Translate this page: English French German Spanish Vietnam
LM Nguyễn văn Khải: giáo dân xông vào nơi hiểm nguy!

Linh Mục Nguyễn Văn Khải
nói chuyện về hiện tình đất nước

tại San Jose 12/8/2012

 (TN  ghi)

 

Trong thời gian từ 27/7/2012 đến 12/8/2012, Lm Nguyễn Văn Khải, nguyên là phát ngôn nhân của giáo xứ Thái Hà (Hà Nội) hiện đang du học tại Roma, đã có các cuộc gặp gỡ, trao đổi với đồng hương tại Westminster (Nam Cali) ngày 27/7/201;) tại Saint Louis (Missouri) ngày 5/8/2012 và tại San Jose (Bắc Cali) ngày 11/8 và 12/8/2012 tại hai địa điểm khác nhau.

Từ những năm 2008, 2009, 2010 tới nay, giáo dân Thái Hà (Hà Nội) đã liên tiếp tổ chức các buổi thắp nến, cầu nguyện để đấu tranh cho công lý và sự thật trước những áp bức, bất công, cướp đất nhà thờ, vi phạm quyền tự do tôn giáo của Cộng Sản Việt Nam, qua báo chí và internet, Lm Nguyễn Văn Khải là một khuôn mặt nổi bật nhất.

  

 

 




Năm 2010, Phong Trào Giáo Dân Việt Nam hải ngoại đã trao tặng giải tự do tôn giáo lấy tên cố Tổng Giám Mục Nguyễn Kim Điền cho giáo xứ Thái Hà và Lm Nguyễn Văn Khải.  Sau đó, Lm Nguyễn Văn Khải đã đến được Roma theo kế hoạch của Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam để theo đuổi chương trình học của Giáo Hội Công Giáo tại đây.

Kỳ nghỉ hè năm 2011, Lm Nguyễn Văn Khải đã đến Hoa Kỳ và thể theo lời mời của Phong Trào Giáo Dân Việt Nam hải ngoại, Cha Khải đã đến Orange County (Nam Cali) nói chuyện với đồng hương về tình hình vi phạm tự do tôn giáo tại Việt Nam. Lần đầu tiên, LM Nguyễn Văn Khải đã xuất hiện tại Trung Tâm Công Giáo Việt Nam/ Orange và đã được hơn 700 đồng hương khồng phân biệt tôn giáo hoan hô nhiệt liệt.

 Qua báo chí, truyền hình, Internet, những hình ảnh về Cha Khải đã được phổ biến khắp nơi và tại Việt Nam đặc biệt là giới trẻ cũng đã trực tiếp theo dõi các sinh hoạt của Cha. Riêng tại Bắc Cali, nhất là đồng hương tại San Jose, đã muốn mời Cha Khải về đây gặp gỡ bà con một chuyến nhưng mãi đến mùa Hè 2012 nầy mới thực hiện được.

 Theo chương trình đã được loan báo, chiều Thứ Bảy, 11/8/2012, lúc 4:00 giờ chiều, Cha Khải đã phát biểu trước Đại Hội Liên Kết yểm trợ Khối 8406 quốc nội, được tổ chức tại 765 Story Rd, San Jose, CA 95122.

 

Với thời gian ấn định là 15 phút, Cha Khải đã phát biểu về vấn đề đoàn kết đấu tranh trước tình hình hiện nay, đã làm cho các tham dự viên, đặc biệt là giới trẻ cảm thấy như có một ngọn lửa từ trái tim nhiệt thành của Cha Khải chuyển đến cho mọi người. Cha Khải đến đây chỉ là khách được mời và không phải là diễn giả chính.

Theo Thư Mời của Phong Trào Giáo Dân Việt Nam hải ngoại được phổ biến qua báo chí và truyền thanh, truyền hình, internet,v.v...với chữ ký của ông Đỗ Như Điện (Điều Hợp Viên Phong Trào toàn thế giới): "Kính mời quí đồng hương Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản, không phân biệt tôn giáo đến tham dự buổi nói chuyện của Lm Phêrô Nguyễn Văn Khải về những vấn đề nóng bỏng đang diễn ra tại Việt Nam..."  Lm Nguyễn Văn Khải đã nhận lời nói chuyện tại Trung Tâm Văn Hóa Việt Mỹ vào lúc 2 giờ 30 chiều Chủ nhật 12/8/2012...

Từ 2 giờ PM, dưới thời tiết nóng bức của vùng thung lũng hoa vàng (San Jose) trên 100 độ F. mà bà con đã có mặt, ngồi hết các ghế của Hội Trường Trung Tâm Văn Hóa Việt Mỹ (2290 Tully Road, San Jose, CA 95122). Trước khi vào chương trình, một nữ sinh viên gốc Việt đã hát 02 bài của nhạc sĩ Việt Khang: "Anh là Ai?" "Việt Nam Tôi Đâu?" làm cho mọi người hiện diện cảm thấy đau xót cho thân phận quê hương, có người không cầm được nước mắt.

Bà con đến trễ không còn chỗ ngồi, phải đứng. Giới truyền thông đã có mặt rất sớm và bắt đầu làm phóng sự. MC là một người đến từ San Diego, Nam Cali, ông Thiều Đỗ bắt đầu giới thiệu chương trình và tuyên bố khai mạc: nghi thức chào cờ, mặc niệm, giới thiệu thành phần tham dự.

