Translate this page: English French German Spanish Vietnam
Giáo dân giáo xứ Cồn Dầu kêu cứu
Cần lật lại hồ sơ vụ án Cồn Dầu
Lê Nguyên Hồng

Chuỗi sự việc nghiêm trọng xảy ra tại Giáo xứ Cồn Dầu khiến 1 người mất mạng, 6 người bị bắt giam, nhiều người bị đánh đập tàn nhẫn, bị thẩm vấn xét hỏi, 42 Giáo dân, trong đó có 15 phụ nữ, 1 cụ già 70 tuổi, 6 em nhỏ, đã phải chạy trốn rời bỏ quê hương đi lánh nạn tại Thái Lan. Là một kết quả tiêu cực tất yếu từ những mưu toan đàn áp tôn giáo có hệ thống ở thành phố Đà Nẵng nói riêng, Việt Nam nói chung.

Nhiều người cứ tưởng rằng vụ Cồn Dầu chỉ bắt đầu bằng việc công an ngăn cản đoàn đưa tang chôn cất cụ bà Hồ Nhu – Maria Đặng Thị Tân - Dẫn đến việc xô xát giữa những Giáo dân trong đội Trợ tang thôn Cồn Dầu và công an ngày 04/05/2010. Khiến cho chính quyền địa phương đã có cớ áp đặt tội danh “chống người thi hành công vụ” và bắt giữ khởi tố 6 người dân vô tội. Sự thật thì vụ Cồn Dầu đã được bắt đầu bằng việc chính quyền thành phố Đà Nẵng ra quyết định số 71/2007 – QĐ UB ngày 20/12/2007 về việc giải tỏa khu Cồn Dầu để xây dựng tuyến đường dẫn cầu Hòa Xuân và cầu Nguyễn Hữu Thọ. Trên thực địa, chính quyền sẽ giải tỏa trắng khu vực này để xây dựng khu dân cư mới, nói là “Khu đô thị sinh thái”, thực chất là bán đất cho các nhà đầu tư địa ốc với những mức giá ngất trời. Nhưng ẩn giấu đằng sau việc bắn ra “mũi tên” này còn là việc nhắm vào một mục tiêu khác…

Trên thực tế, việc ra quyết định nói trên, trước hết đã là một việc làm hết sức tùy tiện của chính quyền, khi họ chưa hề lấy ý kiến của nhân dân trong việc quy hoạch khu đô thị Hòa Xuân, trong khi đó cây cầu Đò Su, một cây cầu thông với khu Cồn Dầu, thì đã được thi công xây dựng (một số báo nói là cầu Hòa Xuân là không chính xác, cầu Hòa Xuân hiện nay mới bắt đầu xúc tiến thi công) . Người dân thôn Cồn Dầu đã rất bức xúc và có phản ứng mạnh mẽ đối với quyết định nói trên. Cho đến tận ngày 09/10/2008 UBND thành phố Đà Nẵng vẫn phải có cuộc họp gọi là “tiếp xúc” lần 2 với khoảng hơn 1 ngàn người dân thôn Cồn Dầu phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ. Kết cục là người dân không nhất trí với cách giải quyết theo kiểu “đã rồi” của chính quyền. Tuy họ hoàn toàn đồng ý với chủ trương phát triển Thành phố, nhưng các Giáo dân đã kịch liệt phản đối việc “giải tỏa trắng” vì thấy không hợp lý, đồng bào yêu cầu UBND thành phố Đà Nẵng giữ lại nhà thờ lớn, nghĩa trang Cồn Dầu, và cho họ tái định cư tập trung tại chỗ ở một khu vực nhỏ. Ngược lại, phía chính quyền (bí thư thành ủy Nguyễn Bá Thanh đại diện), cũng không đồng ý việc cho bà con được tái định cư tại chỗ…

Vậy nguyên nhân sâu xa nào đã dẫn đến vụ việc xảy ra, nay đã có thể gọi chính xác là “Vụ án Cồn Dầu”?

Ngày nay, khi Việt Nam đang tạm được chính phủ Hoa Kỳ dỡ bỏ quy chế CPC thì nhà nước Việt Nam hiện nay không còn dám công khai ngăn cấm tự do sinh hoạt của các tôn giáo nói chung, ở những vùng thành thị tập trung đông người nữa. Nhưng chúng ta cần nhớ lại các vụ việc xảy ra tại giáo xứ Thái Hà, Tòa Khâm Sứ – Hà Nội, giáo xứ Tam Tòa – Quảng Bình vv.., để thấy rõ một âm mưu tinh vi là thu hẹp tài sản của giáo hội Công Giáo, chia tách nơi cư trú của đồng bào Giáo dân, hòng làm suy yếu sự phát triển của Công Giáo nói riêng.

Với mớ triết lý tăm tối của Chủ nghĩa Cộng Sản coi “tôn giáo là thuốc phiện” và cho rằng, một khi các tôn giáo ở Việt Nam lớn mạnh, nó sẽ là lực lượng đối kháng có thể đề bẹp chế độ. Vì vậy chính quyền do Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN) lãnh đạo sẽ phải áp dụng cách đàn áp khác, “sạch sẽ” hơn, sao cho vẫn đạt được mục đích là làm suy yếu các tôn giáo nhưng lại che mắt được công luận quốc tế.

Để dẫn chứng cho suy luận trên, chúng ta hãy tự hỏi: Tại sao chính quyền lại nhất thiết phải biến một Tòa Khâm Sứ thành một tụ điểm ăn chơi tệ nạn, và một vườn hoa bất đắc dĩ? Tại sao lô đất trống của giáo xứ Thái Hà, đến lúc xảy ra vụ tranh chấp chính quyền vẫn nhất quyết không chịu hoàn trả lại cho giáo hội Công Giáo? Tại sao khu đất trống chỉ còn trơ một tháp chuông đổ nát do bom rơi đạn lạc trong chiến tranh ở Tam Tòa, chính quyền vẫn kiên quyết không chấp nhận trả lại về cho chủ cũ là giáo xứ Tam Tòa?

Rất đơn giản, nếu hoàn lại cho bà con Giáo dân các tài sản nói trên, ngoài việc chính quyền không thể hiện được sức mạnh quyền lực nhằm răn đe Giáo dân, họ còn tạo điều kiện thuận lợi về không gian sinh hoạt và tài chính cho Giáo hội, vì những lô đất được kể đến ở trên đều thuộc diện “vàng tính bằng trăm, bằng ngàn lượng”. Vì vậy, cách tốt nhất là hoán đổi các vị trí đất đai, từ những vị trí “vàng” về giá trị, và giá trị sử dụng, chuyển sang vị trí vừa không thuận tiện cho sinh hoạt tôn giáo, vừa rẻ tiền. Nhằm di dời các trung tâm sinh hoạt tôn giáo ra càng xa trung tâm đô thị càng tốt, đó là một cách ngăn chặn tầm ảnh hưởng. Điều đó có vẻ như đúng pháp luật, đúng “chủ trương”, lại vừa không mang tiếng là đàn áp tôn giáo. Nhưng âm mưu làm suy yếu hoặc cố tình làm chậm sự phát triển của tôn giáo vẫn được thực hiện…

Ngay tại Cồn Dầu, dự án di dân của chính quyền thành phố Đà Nẵng đã áp dụng một phương thức chia tách các hộ Giáo dân hết sức tinh vi, đó là bố trí khu dân cư có các hộ tái định cư xen kẽ giữa Lương dân huyện Hòa Vang và Giáo dân quận Cẩm Lệ. Đây chính là một hình thức “chia để trị” vì đồng bào Giáo dân Công Giáo vốn nổi tiếng là đoàn kết và thường thiết lập những làng Công Giáo toàn tòng. Cách bố trí cho Giáo dân định cư phân tán, xen kẽ nói trên, sẽ dễ dàng cho việc chính quyền đưa công an và tai mắt của họ vào kiểm soát, theo dõi sinh hoạt tôn giáo của Giáo dân.

Việc chính quyền thành phố Đà Nẵng chỉ bố trí một quỹ đất vỏn vẹn 1,8 Ha dùng làm nghĩa trang tài định cư cho giáo xứ Cồn Dầu tại nghĩa trang Hòa Sơn, sẽ là một khó khăn rất lớn về an táng trong tương lai, vì quỹ đất quá hạn hẹp. Đây cũng lại là một khó khăn khác do chính quyền gây ra cho Giáo dân…

Tại sao công an lại quyết liệt ngăn cản việc chôn cụ bà Hồ Nhu tại nghĩa trang Cồn Dầu? Phải chăng UBND Đà Nẵng dốt nát đến mức phải huy động hàng trăm cảnh sát cơ động chỉ để làm một điều là ngăn cản việc chôn một bà cụ? Nghĩa trang Cồn Dầu vốn đã chôn nhiều người từ lâu, nay chôn thêm một người thì cũng không có vấn đề gì quá lớn. Đến khi nào “giải phóng mặt bằng” thì họ hốt sạch luôn cả một lượt, cứ cho là phải đền bù thêm chút tiền cho một ngôi mộ mới thì đâu có gì ghê gớm, Giáo dân Cồn Dầu chẳng thể lấy thêm đâu ra người chết (!) để chôn liên tục ở đó…

Không! Chính quyền Đà Nẵng không làm một việc thừa. Đây có thể xem như là chính quyền ra đòn răn đe, trả đũa nhằm khủng bố tinh thần bà con Giáo dân Cồn Dầu. Một đám tang, tất nhiên, cũng chính là dịp sinh hoạt tôn giáo theo nghi lễ của đạo Công Giáo. Mọi hành động, dù của bất kỳ ai nhằm ngăn cản sự tự do này, đều là hành động phá hoại tự do tôn giáo. Lý do ngăn cản chôn người tại nghĩa trang đã có lệnh giải tỏa chỉ là việc hợp thức hóa sự đàn áp sinh hoạt tôn giáo mà thôi…

Đối với 42 Giáo dân Cồn Dầu hiện đang tá túc tại Bang Kok – Thái Lan, họ đang phải đối mặt với khó khăn về kinh tế bởi sự đắt đỏ tại nơi này. Không những thế, họ còn có nguy cơ bị bắt giữ, bị trục xuất về Việt Nam, và chưa chắc gì họ sẽ được Cao Uỷ Về Người Tị Nạn của Liên Hiệp Quốc (UNHCR) chấp nhận chính thức là người tị nạn.

Cũng cần phải nhắc sơ qua rằng: Bất kỳ một ai từ một quốc gia khác đến xin cứu xét tị nạn tại nước có văn phòng của UNHCR, họ đều được UNHCR tiếp nhận ở dạng Asylum Seeker. Nhưng phần lớn trong số những người xin tị nạn ấy sẽ bị từ chối cấp quy chế, vì rất ít người hội đủ một trong 5 yếu tố để được công nhận là người tị nạn (Refugee). Cho dù trên thực tế, một người hoặc nhóm người nào đó đang thực sự gặp nguy hiểm đến tính mạng tại quốc gia của mình.

Đối với người Việt Nam xin tị nạn tại UNHCR Bang Kok. Trong hàng chục năm qua rất nhiều người từng thụ án tù từ vài năm, đến bảy tám năm tại Việt Nam vì án chính trị, án tôn giáo. Nhưng khi xin tị nạn thì nhiều người đã bị từ chối vì không thuộc diện được chấp nhận theo tiêu chí của UNHCR. Có thể lấy con số ước tính những hồ sơ người Việt xin tị nạn tại Thái Lan sau năm 2000 đã bị UNHCR từ chối đến khoảng trên 95%. Như vậy để cứu những người tị nạn của Cồn Dầu đang ở Thái lan, rộng hơn là cứu đồng bào Giáo dân Cồn Dầu đang ở trong nước, rộng hơn nữa là cho các tôn giáo khác đang bị xâm hại tự do tôn giáo ở Việt Nam. Những nhà trợ giúp pháp lý cứu trợ cho Cồn Dầu cần lật lại vụ án Cồn Dầu, rà soát lại những bất minh, những uẩn khúc của dự án khu đô thị Hòa Xuân. Qua đó làm rõ những thủ đoạn đàn áp tôn giáo tinh vi của chính quyền Việt Nam hiện nay.

Về trường hợp cái chết của anh Nguyễn Thành Năm. Không khó khăn gì cho các nhà điều tra, vì thi thể của anh Năm còn đó, nếu được thân nhân gia đình anh Năm và luật quốc tế cho phép, người ta chỉ việc khai quật ngôi mộ của anh Năm, giám định pháp y chính xác nguyên nhân tử vong của anh Năm. Qua đó yêu cầu chính quyền Việt Nam hiện nay phải chịu trách nhiệm về vụ án và trừng trị những kẻ trực tiếp gây án, cũng như những viên chỉ huy ngành công an nào đã ra lệnh đánh chết người…

Nhắc lại về trường hợp của 42 người Cồn Dầu tị nạn, số người này chỉ được UNHCR công nhận là người tị nạn khi họ chứng minh được là họ bị đàn áp tự do tôn giáo. Nếu chẳng may số người trên bị từ chối thì thật là một thảm họa cho họ. Ngoài ra, điều đó sẽ tạo thêm một tiền lệ nữa cho chính quyền các cấp ở Việt Nam tiếp tục đàn áp tự do tôn giáo. Qua vụ việc tại Cồn Dầu, có lẽ quốc tế cần nhìn nhận việc đàn áp tự do tôn giáo ở Việt Nam bằng một nhãn quan thực tế hơn.

Lê Nguyên Hồng



AUDIO Kinh Hòa Bình của Thánh Phanxicô Khó Khăn

Chính quyền Đà Nẵng tiếp tục cưỡng bức giáo dân Cồn Dầu

Chính quyền Đà Nẵng tiếp tục cưỡng bức giáo dân Cồn Dầu

Chúng tôi nhận được bài viết của một giáo dân Cồn Dầu gửi tới: “Xin mọi người tiếp tục cầu nguyện và giúp đỡ cho những giáo dân Cồn Dầu đang chịu áp bức tứ bề. Nguy cơ bị xóa sổ được tính từng ngày. Mong những ai có lòng yêu chuộng công lý, xin hãy gióng lên tiếng nói để cứu lấy tài sản của Mẹ giáo hội Việt Nam đã dày công xây dựng là giáo xứ Cồn Dầu.”

Lợi dụng các  tin tức  về Cồn Dầu lắng dịu trên các mạng thông tin, chính quyền Đà Nẵng âm thầm đánh tỉa từng gia đình để tiện việc chiếm dụng toàn bộ nhà cửa đất đai của bà con giáo dân tại đây.

Trước hết, họ hăm dọa gởi giấy cưỡng ép từng gia đình phải nhận số tiến đến bù do nhà nước quy định cho việc cướp đất, cướp nhà mà họ cố thực hiện trong thời gian qua. Nếu ai không  nhận số tiền này thì họ sẽ bỏ vào công quỹ và sẽ thực hiện lệnh cưỡng chế mà thực chất là ăn cướp đất dân nghèo, bán buôn chia chác lợi nhuận cho nhau.


Thông báo cưỡng chế

Hiện số đất đai trong dự án Hòa Xuân đã được công ty Sun Group rao bán trên mạng với giá trung bình cho 100m vuông là một tỷ đồng. Mọi người có thể vào trang google đánh chữ sungroup bất động sản thì sẽ thấy ngay là đất đai Cồn Dầu đang được rao bán công khai.

Như vậy, số đất hằng trăm ngàn héc ta của xã Hòa Xuân rơi vào đại công ty buôn đất có sự cấu kết của các quan tham, đứng đầu là Nguyễn bá Thanh. Nghe nói rằng, dự án Hòa Xuân giá 600 triệu đollars đầu tư, quan Thanh đã chém 10% tức là 60 triệu dollars vào túi. Cho nên không lạ gì, năm ngoái trong cuộc phỏng vấn do trai sông Tiền thực hiện, bí thư Nguyễn bá Thanh thừa nhận là Người Cộng Sản không có nghĩa là người vô sản, nghĩa đó đã lỗi thời. Nói đúng hơn người Cộng Sản hôm nay là người biết cộng, biết gom tài sản của kẻ khác thành tài sản của mình bằng bạo lực cách mạng. Việc ông Nguyễn bá Thanh huênh hoang tuyến bố là Đà Nẵng không hề có tham nhũng khiến ai cũng phì cười. Cứ nhìn những ngôi nhà của ông và nhìn những phần hùn hạp anh em, người thân của ông trong guồng máy tại Đà Nẵng thì sẽ hiểu ngay. Chuyện hai cậu ấm của ông du học tại Hoa kỳ, chuyện hai cậu đi đánh bạc ở Macao tiêu tiền như nước thì chắc ai cũng hiều là  phải có quan cha mới có những tiền bạc dồi dào như thế. Và ông này cũng khôn ranh, biết chia chác cho những thằng đàn em thân tín từ trên xuống dưới, những kẻ  sẵn sàng sống chết vì mình chút quyền lợi nhỏ. Do vậy, trên dưới đồng một lòng tham nhũng thì lấy ai chống tham nhũng? Vì thế cũng trong bài phỏng vấn trên, ông đã tuyên bố: dưới tay ông ta có những kẻ ông ta biểu đốt nhà ai là chúng làm liền, không cần suy nghĩ. Vụ đám tang bà cụ Hồ Nhu là một bằng chứng điển hình khi hàng trăm công an, mất hẳn tính người đánh đập giáo dân Cồn Dầu không chút xót thương.

Việc để cho công ty Sun Group bán đất đai nông nghiệp một cách tự do như thế đã cho thấy chính quyền Đà Nẵng không hề có dự án gì lợi cho người dân. Sau khi đã cướp trắng ruộng đất của họ, với những gì đang diễn ra, thì phải nói rằng dự án mà họ nói chỉ là láo khoét, lừa bịp dư luận, lừa bịp chính quyền trung ương để dễ dàng thực hiện âm mưu ăn cướp hợp pháp mà thôi.

Nếu ai một lần về thăm Cồn Dầu thì sẽ thấy cánh đồng xanh tươi trước đây đã biến mất, thay vào đó là những đống đất đổ ngổn ngang, không thứ tự, không lớp lang, lồi lõm. Tội nghiệp cho những giáo dân Cồn Dầu hiện nay sống vất vưởng không biết ngày mai sẽ ra sao. Có một số đã bị buộc phải bán luôn nhà cửa thì nhà đã bị đập, không có chỗ ở, làm lều tạm trên cái nhà của mình thì cũng bị chình quyền dỡ đi. Ở nhà thuê thì không có. Đất làm nhà thì bị chính quyền hứa cuội. Một số đang rơi vào cảnh tuyệt vọng. Công ăn việc làm thì khó khăn, nhất là nền kinh tế hiện nay đã làm cho đời sống giáo dân thêm phần khốn khó. Tiền đền bù một số nhà đã nhận, đang dần dần tiêu hết. Họ như những con thằn lằn đang gặm đuôi của mình mà sống. Tình cảnh quá bấp bênh. Một số gia đình kiên quyết bám lấy dất đai ông bà tổ tiên, kiên quyết bám lấy nhà thờ nhất định không di dời mả mồ cũng như nhà cửa thì lại bị trù dập.

Điển hình là anh Thái văn Liên đã bị công an liên tiếp kêu lên làm việc trong nhiều ngày và bị hăm doạ sẽ bỏ tù, nếu không chấp hành việc di dời. Cuối cùng anh bị buộc phải di dời phần mộ của người con thân yêu của anh. Tình cảnh của anh cũng là tình cảnh chung của mọi giáo dân còn kiên trung trong việc giữ gìn tấc đất ông cha để lại. Họ thực sự là những con người đáng kính phục hơn những con người đã bán đất, bán biển, bán rừng cho kẻ ngoại xâm.

