Translate this page: English French German Spanish Vietnam
Giáo Hội Phật Giáo VN Thống Nhất: Đạo đức &Tôn giáo!

Đại Lão Hòa thượng Thích Hộ Giác
Đức Phó Tăng Thống
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.
http://www.freevietnews.com/audio/20120114_HtThichHoGiac.m3u


(Hình từ trái sang phải: Pháp Sư Giác Đức, Hòa Thượng
Thích Hộ Giác, Hòa Thượng Thích Chánh Lạc










http://www.freevietnews.com/audio/20120119_HtThichChanhLac.m3u
Hòa Thượng Thích Chánh Lạc tuyên đọc
Thư Chúc Xuân Nhâm Thìn 2012
của Hòa Thượng Thích Viên Định, Viện Trưỏng Viện Hóa Đạo, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, gởi ra từ Việt Nam

 

1/19/2012    

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT
VIỆN HÓA ĐẠO

Chùa Giác Hoa, 15/7 Nơ Trang Long, Phường 7, Q. Bình Thạnh, TP Sài Gòn


Phật lịch 2555

Số : 01/VHĐ/VT

THƯ CHÚC XUÂN NHÂM THÌN 2012
của Hòa thượng Thích Viên Định,
Viện trưởng Viện Hóa Đạo


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật


Tết đến, nhân danh Viện Hóa Đạo, tôi xin gửi đến toàn thể chư liệt vị Trưởng lão, Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức Tăng Ni, nam nữ Cư sĩ Phật tử trong và ngoài nước lời cầu chúc an lành, muôn điều như ý và Phật sự viên thành.

Xuân là mùa đầu năm, khởi sự một chí nguyện. Chí nguyện năm nay của người Phật tử Việt Nam phải là sự thực hiện thiết tha Chánh Tri Kiến. Bởi vì hiện tại nhìn vào đất nước, các bậc sĩ phu, trí thức, nhà văn, những ai còn tâm huyết đều phải gióng lên tiếng kêu hốt hoảng về sự suy đồi đạo đức, văn hóa sa đọa, giáo dục thấp kém dẫn tới các tệ nạn xã hội làm điêu linh dân tộc.

Một nhà văn đã phải thán lên rằng : “Căn bệnh nặng nhất, chí tử nhất của xã hội ta hiện nay là bệnh giả dối. Chính cái giả dối tràn lan khiến người ta không còn thật sự tin vào cái gì nữa”. Giả dối, ích kỷ, ác nhân sinh ra nạn giết người, cướp của, xem đấy như hiện tượng đương nhiên trong xã hội, mà kẻ thủ ác ngày càng xâm nhập giới trẻ. Con người trong xã hội Việt Nam ngày nay đánh mất mọi cảm xúc trước sự đói nghèo, thấp hèn và đau khổ của đồng bào.

Ấy là vì nền giáo dục quốc gia chỉ nhấn mạnh khía cạnh thực dụng, vật chất và chức nghiệp, nhưng lại coi thường các tố chất nhân văn để tạo nên chí khí lớn, trí lực cho bậc thức giả, và thanh nhã cho kẻ chính nhân. Con người không biết phải làm gì ngoài sự tranh giành quyền lực và cướp đất, cướp của giữa ban ngày.

Người xưa nói nhân văn phát triển văn minh lên đỉnh cao, xem xét nhân văn để hòa đồng cùng thiên hạ (Văn minh dĩ chỉ, nhân văn giả, quan hồ nhân văn, dĩ hóa thành thiên hạ). Nhưng xã hội Việt Nam ngày nay thì làm ngược lại.

Đạo đức và tôn giáo là thần dược chữa trị mọi tệ đoan đất nước, phát huy con người và phát triển quốc gia. Thế nhưng giới lãnh đạo lại xem tôn giáo là thuốc phiện, nếu có “nâng đỡ” tôn giáo thì mục tiêu cốt biến tôn giáo thành mê tín dị đoan để phục vụ chế độ. Không biết rằng tôn giáo là tài nguyên nhân loại, là truyền thống tâm linh lâu dài, là chuyển hóa ngấm ngầm cho văn hóa.

Cho nên vai trò của đạo Phật và người Phật tử Việt Nam hôm nay là đem lại Chánh Tri Kiến, tức trí tuệ hữu lậu, vô lậu thấu biết nhân quả thế gian, thấu biết tính tướng của các pháp một cách như thực, và đối trị các tà kiến. Nhờ Chánh Tri Kiến mà biết sự vật hiện hữu do duyên sinh, biết rõ chân giá trị sự sống của mình, của người, của muôn vật, vì người và muôn vật đều chung cùng trong bản thể thanh tịnh. Nhờ Chánh Tri kiến mà biết rõ nghiệp báo thiện ác để làm lành, tránh dữ, thấy rõ đạo lý chân chính làm mục tiêu hướng tiến cho thân tâm và xã hội.

Vào lúc người ta nói nhiều đến nhân quyền, là lúc quyền con người bị miệt thị và đánh mất. Bởi vì quan điểm nhân quyền chỉ nhắm riêng cho nhân chủng mà quên mất mọi sự mọi vật, các loài hữu tình hay vô tình ngoài con người. Do đó nhân quyền trở thành quyền của phe đảng riêng tư để tự do tàn phá trái đất và môi sinh. Phải có lòng từ bi và trí tuệ của đạo Phật thì nhân quyền mới trở thành Quyền Sống cho mọi sinh linh trên trái đất và giữa vũ trụ.

Chánh Tri kiến cho bản thân mỗi Phật tử để làm thơm sạch xã hội loài người, đồng thời gieo rắc Chánh Tri kiến tới mọi thành phần xã hội, mọi tín ngưỡng, bè phái để thăng tiến nhân sinh. Bất cứ ai đều phải tương sinh, tương dự với cộng đồng thế giới để hoàn thiện nghiệp quả, chẳng ai tách biệt sống riêng mình như hải đảo cô đơn không sự sống, nhắm mắt làm ngơ trước đau khổ, bất công của người đồng loại.

Với những ai ưu tư hay có trách nhiệm trước nhân dân, đất nước, tôi ngỏ lời kêu gọi hãy thâm nhập Chánh Tri kiến, là bước đầu của Bát Chánh đạo, để chấm dứt nguồn gốc các tệ nạn xã hội là sự suy vong đạo đức và suy đồi văn hóa hầu mang lại an lạc, tự do và hạnh phúc cho mỗi người dân, đặc biệt quan tâm đến chủ quyền đất nước đang từng bước bị hăm doạ và xâm lấn.

Nguyện cầu Năm Mới quốc thái dân an, chư tôn đức Tăng Ni, chư liệt vị nam nữ Cư sĩ Phật tử trong và ngoài nước dũng mãnh trong công cuộc phát huy Chánh Tri kiến, đào luyện Tăng tài và Cư sĩ để đảm trách Phật sự trước tình thế mới, và bảo toàn vận mệnh cùng pháp lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.

Nam Mô Đương Lai Đại Từ Di Lặc Tôn Phật.

Chùa Giác Hoa, Xuân Nhâm Thìn, 2012
Viện trưởng Viện Hóa Đạo
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
(ấn ký)
Tỳ kheo Thích Viên Định

 
THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI SALT LAKE CITY NGÀY 8.10.2012
QUYẾT NGHỊ 10 ÐIỂM
của Ðại hội Thường niên lần 1 nhiệm kỳ I
GHPGVNTN Hải ngoại tại Hoa Kỳ
 
 
SALT LAKE CITY, ngày 8.10.2012 (PTTPGQT) - Ðại hội Thường niên kỳ 1 nhiệm kỳ I Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hải ngoại tại Hoa Kỳ tổ chức tại Chùa Liên Hoa ở thành phố Salt Lake City, tiểu bang Utah, Hoa Kỳ, trong ba ngày 5, 6 và 7.10.2012, đã thể hiện sâu xa tinh thần “nội soi ý lực, ngoại công ma chướng” với Ý thức Giải nguy hiện trạng phân hóa cộng đồng dân tộc và cộng đồng Phật giáo.
 
Sau ba ngày Ðại hội và qua sáu khoáng đại sôi nổi, chư Hòa thượng, Thượng tọa, Ðại đức Tăng Ni và quý đạo hữu Cư sĩ, đại diện 37 phái đoàn thuộc các Hội đồng, các Tổng vụ và các Miền, kiểm điểm Phật sự trong năm vừa qua với ý chí thiết tha kiện toàn Giáo hội, đồng thời vạch hướng phát huy sinh hoạt Giáo hội tại hải ngoại liên hệ với tình hình trong nước. Ðặc biệt trước tình hình hải ngoại đang có sự đánh phá, bôi nhọ, vu cáo GHPGVNTN, song song với sự đánh phá của một số người mạo danh Phật tử. Tạo ảo tưởng như chiến thuật “trong đánh ra ngoài đánh vào”, nhưng kỳ thực, Đại hội nhận thức đó chỉ là phản ứng hốt hoảng của độc tài cộng sản hợp đồng với các thế lực đen tối hải ngoại trước sức mạnh bền vững như bàn thạch và được quốc tế hậu thuẫn của GHPGVNTN trong và ngoài nước.
 