 Tiếp đến, Cựu Thiếu Tướng Nguyễn Khắc Bình, nhân sĩ địa phương ngỏ lời chào mừng LM Phêrô Nguyễn Văn Khải đến từ Roma...Ông Đỗ Như Điện, thay mặt Ban Tổ Chức nói về ý nghĩa buổi sinh hoạt và giới thiệu diễn giả là m Phêro Nguyễn Văn Khải...Kỹ sư Đỗ Như Điện cũng giới thiệu qua về Phong Trào Giáo Dân Việt Nam hải ngoại là một tổ chức giáo dân trực thuộc Bộ Giáo Dân của Tòa Thánh Vatican, ra đời từ 1992 tại Roma đến nay đã được 20 năm, quy tụ những giáo dân với tư cách công dân, dấn thân vào các hoạt động văn hóa, xã hội,chính trị... cùng với các tín đồ của các tôn giáo khác tranh đấu cho tự do tôn giáo, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam.

Phái đoàn từ Nam Cali đến, ngoài Kỹ sư Đỗ Như Điện còn có Giáo sư Nguyễn Lý-Tưởng, cựu Dân Biểu Việt Nam Cộng Hòa, và ông Thiều Đỗ, cũng là thành phần Ban Tổ Chức.

Lm Nguyễn Văn Khải, trong y phục của một tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế, đã bước lên bục thuyết trình trước những tràng vỗ tay hoan hô nhiệt liệt của đồng hương. Có lẽ mọi ngươì đang chờ đợi để nghe Cha Khải nói chuyện.

Ngài nói chuyện gần 01 tiếng đồng hồ mặc dù theo chương trình, Ban Tổ Chức dành cho ngài 45 phút. Nhưng đồng hương muốn để cho ngài được rộng thời giờ để nói cho hết ý. Với lối nói chuyện dí dỏm, đưa ra những dẫn chứng cụ thể, những câu chuyện xảy ra trong xã hội cộng sản Việt Nam không kém phần khôi hài, có khi bi thảm... Khán thính giả nhiều lần vỗ tay hoan hô cũng như nhiều trận cười đắc ý.

Sau phần nói chuyện của Cha Khải, giáo sư Ngô Đức Diễm, một nhân sĩ địa phương đã được mời điều hợp chương trình thảo luận. Không khí trong hội trường trở nên sôi nổi lạ thường. Nhiều câu hỏi hóc búa, nói thẳng không sợ đụng chạm, không sợ mất lòng...Nhưng Cha Khải đã trả lời cũng thẳng thắn, thành thật và rất có ý nghĩa, có lý có tình...

Nhiều người khen ngài là một diễn giả thông minh, khôn ngoan và tất nhiên là một nhà hùng biện. Cha Khải sinh năm 1970, đến nay mới 42 tuổi, đi tu chui, chịu chức Lm chui, không được học chương trình đào tạo Lm tại Đại Chủng Viện (chính quy) nhưng ngài đã trải qua cuộc đời dấn thân tranh đấu, có nhiều kinh nghiệm về lý luận.

 






Phần thảo luận kéo dài thêm nửa giờ nữa cho đế gần  6 giờ pm mới chấm dứt. Để kết thúc chương trình, Gs Nguyễn Lý-Tưởng, cựu Dân Biểu Việt Nam Cộng Hòa, cựu tù nhân chính trị với 14 năm tù sau 30/4/1975 đã thay mặt Ban Tổ Chức cám ơn Cha Khải và quý vị quan khách. Ông nói đại ý như sau:

Chúng tôi xin thay mặt cho Ban Tổ Chức và Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại, kính gửi đến Quý Vị và Quý Bạn lời cám ơn chân thành về sự có mặt của Quý vị và Quý bạn trong buổi gặp gỡ với Linh mục Nguyễn Văn Khải, Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà, Hà Nội ngày hôm nay. Mùa Hè năm 2011, lần đầu tiên chúng tôi được đón tiếp Lm Nguyễn Văn Khải, người phát ngôn của giáo xứ Thái Hà đến Nam Cali. Nhưng rất tiếc, chúng tôi không thể sắp xếp để cho Lm Nguyễn Văn Khải  có mặt tại San Jose theo yêu cầu của bà con ở đây được. 

 Vì thế, hôm nay chúng tôi phải từ Nam Cali lặn lội đến đây để cùng các thân hữu của Phong Trào Giáo dân địa phương đưa Cha Khải đến với đồng hương trong cuộc gặp gỡ nầy. Chúng tôi ghi nhận những tình cảm mà qúy vị và quý bạn đã dành cho Lm Nguyễn Văn Khải trong cuộc gặp gỡ hôm nay. Tinh thần hiếu khách và lòng yêu nước của đồng hương đã giúp cho chúng ta ngồi lại với nhau, không phân biệt tôn giáo hay tổ chức chính trị.

Đó là một cơ hội rất may mắn và thuận lợi để chúng ta tiếp tục cuộc đấu tranh vì công lý và sự thật, tranh đấu cho tự do tôn giáo, dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam. Trong việc tổ chức, tất nhiên không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Kính mong qúy vị và qúy bạn vui lòng bỏ qua cho. Xin cầu chúc quý vị và quý bạn được nhiều sức khỏe, may mắn và thành công trong cuộc sống hiện tại và tương lai.

