Translate this page: English French German Spanish Vietnam
Thỉnh Nguyện Thư vận động Chính Quyền & Quốc Hội Mỹ













Audio nhạc phẩm Hội Nghị Diên Hồng)

Phong Trào Hưng Ca trình bày
HoiNghiDienHong LHPhuoc PTHungCa

Tinh thần Diên Hồng
trong thời đại tin học

 
Ngô Nhân Dụng

 Chúng ta không biết có bao nhiêu người tham dự trong Hội Nghị Diên Hồng vào năm 1284 khi vua nhà Trần hỏi ý kiến dân về quyết định chống hay hàng quân Mông Cổ.

Nhưng trên mạng lưới Internet, Tinh Thần Diên Hồng đã sống lại với 140,000 người Việt ở Mỹ cùng lên tiếng, cùng nêu lên một yêu cầu: Chính phủ Mỹ phải hành động cụ thể và mạnh mẽ hơn để hỗ trợ công cuộc tranh đấu cho quyền làm người của mọi người dân Việt Nam. Với gần 2 triệu người Mỹ gốc Việt Nam, con số 140,000 người ký tên trong vòng một tháng là một tỷ lệ rất lớn, biểu lộ một mối đồng tâm khắng khít xưa nay chưa từng thấy trong cộng đồng người Việt ở Mỹ.

Thành quả này rất đáng vui mừng và hãnh diện. Lâu nay nhiều người bi quan vẫn than phiền tình trạng người Việt mình, ở bất cứ nơi nào trên thế giới, rất khó đoàn kết được với nhau. Nhiều người lo ngại về tâm lý hoài nghi quá đáng và thói quen hay phê bình, chỉ trích những khuyết điểm trong các sinh hoạt chung của các cá nhân hay đoàn thể.

 Tình trạng cứ một người làm lại có một người phá, hay nhiều hơn, làm đa số phải nản lòng. Nhiều hoạt động cộng đồng không còn thu hút được đám đông như trước nữa. Con số 140,000 chữ ký đã xóa tan hình ảnh bi quan đó. Chúng ta có thể xác định rằng người Việt Nam có khả năng đoàn kết với nhau khi gặp đúng cơ duyên. Hòa Thượng Thích Viên Lý nhận xét con số hơn trăm ngàn chữ ký “cho thấy khát vọng nhân quyền của đồng bào rất cao, trong đó có nhiều người thầm lặng.” Những người “thầm lặng” không xuất hiện trong đám đông; nhưng họ “sẵn sàng trong khả năng” của mình, vẫn muốn đóng góp “để tạo sự thay đổi cho dân tộc” Việt Nam.

Người Việt có cơ hội bày tỏ tình liên đới một cách nồng nhiệt như vậy, một phần nhờ tính chất công khai, minh bạch, khiến cho ai cũng thấy mục đích trong sáng của cuộc vận động vừa qua. Bắt đầu từ hiện tượng Việt Khang, một nhạc sĩ trẻ sống ở Sài Gòn đã bị bắt chỉ vì những bài ca yêu nước do anh sáng tác được mọi người yêu và phổ biến rộng rãi.

  Liên khúc SlideShow gồm 3 bài:
 http://www.youtube.com/watch?v=-eQFGy-UwXE
1. Anh Là Ai ? (nhạc và lời Việt Khang, trình bày: Việt Khang)
2. Việt Nam Tôi Đâu ? (nhạc và lời Việt Khang,
                                          trình bày: Việt Khang)
3. Mẹ Việt Nam Ơi ! Chúng Con Vẫn Còn Đây !
    (thơ: Hoàng Phong Linh, nhạc: Nguyễn Ánh 9,
     trình bày: Nguyệt Ánh và Việt Dũng)

Vụ bắt giam vô lý này khiến bao nhiêu người trong nước và ngoài nước thấy phẫn nộ. Hai ca khúc “Việt Nam Tôi Ðâu?” và “Anh Là Ai?” của nhạc sĩ Việt Khang đã được người Việt truyền nhau ở khắp bốn phương, có cả bài ca bằng tiếng nước ngoài, cho thấy mối xúc động lớn lao mà hai nhạc phẩm này đã tạo nên. Nhạc sĩ Trúc Hồ xúc động trước hành động đàn áp vô lý, nhẫn tâm đối với người bạn trẻ, đã tự đi bước tiên phong với sáng kiến tổ chức việc kiến nghị thẳng tới Tòa Bạch Ốc. Các khán giả của đài truyền hình SBTN đã đi bước đầu thổi cho ngọn lửa đấu tranh ngày càng lan rộng trong khắp cộng đồng người Việt trên thế giới.















Lòng phẫn nộ vì biến cố Việt Khang đã đưa tới một cuộc vận động
rộng lớn hơn, thu hút được đông đảo đồng bào hưởng ứng. Bản kiến nghị nêu lên mục đích đòi tự do cho các nhà tranh đấu dân chủ ở Việt Nam đang bị tù đày hay bị quản chế, kiểm soát; và đòi quyền sống xứng đáng làm người cho tất cả đồng bào trong nước.

Trong một tháng trời khi cuộc vận động tiến hành, người Việt ở khắp nơi trong nước Mỹ tự động kêu gọi nhau ký tên, giúp đỡ nhau về kỹ thuật khi vào mạng. Mọi người được sống trong một không khí phấn khởi, trong sáng, lành mạnh, như đang tham dự một “cuộc biểu tình trên mạng!” Nhiều người Việt ở nước khác cũng muốn ký tên vào bản kiến nghị nhưng website “We the People“của Tòa Bạch Ốc chỉ dành cho những người sống ở nước Mỹ.

Tổ chức một cuộc biểu tình, dù là biểu tình trên mạng trong suốt một tháng trời, đòi hỏi phải phối hợp nhiều hành động phức tạp. Phong trào này lớn mạnh nhanh chóng là nhờ tiến bộ kỹ thuật của thời đại thông tin trên Internet.

Những người nắm vững các kỹ thuật đó, sử dụng nhanh nhẹn, khéo léo như người ta đi xe đạp, là các bạn trẻ. Một đạo quân trẻ trung đã được tổ chức Boat People SOS huy động, tạo điều kiện dễ dàng cho mọi người được tham dự, “đi biểu tình” một cách dễ dàng hơn. Tiến Sĩ Nguyễn Ðình Thắng và Boat People SOS đã gây dựng được niềm tin cậy trong lòng mọi người, nhờ những việc làm chứ không phải bằng lời nói.

Các hoạt động công ích trong mấy chục năm qua, từ việc giúp đỡ các thuyền nhân, tới việc tranh đấu cho quyền lợi những người lao động Việt Nam ở nước ngoài, chống nạn buôn người ở Việt Nam, chính các hoạt động đã là một bảo đảm cho lòng tin tưởng của mọi người vào tính chất trong sáng, vô vị lợi của cuộc vận động vừa qua.

 Sự tham gia đông đảo của thế hệ trẻ cũng là do kết quả của nhiều khóa “Huấn luyện Lãnh đạo” được tiến hành trong mấy chục năm qua, cho thấy có sự nối tiếp liên tục trong hai triệu người Việt Nam sống ở Mỹ. Nhưng đối với nhiều người Việt ở Mỹ, không phải chỉ có các bạn thanh niên ở lớp tuổi 20, 30 mới là trẻ. Những người tổ chức và tham dự cuộc vận động này như nhạc sĩ Trúc Hồ, Luật Sư Ðỗ Phủ, cũng thuộc thế hệ trẻ đang tích cực đóng góp nuôi sức mạnh đoàn kết trong cộng đồng.

Ðây cũng là một cơ hội để người Việt Nam ở Mỹ chứng tỏ sức mạnh của mình, đối với chính quyền cũng như công luận nước Mỹ. Ðó vừa là sức mạnh trong việc tổ chức cũng như trong mối đồng tâm khi có những mục tiêu tốt đẹp. Bản tin toàn quốc của CBS NEWS phải loan tin, “Ðây là lần đầu tiên Tòa Bạch Ốc đáp ứng một phong trào quần chúng rất rộng lớn trong cộng đồng người Việt trên đất nước Hoa Kỳ.”

Mạng “We the People” mới được Tòa Bạch Ốc mở ra ngày 22 Tháng Chín năm 2011 để cho các công dân Mỹ đưa “thỉnh nguyện” (petition) cho chính quyền biết nguyện vọng của họ; mười ngày sau, con số chữ ký tối thiểu phải nâng từ 5,000 trong vòng 30 ngày lên 25,000. Nhưng người Việt tại Mỹ đã đạt được mức 25,000 trong vòng 4 ngày, và sau một tháng đã đạt tới gần 140,000.

Những nhóm người Mỹ đưa kiến nghị thường nêu những vấn đề xã hội như bảo vệ môi trường, quyền của người đồng tính, yêu cầu bán cần sa tự do, vân vân. Một số rất nhỏ đã đủ điều kiện để được mời đến Tòa Bạch Ốc gặp gỡ, và thường chỉ được gặp các viên chức cấp thấp. Chưa thấy một nhóm nào đặt ra một vấn đề về chính sách đối ngoại của chính phủ Mỹ như kiến nghị của những người Mỹ gốc Việt Nam. Vì vậy, Tòa Bạch Ốc đã phải tiếp đón phái đoàn người Việt sớm hơn bình thường, và đưa ra những viên chức cấp cao hơn, cùng với những giám đốc từ Bộ Ngoại Giao cùng tới.

Ông Jon Carson, giám đốc Văn Phòng Tiếp Cận Cộng Ðồng (Office of Public Engagement) là nơi tiếp nhận các kiến nghị, phải công nhận tinh thần dấn thân của người Việt Nam rất cao: “Với con số 130,000 chữ ký, quý vị đã tạo ra một hiện tượng.”














 Trong cuộc gặp gỡ 200 người Việt trong Tòa Bạch Ốc, các viên chức cấp cao nhất của Bộ Ngoại Giao Mỹ phụ trách về Ðông Nam Á và Việt Nam đã phải chứng minh họ rất quan tâm đến sự an toàn, quyền tự do và mục tiêu tranh đấu của những người như các Luật Sư Lê Công Ðịnh, Nguyễn Văn Ðài, Lê Quốc Quân, các blogger Anh Hai Sài Gòn, Ðiếu Cày, bà Bùi Thị Minh Hằng, Bác Sĩ Phạm Hồng Sơn, và những nhà tranh đấu khác mà chính nhiều người Việt ở Mỹ vì quá bận rộn đời sống hàng ngày còn chưa biết đến tên.

Nhờ cuộc vận động của người Việt ở Mỹ, các nhà tranh đấu dân chủ trong nước thấy họ được hỗ trợ tinh thần. Qua mạng Internet, chúng ta được nghe các lời vui mừng của Huỳnh Trọng Hiếu ở Quảng Nam, được nghe Nguyễn Khắc Toàn ở Hà Nội nói đến người Việt trong và ngoài nước sát cánh trong cuộc vận động dân chủ tự do.

Với các phương tiện truyền thông mới, Tinh Thần Diên Hồng sẽ sống lại, sẽ biểu hiện trong nhiều cơ hội khác, ở trong và ngoài nước. Người Việt sống ở Mỹ đã chứng minh Tinh Thần Diên Hồng vẫn mãnh liệt; người Việt khắp nơi có thể đồng tâm đoàn kết với nhau, để chống ngoại xâm cũng như để tranh đấu cho tự do dân chủ  (Ngô Nhân Dụng).




                  Liên khúc SlideShow gồm 3 bài:
 http://www.youtube.com/watch?v=-eQFGy-UwXE
1. Anh Là Ai ? (nhạc và lời Việt Khang, trình bày: Việt Khang)
2. Việt Nam Tôi Đâu ? (nhạc và lời Việt Khang,
                                          trình bày: Việt Khang)
3. Mẹ Việt Nam Ơi ! Chúng Con Vẫn Còn Đây !
    (thơ: Hoàng Phong Linh, nhạc: Nguyễn Ánh 9,
     trình bày: Nguyệt Ánh và Việt Dũng)














Hội Luận Với Tiến Sĩ Nguyễn Đình Thắng,
Chủ Đề: Lấy Dân Làm Gốc
Chống Nạn Buôn Người

image

Kính mời quý vị nghe lại audio hội luận
với tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, chủ đề:
LẤY DÂN LÀM GỐC CHỐNG NẠN BUÔN NGƯỜI.
Do anh chị em diễn đàn Phong Trào Liên Kết Dân Chủ thực hiện
4/14/2013


Uỷ Ban Đối Ngoại Hạ Viện
Thông Qua Dự Luật
Nhân Quyền Cho Việt Nam


BPSOS - Ngày 7 tháng 3, 2012

Hôm nay Uỷ Ban Đối Ngoại của Hạ Viện Hoa Kỳ đã thông qua Dự Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam (HR 1410) sau khi có những tu chính để cập nhật về sự leo thang vi phạm nhân quyền trong thời gian gần đây.

Trong phần phát biểu, DB Christopher Smith, tác giả của dự luật, nói đến cuộc điều trần mà Ông đã triệu tập trong tư cách Chủ Tịch Tiểu Ban đặc trách về nhân quyền của Uỷ Ban Đối Ngoại.

"Chúng tôi đã lắng nghe Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Điều Hành Boat People SOS, người vừa đi Thái Lan để điều tra các vi phạm nhân quyền ở Việt Nam. Ts. Thắng đã cung cấp rất nhiều thông tin chi tiết về buôn lao động, cưỡng bức lao động, và việc các nạn nhân của nạn buôn lao động và buôn tình dục đã bị Cao Uỷ Tị Nạn Liên Hiệp Quốc bác quyền tị nạn", DB Smith phát biểu trước khi Uỷ Ban Đối Ngoại bỏ phiếu.

"Thêm vào đó, các nhân chứng đã cung cấp các hình ảnh gây bức xúc về chứng cớ của sự tra tấn, và chiếu đoạn video cho thấy lực lượng quân sự Việt Nam đang phá huỷ cả một làng người Hmong theo Thiên Chúa Giáo", Ông nói tiếp.

Cựu Dân Biểu Cao Quang Ánh; cô Vũ Phương-Anh, một nạn nhân buôn lao động được BPSOS giải cứu từ Jordan; Ts. Nguyễn Đình Thắng, Ông Rong Nay của Montagnard Human Rights Organization và Ông John Sifton của Human Rights Watch đã phát biểu tại buổi điều trần này.

Đây là kết quả ngay trước mắt của cuộc vận động Quốc Hội của trên 500 đồng hương trong ngày trước đó. Cuộc vận động này nằm trong nỗ lực chiến lược với trọng tâm tập trung sự chú ý của quốc tế vào Việt Nam, nơi mà chế độ đã thay thế Miến Điện trong cương vị "kẻ vi phạm nhân quyền trầm trọng nhất Đông Nam Á".

Đọc toàn văn lời phát biểu của DB Smith tại: http://chrissmith.house.gov/UploadedFiles/2012-03-07_HFAC_Markup_of_Vietnam_Bill_HR_1410.pdf

Mark-up of H.R. 1410
Vietnam Human Rights Act
Amendment in the Nature of a Substitute


U.S. Rep. Chris Smith (NJ-04)
House Foreign Affairs Committee
Mark-up of H.R. 1410
March 7, 2012

I would like to begin by expressing my sadness at the passing of my good friend and colleague, Mr. Donald Payne. We have alternated between chairing and being the ranking member of the Africa, global health and human rights subcommittee since the 109th Congress, 2005, and it was a privilege to serve with a member who cared so deeply about Africa and the dignity and well-being of all people. We shall deeply miss his presence on the subcommittee, and I extend my heart-felt condolences to his family and staff.

I thank you, Madame Chairman, for bringing the Vietnam Human Rights Act before the Committee for its consideration. The Africa, Global Health and Human Rights Subcommittee heard from witnesses at a hearing on January 24th that the Vietnamese government remains an egregious violator of a broad array of human rights. Their testimony confirmed that religious, political and ethnic persecution continue and in many cases is increasing, and that Vietnamese officials are still laying out the welcome mat for forced labor and sex traffickers.

In particular, we heard from a Vietnamese woman who courageously fought for her own rights and those of her co-workers when they were trafficked to Jordan with the complicity of

2
Vietnamese government officials. We also heard from Dr. Nguyen Dinh Thang, the executive director of Boat People SOS, who recently travelled to Thailand to investigate human rights violations in Vietnam. Dr. Thang provided extensive details about current labor trafficking, forced labor, and disturbing denials by the United Nations High Commissioner on Refugees of Vietnamese labor and sex trafficking victims.

In addition, our witnesses provided deeply disturbing photographs of evidence of torture, and showed a video of the Vietnamese military destroying an entire village of Hmong Christians.

It is imperative that the United States Government send an unequivocal message to the Vietnamese regime that it must end its human rights abuses against its own citizens. The amendment in the nature of a substitute before the committee retains the core of H.R. 1410 as introduced, namely the prohibition of any increase in non-humanitarian assistance to the Government of Vietnam above Fiscal Year 2011 levels unless the government makes substantial progress in establishing a democracy and promoting human rights, including:

- Respecting freedom of religion and releasing all religious prisoners;
- Respecting rights to freedom of expression, assembly and association, and releasing all political prisoners, independent journalists, and labor activists;

- Repealing and revising laws that criminalize peaceful dissent, independent media, unsanctioned religious activity, and nonviolent demonstrations, in accordance with international human rights standards;

- Respecting the human rights of members of all ethnic groups; and
- Taking all appropriate steps, including prosecution of government officials, to end any government complicity in human trafficking.
In the event this condition is met, the United States would have to increase funding for human rights and rule of law programming in Vietnam in an amount equal to or greater than the increase in non-humanitarian assistance.

3
The bill would not prevent increased funding to the Vietnamese Government for certain humanitarian assistance, such as food, medicine, Agent Orange remediation, and activities to combat human trafficking.

This prohibition of increased assistance could be waived for any year in which the President determines that increased non-humanitarian assistance to the Vietnamese Government would promote freedom and democracy in Vietnam or would otherwise be in the national interest of the United States.

