Translate this page: English French German Spanish Vietnam
Mậu Thân và nỗi đau của Huế


Xem Kim Nhung Show v Tết Mậu Thân 1968.
Gi
áo sư Nguyễn Lý Tưởng trình bày những
s
ự thật về cuộc thảm sát đồng bào Huế
do Việt cộng gây ra vô cùng kinh hoàng.
Thế nhưng VC vẫn không thống hối, không
xin lỗi đồng bào và tiếp tục chối tội giết
người hàng loạt mà cả thế giới đều biết rõ.
http://www.youtube.com/watch?v=flKvtAlLl-A

Văn Tế Chiến Sĩ Đồng Bào
Bị Việt Cộng Thảm Sát
Trong Tết Mậu Thân
 
Triệu Dương Nguyễn Lý Tưởng

(Để tưởng nhớ đồng bào đã bị Việt Cộng thảm sát và chiến sĩ cán bộ đã hy sinh để bảo vệ lý-tưởng tự do...)
 
Trời Việt Nam địa linh nhân kiệt,
Nơi tổ tiên dựng nghiệp muôn đời.
Nước non một cuộc đổi dời,
Quê hương tan nát, xứ người nương thân.
Ngày đầu Xuân, thành tâm tưởng nhớ,
Những vong linh một thuở hào hùng.
Vì nợ nước phải lao lung,
Chết nơi trận mạc, núi rừng hoang vu.
Kẻ bỏ thây ngục tù tăm tối,
Người phơi xương đồng nội, sông hồ.
Biển khơi, bão táp, sóng xô,
Nhân dân vô tội, đáy mồ vực sâu.
Cuộc tranh đấu, mặc dầu áp bức,
Lớp lớp người bất khuất đứng lên.
Biết bao trí thức, thanh niên,
Quyết tâm đòi hỏi nhân quyền, tự do.
Vì nghĩa lớn, máu tô chiến địa,
Vì tổ quốc, nào kể gian nan.
Pháp trường: thịt nát, xương tan,
Hồn chưa siêu thoát, oán than ngập trời.
Tết Mậu Thân người người còn nhớ,
Chốn cố đô một thuở điêu linh.
Tang thương đổ xuống dân mình,
Bao nhiêu năm đó thảm hình khôn nguôi.
Khe Đá Mài, xương phơi dòng suối,
Chùa Áo Vàng, Gia Hội, Phủ Cam,
Phú Vang, Phú Thứ, Chín Hầm,
Thủy Thanh, Vinh Thái, Phú Xuân, Thượng Hòa.
Lang Xá Cồn, Đông Ba, Chợ Mới
Vùng Đông Gi (Di), Thiên Hựu, Chợ Thông.
Bãi Dâu, Cồn Hến, Phù Lương,
Tường Vân, Lương Viện, Vinh Hưng...xác người...
Kẻ thì sọ tả tơi cán cuốc,
Lưỡi lê đâm, tay buộc giây thừng...
Sang hèn một hố chôn chung,
Kẻ lương, người giáo, vô cùng dã man.
Ôi! Xứ Huế, muôn vàn đau xót,
Ôi! Quê hương tan nát điêu tàn.
Còn đâu gác tía lầu vàng,
Còn đâu văn hóa, rỡ ràng tổ tiên.
Cầu Trường Tiền: sáu vài đã gãy,
Cửa Ngọ Môn: máu chảy thành sông.
Biết bao chiến sĩ anh hùng,
Hy sinh bảo vệ non sông, đồng bào.
Hỡi những đấng anh hào, liệt sĩ,
Xin về đây chứng giám lòng thành.
Trong khi vận nước điêu linh,
Tấm thân lưu lạc, chút tình tha hương.
Ngày hôm nay, bốn phương họp mặt,
Trước bàn thờ TỔ QUỐC GHI ÂN.
Niềm tin quyện khói nhang trầm,
Lòng thành, lễ bạc, xa xăm xin về...
Xin chứng quả lời thềo non nước,
Quyết noi theo ngọn đuốc soi đường.
Ngày mai trở lại quê hương,
Dẹp loài quỷ đỏ, mở đường tự do.
Nguyện xin tiên tổ,
Chư vị anh hùng,
Nhận lễ, thương tình,
Ra tay tế độ
Nguyễn Lý Tưởng
(kỷ niệm 40 năm Mậu Thân 1968-2008)
 
 




Mậu Thân và nỗi đau của Huế

Tạp ghi Huy Phương

[don_xuan_nay_nho_xuan_xua_]

Xin gọi trăng soi khe Ðá Mài
Thời gian rêu phủ mảnh đầu ai
Bãi Dâu đau xót hồn Gia Hội
Phú Thứ tóc vương trảng cát dài.
(Huế Oan Khiên- Huy Phương)

Ðịnh mệnh sắp đặt cho tôi, đứa con của Huế phải trở lại quê hương trong những ngày đầu năm Mậu Thân để chịu tang với Huế. Sau 23 ngày, lúc tôi rời Huế, trời còn lạnh, sương mù buổi sáng chưa tan, còn như nghe chút rát trên mắt của những trận bom cay giải tỏa thành phố hay là nước mắt khóc cho những tang tóc của quê nhà.

Ngày tôi đi, Huế chưa được hoàn toàn “giải phóng.” Dù tôi để nó ở trong ngoặc kép, đó là chữ chính xác nhất phải được dùng. Giải phóng là cởi ra, ai ai cũng vui mừng chứ không phải cột lại cho người ta than khóc, kiểu “một nửa nước vui, một nửa nước buồn.” Chuyện rất đơn giản: người dân chạy về phía nào thì phía đó chính là phe giải phóng. Chính vì Việt Cộng không hề thấy có ai chạy về phía mình, hay “tổng tấn công” mà chẳng thấy “nổi dậy,” nên phải trút tất cả hận thù lên đầu người dân hiền lương, vô tội. Chúng trả thù Huế! Ðó là đập đầu, xử tử hay chôn sống. Không có những nấm mồ cá nhân mà chỉ có những hố chôn tập thể. Nhanh, gọn và vì quá nhiều người phải chết.











Tôi còn trở lại Huế sau đó để chứng kiến cảnh đồng bào của tôi được mang lên mặt đất, với dây thép gai, dây điện thoại trói tay, với xương sọ bị vỡ, áo quần đã rữa nát, thi thể dính chùm với nhau, đã bốc mùi. Tôi phải chứng kiến những tiếng kêu la, gào thét tuyệt vọng của những người mất chồng, mất cha, mất con, mất anh em, mất họ hàng. Cả thành phố quấn khăn tang, cả thành phố đầy mùi hương trầm, cả thành phố sau 28 ngày được sống dậy nhưng trên nỗi chết! Từ những nấm mồ tập thể, giờ đây là những đám tang tập thể, “những con đường trắng” với áo mũ mấn khăn sô.

Nỗi đau của Huế trước nhất là những khuôn mặt dương dương của những đứa con, mang danh Huế đã đem oan nghiệt đến cho hàng nghìn dân Huế, bây giờ mỗi năm còn ngồi ca tụng nhau, kể chuyện chiến công giết người như anh em nhà Hoàng Phủ (Tường-Phan), như nhà “huyết học” Nguyễn Ðắc Xuân, như Tôn Thất Dương Tiềm, như gia đình Nguyễn Ðóa-Ðoan Trinh.

