Translate this page: English French German Spanish Vietnam
Vinh danh Khối 8406 hoạt động 5 năm







Kính gởi quý vị quý bạn toàn bộ AUDIO 4giờ30' sinh hoạt hội thảo đặc biệt trên hai phòng PALTALK "chinhtri" và "nguoidan" liên kết các phòng khác, vào Chủ Nhật tuần rồi ngày 10.4.2011, từ 7:00pm-11:45pm giờ California, để vinh danh Khối 8406 hoạt động 5 năm gian nan kiên cường.

Với các phát biểu đặc biệt của các nhà trí thức ở hải ngoại nhận định về tinh thần dũng cảm của đồng bào quốc nội, các tuyên bố khẳng khái chính trực của Khối 8406, phiên tòa trái phép xét xử tiến sĩ luật gia Cù Huy Hà Vũ, vinh danh và biết ơn khối giáo dân Công Giáo đang liên tục nổi lửa thắp nến biểu tình cầu nguyện đòi công lý, phản đối nhà nước VC trù dập các con dân yêu nước.










Luật sư Nguyễn Hữu Thống
,  Nhà văn Mặc Giao
Nhà văn Trần Phong Vũ, Giáo sư Stephen Young,
Cụ Nguyễn Kim Như, Giáo sư Nguyễn Thanh Giàu

http://www.4shared.com/audio/5gBF3bSv/kyniem5namthanhlapkhoi8406.html (đoạn 1)


Giáo sư Nguyễn văn Canh, Giáo sư Lưu Trung Khảo,
 Cụ Bùi Diễm, nhà báo Hải Triều, Ông Phan Tấn Ngưu
http://www.4shared.com/audio/xTUicmw4/kyniem5namKhoi8406_phan2.html (đoạn 2)


Tiến sĩ Lê Minh Nguyên,  nhà báo Hải Triều,
Tiến sĩ Mai Thanh Truyết,
Giáo sư Nguyễn Chính Kết, nhà văn Chu Tất Tiến

http://www.4shared.com/audio/P2OILUmH/kyniem5namKhoi8406_phan3.html (đoạn 3)

 

MC Lạc Việt vinh danh các chiến sĩ đấu tranh đang bị VC giam tù. Đọc Tuyên Bố 10 điểm của Khối 8406 khẳng định
quyết tâm giải thể chế độ Việt cộng độc tài độc đảng.
http://audio.freevietnews.com/20110410_LacViet.m3u

 
Linh mục Phan văn Lợi 
khẳng định Khối 8406 tiếp tục bền bĩ phản kháng chế độ, để giải thể chế độ, đảng, và chủ nghĩa cộng sản. http://audio.freevietnews.com/20110410_TuyenNgon8406_ChaLoi.m3u

                                       





Kính gởi quý vị 17 AUDIO phát biểu của các nhà trí thức hải ngoại nhận định về chế độ Việt cộng tàn ác với dân. Đặc biệt vinh danh khối giáo dân Công Giáo kiên cường lại dấy lên phong trào tập trung cầu nguyện, biểu tình, phản đối nhà nước Việt cộng trái phép xét xử tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ và bắt bớ các luật sư trong hàng ngũ giáo dân công giáo ở Thái Hà và Tam Tòa:


1.
Luật sư Nguyễn Hữu Thống
, Uỷ Ban Luật Gia Bảo Vệ Dân Quyền,  nói về nhu cầu giải thể chế độ cộng sản, như 22 quốc gia khác đã lần lượt tự giải thoát khỏi chủ nghĩa cộng sản. Cơ hội chưa từng thấy đang tới cho Việt Nam, dân Việt phải nổi dậy chặt đứt con rắn hai đầu CS
http://audio.freevietnews.com/20110410_LsNguyenHuuThong.m3u


2.
Tiến sĩ Hà văn Hải
, Liên Minh Dân Chủ Đông Dương, nói về tinh thần kiên cường của Khối 8406, tai họa hết đất sống và sông ngòi khô cạn vì Trung Quốc, tương lai tươi sáng cho Việt Miên Lào thoát khỏi cộng sản (7'31")
http://www.freevietnews.com/audio/20110409_TsHavanHai.m3u


3.
Cụ Bùi Diễm
, Chủ tịch Đại Việt Cách Mạng Đảng, khuyên giới trẻ ở Việt Nam giữ vững tinh thần để trường kỳ đấu tranh cứu Việt Nam ra khỏi chế độ VC tàn khốc mà nhân dân phải chịu đựng quá lâu (6'52")
http://www.freevietnews.com/audio/20110407_BuiDiem.m3u

 
4.
Nhà báo Hải Triều
, tức thi sĩ Lê Khắc Anh Hào, chủ nhiệm nguyệt san Việt Nam, nói tới Đại Họa Mất Nước và nhu cầu gấp rút giải thể chế độ Việt cộng để giải cứu nước Việt và dân Việt ra khỏi nạn Hán hoá.
http://www.freevietnews.com/audio/20110409_HaiTrieu.m3u (5'52")

 

5.
Tiến sĩ Mai Thanh Truyết
, đệ nhất phó Chủ tịch Đại Việt Quốc Dân Đảng nói về tinh thần công phá vượt sợ hãi khi dân chúng bắt trói công an. Để tự bảo vệ mình, dân chúng sẽ đồng loạt nổi dậy và chiến thắng, để xây dựng lại Việt Nam bị tàn phá và ô nhiễm trong những bàn tay Tàu Viêt ăn cướp. http://www.freevietnews.com/audio/20110408_TsMaiThanhTruyet.m3u  (5'47")

 

6.
Giáo sư Nguyễn Thanh Giàu
, thành viên Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam tại
Hoa Kỳ, nhấn mạnh rằng khối dân miền bắc đã hy sinh xương máu thời chiến tranh để rồi những kẻ cầm quyền đàn áp dân và hưởng thụ vơ vét. Ông cảm tạ khối giáo dân Công Giáo lại dấy lên những cuộc biểu tìnhcầu nguyện đòi công lý, đòi thả giáo dân, phản đối VC ức hiếp dân. http://www.freevietnews.com/audio/20110409_GSNguyenThanhGiau.m3u  (7'24")
 

7.
Nhà văn Chu Tất Tiến
nói về tinh thần yêu nước thương dân của tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, qua cuộc phỏng vấn ông hai năm trước, khi ông đâm đơn kiện thủ tướng VC Nguyễn tấn Dũng,  phản đối VC dâng cho Tàu cao nguyên Trung phần để khai thác Bauxite,
bênh vực đồng bào Công Giáo (7'31") http://www.freevietnews.com/audio/20110409_ChuTatTien.m3u

 

8.
Ông Phan Tấn Ngưu
, Chủ tịch Liên Hội Cựu Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa nói về đại họa mất nước và ý nghĩa của "Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm" và ước mong toàn dân đồng loạt nổi dậy để cứu nước cứu dân lúc này (3'18")
http://www.freevietnews.com/audio/20110409_PhanTanNguu.m3u


9.
Cụ Nguyễn Kim Như
, em ruột Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Kim Điền, Trưởng Ban Điều Hành Hội CaoNiên BoatPeople SOS tại Houston Texas, tỏ ý trông cậy giới trẻ mạnh dạn đứng lên cứu nước, cần phải hy sinh mới đạt thành quả đấu tranh. Có đồng minh quốc tế thì không sợ thất bại (3'39")
http://www.freevietnews.com/audio/20110409_NguyenKimNhu.m3u

 

10.
Giáo sư Stephen Young,
sáng lập viên Ủy ban Yểm Trợ Việt Nam Tự Do nguyên là Phó Khoa Trưởng Trường Luật tại Harvard University, học giả người Mỹ uyên thâm văn học Việt Nam. Ông là Giám đốc điều hành toàn cầu của Hội Caux Round Table chuyên cố vấn các nước nghèo.
Ông nói rằng vận mệnh của nước Việt là do người Việt định đoạt (2'36")
http://www.freevietnews.com/audio/20110409_GsStephenYoung.m3u

 

11.

Giáo sư Lưu Trung Khảo, Hội Trưởng Hội Cựu Giáo Chức Việt Nam tại Hải Ngoại, nói về khía cạnh quốc tế vận của Khối 8406, về các tuyên bố khẳng khái chính trực của Khối 8406 qua các tuyên cáo nhận định về thời sự, soi sáng sự thật và công lý.
http://audio.freevietnews.com/20110410_GsLuuTrungKhao.m3u


12.
Tiến sĩ/Giáo sư Nguyễn Văn Canh
, nguyên là giáo sư giảng dạy môn chính trị học và luật học tại các đại học Saigon, Huế, Vạn Hạnh, Trường Chỉ Huy và Tham Mưu và Trường Cao Đẳng Quốc Phòng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Nhân kỷ niệm 5 năm Khối 8406, ông nhận định về phiên tòa VC trái luật xử Cù Huy Hà Vũ, đại họa Trung Cộng cướp nước Việt, và cơn bão cách mạng đang tới. http://audio.freevietnews.com/20110410_TsNguyenVanCanh.m3u

 

13.
Ông Nguyễn Chính Kết
, nguyên là giáo sư giảng dạy môn thần học Công Giáo tại Việt Nam. Thành viên điều hành Khối 8406 quốc nội, nói về nỗi gian nan mà kiên cường của các chiến sĩ tự do ở Việt Nam. Ông ngỏ lời cảm tạ các nỗ lực yểm trợ tinh thần cho Khối 8406.
http://audio.freevietnews.com/20110410_GsNguyenChinhKet.m3u

 

14.
Tiến sĩ Lê Minh Nguyên,
đ nhất phó chủ tịch Đảng Tân Đại Việt nhận định về ý nghĩa cách mạng trong câu tuyên bố của tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ: "Tổ Quốc và nhân dân Việt Nam sẽ phá án cho tôi"
http://audio.freevietnews.com/20110410_TsLeMinhNguyen.m3u

 

16.
Nhà văn Trần Phong Vũ,
nhà báo, chủ bút nguyệt san Diễn Đàn Giáo Dân, nhận định về lòng yêu nước thương dân và tinh thần hy sinh dấn thân của quý linh mục và anh chị em Khối 8406.http://audio.freevietnews.com/20110410_NvTranPhongVu.m3u

 

17.
Nhà văn Mặc Giao,
nguyên là dân biểu Quốc Hội, Tổng Thư Ký Hạ Nghị Viện, Sứ Thần ngoại giao của Việt Nam Cộng Hòa tại Paris, bình phẩm về phiên tòa lố lăng xét xử Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, vinh danh Khối 8406 dũng cảm kiên trì chống chế độ VC.
http://audio.freevietnews.com/20110410_NvMacGiao.m3u

18.
Tiến sĩ Trần An Bài
, cựu Thẩm Phán Việt Nam Cộng Hòa, cựu Giáo Sư giảng dạy về ngành Phạm Tội Học tại Đại Học Vạn Hạnh, giảng sư môn Hình Sự Tố Tụng tại Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia.Tại miền Bắc tiểu bang California Hoa Kỳ  trong một sinh hoạt đánh dấu 5 năm thành lập khối 8406, Tiến sĩ Trần An Bài đã có bài thuyết trình, đặc biệt nhận định về phiên tòa Việt cộng xét xử
Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ (bấm nghe âm thanh)
http://www.freevietnews.com/audio/20110418_TsTranAnBai.m3u

CHÂN THÀNH CẢM TẠ QUÝ VỊ DIỄN GIẢ & QUÝ BẠN CHIẾN SĨ  TRUYỀN TIN ĐÃ GIÚP THỰC HIỆN VÀ PHỔ BIẾN RỘNG RÃI CHƯƠNG TRÌNH NÀY.