Lễ Hiệp Kỵ và bế mạc đại hội
 
Đại hội cũng nhận định rằng sự khởi phát đánh phá, bôi nhọ vu cáo ba Ngài Tăng Thống, GHPGVNTN, Chùa Điều Ngự, Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế ngày càng hung hãn và lớp lang của những thế lực đen tối nói trên xuất hiện kể từ sau ngày 27.12.2007, khi Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ nhân danh Hội đồng Lưỡng Viện GHPGVNTN ra Tuyên Cáo về việc Trung quốc xâm lấn hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa ; rồi tiếp đấy Lời Kêu gọi Biểu tình Tại gia chống việc Trung quốc khai thác bô xít ở Tây nguyên ; và Lời Kêu gọi không dùng hàng hóa Trung quốc. Đại hội nhận định đây có thể là công trình của cơ quan phản gián Bộ Công an Hà Nội liên thủ với cơ quan phản gián Bắc kinh chỉ thị cho tay chân ở hải ngoại tìm trăm phương nghìn kế dập tắt tiếng nói của GHPGVNTN đang vận động cho tự do tôn giáo, nhân quyền, dân chủ Việt Nam, đồng thời cũng là tiếng báo động Trung Cộng xâm lược biển đảo và lãnh thổ Việt Nam.
 
Toàn cảnh Hội trường
 
Hai khoáng đại “Kiện toàn và phát triển Giáo hội” và khoáng đại “Vai trò người Cư sĩ trong công cuộc xiển dương chánh pháp và hoằng hóa lợi sinh” của chín vị Tổng vụ trưởng đã cho thấy sự bừng nở xuất thần của Giáo hội với những phát kiến đầy sáng tạo, mới mẽ, trẻ trung, thích ứng với xu thế thời đại và toàn cầu, mang lại hứng khởi cho Đại hội trước tiền đồ đầy thử thách nhưng không kém phần tự hào và hy vọng.
 
 

Ðại hội đồng thanh quyết nghị :

 
 
1. Phát triển và áp dụng kỹ năng tin học tân kỳ vào các cơ quan truyền thông của Giáo hội thông qua các Trang nhà, Mạng xã hội như Facebook, Twitter, v.v... ;
 
2. Trẻ trung hóa các cơ cấu Giáo hội, khuyến khích và vận động học viên từ các đơn vị và cơ sở Giáo hội tham gia Đại học Hè năm thứ ba, 2013. Đặc biệt mỗi đơn vị sẽ gửi tối thiểu từ 5 đến 10 học viên về tham dự ;
 
3. Phát triển hàng ngũ nam nữ Cư sĩ để chuyển vận tinh thần bao dung và hòa bình của Phật giáo vào các lĩnh vực của đời sống xã hội như kinh tế, giáo dục, từ thiện, văn hóa, học thuật, khoa học, chính trị, v.v... Vượt bỏ lối sống co cụm hay riêng biệt từng chùa, tạo mối thông cảm và kết hợp tại các Miền làm trung gian cho sự hòa hài sinh hoạt giữa Trung ương với địa phương ;
 
4. Phát huy văn hóa Phật giáo đặc thù Việt Nam vào đời sống gia đình, xã hội, kiến trúc, nghi lễ, văn hóa, mà chúng ta trầm đắm quá lâu làm thui chột tinh thần sáng tạo những biểu tượng sinh động nhằm khai mở tâm linh ;
 
5. Hóa giải khó khăn trước mắt, Giáo hội trung ương cần thường xuyên liên lạc, thăm viếng, hướng dẫn các chùa, tu viện, cơ sở địa phương để ngăn chận những hiện tượng tiêu cực, hoặc các đánh phá của Cộng sản Việt Nam và của một số thành phần Cần Lao cũ đang nhắm triệt hạ các hoạt động của GHPGVNTN. Học hạnh làm việc nhỏ với trái tim lớn, nhưng đừng làm việc lớn với trái tim nhỏ. Mặc khác, Giáo hội phải kịp thời lên tiếng bảo vệ hàng giáo phẩm của mình trước các chiến dịch bôi nhọ, vu cáo của các thế lực đen tối, hoặc sử dụng biện pháp chế tài theo Quy chế cũng như Hiến chương GHPGVNTN đối với các thành viên phá hoại lập trường, đường hướng Giáo hội hay tinh thần Lục hòa của tập thể người con Phật ;
 
Chư vị Tổng vụ trưởng Thích Giác Đẳng, Thích Huyền Việt, Thích Thiện Hữu, Thích Viên Huy, Thích Trí Tịnh thuyết trình tại Khoáng đại 2 & 3
 
6. Tổ chức quy mô các khóa an cư kiết hạ, các giới đàn cho Tăng Ni để trưởng dưỡng đạo hạnh, phát huy giới đức, nuôi dưỡng pháp thân huệ mạng. Đặc biệt mở thêm các khóa Phật Pháp cho giới Cư sĩ làm thế liên kết trong đạo hạnh.
 
7. Nghe và phổ biến rộng rãi Đài Phật giáo Việt Nam tới bạn bè tại địa phương mình, cũng như giới thiệu và khuyến khích bà con trong nước đón nghe mỗi kỳ phát thanh hằng tuần ;
 
H.T. Thích Viên Lý phát biểu (trái). T.T. Thích Giác Đẳng báo cáo Phật sự năm vừa qua (phải)
 
8. Tổ chức nghiên cứu, học hỏi các văn kiện, thông điệp và tài liệu do Hội đồng vLưỡng Viện trong nước công bố. Tổ chức tại các đơn vị địa phương những cuộc hội luận hay ra mắt sách (như sách “Một Đời Vì Đạo Vì dân” của Đức cố đệ tứ Tăng thống Thích Huyền Quang) để tạo sự thông cảm trong Cộng đồng về lập trường, đường hướng của GHPGVNTN làm chất xúc tác cho sự đoàn kết dân tộc cũng như chống chia rẽ, phân hóa ;
 
9. Hỗ trợ và phát huy phong trào Gia Ðình Phật tử Việt Nam tại Hoa Kỳ, mà những thành quả khích lệ thời gian qua biểu hiện sức sống năng động của thế hệ trẻ Phật giáo ;
 
10. Ðại lễ Phật Ðản Phật lịch 2557, dương lịch 2013 sẽ được tổ chức vào ngày 26.5.2013 tại Chùa Điều Ngự, trụ sở của Văn phòng 2 Viện Hóa Đạo, ở thành phố Westminster, miền Nam California, Hoa Kỳ ; Lễ Tưởng niệm 50 Năm ngày Bồ Tát Thích Quảng Đức tự thiêu tại Chùa Pháp Luân, thành phố Houston, tiểu bang Texas ngày 9.6.2013 ; Đại học Hè Phật giáo năm thứ ba tại Chùa Điều Ngự các ngày 4, 5, 6 và 7.7.2013 ; Lễ Húy nhật Đức cố Đệ tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang ngày 14.7.2013 tại Chùa An Lạc, thành phố San Jose, Bắc California ; và Đại hội Thường niên lần 2 kỳ I tại Chùa Thích Ca Đa Bảo ở thành phố Reseda, Nam California ba ngày 11, 12 và 13.10.2013.
 
Phật lịch 2556 - Làm tại Chùa Liên Hoa,
Thành phố Salt Lake City, tiểu bang Utah, Hoa Kỳ,
ngày 8 tháng 10 năm 2012


Các Bài Chúc Tết Năm Nhâm Thìn - 2012
của người Việt tị nạn cộng sản ở hải ngoại
Kính chuyển tới đồng bào quốc nội.

Kính chuyển đến quý vị quý bạn các Lời Chúc Tết Nhâm Thìn 2012 và tâm tư của đồng bào hải ngoại hướng tới đồng bào quốc nội -- thể hiện lòng yêu thương và quan tâm sâu sắc đến quê hương Việt Nam đau khổ mà tiềm ẩn sức mạnh quật cường của nòi giống Tiên Rồng lẫy lừng trong Việt sử.