This Committee adopted my amendment on the promotion of human rights in Vietnam to H.R. 2583, the Foreign Relations Authorization Act, Fiscal Year 2012, in July 2011, that substantially reflects the bill before us today.

I ask my colleagues to join me in affirming our commitment to promoting democracy and respect for human rights in Vietnam, and to support the Amendment in the Nature of a Substitute for H.R. 1410, the Vietnam Human Rights Act.


Chiến dịch Thỉnh Nguyện Thư
và cuộc vận động Chính Quyền và Quốc Hội Hoa Kỳ
cho nhân quyền cho Việt Nam

Tin Hoa Thịnh Ðốn - Chiến dịch thỉnh nguyện thư đang tạo không khí phấn khởi, nô nức, nhộn nhịp trong tập thể người Việt trải rộng khắp đất nước Hoa Kỳ rộng lớn. Nhiều phái đoàn đến từ gần 40 tiểu bang đang đổ về Hoa Thịnh Ðốn cho cuộc vận động trong hai ngày: ngày mai 5 tháng 3 ở Toà Bạch Ốc và thứ ba 6 tháng 3 ở Quốc Hội.

Cho đến nay phần lớn chúng ta nhắc nhiều đến ngày 5 tháng 3 ở Toà Bạch Ốc và ít nhắc đến cuộc vận động mang ý nghĩa và tầm quan trọng không kém ở Quốc Hội.

Sau đây là ý nghĩa của cuộc vận động này: Ðể tạo ý thức nơi các nhà làm luật và chính sách về tình trạng nhân quyền vô cùng tồi tệ và ngày càng xấu đi ở Việt Nam, Việt Nam đã thay thế Miến Ðiện trong cương vị của kẻ vi phạm nhân quyền trầm trọng nhất trong toàn vùng Ðông Nam Á.

Vận động các vị dân biểu và thượng nghị sĩ Liên Bang vận dụng mọi cơ hội có được để lên tiếng về nhân quyền trực tiếp với nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam hay thông qua Hành Pháp Hoa Kỳ. Vận động một số vị dân biểu hỗ trợ chúng ta trong việc thiết định tiến trình hội ý và hợp tác giữa Hành Pháp Hoa Kỳ và tập thể người Mỹ gốc Việt về các vấn đề liên quan đến quyền lợi của người Mỹ gốc Việt ở Hoa Kỳ và ở Việt Nam.

Dùng quyền lập pháp để ảnh hưởng chính sách đối ngoại, qua các đạo luật, cụ thể là HR 1410 tức Ðạo Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam, và HR 156 tức Ðạo Luật Chế Tài Vi Phạm Nhân Quyền Ở Việt Nam.

Kêu gọi ngăn lại dự tính cắt giảm nặng nề chương trình Việt ngữ của đài Tiếng Nói Hoa Kỳ. Số người tham gia có thể vượt quá 500 người, trong đó đa phần là người Việt và có một số người sắc dân khác yểm trợ. Số văn phòng dân biểu và thượng nghị sĩ hẹn gặp đã lên quá một trăm. Ngày thứ Hai một toán tình nguyện viên sẽ tiếp tục làm các buổi hẹn đến giờ phút chót. Ngoài các buổi hẹn này, phái đoàn vận động sẽ rải ra để trao tài liệu cho toàn bộ các văn phòng dân biểu và Thượng nghị sĩ còn lại.

Về cách chia toán vận động, ban tổ chức sẽ phân bổ những người đến từ cùng thành phố vào các toán khác nhau, mỗi toán sẽ gồm thành viên đến từ nhiều vùng cử tri và như vậy sẽ gặp gỡ được nhiều vị dân cử hay nhân viên của họ; mỗi vị dân cử sẽ thấy được rằng cuộc vận động này là một nỗ lực của người Việt ở toàn quốc. Mỗi toán sẽ có một người rành rẽ đường đi nước bước trong Quốc Hội làm trưởng toán.

Ðể chuẩn bị cho cuộc vận động này, ban tổ chức đã thông tin cho tất cả các văn phòng dân biểu và thượng nghị sĩ về chiến dịch Thỉnh Nguyện Thư của chúng ta. Với số người ký tên vượt kỷ lục và ngày càng tăng cao, tiếng nói của phái đoàn vận động sẽ có trọng lượng và ảnh hưởng hơn. Mở vận hội cho quê hương và dân tộc sẽ là một hành trình dài. Do đó, cuộc vận động ồ ạt tại Hoa Thịnh Ðốn sẽ được tiếp nối ngay sau đó bởi những cuộc vận động tại văn phòng của các vị dân biểu và thượng nghị sĩ ở từng địa phương nhằm thôi thúc các hành động lập pháp. Vận động cả Hành Pháp lẫn Lập Pháp là hai vế cần thiết của cùng một nỗ lực.(SBTN)


Cuộc biểu dương cho
nhân quyền tại Toà Bạch Ốc


Một góc trong khung cảnh 1500 người tập trung
trước toà Bạch ốc -
RFA photo

Việt-Long, RFA
2012-03-05

Trên 1.000 người Việt đã tập trung trước Toà Bạch Ốc hôm 5 tháng 3, 2012, để yểm trợ cho phái đoàn đại diện người Việt Nam tại Hoa Kỳ vào dinh Tổng thống hội kiến với giới hành pháp Mỹ.

Phái đoàn gần 200 người Việt sáng nay vào dinh Tổng thống Mỹ trình thỉnh nguyện thư yêu cầu chính phủ Washington đòi hỏi Việt Nam thực hiện tự do, nhân quyền cho người dân Việt trong nước, dùng đòn bẩy thương mại, kinh tế để gây áp lực cho đòi hỏi đó.  

Đông đảo người Việt hải ngoại tập trung trước toà Bạch ốc, yểm trợ cho hoạt động ấy và cũng muốn hành pháp Hoa Kỳ  buộc Việt Nam trả tự do cho các tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm, đặc biệt là nhạc sĩ Việt Khang, người đang bị giam cầm vì sáng tác hai nhạc phẩm đòi giành độc lập cho Việt Nam, làm rung động tấm lòng mọi người Việt trên khắp thế giới.  

Một đại biểu
:  Tôi từ Philadelphia, về đây để yểm trợ cho phái đoàn người Việt vào toà Bạch Ốc yêu cầu Tổng thống Obama đòi nhân quyền cho Việt Nam. Từ Philadelphia về có 47 người, dùng 3 xe van.

Ông Trần Thế Trình từ Connecticutt:  Chúng tôi về đây để cùng đồng hương Việt Nam trên khắp thế giới ủng hộ tinh thần cho cuộc gặp hôm nay, để  chính quyền Obama phải vận động làm sao cho chính quyền phải thả Việt Khang.

Một người Việt đến từ California:  Chúng tôi là Nguyễn Thanh Trang, thuộc Mạng lưới nhân quyền Việt Nam, từ San Diego tới đây, với hai mục đích.

Thứ nhất là đi cùng phái đoàn vào Toà Bạch Ốc, ủng hộ thình nguyện thư nạp lên Tổng thống Obama đòi nhân quyền cho Việt Nam. Mục đích thứ hai là đi vào quốc hội Hoa Kỳ  để vận động dự luật nhân quyền cho Việt Nam.

Chúng tôi biết Hạ viện Hoa Kỳ  đã thông qua dự luật này cho năm nay, nhưng ở Thượng Viện chưa được cứu xét, nên lần này chúng tôi tích cực vận động, đặc biệt là nghị sĩ John Kerry, chủ tịch Uỷ Ban ngoại giao Thượng Viện, và nghị sĩ Jim Webb của Tiểu ban Đông Á Thái Bình Dương sự vụ.

Cuộc vận động kỳ này có nhiều hy vọng hơn những năm trước đây, bằng cớ là thỉnh nguyện thư gởi Tổng thống Obama đến nay đã có được hơn 120 ngàn chữ ký. Thứ nhì là dự luật nhân quyền cho Việt Nam năm nay được đệ nạp từ năm ngoái đã không đòi hỏi những biện pháp trừng phạt về thương mại và cắt viện trợ không nhân đạo. Dự luật này chỉ đòi hỏi hai điều, nếu Việt Nam vi phạm nhân quyền. Đó là trừng phạt những giới chức Cộng Sản xâm phạm nhân quyền …. 

Một đại biểu từ Illinois: Chúng tôi là Nguyễn Văn Phong thuộc cộng đổng người Việt quốc gia ở Illinois, hôm nay đến nơi đây với những mục đích, thứ nhất là nói lên tiếng nói đấu tranh cho một đất nước tự do dân chủ  nhân quyền cho Việt Nam với Tổng thống Obama, đòi hỏi Tổng thống đặt vấn đề một cách nghiêm chỉnh, buộc chế độ Hà Nội phải trả lại dân tộc Việt Nam những quyền căn bản nhất của con người mà chế độ Cộng Sản đã ký kết khi gia nhập cộng đồng quốc tế.

Chúng tôi đồng thời cũng muốn Tổng thống Obama yêu cầu chính quyền Cộng Sản trả tự do cho tất cả  những người đang bị cầm tù, những tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị, để họ được hưởng tự do dân chủ.

Chúng tôi cũng muốn đồng bào trong nước hiện đang nhìn thấy chúng tôi hiện đang đứng ở đây với những tâm huyết hướng về tự do dân chủ cho đồng bào ở quê nhà.

Một người Mỹ trẻ cầm biểu ngữ chung với những người trẻ VIỆT NAM: Tôi ở Michigan nhưng có mặt chung với cộng đồng người Việt Illinois để cùng đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam.

Thiếu nữ bên cạnh: Dạ đến để ủng hộ cho nhân quyền ở Việt Nam.

Thiếu nữ Mỹ: Tôi ở đây cũng đấu tranh cho nhân quyền của Việt Nam, và để bảo đảm rằng chính quyền Mỹ thực hiện nhân quyền cho mọi người Việt Nam và cũng dành cho cộng đồng Việt Nam quyền tranh đấu cho nhân quyền giống như mọi người Mỹ được hưởng.

Tôi cũng đến hỗ trợ cộng đồng người Việt tranh đấu cho nhân quyền ở Việt Nam .

Thanh niên Mỹ: Tôi ở đây với cùng những lý do đó, và căn bản là là cũng để góp phần đại diện cho giới trẻ Việt Nam.

Tôi từ Chicago tới nhưng cũng thay mặt cho văn hóa của người Việt và người Mỹ, để nói lên tiếng nói yểm trợ cho nhân quyền của người Việt Nam trong nước.

Một đại biểu người H’Mong:  Tôi tên là John Kang thuộc cộng đồntg sắc tộc H’Mong. Tôi xin lỗi không nói được tiếng Việt nhưng tôi muốn dùng tiếng Mỹ để nói lên rằng 50 ngàn người H’mong ở Mường Nhé tập trung đòi hỏi công bằng và nhân quyền, đã bị bộ đội, công an giải tán.

Sau đó Mường Nhé còn bị bao vây không ai ra vào được. Nhiều trưởng làng, lãnh đạo bộ tộc đã bị bắt, bị giết,.  Nhiều người H’Mong phải trốn lánh sang Trung Quốc, Lào, Thái Lan… trốn vào rừng, nhưng chính quyền Việt Nam vẫn theo dõi truy lùng, bắt bớ…

Tôi mong nói lên những điều này cho cộng đồng quốc tế can thiệp giúp đỡ cho giòng tộc H’mong chúng tôi. 

(còn nữa)

Video: Cuộc biểu dương cho Nhân quyền VN tại Tòa Bạch


VIỆT KHANG: Lòng nào làm ngơ trước NGOẠI XÂM?

33 BÀI CHÚC TẾT NHÂM THÌN 2012 VÀ NHẬN ĐỊNH, HƯỚNG TỚI ĐỒNG BÀO QUỐC NỘI







HƯỚNG DẪN VÀO WEBSITE CỦA THE WHITE HOUSE ĐỂ KÝ THỈNH NGUYỆN THƯ

HƯỚNG DẪN KÝ THỈNH NGUYỆN THƯ GỬI CHO TÒA BẠCH ỐC

(Hãy nắm vững kỹ thuật này
để chúng ta cùng hoạt động dài hạn
vận động FREEDOM FOR VIETNAM)

Nhạc sĩ Trúc Hồ đã tạo một Thỉnh Nguyện Thư tại trang Website chính thức của Tòa Bạch Ốc để yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ tạo áp lực CSVN phải tôn trọng Nhân Quyền trước khi làm ăn với họ. Thỉnh Nguyện Thư có nội dung như sau: "Kể từ năm 2007, nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đã liên tục đàn áp dã man các nhà hoạt động nhân quyền, bắt giam các danh nhân như Linh Mục Nguyễn Văn Lý, ứng cử viên giải Nobel Hòa Bình Hòa Thượng Thích Quảng Độ, bác sĩ Nguyễn Đan Quế, blogger Điếu Cày và gần đây nhất là nhạc sĩ Việt Khang. Anh đơn thuần chỉ muốn bày tỏ tình yêu nước và tự do qua các bài hát mà anh đã đăng trên mạng.

Quốc Hội đã phản ứng bằng luật Nhân Quyền Việt Nam, Luật Chế Tài Vi Phạm Nhân Quyền Việt Nam và chỉ mới tháng trước là Nghị Quyết HR-484. Chúng tôi thỉnh cầu Tổng Thống hãy tận dụng cơ hội Việt Nam đang muốn thúc đẩy quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương và Hệ Thống Ưu Đãi Thuế Tổng Quát để buộc họ phải thả ngay lập tức và vô điều kiện tất cả các nhà hoạt động nhân quyền đang bị giam giữ. Hãy cho thấy Hoa Kỳ luôn đặt tự do lên hàng đầu".

Nhạc sĩ Trúc Hồ đã kêu gọi đồng hương đang sống tại Hoa Kỳ nên để thì giờ ký tên vào Thỉnh Nguyện Thư này trong thời gian từ ngày 8 tháng Hai cho đến ngày 8 tháng Ba, năm 2012.

Chúng tôi xin tiếp tay bằng cách soạn bảng hướng dẫn từng bước ký tên vào Thỉnh Nguyện Thư đang mở ở trang web chính thức của Tòa Bạch Ốc Hoa Kỳ. Trước hết, người ký cần có điều kiện: 1/ có email đang sử dụng, 2/ đang sống tại Hoa Kỳ. Con số chữ ký mong mỏi là 25,000 nhưng chúng ta cũng vẫn cố gắng ký tên càng đông càng tốt. (Freevietnews)

Bảng hướng dẫn có 4 bước đơn giản:

1. Tạo email address tại Yahoo
2. Ghi danh mở trương mục tại website Tòa Bạch Ốc
3. Chứng minh email address là có thực và đang hoạt động
4. Ký Thỉnh Nguyện Thư

Bước 1. Tạo một email address tại Yahoo. Có email nào cũng được ký Thỉnh Nguyện Thư, không bắt buộc phải có Yahoo. Trong hướng dẫn này, sự chỉ dẫn lập email address tại Yahoo chỉ là một thí dụ. Có nhiều nơi khác cũng cung cấp email miễn phí như aol.com, gmail.com, hotmail.com,...Nếu ai đã có email address rồi và không muốn làm theo bước 1 này thì có thể nhảy đến bước 2.

Mở web browser và gõ vào địa chỉ (URL) http://mail.yahoo.com. Bên tay phải có khung chữ nhật thẳng đứng, là chỗ để login hoặc để tạo một email mới. (xem hình bên dưới- trái)

yahoo

 Yahoo






























Bấm vào nút Create New Account để bắt đầu tạo email mới. Điền các chi tiết theo yêu cầu của mẫu đơn Yahoo, rồi click Create My Account (hình trên- phải). Nếu các chi tiết hợp lệ thì một Email mới sẽ được tạo ra và quý vị nhận được email có lời chào mừng từ Yahoo.

Bước 2. Ghi danh (register) với White House để một trương mục (account) ở website Tòa Bạch Ốc Hoa Kỳ bằng cách vào Website theo link sau đây:

http://www.whitehouse.gov

Trên Website của Tòa Bạch Ốc, quý vị sẽ thấy một khung hình chữ nhật bên phải với chữ   WE THE PEOPLE màu xanh lá cây như hình sau đây:

wh

Bấm vào
WE THE PEOPLE màu xanh, để bắt đầu ghi danh một account  ở Tòa Bạch Ốc (The White House). Quý vị sẽ được đưa vào trang ghi danh. Nhìn ở cuối trang, quý vị sẽ thấy biên màu xanh đậm với hàng chữ SIGN IN / CREATE AN ACCOUNT.

WH



Bấm vào hàng chữ SIGN IN / CREATE AN ACCOUNT. Một khung khác hiện ra như sau:

WH

Bấm vào nút Create an Account ở khung bên phải. (Khung bên trái dành cho người nào đã có account ở White House). Quý vị thấy một khung khác hiện ra để ta bắt đầu ghi danh mở một trương mục ở website Tòa Bạch Ốc như hình sau đây:

WH

Có 3 ô bắt buộc phải điền là First Name, Last NameE-mail address. Ba ô tiếp theo không bắt buộc là City, State, và Zip, nhưng chúng ta cũng nên cung cấp đế giúp cho việc thống kê về sau. Một ô vuông nhỏ để đánh dấu v vào nếu muốn thường xuyên nhận email thông tư từ tổng thống Obama, cũng không bắt buộc. Ô lớn ở bên dưới có 2 chữ ngoằn ngoèo. Hai chữ này phải được điền vào ô bên dưới của nó. Ô này bắt buộc.

Nếu không đọc được chữ ngoằn ngoèo thì bấm vào nút có hai mũi tên cong, ở bên phải, để yêu cầu cho hai chữ khác có thể dễ đọc hơn. Sau khi điền xong các yếu tố bắt buộc thì bấm vào nút Register để ghi danh mở trương mục. Website White House sẽ gửi một message về email của người ghi danh. Trang khác sẽ hiện ra và có khung màu vàng ghi như sau:

IMPORTANT: You have not finished creating your account. You will receive an email from us within a few minutes. You must click on the link in that email to continue.