Những tên lính cầm súng dài đã khuất dạng hay nhờ chiến công xương máu lên cầm quyền, bọn súng ngắn băng đỏ, mang chút chữ nghĩa văn chương, trí thức, ngày nay đã thất thời, còn ngồi ôm lấy huyền thoại “giải phóng,” “tiến bộ,” “sinh viên tranh đấu,” nhởn nhơ nhe răng cười cợt trên những oan khuất, xót xa của Huế.

Dù đã 44 năm qua, chiến tích máu đã khô sẫm thời gian, được tô vẽ lại dưới danh xưng “hào khí Mậu Thân” và những “băng đỏ” còn mang mặc cảm công thần, bám víu vào và nghĩ đến những huyền thoại vàng son, nhưng thực tế chỉ là những quan viên lơ láo, đã bị xếp xó vì bọn có quyền lực trong tay chẳng coi ra gì. Những đoạn phim ngắn, những bài viết, những câu thơ kể công trạng, nêu thành tích vào Huế năm xưa như xé nát thêm nỗi đau của những gia đình đã là nạn nhân của Mậu Thân, những người mà chúng vẫn nhận là bà con, bạn bè, đồng hương, dòng họ.

Nỗi đau của Huế còn vì những người không dám nói sự thật. Tư lệnh Mặt Trận Huế, Trần Văn Quang có thể thi hành và nói theo ý đảng, nhưng những người có chữ nghĩa như Hoàng Phủ Ngọc Tường, và Bùi Tín vì sao lại có thể “hàm huyết,” sợ sự thật đến độ cho rằng hằng nghìn người bị thảm sát chôn trong những hầm tập thể là “có nợ máu,” nói như Hoàng Phủ Ngọc Tường, do quần chúng nổi dậy vì căm phẫn giết chết, hay như Bùi Tín, là do bom đạn, phi pháo vùi dập trong đó có cả thường dân, tù binh lẫn cán binh Việt Cộng. Ðây là những người dối trá, luôn luôn sợ hãi sự thật, nhưng sự thật sẽ luôn luôn ám ảnh họ suốt đời. Chỉ cần công nhận sự thật được một lần trước công luận để lương tâm được thanh thản. Ðây là lúc không cần nói dối vì một bát cơm hay vì dao găm kề bên hông. “Con chim sắp chết cất tiếng hót bi ai, người sắp chết nói lời nói phải!” Hy vọng đến tuổi già, những người này biết nói một lời hối lỗi.

Chúng dối trá vì trong hơn mười hầm chôn được khai quật sau Tết Mậu Thân dưới sự quan sát của báo chí truyền hình trong và ngoài nước, không hề có được một chiếc dép râu, nửa cái nón cối hay một vuông khăn dù! Và phải chăng những người bị Việt Cộng kết án phải chết vì mang nợ máu là những giáo sư ngoại quốc đến khai hóa cho Huế, những linh mục, những y tá, những giáo sư trung học, những nam nữ sinh viên, những người lính đi phép không có một tấc sắt trong tay. Cả đến một ông chủ quán bún bò hay một thiếu nữ chạy theo cha già bị bắt, một đứa trẻ phụ việc cho linh mục cũng được xem là “kẻ thù của cách mạng!” cần phải giết. Coi nhân dân là kẻ thù rồi, mi sống với ai?

Nỗi đau của Huế còn rơi rớt ngày hôm nay, tại hải ngoại, do những hành động vô ý thức của một vài cá nhân người Huế, đã vì sợ hãi hay tâng công, háo danh hay muốn nhờ vả chút quyền lợi trong nước, đã tiếp đón đãi đằng những tên mang món nợ máu với Huế ra hải ngoại. Những tên mang danh trí thức, nhà văn này có ảo tưởng như thế là tiến bộ, hòa giải nhưng sự thật là đã xát muối vào vết thương của bà con, đồng bào Huế đã gánh chịu nổi tang tóc Mậu Thân vì chúng là khuôn mặt đại diện cho tội ác.

Nỗi đau của Huế còn ở lỗi chúng ta, những con dân của xứ Huế ở hải ngoại, những tấm lòng đôn hậu thật thà, nhưng nông cạn, chóng quên như trẻ thơ. Chúng ta tụ tập với nhau vui chơi ngày Tết gọi là nhớ Huế, nhưng quên mất Mậu Thân.

Ðối với tôi, tiếng “Tết” hay tiếng “Huế” luôn luôn gắn liền với hai tiếng “Mậu Thân” dù thời gian đã lâu, 44 năm, hơn cả một nửa đời người. Dù Huế có giồi phấn tô son, vẽ vời đến đâu, dù Huế có giăng đèn kết hoa, hội hè đình đám gì nữa, thì linh hồn oan khuất của 6,000 người dân Huế bị thảm sát vẫn như còn lẩn khuất đâu đây, chưa hề siêu thoát.

Ðối với thành phố Huế, đầu Tháng Giêng là những ngày giỗ lớn, một đại tang chưa có ngày xả tang. Bây giờ tôi là đứa con lưu lạc xa xứ, mỗi năm ngày Tết về chạnh lòng thương nhớ quê hương, mỗi lần nghĩ đến Mậu Thân, lòng ai không khỏi xót xa, đau đớn. Tôi chỉ là một người dân Huế, tấm lòng thành, vài dòng chữ viết - nói như Nhã Ca - chút nhang đèn góp giỗ.

Huy Phương
(Nhâm Thìn 2012)






VIỆT CỘNG THẢM SÁT HƠN 6,000 DÂN LÀNH
VÔ TỘI DỊP TẾT MẬU THÂN 1968.

VẾT THƯƠNG THẾ KỶ NÀY
LÚC NÀO CŨNG MƯNG MỦ
CỰC KỲ NHỨC NHỐI

 
Massacre at Hue , TET 1968 (Douglas Pike)
 
TET (1968) Offensive
 
Hue massacre, TET 1968, North Vietnamese communist crime against its own people (Ngo The Linh & Ngo The Hung)
 
HUE – 1968 TET massacre
 
The Silent Tears in Hue City
 
Hue: the massacre the Left wants us to forget (Gerard Jackson The New Australian)
 
1968-2008: The 40th Anniversary of the
Hue Massacre (Kim Nguyen)
 
TET Offensive (by VETS With A mission)
 
Surprised at TET: U.S. Naval Forces in Vietnam ,
1968 (Glenn E. Helm)
 
The TET Offensive (Steven Hayward)
 
TET Offensive of 1968 - A Simpler Version
http://www.1stcavmedic.com/tet_offensive_of_1968.htm


MẬU THÂN, VẾT THƯƠNG THẾ KỶ
(Tưởng niệm 40 năm biến cố Mậu Thân)
 
Bốn mươi năm trước, một mùa xuân
Khắp nẻo thôn xa đến phố gần
Dân dã nôn nao mong hưởng Tết
Lính chờ hưu chiến, phút dừng quân
 
Hỡi ơi, Xuân ấy có đâu ngờ
Súng nổ điên cuồng, nát giấc mơ ...
Thành phố hoang tàn theo pháo giặc
Mùa xuân tắm máu giữa giao thừa !!!
 
Tại sao tàn nhẫn giết dân tôi ?
Hưu chiến vì đâu máu đỏ trời !
Tập thể một mồ, ngàn xác chết
Xác già, xác trẻ, xác nằm nôi !!
 
Mùa Xuân sao nỡ giết dân tôi ?
Cả triệu sinh linh chết ngậm ngùi
Từ trẻ đợi giờ khoe áo mới
Đến già đang ước bữa cơm vui ..
 
Mùa Xuân, ai đã giết dân tôi ?
Một nửa quê hương khói lửa vùi
Ai pháo vào dân, vào bịnh xá
Vào trường, vào chợ, viện mồ côi ?!
 