KÍNH NHỜ CHUYỂN TIN
VỀ VIỆT NAM


.



 

 



Khối 8406
Tuyên ngôn Tự do Dân chủ cho Việt Nam 2006

Web: http://khoi8406vn.blogspot.com/
Email: vanphong8406@gmail.com

Tuyên bố 10 điểm
nhân kỷ niệm 5 năm  
ngày thành lập (8/4/2006 – 8/4/2011).

             Kính gửi:
‒ Toàn thể đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước.
‒ Các chính phủ dân chủ, các tổ chức nhân quyền và cộng đồng thế giới tự do.

            Hôm nay là kỷ niệm đệ ngũ chu niên ngày công bố Tuyên Ngôn Tự Do Dân Chủ Cho Việt Nam 2006 và thành lập Khối 8406 là tổ chức quần chúng của người Việt trong lẫn ngoài nước vốn hết lòng mong mỏi tự do dân chủ cho quê hương và quyết tâm tranh đấu vì nhân phẩm nhân quyền cho Dân tộc. Khối chúng tôi có những lời tuyên bố sau đây:

             1- Chúng tôi tái khẳng định lòng trung thành với Tuyên ngôn Tự do Dân chủ cho Việt Nam để tiếp tục đòi hỏi các quyền tự do dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội mà hai Công ước Quốc tế nhân quyền đã chỉ ra và định nghĩa rõ rệt. Các quyền này, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, tự do hội họp, tự do lập hội lập đảng, tự do ứng cử bầu cử… dưới sự cai trị độc đoán của đảng Cộng sản, chưa bao giờ được thực hiện đúng nghĩa tại Việt Nam. Vì thế, quyết tâm của chúng tôi là phải giải thể chế độ độc tài độc đảng này để thiết lập một chế độ đa nguyên đa đảng, theo đòi hỏi của nhân dân và xu hướng lịch sử, làm nở rộ một cuộc Cách mạng Hoa tại VN.


             2- Chúng tôi tiếp tục lên án đảng và nhà cầm quyền Cộng sản vẫn ngoan cố theo đuổi lý thuyết duy vật vô thần Mác-xít, làm nhiễm độc lương tri và băng hoại lương tâm, nhất là của giới trẻ, khiến văn hóa tâm linh ngàn đời của Dân tộc bị mai một; vẫn ngoan cố duy trì chế độ cai trị độc tài độc đảng, bỏ phế bao thiện chí tài năng, gây bao bất công cho quần chúng, tạo bao hỗn loạn cho xã hội; vẫn bướng bỉnh cố cổ xúy chủ nghĩa xã hội ảo tưởng, chỉ cốt đánh cắp niềm tin của nhân dân, lừa gạt lý tưởng sống của bao người và biến tương lai của đất nước thành vô vọng. Hậu quả là Việt Nam thường xuyên bị phê phán về nhân quyền, bị tụt hậu rất xa về kinh tế, bị sa sút nghiêm trọng về đạo đức xã hội và bị mất dần những giá trị văn hóa truyền thống.

             3- Chúng tôi tiếp tục tố cáo hệ thống tam quyền phân công thay vì phân lập mà đảng Cộng sản đang chủ trương bằng mọi giá. Hệ thống này làm cho lập pháp, tư pháp, hành pháp tê liệt mọi sức mạnh vốn có của mình, để trở thành công cụ ngoan ngoãn trong tay đảng CS, chính xác là trong tay Bộ chính trị, vốn ngồi xổm trên Hiến pháp và pháp luật. Hậu quả là quốc hội trở thành con dấu cao su đóng lên mọi quyết định của BCT, tòa án trở thành nơi hợp pháp hóa mọi hành vi đàn áp nhân quyền (cụ thể là vụ án Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ ngày 04-04-2011 tại Hà Nội), chính quyền là bộ máy khống chế nhân dân bằng bạo lực hành chánh.

Việc công cụ hóa tam quyền này cũng kéo theo việc công cụ hóa quyền lực vũ trang (quân đội, cảnh sát), quyền lực công luận (báo chí) và quyền lực tinh thần (tôn giáo), khiến cho quân đội xao nhãng nhiệm vụ canh giữ bờ cõi (nhất là biển đảo); công an quên mất nhiệm vụ bảo vệ dân lành, để rồi chỉ biết “còn đảng còn mình” mà trấn áp, hành hạ, giết chết người vô tội theo lệnh lãnh đạo; báo chí mù quáng bênh vực cho các sai lầm và tội ác của đảng; tôn giáo quốc doanh ru ngủ mê hoặc tín đồ, đồng lõa với gian trá và tội ác, làm tê liệt sự đấu tranh của đức tin cho công lý và sự thật.

            4- Chúng tôi tiếp tục phê phán đường lối kinh tế tư bản rừng rú và kinh tế thị trường hoang dã, liên tục bơm tiền vào những chiếc thùng không đáy là các công ty quốc doanh lỗ lã, chỉ làm giàu cho đảng viên cán bộ cao cấp và gia đình của họ, tạo nên hai giai cấp thiểu số là tư bản đỏ lẫn giới trung lưu và một giai cấp đại đa số là quần chúng nhân dân sống trong nghèo khổ ngày càng thê thảm cùng cực.

Giai cấp đa số này bị tước quyền tư hữu đất đai ruộng vườn và quyền được bảo hộ sản phẩm (nông dân), bị tước các quyền lợi lao động xứng nhân phẩm như đồng lương đủ nuôi gia đình, điều kiện làm việc an toàn, an sinh xã hội bảo đảm (công nhân), bị tước các cơ hội để đóng góp vào việc xây dựng đất nước bằng thực tài (sinh viên tốt nghiệp, viên chức hành chánh).

Hậu quả là hàng triệu vụ khiếu kiện đất đai bị giải quyết cách bất công và bạo lực, hàng trăm ngàn công nhân xuất khẩu bị biến thành lao nô, thậm chí tình nô, hàng trăm ngàn người tốt nghiệp trở thành thất nghiệp và hàng triệu viên chức hành chánh không đủ sống do đồng lương ít ỏi, vật giá leo thang và lạm phát dữ dội.

             5- Chúng tôi tiếp tục phản bác chủ trương phát triển quốc gia bằng những dự án phiêu lưu, ngông cuồng và tiềm ẩn nguy cơ như xây dựng hệ thống đường sắt cao tốc vừa tốn kém vừa ít hiệu quả; như xây dựng nhà máy điện nguyên tử đang khi kỹ thuật của thế giới còn chưa bảo đảm (vụ nổ các lò nguyên tử ở Fukushima, Nhật Bản mới rồi là ví dụ), đất nước Việt còn thiếu chuyên gia, ý thức trách nhiệm của kẻ điều hành còn ít ỏi; như xây dựng khu khai thác bauxite, chế biến quặng nhôm ở Tây Nguyên, làm mất văn hóa và nguồn sống của đồng bào sắc tộc, treo một quả bom bùn đỏ trên đầu toàn thể nhân dân đồng bằng Nam bộ, tạo cơ hội cho quân xâm lược Bắc thù vào tận yếu huyệt đất nước; như xây dựng tràn lan các đập thủy điện vốn tàn phá môi trường, chẳng hề trị thủy cách hiệu quả, lại còn gây nên bao trận lũ lụt chết người mất của mấy năm qua.

             6- Chúng tôi tiếp tục phản đối chính sách ngoại giao quốc phòng thiếu sáng suốt và đầy nguy hiểm mà đảng CS đang theo đuổi. Chính sách đó biểu lộ sự hèn yếu của VN trước Trung Cộng là kẻ từ ngàn năm qua luôn nuôi mộng xâm chiếm đất Việt. Sự yếu nhược ấy biểu lộ qua việc thăm viếng Bắc Kinh kiểu bái yết triều kiến, qua việc ưu đãi cho Trung Cộng khai thác bauxite và định cư ở Tây Nguyên, thuê rừng dài hạn ở những vùng đất biên giới hoặc đầu nguồn, trúng thầu nhiều dự án kinh tế lớn, du nhập hàng hóa kém chất lượng và phổ biến những sản phẩm văn hóa đề cao Thiên triều; qua những ứng xử rụt rè và tuyên bố lấy có khi Trung Cộng lấn chiếm lãnh thổ và lãnh hải, ngăn cản, cướp bóc hay giết chết ngư dân; qua những đàn áp và ngăn chận khi quốc dân lên tiếng phản đối ngoại thù.

Chính sách đó cho thấy sự gian trá của VN trước các nước dân chủ Tây phương, như bang giao kinh tế để chỉ làm lợi cho đảng, đối thoại nhân quyền để che giấu hay biện bạch những áp bức trong nước, hợp tác an ninh để đè bẹp mọi đối kháng chính trị quốc nội.

             7- Chúng tôi tiếp tục đeo đuổi con đường đấu tranh bất bạo động bằng cách không ngừng lên tiếng tố cáo những sai lầm, kết án những tội ác của đảng và nhà cầm quyền cộng sản; bằng cách phổ biến trên intenet (trang mạng, diễn đàn, phát thanh) và trên giấy (báo chí, truyền đơn) những thông tin chính xác về tình hình đất nước, những tài liệu chân thực về bản chất chế độ, những nhận định đúng đắn về đường lối chính sách của nhà cầm quyền; bằng cách kêu gọi, hỗ trợ và tập họp những tập thể, giới lớp, khối đảng biểu tình đấu tranh ôn hòa nhằm đòi quyền lợi, sự thật, công lý, dân chủ; bằng cách hô hào đồng bào bất tuân dân sự như tẩy chay các cuộc bầu cử giả hiệu (quốc hội và hội đồng nhân dân), như từ chối tuân lệnh triệu tập của công an nhằm hạch sách, hăm dọa; bằng cách yêu cầu xóa bỏ điều 4 Hiến pháp 1992 và viết lại toàn bộ Hiến pháp hiện hành; bằng cách đòi hỏi đảng Cộng sản xưng thú lỗi lầm quá khứ và hiện tại trước quốc dân, trả tự do cho các tù nhân chính trị và tôn giáo để bước đầu hòa giải hòa hợp dân tộc, từ bỏ toàn trị độc tài để tiến đến xây dựng dân chủ tự do.