Chương trình kết thúc lúc 6:00 PM. Xin đón xem hình ảnh và nội dung được cuộc gặp gỡ này được phổ biến trên cá đài truyền hình và internet, v.v. Cám ơn.
(TN ghi)

 

Tường trình tổng quát sơ khởi
Ðại Hội Liên Kết Ðấu Tranh Dân Chủ
Nhân Quyền Cho Việt Nam
tại San Jose Aug 11, 2012



1- Tương tự như Hội Nghị Diên Hồng khi xưa, trong không khí hừng hực lửa cứu nước trong hội trường Ðại Hội Liên Kết Ðấu Tranh Dân Chủ Nhân Quyền Cho Việt Nam, 250-300 đại diện trên 100 đoàn thể, tổ chức và đảng phaí khắp nơi trên thế giới (đa số là Hoa kỳ), đã tham dự đại hội sáng ngày 11 tháng 8, 2012, đã thảo luận đường lối yểm trợ cho cao trào đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền trong quốc nội. Ðại Hội đã đồng thanh đồng lòng bầu 11 nhân sĩ đại diện cuả các đoàn thể và đảng phái vào Ban Vận Ðộng Thành Lập Ủy Ban Liên Kết Ðấu Tranh Dân Chủ Nhân Quyền Cho Việt Nam. Ủy Ban thành lập Nghị Quyết cho Ðại Hội.

Ðồng thời Uỷ Ban Vận Ðộng chấp nhận thời hạn 60 ngày để hoàn thành nhiệm vụ mời goị nhân tài trên thế giới tham gia và thành lập  UB Liên Kết Ðấu Tranh Dân Chủ Nhân Quyền Cho Việt Nam, hầu yễm trợ hữu hiệu cho cao trào đấu tranh quốc nội trong công cuộc cứu nguy đất nước thoát khỏi ách đô hộ tham tàn cuả Tàu Cộng và sự cai trị tàn ác và bóc lột tham lam của Việt Cộng.

Hõi các nhân tài, và con yêu của đất nước, xin ghi danh vào danh sách tình nguyện vào UB Liên Kết Ðấu Tranh Dân Chủ Nhân Quyền cho Việt Nam để được dịp phục vụ cho quê hương.
 
2- Sau buổi cơm trưa là Phần 2 Ðại Hội mở rộng cho toàn thể đồng  hương, con số người tham dự lên đến khoảng 500-550 quý đồng hương và đaị diện các hội đoàn tổ chức yêu nước tham gia Ðại Hội, với sự tham dự của 3 diễn giả: Nhạc sĩ Trúc Hồ, Tiến sĩ Hà Văn Hải và Lm Nguyễn Văn Khải và các màn nhạc cảnh đặc sắc của Biệt Ðoàn Văn Nghệ Lam Sơn.

UB Vận Ðộng Thành Lập Uỷ Ban Liên Kết Ðấu Tranh Dân Chủ Nhân Quyền Cho Việt Nam trình diện 11 thành viên của UB Vận Ðộng, và đọc Nghị Quyết cuả Ðại Hội Liên Kết Ðấu Tranh Dân Chủ Nhân Quyền Cho Việt Nam trước Ðại Hội. Uỷ Ban Vận Ðộng và Nghị Quyết đã được Ðại Hội chấp thuận.
 
xem thêm hình ảnh tại đây:
http://www.photoshop.com/users/longuyen_vnaf68/albums/430a35f720e9405cb44356db3f56971ePosted on 14 Aug 2012
[ print ]











Cảnh tuyệt vọng của Công Giáo
Việt Nam: Chuyện một linh mục

LTS : Dưới đây là ký sự của Thông Tấn Công Giáo Catholic News Agency về hoàn cảnh khó khăn của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam qua cuộc đời vị linh mục trẻ tuổi giữ vững đức tin và đấu tranh cho công lý và hòa bình ở Việt Nam.
 
Alan Holdren & David Kerr/CAN
Chuyển ngữ: Người Việt
 
ROME (CNA) - “Nếu tôi trở về bây giờ, họ sẽ ném tôi vào tù và giết tôi chết.” Ðây là những lời thẳng thắn đánh dấu lần gặp gỡ với Cha Nguyễn Văn Khải, một linh mục 41 tuổi hiện đang sống ở Rome.


Tội của ông? Không giấu giếm đức tin Công Giáo.
“Cha mẹ tôi dạy tôi cầu nguyện ra sao hàng ngày và giữ đức tin trong nhà vì chúng tôi không bao giờ tới nhà thờ”. Cha Khải nói. Ông lớn lên ở ngôi làng Phúc Nhạc tỉnh Ninh Bình phần đông là người Công Giáo.

“Tôi được biết là nhà cầm quyền không cho phép giáo dân tụ tập đi lễ ở nhà thờ. Cho nên, được tham dự một thánh lễ là dịp may đặc biệt của tôi”. Ðây là tình cảnh mà rất nhiều tín đồ Công Giáo Việt Nam phải biết để giữ đạo. Ðối với Cha Khải, tuy nhiên, bất cứ ý nghĩ nào về giữ im lặng để cùng tồn tại với chế độ đã tan biến nhân một biến cố đặc biệt thời niên thiếu.

“Một hôm, tôi gặp một phụ nữ bị tâm thần từng hay đi lang thang trong làng. Bà đến nhà thờ trong nước mắt, đập cửa trước với các bàn tay xương xẩu và kêu lớn trong đau khổ: Nhà thờ vẫn ở đây, mà cha đi đâu rồi?”
“Cha” (là tiếng gọi quen thuộc của giáo dân với vị linh mục) vốn là linh mục chính xứ Mathew Hậu, đã bị bắt giam mấy năm trước, bị tra tấn rồi bị nhà cầm quyền cộng sản địa phương giết chết. Sau đó là cuộc đàn áp dữ dội tất cả mọi giáo dân Công Giáo trong làng, gồm cả gia đình Cha Khải.