Ôi tang thương ấy bởi vì đâu
Sao chọn ngày xuân dựng thảm sầu ?!
Để mãi Mậu Thân dòng uế sử
Cho đời nguyền rủa đến ngàn sau !
 
Xuân này là đã bốn mươi xuân
Nỗi hận niềm đau vẫn bội phần
Hằn dấu vết thương, đen thế kỷ
Mậu Thân, tội ác của vô thần !
 
Bao nhiêu oan khuất vẫn còn đây
Hận bốn mươi năm chửa lấp đầy
Chẳng lẽ cúi đầu than khóc mãi
Quê hương đang đợi cuộc vần xoay ...
 
Hỡi nào toàn quốc đứng vùng lên
Nhân bản, yêu thương dựng lại nền
Dân chủ, công bình xin kiến tạo
Ngàn đời hiển hách giống Rồng Tiên
 
Đừng ngần ngại nữa, góp bàn tay
Cứu chính đời ta khỏi đọa đày
Và cứu dân lành trong đáy ngục
Bạo quyền lừa mị bấy lâu nay ...
 
Cứu quê cho hết vặn mình đau
Và Mậu Thân xưa bớt hận sầu
Tiễn những hồn oan về cõi tịnh
Cờ Vàng công chính để muôn sau ...
 
Ngô Minh Hằng
05/02/2008






Về quyết định thảm sát


Lữ Giang

Khi bài này đến với độc giả, nhiều tổ chức trong cộng đồng người Việt hải ngoại đang tổ chức kỷ niệm 40 Tết Mậu Thân để tướng nhớ đến những người đã bị thảm sát trong biến cố đó. Nhưng một câu hỏi được đặt ra và chưa có câu trả lời: Tại sao Cộng quân đã hành động dã man như vậy?

Sau trận Mậu Thân ở Huế, một ủy viên huyện ủy của quận Phú Vang ở Thừa Thiên là Hồ Ty, bí danh Sơn Lâm, đã bị bắt. Trong cuộc thẩm vấn, Hồ Ty đã khai rằng việc thủ tiêu tất cả những người bị bắt là thi hành lệnh Quân Ủy Trị-Thiên-Huế. Sở dĩ có lệnh này là vì khi rút lui, bị quân đội VNCH và Mỹ truy đuổi quá gắt, lo cho đơn vị không nổi làm sao làm lo được cho tù binh được. Số người bị bắt theo quá nhiều làm vướng bận không thể rút lui nhanh được, nên đã có lệnh giết tất cả tù binh.

Tạp chí Time của Mỹ số ra ngày 31.10.1969, trong bài “The massacre of Hue ” (Cuộc thảm sát ở Huế) đã đặt câu hỏi:
“Điều gì đã khiến Cộng Sản tàn sát?” Rồi tạp chí này trả lời:

Nhiều người dân Huế tin rằng lệnh hành quyết được đưa thẳng từ Hồ Chí Minh xuống. Tuy nhiên, có lẽ chắc chắn hơn, đơn giản là Cộng Sản đã mất tinh thần. Họ đã bị nhồi sọ để tin tưởng rằng nhiều người dân miền Nam sẽ xuống đường tranh đấu cùng với họ trong cuộc tổng tấn công vào dịp Tết. Nhưng điều đó đã không xảy ra, và khi trận chiến ở Huế bắt đầu nghiêng về phía quân đồng minh, Cộng Sản đã hoảng sợ và giết sạch các tù nhân.”


Mới đây, trong cuộc phỏng vấn của đài BBC ngày 24.1.2008, ông Bùi Tín cũng đã đưa ra luận điệu tương tự: ''Khi quân Mỹ đổ bộ lại từ Phủ Bài trở ra để lấy lại Huế thì anh em họ trói, di chuyển đi hàng mấy trăm tới hàng nghìn người. Do vướng chân, mệt, rồi bị pháo bắn ở ngoài biển vào dữ dội cho nên do phần lớn do tự động các chỉ huy trung đội tới trung đoàn đồng lõa với nhau để thủ tiêu không cho cấp trên biết.''

Có một điều người ta quên là cuộc thàm sát đã xẩy ra trong khoảng 10 ngày đầu khi Cộng quân mới chiếm Huế khi Quân Lực VNCH và đồng minh chưa phản công, và nhiều mộ tập thể đã được tìm thấy ngay trong thành phố Huế.

KẾ HOẠCH CỦA HÀ NỘI

Đọc cuốn “Chiền trường Trị-Thiên-Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước toàn thắng” của Khu Ủy và Bộ Tư Lệnh Quân Khu Trị -Thiên-Huế do nhà xuất bản Thuận Hóa Huế ấn hành năm 1985, chúng ta biết được quyết định của Hà Nội về việc chiếm Huế làm căn cứ lâu dài của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam.

1.- Thành lập Khu Ủy và
     Bộ Tư Lệnh Quân Khu Trị-Thiên-Huế


Năm 1965 và năm 1966, khi phong trào Phật Giáo đấu tranh nổi lên ở Huế chủ trương đi theo đường lối của MTGPMN, đòi hòa bình, rút quân Mỹ ra khỏi miền Nam, đốt phòng thông tin và thư viện Mỹ ở Huế, v.v., Hà Nội nhận thấy rằng có thể chiếm Huế làm căn cứ địa lâu dài của MTGPMN vì hai lý do: Lý do thứ nhất là Huế có nhưng thành quách rất vững chắc, nếu chiếm giữ được, Quân Lực VNCH và đồng minh khó lấy lại được, trừ khi phá hủy thành phố. Lý do thứ hai là phong trào Phật ở Huế cho thấy các nhà lãnh đạo Phật Giáo ở đây ủng hội MTGPMN.

Vì thế, Hà Nội đã lập một kế hoạch chiếm và giữ Huế rất kỹ càng.
Trước 1966, Trị Thiên là Phân Khu Bắc trực thuộc Quân Khu 5. Tháng 4 năm 1966, Thường Trực Quân Ủy Trung Ương ra quyết định thành lập Khu Ủy và Bộ Tư Lệnh Quân Khu Trị-Thiên-Huế tách khỏi Khu 5, và đặt trực thuộc Trung Ương và Quân Ủy Trung Ương. Thiếu tướng Trần Văn Quang được cử làm Tư Lệnh Quân Khu Trị-Thiên-Huế và Đại Tá Lê Minh làm Phụ tá kiêm Trưởng Ban An Ninh Quân Khu. Lê Chưởng, Phó Bí Thư Khu Ủy Trị Thiên Huế, được cử làm làm Chính Ủy.

Mới thành lập, Khu Ủy Trị Thiên Huế đã đứng ra lãnh đạo cuộc đấu tranh của Phật Giáo tại Huế, nhưng thất bại. Tài liệu ghi lại như sau:

“Trong tháng 5-1966 cả thành phố Huế hầu như hổn loạn, ngụy quân, ngụy quyền bị tê liệt. Nhưng do tương quan lực lượng không cân xứng và sự lãnh đạo trực tiếp của ta chưa đủ mạnh, địch đưa quân đến đàn áp khốc liệt và dìm trong bể máu. Các đơn vị ly khai đầu hàng, lực lượng Phật Giáo tan rã, cơ sở của ta trong trào một bị bắt, một số rút vào bí mật. Phong trào kéo dài được 96 ngày.” (tr. 111).
Báo cáo của Khu Ủy Trị Thiên Huế cho biết lúc đó tại Thừa Thiên có 398 chùa, 9 hòa thượng, 15 thượng tọa, 220 tăng ni sư sãi và 80.000 Phật tử. Báo cáo nói rằng “chính tinh thần dân tộc và ý thức giác ngộ chính trị của nhân dân đã đánh bại quân địch ngay trên lãnh vực tôn giáo mà chúng ta đã ra sức lợi dụng.”