Quý vị bấm vào các audio-link, nghe âm thanh các bài tâm tình và Chúc Tết Nhâm Thìn 2012 của các quý vị lãnh đạo tinh thần và nhân sĩ thuộc Cộng Đồng Người Việt tị nạn cộng sản ở Hải Ngoại. Chân thành cảm tạ quý vị quý bạn đã giúp thực hiện và phổ biến các Bài Chúc Tết & AUDIO.



Mỗi người là một Chiến Sĩ Truyền Tin
KÍNH NHỜ CHUYỂN TIN VỀ VIỆT NAM

Xin nhờ quý chiến sĩ truyền tin giúp phổ biến tâm tư đồng bào hải ngoại đến đồng bào quốc nội, qua mạng lưới Internet toàn cầu: Emails, Paltalk, yahoo/gmail Groups, Radio, Web, Blogs. Nội dung các phát biểu đặc biệt này được lưu trữ trên trang web http://freevietnews.com/audio







                               Giang sơn như tạc anh hùng thệ (Nguyễn Trãi)
                                          Núi sông ghi khắc lời thề anh hùng

1.
Đại Lão Hòa Thượng Thích Tâm Châu
Thượng Thủ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Trên Thế Giới
Nguyên là Viện Trưởng Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất 1964. Ngài nguyên là Chủ Tịch Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo năm 1963

http://www.freevietnews.com/audio/20120118_HtThichTamChau.m3u

2.
Đại Lão Hòa Thượng Thích Hộ Giác
Đức Phó Tăng Thống, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Nguyên là Chủ tịch Văn phòng II Viện Hóa Đạo, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Hoa Kỳ
http://www.freevietnews.com/audio/20120114_HtThichHoGiac.m3u

3
Đức Giám mục Mai Thanh Lương
Giám Mục Phụ Tá của Giáo Phận Orange
miền nam tiểu bang California Hoa Kỳ

http://www.freevietnews.com/audio/20120119_GmMaiThanhLuong.m3u

4.
Mục sư Phạm Hữu Nhiên
Quản nhiệm Hội Thánh Tin Lành Mennonite Việt Nam
Hội Trưởng Liên Hữu các Hội Thánh Mennonite
Vietnam tại Bắc Mỹ

http://www.freevietnews.com/audio/20120121_MsPhamHuuNhien.m3u

5.
Linh mục Đinh Xuân Long

Giáo phận Charlotte North Carolina, Hoa Kỳ
Chánh xứ nhà thờ Thánh Giuse. Tham gia hoạt động
cho Tự Do Tôn Giáo và Nhân Quyền tại Việt Nam

http://www.freevietnews.com/audio/20120118_LmDinhXuanLong.m3u

6.
Hiền tài Phạm Văn Khảm
Quyền Chủ Trưởng Hội Đồng Đại Diện, thay mặt Cơ Quan Đại Diện Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh tại Hải Ngoại.
http://www.freevietnews.com/audio/20120107_HtPhamVanKham.m3u 

7.

Hòa Thượng Thích Chánh Lạc
Tuyên đọc Lời Chúc Xuân từ Quốc Nội Việt Nam
của Hòa Thượng Thích Viên Định, Viện Trưởng Viện Hóa Đạo
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất


8.
Giáo sư Nguyễn Quốc Khải
Nguyên là chuyên gia tài chánh của World Bank,
chủ tịch Uỷ Ban Hoa Kỳ Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam.
Chủ bút báo điện tử Vietnam Review

http://www.freevietnews.com/audio/20120110_GsNguyenQuocKhai.m3u

           9.
Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng

Giám đốc điều hành Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển BPSOS.
Tác giả tập sách biên khảo "Thông Điệp Hy Vọng và Trách Nhiệm". Một sáng lập viên của CAMSA, Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới ở Á Châu. Tác giả tập sách biên khảo "Thông Điệp Hy Vọng và Trách Nhiệm".
http://www.freevietnews.com/audio/20120107_TsNguyenDinhThang.m3u

           10.
Giáo sư Nguyễn Lý-Tưởng
Cựu Dân Biểu Việt Nam Cộng Hoà/Thừa Thiên (1967-1971). Cựu tù nhân chính trị dưới chế độ Cộng Sản Việt Nam, 14 năm. Chủ Tịch Hội  Đồng Lãnh Đạo  Trung Ương Đại Việt Cách Mạng Đảng tại Hải Ngoại
http://www.freevietnews.com/audio/20120105_GsNguyenLyTuong.m3u


11.
Tiến sĩ Mai Thanh Truyết
Đệ nhất phó chủ tịch Đại Việt Quốc Dân Đảng, chủ tịch hội đồng quản trị Hội Khoa Học và Kỹ Thuật Việt Nam tại Hoa Kỳ. Tốt nghiệp tiến sĩ Hóa Học tại Pháp. Nguyên là Giảng sư Trưởng Ban Hóa Học Đại Học Sư Phạm Saigon
http://www.freevietnews.com/audio/20120115_TsMaiThanhTruyet.m3u 

12.
Ông Nguyễn Trung Hiếu
Hội Trưởng Ban Trị Sự Trung Ương Hải Ngoại
Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo Việt Nam

http://www.freevietnews.com/audio/20120116_NguyenTrungHieu_PGHH.m3u

13.
Nguyễn Chính Kết
Thành viên Ban Đại Diện Khối 8406
Đặc trách chương trình Vấn Đề Hôm Nay, Saigon Network

http://www.freevietnews.com/audio/20120117_NguyenChinhKet.m3u 

14.
Ông Đỗ Như Điện

Điều hợp viên của Phong Trào Giáo Dân
Việt Nam Hải Ngoại

http://www.freevietnews.com/audio/20120117_DoNhuDien.m3u

15.
Nhà văn Hải Triều
Nhóm Nhà Văn Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa
Thi sĩ Lê Khắc Anh Hào
Chủ bút nguyệt san Việt Nam, Canada

http://www.freevietnews.com/audio/20120117_NvHaiTrieu.m3

16.
Tiến sĩ Lê Minh Nguyên

Đệ nhất phó chủ tịch đảng Tân Đại Việt
http://www.freevietnews.com/audio/20120118_TsLeMinhNguyen.m3u

17.
Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam tại Hải Ngoại
Hiền tài Phạm văn Khảm, chủ tịch Hội Đồng Liên Tôn
Việt Nam Hải Ngoại tuyên đọc Lời Chúc Đầu Năm
http://www.freevietnews.com/audio/20120119_HoiDongLienTon.m3u

18.
Nhà văn
Trần Phong Vũ
Nhà văn, nhà giáo, nhà báo lão thành
Chủ bút nguyệt san Diễn Đàn Giáo Dân

http://www.freevietnews.com/audio/20120119_NvTranPhongVu.m3u

19.
Bác sĩ Cấn Thị Bích Ngọc
Chủ tịch Ban Chấp Hành
Hội Quốc Tế Y Sĩ Việt Nam Tự Do

http://www.freevietnews.com/audio/20120120_BsCanThiBichNgoc.m3u

20.
Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích
Cựu giám đốc Ban Việt Ngữ đài Á Châu Tự Do
Chủ tịch Nghị Hội Toàn Quốc Người Việt tại Hoa K

http://www.freevietnews.com/audio/20120121_GsNguyenNgocBich.m3u

21.
Bác sĩ Hồ Thị Nhất Anh
Cựu Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia tại Georgia
Thành viên Ban Chấp Hành Người Việt Quốc Gia tại Hoa Kỳ
Uỷ Ban Tranh Đấu Chống Buôn Bán Phụ Nữ và Trẻ Em
thuộc Liên Minh Dân Chủ Đông Dương

http://www.freevietnews.com/audio/20120109_BsHoThiNhatAnh.m3u 

22.
Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện

Tác giả tập thơ Hoa Địa Ngục và tập truyện Hoả Lò,
Hơn 700 bài thơ viết trong 27 năm bị Việt cộng giam tù
http://www.freevietnews.com/audio/20120121_NtNguyenChiThien.m3u

23.
Tiến sĩ Phan Văn Song
Cựu giáo sư đại học Poitier Université, giảng dạy
môn Luật Y Khoa (Medical Law) ở Pháp.
Hiện nay ông là Chủ tịch Đảng Đại Việt.

http://www.freevietnews.com/audio/20120121_TsPhanVanSong.m3u

24.
Tiến sĩ Hà Văn Hải
Điều hành Liên Minh Dân Chủ Đông Dương
http://www.freevietnews.com/audio/20120121_TsHaVanHai.m3u

25.
Nhà văn Chu Tất Tiến

thuộc Nhóm Nhà văn Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa
http://www.freevietnews.com/audio/20120121_NvChuTatTien.m3u   

