Translate this page: English French German Spanish Vietnam
Văn Phòng II Viện Hóa Đạo: Hiểm họa mất nước!









Pháp sư Giác Đức, HT Thích Hộ Giác, HT Thích Chánh Lạc
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất
Hải Ngoại tại Hoa Kỳ, Văn Phòng II, Viện Hóa Đạo.


BẢN LÊN TIẾNG
của Văn Phòng II Viện Hóa Đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hải ngoại về “Hiểm họa mất nước trước các biến động tại Biển Đông”
 
Kính gửi chư Tôn Giáo phẩm lãnh đạo,
Chư Tôn đức Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức Tăng Ni,
Kính thưa Đồng bào các giới và đồng bào Phật tử,
 
Lập trường của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất về vấn đề Hiểm họa mất nước đã được các Thông điệp, Thông bạch, Thông tư, Lời kêu gọi do Hội đồng Lưỡng Viện (Viện Tăng Thống và Viện Hóa Đạo) trong nước nhắc nhở thường xuyên. Đặc biệt là :


- Lời Kêu gọi “Một tháng Biểu tình tại gia” chống việc khai thác Bô-xít nơi yết hầu quân sự Tây nguyên của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ ban hành ngày 29.3.2009 ;


- Lời kêu gọi “Không dùng hàng hóa Trung quốc” của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ ban hành ngày 3.10.2009 ;


- Đạo từ “Vẹn toàn lãnh thổ và Siêu độ những Hương linh Chiến sĩ vị quốc vong thân” của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ ban hành ngày 15.2.2009 ; và


- Thông điệp “Hãy bảo vệ Thăng Long nhân 1000 Năm Thăng Long” của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ ban hành ngày 7.10.2010.


Đây là lập trường kiên định tự bao đời của Phật giáo trong cuộc đồng hành với dân tộc bảo vệ con người và đất nước nêu lên trong Đạo từ Vẹn toàn lãnh thổ : “
Suốt các triều đại dân tộc từ Đinh, Lê, Lý. Trần, Lê, dòng họ tuy có khác, nhưng châm ngôn Hộ Quốc vẫn là một : “Gìn giữ giang sơn, không để cho ai lấy một phân núi, một tấc sông”. Thế mà giờ đây hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang vượt khỏi lãnh thổ Việt Nam, và bao nhiêu nghìn cây số đất, cây số biển đã xuất cảng sang Tàu trong hai Hiệp ước biên giới trên đất liền và trên biển do nhà cầm quyền Hà Nội ký với Trung quốc năm 1999 và năm 2000”.

Dù cách xa mấy mươi nghìn dặm, nhưng tiếng vọng từ 11 tuần lễ biểu tình, khởi đi từ Saigon ngày 5.6 cho tới 21.8 tại Hà Nội, vẫn vang dội đến Văn phòng II Viện Hóa Đạo tiếng hô thét, nói lên quyết tâm hộ quốc trước cơn nguy biến của học sinh, sinh viên, thanh niên, nhân sĩ, đồng bào trong nước :
Đả đảo Trung quốc xâm lược / Hoàng Sa Việt Nam / Trường Sa Việt Nam / Cắt ngay Lưỡi bò thò ra Biển Đông / Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam / Bảo vệ Biển Đảo Việt Nam / Bảo vệ Người yêu nước !

Chưa ai thu phục được nhân tâm như lòng yêu nước thể hiện qua 11 cuộc biểu tình vừa qua tại Hà Nội. Mặc dù bị cấm đoán, bắt bớ, hăm dọa, đánh đập, mà hành động một công an Quận Hoàn Kiếm đạp vào mặt một thanh niên là hình ảnh làm công luận thế giới phẫn nộ. Nhưng giới trẻ vẫn kiên gan xuống đường nói lên lòng yêu nước thương nòi có truyền thống từ khi lập quốc.


Tuy nhiên sự kiên gan này đã bị nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa bẽ gãy không tiếc thương thông qua Thông báo trái pháp luật của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội ngày 18.8.2011 cấm thực hiện Quyền biểu tình theo Hiến pháp. Một thông báo biểu thị và minh chứng cho chủ trương khuất phục Bắc Kinh của Đảng lãnh đạo ở Hà Nội vốn là quốc sách của nhà nước Cộng sản kể từ năm 1958 khi ông thủ tướng Phạm Văn Đồng viết Công hàm ô nhục gửi Chu Ân Lai bán biển đảo Việt Nam cho Trung quốc. Đây là mối quan tâm và thao thức của toàn khối nhân dân trong và ngoài nước.


Trước nổi lòng người dân Việt bộc lộ qua 11 cuộc biểu tình, sự gây hấn của Trung quốc vẫn gia tăng cường độ, chính sách đối ngoại của nhà cầm quyền Hà Nội vẫn “lờ lửng” trong “16 Chữ Vàng và 4 Tốt*”, nên đối với Trung quốc không một lần lên tiếng phản đối trước các bước xâm lấn vững chắc của Bắc Kinh vào lãnh hải Việt Nam, mà hai sự kiện mới không được báo chí Đảng trong nước báo động :


1.Trung quốc tuyên bố công khai tăng cường khai thác thăm dò tài nguyên Biển Đông kể từ ngày 13.7. Một giàn khoan khổng lồ của Trung quốc, tàu sân bay dầu khí “Hải dương 981”, sẽ được đưa tới Trường Sa ở vĩ độ tỉnh Cà Mau. Đầu tháng 9 này, tàu Ngư chính, mang số hiệu 306, có trọng tải 400 tấn đã rời cảng Quảng Châu tới quần đảo Hoàng Sa nhằm “tăng cường các nỗ lực thực thi pháp luật tại khu vực Hoàng Sa, bảo vệ chủ quyền trên biển của Trung Quốc và các lợi ích thủy hải sản”, theo công bố của cơ quan Ngư chính tỉnh Quảng Đông.


2. Trung quốc tuyên bố triển khai tàu sân bay trên Biển Đông vào tháng 8.


Mặt khác, cuộc gặp gỡ với Bộ trưởng Quốc phòng Trung quốc Mã Hiếu Thiên hôm 28.8 tại Bắc Kinh, Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh cam kết “không chống Trung Quốc”, khẳng định “Việt Nam không có ý định “quốc tế hóa các vấn đề giữa Việt Nam và Trung Quốc”, đồng thời cam kết sẽ “kiên quyết xử lý vấn đề tụ tập đông người ở Việt Nam, không để sự việc tái diễn”. Tức đi ngược lại nguyện vọng của nhân dân bao gồm thanh niên, sinh viên, học sinh, trí thức, sĩ phu Bắc Hà thể hiện bằng biểu ngữ và tiếng hô suốt 11 cuộc biểu tình tại Hà Nội.















Trong khi đó, không một đại biểu Quốc hội nào tháp tùng với Giới Trẻ trong các cuộc biểu tình chống Trung quốc xâm lấn. Bản Báo cáo chính phủ về vấn đề Biển Đông tại Quốc hội hôm 4.8 là một phiên họp kín. Ngày xưa Vua Trần triệu tập dân về Diên Hồng hội nghị tìm kế sách chống quân Nguyên xâm lược, thì nay nhà nước Cộng sản giấu nhẹm việc hưng vong đất nước không cho dân biết để cùng tính liệu như người xưa.

Trước hiểm họa mất nước vì ngoại xâm và nội ứng như thế, Văn Phòng II Viện Hóa Đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hải ngoại xin cất lời kêu gọi chư Tôn Giáo phẩm lãnh đạo, Chư Tôn đức Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức Tăng Ni, Đồng bào Phật tử và Đồng bào các giới hãy kết hợp tâm chí để :


1. Cảnh báo nhân dân Trung quốc về một chính sách xâm lược lỗi thời của Nhà cầm quyền Cộng sản Bắc Kinh đối với nhân dân một nước láng giềng ;


2. Báo động công luận thế giới về thảm trạng lấn đất lấn biển Việt Nam mà Trung Cộng đang thực hiện trên Biển Đông, trên Tây nguyên, trên rừng thượng du phía Bắc ;


 3. Hậu thuẫn lời kêu gọi của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ thành lập “Liên minh chống Ngoại xâm” để đối phó với tình hình xâm lấn của Trung quốc (mà Ngài khai triển trong cuộc trả lời phỏng vấn Đài Á châu Tự do hôm 7.6.2011) ;

4. Kêu gọi, bà con, bằng hữu trong nước tham gia các cuộc biểu tình chống Trung quốc xâm lược khi các cuộc biểu tình này được xuất phát ;


 5. Vận động chính giới quốc tế áp lực nhà cầm quyền Hà Nội hủy bỏ Nghị định 38 (cấm tập họp biểu tình) và ban hành Sắc luật cho phép Tự do Biểu tình như tại các nước văn minh để nhân dân tham gia góp ý trong việc giữ nước, cũng như ban hành Sắc luật tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tôn giáo, tự do lập hội.

Văn Phòng II Viện Hóa Đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hải ngoại, kêu gọi nhà cầm quyền Hà Nội hãy vì truyền thống văn minh Việt Nam tức khắc chuyển chế độ độc tài một đảng thành chế độ dân chủ đa nguyên đa đảng như Quốc sách tối hậu chống xâm lăng và phát triển đất nước.

 
Phật lịch 2555,

Làm tại Westminster, ngày 5.9.2011
Phó Tăng Thống GHPGVNTN
Kiêm Chủ tịch Văn Phòng II Viện Hóa Đạo
(ấn ký)
Sa môn Thích Hộ Giác














Đại Lão HT Thích Hộ Giác, Đức Phó Tăng Thống
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất
Chủ tịch Văn phòng II Viện Hóa Đạo
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất
              Hải Ngoại tại Hoa Kỳ

--------------------------
*16 chữ vàng : “Láng giềng hữu nghị, Hợp tác toàn diện,
  Ổn định lâu dài, Hướng tới tương lai” ;
4 tốt : “Láng giềng tốt, Bạn bè tốt, Đồng chí tốt, Đối tác tốt”





Kính thưa Quý vị và quý bạn, sau đây là suy nghĩ của Giáo sư Lưu Trung Khảo về chiến dịch tẩy chay hàng hóa Trung Quốc, được thúc đẩy mạnh mẽ bởi Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ là vị lãnh đạo tối cao của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.

Ngài hiện đang bị quản thúc nghiêm ngặt ở Thanh Minh Thiền Viện tại Việt Nam. Giáo sư Lưu Trung Khảo là nhà bình luận thời sự, Hội Trưởng Hội Cựu Giáo Chức Việt Nam tại Hoa Kỳ. 

(quý vị bấm audio-link nghe âm thanh)
http://audio.freevietnews.com/20100105_gsluutrungkhao.m3u



Hải ngoại ngày 5 tháng 1, 2010
 
Kính thưa Quý Vị và Quý Bạn,

Hôm nay chúng tôi lấy làm vui mừng để được tái ngộ với Quý vị và quý bạn. Tôi sẽ xin trình bày một vài ý nghĩ, đối với việc tẩy chay hàng hóa Trung Cộng, do Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ nêu lên. Như quý vị đã rõ, nước Việt Nam là một nước nhỏ. Nhỏ về dân số, nhỏ về lãnh thổ. Nhỏ về kinh tế kém phát triển, và nhỏ về sự đóng góp của chúng ta vào nền văn minh của nhân loại.

Tuy nhiên, mặc dù nước Việt Nam nhỏ bé như vậy, nhưng mà cũng đã anh dũng chống lại nạn ngoại xâm ở phương bắc cũng như ở phương tây. Và chúng ta qua nhiều gian nan, đã giành lại được độc lập cho nước nhà.

 Có điều cần lưu ý là các quốc gia nhỏ bé lúc nào cũng bị chi phối bởi ảnh hưởng của các nước lớn. Đặc biệt là cái vị trí của Việt Nam ở Đông Nam Á,  phương bắc của chúng ta là một cái anh láng giềng khổng lồ, lúc nào cũng lăm le thôn tính Đất Nước ta.

Những trận cuồng phong bão tố mà các nước lớn gây cho các nước nhỏ, thì bao giờ cũng nhằm mục đích là lủng đoạn các nước nhỏ bé đó, để hòng thôn tính và để duy trì ách thống trị các cường quốc thường áp dụng đối với các dân tộc bị trị. Nhiều biện pháp tuy có khác nhau về hình thức, nhưng chung quy nó cũng quy kết vào hai loại chính: thứ nhất là ngăn ngừa không để cho các quyền lợi kinh tế thuộc vào tay người bản xứ, thứ hai, kiềm hãm không để cho dân trí phát triển.

Cả hai biện pháp đó đều nhằm mục đích triệt tiêu sức đấu tranh. Bởi nếu kinh tế của dân bản xứ có mạnh, thì mới phát triển phần dân trí. Và khi phần dân trí phát triển như vậy thì mới có được thành phần lãnh đạo cho đúng đắn.

Trung Quốc phá hoại
nền kinh tế Việt Nam như thế nào?


Chúng ta thử kiểm điểm lại xem, Trung Quốc đã phá hoại nền kinh tế của Việt Nam như thế nào trong những thời gian qua. Vào lúc mà kinh tế Việt Nam trông vào nông nghiệp, thì chúng ta thấy người Tàu (mà bây giờ ở trong nước gọi là Tàu khựa, hay Chệt, tỏ ý khinh miệt) đã tìm cách để phá hoại nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam!

Vụ thứ nhất: Họ mua móng Trâu bằng một giá thật cao. Muốn có móng Trâu thì phải giết trâu làm thịt! Rồi lấy cái móng trâu bán cho người Tàu! Khi mà trâu bị giết như vậy, thì làm gì có phương tiện để mà cày bừa, để mà trồng trọt cho các đồng ruộng của Việt Nam?

Vụ thứ hai: khi mà Tàu họ thấy kinh tế Việt Nam trồng loại cây kỹ nghệ rất cần thiết cho việc chế tạo dược phẩm, là hai loại cây nổi tiếng của Việt Nam là cây Hồi và cây Quế. Thì người Tàu họ mua rễ Hồi và rễ Quế với một giá cao! Muốn có rễ thì chặt cây! Như vậy là việc sản xuất Hồi và Quế không còn nữa!
 
Vụ thứ ba: là họ bán cho Việt Nam một loại ốc bươu vàng, và nói rằng loại ốc bươu này và nghĩ rằng loại ốc bươu này sản xuất rất nhanh, không phải tốn kém tiền mua cám mua thực phẩm cho nó. Nó tự lực cánh sinh, nó kiếm sống ngoài đồng. Thả xuống những con ốc bươu vàng đó chỉ trong vòng một thời gian ngắn là có thể thâu tóm chúng về sản xuất được. Nhưng mà, qua một vụ, thì người Việt Nam ở nông thôn thấy rằng những con ốc bươu vàng đó nó tàn phá lúa một cách kinh khủng! Và nó sinh sản rất nhanh, thành ra sức phá hoại rất là nặng!

Đó là 3 chứng cớ, mà những người ở trong nước đều đã có kinh nghiệm về sự phá hoại nền nông nghiệp và kỹ nghệ của Việt Nam như thế nào!

Khi mà Việt Nam lập một hàng rào hải quan, đánh thuế vào hàng sản xuất của Trung Quốc, thì người Tàu đình chỉ việc mua nhựa cao su của Việt Nam. Nhựa cây cao su lúc trước thì bán cho Tây phương, lúc sau người Tàu họ ký kết mua trực tiếp với Việt Nam. Chỉ trong một thời gian ngắn, là Việt Nam lao đao vì không bán được nhựa cao su cho Trung Quốc để chế tạo vỏ xe hơi vân vân.

Tất cả những biện pháp đó là những mánh khoé mà người Trung Quốc tìm đủ mọi cách để làm áp lực đối với Việt Nam. Họ làm như vậy để chèn ép và giết các hàng sản xuất nội địa của Việt Nam. Khi mà các trường Việt Nam ra lệnh cho học sinh phải mặc đồng phục, thì các xưởng dệt ở Nam Định sản xuất vải rất nhiều. Hàng vải của Việt Nam cũng khá tốt. Thí dụ, độ $1000 thì đủ may một bộ đồng phục. Thì người Trung Hoa đã cạnh tranh bằng cách họ may sẵn, và họ bán với giá còn rẻ hơn mua vải may đồng phục. Để tìm cách giết các hàng dệt của Việt Nam.

Thêm nữa, những hàng hóa về thực phẩm của Trung Quốc đưa sang Việt Nam nhiều khi nó rất là độc hại. Độc hại vì những thực phẩm đó có những hóa chất. Thí dụ như sữa có melamin, hoa quả có phun các hoá chất vào trông bề ngoài rất tươi tốt nhưng khi bóc vỏ ra thì trong ruột thối ủng, không thể dùng được!


Những cái hộp sơn của Trung Quốc chứa rất nhiều chì. Những chì ở trong sơn đó đem sử dụng thì nó rất là hại cho người tiêu dùng. Rồi chúng ta thấy có một thời kỳ họ đưa lên Internet các đôi dép của Trung Cộng bán giá rất rẻ, nhưng mà đi những đôi dép đó thì bàn chân người ta lở lói ra! Thành ra chúng ta thấy hàng hóa của Trung Quốc có hại cho sức khoẻ, và cái mục đích cao hơn của họ là muốn giết chết các hàng nội địa, để cho kinh tế ở trong nước của Việt Nam không thể phát triển được!

Cộng sản Hà Nội
từ lâu khuất phục Trung Quốc
 

Nhà cầm quyền, nếu khôn ngoan thông minh và sáng suốt thì sẽ phải ngăn cản. Nhưng mà Hà Nội thì đã từ lâu khuất phục Trung Quốc. Sự khuất phục đó, kể từ khi mà cuộc chiến tranh Việt Pháp từ năm 1946 tới 1954 đã cho thấy rõ sự khuất phục đó như thế nào! Năm 1950, chiến dịch Cao Bắc Lạng mở ra, lúc trước, biên giới giữa Trung Quốc và Việt Nam đóng kín. Nhưng khi Trung Cộng chiếm được toàn thể Hoa Lục vào năm 1949, thì biên giới đó được mở ra, và Hồ chí minh đã sang Trung Quốc để cầu cứu.
                
Chân Dung "bác" Hồ
(của Kiều Phong)


Hồ chí minh đã đích thân yêu cầu Mao trạch đông cử tướng Trần canh sang Việt Nam để làm cố vấn quân sự, cùng với một số các tướng khác như Lã quý ba, Vi quốc thanh vân vân...Nhờ đường biên giới khai thông, chiến dịch Cao Bắc Lạng đã nổ ra, và sau đó thì hai viên đại tá Pháp là Le Page và Charton đã bị bắt làm tù binh. Chiến dịch Cao Bắc Lạng đó khởi đầu cho sự khống chế của Trung Cộng về phương diện quân sự. Tất cả những chiến dịch lớn nhỏ đều phải thông qua sự quyết định của bản quân đội Trung Quốc, và nhiều khi chính đích thân Mao trạch đông ra lệnh.

Cho nên, kể từ 1950, ta có thể nói rằng Việt Nam đã bị Trung Cộng khuất phục. Rồi sau năm 1954, thì cũng người Tàu không muốn cho Việt Nam thống nhất. Trong Hội nghị Genève đó, chính Chu Ân Lai đã đạo diễn, và để cho Phạm văn đồng phải ký công nhận đường ranh giới Việt Nam chia đôi ở vĩ tuyến 17.

Rồi đến năm 1979, chúng ta thấy trận chiến biên giới, nói cho đúng là cuộc xâm lăng của Trung Cộng vào các tỉnh ở miền Bắc Việt Nam, Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Lào Cay vân vân. Theo Đặng Tiểu Bình, thì đó là đã dạy cho Việt Nam một bài học.

Rồi trước khi miền Nam sụp đổ năm 1975, thì năm 1974, hải quân Trung Cộng đã đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa. Rồi năm 1988 thì đến lượt Trường Sa cũng bị Trung Cộng xua quân chiếm một số đảo.

Đến Hiệp ước 1999 và Hiệp ước năm 2000 phân chia địa giới ở đất liền cũng như là ở hải phận Biển Đông, thì chúng ta thấy rằng người Trung Hoa  luôn luôn tìm cách lấn chiếm Việt Nam. Khi thì mạnh, khi thì theo chiến dịch tằm ăn lá dâu. Gần đây thì có cái vụ khai thác bauxite để luyện thành nhôm, ở miền cao nguyên trung phần Việt Nam.

Người Tàu chiếm
cao nguyên trung phần Việt Nam

Trong cuốn Bên Dòng Lịch Sử của Linh mục Cao văn Luận thì Linh Mục đã kể lại rằng năm 1948, khi mà Tổng Thống Ngô Đình Diệm hãy còn là một nhà chí sĩ, chưa có tham gia vào việc Nước, Lm Cao văn Luận lúc đó mới ở Pháp về, có lên Đà Lạt và gặp nhà chí sĩ Ngô Đình Diệm. Vào thời kỳ đó, chí sĩ Ngô Đình Diệm đã nói với Lm Cao văn Luận rằng: miền cao nguyên là miền đất chiến lược của Việt Nam, thế lực nào chiếm được miền cao nguyên trung phần Việt Nam thì sẽ khống chế được Đông Dương và cả Đông Nam Á nữa!

Cho nên sau này, khi mà cử Tướng Nguyễn Khánh hay là Tướng Tôn Thất Đính lên làm Tư Lệnh vùng cao nguyên, thì luôn luôn Tổng Thống Ngô Đình Diệm cũng như ông cố vấn Ngô Đình Nhu căn dặn: phải làm sao để giữ vững được miền cao nguyên Việt Nam.










Đến nay, thì Nguyễn tấn dũng, Nông đức mạnh đã ký kết để cho Trung Cộng khai thác bauxite ở Tây nguyên (cao nguyên trung phần)! Nhưng mà đâu có phải chỉ có chuyện khai thác bauxite không mà thôi! Đằng sau vụ khai thác bauxite có thể còn có các mỏ Uranium! Nhân viên khai thác của Trung Cộng là những chuyên viên về quân sự, về tình báo, về hoả tiễn. Đồng thời, họ âm mưu biến miền đất này thành ra đất của Trung Quốc.

Có những cái làng được lập nên, hoàn toàn do người Trung Hoa ở trong đó! Có các cửa tiệm hàng ăn, tiệm bách hoá, vân vân đều treo bảng hiệu bằng chữ Tàu! Và nói tiếng Tàu! Không những thế, các đường phố nơi các thị trấn mới lập nên đó, mang những bảng chỉ đường cũng bằng tiếng Tàu luôn! Khiến cho người ta có cảm tưởng đây là một thành phố Tàu ở trên đất Tây nguyên!

Các mối thầu lớn của Việt Nam bây giờ chẳng hạn như nhà máy điện, nhà máy thủy điện, những công trình lớn, là hầu hết đều do những hãng thầu Trung Quốc trúng thầu. Và khi mà những hàng Trung Quốc đó trúng thầu thì họ đưa các công nhân không chuyên môn sang. Những công nhân đó sang rất dễ dàng, bởi vì Việt Nam với Trung Quốc bây giờ qua lại không cần hộ chiếu. Không cần giấy thông hành. Và khi họ sang, họ tới ngay các trung tâm đó để họ biến thành công nhân, trong khi công nhân Việt Nam thất nghiệp rất nhiều.

Thành ra chúng ta đã mất quần đảo Hoàng Sa Trường Sa, mất chủ quyền ở lãnh hải. Ngư dân của Việt Nam đánh cá đã nhiều lần bị tàu của Trung Cộng húc chìm. Họ bắt các tàu đánh cá của Việt Nam, đòi tiền chuộc, y như hành động của phường hải tặc.

Theo luật quốc tế, khi gặp cơn bão, các tàu thuyền vào núp ở các hải đảo, thì phải được bảo vệ. Nhưng hải quân Trung Quốc đã xua đuổi, không cho thuyền đánh cá của Việt Nam vào trú ẩn. Trong khi đó, thuyền đánh cá của các quốc gia khác thì được vào tự nhiên.

Lời kêu gọi của
Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ

Lời kêu gọi của Hòa Thượng Thích Quảng Độ không phải chỉ có mục đích đơn thuần là để bảo vệ sức khoẻ cho người dân Việt Nam bởi những hàng hóa độc hại của Trung Quốc, để bảo vệ nền kinh tế của Việt Nam, nhưng mà lời kêu gọi đó còn là đòn cảnh cáo đối với dân tộc ta, hiểu rằng nạn xâm lăng của Trung Quốc gần kề.