“Sau khi biết chuyện LM Hậu và những hành động anh hùng của cha ở lúc cuối đời nhằm bảo vệ đức tin của giáo dân, đặc biệt là những câu chuyện về việc bắt ngài, tra tấn và giết người phi lý, tôi tự nhiên có một ý nguyện mãnh liệt muốn trở thành một tu sĩ, một ‘Cha’ như ngài”. LM Khải nói.

Rồi từ đó bắt đầu 12 năm bí mật học tập với một mục tiêu duy nhất là trở thành một linh mục Công Giáo. Ban đầu, LM Khải đi tìm một vị linh mục Dòng Chúa Cứu Thế duy nhất còn sót lại ở miền Bắc Việt Nam, một người có họ xa với ông, Cha Giuse Bích. Giả dạng làm người săn sóc người già, LM Khải ở nhà Cha Bích ở Hà Nội.

“Không may, công an Hà Nội nghi ngờ lý do thật sự của tôi ở đây. Họ triệu tập tôi nhiều lần tới trụ sở công an phường để thẩm vấn cũng như tạo rất nhiều áp lực với Cha Giuse Bích.” LM Khải nói.

Sau đó, LM Khải phải rời đến một nơi tương đối an toàn hơn ở Sài Gòn. Tại đây, sau nhiều năm tu học bí mật, Cha Khải nói “Tôi đã được bí mật thụ phong linh mục trong một căn phòng nhỏ vào ban đêm 25 tháng 9, 2001”.

Từ đó, ông bắt đầu một thập niên sứ vụ linh mục cho giáo dân Công Giáo cả ở hai miền Nam và Bắc, thường phải chơi trò trốn chạy mèo với chuột với nhà cầm quyền Cộng Sản. Tuy nhiên, tới năm 2010 “sau mấy năm lãnh đạo giáo dân trong các cuộc đòi hỏi công khai cho công lý và sự thật chống lại sự đàn áp của nhà cầm quyền Cộng Sản”, LM Khải cho hay các bề trên của ngài quyết định gửi ngài sang Rome.

Vì không thể rời Việt Nam bằng đường lối bình thường, ông đã phải vượt biên băng qua Lào rồi sang Thái Lan. “Sau nhiều ngày đầy hiểm nguy trong đó có hơn một lần tôi đối diện với sự sợ hãi về cái chết, tôi đã đến được Bangkok”, thủ đô Thái Lan.

“Xuyên qua chuỗi ngày đi trốn tôi biết rằng Thánh Giuse đã bảo vệ tôi một cách đặc biệt. Câu chuyện của chính ngài đã hướng dẫn Ðức Mẹ Maria và Chúa Hài Ðồng tới an toàn vẫn là niềm hy vọng và nguồn cảm hứng của tôi”. LM Khải nói.

Tại Tòa Thánh Roma, cuộc vận động của ông cho Giáo Hội Công Giáo Việt Nam vẫn tiếp tục. Ông cho mọi người coi các tấm hình biểu tình ôn hòa và cầu nguyện mà bị công an đàn áp bởi cảnh sát cơ động, các tấm hình về những loại lựu đạn cay đã được (công an) dùng và các người phụ nữ bị đánh đập. Ông còn cho coi những tấm hình các hài nhi, ông nói, bị nhà cầm quyền cưỡng bách phá thai.

LM Khải nói ông chôn tất cả các hài nhi đó một cách tương xứng.

LM Khải cho hay những tháng vừa qua sống ở trung tâm của giáo hội chỉ làm ông tăng thêm sâu xa “lòng yêu và lòng cống hiến cho đạo của các anh chị em Công Giáo Việt Nam ở quê nhà vẫn còn đang đấu tranh và chịu đựng đau khổ hàng ngày để giữ được niềm tin trong một chế độ bất nhân”.

Sự thống khổ của giáo dân, theo ông là (do bị đàn áp) “có hệ thống” và do bị “lừa đảo” che giấu dưới nhiều vỏ bọc, từ can thiệp trong việc bổ nhiệm giám mục xuống đến sự phân biệt đối xử hàng ngày về mặt chính trị, luật pháp và quyền tự do thờ phượng.
“Nhà cầm quyền sử dụng mọi quyền lực trong tay, kể cả hệ thống truyền thông của nhà nước, guồng máy chính trị, luật lệ và hệ thống giáo dục công lập để chặn đứng sự phát triển của Công Giáo bằng tất cả mọi giá. Người Công Giáo ở tất cả mọi nơi tại Việt Nam đều bị coi là công dân hạng hai, đáng bị phân biệt đối xử bằng luật lệ”. Ông kết luận.

Thông điệp chính của LM Khải là ông không những muốn thế giới bên ngoài phản đối mà còn muốn mọi người cầu nguyện cho Việt Nam, một xứ sở ông tin là đã chín muồi cho thông điệp của Chúa Giêsu và Tin Mừng.

“Xã hội Việt Nam nói chung đang khao khát sự thật và công lý mà kết quả của nó là hòa bình. Người dân chán ngán sống trong một chế độ đầy những dối trá, tham nhũng và đối xử bất công. Khi giới lãnh đạo Công Giáo mạnh mẽ cổ võ cho những giá trị căn bản này, họ sẽ đạt được sự kính trọng và sự trung thành của người dân nghèo khổ, người có học thức và các người trẻ tuổi đang tìm kiếm những giá trị đó”.