             8- Chúng tôi tiếp tục liên kết với các cá nhân, tập thể, tổ chức, cơ quan tranh đấu cho nhân quyền của Đồng bào hải ngoại và của các Quốc gia dân chủ. Sự liên kết này là chính đáng trong một thế giới liên lập, trong xu thế toàn cầu hóa các giá trị nhân bản nhân quyền, trong chiều hướng của văn minh nhân loại là can thiệp để bảo vệ và cứu giúp những con người bị áp bức bởi những chế độ chuyên chế, lãnh đạo độc tài. Chúng tôi hết lòng tri ân mọi ủng hộ giúp đỡ do mối liên kết trong cùng mục tiêu này.

             9- Chúng tôi tiếp tục kêu gọi đồng bào hải ngoại đoàn kết để hình thành một liên minh dân tộc, nhằm thông tin cho mọi con Hồng cháu Lạc khắp thế giới về tình hình quê hương và khát vọng của người dân trong nước, nhằm hỗ trợ mọi nhà dân chủ đang đấu tranh ngoài mặt trận hay đang hy sinh trong lao tù, nhằm vận động chính giới và báo giới quốc tế hỗ trợ cho cuộc tranh đấu đầy chính nghĩa của dân tộc.

Chúng tôi tiếp tục kêu gọi các chính phủ năm châu, các cơ quan quốc tế hãy bang giao cùng Việt Nam với những điều kiện khắt khe về nhân quyền, và khi cần thì áp dụng những biện pháp chế tài như đưa Việt Nam vào danh sách CPC, loại Việt Nam ra khỏi những tổ chức quốc tế mà Việt Nam gia nhập.

             10- Chúng tôi xác tín mình đang đáp ứng lại những khát vọng chính đáng của toàn dân, đang theo xu hướng toàn cầu hóa nhân quyền của thế giới, đang bác bỏ sự tồn tại của chế độ Cộng sản Việt Nam. Bằng chứng là sự tham gia ngày càng đông đảo của đồng bào trong nước và hải ngoại vào Khối 8406 (nay đã có mặt các văn phòng tại Mỹ châu, Úc châu, Âu châu), là 19 giải Nhân quyền Việt Nam và 22 giải Nhân quyền quốc tế được trao cho các thành viên Khối từ bao năm qua, là con số 31 thành viên đang ngồi tù, 15 thành viên đã được tha tù nhưng một số vẫn còn bị quản chế, vô số thành viên khác hiện bị sách nhiễu, hăm dọa.

             Năm năm qua, với bao khó khăn đặc trưng trong một chế độ độc tài toàn trị tinh vi nhất trong lịch sử nhân loại, Khối 8406 chúng tôi thấy mình chưa làm được gì nhiều cho Tổ quốc Dân tộc, nhưng chúng tôi quyết tâm kiên trì với 10 điều Tuyên bố trên đây. Hi vọng mọi người thiện chí khắp hoàn vũ hỗ trợ chúng tôi -cùng với mọi giới Đồng bào Việt Nam quốc nội hải ngoại- chóng đi đến thắng lợi cuối cùng.

             Làm tại Việt Nam ngày 8 tháng 4 năm 2011
            Ban Đại diện lâm thời Khối 8406:

1. Kỹ sư Đỗ Nam Hải, 441 Nguyễn Kiệm,
    P. 9, Q. Phú Nhuận, Sài Gòn, Việt Nam.

2. Linh mục Phan Văn Lợi, 16/46 Trần Phú,
    Thành phố Huế, Việt Nam.

3. Linh mục Nguyễn Văn Lý, đang bị quản thúc tại
    69 Phan Đình Phùng Tp Huế. (Nhà Chung
   Tổng giáo phận Huế),

4. Giáo sư Nguyễn Chính Kết, đang vận động dân chủ
   tại hải ngoại, trong sự hiệp thông với cựu quân nhân
   Trần Anh Kim, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa và nhiều
   tù nhân chính trị, tôn giáo khác đang ở trong lao tù   cộng sản.

 

Giáo sư Stephen Young:
Chính Quyền Việt Nam
Giống Như Quân Phiệt

Hà Giang
 
LTS: Giáo Sư Stephen Young là một người gắn bó với vận mệnh đất nước Việt Nam. Ông từng làm việc trong Ủy Ban Quan Hệ Ngoại Giao và là cố vấn cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ thời chiến tranh Việt Nam, đặc biệt là đã cùng GS Nguyễn Ngọc Huy dịch bộ luật Hồng Ðức ra tiếng Anh, lại có cả vợ người Việt Nam.

Ông từng là khoa trưởng của Hamline University School of Law, phó khoa trưởng của Harvard Law School, và hiện là giám đốc điều hành của tổ chức “Caux Round Table” và là chủ tịch của “Winthrop Consulting and the Minnesota Public Policy Forum.” Nhân dịp từ Minnesota đến Quận Cam, ông dành cho Người Việt cuộc phỏng vấn sau đây, do Hà Giang thực hiện.

“Chính phủ Việt Nam họ buôn gì? Họ buôn một số tự do cá nhân, tự do gia đình, tự do làm ăn, tự do giáo dục, tự do tín ngưỡng một ít. Nhưng mà về chính trị, thì không có bán cái gì hết.” GS Stephen Young nói với nhật báo Người Việt. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt).

 
-Hà Giang (NV):Giáo sư có thể chia sẻ cái nhìn của mình về tương quan giữa ba quốc gia Trung Quốc, Việt Nam và Hoa Kỳ?
 
-GS Stephen Young: Tôi thấy quan hệ giữa ba nước này bây giờ dễ hiểu. Thứ nhất là Trung Quốc có một địa vị mạnh hơn hồi xưa nhiều, thì muốn mở rộng ảnh hưởng như là ảnh hưởng chính trị, văn hóa, kinh tế và quân sự, nhất là trong vùng Á Ðông, mà trong vùng Á Ðông thì nhất là Ðông Nam Á. Như vậy, Trung Quốc muốn Việt Nam kính phục mình hơn là mấy năm vừa rồi, hơn nữa lại muốn lấy đất, lấy biển Nam Hải, muốn chương trình giáo dục của Việt Nam nói tốt cho Trung Quốc. Tức là muốn người Việt Nam thay đổi cách suy nghĩ từ đó đến giờ về liên hệ giữa dân Việt và dân Hán.

Thứ hai, về phía Việt Nam, giới lãnh đạo theo tôi họ có một vấn đề, một vấn đề lớn là làm sao để tồn tại, bởi vì dân ghét. Dân ghét vì hai lý do, một là vì chế độ, thứ hai là vì họ đi về phía Trung Quốc nhiều quá. Nhưng mà họ biết là dân không ưa họ, vậy thì làm sao mà tồn tại, phải có thế, phải có thế lực. Muốn có thế lực thì phải dựa vào một thế lực lớn. Thế lực lớn có thể bảo vệ được đảng Cộng Sản Việt Nam là ai? Chỉ là đảng Cộng Sản Trung Quốc. Vì thế những người cầm quyền của Việt Nam đi sát với chiến lược của Trung Quốc.

Thứ ba là Mỹ bây giờ mới giác ngộ, nhất là khi mới đây Trung Quốc có hỏa tiễn chống tàu. Bây giờ Trung Quốc có hỏa tiễn có thể bắn tới các hàng không mẫu hạm của Mỹ, mấy chiến hạm lớn nhất. Như vậy thì bây giờ Mỹ mới thấy là thế lực của Mỹ ở Thái Bình Dương yếu rồi, nhất là Hải Quân Mỹ rất sợ Trung Quốc. Nhưng mà sợ Trung Quốc thì sẽ muốn làm bạn với Hà Nội. Chưa chắc muốn làm bạn vì dân Việt. Có cái sự cách biệt.

Tại vì chính phủ Mỹ nếu họ đi với dân (Việt Nam) để cho dân có hy vọng là lật đổ chính quyền, thì chính quyền sẽ đi gần với Trung Quốc hơn với Mỹ, trong khi chính quyền và đảng Cộng Sản bỏ Trung Quốc đi với Mỹ. Thành ra tôi thấy trong thời gian này Việt Nam và Mỹ sẽ làm việc hợp tác chặt chẽ hơn, mà mình đã thấy rồi, Việt Nam một phần thì cho phép quân nhân Mỹ đi thăm Việt Nam. Tôi thấy quan hệ giữa ba nước là như vậy.
 
-NV: Lúc nãy giáo sư có nói một câu là Hải Quân Mỹ rất sợ Trung Quốc. Xin ông giải thích điều này, vì thực ra Hải Quân Mỹ rất là mạnh chứ?

-GS Stephen Young: Lúc mà Trung Quốc thử được hỏa tiễn chống tàu đầu tiên, Bộ Trưởng Quốc Phòng Robert Gates nói là Mỹ có thể phải rút ranh giới ảnh hưởng của Mỹ đi 500 dặm. Nếu Trung Quốc có được hỏa tiễn này, họ sẽ kiểm soát được Biển Ðông, vì nếu chiến hạm của Mỹ đi vào đó, thì chỉ cần 200 dặm mà thôi, họ có thể bắn được. Mà nếu Trung Quốc bắn một cái, thì Mỹ có thể đề phòng được, bắn 10 cái thì chưa chắc, bắn 20 cái thì có thể chiến hạm của Mỹ sẽ chìm. Và từ trước cho đến bây giờ, chưa có nước nào bắn chìm được chiến hạm của Mỹ.
 
-NV: Giáo sư cũng nói rằng chính quyền CSVN vì bị “dân ghét” cho nên phải dựa vào Trung Quốc để giữ được thế lực của mình. Vậy thì cái yếu tố “dân ghét” đó có thể ảnh hưởng gì đến chính quyền không? Hỏi một cách khác, giáo sư nghĩ gì về sinh hoạt xã hội dân sự tại Việt Nam, liệu họ sẽ có tạo ra những thay đổi gì?

-GS Stephen Young: Ðối với tôi, tình hình ở Việt Nam giữa dân và chính phủ thì nó như là hai người buôn bán. Chính phủ buôn gì, và dân có mua hay không? Chính phủ Việt Nam họ buôn gì? Họ buôn một số tự do cá nhân, tự do gia đình, tự do làm ăn, tự do giáo dục, tự do tín ngưỡng một ít. Nhưng mà về chính trị, không có bán cái gì hết. Mà tôi thấy dân Việt Nam vui lòng, mua một số thứ, mà họ chưa muốn mua cái tự do chính trị.

Như vậy thì có một số xã hội dân sự về một số việc mà thôi, mà cộng sản và công an chịu. Chắc chị biết là chị có thể làm nhiều việc lắm ở Việt Nam, công an không có đụng tới. Nhưng mà nếu chị muốn đi qua một ít, mà có ảnh hưởng đến sự tồn tại của đảng, chị sẽ gặp khó khăn.
 
-NV: Thí dụ như Cù Huy Hà Vũ và bao nhiêu người khác?
-GS Stephen Young: Ðúng như vậy!
 