26.
Giáo sư Lưu Trung Khảo
Chủ tịch Hội Ái Hữu Cựu Giáo Chức Việt Nam tại Hải Ngoại

http://www.freevietnews.com/audio/20120121_GsLuuTrungKhao.m3u

27
Mục sư Y Hin Nie

Giáo Hội Tin Lành Đấng Christ tại Hoa Kỳ
Bài chúc Tết bằng tiếng Việt và tiếng Ra-đê của miền Thượng
http://www.freevietnews.com/audio/20120121_MsYHinNie.m3u

28.
Ký giả Kiều Mỹ Duyên
Cựu phóng viên chiến trường của Việt Nam Cộng Hòa
Thông tín viên trên các radio và truyền hình hải ngoại
http://www.freevietnews.com/audio/20120121_KieuMyDuyen.m3u

29.
Nhà văn Mặc Giao
Cựu dân biểu Việt Nam Cộng Hòa
Chủ tịch Ủy Ban Canada Tự Do Tôn Giáo cho Việt Nam
http://www.freevietnews.com/audio/20120123_NvMacGiao.m3u

30.
Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm
Nguyên là  Thứ Trưởng Bộ Văn Hóa Giáo Dục và Thanh Niên Việt Nam Cộng Hòa. Chánh Thanh Tra Trưởng Ban Soạn Đề Thi, thuộc Bộ Giáo Dục của Việt Nam Cộng Hòa. Cựu giáo sư Hiệu Trưởng trường Petrus Ký, Saigon trước 1975.
http://www.freevietnews.com/audio/20120118_GsNguyenThanhLiem.m3u

 
Các audio dạng M3U và MP3 lưu trữ
tại đây
http://freevietnews.com/tet2012/

             









Lời Đầu Năm Nhâm Thìn - 2012
của người Việt tỵ nạn cộng sản:

 








223 Năm sau trận Đống Đa
 
letamanh
 
      
Đã 223 năm con cháu Việt luôn hướng về người anh hùng dân tộc  Quang Trung Nguyễn Huệ. Đã hơn hai thế kỷ, lịch sử Việt Nam hãnh diện có được một Đại Đế sánh với những Đại Đế năm châu. Cùng thời với Quang Trung Đại Đế, Nước Pháp cũng có một vị vua làm khiếp đảm Âu Châu: Đại Đế Napoleon.
 
Nếu so sánh hai vị Đại Đế cùng thời, chúng ta nhận thấy họ có những tương đồng và cũng có những khác biệt đặc trưng. Napoleon Đại Đế, mộng chinh phục Âu Châu, đánh Nam dẹp Bắc làm cho các nước trong toàn thể  khu vực suýt thành chư hầu của Pháp. Nhưng sau đó đã thảm bại ở mặt trận Waterloo (1815). Từ đó phải làm một người tù và chết trong cảnh cô đơn trên hòn đảo Atlantic island of St Helena.
 
Quang Trung Đại Đế khởi nghiệp là một nông dân vùng lên chống hệ thống bất công trong xã hội Việt. Ngài không có tham vọng như Napoleon chinh phục thế giới, mà chỉ muốn dẹp tan cường quyền, chống lại quân xâm lược, giữ an bờ cõi ông cha, xây dựng một Việt Nam hùng cường. Một tay đánh Nam dẹp Bắc, điều quân từ miền Trung Việt, ngày đêm vào miền Nam để dẹp tan quân Thái Lan lấn chiếm bờ cõi Rạch Gầm, Soài Mướp (1785) Sau chiến công hiển hách nầy, Quang Trung lại phải đối đầu với mặt trận khác mãi tận miền Bắc, cách nhau hàng ngàn cây số!

Trước tình thế nguy cấp của đất nước do
vua Lê Chiêu Thống cầu viện nhà Thanh, quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị cầm đầu tấn chiếm nước ta; Anh Hùng Quang Trung Nguyễn Huệ đã điều quân thần tốc ra Bắc Hà. Với hành trình năm mươi lăm ngày đêm bằng chân đất và các phương tiện thô sơ, bất ngờ phá tan thành luỷ giặc (1789). Ngài vắn số, bị bệnh bất ngờ chết lúc còn rất trẻ với số tuổi bốn mươi ba!
 
Nếu đem so sánh hai vị anh hùng của Việt Nam và Pháp trong thời kỳ hơn hai trăm năm trước, ta sẽ thấy rất sự khác biệt trong ý thức và cả cách thực hành quân cơ. Một Napoleon tham vọng bành trướng, chinh phục các nước lân bang, tóm thâu thành đế quốc dưới ngai vàng của mình và sau cùng bị thảm bại trong trận Waterloo, chết cô đơn trong lưu đày nơi hải đảo. Một Quang Trung Đại Đế bách chiến bách thắng, trong suốt cuộc đời chiến chinh từ Nam đến Bắc, chưa hề thua một trận nào. Quang Trung không có tham vọng bành trướng mà chỉ đòi lại những lãnh thổ  Quãng Đông Quãng Tây đã bị mất vào tay giặc. Ngài chỉ chủ trương giữ vững giang sơn gấm vóc cha ông. Nhưng vận nước, Ngài đã băng hà quá sớm.
 
Từ khi Đại Đế Quang Trung mất đi, dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam bước qua biết bao cơn lốc xoáy vô cùng nghiệt ngã cũng chỉ vì chính sách “bế quan toả cảng” của nhà Nguyễn kéo dài. Chính sách kỳ thị tôn giáo cũng góp một phần lớn vào việc đất nước rơi vào tay người Pháp. Đất nước ta từ đó bị chia ra ba miền theo chính sách chia để trị của thực dân Pháp. Hết Pháp đến Nhật. Sau Thế Chiến thứ II, Pháp trở lại để có cuộc chiến tranh chín năm trời và kết thúc bằng trận Điện Biên Phủ và hiệp định Genève(1954).
 
Việt Nam từ đó chia thành hai quốc gia theo Hiệp Định Genève. Dân chúng mừng hoà bình chưa dược bao lâu thì quân Cộng sản miền Bắc phát động cuộc chiến tranh. Trong cuộc chiến tranh nầy là một cuộc nồi da xáo thịt, giết chết không biết bao nhiêu con dân Việt núp dưới chiêu bài “giải phóng” và mang nặng “ý thức hệ” của hệ thống “Cộng Sản Quốc Tế” và “Thế Giới Tự Do”.

Việt Nam trở thành con tốt trong bàn cờ của hai phe thống lãnh quyền lực thế giới. Sau các mặc cả trong các hội nghị ở Paris, Việt Nam Cộng Hoà ở Miền Nam lọt vào tay quan xâm lăng Cộng Sản miền Bắc năm 1975. Làn sóng tị nạn Cộng Sản là những vết dao đâm vào những người lãnh đạo trong Đảng Cộng Sản Việt. Đất nước thụt lùi gần 50 năm văn minh cũng là do những tên
tội đồ dân tộc nhân danh “xã hội chủ nghĩa” cai trị đất nước.
 
Nhưng cái nhục lớn nhất, tội đồ lớn nhất là tập đoàn cai trị trong nước kể từ năm 1975 đến nay đã bán đứng chủ quyền cho quan thầy Đế Quốc Trung Cộng. Tổ tiên Việt Nam, kể từ thời Hùng Vương dựng nước, chưa có một chính quyền nào đem đất ông cha, từng hải đảo của tổ quốc dâng hiến cho ngoại bang! Hàng ngàn năm nô lệ giặc Tàu, ông cha ta vẫn kiên trì chiến đấu và vùng lên đòi lại non sông. Hàng trăm năm nô lệ Thực Dân Pháp, con dân Việt cũng vùng lên giành lấy chủ quyền. Đất nước Việt Nam đang đứng trước thảm hoạ bị xoá tên trên bản đồ thế giới vì tập đoàn cầm quyền Cộng Sản trong nước đang hoá thân thành Hán tộc, âm thầm dâng trọn đất nước vào tay giặc Tàu!
 
Toàn thể đồng bào Việt hải ngoại kỷ niệm ngày chiến thắng Đống Đa năm thứ 223; ngày mồng năm Tết hàng năm vô cùng long trọng với rất đông cháu con Việt tha hương tham dự. Đây là niềm hãnh diện về tổ quốc, về cội nguồn dân tộc trong quá trình dựng nước và giữ nước. Tiếng vang từ những con tim yêu nước hải ngoại vọng về tổ quốc, đánh thức lương tri người Cộng Sản. Hãy đòi lại Hoàng Sa Trường Sa, hãy đòi lại những đất đai biên giới đã bị Trung Cộng chiếm giữ, hãy đòi lại Cao Nguyên, hãy đuổi cổ những tên lính Trung Cộng đội lớp công nhân đang khai thác tài nguyên đất nước hiện nay, nhưng chúng sẽ trở thành đội quân trong “con ngựa thành Troy” trong tương lai.
 