The desperate plight of Catholics in Vietnam
– one priest’s story
By Alan Holdren and David Kerr

Father Peter Nguyen Khai.- “If I return now, they will throw me in jail and kill me.” These are the frank words that mark an encounter with Father Peter Nguyen Khai, a 41-year-old Vietnamese priest living in Rome.  His crime? Not hiding his Catholic faith.

“My parents taught me how to pray daily and keep the faith in our home, but we never went to church,” says Fr. Khai who grew up in the predominantly Catholic village of Phuc Nhac in the Ninh Binh province of northern Vietnam.

“I learned that the government did not allow the parishioners to gather for worship at the church. Attending Holy Mass, therefore, was a special treat for me.”

It is a situation that many Vietnamese Catholics simply had to learn to live with. For Fr. Khai, though, any thoughts of quietly co-existing with the regime evaporated following one particular boyhood experience.

“One day, I saw a mentally ill woman who used to wander around the village. She came to the church in tears, banging on its front door with her skinny hands and crying out with great anguish: ‘The church is still here, but where is Father?’”

“Father” was a local pastor, Fr. Matthew Hau, who a few years before had been arrested, tortured and killed by the local communist authorities. A vicious persecution of all the Catholics in the village then ensued – the Khai family included.

“After learning the story of Fr. Matthew Hau and his heroic acts to the end of his life in order to protect the faith of his people, especially the accounts of his arrest, torture and senseless murder, I suddenly had a strong desire to become a priest—a “Father” like him,” says Fr. Khai. 

And so began 12 years of clandestine formation with just one aim – to become a Catholic priest.

Initially he sought out the only surviving Redemptorist priest in northern Vietnam, a member of his extended family, Fr. Joseph Bich. Under the pretense of being the old man’s caretaker, Fr. Khai studied at Fr. Bich’s home in Hanoi.

“Unfortunately, the police in Hanoi suspected my real reason. They summoned me repeatedly to the local precinct for interrogation and put all kinds of pressure on Fr. Joseph Bich.” 

And so, Fr. Khai set off for the relative safety of Saigon in the south of the country. It was here after years of secret studying, that Fr. Khai says, “I was secretly ordained to the priesthood in a small room on the night of September 25, 2001.”

Thus began a decade of priestly ministry to the Catholic population in both north and south Vietnam, often playing a game of cat-and-mouse with the communist authorities.

However in 2010, “after a few years of leading the faithful,” says Fr. Khai “in highly publicized quests for justice and truth against the oppression of the communist government,” his superiors decided to send him to Rome. Unable to leave the country legally, he made a dangerous trek across the Vietnamese border into Laos and on to Thailand.

“After many perilous days during which I had more than once confronted the fear of death, I arrived in Bangkok,” the Thai capital.

“Throughout these escape episodes I knew that St. Joseph was protecting me in a special way. His own story of leading Mary and the baby Jesus to safety remained my constant hope and inspiration,” says Fr. Khai.

In Rome, his campaign for the Catholics of Vietnam continues. He shares photos of peaceful protest and prayer being suppressed by riot police, images of tear gas being used and women being beaten. He even shows prints of babies who, he claims, were forcibly aborted by the authorities. Fr. Khai says he carried out proper burials on each one.

He says the past few months spent “at the heart of the Church” has only deepened his “love and devotion to the causes of my Catholic brothers and sisters back home who still struggle and suffer every day for their faith in a ruthless regime.”

That suffering, he says, is “systematic” and “cunning” and comes in many guises from interference in episcopal appointments down to everyday discrimination in politics, the law and freedom of worship.

The government uses all forces at their disposal, including the state media, the political apparatus, the laws and the public education system to stop the growth of the Catholic Church at all costs.”

Catholics in every part of Vietnam are considered second-class citizens, deserving discrimination in legal treatment” he concludes.

His key message is that he not only wants the outside world to protest but also to pray for Vietnam, a country he believes is ripe for the message of Jesus Christ and the Gospel.

Vietnamese society as a whole is thirsty for truth and justice and their result which is peace. They are tired of living under a regime full of lies, corruption and unjust treatment.” “When the Catholic leadership is strong in promoting these fundamental values, they earn the respect and loyalty of the poor, the educated and the young people who are seeking.


"Phản đối chính quyền Con Cuông Nghệ An: đánh đập, khủng bố linh mục giáo dân" !








-- Người Công giáo ở hầu khắp các giáo xứ miền Bắc “bước qua nỗi sợ hãi để can đảm, hiên ngang đòi công lý và sự thật”. Cái lợi ích tinh thần to nhất là như thế, là vượt qua nỗi sợ!.


--Việc giáo Dân miền Bắc làm vì lợi ích Chung của các Tôn Giáo,
của cả Giáo Hội, cả Dân Tộc.


-- Giáo dân ở miền Bắc hầu hết các giáo xứ, không riêng gì giáo dân Hà Nội, giáo dân đạo đức hơn rất nhiều, giáo dân có bản lãnh hơn rất nhiều và giáo dân cầu nguyện, xưng tội đông hơn trước rất nhiều.


-- Cái lòng yêu nước là một tình cảm thiêng liêng tốt đẹp tự nhiên của con người cũng không được phép bày tỏ. Hễ ai bày tỏ lòng yêu nước thì bị chụp mũ là chống nhà cầm quyền và bị bắt bớ, thủ tiêu, tù đày.