 -NV: Như vậy thì theo giáo sư ở Việt Nam tự do gì cũng có, nhưng tự do chính trị thì hoàn toàn không?

-GS Stephen Young: Thành ra cái chế độ đó đối với tôi giống như chế độ quân phiệt, không phải là chế độ ý thức hệ hay là có chính nghĩa. Mà mấy chế độ quân phiệt thì họ nhờ công an, họ nhờ tham nhũng, nhưng mà họ có thể sống ba chục năm, bốn chục năm. Cũng như là Mubarak ở Ai Cập, Marcos ở Phi lippines, Ben Ali ở Tunisia, Gadhafi đã bốn chục năm.
 
-NV: Nói về chế độ CSVN thì nhiều người nói là có những khuynh hướng khác nhau trong chính quyền, theo giáo sư thì liệu chúng ta có thể phân biệt một cách rạch ròi những khuynh hướng khác biệt của những lãnh đạo Việt Nam không? Hay là họ chỉ có những động thái khác nhau nhưng suy nghĩ hoàn toàn giống nhau?

-GS Stephen Young: Tôi không biết nhiều lắm, nhưng thỉnh thoảng có mấy lần nói chuyện với mấy người trong chính phủ, trong đảng, ít nhất có ba khuynh hướng Nam, Trung, Bắc. Thứ hai là tôi thấy trong những năm sau này, có một sự chia rẽ rất lớn và nặng ở trong đảng là những người muốn đi với Trung Quốc và những người muốn đi với Mỹ. Những người muốn đi với Trung Quốc họ nắm công an và bộ Chính Trị, nên những người kia hơi sợ. Thành ra chị có thể là người lớn trong đảng, có bao nhiêu công, nhưng nếu chị đi trái ngược với ông công an, ông Tổng Cục 2, là chị cũng thua rồi.

Tôi thấy trong đảng có nhiều sự chia rẽ nhưng người ta không dám nói ra. Tôi thấy cái không khí trong đảng người ta chờ đợi xem cái nhóm ở trên ra sao. Nếu nhóm công an có quyền thế thì họ nghe theo. Còn nếu nhóm công an yếu đi thì có thể họ sẽ bỏ và họ sẽ lựa chọn một số người lãnh đạo mới.
 
-NV: Nếu có cái gì có thể làm cho “nó” yếu đi, thì đó là cái gì? “Nó” đây là nhóm người mà đang nắm công an.

-GS Stephen Young: Bây giờ thì hơi khó đoán tại vì Trung Quốc giúp rất nhiều thứ, giúp tiền bạc, giúp về công an, thành ra nhóm cai trị họ không sợ. Tôi thấy nếu có một cuộc khủng hoảng kinh tế lớn làm cho dân bất mãn thì có thể. Nếu dân bất mãn nhiều, mà Trung Quốc không đỡ được, lúc đó đảng Cộng Sản sẽ gặp khó khăn.
 
-NV: Cảm ơn giáo sư đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn.
 

Nỗi sợ ở Việt Nam

Thanh Quang, phóng viên RFA
2011-04-19
Hồi thế kỷ thứ 19, một chí sĩ có óc canh tân đất nước là Nguyễn Trường Tộ từng dâng lên Triều Đình Huế 30 Bản Điều Trần với mong mỏi đưa nước Việt Nam phong kiến trở thành một quốc gia tân tiến phú cường.

AFP photo

Công an chặn các ngả đường vào Tòa án nhân dân TP Hà Nội trong ngày xử Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ 04/4/2011

"Biết mà không nói là bất nhân"

Nhưng quần thần thủ cựu can gián Vua Tự Đức bác bỏ kế hoạch canh tân ấy, khiến nhà ái quốc Nguyễn Trường Tộ ngậm ngùi cho vận nước cho tới giây phút ông giả biệt cõi đời ở tuổi vừa ngoại tứ tuần:

"Một kiếp sa chân, muôn kiếp hận

Ngoảnh đầu cơ nghiệp ấy trăm năm..."

Chính nỗi ưu tư suốt đời cho vận nước ấy khiến ông từng thốt lên rằng “Biết mà không nói là bất nhân. Nói mà không nói hết là bất nghĩa”.

Qua bài “Công lý hay bất nhân bất nghĩa” được blog Hãy Dành Thời Gian phổ biến, nhà văn Võ Thị Hảo nhận xét rằng “nếu vua mà không tối tăm thủ cựu, biết nghe theo ông thì rất nhiều khả năng VN hiện nay đã có thể phát triển ngang Nhật Bản. Và bao nhiêu triệu người có thể đã không phải bỏ mạng. Bao nhiêu nụ cười có thể thay thế cho nước mắt”.

Nói tới đây, nhà văn liên tưởng tới giới lãnh đạo trong nước hiện giờ, lưu ý rằng nếu chấp nhận cho những người có tâm huyết với đất nước “giải độc”, thì “những vị lãnh đạo cao nhất của đất nước này cần cấp bách đưa ra những cử chỉ thể hiện tầm vóc, vị thế và tính nhân văn cũng như nghệ thuật lãnh đạo” giữa lúc “có quá nhiều điều họ cần khấu đầu xin lỗi dân một cách thành thực và sửa chữa nó triệt để càng sớm càng tốt”.
Nhiều người biết rằng sự im lặng thờ ơ chính là chiếc thòng lọng thít chặt cổ mình nhưng vẫn chọn cách sống hoặc phải sống với hơi thở khò khè mong kéo dài cuộc sống còn hơn là bị “thắt cổ chết” ngay lập tức.
Nhà văn Võ Thị Hảo
Nhưng mặt khác, tác giả cũng không khỏi bất bình trước tình trạng “những điều trông thấy mà đau đớn lòng” khi đa số người dân Việt vẫn im hơi bặt tiếng:


"Cũng như thời cải cách ruộng đất, thời nhân văn giai phẩm, thời khoán 10 do Kim Ngọc khởi xướng và nhiều vụ khác, người VN không phải không trông thấy bất công và đau thương nhưng hầu hết vẫn im lặng.


"Nhiều người biết rằng từng ngày từng ngày một, sự im lặng thờ ơ chính là chiếc thòng lọng thít chặt cổ mình nhưng vẫn chọn cách sống hoặc phải sống với hơi thở khò khè mong kéo dài cuộc sống còn hơn là bị “thắt cổ chết” ngay lập tức. Đó là cách tồn tại mà khốn khổ thay, người Việt Nam đã chọn sau bao kiếp thương đau.


"Việt Nam cam kết rằng đây là một nhà nước pháp quyền với khẩu hiệu giăng giăng đỏ rực đầy đường: “Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật”. Nhưng những gì đang diễn ra gần đây thì việc sống và làm việc trái Hiến pháp và pháp luật đang ngang nhiên hoành hành.


"Nếu những người có trách nhiệm không ngăn chặn xu thế những kẻ lạm dụng tay đấm chân đạp dùi cui súng ống và cầm tù hãm hại người khác theo ý thích và quyền lợi của mình, thậm chí còn coi đó là những hành vi trung thành đáng được khen thưởng và vinh danh, thì khó có thể ngăn chặn xã hội đi theo xu hướng tàn bạo và man rợ của những chúa đất và chủ nô thời trung cổ."


Theo blogger Đỗ Việt Khoa thì đồng thuận một cách giả dối là tai hoạ, giả “mù-điếc-câm” trước cái xấu, đó là sống hèn…Xã hội càng nhiễu nhương thì đấu tranh càng phải quyết liệt”. Thầy Đỗ Việt Khoa nhận xét:

"Để có được cuộc sống như hôm nay, mọi người Việt Nam cần phải cảm ơn các thế hệ đi trước đã dày công đấu tranh góp phần dựng nước và giữ nước. Đó là những thế hệ anh hùng,… những người dấn thân đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất nước từ ngàn xưa tới nay. Đất nước còn tồn tại nhiều bất cập. Không thể bằng lòng và làm ngơ để các vấn đề bất cập đó tồn tại. Phải tiếp tục đấu tranh với nó."

Nhưng may thay, về phương diện nào đó, theo nhà văn Võ Thị Hảo, vẫn còn những ngọn nến và những lời cầu nguyện. Một ấn tượng cảm động là một số luật sư và một số ít ỏi trí thức đã dám từ bỏ quyền lợi, chịu nguy hiểm để lên tiếng bảo vệ công lý. Trong hoang lạnh, cũng đã có những người đã thắp lên ngọn nến sưởi ấm. Họ cầu nguyện cho Cù Huy Hà Vũ và nhiều dân oan”.

Buổi cầu nguyện ấy diễn ra tại Giáo xứ Thái Hà hôm Chủ Nhật 17 tháng Tư vừa rồi nhân Lễ Lá bắt đầu bước vào Tuần Thánh, quy tụ rất đông giáo dân nhằm kỷ niệm biến cố Chúa Giê-su vào thành Jerusalem lần cuối. Và đặc biệt là trong Thánh Lễ này còn có sự tham dự của các gia đình Bs Phạm Hồng Sơn, Ls Lê Quốc Quân, Ts luật Cù Huy Hà Vũ cũng như các trí thức, doanh nhân và những người yêu mến Sự thật – Công lý.

Họ đến để tạ ơn và cầu nguyện cho Ls Lê Quốc Quân, Bs Phạm Hồng Sơn, gia đình cũng như bản thân TS Cù Huy Hà Vũ và những người đang bị bắt bớ, giam cầm.

Rồi một cuộc thắp nến sau Thánh lễ để nguyện cầu cho đất nước bình an, cho Sự thật – Công lý,  cũng như tạ ơn Thiên Chúa qua những biến cố vừa qua và đặc biệt là cầu nguyện cho những người công chính đang trong vòng lao lý oan khiên để họ vững tin, cũng như ánh sáng của Sự thật – Công lý được nhanh chóng chiếu soi và giải thoát những thân phận bị tù đầy này.

Công khai và bí mật

Qua bài “Lời thú tội ngày Chủ Nhật” được nhiều trang mạng nhật ký, kể cả bô-xít Việt Nam, phổ biến, Giáo sư Phạm Toàn bày tỏ tâm sự với blogger Lê Quốc Quân - cùng 1 số blogger khác như Người Buôn Gió, Paulus Sơn - rằng:

danlambao-250.jpg
Từ trái sang phải: Bà Vũ Thúy Hà - BS. Phạm Hồng Sơn, LS. Lê Quốc Quân - Bà Nguyễn Thị Thu Hiền tại nhà thờ giáo xứ Thái Hà ngay khi được tự do. Photo courtesy of danlambao

"Quân đi theo dõi cuộc xử án tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, một cuộc xử án công khai mà nay thì toàn thế giới và bốn bức tường quý Tòa đã biết rõ tầm công khai của sự kiện đó đến đâu, rồi Quân đã bị những người làm công tác bí mật hè nhau công khai lôi Quân đi, và công khai giam giữ Quân trong chín ngày trước khi ỡm ờ nửa công khai nửa bí mật thả Quân ra.

