê chính thức.

Theo nhận xét của giáo sư đại học Northwestern, Chicago, chuyên gia về kinh tế Trung Quốc, ông Victor Shil do các công ty nhà nước được các ngân hàng quá ưu đãi nên rủi ro nợ khó đòi của giới ngân hàng lại càng cao.

Một tiếng nói uy tín khác từ viện nghiên cứu kinh tế độc lập Unirule tại Bắc Kinh cũng cho rằng : Trung Quốc đang lâm vào "hội chứng Hy Lạp". Tình trạng nợ nần tại quốc gia châu Á này còn nguy ngập hơn cả so với ở Hoa Kỳ và châu Âu bởi lẽ các tỉnh thành Trung Quốc, đặc biệt là các tỉnh nghèo và kém phát triển đã dễ dàng được cấp tín dụng để mở mang kinh tế. Vốn được dồn cho các công ty doanh nghiệp nhà nước nhưng các đơn vị đó lại làm ăn kém hiệu quả.

Cuối năm ngoái, chính quyền trung ương vì lo ngại nợ công ở cấp địa phương vượt khỏi tầm kiểm soát đã cho tiến hành một cuộc kiểm toán và theo đó thì nhiều tỉnh thành đang bị đe dọa mất khả năng thanh toán. Trong số đó phải kể đến đảo Hải Nam, thiên đường du lịch của các nhà tỷ phú đỏ Trung Quốc.

Theo Tin của Đài EURONEWS tối 11.10.2011, Nhà Nước Trung ương Trung quốc buộc lòng tái cung cấp thêm vốn cho 9 Ngân Hàng địa phương vì các Ngân Hàng này, cũng giống như Ngân Hàng DEXIA trước nợ công Hy Lạp, bị đe dọa vỡ nợ trầm trọng vì nợ công các địa phương lên cao không thể trả nợ được, mà Ngân Hàng không thể tịch thu thế chấp đất nhà nước.




Lý do Khủng hoảng nợ công Hoa kỳ và Liên Âu
ảnh hưởng lên Kinh tế Trung quốc

Trung quốc sản xuất nhằm xuất cảng chứ không nhằm tiêu thụ nội địa. Kinh tế Trung quốc lệ thuộc chính yếu vào hai Thị trường Hoa kỳ và Liên Aâu. Khi Hoa kỳ và Liên Au bị khủng hoảng, nợ nần, thì họ cắt đi việc mua hàng từ Trung quốc.

Cuộc Khủng hoảng Tài chánh/Kinh tế Thế giới 2008 đã làm cho Kinh tế Trung quốc chao đao đợt nhất. Trong THE WALL STREET JOURNAL, ngày 02.02.2009, hai tác giả Loretta CHAO và Andrew BATSON đã viết  dưới tựa đề A BIG TEST FOR SMALL FACTORIES:

”Chinese businesses struggle to survive the global downturn!” (Doanh nghiệp Trung quốc đấu tranh để sống còn trong cảnh tụt dốc tổng quát !” (page 11).

Hai tác giả dựa trên tài liệu của Nhà nước,
cho biết rằng tại Quảng Đông:


“62,400 companies shut down in 2008, according to the government records” (62,400 công ty bị đóng cửa, theo tài liệu của nhà nước). Nhưng một số công ty nhỏ sống còn :

“But many small companies survive on the business with a few clients, or sell very low-margin products; they could be forced to close if a big client suddenly delays orders (page 11) (Nhưng nhiều công ty nhỏ sống còn với một số ít khách hàng, hoặc bán một mức độ rất thấp sản phẩm; những công ty này buộc lòng phải đóng cửa nếu một khách hàng lớn bất thần chậm trễ đặt mua hàng).

Hai tác giả trích lại lời của Oâng Eric WU, một chủ xí nghiệp: “In Chinese we have a saying that it’s easier for small boats to turn around” (Tiếng Tầu có câu nói rằng đối với những xuồng nhỏ, dễ dàng chèo lái xoay chiều hơn).