-- Còn đám cán bộ nhà nước họ vẫn nắm quyền lãnh đạo, vẫn ăn tiền từ trên rót xuống, và tiền từ nước ngoài đổ vào. Còn nạn nhân chết thì thôi, họ không cần!


-- Xét về mặt pháp lý quốc tế thì chính phủ hay Việt Nam Cộng Hòa là có chính nghĩa hơn. Lá cờ đỏ sao vàng mà cháu là công dân, cháu thấy nhục, nhục lắm! Vì nó là cờ bán nước, vì bán Trường Sa, bán Hoàng Sa, bán Thác Bản Dốc...


-- Nhà thờ Kỳ Đồng và Thái Hà, cầu nguyện cho các nạn nhân của họa ngoại xâm, cho các nạn nhân của công lý hòa bình, cho các ngư dân bị Trung quốc bắt, giết. Thì ở các màn ảnh rộng trong ngoài nhà thờ Kỳ Đồng chiếu cảnh Hải quân Việt Nam Cộng Hòa đánh trả quân Trung quốc, chiếu cảnh cờ Vàng của Việt Nam Cộng Hòa bay phất phới,


-- Tôi nghe các ông đe bắt tôi. Xin mời các ông cứ việc bắt tôi. Tôi rất hân hạnh nếu được bắt chung với giáo dân, và tôi nói cho các ông điều này nữa “Quân gian ác chết vì tội ác, kẻ giết người lành, án phạt vào thân”. Kinh Thánh nói như vậy và tôi tin như vậy.


-- “Bản chất của chế độ Cộng sản vô thần nó là cơ chế tội ác đa quốc gia, xuyên quốc gia, nó lnoà cơ chế tội ác toàn cầu, càng ngày nó càng ác, nó ác có hệ thống cho nên nó thấy ai làm điều thiện là nó lồng lộn lên nó chịu không nổi, nó chỉ muốn giết chết thôi!”  


-- “Tôi nói thật với các ông nhá, báo, đài của các ông toàn xuyên tạc, chụp mũ, nói láo, mà nói láo một cách trắng trợn, trơ trẽn, không biết liêm sỉ là gì! Chụp cho tôi đủ thứ mũ. Tôi không xứng đáng để đội những cái mũ bẩn thỉu ấy của các ông.


-- Mà các ông đe bắt tôi à, tất cả chúng tôi đều làm việc tốt hết, tốt cho dân tộc, tốt cho đất nước, tốt cho con người. Mà vì cái tốt ấy mà chúng tôi phải chịu bắt bớ, tù đày, chết chóc, Không sao!


-- Tôi nói cho các ông biết là tôn giáo phát triển theo qui luật rất mầu nhiệm. Càng bị đánh đập, càng bị bách hại lại càng phát triển. Càng chết lại càng sống! Cho nên tôi có đi tù cũng không sao hết, tôi có chết cũng không sao!

-- bây giờ cứ việc đúng tôi làm thôi. Vì tôi là nạn nhân, tôi thấy bao nhiêu người khác là nạn nhân, cho nên “đồng thân, đồng phận”, chúng tôi giúp nhau, thế thôi! Chết cũng chơi! 


-- Thế hệ trước cha anh chúng tôi đã chết cho chúng tôi được sống, thì bây giờ tôi phải chết cho tương lai con em chúng tôi được sống
---(
Linh Mục Phê Rô Nguyễn Văn Khải,

     nguyên là phát ngôn nhân Giáo Xứ Thái Hà)

 



Chết cũng chơi!

(Repost)

Bài nói chuyện
của Linh mục Phêrô Nguyễn văn Khải
Dòng Chúa Cứu Thế, tại Nam California
21.8.2011

(deleted phần trên)

Linh mục Nguyễn Văn Khải đã dâng lời cầu nguyện lên Thiên Chúa. Sau đó, vị đại diện Phong Trào Giáo Dân lên giới thiệu linh mục Nguyễn Văn Khải với mọi người. Trong bộ áo Dòng quen thuộc của các cha Dòng Chúa Cứu Thế, với vóc dáng nhỏ nhắn nhưng lanh lẹ, vầng trán rộng, cặp mắt sáng quắc và nụ cười thật tươi luôn nở trên môi, linh mục bước lên đứng trước mặt mọi người và nói bằng giọng khôi hài:


Đúng như lời ông MC vừa nói, cho đến bây giờ con vẫn là nông dân, con làm nông nghiệp, con ở nông thôn. Phát âm sai như người Hà Nội thì con là “lông” dân, con làm “lông” nghiệp, con ở “lông” thôn”.


Con có ba cái “lông” đấy ạ, hay là ba cái “nông” ấy cho nên con vừa nông, vừa nhẹ. Cả nhà đây, thiên hạ nói con thế nào thì con không biết, nhưng con là nông dân nên con ăn nói như nông dân, thấy sao nói vậy. Và con cũng không phải là nhà tư tưởng hay nhà tranh đấu gì, không phải nhà tư tưởng sâu xa, cũng chẳng phải là nhà tranh đấu mạnh mẽ.


Con là bạn của người nghèo! Cũng như thể bao nhiêu anh em tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế khác, chúng con là bạn của người nghèo, và chúng con theo chân người cha đi trước thì bây giờ chúng con là những người trẻ, cũng lại theo gót cha như vậy. Và như thể cha Vũ Ngọc Bích, là em bà nội con, là linh mục duy nhất của Dòng Chúa Cứu Thế sống sót ở miền Bắc sau năm 1954, ngài nhận con vào tu và ngài thường bảo đại khái rằng:


Tôi đã nhận chiếc cày từ tay cha tôi,

tôi hân hoan đi vào mảnh vườn thế giới,

nên dù sỏi đá cằn khô

thì anh em ta cũng cứ phải vui vẻ

nai lưng ra mà cày”.