Cách đây không lâu, Hồ cẩm Đào đã đến miền Trung và Nguyễn bá Thanh đã làm quà hơn 100 ngàn héc ta rừng miền trung cho người tàu khai thác không thuế. Chưa kể là toàn bộ bờ biển Đà Nẵng được quan  tham bán cho bọn đầu tư Trung quốc và những khu  vực này, hiện nay được người chủ nhân Trung quốc cho xây tường rào cao và cấm người qua lại. Trước nạn xâm lấn biển Đông của Trung Công, không hề thấy ông quan Tham này lên tiếng hay có kế sách  nào bảo vệ biển đảo của mình vì TRƯỜNG SA và HOÀNG SA thuộc Đà Nẵng, nhưng lại có quá nhiều quỷ kế để cướp áo cơm kẻ nghèo.

Hiện tượng công ty Sun Group đang rao bán đất ở Cồn Dầu, Hoà Xuân là một hình thức đang rút dần tiền dể bỏ chạy trước khi chiến tranh có thể xảy ra trên vùng biển Đà Nẵng. Với tình hình bất an về kinh tế và chính trị hiện nay thì chẳng có ai ngu dại gì mà đầu tư và như vậy vùng dự án này cũng sẽ bị bỏ  hoang như bao nhiêu dự án ma trước đây. Nếu vậy thì thật là đau lòng cho những ai đã nhẹ dạ tin theo chính quyền cộng sản là sẽ có một tương lai tốt đẹp hơn sau khi hợp tác với chính quyền trong việc thực hiện chính sách của đảng và nhà nước. Cú siêu lừa này đã làm cho bao nhiêu người nông dân mất trắng tay ruộng đất nhà cửa từ Nam, Trung, Bắc và lệ máu của dân oan đã chảy thành sông.

Thảm cảnh của những người giáo dân Cồn Dầu hiện nay không một ai đoái hoài kể cả giáo quyền. Tệ hơn nữa giáo quyền đã cấu kết với chính quyền bức tử giáo xứ Cồn Dầu. Trong dịp lễ Thêm sức ngày 19/6/2011 vừa qua, Đức giám mục Châu Ngọc Tri sau khi làm mục vụ tôn giáo xong, tranh thủ làm thêm “mục vụ nhà đất” khi lên tiếng yêu cầu giáo dân phải di dời mả mồ cũng như chấp nhận giá đền bù đất đai do nhà  nước quy định, để cho nhà nước “kịp thực hiện tiến độ thi công”. Ngài chẳng đoái hoài chi đến sự an nguy đời sống của giáo dân trước chính sách bất công, đẩy giáo dân Cồn Dầu vào chỗ chết, mà chỉ lo đẹp lòng chính quyền mà thôi. Ngài còn tuyên bố rằng, nếu ai không tuân theo coi chừng sẽ có những vụ như bà cụ Hồ Nhu sẽ xảy ra lần nữa với mức độ tệ hại  hơn.

Thực chất cái mà ngài gọi là “nhà nước” này là ai? ngay từ những bài viết đầu tiên, chúng tôi đã chỉ rõ ràng rằng đó là một nhóm tư bản đỏ có tiền chứ không hề là một hà nước, tập thể công quyền, đại diện cho công lực hoặc công ích nào.

Nhiều giáo dân tự hỏi không biết ngài đại diện cho ai khi đ ến nơi thánh đường giáo xứ Cồn Dầu vì ngài lời nói và hành động của ngài còn bảo hoàng hơn cộng sản thứ thiệt. Mục tử như vậy thì chẳng trông mong nhờ cậy gì khi lâm cơn bách hại. Người cộng sản hiểu rất rõ ràng vai trò lãnh đạo tôn giáo rất quan trọng.

Nếu nắm được những thành phần này thì sẽ khiến được giáo dân theo ý mình. Cho nên, muốn đánh gục giáo dân thì phải làm cho họ mất hẳn chỗ dựa tinh thần. Họ đã đạt được mục đích khi làm cho giáo dân Cồn Dầu nản lòng với các vị mục tử mục lòng, mục gan và mục nát trong các hành vi, hèn nhát, lo cho an nguy của bản thân hơn là lo cho đoàn chiên. Cả một linh mục đoàn Đà Nẵng không ai dám hó hé vì sợ liên lụy đến bản thân và trút trách nhiệm PHẢI NÓI lên giám mục. Đây là cách tránh né hay nhất khi có ai đó muốn hỏi thăm về hiện trạng giáo dân Cồn Dầu. Thực tế đau lòng này đã làm cho bao nhiêu giáo dân Cồn Dầu ngậm ngùi đào mồ cha, mả mẹ, chịu tiếng bất hiếu, bán luôn mảnh đất ông bà, chấp nhận lìa xa nơi chôn nhau cắt rún, xa cái  nhà thờ mà họ cùng ông cha dựng xây, để ôm gói ra đi, không hy vọng có ngày mai sum họp.

Lời hứa của chính quyền đại diện là ông bí thư Nguyễn bá Thanh mấy kỳ họp năm ngoái chì là cái bánh vẽ. Thực tế về cuộc sống khốn khổ hiện nay của giáo dân Cồn Dầu nói riêng và dân chúng xã Hoà Xuân đã chứng minh sự dối trá và đểu cáng của chính quyền Đà Nẵng trong việc bán buôn những mảnh đất nông nghiệp để kiếm lời trên xương máu, mồ hôi và nước mắt của người dân. “Sống chết mặc bây, tiền thầy bỏ túi’, câu ngạn ngữ ngàn đời luôn đúng trong thời buổi hiện nay, nhất là các quan đỏ được phép đảng cho làm giàu bằng mọi hình thức thì cái dễ làm giàu nhất là bán những thứ mình đang dùng quyền  cướp.

Giặc tới nhà, trẻ già phải đánh. Trong lúc họa xâm lăng phương Bắc đang bành trướng thế lực, người Việt trong và ngoài nước tạm quên những bất đồng sôi sục lòng yêu nước, căm phẫn trước hành động xâm lược của Bắc Kinh thì chính quyền Đà nẵng không lo chống giặc mà chỉ lo ăn cướp mảnh đất của dân nghèo thì vận mạt của đất nước đã đến nơi. Lũ quan tham này chỉ lo vơ vét mà không kể chi đến sự tồn vong của đất nước thì đáng trở thành tội đồ, xú danh thiên cổ.

Xin mọi người tiếp tục cầu nguyện và giúp đỡ cho những giáo dân Cồn Dầu đang chịu áp bức tứ bề. Nguy cơ bị xóa sồ được tính từng ngày. Mong những ai có lòng yêu chuộng công lý, xin hãy gióng lên tiếng nói để cứu lấy tài sản của Mẹ giáo hội Việt Nam đã dày công xây dựng là giáo xứ Cồn Dầu.

Nguyện xin Nữ vương hồn xác lên Trời – bổn mạng của giáo xứ, cứu lấy đoàn con đang bị bách hại. Xin Mẹ giơ tay che chở và bảo vệ đoàn chiên đang bị mục tử bỏ rơi.
Sơn Trà


Phái Đoàn Từ Houston Thăm Viếng

Đồng Bào Tị Nạn Ở Thái Lan

Một phái đoàn 8 người từ Houston vừa hoàn tất chuyến viếng thăm đồng bào đang lánh nạn ở Thái Lan. Phái đoàn đã tiếp xúc với gần một trăm trong số ước lượng 500 người Việt đã chạy thoát cuộc đàn áp ở Việt Nam kể từ đầu năm 2007 và ngày càng khốc liệt.

Phái đoàn đã tiếp xúc với toàn thể 55 giáo dân Cồn Dầu hiện đang sống tản mác ở nhiều nơi vì lý do an ninh. Ngoài ra, phái đoàn cũng đã gặp gỡ nhiều chục người dân tộc thiểu số từ vùng Cao Nguyên Tây Bắc sống trốn tránh và trong cảnh thiếu thốn trong nhiều năm qua.

“Một khi đã giáp mặt những đồng bào này và đã thấy cảnh sống của họ rồi thì không thể nào ngoảnh mặt làm ngơ được nữa”, Bà Vũ Thanh Thuỷ thuộc Đài Saigon Houston Radio tâm sự.

Phái đoàn cũng đã phỏng vấn một số nhân vật đấu tranh vừa chạy thoát đến Thái Lan trong vài tháng gần đây. Họ là những người thuộc phong trào đấu tranh dân chủ và nhân quyền mà chính quyền đang càn quét để chặn đứng mầm mống của một cuộc cách mạng Hoa Lài ở Việt Nam.

Hướng dẫn phái đoàn là LM Bác Sĩ Phạm Hữu Tâm. Vị linh mục này đã cử hành thánh lễ cho các giáo dân Cồn Dầu và một số người Công giáo đang lánh nạn ở nhiều địa điểm trong và ngoài thủ đô Bangkok. Trong tư cách một y sĩ, LM Tâm cũng đã chăm sóc sức khoẻ và cấp những loại thuốc phổ thông cho mỗi gia đình.

Linh Mục Bác Sĩ Phạm Hữu Tâm cùng
các em bé tị nạn từ Cồn Dầu, ngày 10/04/2011.



Cồn Dầu

Mở Rộng Chiến Dịch Cứu Cồn Dầu

Qua các hội Tết trong tháng 2 vừa qua, chiến dịch Cứu Cồn Dầu đã được mở rộng đến một số vùng đông dân cư người Việt ở Hoa Kỳ.

Ở nhiều nơi, các cá nhân có lòng và những tổ chức quan tâm đã phối hợp với nhau để thực hiện các quầy thông tin ngay tại hội Tết. Thiện nguyện viên thuộc nhiều lứa tuổi đã phân phối tờ hàng ngàn tờ bướm về cuộc đàn áp ở Cồn Dầu đến đồng bào vui xuân.

“Chỗ nào chúng tôi cũng được sự yểm trợ tích cực của nhiều tổ chức, đồng bào và đặc biệt là của các thân nhân hay thân hữu của người dân Cồn Dầu,” Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Điều Hành BPSOS, giải thích.

Ông nhận xét rằng trong cộng đồng Việt có nhiều người vẫn chưa biết về diễn biến ở xứ đạo Cồn Dầu mặc dù vụ đàn áp tôn giáo này đã trở thành một vấn đề quan tâm trên thế giới.

Quầy thông tin về Cồn Dầu ở hội Xuân San Jose, ngày 19/2/2011 (ảnh BPSOS)

Vận Động Nhân Quyền Cho Việt Nam

Cồn Dầu

DB Smith: Tiếp Tục Quan Tâm
đến Cồn Dầu

 

Nhân dịp Quốc Hội Hoa Kỳ khởi đầu khoá họp mới, trong tuần qua BPSOSõ bắt đầu cuộc vận động để kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ quan tâm đến tình trạng vi phạm nhân quyền ngày càng trầm trọng ở Việt Nam.

 

Trong buổi họp với Dân Biểu Christopher Smith (Cộng Hoà, NJ), phái đoàn BPSOS đã thảo luận kế hoạch hành động cho năm 2011 gồm những đạo luật và các buổi điều trần cũng như các phái đoàn Quốc Hội sẽ đi Việt Nam.

 

Với Đảng Cộng Hoà nắm đa số ở Hạ Viện, DB Smith hiện là Chủ Tịch của Tiểu Ban về Phi Châu, Sức Khoẻ Thế Giới, và Nhân Quyền của Hạ Viện Hoa Kỳ.

 

 

Dân Biểu Christopher Smith tại buổi điều trần về Cồn Dầu ngày 18/8/2010.



Quốc Tế Hoá Vấn Đề Cồn Dầu

Cồn Dầu

Một Ngàn Người Mỹ và Ngoại Quốc
Phản Đối Vụ Đàn Áp Cồn Dầu

 

Ngày hôm nay, một tổ chức quốc tế chuyên bảo vệ các tín đồ Thiên Chúa Giáo bị đàn áp đã gởi đến Đại Sứ Việt Nam ở Hoa Kỳ thư phản đối gồm một chữ ký của một ngàn công dân Hoa Kỳ.

 

Tổ chức International Christian Concern (ICC), đặt trụ sở tại Hoa Thịnh Đốn, phát động nỗ lực thu thập chữ ký sau khi tham gia buổi điều trần trước Uỷ Hội Nhân Quyền Tom Lantos của Quốc Hội Hoa Kỳ vào ngày 18 tháng 8 vừa qua.

 

Thỉnh nguyện thự gởi Đại Sứ Lê Công Phụng viết: Chúng tôi kêu gọi chính quyền của Ông trả tự do cho tất cả những người đang bị giam dữ, tiến hành điều tra sự việc xẩy ra ở Cồn Dầu ngày 4 tháng 5 và việc sử dụng tra tấn sau đó đối với những công dân Việt Nam.

 



Chiến Dịch Cứu Cồn Dầu

Cồn Dầu

Bước Vào Giai Đoạn 4

 

Phát động cuối tháng 7 năm ngoái, chiến dịch Cứu Cồn Dầu đã chuyển qua 3 giai đoạn: thông tin, quốc tế vận, và đòi công lý. Chiến dịch đã bắt đầu giai đoạn 4, là giai đoạn đòi hỏi chính quyền Việt Nam tôn trọng các nguyên tắc quốc tế.

 

Qua chính sách tịch thu đất và trong cuộc đàn áp vừa qua, chính quyền Đà Nẵng đã vi phạm ba nguyên tắc quốc tế căn bản có tính cách ràng buộc đối với chính quyền trung ương: tịch thu tài sản của công dân nước ngoài, vi phạm quyền lợi của công dân nước ngoài, và sử dụng các hình thức tra tấn.

 

Chính quyền trung ương Việt Nam đang vận động để được hưởng quy chế Ưu Đãi Thuế Quan Tổng Quát (Generalized System of Preferences, hoăc GSP). Nếu được hưởng quy chế này, Việt Nam sẽ không phải đóng thuế nhập cảng trên một số mặt hàng đưa vào thị trường Hoa Kỳ. Tuy nhiên, một trong những điều kiện căn bản để được hưởng quy chế này là không được tịch thu tài sản của công dân hay công ty Hoa Kỳ mà không qua một thể thức công bằng và minh bạch. Có những công dân Hoa Kỳ hiện có quyền sử dụng đất và sở hữu bất động sản ở Cồn Dầu, trong khu vực mà chính quyền Đà Nẵng muốn giải toả trắng. Chúng tôi đã báo động cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, nhiều dân biểu Hoa Kỳ, và Văn Phòng Đại Diện Mậu Dịch của Hoa Kỳ sự vi phạm điều kiện căn bản này để được hưởng quy chế GSP.



HƠN 2000 GIÁO DÂN THÁI HÀ CẦU NGUYỆN
CHO NẠN NHÂN CỒN DẦU VÀ LŨ LỤT

Tin Hà Nội - Vào tối ngày hôm qua tại Hà Nội, hơn 2000 giáo dân giáo xứ Thái Hà, thành phố Hà Nội đã tham gia buổi lễ chính thắp nến cầu nguyện cho những giáo dân Cồn Dầu sắp bị tòa án Ðà Nẵng đưa ra xét xử vào ngày thứ tư. Buổi thắp nến còn cầu nguyện cho đồng bào miền Trung đang bị bão lụt thiên tai và những nạn nhân đã chết vì trận bão lụt vừa qua.

Nguồn tin cho hay ngay trong khi thắp nến thì công an quận Ðống Ða mặc sắc phục đã vào nhà thờ để kiểm tra hộ khẩu đến 10 giờ đêm vẫn chưa xong. Lúc này các giáo dân đã về hết, nhà thờ chỉ còn các linh mục và một vị bõ già. Giáo xứ Thái Hà do các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế điều hành, và hôm nay cũng có tin Dòng Chúa Cứu Thế tại Saigon sẽ tổ chức cầu nguyện cho các nạn nhân Cồn Dầu vào tối mai.

Lá thơ gởi đi cho biết chương trình sẽ diễn ra vào lúc 7 giờ tối thứ ba tại đền Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp Saigon trên đường Kỳ Ðồng, Phường 9, Quận 3, và ký tên Linh mục Giuse Ðinh Hữu Thoại là chánh văn phòng Tỉnh dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam. Tưởng cũng nên nhắc lại là các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế đang trở thành những cái gai nhọn trong mắt nhà cầm quyền Cộng sản.

Hà Nội đã nhiều lần tìm cách áp lực Hội đồng Giám mục đóng cửa dòng này và  trục xuất những tu sĩ của dòng ra ngoại quốc, nhưng việc này đã không thể thực hiện được. Một số tu sĩ tại Thái Hà hiện cũng đang bị nhà cầm quyền theo dõi kỹ lưỡng và tìm mọi cách để đàn áp.(SBTN)

AUDIO Kinh Hòa Bình của Thánh Phanxicô Khó Khăn 


Giáo dân Cồn Dầu kêu cứu đến
Hội Đồng Giám mục Việt Nam


16/10/10 11:51 PM


 

Ngày 15/10/2010, thân nhân của các nạn nhân Cồn Dầu ñ Đà Nẵng đã gửi thư kêu cứu tới Hội Đồng GMVN, Tổng Thư ký, Chủ tịch Ủy Ban Công Lý ñ Hòa Bình của Hội Đồng Giám mục Việt Nam để xin được giúp đỡ cho các nạn nhân đang bị nhà cầm quyền CS Đà Nẵng Giam giữ bất công được đối xử đúng pháp luật Việt Nam. Văn bản tiếng Anh của đơn khẩn cầu đã được gửi đến Uỷ Hội Hoa Kỳ Về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế, các vị dân cử quan tâm, và một số cơ quan chính quyền cũng như tổ chức bảo vệ tự do tôn giáo trên thế giới.

================================================

Nay chúng con vui mừng được biết Hội Đồng Giám mục Việt Nam đã thành lập Ủy Ban Công Lý ñ Hòa Bình. Trong tình cảnh khốn quẫn hiện nay, chúng con chỉ biết cầu xin Thiên Chúa giữ gìn và khẩn nài xin quý Đức cha giúp đỡ chúng con tìm lại công lý cho các thân nhân chúng con đang bị tạm giam cách bất công tại các trại tạm giam của công an thành phố Đà Nẵng, theo đúng qui định của pháp luật hiện hành.

GIÁO HỘI CÔNG GIÁO VIỆT NAM

“Mầu nhiệm ñ Hiệp thông ñ Sứ vụ”

Cồn Dầu ñ Đà Nẵng, ngày 15 tháng 10 năm 2010

Kính gửi:- Đức Tổng giám mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn ñ Chủ tịch HĐGMVN

- Đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt ñ Tổng thư ký HĐGMVN

- Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp ñ Chủ tịch UB Công lý và Hòa bình

Trọng kính quý Đức cha,

Chúng con là các giáo dân giáo xứ Cồn Dầu thuộc Giáo phận Đà Nẵng và là thân nhân của 6 nạn nhân đang bị giam giữ cách bất công tại công an thành phố Đà Nẵng sau đây:

1- Matthêu Nguyễn Hữu Liêm
2- Giuse Trần Thanh Việt
3- Tadêô Lê Thanh Lâm
4- Simon Nguyễn Hữu Minh
5- Têrêxa Nguyễn Thị Thế
6- Maria Phan Thị Nhẫn

Trong tâm tình con thảo, chúng con đồng kính gửi lên quý Đức cha tâm tình yêu mến và kính trình lên quý Đức cha sự việc sau đây:

Giáo xứ Cồn Dầu chúng con được thành lập cách đây 80 năm với bề dầy hơn 130 năm được hạnh phúc đón nhận Tin mừng. Biết bao thế hệ giáo dân Cồn Dầu đã hy sinh xương máu, dầy công vun đắp cho quê hương, cho xứ đạo mỗi ngày một tươi đẹp. Cuộc sống cứ thế êm đềm trôi trong hạnh phúc, bình an.

Thế nhưng, cuộc sống ấy đã bị đảo lộn hoàn toàn kể từ khi chính quyền Đà Nẵng quyết định bán khu vực này cho Công ty Cổ phần Đầu tư Mặt Trời để làm Dự án khu du lịch, sinh thái. Đây là một công ty Cổ phần, tức là của một số tư nhân có tiền thành lập nên, hoàn toàn không phải là công ty thực hiện các dự án của nhà nước, không thuộc Dự án an ninh quốc phòng. Mức giá đền bù được ấn định hết sức rẻ mạt là 350.000đ/m2 đất thổ cư.