Như vậy là xong bước thứ 2. Việc kế tiếp là chứng minh email address đã cung cấp cho Tòa Bạch Ốc là email thật hiện đang hoạt động. Đó là việc làm ở bước thứ 3, tức là bước kế tiếp.

Bước 3. Trở qua hộp thư email, chẳng hạn như hộp thư Yahoo Mail mới vừa tạo ra: mail.yahoo.com. Mở Inbox để tìm đọc email mới được gửi đến từ White House. Trong email này có hàng link đầu tiên. Click vào hàng link đó để trở lại Website White House. Đây là thủ tục kiểm tra có phải người đang muốn ký thỉnh nguyện thư có dùng email thật hay không.

Yahoo

Sau khi bấm và link dài đầu tiên trong email gửi từ Tòa Bạch Ốc, quý vị sẽ được đưa ngược trở lại website của Tòa Bạch Ốc. Nhìn phía dưới, bên phải, quý vị sẽ thấy Welcome rồi theo sau là tên người ghi danh. Như vậy việc tạo trương mục tại website White House đã thành công. (xem hình bên dưới). Bây giờ ta sửa soạn qua đến bước số 4, đi tìm thỉnh nguyện thư để ký.

Bước 4. Nhìn vào hàng MENU, click OPEN PETITIONS.
Quý vị sẽ thấy:

WH

Bấm vào nút OPEN PETITIONS, quý vị sẽ thấy một danh sách các petitions. Rà từ trên xuống khoảng 1/3 trang, quý sẽ thấy petition ghi rằng:

STOP EXPANDING TRADE WITH VIETNAM... như hình bên dưới. Trong vài phút mà tìm không thấy thì dùng Search để tìm, bằng cách bấm OPEN PETITIONS rồi bấm Search:

search

Click Search, sẽ có một khung hiện ra để gõ vào những chữ để tìm Thỉnh Nguyện Thư:

search

Gõ vào ô Search chữ Vietnam rồi bấm nút GO. Website sẽ cho kết quả đã tìm được Thỉnh Nguyện Thư như hình bên dưới:

WH

Đó là Thỉnh Nguyện Thư chúng ta muốn ký. Click vào tựa đề của Petition. Quý vị sẽ được đưa qua trang mới.
Trong trang này sẽ thấy nút SIGN THIS PETITION (màu xanh lá cây). Bấm vào nút SIGN THIS PETITION để hoàn tất việc ký Thỉnh Nguyện Thư.

WH

White House sẽ gửi email cám ơn:
Thank you for signing this petition,
như hình bên dưới.

WH

Như vậy là ta đã làm xong việc ký tên vào thỉnh nguyện thư gửi lên tổng thống Obama. Về sau này, nếu có ký Thỉnh Nguyện Thư nào khác thì chỉ cần vào section WE THE PEOPLE ở Website White House: https://wwws.whitehouse.gov/petitions rồi login (bước 2) với account sẵn có bằng email và password, rồi đến bước số 4 là xong.

Kính chúc quý vị thành công.
Freevietnews

Cuộc Vận Động Hai Ngày:
Bước Đầu Vững Chãi

Ts. Nguyễn Đình Thắng

Ngày 6 tháng 3, 2012

Ngày thứ hai của cuộc vân động đã tập trung vào Lập Pháp Hoa Kỳ với hoảng 500 người Việt đến từ 40 tiểu bang rải ra ở khắp Hạ Viện và Thượng Viện Hoa Kỳ. Phái đoàn đã tiếp xúc trên 100 văn phòng Thượng Nghị Sĩ và Dân Biểu, hoặc gặp đích thân vị dân cử hoặc nói chuyện với nhân viên của họ, để vận động họ:

(1)    Yêu cầu Hành Pháp Hoa Kỳ vận dụng mọi cơ hội để đòi hỏi Việt Nam trả tự do cho mọi tù nhân chính trị, tôn giáo và lương tâm.

(2)    Khuyến khích Hành Pháp hội ý thường xuyên với cộng đồng Việt để tìm giải pháp cho các vấn đề phức tạp trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam mà ảnh hưởng đến quyền lợi của công dân Hoa Kỳ gốc Việt.

(3)    Ủng hộ Dự Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam và Dự Luật Chế Tài Vi Phạm Nhân Quyền Việt Nam.

(4)    Bảo vệ chương trình Việt ngữ của đài phát thanh Tiếng Nói Hoa Kỳ.

(5)    Tài trợ các tổ chức vận động dân chủ cho Việt Nam và quỹ hỗ trợ cho các người bảo vệ nhân quyền.

Bình thường, vận động chính sách phải mất nhiều năm mới thấy kết quả -- và có khi không thành công. Tuy nhiên, trong cuộc vận động ở tầm rễ cỏ (grassroot) của tập thể người Việt ở Hoa Kỳ lần đầu tiên này, chúng ta rất có thể sẽ có một số thành quả cụ thể tương đối sớm về lập pháp hay chính sách hành pháp. Chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật trong thời gian tới đây.

Ngay trưóc mắt chúng ta đã đạt được số thành quả sau làm vốn liếng để phát triển nội lực của tập thể người Việt ở hải ngoại trong lãnh vực quốc tế vận:

(1)    Chấn dân khí: Cho đến phút cuối của cuộc vận động, cả 500 người tuy mệt mỏi về thể xác nhưng tinh thần cao ngùn ngụt. Trong mỗi người dấy lên niềm tự tin, ý thức trách nhiệm lịch sử và khí thế hào hùng. Nhiều người đến từ các phương trời khác nhau đã trở thành gắn bó trong hai ngày sát cánh bên nhau ở Hoa Thịnh Đốn. Đây là căn bản cho niềm tin và sự hợp tác chặt chẽ và lâu bền vì đại cuộc.

(2)    Phát huy khả năng quốc tế vận: Đối với nhiều người, đây là lần đầu vận động Quốc Hội và Hành Pháp. Tuy nhiên, các bạn trẻ và các bác cao niên đều thu thập kinh nghiệm rất nhanh chóng. Họ là những hạt mầm để phát động các cuộc v ận động tầm "rễ cỏ" ở từng địa phương. Nhiều người trẻ mạnh dạn dấn thân và tình nguyện tiếp tục công việc tranh đấu trong những tháng ngày sắp tới.

Cuộc vận động này chính là cuộc thao dợt đầu của tập thể người Việt trong và ngoài nước trong kế hoạch lâu dài nhắm vào ba trọng tâm chiến lược: chấn dân khí, phát huy đội ngu~ tiên phong, và đẩy lùi hai trở lực là chế độ độc tài và chủ nghĩa xâm lấn của thế lực Phương Bắc. Cuộc thao dợt này sẽ phải tuần tự phát triển rộng ra khắp thế gi ới. Chúng ta sẽ cần vài đợt thao dợt ở tầm vóc toàn thế giới thì mới sẵn sàng để tiếp ứng bằng quốc tế vận khi đồng bào trong nước cần đến chúng ta.

Chúng ta đã bước một bước đầu vững chắc trên một hành trình dài. Cách đây hai năm tôi đề nghị một thời gian là 5 năm cho chặng đường chuẩn bị nội lực cho dân tộc, cả trong lẫn ngoài nước. Ngày 30 tháng 4, 2010 là khởi đầu của một chuyến đi vận động qua nhiều thành phố ở khắp Hoa Kỳ. Mùa Thu năm ngoái, cuộc vận động đã mở rộng sang Canada. 

Trong thời gian qua, khi cuộc vận động còn đang tiếp diễn, tôi cẩn thận lắng nghe nhiều ý kiến nhưng không trả lời vì muốn tập trung vào công việc. Tôi chủ trương chỉ đưa ra những hướng dẫn bổ ích và thông tin cần thiết cho những người đang nhập cuộc. Tôi nhận thấy có những lời bình luận từ nhiều phía. Tôi ghi nhận và tôn trọng những ý kiến cá nhân. Còn những ý kiến của riêng tôi được cài đặt ở trang mạng http://machsong.org.  

Các bài viết liên quan:

Thông Điệp Hy Vọng Và Trách Nhiệm:
http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2337

Góp Gió Thành Bão:
http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2347

Hội Tụ Hào Kiệt:

http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2171

Chỉ Còn Là Thời Gian:
http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2162

Chuyển Đau Thương Thành Vận Hội:
http://machsong.org


 

clip_image002

Khối 8406

Tuyên ngôn Tự do Dân chủ cho Việt Nam 2006

Web: http://khoi8406vn.blogspot.com/

Email: vanphong8406@gmail.com

Thư ủng hộ và cảm ơn cuộc vận động của Đồng bào gốc Việt tại Hoa Kỳ

            Kính thư:

- Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Nhạc sĩ Trúc Hồ.
- Cơ quan thiện nguyện BPSOS và cơ quan truyền thông SBTN.
- Đồng bào Người Việt Tự do tại Hoa Kỳ.
- Đồng bào Người Việt Tự do trên toàn thế giới.

            1- Chúng tôi nhiệt liệt hoan nghênh Quý Tiến sĩ và Nhạc sĩ cùng các cơ quan liên hệ đã có sáng kiến mở cuộc vận động lấy chữ ký trên khắp lãnh thổ Hoa Kỳ từ ngày 06-02-2012 nhằm yêu cầu Tổng thống B. Obama tận dụng cơ hội Việt Nam đang muốn thúc đẩy Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương và Hệ Thống Ưu Đãi Thuế Quan Tổng Quát để buộc nhà cầm quyền Hà Nội phải thả ngay lập tức và vô điều kiện tất cả các nhà hoạt động nhân quyền đang bị giam giữ, cũng như ngưng sách nhiễu và phong tỏa tất cả các nhà hoạt động nhân quyền đang bị quản chế.

            2- Chúng tôi hết dạ vui mừng khi thấy chỉ sau 12 ngày kể từ lúc Nhạc sĩ Trúc Hồ và đài SBTN chính thức phát động chiến dịch ký thỉnh nguyện thư gởi Tổng thống B. Obama, hơn 50 ngàn con Hồng cháu Lạc tại Hoa Kỳ thuộc đủ mọi giới đã nhiệt tình tham dự, bất chấp sự đánh phá của Cộng sản và tay sai. Con số này chắc chắn không thể dừng lại nhưng sẽ còn tiến xa hơn nữa, để chứng tỏ cho chính phủ Hoa Kỳ và thế giới thấy cộng đồng người Việt tỵ nạn Cộng sản trên đất Mỹ có khả năng đoàn kết, huy động nhau và có ý chí quyết tâm khôi phục dân chủ nhân quyền cho quê hương.

            3- Chúng tôi chân thành cảm ơn tập thể Đồng bào gốc Việt trên “miền đất của người tự do, quê nhà của người dũng cảm” (land of the free, home of the brave) đã luôn tích cực lưu tâm đến tình trạng của cố hương đang bị đọa đày dưới ách Cộng sản và thảm nạn của tất cả những ai vì đứng lên đòi quyền sống và quyền người cho Dân tộc mà đang phải gánh chịu cảnh sách nhiễu, quản chế, tù đày (trong đó có 50 thành viên của Khối 8406 chúng tôi: 23 người đang ở tù và 27 người đã mãn tù nhưng vẫn bị quản chế, sách nhiễu)

            4- Chúng tôi thực lòng cầu chúc cho Đồng bào thành công trong những bước kế tiếp là vận động để Toà Bạch Ốc cử các giới chức Hành pháp hữu trách tiếp xúc với những phái đoàn người Việt nắm vững các vấn đề quyền con người, quyền lao động, tự do tôn giáo, tự do truyền thông, nạn buôn bán phụ nữ…; đối thoại với Đồng bào để có những hành động cụ thể thay vì chỉ trả lời suông, chẳng hạn có những biện pháp chế tài nếu nhà cầm quyền Hà Nội không tỏ thiện chí thật sự.

            5- Chúng tôi tha thiết mong mỏi cho các cộng đồng Người Việt tự do trên toàn thế giới cũng noi gương cộng đồng tại Hoa Kỳ để vận dụng tất cả sức mạnh chính trị của mình (sự đóng góp và lá phiếu bầu) mà vận động các chính phủ sở tại (lập pháp lẫn hành pháp) để họ chẳng những lên tiếng mà còn hành động cụ thể theo chiều hướng thăng tiến nhân quyền khi bang giao hợp tác với nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam.

            Làm tại VN ngày 19 tháng 02 năm 2012  
          
Ban Đại diện lâm thời Khối 8406.

1. Kỹ sư Đỗ Nam Hải - 441 Nguyễn Kiệm,
    P. 9, Q. Phú Nhuận, Sài Gòn, VN.
2. Linh mục Phan Văn Lợi - 16/46 Trần Phú,
    Thành phố Huế, VN.

PHÓNG SỰ CỘNG ÐỒNG: PHÁT BIỂU CỦA NHẠC SĨ TRÚC HỒ PHÁT BIỂU VÀO CUỐI NGÀY ÐẦU TIÊN

Tin Arlington - Tối hôm qua trong buổi họp báo đã được tổ chức tại nhà hàng Thần Tài để sửa soạn cho ngày thứ nhì vận động Quốc Hội và các vị dân cử để tranh đấu cho nhân quyền tại Việt Nam...arrow trọn bài...
Tin Hoa Thịnh Ðốn - Gần 500 người đã tụ tập trước Tòa Bạch Ốc để thực hiện cuộc biểu dương lực lượng ủng hộ cho phái đoàn người Việt tiếp xúc với các viên chức chính phủ để đòi hỏi...
arrow trọn bài...
Tin Hoa Thịnh Ðốn- Vào tối chủ nhật, ngày 4/3/2012, khoảng gần 700 người Việt từ khắp các tiểu bang tại Hoa Kỳ đã về đến thủ đô Washington DC để chuẩn bị cho buổi vận động ngành Hành Pháp tại Tòa Bạch Ốc vào sáng thứ hai, và ngành Lập Pháp tại Quốc Hội vào thứ ba. Trong số đồng bào tề tựu tại đây, gồm các vị đại diện các phái đoàn của những vùng đông ...arrow trọn bài...

ĐÁP LỜI SÔNG NÚI (Ban Hợp Ca ASIA) - CÁM ƠN CÁC NHẠC SĨ... (Đoàn Thanh Liêm)

GIÃ TỪ VŨ KHÍ (Việt Khang hát) - CÁM ƠN CÁC NHẠC SĨ... (Đoàn Thanh Liêm)

ANH LÀ AI ?   Free VIỆT KHANG  &  Free VIỆT NAM

Truyền Hình DIỄN ĐÀN GIÁO DÂN Tháng 2 (02/04/12) Trên SBTN


Ngày 3 tháng 3, 2012
   Chiến dịch thỉnh nguyện thư đang tạo không khí phấn khởi, nô nức, nhộn nhịp trong tập thể người Việt trải rộng khắp đất nước Hoa Kỳ rộng lớn. Nhiều phái đoàn đến từ gần 40 tiểu bang đang đổ về Hoa Thịnh Đốn cho cuộc vận động trong hai ngày: 5 tháng 3 ở Toà Bạch Ốc và 6 tháng 3 ở Quốc Hội.


Cho đến nay phần lớn chúng ta nhắc nhiều đến ngày 5 tháng 3 ở Toà Bạch Ốc và ít nhắc đến cuộc vận động mang ý nghĩa và tầm quan trọng không kém ở Quốc Hội. Sau đây là ý nghĩa của cuộc vận động này:

   (1) Tạo ý thức nơi các nhà làm luật và chính sách về tình trạng nhân quyền vô cùng tồi tệ và ngày càng xấu đi ở Việt Nam: Chính phủ Việt Nam đã thay thế Miến Điện trong cương vị của kẻ vi phạm nhân quyền trầm trọng nhất trong toàn vùng Đông Nam Á.


   (2) Vận động các vị dân biểu và thượng nghị sĩ Liên Bang vận dụng mọi cơ hội có được để lên tiếng về nhân quyền trực tiếp với chính quy n Việt Nam hay thông qua Hành Pháp Hoa Kỳ.


   (3) Vận động một số vị dân biểu hỗ trợ chúng ta trong việc thiết định tiến trình hội ý và hợp tác giữa Hành Pháp Hoa Kỳ và tập thể người Mỹ gốc Việt về các vấn đề liên quan đến quyền lợi của người Mỹ gốc Việt ở Hoa Kỳ và ở Việt Nam.


   (4) Dùng quyền lập pháp để ảnh hưởng chính sách đối ngoại, qua các đạo luật, cụ thể là HR 1410 (Đạo Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam) và HR 156 (Đạo Luật Chế Tài Vi Phạm Nhân Quyền Ở Việt Nam).


   (5) Kêu gọi ngăn lại dự tính cắt giảm nặng nề chương trình Việt ngữ của đài Tiếng Nói Hoa Kỳ.

   Số người tham gia có thể vượt quá 500. Trong đó đa phần là người Việt và có một số người sắc dân khác yểm trợ. Số văn phòng dân biểu và thượng nghị sĩ hẹn gặp đã lên quá một trăm. Ngày thứ Hai một toán tình nguyện viên sẽ tiếp tục làm các buổi hẹn đến giờ phút chót.

   Ngoài các buổi hẹn này, phái đoàn vân động sẽ rải ra để trao tài liệu cho toàn bộ các văn phòng dân biểu và thượng nghị sĩ còn lại.
  
Về cách chia toán vận động, chúng tôi sẽ phân bổ những người đến từ cùng thành phố vào các toán khác nhau để:
(1) mỗi toán sẽ gồm thành viên đến từ nhiều vùng cử tri và như vậy sẽ gặp gỡ được nhiều vị dân cử hay nhân viên của họ;
(2) mỗi vị dân cử sẽ thấy được rằng cuộc vận động này là một nỗ lực của người Việt ở toàn quốc. Mỗi toán sẽ có một người rành rẽ đường đi nước bước trong Quốc Hội làm trưởng toán.

   Để chuẩn bị cho cuộc vận động này, chúng tôi đã thông tin cho tất cả các văn phòng dân biểu và thượng nghị sĩ về chiến dịch thỉnh nguyện thư của chúng ta. Với số người ký tên vượt kỷ lục và ngày càng tăng cao, tiếng nói của phái đoàn vận động sẽ có trọng lượng và ảnh hưởng hơn.