2.- Lệnh chiếm Huề

Tài liệu cho biết: “Ý đồ đánh vào thành phố Huế đã có từ lâu. Tháng 2-1967 Đồng Chí Đặng Kính và Thanh Quảng ra báo cáo, Bộ đã chỉ thị cho Trị – Thiên nghiên cứu đánh vào Huế và thị xã Quảng Trị. Tháng 5-1967, Thường Vụ Quân Ủy Trung Ương họp nhận định: “Tình hình phát triển của phong trào đã tạo ra khả năng đánh lớn vào thành phố Huế.” (tr. 136).

Chỉ thị còn nói rõ hơn:

“Phấn đấu trong 7 ngày đêm hoàn thành mọi mục tiêu cơ bản, tập trung chủ yếu vào 2 ngày 3 đêm đầu. Dự kiến tình huống khó khăn, thì có thể phải một tháng hoặc nếu kéo dài 2, 3 tháng cũng phải chiếm lĩnh bằng được thành phố Huế và giữ đến cùng (dự kiến này chỉ phổ biến bằng miệnh cho cán bộ cao cấp)...” “Nhanh chóng xây dựng lực lượng vũ trang, lực lượng chính trị, xây dựng chính quyền để phát triển thắng lợi...” (tr. 110).

Những chỉ thị này cho thấy Hà Nội quyết định chiếm Huế và giữ Huế lâu dài rồi thiết lập một chính quyền tại đây. Ngoài Huế, không thành phố nào trên miền Nam được chỉ thị phải hành động như vậy.

3.- Chuẩn bị tấn công Huế

Việc tấn công Huế không phải dễ dàng vì mặt trận quá rộng lớn. Vì thế, để tấn công Huế, Quân Khu Trị Thiên Huế được lệnh phải chuẩn bị về lực lượng, tổ chức, tư tưởng, lương thực, phương tiện, nhất là phải chuẩn bị chiến trường.

Về quân số, Quân Khu Trị Thiên Huế chỉ có 2 trung đoàn chủ lực là E6 và E9, 4 tiểu đoàn bộ binh của hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên, 4 tiểu đoàn đặc công và các lực lượng pháo binh, công binh. Lực lượng này quá nhỏ bé, không đủ để mở cuộc tấn công Huế. Do đó, vào cuối năm 1967, Trung Ương đã tăng cường cho Huế Trung Đoàn 9.

Gần đến ngày nổ súng, Trung Ương đã tăng cường thêm: Trung Đoàn 2 của Sư Đoàn 324, Trung Đoàn 8 của Sư Đoàn 325. Sau đó tăng cường thêm Trung Đoàn 3/325 rồi Trung Đoàn 1/325. Sau khi chiếm được Huế, Bộ cho tăng cường thêm Trung Đoàn 141 để giữ Huế, nhưng quá muộn. Như vậy Trung Ương đã tăng cường cho Huế đến 5 Trung Đoàn. Với sự tăng cường này, Quân Khu Trị Thiên Huế đã có khoảng 7.500 quân.

Về lương thực, Quân Khu đã thu gom được 2000 tấn ở đồng bằng và 1000 tấn ở miền núi. Về chính trị, an ninh và tuyên truyền, Quân Khu đã đưa khoảng 700 cán bộ từ thành phố Huế và đồng bằng lên chiến khu huấn luyện, phân công và ra lệnh phải hành động như thế nào sau khi đã chiếm được thành phố (tr. 141).

CHIẾM HUẾ VÀ LẬP CHÍNH QUYỀN

Năm 1968, mồng một Tết Mậu Thân nằm vào ngày 30.1.1968 dương lịch. Lệnh tấn công được đưa ra vào luc 2 giờ 35 sáng 31.1.1968, tức sáng mồng 2 Tết. Cuộc tấn công được chia làm hai cánh: Cánh chính là cánh Bắc: Cộng quân tấn công vào Đồn Mang Cá, nơi có Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 1, sân bay Tây Lộc, khu cột cờ Đại Nội, khu Gia Hội, khu Chợ Đông Ba, v.v.

Cánh thứ hai là cánh Nam: Cộng quân tấn công vào Tiểu khu Thừa Thiên, cơ sở cảnh sát, đài phát thanh Huế, cầu Kho Rèn, Tòa Đại Biểu Chính Phủ, Dinh Tỉnh Trưởng, nhà lao Thừa Phủ, nhà Ga, v.v.
Công quân chia Huế thành ba mặt trận: Mặt trận Thành Nội do Đại Tá Lê Trọng Đấu chỉ huy; mặt trận Quận Nhì (tả ngạn sông Hương) do Chính Ủy Hoàng Lanh và mặt trận Quận Ba (hữu ngạn) do Nguyễn Mậu Hiên bí danh Bảy Lanh.

Tuy nhiên, Quân Lực VNCH vẫn giữ được Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 1, cơ sở MACV, Tiểu khu Thừa Thiên, đài phát thanh Huế, Trường Kiểu Mẫu và cầu tàu Hải Quân. Phải đến ngày 8.2.1968, tức hơn 7 ngày sau, Quân Lực VNCH và đồng minh mới huy động được lực lượng và chính thức phản công lại.

Cuộc chiến rất ác liệt. Quân Lực VNCH và đồng minh đã xử dụng hỏa lực tối đa và tiến vào từng khu phố để đánh bật Cộng quân ra. Ngày 15.2.1968 Hà Nội ra lệnh cho Cộng quân phải tử thủ ở Huế đồng thời tăng cường thêm cho mặt trận Huế Trung Đoàn 141 để bảo vệ những cứ điểm đã chiếm được. Nhưng hỏa lực của Quân Lực VNCH và đồng minh quá mạnh nên Cộng quân được lệnh rút.


Sáng 25.2.1968 toàn thể khu Gia Hội được giải tỏa. Đại Đội Hắc Báo của Sư Đoàn 1/BB chiếm được Kỳ Đài, hạ cờ Cộng sản xuống và kéo cờ VNCH lên. Sau 25 ngày đêm giao tranh ác liệt, cuộc chiến ở Huế đã chấm dứt.

Vì các trận đánh ở Huế đã được mô tả đấy đủ trong cuốn “Cuộc tổng công kích – tổng khởi nghĩa của Việt Cộng Mậu Thân 1968” của Quân Lực VNCH nên chúng tôi thấy không cần ghi lại ở đây. Chúng tôi chỉ tìm hiểu Việt Cộng đã làm gì sau khi chiếm được Huế và tại sao các cuộc thảm sát đã xẩy ra trong khắp thành phố rồi lan rộng ra các vùng phụ cận.

HOẠT ĐỘNG SAU KHI CHIẾM HUẾ.

Do sự chỉ đạo là huấn luyện từ trước, khi vào Huế, bộ đội lo chiếm các cơ sở quân sự và hành chánh quan trọng ở Huế, còn nhóm cán bộ chính trị, hành chánh và an ninh đã cùng với các thành phần nằm vùng tại địa phương thực hiện các công tác sau đây:

VỀ CHÍNH TRỊ:

Ngày mồng 3 Tết (tức 1.2.1968) Hà Nội tuyên bối thành lập “Liên Minh Dân Chủ Dân Tộc Hoà Bình tại Huế” do Tiền Sĩ Lê văn Hảo làm Chủ Tịch. Liên Minh này là một bộ phận của Liên Minh do Trịnh đình Thảo làm Chủ Tịch.