Nạn xâm lăng đó không phải bằng súng đạn, mà đây là cuộc xâm lăng không tiếng súng. Họ đưa người sang để lập nên những làng, những thành phố, thị trấn trong đó chỉ có người Trung Quốc. Và nhiều khi họ kết hôn với dân bản địa, để lần lần đồng hóa người Việt Nam.

Lời kêu gọi của Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ còn là một biện pháp cứu nguy cho nền kinh tế Việt Nam. Khi nền kinh tế của Việt Nam độc lập, thì chúng ta mới có thể độc lập được về chính trị, về chủ quyền đất đai và lãnh thổ.

Từ lâu, người Việt Nam chúng ta đã bị người Tàu áp bức, chịu nhiều sự bất công đè nén. Việt Nam chưa bao giờ mạnh hơn Trung Quốc nhưng Tổ Tiên chúng ta đã khéo léo, khi thì cứng rắn, khi thì mềm dẽo, để giữ vững được nền độc lập của mình. Những cuộc chiến tranh xảy ra giữa Việt Nam và Trung Quốc, thì chúng ta đã giành được phần thắng. Một phần vì cuộc chiến tranh đó là cuộc chiến tranh tự vệ, cuộc chiến tranh giữa chính nghĩa và phi nghĩa, và chúng ta đã thắng.

Ảnh hưởng của lời kêu gọi của Hòa Thượng Thích Quảng Độ rất là quan trọng, đối với trong nước cũng như hải ngoại, tất cả toàn dân, nếu đồng tâm nhất trí không dùng hàng hóa của Trung Cộng, bởi vì Trung Cộng coi Việt Nam như là thứ bãi rác, tuôn các đồ phế thải. Những thứ hàng hóa mà các nước khác họ thải ra, họ không nhận. Bây giờ họ đưa vào Việt Nam.

Rồi họ dùng đủ mọi biện pháp cạnh tranh, dùng các giá rẻ mạt để mà khống chế hàng của Việt Nam. Thành ra, lời kêu gọi của Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ giúp cho dân tộc chúng ta tỉnh ngộ hơn, mà không dùng hàng hóa của Trung Quốc.

Riêng ở hải ngoại này, ở trong Đại Hội Khoáng Đại kỳ 4 của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tổ chức tại Hoa Kỳ vào ngày 10.10.2009, sau khi thuyết trình đoàn trình bày về lời kêu gọi tẩy chay hàng hóa Trung Quốc của Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ, thì tất cả những thành viên của 94 phái đoàn trên toàn quốc Hoa Kỳ về tham dự Đại Hội đã đồng thanh quyết nghị 3 điểm:

Điểm thứ nhất: Hoan nghênh và ký tên ủng hộ lời kêu gọi không dùng hàng hóa Trung Quốc, của Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ.

Điểm thứ hai: Khi trở về địa phương, các đơn vị Giáo Hội sẽ tiếp tục phong trào lấy chữ ký hậu thuẫn Lời Kêu Gọi.

Điểm thứ ba: Kể từ nay, những đại biểu của 94 phái đoàn ký tên vào, thì từ đây sẽ không mua hay dùng hàng Trung Quốc, cho tới khi nào nhà cầm quyền Bắc Kinh từ bỏ chủ trương xâm lăng lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam.

Đó là Quyết Nghị của 94 phái đoàn đại biểu tham dự Đại Hội Khoáng Đại kỳ 4 của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Tôi nghĩ rằng những nhà tu sĩ Việt Nam không phải là những người đi tu chỉ với cái ý tiêu cực, trốn nợ đời, vân vân. Mà luôn luôn là những nhà tu sĩ quan tâm tới việc sinh tồn của quốc gia, của Đất Nước. Chúng ta trong những thế kỷ trước đã có những thiền sư giúp cho các ông vua lập nên quốc gia, như thiền sư Vạn Hạnh, thiền sư Khuông Việt.

Thì bây giờ ở thế kỷ thứ 21, chúng ta cũng vẫn có một nhà thiền sư nặng lòng với quốc gia, như Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ. Ngài ở trong tuổi già mà vẫn không ngưng quan tâm tới quốc gia đại sự, và nêu lên các lời kêu gọi này để giúp cho nhân dân ta tỉnh ngộ mà giữ vững được cái chí khí của mình. Giữ vững nền độc lập của mình, thưa quý vị và quý bạn.
Giáo sư Lưu Trung Khảo
Hải ngoại ngày 5.1.2010

http://audio.freevietnews.com/20100105_gsluutrungkhao.m3u

Linh mục Khải, Hòa Thượng Viên Lý
Họp Bàn: Đạo Bị Áp Bức, Nước Có Cơ Mất

 


Từ trái: GS Lưu Trung Khảo, BS Nguyễn Văn Quát,
LM. Phê Rô Nguyễn Văn Khải, Nhà Văn Trần Phong Vũ,
Hòa Thượng Thích Viên Lý, ông Lý Đại Nguyên.


Westminster (Bình Sa) - Lúc 1 giờ trưa Thứ Năm 25 tháng năm 2011, tại Chùa Điều Ngự, Linh Mục Phê Rô Nguyễn Văn Khải đi cùng với Nhà Văn Trần Phong Vũ, Bác Sĩ Nguyễn Văn Quát đã đến thăm Hòa Thượng Thích Viên Lý Tổng Thư ký Văn Phòng II Viện Hóa Đạo GHPGVNTN/HN tại Hoa Kỳ, Viện Chủ Chùa Diệu Pháp và Chùa Điều Ngự nơi đặt trụ sở Văn Phòng II Viện Hóa Đạo GHPGVNTN/ HN tại Hoa Kỳ.

Hiện diện trong buổi gặp gỡ ngoài Hòa Thượng Thích Viên Lý còn có Giáo Sư Lưu Trung Khảo, Bình Luận Gia Lý Đại Nguyên. Được biết Linh Mục Phê Rô Nguyễn Văn Khải, nguyên phát ngôn viên Dòng Chúa Cứu thế tại GX Thái Hà từng tham dự các cuộc đấu tranh đòi tự do tôn giáo, tự do công lý của đồng bào bị thế cô trước sự bách hại của nhà cầm quyền cộng sản hiện nay.

Mở đầu buổi trà đàm thân mật, Hòa Thượng Thích Viên Lý cảm ơn Linh Mục Phê Rô Nguyễn Văn Khải mặc dù rất bận rộn trong chuyến thăm Little Sài Gòn nhưng Linh mục cũng đã dành thời gian đến thăm Chùa Điều Ngự. Tiếp lời, Linh mục Phê Rô Nguyễn Văn Khải cho biết mục đích đến thăm là để cảm ơn Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất trong thời gian qua đã hết lòng yểm trợ cho vụ tranh đấu Thái Hà, trong lúc tình hình sôi động Hòa Thượng Thích Quảng Độ Xử Lý Viện Tăng Thống kiêmViện Trưởng Viện Hóa Đạo GHPGVNTN đã gởi một số tiền đến yểm trợ cho công cuộc đấu tranh.

Mặc dù số tiền đó phong trào đấu tranh không nhận để tránh sự xuyên tạc, vu khống của nhà cầm quyền cộng sản, nhưng cử chỉ đó đã làm cho tinh thần cuộc đấu tranh không cô đơn trước bạo quyền cộng sản. Để nói lên lời biết ơn đó nên Linh Mục đến trước thăm sau gởi lời cảm ơn chân thành đến Văn Phòng II Viện Hóa Đạo và đồng hương Phật tử Hải Ngoại.

Sau đó hai vị đã trao đổi với nhau về tình hình trong nước trước hiểm hoạ xâm lăng của Trung Cộng, tinh thần của đồng bào trong cũng như ngoài nước trước công cuộc đấu tranh chung hiện nay, nhất là tự do tôn giáo, tự do dân chủ, nhân quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải hiện nay. Linh Mục cũng cho biết về những thủ đoạn mà nhà cầm quyền cộng sản Việt nam đang áp dụng đối với các tôn giáo.

Một số ý kiến đóng góp của Giáo Sư Lưu Trung Khảo, Nhà Văn Trần Phong Vũ đã làm nổi bật một số vấn đề liên quan đến những âm mưu của cộng sản đối với các tôn giáo.

Trả lời phóng viên Việt Báo, Linh Mục Phê Rô Nguyễn Văn Khải cho biết sau khi tu nghiệp xong Linh Mục sẽ trở về Việt Nam để tiếp tục con đường đấu tranh cho tự do và công lý, việc thời gian để trở lại còn tùy thuộc vào sự bổ nhiệm của Giáo Hội. Buổi gặp gỡ diễn ra trong không khí thân mật, đoàn kết để cùng quyết tâm đấu tranh cho một quê hương Việt Nam tươi sáng hơn.

THÔNG CÁO BÁO CHÍ NGÀY 15.5.2012

Ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Quê Mẹ : Hành động Cho Dân chủ Việt Nam điều trần tại Quốc hội Hoa Kỳ


2012-05-15 | | Quê Mẹ

WASHINGTON DC, ngày 15.5.2012 (QUÊ MẸ) - Vào lúc 10 giờ sáng ngày thứ ba 15.5.2012, dưới tiêu đề « Bắt bớ trái phép các nhà dân chủ và tôn giáo tại Việt Nam » dày 21 trang, ông Võ Văn Ái điều trần tại phòng 340, công thự Canon, Quốc hội Hoa Kỳ, thủ đô Hoa Thịnh Đốn, do Hội đồng Nhân quyền Tom Lantos của Quốc hội tổ chức (Tom Lantos Human Roghts Commission).

Ông Ái là Chủ tịch Quê Mẹ : Hành động Cho Dân chủ Việt Nam và Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam. Trong thư mời của Hội đồng Nhân quyền Tom Lantos Quốc hội Hoa Kỳ gửi đi hôm 8.5.2012 đề xuất chủ đề nói trên khi viết : « Chúng tôi mong được ông tập trung nói về những bắt bớ tùy tiện và giam giữ các công dân Việt Nam giống như ông đã trình bày trong bài xã luận đăng trên The Wall Street Journal » (1).

  
Ông Võ Văn Ái điều trần tại Quốc hội Hoa Kỳ
 
Chủ đề chung của cuộc điều trần là « Việt Nam tiếp tục đối xử tồi tệ về Nhân quyền và Tự do tôn giáo ».

Dịp này Hội đồng Nhân quyền Tom Lantos của Quốc hội Hoa Kỳ đã mời ông Michael H. Posner, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách Dân chủ, Nhân quyền và Lao động, Tiến sĩ Robert George, Ủy viên trong Ủy hội Hoa Kỳ Bảo vệ Tự do Tôn giáo trên Thế giới, ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Quê Mẹ : Hành động cho Dân chủ Việt Nam, và bà Mai Hương Ngô, vợ của ông Nguyễn Quốc Quân, người Mỹ gốc Việt vừa bị bắt ở Saigon.

Xin tóm gọn bản điều trần của ông Võ Văn Ái sau đây. Mở đầu, ông Ái mói : « Ngày nay,nhiều người Mỹ nghĩ rằng quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Hà Nội thắt chặt nhờ nhân quyền tại Việt Nam được cải thiện. Sự thật không phải thế. Bắt bớ trái phép, tra tấn và sách nhiễu hiện hữu trong đời sống người công dân thường nhật, đặc biệt với những ai biểu tỏ ý kiến trái chống với đường lối Đảng Cộng sản.

« Việt Nam rêu rao tôn trọng nhân quyền và tự do tôn giáo. Nhưng hố sâu cách biệt giữa khoa trương và thực tại ở Việt Nam. Tôi xin gửi đến cuộc điều trần này danh sách 177 tù nhân chính trị và tôn giáo mà tôi vừa nhận được từ Việt Nam, và tôi xin nêu ra đây một vài ví dụ trong danh sách này để minh họa cho bản chất Orwellian của hệ thống pháp lý tại Việt Nam ngày nay :

« Vì biểu tỏ ôn hòa lòng yêu nước, blogger Điếu Cày, vừa được Tổng Thống Obama nhắc tới trong bài diễn văn nhân Ngày Tự do Báo chí, có thể lãnh án 20 năm tù. Lẽ ra ông bị đưa ra xét xử tại Saigon hôm nay, nhưng Hà Nội đã hoãn phiên xử sau lời tuyên bố của Tổng Thống Obama. Áp lực quốc tế có thể làm giảm án. Nhưng sự thật là Điếu Cày chẳng có tội gì để bắt giam.

« Vì « tội » rải truyền đơn kêu gọi cho nhân quyền, ông Nguyễn Ngọc Cường và con ông bị kết án 9 năm tù ; Vì viết những bài báo đăng trên Mạng kêu gọi cải cách dân chủ, Trần Huỳnh Duy Thức bị kết án 16 năm tù. Vì sáng tác một bản nhạc kêu gọi lòng yêu nước được hàng triệu người Việt Nam hát, nhạc sĩ Việt Khang bị bắt, gia đình không được thăm nuôi. Vì tố cáo nạn công an giao thông tham nhũng, nhà báo Hoàng Khương, ký giả tuần báo Tuổi Trẻ bị sa thải và bắt giam.

« Nhà hoạt động thợ thuyền trẻ, Đỗ Thị Minh Hạnh, bị 7 năm tù vì kêu gọi quyền công đoàn. Chị bị đánh đập trong khi thẩm vấn làm điếc một tai. Vì mưu cầu hệ thống pháp luật đòi hỏi công lý cho nhân quyền, luật gia Cù Huy Hà Vũ bị kết án 7 năm tù trong một phiên tòa giả trá.

« Việt Nam cũng đàn áp khốc liệt các tín đồ tôn giáo. Để hiểu chính sách này, chỉ cần nhìn sự kiện Trung tướng Công an Phạm Dũng được công cử làm Trưởng ban Tôn giáo chính phủ hồi tháng 2 năm nay.

« Hàng giáo phẩm thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) bị sách nhiễu, quản chế thường trực. Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ, vị cao tăng được đề cử Giải Nobel Hòa bình, hiện bị quản chế không án lệnh tại Thanh Minh Thiền viện, Saigon, sau hơn 30 năm bị tù đày.

« Linh mục Công giáo Nguyễn Văn Lý, sức khỏe sa sút sau những lần đột qụy trong tù. Sau một năm chữa bệnh, ông bị đưa về trại giam để thi hành án lệnh 8 năm. Nhiều bloggers công giáo bị bắt giam trong những đợt bắt bớ năm ngoái. Trong số ấy, 10 người bị kết tội « phá hoại » có thể dẫn đến án tử hình.

« Hàng trăm người Thượng Thiên chúa giáo và rất nhiều thuộc dân tộc Hmongs bị bắt, ít nhất có 16 tín đồ Hòa Hảo bị án tù nặng nề chỉ vì họ thực hành tín ngưỡng.

« Tình trạng trong các nhà tù thiếu thuốc men, ăn đói và đối xử tồi tệ làm tê liệt sức khỏe người tù chính trị. Tại trại Xuân Lộc, nữ tín đồ Hòa Hảo Mai Thị Dung, bị kết án 11 năm tù, hai chân bị liệt nhưng không được trạm y xá chữa chạy. Tù nhân Đỗ Văn Thái bị bệnh HIV-AIDS sau khi bó buộc dùng chung một dao cạo râu với tù nhân khác. Nhà thơ Nguyễn Hữu Cầu bị giam giữ suốt 35 năm ròng, gần như bị mù và tai điếc do chế độ nhà tù đối xử tồi tệ. Ông đã viết 500 lá đơn khiếu nại chính quyền rằng ông vô tội, nhưng chẳng bao giờ được hồi đáp.

« Trong các nhà tù, tù nhân phải bỏ tiền túi mua những nhu cầu thực phẩm. Thường phạm được nhận từ gia đình mỗi tháng 2 triệu đồng (khoảng 96 Mỹ kim), nhưng tù nhân chính trị như Điếu Cày chỉ được nhận 500,000 đồng. Chẳng đủ thấm vào đâu cho sự sống còn tối thiểu. Căn tin do công an làm chủ bán giá 400,000 đồng một kí đường, 25,000 đồng một lon sữa hộp, hay 300,000 đồng nửa ký chả lụa.

« Đông đảo nông dân bị bắt giữ, đánh đâp vì chống lại Nhà nước cưỡng đoạt đất đai của họ. Từ đầu năm tới nay, nhiều cuộc cưỡng đoạt đất đai bằng bạo lực xẩy ra tại Tiên Lãng ở Hải Phòng, Văn Giang ở Hưng Yên, và Vụ Bản ở Nam Định do Công an cơ động của Bộ, Công an địa phương và Dân phòng đánh đập tàn nhẫn nông dân trên đất đai nhà cửa của họ, gây thương tích, chết chóc hay bắt bớ.

« Không chỉ sử dụng bạo lực mà thôi, Việt Nam còn dùng luật pháp để đàn áp giới bất đồng chính kiến. Trong Bộ luật Hình sự có cả một chương gọi là « an ninh quốc gia » xử tội bất cần phân biệt những hành xử bạo động như khủng bố, với hành xử tự do ngôn luận. Điều 4 trên Hiến pháp quy định sự độc quyền của Đảng Cộng sản, thực tế là ngăn cấm sinh hoạt đa nguyên và phát triển dân chủ. Pháplệnh 44 cho phép công an quản chế những ai khác ý với chính quyền, đưa vào nhà thương điên hay trại lao động mà chẳng cần thông qua tòa án.

« Nhân quyền mất hết ý nghĩa khi người bảo vệ nhân quyền không được tự do hoạt động. Dân chủ không thể phát triển khi mọi tiếng nói dân chủ bị bóp nghẹt. Vì vậy mà ưu tiên cần áp lực trả tự do cho tất cả tù nhân chính trị và tù nhân tôn giáo. Để đạt mục tiêu này, nền ngoại giao công khai và kín đáo cần hoạt động song hành. Tuyên bố công khai như Tổng Thống Obama vừa thực hiện hết sức quan trọng, không riêng việc nhắc nhở nhà cầm quyền Việt Nam, mà còn là dấu hiệu khuyến khích và công nhận những người đấu tranh bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam.

« Trả tự do cho tù nhân chính trị chỉ có ý nghĩa khi Việt Nam có Pháp quyền. Hoa Kỳ cần áp lực Việt Nam hủy bỏ những điều luật trái chống với các quyền quy định trên Hiến Pháp và Hiến chương LHQ.

« Tại Việt Nam, các tôn giáo là những xã hội dân sự đích thực còn tồn tại. Phật giáo, là tôn giáo lớn cóf đông quần chúng với nền minh triết từ bi và hòa bình. Đàn áp Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Hà Nội nhắm bóp nghẹt xã hội dân sự. Hoa Kỳ cần áp lực để phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và trả tự do cho hàng giáo phẩm, đặc biệt là Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ ; vì vậy cần lưu ý lời khuyến cáo của Ủy hội Hoa Kỳ Bảo vệ Tự do Tôn giáo trên Thế giới đặt Việt Nam trở lại trong danh sách các Quốc gia cần Đặc biệt Quan tâm (CCP).

« Hoa Kỳ đang có cuộc Đối thoại Nhân quyền song phương với Việt Nam. Đối thoại là cần thiết. Nhưng không nên xem đối thoại như cứu cánh của chính nó. Hoa Kỳ cần có những điểm chuẩn cho việc cải tiến nhân quyền cụ thể, và bảo đảm rằng Việt Nam không sử dụng đối thọai nhân quyền như tấm chắn bảo vệ để lung lạc thế giới về những sai phạm và lợi dụng nhân quyền của Hà Nội.

« Việt Nam đã ký kết các công ước nhân quyền quan trọng của LHQ, nhưng lại vi phạm trắng trợn các công ước này. Tôi xin kêu gọi Hoa Kỳ không bỏ phiếu hậu thuẫn Việt Nam làm thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2014 – 2016 sẽ được bầu vào tháng 9 năm nay tại Đại Hội đồng LHQ ở New York.

« Cuối cùng tôi xin thỉnh cầu Quốc hội Hoa Kỳ chuẩn thuận và thông qua Dự luật « Nhân quyền Việt Nam 2012 », số hiệu HR 1410, liên kết viện trợ với tôn trọng nhân quyền và tự do tôn giáo ».

Xem toàn văn Bản điều trần Anh ngữ, 21 trang, và danh sách chi tiết 177 tù nhân chính trị trên Trang nhà Quê Mẹ www.queme.net :



(1) Xem “Reading Orwell in Hanoi” by Vo Van Ai, The Wall Street Journal, 23.4.2012

 




 

 








QUYẾT NGHỊ CHÍN ÐIỂM của Ðại hội Khoáng đại kỳ IV Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Hoa Kỳ
 
Ðại hội Khoáng đại kỳ IV Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hải ngoại tại Hoa Kỳ tổ chức tại Chùa Diệu Pháp ở thành phố San Gabriel, bang California, Hoa Kỳ, qua ba ngày 9, 10, 11.10.2009, và bế mạc tại trụ sở Giáo hội ở chùa Điều Ngự, thành phố Westminster, bang California, đã thể hiện sâu xa tinh thần dấn thân bồ tát đạo với ý thức phát huy Giáo hội trên bước ngoặt mới trong công cuộc giải trừ Quốc nạn và Pháp nạn.

300 đại biểu gồm chư Tôn đức Tăng Ni và nam nữ Cư sĩ Phật giáo thuộc 96 đơn vị Giáo hội tại các Hội đồng, các Tổng vụ, các Miền, các đơn vị trên toàn quốc Hoa Kỳ, Canada, Âu châu và Úc châu, vân tập về phó hội trong không khí cởi mở, phấn chấn và lạc quan thông qua sáu khoáng đại trên các chủ đề quan yếu như khai triển “Lời Kêu gọi Không dùng hàng hóa Trung quốc” của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, phương hướng hành động cho mục tiêu giải trừ Quốc nạn, Pháp nạn, và đào luyện nhân sự đối ứng với nhu cầu hoằng hóa độ sinh trước tình hình mới.
 
Ðại hội trích lời Thông điệp của Đức cố Tăng thống Thích Huyền Quang viết hai tháng trước khi Ngài viên tịch làm châm ngôn cảnh sách cho giai kỳ mới của Giáo hội :
 
« Phật giáo là sự đối diện chứ không quay lưng với xã hội, Phật giáo dấn thân vào nơi tham tàn, loạn tưởng của xã hội để tịnh độ hoá nhân gian. (…) Việc giải thoát giác ngộ không thể xây dựng trên sự nghèo đói và thiếu tự do. Nay lại thêm chuyện lãnh thổ bị xâm lấn khiến lòng người ưu tư khắc khoải. Hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa đang trong cơn hấp hối, mà các nhà lãnh đạo đất nước làm ngơ. Không như thuở trước, dưới các triều Đinh, Lê, rồi Lý, Trần, Lê, từ vua quan, bậc Cao tăng và Phật tử cho đến toàn dân đều một lòng giữ nước. Vì giữ nước mới có đất nuôi dân. Vì giữ dân nên thăng hoa tinh thần và đạo lý làm nên văn hiến nước nhà.
 
« Người Phật tử bồi đắp tâm linh bao nhiêu cho tiến trình giải thoát giác ngộ, thì càng bảo vệ lãnh thổ bấy nhiêu cho chủ quyền của nòi giống tự do thoát ly nô lệ.
 
« Chánh pháp không thể nở hoa nơi giang sơn nô lệ, chúng sinh không thể an lạc nơi áp bức, đói nghèo. Bản hoài xuất thế của chư Phật là xuất hiện nơi trần thế để cứu độ muôn loài ».
 
Đồng thời Đại hội trang nghiêm thừa tiếp lời nhắn nhủ ghi trong Đạo Từ của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, Xử lý Viện Tăng thống kiêm Viện trưởng Viện Hoa Đạo, như phương hướng hành động cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hải ngoại tại Hoa Kỳ trong những năm tháng tới :
 
« Độc tài chính trị chỉ phù du một thời, nhưng đạo Giải thoát Giác ngộ là của muôn đời. Trước cảnh tha hóa suy tàn của đạo đức dân tộc ngày nay, Giáo hội cần chuẩn bị nhân sự từ giới xuất trần đến giới tại gia để đảm lãnh đời sống tinh thần cũng như xã hội của dân tộc. Bảy mươi năm tàn phá khốc liệt con người và xã hội của chủ nghĩa Cộng sản tại Liên xô và Đông Âu cũ bi thảm như thế nào, thì sự trạng này cũng kinh khiếp như thế ấy tại Việt Nam. Phật giáo cần chuẩn bị đối diện với một đất nước điêu linh, một xã hội loạn lạc, một dân tộc vong tính trong những năm tháng tới. Cho nên chính sách nhân sự đối ứng với tình hình nguy biến cần được ưu tiên đặt ra và thực hiện ngay từ bây giờ. (…) Giáo hội cần chư vị Trưởng lão hãy đem kinh nghiệm sẵn có của mình chỉ đạo, giúp đỡ cho thế hệ hậu bối cách điều hành Giáo Hội. Đồng thời với việc khuyến thỉnh giới Cư sĩ tại gia nhận lấy trọng trách Phật hóa xã hội trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống quốc gia nhằm ngăn ngừa những pháp nạn nối tiếp trong tương lai ».
 