Luật đất đai năm 2003, tại điều 40, về việc “Thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế” đã qui định: “Nhà nước thực hiện việc thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế trong trường hợp đầu tư xây dựng khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế và các dự án đầu tư lớn theo quy định của Chính phủ.”

Nghị định 84/2007/NĐ-CP, ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ, tại điều 35, khoản 1, về “Các khu kinh doanh tập trung khác có cùng chế độ sử dụng đất quy định tại khoản 1 Điều 40 và khoản 1 Điều 90 của Luật Đất đai bao gồm:

a) Khu thương mại ñ dịch vụ tổng hợp với nhiều loại hình mua bán, dịch vụ và có nhiều chủ thể cùng kinh doanh.

b) Khu du lịch có mối liên kết về kết cấu hạ tầng, về loại hình kinh doanh và có nhiều chủ thể cùng kinh doanh (không bao gồm khu du lịch sinh thái)”.

Việc chính quyền Đà Nẵng thu hồi đất tại giáo xứ Cồn Dầu bán cho Công ty CP Đầu tư Mặt Trời để xây dựng khu Du lịch sinh thái đã vi phạm nghiêm trọng về luật đất đai, xâm hại tài sản hợp pháp của người dân.

Là một khu dân cư ổn định lâu đời, có truyền thống đạo đức và nếp sống tốt đẹp, tại đây, mồ mả cha ông chúng con bao đời được an táng ổn định và yên lành. Trước viễn tượng bị mất trắng cơ nghiệp, đất đai, nhà cửa, tài sản bao đời nay cha ông chúng con chắt chiu dành dụm mà có, mồ mả cha ông bị xâm phạm, quyền lợi hợp pháp bị tước đoạt trắng trợn… Những năm qua, toàn thể bà con giáo dân Cồn Dầu chúng con đã nhiều lần đề nghị chính quyền các cấp tuân thủ pháp luật, tôn trọng quyền lợi hợp pháp của người dân.

Tuy nhiên, thay vì tôn trọng luật pháp, chính quyền Đà Nẵng đã dùng mọi biện pháp kể cả trấn áp để miễn sao đạt được mục đích mà họ đã đề ra.

Ngày 4/5/2010, tại đám tang của bà Hồ Nhu, nhũ danh Maria Đặng thị Tân, cảnh sát đã tấn công toàn thể giáo dân đưa tiễn người quá cố tới Nghĩa trang của Giáo xứ bằng nhiều thứ vũ khí khác nhau. 72 giáo dân đã bị công an bắt giữ, những ngày sau, cơ quan công an tiếp tục bị bắt giữ một số người khác kể cả những người không tham gia vào đám tang mà chỉ vì trước đó có tiếng nói đấu tranh cho quyền lợi của người dân…

Trong số những người bị bắt có các thân nhân của chúng con và khép những người này vào tội “gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ” ñ một tội trạng thường được chính quyền các tỉnh thành trong cả nước áp đặt cho các trường hợp đấu tranh đòi quyền lợi trong các vụ khiếu kiện đất đai.

Chúng con khẳng định: Các thân nhân của chúng con không làm gì vi phạm pháp luật, không chống đối ai. Có những người như anh Simon Nguyễn Hữu Minh, dù anh được chính quyền mời đi đến đám tang bà Hồ Nhu để hỗ trợ cùng với chính quyền trong việc kêu gọi giáo dân, nhưng vẫn bị bắt giữ vào ngày 20/5/2010, tức hơn hai tuần sau đó. Có những trường hợp giáo dân bị đánh đập, người thân bị gọi lên tra tấn hàng ngày. Đau đớn hơn, có những trường hợp chỉ khóc thôi cũng bị chính quyền gọi lên bắt phạt 50.000 đồng.

Chúng con khẳng định, sáu giáo dân là thân nhân chúng con đang bị bắt chỉ vì đã tích cực đấu tranh cho quyền lợi hợp pháp của mình và của giáo dân, để giáo xứ Cồn Dầu được tồn tại.

Kể từ khi bị bắt giam, với những công dân này, chính quyền Đà Nẵng đã vi phạm nghiêm trọng về các thủ tục tố tụng hình sự, không có lệnh bắt, không đảm bảo các yếu tổ để bắt người. Sau khi bắt người đã định xong mới triệu tập một số người khác, tra tấn họ yêu cầu họ khai man để tạo chứng cứ.

Trong suốt quá trình bị tạm giam tại công an Đà Nẵng, rất nhiều lần, cơ quan hành pháp của thành phố Đà Nẵng đã yêu cầu người thân chúng con không được thuê luật sư và đe dọa sẽ tăng án phạp vì đã “cả gan cãi lại Viện Kiểm sát”.

Trọng kính quý Đức Cha,

Chúng con những giáo dân suốt đời chỉ biết tới mảnh đất, ruộng vườn và tiếng chuông cầu kinh mỗi buổi sớm mai nơi một vùng quê yên tĩnh.

Nếu nhà cầm quyền Đà Nẵng chiếm đoạt của chúng con tất cả làng xóm, cơ ngơi này, chúng con không biết sẽ sinh sống, ăn ở và tương lai ra sao, tất cả không có bất cứ điều gì đảm bảo, đời sống con cháu, lối sống đạo đức bao đời nay bị đảo lộn và suy vong.

Nhưng trên hết và cấp bách nhất là các thân nhân của chúng con là cha, mẹ, chồng, vợ chúng con đang oan ức, đau đớn trong nhà tù của nhà cầm quyền Đà Nẵng.

Những sự việc này, Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri đã biết tường tận, chúng con cũng hi vọng nhiều vào khả năng của ngài cứu giúp chúng con. Tuy nhiên đến nay sự việc vẫn không có lối thoát. Nay chúng con vui mừng được biết Hội Đồng Giám mục Việt Nam đã thành lập Ủy Ban Công Lý ñ Hòa Bình.

Trong tình cảnh khốn quẫn hiện nay, chúng con chỉ biết cầu xin Thiên Chúa giữ gìn và khẩn nài xin quý Đức cha giúp đỡ chúng con tìm lại công lý cho các thân nhân chúng con đang bị tạm giam cách bất công tại các trại tạm giam của công an thành phố Đà Nẵng, theo đúng qui định của pháp luật hiện hành.

Chúng con, những đứa con nhỏ bé, xin chân thành cảm ơn quý Đức cha.

Kính chúc quý Đức Cha mạnh khỏe, dồi dào ơn Thánh Linh Chúa, để dẫn dắt Giáo Hội Việt Nam luôn đồng hành cùng dân tộc, với những con người đau khổ và thăng tiến trong sứ mạng làm chứng cho Chúa giữa thế gian này.

KÍNH THƯ

THÂN NHÂN CÁC NẠN NHÂN ĐỒNG KÝ TÊN

Nơi gửi: - Như trên

Các cơ quan báo chí Công giáo (để biết thông tin và ủng hộ lời cầu nguyện)

Các cơ quan, đơn vị liên quan trong Giáo hội ( để biết và giúp đỡ)









Chiến Dịch Cứu Cồn Dầu:

Hàng Ngàn Người Mỹ Nhập Cuộc



Tổ chức International Christian Concern (ICC) vừa gởi văn thư cho đường dây gồm 20,000 người ủng hộ, kêu gọi họ cầu nguyện cho 1.500 người dân ở Xứ Đạo Cồn Dầu và cùng nhau lên tiếng phản đối trực tiếp với chính quyền Việt Nam.

Trang mạng của ICC liệt kê cuộc vận động cho xứ đạo Công Giáo vào ưu tiên hàng đầu. Trang mạng này viết:

 “Sau đám ma, chính quyền đã bắt đầu một chiến dịch nhắm vào những người kháng cự hoặc tiết lộ hoặc chuyển thông tin về cuộc đàn áp đến giới truyền thông bên ngoài. Họ [chính quyền] dùng biện pháp tra tấn và đòi hỏi những người dân làng được thả sau khi bị bắt phải trình diện ở đồn công an địa phương để bị tra khảo và đánh đập. Một người đàn ông đã bị đánh đến chết.”

Chiến dịch lấy chữ ký của ICC khởi đầu ngày 20 tháng 9 và sẽ kéo dài đ
ến ngày 5 tháng 11.


“Đây là một biến chuyển đáng mừng vì sẽ có sự lên tiếng ồ ạt của quần chúng Hoa Kỳ,” Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Điều Hành của BPSOS, nói.
 
Cuối tháng 7 vừa qua, BPSOS đã phối hợp với nhóm người có thân nhân ở Cồn Dầu và cùng với một số tổ chức bạn phát động chiến dịch “Cứu Cồn Dầu” với ba mục đích: giải cứu những nạn nhân đang lánh nạn ở Thái Lan, đẩy lùi cuộc đàn áp hung bạo nhắm vào người dân ở Cồn Dầu, và bảo vệ sự vẹn toàn của xứ đạo này.

Theo Ts. Thắng, chiến dịch vận động của ICC giúp đẩy mạnh mục đích thứ 2 và thứ 3.

“Chúng tôi đang phối hợp với một số tổ chức quốc tế khác cho mục đích thứ nhất, là bảo vệ cho số đồng bào đang lánh nạn ở Thái Lan”.

Phản ứng trước sự phát triển nhanh chóng của chiến dịch “Cứu Cồn Dầu”, chính phủ Việt Nam đã cảnh cáo Cao Uỷ Tị Nạn Liên Hiệp Quốc không được thừa nhận tư cách tị nạn của số người đang lánh nạn này cũng như yêu cầu các quốc gia tự do không được nhận định cư họ.

Khác với các cuộc vận động về tự do tôn giáo cho Việt Nam trước đây, chiến dịch “Cứu Cồn Dầu” có sự tham gia ngày càng đông đảo của số công dân Hoa Kỳ có thân nhân là nạn nhân ở Cồn Dầu.
 
Theo một người có thân nhân ở Cồn Dầu, thoạt đầu anh e dè, ngại rằng sẽ tạo liên luỵ cho thân nhân ở trong nước. Tuy nhiên, trước sự đánh đập quá dã man của công an, anh kết luận rằng tình trạng không thể nào tệ hại hơn được nữa. Do đó anh trở nên mạnh dạn và lên tiếng ngày càng mạnh mẽ cho những người thân không có tiếng nói.

Ngoài chiến dịch vận động quần chúng sôi nổi, Ts. Thắng cho biết BPSOS đang thực hiện một số công tác kín đáo trong sự phối hợp với một số cơ quan chính quyền và tổ chức quốc tế.

“Chúng tôi đang gia tăng áp lực từ giờ cho đến cuối năm nay, thời gian mà thế giới chú ý đặc biệt đến Việt Nam vì sẽ có nhiều hội nghị ASEAN diễn ra ở Hà Nội và vì  Đảng Cộng Sản Việt Nam sắp triệu tập đại hội vào đầu sang năm”, Ts. Thắng nhận định.

Theo Ông, song song với sự lên tiếng rầm rộ trong cộng đồng người Việt ở các nơi, trong thời gian tới đây sẽ có thêm nhiều tổ chức quốc tế nhập cuộc.

“Cộng đồng chúng ta cần tiếp tay với chiến dịch vận động của ICC”, Ts. Thắng kêu gọi.

Ông nhắc nhở mọi người Việt hãy giới thiệu bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm vào xem thông tin ở trang mạng:

http://www.persecution.org/advocacy/active-petition/


Hết Sợ

Ts. Nguyễn Đình Thắng

Đặc tính của các chế độ độc tài là cai trị bằng sự sợ hãi -- người dân sợ hãi chính quyền -- trong khi trong các thể chế dân chủ thì chính quyền sợ dân. Khi người dân không sợ nữa thì đó là ngày tàn của chế độ độc tài.

Nhà nước Việt Nam rất tinh vi trong việc sử dụng sự sợ hãi. Người dân trong nước sợ đã đành. Nhiều người đã vượt thoát ra vùng trời tự do mà vẫn còn sợ hãi.

Có người sợ hãi vì có thể bị nguy hiểm khi về nước thăm thân nhân. Có người sợ hãi rằng lời nói hay việc làm của mình có thể gây cho thân nhân ở trong nước bị trả thù. Và có người lại còn giải thích rằng sợ sẽ không được về nước để thực hiện các công tác từ thiện.

Nếu cũng lập luận như vậy thì người ở miền Nam trước đây đã chẳng dám chiến đấu bảo vệ tự do vì trong số họ rất nhiều người có thân nhân ở miền Bắc.

Nếu cũng lập luận như vậy thì các quốc gia Âu Châu dưới thời Đức Quốc Xã chẳng ai dám tham gia kháng chiến hay hợp tác với đồng minh để giải phóng quê hương.

Nếu cũng lập luận như vậy thì cộng đồng tị nạn người Ba Lan, Latvia, Iraq, Phi Luật Tân, Nam Dương... trước đây và những cộng đồng tị nạn Miến Điện, Cuba, Trung Hoa… ngày nay đã đầu hàng từ lâu chế độ độc tài ngự trị trên đất nước họ.

Thế thì tại sao một số người Việt tị nạn, hậu duệ của thế hệ cha ông anh hùng và lớn lên ở một đất nước của những anh hùng (the land of the brave), lại hãi sợ đến vậy?

Tôi không có câu trả lời. Tuy nhiên nhiều khi chúng ta không cần biết căn nguyên mà vẫn có thể tìm ra giải pháp.

Khi mới tiếp xúc với một số người có thân nhân là nạn nhân của vụ đàn áp ở Cồn Dầu, phần lớn bày tỏ sự sợ hãi, không muốn lên tiếng, không dám ra mặt. Trước tình hình ấy, khi chúng tôi phát động chiến dịch Cứu Cồn Dầu, chỉ có dăm ba người trong số họ đồng ý ra mặt tham gia chiến dịch. Số người còn lại sẵn sàng yểm trợ ở đằng sau, một cách kín đáo.

Khi chiến dịch Cứu Cồn Dầu tiến triển với buổi điều trần trước Uỷ Hội Nhân Quyền Tom Lantos, với sự lên tiếng của một số vị dân biểu, với sự hưởng ứng ngày càng nhiều các tổ chức nhân quyền quốc tế… thì những người trước kia sợ hãi đã nhả dần sự sợ hãi ấy ra.

Tôi hỏi họ: Không sợ thân nhân bị đàn áp à? Không sợ sẽ không được về thăm xứ đạo nữa sao?

Câu trả lời là, nếu không tranh đấu thì cũng chẳng còn xứ đạo để về thăm và có lên tiếng thì sự đàn áp cũng không thể dã man hơn hiện nay.

Điều này làm tôi suy nghiệm và đi đến một kết luận: vì thấy mình bất lực, trước đây họ sợ hãi; nhưng càng biết cách vận động, càng hiểu rõ mối tương quan giữa các thế lực, và càng cảm thấy mình có thể chủ động thay đổi tình thế, họ càng tự tin hơn và mối sợ càng giảm dần di.

Và chính sự tự tin này đã lây lan từ người này sang người khác, không những chỉ ở hải ngoại mà cả ở trong nước. Nhiều nạn nhân ở Cồn Dầu trước đây chỉ biết phủ phục thì nay cũng đã tự tin hơn vì họ cảm thấy có thể đặt niềm tin vào những thân nhân ở Hoa Kỳ-- trước đây, khi người ở Hoa Kỳ còn sợ hãi thì người ở trong nước lấy đâu để đặt niềm tìn?

Muốn giúp cho mọi người vượt qua sự sợ hãi, chúng ta cần thực hiện hai việc.

Thứ nhất là giúp cho ngày càng nhiều người ở hải ngoại và ở trong nước hiểu được mối tương quan giữa các thế lực quốc tế và biết cách huy động chúng để làm đối trọng với thế lực của chính quyền độc tài.

Thứ hai là đề ra những kế hoạch có trọng tâm, có thời hạn, và có những mục tiêu cụ thể được thông báo trước. Qua đó mọi người có thể thấy được từng bước đi, nắm được tiến trình hành đ ộng, và đo lường được hiệu quả của công việc mình làm.

Được vậy, con người sẽ từ thụ động chuyển dần sang thành chủ động. Và tinh thần chủ động sẽ đẩy lùi nỗi sợ hãi.

TS Nguyễn Đình Thắng


Tổ Chức Thiên Chúa Giáo Quốc Tế
Lên Tiếng Về Cồn Dầu

 

Hưởng ứng chiến dịch Cứu Cồn Dầu, ngày 26 tháng 8, 2010 tổ chức International Christian Concern (ICC) chính thức lên tiếng kêu gọi sự quan tâm và can thiệp của quốc tế.

 

“Năm 2006, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã rút Việt Nam ra khỏi danh sách các Quốc Gia Cần Quan Tâm Đặc Biệt (CPC), trưng dẫn sự tiến bộ về tự do tôn giáo. Biến cố vừa rồi chứng minh rằng Bộ Ngoại Giao không thể sai lầm hơn”, Ông Logan Maurer, Giám Đốc Vùng của ICC, tuyên bố.

 

Tổ chức này kêu gọi ủng hộ viên của họ ở Hoa Kỳ, Canada và Anh Quốc đồng loạt vận động chính quyền cũng như gọi vào các toà đại sứ Việt Nam ở ba quốc gia này để nêu mối quan tâm.

 

Tổ chức ICC biết về cuộc đàn áp đẫm máu ở Cồn Dầu qua buổi phúc trình của Uỷ Hội Nhân Quyền Tom Lantos ngày 18 tháng 8 vừa qua. Sau đó ICC đã cử người đến họp tại trụ sở trung ương của BPSOS để thảo kế hoạch phối hợp hành động. Trung bình, ICC có thể huy động 10 ngàn ủng hộ viên cùng lên tiếng trong mỗi cuộc vận động.

 

 

 Dân Biểu Cao Quang Ánh và phái đoàn thân nhân
của các nạn nhân ở Cồn Dầu, 18/8/10 (ảnh BPSOS)


Theo Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Điều Hành của BPSOS, sự tiếp ứng của tổ chức ICC rất cần thiết trong giai đoạn này của chiến dịch Cứu Cồn Dầu.

 

“Chúng tôi đã đạt được mục tiêu đầu: tạo sự chú ý của dư luận quốc tế. Mục tiêu kế tiếp của chiến dịch là vận động sự can thiệp của Hoa Kỳ, Liên Hiệp Quốc và một số quốc gia tự do”, Ông nói.

 

Phối hợp cùng với nhiều tổ chức trong cộng đồng Việt cũng như với nhóm thân nhân ở Hoa Kỳ của các nạn nhân Cồn Dầu, BPSOS đã phát động chiến dịch gởi thỉnh nguyện thư hàng loạt đến các vị dân cử Hoa Kỳ.

 

“Chúng tôi đang làm việc với một số tổ chức nhân quyền quốc tế và họ sẽ tuần tự lên tiếng trong thời gian tới đây, nhằm ngày càng gia tăng áp lực của dư luận quốc tế”, Ts. Thắng cho biết.

 

Ông giải thích sách lược của chiến dịch là tập trung dài hạn vào vấn đề Cồn Dầu cho đến khi đạt mục đích: đẩy lùi sự đàn áp của chính quyền Đà Nẵng, giải cứu cho nạn nhân, và bảo vệ sự vẹn toàn của Xứ Đạo Cồn Dầu.

 

“Chúng tôi sẽ đeo đuổi các mục đích này đến cùng, dù là 3 năm, 5 năm hoặc lâu hơn”, Ts. Thắng nói.

 

Từ những ngày đầu, BPSOS đã nỗ lực giúp đỡ và bảo vệ cho nhiều chục nạn nhân ở Cồn Dầu sang lánh nạn ở Thái Lan. Theo Ts. Thắng, tổ chức BPSOS đã giữ im lặng cho đến nay vì muốn bảo vệ an toàn cho họ. Đầu tháng 7 Ts. Thắng đã đến Thái Lan tiếp xúc với số nạn nhân này để thu thập dữ kiện về cuộc đàn áp ở Cồn Dầu cũng như để chuẩn bị hồ sơ ti nạn cho họ. Sau đó Ông đã báo động với Cao Uỷ Tị Nạn Liên Hiệp Quốc và Toà Đại Sứ Hoa Kỳ.