Hình như ngày kỷ niệm chiến thắng quân Thanh trong trận Đống Đa ngày mồng năm Tết hàng năm ở trong nước không còn được công khai tổ chức! Hình như tập đoàn Cộng Sản cai trị đã im lặng, biến ngày đại thắng quân xâm lược nhà Thanh của vua Quang Trung trở thành “ngày trẩy hội Xuân” bình thường! Nếu là thật, thì chúng ta không còn mơ hồ gì nữa việc tập quyền cai trị Cộng Sản trong nước đã biến thành tiền đồn Thái Thú cho Đế Quốc Cộng Sản Trung Cộng!

Là con dân của một dân tộc anh hùng, chúng ta hãy cùng nhau đứng lên, cùng nắm tay, cùng hát lên bài ca bất khuất kêu gọi toàn thể mọi người đoàn kết góp tiếng nói, giành lại giang san tổ quốc khỏi nanh vuốt bọn cướp nước và bán nước; làm rạng danh các anh hùng dân tộc, nhất là Đại Đế Quang Trung!
 
Mùa xuân 2012 – 223 năm sau chiến thắng Đống Đa
 
letamanh

THÔNG CÁO BÁO CHÍ 

LÀM TẠI PARIS NGÀY 8.2.2012


Tổng kết tình hình Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất trong nước năm 2011 – Nhiều nhân vật, chính giới quốc tế đề cử Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ làm ứng viên Giải Nobel Hòa bình năm nay, 2012

 

 

PARIS, ngày 8.2.2012 (PTTPGQT) - Thông cáo báo chí hôm nay xin gửi đến quý Bạn đọc đầu năm bản “Tổng kết tình hình Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN)” do Nhà báo Ỷ Lan thực hiện. Đây là bản đã phát thanh trên Đài Phật giáo Việt Nam trong chương trình phát về Việt Nam hôm thứ sáu 3.2.2012. Bao gồm tình hình Giáo hội cùng các lời bình luận được chép lại từ Huế của Hòa thượng Thích Thiện Hạnh, Chánh Thư ký Viện Tăng Thống kiêm Chánh Ban Đại diện GHPGVNTN Thừa thiên – Huế, từ Saigon của Hòa thượng Thích Viên Định, Tân Viện trưởng Viện Hóa Đạo, và từ Đà Nẵng của Hỏa thượng Thích Thanh Quang, Tổng Thư ký Viện Hóa Đạo kiêm Chánh Ban Đại diện GHPGVNTN Quảng Nam – Đà Nẵng.

 

Thông tin thứ hai nói về việc các nhân vật và chính giới quốc tế đề cử Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ làm ứng viên Giải Nobel Hòa bình năm nay, 2012. Đây là sự hồi đáp cho các bức thư khắp nơi gửi về Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế hỏi thăm.

 

Sở dĩ ba bốn năm qua chúng tôi đã ngưng loan tải sự kiện các nhận vật, giáo sư đại học chính giới quốc tế liên tục, từ năm 1999, mỗi năm viết thư về Ủy ban Giải Nobel Hòa bình ở thủ đô Oslo, Vương quốc Na Uy, đề cử Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ làm ứng viên Giải Nobel Hòa bình. Ấy là vì Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ yêu cầu Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế ngưng đề cập tới các sự đề cử này. Hòa thượng dạy rằng đây là ý kiến riêng của chư vị trong thế giới, họ có toàn quyền làm việc đó. Nhưng không do Giáo hội vận động, nên tránh đề cập những gì không liên quan đến Giáo hội, sẽ có thể làm đầu đề cho những kẻ thiếu hiểu biết bình luận sai lạc.

 

Chúng tôi đã tuân thủ lời ngài căn dặn suốt ba, bốn năm qua. Tuy nhiên năm nay nhân sự kiện Đài Á châu Tự do loan tin về sự đề cử mới này qua cuộc phỏng vấn một vị Dân biểu Quốc hội Châu Âu. Đài Á châu Tự do là cơ quan truyền thông quốc tế lớn, mỗi bản tin liền trở thành một công luận. Do đó, chúng tôi in lại thông tin ấy dưới đây, như một ngoại lệ, đồng thời hồi đáp sự hỏi han của Bạn đọc bốn phương.

 

 

TÌNH HÌNH GIÁO HỘI PHẬT GIÁO
VIỆT NAM THỐNG NHẤT
TRONG NƯỚC NĂM 2011

Ỷ Lan

 

Phật giáo Việt Nam hiện nay vẫn còn nằm trong tình trạng hai khối. Trên mặt nổi có Giáo hội Phật giáo Việt Nam được Đảng và Nhà nước hình thành năm 1981 thống nhất tất cả các tổ chức theo cách mạng trong thời chiến tranh. Giáo hội này được công khai hoạt động.

 


 

Khối thứ hai là khối đa số chư Tăng Ni, Phật tử thầm lặng không muốn chính trị hóa Phật giáo, hiện nằm dưới danh xưng Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN). Tuy không có một văn kiện nào của Nhà nước giải thể GHPGVNTN hay tuyên bố Giáo hội này bất hợp pháp, nhưng trong thực tế Giáo hội vẫn bị ngăn cấm các hoạt động tôn  giáo cũng như trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, từ thiện. Theo tài liệu Giáo hội công bố, thì 36 năm qua GHPGVNTN liên tục bị đàn áp, bắt bớ, hăm dọa, thảm sát. Nhưng Giáo hội vẫn tồn tại trên thực tế qua sự lãnh đạo của ba vị Tăng Thống : Đức cố Đệ tam Tăng Thống Thích Đôn Hậu, Đức cố Đệ tứ Tăng thống Thích Huyền Quang và hiện nay Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ.

 


Mười tám Ban Đại diện GHPGVNTN tại các tỉnh miền Trung và miền Nam luôn luôn bị sách nhiễu, cấm đoán các Phật sự cũng như cấm đoán tổ chức các kỳ đại lễ trong năm như Tết, Phật Đản, Vu Lan... Ba năm trước, lần đầu tiên tỉnh Hải Phòng ở miền Bắc có một Ban Đại diện xin tham gia GHPGVNTN. Nhưng tức khắc vị Chánh Đại diện liền bị đàn áp, khủng bố, đưa tới tình trạng tê liệt.

 

Năm bảy năm trước đây tình trạng căng thẳng đưa tới những xô xát, bắt bớ tại các chùa của Giáo hội, đặc biệt ở miền Trung. Nhưng năm 2011 vừa qua thì tình trạng có phần lắng dịu. Khi được hỏi nguyên do, Hòa thượng Thích Thiện Hạnh, Chánh Ban Đại diện Giáo hội tỉnh Thừa Thiên - Huế, cho biết vì tinh thần phản kháng của Phật tử Huế rất cao, số lượng chùa theo GHPGVNTN cũng đông, đặc biệt Hòa thượng nói rằng nhờ áp lực quốc tế đối với vấn đề tôn giáo và Phật giáo đã làm cho sự đàn áp không còn lộ liễu như trước. Hòa thượng cũng cho biết thời gian có biến động Mùa Xuân Ả Rập, công an đã tăng cường canh gát trước các chùa thuộc Giáo hội Thống nhất.

 

Ban Đại diện Thừa thiên – Huế là nơi duy nhất từ ba năm qua được tổ chức Đại lễ Phật Đản và có chương trình giáo dục cho 58 Tăng sinh ở 3 cấp: Sơ Đẳng, Trung Đẳng và Cao Đẳng phật học. Sau đây là lời phát biểu của Hòa thượng Thích Thiện Hạnh :

 

 « Dạ thưa chị Ỷ Lan. Vấn đề sinh hoạt của Ban Đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) Thừa thiên – Huế tương tối tôi thấy có phần dễ chịu chút đỉnh. Tôi nói sinh hoạt dễ chịu hơn là nói cho dễ nghe vậy thôi. Thật sự thì chưa hề có dấu hiệu nào cụ thể để gọi là hết truy bức, bách hại đối với GHPGVNTN. Bởi lẽ bất cứ sự việc nào thuộc ban ngành nào được tổ chức thì đều vẫn có sự hiện diện đông đủ, lấp ló, rình rập của các chú Công an mặc áo thường dân mời « làm việc », đề nghị giải tán, v.v… Nơi nào yếu bóng vía thì không cử hành lễ được. Họ rủ nhau ra quán cà phê trước cổng chùa, hút thuốc lào, nhắm cà phê rồi bài bạc.

 

« Kể từ thời gian có các cuộc dân chủ nổi dậy đòi hỏi dân chủ, nhân quyền ở tại Trung Đông, thì các quán cà phê trước các chùa thuộc GHPGVNTN thấy có đông đảo Công an nhiều hơn.