Nay, Ðại hội đồng thanh quyết nghị 9 điểm sau đây :
 
1. Chín mươi sáu phái đoàn tham gia Đại hội hoan nghênh và ký tên ủng hộ « Lời Kêu gọi Không dùng hàng hóa Trung quốc » của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ ;
 
1.1. Những người ký tên hậu thuẫn không những không mua hay dùng hàng hóa Trung quốc mà còn kêu gọi tẩy chay hàng Trung quốc, cho tới khi nhà cầm quyền Bắc Kinh từ bỏ chủ trương xâm lăng lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam ;
 
1.2.Khi trở về địa phuơng các đơn vị Giáo hội sẽ tiếp tục phong trào lấy chữ ký hậu thuẫn Lời Kêu gọi, tiếp cận chính giới và báo chí Hoa Kỳ nhằm gia tăng sự hậu thuẫn quốc tế ;
 
2. Cấp tốc thực hiện 4 đề án Phật sự sau đây :
 
2.1. Phát huy hoạt động trên ba địa bàn chủ lực của Giáo hội tại Bắc California, Nam California và Houston, Texas
 
2.2. Phát triển cơ sở hạ tầng là các Khuôn hội địa phương trong cuộc tập họp và đoàn ngũ hóa quần chúng Phật giáo
 
2.3. Kết hợp với Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế mở những cuộc vận động quốc tế qua các trung tâm quyền lực, quốc hội, diễn đàn LHQ và các hội nghị thế giới
 
2.4. Tổ chức các Đại hội chuyên đề, như hoằng pháp, truyền thông, cư sĩ, văn hóa, v.v…
 
3. Tổ chức Đại học Hè để đào luyện nhân sự cho các ban ngành sinh hoạt của Giáo hội trong cộng đồng Phật giáo cũng như cộng đồng hải ngoại. Đặc biệt trên hai lĩnh vực truyền thông và vận động quốc tế
 
4. Tập họp giới trẻ qua sự thành lập các tổ chức Thanh niên Phật tử, Sinh viên Phật tử, Chuyên gia Phật tử, và kiện toàn tổ chức Gia Đình Phật tử, Hướng đạo Phật tử của Giáo hội
 
5. Chuẩn bị phát hành một tờ nhật báo Phật giáo ;
 
6. Thiết lập diễn đàn Paltalk Phật giáo và E.mail Network Phật giáo
 
7. Lập Qũy tương tế phù trợ cho các đơn vị địa phương của Giáo hội vừa mới thiết lập nhưng còn gặp khó khăn
 
8. Tài trợ Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế bằng sự đóng góp tùy hỉ của các cơ sở Giáo hội hoặc tổ chức các bữa cơm gây qũy.
 
9. Đại lễ Phật Đản Phật lịch 2554 của Giáo hội sẽ được tổ chức tại chùa Điều Ngự, thành phố Westminster, California, vào ngày 23.5.2010 ; và Đại hội Thường niên của Giáo hội sẽ được tổ chức vào các ngày 9 và 10.10.2010 tại chùa Giác Quang, thành phố Oklahoma City, bang Oklahoma.
 
Phật lịch 2553 - Làm tại Chùa Điều Ngự,
thành phố Westminster, bang California,
Hoa Kỳ, ngày 11.10.2009
 


HT Thích Viên Lý, Tổng Thư Ký GHPGVNTN
Xem thêm tin tức Phật Giáo tại
www.queme.net



KÍNH NHỜ CHUYỂN TIN CHO VIỆT NAM

Đại hội GHPG Việt Nam Thống nhất kỳ IX tại California

2011-11-24

Vì Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) còn bị đàn áp nên không thể tổ chức trong nước, Giáo hội ủy nhiệm cho Văn phòng II Viện Hóa Đạo tổ chức Đại hội IX tại Hoa Kỳ.

Từ ngày 18 đến 20 tháng 11 vừa qua, 125 đơn vị Hải ngoại gồm 609 đại biểu trên toàn quốc Hoa Kỳ cùng với các đại biểu đến từ Canada, Úc châu, Âu châu, Ban Hướng dẫn Gia Đình Phật tử, Liên đoàn Cựu Huynh trưởng Gia Đình Phật tử, đã về tham dự Đại hội GHPGVNTN kỳ IX tại chùa Điều Ngự, thành phố Westminster, California, Hoa Kỳ. Hòa thượng Thích Viên Lý, vị tân Chủ tịch Giáo hội tại Hoa Kỳ là Trưởng ban Tổ chức Đại hội này.

Kêu gọi Dân chủ cho Việt Nam

Các Đạo từ của Đức Đệ ngũ Tăng thống Thích Quảng Độ thu âm từ trong nước gửi ra, Đạo từ của Đức Phó Tăng thống Thích Hộ Giác, Diễn văn Chào mừng Đại hội IX của Hòa thượng Tân Viện trưởng Viện Hóa Đạo Thích Viên Định, và Diễn văn khai mạc Đại hội của Hòa thượng Thích Chánh Lạc, Chủ tịch Văn phòng II Viện Hóa Đạo mở đầu Đại hội hôm 18.11.

Một lịch sử Phật giáo đồng hành cùng dân tộc để bảo vệ chủ quyền và
hoàn mãn văn hiến. Đấy là thể thống nhất của Đạo Phật Việt trong tinh
thần Bất Nhị và tính Tương duyên Tương sinh.

HT Thích Quảng Độ

Năm đề tài thảo luận, đặc biệt là “Phật tử Việt Nam trước hiểm họa Trung Quốc xâm lấn biển, đảo”, và “Những nan đề của công cuộc hoằng pháp tại các vùng sâu vùng xa trong nước và tại hải ngoại” là hai đề tài trọng yếu làm sôi nổi và hứng khởi cho Đại hội IX.

Đặc biệt bản Hiến chương GHPGVNTH đã được tu chính lần thứ tư tại Đại hội, đồng thời công bố thành phần nhân sự mới của Hội đồng Giáo phẩm Trung ương gồm 36 vị, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ lên ngôi vị Đệ ngũ Tăng thống, Hòa thượng Thích Viên Định làm Tân Viện trưởng Viện Hóa Đạo, Hòa thượng Thích Chánh Lạc Chủ tịch Văn phòng II Viện Hóa Đạo, và Hòa thượng Thích Viên Lý, Chủ tịch Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hải ngoại tại Hoa Kỳ nhiệm kỳ 2011 – 2015.

Đại hội ra Quyết Nghị 12 điểm, trọng tâm đặt vào sự phát triển giới Trẻ, thanh niên, sinh viên thông qua Đại học Hè Phật giáo và quan tâm đến đức dục là nền tảng cho mọi trí dục ; đoàn ngũ hóa giới cư sĩ Phật giáo ; soạn thảo cho hàng ngũ Xuất gia và Tại gia dự án cải tổ toàn diện nền giáo dục hầu nâng cao trình độ tu học và thích ứng với kỷ nguyên mới toàn cầu ; vận động quốc tế kêu gọi sự hậu thuẫn của thế giới thực hiện Chương trình 8 điểm trong “Lời Kêu gọi cho Dân chủ Việt Nam” của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Ðộ, và phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý của GHPGVNTN theo mô thức 4 điểm của Viện Hóa Đạo.

Đại hội kết thúc vào chiều chủ nhật 20.11 với lễ Suy tôn Đức `Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ và lễ Cầu nguyện cho Hòa bình thế giới, An ninh Đông nam Á, Vẹn toàn lãnh thổ lãnh hải Việt Nam trước một hội trường gồm có 150 chư Tăng Ni và gần 4000 Phật tử, đồng bào các giới, đại diện các đoàn thể, tôn giáo trong Cộng đồng tại thủ đô tị nạn Little Saigon.

Rất đông các vị quan khách ngoại quốc đến từ Ai Cập, ông Sherif Mansour, Vương quốc Na Uy, ông Arne Lynngard, Quốc hội Châu Âu, bà Marietje Schaake, Dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ, bà Loretta Sanchez, và các Dân biểu, Nghị viên Alan Mansoor, Frank Fry, Tạ Đức Trí, Michael Võ, Lou Correa, Tim Suer, Jose Solora, v.v… đến tham dự và phát biểu sự hậu thuẫn Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ trong công trình vận động cho tự do tôn giáo, nhân quyền, dân chủ tại Việt Nam.

Mở đầu cuộc lễ là cuốn băng hình Thông điệp của Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ thu băng từ Thanh Minh Thiền Viện ở Saigon. Ngài nói :

GIAO_HOI_Front_250.jpg
Đại hội GHPG Việt Nam Thống nhất kỳ IX tại California hôm 18/11/2011. Courtesy Vietbao.

“Thế giới ngày nay như ngôi nhà lửa vì nạn cuồng tín, bạo động và khủng bố có tính quốc tế. Làm sao dập tắt lửa? Không thể nào trông cậy vào kẻ đốt nhà đi chữa lửa. Chỉ có Con Người Ý thức mới làm được việc này, những người đã dập tắt ngọn lửa tham, sân, si trong lòng mình mới đem lại an lạc cho kẻ khác và thế giới. Cách đây gần ba nghìn năm, Đức Phật đã trao tặng nhân loại nguyên lý sống khoan dung và trí tuệ, để con người có thể thoát ly mọi hoàn cảnh khổ đau, vô minh và bất bình đẳng xã hội, bước lên chân trời Giải thoát, Giác ngộ.

Đây chính là hành trình thể hiện nguyên lý ấy của người theo đạo Phật Việt Nam suốt trên Hai Nghìn Năm qua. Hành trình ấy ghi đậm vào lịch sử Việt Nam. Một lịch sử Phật giáo đồng hành cùng chúng sinh để cứu khổ và giác ngộ. Một lịch sử Phật giáo đồng hành cùng dân tộc để bảo vệ chủ quyền và hoàn mãn văn hiến. Đấy là thể thống nhất của Đạo Phật Việt trong tinh thần Bất Nhị và tính Tương duyên Tương sinh.”

Người Phật tử Việt Nam đã biết thánh hóa cái chết bằng sự hóa thân vào Sự Sống để tôn trọng và bảo vệ Con Người, thăng hoa Con Người lên chân trời Trí Tuệ”.

Ngài đề cập đến chế độ ngày nay rằng :

Chúng ta phải tiếp tục đấu tranh, không riêng cho Việt Nam, mà bất
cứ đâu trên hoàn cầu cho quyền các dân tộc được tự do tín ngưỡng như họ
mong muốn.

DB Loretta Sanchez

“Tiếc thay một chế độ ngoại thuộc khác lại đến vào năm 1975, làm cho sự phát huy Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất bị ngưng trệ cho đến hôm nay. Chế độ này cản ngăn Giáo hội và chư Tăng Ni, Phật tử tham dự tái thiết Việt Nam sau ngày chiến tranh chấm dứt trên các lĩnh vực tâm linh, văn hóa, giáo dục, y tế, từ thiện xã hội, nhân quyền. Cùng với chính sách độc tài toàn trị của Đảng Cộng sản, hậu quả của sự ngăn cản này làm cho toàn thể nhân dân Việt Nam phải sống trong đói nghèo, mất tự do và không sao phát triển. Việc thấy rõ qua bản Báo cáo năm nay của LHQ về sự Phát triển con người trong thế giới : sau 36 năm chấm dứt chiến tranh, Việt Nam vẫn còn đứng hàng thứ 128 trên 187 quốc gia !

Một việc khác không thể không nói là hiểm họa xâm lấn của Trung quốc trên đất và biển, đảo, đang làm xao động nhân tâm và lo lắng cho toàn thể nhân dân nước Việt mấy năm qua.”

Ca ngợi HT Thích Quảng Độ

httqd-200.jpg
Đức Đệ ngũ Tăng thống Thích Quảng Độ.

Sau khi Cư sĩ Võ Văn Ái thay mặt Đại hội đọc Quyết Nghị 12 điểm của Đại hội IX, Dân biểu Loretta Sanchez lên phát biểu mở đầu bằng danh hiệu Phật A Di Đà:

“Nam Mô A Di Đà Phật ! Như quý vị đã biết, tôi đã từng hân hạnh được diện kiến Hòa thượng Thích Quảng Độ, người hôm nay được suy tôn lên ngôi vị Tăng Thống Giáo hộ Phật giáo Việt Nam Thống nhất.

Hôm nay là một ngày vui tuyệt vời. Cho tôi ngỏ lời ca ngợi. Chúng ta phải tiếp tục đấu tranh, không riêng cho Việt Nam, mà bất cứ đâu trên hoàn cầu cho quyền các dân tộc được tự do tín ngưỡng như họ mong muốn. Tự do tôn giáo là điều chúng ta mong cầu cho bất cứ ai trong thế giới.

Chúng ta còn phải đấu tranh cho tự do, tất cả mọi tự do, không riêng tại Hoa Kỳ mà còn cho Việt Nam. Như thế mỗi ngày, khi tôi tới làm việc tại Hoa Thịnh Đốn, tôi luôn tranh đấu cho những mục tiêu này.

Giờ đây tôi xin được nói với quý vị : Chúc mừng và ca ngợi ngày đẹp đẽ hôm nay!”

Tiếp đấy trong lời phát biểu của ông Arne Lynngard thuộc Sáng hội Rafto đến từ Na Uy có đoạn nói rằng:

Sự cống hiến của ngài để thăng tiến việc bảo vệ Quyền Con Người là tấm gương gây hứng khởi cho thế hệ mới.

Bà Marietje Schaake

“Tôi rất hãnh diện cho người tranh đấu lỗi lạc cho dân chủ, tự do tôn giáo và nhân quyền, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, làm khôi nguyên giải Rafto. Ngài nhận giải Rafto cho sự dũng cảm của ngài và sự kiên trì qua bao nhiêu thập kỷ ôn hòa chống đối chế độ Cộng sản tại Việt Nam, ngài cũng là biểu tượng của phong trào dân chủ đang bùng lên trên toàn quốc (…)

Hòa thượng Thích Quảng Độ luôn nhấn mạnh rằng, dân chủ chỉ thực hiện được tại Việt Nam khi tất cả các thành phần dân tộc kết hợp thành khối, đem tất cả tài năng riêng biệt, khả năng chuyên môn, kiến thức và nhiệt tình kết liên nhau trong một phong trào đầy sinh lực.

Việt Nam thật may mắn có một nhà lãnh đạo tôn giáo như Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, người gợi hứng cho toàn dân trong công cuộc kiếm tìm công lý, tự do tôn giáo, nhân phẩm và dân chủ. Sáng hội Rafto tay trong tay với các bạn Việt Nam như chúng ta đang chia sẻ với Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ tất cả viễn tượng dân chủ.”

Trong bài phát biểu của ông Sheriff Mansur, nhà đấu tranh cho dân chủ Ai Cập, nêu lên 5 điểm thành công của cuộc Cách Mạng Hoa Lài ở Trung Đông, mà ông nghĩ rằng sẽ giúp thêm kinh nghiệm cho các nhà dân chủ tại Việt Nam, rồi ông kết thúc:

“Sau khi cuộc Cách mạng đã thành công, tôi trở về Ai Cập ba lần trong năm nay, và tôi tin rằng tôi sẽ gặp các bạn rất sớm tại Saigon để cùng các bạn chào mừng chiến thắng chống lại Đảng Cộng sản. Ngày đó, tôi tin chắc rằng Đại lão Thích Quảng Độ sẽ cũng có đó để mừng vui chiến thắng. Xin gửi đến Hòa thượng lời cầu chúc dũng cảm, kiên trì và tiếp tục gợi hứng cho tất cả chúng ta. Không ai không chú tâm đến sự hy sinh của Hòa thượng”.

Bà Marietje Schaake, Dân biểu Quốc hội Châu Âu, trong băng hình gửi tới nói đến công tác đối ngoại của bà trên lĩnh vực tự do Internet, và bà kết luận :

“Hôm nay chúng ta tôn vinh Đức Đệ ngũ Tăng thống Thích Quảng Độ, người là biểu tượng cho cuộc đấu tranh cho nhân quyền tại Việt Nam. Sự cống hiến của ngài để thăng tiến việc bảo vệ Quyền Con Người là tấm gương gây hứng khởi cho thế hệ mới. Một thế hệ đang cần mở con đường mới trong việc sử dụng những công cụ mới trong một thế giới không ngừng đổi thay để giải quyết vừa là sự tồn tại vừa là những vấn nạn mới.

Do đó, tôi xin bảo đảm với quý vị rằng Quốc hội Châu Âu sẽ đứng vững trên hai chân mình như người bảo vệ Nhân quyền toàn cầu cũng như tại Việt Nam.

Hãy để Đại hội hôm nay như một sự tụng ca những ai đã hiến cúng quá nhiều cho sự tồn tại của tha nhân. Một sự tụng ca đầy gợi hứng cho những ai còn kiên trì tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân phẩm.”

Ỷ Lan Phóng viên Đài Á châu Tự do tại Los Angeles.

Nguồn lấy từ: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/buddhist-conference-in-ca-yl-11242011094934.html


Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ. Người khôn, người đến chốn lao xao …

    Trang chủ
    About
    Điểm tin hàng ngày

Trung Quốc đang hướng tới sụp đổ?
Tháng Chín 29, 2011
tags: Samuel A Bleicher, tập cận bình, Trung Quốc đang hướng tới sụp đổ?

Samuel A Bleicher

13-09-2011

Có một hợp đồng xã hội được ngầm hiểu, đặt nền tảng cho mối quan hệ giữa người dân Trung Quốc với chính quyền. [Theo hợp đồng đó] người dân chấp nhận sự chuyên chế của Ðảng Cộng sản Trung Quốc, với tệ nạn tham nhũng và sự tham gia tối thiểu của công chúng [trong việc điều hành đất nước], chính quyền cộng sản Trung Quốc không ngừng cải thiện nhanh đời sống kinh tế. Nhưng hợp đồng xã hội đó đang có nguy cơ bị phá vỡ, do Trung Quốc đang trên con đường [phát triển] không bền vững, sẽ dẫn đến sự trì trệ hoặc suy giảm kinh tế trong những thập niên tới.

Thủ phạm đứng sau sự suy thoái đang đe dọa Trung Quốc là các giới hạn sinh thái, hiện đứng đầu danh sách này. Chẳng hạn như, trong quyển sách khi một tỷ người Trung Quốc hành động (Nguyên văn: When A Billion Chinese Jump), Jonathan Watts liệt kê danh mục các thảm họa sinh thái hiện tại, cũng như các thảm họa tiềm ẩn: khai thác mỏ than đến cạn kiệt ở các tỉnh miền Tây khô ráo, đánh bắt cá và hải sản quá mức, thiếu nước và ô nhiễm nước công nghiệp, khai thác các khu rừng nguyên sinh và đồng cỏ đến mức không thể phục hồi được, tất cả những điều vừa kể càng làm tăng thêm hiệu ứng do sự thay đổi khí hậu toàn cầu.

Kế đến là do sự điều hành thiếu hữu hiệu: các quyền sở hữu đáng tin cậy, nền hành chính trung thực, sự giám sát pháp lý công bằng. Sự điều hành thiếu hữu hiệu kể trên không những gây khó khăn về mặt xã hội, mà còn được coi như là chướng ngại quan trọng, ngăn cản nền kinh tế tiếp tục phát triển. Những nghiên cứu gần đây cho rằng, tiến bộ kinh tế tương quan với sự quản lý điều hành tốt, Mark Whitehouse công bố trên báo Wall Street Journal rằng: “Trung Quốc đã đạt được tiến bộ lớn trong việc giúp người dân thoát khỏi thứ hạng các nước nghèo nhất. Nhưng nếu kinh nghiệm của các nước khác là một chỉ dấu nào đó, thì Trung Quốc cần một cuộc cách mạng để trở thành một quốc gia giàu có“.

Một sức ép thứ ba lên hệ thống của Trung Quốc là sự lựa chọn kinh tế vĩ mô của chính phủ không bền vững. Theo Strafor, sự mất cân đối trong đầu tư ở Trung Quốc, cấu trúc kinh tế theo kiểu vụ lợi, chắc chắn tạo ra “một cuộc chạy đua không những giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ hoặc thậm chí giữa Trung Quốc và thế giới” mà là “một cuộc đua để xem điều gì sẽ đập vỡ Trung quốc trước, sự mất cân bằng nội tại của chính Trung Quốc hay quyết định của Hoa Kỳ thực hiện biện pháp vụ lợi hơn đối với mậu dịch quốc tế“.

Khi một hoặc nhiều sức ép kể trên gây ra sự trì trệ kéo dài hoặc suy thoái kinh tế, chính quyền ÐCSTQ sẽ không thể đem lại tăng trưởng kinh tế như đã hứa hẹn. Các thảm họa kinh tế và xã hội sắp xảy ra, gồm sự phụ thuộc vào các nguyên liệu thô nhập khẩu đắt đỏ ngày nhiều, nhu cầu xuất khẩu bị giảm đáng kể, các vụ bạo loạn do công nhân nghành xuất khẩu và các sinh viên đại học tốt nghiệp bị thất nghiệp gần đây, sự sụp đổ trong ngành bất động sản, lạm phát tăng nhanh và sự khan hiếm thực phẩm ở các vùng thành thị.

Một cách rõ ràng hay ngầm hiểu, nhiều điều trong các cuộc thảo luận về “con đường không bền vững” cho rằng, sự trì trệ hoặc suy thoái kinh tế sẽ huỷ diệt chế độ CSTQ, một khi chế độ này thất bại trong thực hiện được hợp đồng xã hội. Có nhiều thay đổi chế độ tương tự, từ sự sụp đổ mang tính lịch sử của các triều đại Trung Quốc và sự sụp đổ của Liên Xô cùng chế độ cộng sản ở các nước đồng minh Ðông Âu, cho đến Cách Mạng màu trong những năm 2000, và gần đây là các cuộc nổi dậy Mùa Xuân Ả Rập ở Tunisia, Ai cập, Yemen, Lybia và Syria.

Tuy nhiên, đặc tính của một nước Trung Quốc đương đại lại hoàn toàn khác so với những nước đã có sự thay đổi chế độ vừa kể. Đặc thù của Trung Quốc khiến cho chế độ CSTQ khó có thể tan rã đột ngột, ngay cả khi phải liên tục đối mặt với khó khăn về kinh tế. Câu hỏi thực sự là, liệu chế độ này sẽ đáp ứng bằng cách thay đổi thành một chế độ cởi mở hơn, một chế độ có sự tham gia của quần chúng, hay một nền chuyên chế ngày càng tàn bạo và bị cô lập. Chỉ có giới lãnh đạo và nhân dân Trung Quốc là những người cuối cùng có thể thực hiện sự lựa chọn hệ trọng này. Hoa Kỳ và phương Tây cần đi những bước thận trọng để tránh bị cho là nguyên nhân gây ra sự nguy khốn về kinh tế ở Trung Quốc.

Tác động của các yếu tố kinh tế và văn hóa

Mặc dù có những điểm giống nhau có thể dễ dàng nhận ra, chế độ CSTQ chắc chắn sẽ không sụp đổ giống như chế độ chuyên chế toàn trị ở Liên Xô hoặc chế độ Mubarak ở Ai Cập. Trung Quốc thuộc loại khác, do vấn đề dân số và văn hóa, cấu trúc kinh tế và chính trị hợp thành một thể thống nhất có tính quốc gia, cũng như bản chất của sự đối kháng quần chúng. Quan niệm cho rằng, khi tăng trưởng kinh tế chấm dứt sẽ làm cho chế độ CSTQ sụp đổ, đã bỏ qua yếu tố thực tế về xã hội Trung Quốc.