 

Cựu Đại Sứ Grover Joseph Rees, Cố Vấn Cao Cấp của BPSOS về các Đề Án Quốc Tế, cũng đã gặp một số nạn nhân trong chuyến công tác ở Thái Lan vào trung tuần tháng 8 vừa qua.

 

Tin tức đọc thêm:

 

Diễn tiến của cuộc phúc trình ngày 18 tháng 8:
http://machsong.org

 

International Christian Concern:
http://www.persecution.org/suffering/index.php

 

Thỉnh nguyện thư gửi các vị dân biểu:
http://www.bpsos.org/en/save-condau

 








Con Dân Chúa Hành Hương
    về Thánh Địa La Vang
Cầu Nguyện
       cho Giáo Xứ Cồn Dầu
Đang bị CSVN Khủng Bố Dã Man

Thanh Quang, Thông Tín Viên RFA

Hôm Chủ Nhật 22-8 vừa rồi, một nhóm giáo dân thuộc Giáo Xứ Nguyệt Biều, dưới sự hướng dẫn của Linh Mục Trần Viết Viên, Quản xứ Nguyệt Biều và LM Phan Văn Lợi ở Huế đã đi hành hương tới Linh Địa La Vang tại Quảng Trị để cầu nguyện đặc biệt cho giáo xứ Cồn Dầu.

Đức Mẹ La Vang








Mục đích là cầu nguyện

Theo lời LM Trần Viết Viên, Quản xứ Nguyệt Biều, thì mục đích chuyến hành hương tới Linh Địa La Vang vừa rồi của giáo dân Nguyệt Biều là nhằm tạo điều kiện cho giáo dân có dịp cùng nhau đến đó chủ yếu để cầu nguyện, nhất là, vì lý do nào đó, họ lỡ dịp tham dự cuộc cầu nguyện tòan quốc trọng thể tại La Vang hôm 13-14 tháng 8 này. Còn vấn đề Cồn Dầu là một hình thức gợi ý cho cuộc hành hương vừa nói. LM Trần Viết Viên giải thích:

"Chúng tôi tổ chức cuộc hành hương để giáo dân cùng đến với nhau cầu nguyện trong tinh thần hiệp nhất, để cầu nguyện cho những thử thách, những khó khăn mà Giáo Hội Việt Nam đang gặp phải. Vấn đề Cồn Dầu, thì đó là một dịp gợi ý. Bởi vì cầu nguyện thì không ai cấm đóan mình được hết. Chúng tôi chỉ có mục đích là cầu nguyện thôi. Như hôm phái đòan của VN làm việc với phái đòan của Tòa Thánh, họ có đề nghị với Tòa Thánh là cấm tập trung cầu nguyện thì Tòa Thánh bác bỏ vấn đề đó. Vì thế mình cầu nguyện là hợp lý. Chúng ta hiệp thông với nhau là cầu nguyện cho anh chị em đang gặp những thử thách, khó khăn, những trắc trở trong cuộc sống, trong Đức Tin."

Chúng tôi tổ chức cuộc hành hương để giáo dân cùng đến với nhau cầu nguyện trong tinh thần hiệp nhất, để cầu nguyện cho những thử thách, những khó khăn mà Giáo Hội Việt Nam đang gặp phải. Vấn đề Cồn Dầu, thì đó là một dịp gợi ý
LM Trần Viết Viên

Theo chân vị Mục Tử Nguyệt Biều đến Linh Địa La Vang, một người hành hương nhận xét:

"Một người tham gia chuyến hành hương La Vang: Sáng hôm đó thì tôi đi với giáo xứ Nguyệt Biều ra Linh Địa La Vang để cầu nguyện cho Giáo Xứ Cồn Dầu. Giáo Xứ nầy đang gặp hòan cảnh đau khổ. Mình thương tiếc, không biết làm sao hơn được thì cũng ra chỗ Đức Mẹ hiển linh để cầu nguyện cho Giáo Xứ Cồn Dầu được tốt đẹp, may mắn hơn.


Buổi đi sáng hôm đó, tôi thấy có một ý nghĩa, đó là của tiền thì mình không có, nhưng lương tâm thì mình sẵn sàng. Ai mà gặp khó khăn, mình giúp được gì thì giúp. Và đó là lời cầu nguyện để Chúa Mẹ linh thiêng bưng đỡ cho Giáo Xứ đó được tai qua nạn khỏi và gặp nhiều may mắn hơn.
Một cư dân khác thuộc Giáo Xứ Nguyệt Biều đề cập tới ý nghĩa của cuộc hành hương hôm Chủ Nhật vừa rồi:

 "Tôi nghĩ đó là một cuộc hành hương rất nhiều ý nghĩa vì tạo cơ hội để chúng tôi có dịp hành hương với nhau. Chúng tôi cầu nguyện cho Giáo Xứ Cồn Dầu. Và trong Thánh lễ tại La Vang hôm ấy thì LM Phan Văn Lợi đồng tế với LM Quản xứ Nguyệt Biều đặc biệt cầu nguyện cho Giáo Xứ Cồn Dầu liên quan những nỗi đau khổ mà Cồn Dầu đang phải chịu đựng. Chúng tôi hiệp thông cầu nguyện cho Giáo Xứ Cồn Dầu và những nạn nhân tại Cồn Dầu."
Tôi nghĩ đó là một cuộc hành hương rất nhiều ý nghĩa vì tạo cơ hội để chúng tôi có dịp hành hương với nhau. Chúng tôi cầu nguyện cho Giáo Xứ Cồn Dầu.
Một cư dân

Một trong hai vị Mục Tử Đồng Tế Thánh Lễ ở Linh Địa La Vang, là LM Phan Văn Lợi, cũng khẳng định rằng nỗi thống khổ của người dân Cồn Dầu là mục tiêu chính của chuyến hành hương vừa rồi: "Mục đích của cuộc hành hương này là để cầu nguyện cho Giáo Xứ Cồn Dầu, Đà Nẵng - nơi đã bị CS đàn áp trong thời gian vừa qua qua việc lấy đất của dân, đánh chết giáo dân Nguyễn Thành Năm, đang bỏ tù 6 giáo dân Cồn Dầu để sẽ đưa ra tòa trong một ngày gần đây, cũng như từng phá đám tang của một bà cụ."

Cầu nguyện cho người bách hại
cũng như bị bách hại

LM Trần Viết Viên giải thích rằng tình trạng bách hại giáo dân hiện giờ khiến họ phải cầu nguyện dâng lên Chúa và Đức Mẹ để được vững tin, để qua được những thử thách:

"Nói một cách tổng quát thì vừa rồi là một dịp chúng tôi hành hương đến Đức Mẹ để cầu nguyện. Hôm đó tôi có dâng lễ với LM Phan Văn Lợi. Ngài có nói là Đức Mẹ phù hộ các tín hữu bị bách hại thời Văn Thân. Thì bây giờ, anh chị em ở đó đây cũng đang bị bách hại. Nhưng tình trạng bách hại hiện giờ không phải như ngày xưa. Khi xưa thì giới cai trị cấm đạo rõ ràng. Còn bây giờ hành động cấm đạo diễn ra dưới hình thức khác, văn minh hơn. Họ không còn bắt đạo kiểu như ngày xưa nữa, nhưng tạo ra những khó khăn cho các anh chị em.

Đức Mẹ phù hộ các tín hữu bị bách hại thời Văn Thân. Thì bây giờ, anh chị em ở đó đây cũng đang bị bách hại. Nhưng tình trạng bách hại hiện giờ không phải như ngày xưa. Khi xưa thì giới cai trị cấm đạo rõ ràng. Còn bây giờ hành động cấm đạo diễn ra dưới hình thức khác, văn minh hơn
LM Phan Văn Lợi

Thì mình cầu nguyện dâng lên Chúa qua Đức Mẹ để xin Chúa cho anh chị em vững tin. Và đặc biệt phó thác tin yêu vào Chúa và Đức Mẹ để Đức Mẹ giúp đỡ cho những anh chị em đó."

Mặc dù bị công an theo dõi ngay từ đầu chuyến hành hương, và họ xuất hiện khá đông khi đòan hành hương tới La Vang và cầu nguyện, nhưng  Thánh Lễ, do LM Phan Văn Lợi chủ tế và LM Trần Viết Viên đồng tế, đã diễn ra khá suông sẻ. LM Phan Văn Lợi cho biết nội dung bài giảng của ông như sau:


Một đoàn giáo dân thăm Đài Đức Mẹ La Vang.

Courtesy Xuân Bích VN




















"Chúng tôi đã giảng cho giáo dân rằng La Vang là nơi mà Đức Mẹ đã hiện ra cách nay 200 năm để an ủi những người bị bách hại. Đức Mẹ đã từng hiện ra nhiều nơi trên khắp thế giới, như tại Lourdes bên Pháp cho một thiếu nữ để truyền sứ điệp của Ngài rằng Đức Mẹ là “Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội”; tại Fatima bên Bồ Đào Nha cho 3 trẻ em để có một sứ điệp thứ hai, đó là phải cải thiện đời sống và ăn năn đền tội.

 Riêng Đức Mẹ hiện tra tại La Vang, Quảng Trị thì lại có một ý nghĩa khác. Đức Mẹ hiện ra trong thời Cảnh Thịnh để an ủi các giáo dân đã bị bách hại từ Quảng Trị chạy trốn lên vùng này. Chúng tôi đã nói rằng đây là nơi mà Đức Mẹ mong ước tất cả những ai tới thì hãy cầu nguyện đặc biệt cho những kẻ đang bị bách hại. Mà trong xã hội CS này có rất nhiều người bị bách hại. Các tín đồ nói chung, đặc biệt là bên Công Giáo, tại rất nhiều nơi, đã bị bách hại trong thời gian vừa qua, như ở Cồn Dầu, Tam Tòa, Thái Hà…
Trong khi cầu nguyện cho những kẻ bị bách hại, thì chúng ta cũng cầu nguyện cho những kẻ bách hại luôn, để chứng tỏ một Đức Tin
đầy tình thương.
LM Phan Văn Lợi
Cho nên tôi giảng rằng nếu tới La Vang này chỉ để cầu nguyện cho bản thân và những nhu cầu riêng của mình, thì lời cầu nguyện đó chưa làm đẹp lòng Đức Mẹ bằng tới đây hãy cầu nguyện cho những ai bị bách hại. Và dĩ nhiên lời cầu nguyện cho những kẻ bị bách hại trong chế độ CS này đòi hỏi ở chúng ta một lòng can đảm, phải có một Đức Tin đầy can đảm."

Thế còn những kẻ thực hiện
hành động bách hại thì sao ?

LM Phan Văn Lợi khẳng định:  "Trong khi cầu nguyện cho những kẻ bị bách hại, thì chúng ta cũng cầu nguyện cho những kẻ bách hại luôn, để chứng tỏ một Đức Tin đầy tình thương. Chúng ta tới cầu nguyện cho những kẻ đang bách hại không phải để cho họ sẽ bị sự trừng phạt của Thiên Chúa, nhưng để cho họ được cứu rỗi bằng cách nói cho họ biết rằng họ đang làm những điều sai lầm, làm những điều tàn bạo. Và họ phải từ bỏ con đường đó để thoát khỏi án phạt của Thiên Chúa trong ngày sau."

Cuộc hành hương của Giáo Xứ Nguyệt Biều cầu nguyện cho Giáo Xứ Cồn Dầu diễn ra giữa lúc tình cảnh của giáo dân Cồn Dầu ngày càng gây chú ý đặc biệt của công luận, kể cả những nhà lập pháp Hoa Kỳ.


Đấu Tranh cho Tự Do
Tôn Giáo tại Huế

Bản Tin Ngày 22-08-2010

Cuộc hành hương
của Giáo xứ Nguyệt Biều đến La Vang
cầu nguyện cho Giáo xứ Cồn Dầu.

1 of 1 File(s)

bấm vào đây nghe âm thanh
http://audio.freevietnews.com/LmPhanvanLoigiangtaiLaVang.m3u


Được sự trợ giúp của một vị Mạnh thường quân tại Hoa Kỳ là bà Thanh Bằng, sáng hôm nay, lúc 6g30 ngày 22-08-2010, Linh mục Trần Viết Viên, quản xứ Nguyệt Biều, đã hướng dẫn hơn 50 giáo dân đi hành hương La Vang. Nguyệt Biều chính là một giáo xứ anh hùng tại Tổng giáo phận Huế, từng đứng sau lưng linh mục Nguyễn Văn Lý trong cuộc đấu tranh vì tự do tôn giáo từ cuối năm 2000 đến đầu năm 2001 (khi cha Lý bị đổi về An Truyền). Tính anh hùng này đã chìm xuống dưới thời cai quản của một mục tử thành viên Hội đồng Nhân dân, và nay đang bừng dậy dưới thời cai quản của vị mục tử Trần Viết Viên trẻ tuổi.

          Chính trong tinh thần đó mà giáo xứ đã đến La Vang hôm nay, làm một cuộc hành hương riêng để cầu nguyện cho Giáo xứ Cồn Dầu (thuộc Giáo phận Đà Nẵng), một Giáo xứ bị Cộng sản bách hại trong thời gian gần đây mà lẽ ra đã phải được cầu nguyện cách công khai tại nơi tôn sùng Đức Mẹ Maria dưới tước hiệu “Đức Bà phù hộ các giáo hữu” (bị bách hại) trong cuộc hành hương trọng thể hôm 13-14/08/2010 mới rồi.

         Qua khỏi Cầu Ga (ga xe lửa Huế), xe tạm dừng để đón một vị khách bất ngờ (bất ngờ đối với giáo dân Nguyệt Biều thôi) là linh mục Phan Văn Lợi. Tiếp tục lăn bánh, đoàn đến La Vang lúc 8g30.

          Vừa xuống xe, một số giáo dân tinh mắt (từng làm trật tự tại Linh địa La Vang nhiều lần) nhận thấy sự xuất hiện của nhiều công an tỉnh Quảng Trị, đa phần trẻ tuổi và mặc thường phục (xem hình). Thì ra họ đã được mật báo là hôm nay có sự xuất hiện của một nhân vật từ Huế hay “quậy”. Cha quản nhiệm Lê Sĩ Hiền cũng được tòa Tổng Giám mục Huế thông báo từ chiều hôm qua là linh mục chui PVL sẽ cùng với giáo xứ Nguyệt Biều ra La Vang giăng biểu ngữ cầu nguyện cho ai đó! Tài thật! Và chính Đức TGM Nguyễn Như Thể đã truyền lệnh là tại nơi cầu nguyện linh thiêng thánh thiện này, không được giăng bất cứ biểu ngữ to nhỏ nào, bất luận nội dung!?!

Đây là do kinh nghiệm ngày 23-08 năm ngoái (2009), giáo dân An Truyền (cũng anh hùng không kém) đã đi La Vang hành hương cầu nguyện (với biểu ngữ nho nhỏ) cho Giáo xứ Tam Tòa vốn bị bách hại trong thời gian trước đó nhưng đã không hề được cầu nguyện công khai trong cuộc hành hương toàn quốc cách đấy một tuần là ngày 15-08-2009 (xem hình)

Các biểu ngữ này phải chăng mang tính chính trị? phản động? phi tôn giáo? xúi giục bạo loạn? không được phép giăng ra dưới chân “Đức Bà phù hộ các giáo hữu” (bị bách hại)?

          Thế là linh mục quản nhiệm La Vang bèn gặp linh mục quản xứ Nguyệt Biều để truyền chỉ thị từ trung ương (hai loại trung ương).

          Sau khi lần hạt kính Đức Mẹ tại linh đài, giáo dân Nguyệt Biều tản mác ra để đi nhận lãnh bí tích hòa giải (nôm na là xưng tội). Đến 10g30, tất cả lại tụ họp ở linh đài, dưới chân Đức Mẹ, để dâng Thánh lễ với ý chỉ cầu nguyện cho Giáo xứ Cồn Dầu. Có một số giáo dân Giáo xứ chánh tòa Phủ Cam (khoảng 20 người), một số giáo dân ở Đà Nẵng và Sài Gòn (cũng khoảng 20) cùng tham dự Thánh lễ mà linh mục Lợi chủ sự và linh mục Viên đồng tế.

Lúc này, số công an Quảng Trị (dĩ nhiên thường phục) tăng lên khoảng 15 và số trật tự viên La Vang (mặc sắc phục) cũng tăng từng ấy. Một số công an cầm máy chụp ảnh, máy quay phim hoạt động liên tục, nhất là khi linh mục chủ tế giảng (xin nghe audio clip kèm theo). Lâu lâu mấy anh lại rút điện thoại như liên lạc với ai đó, hoặc để cho người đầu dây nghe trực tiếp những gì chủ tế giảng.

Đại ý bài giảng của linh mục chủ tế là: vì Đức Mẹ La Vang đã hiện ra cách đây hơn 200 năm để cứu giúp cho các tín hữu bị bách hại thời Cảnh Thịnh (khác với Đức Mẹ Lộ Đức hiện ra cho thánh nữ Bênađêta với sứ điệp “Ta là Đấng Vô nhiễm Nguyên tội”, Đức Mẹ Fatima hiện ra cho ba trẻ chăn cừu với sứ điệp “Ăn năn đền tội, cải thiện đời sống”) nên Mẹ La Vang mang tước hiệu “Đức Bà phù hộ các giáo hữu” với ngầm ý “bị bách hại”.

Thành thử La Vang là nơi Đức Mẹ ưa thích con cái của Ngài đến để cầu nguyện cho các anh chị em mình đang bị bách hại khắp thế giới, nhất là tại Việt Nam, nơi có chế độ Cộng sản, cụ thể là tại Giáo xứ Cồn Dầu, Đà Nẵng, mà trong thời gian vừa qua, tin tức cho thấy là đã bị đàn áp cách khốc liệt, từ chuyện cướp ruộng vườn nghĩa trang, chuyện phá đám tang tín hữu, đến chuyện bắt sáu giáo dân bỏ tù, chuyện đánh một giáo dân cho đến chết… Chúng ta phải cầu nguyện như thế tại nơi Linh địa này để chứng tỏ một đức tin tin anh dũng, bất khuất. Đồng thời chúng ta cũng cầu nguyện cho những kẻ bách hại anh em mình trước Mẹ La Vang để chứng tỏ một đức tin bác ái, nhân hậu…

 

Kết thúc thánh lễ (lúc 11g30), linh mục chủ tế, tay cầm biểu ngữ “Giáo xứ Nguyệt Biều hành hương cầu nguyện cho Giáo xứ Cồn Dầu” (xem hình) nhưng còn gói kín chưa mở ra, thông báo với cộng đoàn rằng có lệnh của bề trên không cho phép trưng bất cứ tự dạng nào (ngoại trừ của Trung tâm La Vang) biểu lộ tâm tình và ý chỉ tại Linh địa (dù chỉ là căng ra ít phút để chụp hình kỷ niệm cuối Thánh lễ), nên đành phải dâng cho Đức Mẹ như một lời gởi gắm. Thế rồi Linh mục đặt biểu ngữ lên bàn thờ, dưới chân tượng Mẹ. Ban trật tự liền đến thu lấy, không biết có phải như một tang vật tội phạm chăng?

Mấy tờ giấy khổ A4 in những tâm tình dành cho Cồn Dầu, dự định phát cho tín hữu cầm khi chụp ảnh kỷ niệm (xem hình) cũng đồng số phận. Thôi thì vâng lời trọng hơn của lễ. Mọi chuyện đã có sự xét đoán của Thiên Chúa, của Đức Mẹ, của công luận và của những nạn nhân Cồn Dầu.

bấm vào đây nghe âm thanh
http://audio.freevietnews.com/LmPhanvanLoigiangtaiLaVang.m3u

          Nhóm Phóng viên FNA Khối 8406
tường trình từ Huế lúc 19g ngày 22-08-2010
            

                                   

Gia đình các giáo dân Cồn Dầu tị nạn
gặp khó khăn với công an

2010-08-30

Công an địa phương tại Cồn Dầu tiến hành kiểm tra hộ khẩu gia đình của những thân nhân đang đi lánh nạn tại Thái Lan.

witness photo

Hàng trăm cảnh sát cơ động được triển khai để trấn áp giáo dân Cồn Dầu hôm 4-5-2010.