Mở vận hội cho quê hương và dân tộc sẽ là một hành trình dài. Do đó, cuộc vận động ồ ạt tại Hoa Thịnh Đốn sẽ được tiếp nối ngay sau đó bởi những cuộc vận động âm ỉ tại văn phòng của các vị dân biểu và thượng nghị sĩ ở từng địa phương nhằm thôi thúc các hành động lập pháp.

Vận động cả Hành Pháp lẫn Lập Pháp là hai vế cần thiết của cùng một nỗ lực. (Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng)


XIN ĐỪNG MONG ĐỢI THÁI QUÁ!    
Tuesday, 06 March 2012 00:59
Nam Lộc

Cali Today News - Cuộc tiếp xúc để trao thỉnh nguyện thư về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam lên Tòa Bạch Ốc vừa chấm dứt vào buổi trưa, thì đến chiều tối đã có những lời nhận định và phê phán tiêu cực, cho rằng chuyến vận động và gặp gỡ đại diện chính quyền Hoa Kỳ đã không diễn ra như mọi người “mong đợi”! Tôi thật sự ngạc nhiên và không hiểu rằng chúng ta mong đợi điều gì hơn những kết quả vĩ đại mà cộng đồng người Việt đã thực hiện và gặt hái được trong gần một tháng trời qua.

Đây là lần đầu tiên người Việt hải ngoại biết sử dụng “sức mạnh của người dân” (people’s power) để đạo đạt tiếng nói cùng ý nguyện của mình lên cấp lãnh đạo HK. Chính sự đáp ứng nhanh chóng và mạnh mẽ như vậy đã khiến Tòa Bạch Ốc phải cử người ra tiếp xúc, và gặp gỡ cộng đồng người Việt để nhận thỉnh nguyện thư cùng chia sẻ mối quan tâm và nhấn mạnh về chính sách bảo vệ nhân quyền của nước Mỹ với chúng ta. Các viên chức được trao phó nhiệm vụ này đều là những người nắm giữ các vai trò then chốt và trực tiếp trách nhiệm trong vần đề mà chúng ta đã nêu ra và quan tâm.

Từ các vị phụ tá ngoại trưởng HK, phụ trách về các vấn đề dân chủ và nhân quyền cho đến các chuyên viên về Đông Nam Á Sự Vụ và đặc trách về vấn đề Việt Nam . Thêm các viên chức lãnh đạo Văn Phòng Đặc Trách Á Châu Sự Vụ của chính quyền Obama, cùng các luật sự, phụ trách về dân quyền và nhân quyền trên thế giới v..v… Họ đã tiếp xúc, trò chuyện và lắng nghe một cách nghiêm chỉnh từng lời phát biểu, từng mối quan tâm của hơn 100 thành viên đại diện cho mọi thành phần và đến từ nhiều tiểu bang trên đất Mỹ, để rồi sau đó các viên chức này sẽ báo cáo trực tiếp lên Tổng Thống Hoa Kỳ.

Vậy chúng ta còn mong đợi gì hơn, đây là những vấn đề không thể giải quyết trong một sớm, một chiều! Điểm quan trọng là nguyện vọng của chúng ta đã có cơ hội đạo đạt đến những người trách nhiệm.

Thật ra ngay từ khi Tòa Bạch Ốc chú ý đến kết quả thỉnh nguyện thư của cộng đồng người Việt thì các vị phụ tá đặc trách trang mạng “We The People” sau khi trình lên văn phòng Tổng Thống, một viên chức trách nhiệm bộ phận này đã tiết lộ với chúng tôi rằng, tổng thống Obama ngỏ ý rằng, nếu hoàn cảnh và thì giờ cho phép thì ông muốn đích thân tiếp đón các đại diện của cộng đồng người Việt, cũng như muốn được hiểu thêm về nội dung hai bài hát cùng lý do mà người sáng tác ra nó đã bị đưa vào nhà tù ở VN.

Tuy nhiên vào lúc 4 giờ sáng Thứ Hai, ngày 5 tháng 3, 2012 giờ California, tức là 7 giờ sáng giờ Washington DC, thì một viên chức khác đã thông báo cho tôi biết rằng, ngày hôm nay sẽ có những cuộc họp khẩn giữa Tổng Thống Obama, và các viên chức cao cấp của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cùng với Thủ Tướng Do Thái Benjamin Netanyahu, về tình hình khẩn trương ở Trung Đông, mà theo viên chức đó thì đây có thể là cơ hội cuối cùng để HK thuyết phục Do Thái đừng tấn công Iran trong lúc này, vì phản ứng của những người lãnh đạo quá khích xứ Iran có thể xẩy ra làm thiệt hại tài sản và nhân mạng của người Mỹ ở khắp nơi trên thế giới mà hậu quả sẽ không thề nào lường nổi.

Viên chức này cũng cho biết dù Tổng Thống Obama có xuất hiện trong buổi hội kiến với cộng đồng người Việt được hay không thì kết quả của việc đệ trình thỉnh nguyện thư cũng như tìm hiểu và nghiên cứu mối quan tâm của người Việt về vấn đề nhân quyền ở VN cũng sẽ diễn ra giống nhau, không có gì thay đổi.

Ngay khi nhận được tin này tôi đã chia sẻ ngay với một số thân hữu, trước là để thông báo và sau là muốn lắng nghe các ý kiến đóng góp của họ. Tôi rất vui và phấn khởi vì hầu như tất cả đều có cùng một nhận định: Chúng ta không thể mong đợi gì hơn những thành quả vĩ đại mà cộng đồng VN tại hải ngoại đã đạt được trong chiến dịch thỉnh nguyện thư vừa qua. Bởi vì chưa bao giờ người Việt hải ngoại có cơ hội thể hiện tình đoàn kết và gắn bó keo sơn như lần này!

 Chưa bao giờ có một cuộc “bỏ phiếu bằng tim” qua thỉnh nguyện thư tập hợp được số lượng người tham dự đông đảo và đáp ứng nhanh chóng như lần này.

Chưa bao giờ có sự tiếp tay chặt chẽ của các hội đoàn người Việt đến từ khắp mọi tiểu bang trên toàn nước Mỹ cũng như từ nhiều quốc gia trên thế giới kể cả ở VN. Muôn người như một, đồng tâm, đồng lòng, không phân biệt tuổi tác, nghề nghiệp hoặc giai cấp xã hội.

Chưa bao giờ mà hàng ngàn người sốt sắng, tự nguyện, tự bỏ công sức, thời giờ và tiền bạc để tranh đấu cho đồng bào ruột thịt của mình đang bị kềm kẹp dưới chế độ độc tài Cộng Sản.

Từ mối xúc động cá nhân, sự đồng cảm và lòng ngưỡng mộ một người bạn trẻ đồng nghiệp, đồng chí hướng, đồng thời quan tâm đến số phận của một tù nhân lương tâm, nhạc sĩ Trúc Hồ đã âm thầm nghiên cứu phương sách vận động nào hữu hiệu nhất để báo động cho những người lãnh đạo quê hương thứ hai của anh là Hoa Kỳ, phải áp lực ngay với nhà cầm quyền CSVN để thả các tù nhân lương tâm cùng những người tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền đang bị họ giam giữ ở VN, và sẽ có thể bị hãm hại đến tinh thần và thể xác. Nhưng không ai có thể ngờ được, mối quan tâm và tình cảm đặc biệt của nhạc sĩ Trúc Hồ đã được nhiều người chia sẻ và tích cực tham gia, tạo thành một biến cố lịch sử trong sinh hoạt của người Việt từ gần 37 năm qua!

Nhưng đừng đòi hỏi và trông đợi thái quá ở một cá nhân Trúc Hồ! Đừng đòi hỏi Trúc Hồ phải làm tất cả những điều gì mà quý vị cảm thấy của mình là đúng. Đừng bắt anh ấy phải nghĩ như mình nếu không sẽ là sai! Đừng bắt Trúc Hồ phải tranh đấu cho những người mình muốn mà không phải là Việt Khang v..v… Và nếu trông đợi quá ở một cá nhân trong vị trí khiêm nhường của một người nghệ sĩ có lòng thì tôi cho rằng đó là những mong đợi thái quá! Và điều này sẽ tạo ra những thất vọng viển vông, vô hình chung tự hủy diệt những thành quả to lớn mà tập thể hơn một trăm ba mươi ngàn người ký thỉnh nguyện thư đã đạt được.

Thiển nghĩ nếu từ trước đến nay, khi bác sĩ Nguyễn Đan Quế bị bắt ở VN, cá nhân hay tập thể bác sĩ ở hải ngoại lên tiếng tranh đấu, vận động, ký thỉnh nguyện thư hoặc khi nhà báo Điếu Cầy bị bắt thì giới nhà báo hải ngoại lên tiếng, khi luật sư Cù Huy Hà Vũ hay Lê Thị Công Nhân bị CS cầm tù thì luật sư đoàn tranh đấu, khi hòa thượng Thích Quảng Độ hoặc linh mục Nguyễn Văn Lý bị đàn áp thì các vị lãnh đạo tinh thần hải ngoại không phân biệt tôn giáo đồng lòng kêu gọi dân chúng ký thỉnh nguyện thư như nhạc sĩ Trúc Hồ đối với nhạc sĩ Việt Khang v..v.. thì có lẽ CSVN đã không dám tiếp tục hống hách, ngang tàng, hiếp đáp dân lành và đàn áp dân oan như ở VN hiện nay! Không chừng chế độ có thể cũng đã bị sụp đổ rồi!

Nam Lộc

Chiến Dịch Vận Động Nhân Quyền tại Tòa Bạch Ốc
 
            Jackie Bông
            Tuy tôi ghi danh với đài truyền hình SBTN-DC để đi vào Tòa Bạch Ốc (TBO) ngày 5 tháng 3, nhưng tôi đại diện cho Mạng Lưới Nhân Quyền.  Có 165 đại biểu được chánh thức có giấy mời vào, nhưng giờ chót, có thêm 30 thành viên cộng đồng và báo chí từ xa đến cũng được lọt vào sổ.  Cho nên con số đại biểu lên đến gần 200 người tất cả.  Sự việc nầy xẩy ra là đễ đáp ứng lại chiến dịch ký tên Thỉnh Nguyện Thơ (TNT/Petition, We The People, TBO tạo dựng lên) mà nhạc sĩ Trúc Hồ chủ xướng kêu gọi Tổng Thống Obama can thiệp trả tự do cho nhạc sĩ Việt Khang và các nhà đấu tranh đang ngồi tù tại Việt Nam Cộng Sản.

            Sau bốn ngày vận động ráo riết thì TNT được hơn 25,000 chữ ký, một kỷ lục chưa từng thấy trong lịch sử Hoa Kỳ.  Vì thế, Tòa Bạch Ốc  ngỏ ý mời NS Trúc Hồ và 100 người Việt đại diện vào Nhà Trắng để có một cuộc gặp gỡ.  Đến ngày hẹn đi vào Tòa Bạch Ốc là ngày 5 tháng 3,  sau ba tuần lễ, thì TNT đã có trên 130,000 chữ ký.  Đó là một hiện tượng  xuất chúng nói lên lòng hăng say yêu nước và sự đòan kết, tranh đấu của tòan thể người Mỹ gốc Việt trên tất cả các tiểu bang tại Hoa Kỳ.

            Hơn nữa, có bà Bảo Khánh, Giám Đóc Đài Việtnam Sydney Radio, bên Úc Châu, cũng như ông Đổ Thông Minh bên Nhật và ông Lại Thế Hùng từ Paris đến, đứng bên ngoài Nhà Trắng, để yễm trợ một ngày lịch sử tranh đấu cho nhân quyền của tất cả nguời Việt, chẳng những tại Hoa Kỳ, mà còn lan rộng trên cả năm châu thế giới.

            Chủ đề cuộc gặp gỡ trong Nhà Trắng được gọi lả Briefing with National Vietnamese American Leaders trên màn ảnh chiếu trên tường phòng hợp TBO. Trước khi mở đầu cuộc gặp gỡ nầy thì anh Trúc Hồ tưởng mình đi lầm phòng vì anh giải  thích trên đài SBTN-DC sau đó, là anh không thấy có chữ gì đề cặp đến TNT hay hai chữ Nhân Quyền gì cả.  Anh yêu cầu Luật Sư Tuyết Dương, nhân viên Tòa Bạch Ốc, một trong những người tổ chức cuộc gặp gỡ nầy, sữa đổi lại là cuộc gặp gỡ với toàn thể người Mỹ gốc Việt - Vietnamese Americans - chớ không phải cho riêng những người lãnh đạo – Leaders - mà thôi.  Họ đã đáp ứng và sửa liền chủ đề nầy đúng theo như lời yêu cầu của anh Trúc Hồ là Briefing with Vietnamese Americans.

            Sau khi ông Jon Carson, Director, Office of Public Engagement, tại White House chào mừng quan khách. thì có ba người trẻ lên sân khấu trình bày quan điểm của mình.  Cô Cindy Đinh ở Houston, và anh Billy Le ở South Carolina nói về quá trình hoạt động nhân quyền của hai người trong Đại học và trong cộng đồng của họ. Người thứ ba là ca sĩ Quốc Khanh từ California.

            Cô Cindy đề cập đến việc cô vào Liên hiệp Quốc năm 2008 để tranh đấu cho nhân quyền. Cô cầm hình của Cha Lý bị bịt miệng, cũng như cô đi vận động với các dân biểu của cô tại Texas để họ can thiệp thả Cha Lý.  Cô cũng đề cập đến Dự Luật Nhân Quyền và kêu gọi những nhà lập pháp ở Texas ký tên thông qua.  Cô cũng có viết thơ yêu cầu Ngoại Tưởng Condi Rice kêu gọi Việt Nam thực thi nhân quyền tại Việt Nam.

            Anh Billy Le nói về viêc anh giúp thành lập Hội Sinh Viên Việt Nam tại các Đại Học ở South Carolina, góp  sức với người lớn tuổi làm việc chung cùng một mục tiêu là tranh đấu cho nhân quyền.  Anh nói anh cũng hợp tác với nhiều nhóm trẻ khác trên thế giới và dùng những kỹ thuật mới, social media, lập thành một mạng lưới kêu gọi giới trẻ trên tòan cầu, tranh đấu cho có nhân quyền tại Việt Nam.

            Sau cùng, ca sĩ Quốc Khanh nói là anh dùng lời ca tiếng hát của mình để tranh đấu cho Việt Khang sớm được tự do.  Anh nói Việt Khang là nguồn cảm hứng cho anh để anh định rõ vai trò của mình, một công dân được sống trong tự do.  Anh kêu gọi tât cả mọi người cùng anh đòi cho bằng đươc sự công bằng để tất cả công dân Việt Nam được sống với quyền tự do tối thiểu của môt con người.

            Sau cùng, Đìều Hợp Viên Tuyết Dương nói Việt Khang là ngọn lửa, là cây đuóc soi sáng cho tất cả cộng đồng Việt Nam hợp lại thành một khối đòan kết lớn mạnh để cuộc gặp gỡ lịch sử ngày hôm nay tại TBO được thành hình. Cô cho đó là ngày đẹp đẽ và hãnh diện nhất của cộng đồng Việt Nam.  

            Lúc đó thì anh Trúc Hồ bỏ ra ngoài phòng họp TBO, đi ra ngoài công viên Lafayette Park, tiếp xúc với hơn một ngàn người Việt, đi từ nhiều tiểu bang đến, đứng trước Nhà Trắng trong cơn  lạnh buốt của tháng Ba.  Họ hy sinh, biễu dương nồng nhiệt sự ủng hộ của họ với những đại biểu Việt Nam ngồi bên trong Nhà Trắng để cùng nhau đòi nhân quyền tại Việt Nam. Sau đó, Trúc Hồ cũng giải thích trên đài SBTN-DC là anh giao trọn quyền cho TS Nguyễn Đình Thắng liên lạc với TBO để tổ chức cuộc gặp gỡ nầy.  Anh nói là hai người trẻ Cindy và Billy không đi sâu vào đề tài nhân quyền cũng như không đề cập gì đến TNT.

            Kế tiếp, diển giả chánh, keynote speaker, là ông Quintan Wiktorowicz, Senior Director of Community Partnerships, National Security Council (Giám Đốc Thâm Niên về Cộng Đồng, Đối tác thuộc Hội Đồng An Ninh Quốc Gia) tại Tòa Bạch Ốc.  Trước hết, ông khen ngợi 130,000 người Việt Nam đồng lòng với nhau hợp tác ký  TNT, chứng tỏ là cộng đồng Việt Nam là một khối rất chặt chẽ và vững mạnh để bênh vực và bảo vệ quyền lợi cho cộng đồng sống tại hải ngoại và tại quê nhà.

            Ông mong được partner liên hệ đối tác với công đồng Việt Nam trên ba phương diện.  Trước hết là 1) Getting to Know, to build trust, làm quen, hiểu với nhau và gây niềm tin cho nhau, 2) thứ nhì là Action & Engagement, tức là giai đoạn bắt tay làm việc, cùng chung đề cập đến những vấn đề then chốt của cộng đồng, và 3) thứ ba, là Partnership, lập ra một liên hệ đối tác giữa cộng đồng vả TBO giúp cho giới chức phụ trách chánh sách trong chánh phủ hiểu rỏ vấn đề để tìm ra những giảii pháp chung hữu hiệu hơn.

            Ông cũng đề cập đến vấn nạn buôn người trên phương diện tình dục cũng như việc bóc lột lao động.  Ông kêu gọi một triệu rưỡi người Việt sống tại hải ngoại, trong đó có những người thành công về thương mại như 225,000 Vietnamese businessesvà những người chuyên nghiệp, hãy đứng lên, cùng cất tiếng nói, và take action, hành động tranh đấu bênh vực cho quyền lợi của tât cả được bảo vệ.