Đặc thù của Trung Quốc trước hết là tính đồng nhất về văn hóa của nước này. Trong số 1,3 tỷ dân thì 92% là người Hán, có cùng ngôn ngữ, văn hóa, tôn giáo và các quan điểm triết lý, và thể chất tương tự, làm giảm thiểu sự chia rẽ. Dân chúng ở các vùng tự trị Quảng Châu, Nội Mông, Tây Tạng, và Tân Cương có đặc thù ngôn ngữ, văn hóa, diện mạo, và với nhiều mức độ khác nhau, họ xem mình không phải người Hoa. Nhưng không một sắc tộc nào trong số 56 dân tộc thiểu số ở Trung Quốc có đông hơn 1,25% dân số Trung Quốc. Tây Tạng là những người được quốc tế biết rõ nhất, dân số cũng chưa tới 6 triệu người. Hơn nữa, thực tế địa lý ràng buộc chặt chẽ giữa các vùng tự trị đó với Trung Quốc về mặt kinh tế, và chế độ CSTQ đang thúc đẩy các mối liên hệ đó qua việc di cư người Hán.

Liên Xô là nước có “kịch bản thay đổi chế độ” duy nhất gần giống Trung Quốc về mặt qui mô dân số, nhưng ngay từ đầu, Liên Xô đã là một liên bang, gồm các nước cộng hòa tách biệt về ngôn ngữ, văn hóa, tôn giáo và có mức sống khác nhau. Phần lớn những nước đã từng trải qua sự thay đổi chế độ là những nước nhỏ hơn Trung Quốc rất nhiều và không đồng nhất về văn hóa. Ai Cập là nước lớn nhất trong các nước xảy ra cách mạng Mùa Xuân Ả Rập, cũng chỉ có 78 triệu người, và khoảng 90% dân số theo đạo Hồi. Năm trong mười tám tỉnh ở Trung Quốc có dân số lớn hơn thế. Nước lớn nhất đã xảy ra Cách Mạng màu là Ukraine, có dân số dưới 50 triệu người, trong đó có 20% là người sắc tộc và sử dụng tiếng Nga.

Văn hóa Trung Hoa đã duy trì tính liên tục bền vững, nhưng cấu trúc kinh tế và xã hội đã thay đổi một cách đột ngột trong 30 năm qua. Hầu hết các hoạt động kinh tế giờ đây là một phần của một thể hợp nhất, với các công ty nhà nước và tư nhân trên danh nghĩa do chính quyền chỉ đạo, hợp tác để mở rộng sản xuất. Khoảng một nửa dân số sống ở thành thị. Chính sách định hướng xuất khẩu về “chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc” đã khiến các vùng duyên hải giàu có phụ thuộc nặng nề vào sự thâm nhập thị trường nước ngoài và nguồn lao động nội địa, cũng như nguyên liệu thô.

Khác với các triều đại Trung Quốc trước đây, nông nghiệp không còn là yếu tố chi phối hệ thống kinh tế Trung Quốc. Nền tài chính của chế độ CSTQ không còn phụ thuộc vào thuế của các sản phẩm nông nghiệp. Thay vào đó, Trung Quốc trợ cấp các vùng nông thôn bằng ngân quĩ có được từ xuất khẩu. Nguồn dự trữ ngoại tệ dùng để nhập khẩu thực phẩm trong giai đoạn đói kém và hạn hán. Một cuộc nổi dậy của nông dân giống như thế đã từng bị các triều đại phong kiến đàn áp, khó có thể xảy ra để lật đổ chế độ hiện tại.

Nền kinh tế kế hoạch của Liên Xô không có sự trao đổi mậu dịch với nước ngoài, các sản phẩm và dịch vụ còn tương đối thô sơ và bị lệch theo hướng có lợi cho Moscow và St. Petersburg (2 trung tâm quyền lực chính trị của Liên Xô thời bấy giờ – ND). Các nước cộng hòa ở châu Âu và các đồng minh Liên Xô đã dự đoán chính xác rằng, có thể cải thiện nhanh mức sống bằng cách thoát khỏi Liên Xô và mở cửa giao thương với Tây Âu. [Trong khi đó] không hề có sự thúc đẩy tương tự ở một vùng nào của Trung Quốc vốn đã được hưởng lợi từ thương mại quốc tế cũng như đang dựa vào mậu dịch quốc tế. Bất kỳ tỉnh nào cố tách ra khỏi Trung Quốc sẽ chịu hậu quả nặng nề về mặt kinh tế.

Mặc dù thu nhập trung bình ở Trung Quốc gần bằng những nước đã trải qua cách mạng Mùa xuân Ả Rập và Cách Mạng màu, hơn 200 triệu người Trung Quốc hiện đang được hưởng đời sống “trung lưu” thành thị. Tình trạng kinh tế của họ phụ thuộc vào sản xuất ở các xí nghiệp, xây dựng, thương mại quốc tế và tài chính.

Tỷ lệ thất nghiệp ở Trung Quốc năm 2008 là 4%, và hầu hết mọi người đều có việc làm vì lý do kinh tế lẫn văn hóa. Tỷ lệ thất nghiệp năm 2008 được báo cáo là 30% ở Lybia, 14% ở Tunisia và 8% ở Ai Cập và đó là con số trước khi xảy ra khủng hoảng tài chính toàn cầu. Không kể đến xuất khẩu dầu, những nước Ả Rập này là những nước kém phát triển nhất, năng suất lao động kém hiệu quả nhất trên thế giới.
Các lực lượng chính trị đối lập

Giờ đây, chế độ CSTQ thực hiện theo mô hình lãnh đạo ở các tập đoàn công ty, với các nhiệm kỳ đã được xác định rõ, đem lại một mức độ ổn định mà các chế độ cộng sản khác chưa bao giờ đạt được. Sự quá đáng của Mao và “Bè lũ bốn tên” cảnh báo chống lại bất cứ điều gì dẫn đến sự cai trị của một người. Trung Quốc mong muốn được quốc tế tôn trọng, với khuynh hướng có tính văn hóa sâu sắc, ủng hộ sự đồng thuận, ngăn cản bất cứ ý kiến cấp tiến nào, nên chỉ có thể quyết định được những chuyện nhỏ mà mọi người đồng thuận (*). Chế độ ủy ban không rõ ràng là sự tương phản của chủ nghĩa “sùng bái cá nhân”, có mặt ở hầu hết các nước đã trải qua sự thay đổi chế độ đột ngột.

Mục tiêu của chế độ CSTQ là “một xã hội hài hòa” dựa trên “qui luật phát triển khoa học”. Một số ít người Trung Quốc nghi ngờ giới lãnh đạo trung ương muốn cải thiện kinh tế tốt hơn, bất cứ điều gì họ nghĩ tới, đều dẫn đến vấn đề nhân quyền. Một lực lượng đối lập thống nhất chống lại các ủy ban hoạt động theo phương pháp đồng thuận thì khó hơn là chống lại một cá nhân lãnh đạo tự khoe khoang, tô vẽ, rất dễ nhìn thấy.

Về mặt hành chính, chế độ CSTQ là một thể chế thống nhất. Quan chức trong các tỉnh thay phiên nhau điều hành và thường ít có sự liên hệ với hệ thống pháp lý mà họ điều hành. Tương tự, quân đội cũng hoạt động như một tổ chức quốc gia thống nhất. Các sỹ quan quân đội cao cấp là đảng viên Ðảng Cộng sản, tham gia một cách tích cực. Sự sắp đặt này nhằm cổ vũ cho sự trung thành đối với thể chế quốc gia và ngăn chặn các liên minh đối lập hoặc các lực lượng ly khai tiềm ẩn.

Do mối liên hệ sâu sắc về chính trị và kinh tế giữa Trung Quốc với thế giới bên ngoài, hoạt động [của đất nước] sẽ không thực tế nếu thiếu [sự điều hành của] một chính phủ trung ương hữu hiệu. Phá vỡ [sự thống nhất quốc gia] sẽ bị nguyền rủa về mặt tâm lý đối với đa số người dân Trung Quốc, những người được học về một nước Trung Quốc “yếu đuối” bị các cường quốc đế quốc làm nhục hồi thế kỷ 19.  Bất kỳ sự can thiệp nào từ bên ngoài cũng sẽ làm cho người dân Trung Quốc đoàn kết để chống lại.

Hơn nữa, trong một thế giới được trang bị vũ khí nguyên tử và liên kết với nhau về mặt kinh tế, các nước khác cũng muốn làm việc với một chế độ trung ương có quyền hành về quân đội, chính trị và kinh tế. Việc các cường quốc và các tổ chức quốc tế tiếp tục công nhận chế độ CSTQ sẽ phá hoại các phong trào đối lập và ly khai. Thời kỳ “các nước trong tình trạng chiến tranh” xuất hiện trở lại (hoặc đưa Ðài Loan trở về với Đại Lục) là điều không thể tưởng tượng có thể xảy ra trong thế kỷ 21.

Hàng ngàn người biểu tình phản đối chính quyền, các vụ biểu tình, nổi loạn và các hành động bạo lực đã xảy ra ở Trung Quốc hàng năm. Nhưng hầu như tất cả đều phát sinh từ những hành vi tệ hại ở cấp địa phương hoặc công ty: các kiểu làm ăn suy đồi [về đạo đức] như: giả mạo thực phẩm, xây dựng trường học bằng hàng dỏm, làm ô nhiễm môi trường hoặc đối xử tuỳ tiện với những người dân dám thách thức các quan chức tham nhũng. Các nhóm chống đối thường kêu gọi sự giúp đỡ của [chính quyền] Bắc Kinh, thỉnh thoảng chính quyền cũng trở thành anh hùng do thực hiện các hành động sửa sai.

Chế độ CSTQ tấn công dữ dội vào bất kỳ tổ chức quốc gia nào mà họ không công nhận, dù là tổ chức tôn giáo (Pháp Luân công) hay chính trị (Tuyên ngôn 2008). Lo sợ về một cuộc “Cách mạng hoa nhài” ở Trung Quốc hay các cuộc biểu tình nhỏ tổ chức trên mạng Twitter đã xảy ra trong năm 2011, các bộ phận an ninh Trung Quốc đã phản ứng bằng cách đánh phủ đầu, kể cả việc bắt giữ và làm biến mất những người “gây rối” như họa sĩ nổi tiếng Ngải Vị Vị và 20 luật sư nhân quyền hàng đầu của nước này. Chế độ này cũng bắt đầu kiểm soát các phương tiện liên lạc điện tử hết sức tinh vi. Những hành động đó đã vô hiệu hóa bất kỳ mối đe dọa nhỏ nhặt nào có thể tồn tại mà họ thấy.

Thời Trung Hoa đương đại chỉ có vài sự kiện có thể tập trung sự giận dữ ảnh hưởng tới chế độ. Các cuộc bầu cử có nhiều ứng viên trong nội bộ đảng chỉ xảy ra ở cấp địa phương. Chẳng có sự thống nhất quan trọng nào có thể so sánh được với các cuộc bầu cử gian lận ở những nước xảy ra Cách Mạng màu. Bất kỳ sự chống đối đáng kể nào đối với thể chế quốc gia này đều phải đối mặt với thực tế khó khăn lớn, khi thiếu một tổ chức hoặc không có những người lãnh đạo ở tầm quốc gia.

Sự bất bình về tai nạn tàu cao tốc gần Ôn Châu xảy ra gần đây đã lan rộng trong quần chúng và tiếp theo là sự che đậy bằng cách dập tắt các tin tức có liên quan, cho thấy có khả năng [xảy ra] một kiểu châm ngòi khác [cho quần chúng]. Bộ Ðường sắt Quốc gia chịu trách nhiệm trực tiếp về chương trình tàu cao tốc, và vì vậy sự căm ghét của công chúng nhắm trực tiếp vào cấp trung ương của chế độ CSTQ. Chính quyền đã sa thải 3 viên chức cao cấp trong Bộ Ðường sắt và chắc chắn sẽ đền bù thiệt hại cho những người bị thương, nhưng các hành động như thế không giải quyết được mối lo ngại sâu sắc của người dân về chính sách, sự minh bạch, và xử lý vấn đề đúng luật. Một thảm họa lớn như vụ tai nạn lò phản ứng hạt nhân Fukushima tan chãy có thể dấy lên sự chống đối chế độ CSTQ mạnh mẽ và liên tục. Tuy nhiên, mặc dù các dự án được kiểm soát ở tầm quốc gia, đặc biệt là các nhà máy năng lượng hạt nhân, sẽ trở nên phổ biến hơn khi Trung Quốc tiến bộ hơn về mặt kỹ thuật, khả năng một tai nạn lớn có thể làm rung chuyển chế độ CSTQ dường như rất nhỏ.

Ðiều gì sẽ xảy ra với chế độ Cộng sản Trung Quốc

Những ví dụ về ‘kịch bản thay đổi chế độ’ cho thấy, người dân bị thúc đẩy để lật đổ các chế độ toàn trị khi chính quyền ở những nước này đe dọa sự sống còn của các phe nhóm không đủ mạnh, thất bại trong việc lập chính sách giải quyết vấn đề thất nghiệp và lạm phát cao, hoặc tham gia các hoạt động phi pháp trắng trợn để tiếp tục nắm quyền, khi đương đầu với sự giận dữ của đông đảo quần chúng chống đối. Những điều vừa kể, không có điều nào áp dụng vào tình hình Trung Quốc hiện nay.

Tuy nhiên, suy thoái kinh tế chắc chắn sẽ dẫn đến thay đổi. Một kết quả có thể xảy ra [do suy thoái] sẽ là đấu đá chính trị nội bộ làm cho các phe phái suy yếu hơn, khi tìm cách bảo vệ phần (kinh doanh, tài sản) của họ trong một nền kinh tế trì trệ. Một kết quả khác nữa là Trung Quốc sẽ ngày càng bận tâm đối phó với thách thức nội bộ và ít quan tâm đến vai trò lãnh đạo, hay thậm chí vai trò đáp ứng trong quan hệ toàn cầu.

Ðể giảm bớt sự bất mãn cao độ [trong quần chúng] về việc điều hành kinh tế kém cỏi liên tục kéo dài, ÐCSTQ có thể sẽ không bầu lại người giữ chức chủ tịch thêm nhiệm kỳ thứ hai, hoặc thậm chí chủ tịch có thể từ chức trước khi kết thúc nhiệm kỳ. Tuy nhiên, những điều làm cho kinh tế suy thoái sẽ không biến mất. Không có chủ tịch mới nào sẽ có thể ngăn chặn được sự suy thoái.

Ban lãnh đạo mới có thể không làm vừa lòng công chúng được lâu, đặc biệt do sự thay thế này cũng đến từ một quá trình [chọn lựa] không rõ ràng như cũ và cũng từ những cán bộ cũ là đảng viên ĐCS Trung Quốc. Khác với một cuộc bầu cử thực sự, quá trình thay thế lãnh đạo này sẽ không tạo ra sự tin tưởng trong dân chúng về các nhà lãnh đạo mới, hay bất kỳ sự quan tâm nào đến sự thành công của họ. Khôi hài hơn, sự thay đổi trong giới lãnh đạo ĐCSTQ không dự trù trước có thể bị coi như thừa nhận thất bại, điều này thúc đẩy nhu cầu thay đổi hệ thống chính trị thực sự hơn nữa. Kết quả cuối cùng có thể lại là sự lo sợ hoang tưởng hơn trong giới lãnh đạo, dẫn tới sự thay đổi mang tính hình thức, gia tăng ảnh hưởng hoặc thậm chí nắm quyền quân đội và các cơ quan an ninh.

Do phải đối phó với các vấn đề vô cùng khó khăn về môi trường và kinh tế, chế độ ÐCSTQ có thể sẽ cố thử nhiều cách cải cách khác nhau như kiểu công khai (glasnost) và đổi mới (perestroika), cho phép sự tham gia chính trị rộng rãi hơn [trong dân chúng]. Mục tiêu của những cải cách này là giảm bớt nỗi bất bình trong dân chúng, cho người dân có cảm giác lớn hơn trong việc tham gia và ủng hộ chính sách của chế độ.

Chiến lược này gồm, gia tăng nỗ lực giảm bớt tệ nạn tham nhũng ở địa phương. Cho phép sử dụng nhiều hơn hệ thống toà án, điều trần chính phủ, truyền thông và các hệ thống khác để dân chúng bày tỏ nỗi bất bình, cũng như sửa sai, bồi thường. Những điều vừa kể, có thể lái sự tức giận của công chúng sang hướng khác, tránh sự nổi đậy. Những bước đi đó có lẽ là chiến thuật tốt nhất để bảo đảm sự sống còn của chế độ về lâu dài, vượt qua thời kỳ khó khăn trước mắt.

Tuy vậy, việc mở rộng sự thay đổi để quần chúng tham gia [điều hành đất nước] là điều tất yếu. Rõ ràng là chế độ CSTQ hiện nay tin tưởng rằng, bất kỳ sự phát tán quyền lực cai trị đáng kể nào, cũng sẽ dẫn đến sự suy yếu không thể chấp nhận được, hoặc dẫn đến sự kết thúc của chế độ.

Một khả năng tiềm ẩn khác là, khi nền kinh tế liên tục trì trệ, bất mãn sẽ gia tăng, điều này sẽ thúc đẩy gia tăng cường độ đàn áp các tổ chức, cũng như đàn áp những tiếng nói đối lập thật sự hoặc tiềm tàng. Ông James Fallows, một nhà quan sát nhạy bén cho rằng, quá trình này đã bắt đầu, ở một mức độ nào đó là các phản ứng của chính quyền đối với cách mạng Mùa Xuân Ả Rập. Kết quả là sự gia tăng ảnh hưởng của quân đội và các cơ quan an ninh có thể đẩy chính sách của chính quyền theo hướng đàn áp và độc tài hơn. Một đặc tính của nhiều chế độ toàn trị đó là, dần dần biến thành chủ nghĩa quân phiệt và về mặt này có lẽ Trung Quốc không phải là trường hợp ngoại lệ.

Về lâu dài, các biện pháp này dường như có thể phát sinh sự bất mãn và chống đối nhiều hơn trong dân chúng khi điều kiện kinh tế và chính trị không được cải thiện. Nếu sự chuyên chế toàn trị và kinh tế thường xuyên sa sút, kèm theo nạn tham nhũng tiếp tục, tự tung tự tác, đàn áp, bất công, và nếu các quyền lợi của giới công chức, chính trị và kinh tế làm cho các nguồn tài nguyên chệch khỏi quyền lợi của toàn bộ dân chúng, chế độ CSTQ cuối cùng sẽ phải đối mặt với sự chống đối của đông đảo quần chúng. Trong cơn tuyệt vọng, chế độ này thậm chí có thể đe dọa các nước láng giềng bằng quân sự, hoặc một thủ đoạn chính trị nội bộ có tính toán, hoặc là kết quả của một sự sợ hãi và hoang tưởng trong giới lãnh đạo. Kết quả này có khả năng sẽ tàn phá cả Trung Quốc lẫn thế giới bên ngoài.

Phương tây và sự suy thoái của Trung Quốc

Rất nhiều bằng chứng cho thấy, sự tăng trưởng hiện nay của Trung Quốc không bền vững do nhiều nguyên nhân. Nếu quả thực như vậy, Trung Quốc đang đối mặt với khó khăn, bất kể đặc trưng của chế độ cai trị như thế nào. Sự suy thoái của Trung Quốc, đặc biệt nếu gây ra tình trạng hỗn loạn ở đó, có thể gây thiệt hại đến lợi ích kinh tế của Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế, vốn phụ thuộc vào Trung Quốc như một cỗ máy cho sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu, cũng như một đối tác về hợp tác hòa bình trong vấn đề kiểm soát phổ biến hạt nhân. Sự trì trệ hoặc suy thoái  kinh tế lâu dài [ở Trung Quốc] ảnh hưởng đến chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế.

Trong ba thập kỷ qua, Hoa Kỳ và châu Âu theo đuổi một loạt chính sách thiết kế nhằm đưa Trung Quốc vào hệ thống kinh tế và chính trị toàn cầu. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều người trong Quốc Hội [Mỹ] lập luận rằng, Trung Quốc hiện quá mạnh, đã đến lúc phải đòi Trung Quốc thay đổi chính sách vụ lợi về định giá tiền tệ, bảo vệ sở hữu trí tuệ và các vấn đề nhân quyền. Nhưng thay đổi hướng đi của Mỹ và châu Âu trong lúc này có thể là bước đi không thích hợp.

Mặc dù Trung Quốc hiện nay có vẻ giống một đối thủ chính trị và kinh tế đang trỗi dậy, tình trạng đó có thể nhanh chóng bị đảo ngược. Các dự đoán sai lầm về “Nhật Bản là số một” cách nay ba thập niên, nên dùng để cảnh báo thế giới bên ngoài, không nên phản ứng quá mức về “mối đe dọa Trung Quốc“. Các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ trong việc đáp trả chính sách vụ lợi về tiền tệ và trao đổi mậu dịch, cũng như không tuân thủ các quyền sở hữu trí tuệ, cho dù chính đáng, nhưng có thể gây ấn tượng ở Trung Quốc, rằng Hoa Kỳ đã tạo ra, hay ít nhất cũng đã thúc đẩy và làm cho kinh tế Trung Quốc suy thoái trầm trọng hơn. Hoa Kỳ nên tránh, không để cho ÐCSTQ có bất cứ lý do nào cáo buộc Hoa Kỳ là nguyên nhân gây ra các tai họa ở Trung Quốc. Nếu toàn bộ người dân Trung Quốc xem Mỹ là nguyên nhân gây ra tai họa, thì quan hệ Mỹ – Trung có thể bị hủy hoại trong nhiều thập kỷ.

Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế cũng nên nhìn nhận rằng, khi kinh tế Trung Quốc xấu đi, bất kỳ sự vận động quân sự mang tính đối đầu nào cũng dễ gặp phải sự leo thang [chống đối], hơn là sự nhân nhượng. Sự đối đầu có thể đẩy chế độ CSTQ vốn đang chật vật, thực hiện chủ nghĩa yêu nước hiếu chiến, tập hợp dân chúng đứng lên. Chế độ CSTQ đã tẩy não người dân và sử dụng tình cảm chống Nhật như mục đích chính trị đối với những người Trung Quốc sinh ra sau Đệ nhị Thế chiến rất lâu. Chiêu bài “mối đe doạ ngoại bang” sẽ được dùng để cổ vũ dân chúng đoàn kết, cũng như biện hộ cho bất kỳ sự đàn áp nào đối với thành phần đối lập trong nội bộ xuất hiện, dù đó là sự chống đối thực hay chỉ là cảm  nhận. Chế độ CSTQ cũng ưu tiên gia tăng chi tiêu quốc phòng và đánh lạc hướng quần chúng khỏi các diễn biến bất lợi về sinh thái cũng như kinh tế. Hoa Kỳ nên thật sự cố gắng, tránh trở thành kẻ thù mới của Trung Quốc. Mỹ cần đi những bước thận trọng để tránh làm cho sự suy thoái kinh tế ở Trung Quốc càng tồi tệ hơn, cho cả Trung Quốc lẫn các nước còn lại trên thế giới.

Nguyễn Trùng Dương dịch
từ Foreign Policy in Focus

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011

———–

Ghi chú của editor:

(*) China’s desire for international respectability, along with a deep cultural bias favoring consensus, discourages anything more radical than “muddling through”: Do văn hóa Trung Quốc không chấp nhận sự khác biệt, nên tất cả mọi người phải đồng thuận về một vấn đề nào đó thì mới thông qua. Trên thực tế, con người vốn sinh ra đã không giống nhau, nên rất khó có thể tìm sự đồng thuận của tất cả mọi người trong cùng một vấn đề. Vì không chấp nhận ý kiến khác biệt, nên Trung Quốc không thể thực hiện những quyết định lớn, bởi thiếu sự đồng thuận của tất cả mọi người, mà chỉ có thể thực hiện những việc nhỏ. Điều này hoàn toàn trái ngược với văn hóa Mỹ và phương Tây: chấp nhận sự khác biệt.

(Nguồn: Anh Ba Sàm)

Tình thế hiểm nghèo như thời Tự Đức


Huỳnh Ngọc Chênh

Triều đình nhà Nguyễn bị nhồi sọ vào đầu tư tưởng luôn cho Trung Hoa là trung tâm vũ trụ, là số một thế giới nên tòng phục và ỷ lại, không thèm giao tiếp với thế giới bên ngoài, thực hiện triệt để chủ trương bế quan tỏa cảng. Do vậy mà họ đã ngu lại thêm ngu hơn, không biết một chút thông tin gì về sự phát triển như vũ bão của Tây phương. Đến khi giặc Pháp đến tận nhà gõ cửa bằng vài phát súng thì cuống cả lên, cả triều đình bạc nhược, từ tâm lý bài Tây chuyển qua tâm lý sợ Tây đến u mê.