Vào 23 giờ tối ngày 30 tháng 8, tin tức từ Việt Nam cho biết công an phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng đang tiến hành kiểm tra hộ khẩu những gia đình có thân nhân đang phải chạy sang lánh nạn tại Thái Lan sau biến cố hồi ngày 4 tháng 5 tại quê hương của họ.

Đài chúng tôi đã gọi điện thoại về Cồn Dầu để xác minh thông tin nhưng tất cả các số điện thoại tại đó không có ai bắt máy.

Sau đó một giờ đồng hồ, chúng tôi liên lạc được một người có thân nhân tại Cồn Dầu và được người này cho biết như sau:

Ngay cách đây khoảng một tiếng đồng hồ, tôi nhận được tin  công an đến kiểm tra nhà của các cháu; họ vô hỏi hộ khẩu và những người đó đi đâu -- Người dân Cồn Dầu

Gia Minh: Tôi là Gia Minh, phóng viên Đài Á Châu Tự Do, được biết sau khi Đài chúng tôi và một số phương tiện truyền thông khác loan tin có một số người Cồn Dầu đang phải lánh nạn tại Thái Lan, thì gia đình của họ tại địa phương bị gặp trở ngại, xin ông cho biết về thông tin đó?

Người dân: Hiện giờ tôi đang ở Sài Gòn  chứ không phải ở Cồn Dầu.

Gia Minh: Biết vậy, nhưng khi gọi về Cồn Dầu không ai bắt máy hết; nên xin ông cho biết lại những thông tin mà ông nắm.

Người dân: Ngay cách đây khoảng một tiếng đồng hồ, tôi nhận được tin  công an đến kiểm tra nhà của các cháu; họ vô hỏi hộ khẩu và những người đó đi đâu…Ngoài đó cũng gọi vào cho tôi nói đừng điện về nữa; khi tôi điện về ngoài đó không ai bắt máy hết

Gia Minh: Việc kiểm tra bắt đầu từ hôm nào?

Người dân: Kiểm tra đã ba đêm nay rồi. Họ vin cớ kiểm tra hộ khẩu để hỏi người đó đi đâu, ở đâu, làm gì. Tôi nhận được vậy đó.

Gia Minh: Cám ơn ông.

Xin được nhắc lại, số gần 40 giáo dân Cồn Dầu bắt đầu tìm đường đến được Thái Lan kể từ hồi tháng năm vừa qua. Đến ngày 22 tháng 8 vừa rồi họ mới quyết định lên tiếng về trường hợp của họ; và rất âu lo cho sự an nguy của người thân của bản thân và nhất là của những người còn lại tại Cồn Dầu.

Và nay đúng như dự đoán của họ, công an địa phương bắt đầu công tác truy vấn thân nhân của họ tại Cồn Dầu.

 

DB Cao Quang Ánh và DB Christopher Smith

tại phiên họp hôm 18 tháng 8, 2010. (ảnh BPSOS)

Theo dòng thời sự:


SUMMARY OF EVENTS AT CON DAU ñ DA NANG, VIETNAM
Prepared by BPSOS (05-27-10)

 
GEOGRAPHY:

ï    Con Dau is a Catholic Parish in the Diocese of
     Da Nang, Central Vietnam.

ï    Located 4 km south of the city of Da Nang, on the other side of the Han River, and 5 km southwest of China Beach and Marble Mountain, landmarks that became famous during the Vietnam War.

ï    Population: 2,000 people, 100 % Catholics,
     most being farmers.

ï    This coming August 15th, 2010 the Parish will be celebrating the 85-year anniversary of the establishment of the Parish and 135 years since the first religious refugees settled on this land.

ï    The area was originally a swamp with low, uncultivable land due to salt water coming in during the full moon season. The ancestors of the people of Con Dau built a dam to prevent seawater and turned Con Dau into a livable area. Many French and Vietnamese priests led this effort to build a beautiful and prosperous parish as it is today.

ï    The century-old cemetery of the parish is located about 1km from the church, where generations of parishioners have been buried. The cemetery is a beautiful 10 hectare park with more than 2000 burial plots. In the middle of the cemetery is the concrete area with a chapel for parishioners to gather for evening prayer. It is the property of the parish with valid documents. The cemetery was acknowledged as a national historic heritage in 2008.

 EVENTS:

ï     May 2007: The government of Da Nang city announced the plan to sell 430 hectares of land in the Hoa Xuan district area, including the village of Con Dau (110 hectares), to international developers, to make it a high-end villa and green resort area.

ï    The government planned to compensate for the land and relocate all 10,000 people in the affected area to other unannounced areas. No current residents would be allowed to stay in the affected area.

ï    The compensation for the land is ridiculously low: 250,000 dong Vietnam ($13 US dollar) per square meter for land with house and 50,000 dong Vietnam ($2.5 US dollar) for rice field land. Nobody in Hoa Xuan is happy about it.  They think that the price is too low  compared to the price the government is selling to the developers (more than one billion US dollars) or the current local market price (around 2 million dong Vietnam or $100 US dollars per square meter). The government refused to increase and said that land belonged to the government, the people only have the right of use.

ï    March 2008: The government began to hold meetings with the Hoa Xuan residents, starting with the villages of Trung Luong, Cam Chanh, Lo Giang, and Tung Lam, which are next to Con Dau. They explained the reasons and benefits of this project and persuaded people to sign the agreement to sell their land and move.

ï    The people of those villages were at first fighting vigorously against the move but later some had to sign because they were threatened to be kicked out of government or factory jobs if they did not comply (many of these villagers are government or communist party officials).

ï    The people of Con Dau are uniformly against the move because this land is intimately tied to their faithóthe cemetery and all the farm land of Con Dau are property of the Catholic Parish, created from bare land by priests and followers over the span of 135 years. Its cemetery has buried generations of Catholics and houses a chapel which serves as the place of worship for some 500 to 600 parishioners.

ï    The government ordered the relocation of the cemetery to a mountainous area, away from any inhabitable place. The government also ordered the people of Con Dau to be relocated, certainly far away from the designated location for the cemetery. The people of Con Dau suggested the option of letting them move closer to their church area and let the government develop the rice fields but the government flatly rejected that option--the only option given by the government was to “empty out”. The people of Con Dau refused to sign anything and the tension built up with the government, especially with the Communist party Chief of Da Nang city, Nguyen Ba Thanh. A member of the Vietnamese Communist Party’s Central Committee, he was personally involved in this project and has held 10 meetings with people of Con Dau to persuade or threaten them.

ï    January 25, 2010: Mr. Nguyen Ba Thanh led 100 police and government officials to Con Dau and surrounded the village 24/7 for a week to force the parishioners to sign the agreement to sell their land and move out. Armed police officers and government officials went house to house to coerce families to sign the agreement. Many parishioners left home to avoid facing the pressure. Some had to stay away for all week. Mr. Thanh could persuade or force only 10 households to sign out of 400 households in Con Dau.

ï    January 26, 2010: The people of Con Dau sent an appeal to the central government in Hanoi to complain about the government of Da Nang City regarding the use of threats and force.

The letter was signed by 400 heads of household. They requested to be relocated around their church to be able to practice their religion. They also complained about the unjust compensation plan for their land. As farmers, they did not know how to make a living if relocated in the urban area without jobs. As parishioners, they wanted to stay together in the vicinity of the cemetery where their ancestors were buried. There was no response from the central government.

ï    March 4, 2010: Mr. Thanh again led hundreds of armed polices and government officials to Con Dau to force families to sign the agreement so he could deliver the land to developers. Nobody signed it.

ï    March 9, 2010: Mr. Thanh met Rev. Nguyen Tan Luc, the parish priest, to ask him to tell parishioners during the mass homily to obey the government order. Rev. Luc refused to do so and stated this was an issue between government and the people; it was not appropriate for him or the church to tell the people to vacate their land.

ï    April 12, 2010: The government sent out the order to forbid future burials in the cemetery of Con Dau parish. They put a sign stating “Burying NOT ALLOWED” inside the cemetery. There were a dozen of police agents posted to block entrance at all times. A 73 years old parishioner named Le Van Sinh was hit with tear gas in the face and became unconscious when he attempted to remove the sign, which the police placed on his father's grave.

Approximately a thousand people from Con Dau came to protest the cruelty of the police. Tell the story of the 12 year old kid and women being beaten.

ï    May 1, 2010: Mrs. Dang Thi Tan, a 93 years old parishioner, died in Con Dau. The funeral was planned for May 4, 2010. Her wish was being buried next to her husband and ancestors in the parish cemetery. The funeral was expected to draw a thousand parishioners as usually the case. The police prepared for a confrontation with the parishioners at the funeral and more than 300 armed police officers and special anti-riot troops, mobilized from ___, moved in within the perimeter of the cemetery. These anti-riot troops were the same that suppressed the mass demonstration of the Montagnards in the Central Highlands in 2001, 2002, 2004 and 2008.

ï    May 4, 2010: After the funeral mass at the church at 5am, a thousand parishioners and the Dang family members started the funeral procession to the cemetery. The special police force attacked the funeral procession when the cart carrying the casket approached the cemetery entrance. The police attempted but failed to seize the casket. Three hours later, at 1:30pm, the police shot tear gas and rubber bullets at the mourners near the casket. They mercilessly used force against everyone in sight of the funeral procession including the seniors, men, women and children. They tightly surrounded the area and started beating the people escorting the coffin. Some of the villagers threw mud at the police to stop the beating, but to no avail.

ï    The police captured any young men and women they got hand on. There were more than a hundred people injured and 62 were captured and brought to the county police station in Cam Le. The casket was seized and whisked away in a van by the communist authorities and taken to Hoa Son area where the family was forced to agree to cremation.

ï    The unrest was reported widely in international news agencies (AFP, AP, VOA, BBC, Radio of Free Asia, SBTN, VHN-TV, etc.) and websites with press releases, video clips and photos.

ï    The 62 young men and women captured were put in the county jail where the special police took turn to beat the detainees badly one by one for their involvement in the funeral, accusing them of interfering with the police as they carried out their duty and of sending information to the media overseas. Some of the detainees were beaten unconscious. A pregnant woman, Huynh Thi Hai, suffered serious injuries caused by beating that put her life at riskóshe suffered miscarriage as the result.

The detainees were forced to sign the agreement to sell their land and relocate and most of all to not talk to anybody about their being tortured as condition for their release. They all had to sign a self-incriminating document, admitting to the false allegations of having assaulted the police, as condition for the police to stop the beating. Doan Thi My Hanh (F) was severely beaten and is now very ill. She was released but may not survive her injuries.

The detainees, upon release, were all prohibited from seeking medical care at a hospital or with private doctors. The police told them that if any one leaks information about the beating to the outside world, all 62 will be rounded up and subjected to beatings again.

ï    The police filmed the funeral and searched for people they identified in the video in an attempt to discover the source of the news leak. Many young men and women in Con Dau left the village and went underground, hiding at different locations in and outside the country.

ï    May 13, 2010: The public security police of Cam Le County initiated prosecution of six detainees: Nguyen Huu Liem (M, born 1963), Phan Thi Nhan (F, 1965), Nguyen Thi The (F, 1960), Doan Cang (M, 1965), Le Thanh Lam (M, 1979), and Tran Thanh Viet (M, 1971) on charges of “opposing law enforcement” and “disturbing public order.” They may also be charged of contacting reactionary forces overseas to oppose the government, a capital crime. Family members may deliver food once a week, on Saturday, but are not allowed a visit. They fear that the detainees have suffered serious injuries and the police therefore do not want any witness.

ï    There was no news about the seventh detainee: Nguyen Thi Lieu (F). She was severely tortured. She was initially kept with the other six detainees but was then moved to a separate cell. Her whereabouts is unknown and she is not listed among those to be prosecuted.

ï    The police are still searching for the parishioners suspected of actively opposing the relocation order and leaking the information to the media. On May 27, 2010, the public security police arrested Mr. Nguyen Huu Minh, the Vice Chairman of Con Dau Parish Committee, and issued a search warrant of Nguyen Huu Vinh, a member of the Parish Committee. Their brother, Nguyen Huu Liem, is among the six detainees facing police prosecution.

ï    The government has recently ordered the people of Con Dau to stop planting crops on their rice fields. The water supply to the rice fields has been cut off. The parish cemetery entrance is locked and parishioners are not allowed to come and pray at the chapel there. Every family in Con Dau is ordered to prepare to relocate their relatives’ tombs to another location 30 miles away.

Every household in Con Dau is forced to sign the agreement for the government to come and assess their property value starting June 1, 2010. The next steps are reportedly to fill the rice fields, bulldoze the houses and force everybody at Con Dau to move out.

Liệu các giáo dân Cồn Dầu ở Bangkok có được đi tị nạn?

2010-08-27

Sau khi bị đàn áp, sách nhiễu và hăm dọa hơn 40 giáo dân Cồn Dầu đã chạy sang Thái Lan tị nạn và cho đài Á Châu Tự Do biết về hoàn cảnh khó khăn của họ.

Giáo dân Cồn Dầu đang lánh nạn tại Thái Lan phải sống lén lút (theo yêu cầu vì an toàn chưa tiện để thấy mặt), ảnh chụp tháng 8 năm 2010.

Để tìm hiểu tương lai và số phận của những người này, Thanh Trúc của Ban Việt Ngữ - Đài Á Châu Tự Do đã trao đổi với Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Điều Hành Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển (Boat people SOS) có trụ sở tại Hoa Kỳ, và ông Nguyễn Trân Đăng, Giám Đốc Kế Hoạch của Văn Phòng Dân Biểu Cao Quang Ánh. Mời quý vị theo dõi.

Cần được hỗ trợ

Thanh Trúc: Trước tiên TS Nguyễn Đình Thắng cho biết:

Nếu mà đạt được hai yếu tố đó thì tôi tin  rằng mọi người hiện nay đang có mặt tại Thái Lan đều được hưởng quy chế và tư cách tị nạn chiếu theo luật pháp.(TS Nguyễn Đình Thắng)

TS Nguyễn Đình Thắng: Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển  (BPSOS) đã giúp đỡ cho số người - nạn nhân Cồn Dầu chạy lánh nạn sang Thái Lan từ những ngày đầu, tức là đầu Tháng Năm, về những mặt sau đây :

-Tìm những chỗ ăn ở tương đối an toàn cho họ. Chúng tôi thường xuyên phải di dời những người này đến những địa điểm an toàn hơn một khi có những dấu hiệu có thể họ gặp nguy hiểm.

-Giúp cho họ về đời sống bởi vì họ không nhận được một sự tài trợ và giúp đỡ nào từ phía Cao Ủy Tị Nạn LHQ (UNHCR) hoặc các tổ chức khác, ngoài một số ít những sự hỗ trợ của một số người có thân nhân ở hải ngoại .

-Và quan trọng nhất là bảo vệ quyền tị nạn của họ. Chúng tôi đã phỏng vấn từng người một để lập hồ sơ đưa họ vào ghi danh và trình diện với Cao Ủy Tị Nạn LHQ. Cá nhân chúng tôi đã sang Thái Lan hồi đầu Tháng Bảy để tiếp xúc với từng người và sau đó chúng tôi cũng đã gặp vị luật sư trưởng đặc trách vấn đề cứu xét các đơn tị nạn.

TS Nguyễn Đình Thắng tại buổi điều trần về tự do tôn giáo và nhân quyền cho Việt Nam ở Quốc hội Mỹ hôm 23 tháng 3 năm 2010. Photo courtesy of BPSOS.
TS Nguyễn Đình Thắng tại buổi điều trần về tự do tôn giáo và nhân quyền cho Việt Nam ở Quốc hội Mỹ hôm 23 tháng 3 năm 2010. Photo courtesy of BPSOS.

Mới đây cựu đại sứ Grover Joseph Rees là vị cố vấn cao cấp của BPSOS về các dự án quốc tế cũng đã đến Thái Lan vào tuần rồi và cũng đã gặp nhóm người ở Cồn Dầu, và cũng sau đó đã tiếp xúc với Cao Ủy Tị Nạn LHQ để yêu cầu có sự bảo vệ thích đáng cho những người này.

Thanh Trúc: Thưa TS Nguyễn Đình Thắng, có những hy vọng nào cho những giáo dân Cồn Dầu chạy sang Thái Lan tị nạn hay không?

TS Nguyễn Đình Thắng: Chúng tôi xin trả lời một cách dè dặt sau đây: Chúng tôi tin rằng nếu như Cao Ủy Tị Nạn LHQ nắm được tất cả những thông tin về các cuộc đàn áp đã diễn ra ở tại Cồn Dầu từ đầu năm nay cho tới giờ này, và nếu như những lời khai của nạn nhân đang lánh nạn tại Thái Lan đúng theo tiêu chuẩn của LHQ - họ kể đúng những chuyện đã xảy ra cho họ, nhưng mà nhiều khi người mình không hiểu cái tiêu chuẩn về luật lệ của LHQ, thành ra chúng tôi đã phải cố gắng hướng dẫn cho họ để làm sao họ khai cho đúng với yêu cầu của Cao Ủy Tị Nạn LHQ. Nếu mà đạt được hai yếu tố đó thì tôi tin  rằng mọi người hiện nay đang có mặt tại Thái Lan đều được hưởng quy chế và tư cách tị nạn chiếu theo luật pháp.

Theo như chúng tôi hiểu thì Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Thái Lan đã liên lạc với Cao Ủy Tị Nạn LHQ về những người này.(Ô. Nguyễn Trân Đăng)

Thanh Trúc: Như vậy thì tình trạng hiện tại của mấy chục người đó là như thế nào? Tuyệt đối an toàn? Tương đối an toàn? Hoặc là không an toàn chút nào hết?

TS Nguyễn Đình Thắng: Tình trạng của những người dân Cồn Dầu đang lánh nạn tại Thái Lan hiện nay không an toàn bởi vì từ cuối năm ngoái chính phủ Thái Lan đã gia tăng biện pháp để mà cưỡng bức hồi hương ngay cả những người đã được cứu xét là người đi tị nạn bởi Cao Ủy Tị Nạn LHQ, thành ra chúng tôi hết sức quan tâm. Và cũng chính vì lý do đó mà chúng tôi từ bao nhiêu lâu nay không hề công bố ra, không hề tiết lộ ra là có người dân Cồn Dầu đang lánh nạn ở Thái Lan cũng như không hề nói ra nỗ lực của chúng tôi để bảo vệ cho họ. Điều mà chúng tôi đang cố gắng là làm sao có được sự can thiệp rất nhanh chóng, giải quyết hồ sơ rất nhanh chóng từ phía Cao Ủy Tị Nạn LHQ và đồng thời có sự can thiệp mạnh mẽ từ phía Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, và đặc biệt là từ Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ ở tại Bangkok để làm sao đưa những người Cồn Dầu này đến một nơi an toàn hơn sau khi họ được thừa nhận là người tị nạn bởi Cao Ủy Tị Nạn LHQ.

Trình Cao Ủy Tị Nạn LHQ

Thanh Trúc: Vừa rồi là ý kiến của TS Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Điều Hành Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển (Boat People SOS). Tiếp theo mời quý vị theo dõi ông Nguyễn Trân Đăng, Giám Đốc Kế Hoạch của Văn Phòng Dân Biểu Cao Quang Ánh, cho biết thêm các chi tiết về sự trợ giúp của Văn Phòng Đân Biểu đối với số phận của 40 người này.