Tối Chủ Nhật 17 tháng Tư vào hồi 20 giờ tại Nhà của Chúa ở xứ Thái Hà có cuộc cầu nguyện tạ ơn. Tôi rất muốn đi dự buổi lễ, vì quý trọng và vì tình bạn với anh Quân đã đành, còn vì một kỷ niệm riêng nữa. …


Tối nay, Quân ơi, tôi không đến được với em đâu. Tôi đang phải vượt qua cái nỗi sợ khó mà có thể vượt qua. Một nỗi sợ mà ngay cả những kẻ ban phát nỗi sợ cũng khiếp sợ! Nỗi sợ có tên là hệ thống con tin. Tôi hôm nay không còn là tôi hồn nhiên, tôi đã buộc phải nhận thức là mình đã thành con tin của một hệ thống. Một con tin bị vây chặt trong hệ thống có nhiều con tin khác nữa: con đẻ của mình, cháu chắt nhà mình, bè bạn của mình, nhất là một công việc đang còn triển khai mạnh mẽ cùng với những cộng sự còn thân thiết hơn là ruột thịt của mình…"

Nhưng GS Phạm Toàn sau cùng “xin bạn hãy đọc kết luận của bản thú tội” rằng “Tối nay tôi đến giáo xứ Thái Hà để được thả hồn trong lời nguyện và để ôm chặt bè bạn trong vòng tay bé nhỏ của một con người – NGƯỜI TỰ DO”.

Có lẽ nỗi sợ của dân oan thấp cổ bế miệng nói chung hẳn dễ hiểu hơn nỗi sợ của những kẻ gây ra nỗi sợ - nỗi sợ của giới điều hành đất nước, cầm cân nẩy mực, như blogger Cánh Cò mô tả 1 vài trường hợp tiêu biểu qua bài “Nhà nước ta, cái gì cũng sợ”. Chẳng hạn như Người phát ngôn Bộ Ngoại giao “cũng lây nỗi sợ!””

"Tôi nghe rất nhiều lần mỗi khi Trung Quốc lấn chiếm hay bắt giữ ngư dân thì y như rằng, bà Nguyễn Phương Nga lại mở chiếc máy thu băng cho… Trung Quốc nghe một bài thu trước, rất cũ và rất nhàm. Tại sao vậy? Bà Nga là người có học chắc chắn không thể không viết được một thông cáo báo chí có hồn để phản bác những sai trái của Bắc Kinh.

Không phải bà bất tài, nhưng ngặt nỗi Bộ Ngoại Giao, tức là thủ trưởng của bà lại…sợ. Họ sợ nói nặng, nói mạnh mẽ hay nói một cách thuyết phục thì mất lòng xếp lớn. Lớn hơn cả tổ quốc nữa chứ không chơi!"
Rồi Bộ 4 T, tức Bộ Thông tin-Truyền thông cũng sợ:
...những người làm công tác bí mật hè nhau công khai lôi Quân đi, và công khai giam giữ Quân trong chín ngày trước khi ỡm ờ nửa công khai nửa bí mật thả Quân ra.
Giáo sư Phạm Toàn
"Nắm trong tay 7.000 tờ báo lớn nhỏ nhưng xem ra bộ này không kiểm soát nỗi mấy anh nhà báo gan lì. Trong một văn bản giao ban mà công dân mạng ai cũng biết, mới đây bộ này đưa ra những chỉ dẫn cho các Tổng biên tập các báo phải thi hành những điều hết sức ngớ ngẩn nếu không muốn nói là thiếu hiểu biết. Chẳng qua là Bộ này sợ cánh nhà báo mượn gió bẻ măng khi mà hương hoa Nhài lan rộng.

Mấy điều mà bộ 4 tê cấm gồm có: Không viết “Tiến sĩ” Cù Huy Hà Vũ mà viết là “ông”. Không đưa tin Libya, không viết về những tấm gương hy sinh tại Nhật Bản trong thiên tai động đất sóng thần gần đây.

Rõ ràng là họ sợ!

Nhà nước sợ nhất là Dân chủ

Vẫn theo Blogger Cánh Cò thì “Còn nhiều thứ sợ nữa, nhưng thứ mà nhà nước sợ nhất lại là Dân chủ!”:
000_Hkg4764746-200.jpg
TAND TP Hà Nội trong ngày xử TS Cù Huy Hà Vũ 04/4/2011. AFP photo

"Đọc trên mấy blog cá nhân ... tôi cảm thấy như có điều gì đấy không ổn trong đời sống thường nhật. Nhà nước bắt giữ quá nhiều người mà tội danh của họ chỉ là kêu gọi thực thi dân chủ. Nhà nước cũng tuyên dương dân chủ như một thứ mà người dân được đương nhiên thụ hưởng dưới hiến pháp và pháp luật nhưng tại sao nhà nước ta lại sợ những …đồng minh dân chủ đến vậy?
Bắt giữ nhiều người đến nỗi không dám mang ra công khai xét xử trong những phiên tòa bình thường mà cứ núp lén như tòa án là …bị cáo không bằng. Tuyên án nhanh và bác bỏ mọi luận cứ luật sư bào chữa đưa ra là điều mà tòa án thường lập đi lập lại nhất. Cho đến khi vụ án TS luật Cù Huy Hà Vũ được bóc trần trước công luận thì nỗi sợ của nhà nước ta trở thành ... nổi tiếng! "
Qua bài “Tú Kếu, nhà thơ trào phúng với bản án 18 năm tù cộng sản” trên Blog Dân chủ-Nhân quyền cho VN, nhà thơ Viên Linh cho biết “Sau những móc ngoặc, Tú Kếu bị đưa ra toà án cộng sản, và bị kết án 18 năm tù. Hình như chưa có thi sĩ nào bị kết án nặng như thế”. Và Viên Linh nêu lên câu hỏi “ Thơ ông đáng sợ lắm sao?”.

Không rõ thơ của nhà thơ trào phúng Tú Kếu có đáng sợ lắm không, chỉ biết – chẳng hạn như – trong bài tựa đề Nhân Quyền, 2 đoạn chót của bài thơ như sau:

Việt Nam quyền con người
Người được quyền phát biểu
Ca tụng đảng mà thôi
Ngoài ra bắt tự kiểm
Việt Nam quyền con người
Người được quyền đau khổ
Ðược quyền khóc trước cười
Ðược quyền chui xuống mộ

Thanh Quang cảm ơn quý thính giả vừa theo dõi Mục Điểm Blog hôm nay, và mong gặp lại tất cả quý vị cũng vào kỳ sau.

Đấu tranh cho TỰ DO TÔN GIÁO là quan trọng
nhất, mạnh mẽ nhất và bền bĩ nhất!
Làm Sao Thắng Sợ Hãi ?

                          TNLT Lm Nguyễn Văn Lý 24.8.2005 – 29.6.2010


I. Nguồn gốc của sự sợ hãi nói chung:

 * Khi không nhận ra hoặc phủ nhận Thượng Đế, Thần, Phật
   nên cuộc sống thiếu nền tảng.

* Khi không cảm nhận được Thượng Đế, Thần, Phật
  hài lòng, chở che và chúc phúc.

* Khi làm điều sai, bị lương tâm dày vò hoặc thấy cần phải che dấu.

* Đối mặt với các bí ẩn cuộc đời, nhất là cái chết thê lương.

* Đối mặt các đe dọa “được xem” là mạnh hơn mình.

* Đối mặt các đe dọa mông lung mơ hồ chưa hiểu rõ.

* Đối mặt các phiền phức, đau thương, khốn đốn
  hầu chắc sẽ xảy ra cho thân nhân.

* Đối mặt các thế lực hung bạo sẵn sàng gây hại cho thân xác,
   mạng sống và danh dự mình.

* Đối mặt với sự bất lực cố níu giữ địa vị, quyền lợi
  có nguy cơ đe dọa tuột khỏi tầm tay.

 
II. Nguồn gốc của sự sợ hãi do Bạo quyền
   độc đoán, phát-xít, cộng sản và cộng sản Việt Nam:

 Ngoài các nguồn gốc chung nói trên, các đặc trưng sau đây, nhất là về nỗi sợ hãi có tính CSVN, muốn thắng vượt, cần nhận diện cho rõ:

 * Một quần chúng luôn bị theo dõi, bị rình mò, có thể bị hạch họe, bị bắt bất cứ lúc nào.

* Một quần chúng thấp kém về nhận thức, quá mau mắn nhẹ dạ tin nghe theo sự tuyên truyền của nhà cầm quyền CSVN (NCQ CSVN). Chỉ cần vài xảo ngôn, thủ thuật là CSVN có thể ngụy biện lừa gạt được quần chúng rồi.

* Một quần chúng quá quen với gian dối xảo trá, ứng xử trâng tráo, trơ trẽn, rất thiếu liêm sỉ.

* Một quần chúng rất dễ bị xách động để “xét xử, phê bình, đấu tố” “Đồng bào” mình. Vì lúc đó, “Đồng bào” đã trở thành “kẻ thù Nhân dân” rồi.

* Một nhà cầm quyền chuyên dùng đe dọa, trừng phạt để khống chế Dân, buộc Dân vừa luôn “phấn khởi, hồ hởi, nhiệt liệt” hoan hô ca tụng nhà cầm quyền liên tục, không còn chút liêm sỉ, vừa luôn lệ thuộc NCQ từ sổ hộ khẩu, thẻ chủ quyền nhà đất, điện thắp,…đến xong đại học rồi bằng tốt nghiệp vẫn có thể bị “giam lại”, vào quan tài chưa chắc đã được cấp.

* Một NCQ luôn rêu rao là “vì Dân, của Dân, do Dân” nhưng chuyên bắt Dân “mang ơn Bác, Đảng” đến chết cũng đáp nghĩa chưa xong.

* Một hệ thống Pháp luật quá độc đoán, áp đặt, mâu thuẫn, chồng chéo. Kết tội “gián điệp, xâm phạm an ninh quốc gia, tuyên truyền chống NCQ, gây mất đoàn kết, lợi dụng dân chủ, chống đối chính sách,…” quá dễ dàng; phạm vi quá mông lung, mơ hồ, hoàn toàn theo ý chủ quan của Đảng và NCQ. Các Nước làm luật để “ngăn ngừa NCQ đừng lạm dụng xâm phạm đời sống Dân”, còn CSVN làm luật để “giới hạn Quyền Tự do rất chính đáng của Dân, cho Đảng và NCQ được an toàn”.

* Các trừng phạt mang tính đê hèn, thâm độc, hậu quả ảnh hưởng quá dễ dàng và lâu dài trên mọi thành viên của gia đình, giòng tộc, “di truyền” cho nhiều thế hệ xuyên qua “chủ nghĩa lý lịch”.