Quân đội của triều Nguyễn xây dựng ra để trấn áp nhân dân bảo vệ triều đình là chính và họ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nầy. Gần 400 cuộc nổi dậy của nông dân đều bị dìm trong máu, trí thức có chút ý phản biện đều bị gông cùm đày ải.

Chuyên vào việc trị an là đàn áp nhân dân nên khi đối diện với giặc ngoài, quân đội bị làm cho méo mó ấy và không được sự ủng hộ của nhân dân, chỉ đánh được vài trận đã thua, thậm chí có nơi chưa đánh đã thua. Francis Garnier chỉ với một nhúm quân chưa tới 100 người với 3 tàu chiến con con, kéo quân theo đường sông từ ngoài biển vào đến Hà Nội đánh chiếm thành một cách dễ dàng không thể nào ngờ nỗi.

Vua Tự Đức và triều đình Huế sợ Tây đến mức khiếp nhược, lúc nào cũng ra lệnh cho quân đội kiềm chế vì sợ chọc giận giặc Pháp. Thậm chí sau khi quân miền núi và quân Cờ Đen tự ý về chiếm lại được Hà Nội giết sạch bọn Garnier thì cũng vội vàng ký ngay hòa ước Giáp Tuất đầy bất lợi để mong giữ lại triều đình.

 Quân Pháp biết sự khiếp nhược của Tự Đức nên chả cần đánh đấm gì nhiều, họ vừa hù dọa lại vừa vút ve với những lời hứa hão huyền để thực hiện chính sách tằm ăn dâu, lấn dần. Hôm nay họ lấy ba tỉnh miền Đông, hôm sau triều đình Huế lại dâng tiếp cho họ ba tỉnh miền Tây để cầu hòa, rồi họ ra lấy Hà Nội lần thứ nhất bất thành nhưng vẫn hù dọa triều đình ký với họ hòa ước bán nước Giáp Tuất. Điều 2 của hòa ước đó là triều đình Huế được Pháp cho nương tựa và bảo vệ trước mọi kẻ thù. Nhờ chính giặc bảo vệ ngai vàng thì làm sao ngai vàng không đứng vững! Rồi Pháp cứ thế lấn tới, ra thôn tính Hà Nội lần thứ hai và đặt ách thống trị trên toàn Việt Nam. Và họ rất giữ lời hứa, vẫn cho triều đình nhà Nguyễn tiếp tục tồn tại (trong ô nhục).

Phải chi Tự Đức đừng sợ dân (vì trước đó đã lỡ đàn áp nhân dân trong máu), phát vũ khí cho dân, phát động chiến tranh nhân dân, kêu gọi toàn dân đứng lên cùng triều đình đánh Pháp thì dễ gì với một nhúm quân chưa đến 100 người mà Pháp đến hai lần ra chiếm được Hà Nội. Ngày nay đất nước lại đứng trước tình thế cùng cực hiểm nghèo trước họa xâm lăng của Trung cộng. Trung cộng cũng đang chơi con bài của Pháp: vừa vuốt ve xoa dịu với những lời đường mật anh em, vừa dương oai đe nẹt để tìm cách lấn dần theo kiểu tằm ăn dâu.

Sau hội nghị qui phục ở Thành Đô năm 1992, Việt Nam tìm được nơi nương tựa để bảo vệ sự tồn tại của Đảng cầm quyền. Đổi lại, Trung cộng kiếm được một mớ đất ở vùng biên giới và những lợi thế áp đảo trên Biển Đông. Từ đó, Trung cộng lấn dần mỗi khi mỗi ít, qua mỗi lần gặp gỡ cấp cao "thắm tình hữu nghị" giữa hai đảng, cho đến ngày hôm nay, họ chính thức ra mắt cái gọi là thành phố Tam Sa, với đầy đủ các cơ quan dân sự và quân sự, bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa với vùng lãnh hải là toàn bộ Biển Đông ăn sát vào vùng biển chủ quyền của Việt Nam. Như thế là Việt Nam không còn biển.

Tàu đánh cá của ngư dân ta lấp ló ra khơi là họ đuổi bắt, đâm chìm. Tàu thăm dò dầu khí của ta bị họ cắt cáp. Vùng biển của ta bị họ phân lô mời thầu. Trong khi đó ngay hiện nay họ đưa đến vùng Trường Sa của ta đến 23 ngàn tàu đánh cá thuộc loại tầm cỡ, không loại trừ có vũ trang. Đồng thời hàng trăm máy bay chiến đấu của họ đang lao xuống vùng trời biển Đông chưa biết nhằm vào chuyện gì.

Nhà cầm quyền Việt Nam phản ứng lại như thế nào? Kiềm chế, kiềm chế và tiếp tục kiềm chế để bảo vệ tình hữu nghị. Thậm chí còn tổ chức lễ lạc nầy nọ biểu lộ lòng biết ơn đời đời với họ. Cấm tuyệt dư luận lên tiếng phản ứng và đàn áp quyết liệt người dân bày tỏ lòng yêu nước qua các cuộc biểu tình chống Trung cộng.

Đó là bề ngoài. Còn bên trong thì sao? Việt Nam đang ngấm ngầm tìm đồng minh hỗ trợ: Mỹ, Ấn, Nga, Nhật, Asean. Mỹ là nước hỗ trợ hiệu quả nhất, nhưng điều kiện họ đưa ra lại quá ngặt nghèo cho đảng là phải có nhân quyền thật sự cho nhân dân Việt Nam. Việt Nam đành bỏ qua. Các nước còn lại thì cũng chỉ đủ sức ủng hộ miệng khi Trung cộng tấn công. Đành tự lo vậy. Mà cũng chỉ Đảng và nhà nước lo thôi chứ nhân dân không được can dự vào. Vũ khí được mua sắm cũng đáng kể, tốn cũng bộn tiền. Tuy nhiên quân đội có được quyền chống trả không hay lại vẫn tiếp tục kiềm chế theo kiểu trận Gạc Ma, cứ tay không đứng trơ ra đó làm bia cho quân địch nã đạn vào.

Theo tất cả những gì Việt Nam ứng xử với Trung cộng kể từ hội nghị Thành Đô đến nay thì Trung cộng đang biết tỏng rằng, quân đội Việt Nam nhận được lệnh từ trên cao là phải tuyệt đối kiềm chế, không mắc mưu khiêu khích (nghĩa là địch có khiêu khích tới đâu cũng phải chịu nhục nín nhịn), không tấn công trước, nếu cuối cùng phải dùng hỏa lực để chống trả thì cũng chống trả vừa phải ở mức tự vệ...

Theo chủ trương đó, thì hầu hết mọi người đều dự đoán rằng, nay mai Trung cộng sẽ chiếm toàn bộ Trường Sa mà không tốn một viên đạn. Dường như Việt Nam còn khoảng 23 hòn đảo trong quần đảo Trường Sa. 23 ngàn tàu cá của Trung cộng vừa chia đủ để bao vây mỗi hòn đảo của ta bằng 1000 tàu. Mỗi tàu đánh cá lớn của Trung cộng có khoảng trên 10 ngư phủ, 1000 tàu có trên 10 ngàn người. Họ cứ cho dân họ tay không tràn lên đảo, quân ta có dám bắn họ không? Mà có bắn thì cũng không xuể. Tuy nhiên theo lệnh phải kiềm chế không bắn họ. Thế là mất đảo.

Phải làm gì để cứu nước?

Yếu thì phải biết hợp tung, liên hoành. Trong thì phải tìm sức mạnh từ sự đoàn kết của toàn dân, kích thích lòng yêu nước của toàn dân, rồi dân sẽ lo được. Lịch sử cho thấy, khi quân và dân là một thì Việt Nam luôn luôn thắng Tàu. Ngoài thì không còn cách nào khác, ngoài cách phải tìm đến với quốc gia có thể kiềm chế được Trung cộng hiện nay, đó là Mỹ. Sự ủng hộ của Mỹ sẽ làm cho cái đầu nóng của Trung cộng nguội bớt lại, họ phải toan tính thiệt hơn trước khi muốn xâm chiếm các hòn đảo của ta. Nhiều dấu hiệu cho thấy Mỹ đang dang tay ra chờ Việt Nam cải thiện nhân quyền, bởi họ không muốn để Trung cộng hoành hành ở biển Đông và Châu Á.

 Tuy nhiên, dường như đảng đã có cách của riêng mình, nên đến bây giờ vẫn rất bình thản trước những diễn biến sôi sục ngoài Biển Đông. Đảng vẫn lo việc nội an là chính. Vẫn lo xử các blogger, lo theo dõi bắt bớ những người biểu tình, bỏ qua ngoài tai tất cả mọi góp ý của các nhân sĩ trí thức... Vì nội bất an thì có thể mất đảng chứ ngoại xâm Tàu cộng thì khỏi lo, đảng vẫn còn. Bạn hứa thế.

Y như thời triều đình nhà Nguyễn.

Huỳnh Ngọc Chênh
Thứ sáu 28 Tháng Chín 2012

Đức Đạt Lai Lạt Ma nói với
Phật tử Việt Nam :
Chủ nghĩa Mác đã chết

Lãnh đạo tinh thần Tây Tạng,
Đức Đạt Lai Lạt Ma
REUTERS
Tú Anh

Phân chia tài sản đồng đều là một nguyên tắc hấp dẫn của chủ nghĩa Mác, nhưng không bao giờ được thực hiện, còn các chế độ cộng sản luôn luôn tìm cách kiểm soát đời sống và tư lưởng con người. Điều này không thể chấp nhận được. Trên đây là thông điệp của Đức Đạt Lai Lạt Ma trong buổi pháp đàm dành cho phái đoàn 102 phật tử Việt Nam tại Dharamsala, Ấn Độ, nơi đặt bản doanh của chính phủ Tây Tạng lưu vong.







Theo bản tin của Asia News ngày 27/09/2012, một phái đoàn phật tử Việt Nam theo hệ phái Tây Tạng đã đến Dharamsala, Ấn Độ, trong lúc cộng đồng Tây Tạng lưu vong họp đại hội quyết định đường lối đấu tranh mới với Bắc Kinh trong bối cảnh xẩy ra hàng loạt vụ tự thiêu tại Hoa lục.

Phái đoàn này, một nửa từ Sài Gòn, một nửa từ Hà Nội, tổng cộng 102 người thành viên của Câu lạc bộ Giám đốc điều hành Việt Nam CEO’s Club, một tổ chức doanh nhân phật tử “có ít nhiều cảm tình” với chính quyền.

Trong buổi pháp thoại đặc biệt dành cho đoàn phật tử Việt Nam, Đức Đạt Lai Lạt Ma phân tích, chủ thuyết cộng sản chỉ mới có 200 năm mà đã suy đồi, trong khi Phật giáo và các tôn giáo khác đã nhiều ngàn năm mà vẫn thu hút cả thế giới. Ngài lưu ý phật tử là một số nguyên tắc của chủ nghĩa cộng sản như là “chia sẻ tài sản đồng đều” nghe rất hấp dẫn. Nhưng trong thực tế, các chính quyền tự xưng là cộng sản “không bao giờ áp dụng” mà lại còn "kềm chế, kiểm soát tự do tư trưởng con người”, một điều mà Ngài khẳng định là “không thể chấp nhận được”.

Đức Đạt Lai Lạt Ma tỏ vẻ ưu ái phật tử Việt Nam, Ngài trả lời mọi thắc mắc từ tình mẫu tử, từ câu hỏi của một người mẹ làm sao tạo ra cuộc sống hạnh phúc gia đình cho đến chuyện Trung Quốc tranh giành chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa. Theo Đức Đạt Lai Lạt Ma, “ phải giáo dục con trẻ trong tinh thần tự do ”, bản thân mình phải mở rộng lòng thương và sống tích cực trong mọi hoàn cảnh.

Trước thái độ xâm lược của Trung Quốc, Ngài khuyên là nên tìm cách chuyển hóa họ trong tinh thần Bi, Trí, Dũng. Khi một phật tử mời Ngài du lịch đảo Hoàng Sa hoặc Trường Sa, nơi Việt Nam đang xây một ngôi chùa thì Đức Đạt Lai khuyên là nên xây trung tâm Phật học tại Hà Nội và Sàigòn. Theo Khôi nguyên Nobel Hòa bình 1989, lập một tu viện tại Sàigòn và Hà Nội vẫn hữu ích hơn ở hòn đảo nhỏ.

Theo Asia News, phái đoàn phật tử doanh nhân Việt nam gặp khó khăn trước khi xin được visa sang Ấn Độ để tu học với Đức Đạt Lai Lạt Ma. Truyền thông Tây Tạng lưu vong rất quan tâm, quảng bá sự kiện này và nhấn mạnh đến quan hệ chặt chẽ giữa đảng Cộng sản Trung Quốc và đảng Cộng sản Việt Nam.

Đây là lần thứ hai, lãnh đạo tinh thần Tây Tạng giảng trực tiếp cho phái đoàn phật tử Việt Nam. Lần đầu vào tháng 11 năm 2011 cũng tai Dharamsala.

Một blogger Việt Nam, Quechoa, viết những dòng khâm phục : “Đức Đạt Lai Lạt Ma dù chưa tới Việt Nam bao giờ vẫn có thể nhìn thấu những vấn đề căn bản của đất nước này”.

Đề cập khả năng thay đổi tại Tây tạng

Lãnh đạo tinh thần Tây Tạng thẩm định là với thế hệ mới sắp lên cầm quyền tại Bắc Kinh, hy vọng tình hình Tây Tạng sẽ thay đổi. Tập Cận Bình sẽ không có con đường nào khác ngoài giải pháp toàn diện phục vụ quyền lợi lâu dài của hai dân tộc.

Theo Đức Đạt Lai Lạt Ma, suốt chiều dài cuộc tranh đấu bền bỉ chống chính quyền Trung Quốc, người dân Tây Tạng luôn nắm bắt mọi cơ hội để giữ tinh thần lạc quan. Do vậy với sự kiện một thế hệ mới sắp lên cầm quyền tại Trung Quốc đã tạo ra một tia hy vọng mới.

Từ Dharamsala, Đức Đạt Lai Lạt Ma nhận định là ban lãnh đạo mới tại Bắc Kinh « phải chứng tỏ phải biết phân biệt phải trái và phải có một lập trường toàn diện để phục vụ lợi ích lâu dài. Vì không có con đường nào khác”.

Ngài cảnh báo Trung Quốc là nếu tiếp tục dùng vũ lực, dùng kiểm duyệt để bóp nghẹt xã hội thì sẽ đi đến tiêu vong.

Theo AFP, một trong những tín hiệu cho phép lãnh đạo tinh thần Tây Tạng hy vọng Trung Quốc “thay đổi” là thân phụ của ông Tập Cận Bình là Tập Trọng Huân đã từng gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma trong những năm đầu của thập niên 1950 trước khi có cuộc tổng nổi dậy.

Tập Trọng Huân sau đó lên làm phó thủ tướng và có tiếng là thông hiểu nguyện vọng của các sắc tộc thiểu số trong chế độ Trung Quốc. Giới phân tích hy vọng nhân vật này đã “truyền” lại cho con trai tinh thần cởi mở này.

 

   
 
 
 
 
 
 Chapter-3/8:        http://www.youtube.com/watch?v=YLnqNJssvHY
 
 
 
 
 
 
 
Kính gi Quý V,

V vic phát hành b phim tài liu Đi Ha Mt Nước
 
Tiếp theo Thông Báo Phát Hành ngày 10 tháng 11 năm 2010, cun phim Đi Ha Mt Nước đã ra mt ln đu tiên ti Úc châu:
 
Ti Sydney, tiu bang New South Wales ngày 14-11-2010, và ti Melbourne, tiu bang Victoria, ngày 21-11-2010.  Sẽ tiếp tục lần lượt ra mắt tại Canada, các tiểu bang Hoa Kỳ và Âu Châu
 
Hôm nay chúng tôi chính thc ph biến trên Youtube cun phim Đi Ha Mt Nước (gm 8 chapter), sau khi đã sa cha vài chi tiết v k thut.
 
Trân trng cám ơn và kính nhờ Quý V giúp ph biến trên mi phương tin truyn thông.
 
Ban Truyn Thông
Đi Gia Đình Nguyn Ngc Huy
Chu Lynh (Phụ trách kỷ thuật)

Hội Luận 9/4/2011 tại Báo Việt Herald

Thưa Quý vị,

Cuốn DVD "Đại Họa Mất Nước" đã được Đại Gia đình Nguyễn Ngọc Huy phổ biến nhiều nới trên thế giới cũng như trên internet.

Hôm nay, cá nhân chúng tôi hân hạnh được Ban Tổ chức mời phát biểu trong buổi hội luận và phân phối DVD nầy.

Thưa Quý Vị,

Tôi xin đóng góp vài ý kiến nhỏ về Đại họa Mất nước. Cuốn phim hầu như nói hết ý nghĩa của Đại họa nầy, cũng như những chỉ dấu báo hiệu một số hiện tượng xảy ra trong những ngày gần đây như sự vươn oai tác quái của Trung Cộng qua việc rượt bắt tàu đánh cá Việt trong hải phận của Việt Nam, cũng như sự nhu nhược của nhà cầm quyền cộng sản trước các việc lấn chiếm lãnh hải của "tàu lạ", "nước lạ"… nói trên.

Chúng ta có thể xác quyết rằng những biểu tượng tiêu cực và nhu nhược trên của Việt Nam hiện tại thể hiện sự đồng thuận giữa hai đảng cộng sản Trung và Việt trong tinh thần cộng sản quốc tế nhằm tiến chiếm cả vùng Đông Nam Á.

Nhìn lại Việt Nam từ khi lọt vào tay của đảng CS Việt Nam, trong năm 2010, Việt Nam đã xuất cảng 6,8 triệu tấn gạo, nhiều nhứt từ trước đến giờ…mà người nông dân cũng không đủ ăn….vì lợi nhuận cao do tiền bán gạo đã vào tay thương buôn nhà nước,các hiệp hội lúa gạo cũng do nhà nước quản lý, cùng những thủ đoạn như ép giá khi gặt lúa vì nông dân không có đủ bồn chứa, phải bán đi thôi.

Chưa kể những số nợ cần phải thanh toán khi vay mượn mua lúa giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tất cả đều tăng vọt gấp nhiều lần hơn mức bội thu lúa cho năm nay. Như vậy nghèo vẫn hoàn nghèo. Công lao động của nông dân vào tay tất cả nhóm người trung gian dưới sự che chở của cường quyền.

Tệ hơn nữa, những nhu cầu thực phẩm khác ngoài lúa gạo không được khuyến khích, cho nên phải nhập cảng từ phương Bắc, ngay cả những vật dụng thông thường như văn phòng phẩm, viết chì, viết mực, bao thơ, miếng bùi nhùi chùi xoong nồi, các miếng sponge để rửa chén…cũng phải nhập cảng từ bên Tàu qua.

Về hàng nông sản khác như cà rốt, cải bắp trong 10 tháng đầu năm 2010, Việt Nam đã nhập trên 21 ngàn tấn, giết chết vùng Đà Lạt, một trung tâm trồng cà rốt, cải bắp, su hào…nhờ khí hậu ôn đới. Ngay cả hành lá cũng nhập gần 8 ngàn tấn. Thậm chí tâm xỉa răng cũng phải nhập 1.118 tấn từ Trung Cộng.

Trên đây là những thông tin chính thức từ Hải quan Việt Nam, nhưng chắc chắn những mặt hàng nhập lậu qua các cửa biên giới sẽ còn cao hơn nhiều.

Quản lý một đất nước với 86 triệu dân mà phải nhập cảng luôn cả hành lá và tăm xỉa răng…thì quả thật là một xã hội xã hội chủ nghĩa siêu phàm theo đúng "định hướng xã hội chủ nghĩa" của đảng đề ra.

Có thể nói 97% con dân Việt phải cật lực CÀY để cho 3% đảng viên, cán bộ đặt quyền đặt lợi HƯỞNG.

Ngày hôm nay, xã hội ngày càng băng hoại qua các tệ trạng do chính chính sách cai trị hiện hành để lại, chúng ta chẳng thấy gì ngoài tính tiêu cực, bi quan, sống không biết ngày mai của hầu hết người dân trong nước. Có thể nói tuyệt đại đa số đều chạy theo cuộc sống kinh tế cho cá nhân và gia đình, do đó, dù có bị kềm kẹp, đối xử bất công đi nữa, sức đề kháng của người dân hiện tại dường như không còn có khả năng chuyển đổi được thời cuộc.

Tuy nhiên, dù muốn dù không, cái nhìn tiêu cực trên  vẫn không xóa nhòa được niềm tin tưởng của tôi vào tuổi trẻ Việt Nam ngày nay,  vì xã hội Việt Nam đã thể hiện nhiều hiện tượng tích cực của tuổi trẻ trong những năm gần đây.

Tuổi trẻ Việt Nam chiếm trên 60% dân số. Đây là một tiềm lực rất lớn, một dân tộc non trẻ, thông minh, chăm chỉ, hiếu học, cần cù, và có tinh thần cầu tiến. Trên 90% dân số đều biết đọc biết viết. Con số nầy quá cao so với các nước đang phát triển và có điều kiện xã hội tương tự như của chúng ta.

 

Tuổi trẻ Việt Nam, sau một giai đoạn ngắn tiếp cận với phong cách hành xử và giao thương quốc tế đã hiểu thêm và hiểu cặn kẽ về tự do-dân chủ. Từ đó tinh thần quốc gia dân tộc tăng trưởng nhanh chóng trong thành phần nầy.

 

Tuổi trẻ Việt Nam mong muốn có một đời sống kinh tế-tinh thần- tâm linh tương xứng với các đóng góp của chính mình. Những rào cản ngăn cách trong tôn giáo-địa phương không còn là một chướng ngại để rồi cùng ngồi lại với nhau, không như các thế hệ cha ông trước kia. Những cảm xúc trong tư tưởng, vết hằn trong quá khứ sau cuộc qua phân của đất nước phải nhường bước cho lối nhìn tích cực về triển vọng tương lai của quê hương.

 

Tuổi trẻ đã dám đứng lên nói lên iếng nói cũa tự do, dân chủ, và nhân quyền bất chấp sự tra tấn, tù đày của cường quyền.

 

Do đó, các mỹ từ vì thế hệ mai sau, vì chủ nghĩa anh hùng...không còn là một xúc tác tốt để hấp dẫn tuổi trẻ Viêt Nam nữa.

 

Tuổi trẻ Việt Nam trân trọng bốn ngàn năm văn hiến của tiền nhân, nhưng tuổi trẻ hôm nay không vì niềm tự hào đó mà dừng chân lại để chiêm ngưỡng quá khứ của ông cha.

 

 Tuổi trẻ hôm nay đã chuyển đổi chủng tử "sợ" sau bao nhiêu năm bị kềm kẹp, cấy vào tâm khảm của những người cộng sản đang ngự trị trên quê hượng Việt.

 

Tuổi trẻ Việt Nam đang lên đường.

Nhưng tại sao đất nước ngày hôm nay vẫn nghèo?

Đó là một sự nghịch lý lớn?

Dĩ nhiên là phải có cái gì bất ổn cho đất nước.

 

Đương nhiên nhà cầm quyền hoàn toàn trách nhiệm về tình trạng ngày càng đi xuống hiện nay. Ba mươi sáu năm sống trong hoà bình, thiết nghĩ cũng đủ dài để thiết lập một xã hội ổn định cho Việt Nam. Nhưng tiếc thay điều đó không xảy ra.

 

Hiện tại, trong nhiều lãnh vực kinh tế-kỹ thuật-khoa học-môi sinh, thế giới đang biến thành một quốc gia lớn, một trật tự mới đang hình thành. Trong bối cảnh đó, càng ngày càng thấy rõ ràng mọi người đều có trách nhiệm. Những gì xảy ra tại Tây Tạng, Vân Nam đều trực tiếp ảnh hưởng đến đồng bằng sông Cửu Long.

 

Rốt ráo hơn nữa, mọi người Việt đều có trách nhiệm về tình trạng thụt lùi của Việt Nam.

 

Thưa Quý Vị,

 

Càng thiết tha, càng gắn bó với quê cha đất tổ càng thấy mình có trách nhiệm.