 

« Ở Thừa thiên – Huế sở dĩ sinh hoạt được như tôi nói là dễ dàng hơn, thì đây chính là nhờ có số đông Tăng tín đồ đông đảo, sinh hoạt có nề nếp, có quy củ, lại nữa tinh thần bảo vệ Chánh pháp kiên cố. Nhiều chùa thuộc thành viên GHPGVNTN thì có 18 ngôi chùa chính thức có Tăng chúng sinh hoạt đông đủ. Nơi đây Gia Đình Phật tử cũng là một đoàn thể đông đúc, có tổ chức chặt chẽ. Có lẽ nhờ những yếu tố đó mà sinh hoạt của Thừa thiên – Huế có phần thuận tiện hơn các nơi khác chăng ? »

 

Dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ, Chris Smith, đến chùa Bảo Quốc Huế thăm Hòa thượng Thích Thiện Hạnh - Ảnh IBIB

 

Dù có sự lắng dịu và không lộ liễu trong cung cách đàn áp, sách nhiễu, nhưng hậu quả vẫn chưa đưa tới sự tự do hoạt động tôn giáo đối với GHPGVNTN. Có những chuyến Giáo hội đi cứu trợ cho đồng bào miền Thượng du, thì ban ngày đi phát quà, phát tiền không thấy cản trở gì, song tối đến công an tới từng nhà tịch thu các tiền và quà mà đồng bào nhận được.

 

Theo bản báo cáo tổng kết của Hòa thượng Thích Viên Định, vị Tân Viện trưởng Viện Hóa Đạo, đọc trước Đại hội GHPGVNTN kỳ IX tổ chức hồi tháng 11 năm ngoái, thì tình hình Giáo hội có thể tóm gọn như sau :

 

« Thành viên các Ban Đại Diện địa phương, các vị trụ trì các chùa thuộc GHPGVNTN, hầu hết đều bị đàn áp, đe doạ, cô lập, sách nhiễu bằng nhiều cách như thường xuyên mời “làm việc”, điều tra, thẩm vấn, bắt báo trình nhiều việc vặt vãnh để gây khó khăn, nhất là trước các cuộc lễ Phật giáo, các ngày Giỗ chạp các vị Tổ sư. Các Phật tử hằng ngày về chùa tụng kinh, lễ Phật cũng bị theo dõi, sách nhiễu, đe doạ công ăn việc làm, bóp chẹt kế sinh nhai ngoài xã hội. Gia đình các Huynh trưởng trong các Ban Hướng Dẫn Gia Đình Phật Tử là những người hứng chịu nhiều đe doạ, sách nhiễu nhất, gây ra nhiều cảnh đau khổ thương tâm vô cùng.

 

 « Ở Huế, Khuôn hội Mai Vĩnh bị nhà cầm quyền đưa người về quản lý, xâm chiếm đất chùa. Chùa Kim Quang do Hoà Thượng Thích Thiện Hạnh trú trì vẫn tiếp tục bị ngăn chặn việc xây dựng nhà Tăng.

 

« Ở Quảng Nam – Đà Nẵng, Ban Đại diện bị đàn áp rất nặng nề. Các chùa Giác Minh, chùa An Cư bị cô lập.

 

« Thượng toạ Thích Viên Đức Trú trì Tịnh Thất Bửu Đức, tỉnh Đồng Nai, bị sách nhiễu, bắt đi làm việc thường xuyên.

 

« Ban Đại Diện tỉnh Quảng Trị do Thượng toạ Thích Từ Giáo làm Chánh Đại Diện cũng bị đàn áp, sách nhiễu, gặp rất nhiều khó khăn. Ngay cả những ngày An cư kiết hạ của chư Tăng cũng bị công an tràn vào làm náo động, đánh mẹ của Thượng tọa Từ Giáo ngã trong sân chùa ».

 

Nhân dịp đầu năm chúng tôi điện thoại hỏi thêm tin tức Giáo hội, thì được Hòa thượng Thích Viên Định, Tân Viện trưởng Viện Hóa Đạo, xác nhận như sau :

 

« Kính chào cô Ỷ Lan. Phật giáo Việt Nam luôn gắn liền với vận mệnh của dân tộc, nên dân tộc sống trong hoàn cảnh nào thì Gia1o hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) cũng cùng chung hoàn cảnh đó.

 

« Trong hoàn cảnh ở Việt Nam, mọi quyền công dân bị bóp nghẹt, tất cả các quyền tự do đều không có, nên GHPGVNTN, một Gia1o hội dân lập, không chịu sự thống thuộc của Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam, nên các thành viên Giáo hội thường xuyên bị đàn áp, cô lập, bị sách nhiễu. Các Phật sự trong nước hầu hết điều bị ngưng trệ.

 

« Mặc dầu luôn bị đàn áp, sách nhiễu, cô lập, gây nhiều khó khăn, trở ngại, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đức Đệ Ngũ Tăng Thống, Đại Lão Hoà thượng Thích Quảng Độ, và Hội Đồng Lưỡng Viện, cùng sự hỗ trợ của Văn Phòng II Viện Hóa Đạo và các Giáo Hội hải ngoại, nhất là sự lên tiếng kịp thời của Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế do Đạo Hữu Võ Văn Ái làm Giám Đốc, cũng như sự can thiệp của các quốc gia, tổ chức, hội đoàn, các nhân sĩ trên thế giới, nên Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, các Ban Đại Diện, Chư Tăng, Ni và Đồng bào Phật tử trong nước vẫn tiếp tục theo đuổi công cuộc phục hoạt Giáo hội và nhất là vận động cho tự do, dân chủ, nhân quyền và toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải cho Việt Nam ».

  

Điển hình của cuộc đàn áp, ngăn cấm GHPGVNTN hoạt động tôn giáo có thể nhìn qua chùa Giác Minh ở Đà Nẵng. Chùa do Hòa thượng Thích Thanh Quang trú trì và cũng là nơi đặt trụ sở Ban Đại diện Giáo hội tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng đồng thời là trụ sở của Tổng vụ Thanh niên và Gia đình Phật tử Vụ. Suốt trong năm qua chùa bị công an phong tỏa ngày đêm.


Ngày Phật Đản cũng như ngày lễ Vu Lan, công an không cho Phật tử vào chùa lễ Phật. Thậm chí những gia đình Phật tử để tro cốt ông bà cha mẹ tại chùa không được vào lễ bái. Công an và Tổ dân phố khuyên những ai gửi hương linh, tro cốt người thân đã mất ở Giác Minh phải di dời sang chùa khác trong thành phố. Nếu không thực hiện được việc này ở chùa khác, nhà cầm quyền sẽ gửi giúp.

 

Qua cuộc thăm hỏi viễn liên, Hòa thượng Thích Thanh Quang, Tổng Thư ký Viện Hóa Đại GHPGVNTN kiêm Chánh Ban Đại diện Giáo hội tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng xác nhận sự ngăn cấm các hoạt động tôn giáo, lễ lạc tại chùa Giác Minh suốt năm qua :

 

 « Riêng về chùa Giác Minh của chúng tôi thì kể từ ngày mồng 8 tháng 7 âm lịch đến nay đã gần sáu tháng, chùa luôn luôn bị bao vây, cô lập, đóng chốt trước cổng chùa không cho ai vào trong chùa để lễ Phật và thờ cúng ông bà.

 

« Tín đồ chùa Giác Minh mỗi khi sắm một chút hoa quả đến dâng chùa bị kéo lôi về trạm « làm việc », bắt viết cam kết không được đến chùa Giác Minh vì chùa Giác Minh là « phản động ».

 

« Rất là khổ đau cho tín đồ. Đứng trước cổng chùa thấy Phật mà không được vào chùa lễ Phật, dâng cúng đức Phật một nén hương, và ông bà tổ tiên của họ một vài lạy. Đành lau nước mắt ra về ».

 

Không riêng chùa Giác Minh, mà tất cả các chùa thành viên GHPGVNTN tại Quảng Nam – Đà Nẵng đều bị ngăn cấm, phong tỏa, điển hình như chùa An Cư của Đại đức Thích Thiện Phúc ở phường Hải Bắc.