Trong một bài khác cũng đăng trong THE WALL STREET JOURNAL, ngày 04.02.2009, dưới đầu đề PROFIT WARNINGS SOUND THE ALARM IN CHINA (Những cảnh cáo về lợi nhuận gióng lên lời báo động tại Trung quốc), tác giả Andrew BATSON trích lại lời của Ông Wang QING, chuyên viên Kinh tế làm việc cho Morgan Stanley:

“Profits and Profitability in 2009 will be very poor, and this is the key reason why I do not expect much private investment – especially in the manufacturing sector where China suffers from an overcapacity problem.” (page 32)
(Tiền lời và khả năng lợi nhuận trong năm 2009 sẽ rất là nghèo nàn, và đây là lý do chính yếu tại sao tôi không hy vọng nhiều đầu tư tư nhân – đặc biệt vào lãnh vực xí nghiệp sản xuất mà Trung quốc  đang phải chịu đựng vì vấn đề đầu tư quá khả năng làm việc.).


Tác giả nêu ra tỉ dụ:

*Tập đòan CHINA SHIPPING CONTAINER LINES Co.Ltd. giảm lợi nhuận tới 50%  
*Tập đòan CHINA INTERNATIONAL MARINE CONTAINER giảm lợi nhuận tới 53%
*Tập đòan SAIC Motor Corporation Ltd. giảm lợi nhuận tới 50%
*Tập đòan CHINA LIFE INSURANCE Co. giảm lợi nhuận 50%

Cuộc Khủng hoảng nợ công năm nay 2011 đang gây tác hại cho Kinh tế Trung quốc đợt hai. Chúng tôi đã viết hai bài dưới đây để phân tích tầm ảnh hưởng của Nợ công Hoa kỳ và Liên Âu lên Kinh tế Trung quốc:

1)     Ngày 05.08.2011, bài BÃO TỐ CHỨNG KHOÁN 8/2011 ĐƯA ĐẾN KHỦNG HOẢNG KINH TẾ CHỆT.
2)    Ngày 14.09.2011, bài KHỦNG HOẢNG VÙNG EURO VÀ TẦM ẢNH HƯỞNG LÊN KINH TẾ TRUNG QUỐC/VIỆT NAM.

Theo bản tin của AFP, đánh đi từ Bắc Kinh ngày 09.10.2011 bởi Allison JACKSON, thì ảnh hưởng đã tác dụng tai hại lên Kinh tế Trung quốc như sau:

“La crise de la dette en Europe a commencé à affecter les exportateurs chinois, et son aggravation pourrait être "un malheur" pour la Chine et y mettre en péril des millions d'emplois, selon des responsables d'entreprises et des analystes.
Wu Wenlong, directeur des ventes d'un fabricant de ceintures de la province de Zhejiang, a vu ses commandes en provenance du Vieux continent baisser de 50% en un an L'Union européenne est le premier débouché des exportations chinoises, pour environ 380 milliards de dollars par an, et son effondrement coủterait très cher à la Chine, selon les analystes.

"Une aggravation de la crise de la dette dans la zone euro serait un malheur pour la Chine", selon Eswar Prasad, professeur à la Cornell University de New York et ancien chef du département Chine au Fonds monétaire international (FMI). "Dans le cas le plus extrême d'un effondrement de la demande européenne, l'impact sera assez significatif étant donné que l'UE compte pour environ un cinquième des exportations chinoises".

"La croissance de l'emploi devrait avoir la priorité", selon lui. Dans la province de Guangdong, qui arrive en tête pour les exportations, le fabricant de vêtements Zhuodong Textile Garments Co Ltd a décidé de se tourner vers le marché intérieur pour trouver de nouveaux débouchés. Mais cela prend du temps !

(Cuộc khủng hoảng nợ nần Au châu đã bắt đầu ảnh hưởng lên các nhà xuất cảng Trung quốc, và việc trở nên trầm trọng của nó có lẽ là một “cái họa “ cho Trung quốc và làm thiệt hại từng triệu công ăn việc làm, theo nhận định của những người trách nhiệm xí nghiệp và những nhà phân tích. Ông Wu Wenlong, Giám đốc Thương mại của xí nghiệp sản xuất dây thắt lưng thuộc tỉnh Zhejiang, đã xác nhận những đơn đặt mua hàng từ Au chau giảm hẳn xuống 50% trong một năm.

Liên Âu là thị trường hàng đầu cho những xuất cảng Trung quốc, chừng 380 tỉ Euro mỗi năm, và việc xuống dốc của thị trường này làm thiệt hại rất lớn cho Trung quốc, theo nhận định của những nhà phân tích. Việc khủng hoảng trở nên trầm trọng trong vùng Euro sẽ là cái họa lớn cho Trung quốc, theo nhận định của Eswar Prasad, Giáo sư của Đại học Cornell New York và cũng là cựu Trưởng của FMI/IMF bên Trung quốc.