 

Trách nhiệm là nhận thức thực tiễn, và trên căn bản đó, có những thái độ và hành động tích cực hơn cho đất nước. Nói lên tiếng nói, tạo một âm vang, khuếch đại một xu hướng, tạo dựng sức ép, Mỗi người mỗi cách, không sao kể xiết.

 

Có làm được như vậy, cuộc cách mạng hoa lài chắc chắn sẽ xảy ra cho quê hượng việt Nam một ngày không xa.

 

Và cuộc hành trình của Việt Nam để bước vào một kỷ nguyên mới, quyết định cho sự tái tạo nếp văn hóa, nền đạo lý đã bị đánh mất do cộng sản, và sự bình an cho một đất nước hiền hòa Việt Nam.

 

Xin cám ơn Quý Vị,

 

Mai Thanh Truyết

Westminster, 9/4/2011


 







Truyền thống tiền nhân Việt huấn luyện
nghĩa binh đánh đuổi giặc Tàu



CẦN HẾT SỨC CẢNH GIÁC VỀ MƯU LƯỢC

“NÍN THỞ QUA SÔNG” CỦA ĐẾ QUỐC TẦU

 

Lý Đại Nguyên

Kể từ chuyến công du Trung cộng đầu tiên của nữ ngoại trưởng Hillary Clinton trong chính quyền Dânchủ Barack Obama của Mỹ, ngày 21/02/2009, với lời tuyên bố xanh dờn cùng báo chí: “Không nên để các cuộc tranh luận với Trung Quốc về nhân quyền cản trở những tiến bộ trong các lãnh vực khác”, thì mộng bành trướng của Bắc kinh như ‘hổ thêm cánh’, Trung Cộng coi việc thôn tính Biển Đông và Đông Nam Á đương nhiên nằm trong túi họ. Đến độ đô đốc Timothy Keating tư lệnh lực lượng Hoa Kỳ tại Á ChâuThái Bình Dương và Ấn Độ Dương đã kể lại: “Một viên tướng Trung Quốc đề nghị với ông rằng: Hai nước nên chia đôi Thái Bình Dương”. Theo gợi ý đó, phía Trung Quốc họ sẽ lo gìn giữ hoà bình từ Hawaii về phía Tây, để Hoa kỳ lo từ Hawaii sang phía Đông”.

 Từ đó, Trung cộng ngang nhiên khẳng định: “Trung quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các đảo Namhải (Biển Đông) bao gồm cả Tây sa (Hoàng sa), Nam sa (Trường Sa) cùng với các vùng phụ cận”, vẽ thành hình ‘lưỡi bò’ chiếm trên 80% diện tích Biển Đông Nam Á. Rồi tăng cường hải quân uy hiếp các nước Đông Nam Á và khiêu khích Nhật bản. Cơ quan tuyên truyền của quân đội Trung cộng tung ra những bài viết kích thích tinh thần binh sĩ về mục đích mở rộng biên cương, mà nơi cuối cùng nhắm tới, chính là nước Mỹ để nước Trung hoa thành ‘bá chủ hoàn cầu’.

 Trước sự công khai hung hãn uy hiếp các nước láng giềng, ngang tàng bành trướng của Trung Cộng tại Biển Đông, trong buổi điều trần ở Quốc Hội Hoa Kỳ, của Tiểu ban Đông Á – Thái Bình Dương, ngày 15/07/2009, thượng nghị sĩ Jim Webb cho rằng: “Điều quan trọng phải làm rõ là chỉ có Hoa Kỳ mới đủ tầm vóc và sức mạnh để đương đầu với Trung Quốc trong hoàn cảnh hiện nay. Do vậy Mỹ phải cung cấp một sự bảo vệ khả tín cho phép các nước khác phát triển kinh tế mà không bị đe dọa”. Phó phụ tá bộ trưởng quốc phòng Mỹ, Robbert Scher xác định: “Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hoạt động quân sự trong vùng Biển Nam Trunghoa - Biển Đông Việt Nam, theo đúng luật quốc tế như từ trước tới nay. Hoa Kỳ duy trì quyền thông thương trên hải phận quốc tế theo luật LHQ, giữ những quyền lợi của Mỹ trong khu vực này”.

Nữ ngoại trưởng Mý, Hillary Clinton tuyên bố tại Bangkok Tháilan ngày 22/07/2009 rằng: “Hoa Kỳ đã trở lại Á Châuvà sẵn sàng tái tục và củng cố những quan hệ đối tác với các quốc gia đồng minh”. Từ đó hai nước Mỹ, Tầu sống trong không khí căng thẳng, nhất là sau khi Mỹ quyết định bán vũ khí cho Đàiloan, thì cuộc gặp cấp cao giữa 2 bộ quốc phòng Mỹ, Tầu bị Trung Cộng hủy bỏ. Những cuộc tập trận của  2 phía diễn ra liên tục.

 Nhưng rồi để chuẩn bị cho cuộc họp thượng đỉnh giữa Barack Obama với Hồ Cẩm Đào từ 19 đến 21/01/2011, phía Trung Cộng đã tỏ thiện chí mời bộ trưởng quốc phòng Mỹ, Robert Gates chính thức thăm Bắc Kinh từ 10 đế 13/01/2011. Tại đây, ông Gates giải thích với báo chí rằng: “Quan hệ quân sự giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc rất quan trọng, cho nên không thể để lệ thuộc vào những thăng trầm chính trị”. Nội dung cuộc thương thảo giữa Barack Obama và Hồ Cẩm Đào gồm những vấn đề mà Mỹ,Tầu phải quan tâm, kể cả những sự việc không thể ‘công khai hóa’. Obama nói: “Hoa Kỳ muốn Trung Quốc có trách nhiệm lớn hơn trong tư cách một siêu cường đang lên”. Hồ Cẩm Đào  cố gắng làm cho người Mỹ yên tâm rằng: “Bắc Kinh sẽ không tham gia vào bất cứ một cuộc chạy đua vũ trang, hoặc đặt ra mối đe dọa quân sự nào”.

 Để chứng minh cho lời nói trên, Hồ Cẩm Đào, chủ tịch nước, tổng bí thư đảng, chủ tịch quân ủy Trung Cộng, lần đầu tiên đã cử một phái đoàn quân sự cao cấp do tướng Trần Bỉnh Đức tổng tham mưu trưởng Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc dẫn đầu, chính thức viếng thăm Hoa Kỳ, để thảo luận sâu rộng về vấn đề quân sự 2 nước, với  giới chức tương nhiệm là đô đốc Mike Mullen chủ tịch liên quân Hoa Kỳ ở Ngũ Giác Đài ngày 18/05/11.

 Trong cuộc họp báo tại đây, tướng Trần Bỉnh Đức cho rằng: “Một khoảng cách 20 năm đang hiện hữu giữa quân đội Hoa Kỳ và quân đội Trung Quốc”. Ông nói thêm: “Qua các chuyến đi của tôi đến thăm Hoa Kỳ trong vài ngày qua, tôi lấy làm kinh ngạc về sự tân tiến của quân đội Hoa Kỳ, của vũ khí cũng như các lý thuyết và nhiều thứ khác. Tôi có thể nói với quý vị rằng, Trung Quốc không có khả năng để có thể thách thức Hoa Kỳ”. Điều đáng nói là không phải chỉ riêng với Mỹ, ngay với Philippines, giới quân đội Trung Cộng cũng tỏ ra hoà dịu hơn.

 Ngày 23/05/11, bộ trưởng quốc phòng Trung Cộng, tướng Lương Quang Liệt, hội đàm với bộ trưởng quốc phòng Philippines, Voltaire Gazmin, 2 bên đều nhấn mạnh tới nhu cầu duy trì mối quan hệ hoà bình, nhất là khi giải quyết vấn đề tranh chấp trên Biển Đông. “và thừa nhận giá trị của bản tuyên bố về cách ứng xử của các bên trong Biển Nam Trunghoa”. Phù hợp với tuyên bố của ASEAN về Biển Đông ngày 19/05/2011. Trong  tuyên bố chung của các bộ trưởng quốc phòng ASEAN đã khẳng định: “Quyền tự do lưu thông hàng hải ở Biển Đông theo quy định của Công Pháp Quốc Tế, trong đó có Công Ước Liên Hiệp Quốc 1982 về Luật Biển”.

 Nhưng riêng với Việt Nam thì Trung Cộng lại tỏ ra kẻ cả, buộc Việt cộng phải chấp nhận ‘giải pháp song phương’. Ngày 12/04/11, trước khi phe quân sự Trung Cộng do  tướng Trần Bỉnh Đức lên tiếng chịu để quân đội Tầucộng đứng hàng dưới so với quân đội Hoa Kỳ, Trung cộng đã cho một viên tướng lãnh đạo quân đội là Quách Bá Hùng, phó chủ tịch quân ủy trung ương Trung Cộng sang hội đàm với tướng Phùng Quang Thanh bộ trưởng quốc phòng Việt cộng về vấn đề tranh chấp Biển Đông. Gặp Nguyễn Phú Trọng tổng bí thư, Nguyễn Tấn Dũng thủ tướng Việt cộng. Họ Quách nói: “Hai bên cần cảnh giác trước âm mưu của các thế lực thù địch nhằm chia rẽ quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống giữa 2 nước”. 

 Truyền thống  hữu nghị giữa  2 nước là anh em, thầy trò, chủ tớ, trong nhà đóng cửa dậy nhau, không cho bên ngoài can thiệp, ở đây rõ ràng ám chỉ là Hoa Kỳ. Liền sau đó Trung Cộng cho một phái đoàn chính phủ, ngày 18/04/11 do thứ trưởng ngoại giao Trương Chí Quân họp với người tương nhiệm là Hồ Xuân Sơn. Liên quan đến Biển Đông hai bên đã đồng ý là sẽ mau chóng ký kết thoả thuận, xác định các nguyên tắc cơ bản để giải quyết tranh chấp.  Ngay sau đó Trung Cộng ngang nhiên ra lệnh cấm ngư dân đánh cá ở Biển Đông từ 16/05 đến đầu tháng 08/11 là mùa đánh cá của ngư dân Việt Nam.

Ngày 21/05/11, lại cho tầu lớn đâm chìm thuyền đánh cá của 17 ngư dân Việt Nam gần Vũng Tầu. Xem vậy, bọn tân lãnh đạo Việt cộng vẫn ngoan ngoãn vâng lệnh quan thầy Tầucộng, từ từ dâng đất nước, quyền lợi của cả quốc dân và nền độc lập dân tộc Việt Nam cho Trung Cộng. Nắm được Việt Nam là mở rộng đường chiếm trọn Đông Nam Á. Mưu lược Trung Cộng là ‘nín thở qua sông’ cúi đầu trước Mỹ, êm đềm nuốt Việt Nam, làm chủ Đông Nam Á, lúc đó đủ tư thế, nhẹ nhàng hất Mỹ ra khỏi Áđông, trở thành đối trọng với Mỹ trong cục diện thế giới mới, với nhiều nguy cơ chiến tranh hơn là hoà bình. Có lẽ không riêng gì người dân Việt Nam, mà ngay đối với Hoa Kỳ và các nước Á, Âu, cũng như toàn thể nhân loại yêu tự do hoà bình, giờ đây đều phải nghĩ tới một cuộc ‘Cách Mạng Hoa Lài’ để giải thoát cho Việt Nam, cứu nguy cho Thế giới rồi vậy.  

LÝ ĐẠI NGUYÊN
Little Saigon ngày 24/05/2011.

 

Bộ phim  -   TỬ CẤM THÀNH.

 Có thể dùng PC "burn" vào DVD tất cả những phần này từ Part 1 cho đến hết Part 6 . Đây là tài liệu lịch sử rất quý giá trong kho tàng văn hóa VN mà người Tàu đã dấu diếm trên 600 năm bây giờ mới được "phanh phui" ra.

  Trong một bộ phim do đài truyền hình Đức thực hiện và được phụ đề Việt ngữ vì nội dung của cuốn phim nhằm ca ngợi công trình kiến trúc tuyệt vời của một người Việt Nam, mà người Tàu cầm nhầm hàng mấy trăm năm qua, nay đã bị thế giới phanh phui. TRẺ VIỆT ÂU CHÂU PHỤ ĐỀ VIỆT NGỮ CHO PHIM ĐỨC CA NGỢI NGƯỜI VIỆT XÂY TỬ CẤM THÀNH BẮC KINH

 Mời xem bộ phim Tử Cấm Thành :

Part 1
http://www.youtube.com/watch?v=m1gAancTixQ

Part2
http://www.youtube.com/watch?v=uq51ZeHuI38&feature=related

Part3
http://www.youtube.com/watch?v=gZBd0ZepeNM&feature=related

Part 4
http://www.youtube.com/watch?v=N2IQhPMNHQQ&feature=related

Part 5
http://www.youtube.com/watch?v=K2z0jtohTp4&feature=related

Part 6
http://www.youtube.com/watch?v=6ESJMIAtbRk&feature=related 


Trên các diễn đàn Internet vừa xuất hiện một bộ phim do đài truyền hình Đức thực hiện và được phụ đề Việt ngữ vì nội dung của cuốn phim nhằm ca ngợi công trình kiến trúc tuyệt vời của một người Việt Nam. Kiến trúc này đã được người Tàu cầm nhầm hàng mấy trăm năm qua, nay đã bị thế giới phanh phui.

Công việc phụ đề Việt ngữ cho bộ phim lịch sử này do 3 người trẻ ở Âu châu khởi xướng và thực hiện. Thoạt tiên do cô Phương Thùy (Finland) giới thiệu và Xuân Trường cùng Cẩm Vân (Germany) bắt tay thực hiện và hoàn tất vào giữa tháng 9, 2009.Mọi người có thể download và xem thoải mái trên YouTube hoặc vào trang nhàwww.vnlibraryonline .com (trong phần Phim-Hình, chọn “Phim Video” để xem).Bộ phim “Tử Cấm Thành : Bản Di Chúc Của Một Bạo Chúa” được phát hình rộng rãi từ tháng 11 năm 2008.

Nội dung phim xoay quanh bạo chúa Tàu triều Minh, Thành Tổ Vĩnh Lạc, tức Chu Đệ, con thứ tư của vua khai sáng triều Minh Chu Nguyên Chương. Từ bé, Chu Đệ được đánh giá là người đa mưu, túc trí. Khi mới 9 tuổi đầu, Chu Đệ đã một mình, không cần tùy tùng, có thể tự mưu sinh được trong rừng sâu núi thẳm. Sau khi dấy binh cướp ngôi vua từ tay ấu chúa vốn là cháu của mình, Chu Đệ đã ra tay tàn sát tất cả triều thần cũ để trừ hậu hoạn và thay vào đó, ông trọng dụng thái giám. Trong đám thái giám cận thần, có Nguyễn An, nguyên là tù binh từ Việt Nam, được Chu Đệ giao cho việc vẽ kiểu và chỉ huy hàng triệu nhân công để xây dựng cung đình, nội phủ cho Minh triều.

Phim có đoạn mở đầu thật hay : “Tử Cấm Thành giữa trung tâm Bắc Kinh, một thời là nơi ngự triều của những hoàng đế Trung Hoa hùng mạnh, ngày nay vẫn là cung điện lớn nhất trên thế giới. Lịch sử của nó gắn với hoài bão của một con người. Tên ông ta là: Chu Đệ.“Chu Đệ là một kẻ tiếm ngôi, ông đã dùng bạo lực để dành quyền thống trị Trung Hoa. Chu Đệ đày đọa tất cả những ai cản trở tham vọng quyền lực tuyệt đối của mình.

Biểu tượng quyền lực của vị hoàng đế này là Tử Cấm Thành, một thế giới đầy bí ẩn với những nghi lễ duy trì từ đời này sang đời khác.“Viên thái giám Nguyễn An là kiến trúc sư trưởng của công trình này. Thiết kế bậc thầy của ông dựa trên những chuẩn mực lâu đời. Không có chi tiết nào được phát thảo một cách ngẫu nhiên, mà tất cả đều mang một ý nghĩa biểu trưng nào đó.“Làm thế nào mà Nguyễn An lại có thể xây dựng một cung điện đồ sộ như thế chỉ trong có 3 năm ?“Tham vọng xây dựng một cung điện sánh ngang với đất trời của Chu Đệ đã trở thành hiện thực. Tuy nhiên công trình để đời của ông lại chứa đựng sẵn trong nó mầm mống của sự suy tàn...”Thế mà suốt trong 600 năm liền, người Tàu dấu nhẹm tác giả công trình xây dựng Tử Cấm Thành, niềm hãnh diện của dân tộc và đất nước Trung Hoa.

Nay thì đã có các công trình soi sáng lịch sử, đưa sự thật ra công luận. Đầu tiên là đại học Cambridge, Hoa Kỳ, vào năm 1986, ghi thuật chi tiết việc kiến trúc Tử Cấm Thành vào thời Minh Thành Tổ, do kiến trúc sư Nguyễn An, người Việt Nam đảm trách.Tháng 9 năm 2008, Trung Tâm Nghiên Cứu Văn Hóa Việt Nam tại Little Saigon, California, cho xuất bản tác phẩm Việt Nam: Suối Nguồn Văn Minh Phương Đông của tác giả Du Miên. Đề tài người Việt Nam vẽ kiểu và xây Tử Cấm Thành Bắc Kinh chiếm ¼ nội dung tác phẩm.

Tháng 11 năm 2008, đài truyền hình ZDF Dokukanal (Germany) thực hiện bộ phim Tử Cấm Thành Bắc Kinh : Bản Di Chúc Của Một Bạo Chúa, một lần nữa làm sáng tỏ thêm về tác giả công trình kiến trúc đồ sộ bậc nhất thế giới này : Nguyễn An, một tù binh Việt Nam.Gần đây, Trung Cộng được thế giới để ý nhiều trên cả 2 mặt xấu và tốt.

Sự phát triển kinh tế và bành trướng sức mạnh quân sự của TC đã được ví von là ngang ngửa với siêu cường Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, thế giới đã thận trọng với những gì liên quan đến nhãn “Made in China”, thường là hàng nhái, kém phẩm chất và đôi khi đầy chất độc hại.Tại các nước láng giềng, TC càng củng cố quyết tâm đồng hóa Tây Tạng ; kiềm tỏa Miến Điện, Bắc Hàn và chứng tỏ vai thiên tử và chư hầu giữa Bắc Kinh và Hà Nội.Mối bang giao “hữu hảo” giữa TC và VN ngày càng hé lộ nhiều âm mưu toan tính thâm độc đã khiến cho người Việt khắp nơi trên thế giới đặc biệt quan tâm.




Đại Việt và Biển Đông

Luật Sư Đào Tăng Dực

Nhìn lại lịch sử gần 5,000 năm của dân tộc, trừ 200 năm lịch sử cận kim kể từ ngày Nguyễn Phước Ánh tiêu diệt nhà Tây Sơn, thống nhất sơn hà, người Việt chúng ta đã chứng minh khả năng sống còn và ý chí phấn đấu vượt trên nhiều dân tộc khác sống trong quỹ đạo của Hán Tộc. Không những chỉ có người Việt, mà các dân tộc khác, đã thấm nhập nền văn hóa Trung Hoa mà đôi lúc còn bị sát nhập tức tưởi vào lãnh thổ Trung Quốc nữa.

Chúng ta nhìn thấy các dân tộc Nhật Bản, Đại Hàn, Mông Cổ và Việt Nam tồn tại như là những quốc gia độc lập trong quỹ đạo văn hóa Đông Á. Tuy nhiên ngoài Mông Cổ đã mất đi một nửa đất đai và dân số cho Trung Quốc, chúng ta nhìn thấy các dân tộc Mãn Châu Quốc, Tây Tạng, các tộc Hồi miền Tây đã bị sát nhập vào TQ. Dĩ nhiên đất đai của họ cũng trở thành lãnh thổ của TQ.

Sự kiện chúng ta còn dân tộc và lãnh thổ không có nghĩa là chúng ta không mất mát gì trong tay TQ trong quá khứ. Khảo cổ học đồng thuận rằng từ nguyên thủy, dân ta là một trong nhiều bộ tộc Bách Việt sinh sống phía nam sông Dương Tử. Nền văn hóa Bách Việt căn cứ trên nồng nghiệp mà chính là trồng lúa. Vì số sông ngòi rất nhiều miền nam TQ nên các tộc Việt thiện nghệ về thủy chiến. Trong khi đó, phía Bắc sông Dương Tử là Hán tộc và nền văn hóa của họ thiên về chăn nuôi và săn bắn. Vì lý do đó Hán tộc thiện nghệ hơn về kỵ binh.

Qua nhiều thế kỷ sống còn, dưới áp lực của Hán tộc, hầu như tất cả các nhóm Việt Tộc, từ phía nam sông Dương Tử đến Đài Loan và đảo Hải Nam đều bị hán hóa. Chỉ có Lạc Việt là phấn đấu để sống còn trong lưu vực Hồng Hà và sau đó bành trướng về phương nam, dọc theo dãy Trường Sơn, lãnh thổ trải dài từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mau.

Trong suốt chiều dài đó của lịch sử sống còn dân tộc, quốc hiệu chúng ta đã thay đổi nhiều lần. Từ Văn Lang, Âu Lạc, Nam Việt (Triệu Đà), Đại Ngu ( nhà Hồ), Vạn Xuân (Tiền Lý), Đại Cồ Việt (Đinh Bộ Lĩnh), đến Đại Việt (Lý, Trần, Lê, Mạc và Tây Sơn), Đại Nam, An Nam rồi Việt Nam dưới triều Nguyễn. Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả, một nước ViệtNam hậu cộng sản không những cần phải có một hiến pháp mới và một hệ thống luật pháp thể hiện tinh thần pháp trị của nhân loại trong kỷ nguyên mới, mà không kém phần quan trọng, đất nước ta cần một quốc hiệu mới, nói lên nền văn hiến đặc thù của dân tộc và ý chí quật cường đối với Bắc Phương.

Dân tộc chúng ta sống còn và được tôi luỵên không những trong truyền thống chống Thực Dân Pháp thống trị chúng ta chỉ 80 năm, mà quan trọng hơn nữa, là tiền nhân chúng ta thủa xưa và chúng ta ngày hôm nay đã được tôi luyện trong truyền thống chống xâm lăng từ phương Bắc đã thống trị dân tộc ta suốt 1,000 năm trong quá khứ và đang chực chờ thống trị chúng ta trong tương lai.

Theo thiển ý tác giả, khi chúng ta duyệt lại quá khứ và phóng tầm nhìn về định mệnh của dân ta trong tương lai, thì quốc hiệu Đại Việt thể hiện đúng đắn nhất ý chí quật cường, bất khuất của tiền nhân, sự đóng góp của dân tộc ta cho cộng đồng nhân loại trong tương lai và vị trí chiến lược trọng yếu về địa dư của Đại Việt cho hòa bình, ổn định và phồn vinh của vùng Đông Á nới riêng và thế giới nói chung.

Lịch sử cho thấy rằng, triều đại Tây Sơn, tuy ngắn ngủi, lại là triệu đại cuối cùng của dân tộc, có khả năng viết lên những trang sử oai hùng chống lại Bắc Phương. Triều Nguyễn là một triều đại bảo thủ và thiếu sáng tạo.

Sau khi thống nhất sơn hà, Gia Long đã sai sứ sang Trung Hoa xin được đổi tên nước thành Nam Việt và xin được triều đình Trung Quốc sắc phong làm Nam Việt Quốc Vương. Tuy nhiên triều đình TQ lo sợ rằng nếu quốc hiệu chúng ta là Nam Việt thì hàm chứa ý nghĩa là chúng ta mang thân phận hậu duệ của các nhóm Việt Tộc thủa xưa miền nam sông Dương Tử, với tham vọng lấy lại các vùng đất lưỡng quảng. Chính vì thể triều đình TQ đổi quốc hiệu là Việt Nam và ban bố quốc hiệu này cho chúng ta. Việt Nam có nghĩa là một dân tộc sống ở phía nam các Việt Tộc miền nam sông Dương Tử mà thôi.

Chính vì thế, Việt Nam không phải là quốc hiệu đất nước chúng ta tự chọn. Trong kỷ nguyên mới, chúng ta sẽ phải vươn lên như là một dân tộc lớn. Chúng ta không những phải bắt kịp mà còn qua mặt TQ về mọi phương diện từ kinh tế đến quân sự, mới mong sống còn bên cạnh TQ.