 

Ngay vào đêm Giáo thừa hôm chủ nhật vừa qua, Phật tử đến cúng chùa Giác Minh cũng bị công an ngăn cấm không cho váo chùa, mà đoạn thu băng sau đây là thực trạng suốt năm 2011 :

 

Băng ghi âm trước cổng chùa Giác Minh rất hỗn độn giữa tiếng hét la của Phật tử và công an. Không thể nào chép ra được. Xin bạn đọc vui lòng bấm vào đây để nghe chương trình phát thanh của Đài Phật giáo Việt Nam ngày thứ sáu 3.2.2012 : Đài Phật giáo Việt Nam ngày thứ sáu 3.2.2012 (http://kiwi6.com/file/scvw9p08x7)

  


Tuy bị cấm đoán, khó khăn, sách nhiễu, nhưng GHPGVNTN trong năm qua cũng không ngừng tham gia hậu thuẫn các ưu tư của người dân trong xã hội, hay tổ chức các chuyến cứu trợ từ thiện xã hội tại những nơi có thiên tai, lũ lụt.

 

Ngoài ra, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ đã lên tiếng phản đối vụ án phi pháp đối với Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ.

 

Đáp lời kêu gọi của giới Học sinh – Sinh viên biểu tình hôm 5.6.2011 trước Lãnh sự quán Trung quốc ở Saigon, Hòa thượng Thích Quảng Độ cùng chư tăng các chùa thuộc GHPGVNTN ở Saigon quyết định tham gia. Nhưng từ sáng sớm tinh mơ Thanh Minh Thiền viện, chùa Giác Hoa cùng các chùa trực thuộc giáo hội đều bị công an phong tỏa, nội bất xuất ngoại bất nhập.

 

Nhân dịp này, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ đã tuyên bố : « Mình là người Tăng sĩ nhưng cũng là người công dân. Nước mất, đất tổ bị xâm lấn không ai có thể làm ngơ. Tôi tuổi đã cao nhưng rất phấn khởi và tin tưởng khi thấy giới trẻ Học sinh – Sinh viên còn nghĩ tới chuyện nước non, còn kêu gọi biểu tình để cảnh tỉnh lòng người. Nên tôi và chư Tăng muốn ra tham gia hưởng ứng và ủng hộ giới trẻ. Nhưng ai ngờ Nhà nước lại cho công an ngăn cấm lòng yêu nước thương nòi của người dân !? »

 

Qua cuộc phỏng vấn của Đài Á châu Tự do hôm 7.6.2011 sau sự kiện nói trên và trước tình hình nghiêm trọng của đất nước, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ kêu gọi sự hình thành một “Liên Minh Chống Ngoại xâm”, tập họp toàn dân từ Bắc chí Nam để bảo vệ chủ quyền dân tộc.

 

Trước tình hình căng thẳng trên biển đảo giữa Bắc Kinh và Hà Nội và sau chuyến viếng thăm và ký kết của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hồi đầu tháng 10, Nhân danh GHPGVNTN Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ viết thư Ngỏ hôm 21.10.2011 gửi ông Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam nói lên nỗi thất vọng khi không thấy chủ quyền Việt Nam được minh định, Qua Thư ngỏ Hòa thượng Thích Quảng Độ đề xuất Nhà nước cần căn cứ vào các công ước về Luật Biển LHQ cũng như các công ước liên quan của ASEAN để quốc tế hóa vấn đề Biển Đông cũng như « minh bạch hóa các thỏa thuận với Bắc Kinh trong vấn đề chủ quyền dân tộc ». Hòa thượng cũng nhận xét rằng « Đảng và Nhà nước không thể thở mãi bằng lỗ mũi Trung quốc. Muốn thế, Đảng và Nhà nước cần chuyển hóa ôn hòa sang chế độ dân chủ đa nguyên để đất nước có thể thở bằng lỗ mũi của gần 90 triệu dân Việt ».

 

Ảnh chụp Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ tại Thanh Minh Thiền Viện, Saigon, ngày mồng Một Tết Nhâm Thìn, 2012 - Ảnh IBIB

 

Sự kiện nổi bật trong năm 2011, dù khó khăn, thất thế, nhưng GHPGVNTN đã thành công tổ chức Đại hội kỳ IX suy tôn Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ lên ngôi vị Đệ Ngũ Tăng Thống là ngôi vị cao nhất của GHPGVNTN, và cung thỉnh Hòa thượng Thích Viên Định làm tân Viện trưởng Viện Hóa Đạo.

 

Tại lễ suy tôn Tăng Thống tổ chức tại chùa Điều Ngự ở thành phố Westminster, miền Nam California, Hoa Kỳ, đồng thời với « Lễ Cầu nguyện cho Hòa bình thế giới, An ninh Đông Nam Á, Vẹn toàn lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam và Quốc nạn, Pháp nạn sớm tiêu trừ », trước 4000 Phật tử và đồng bào các giới cùng với 150 chư Tăng Ni và quan khách quốc tế. Những lời phát biểu quốc tế tại đây, như bà Dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ, Loretta Sanchez, bà Marietje Shaake, Dân biểu Quốc hội Châu Âu, ông Sherif Mansour từ Ai Cập, Ông Arne Linngard từ Sáng hội Rafto Na Uy, v.v… đều nói lên sự hậu thuẫn công cuộc vận động cho tự do tôn giáo, nhân quyền và dân chủ của GHPGVNTN dưới sự lãnh đạo của Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ.

 

Đại hội cũng đưa ra Quyết Nghị 12 điểm về các hoạt động kiện toàn và phát huy cơ sở Giáo hội trong và ngoài nước cho năm Nhâm Thìn 2012, đặc biệt là « Mở rộng và thúc đẩy tích cực công tác vận động quốc tế kêu gọi sự hậu thuẫn của thế giới thực hiện Chương trình 8 điểm trong “Lời Kêu gọi cho Dân chủ Việt Nam” » của Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ.

 

 

Đề cử Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ
làm ứng viên Giải Nobel Hòa bình năm 2012

 

Hạn ghi danh đề cử ứng viên Giải Nobel Hòa bình thường năm kết thúc vào ngày mồng một tháng hai dương lịch. Kết quả chọn giải sẽ công bố vào thượng tuần tháng 10 cùng năm.

 

Tính đến ngày 2.2.2012, Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế có trụ sở tại Paris đã nhận được khoảng một trăm bản sao các thư của các nhân sĩ, giáo sư đại học, chính giới quốc tế, đặc biệt có nhiều vị Thượng Nghị sĩ, Dân biểu các Quốc hội Châu Âu, Hoa Kỳ, Pháp, Ý… gửi về Ủy ban Giải Nobel Hòa bình tại thủ đô Oslo, Vương quốc Na Uy, đề cử Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ.

 

Khởi từ năm 1999, mỗi năm đều có hàng trăm thư đề cử, có năm con số này lên tới gần bốn trăm. Bốn năm vừa qua, tên Hòa thượng luôn nằm trong danh sách rút gọn cho 3, 4 người có hy vọng đoạt giải (Shortlist). Bằng cớ quan tâm của giới truyền thông quốc tế, là mỗi năm đến thượng tuần tháng mười, nhiều Đài truyền hình quốc tế như CNN hay Đài Truyền hình Nhật đều gọi trước về Phòng Thông tin Quốc tế lấy hẹn để phỏng vấn nếu được Oslo loan tin. Ba năm qua, Đài Tuyền hình Nhật đến tận văn phòng Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế ở Paris với dụng cụ máy móc, chờ có tin loan từ Oslo là phỏng vấn ngay.

 

Chúng tôi cũng vừa nhận được Thông cáo Báo chí của Văn phòng Dân biểu Loretta Sanchez thuộc địa hạt Liên bang thứ 47 của California mới phát hành cho biết bà đã viết thư cho Chủ tịch Ủy ban Giải Nobel Hòa bình đề cử Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ. Thông cáo cho biết nội dung thư nhắc nhở việc bà đã từng gặp Hòa thượng tại Thanh Minh Thiền viện, dù bị sống trong tình trạng quản chế, Hòa thượng vẫn tiếp tục thúc đẩy tự do cho nhân dân Việt Nam. Bà viết : “Hòa thượng là nguồn gợi hứng cho nhân dân Việt Nam”.(…) “Mặc dù chính quyền Việt Nam tiếp tục đàn áp Hòa thượng như thế nào, thì Hòa thượng Thích Quảng Độ vẫn tiếp tục tranh đấu từ quốc nội hầu mang lại dân chủ cho Việt Nam”. Bà Sanchez cũng viết : “Bằng việc trao Giải Nobel Hòa bình cho Hòa thượng Thích Quảng Độ, Cộng đồng thế giới sẽ làm sáng tỏ rằng những vi phạm nhân quyền tại Việt Nam sẽ không qua mắt được thế giới (…) Trao Giải cáo quý cho Hòa thượng Thích Quảng Độ sẽ giúp nâng cao nhận thức người công dân trong thế giới, rằng sự thiếu tôn trọng đối với nhân loại vẫn còn hiện hữu trên địa cầu, đặc biệt tại Việt Nam”.