Trong trường hợp tụt dốc tệ nhất của việc đặt mua hàng từ Âu châu, ảnh hưởng tai hại sẽ rất trầm trọng vì Liên Âu giữ khoảng một phần năm những xuất cảng Trung quốc.

Việc tăng công ăn việc làm phải là ưu tiên. Trong tỉnh Quảng Đông, tỉnh đứng đầu về xuất cảng, xí nghiệp sản xuất quần áo Zhuodong Textile Garments Co.Ltd. đã phải quyết định trở về thị trường nội  địa để kiếm nơi tiêu thụ. Nhưng điều đó phải có thời gian lâu dài !“

Lý do Ảnh hưởng của Che chở Mậu dịch
lên xuất cảng Trung quốc

Ngoài việc nợ công làm giảm mua hàng hóa Trung quốc, khuynh hướng tăng những Biện pháp Che chở Mậu dịch từ Hoa kỳ và Liên Âu chắc chắn làm giảm sản xuất và xuất cảng hàng hóa của Trung quốc. Giảm sản xuất và xuất cảng có nghĩa là một số xí nghiệp đóng cửa.
 
Một nền Kinh tế xuất cảng tất nhiên sợ hãi khuynh hướng Che chở Mậu dịch. Khuynh hướng này đang mỗi ngày mỗi tăng tại Hoa kỳ và Liên Aâu.

Tại Hoa kỳ, Hạ Viện và Thượng Viện đã thảo luận và quyết định về khả năng tăng thuế nhập cảng hàng đến từ Trung quốc và dự trù những Biện pháp ngăn chặn những hàng hóa đến từ Trung quốc, nhất là đối với những hàng hóa độc hại.  Người ta không lạ gì phản ứng rất mạnh từ Bắc kinh, thậm chí Trung quốc đe dọa chiến tranh Mậu dịch.

Tại Âu châu, khuynh hướng dân chúng đòi hỏi Che chở Mậu dịch cũng được nhấn mạnh. Chúng tôi lấy tỉ dụ mới đây nhất của cuộc bầu cử sơ khởi chọn ứng cử viên Tổng thống của đảng Xã hội Pháp để cho thấy khuynh hướng dân chúng muốn đòi hỏi Che chở Mậu dịch. Luật sư Arnaud MONTEBOURG là ứng cử viên đã chọn rõ rệt hai chủ trương sau đây để tranh cử:

*    Démondialisation (Bỏ Toàn cầu hóa), nghĩa là Pháp trở về với chính mình về Kinh tế để tự phát triển.
*    Protectionnisme (Che chở Mậu dịch), nghĩa là đánh thuế cao hay ngăn cản nhập hàng nước ngoài.

Ông đã công khai tranh cử với hai chủ trương ấy mà không ngại sợ  phê bình. Kết quả của bầu phiếu làm người ta bất ngờ. Ông đã thắng 17% số phiếu mà không ai dự đoán trước. Điều này chứng tỏ rằng dân chúng chấp nhận hai chủ trương này trong hoàn cảnh khủng hoảng nợ nần của Liên Âu.

Lý do Từ thất nghiệp
đến căng thẳng xã hội và bạo loạn

Khi Trung quốc xuất cảng không được nữa và mãi lực dân chúng lại yếu, nghĩa là không có thị trường tiêu thụ nội địa, thì sản xuất phải giảm và xí nghiệp đóng của. Thất nghiệp tất nhiên tăng vọt. Những người thất nghiệp lại gặp phải tình trạng Lạm phát tăng vọt hiện nay của Trung quốc.

Thất nghiệp và Lạm phát đưa đến căng thẳng xã hội và dễ bùng nổ thành bạo loạn xã hội, rồi chính trị.

Ngay từ cuộc Khủng hoảng 2008, tình trạng thất nghiệp tại Trung quốc đã trầm trọng. Một số nhà phân tích đã ghi lại tình trạng này. Trong LE MONDE số ra ngày 13.11.2008, trang 15, Ký giả Bruno PHILIP đã viết như sau: 


“Les conséquences de la crise se font déjà sentir sur l’emploi. Selon le site www.Sina.com, des miliers d’ouvriers migrants sont en train de quitter le delta de la rivìere des Perles et rentrent dans leurs campagnes, faute de travail. Des responsables de la gare de Canton ont indiqué que 130’000 voyageurs quittent chaque jour la métropole en train.”