            Thuyết trình đoàn của nhóm thứ ba gồm có ba giới chức trong Bộ Ngoại Giao (BNG) Hoa Kỳ.  Đó là các ông Thomas Debass, Director of Global Partnerships Initiative, Giám Đốc Đối Tác Toàn Cầu, và ông Eric Barboriak, Acting Director, Office Mainland SouthEast Asia, Văn phòng Đông Nam Á Châu Lục Địa, trong đó có Việt Nam, và cuối cùng là Trợ Lý Thứ Trưởng Ngoại Giao, ông Michael Posner, Bureau of Democracy, Human Rights, and Labor, Văn phòng Dân Chủ, Nhân Quyền, và Lao Động.

            Ông Posner là người thương thuyết với các nhà độc tài bên Miến Điện cho đến khi nào bà Aun Sang Su Kyi được thả ra khỏi nhà tù.  Ông cũng lót đường cho Ngoại Trưởng Hillary Clinton qua gặp bà Su Kyi, Lãnh Tụ Đối Lập, để Bà nầy được che chở và được tự do vân động tranh cử trong Quốc Hội Miến Điện như hiện nay bà đang làm..

            Trước hết, ông Debass cho biết là cách đây bốn năm, bà Ngoại Trưởng Clinton, chủ xướng văn phòng Global Partnership Initiative trong Bộ Ngoại Giao để chánh quyền đặt nặng sự hợp tác rất quan trọng với những nhóm trở thành công dân Mỹ trong cộng đồng Hoa Kỳ.  Ông nói có tất cả 62 triệu người Mỹ gốc Phi Châu, Châu Mỹ La Tinh, và Á Châu.  Ông nói khối mạnh nầy là tài sản và nền tảng (diasporas, assets, bridges), là gạch nối vận động giúp cho chánh quyền Hoa Kỳ thương thuyết trên nhiều phương diện với các quốc gia nguyên thũy mà họ chào đời. Họ giúp đem đến những cải cách và thay đổi dẫn đến dân chủ và hoà bình cho cả hai bên Hoa Kỳ và nơi quê họ sanh ra.

            Còn ông Barboriak thì nói đến những hơp tác của các quốc gia trong vùng Đông Nam Á trở thành những liên minh như ASEAN ( Hiệp Hội Các Nước Đông Nam Á), làm việc với những cơ quan quốc tế như World Bank, Liên Hiệp Quốc và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, để các quốc gia trong vùng thành liên minh toàn cầu và trợ gíúp với nhau (global alliance and global cooperation), thực hiện những chương trình chung, mong đem đến sự cải thiện cần thiết trong đời sống của dân chúng họ.  Ông cũng có đề cập đến Việt Nam trong khối đó.

            Thứ Trưởng Posner, nói  tổng quát về việc văn phòng ông và nhân viên Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam luôn gặp gỡ, đối thoại thường xuyên với các giới chức Việt Nam về những vấn đề thương mại và nhân quyền ở Việt Nam. Các thuyết trình viên của Bộ Ngoại Giao cũng trã lời  thỏa đáng từng câu hỏi của 30 đại biểu về những vụ đàn áp tôn giáo, về các tù nhân lương tâm, về sự bóc lột lao động, về việc bắt bớ những người thiểu số Kmer Krom và Montagnards, cũng như vể những vụ buôn trẻ em và phụ nữ.

            Sau cùng, Bà Christina Lagdameo, Deputy Director, White House Initiative on Asian American and Pacific Islanders, kết luận bằng những lời khen ngơi nồng nhiệt cộng đồng Việt Nam chúng ta đoàn kết vượt bực.  Bà làm việc trong ba đời Tổng Thống, từ ông Clinton đến ông Bush, và nay ông Obama, nhưng chưa từng thấy cộng đồng Á Châu nào kêu gọi được hơn một trăm ngàn người ký tên tranh đấu cùng chung một chiến tuyến trong một thời gian hết sức ngắn ngủi như thế nầy.

            Bà nhắn nhủ chúng ta tranh đấu cho nhân quyền, chẵng những cho những người bé cổ không có tiếng nói tại quê nhà, mà còn giúp đỡ cho những người làm nail tại Hoa Kỳ, không được vào TBO gặp gỡ với giới chức vì trỡ ngại ngôn ngữ.  Bà khen ngợi họ cũng là một khối lớn mạnh thành công trong nghề nghiệp, chịu khó làm lụng cực khổ rất nhiều giờ mổi ngày, và phải ngửii mùi thuốc hóa chất nguy hiễm ngày nầy qua năm kia nên sức khõe họ bị giảm sút. Bà nhắn chúng ta giúp thông dịch cho họ nếu họ cần, và cũng giúp cho họ hội nhập vào cộng đồng trong xã hội chúng ta đang sống.

            Sau hai tiếng đồng hồ tiếp xúc trong Nhà Trắng, chúng ta thấy những chủ đề gì then chốt mà các giới chức trao đổi với chúng ta?  Tại sao hai bên TBO và BNG, sau khi thấy con số chữ ký chúng ta lên cao tột độ, quá mức tưởng tượng của họ, lại đưa những chuyên viên, Giám Đốc những văn phòng về Partnership and Engagement, Đối Tác và  Bắt Tay Làm Việc để trao đổi với chúng ta?  Họ có ngụ ý gì và mong ước gì đối với chúng ta?  Có phải là họ muốn chúng ta hợp tác với họ để trở thành một khối mạnh, đại diện cho cộng đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ, làm gạch nối cho những cuộc thương thuyết sau nầy với nhà cầm quyền Việt Nam chăng?

            Họ trình bày là họ đã làm những công việc nầy với những nhóm cộng động khác rồi.  Họ nói đây là một bước đầu giữa họ và chúng ta để gặp gỡ, làm quen, thông cảm trước tiên (Getting to know).  Họ mong có một bước tiến thứ nhì là Action & Engagement như ông Wictorowigz, GĐ Cộng Đồng Đối Tác thuộc Hội Đồng An Ninh Quốc Gia trong TBO trình bày rất rỏ những điểm ông đưa ra. Ông kêu gọi chúng ta hợp tác làm chung những công tác quan trọng, thực tế, và có phẩm chất mà chánh quyền Obama thiết kế ra.

            Jackie Bông có gặp ông Wictorowicz và  trao tận tay ông Bản Báo Cáo đầy đủ 55 trang của Mạng Lưới Nhân Quyền trình bày về những vi phạm nhân quyền tại Việt Nam trong năm 2011.  Trước mặt GS Nguyễn Ngọc Bích, người viết bài nầy cũng yêu cầu ông tiếp xúc và đối tác với Cộng đồng Việt Nam trong tuơng lai sắp tới.

            Còn 140,000 người trong 50 tiểu bang nước Mỹ kỳ vọng những gì đối với các đại biểu được chọn vào gặp gỡ với các giới chức nầy? Sau khi trình bày sơ lược về nguyện vọng nhân quyền của chúng ta, thì có những bước tiến nào đi kế tiếp? Qúy vị đại biểu nào có thể hy sinh đứng lên đáp lời sông núi, nhận lãnh trách nhiệm, tiếp tục con đường TBO và BNG đã vạch ra cho chúng ta để chúng ta tiếp xúc không?

            Toàn dân Việt Nam ở hải ngoại và tại quê nhà mong đợi qúy vị đại biểu hợp tác với chánh quyền Hoa Kỳ để đi đến việc tranh đấu cho 90 triệu dân tại Việt Nam được nhân quyền như thế nào?  Xin quý vị kiên trì đi thêm bước thứ nhì cũng như bước thứ ba nữa để làm tròn nghĩa vụ mà dân chúng đang mong đợi, giao phó cho qúy vị.  Đây là một con đuờng tranh đấu trường kỳ, chông gai và gian khổ, đầy mồ hôi và nước mắt.  Anh Trúc Hồ cùng đội banh nhân quyền hùng mạnh của anh hứa sẽ tiếp xúc trực tiếp với Tòa Bạch Ốc và Bộ Ngoại Giao.  Mong lắm thay!
             Jackie Bông












 Dân biểu H.K. Chris Smith đề nghị sửa đổi H.R. 1410 Bộ Luật về Nhân Quyền ở Việt Nam

- Bản dịch của Massena -

Mark-up of H.R. 1410 Vietnam Human Rights Act
Sửa đổi H.R. 1410 Bộ Luật về Nhân Quyền ở Việt Nam

Amendment in the Nature of a Substitute
Tu Chính dưới Hình Thức Thay Thế

U.S. Rep. Chris Smith (NJ-04)
Dân biểu H.K. Chris Smith (NJ-04)

House Foreign Affairs Committee Mark-up of H.R. 1410
Sửa đổi H.R. 1410 của Ủy Ban Ngoại Giao Quốc Hội

March 7, 2012
Ngày mùng 7 tháng 3 năm 2012


I would like to begin by expressing my sadness at the passing of my good friend and colleague, Mr. Donald Payne. We have alternated between chairing and being the ranking member of the Africa, global health and human rights subcommittee since the 109th Congress, 2005, and it was a privilege to serve with a member who cared so deeply about Africa and the dignity and well-being of all people. We shall deeply miss his presence on the subcommittee, and I extend my heart-felt condolences to his family and staff.

Tôi xin được mở đầu bằng lời bầy tỏ nỗi đau buồn của tôi trước sự ra đi của Ông Donald Payne, một người bạn tốt và một đồng nghiệp của tôi. Chúng tôi đã thay phiên nhau giữa hai chức vụ của chủ tọa và thành viên trong Tiểu ban về Phi Châu, y tế và nhân quyền thế giới kể từ phiên họp quốc hội thứ 109 vào năm 2005, và tôi cũng lấy làm may mắn được làm việc với một thành viên đã tận lòng săn sóc cho Châu phi và nhân phẩm cũng như đời sống ấm no của nhân loại. Chúng ta từ nay sẽ thiếu vắng ông trong tiểu ban này, và tôi xin gửi lời chia buồn chân tình đến gia đình và nhân viên của ông.

I thank you, Madame Chairman, for bringing the Vietnam Human Rights Act before the Committee for its consideration. The Africa, Global Health and Human Rights Subcommittee heard from witnesses at a hearing on January 24th that the Vietnamese government remains an egregious violator of a broad array of human rights. Their testimony confirmed that religious, political and ethnic persecution continue and in many cases is increasing, and that Vietnamese officials are still laying out the welcome mat for forced labor and sex traffickers.

Tôi xin cảm ơn Quý Bà Chủ Tịch đã đưa Bộ Luật về Nhân Quyền ở Việt Nam ra trước Ủy Ban để xem xét. Tiểu ban về Phi Châu, y tê và nhân quyền thế giới đã nghe các nhân chứng nói trong một buổi điều trần vào ngày 24 tháng Giêng về việc chính phủ Việt Nam vẫn tiếp tục vi phạm nặng nề đến nhiều lãnh vực nhân quyền. Các lời chứng của họ đã chứng tỏ rằng những hành động bách hại tôn giáo, chính trị và dân tộc thiểu số vẫn còn tiếp diễn và trong nhiều trường hợp thì hành động này lại còn gia tăng, và những nhân viên chính phủ của Việt Nam vẫn còn vẽ ra những cái vỏ để che đậy cho những đường dây buôn dâm cưỡng ép và lao động cưỡng bức.

In particular, we heard from a Vietnamese woman who courageously fought for her own rights and those of her co-workers when they were trafficked to Jordan with the complicity of Vietnamese government officials. We also heard from Dr. Nguyen Dinh Thang, the executive director of Boat People SOS, who recently travelled to Thailand to investigate human rights violations in Vietnam. Dr. Thang provided extensive details about current labor trafficking, forced labor, and disturbing denials by the United Nations High Commissioner on Refugees of Vietnamese labor and sex trafficking victims.

Đặc biệt là chúng tôi đã nghe chuyện của một phụ nữ Việt Nam đã can đảm tranh đấu cho những quyền lợi của chính bà cũng như cuả các bạn làm việc cùng chỗ với bà ta khi họ bị buôn sang Jordan lao động với sự đồng lõa của các viên chức của chinh phủ Việt Nam. Chúng tôi cũng đã nghe lời chứng của Ts. Nguyễn Đình Thắng, giám đốc điều hành của cơ quan Boat People SOS, gần đây ông đã đi sang Thái Lan để điều tra về những vi phạm nhân quyền ở Việt Nam. Ts Thắng đã dẫn chứng rất nhiều chi tiết về hiện trạng buôn lao động, lao động cưỡng bức, và cả những phủ quyết ngang ngược của Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc đối với những người tỵ nạn Việt Nam là nạn nhân của nạn buôn bán dâm và lao động.

In addition, our witnesses provided deeply disturbing photographs of evidence of torture, and showed a video of the Vietnamese military destroying an entire village of Hmong Christians.

Thêm vào đó, những nhân chứng đã cung cấp cho chúng tôi xem những tấm ảnh kinh hoàng làm bằng chứng cho những sự tra tấn, và đã cho chúng tôi xem một đọan thâu quang cảnh quân đội Việt Nam hủy diệt hoàn toàn một ngôi làng của người Thiên Chúa Giáo gốc Hmong.

It is imperative that the United States Government send an unequivocal message to the Vietnamese regime that it must end its human rights abuses against its own citizens. The amendment in the nature of a substitute before the committee retains the core of H.R. 1410 as introduced, namely the prohibition of any increase in non-humanitarian assistance to the Government of Vietnam above Fiscal Year 2011 levels unless the government makes substantial progress in establishing a democracy and promoting human rights, including:
Chính phủ Hoa Kỳ cần phải gửi cho chinh phủ Việt Nam một thông điệp rõ ràng là họ phải ngưng ngay những hành vi lạm dụng nhân quyền đối với chính những công dân của họ. Bản tu chính dưới hình thức thay thế được đệ trình ở đây vẫn bảo tồn trọng điểm của HR 1410 như đã được đệ trình, cụ thể là bất cứ sự tăng trưởng nào về khoản tiền viện trợ phi nhân đạo cho chinh phủ Việt Nam sau năm thuế vụ 2011 sẽ bi cấm tiệt, ngoại trừ khi chính phủ này đạt được những tiến triển quan trọng trong việc xây dựng một nền dân chủ và nâng cao nhân quyền, bao gồm cả việc:

- Respecting freedom of religion and releasing all religious prisoners;

Tôn trọng sụ tự do tôn giáo và thả tất cả những tù nhân tín ngưỡng;

- Respecting rights to freedom of expression, assembly and association, and releasing all political prisoners, independent journalists, and labor activists;
Tôn trọng các quyền tự do ngôn luận, hội họp và lập hội, và thả tất cả những tù nhân chính trị, các nhà báo độc lập, và các nhà tranh đấu trong lãnh vực lao động;

- Repealing and revising laws that criminalize peaceful dissent, independent media, unsanctioned religious activity, and nonviolent demonstrations, in accordance with international human rights standards;
Hủy bỏ và xem xét lại những luật lệ hình phạm hóa các sinh hoạt đối lập hòa bình, cơ quan truyền thông độc lập, những sinh hoạt tín ngưỡng không bị cấm đoán, và những cuộc biểu tình bất bạo động, theo đúng những tiêu chuẩn của nhân quyền thế giới;

- Respecting the human rights of members of all ethnic groups; and
Tôn trọng nhân quyền của những thành viên của tất cả các nhóm dân tộc thiểu số; và

- Taking all appropriate steps, including prosecution of government officials, to end any government complicity in human trafficking.
Làm tất cả những gì cần thiết, kể cả việc đưa ra toà xét xử các viên chức chinh phủ, để chấm dứt mọi tình trạng đồng lõa của chinh phủ trong việc buôn bán con người.

In the event this condition is met, the United States would have to increase funding for human rights and rule of law programming in Vietnam in an amount equal to or greater than the increase in non-humanitarian assistance.

Trong trường hợp nếu những điều kiện trên được thỏa mãn, Hoa Kỳ sẽ nên phải tăng tài trợ cho chương trình dự thảo về nhân quyền và nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật ở Việt Nam với một số tiền tương đương hoặc lớn hơn khoản gia tăng trong khoản viện trợ phi nhân đạo.

The bill would not prevent increased funding to the Vietnamese Government for certain humanitarian assistance, such as food, medicine, Agent Orange remediation, and activities to combat human trafficking.

Dự luật này không nên ngăn cấm việc gia tăng khoản tiền giúp đỡ cho chính phủ Việt Nam vào một số khoản viện trợ nhân đạo, như là thực phẩm, y tế, khắc phục hậu quả của chất độc da cam, và các hoạt động chống tệ nạn buồn người.

This prohibition of increased assistance could be waived for any year in which the President determines that increased non-humanitarian assistance to the Vietnamese Government would promote freedom and democracy in Vietnam or would otherwise be in the national interest of the United States.

Việc ngăn cấm gia tăng khoản viện trợ này có thể được hủy bỏ trong một năm nào đó nếu mà Tổng Thống xét thấy rằng khoản tiền viện trợ phi nhân đạo được gia tăng cho chính phủ Việt Nam có thể mang lại tự do và dân chủ cho Việt Nam hay, hay nếu không, thì đó là nhu cầu của quyền lợi quốc gia của Hoa Kỳ đòi hỏi.

This Committee adopted my amendment on the promotion of human rights in Vietnam to H.R. 2583, the Foreign Relations Authorization Act, Fiscal Year 2012, in July 2011, that substantially reflects the bill before us today.

Ủy ban này đã phê chuẩn tu chính án của tôi HR 2583 về việc xây dựng nhân quyền ở Việt Nam, Bộ Luật Cho Phép Quan Hệ Ngoại Giao, năm thuế vụ 2012, vào tháng 7 năm 2011, đã phản ảnh phần lớn nội dung của dự luật đang hiện diện trước mặt chúng ta ngày hôm nay đây.

I ask my colleagues to join me in affirming our commitment to promoting democracy and respect for human rights in Vietnam, and to support the Amendment in the Nature of a Substitute for H.R. 1410, the Vietnam Human Rights Act.

Tôi kêu gọi các đồng sự của tôi hãy cùng tôi xác định quyết tâm của chúng ta mang lại nền dân chủ và sự tôn trọng nhân quyền ở Việt Nam, và ủng hộ Tu Chính Án dưới Hình Thức một Dự Luật Thay Thế cho HR 1410, Bộ Luật về Nhân Quyền cho Việt Nam.

seal of department of state

Official Department of State Response to STOP EXPANDING TRADE WITH VIETNAM AT THE EXPENSE OF HUMAN RIGHTS

Pursuing Progress on Human Rights with Vietnam

Please see the bottom of the response for the Vietnamese translation.