Lê văn Hảo gốc người Huế, sang Pháp học từ năm 1953, trở về Huế năm 1966 và dạy nhân chủng học đại học tại Huế và Sài gòn. Năm 1966, Hảo tham gia phong trào ly khai ở Huế và bị bắt sau đó được Đại Học Huế nhận ra. Giữa năm 1967, Hảo được Hoàng Phủ Ngọc Tường và Tôn Thất Dương Tiềm, một cán bộ cộng sản nằm vùng, móc nối vào Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam .

Ngoài Lê Văn Hảo, Liên Minh còn có Phó Chủ Tịch là bà Tuần Chi (tên thật là Đào thị xuân Yến, chị vợ Nguyễn Cao Thăng) hiệu trưởng trường nữ trung học Đồng Khánh và Hoà Thượng Thích Đôn Hậu, đương kim Chánh Đại Diện Phật Giáo miền Vạn Hạnh. Các thành phần nồng cốt của Liên Minh còn có: Nguyễn Đóa (cựu giám thị trường Quốc Học), Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân, Phan Duy Nhân, Phạm Thị Xuân Quế, Tôn Thất Dương Tiềm, Tôn Thất Dương Kỵ, Tôn Thất Dương Hanh...

VỀ HÀNH CHÁNH:

Khu Ủy Trị Thiên quyết định thành lập Ũy Ban Nhân Dân Cách Mạng Thành Phố Huế và giao cho Tiến sĩ Lê Văn Hảo làm Chủ Tịch Ủy Ban, còn bà Tuần Chi (tức Đào Thị Xuân Yến) và Hoàng Phương Thảo, thường vụ Thành Ủy, làm Phó Chủ Tịch. Tuy nhiên, mọi quyết định đều năm trong tay Hoàng Phương Thảo.

Khu Ủy giao cho Hoàng Kim Loan (một cán bộ nằm vùng trong nhà Nguyễn Đóa), Hoàng Lanh (Thường Vụ Thành Ủy Huế) và Phan Nam (tức Lương) thành lập các Ủy Ban Nhân Dân Cách Mạng tại mỗi quận trong thành phố.

Hoàng Kim Loan phụ trách Thành Nội (Quận 1) đã đưa Nguyễn Hữu Vấn, Giáo Sư Trường Quốc Gia Âm Nhạc Huế lên làm Chủ Tịch. Phan Nam phụ trách Quận Tả Ngạn (Quận 2) đã giao chức chủ tịch cho Nguyễn Thiết (tức Hoàng Dung). Tại Quận Hữu Ngạn (Quận 3), Hoàng Lanh, vì phải dồn mọi nổ lực vào việc bắt các thành phần bị coi là Việt gian, ác ôn và phản động và đưa đi thủ tiêu, nên chưa kịp thành lập Ủy Ban Nhân Dân

VỀ AN NINH:

Đi theo quân đội chủ lực là các đại đội đặc công, võ tranh tuyên truyền và các toán an ninh. Hoạt động về an ninh được đặt dười quyền chỉ huy của Đại Tá Lê Minh, Phụ tá Bộ Tư Lệnh Quân Khu kiêm Trưởng Ban An Ninh Quân Khu. Trụ sở chính của Ban An Ninh được đật tại Chùa Từ Đàm.


Chỉ huy các toán an ninh là Tống Hoàng Nguyên và Nguyễn Đình Bảy (tực là Bảy Khiêm) thuộc Khu Ủy Trị Thiên.
Ban An Ninh chia thành phố Huế thành 4 khu để phân chia trách nhiệm hành động:

Khu 1 là Quận 1, tức Thành Nội.

Khu 2 là Quận 2 thuộc vùng tả ngạn sông Hương, nhưng lấy cầu Gia Hội làm ranh giới rồi kéo dài về hướng Tây, qua khỏi cầu Bạch Thổ, xuống tận An Vân, tức bao gồm một phần của Quận Hương Trà.

Khu 3 là Quận 3, tức khu vực hữu ngạn sông Hương, nhưng bao gồm luôn cả giáo xứ Phủ Cam thuộc Quận Hương Thủy ở phía Nam sông An Cựu.
Khu 4 là phần lãnh thổ từ cầu Gia Hội đến Cổn Hến. Phần này vốn thuộc Quận 3.

Tống Hoàng Nguyên phụ trách Khu 1 và Khu 2, Nguyễn Đình Bảy phụ trách Khu 3 và Nguyễn Đắc Xuân đặc trách Khu 4.

THỰC HIỆN VIỆC THẢM SÁT

Trước khi Cộng quân mở cuộc tấn công Huế, các thành phần ly khai bỏ đi theo Việt Cộng từ năm 1966 và các tên nằm vùng đã lập sẵn danh sách những người mà chúng cho rằng cần phải thanh toán. Vì thế, khi mới vào Huế, chúng đã mở cuộc lục xét khắp nơi để tìm những người này.

Ngoài những người có tên trong “sổ đen”, các toán an ninh đi lùng bắt các thành phần bị coi là Việt gian, ác ôn hay phản động như công chức, binh sĩ VNCH, cảnh sát, nhân viên sở Mỹ, các thành phần đảng phái, người công giáo, v.v.

1.- Tại Thành Nội (Quận 1) và
một phần khu Tả Ngạn (Quận 2).


Hoàng Nguyên giao việc thanh lọc và xét xử cho cho hai sinh viên là Nguyễn Đọc và Nguyễn Thị Đoan. Hầu hết những người bị lôi ra tòa chẳng biết lý do tại sao họ bị bắt. Nhưng tất cả đều bị kết án tử hình sau khi bị dọa, qui chụp và kết tội. Một số bị xử tử ngay tức khắc.


Phiên tòa tại Thành Nội và khu Tả Ngạn chỉ kéo dài trong 2 ngày là xong, sau đó một chiến dịch khủng bố đã được phát động: Một người mở trộm radio nghe đã bị đưa ra bắn giữa đường phố để làm gương. Một anh sinh viên không tới dự lớp học tập cũng bị đưa ra bắn. Nguyễn Đọc đã bắn nhiều người trong đó có một bạn thân đồng lớp với anh ta, chỉ vì anh này không chịu hợp tác với y.

2.- Tại khu Gia Hội:

Hoàng Nguyên giao Nguyễn Đắc Xuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường phụ trách. Hoàng Phủ Ngọc Tường tốt nghiệp đại học Huế, đi dạy học và là một trong các lãnh tụï sinh viên Phật Giáo đấu tranh chống chính quyền VNCH năm 1966, sau đó Tường đi theo MTGPMN.


Chùa Theravada ở đường Võ Tánh được dùng làm trụ sở để các công chức và quân nhân VNCH đến trình diện, Trường Trung Học Gia Hội của Dòng Mai Khôi (Phú Xuân) được dùng làm nơi giam giữ và xét xử các thành phần bị coi là Việt gian hay phản động. Theo Bác sĩ Elje Vannema, các phiên tòa ở đây đểu do Hoàng Phủ Ngọc Tường chủ tọa.

Người đi bắt và bắn chết các nạn nhân là tên Linh, người Quảng Ngãi, làm nghề thầy bói và khoác cái áo Việt Nam Quốc Dân Đảng.