Nhật Bổn, Nam Hàn đã làm được và với một chế độ dân chủ thực sự, những chính sách kinh tế tự do và sáng suốt, mức độ sáng tạo và trí thông minh bình thường của người Việt, dân tộc mình sẽ không thua Nhật Bổn và Nam Hàn.

Quốc hiệu Đại Việt nói lên không những khả năng sống còn vượt bực của dân ta trong suốt chiều dài lịch sử, vượt lên trên nhiều chủng tộc khác, mà còn nói lên những chiến công hiển hách đối với Bắc phương từ Bạch Đằng Giang của Ngô Quyền, đến Phá Tống của Lý Thường Kiệt, chiến thắng quân Mông Cổ của Hưng Đạo Đại Vương và quét sạch quân xâm lược Mãn Thanh của Quang Trung Đại Đế.

Ngày hôm nay, chúng ta thừa hưởng một di sản vô cùng quý giá. Đó là một giải đất chiến lược. Đất nước chúng ta, lựng dựa một dãi Trường Sơn vững chãi như bức trường thành bảo vệ. Bên kia dãy Trường Sơn là các nước Lào và Cambốt, đất rộng, dân thưa là một hậu phương đem lại sự an toàn quốc phòng quan trọng. Hai quốc gia này có truyền thống được chúng ta bảo hộ. Trong khi lưng chúng ta dựa Trường Sơn thì mắt chúng ta có thể phóng tầm nhìn chiến lược bao trùm vùng Biển Đông bát ngát.

Trước khi mất Hoàng Sa và một phần Trường Sa hầu như Việt Nam có khả năng chiến lược để kiểm soát toàn bộ hành lang hàng hải, di chuyển thương thuyền từ Âu Châu và Địa Trung Hải, qua Ấn Độ Dương, xuyên eo biển Malacca và xuyên Biển Đông để nối liền thế giới và các thị trường vĩ đại của Đài Loan, Nhât Bổn và Trung Quốc. Từ các hải cảng quan trọng của chúng ta như Vũng Tàu, Cam Ranh, Đà Năng và Hải Phòng, không những chúng ta tiếp vận mà còn kiểm soát sự di chuyển và an toàn của đội thương thuyền trọng yếu của thế giới này. Thật vậy, nước Việt chúng ta, hình cong chữ S là một pháo đài vĩ đại phòng thủ cho toàn bộ Biển Đông.

Từ khi mất Hoàng Sa về tay TQ, cục diện hoàn toàn thay đổi. Hoàng Sa trong tay TQ đã được biến thành một pháo đài của Trung Quốc, khống chế lại tầm nhìn và phạm vi hoạt động cùa các hải cảng chiến lược như Hải Phòng, Cam Ranh, Đà Nẵng và Vũng Tàu. Thêm vào đó, sau khi chiếm được Hoàng Sa, TQ đã xây dựng quần đảo này thành một căn cứ hài quân quan trọng, có khả năng kiểm soát toàn bộ Biển Đông. Ngoài ra, từ Hoàng Sa, TQ còn vói tay đến Trường Sa theo một lý thuyết Lưỡi Bò bá quyền vô lý nhưng được củng cố bằng hải quân hùng hậu.

Dĩ nhiên, ngoài lợi ích về chiến lược vị trí địa dư với nhiều lợi nhuận về kinh tế như phục vụ cho đội thương tuyền xử dụng Biển Đông, thì trong kỷ nguyên mới, trên nguyên tắc, tổ tiên còn trao truyền lại cho chúng ta các nguồn lợi nhuận về khoáng sản, dầu hỏa, hải sản v..v..từ thềm lục địa.

Ngày hôm nay, chúng ta phải thương tâm nhìn những ngư dân Việt nghèo khổ, đưa thuyền ra Biển Đông, đánh cá tại những vùng biển mà cha ông họ đã quen thuộc từ ngàn năm trước và bị hải quân CSTQ bắt giữ vì vi phạm “hải phận Trung Quốc”, thuyền đánh cá bị tịch thâu và phải trả những số tiền phạt khổng lồ.

Sử dụng Hoàng Sa và Trường Sa để khống chế dân ta tại hướng đông chưa đủ, CSTQ còn có tầm nhìn xa hơn nữa. Cạnh sườn phía tây đất nước chúng ta, TQ còn tung nhân lực và vật lực vào hai quốc gia Lào và Cambốt, một mặt khai thác tài nguyên để nuôi nền kinh tế TQ, mặt khác, tích cực đẩy ảnh hưởng Việt Nam ra khỏi hai quốc gia này, và thay thế bằng ảnh hưởng TQ. TQ cũng xây dựng đường xá xuyên quốc gia tại hai tiểu quốc này, hầu đạt được những mục tiêu chiến lược khi cần thiết để khống chế Việt nam.

Trên mặt chiến lược, hệ thống đường sắt nối liền “Côn Minh-Tân Gia Ba” dự tính sẽ hòan tất năm 2015, không những sẽ đi từ Côn Minh (Trung Quốc) sang Miến Điện, Thái Lan, Mã Lai và Tân Gia Ba, mà trên thực chất là một hệ thống mạng nhện nối liền cả Lào, Cam Bốt và Việt Nam.

Source: Association of Southeast Asian Nations's Fact Sheet - www.aseansec.org

Trên nguyên tắc, TQ muốn kềm chế chúng ta cả hai mặt đông và tây hầu biến chúng ta thành một quận huyện lệ thuộc TQ. Vì thế, dự án cho phép TQ khai thác hầm mỏ Bauxite tại cao nguyên trung phần Việt Nam là một ý tưởng điên rồ, phản bội quyền lợi dân tộc.

Ngày hôm nay, TQ đã trở thành nguồn đầu tư ngọai quốc lớn nhất tại Lào và Cam Bốt.

Trong 6 tháng đầu năm 2010, TQ đã đầu tư vào Lào Quốc $340m.(Burma, Cambodia & Laos: Juggling trade and diplomacy- Nirmal Ghosh-The Straits Times-
Publication Date : 08-10-2010)

TQ cũng là nguồn đầu tư ngọai quốc lớn nhất vào Cam Bốt. TQ dự tính sẽ đầu tư $8b trong 360 dự án cho 7 tháng đầu của năm 2011 tại Cam Bốt. TQ cũng là nguồn viện trợ lớn nhất của quốc gia này ($600m năm 2007 và $260m năm 2008)

(Reuters 6 April 2011)

Các chính quyền độc tài tại Đông Nam Á như Lào, Cam Bốt và Miến Điện luôn luôn ưa chuộng những sự cộng tác kinh tế và viện trợ từ TQ. Lý do là vì TQ cũng là một chế độ độc tài và không đòi hỏi những điều kiện về nhân quyền và dân chủ như các nước Tây Phương.

Tệ hại hơn nữa, TQ còn ngang nhiên vi phạm các luật quốc tế, xây dựng nhiều đập nước khổng lồ tại thượng nguồn của Sông Cửu Long, làm suy sụp đến mức độ nguy hiểm tòan bộ môi sinh đồng bằng sông Cửu Long tại Việt Nam.

Làm sao chúng ta có thể thoát khỏi gộng kìm này của TQ?

Dĩ nhiên việc thứ nhất là phải xây dựng một thể chế chính trị dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên hầu đại đòan kết mọi thành phần của dân tộc bất kể khuynh hướng chính trị. Hai là phải đẩy mạnh phát triển kinh tế qua mặt TQ như Nam Hàn và Đài Loan. Ba là phải xây dựng quân sự và quốc phòng hùng mạnh để đối đầu với TQ trong tinh thần tự chủ tự cường.

Tuy nhiên, tất cả những công tác đó cần thời gian. Điều tiên quyết là dân tộc Việt phải lập tức có một hành động dứt khóat, mang tính biểu tượng, minh thị tuyên ngôn độc lập đối với Hán Tộc Bắc Phương. Hành động này không cần chờ thời gian và không tốn kém ngân sách quốc gia, nhưng bên trong bày tỏ sự quyết tâm, bên ngòai là một thông điệp và tuyên ngôn độc lập, dứt bỏ quá khứ lệ thuộc ngọai bang. Hành động quyết liệt này là tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý, hoặc thông qua lưỡng viện quốc hội, hoặc một thủ tục hợp hiến và hợp pháp khác, thay đổi quốc hiệu từ Việt Nam thành Đại Việt, hoặc một quốc hiệu khác, được tòan dân đồng thuận (như Đại Nam…) để nói lên tinh thần độc lập và tự quyết dân tộc, dứt khoát với TQ.

Mặc dầu dưới quốc hiệu Đại Việt, dân tộc ta đã viết lên những trang sử oai hùng sáng chói. Tuy nhiên tác giả không phải là một chuyên gia về sử học và mong rằng các chuyên gia về sử học Việt sẽ nghiên cứu về lịch sử quốc hiệu nước ta để tòan dân có thêm dữ kiện, trước khi quyết định về quốc hiệu mới cho dân tộc Việt.

Những triều đại trong quá khứ phần lớn, nếu không nói tất cả, đều chịu sự sắc phong của thiên triều TQ. Thế kỷ 21 mở ra một trang sử mới. Nếu người CSVN tiếp tục cam tâm làm tôi đòi cho TQ thì họ sẽ là triều đình cuối cùng chịu sự sắc phong của “Thiên Triều”, ngược lại ý nguyện tòan dân.

Trong khi đó, tòan thể Việt Tộc, với một quốc hiệu mới, sẽ khởi đầu một kỷ nguyên mới, dân chủ và phồn vinh thật sự cho đất nước chúng ta.

Sydney 1 tháng 5, 2011
Luật sư Đào Tăng Dực

Mời quý vị quý bạn đọc  www.9binh.com
để tìm hiểu thành tích giết người
kinh hoàng của chế độ Trung Cộng
và sức phản kháng và nỗi bất mãn lớn
của nhân dân Trung Hoa nạn nhân CS

Kính chuyển một bài nhận định sâu sắc
về hệ thống kinh tế phát triển náo loạn
của Trung Quốc cộng sản, đang trên
đà sụp đổ -- trong lúc khối nạn nhân Trung
Hoa tại Trung Quốc đang nổi loạn ồ ạt.
Bản dịch của Nguyễn Hội.
---------------------------------

From: Hoi Nguyen <hoivietnguyen@googlemail.com>
Subject: Xin gửi bài dịch: Bong bóng Trung Quốc
Date: Sunday, August 5, 2012, 2:03 PM

Lời người dịch: bài viết sau đây phân tích cùng đưa ra những triệu chứng cho sự sụp đổ nền kinh tế Trung quốc, đồng thời cũng là sụp đổ chế độ cộng sản Trung quốc. Nhận thấy bài viết có giá trị, xin mạn phép dịch ra tiếng Việt chuyển đến Quí đồng hương cùng tham khảo. Mong ước rằng,  những con dân nước Việt đang phục vụ hay ủng hộ giới thống trị cộng sản Trung quốc và Việt nam hãy mau hối cải trở về với Dân tộc để cùng xây dựng lại đất nước vì chế độ cộng sản Trung quốc sẽ sụp đổ“ như nhận định của bà Hillary Clinton.

 

Bong bóng Trung quốc

 

Là đế quốc bạc tỷ (Trung quốc) được coi là niềm hy vọng sáng chói nhất của nền kinh tế toàn cầu suy yếu. Trên thực tế, nền kinh tế quốc gia Viễn đông này ít vững chắc rất xa vời so với dự kiến. sau đây là bài phân tích về mối đe dọa toàn cầu.

 

Hiện nay Trung quốc đang phát triển biên giới theo chiều cao. Trường Sa, một thành phố ít được biết đến nằm bên trong nội địa với 7 triệu dân số, hai lần lớn hơn Berlin, có kế hoạch xây dựng toà nhà cao nhất thế giới. Sky City One sẽ là tên toà nhà này. "Thành phố Trời“ sẽ đủ chỗ cho   31400 người cư ngụ, làm việc, mua sắm, học hành và đi bác sĩ. Toà nhà sẽ bao gồm 220 tầng lầu, cao 838 m - mười mét cao hơn toà nhà Khalifa Burj ở Dubai – và tháng Giêng năm 2013 toà nhà này sẽ được mọc lên, với kỹ thuật xây đúc sẵn. Chỉ trong vòng ba tháng!

 

Với một phần tư năm Trung Quốc muốn đạt một kỷ lục bậc nhất về chiều cao. Trong khi những người xây nhà ở Đức phải tốn một năm cho một ngôi nhà vững chắc.

 

Người chủ xây nhà ở Trường Sa, nhóm công ty Broad, được biết đến qua bởi máy điều hòa không khí, chưa bao giờ có một công trình tương tự.

 

Người ta có thể nhận định ý nghĩa dự án bằng cách này hay cách khác: Trung Quốc muốn chứng tỏ rằng có khả năng đạt nhiều kỷ lục. Hay là xây dựng nhanh nhiều rủi ro trong một khu vực động đất, mà chuyện này chưa từng xảy ra ở quốc gia này, nơi đã có nhiều tòa nhà chọc trời bình thường với chất lượng kém.

 

Dù bằng cách nào đi nữa, kế hoạch có kích thước siêu (kích thước XXL) được quyết định vào một thời điểm, mà thời điểm đó đưa ra câu hỏi là liệu cuộc đeo đưổi đạt kỷ lục kinh tế của nước Công hoà Nhân dân có thể tiếp tục thực hiện hay không. Hoặc quốc gia vừa vươn lên ở Viễn Đông có phóng đại sức mình và  - ít nhất là tạm thời - phải lãnh nhận thất bại hay không.

 

Trung Quốc đã tăng trưởng vượt bực và trở thành một Đế quốc kinh tế kỳ diệu. Quốc gia mà Mao Trạch Đông sau cuộc cách mạng năm 1949 đưa vào tình trạng nghèo khó, đã trở thành (một trong những) quốc gia hàng đầu thế giới dưới thời Đặng Tiểu Bình từ sau năm 1978. Đế quốc nằm giữa thực sự trở thành Đế quốc ở trung tâm đã thu hút hàng trăm tỷ đô la vốn đầu tư từ ngoại quốc, dự trữ ngoại hối tích lũy hàng nghìn tỷ USD, đã đưa hàng trăm triệu con người ra khỏi tình trạng đói nghèo.

 

Ấn tượng về những thành tựu (ở Trung Quốc) chuyên gia đã từng đặt câu hỏi, liệu hệ thống ở Trung quốc là mở cửa về mặt kinh tế dưới sự kiểm soát chặt chẽ  về chính trị có vượt mặt hệ thống tư bản ở phương Tây hay không.

 

Tình trạng hiện nay đã cho thấy: hệ thống Bắc Kinh ít vững chắc hơn là dự kiến. Những con số tăng trưởng kinh tế từ lâu được tin cậy luôn đạt hai con số, nay thụt xuống còn 7,6% trong nửa năm sau của năm 2012.

 

Dấu hiệu đầu tiên của một sự sụp đổ? Đúng vậy, Michael Pettis, giáo sư tài chính tại Bắc Kinh và cựu chuyên viên ngân hàng Wall-Street cho biết: "Chúng tôi đang đối phó với bong bóng."

 

Trớ trêu thay cho Trung Quốc, những thách thức to lớn cho một siêu cường mới, là một đối thủ hiểu biết, là quốc gia mua nhiều công ty, là nơi tiêu thụ nguyên liệu – là mối đe dọa lớn nhất đối với phương Tây không phải vì nền kinh tế quốc gia Viễn Đông này tiếp tục tăng trưởng, nhưng vì nó đang đi xuống. Cộng hòa Nhân dân góp phần với mười phần trăm tăng trưởng toàn cầu là niềm hy vọng lớn nhất của một nền kinh tế thế giới chậm chạp.

 

Tập đoàn BASF ở Ludwigshafen từ đầu năm nay đã khởi đầu cho hoạt động nhà máy hóa chất với chi phí một tỷ EUR. Công ty cung cấp phần mềm SAP cho tới  năm 2015 sẽ đầu tư 1,5 tỷ EUR. Ngân sách đầu tư của Volkswagen là 14 tỷ EUR cho tới năm 2016. Trung Quốc là thị trường chính của Volkswagen. Một nửa xuất cảng máy móc của Đức nhập vào thị trường Trung quốc.

 

Danh sách tín hữu của Trung Quốc rất dài, dài như là sự bùng nổ kinh tế cho đến nay, sự bùng nổ này có thể đi đến kết thúc vào năm con rồng, theo lịch của Tầu đáng lý ra đem lại may mắn. Bởi vì tác đông phát triển kinh tế là xuất cảng không còn hoạt động như bình thường như trước nữa. Và khi nước Cộng hòa nhân dân, do sự bùng nổ kinh tế lớn đã có chính sách mua (công ty) một cách phóng đại, điều này có thể gây mất ổn định đất nước.

 

Ước mơ của các doanh nhân cá nhân đã bị đổ vỡ. Chàng kỹ sư năng động Wang Chuanfu tưởng tượng mình như là một Đế vương về ngành xe hơi. Năm 1995, ông thành lập công ty BYD (Build Your Dreams - Thực hiện giấc mơ của bạn) để sản xuất pin và accu. Năm 2003, ông mua được một hãng xe yếu kém, nhằm – theo mục tiêu của ông - đến năm 2025 trở thành nhà sản xuất xe hơi lớn nhất trái đất.

 

Cửa hàng và giá cổ phiếu đã tăng nhanh chóng cho đến khi chúng giảm nhanh chóng. BYD hiện dường như không có lợi nhuận, trên thị trường tăng trưởng Trung quốc thị trường buôn bán xe hơi xuống dốc.

 

"BYD ban đầu chỉ muốn kiến thức của chúng tôi và nghĩ rằng có thể tự làm mọi thứ được“ ông Peter Bauer, Giám đốc của công ty chip Infineon tại Munich, cho biết. "Hôm nay, BYD là một khách hàng tốt (của chúng tôi).”

 

Đôi khi, các công ty Viễn Đông có những thể hiện rất kỳ lạ, to lớn hơn chính họ. Bảng kế toán của công ty không thể luôn luôn được đáng tin cậy - theo cảnh báo của công ty nghiên cứu Muddy Waters tại Hồng Kông, công ty này đặt tên cho mình theo một câu ngạn ngữ Trung Quốc: "nước đục dễ dàng hơn cho việc đánh bắt cá."

 

Những công ty được cho là hàng đầu ngành cũng không vững chắc. Thí dụ về ngành tế bào năng lượng mặt trời (Sloar Cells). Sự thật là các nhà sản xuất Trung Quốc có thể độc quyền trên thị trường thế giới và các công ty Đức chẳng hạn như Solon và Q-Cells đã bị phá sản. Cũng là sự thật là giới cạnh tranh ở Viễn Đông không có lời với giá hàng thấp của họ - như Huang Ming, chủ tịch của Himin năng lượng mặt trời, gần đây tiết lộ: "Chúng tôi không có luật pháp như ở Đức là ép buộc công ty phải khai phá sản nếu không đạt được một số điểm được qui định.Vì vậy các thảm họa ít được nhìn nhận ra. Mười công ty lớn nhất  của Trung Quốc về năng lượng mặt trời (có cổ phần được bán) trên thị trường chứng khoán New York đã lỗ 2 tỷ Đô la mỹ vào năm ngoái."

 

Một nhà sản xuất xe hơi phấn khích, đã "sửa đẹp" bảng cân đối kế toán, ngạc nhiên về ngành kinh doanh năng lượng mặt trời mờ ảm, là những điểm nổi bật cho thấy rằng những báo cáo trên giấy tờ ở Trung Quốc còn thậm tệ hơn là thực tế của nó.

 

Nền kinh tế quốc gia "không ổn định, không cân bằng, không phối hợp và do đó không bền vững", đó là một phát biểu rất kinh ngạc và thẳng thắn của Thủ tướng Ôn Gia Bảo vào năm 2007. Chẩn đoán của ông vẫn còn đúng. Nền kinh tế dựa vào đầu tư quá cao so với mức tiêu thụ.

Tỉ lệ tiêu thụ (Konsum) và đầu tư (Investition) tính trên GDP

Trung Quốc mất cân bằng một phiá. Nền kinh tế của Trung Quốc càng tăng trưởng bao nhiêu thì đầu tư càng gia tăng để làm tăng trưởng GDP - chứ không phải tiêu thụ gia tăng. Nguồn: Nomura

 

Tại Trung Quốc được xây dựng trong một kích thước khổng lồ, một ngôn từ được đưa ra  để mô tả tình trạng này là "con voi trắng". Các vị vua của Xiêm La, ngày nay là Thái Lan, tặng cho một cận thần thất sủng một khi một con voi trắng, để hủy hoại cận thần này vì các chi phí bảo dưỡng con voi này rất cao.

 

Chuyên gia các quốc gia nói tiếng Anh ngày nay khi đề cập đến từ "con voi trắng", có nghĩa là hàng mua với giá rất cao nhưng ít được sử dụng. Họ thường có ý ám chỉ đến Trung Quốc.

 

Rất nhiều phi trường (sân bay) mới được dựng lên. Con số 160 hiện nay sẽ được tăng thêm 70 cho đến năm 2015, mặc dù công ty đầu ngành Air China đã tuyên bố, sẽ không bay đến các phi trường nhỏ "vì lý do kinh tế". Có thể vì lý do Trung Quốc đang đồng thời mở rộng đường sắt ồ ạt: Cho đến năm 2015, các mạng  đường sắt với tốc độ cao sẽ lên tới 25 ngàn cây số.

 

Nhiếu nhà máy sản xuất được hiện lên.Vô số các nhà máy không sản xuất cho tiêu dùng tại Trung Quốc mà để xuất cảng. Đã từ lâu xuất cảng gia tăng cao. Bây giờ đã được rõ: thế giới quá nhỏ bé so vớ con số container của Trung Quốc, những  container vẫn còn gia tăng cao hơn nữa. Đặc biệt là nợ ở châu Âu làm giảm nhu cầu tiêu thụ (hàng Trung Quốc) và lương thợ cùng hối đoái ở các quốc gia mới nổi khác thấp hơn nước Cộng hòa nhân dân.

 

Và bất động sản cứ được dựng lên. Rất nhiều bất động sản. Trong "Trung tâm buôn bán Nam Trung Quốc” thuộc thành phố 8 triệu dân Đông Quan (Quảng Đông) một phụ nữ lau sạch sàn nhà với tường sơn mảnh màu hồng của thạch cao. Trung tâm buôn bán này khai trương cách đây bảy năm là một trung tâm buôn bán lớn nhất của Trung Quốc - với 1.500 cửa hàng và 70 ngàn khách hàng mỗi ngày.

 

"Hôm nay tôi chưa bán được bất cứ cái gì,” người đàn ông với vẻ bề ngoài chán nản là chủ của cửa hang bán đồ chơi cho biết. "Đôi khi tôi chẳng bán được gì trong năm ngày trời. (nguyên văn: Đôi khi phải đợi đến năm ngày tôi mới bán được gì)”.

 

Thành phố Ordos trong khu vực Nội Mông cổ vắng bóng người. Rất ít xe xe cộ lăn trên các đường phố. Đằng sau những đụn cát tỏa sáng một bảo tàng nghệ thuật tương lai như là một bảo vật to lớn vừa được tìm thấy. Và cũng giống như một ảo ảnh. Du khách? Không được nhìn thấy. Thỉnh thoảng chỉ một vài phụ nữ với túi mua sắm đi ngang qua đài tưởng niệm con ngựa khổng lồ.

 

Bởi vì của nhà cầm quyền Trung Quốc phỏng đoán rằng ở Ordos có trữ lượng khổng lồ về dầu, khí đốt và than đá, do đó họ đã cho xây dựng một thành phố mới trong xa mạc mà ở đó hầu như không ai dọn đến. Thay vì kế hoạch cho hàng triệu người sinh sống, tại thành phố này chỉ có vài ngàn người đến ở.

 

Cả nước có nhiều thị trấn ma tương tự. Tổng số căn hộ, nhà cửa bị bỏ trống (tại Trung quốc) được tính lên tới 64 triệu căn.

 

Đối với Nicholas Lardy, một chuyên gia có uy tín Châu Á ở Washington, nguyên nhân của sự bùng nổ ngành xây dựng trong những năm gần đây chủ yếu do nhu cầu mua bất động sản nhằm đầu tư (lấy lời).

 

Nhiều người Trung Quốc đang trong tình trạng thiếu tiết kiệm. Họ phải tự chi phí cho bệnh tật và tuổi già. Nhưng phải giải quyết thế nào đây? Do lạm phát vượt quá lãi suất ngân hàng nên họ đặt hết hy vọng vào nhà đất.