Thế thì hôm nay con đến đây, con xin thưa với cả nhà là con nói trong tư cách là người con, người cháu, người em. Cả nhà đây toàn là những bậc đáng kính, con nhìn xuống thấy toàn các vị đáng tuổi ông, tuổi bố mẹ, cô dì, chú, bác hết cả. may lắm mới có một vài người cùng tuổi với thế hệ con, cho nên những điều con nói ở đây chỉ như những người con, người cháu trình bày trước các bậc tiền bối về suy nghĩ cũng như về công việc của đồng bào mình ở Việt Nam, cũng như những công việc của chúng con đây thôi, chứ không có gì là lớn lao, trọng đại.


Lúc nãy con đến cửa đây, con thấy hai bên có hai bảng kẻ vẽ các khẩu hiệu trông rất khí thế. Con thấy mấy xe Jeep cắm cờ, trông rất là “hoành tráng”, cứ như là đội quân “sắp hàng vào trận”. Và con thấy cái cảnh này bây giờ được đặt ở Hà Nội mới phải. Con thấy ở Hà Nội chống Tàu Cộng đấy nhưng lúc này không có khí thế, không có xe, có cờ, có khẩu hiệu hoành tráng như vậy. Bởi vì Hà Nội không có không khí tự do như ở đây và bởi nhiều lẽ khác không tiện nói.


Nhưng không phải vì như thế mà người dân Hà Nội, nhất là người nghèo, nhất là các tín hữu Công Giáo Hà Nội, lòng yêu nước lại kém đồng bào mình ở đây. Không! Con nói chuyện hôm kia ở báo Người Việt, con đến nơi thấy có bốn năm cụ già với 4 năm cây cờ Cộng Hòa rất đẹp, thấy các khẩu hiệu kẻ vẽ rằng: “Đả đảo những người xỉ nhục cờ Cộng Hòa” (cờ vàng). Rồi một khẩu hiệu khác là: “Linh mục Nguyễn Văn Khải nên ở Việt Nam. Ủng hộ Lm. Nguyễn Văn Lý”.


Con thấy vui. Con nói với thính giả hôm ấy rằng, nếu con có thời gian, con sẽ ra nói chuyện với mấy người ấy, và nếu con có quyền, con sẽ ra mời mấy cụ ông, cụ bà vào trong này chúng ta cùng trò chuyện với nhau, vì con thấy rằng cái ý hướng tốt đẹp của các cụ ấy cũng “giống cháu”.


Giống cái thứ nhất là cháu cũng thấy lá cờ vàng này là đáng kính, đáng yêu. Chưa biết nó thế nào, nhưng cháu nghĩ là thời gian càng trôi đi thì lá cờ vàng này càng biểu tượng cho lòng yêu nước của người Việt. Bởi vì cháu thấy chính phủ Việt Nam Cộng Hòa là một quốc gia, là thành viên của Liên Hiệp Quốc, được thế giới công nhận, đang khi ấy, lúc trước 1975, cháu là công dân của chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, là quốc gia không được Liên Hiệp Quốc công nhận.


Xét về mặt pháp lý quốc tế thì chính phủ hay Việt Nam Cộng Hòa là có chính nghĩa hơn. Lá cờ đỏ sao vàng mà cháu là công dân, cháu thấy nhục, nhục lắm! Vì nó là cờ bán nước, vì bán Trường Sa, bán Hoàng Sa, bán Thác Bản Dốc, bán Hữu Nghị Quan, bán những vùng mà cháu đã đi đến tận nơi, cháu đã thấy đất bị lấn thế nào và người Việt mình lại nằm trong phần đất bị Trung quốc chiếm mất.


Cháu đến tận nơi, và cháu thấy rằng, bây giờ thời gian trôi đi, Trung quốc càng ngày càng thể hiện cái sự thống trị của mình trên đất nước Việt Nam một cách trắng trợn hơn. Đang khi ấy, cái lòng yêu nước là một tình cảm thiêng liêng tốt đẹp tự nhiên của con người cũng không được phép bày tỏ. Hễ ai bày tỏ lòng yêu nước thì bị chụp mũ là chống nhà cầm quyền và bị bắt bớ, thủ tiêu, tù đày.


Cho nên, thấy vậy, cháu mới thấy lá cờ Vàng này mới là biểu tượng cho lòng yêu nước, cháu thấy sao cháu nói vậy. Cháu thấy mình nên tự hào về điều đấy. Bởi vậy cho nên cách đây gần hai tháng, lần đầu tiên ở nhà thờ Kỳ Đồng và Thái Hà, cầu nguyện cho các nạn nhân của họa ngoại xâm, cho các nạn nhân của công lý hòa bình, cho các ngư dân bị Trung quốc bắt, giết thì ở các màn ảnh rộng trong ngoài nhà thờ Kỳ Đồng chiếu cảnh Hải quân Việt Nam Cộng Hòa đánh trả quân Trung quốc, chiếu cảnh cờ Vàng của Việt Nam Cộng Hòa bay phất phới, và cháu tin rằng nhiều người trẻ bây giờ hay tới nhà thờ thì hiếm hoi được trông thấy cờ Cộng Hòa.