(Những hậu quả của khủng hoảng đã cảm thấy đối với việc làm. Theo diễn đàn www.Sina.com , từng ngàn thợ di dân đang bỏ châu thổ của con sông Ngọc và trở về thôn quê của họ vì thiếu việc làm. Những người trách nhiệm của nhà ga xe lửa Quảng Đông cho biết rằng mỗi ngày có 130’000 người bỏ nơi thành thị này bằng xe lửa.)  


Tác giả Alain FAUJAS, trong LE MONDE ngày 11.11.2008, trang 13, đã nhận định về tình trạng xáo động xã hội liên quan đến Chính trị như sau:

“MANIFESTATIONS POPULAIRES—Le taux de croissance inquìete Pékin qui voit se multiplier les manifestations  populaires contre l’inflation et les fermetures d’entreprises dans le sud de la Chine. On prête au gouvernement l’intention de maintenir coute que coute la croissance  au-dessus de 7%, niveau jugé indispensable pour la stabilité politique du pays.

(BIỂU TÌNH DÂN CHÚNG—Độ tăng trưởng kinh tế làm cho Bắc Kinh lo lắng vì nhìn thấy những cuộc biểu tình dân chúng đang được nhân lên chống lại lạm phát và việc đóng cửa những xí nghiệp thuộc miền Nam Trung quốc. Người ta nói rằng Nhà nước phải cố thủ giữ bằng bất cứ giá nào độ tăng trưởng bên trên 7%, mức độ được coi là cần thiết để giữ yên ổn Chính trị cho đất nước.)


Trung quốc “Tự nổ “ thành những mảnh

Trở lại cuộc họp giới chức Tòa Bạch ốc ngày 25.02.2011, với ý tưởng: “Đảng Cộng sản Trung Quốc có thể mất quyền, Quân đội có khi đứng lên gồm thâu thiên hạ về một mối. Nhưng, biết đâu, đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn tồn tại mà thành nhiều mảnh, mỗi mảnh hùng cứ một phương với tài nguyên nhân lực và kinh tế của mình"

Trước hết với khối người 1.5 tỉ, thì không ai mang lực đến để đập vào làm một cuộc nổ tung ra (Explosion). Nhưng với khối người đông như vậy, mà Chính quyền Trung ương lại tập quyền, thì đó là điều rất khó khăn để quản trị lâu dài.  Khối người 1.5 tỉ với diện tích đất đai như một châu lục, thì chỉ có những rạn nứt nội bộ để đi đến “Tự nổ“ (Implosion).

Những rạn nứt như trên đã phân tích lại thuộc về phạm vi Kinh tế, Tiền bạc, thì đó là nguồn chính yếu chia khối người và châu lục Trung quốc ra từng mảnh. Mỗi mảnh có thể bao gồm từng mấy trăm triệu người. Các Tỉnh mang nợ công chồng chất mà không hoàn được nợ sẽ trở thành đối kháng đối với các Tỉnh khác và với Trung ương.

Người ta có thể chia châu lục Trung quốc ra những vùng Kinh tế như sau:

*    Vùng Kinh tế Miền Bắc dẫn đầu bởi Thượng Hải.
     Vùng này đi với Bắc Kinh.


*    Vùng một số Tỉnh ven biển (Villes cotìeres) đối diện với Đài Loan, chuyên sản xuất và xuất cảng. Vùng này có nhiều đầu tư của Đài Loan. Tất nhiên dễ đi với chính trị Đài Loan hơn là theo Bắc Kinh.

*    Vùng Kinh tế Miền Nam dẫn đầu bởi Quảng Đông, thích câu kết với Hong Kong hơn là đi với Bắc Kinh. Trước khi Hong Kong trở về với Trung quốc, Hong Kong đã đầu tư nhiều vào vùng này và cũng là cửa ngõ xuất cảng hàng ra nước ngoài.

*    Vùng Nội Mông và Ngoại Mông có những khác biệt
      và kỳ thị với Hán tộc


*    Vùng cực Tây có dân thuộc ảnh hưởng văn hóa Hồi giáo
 …, và Tây Tạng vốn kình địch với Hán tộc.


Nếu vì quyền lợi Kinh tế hay vì khác biệt văn hóa, chủng tộc mà Trung quốc “tự nổ“ ra từng mảnh, thì mỗi mảnh trên đây cũng chiếm số dân mấy trăm triệu người.