By Michael Posner

I would like to thank all of you who signed this petition underscoring Americans' concern for human rights in Vietnam and the United States-Vietnam relationship. As our dialogue with Vietnam evolves, we are especially cognizant of the views of the Vietnamese community in the U.S.

The United States will remain diligent in pursuing progress on human rights in our high-level engagement as we pursue a wide array of security, economic, and strategic interests with Vietnam. In our discussions with the Vietnamese government, we emphasize that progress on human rights, including the release of political prisoners and freedom of religion, is a necessary part of improving United States-Vietnam relations. Secretary of State Clinton raised our human rights concerns with President Sang when they met at the November 2011 Asia-Pacific Economic Cooperation (APEC) meeting in Honolulu, Hawaii. U.S. Ambassador to Vietnam David Shear has raised similar concerns in all of his high-level meetings since arriving in Vietnam last August, and he and the Mission regularly engage Vietnamese government officials, nongovernmental organizations, and other individuals as part of our Government's commitment to promote greater respect for human rights in Vietnam.

During the annual United States-Vietnam Human Rights Dialogue meeting in November, I, along with Ambassador-At-Large for International Religious Freedom Suzan Johnson Cook and other high-level officials, urged Vietnam to release all political prisoners, strengthen religious freedom, ratify and implement the Convention Against Torture, and take other steps to protect and promote universal human rights.

My colleague, Kurt Campbell, Assistant Secretary of State for East Asian and Pacific Affairs, underscored these concerns directly with Vietnamese officials during his most recent visit to Hanoi on February 2. Read a transcript of his press conference in Hanoi here (PDF).

In addition, our engagement with Vietnam on trade, including through its interest in the Generalized System of Preferences (GSP) and its participation in the Trans-Pacific Partnership (TPP) negotiations, has provided opportunities to raise these issues. Both GSP and TPP include commitments to labor rights protections, including freedom of association.

The Obama Administration is committed to an ongoing dialogue with the Vietnamese American community. On March 5, 2012, my colleagues and I participated in a briefing held by the White House Office of Public Engagement for 165 Vietnamese Americans from 30 states who work across diaspora communities in order to promote human rights, global partnerships, and opportunities for Vietnamese abroad. During the meeting, we stressed that human rights issues are a key component of ongoing discussions with Vietnam and that the United States continuously engages Vietnam on human rights through many different channels, including the annual United States-Vietnam Human Rights Dialogue.

I encourage everyone involved in this petition to continue to express your views and concerns to the Administration, and most importantly to the Vietnamese government. I also encourage you to follow our work on http://www.humanrights.gov. (Also, see the State Department's 2010 Human Rights Report for Vietnam and the latest International Religious Freedom Report for Vietnam).

We look forward to meaningful dialogue and partnerships with your community in the future.

Michael Posner is Assistant Secretary for Democracy, Human Rights and Labor at Department of State

 




Theo đuổi tiến bộ về nhân quyền với Việt Nam

Michael Posner, Phụ tá Ngoại trưởng đặc trách Nhân quyền và Lao động

Tôi xin cảm ơn tất cả quý vị đã ký thỉnh nguyện thư này, nêu bật mối quan tâm của người Mỹ đối với nhân quyền tại Việt Nam và mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Trong lúc chúng tôi tiếp tục đối thoại với Việt Nam, chúng tôi đặc biệt chú ý đến quan điểm của cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ sẽ vẫn kiên trì theo đuổi những tiến bộ về nhân quyền trong khi giao tiếp ở cấp cao, đồng thời theo đuổi nhiều lợi ích về an ninh, kinh tế, và chiến lược với Việt Nam. Trong các cuộc thảo luận của chúng tôi với chính phủ Việt Nam, chúng tôi nhấn mạnh rằng tiến bộ về nhân quyền, trong đó có việc thả tù chính trị và tự do tôn giáo, là một phần cần thiết để cải thiện quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Bộ trưởng Ngoại giao Clinton đã nêu lên mối quan tâm của Hoa Kỳ về nhân quyền với Chủ tịch nước Sang khi hai vị gặp nhau hồi tháng 11 năm 2011 tại hội nghị Hợp tác Kinh tế châu Á- Thái Bình Dương (APEC) họp tại Honolulu, Hawaii. Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam David Shear đã nêu lên các quan tâm tương tự trong tất cả các cuộc họp cấp cao của ông kể từ khi đến Việt Nam hồi tháng 8 năm ngoái, và ông và đại sứ quán thường xuyên giao tiếp với các giới chức chính phủ Việt Nam, các tổ chức phi chính phủ, và nhiều người khác, trong khuôn khổ việc thực hiện quyết tâm của chính phủ Hoa Kỳ thúc đẩy cho nhân quyền được tôn trọng nhiều hơn ở Việt Nam.

Trong cuộc Đối thoại thường niên về Nhân quyền giữa Hoa Kỳ và Việt Nam hồi tháng 11, tôi cùng Đại sứ lưu động về Tự do Tôn giáo Quốc tế Suzan Johnson Cook và một số giới chức cao cấp khác, đã hối thúc Việt Nam trả tự do cho tất cả các tù chính trị, tăng cường tự do tôn giáo, phê chuẩn và thực thi Công ước Chống Tra tấn, và thực hiện các biện pháp khác để bảo vệ và thăng tiến các quyền phổ quát của con người.

Đồng nghiệp của tôi, Kurt Campbell, Phụ tá Ngoại trưởng đặc trách Đông Á và Thái Bình Dương, đã trực tiếp nhấn mạnh các quan tâm này với các giới chức Việt Nam trong chuyến đi thăm gần đây nhất của ông đến Hà Nội ngày 2 tháng 2. Xin mời đọc bản ghi lại cuộc họp báo của ông ở Hà Nội tại đây (PDF).

Ngoài ra, sự giao tiếp của chúng tôi với Việt Nam về thương mại, bao gồm lợi ích của Việt Nam trong Hệ thống Ưu đãi Thuế quan Phổ cập (GSP) và sự tham gia của Việt Nam vào các cuộc đàm phán về hiệp định Quan hệ Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), đã cung cấp những cơ hội để nêu lên các vấn đề này. Cả hai vấn đề GSP và TPP đều bao gồm những cam kết bảo vệ người lao động, kể cả quyền tự do lập hội.

Chính quyền của Tổng thống Obama cam kết tiếp tục đối thoại với cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ. Ngày 5 tháng 3 năm 2012, các đồng nghiệp của tôi và tôi đã tham gia một buổi thuyết trình được Văn phòng Giao tiếp với Quần chúng của Tòa Bạch Ốc tổ chức, dành cho 165 người Mỹ gốc Việt đến từ 30 tiểu bang đang làm việc trong nhiều cộng đồng người Việt khắp nơi để thúc đẩy nhân quyền, sự hợp tác toàn cầu, và cơ hội cho người Việt Nam ở nước ngoài. Trong buổi thuyết trình này, chúng tôi nhấn mạnh rằng vấn đề nhân quyền là một thành phần then chốt của các cuộc thảo luận đang tiếp diễn với Việt Nam, và rằng Hoa Kỳ tiếp tục giao tiếp với Việt Nam về nhân quyền thông qua nhiều phương tiện khác nhau, trong đó có cuộc Đối thoại thường niên về Nhân quyền giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.

Tôi khuyến khích tất cả những ai tham gia vào thỉnh nguyện thư này tiếp tục bày tỏ quan điểm và quan tâm của mình với chính quyền Hoa Kỳ, và quan trọng nhất là với chính phủ Việt Nam. Tôi cũng khuyến khích quý vị theo dõi công việc của chúng tôi tại: http://www.humanrights.gov. (Ngoài ra, xin xem Báo cáo Nhân quyền của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về Việt Nam năm 2010Báo cáo mới nhất về Tự do Tôn giáo Quốc tế liên quan đến Việt Nam).

Chúng tôi mong muốn được đối thoại và hợp tác có ý nghĩa với cộng đồng của quý vị trong tương lai.


Hình ảnh tham dự biểu tình biểu dương lực lượng tại Thủ Đô Người Việt Tỵ Nạn Ottawa Canada vào ngày 5 tháng 5 năm 2012.

Cộng Đồng Người Việt Canada  biểu tình để yễm trợ Thỉnh Nguyện Thư gửi Quốc Hội Canada do Liên Hội Người Việt Canada phát động với mục tiêu tranh đấu Nhân quyền cho Việt Nam được sự hổ trợ tích cực của các vị Dân biểu Quốc Hội Canada cùng chung chiến tuyến.Chúng tôi từ Edmonton Alberta với quyết tâm cùng người Việt khắp nơi đồng lòng đứng lên đáp lời sông núi, hành trang mang đầy nhiệt huyết cho quê hương, thiết tha kêu gọi Nhân Quyền Khẩn Cấp!!! cứu nguy dân tộc Việt Nam chúng tôi sắp phải đắm chìm !. Đây là biểu tượng của hồn thiêng sông núi đã và đang lan tràn khắp mọi nơi trên thế giới. Đặc biệt Quốc Tế sẽ quan tâm vạch trần tội ác diệt chủng của CSVN,người Việt hải ngoại yễm trợ người Việt trong nước vùng lên diệt Cộng để cứu nguy sơn hà.

Nguyễn Lợi 
CT.Hội Cựu TNCT Edmonton

Được sự ủy quyền của HT.Trương Minh Liêm
 Đại diện Hội Cựu Quân Nhân QLVNCH Edmonton
 Tham dự biểu tình trước Tòa nhà Quốc Hội Canada



May 24, 2012


Bộ Ngoại Giao Công Bố Phúc Trình Nhân Quyền


Bộ Ngoại Giao Công Bố Phúc Trình Nhân Quyền

Báo Mạch Sống, ngày 24/05/2012

Ngày hôm nay, Bà Ngoại Trưởng Hillary Clinton công bố bản phúc trình về tình trạng nhân quyền ở gần 200 quốc gia trên thế giới. Trong phần nói về Việt Nam, bản phúc trình cho thấy một toàn cảnh đen tối, tụt lùi:

“Các vấn đề nhân quyền đáng kể nhất ở quốc gia này là sự hạn chế trầm trọng của chính quyền đối với quyền chính trị của người dân, đặc biệt là quyền thay đổi chính quyền; các biện pháp gia tăng nhằm hạn chế quyền tự do công dân; và tình trạng lũng đoạn hệ thống tư pháp và công an.” 

Bản phúc trình nhân quyền của Bộ Ngoại Giao năm nay thay đổi về hình thức so với những năm trước đây.

“Chúng tôi hoan nghênh sự thay đổi này vì bản phúc trình năm nay liệt kê các sự kiện tương đối rành mạch và đầy đủ theo thứ tự ngày tháng, và như vậy sẽ giúp cho chính Bộ Ngoại Giao theo dõi tiến triển về nhân quyền từ năm này sang năm khác”, Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Điều Hành của BPSOS, nhận xét.

Tuy nhiên, Ông cho biết rằng có nhiều điểm vẫn còn khiếm khuyết hay thiếu chính xác về nội dung.

“Chẳng hạn, bản phúc trình chỉ công nhận khoảng 100 tù chính trị, trong khi chúng tôi đã đưa cho họ danh sách của gần 600 người.”

Như một ví dụ khác, Ông cho biết rằng vấn đề đàn áp đẫm máu các đồng bào người Hmong ở Mường Nhé, Điện Biên đã chỉ được nhắc đến một cách lướt qua và bị lờ đi khía cạnh đàn áp tôn giáo và cướp đất. Phần nói về đồng bào thiểu số Tây Nguyên cũng vậy.

“Một điểm tích cực của bản phúc trình là thừa nhận rằng các cải thiện về tự do tôn giáo đã bị khựng lại,” Ts.Thắng nói.

Ông cho biết là một nhóm chuyên gia về nhân quyền được BPSOS thành lập đang nghiên cứu kỹ lưỡng hơn bản phúc trình này để góp ý với Bộ Ngoại Giao.

Hàng năm BPSOS đều đóng góp thông tin cho bản phúc trình nhân quyền, do Vụ Dân Chú, Nhân Quyền và Lao Động của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đảm nhận việc soạn thảo. Trong thời gian bản phúc trình đang được soạn thảo, tháng 4 và tháng 5 vừa qua, BPSOS đã hai lần gặp riêng các giới chức thuộc bộ phận này để đề nghị một số điểm cần nêu lên trong bản phúc trình.

“Có một số điểm chúng tôi đề nghị đã được thể hiện trong bản phúc trình năm nay, nhưng có nhiều điểm chúng tôi thấy rằng vẫn chưa thay đổi,” Ts. Thắng nhận định. “Tất cả những người tranh đấu cho nhân quyền ở Việt Nam cần tiếp tục vận động để cải tiến bản phúc trình của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.”

Gần đây, BPSOS phối hợp với Nghị Hội Người Việt Toàn Quốc Tại Hoa Kỳ (NCVA) để phát hành bản tin nhân quyền hàng tháng với mục đích cập nhật thông tin đều đặn hơn cho Bộ Ngoại Giao và Quốc Hội Hoa Kỳ, các chính quyền trong thế giới tự do, và các tổ chức nhân quyền quốc tế.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Toàn bộ bản phúc trình:   
http://www.state.gov/j/drl/rls/hrrpt/humanrightsreport/index.htm#wrapper
 
 


Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế
Gửi thư cho Ngoại Trưởng Clinton

 
(Tin từ Tổ Chức Quốc Tế
Yểm Trợ Cao Trào Nhân Bản)
 
Nhân dịp Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton thăm Hà Nội vào ngày 10 tháng Bảy, 2012, Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế đã gửi cho Bà Clinton một văn thư, mà toàn thể nội dung được  chuyển sang Việt ngữ như sau:
 
Ngày 8 tháng Bảy, 2012
 
Kính gửi Bà Hillary Clinton
Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ
 
Đồng kính gửi:
 
- Tổng Thống Barack Obama
- Bộ Trưởng Quốc Phòng Leon Panetta
- Phụ Tá Ngoại Trưởng Kurt Campbell
- Phụ Tá Ngoại Trưởng Michael Posner
- Phó Phụ Tá Ngoại Trưởng Andrew Shapiro
- Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam David Shear
     
 Kính thưa Bà Ngoại Trưởng,
 
 Người dân Việt Nam vui mừng được biết bà đang sửa sọan thăm viếng nhiều nước, kể cả thủ đô Hà Nội vào ngày 10 tháng Bảy, để trình bầy về chiến lược của Hoa Kỳ tại vùng châu Á – Thái Bình Dương, một trong những khu vực trọng yếu nhất của thế kỷ 21.
 
Vào những tuần lễ gần đây, trước khi bà tới Hà Nội, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã gia tăng vi phạm những nhân quyền căn bản của người dân Việt Nam. Những vi phạm này đi từ quấy nhiễu các bloggers đến việc dẹp bỏ các cuộc tụ họp ôn hòa. Những quyền này là những giá trị phổ quát đã được Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc theo đuổi để thăng tiến các cá nhân và cộng đồng trên toàn thế giới.
 
Để góp phần vào những cố gắng của bà, chúng tôi xin xác định rằng:
 
1. Người dân Việt Nam rất muốn đất nước chúng tôi trở thành đối tác chiến lược của Hoa Kỳ vì sự tái võ trang gây hấn của Trung Quốc và cuộc tranh chấp đang diễn ra tại Biển Đông. Tuy nhiên, để Hoa Kỳ có thể tạo được một sự hợp tác thực sự, lâu dài, an toàn, hòa bình và ổn định trong vùng này, bà nên tìm sự hợp tác với một Việt Nam tự do và dân chủ.
 
2. Dân chủ hóa Việt Nam không phải chỉ quan trọng cho chiến lược an ninh của Hoa Kỳ mà còn giúp cho Viêt Nam trong tương lai   trở thành  một quốc gia dân chủ mạnh và thịnh vượng trong vùng.
 
Hiện nay, Việt Nam vẫn còn theo chế độ độc đảng, trong đó không có phân quyền giữa các ngành hành pháp, lập pháp và tư pháp. Đảng Cộng Sản Việt Nam kiểm soát chặt chẽ mọi cấp chính quyền, điều khiển Quốc Hội, can thiệp vào công việc của tòa án, hướng dẫn và theo dõi truyền thông đại chúng, và phủ nhận mọi nhân quyền căn bản của người dân Việt Nam.

Không có bầu cử tự do và công bằng, và cũng không có nghiệp đoàn độc lập để bảo vệ quyền lợi của hàng triệu công nhân người Việt. Người dân bất đồng ý kiến và phát biểu quan điểm của mình một cách ôn hòa bị bắt bỏ tù.
 
Đảng Cộng Sản Việt Nam và những đồng bọn ác độc tại địa phương cùng thân nhân của họ đã đưa Việt Nam tới bờ phá sản qua lãng phí và đầu tư không hiệu quả. Tài sản khổng lồ nằm trong tay một số nhỏ những kẻ cầm quyền tham nhũng, trong khi đại đa số dân chúng sống trong nghèo nàn; giá sinh hoạt tăng vọt – giá điện, nước, xăng dầu tăng lên từng ngày – tiền “đồng” Việt Nam mất giá trong khi tiền lương không tăng. Dân chúng, nhất là giới công nhân, phải lao động ngày đêm, mà vẫn không có được cuộc sống hẳn hoi. Rất nhiều người dân yêu nước đã lên tiếng đòi thay đổi để có dân chủ.
 
Thưa Ngoại Trưởng Clinton, theo chỗ tôi được biết, trước khi rời APEC để tham dự hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Bali, Indonesia vào tháng 11 năm ngoái, Tổng Thống Obama đã long trọng tuyên bố: “Như lịch sử đã chứng minh, qua tiến trình lâu dài, dân chủ và phát triển kinh tế đi đôi với nhau. Thịnh vượng mà không có tự do và dân chủ, chỉ là hình thức khác của nghèo khó”.