 III. Để thắng vượt sự sợ hãi nói chung:

    III.1. Nền tảng cơ bản trên hết và trước hết: Tâm hồn trong sáng. Phải khiêm tốn nhìn nhận rằng: con người không thể tự đứng vững một mình trên đời được, mà phải có sự trợ giúp của Ơn Trên. Còn Ơn Trên chỉ có thể tác động hiệu quả nơi một tâm hồn thành kính. Muốn có một tâm hồn thành kính liên lạc thân mật thường xuyên với Cha Toàn Năng, điều cơ bản là tâm hồn ấy phải trong sáng tối đa có thể. Khi tâm hồn thanh khiết, người ấy sẽ cảm nhận một sức mạnh nâng đỡ lớn lao liên lỉ đêm ngày từ Trên Cao, thanh thản trước các đe dọa của bất cứ mãnh lực nào. Khi làm điều tội lỗi sai trái thì dù một trẻ em, chúng ta cũng sợ em đó biết, thấy và nói ra.

      III.2. Để nuôi dưỡng và củng cố tâm hồn thanh khiết, cần có đời sống thiền định, cầu nguyện, tĩnh tâm. Một Chiến sĩ Dân chủ đích thật, phải có ít nhất mỗi ngày 30–60 phút tĩnh tâm, thiền định, cầu nguyện. Cần ngồi lưng thẳng, mắt khép, thở sâu, nhẹ và đều. Tập trung tư tưởng rồi nghĩ đến và tâm sự với Đấng Tối Cao mà mình tin yêu phó thác. Dù gọi là Thiên Chúa, Thượng Đế hay Đức Phật, thực ra người bình dân thường cũng chỉ nhắm đến một Cha Toàn Năng mà thôi. Chính đời sống thiền định, cầu nguyện nầy sẽ giúp chúng ta vượt thắng mọi sợ hãi.

      III.3. Không hận thù, căm tức: Chúng ta không tán thành tội ác, lên án điều ác xấu bất cứ từ đâu, nhưng chúng ta luôn thao thức và cầu nguyện cho người đang làm điều ác, nhất là những người vì cơm áo mà phải phục vụ Bạo quyền. Một quả tim luôn yêu thương thì hằng vững mạnh. Thánh Gioan đã xác quyết ngay từ cuối thế kỷ I: “Tình yêu hoàn hảo loại trừ mọi sợ hãi” (Tân Ước, 1 Ga 4,18). Nếu chúng ta hận thù, căm tức thì chúng ta yếu nhược và chết dần đến chết hẳn trong tinh thần. Sức mạnh của chúng ta cốt ở chỗ luôn yêu thương, hằng từ bi, mãi thông cảm, kiên trì lễ độ, nhẫn nhịn khoan dung.

     III.4. Không ước muốn tầm thường: Con người cao cả, có giá trị và hạnh phúc nhờ sống trong sạch và hữu ích cho người khác. Do đó không nên ham muốn những điều mà không có chúng, chúng ta vẫn sống được. Càng không nên ham muốn những điều mà để có được chúng, chúng ta buộc lòng phải trở nên yếu đuối bạc nhược còn hơn một em bé thèm kem, phải qụy lụy cầu cạnh đôi khi không còn chút liêm sỉ. Để vô úy (không sợ), một trong các điều cần thiết đầu tiên là phải vô cầu (không xin). (“Vô cầu” ở đây chỉ nhắm đến việc không cầu cạnh xin xỏ người đời).

 IV.  Để thắng vượt sự sợ hãi
       đặc trưng do Bạo quyền CSVN gây ra:

 Cần xác định cho thật chính xác và rõ các điều sau đây:

    IV.1. Mọi thế lực gian ác không bao giờ mạnh cả, tự bản chất, thế lực gian xảo là rất yếu, luôn luôn yếu, chỉ tạm thời “mạnh” bề ngoài và chỉ “xem ra mạnh” về bạo lực, Bạo quyền mà thôi. Ngay cả các nhân viên của Bạo quyền cũng tự cảm thấy mình dựa trên một quyền lực hư ảo, vì chỉ run rẩy chao đảo dựa trên sự sợ hãi của Dân, không thể tìm được chỗ tựa vững chắc và bền lâu là lòng kính trọng, khâm phục và tin yêu của người Dân.

Do đó, đứng trước sự hiên ngang, vô tội, ngay thẳng của người Dân thì Bạo quyền run sợ, lúng túng, đành phải dọa nạt, trấn áp, mắng chửi, bôi lọ và đánh đập hành hung. Bạo quyền VN gian trá quá lâu - 75 năm rồi - nên ngày càng yếu hơn. Vậy nếu chúng ta bình tĩnh và sáng suốt, ôn hòa mà hiên ngang, dịu dàng nhưng cương quyết thì chúng ta không sợ ai cả, trái lại còn chinh phục được các nhân viên của Bạo quyền nữa.

     IV.2. Không ngụy biện rằng chúng ta không cần điều gì đó cho chúng ta, nhưng chỉ vì người thân mà chúng ta phải làm điều nầy điều nọ. Hoàn cảnh của “tôi” thì nào là, nào là…. Việc ấy đã có những người chuyên môn gánh vác,…Đáng tiếc, các kiểu ngụy biện nầy thường được “vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt” quá nhiều hiện nay tại VN. Người thân chúng ta cần an ninh, cần cơm gạo, cần học hành,…nhưng người thân chúng ta còn cần sự hiên ngang, anh dũng chiến đấu cho lẽ phải của chúng ta và của chính họ hơn cả mọi thứ khác và chúng ta có bổn phận giúp người thân hiểu rõ điều nầy, nếu giả như họ chưa hiểu.

Thực ra người bình dân thường trực giác và phán đoán về đúng / sai nhạy bén và chuẩn hơn người đã có chút địa vị, quyền lợi. Nếu một em học sinh lớp 10 được hỏi rằng: “Em muốn ba luồn lách để em được tiếp tục đi học, hay muốn ba em hiên ngang hùng dũng dù em phải nghỉ học?” Có lẽ đa số học sinh sẽ chọn phương án 2 ! Đáng buồn là đa số phụ huynh cứ tự cưỡng ép lòng mà chọn phương án 1 và cho rằng đó là “khôn ngoan” nhất. Chúng ta phải tin vào sự chuẩn xác của lương tri tự nhiên của những người “trong sạch” nhất dù là thiếu nhi.

      IV.3. Nếu đông người cùng làm một điều gì đó hợp lẽ phải thì Bạo quyền sẽ không làm gì được. NCQ CSVN CSVN vẫn luôn rêu rao rằng là một NCQ “vì Dân, của Dân, do Dân”. Do đó, chúng ta phải khôn ngoan triệt để vận dụng nguyên tắc nầy mà đoàn kết lại để bảo vệ các quyền cơ bản của chúng ta. Cần nghiên cứu vài điều cơ bản của Hiến pháp 1992, bộ luật Hình sự 1995 và các bộ luật khác để buộc các Cán bộ (CB) NCQ ít nhất phải giữ Pháp luật theo nguyên tắc:

 “Dân được phép làm tất cả những gì Pháp luật không cấm rõ ràng, còn CB chỉ được phép làm những gì Pháp luật cho phép.” (ví dụ CB không được phép làm nhục, đánh đập Dân; lục soát, khám xét nhà; đe dọa và tịch thu sách báo, băng đĩa, hoặc sờ đụng vào người và đồ đạc của Dân khi chưa có lệnh bằng văn bản chính thức…).

Dù một điều mà Bạo quyền buộc Dân làm (như đi bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp,…), nhưng Dân thấy vô lý, giả tạo, gian trá, bất công, lố bịch,… mà đông người cùng nhau quyết tâm không làm (như trong cùng 1 khu phố, 1 thôn, 1 khuôn hội, 1 giáo xứ, 1 phường, 1 xã,…), thì NCQ luôn tự cho mình là “vì Dân” đành buộc lòng phải thua Dân, sẽ tỏ ra rất lúng túng buồn cười. Ví dụ kỳ bầu cử Quốc hội 2011 tới đây, nếu Dân, nhất là các Nhân sĩ có địa vị, biết tẩy chay trò bầu cử giả tạo đã  kéo dài quá lâu (12 kỳ trong 65 năm) nầy, cương quyết đồng loạt cùng nhau không đi bầu, thì QH giả tạo ấy sẽ không thể thành hình ngay chính được. Chỉ là hài hước.

      IV.4. Khi có việc va chạm với Dân, CB một Bạo quyền luôn sợ hãi, chóng mệt, mất kiên nhẫn hơn Dân, nếu Dân biết sức mạnh có thật dựa trên lẽ phải của mình. Các CB dù luôn muốn thăng chức lên lương, nhưng vẫn vừa bị lung lay trong bạo lực tham tàn, vừa luôn nôn nóng về với gia đình, tìm chỗ yên thân, bất đắc dĩ mới phải va chạm Dân, nên bề ngoài thì hùng hổ, quát tháo mà bên trong thì căng thẳng, lo âu, sợ hãi.

 Mỗi khi chúng ta bị phiền lụy, bị giữ lại đồn bót, bị tạm giam ở Công an phường, xã, huyện,…nếu chúng ta biết bình thản, lịch sự, vui vẻ chấp nhận giá phải trả của một chiến sĩ dân chủ luôn ôn hòa bất bạo động (không có chi nhiều, chỉ cần an tâm thanh thản ngồi yên lặng, nghỉ ngơi, thiền định và cầu nguyện ở nơi bị tạm giữ bao lâu cũng được, không một chút nôn nóng muốn được về sớm), thì CB của bất cứ loại Bạo quyền nào cũng chóng mệt mỏi hơn chúng ta và sẽ tìm cách dọa nạt qua loa rồi đành để chúng ta ra về, chứ biết làm gì hơn. (Đón đọc: Cách ứng xử khi bị triệu tập hoặc bị bắt và làm thế nào để chinh phục đối phương ? trong “Phác thảo Chân dung người Chiến sĩ Dân chủ Hòa bình Việt Nam” và “Người Chiến sĩ Dân chủ Hòa bình Việt Nam hôm nay cần phải ưu tiên làm gì ?”.

     IV.5. Trước đây NCQ cộng sản Việt Nam vốn không đáng sợ như nhiều người đã lầm tưởng, và kể từ đầu năm 2005, đặc biệt từ tháng 8-2005, NCQ cộng sản VN càng không đáng sợ nữa, vì đã bộc lộ rõ hơn các suy yếu:

        – Cùng lúc phải chịu 6 áp lực rất mạnh, nếu kể riêng các Tôn giáo (cùng với Dân) ngày càng đấu tranh với NCQ bằng nhiều hình thức ngày càng mạnh thì NCQ cộng sản Việt Nam đang phải chịu 7 áp lực cùng lúc (x. “Vấn đề tương lai gần của Việt Nam” cùng tác giả ngày 08-8-2005).

  – Một NCQ chỉ biết lợi dụng sự sợ hãi của người Dân để tồn tại thì không thể vững mạnh được.

 – Đa số CB không còn tin vào CNXH nữa.

 – Đa số CB không còn tin vào giai cấp lãnh đạo nữa.

 – Đa số CB không còn thiết tha củng cố quyền lực NCQ như trước nữa.