Cuộc tàn sát tại đây được thực hiện rất bừa bãi và tàn bạo, chẳng hạn như hai anh Nguyễn Ngọc Lộ và Nguyễn Thiết bị hạ sát chỉ vì làm nghề nghề dạy võ Thất Sơn thần quyền, bị cho là một bộ phận của Đại Việt Quốc Dân Đảng. Hai anh đã bị chôn sống ngay trên con đường nhỏ rẽ vào Trường Trung Học Gia Hội sau khi bị đánh bằng cuốc vào đầu. Nghe nói vợ anh Lộ và ba cháu gồm hai gái một trai cũng bị giết tại nhà ở xã Phú Lưu.

Trong số những người bị giết tại Gia Hội, người ta thấy có các nhân vật sau đây: Ông Lê Văn Cư, Phó giám đốc cảnh sát quốc gia vùng một và ông Phú (em vợ anh Cư), Quận Trưởng Quận 2; ông Từ Tôn Kháng, thiếu tá Tỉnh Đoàn Trưởng Xây Dựng Nông Thôn Thừa Thiên; ông Hồ Đắc Cam và ông Kim Phát, Việt Nam Quốc Dân Đảng; ông Trần Văn Nớp, Trưởng Phòng Hành Chánh Ty Cảnh Sát Thừa Thiên. v.v.

Nguyễn Đắc Xuân là người tổ chức và lãnh đạo “Đoàn Phật Tử Quyết Tử" tại Huế năm 1966 để chống lại VNCH. Khi bị đánh bại, Xuân đãù trốn theo VC và trở lại cố đô vào Tết Mậu Thân, phụ trách đội "Công tác thanh niên" nhắm mục đích khuyến dụ các quân nhân VNCH và cảnh sát bị kẹt ở Huế ra trình diện.

Với quân nhân VNCH, Xuân thành lập “Đoàn Quân Nhân Sư Đoàn 1 ly khai” và bắt Đại Úy Nguyễn Văn Lợi, Tiểu Đoàn Phó Thiểu Đoàn 4, Trung Đoàn 2, mới từ Đồng Hà trở về ăn Tết làm Trưởng Đoàn. Sau đó, Xuân lập “Đoàn Nghĩa Binh Cảnh Sát”, bắt ép Quận Trưởng Hữu Ngạn là Nguyễn Văn Cán ra chỉ huy.

Tuy nhiên, chỉ một thời gian ngắn sau, Bộ Tư Lệnh Quân Khu ra lệnh giải tán hai tổ chức này. Đột nhiên, ngày 18.2.1968, toán an ninh ra lệnh cho các công chức và quân nhân phải ra trình diện lần hai tại Trường Gia Hội rồi giữ lại và đem đi thủ tiêu luôn.

3.- Tại khu Hữu Ngạn (Quận 3)

Toán an ninh ở khu Tả Ngạn không lập tòa án để xét xử các nạn nhân như ở khu Thành Nội và khu Gia Hội. Tại đây, các nạn nhân bị bắt đều bị đưa về giam ở chùa Từ Đàm, bắt làm tờ khai và được thanh lộc rồi đưa đi thủ tiêu. Số nạn nhân ở khu vực này đông nhất vì gồm những người đến ẩn nấp trong khu Dòng Chúa Cứu Thế và nhà thờ chính tòa Phủ Cam.

Tại khu Dòng Chúa Cứu Thế: Khu Hữu Ngạn (tức Quận 3) do Nguyễn Mậu Hiên, bí danh Bảy Lanh đánh chiếm. Bảy Lanh là con nuôi của nhà thuốc bắc Thiên Tường tại chợ An Cựu. Hai con trai của nhà thuốc Thiên Tường là cán bộ Việt Cộng nằm vùng ở cơ quan Xây Dựng Nông Thôn, Vì thế, khi Bảy Lanh vừa làm chủ vùng An Cựu, ông Thiên Tướng và hai người con đã đi lùng bắt tất cả những công chức, quân nhân, cảnh sát, thành phần đảng phái... trong khu vực Dòng Chúa Cứu Thế.

Tiếp theo, chúng lùa khoảng 150 người đang ẩn trú trong Dòng Chúa Cứu Thế ra sân để thanh lọc. Chúng xét hỏi giấy tờ của từng người. Những ai có căn cước ghi là quân nhân hay công chức đều được đưa ra khỏi hàng ngay, trong đó có Thượng nghị sĩ Trần Điền.
Có khoảng 500 người trong khu vực này bị bắt đưa về chùa Từ Đàm. Về sau, cả ba cha con ông Thiên Tướng đều bị bắt.

Tại nhà thờ Phủ Cam:

 Nhà thờ này lúc đó chỉ mới được xây xong phần cung thánh và hai cánh tả hữu, nhưng có tường rất dày và trần được đúc bằng bê-tông cốt sắt, nên có thể che chở phần nào bom đạn. Do đó, có trên 3000 người đã đến ẩn nấp tại đây. Khoảng 1 giờ đêm 7.2.1968, du kích và các toán an ninh đã vào lục soát nhà thờ, sau đó chúng bắt những người từ 15 đến 50 tuổi đứng lên, không phân biệt thành phần. Có khoảng 500 người thuộc lớp tuổi này. Chúng tuyên bố: “Các anh được đưa đi học tập 3 ngày rồi trở về.” Sau đó chúng dẫn những người này đi về chùa Từ Đàm và bắt làm tờ khai. Thỉnh thoảng chúng đưa một người ra gốc cây bồ đề trước sân chùa và bắn chết rồi chôn ngay trong sân chùa. Về sau, người ta đếm được có 20 xác.


Hai hôm sau, vào lúc trời tối, các toán an ninh gọi mọi người ra sân, lấy dây điện thoại trói ké lại, rồi dùng dây kẻm gai xâu 20 người lại một xâu, và dẫn đi về phía Nam Giao.

Ở bệnh viện, trò tương tự cũng đã diễn ra. Dân quanh vùng, đặc biệt là vùng quanh căn cứ Mỹ, Cộng quân viện lý do chiến tranh sắp xẩy ra trong vùng nên ra lệnh cho dân chúng tập trung vào bệnh viện. Sau ba ngày, họ bảo đàn bà và trẻ con ngồi xuống, còn đàn ông đứng dậy. Sau đó, chúng đưa hai tên nằm vùng đến nhận diện. Hai tên này vừa mới được xổ tù khi Cộng quân chiếm thành phố. Một số người, trẻ có già có, được cấp thẻ và dẫn về nhà thờ chính tòa Phủ Cam và từ đó họ được đưa lên chùa Từ Đàm.

Tất cả những người bị giam ở chùa Từ Đàm đểu được lần lượt dẫn đi về phía Tây Nam và hạ sát tại những nơi khác nhau, kể cả ở Khe Đá Mài, cách Huế khoảng 26 cây số. Theo tạp chí Time ngày 31.10.1969, trong số các nạn nhân bị giết tại đây có 398 người là giáo dân Phủ Cam.

Cách giết người của Cộng quân cũng đặc biệt. Cộng quân ra lệnh cho những người bị bắt phải đào hố, nói là để làm hầm trú ẩn tránh bom đạn, hoặc để làm mương dẫn nước cho dân chúng cày cấy. Sau khi đào xong, Cộng quân trói thúc ké tay chân nạn nhân và quăng xuống hố rồi lấp đất lại. Có người cho rằng Cộng quân phải chôn sống như vậy vì sợ bắn sẽ gây tiếng động và để lộ mục tiêu.


CON SỐ NẠN NHÂN

Trong cuốn “Công và Tội”, ông Nguyễn Trân cho biết:

"Về phía dân chúng, có 5.800 người chết, trong đó có 2.800 người bị Việt Cộng giết và chôn tập thể: 790 hội viên các Hội đồng tỉnh, thị xã và xã bị gán tội "cường hào ác bá", 1892 nhân viên hành chánh, 38 cảnh sát, hằng trăm thanh niên tuổi quân dịch, một linh mục Việt (Bửu Đồng), hai linh mục Pháp, một bác sĩ Đức và vợ, và một số người Phi Luật Tân."