Ông Nguyễn Trân Đăng: Tôi là Nguyễn Trân Đăng làm việc trong Văn Phòng Dân Biểu Cao Quang Ánh. Tôi là Giám Đốc Kế Hoạch trong Văn Phòng. Nói về tình trạng của những người dân Cồn Dầu mà đã trốn đến được Thái Lan thì ở Văn Phòng chúng tôi đã liên lạc với Bộ Ngoại Giao và đã chuyển tên của những người này cho Bộ Ngoại Giao, và Bộ Ngoại Giao đã trả lời chúng tôi là đã chuyển con số lần trước là mười mấy người sang cho bên Cao Ủy Tị Nạn LHQ. Và cũng trong lần gặp gỡ với Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại TP.HCM là ông Lê Thành Ân thì DB Cao Quang Ánh cũng đã đặt vấn đề này ra với ông và yêu cầu ông giúp cho những người này được ưu tiên trong những thủ tục hồ sơ để đi lánh nạn.

Thanh Trúc: Ông có nghĩ rằng đất nước họ sẽ được đi lánh nạn có phải là Hoa Kỳ không?

Ông Nguyễn Trân Đăng: Theo như chúng tôi hiểu thì Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Thái Lan đã liên lạc với Cao Ủy Tị Nạn LHQ về những người này. Còn vấn đề nước nào sẽ nhận họ đi định cư thì hiện tại chúng tôi chưa có rõ. Theo như tôi biết, thủ tục đang được tiến hành và Cao Ủy Tị Nạn LHQ, nếu mà hiểu theo sự thông thường, thì bởi có tiếng nói của Quốc Hội, bởi có sự can thiệp của Bộ Ngoại Giao, có lẽ những người này nếu được chấp thuận thì sẽ được định cư tại Mỹ. Đó là theo sự hiểu biết của chúng tôi.

Theo dòng thời sự:

AUDIO Kinh Hòa Bình của Thánh Phanxicô Khó Khăn


-------------
From www.vietcatholic.net

         

Con Dau faithful appeal to Church leaders, demand justice for arrested Catholics
VietCatholic News (20 Oct 2010 04:10)

Parishioners write to Bishops’ Conference and to the Justice and Peace Committee asking for help in freeing six Catholics who were arrested last May and are currently held in prison without trial or evidence. They complain that the decision by local authorities to seize their land in violation of the law jeopardises their “lives and the future of their children”.

Hanoi (AsiaNews)-- The members of Con Dau Parish, in Da Nang Diocese, along with the relatives of six people detained by the authorities without trial, have addressed an open letter to the leaders of the Catholic Church asking for help in their fight for justice. “We are simple people who have dedicated our entire life to the land and to farming, and every morning, we pray for our beloved country,” they say in the missive. They protest against the seizure of their land, ordered by the authorities, to build an eco-tourist centre. Since the affair began, police have clamped down on dissenting voices and last 4 May, during a funeral, they arrested a number of people and arbitrarily jailed them in violation of the law.

The letter was sent to Mgr Peter Nguyen Van Nhon, president of the Bishops’ Conference, Mgr Cosma Hoang Van Dat, secretary general of the Bishops’ Conference, and Mgr Paul Nguyen Thai Hop, president of the Conference’s Justice and Peace Committee. It was signed by the parish community of Con Dau and the relatives of the six people in prison: Matthew Nguyen Huu Liem, Joseph Tran Thanh Viet, Thadeus Le Thanh Lam, Simon Nguyen Huu Minh, Teresa Nguyen Thi The and Mary Phan Thi Nhan. All six have been held without trial or any specific charges laid against them.

For the members of the parish, “if the authorities in Da Nang seize our lands, we will not be able to survive”. It would jeopardise “our lives and the future of our children”. But more than this, the faithful want Church authorities to understand “the anguish our fathers, husbands and mothers are going through in Da Nang prison” where they are arbitrarily detained.

Still Con Dau parishioners are optimistic after the Justice and Peace Committee was set up, hopeful that it might successfully obtain the release of the prisoners.

“In such a desperate situation, we can only pray God to be by our side and ask that you, Fathers, can provide the necessary help to see justice for our loved ones.”

The issue began on 4 May when police attacked mourners attending the funeral of Maria Tan, an 82-year-old woman, in order to prevent her burial. The clashes lasted more than an hour and led to the arrest of about 70 people.

In a pastoral letter released the day after the incident, Mgr Joseph Chau Ngoc Tri, bishop of Da Nang, slammed the police “for their manhunt” during which they detained people who did not even take part in the funeral.

The authorities eventually arrested six parishioners for “disorderly conduct” and “attacking state security officers”.

So far, no one has been tried or formally charged. However, the authorities did extract confessions from the accused under torture.

The confrontation between local Catholics and government authorities in Con Dau parish broke out at the start of this year, when the latter decided to demolish all the houses in the parish (established 135 years ago) to give way to a tourist resort. The land was seized without proper compensation or offer of relocation.

A particularly coveted area is the cemetery; a 10-hectare area located a kilometre from the parish church. Once listed among the government’s protected sites, its value has recently shot up, wetting the appetite of real estate speculators.

“The decision by Da Nang authorities to seize parish land and sell it to the Sun Investment Corporation to build an eco-tourist centre is a gross violation of the law and infringes upon property rights,” the faithful wrote in their letter.

Article 40 of the 2003 Land Law, pertaining to “Land recovery for use for economic development purposes” stipulates, “The State shall recover land for purposes of economic development in the case of the construction of industrial parks, high-tech zones, economic zones and major investment projects as stipulated by the Government.” Nowhere does it mention eco-tourism.
Asia-News
----------------

DB Hoa Kỳ cầu nguyện cho
nạn nhân bị đánh chết ở Cồn Dầu
VietCatholic News (20 Aug 2010 08:32)

HTĐ ngày 18/8/10 -- Đáp ứng lời yêu cầu của DB Christopher Smith (Cộng Hoà, NJ), DB Frank Wolf (Cộng Hoà, VA) ngưng buổi phúc trình trong một phút để mọi người cầu nguyện cho hương hồn của anh Nguyễn Thành Năm, người đã bị chính quyền Đà Nẵng truy bức và đã chết vì chấn thương do sự tra tấn bởi dân phòng và công an Cồn Dầu đầu tháng 7 vừa qua.

Trong không khí trang nghiêm của Quốc Hội Hoa Kỳ, nhiều người đã mủi lòng và không cầm được nước mắt.

DB Smith ngỏ lời yêu cầu ngay sau phần tường trình của Ông Nguyễn Thành Tài, anh ruột của Nguyễn Thành Năm.

Ông Tài điều trần tại Hạ Viện HK (ảnh BPSOS)
Từ Houston đến Hoa Thịnh Đốn lần đầu, Ông Tài dùng hình ảnh để trình bày về những diễn tiến dẫn đến cuộc đàn áp của công an và cái chết của ngưởi em ruột. Dơ tấm hình của người em đã ngã gục vì tranh đấu cho công lý và tự do tôn giáo, Ông Tài sụt sùi kể lại những lần tra tấn dã man.

Theo Ông, ngày 2 tháng 7, dân phòng và công an địa phương đã bắt em của Ông, còng tay lại, bắt quỳ xuống giữa ruộng.

“Họ đạp đầu em tôi xuống bùn, đá tới tấp vào lưng, đấm vào ngực, đánh vào hai bên thái dương.”

Ông cho biết cô em dâu khi biết tin đã chạy đến quỳ lạy xin tha cho chồng nhưng vô ích.

Khi Ông Năm đã bị đánh mềm người, công an ra lệnh người vợ đem chồng về tắm rửa, lau chùi cho sạch máu để phi tang. Qua ngày hôm sau Ông Năm đã ra đi để lại vợ con và bà mẹ già.

“Khi hấp hối, máu đã trào ra tai, mũi, họng của em tôi. Em tôi ôm chân mẹ tôi và chết trong tay người mẹ già. Thế mà chính quyền tuyên bố rằng em tôi chết vì bệnh đột quị,” Ông Tài kể lại.

Những nhân chứng người Việt khác đều nói lên sự tra tấn dã man đối với thân nhân họ.

Các dân biểu Hoa Kỳ tham dự đều lắc đầu khi một nhân chứng kể lại việc công an đã lột truồng một phụ nữ, treo lên và đánh đập tàn nhẫn. Một phụ nữ khác đã bị công an dùng súng lục đưa vào âm hộ để hăm doạ.

“Không có tội, tao đánh cho chúng mày phải nhận tội. Nhận tội rồi, tao đánh cho chúng mày phải chừa” là lời nói của công an theo lời tường thuật của một nhân chứng có em ruột bị bắt và được thả sau ba ngày bị đánh đập triền miên.

DB Cao Quang Ánh (Cộng Hoà, LA ), người yêu cầu buổi phúc trình của Uỷ Hội Nhân Quyền Tom Lantos, lên án các hành vi vi phạm tự do tôn giáo một cách thô bạo và có tính cách thách thức lương tâm thế giới.

“Tôi kêu gọi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào danh sách CPC,” Ông nói.

DB Smith cho biết là cả ba vị dân biểu tham dự buổi điều trần đang bàn với nhau kế hoạch đi Việt Nam.

“Chúng tôi sẽ đến dự thánh lễ tại nhà thờ Cồn Dầu”, Ông phát biểu.

Ông Tài đã đặc biệt cảm ơn DB Smith đã hai lần giúp gia đình Ông. Cựu thuyền nhân ở Hồng Kông, năm 1998 Ông và vợ cùng hai con đã đến được Hoa Kỳ trong chương trình ROVR (Cơ Hội Tái Định Cư Cho Người Việt Hồi Hương) sau khi bị hồi hương về Việt Nam. Đáp ứng cuộc vận động của BPSOS, năm 1995 DB Smith áp lực Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đưa ra chương trình ROVR.

Chương trình này đã đưa trên 18 ngàn cựu thuyền nhân đến Hoa Kỳ sau khi hồi hương. Sau đó, chương trình này được nới rộng để định cư nốt số 2 ngàn cựu thuyền nhân kẹt lại ở Phi Luật Tân.
BPSOS

Điều trần ở Quốc Hội Hoa Kỳ
về vụ Cồn Dầu Đà Nẵng
VietCatholic News (18 Aug 2010 21:53)
Điều trần ở Quốc Hội Hoa Kỳ
về vụ Cồn Dầu Đà Nẵng


Chiều ngày 18/8 tại Quốc hội Hoa Kỳ diễn ra một buổi điều trần trước Ủy Hội Nhân quyền Tom Lantos về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam, đặc biệt nhấn mạnh tới các diễn biến tại giáo xứ Cồn Dầu, Đà Nẵng, liên quan tới những tố cáo về việc chính quyền địa phương đàn áp, ngăn chặn đám tang của cụ Maria Đặng Thị Tân, đánh đập nhiều người bị thương và gây ra cái chết của ông Nguyễn Năm, đồng thời bắt giam nhiều cư dân địa phương trong vụ tranh chấp đất đai ở nghĩa trang Cồn Dầu. Tham gia buổi điều trần ngoài các dân biểu Liên bang Hoa Kỳ như Cao Quang Ánh, Chris Smith, và Frank Wolf còn có một số người thân của các nạn nhân ở Cồn Dầu, cùng đại diện một số tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế. Trong cuộc trao đổi với Trà Mi trước khi buổi điều trần diễn ra, dân biểu Cao Quang Ánh cho biết thêm chi tiết:

Dân biểu Cao Quang Ánh: Chúng tôi sẽ có một buổi điều trần về vụ Cồn Dầu. Trong buổi này, chúng tôi sẽ xem xét xem vụ Cồn Dầu xảy ra làm sao, hành động của chính quyền cộng sản Việt Nam đối với tự do tôn giáo thế nào, và tất cả vấn đề liên hệ tới tự do tôn giáo, tự do nhân quyền tại Việt Nam.

VOA: Riêng trong phần trình bày của mình, ông sẽ nhấn mạnh tới những điểm nào, thưa ông?

Dân biểu Cao Quang Ánh: Thứ nhất tôi sẽ nhấn mạnh về những sự vi phạm của cộng sản Việt Nam về tự do tôn giáo và việc chính phủ Mỹ có thể đóng góp và làm sao có thể áp lực Việt Nam thay đổi theo một đường hướng tốt đẹp hơn về vấn đề tự do tôn giáo trong nước Việt Nam.

VOA: Những vụ căng thẳng đất đai tại Việt Nam không phải là hiếm thấy, như vụ Bắc Giang, hay những vụ có liên quan tới Giáo hội Công giáo như vụ Thái Hà, An Bằng, hay Đồng Chiêm…nhưng vì sao đặc biệt lại có buổi điều trần tại Quốc hội Hoa Kỳ về vụ việc ở Cồn Dầu, thưa ông?

Dân biểu Cao Quang Ánh: Nói chung, vụ Cồn Dầu là một trong những sự vi phạm của chính quyền Việt Nam. Chắc chắn chúng tôi cũng sẽ nêu ra những vụ việc như vụ Đồng Chiêm, Bát Nhã, và tại những khu vực khác. Buổi điều trần này không phải về Cồn Dầu không, nhưng vì tình trạng mới xảy ra ở Cồn Dầu nên đó là một trong những vấn đề hiện tại mà chúng tôi phải chú ý tới. Nói chung, mục đích chính là để chúng tôi có thể hiểu biết thêm về những hành động của chính quyền Việt Nam ảnh hưởng tới tự do tôn giáo tại Việt Nam trong 2, 3 năm qua.

VOA: Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam hồi đầu tháng 5 khẳng định xung đột tại Cồn Dầu không liên quan tới tôn giáo, và những tin tức về việc chính quyền đàn áp, đánh đập dân là sai sự thật..

Dân biểu Cao Quang Ánh: Họ luôn luôn đưa ra những phát biểu như vậy. Tuy nhiên, về những hành động của chính quyền Việt Nam 3-4 năm qua, riêng tôi thấy rõ là tất cả những hành động của họ đều liên hệ tới việc đàn áp tôn giáo. Và chúng tôi sẽ nhấn mạnh về những vi phạm này.

VOA: Các lý do đưa ra để thuyết phục rằng những điều ông lên án là đúng sự thật để kêu gọi chính quyền Hoa Kỳ phải can thiệp vào vụ Cồn Dầu là gì, thưa ông?

Dân biểu Cao Quang Ánh: Hai, ba năm nay chúng tôi có theo dõi về các hành động của cộng sản Việt Nam, nhận thấy những sự vi phạm về tự do tôn giáo càng ngày càng tệ. Cho nên chúng tôi vẫn tiếp tục áp lực Bộ Ngoại giao Mỹ đưa Việt Nam vào lại danh sách CPC (Các nước cần đặc biệt quan tâm về tự do tôn giáo) để buộc Việt Nam phải cải tổ những việc làm của họ đối với tự do tôn giáo, tự do nhân quyền.

VOA: Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Michael Michalak, xem vụ Cồn Dầu là chuyện tranh chấp đất đai nội bộ của Việt Nam không liên quan tới vấn đề tự do tôn giáo, và từ chối can thiệp. Ý kiến của ông ra sao?

Dân biểu Cao Quang Ánh: Nói chung, đối với Bộ Ngoại giao họ có những việc làm riêng của họ. Đường hướng của Ngoại trưởng Clinton và Tổng thống Obama có thể liên hệ tới những vấn đề khác. Nhưng đối với chúng tôi, những người trong Quốc hội Hoa Kỳ, việc làm của chúng tôi là cần phải tìm hiểu mọi sự đã xảy ra ở Cồn Dầu. Và nếu chúng tôi có thể làm được những gì để thúc đẩy Việt Nam phải thay đổi tự do tôn giáo, tự do nhân quyền thì chúng tôi sẽ tiếp tục làm những việc đó.

VOA: Làm thế nào để chứng minh rằng vụ việc này có liên quan tới quyền tự do tôn giáo, thưa dân biểu Cao?

Dân biểu Cao Quang Ánh: Những sự xảy ra ở Cồn Dầu cũng như ở Bát Nhã hay Đồng Chiêm, nếu chúng ta theo dõi những diễn tiến đã xảy ra trong 2, 3 năm qua sẽ thấy rằng đây là những hình thức lập đi lập lại mà cộng sản Việt Nam đã làm. Đây là những bằng chứng, những hành động rõ ràng cho thấy chính quyền Việt Nam có những việc làm càng ngày càng tệ, chứ họ không chú ý tới quyền tự do tôn giáo của dân chúng ở trong nước Việt Nam.

VOA: Ông kỳ vọng gì sau buổi điều trần này và các bước tiếp sau đó sẽ như thế nào?

Dân biểu Cao Quang Ánh: Chúng tôi muốn qua buổi điều trần này thành lập những đường hướng cho những năm tới. Cho nên, đây là những bước mà chúng tôi cần phải tiếp tục tiến hành nếu chúng tôi có đủ những bằng chứng, có đủ những điều kiện để đẩy các đạo luật như Đạo luật Tự do-Nhân quyền cho Việt Nam và những đạo luật khác mà chúng tôi đang tiếp tục vận động trong Quốc hội Hoa Kỳ đối với Bộ Ngoại giao.

VOA: Xin chân thành cảm ơn dân biểu Cao Quang Ánh đã dành cho chúng tôi cuộc trao đổi này.

Dân biểu Cao Quang Ánh: Vâng, xin cảm ơn chị.
Trà Mi / VOA


AUDIO Kinh Hòa Bình của Thánh Phanxicô Khó Khăn 

Các Linh mục Huế hiệp thông
với giáo dân Cồn Dầu

Thanh Quang, phóng viên RFA
2010-07-12
Hôm 8/7, nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền tại Huế vừa phổ biến một thư hiệp thông với giáo xứ Cồn Dầu - Đà Nẵng sau khi những bi cảnh tang thương gần như dồn dập xảy đến cho giáo dân Cồn Dầu.
 
Công an và cảnh sát cơ động chặn xe tang cướp quan tài cụ bà Hồ Nhu, hôm 04.05.2010 tại xứ Cồn Dầu, Đà Nẵng.
Giáo dân tại Cồn Dầu phải chịu đựng từ việc những người đưa đám tang cụ bà Maria Đặng Thị Tân bị giới cầm quyền, công an địa phương đàn áp đẫm máu ñ và cả người chết cũng không được an giấc ngàn thu, cho tới cái chết tức tưởi mới đây của một giáo hữu Cồn Dầu. Qua thư hiệp thông này, Thanh Quang trình bày vấn đề Cồn Dầu như sau:

“Đàn chiên đang đứng trước miệng sói”

Thư hiệp thông của Nhóm LM Nguyễn Kim Điền, nguyên Tổng Giám Mục Tổng Giáo Phận Huế bị cho là do Hà Nội ám hại hồi năm 1988 vì đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, đã bày tỏ nỗi niềm sâu đậm không những về “cái chết tức tưởi đau thương” của ông Nguyễn Năm ñ một giáo hữu Cồn Dầu, mà còn ‘cảnh sống đau thương bất hạnh của rất nhiều người tại Giáo xứ Còn Dầu”. Nhất là lá thư mạnh mẽ lên án việc giới cầm quyền địa phương “đã và đang đày đọa cuộc sống, chà đạp hạnh phúc của đồng bào mình tại thôn Cồn Dầu”, cũng như “tha thiết kêu gọi những ai có trách nhiệm trực tiếp về đạo lẫn đời đối với giáo dân Cồn Dầu”, cùng tt cả mọi người yêu chuộng sự thật, tình thương, công lý, nhân quyền hãy bày tỏ hiệp thông sâu đậm đối với tình trạng mà thư hiệp thông gọi là “đàn chiên đang đứng trước miệng sói”. Với chủ trương di dân, lập ra khu sinh thái Hòa Xuân, nhà cầm quyền Đà Nẵng đã dùng tt cả phương tiện họ có trong tay để đàn áp dân chúng, để buộc dân chúng phải di dời theo ý của họ.