 – Đa số CB không còn hăng say “thi hành nhiệm vụ Đảng và Nhân dân giao phó” cách sáo rỗng như bao năm qua đã từng mê muội bị lợi dụng nữa.

 – Đa số CB hiện nay đã thấy rõ tính độc đoán, mâu thuẫn, chồng chéo và bất hợp lý của Hiến pháp và hệ thống Pháp luật của NCQ CSVN, nên rất mất tự tin khi bị buộc gượng ép hành xử.

 – Đa số CB hiện nay chỉ chăm chăm tìm cơ hội làm kinh tế, thu vén thêm ngày nào hay ngày đó, tìm chỗ quen thân để tham gia cổ phần hóa các doanh nghiệp NCQ, chuẩn bị cho ngày tàn của chế độ.

 – Đa số CB hiện nay xấu hổ về các quyền lợi mình đang hưởng một cách quá bất công.

 – Một số CB không còn dám mạnh tay đàn áp Dân thô bạo như trước nữa.

 – Một số CB lo cho “hậu sự”, không dám làm mất lòng Dân, đề phòng cho “ngày mai” thay chủ đổi ngôi đang trong tiến trình xảy đến và chắc chắn phải đến.

 – Một NCQ dồn Dân đến chỗ tự thiêu (PGHH), thì NCQ đó là loại NCQ gì ? NCQ ấy chắc chắn đang bộc lộ rõ bản chất đớn hèn của mình và đang lết đến hồi tự kết thúc, không thể đảo ngược.

    Do đó, nếu Dân biết mạnh mẽ biện luận, thì CB đành êm re, chuồn khéo cho mau…

      IV.6. Trong lúc toàn Dân VN chưa có Tự do Ngôn luận bình thường như hầu hết các Nước toàn cầu theo qui định của Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị của Liên Hiệp Quốc (LHQ) ngày 16.12.1966 và NCQ CSVN đã xin gia nhập ngày 24-9-1982 (mà không hề giữ), thì một điều Dân cần biết nhất để bình thản đối phó hiện nay là: Nếu khi đang đọc 1 tờ báo, 1 cuốn sách, 1 tài liệu như bài nầy mà gặp loại CB HCM-Mácxít-Lêninít gây khó dễ, đòi tịch thu, thì:

        1/- Lịch sự hỏi CB: “Chúng ta đang ở trong một Nước VN văn minh hay không?” Đương nhiên CB phải trả lời: “Tất nhiên là văn minh rồi”. - “Thế thì VN phải tuân giữ  điều 19,2 của Công ước Quốc tế của LHQ" (về các quyền dân sự, chính trị 1966): "Mọi người đều có quyền tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận, phổ biến mọi tin tức và ý kiến bằng truyền khẩu, bút tự hay ấn phẩm, dưới hình thức nghệ thuật, hay bằng mọi phương tiện truyền thông khác, không kể biên giới quốc gia.")

         2/- Nếu CB vẫn độc đoán cho rằng:“Đã vi phạm luật pháp của NCQ CSVN”, thì chúng ta ôn tồn đáp lại: “Xin cho chúng tôi xem văn bản cấm, tịch thu, do ai ban hành, ký tên”. Tất nhiên là không thể có loại văn bản nào như vậy cả. Nếu CB cố tình côn đồ hung hãn, thì chúng ta càng kiên nhẫn ôn tồn lễ độ:“Chúng tôi hi vọng được đối thoại với Nhân viên một NCQ văn minh. Còn nếu NCQ nầy là một NCQ độc tài chuyên chính, thì chúng tôi không còn gì để nói nữa. Xin mời CB cứ việc thi hành nhiệm vụ sai trái và mất hết nhân tính nầy”. Hết. Không nên và không cần nói thêm. Tránh thách thức khiêu khích để thoát khỏi các đòn bạo lực đầy dẫy sẵn trong đối phương.

    IV.7. Dù hệ thống Pháp luật VN hiện nay còn rất độc đoán áp đặt, thực tế, nếu nhân danh quyền Tự do Ngôn luận rất chính đáng của người Dân mà Nước nào đã gia nhập LHQ như CHXHCNVN đều phải thật lòng tôn trọng, thì việc nghiên cứu, thông tin và bất cứ hành động đấu tranh ôn hòa bất bạo động nào cũng không đủ lý do để bị bắt. Và nếu NCQ bắt càn ẩu thì cũng không thể đưa ra tòa xét xử công khai được mà đành phải “xử chui” một cách rất ô nhục như các phiên tòa chùng lén đã và đang xảy ra mà thôi. Dân không nên sợ loại phiên tòa lén lút rất man trá nầy.

 Chỉ cần im lặng trước “tòa” là đủ làm NCQ CSVN quá sợ hãi và mất hết uy tín rồi. Không cần nói gì thêm với NCQ độc tài cả. Nếu CSVN buộc lòng phải xét xử công khai, thì chúng ta phải tận dụng cơ hội, biến phiên tòa thành diễn đàn trực diện đấu tranh cho quyền Tự do Ngôn luận theo Công pháp QT. Nếu Dân cùng nhau giành lấy quyền Tự do Ngôn luận hoàn toàn chính đáng cho mình, thì NCQ đành phải nhượng bộ, dù vẫn còn hù dọa bằng vài loại đàn áp cổ điến và tinh quái khác, mà cùng lắm chúng ta chỉ cần can đảm chấp nhận phiền lụy đôi chút lúc đầu rồi đâu lại vào đó ngay, không cần quá bận tâm lo âu về chúng (v/d: bị cắt điện thoại, thu sổ hộ khẩu, giam bằng đại học, gây rắc rối khó khăn về thương mại, giao thông, tịch thu máy móc, bị lệnh quản chế,…).

Khi không ngại các phiền lụy ấy, chúng ta sẽ thấy chúng chỉ là chuyện quá nhỏ so với Sứ mạng cần phải Giải thoát toàn Dân khỏi ngục tù nô lệ mới hôm nay. Là một qui luật, trong mọi cuộc đối đầu, đặc biệt trong cuộc đối đầu toàn cục có tính quyết định cuối cùng nầy, nếu chúng ta không sợ Bạo quyền, thì Bạo quyền buộc phải sợ chúng ta ! Nếu người nào Vô úy (không sợ), Vô cầu (không xin), Vô thủ (không e phòng), Vô ngã (không lo cho bản thân), Vô biệt (không phân biệt) thì dù không mưu cầu nhắm đến, vẫn đương nhiên đạt tới lục vô (vô cầu tất đạt): VÔ ĐỊCH.

     IV.8. Khước từ mọi hình thức bạo lực: Người sử dụng bạo lực là đã tỏ ra yếu đuối rồi. “Sức mạnh trên đầu ngọn súng” (Mao Trạch Đông) thì muôn ngàn lần thua xa Sức mạnh đích thật và chân chính của Quả tim và Lương tri. Bạo lực chỉ sinh ra sợ hãi dây chuyền. Tình yêu, kiên nhẫn, lẽ phải sinh ra bình an và sức mạnh trường cửu chân chính. Kể cả bạo lực của ngôn từ (cường điệu thái quá) chúng ta cũng phải tránh xa mới dễ thuyết phục lòng người. Lời Ngài Mahatma Mohandas K. Gandhi “Khi tôi phê phán đối phương, tôi chỉ phê phán 80% sai lầm của họ, phòng khi tôi quá xúc động mà lỡ lời thì chỉ tăng lên đôi chút là vừa với sự thật, khỏi gây nên bất công cho đối phương” đáng cho chúng ta tâm đắc và nguyện quyết tâm sống theo.

 Đầu năm 2001, người viết đã kêu gọi 2 lần trước Quốc hội Mỹ rằng: “Để giải quyết vấn đề VN, cần làm sáng tỏ công và tội của ông Hồ Chí Minh, vì đây là một con người đại gian ác, siêu cao thủ, lừa gạt được gần cả thế giới” thì hoàn toàn chính xác, chứ không cường điệu chút nào. Đấu tranh ôn hòa bất bạo động là như thế.

      IV.9. Luôn tích cực chinh phục mọi đối tượng, kể cả đối phương: Nếu chúng ta chỉ phê phán đối phương mà không sao thuyết phục được họ thì phương pháp và nội dung phê phán của chúng ta chưa chính xác khách quan và khoa học đủ. Chúng ta muốn giải cứu toàn Dân khỏi nô lệ lầm lạc thì trong đó có bao gồm một bộ phận không nhỏ tuy tạm thời đang là đối thủ, nhưng vẫn là Đồng bào và một ngày nào đó chắc chắn sẽ phải trở thành đồng minh của chúng ta.

Do đó, dù đang là đối tượng bị đe dọa, bị lên án, chúng ta vẫn vững tin vào lẽ phải mà tìm mọi cách và mọi dịp thuận tiện để chinh phục cho được đối phương càng đông, càng nhanh, càng tốt. Vì thế, là Chiến sĩ Hòa bình, chúng ta phải luôn yêu thương, hằng từ bi, mãi thông cảm, kiên trì lễ độ, nhẫn nhịn khoan dung mới có thể thành công được, không có chỗ cho sợ hãi và hận thù.

Mến chúc Quý Vị và Bạn hữu luôn nhân từ, an vui, tĩnh định và chấm dứt hết mọi loại sợ hãi.

 @@@

Tù nhân lương tâm Lm Tađêô Nguyễn Văn Lý
69 Phan Đình Phùng, Huế

****************************************************

Phụ lục đặc biệt cho “Làm sao để thắng sợ hãi ?”

I. Trích “Hiến pháp Nước CHXHCN VN” năm 1992

Điều 69 : Công dân có quyền Tự do Ngôn luận, Tự do Báo chí ; có quyền được thông tin ; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.

*** Hiến pháp vừa xác nhận 5 quyền xong, thì cụm từ “theo quy định của pháp luật” phủ nhận lại 5 quyền đó ngay. Các NNCS Âu Á đều luôn luôn biết ngụy biện chơi chữ như vậy. Kết quả là suốt 60 năm qua VNCS không có một tờ báo độc lập hoặc tư nhân nào cả, 6 TG lớn ở VN không hề có một tờ báo nào của chính TG mình, và nguyên việc photo và chuyền tay nhau đọc bản văn nầy đã có thể bị CA mời “làm việc”, bị buộc viết kiểm điểm, bị cắt điện thoại, bị đuổi khỏi trường học/sở làm, bị dọn vệ sinh ở phường/xã, bị không cho vay vốn “quỹ vì người nghèo”, bị “giam” bằng tốt nghiệp đại học, bị quản chế, bị đưa vào trại tù đội lốt là trại “cơ sở giáo dục”, hoặc bao phiền lụy đau đớn khác… cũng chỉ vì Quốc hội Độc đảng bù nhìn mà ra.