Trong “Encyclopedia of the Viet Nam War”, David T. Zabecki ghi nhận rằng số thi hài nạn nhân tìm được trong các mồ chôn tập thể ở Huế là 2.810 người và hàng ngàn người bị mất tích.

Trong cuốn “The Vietcong Massacre at Hue” (Vintage Press, New York, 1976), Bác sĩ Elje Vannema, người có mặt tại Huế trong biến cố Tết Mậu Thân, cho biết theo tài liệu kiểm kê được qua 22 mồ tập thể, số nạn nhân bị Cộng quân giết là 2.326 người, chia ra như sau:
Trường Gia Hội: 203 người; Chùa Theravada [Gia Hội]: 43; Bãi Dâu [Gia Hội]: 26; Cồn Hến [Gia Hội]: 101; Tiểu Chủng Viện: 6; Quận Tả ngạn: 21; Phía đông Huế: 25; Lăng Tự Đức và Đồng Khánh: 203; Cầu An Ninh: 20; Cửa Đông Ba: 7; Trường An Ninh Hạ: 4; Trường Văn Chí: 8; Chợ Thông: 102; Lăng Gia Long: 200; Chùa Từ Quang: 4; Đồng Di: 110; Vinh Thái: 135; Phù Lương: 22; Phú Xuân: 587; Thượng Hòa: 11; Thủy Thanh - Vinh Hưng: 70; Khe Đá Mài: 428.

Trong cuốn “Viet Cong Strategy of Terror” (tr. 23 đến 29) Giáo Sư Douglas Pike cho biết qua vụ Tết Mậu Thân ở Huế, có khoảng 7.600 nạn nhân của Cộng Sản, trong đó 1.946 người bị mất tích.


TẠI SAO PHẢI TÀN SÁT?

Những sự kiện cụ thể chúng tôi vừa trình bày trên cho thấy:

(1) Việc chiếm Huế làm căn cứ địa cho MTGPMN là một quyết định được Hà Nội nghiên cứu kỹ càng và ra lệnh cho Khu Ủy và Bộ Tư Lệnh Quân Khu Trị Thiên Huế thi hành. Cán bộ thi hành cũng đã được huấn luyện trước. Do đó, không thể có chuyện các cấp chỉ huy địa phương quyết định tàn sát mà không có lệnh từ trung ương.

(2) Đa số các cuộc thảm sát đã diễn ra trong thời gian từ 2 đến 12.2.1968, tức trong thời gian Cộng quân còn chiếm đóng Huế. Các nạn nhân thường được kiểm tra hay xét xử rồi mới giết. Rất nhiều mộ tập thể đã được tìm thấy ngay trong thành phớ Huế, nhất là tại khu Gia Hội. Điều này cho thấy không phải vì bị vướng chân khi rút quân nên Cộng Sản mới tàn sát tâp thể để có thể rút nhanh như một số người đã biện hộ cho Cộng Sản.

(3) Đến tối 24.2.1968 Cộng quân mới ra lệnh rút quân toàn bộ khỏi Huế. Tài liệu của Bộ Tư Lệnh Quân Khu Trị Thiên Huế nói rằng có 23.702 tên quân địch, trong đó có 8.000 Mỹ, đã bị diệt, bắt sống và ra hàng (tr. 153). Như vậy số quân nhân Quân Lực VNCH và Mỹ đã bị tiêu diệt hoặc bắt sống lên đến khoảng 3 sư đoàn, trong khi đó số quân VNCH và Mỹ được dùng để tái chiếm Huế chưa đến 2 sư đoàn! Giả thiết tài liệu của Cộng quân là đúng và số người đã bị họ bắt đi theo đã bị giết tập thể để khỏi bị vướng chân..., vậy những người này đã được chôn ở đâu? Các cuộc tìm kiếm sau Tết Mậu Thân không cho thấy có các quân nhân VNCH và Mỹ được chôn trên đường rút quân của Cộng quân.

Chỉ có một trường hợp bị bắn khi Cộng quân rút lui là trường hợp những thanh niên bị bắt gia nhập quân MTGPMN. Những thanh niên không chịu đi theo đều bị bắn tại chỗ. Tại Gia Hội, người ta khám phá ra xác của 18 thanh niên bị bắn chết vì không chịu đi theo. Có khoảng 600 thanh niên vì sợ bị bắn phải đi theo họ.

Tóm lại, lập luận cho rằng các nạn nhân đã bị tàn sát vì làm vướng chân Cộng quân khi rút lui là hoàn toàn láo phét. Đảng CSVN đã duy trì kỷ cương rất chặt chẽ trong khi hành quân nên không thể có chuyện các cấp chỉ huy địa phương tự ý ra lệnh tàn sát tập thể như một số người đã biện minh cho Hà Nội. Phải có lệnh của trung ương, các cán bộ cấp dưới mới làm như vậy. Nhưng vấn đề được đặt ra là: Tại sao Đảng CSVN đã đưa ra quyết định tàn sát tâp thể như thế?

Có tác giả cho rằng sở dĩ Hà Nội đã đưa ra quyết định tàn sát tập thể vì lý do an ninh. Hà Nội muốn chiếm Huế và giữ Huế lâu dài như là một căn cứ địa của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Do đó, để bảo vệ an ninh trong vùng chiếm đóng, Hà Nội đã ra lệnh thanh toán tất cả những thành phần bị coi là cho thể gây nguy hại cho an ninh như tuyên truyền chống đối, quấy rối, làm nội ứng, hình thành các nhóm võ trang chống lại lực lượng chiếm đóng, v.v.

Ngoài những tiêu chuẩn thanh toán mà Hà Nội đã đưa ra, các nhóm Phật Giáo đấu tranh chống Việt Nam Cộng Hòa bỏ đi theo MTGPMN từ năm 1966, khi trở lại đã đi tìm và thanh toán những người trước đây không đồng ý hay chống lại chủ trương của họ, đặc biệt là những người Công Giáo.

Nhưng Hà Nội đã có nhận định sai lầm về quyết tâm của Quân Lực VNCH và sự hưởng ứng của quần chúng Phật tử ở Huế. Quân Lực VNCH và đồng minh đã xử dụng hỏa lực tối đa, bất chấp những sự hư hại cho cố đô, để đánh bật Cộng quân ra khỏi thành phố, còn quần chúng Phật tử chỉ có một số nhỏ theo họ. Do đó, quyết định chiếm Huế làm căn cứ địa đã thất bại.
Lữ Giang

FEED THEM A NUMBER. . .

The major accomplishment of Pike's work was to launch the official "estimate" or 4,756 as the number of civilians killed by the NLF in and around Hue. This was no small feat because, in arriving at that figure, Pike had to statistically conjure away thousands of civilian victims of American air power in Hue. The undeniable fact was that American rockets and bombs, not communist assassination, caused the greatest carnage in Hue. The bloodshed and ruin shook even longtime supporters of the anti- communist effort.