Lm Nguyễn Hữu Giải











Một trong 5 đại diện của Nhóm Linh Mục Nguyễn Kim Điền là Linh Mục Phêrô Nguyễn Hữu Giải, Tổng Giáo Phận Huế, nhận xét:
 
LM Nguyễn Hữu Giải: “Trong đất nước VN chúng ta, đảng CS độc tài, toàn trị và vô thần này luôn gây đau khổ cho dân chúng trong biết bao nhiêu năm qua, khi thì trong Nam, khi ngoài Bắc, khi ở Trung. Và nổi bật nhấttại Miền Trung chúng ta, đó là thôn Cồn Dầu ở TP Đà Nẵng. Với chủ trương di dân, lập ra khu sinh thái Hòa Xuân, nhà cầm quyền Đà Nẵng đã dùng tt cả phương tiện họ có trong tay để đàn áp dân chúng, để buộc dân chúng phải di dời theo ý của họ.”
 
Thanh Quang: Mặc dù giới cầm quyền luôn chối bỏ trách nhiệm đối với biến cố Cồn Dầu, như Trưởng Ban tôn giáo TP Đà Nẵng, ông Ngô Khôi, lên tiếng khi chúng tôi tìm hiểu sự thật:
 
Ngô Khôi: “Làm gì có chuyện đó. Cái gì nó đã qua lâu rồi. Xin lỗi với ông tôi không có bàn gì thêm nữa nhé.”
 
Thanh Quang: Nhưng LM Nguyễn Hữu Giải khẳng định:
 
LM Nguyễn Hữu Giải: “Dù cán bộ nhà nước nói rằng họ không gây ra cái chết của ông Nguyễn Năm, thực chất ông Năm chết là do công an đánh đập. Trước tình hình đó, có biết bao người đã phản ứng. Chúng tôi đã có văn thư lần thứ nhất, và hôm nay là lần thứ hai, hiệp thông với người dân, giáo dân ở Cồn Dầu, hô hào tt cả mọi người hãy can đảm bênh vực, đem lại công bình cho người dân và lên án hành vi bạo động của CS vô thần, độc tài, toàn trị”.
 
Thanh Quang: Một đại diện khác của Nhóm LM Nguyễn Kim Điền, là LM Phêrô Phan Văn Lợi từ Huế cho biết:
 
LM Phan Văn Lợi: “Chúng tôi hết sức đau buồn, thậm chí phẫn nộ khi thấy những cuộc đàn áp liên tục của nhà cầm quyền CS tại giáo xứ Cồn Dầu. Từ hơn 2 năm nay, họ đã cố ý lấy 100 ha của người dân đất ở và 10 ha đất của người chết. Họ đã dùng mọi biện pháp, nào là hăm dọa, nào là sách nhiễu, thậm chí lường gạt, hứa hẹn hảo để làm cho người dân đó phải đi. Nhưng người dân biết rằng ra khỏi khu đất đó họ không thể sống nỗi, bởi vì họ là dân nhà nông, đi tới nơi không có ruộng để làm cũng như không có cơ hội tìm kế sinh nhai. Mặt khác, đấy là quê hương, nơi họ đã gắn bó từ hơn một thế kỷ nay. Cho nên họ không thể đành đoạn ra đi.
 
Công an và cảnh sát cơ động ngăn cản đám tang cụ bà Hồ Nhu, hôm 04.05.2010 tại xứ Cồn Dầu, Đà Nẵng. RFA File Photo.
Công an và cảnh sát cơ động ngăn cản
đám tang cụ bà Hồ Nhu, hôm 04.05.2010
tại xứ Cồn Dầu, Đà Nẵng. RFA File Photo.
 
Trong khi đó nhà nước muốn lấy khu này để làm khu du lịch sinh thái, vì đó là khu vực rất đẹp. Vì vậy trong thời gian gần đây, nhà cầm quyền tìm cách áp bức ngày càng mạnh. Cách nay hơn một tháng, họ đã quyết tâm lấy nghĩa địa, nên đã ngăn chận vụ chôn bà Đặng Thị Tân, qua đó có nhiều người bị đánh đập tàn nhẫn, bị bắt, trong số này có một nạn nhân vừa mới mất cách đây vài hôm. Đó là anh Nguyễn Năm ñ hay Nguyễn Thành Năm. Sau khi anh bị đánh trong đám tang cụ bà vừa nói, anh bị bắt lên đồn công an nhiều lần, và lần nào cũng bị hành hạ. Lần cuối cùng là vào ngày mùng 3 tháng này, anh bị công an hành hạ nặng hơn khi anh cố gắng chạy thoát. Chính trong trưa mùng 3 ấy, anh đã chết”.

Nỗi đau người dân trong nước

Thanh Quang: Theo LM Phan Văn Lợi thì bi cảnh ở Cồn Dầu hiện trở thành nỗi đau của người dân trong nước, chứ không riêng cư dân Cồn Dầu:
Chúng tôi hết sức đau buồn, thậm chí phẫn nộ khi thấy những cuộc đàn áp liên tục của nhà cầm quyền cộng sản tại giáo xứ Cồn Dầu (Lm Phan Văn Lợi)

LM Phan Văn Lợi: “Nỗi đau của nạn nhân này cùng gia đình là nỗi đau của tt cả những người ở VN nói chung là những người dân mà không có quyền sở hữu đất đai. Nhà nước coi như mình được sở hữu mọi thứ đất đai ở VN, còn người dân chỉ được quyền sử dụng. Cho nên ở những nơi họ cần lấy đất, thậm chí không phải để làm những công trình công cộng, mà nhiều khi để bán cho ngoại quốc, hoặc để chia nhau giữa các quan chức tham nhũng, thì họ sẵn sàng đuổi dân đi khi cho họ một sồ tiền còm đưa người ta vào kiếp đọa đày. Nên đây là nỗi đau của người dân trong nước nói chung, và người dân tại Cồn Dầu nói riêng.”
 
Thanh Quang: Không khí kinh hoàng hiện ngày càng bao trùm đáng ngại tại Cồn Dầu, như một cư dân ở đây mô tả với chúng tôi:
 
Cư dân Cồn Dầu: “Nói thật là bây giờ anh có điện về Cồn Dầu thì người dân không dám nói thật đâu, bởi vì tt cả điện thoại ở đó đều bị theo dõi hết. Bây giờ tt cả mọi sự đều phải để cho chìm vào quên lãng để cho người ta dễ sống. Chớ nếu bây giờ xảy ra vấn đề này, vấn đề kia thì người ta càng khó sống nữa. Bây giờ anh có hỏi bất cứ người nào ở đây thì họ sẽ trả lời rằng họ không biết gì hết. Sự thật như thế nào thì họ không dàm nói gì hết. Bây giờ để cho họ sống cho được yên tĩnh thì họ phải nói như vậy. Thật ra nếu có việc gì xảy ra thì cũng tội cho họ, bởi vì không có ai bảo vệ họ hết
 
Thanh Quang: Trong khi giới cầm quyền tiếp tục đàn áp nặng tay và đẫm máu đối với người dân Cồn Dầu, thì quý vị Mục Tử có trách nhiệm trực tiếp với giáo dân nơi này đã phản ứng ra sao nhằm bảo vệ “đàn chiên”? LM Phan Văn Lợi nhận xét:
 
LM Phan Văn Lợi: “Một điều khiến cho chúng tôi phải đau đớn, buồn bã nữa, đó là những người này cô thế, không có ai bênh vực. Lẽ ra thì họ phải có những người trách nhiệm ở trong cộng đồng Giáo hội Công giáo VN tại Đà Nẵng. Trước đây thì đã có 2 lần, Đức Giám Mục Châu Ngọc Tri đến viếng thăm Giáo xứ Cồn Dầu. Nhưng cả hai lần đó đều để lại cho người ta sự thất vọng bởi vì Đức Giám Mục Châu Ngọc Tri hầu như đồng ý để cho nhà cầm quyền trong việc biến khu đất Cồn Dầu đó thành khu sinh thái. Giám Mục Châu Ngọc Tri đã bằng lòng chuyện mà nhà nước để lại nhà thờ nhưng xua trừ dân chúng đi. Người ta đã thất vọng, và nhiều lần xin Đức Giám Mục cứu họ, tức làm sao bảo vệ cho họ được an cư lạc nghiệp.

Nhưng Đức Giám Mục Châu Ngọc Tri không lên tiếng theo như mong ước của giáo dân. Hôm đám tang cụ bà Đặng Thị Tân có 6 người bị bắt, thì người ta đến để cầu cứu Đức Cha Tri, nhưng ngài đáp rằng hôm Tết vừa rồi ngài khuyên họ nên ra đi để cho nhà nước thực hiện công trình sinh thái đó, mà không vâng lời, thì bây giờ hãy trở về mà cầu nguyện đi. Và mới đây, trong vụ anh Nguyễn Thành Năm bị giết chết, chúng tôi cũng không thấy lời nào của Đức Cha Tri an ủi những người đã khuất. Trong đám tang của anh Năm, có tin cho biết nhà cầm quyền CS áp lực nặng nề lên gia đình. Trong khi đó, các vị hữu trách, đặc biệt là Đức Giám Mục Châu Ngọc Tri đã không có lời nói hay hành động như mong đợi của người dân Cồn Dầu và những người yêu chuộng tự do, công lý và thương xót dân lành.”
 
Thanh Quang: Và thư hiệp thông vừa nói xin Thiên Chúa ban ơn cứu độ đời đời cho những nạn nhân đã khuất, giải thoát cho những giáo dân đang bị giam cầm và cả “sám hối cho những người CS đang nhúng tay vào tội ác”, cũng như ban ơn “can đảm và kiên trì bênh vực công lý cho tt cả chúng ta”.

Theo dòng thời sự:



Virginia Gây Quỹ Hỗ Trợ
Chiến Dịch Cồn Dầu

Chiều Chủ Nhật 31 tháng 10, trên 300 đồng hương tham gia buổi tiệc gây quỹ yểm trợ cho chiến dịch Cứu Cồn Dầu. Số tiền gây quỹ lên đến gần 21 ngàn Mỹ kim sau khi trừ chi phí.

“Số tiền này sẽ được dùng để giúp cho những giáo dân Cồn Dầu đang lánh nạn ở Thái Lan cũng như để hỗ trợ cho những người dân Cồn Dầu đang bị o ép ở Việt Nam,” Ông Nguyễn Vinh Quang thay mặt ban tổ chức phát biểu trong phần mở đầu chương trình.

Xứ Đạo Cồn Dầu ở Đà Nẵng có 135 năm lịch sử. Trong những năm gần đây chính quyền Đà Nẵng tạo áp lực nhằm trục xuất toàn bộ số 1.500 giáo dân nhằm tịch thu đất đai của xứ đạo này để phát triển khu du lịch sinh thái. Ngày 4 tháng 5, hàng trăm công an được huy động đến Cồn Dầu để ngăn chặn lễ an táng của cụ bà Maria Đặng Thị Tân.  Công an đã hành hung các người đưa đám tang và bắt bớ trên 60 người. Trong những ngày sau đó công an đã đánh chết Ông Nguyễn Thành Năm và gần đây xử  án 6 người với những tội danh ép buộc.

Ts. Scott Flipse và Ông Nguyễn Thành Tài, nhà hàng Fortune, Virginia ngày 31/10/10. (ảnh BPSOS).

Anh ruột của Ông Năm, Ông Nguyễn Thành Tài, đến từ Houston, trình bày về cái chết đau thương của người em do những chấn thương gây ra bởi sự đánh đập và tra tấn của dân quân và công an.

Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Điều Hành BPSOS, cho biết chiến dịch Cứu Cồn Dầu được BPSOS phát động cuối tháng 7 trong sự hợp tác chặt chẽ với các công dân Hoa Kỳ có thân nhân ở Xứ Đạo Cồn Dầu.

“Chính họ trong tư cách công dân đã đòi hỏi chính quyền Hoa Kỳ can thiệp cho quyền lợi bị vi phạm mà Việt Nam không thể cáo buộc là can dự nội bộ”, Ts. Thắng giải thích.

Theo Ông, chỉ trong 3 tháng chiến dịch này đã đạt nhiều thành quả qua kế hoạch đã được vạch ra từ trước. 

“Chiến dịch đang bước vào giai đoạn 3, khi chính nạn nhân đứng lên đòi công lý”, Ông nhận định.

Mục đích của hai giai đoạn đầu gồm có thông tin và vận động.

Ts. Scott Flipse, vừa về từ chuyến công tác ở Thái Lan, cho biết Uỷ Hội Hoa Kỳ Về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế đang rất quan tâm đến vấn đề Cồn Dầu. Qua sự sắp xếp của BPSOS, Ông đã phỏng vấn 16 người dân Cồn Dầu lánh nạn ở Thái Lan.

“Ngày nào tôi cũng làm việc trên vấn đề này va phối hợp rất chặt chẽ với BPSOS để can thiệp cho những người đang lánh nạn ở Thái Lan cũng như để bảo vệ cho Giáo Xứ Cồn Dầu trước cuộc đàn áp đang diễn ra”, Ts. Flipse nói.

Trong phần cầu nguyện hiệp thông, Linh Mục Nguyễn Khắc Hy kêu gọi mọi người tranh đấu cho công lý: “Công lý chậm trễ nghĩa là công lý bị từ chối.”

Lm. Hy là người đã giúp đỡ cho nhóm người đầu tiên từ Cồn Dầu chạy sang Thái Lan lánh nạn. Nhờ vậy mà nhóm người này đã liên lạc được với BPSOS ngay giây phút đầu đặt chân đến Bangkok. 

Kêu gọi mọi người tập trung yểm trợ chiến dịch Cứu Cồn Dầu, Ts. Thắng nhận xét rằng cuộc tranh đấu cho công lý đang tuần tự giành lại phần chủ động thay vì chỉ phản ứng trước những cuộc đàn áp xẩy ra liên miên ở trong nước trong mấy năm nay.

“Cồn Dầu đang trở thành tiêu biểu cho rất nhiều vấn nạn, từ đàn áp tôn giáo đến tịch thu tài sản của dân oan, từ việc sử dụng biện pháp tra tấn đến những hành vi vi luật và vi hiến của công an”, Ông nói. “Chúng ta cần tập trung dài hạn vào Cồn Dầu và gom những vấn đề khác đằng sau mũi nhọn là Cồn Dầu.”

Ông cho biết là chiến dịch Cứu Cồn Dầu đang mở ra thêm những cuộc vận động cho từng lãnh vực một.

Nhiều chục người trước đây sống ở Cồn Dầu đã từ nhiều tiểu bang tụ về Bắc Virginia để yểm trợ buổi gây quỹ. Thân nhân của họ ở Cồn Dầu nằm trong số nạn nhân bị đánh đập, bắt bớ, tra tấn và tù đày. Trong thời gian qua họ đã phối hợp hành động chặt chẽ với BPSOS để vận động chính phủ Hoa Kỳ lên tiếng và để huy động sự yểm trợ của đồng bào ở hải ngoại.

Mọi người đã rất cảm động khi Ông Nguyễn Thành Tài quỳ xuống trước sân khấu để cảm tạ những người đến ủng hộ.

Hiện nay, sinh hoạt hiệp thông và gây quỹ đang được các nhân sĩ và hội đoàn chuẩn bị tổ chức ở nhiều nơi trên Hoa Kỳ.


BPSOS Welcomes Introduction of Bills to Sanction Individual Human Rights Violators

and Promote Democracy in Vietnam

For Immediate Release
November 23, 2010


Falls Church, VA - BPSOS applauds the introduction of the Vietnam Human Rights Sanctions Act and the Vietnam Democracy Act of 2010.  These two bills seek to impose sanctions on individual human rights violators and fund efforts of nongovernmental organizations and the Human Rights Defender Fund to promote freedom and democracy in Vietnam.  

 

"The strengthening of US-Vietnam bilateral relations must not ignore our legal and moral obligations to protect freedom, promote the rule of law and basic human rights standards," said Dr. Nguyen Dinh Thang, Executive Director of BPSOS. "These two pieces of legislation provide urgently needed courses of action and reflect clear voices of conscience and justice on behalf of the American people."

 

BPSOS has provided members of Congress, the State Department, and various human rights organizations detailed documentation, including written and audio interviews of victims, showing the increasing patterns of oppression and human rights violations by Vietnamese government officials, in particular in the recent Con Dau incident.

 

Rep. Cao, the first and only Vietnamese American to serve in Congress, introduced both bills in the House and said he will "work hard" to push for approval of the bills before the 111th Congress adjourns in December. "It is imperative that we call the attention of the American public to Vietnam's abysmal record on human rights so that immediate pressure can be applied on Hanoi to respect the freedom and dignity of Vietnamese nationals," Rep. Cao said.

 

The Vietnam Human Rights Sanctions Act (H.R. 6433)

 

Introduced concurrently in both chambers of United States Congress, the Vietnam Human Rights Sanctions Act imposes sanctions on individuals who are complicit in human rights abuses committed against nationals of Vietnam or their family members. The original co-sponsors in the House are Rep. Anh "Joseph" Cao (LA-02), Rep. Ileana Ros-Lehtinen (FL-18), Rep. Christopher Smith (NJ-04), Rep. Frank Wolf (VA-10), Rep. Ed Royce (CA-40), and Rep. Loretta Sanchez (CA-47). The original co-sponsors in the Senate are Sen. Sam Brownback (KS), Sen. John Cornyn (TX), and Sen. Richard Burr (NC).

 

The legislation states that "the United States Congress agreed to Vietnam becoming an official member of the World Trade Organization in 2006, amidst assurances that the Government of Vietnam was steadily improving its human rights record and would continue to do so." However, since then "the Government of Vietnam has continued to strictly regulate some religious practices and to imprison or put under house arrest an undetermined number of individuals for their peaceful advocacy of political views or religious beliefs."

 

In a prepared statements, the co-sponsors said: "It is important that the United States government publically condemn the arrests, detentions, and acts of violence that contradict Vietnam's stated commitment to internationally accepted standards of human rights and the rule of law.  Unfortunately, Vietnam's oppression of its citizens, particularly over the last year, demonstrates the need for more targeted U.S. action.  The Vietnamese government must reverse course on its human rights record in order to strengthen U.S.-Vietnam relations."

 

For more details on this bill: http://thomas.loc.gov/cgi-bin/query/z?c111:H.R.6433:

 

 

 The Vietnam Democracy Promotion Act of 2010 (H.R.6432)

 

Introduced in the House by Rep. Cao, the bill seeks to encourage Vietnam to improve its human rights record by funding the efforts of nongovernmental organizations and the Human Rights Defender Fund to promote freedom and democracy in Vietnam. 


The legislation would also withhold non-humanitarian assistance to Vietnam's government until it improves its human rights record.

 

For more details on this bill: http://thomas.loc.gov/cgi-bin/query/z?c111:H.R.6432:


 

TS Nguyễn Ðình Thắng nói về Giáo dân
Cồn Dầu tị nạn tại Thái Lan



Tác Giả: Ðinh Quang Anh Thái/Người Việt   
Thứ Bảy, 29 Tháng 1 Năm 2011 21:50

Cao Ủy Tị Nạn bảo vệ, nhưng cảnh sát vẫn có thể bắt

Vụ Cồn Dầu, mang tên một giáo xứ Công Giáo tại Ðà Nẵng, là một cuộc đàn áp mạnh bạo của công an Việt Nam, diễn ra ngày 4 tháng 5 năm 2010. Vào ngày đó, nhân đám tang bà Ðặng Thị Tân bị nhà cầm quyền Ðà Nẵng cấm chôn cất, công an đã thẳng tay đàn áp gây thương tích cho trên 100 người đưa đám và bắt giam 62 người.

Một số giáo dân Cồn Dầu thoát khỏi Việt Nam đã trốn qua Thái Lan lánh nạn. Tuần qua, Tiến Sĩ Nguyễn Ðình Thắng, giám đốc BPSOS trụ sở tại Virginia, vừa đi công tác Thái Lan về lại Hoa Kỳ, và nhân đến Quận Cam vận động gây quỹ cho những nạn nhân vụ Cồn Dầu hiện đang sống trốn tránh ở Bangkok, ông ghé thăm báo Người Việt và trả lời cuộc phỏng vấn sau đây:

-Ðinh Quang Anh Thái (NV): Tiến sĩ có tiếp xúc được với những nạn nhân vụ đàn áp Cồn Dầu chạy từ Việt Nam sang Thái Lan không, nếu có, tình cảnh của những đồng bào này ra sao?