Trước lời tuyên bố đó, tại Trung Tâm Đông Tây ở Hawaii, bà cũng đặc biệt đề cập tới Việt Nam trong một diễn văn về chính sách đối với châu Á, khi nói rằng: “Chúng tôi đã nói rõ với Việt Nam rằng nếu Việt Nam muốn phát triển một mối liên hệ hợp tác chiến lược, Việt Nam  phài tăng thêm việc tôn trọng và bảo vệ nhân quyền của người dân”. Phụ Tá Ngoại Trưởng Kurt Campbell và vào tháng trước Bộ Trưởng Quốc Phòng Leon Panetta và Phó Phụ Tá Ngoại Trưởng Andrew Shapiro cũng đã  nói rõ với Hà Nội các điều kiện này.
 
3. Dân chủ hóa Việt Nam vừa quan trọng cho việc tái cân bằng cho chiến lược Hoa Kỳ ở châu Á – Thái Bình Dương vừa là ước vọng lâu đời của nhân dân Việt Nam.
 
Trước sự thích hợp của các sự việc trong hiện tại, chúng tôi trân trọng đề nghị:
 
a) Tình trạng chính trị hiện thời ở Việt Nam là cơ hội bằng vàng để Hoa Kỳ bầy tỏ sự ủng hộ một chế độ chính trị cởi mở hơn. Nói rõ hơn, trước khi quá muộn, nhà cầm quyền Việt Nam nên đưa ra một thời biểu về một cuộc bầu cử tự do và công bằng dưới sự giám sát của Liên Hiệp Quốc, đế nhân dân Việt Nam có thể bầy tỏ nguyện vọng của mình về việc chọn lựa một chế độ chính trị phù hợp cho đất nước.
 
b) Trở ngại chính trị lớn là điều 4 Hiến Pháp, quy định phi pháp vai trò độc quyền lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Điều này phải loại bỏ để thiết lập một chế độ dân chủ pháp trị.
 
c) Nhà cầm quyền Việt Nam phải ngừng quấy nhiễu, bắt giữ và cầm tù những công dân phát biểu quan điểm của mình một cách ôn hòa. Họ phải thả tất cả tù nhân lương tâm, và chấm dứt đe dọa hoặc quấy nhiễu các cựu tù nhân chính trị.

d) Trong khi phải tập trung cố gắng vào việc đòi thả tất cả tù nhân chính trị, chúng ta cũng cần phải nỗ lực  đạt được  những tiến bộ có tính lâu dài, cụ thể và khả thi bằng cách khuyến khích sửa lại Bộ  hình luật. Ưu tiên là bỏ những điều như 79 (lật đổ chính quyền), điều 88 (tuyên truyền chống lại chính quyền), là những điều mơ hồ và không nói rõ lý do bắt giữ và bỏ tù những người vi phạm.

Nhà cầm quyền Việt Nam phải chấm dứt xâm phạm và khám nhà, cùng bắt người mà không có trát của tòa án. Chính quyền Hoa Kỳ, làm việc với các cơ quan quốc tế ngoài chính phủ (NGO), có thể giúp đỡ chính quyền Việt Nam tu chỉnh bộ hình luật và việc thi hành luật phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế để luật pháp không còn được dùng để trừng phạt những người hành xử nhân quyền của mình.
 
e) Nhà cầm quyền Việt Nam phải thực thi tự do tôn giáo, công nhận quyền tư hữu, và khuyến khích các nghiệp đoàn độc lập cũng như thương lượng tập thể.
 
Tôi vững tin rằng những người như chúng tôi đã mất tự do khi cuộc chiến chấm dứt vào năm 1975 cuối cùng có thể  đạt được thắng lợi trong việc bảo vệ  tự do và nhân phẩm, cũng như trong việc thành lập một liên minh vững mạnh cho an ninh thế giới để vượt qua bất cứ một đe dọa nào về quân sự.

Nhưng trước hết, chúng ta phải hoàn tất những đòi hỏi về cải tổ chính trị, khởi đầu bằng mối liên hệ tốt đẹp giữa Hoa Kỳ và Đông Nam Á. Không phải bằng tạm thời ủng hộ độc tài, mà bằng gốc rễ sâu đậm của nền dân chủ mới. Tại Việt Nam, Cao Trào Nhân Bản của chúng tôi cam kết hoàn thành những mục tiêu dân chủ đó trong sự ủng hộ một Việt Nam kiên trì tại thời điểm trọng đại này.
 
Xin cám ơn bà rất nhiều,
Trân trọng kính chào bà.
 
Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế
Sáng lập và Chủ Tịch Cao Trào Nhân Bản tại Việt Nam
 
 
 







Honorable Hillary Clinton
Secretary of State
Department of State
2201 C Street NW
Washington, D.C.
The United States of America
 
Cc: President Barack Obama
      Secretary of Defense Leon Panetta
      Assistant Secretary of State Kurt Campbell
      Assistant Secretary of State Michael Posner
      Deputy Assistant Secretary of State Andrew Shapiro
      US Ambassador to Vietnam David Shear
 
July 8, 2012
 
Dear Madame Secretary,
 
The Vietnamese people are very pleased to know that you are visiting  many capitals including Hanoi on July 10, to justify the U.S. strategy in Asia – Pacific, one of the most critical areas of the 21st century.
 
In recent weeks,  before your visit  to Hanoi the Vietnamese communist authorities have increasingly violated the basic human rights of the Vietnamese people.  These violations range from harassing internet bloggers to dispersing peaceful gatherings. These rights are the universal values that the United States and United Nations are pursuing in order to empower individuals and communities throughout the world.  

In light of your efforts, we would like to assert that:
 
1/ The Vietnamese people very much wish for our country to become a strategic partner of the United States because of an aggressive remilitarized China and the ongoing East Sea dispute. However, in order for the United Stats to forge a true, long-term partner for security, peace and stability in this region, you would do well to seek a partnership with a free and democratic Vietnam.
 
2/ Democratization of Vietnam is not only important for the U.S. strategic security but also for the future of Vietnam as a strong and prosperous democratic country in the region.
 
Today, Vietnam is still under a one party system where there is no distinct separation of the executive, judiciary and legislative branches. The Vietnamese Communist Party (VCP) strictly controls the government at all levels, manipulates the National Assembly, intervenes into the court procedures, monitors the mass media, and deprives the Vietnamese people of all basic human rights. There are no free and fair elections, and no independent unions to protect millions of Vietnamese workers.  People who disagree and express their own opinions in a peaceful way are imprisoned.
 
The VCP and their cruel local cronies and relatives have driven Vietnam to the brink of bankruptcy through wasteful, inefficient investments.  Incredible wealth is in the hands of a small group of corrupt apparatchiks, while the majority of people live in poverty; the cost of living is soaring; the prices of electricity, water, and gasoline are rising day by day; the Vietnamese “dong” is losing its value while wages and salaries are stagnant. People, especially workers, have to toil night and day, yet cannot make a decent living. 
Many patriotic people are voicing for democratic change.
 
Secretary Clinton, as far as I know before leaving APEC to attend the ASEAN summit at Bali, Indonesia in November last year, President Obama solemnly declared: “As history has proven, through the long process, democracy and economic development are companions together.  Prosperity without freedom and democracy is just another form of poverty”. 

 Prior to that declaration, at the East West Center in Hawaii, you also specifically addressed Vietnam in a speech on Asia policy by saying:  “We made it clear to Vietnam that if we want to develop a relationship of strategic cooperation Vietnam should do more to respect and protect the rights of its citizens”. Assistant Secretary Kurt Campbell and last month the US Defense Minister Leon Panetta and Deputy Secretary Andrew Shapiro have also expressed those conditions to Hanoi.
 
3/ Democratization of VN is equally essential for rebalancing of U.S. strategy in Asia – Pacific and to our Vietnamese people’s long-term aspiration.
 
In light of the congruence of current events, we recommend the following:
 
          a.  The current political situation in Vietnam is a golden opportunity for the U.S. to express support for a more open political system.  Specifically, before it is too late, the Vietnamese government should adopt a timetable for a free & fair election under the supervision of the United Nations in which the Vietnamese people will be able to express their own will regarding their country’s political system.
 
          b.  The major political impediment is Article 4 of the Constitution, which imposes the illegal primacy of the VCP.  This article should be abolished in order to establish the rule of law.
 
           c. The Vietnamese government should cease harassment, arrest, and imprisonment of citizens who peacefully express their own opinions.  They should release all prisoners of conscience. The Vietnamese government should also stop threatening and harassing former imprisoned activists.
 
           d.  While our efforts should be concentrated on the release of all political prisoners, we should also thrive to achieve long-term, concrete, sustainable, verifiable progress by encouraging criminal code reform.  Priority should be made to abolish provisions such as Article 79 (trying to overthrow government) and Article 88 (Propaganda against government) which are vague and ill-defined reasons to arrest and imprison people.

The Vietnamese government should stop invading and searching homes, and arresting people without court orders. The U.S. government, working with international NGOs, can help the Government of Vietnam (GVN)  bring its criminal code and practices into conformity with international standards so that laws are not used to punish people for exercising their human rights.
 
          e. The GVN should implement freedom of religion, recognize private property and encourage independent labour unions and collective bargains.
 
I am confident that we who lost freedom when the past war ended in 1975 can finally achieve the triumph of freedom and human dignity, as well as a strong alliance for international security to overcome any emerging military threat. But first we must accomplish the required political reforms, starting with  the good relationship between the U.S. and South East Asia.  Not in temporary support of dictatorships, but with deep roots in new democracies.  In Vietnam, our Non-Violent Movement For Human Rights is committed to achieving these democratic goals in support of a resilient Vietnam  at this momentous time.
 
Thank you very much for your consideration.
 
Respectfully yours,

 
Dr Nguyen Dan Que
Founder & Chairman of The Non-Violent Movement in Vietnam

Physician Nguyen Dan Que has spent 20 years in jail for complaining about the Vietnamese government's health care policies, and founding a human rights organization.Physician Nguyen Dan Que has spent 20 years in jail for complaining about the Vietnamese government's health care policies, and founding a human rights organization.

Nguyen Dan Que was first arrested in 1978 while working as doctor at the Cho-Ray Hospital in Saigon City. He complained about the government's health care policies, and spent ten years in prison for it. After his release, Nguyen founded a human rights organization, issued a manifesto — and received eight more years in jail.

Now, after three arrests and 20 years in prison, Nguyen is officially free. Except that there are six guards stationed outside his house, his medical licence has been revoked, his Internet access is blocked, his telephone has been cut off, his mail is monitored and some visitors to his home have been threatened with losing their jobs, says Nguyen's brother Quan Quoc, a doctor living in Virginia. "There's no indication of when this will end," says Quan Quoc

(bài đọc thêm)

Tại Sao Obama Tái Đắc Cử Tổng Thống
và Romney Lại Thất Cử?

Lưu Nguyễn Đạt, TS, LS 
November 10, 2012


Cuộc Bầu cử Tổng Thống thứ 57
đã diễn ra vào ngày 6 tháng 11 năm 2012.

Trong cuộc bầu cử năm 2012 Cử Tri Đoàn (CTĐ/Electoral College) trên toàn quốc gồm có 538 cử tri (electors), ngang với tổng số nghị sĩ và dân biểu của 50 tiểu bang, cộng với 3 cử tri của District of Columbia (100 nghị sĩ +435 dân biểu+3 phiếu của D.C.).

Thông thường thì ứng cử viên Tổng Thống và Phó Tổng Thống được coi là thắng cử nếu đạt được số Phiếu Dân Bầu (popular vote) cao nhất và cũng gom được số phiếu CTĐ tối đa, năm nay là 270 phiếu (538 CT chia đôi = 269 CT+1) trên toàn quốc.

Trong mọi trường hợp, quyết định của CTĐ [Electoral College vote] là tối hậu, dù ngược lại với ý định của dân qua số Phiếu Dân Bầu (PDB/Popular vote). Đó là lý do mà lần thứ tư trong lịch sử bầu cử Tổng Thống và Phó Tổng Thống Hoa Kỳ, tại cuộc Bầu cử năm 2000, Bush được chọn làm Tổng Thống dù được ít PDB (50,456,062) trên toàn quốc, nhưng lại đã gom được 271 phiếu CTĐ, hơn số phiếu cần thiết (270) để đắc cử.  Ngược lại, ứng cử viên Gore đã thua dù có số PDB cao hơn (51,003,926), nhưng chỉ gom được 266 phiếu CTĐ.[1]

Đáng lẽ ứng cử viên Mit Romney của Đảng Cộng Hoà phải thắng cuộc bầu cử Tổng Thống 2012 một cách dễ dàng, vì cuối nhiệm kỳ đầu của Tổng Thống Obama, dân chúng Hoa Kỳ đang đối mặt với:

  • một Đương Kim Tổng Thống[2] [ĐKTT] nhiều nhược điểm;
  • một nền kinh tế còn kiệt quệ, thâm thủng, ngoi ngóp;
  • một mức độ thất nghiệp cao, gần 8% từ nhiều năm qua;
  • một án lệnh của Tối Cao Pháp Viện cho phép tăng trưởng tài trợ kinh phí tranh cử không hạn chế;
  • bên cạnh một ứng cử viên Cộng Hoà có thành tích ôn hoà và nhiều kinh nghiệm kinh doanh trong quá khứ, khi làm Thống Đốc Tiểu Bang Massachussetts…

Ấy thế mà kết quả của cuộc bầu cử Tổng thống cuối ngày mùng 6 tháng 11 năm 2012 lại khác hẳn với dự đoán: ĐKTT Obama dẫn đầu với 60,346,821 phiếu dân bầu [PDB], với tỷ số 50.4%, trong khi Romney nhận được 57,559,156 PDB, VỚI 48.1%.

Số Phiếu Dân Bàu trên cũng đã ảnh hưởng tới sự lựa chọn của Cử Tri Đoàn, do đó Obama nhận được 303 phiếu Cử Tri [CT], trong khi Romney thu được 206 phiếu.  Điển hình như là:


  
Phiếu Cử Tri

Obama

Romney

ELECTORAL VOTES (270 TO WIN)

303

206

Với kết quả gây cấn [Phiếu Dân Bầu] tại các Tiểu Bang “Sôi Đậu” nghiêng ngửa [Swing States]:

 

OBAMA

ROMNEY

VIRGINIA99% RPT.

50.8%

47.8%

FLORIDA100% RPT.

49.9%

49.3%

N. CAROLINA100% RPT.

48.4%

50.6%

OHIO99% RPT.

50.1%

48.2%

NEW HAMPSHIRE99%  RPT.

52.2%

46.5%

COLORADO94% RPT.

51.2%

46.5%

WISCONSIN100% RPT.

52.8%

46.1%

IOWA99% RPT.

52.1%

46.5%

NEVADA99% RPT.

52.3%

45.7%


Và Tổng Phiếu Dân Bầu Toàn Quốc [National Popular Vote]

  

OBAMA

OMNEY

 
  TOTAL

60,346,821

57,559,156

 
 PERCENT

50.4%

48.1%

 



Khi kết quả kiểm PDB đã hoàn tất tại tất cả 50 Tiểu Bang, Obama sẽ lấy nốt tổng số 29 PCT của Florida và sẽ là vị Đương Kim Tổng Thống được tái cử và thắng lớn với  332 Phiếu Cử Tri toàn quốc, so với số 206 PCT dành cho Romney. 

Tuy nhiên, đây là một cuộc bầu cử nhiều hào hứng, bất phân thắng bại, với một tỷ lệ Phiếu Dân Bầu sát nút dành cho cả hai đối thủ: Obama 51% PDB và Romney 49% PDB.  Với nhiều hân hoan cho người dân ủng hộ Obama[care] của Đảng Dân Chủ.  Với nhiều thất vọng tràn trề cho những ai đắm đuối với Romney và Ryan của Đảng Cộng Hoà trong cuộc bầu Tổng Thống Hoa Kỳ 2012 này. 

Liệu sự chọn lựa “màu cờ sắc áo” trên có dẫn tới hiện tượng một đất nước chia rẽ trầm trọng về lập trường và định hướng mà cơ quan công luận, các chính trị gia gọi là “a deeply di­vided na­tion”?[3]  

I. Những Lý Do Khiến Barack Hussein Obama
Tái Đắc Cử Tổng Thống

1. Tổ Chức Tranh Cử:

Với tư cách Đương Kim Tổng Tổng Thống [ĐKTT], Barack Hussein Obama có gần 4 năm của nhiệm kỳ đầu để sửa soạn “tức khắc” cuộc tranh cử cho nhiệm kỳ 2.  Do đó Obama đã gây được rất nhiều hậu thuẫn và tiền bạc để tổ chức hơn 140 trung tâm vận động tranh cử trên toàn quốc, trong khi ứng cử viên Cộng Hoà Mitt Romney chỉ có chưa đầy 3 mùa xuân, hạ, thu để tranh cử, với một quỹ vận động tranh cử ít ỏi hơn nhiều, với vỏn vẹn chưa tới 40 văn phòng vận động thường trực.

2. Kinh nghiệm tổ chức cộng đồng của Obama tại Chicago, Tiểu Bang Illinois, lại giúp Obama trong kỳ tranh cử này thấy rõ nhu cầu của các cộng đồng gặp khó khăn tại các địa danh nhiều trở ngại về mặt kinh tế, xã hội. Dù thực sự các chương trình kinh bang tế thế hãy còn thâm thủng về mặt vĩ mô, nhưng tới cách thức trợ giúp dân khổ tại hạ tầng cơ sở, thì Obama lại có sáng kiến, dù tạm bợ, dù ít ỏi, nhưng khả thi, khả kiến, cốt để làm vừa lòng dân.  Mị dân đôi khi cũng có hiệu lực tức thời — an ủi, vỗ về.  Dù là biện pháp “band-aid”, nhưng vẫn là những trợ giúp có hiệu lực trông thấy ngay.  Chúng ta đừng ngạc nhiên, trong khi kinh tế đang suy thoái, lại thấy chính phủ Liện Bang cấp chi phí cho những dự án mở đường, xây cầu, dựng tường cảnh, đôi khi phí phạm, không cần thiết.  Nhưng lại cần để có thêm công ăn việc làm cho dân thấy ngay tức khắc.