Robert Shaplen wrote at the time, "Nothing I saw during the Korean War, or in the Vietnam War so far has been as terrible, in terms of destruction and despair, as what I saw in Hue."48 After the communist occupation had ended, Don Tate of Scripps-Howard Newspapers described bomb craters 40 feet wide and 20 feet deep staggered in the streets near the walls of the citadel and "bodies stacked into graves by fives -- one on top of another."49 Nine thousand seven hundred and seventy-six of Hue's 17,134 houses were completely destroyed and 3,169 more officially classified as "seriously damaged." (In the rest of Thua Thien province another 8,000 homes were more than half destroyed.50) The initial South Vietnamese estimate of the number of civilians killed in the fighting of the bloody reconquest was 3,776.51
more »

"Indochina Chronicle," #33, June 24, 1974

Part One

Six years after the stunning communist Tet Offensive of 1968, one of the enduring myths of the Second Indochina War remains essentially unchallenged: the communist "massacre" at Hue. The official version of what happened in Hue has been that the National Liberation Front (NLF) and the North Vietnamese deliberately and systematically murdered not only responsible officials but religious figures, the educated elite and ordinary people, and that burial sites later found yielded some 3,000 bodies, the largest portion of the total of more than 4,700 victims of communist execution
more »

Nguyen Ly Tuong,
witness of the massacre at Hue, 1968.  

1. Speaker's profile

          Mr. Tuong Nguyen (NLT) is a former Republic of Vietnam (Lower House) Congress Representative for Thua Thien province, Hue City, term 1967-1971. Ten days before the (Lunar) New Year Day, Rep. NLT was in Hue, visiting his local electorate (districts and province), also rendering his New Year wishes to the administrative and military commanders (I-Corp Commander General Lam, First ARVN Division General Truong, Thua-thien Province Chief Colonel Khoa, Archbishop Nguyen Kim Dien, Venerable Thich Don Hau. Colonel Nguyen Am Quang-tri province chief, ...). He also took chance to evaluate the rumors about the latest communist units (VC) infiltration.
more »


By ARTHUR HERMAN
February 6, 2008; Page A19

On January 30, 1968, more than a quarter million North Vietnamese soldiers and 100,000 Viet Cong irregulars launched a massive attack on South Vietnam. But the public didn't hear about who had won this most decisive battle of the Vietnam War, the so-called Tet offensive, until much too late.

Media misreporting of Tet passed into our collective memory. That picture gave antiwar activism an unwarranted credibility that persists today in Congress, and in the media reaction to the war in Iraq. The Tet experience provides a narrative model for those who wish to see all U.S. military successes -- such as the Petraeus surge -- minimized and glossed over.
more »

Mau Than Revisited
(Don xuan nay, nho xuan xua...voi bao nuoc mat!)
Dr. Tran Xuan Ninh

January 1998 marks the 30th anniversary of the Viet Cong's Tet offensive. The Tet Mau Than event was a turning point for the war in Vietnam that led to the fall of South Vietnam. From a military tactical viewpoint, the offensive was a complete failure. The Vietcong propaganda used to indoctrinate their fighting force about the "general uprising of the people in the South that would overtake the government" never materialized. Almost all the NVA and Vietcong force were eradicated or suffered major losses. In addition, the local VC underground in the South was forced to expose their cover in order to link up with the main force.
more »
Every battle turns into a stalemate;
The one who fights on with renewed dedication
becomes the victor: General William Westmoreland

            The communist Tet Offensive of 1968 was the turning point of the Second Indo-chinese war.  Before this offensive, most Americans supported the war and believed America was winning.  After the offensive most Americans believed America could not win, that the war was a stalemate (Oberdorfer, Tet! p x.) 

Since its adventure in Indochina is the only time that America was clearly defeated, the Tet Offensive is significant.  The question which is addressed is whether the Tet Offensive was a last ditch gamble which failed tactically, but succeeded psychologically in demoralizing the American public, or whether the Tet attacks were part of a well thought out strategy which accomplished their end.  (Gilbert and Head, The Tet Offensive, p 15.)
more »

For several thousand years, Vietnamese Lunar New Year has been a traditional celebration that brings the Vietnamese a sense of happiness, hope and peace. However, in recent years, It also bring back a bitter memory full of tears. It reminds them the 1968 bloodshed, a bloodiest military campaign of the Vietnam War the North Communists launched against the South.

The "general offensive and general uprising" of the north marked the sharp turn of the Vietnam War. Today there have been a great number of writings about this event. However, it seems that many key facts in the Communist campaign are still misinterpreted or neglected.
more »

The Silent Tears in Hue City
Commemorating deceased ancestors and family members who were dead has been a tradition in Vietnam since time immemorial. On the date of their death on the lunar calendar, their living descendants or members of their families hold service in commemoration of them at home or sometimes at pagoda. Offerings -- usually food, fruit, wine along with flowers and incense sticks - are presented to them on the altar. The relatives pray for them and show their love, respect and gratitude prostrating in front of the altar.
more »


Time Magazine
October 31, 1969

"At first the men did not dare step into the stream," one of the searchers recalled. "But the sun was going down and we finally entered the water, praying to the dead to pardon us." The men who were probing the shallow creek in a gorge south of Hue prayed for pardon because the dead had lain unburied for l9 months; according to Vietnamese belief, their souls are condemned to wander the earth as a result. In the creek, the search team found what it had been looking for--some 250 skulls and piles of bones. "The eyeholes were deep and black, and the water flowed over the ribs," said an American who was at the scene.
more »

(Excerpt from the Viet Cong Strategy of Terror,
Douglas Pike, p. 23-39)

The city of Hue is one of the saddest cities of our earth, not simply because of what happened there in February 1968, unthinkable as that was. It is a silent rebuke to all of us, inheritors of 40 centuries of civilization, who in our century have allowed collectivist politics-abstractions all-to corrupt us into the worst of the modern sins, indifference to inhumanity.
more »

Not only the civi1ian cadres and their families were killed
but also all those who were ‘social negatives’ in the eyes
of the Vietcong

Though the Viet Cong attacked more than 120 urban centres during the Tet offensive, their main attack was directed against the old imperial city of Hue. They managed to hold out for 25 days there. The result was not only that the greater pan of this cultural heart of Vietnam was destroyed, bur also that their terror came to a climax here.
more »

Massacre at Hue

From Wikipedia,
the free encyclopedia


The Massacre at Hue is the name given to describe the summary executions and mass killings that occurred during the Viet Cong and North Vietnam's capture, occupation and withdrawal from the city of Hue during the Tet Offensive, considered one of the longest and bloodiest battles of the Vietnam War. During the months and years that followed the battle, dozens of mass graves were discovered in and around Hue containing 2,800 civilians and prisoners of war. In some of the graves victims were found bound together; some appeared tortured; others were even reported to have been apparently buried alive. Estimates vary on the number executed, with a low of two hundred to a high of several thousand.
more »




Posted on 22 Jan 2012
TOP
back to Audio FreeViet INDEX
...MORE COLLECTIONS

  • Mặc Giao: Bầu cử công bằng lương thiện!
  • Mậu Thân và nỗi đau của Huế
  • TS Nguyễn Xuân Nghĩa: Giờ Giải Ảo + Bên Kia Màn Khói
  • Ts Phan Văn Song: Tinh thần Đại Việt giữ nước và cứu nước
  • Ts Nguyễn Đình Thắng: Muốn thay đổi, phải hành động!


    Các Đài Phát Thanh Việt Ngữ
    hướng về Việt Nam:

    » VOA
    » BBC phát thanh từ Luân Đôn
    » RFI (Radio France Internationale)
    » RFA - Radio Free Asia
    » VERITAS - Chân Lý Á Châu
    » Đài Phật Giáo Việt Nam

    Các đài phát thanh từ Hoa Kỳ:

    » Radio Bolsa
    » Saigon Radio Hải Ngoại


    « FreeVietNews.com

  •  



      
      Services | © 2008 - 2024
    (1)