 

Trong quá khứ tình hình phát triển chủ yếu là tốt, giá nhà tăng cao, nhưng bây giờ giá không còn tăng nữa. Hiện nay giá nhà đã trì trệ tại các đô thị lớn.

 

Hai khả năng có thể xảy ra (cho Trung quốc). Một là: Giá nhà ngưng lại cho đến khi kế hoạch đô thị hóa đạt được và các tòa nhà mới có dân cư dọn đến ở. Trên thực tế, không chỉ con số thành phố tại Trung Quốc vẫn được tiếp tục tăng, mà con số nhà gần đây tăng trưởng còn cao hơn nữa.

 

Khả năng khác là: Giá bất động sản bị rơi trầm trọng - một phần vì giá nhà phải rẻ hơn phù hợp cho những người dọn đến ở.

 

Chỉ số quá nóng cho ngành xây dựng là xi măng tiêu thụ trung bình trên đầu người. Ở Mỹ và Tây Ban Nha chỉ số này tăng đáng kể trước khi giá nhà rơi. Mức tiêu thụ xi măng hiện nay ở Trung quốc đã đạt đến mức báo động.

 

Tiêu thụ xi măng tính trên đầu người (tấn)

Trung Quốc mất cân bằng một cách không thể kềm chế. Hoa Kỳ và Tây Ban Nha đã trải qua bong bóng và khủng hoảng nhà đất, sự kiện được phản ánh trong sự tăng và giảm tiêu thụ xi măng. Trung Quốc hiện nay đã đạt mức tiêu thụ tối đa. Source: Société Générale

 

Hoa Kỳ và Tây Ban Nha đã trải qua một bong bóng bất động sản, tiếp theo là một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng. Bây giờ đến Trung Quốc?

 

Đó sẽ là điều thảm họa. Thị trường bất động sản đối với Trung Quốc "hầu như liên quan thành hệ thống", phân tích của ngân hàng Đức Deutsche Bank. Ngành xây dựng bao gồm 15% tổng số nhân công và tiêu thụ 40% sản lượng thép của Trung quốc.

 

Mức độ căng thẳng của tình thế được chuyên gia của ngân hàng đầu tư Jefferies thổ lộ qua sự việc được minh xác sau, công ty vật liệu xây dựng mua máy trộn bê tông, nhưng không cần thiết đến và cũng không cho máy  hoạt động: người bán máy tài trợ và cung cấp thiết bị trên để họ (công ty vật liệu xây dựng) sau đó dùng máy trộn bê tông làm vật bảo chứng mượn nợ ngân hàng nhằm có thể thanh toán như tiền lương cùng các hóa đơn tiền điện.

 

Sự sụp đổ của ngành "bê tông vàng" sẽ là điều thảm hoạ, bởi vì nhiều người Trung Quốc sẽ bị mất của. Những ngưiờ bị mất tiền mình tiết kiệm, sẽ tiêu sài ít hơn - và ít mua xe hơi Đức, loại xe hiện đang phổ biến tại Trung Quốc. Cuộc khủng hoảng nhà đất làm tê liệt nền kinh tế trong nhiều năm như đã được phản ánh ở Mỹ và Tây Ban Nha.

 

Các chuyên gia nhìn thấy một nguy hiểm khác: Cuộc khủng hoảng nhà đất thậm chí có thể dẫn đến tình trạng bất ổn nghiêm trọng. Những nhà đầu tư trở thành kẻ nghèo khó có thể sẽ xuống đường chống đối.

 

Căng thẳng xã hội (do bất công) đã lên cao. Hệ số Gini được dùng để mô tả sự phân chia tài sản không đồng đều của một quốc gia. Giá trị cao hơn 0,4 là quan trọng đối với sự ổn định của xã hội. Trung Quốc đạt 0,46.

 

Giàu có (hình ở đảo Hải Nam) những người giầu chỉ gồm 1% gia đình tích lũy trên 5000 tỷ USD

 

Các nhà phê bình gọi nó một xã hội kleptocracy, ở đó những người có quyền thế làm giàu cho bản thân một cách bất công. Theo nhận xét các nhà xã hội học Trung Quốc 91% tỷ phú tại Trung Quốc là thân nhân của quan chức cao cấp của chính phủ và đảng . Con trai của Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã thu lời nhiều triệu bạc bởi công ty nguồn vốn của chính ông ta và gần đây đã trở thành giám đốc của công ty viễn thông nhà nước khổng lồ của Trung Quốc là Satcom.

 

Bắc Kinh biết rằng, nhân dân rất tức giận, họ có thể giận dữ thực sự. Tại thành phố phía nam  Zengcheng (thuộc Quảng Châu) công nhân đốt xe hơi và xông vào chiếm lĩnh các tòa nhà chính phủ sau khi cảnh sát đã đánh đưổi một phụ nữ buôn bán trên đường phố.

 

Hơn 100.000 cuộc biểu tình lớn hoặc nhỏ xảy ra hàng năm.

 

Giới chính trị hàng đầu phản ứng bằng cách tăng ngân sách an ninh quốc nội lên tới  111 tỷ đôla Mỹ - 5 tỷ nhiều hơn chi phí quốc phòng.

 

Nghèo khó (hình Chiết Giang) 2/3 người Trung quốc làm được mỗi ngày ít hơn 2 USD. Tình trạng bất ổn tích lũy.

 

Thực sự các nhà lãnh đạo Cộng sản muốn thay đổi. Từ bỏ trạng thái dư thừa về đầu tư và xuất cảng và đạt nhiều tiêu thụ, qua sự cảnh báo về sự bất ổn của Ôn Gia Bảo trong năm 2007.

 

Trên thực tế, Trung quốc đã phải đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 bằng cách đưa ra một gói kích thích kinh tế với 586 tỷ USD nhằm cứu tăng trưởng. Các qui định được nghiêm ngặt trước đây về việc mua bán bất động sản đã được nới lỏng. Kết quả là phần đầu tư trong tổng sản lượng nội địa (GDP) tăng cao hơn nữa, theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã lên đến 48%.

 

Sự mất cân bằng trong hệ thống đã không nhỏ đi, nhưng lại lớn hơn.

 

Bây giờ, khi phải đối mặt với bong bóng nguy hiểm cấp tính, các nhà phát triển bất động sản đã nhận được lệnh từ Bắc Kinh là không được thực hiện dự án mới, một nhà môi giới cho biết. Bởi vì nền kinh tế phát triển chậm, đảng đã cho giảm lãi suất cơ bản cùng một lúc. Trên nguyên tắc chính sách trên khuyến khích đầu tư nhiều hơn, đặc biệt bởi các công ty nhà nước vì những công ty này có thể vay tiền rất rẻ.

 

Thí dụ ngành thép: Nhóm Baosteel được phép thiết lập một nhà máy mới với chi phí 11 tỷ đôla Mỹ - mặc dù các chuyên gia Trung Quốc cảnh báo số lượng dư thừa thép hiện nay là  100 triệu tấn.

 

Đối thủ Wuhan Iron & Steel dự định sử dụng trong năm năm tới  4,7 tỷ đôla vào các ngành không liên quan đến thép như hoá chất, chuyên chở (logistic), lập các trang trại nuôi heo, cá. Công ty buôn bán ngũ cốc nhà nước COFCO đã thiết lập trong khách sạn sang trọng ở Bắc Kinh.

 

Nếu tiền lời rẻ như vậy thì bắt buộc phải đầu tư - đầu tư vào ngành nào cũng được, không thành vấn đề. Và hoàn toàn không lệ thuộc là có kiến thức hay không.

 

Có thể là tỷ lệ tăng trưởng vẫn tiếp tục cao. Nhưng cũng có thể  cũng có thể là sau đó sẽ có nhiều hơn "những con voi trắng" gây nguy hiểm niềm hy vọng của nền kinh tế toàn cầu ở  Viễn đông.

 

Bắc Kinh táo bạo bước vào nguy cơ. Trong những tháng tới sự thay đổi quyền lực sẽ xảy ra. Hầu như toàn bộ lãnh đạo chính trị được thay thế. Mục tiêu tối cao là nhằm giữ ổn định nền kinh tế trong thời điểm tinh tế này. Đảng Cộng sản biết rằng quyền lực của họ có thể bị xói mòn một cách nhanh chóng, nếu  tỷ lệ tăng trưởng suy giảm và dân chúng không còn ti tưởng vào lời hứa hẹn cmang lại thịnh vượng cho tất cả mọi người.

 

Những người lạc quan như Arthur Kroeber, sáng lập viên của công ty tư vấn  GK Dragonomics, tin rằng Trung Quốc có thể chiến thắng với thời gian. Trong quá khứ đế quốc bạc tỷ đã tăng trưởng mãi vào các cấu trúc lớn hơn, những cấu trúc này được xây dựng trước một cách sự vội vã. Kroeber nhớ lại thời gian ông đến Bắc Kinh năm 1985, ông và vợ đã cùng chạy xe đạp trên đường cao tốc vành đai mới được hoàn thành, bởi vì lúc đó không có xe hơi di chuyển trên đường. Ngày nay có thêm một nửa tá đường vành đai nhưng trên tất cả các đường này xe cộ di chuyển đông đặc.

 

Những người lạc quan cũng cho rằng Bắc Kinh - không giống như nhiều nước châu Âu – có khả năng về chính sách phát triển kinh tế, nhờ dự trữ ngoại hối 3200 tỷ USD và nợ chính phủ chỉ với 50% tổng sản phẩm trong nước (GDP).

 

Sự thật là tình hình tài chính không mạnh mẽ cho lắm. Các cơ quan chính phủ chồng chất với  khoản nợ khổng lồ. Năm 2011 dịch vụ kinh tế Bloomberg báo cáo về một số hoạt động kinh doanh mạo hiểm của chính quyền địa phương. Loudi, một thành phố 4 triệu-dân cư ở phía nam, tài trợ một chương trình xây dựng hạ tầng cơ sở với 185 triệu đô la Mỹ - sân vận động, đường giao thông, nhà máy xử lý nước - bằng công trái phiếu với vật bảo chứng là bất động sản được định cao giá hơn (giá thực sự trên thị trường).

 

Loudi có lẽ hiện diện khắp mọi nơi. "Xây dựng là phương tiện dễ nhất của chính quyền cấp tỉnh nhằm đáp ứng chỉ tiêu tăng trưởng của trung ương", Gillem Tulloch, chuyên gia phân tích người Hong Kong, cho biết.

 

Vào năm 2011 nợ của Trung Quốc trong khu vực công và tư đạt một nửa tổng sản phẩm trong nước (GDP) - các quốc gia khác đã đưa ra con số cao hơn. "Nhiều chính quyền tỉnh sẽ không thể thực hiện lời hứa trả nợ của họ," Jinsong Du, một chuyên gia của ngân hàng đầu tư Credit Suisse tại Hồng Kông, dự đoán.

Bí thư đảng tỉnh cho rằng, Bắc Kinh sẽ giúp đỡ trong trường hợp khó khăn.

 

Tỷ lệ đầu tư tính trên sản phẩm quốc nội (phần trăm)

.

J: Năm bắt đầu được quan sát (J=2002 cho China, 1989 cho Thailand vv…)

Trung quốc được cân bằng? Tại Thái Lan, trong những năm phát triển tỷ lệ đầu tư cũng rất cao - trước khi sụp đổ. Sẽ đến phiên Trung Quốc? Nguồn: Nomura

 

Tình trạng ngành ngân hàng cũng không rõ ràng. Chính thức, theo báo cáo là lợi nhuận đạt kỷ lục và (ngành ngân hàng) được coi là ổn định. Tuy nhiên, một nghiên cứu của Ngân hàng Đức Deutsche Bank ước tính rằng 25% các khoản vay ngân hàng hiện nay thuộc về ngành bất động sản đang bịnh hoạn. Cơ quan định giá Fitch thậm chí còn nêu 35%. Ngoài ra theo các nhà phê bình thì các khoản nợ xấu của các công ty nhà nước và "những con voi trắng" được che dấu.

 

Tất cả những hiện tượng ở Trung Quốc thể hiện được gì khi nhìn tổng quát? Edward Chancellor thuộc công ty quản lý tài sản Hoa Kỳ GMO có thể đúng khi ông nói: "... Tôi không biết khi nào sự sụp đổ xảy ra, tôi chỉ biết là Trung Quốc có tất cả các triệu chứng của sự bùng nổ quá mức và sẽ kết thúc một cách cổ điển là khủng khiếp".

 

FOCUS hỏi các tổng công ty Đức thuộc Dax30 về nguy cơ Trung Quốc. 13 tổng công ty  trả lời và nhận xét tình hình như sau: Ba tổng công ty lo sợ bất ổn xã hội và các cuộc biểu tình sẽ xảy ra, sáu cho rằng xuất cảng sẽ giảm đi, đầu tư rất cao vào hạ tầng cơ sở  hoặc một bong bóng bất động sản sẽ đến, bảy tổng công ty cho rằng sẽ xảy ra một cuộc khủng hoảng ngân hàng.

 

Juliet Giang, Phó giám đốc của công ty xây dựng đầy tham vọng Broad ở Trường Sa, không hề có hoài nghi về tình thế căng thẳng. Bà đã có phản ứng kinh dị khi được hỏi liệu kế hoạch xây dựng đạt kỷ lục này có bị thất bại và có quá nhiều căn hộ (bị bỏ trống): "Không, không, làm sao Quí vị lại nghĩ vậy? Toà nhà của chúng tôi sẽ được sử dụng cấp bách"

 

Tựa đề: Die China-Blase

Tác giả: Dudrun Dometeit & Joachim Hirzel´

Đăng trên tuần báo Đức FOCUS ngày 23.07.2012.

Người dịch: Nguyễn Hội

 






Báo Mỹ khẳng định
“Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam”


Tạp chí Christian Science Monitor của Mỹ mới đây đăng bài về việc thu thập bản đồ chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Trần Đình Thắng. Đây là bài báo đầu tiên ở Mỹ có dòng chữ khẳng định “Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam”.
Báo Mỹ khẳng định “Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam”Trần Đình Thắng có trong tay 150 tấm bản đồ và ba tập bản đồ cổ Trung Quốc, trong đó chỉ ra rằng các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa chưa bao giờ là một phần của Trung Quốc.


Thời gian qua, một số tờ báo Mỹ đã nói về tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Trung Quốc và các nước Châu Á. Nhưng bài viết vừa qua trên tạp chí Christian Science Monitor - tờ báo khá lớn, thuộc thể loại báo chính trị, phát hành cả ở Mỹ và quốc tế - là bài đầu tiên ở Mỹ có dòng chữ khẳng định “Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam”, mặc dù đó là lời phát biểu của cá nhân anh Trần Thắng.

Dưới đây là bài viết của Mai Ngọc Châu, đang học thạc sỹ báo chí ở Boston về việc trên. Lao Động điện tử xin trích dịch dưới đây.Nghĩa vụ giữ gìn đất nước Năm 1995, Trần Đình Thắng, một Việt kiều Mỹ, mời giáo sư Trần Văn Khê từ Đại học Sorbonne (Pháp) - chuyên gia về âm nhạc Việt Nam, đến nói chuyện tại Đại học Connecticut (trường Uconn – Mỹ). Buổi nói chuyện của ông đã trở thành một phần lịch sử của trường Uconn. Cuộc đó thu hút hơn 300 khán giả, nhưng một phần ba trong số đó là để phản đối chính phủ Việt Nam. Nhưng điều đó không làm Trần Thắng nhụt chí. Lúc đó anh là sinh viên năm thứ ba ngành cơ khí và là Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam của trường.

Thắng nhận ra rằng, cuộc gặp với một biểu tượng văn hóa Việt Nam đã đánh thức trong anh tình yêu với quê hương. “Chính giáo sư Khê đã cho tôi sức mạnh nội tại để theo đuổi việc trao đổi văn hóa", Trần Thắng nói. Giờ đây tình yêu của Thắng với tất cả những gì mang tính Việt Nam còn kết hợp với một sự say mê khác: Sưu tập bản đồ cổ. Anh đã có trong tay 150 tấm bản đồ và ba tập bản đồ cổ Trung Quốc, trong đó chỉ ra rằng các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa chưa bao giờ là một phần của Trung Quốc như nước này tuyên bố, mà thực ra là thuộc về Việt Nam.

Các chuyên gia về biển Đông nói rằng, nếu các tranh chấp biển đảo được đưa ra Tòa án Công lý Quốc tế, bộ sưu tập bản đồ của Trần Thắng có thể được dùng làm bằng chứng lịch sử để phản bác các đòi hỏi của Trung Quốc. “Là người Việt, tôi có nghĩa vụ giữ gìn đất nước”, Trần Thắng nói. Anh bảo rằng anh luôn mong muốn biến những suy nghĩ của mình thành hành động. Trần Thắng sống cùng bố mẹ ở West Hartford, bang Connecticut. Gia đình anh sang Mỹ từ năm 1991.

Sau khi tốt nghiệp ngành cơ khí ở đại học Uconn, Trần Thắng tiếp tục lấy bằng thứ hai về quản lý và kỹ thuật, rồi anh làm việc cho công ty Electric Boat. Hiện Thắng là kỹ sư của công ty Prat & Whitney, một nhà sản xuất linh kiện máy bay. Trần Thắng bắt đầu sưu tập bản đồ cổ từ tháng 7/2012 với suy nghĩ rằng những bản đồ đó sẽ giúp bảo vệ chủ quyền Việt Nam. Anh lên mạng bán đấu giá eBay, tìm kiếm các từ khóa như “Bản đồ Trung Quốc”, “Bản đồ Đông Dương”, “Đảo Hải Nam”. Anh nói: “Các công trình của người phương Tây thường dựa trên cơ sở khoa học, vì thế tôi cho rằng các bản đồ cổ do phương Tây vẽ có thể là bằng chứng khoa học về chủ quyền của Việt Nam”.

Trần Thắng tìm kiếm trên mạng, liên hệ với các nhà sử học, lấy ý kiến của các chuyên gia về biển Đông từ Mỹ đến Việt Nam. 150 bản đồ và 3 tập bản đồ anh sưu tập được xuất bản ở Anh, Mỹ, Pháp, Đức, Canada, Ấn Độ và Trung Quốc từ 1626 đến 1980. “Khoảng 80 tấm bản đồ và 3 tập atlas chỉ rõ, biên giới phía nam Trung Quốc là đảo Hải Nam, và 50 bản đồ chỉ rõ các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam", Trần Thắng cho biết. Tiến sỹ Trần Đức Anh Sơn của Viện Phát triển Kinh tế Xã hội Đà Nẵng khẳng định, các sưu tập của Thắng đã cung cấp thêm bằng chứng lịch sử và khoa học để chứng minh chủ quyền của Việt Nam với Hoàng Sa Trường Sa, bác bỏ đòi hỏi vô lý của Trung Quốc với hai quần đảo này. Còn giáo sư danh dự Đại học New South Wales (Australia), ông Carl Thayer, nói rằng bộ sưu tập của Trần Thắng cho thấy sự đối lập trong đòi hỏi của Trung Quốc.Trái tim ở Việt Nam Từ năm 1996, cùng với bạn bè, Trần Thắng đã thành lập ra tạp chí Nhịp Sống, một tạp chí bằng tiếng Việt để thúc đẩy hiểu biết về văn hóa Việt Nam.

Tạp chí dày 124 trang, ra mỗi năm một kỳ, tập hợp các bài viết về lịch sử, xã hội, văn học, nghệ thuật Việt Nam, thu hút sự đóng góp của rất nhiều học giả và nghệ sỹ ở Mỹ, ở Việt Nam và nhiều nơi khác. Tạp chí đã đến với nhiều người Mỹ gốc Việt cho dù họ có quan điểm khác nhau. Năm 2000, Trần Thắng tiếp tục thúc đẩy các trao đổi văn hóa lên một bước mới. Với sự ủng hộ của nhiều học giả Việt Nam có tên tuổi ở nước ngoài, Trần Thắng đã thành lập tổ chức phi lợi nhuận có tên Viện Văn hóa Giáo dục Việt Nam (IVCE). IVCE thường tổ chức tại Việt Nam các hội thảo về việc du học Mỹ và trợ giúp sinh viên Việt Nam xin học bổng tại Mỹ.

12 năm qua, Trần Thắng đi lại như con thoi giữa Mỹ và Việt Nam, tổ chức khoảng 60 hội thảo mùa hè về du học tại Mỹ, với sự giúp đỡ từ kinh nghiệm trực tiếp của hàng trăm người Mỹ gốc Việt. Hàng chục trường đại học Mỹ và Việt Nam giờ là đối tác của IVCE để trao đổi các đoàn và thiết lập các chương trình hợp tác. IVCE cũng đã tổ chức 44 sự kiện khắp nước Mỹ đề giới thiệu về âm nhạc, nghệ thuật cổ truyền, mỹ thuật, văn học, chiếu phim tài liệu và phim truyện Việt Nam. “Trần Thắng sống ở Mỹ, nhưng trái tim anh ấy ở Việt Nam”, nữ diễn viên điện ảnh Hồng Anh nói. Cô đã tham gia cùng Trần Thắng trong chuyến đi tới các trường đại học vùng đông bắc nước Mỹ hồi tháng 11.2012.

Còn giáo sư Trần Văn Khê, người trở thành thầy giáo của Trần Thắng, thì nói: “Thắng đã cống hiến cho nhiều chương trình có ích cho Việt Nam theo nhiều cách khác nhau. Nhưng Thắng không bao giờ khoa trương về những gì mình đã làm”. Trần Thắng nói, anh cảm thấy mình có nghĩa vụ làm việc vì đất nước: “Đó là nhiệm vụ của đời tôi".
Theo M.H


 
NÉN HƯƠNG NGÀY GIỖ TỔ
(Trích thi phẩm Gọi Đàn)
 
 
Con xin thắp, đây nén hương lưu lạc
Gởi vọng về miền đất cũ, quê hương
Hăm mấy năm ôm nỗi sầu quốc nạn
Thêm tủi lòng ngày giỗ tổ Hùng Vương
 
Xin cảm tạ ơn Người, công gây dựng
Bao hành trình khó nhọc, buổi sơ khai
Thành một nước có binh hùng tướng dũng
Giặc bao lần tháo chạy, sợ quyền oai
 
Khí tiết nọ đã xanh hồn sông núi
Máu xương kia trong đất đã lừng thơm
Sông Bạch Đằng đã bao lần sóng nổi
Gươm Mê Linh một thuở đã kiên cường
 
Tất cả đó và sẽ còn mãi đó
Vẫn vô cùng hiển hách đến nghìn sau
Dù hôm nay nghiệt ngòi trong bão  tố
Nhưng ngày mai sông núi sẽ tươi màu
 
Vâng, sẽ có một ngày mai sán lạn
Cho quê hương, cho nòi giống Việt Nam
Triệu bó đuốc đang bừng lên sức sáng
Triệu con tim đang hát khúc da vàng
 
Đây, một nén hương lòng con cháy đỏ
Khói u hoài cao ngất chín tầng mây
Con kính cẩn xin hồn thiêng Quốc Tổ
Đưa Việt Nam qua cuộc biển dâu này !
 
Ngô Minh Hằng

         











 

 

 

 

 

 

 

 

 


 
Posted on 06 Sep 2011
TOP
back to Audio FreeViet INDEX
...MORE COLLECTIONS

  • Thỉnh Nguyện Thư vận động Chính Quyền & Quốc Hội Mỹ
  • Giáo Hội Phật Giáo VN Thống Nhất: Đạo đức &Tôn giáo!
  • Văn Phòng II Viện Hóa Đạo: Hiểm họa mất nước!
  • Hội Ngộ Dân Chúa 2011
  • TS Nguyễn Xuân Nghĩa: Giờ Giải Ảo + Bên Kia Màn Khói
  • Ts Phan Văn Song: Tinh thần Đại Việt giữ nước và cứu nước
  • Ts Nguyễn Đình Thắng: Muốn thay đổi, phải hành động!


    Các Đài Phát Thanh Việt Ngữ
    hướng về Việt Nam:

    » VOA
    » BBC phát thanh từ Luân Đôn
    » RFI (Radio France Internationale)
    » RFA - Radio Free Asia
    » VERITAS - Chân Lý Á Châu
    » Đài Phật Giáo Việt Nam

    Các đài phát thanh từ Hoa Kỳ:

    » Radio Bolsa
    » Saigon Radio Hải Ngoại


    « FreeVietNews.com

  •  



      
      Services | © 2008 - 2024
    (1)