 

Hôm 7.2.2012, Đài Á châu Tự do đã phát thanh về trong nước cuộc phỏng vấn ông Tremosa I Balcells, Dân biểu thuộc Khối Liên minh Tự do và Dân chủ cho Âu châu tại Quốc hội Châu Âu. Ông cũng là Kinh tế gia, Giáo sư Đại học Barcelone tại Tây Ban Nha.

 

Đài Á châu Tự do phỏng vấn Dân biểu Quốc hội Châu Âu Ramon Tremosa I Balcells về Giải Nobel Hòa Bình

Bấm vào đây để nghe Đài Á châu Tự do : http://kiwi6.com/file/rs26yt3785

 

Ỷ Lan : Xin chào ông Ramon Tremosa I Balcells. Xin ông cho biết lý do nào ông cùng quý vị đồng viện tại Quốc hội Châu Âu vận động thu thập chữ ký đề cử Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ ứng viên Giải Nobel Hòa bình năm nay, 2012 ?

 



Ramon Tremosa I Balcells: Trước hết xin cảm ơn đã mời tôi nói đôi lời với Đài Á châu Tự do, là tiếng nói quan trọng và công cụ giúp đỡ cho mọi giới bất đồng chính kiến, đấu tranh bất bạo động, và là tiếng nói cho tự do, dân chủ Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Tôi hy vọng với đôi lời phát biểu tôi có thể đóng góp thêm niềm hy vọng cho giới bất đồng chính kiến, nhân dân bị áp bức, và những người đấu tranh bảo vệ nhân quyền hiện đang dấn thân cho dân chủ Việt Nam.

 

Tôi người Catalan, thuộc dân tộc ít người ở Tây Ban Nha, từng bị kỳ thị hàng trăm năm trước và hiện nay vẫn tiếp tục đấu tranh cho tự do, dân chủ. Nhân dân Catalan đòi hỏi sự tôn trọng các Quyền cơ bản một cách ôn hòa và kiên trì qua những thời đại đen tối của lịch sử, như thời nội chiến dưới chế phát xít Franco chỉ mới bốn mươi năm trước đây thôi. Vì vậy tôi thông cảm và chia sẻ những sợ hãi cùng các vấn nạn mà các dân tộc bị chính quyền nước họ sách nhiễu và áp bức.

 

Tôi biết rõ chế độ Cộng sản Việt Nam đàn áp mọi phê phán ôn hòa, các luật gia và người đấu tranh bảo vệ nhân quyền; hạn chế tự do Internet; đàn áp những cuộc biểu tình và kiểm soát tôn giáo cũng như đàn áp những cộng đồng tôn giáo “không được thừa nhận” như trường hợp Giáo Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Tôi sẽ tiếp tục sử dụng những công cụ quốc hội của tôi để gây sự quan tâm của Quốc hội Châu Âu về những vi phạm nói trên.

 

Do đó, tôi quyết định hậu thuẫn Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ làm ứng viên Giải Nobel Hòa bình vì Hòa thượng là người bất đồng chính kiến nổi danh nhất Việt Nam. Ba mươi năm trời Hòa thượng bị giam cầm vì ôn hòa kêu gọi cho tự do tôn giáo, dân chủ và nhân quyền. Hiện nay Hòa thượng bị quản thúc tại Thanh Minh Thiện Viện ở Saigon, và là vị lãnh đạo tối cao của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, là tôn giáo lớn nhất tại Việt Nam, hiện bị nhà cầm quyền Cộng sản không cho hoạt động sau khi thành lập Hội Phật giáo Nhà nước năm 1981.

 

Thế nhưng cuộc tranh đấu của Hòa thượng là cho toàn thể nhân dân Việt Nam. Giải Nobel Hòa bình sẽ mang lại niềm hy vọng cho tất cả những ai đấu tranh cho tự do và dân chủ.

 

Ỷ Lan : Thưa ông, Việt Nam và Liên Âu vừa thỏa thuận Hiệp ước Đối tác và Hợp tác mới sẽ ký kết trong năm nay. Tháng giêng vừa qua đã có cuộc Đối thoại nhân quyền tại Hà Nội. Thế nhưng Việt Nam vẫn duy trì chế độ độc đảng, mọi tự do bị từ khước. Trong vị trí Dân biểu Quốc hội Châu Âu, ông có thể làm gì để áp lực cho nhân quyền trong hoàn cảnh hiện nay của Việt Nam ?

 

Ramon Tremosa I Balcells: Qua các Quyết nghị, Quốc hội Châu Âu không ngừng kêu gọi chấm dứt các vi phạm nhân quyền và mở ra tiến trình cải cách dân chủ tại Việt Nam. Bản thân tôi vẫn tiếp tục theo dõi chặt chẽ các vấn đề này. Tôi sử dụng mọi công cụ dành cho người Dân biểu để soi sáng các sự việc xẩy ra tại Việt Nam nhằm tạo áp lực lên chế độ. Tôi thường trực tố cáo trước công luận những vi phạm nhân quyền tại Việt Nam và kêu gọi Liên Âu chấm dứt việc giao thương với Việt Nam nếu không có sự đổi thay.

 

Gần đây khi có phái đoàn cao cấp quốc hội và các bộ trưởng Việt Nam viếng thăm Quốc hội Châu Âu, tôi đã nói lên sự quan tâm của tôi, rằng các lợi lộc kinh tế và đầu tư mà Liên Âu mang lại cho Việt Nam rơi vào tay Đảng Cộng sản trước tiên, vì đảng kiểm soát toàn bộ kinh tế, trong khi đa số nhân dân Việt Nam sống trong nghèo khó với những bất bình đẳng xã hội.

 

Mỗi khi có cơ hội tôi luôn nhắc nhở Liên Âu, rằng mặc những ràng buộc với nguyên tắc nhân quyền và dân chủ như điều 1 quy định trong Hiệp ước Hợp tác Liên Âu – Việt Nam ký kết năm 1995, Việt Nam vẫn dập tắt một cách có hệ thống mọi phê phán ôn hòa, đàn áp các nhà bất đồng chính kiến tôn giáo và chính trị, nghĩa là mọi hình thức tự do ngôn luận.

 

Tôi thường công khai chất vấn những bước cụ thể mà Hội đồng Châu Âu thực hiện, những bước tiến mới trong tương lai để chấm dứt các vi phạm nhân quyền ? Hội đồng Châu Âu có lấy những biện pháp mạnh chống lại chính quyền Việt Nam trong khuôn khổ của Hiệp ước không ? Những hành động gì Phái đoàn Liên Âu có nhiệm sở tại Việt Nam đã thực hiện ?

 

Tôi sẽ tiếp tục quan tâm và tố cáo mọi hình thực vi phạm. Đó là điều tối thiểu mà chúng tôi có thể lảm tại Quốc hội Châu Âu nhằm mang lại niềm hy vọng cho giới đối lập bất bạo động tại Việt Nam, và cho những ai đấu tranh đòi hỏi nền dân chủ thực sự để thăng tiến Việt Nam, những người như ông Võ Văn Ái, là những lãnh đạo cao cả và dũng cảm. Chúng tôi hậu thuẫn họ trong cuộc tranh đấu mà thắng lợi hẳn nhiên phải hiện ra, tối đoan quyết như thế.

 

Ỷ Lan : Xin cám ơn Dân biểu Quốc hội Châu Âu Ramon Tremosa I Balcells.

 

Ỷ Lan, Phóng viên Đài Á châu Tự do tại Quốc hội Châu Âu.

 
 





Posted on 23 Jan 2012
TOP
back to Audio FreeViet INDEX
...MORE COLLECTIONS

  • Thỉnh Nguyện Thư vận động Chính Quyền & Quốc Hội Mỹ
  • Giáo Hội Phật Giáo VN Thống Nhất: Đạo đức &Tôn giáo!
  • Văn Phòng II Viện Hóa Đạo: Hiểm họa mất nước!
  • Hội Ngộ Dân Chúa 2011
  • TS Nguyễn Xuân Nghĩa: Giờ Giải Ảo + Bên Kia Màn Khói
  • Ts Phan Văn Song: Tinh thần Đại Việt giữ nước và cứu nước
  • Ts Nguyễn Đình Thắng: Muốn thay đổi, phải hành động!


    Các Đài Phát Thanh Việt Ngữ
    hướng về Việt Nam:

    » VOA
    » BBC phát thanh từ Luân Đôn
    » RFI (Radio France Internationale)
    » RFA - Radio Free Asia
    » VERITAS - Chân Lý Á Châu
    » Đài Phật Giáo Việt Nam

    Các đài phát thanh từ Hoa Kỳ:

    » Radio Bolsa
    » Saigon Radio Hải Ngoại


    « FreeVietNews.com

  •  



      
      Services | © 2008 - 2024
    (1)