- TS Nguyễn Ðình Thắng: Thưa có. Trong chuyến đi vừa qua, tôi tiếp xúc với tất cả các giáo dân Cồn Dầu, cả người lớn lẫn trẻ em, hiện đang lánh nạn ở Thái Lan. Tôi phỏng vấn từng người một và trong nhiều trường hợp có thu hình để rồi đưa tiếng nói của họ trực tiếp đến với đồng bào ở hải ngoại.

Ðời sống của họ rất cơ cực, tù túng và đầy sợ hãi. Hiện nay ở Thái Lan không có trại tị nạn, cho nên đồng bào của chúng ta phải sống lẩn lút giữa những người dân bản xứ và luôn luôn phải đề phòng. Tuy được cấp văn thư bảo vệ của Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc, cảnh sát Thái Lan có thể bắt họ bất cứ lúc nào. Chính phủ Thái không chính thức thừa nhận người tị nạn mặc dù cho phép Cao Ủy Tị Nạn hoạt động. Có một số người dân Cồn Dầu đã từng bị cảnh sát bắt nhưng chúng tôi kịp thời can thiệp và họ được thả.

Ngay từ khi đợt giáo dân Cồn Dầu đầu tiên đặt chân đến Thái Lan, chỉ vài tuần sau cuộc đàn áp đẫm máu ngày 4 tháng 5 năm ngoái, họ liên lạc với chúng tôi. Và chúng tôi đã đưa họ đến một nơi sống tạm. Sau đó di chuyển họ dần ra những chung cư ở rải rác trong thành phố Bangkok. Vì khả năng tài chánh của chúng tôi rất eo hẹp, nhiều gia đình sống chen chúc trong những căn phòng một gian chật hẹp.

Ở nhà thì người lớn và trẻ em luôn luôn phải nói khẽ để tránh thu hút sự chú ý, nhòm ngó của hàng xóm người Thái. Mỗi khi đi ra ngoài họ phải đề phòng vì có thể có người theo dõi. Năm ngoái, chính quyền Ðã Nẵng đã công khai tuyên bố gởi người sang Thái Lan để truy lùng họ.

Hoàn cảnh sống tù túng, trốn tránh rất dễ ảnh hưởng tai hại đến tinh thần của người lớn và trẻ em, nhất là đối với các giáo dân Công Giáo quen sáng lễ chiều kinh, nay họ không dám đi nhà thờ kể cả ngày Chủ Nhật. Còn trẻ em thì rất tội; tất cả đều trở thành thất học từ 9 tháng qua. Trong số 55 người Cồn Dầu lánh nạn ở Thái Lan, có 21 là trẻ em dưới 18 tuổi.

 -NV: Trong hoàn cảnh đó, BPSOS có thể làm gì để trợ giúp về đời sống cho số 55 người này.

- TS Nguyễn Ðình Thắng: Với những đóng góp tài chánh của cộng đồng người Việt ở hải ngoại, chúng tôi tài trợ cho số đồng bào này về ăn, ở, vận chuyển, thông tin, liên lạc. Việc này nói thì nghe đơn giản nhưng thực tế nhiều khi khá phức tạp. Chẳng hạn, có một dạo người dân Cồn Dầu và cả người của chúng tôi ở Thái Lan đã bị những người lạ mặt theo dõi rất sát. Mỗi khi tình nghi là bị phát hiện, các gia đình lánh nạn phải di chuyển đi nơi khác ngay. Có gia đình chúng tôi đã phải di chuyển 7 lần trong 2 tháng. Ðiều này rất tốn kém vì mỗi khi di chuyển thì mất tiền đặt cọc mướn phòng.

Trong chuyến đi vừa qua, tôi khá vui vì thực hiện được hai việc. Thứ nhất là di chuyển được một số gia đình có con nhỏ ra khỏi Bangkok, đến một khu thôn dã. Nơi đây an toàn hơn và trẻ em có môi trường để nô đùa ngoài trời và lại còn có thầy, cô giáo tình nguyện đến dạy học mỗi ngày. Chúng tôi đang tiếp tục công tác này cho đến khi tất cả 21 trẻ em đều được cơ hội ăn học.

Việc thứ hai là thiết lập hệ thống computer với Internet để làm phương tiện truyền thông tiện lợi giữa những người dân Cồn Dầu với thân nhân của họ và với chúng tôi. Sự liên lạc thường xuyên rất cần thiết cho việc lập hồ sơ xin tị nạn.

-NV: Chiếu theo quy định của Liên Hiệp Quốc về Quyền Tỵ Nạn, thì những đồng bào này liệu có được cứu xét quy chế tỵ nạn không?

- TS Nguyễn Ðình Thắng: Thái Lan không thừa nhận người tị nạn nhưng cho phép Cao Ủy Tị Nạn hoạt động. Toàn bộ số người dân Cồn Dầu ở Thái Lan đã được chúng tôi hướng dẫn để ghi danh với Cao Ủy Tị Nạn và được cấp văn thư “bảo vệ” - văn thư này, có hiệu lực 6 tháng và có thể gia hạn, khẳng định rằng người cầm văn thư được sự bảo vệ của Cao Ủy Tị Nạn. Tuy vậy, Thái Lan cũng đã từng bắt giam và trục xuất ngay cả những người được Cao Ủy Tị Nạn bảo vệ.

Phần lớn người dân Cồn Dầu cũng đã vào phỏng vấn với Cao Ủy Tị Nạn để xin quy chế tị nạn. Ðây là phần rất gay go, nếu không có sự hướng dẫn và lập hồ sơ của luật sư chuyên về luật tị nạn. Trong chuyến đi vừa qua, tôi phỏng vấn hầu hết các người dần Cồn Dầu và hỏi xem họ đã khai báo như thế nào với Cao Ủy Tị Nạn. Theo câu trả lời của họ, tôi thấy phần lớn nêu lên nỗi bức xúc và nhắc rất nhiều đến nguyên nhân gần của sự đàn áp: lệnh tịch thu đất đai. Trong khi đó, nguyên nhân sâu xa là chính sách đàn áp tôn giáo, cũng như tính cách chính trị mà nhà nước gán ghép cho sự chống đối mãnh liệt của cả xứ đạo thì lại không được nêu ra một cách rõ ràng.

Sau khi tiếp xúc với các giáo dân Cồn Dầu ở Thái Lan, tôi đã gặp vị Cao Ủy Trưởng Cao Ủy Tị Nạn và giải thích điều này. Tôi xin Cao Ủy Tị Nạn hoãn lại quyết định để đồng bào có thời gian bổ túc lời khai báo. Hiện nay chúng tôi đang sắp xếp để gửi một luật sư sang Thái Lan dài hạn, nhằm giúp hồ sơ tị nạn cho đồng bào.

Một khi được xét là tị nạn rồi, thì các đồng bào này mới có hy vọng được đi định cư ở một quốc gia thứ ba, như Hoa Kỳ, Canada, Âu Châu.

-NV: Thái độ của chính quyền Thái Lan ra sao đối với sự hiện diện của những đồng bào này?

- TS Nguyễn Ðình Thắng: Như đã trình bày, chính quyền Thái Lan tạm thời chấp nhận sự hiện diện của Cao Ủy Tị Nạn. Tuy nhiên chính sách của Thái Lan là không muốn ngày càng đông người đến Thái Lan xin tị nạn. Không những vậy, đôi khi chính phủ Thái Lan đã nhượng bộ trước áp lực của quốc gia lân bang. Vào cuối năm 2009, Thái Lan đã giao trả gần 160 người Hmong về Lào theo yêu cầu của chính phủ Lào. Toàn bộ số người này đều đã được Cao Ủy Tị Nạn thừa nhận tư cách tị nạn.

Chính phủ Việt Nam cũng đã chính thức yêu cầu Thái Lan và Cao Ủy Tị Nạn không thừa nhận những người Cồn Dầu là tị nạn và giao trả họ về Việt Nam. Có một dạo, theo nguồn tin riêng của chúng tôi, chính quyền Ðã Nẵng đã cử công an sang Bangkok để theo dõi và tìm cách nhận diện những người Cồn Dầu đang lánh nạn. Ðó là thời gian hết sức căng thẳng cho đồng bào của chúng ta. Họ phải di dời chỗ ở thường xuyên là vậy.

-NV: Làm sao để giúp những nạn nhân vụ Cồn Dầu đang sống trốn tránh ở Thái Lan.

-TS Nguyễn Ðình Thắng: Những đồng bào đang lánh nạn ở Thái Lan đến từ Cồn Dầu đang cần sự trợ giúp về đời sống và bảo vệ về pháp lý. Họ hoàn toàn trông nhờ vào lòng hào hiệp của đồng bào ở hải ngoại về cả hai mặt này. Ngoài ra chúng tôi còn phải vận động về chính sách đối với Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc, chính phủ Thái Lan và cả Tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ nữa.

Hiện nay chúng tôi đang gây quỹ tại các hội chợ Tết ở nhiều nơi trên nước Mỹ, đặc biệt ở Quận Cam. Mục tiêu của chúng tôi là gây quỹ $90,000. Ðó là tài khoản cần thiết để tiếp tục 3 công tác kể trên trong 12 tháng. Về đời sống, các đồng bào Cồn Dầu cần khoảng $45,000 một năm, nghĩa là chưa đến $1,000 cho mỗi đầu người.

Còn việc gởi một luật sư làm việc dài hạn, cộng với một số phái đoàn đến Thái Lan vận động về chính sách, ước lượng sẽ tốn kém khoảng $45,000 trong 12 tháng tới.

Ở nhiều nơi trên nước Mỹ, một số người tình nguyện đứng ra gây quỹ ở các hội chợ Tết năm nay. Ở Quận Cam cũng vậy. Tôi cũng sẽ có mặt tại Hội Chợ Tết ở Quận Cam ngày Thứ Sáu để trình bày và trả lời những câu hỏi về nỗ lực bảo vệ và giải cứu đồng bào. Sau đó tôi sẽ đi Seattle để tham dự buổi gây quỹ tại hội chợ Tết ở thành phố mưa quanh năm này. Qua cuối tuần sau thì tôi sẽ đi Portland và sau đó sẽ đi Houston, cũng để gây quỹ cho các công tác cứu đồng bào kể trên.


Giải Nhân Quyền Nhân Ngày Nhân Quyền

Chống Buôn Người

Chính Phủ Đài Vinh Danh Tổ Chức Việt

Nhân Ngày Quốc Tế Nhân Quyền

Đài Bắc, 10/12/2011 -- Tổng Thống Mã Anh Cửu và Chủ Tịch Quốc Hội Vương Kim Bình ghi nhận những đóng góp hiệu quả của tố chức người Việt BPSOS (Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển) qua giải thưởng Dân Chủ và Nhân Quyền Á Châu năm 2011. Cách đây 6 năm, Quốc Hội Đài Loan tài trợ cho việc thành lập giải thưởng này, với mục đích phát huy dân chủ và nhân quyền ở Á Châu.

“Cách đây 5 năm, giới truyền thông trong và ngo ài nước xem Đài Loan là thiên đường của những kẻ buôn người. Ngày nay, quốc tế ghi nhận Đài Loan là quốc gia hàng đầu về phòng và chống buôn người. BPSOS và Ts. Thắng, qua Liên Minh CAMSA, đã đóng góp nhiều cho sự chuyển đổi này”, Tổng Thống Mã Anh Cứu phát biểu.

 

Tổng Thống Mã Anh Cửu trao giải thưởng cho Ts. Nguyễn Đình Thắng, Đài Bắc, 10/12/2011 (ảnh CAMSA)

 



Chủ Tịch Quốc Hội Vương Kim Bình ghi nhận rằng BPSOS đã không chỉ hỗ trợ cho Đài Loan mà còn góp phần tranh đấu cho nền dân chủ và nhân quyền ở nhiều quốc gia khác nữa. Ông nhắc lại một số thành tựu của BPSOS trong 32 năm hoạt động.

“Chúng tôi tuyển chọn BPSOS qua hai vòng mà giám khảo gồm những nhà tranh đấu nhân quyền lẫy lừng ở Á Châu”, Ông nói.

Khi nhận giải thưởng, Ts. Thắng ca ngợi quyết tâm chính trị của chính phủ và nhân dân Đài Loan trong nỗ lực bài trừ nạn nô lệ mới.

“Đã đến lúc Đài Loan chia sẻ mô hình thành công của mình với cả thế gi ới”, Ts. Thắng nói. “Chúng tôi cảm ơn  chính phủ và nhân dân Đài Loan đã cho chúng tôi cơ hội để đóng góp phần nhỏ nhoi của mình cho một công trình to tát của quý vị.”

Đại diện cho BPSOS, Ts. Thắng nhận giải thưởng gồm một pho tượng nhỏ và một trăm ngàn Mỹ kim để đẩy mạnh hơn nữa công tác phát huy dân chủ và nhân quyền.   

Hiện diện tại buổi trao giải thưởng có Cô Phù Ngọc Thanh, phối hợp viên của Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới ở Á Châu (CAMSA) tại Đài Loan, anh Châu Cha, thiện nguyện viên tại văn phòng CAMSA Đài Loan, hai phóng viên Dương Phục và Vũ Thanh Thuỷ đến từ Houston, Trần Châu, người quay phim của hệ thống Saigon Network đến từ Houston, và Luật Sư Võ An-Phong đến từ Thái Lan.

Sau buổi lễ trao giải thưởng, BPSOS được Cục Di Dân Quốc Gia Đài Loan mời tham dự ngày di dân quốc tế tổ chức tại công trường Tưởng Giới Thạch.

Trước khi đến Đài Loan, Ts. Thắng và Ls. An-Phong đã có mặt ở Bali, Indonesia, để tham dự các hội nghị về dân chủ và nhân quyền. Tại các diễn đàn này, Ts. Thắng đã nêu lên quan điểm của các tiếng nói độc lập nhưng đang bị trấn áp ở Việt Nam.

 

VRNs (29.05.2011) – AsiaNews -  Tác giả J.B. Vu trên AsiaNews có viết một bài với đề tựa: “Church’s social doctrine, to promote charity and justice”, tạm dịch “Giáo huấn về xã hội của Giáo hội giúp đẩy mạnh bác ái và công lý”.

Hội thánh Công giáo Việt Nam gần đây phải gánh chịu những sức ép và khó khăn cả bên trong lẫn bên ngoài. Giáo hội tại Trung Quốc lại đang đứng trước nguy cơ ly khai do sự can thiệp thô bạo của nhà cầm quyền Trung cộng. Người Công giáo Việt Nam nếu quan tâm đến tương lai của Hội thánh sẽ không thể không lo lắng. Họ ưu tư tìm kiếm những hướng dẫn của các vị “mục tử nhân lành”, những vị được giáo dân tín nhiệm, để thúc đẩy các giá trị của “bác ái và công lý”, đồng thời bảo vệ quyền tự do tôn giáo cho Hội thánh.

Một cuộc thăm dò ý kiến của 70 giáo dân tại Sài Gòn cho thấy: người Công giáo Việt Nam cảm nhận được tình trạng chia rẽ giữa các Kitô hữu cũng như giữa giáo sĩ. Cuộc thăm dò này được tiến hành hôm 21/5/2011 tại các giáo xứ ở Sài Gòn còn cho thấy nhiều giáo dân Việt Nam đang rất “lúng túng” và cần sự hướng dẫn của những vị “mục tử nhân lành”. Những giáo dân được hỏi ý kiến cho rằng họ hơi thiếu tôn trọng và tin tưởng nhau. Những khó khăn và áp lực từ “bên ngoài” Hội thánh do nhà cầm quyền cộng sản áp đặt những luật lệ phi lý liên quan đến tôn giáo đã làm cho những khó khăn kia càng thêm trầm trọng.

Trả lời phỏng vấn AsiaNews, cha Vinh Sơn Phạm Trung Thành, Giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế (DCCT) Việt Nam nhấn mạnh tầm quan trọng của sự “hiệp thông giữa các Kitô hữu”. Ngài nghĩ rằng các vị mục tử phải “phổ biến các giáo huấn về xã hội của Hội thánh Công giáo”, chẳng hạn như bản Tóm lược Học thuyết Xã hội. Ngài còn cho rằng cần phải giúp cho giáo dân ý thức về phẩm giá làm người, về ơn cứu độ của Thiên Chúa và về những giá trị của công bằng và bác ái.

Cha Thành cũng nhắc lại một vấn đề kéo dài khá lâu mà vẫn chưa được nhà cầm quyền giải quyết dứt khoát, đó là vấn đất đai và tài sản của Hội thánh Công giáo bị chiếm dụng chưa được trả lại cho chủ sở hữu. Ngài nói rằng những vấn đề ấy đã tạo nên tình trạng tham những, gây ra những bất công và áp bức trong xã hội. Ngài khuyến cáo nhà cầm quyền phải sửa lại Luật Đất đai để đáp ứng những mong đợi của người dân, đồng thời cũng phải trả lại những tài sản vốn thuộc về Hội thánh và cần phải phân biệt rõ ràng giữa mượn và sở hữu.

Các tu sĩ DCCT cũng lên tiếng phải đối hàng loạt các bất công gây ra cho người dân, đặc biệt là giáo dân, những người bị nhà cầm quyền sử dụng bạo lực cả về thể lý lẫn tinh thần. Vì thế, chúng ta cần phải cầu nguyện và làm theo lời Chúa, tức là giúp đỡ và ủi an những người đau khổ và bị bách hại. Ngài còn thêm rằng, sứ mạng của các tu sĩ DCCT là phục vụ những người nghèo khổ tất bạt, những anh chị em khuyết tật và những người xa quê.

Cha Giám tỉnh cho biết trước năm 1975, khi chế độ cộng sản chưa có ở miền Nam Việt Nam, các tôn giáo được tự do đóng góp vào lãnh vực giáo dục, y tế và các việc xã hội. Nhưng từ sau năm 1975 nhà cầm quyền cộng sản đã cấm tất cả những hoạt động của Hội thánh trong các lãnh vực này. Chính điều đó đã gây ra biết bao đau khổ và bất công cho người dân ở Việt Nam.


Cha Vinh Sơn nói rằng: “Hội thánh Việt Nam phải nhìn vào những gương mẫu tích cực như Chân phước Giáo hoàng Gioan Phaolô II và Đức cố Hồng Y P.X. Nguyễn Văn Thuận. Chân phước Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã mô tả cuộc đời Đức cố Hồng Y P.X. Nguyễn Văn Thuận là “một cuộc đời kiên nhẫn và trung thành một cách anh hùng trong ơn gọi của mình.”

HIẾU MINH, VRNs lược dịch

Nguồn: http://www.asianews.it/news-en/Vietnamese-Priest:-Church%27s-social-doctrine,-to-promote-charity-and-justice-21656.html#

*****


 

Posted on 20 Apr 2011
TOP
back to Audio FreeViet INDEX
...MORE COLLECTIONS

  • Giáo dân giáo xứ Cồn Dầu kêu cứu
  • Phạm văn Thanh: Hãy đồng loạt nổi dậy phế bỏ chế độ VC!
  • TS Nguyễn Xuân Nghĩa: Giờ Giải Ảo + Bên Kia Màn Khói
  • Ts Phan Văn Song: Tinh thần Đại Việt giữ nước và cứu nước
  • Ts Nguyễn Đình Thắng: Muốn thay đổi, phải hành động!


    Các Đài Phát Thanh Việt Ngữ
    hướng về Việt Nam:

    » VOA
    » BBC phát thanh từ Luân Đôn
    » RFI (Radio France Internationale)
    » RFA - Radio Free Asia
    » VERITAS - Chân Lý Á Châu
    » Đài Phật Giáo Việt Nam

    Các đài phát thanh từ Hoa Kỳ:

    » Radio Bolsa
    » Saigon Radio Hải Ngoại


    « FreeVietNews.com

  •  



      
      Services | © 2008 - 2024
    (1)