Và như cháu đã nói hôm trước, cháu trông vào đây (Cờ Vàng) một cái thấy là một dải non song gấm vóc màu vàng. Ba miền Bắc, Trung, Nam thống nhất trên một dải đất, rất ý nghĩa. Trông vào lá cờ đấy thấy cái gì đó sang trọng, màu vàng là màu sang trọng, biểu hiện cho vương quyền, là màu của nhà vua (không biết cháu có nhớ đúng không)?


Đại khái vậy. Nhưng cái đ

Posted on 24 Aug 2011
TOP
back to Audio FreeViet INDEX
...MORE COLLECTIONS

  • CORONAVIRUS collection
  • THANK YOU VIETNAM VETERANS
  • FLAG PARADE MAY 2018
  • Candlelight Vigil July 28-2018
  • Candlelight Vigil_Spokane 2018
  • Vietnam Freedom movement
  • www.9binh.com-- Trung cộng tàn ác
  • Kỹ Thuật Biểu Tình + Biểu Ngữ
  • GIAI AO THOI SU:TS Nguyen Xuan Nghia
  • Chàng ơi, điện ngọc bơ vơ quá!
  • VIETNAMESE HERITAGE DAY 2018
  • Proclamation 4-point, Spokane, WA 2018
  • Hữu Loan: cố thi sĩ bất khuất của Nhân Văn Giai Phẩm
  • Freedom Flag Parade Spokane 5/20/2017
  • (2) VIETNAMESE HERITAGE DAY 2017
  • Slideshow: My Nation - Dat Nuoc Toi
  • Vietnamese Heritage Day 2017, Spokane
  • PROCLAMATION+Vietnamese Heritage Day 2017
  • GS Vũ Quý Kỳ: Cuộc Bầu cử Hoa Kỳ 2016
  • Trung cộng làm cá chết, biển độc
  • Cố Gs Lưu Trung Khảo: Lạc Quan, Tin Tưởng và Hy Vọng
  • PARADE + VIETNAMESE HERITAGE DAY 2016
  • PROCLAMATION 2016 --SPOKANE
  • Trần Phong Vũ: Một chế độ bạo tàn, không tim óc
  • 25 AUDIO NHẬN ĐỊNH VÀ CHÚC TẾT 2016
  • Gs Nguyễn Ngọc Bích: Chế độ đã đến ngày tàn!
  • Gs Nguyễn Lý Tưởng: Cùng tắc biến, biến tắc thông
  • Đức Giám Mục Nguyễn Văn Long: Hãy cùng nhau đứng lên đáp lời sông núi!
  • Mặc Giao: Can trường cứu Nước cứu nhà!
  • Nguyễn Tầm Thường: suy niệm & cầu nguyện
  • AUDIO Hồi Ký, Bút Ký, Bình Luận
  • Chữ và Nghĩa (Đoàn Thế Ngữ)
  • 40 Năm: Lm Phan văn Lợi nghĩ gì?
  • Gs Vũ Quý Kỳ: 30/4/75 Lesson
  • GS Nguyễn Lý Tưởng: TS Roland Jacques & Quốc Ngữ
  • THƯƠNG TIẾC VIỆT DZŨNG!
  • Thi sĩ Nguyễn Chí Thiện
  • Collection 2_ Sinh Hoat Ca (32)
  • Collection 1_ Sinh Hoat Ca (40)
  • 28 AUDIO Quý Tỵ 2013 từ Hoa Kỳ
  • 70 NĂM TÂN NHẠC MIỀN NAM (1930-2000)
  • Công Giáo Miền Bắc chống nhà nước VC!
  • Mãi mãi dòng thơ HOA ĐỊA NGỤC
  • Tôi Phải Sống -- Hồi ký đời tù của Linh mục Nguyễn Hữu Lễ
  • Tiến sĩ Nguyễn văn Lương: HẠN CHẾ DU LỊCH & GỞI TIỀN
  • TỘI ÁC KINH KHỦNG của Đảng Cộng Sản Trung Quốc!
  • Buồm cao ghi dấu can trường
  • 4 cuốn Sách Pháp viết về 30-4-1975: Pierre Darcourt, Jean Lartéguy, Olivier Todd, Vanuxem
  • VIỆT KHANG: Lòng nào làm ngơ trước NGOẠI XÂM?
  • 33 BÀI NHẬN ĐỊNH & CHÚC TẾT ĐỒNG BÀO VIỆT NAM
  • THÁI HÀ đấu tranh quyết liệt!
  • LM Nguyễn văn Khải: giáo dân xông vào nơi hiểm nguy!
  • TS Nguyễn Xuân Nghĩa: Giờ Giải Ảo + Bên Kia Màn Khói
  • Ts Phan Văn Song: Tinh thần Đại Việt giữ nước và cứu nước
  • Ts Nguyễn Đình Thắng: Muốn thay đổi, phải hành động!


    Các Đài Phát Thanh Việt Ngữ
    hướng về Việt Nam:

    » VOA
    » BBC phát thanh từ Luân Đôn
    » RFI (Radio France Internationale)
    » RFA - Radio Free Asia
    » VERITAS - Chân Lý Á Châu
    » Đài Phật Giáo Việt Nam

    Các đài phát thanh từ Hoa Kỳ:

    » Radio Bolsa
    » Saigon Radio Hải Ngoại


    « FreeVietNews.com

  •  



      
      Services | © 2008 - 2024
    (1)