3. Nghiêng về Mạng Lưới Xã Hội, Sắc Dân, Giới Tính

Tổ chức tranh cử của Obama tăng cường về mặt kỹ thuật kết nối tinh vi mạng lưới chính trị xã hội, hạ tầng cơ sở; nhằm vào giới trẻ; sắc dân da màu, nhất là Mỹ-Phi Châu, Mỹ gốc Latino [Hispanic/Mỹ La Tinh]; có dấu hiệu móc nối cả với thành phần di dân bất hợp pháp [?], phạm pháp [?], nhằm tăng trưởng số người đi bầu một cách khoáng đại, dễ dãi, miễn thuận lợi cho mục tiêu “kết đầu” chính trị của Đảng cầm quyền.  Nếu đó là sự thật, nếu những vi phạm luật bầu cử lại được “hợp thức hoá” một cách tinh vi, gian trá, hay bỏ qua cho tiện, thì những thủ đoạn tranh cử, thu dân, kết nạp lá phiếu đó có khác gì những mánh lới pháp quyền rừng rú của CSVN?  Nếu đó chỉ là những tin đồn thất thiệt, vu khống, không đúng sự thực, thì thật là may mắn cho chính nghĩa dân chủ Hoa Kỳ. Rất mong phải là như vậy.

Ở các Tiểu Bang Colorado, New Mexico, Nevada, Ohio, Virginia, Florida, sắc dân Latino đã chọn Obama với tỷ lệ tư 60% tới 87% mà chỉ dành cho Romney một tỷ số rất khiêm nhường.  Tổng số người di dân gốc Latino/Mỹ La-Tinh đang vượt quá 50 triệu dân mà một nửa nay đủ quyền ứng cử và bầu cử một cách hợp lệ, hợp pháp.

Thành phần cử tri trên toàn quốc có su hướng bầu và chọn Obama đa số bao gồm giới thành thị; nữ giới độc thân, có học vấn và nghề nghiệp, chủ trương bảo vệ quyền tự quyết phá thai; và các công dân cấp tiến, nam và nữ, đã từng chủ trương hay cảm tình với chế độ phối ngẫu đồng tính, mỗi lúc mỗi hợp pháp hoá tại cấp Tiểu Bang, thị trấn.

4. Đặt Trọng Tâm vào các Tiểu Bang “Đong-Đưa”/Swing States

Kết quả sơ khởi của cuộc Bầu Cử Tổng Thống 2012 cho thấy Obama đã thắng hầu hết tại các Tiểu Bang “Đong-Đưa” [TBĐĐ] hay Swing States như  Ohio, Vir­ginia, Col­o­rado, Iowa, Wis­con­sin, Ne­vada, New Hamp­shire, Flor­ida.  Số Phiếu Cử Tri tại các TBĐĐ đã hùn hợp với số PTC của hai Tiểu Bang bàn đạp Dân Chủ là New York [29 PCT] và California [55 PCT] để giúp Obama thắng cử với tổng số 332 PCT trên toàn quốc.  Lý do là tổ chức tranh cử của Obama đã “xuất quân” sớm và miệt mài gây ưu thế và cảm tình tại các TBĐĐ/Swing States trên, mà đa số dân chúng có lập trường độc lập, cấp tiến, linh động, với thành tích quyết định tối hậu, đóng chốt, của những cuộc bầu cử Tổng Thống trước đây.

5. Cứu Nguy Các Hãng Sản Xuất Xe Hơi và Phụ Tùng

Obama đã quyết liệt bơm 80 tỷ Mỹ Kim vào các hãng sản xuất xe hơi để cứu nguy Chrysler LLC [Jeep], Gen­eral Mo­tors khỏi bị phá sản, và như vậy đã cứu vớt công ăn việc làm của 150,000 gia đình thợ thuyền cơ xưởng trên và gần 600,000 gia đình nhân công khác thuộc các ngành sản xuất phụ tùng liên hệ.  Đó là lý do tại sao hai Tiểu Bang Michigan và Ohio nghiêng về Obama.

6. Về mặt Thực Tế Mưu Sinh, trong năm tranh cử [2012], Chính phủ Liên Bang Obama không quá tệ về cách đối phó thăng trầm mậu dịch trong và ngoài nước, nên dân chúng Hoa Kỳ phần nào cảm thấy bớt áp lực của sự suy thoái kinh tế trước đây.  Ngoài ra, thành phần tài phiệt, chủ nhân ông tối cao của quyền lợi Hoa Kỳ cũng đã bắt đầu quen với lề lối làm việc của Obama, nên “không muốn thay ngựa giữa dòng” và đã để yên cho Obama thực hiện nốt những điều hứa hẹn về mặt kinh bang, tế thế, bình thiên hạ.  Họ nghĩ Obama trong nhiệm kỳ hai sẽ vững vàng, khôn khéo, hoà hoãn hơn với phe đối lập, như Bill Clinton đã từng làm trước đây, trước khi kết thúc nhiệm kỳ hai.

7. Về Mặt Ngoại Giao, Obama tỏ ra thành công, vì biết dùng thế thế cường lực một cách hạn chế ["mixing muscularity with restraint"],[4] vừa đủ nghị lực rút quân ra khỏi Iraq và Afghanistan; tránh tham chiến trực tiếp tại Syria; tránh hồ đồ khai chiến với Iran; dồn lực triệt hạ quân khủng bố và cứng rắn thay đổi quyền lực tại Libya.

8.  Cơn bão Sandy xẩy ra ngay trong giai đoạn cuối cuộc tranh cử có thể được coi là “bùa hộ mệnh” hay cái “hên-trời-cho”[5] của Obama .  Với tài dàn cảnh của Chris Christie, Thống Đốc Tiểu Bang New Jersey, qua đài truyền hình toàn quốc, dân chúng lại có dịp mủi lòng và cảm phục Obama đã bỏ tranh cử để “tận tụy” lo lắng cho các nạn nhân của trận bão khủng tại vùng bờ biển phía đông bắc Hoa Kỳ.  Khó mà phân biệt nổi thành tâm của sứ mạng vĩ nhân cao cả của một vị Tổng Thống đương nhiệm lo lắng cho dân khổ hay tài năng bắt nắm cơ hội bằng vàng để tranh cữ thu hút lòng dân.  Chắc cả hai tiêu biểu đều đúng.

9. Sự trợ giúp của cựu TT Bill Clinton có bề hữu hiệu, khi ông ta tham dự cuộc tranh cử của Obama và giải bầy với công chúng là một Tổng Thống cần có hơn 4 năm, hay được tái đắc cử để hoàn thành sứ mạng cải tiến nền kinh tế trong và ngoài nước.  TT Bill Clinton coi mình là trường hợp đáng tin cậy.  Nhiều người  khi đã tin Bill Clinton sẽ tin Obama.  Dù chưa kiểm chứng đầy đủ.

II. Những Lý Do Khiến Mitt Romney
Thất Cử Tổng Thống

1. Mitt Romney đã kiệt sức và hết tiền vận động tranh cử ngay sau khi phải đương đầu trong những buổi tranh luận [debates] nội bộ Đảng song song với những cuộc Bầu Cử Sơ Khởi [caucuses/Primary Election] tại cấp Tiểu Bang nhằm chọn lựa Ứng Cử Viên Tổng Thống cho Đảng Cộng Hoà.  Do đó, Mitt Romney đã  mất quá nhiều thì giờ trong suốt cả mùa hè để lo chạy tiền kinh phí tranh cử, lăn lóc xin xỏ nhà giầu hơn là gần gũi, thăm hỏi, kích thích  dân chúng hậu thuẫn.  Như vậy Mitt Romney không đủ thời gian cần và đủ để dồn lực vào nội dung, đường lối và tổ chức tranh cử cho hữu hiệu.  Nhân lực tổ chức tranh cử của Mitt Romney cũng ít ỏi, lúng túng hơn “giới chuyên nghiệp” đắc lực của Đương Kim Tổng Thống Barack Obama.

2. Muốn được chọn làm Ứng Cử Viên Tổng Thống cho Đảng Cộng Hoà, Mitt Romney dù có thành tích ôn hoà và nhiều kinh nghiệm kinh doanh trong quá khứ, khi làm Thống Đốc Tiểu Bang Massachussetts, cũng đã phải thay đổi lập trường và sát nhập với quan diểm bảo thủ, cứng rắn của Đảng Cộng Hoà.

3. Do đó, vì Đảng, Mitt Romney đã phải tuyên bố lập trường cứng rắn, lỗi thời, vô cảm đối với chính sách di dân; thuế má; hâm nóng toàn cầu; an sinh xã hội; quyền tự quyết và trợ cấp của nữ giới về phá thai; hôn phối đồng tính, v.v.

Kết quả là Mitt Romney đã mất sự ủng hộ cần thiết [đáng lẽ có, nếu Ông ôn hoà, cởi mở như trước đây] của nhóm đầu phiếu trẻ, đàn bà, sắc dân Latino/gốc Hispanic Trung Mỹ, giới trí thức chuyên gia trung lưu.  Hình ảnh “khả ái” của Mitt Romney không bao giờ sáng sủa.  Nếu không lu mờ thì nhân ảnh đó cũng vướng víu, lệch lạc, thiếu dàn cảnh, đánh bóng như trường hợp của Obama. Dân chúng thì lại sẵn có thành kiến, mà tổ chức của  Romney lại không biết cách lay động, chuyển hoá có lợi cho mình.

4. Ngoài những lầm lỗi “của đảng, cho đảng, do đảng”, Mitt Romney cũng phạm vào một số lầm lỗi cá nhân.  Thật vậy, Romney đã từng:

[a] tung ra những màn quảng cáo nhạt nhẽo, thiếu chính xác trên đài truyền hình;

[b] tung ra tin thất thiệt, vào thời điểm cuối của cuộc vận động tranh cử, qua các đài truyền hình tại Toledo, Ohio, là hãnh Chrysler sẽ di chuyển cơ sở sản xuất xe Jeep sang Trung Quốc. Do đó đã gây hoang mang và làm mất lòng tin của người dân Ohio;

[c] chống việc tháo khoán cứu nguy các hãng Chrysler, General Motors và sẵn sàng để nền Kỹ nghệ Xe hơi của khu vực Detroit/Lansing phá sản.  Như vậy Romney làm cách nào mua chuộc được lại dân Michigan? 

[e] tuyên bố xanh rờn là “47% dân Hoa Kỳ không bầu cho Ông, vì họ là lũ ăn bám, ăn hại, sẵn sàng chọn Obama để tiếp tục ăn không” [“…the 47% of Americans who would never vote for me because, basically, free-lunchers want Obama and the free lunch to continue”].  Dù sau đó Romney cố giải thích tới mấy, lời lẽ trên cũng đã làm mất lòng dân vì hàm chứa sự vô cảm, khinh miệt đối 47% toàn dân trong nước; còn tỏ sự kém cỏi thiếu khả năng cải tiến đời sống của dân nghèo túng, nhất là đối với giai cấp trung lưu trở thành “free lunchers” ăn bám bất đắc dĩ, vì bỗng dưng thất nghiệp, sa thải, bỏ quên.  Ai sẽ cứu họ, chắc không phải Romney khi đã kỳ thị họ.  Những giai cấp này sẽ không bầu cho  Romney, vì thất vọng không kiếm ra “minh chúa”, người lãnh tụ mà họ đang trông mong.

5. Mitt Romney bỏ quá nhiều công sức chống đỡ những tuyên truyền bôi nhọ của phe Obama, mà quên hẳn tấn công, hay tấn công quá ít, quá muộn trong việc bới móc những sai lầm của chính phủ Obama, như trong vụ che dấu tin khủng bố giết hại nhân viên ngoại giao tại Benghazi, Libya.  Phải đợi tới buổi tranh luận cuối cùng, Romney mới moi lại vụ “Khủng bố Benghazi” khi báo chí và dân chúng đã quên hẳn, nên chả còn gây cấn gì nữa.

6. Khác với cơ duyên dành cho Obama, trái lại cơn bão Sandy lại là cái tai ương điềm sấu bỗng dưng đổ ập xuống cản mũi kỳ đà khi Mitt Romney vừa khai mở ít hào hứng từ cuộc tranh luận lần đầu với đối thủ Barack Obama. “The storm broke Romney’s momentum.”[6]

7. Ngoài ra, tôn giáo “Mormon” của Romney cũng có lúc đặt thành vấn đề với các giáo dân chính thống của Hoa Kỳ, kể cả trong khối tôn giáo bảo thủ của Đảng Cộng Hoà.

8. Cuối cùng, Mitt Romney không hề đưa ra nổi một chương trình quản trị, lãnh đạo đất nước một cách cụ thể, vững vàng, đủ sức và mức độ làm an tâm người dân, nhất là những người dân nhiều nghi kỵ, lưỡng lự, bất mãn của các Tiểu Bang “đong-đưa/swing states”.  Hậu quả là giữa một đương kim tổng thống “bết” và một ứng cử viên đối lập “cũng bết”, không xuất sắc hơn, không đáng tin cậy hơn, thì tất nhiên người dân nhắm mắt  cũng phải nắm lấy vị đương kim lãnh đạo, dù sao cũng đã quen với công việc giao phó.  Đó có lẽ đó là lý do tận cùng khiến 51% dân chúng Hoa Kỳ chọn lại Barack Obama.  

Để Tạm Kết 

Cuộc bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ 2012 tốn kém nhất cho tới nay. Dù sao kết quả cũng là một bài học đáng tiền cho cả hai Đảng Cộng Hoà và Dân Chủ.

1. Đối với Đảng Cộng Hoà và các Khuynh Hướng Bảo Thủ

[a] Không nên coi thường đối thủ [hay địch].  Đừng quá tin vào lẽ tất nhiên, kiểu “laissez-faire” của thời cuộc tự do, thả lỏng.  Cũng đừng quá tin lời dạy “bất chiến tự nhiên thành” – “Wait-and-See” Obama tự nhào.  Không có đâu.  Cả những cây mục nát kiểu CSVN cũng phải tổ chức đốn, nhổ, rồi dọn dẹp, trồng lại cây khác.  Tự nó không đổ ngay đâu, vì nó chỉ tự biến thành thân mục nát, thành phân bón, đống ụ ù lì không cho phép trồng trọt lại, cầy cấy, vun xới lại.  Phải ra tay đốn cây, phạt bụi, dọn rác, trồng lại.

[b] Dù bảo thủ tới mấy, lương tri và tâm thức vẫn phải linh động hoà đồng với những thay đổi, dịch biến chung quanh.  Cần mở cửa quan sát, tiếp nhận thời cuộc và đời sống mới, cần cập nhật, nếu không sẽ lỡ chuyến tàu, bị bạn bè, con cái bỏ quên tại chỗ.  Họ đi mà mình cứ đứng xừng xững, bất di bất dịch, sẽ xa cách, sẽ tụt hậu. Sẽ tự nhiên tụt hậu.

[c] Nếu không chịu thay đổi, mở rộng bàn đạp và kết sinh thế lực với những mội trường mới, những nỗ lực mới, toàn diện hơn, Đảng Cộng Hoà sẽ tự cô lập và một lần nữa sẽ lỡ tàu trong cuộc Bầu cử 2016.

2. Đối với Đảng Dân Chủ và Các Khuynh Hướng Cấp Tiến

[a] Nhà lãnh đạo chân chính phải thực hiện những điều cam kết, hứa hẹn; không thể cho dân ăn bánh vẽ; tạo công ăn việc làm tạm bợ, cứu nguy cục bộ, phát triển giả tạo.  Đó là lừa dân;

[b] Nhà lãnh đạo của dân, cho dân, bởi dân không thể lấy của kẻ này ban ơn cơm áo, quyền lợi cho kẻ khác một cách máy mọc, vô lương.  Đó là tước đoạt, bóc lột theo tiêu chuẩn mị dân và ảo thuật.

[c] An sinh phải là một bảo đảm xã hội, sau khi người dân đã đóng góp. An sinh xã hội phải song hành với phát triển xã hội. Cộng sản sai. Tài phiệt sai. Chỉ bình sản và phẩm giá con người cho một đời sống trung lưu, bảo đảm mới là đáng trọng, đáng sống, đáng thực hiện.

Hoa Kỳ sẽ duy trì thế lực lớn mạnh hơn, nếu đa dạng, đa thức, đa nguyên, biết kết sinh và kết lực bằng tự do và nhân phẩm toàn diện.

Vậy, trong một “đất nước chia rẽ”, kỳ thị về giai cấp, tài lực, kiến thức, văn hoá, sắc tộc sẽ tự băng hoại, tự hủy, tự diệt.  Không ai thắng, chỉ nhiều người thua.

Trân trọng,

TS-LS Lưu Nguyễn Đạt

www.vietthuc.org
Posted on 08 Mar 2012
TOP
back to Audio FreeViet INDEX
...MORE COLLECTIONS

  • Thỉnh Nguyện Thư vận động Chính Quyền & Quốc Hội Mỹ
  • Giáo Hội Phật Giáo VN Thống Nhất: Đạo đức &Tôn giáo!
  • Văn Phòng II Viện Hóa Đạo: Hiểm họa mất nước!
  • Hội Ngộ Dân Chúa 2011
  • TS Nguyễn Xuân Nghĩa: Giờ Giải Ảo + Bên Kia Màn Khói
  • Ts Phan Văn Song: Tinh thần Đại Việt giữ nước và cứu nước
  • Ts Nguyễn Đình Thắng: Muốn thay đổi, phải hành động!


    Các Đài Phát Thanh Việt Ngữ
    hướng về Việt Nam:

    » VOA
    » BBC phát thanh từ Luân Đôn
    » RFI (Radio France Internationale)
    » RFA - Radio Free Asia
    » VERITAS - Chân Lý Á Châu
    » Đài Phật Giáo Việt Nam

    Các đài phát thanh từ Hoa Kỳ:

    » Radio Bolsa
    » Saigon Radio Hải Ngoại


    « FreeVietNews.com

  •  



      
      Services | © 2008 - 2024
    (1)