Giáo sư Nguyễn Phúc Liên
Geneva, 13.10.2011.
Web: http://VietTUDAN.net


TIN NÓNG – Trung quốc hạ mức  độ phát triển Kinh tế
xuống 7.5% và Việt Nam xuống 4%,
chứ không còn vênh váo nói đến hai con số.


BÌNH LUẬN -- Cuối năm 2011 và những tháng gần đây của năm 2012, chính Thủ tướng ÔN GIA BẢO và NGUYỄN TẤN DŨNG buộc lòng chấp nhận mô hình Kinh tế chủ trương Chính trị độc tài nắm độc quyền Kinh tế đã đến khúc quặt cần phải cải tổ tận gốc vì mô hình ấy làm phát sinh và lan tràn THAM NHŨNG ăn ruỗng Kinh tế. Nếu không cải tổ tận gốc, thì Dân chúng sẽ đứng lên lật đổ cơ chế Chính trị mà đảng CSTQ và CSVN cố lì bấu víu lấy.

Nhưng điều đã làm xấu hổ mô hình Kinh tế là Trung quốc phải hạ đà Phát triển xuống 7.5% và Việt Nam 4% cho năm 2012. Cả hai nước đã đổ tiền vào đầu tư để có đà phát triển hai con số làm vinh danh Cơ chế, nhưng nay buộc lòng phải hạ xuống, đó là điều nhục nhã xác nhận khách quan sự thất bại của mô hình Kinh tế. Đây là việc xác nhận khách quan sự nhục nhã bởi vì việc hạ thấp đà phát triển đến từ hai lý do khách quan mà cả hai Cơ chế không cưỡng lại được:

Lý do thứ nhất: Việc tụt giốc xuất cảng là hậu quả của một nền Kinh tế chi ăn xổi ở thì lệ thuộc vào mãi lực của những Thị trường nước ngoài. Cả hai nước đã không tạo mãi lực cho dân chúng quốc nội để đề phòng lúc hữu sự giảm Thị trường tiêu thụ nước ngoài. Hai Thị trường Hoa kỳ và Liên Aâu tác hại thực sự cho sản xuất của Trung quốc và Việt Nam.

Lý do thứ hai: Trung quốc và Việt Nam không thể giữ mức tăng trưởng cao bởi lẽ nó sẽ tạo một tình trạng Sản xuất quá mức (Surproduction), mà mãi lực nội địa không đủ, sẽ tạo tình trạng Cơn xoáy tụt giá (Spirale déflationniste) tàn phá chính hệ thống xản xuất trong nước. Mức CUNG cao mà mức CẦU giảm, thì GIÁ BÁN hạ xuống. Giá bán hạ thì Xí nghiệp sản xuất thua lỗ, buộc phải phá sản. Thực vậy người ta đang chứng kiến tình trạng phá sản các Xí nghiệp tại Trung quốc và Việt Nam.

Sáng sớm thứ Hai, 02.04.2012, trên đường lái xe từ Thủ đô Berne về Geneva, chúng tôi nghe tin Radio Thụy sĩ Pháp thoại. Radio loan báo tin là 300 Xí nghiệp của thành phố thịnh vượng bậc nhất Trung quốc bị phá sản.

Tiến sĩ Nguyễn Phúc Liên
Geneva, 04.04.2012
Web: http://VietTUDAN.net


Posted on 21 Apr 2012
TOP
back to Audio FreeViet INDEX
...MORE COLLECTIONS

  • Đoàn văn Vươn: Quyền Tự Vệ chính đáng!
  • TS Nguyễn Xuân Nghĩa: Giờ Giải Ảo + Bên Kia Màn Khói
  • Ts Phan Văn Song: Tinh thần Đại Việt giữ nước và cứu nước
  • Ts Nguyễn Đình Thắng: Muốn thay đổi, phải hành động!


    Các Đài Phát Thanh Việt Ngữ
    hướng về Việt Nam:

    » VOA
    » BBC phát thanh từ Luân Đôn
    » RFI (Radio France Internationale)
    » RFA - Radio Free Asia
    » VERITAS - Chân Lý Á Châu
    » Đài Phật Giáo Việt Nam

    Các đài phát thanh từ Hoa Kỳ:

    » Radio Bolsa
    » Saigon Radio Hải Ngoại


    « FreeVietNews.com

  •  



      
      Services | © 2008 - 2024
    (1)