Đây chính là “quyền tự do dân chủ ưu việt định hướng XHCN của VN” rất đẹp mặt giữa văn minh toàn cầu hiện nay đó !!! Còn những ai cố tình dùng “pháp luật độc đoán” để ngăn cấm quyền Tự do Ngôn luận rất chính đáng của người Dân, thì không còn gì để nói với họ nữa, người Dân chỉ còn biết cách “tự nguyện đưa 2 tay vào còng số 8” và hiên ngang tự hào mình là một chiến sĩ hòa bình đích thật của nền Dân chủ Đa đảng Văn minh chân chính của VN mới.

II. Trích “Sách Trắng về Nhân quyền - Thành tựu bảo vệ và phát triển quyền con người ở Việt Nam: “Chính phủ Việt Nam chủ trương khuyến khích và tạo mọi điều kiện để người Dân tiếp cận, khai thác và sử dụng rộng rãi thông tin trên mạng Internet” (chương II, mục I.2). Tất cả mọi hạn chế về Internet, nếu có, đều trái với nguyên tắc nầy của Sách Trắng do Bộ Ngoại giao Nước CHXHCNV công bố tại Hà Nội, ngày 18.8.2005.

III. Trích “Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị”, của LHQ 16.12.1966, Việt Nam gia nhập 24.9.1982.

Đìêu 5,1: Không được phép giải thích bất kỳ một quy định nào của Công ước nầy…nhằm hủy bỏ bất kỳ quyền và tự do nào được công nhận trong Công ước nhằm giới hạn những quyền và tự do đó quá mức độ quy định trong Công ước nầy.

Điều 5,2: Không được phép hạn chế hoặc hủy bỏ bất kỳ quyền cơ bản nào của con người đã được công nhận hoặc hiện tồn tại ở một quốc gia thành viên của Công ước nầy trên cơ sở luật điều ước, các quy định pháp luật, hoặc tập quán với cớ là Công ước nầy không công nhận những quyền ấy hoặc công nhận ở một mức độ thấp hơn.

Điều 19,2: Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền nầy bao gồm cả quyền tự do tìm kiếm, nhận và truyền đạt mọi loại tin tức, ý kiến, không phân biệt ranh giới, hình thức tuyên truyền miệng, hoặc bằng bản viết, in, hoặc bằng hình thức nghệ thuật hoặc thông qua mọi phương tiện đại chúng khác tuỳ theo sự lựa chọn của họ.
(Các Văn kiện Quốc tế về Quyền Con người, NXB Tp HCM, 1997 trang 109,110,117).

*** Các Nhà nước độc tài thường lạm dụng điều 19,3,b : đại ý : quyền ở khoản 2 điều 19 trên đây có thể bị hạn chế phần nào “để bảo vệ an ninh quốc gia, hoặc trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức của công chúng”(nguyên văn). Nhưng vấn đề then chốt là:

1/- An ninh quốc gia được gia tăng khi toàn dân được thông tin thông thoáng, được tiếp cận tình hình thế giới, được mở rộng tầm nhìn hay nhờ Nhà nước độc quyền bưng bít như Phát-xít? hoặc bịa chuyện để lừa gạt Dân nghèo như chuyện “Lê Văn Tám” (có đường, trường học, công viên… mang tên) và mạo danh UNESCO tôn vinh HCM?

2/- “An ninh quốc gia”, “đoàn kết dân tộc” hay “an toàn cho thế lực độc tôn cai trị và độc quyền làm giàu” luôn được tự đồng hóa với Dân tộc, Quốc gia một cách rất ngụy biện xảo trá?

3/- Dùng đến phương tiện nào thì mới gây hại cho “Quốc gia”: đao kiếm, súng đạn, quân đội, khủng bố hay chỉ là 1 Email, 1 văn bản từ Internet ? Phải có tiêu chí rõ ràng được LHQ công nhận như điều 19,2 trên đây, nếu VN không muốn không giống ai giữa nhân loại văn minh hôm nay, làm gì có chuyện “đi trước đón đầu”, “dân chủ ưu việt hơn bất cứ hình thức dân chủ nào trên thế giới” như NNVN hằng rêu rao ??? 
Cập nhật ( 28/06/2010 )






Tiết cương phá thiết khâu phần

Tặng nghệ sĩ nhiếp ảnh K.C.
 Nhà văn Hoàng Tiến

1.

Tiết Cương là con Tiết Nhân Quý và Phàn Lê Hoa. Bố mẹ bị vu oan. Triều đình hành quyết. Phần mộ để trên một cái gò, còn bị chằng dây xích sắt, nên gọi thiết khâu phần. Tiết Cương nhỏ tuổi được vú mẫu bế chạy. Sau lên núi, tìm thầy học đạo. Lúc hạ sơn, quyết chí báo thù. Tiết Cương tìm đến phần mộ làm lễ tế bố mẹ, phá dây xích vây quanh, thề giết hết bọn quyền thần xảo quyệt.

2.

Quan thượng thư bộ Công là Ðào Tấn đi đi lại lại. Bóng ông chập chờn trên vách. Ðài nến cháy gần tàn. Những giọt nến đọng lại quanh chân nến sần sùi như bộ mặt người hủi được nặn bằng sáp trắng. Nghiên mực đen như cửa ngục thất nổi xác vài con thiêu thân vào ăn đèn rớt xuống. Vở kịch "Tiết Cương phá thiết khâu phần" để mở trên án thư.

 Ngoài kia trời đã tối mịt. Hàng đàn đom đóm lập loè ánh lửa ma trơi trên dòng Huơng Giang. Rồi chúng bốc lên cao, theo luồng gió thổi, giạt vào bãi tha ma cạnh thôn Vĩ Dạ. Vẳng lên từ bãi phần mộ một tiếng cú kêu dài như sợi chỉ giăng suốt không gian. Oan hồn những người chết như thức dậy trong đêm khuya hoang vắng. Ðào Tấn rùng mình, khi nghe tiếng cánh cửa gỗ lim bị gió thổi, xoay trên bản lề, ken két giống tiếng một người nghiến răng tức giận. Ông thở dài.

 Thời nào cũng có những người chết oan. Công bằng viễn lộ hà thị xứ ? (con đường công bằng xa lắc biết ở đâu đây?) Bọn gian thần thời nào cũng lộng hành. Chúng đâu có sợ luật pháp. Vì luật pháp do chúng làm ra. Chúng lại bẻ queo luật pháp để che giấu những âm mưu đen tối. Ông bước vào hoạn lộ đã lâu. Ông hiểu rõ hơn ai hết. Những dàn cảnh hậu trường của việc kiện tụng. Nỗi oan khiên dâng sớ tâu trình viết bằng máu và nước mắt, bị vứt vào sọt rác không chút tiếc thương. Những mánh lới tinh vi để được lòng vua, được lòng quan trên, bố trí kỳ công như một chiến dịch công đồn.

 Ông ngán ngẩm việc làm quan của cái thời "đạo dĩ chính, tề dĩ hình" (dùng sức mạnh để trị nước, dùng hình phạt để yên dân); ông thèm khát cái trật tự của thời "đạo dĩ đức, tề dĩ lễ" (dùng đạo đức để trị nước, dùng lễ nghĩa để yên dân); cái thời đêm ngủ không phải đóng cửa ngõ, đồ để quên không ai lấy đi, con người cử xử đầy tình nhân ái với nhau. Ông muốn noi gương Ðào Tiềm lui về trồng cúc vàng sống cùng bầu rượu túi thơ, để đêm đêm được mơ giấc mơ của Từ Thức lên động Hoa Vàng ngủ say cùng trời cùng đất.

 Nhưng đâu có được. Ai cho phép ông treo ấn từ quan? Vì làm thế là lộ rõ sự trái quấy của nhà vua, là nhổ vào mặt hàng ngũ đám quan lại tham quyền cố vị, là tỏ ý chê họ rặt phường ô trọc giá áo túi cơm, chỉ riêng mình là thanh cao mây ngàn gió nội. Những thế lực hắc ám ấy được vây bủa bằng những hàng rào định chế chằng chịt, đã trói buộc ông trong vòng cương tỏa. Ðã đen thì cùng đen cả, mèo nào chẳng ăn thịt chuột, chứ ai cho anh nhô cái đầu trắng anh lên hoà đồng dị biệt.

 Ông đã tìm cách nhô cái đầu trắng lên chứ không chịu cá mè một lứa. Ông làm quan mà lập gánh tuồng, tự viết lấy vở và chỉ đạo diễn xuất, nổi tiếng là một ông thày tuồng trong quan giới. Người thích ông, người ngại ông. Người yêu quý ông, người thù ghét ông. Mặc. Ông không tạo dựng được sự nghiệp trong kinh bang tế thế, thì bộc lộ chí khí mình trong nghệ thuật thơ văn. Vở "Tiết Cương phá thiết khâu phần" được nhiều người tán thưởng. Quan đại thần phụ trách Cơ Mật Viện là Trương Như Cương, người hoàng tộc, cậu ruột vua Thành Thái, có tật giật mình, cho là viên thày tuồng họ Ðào muốn xỏ hắn. Và để hại viên quan ương ngạnh Ðào Tấn, hắn đã mật tâu vua Thành Thái.

 Lệnh vua triệu đoàn tuồng vào diễn tại cung đình để vua thưởng lãm.

Tin ấy truyền đến đoàn tuồng. Mọi người run sợ. Họ đề nghị ông sửa lại câu nói chết tiệt ấy đi. Cái câu nói biểu diễn ở mọi nơi, đều được quần chúng hò reo tán thưởng, đã thành cái gai chọc nhói tim Trương Như Cương. Số là vở tuồng có một đoạn diễn lính hầu vào báo quan:

 Lính hầu:  Cấp báo!... Cấp báo!... Tên Cương về phá thiết khâu phần.
Quan lớn (đạp bàn quát):  Tên Cương nào?
Lính hầu:  Dạ! Dạ!... Một tên Cương mọi người đã khổ quá rồi, quan lớn còn muốn có mấy tên Cương nữa ạ?
Quan lớn:  Cha chả ... là nguy!... Quân bay đâu!... ...

 Trương Như Cương biết là Ðào Tấn chửi xỏ hắn. Và mọi người vui cười hả hê, chính vì cái câu nói đã vạch rõ chân tướng hắn. Là quan đầu triều, hắn thường thì thọt ra vào dinh khâm sứ Pháp đóng bên kia sông; lại kình địch với cánh Tôn Thất Thuyết kiên định chống Pháp. Hắn được phụ trách một cơ quan quan trọng nhất của triều Nguyễn là Cơ Mật Viện, liền kéo bè kết cánh, thăng trật những quan lại thân tín, chuyến dịch những quan lại cứng đầu có ý kháng Pháp đi xa.

Mọi người sợ hắn như sợ cọp. Ai cũng muốn lấy lòng hắn. Cúi rạp chào nhác trông hắn từ xa. Toe toét cười khi thấy hắn đến gần. Và xanh xám mặt mày đến ngất xỉu lúc hắn nhăn mũi nhíu mày, ấy vậy  mà cái lão thượng thư bộ Công dám vuốt râu hùm, dám chửi vỗ vào mặt hắn trước bàn dân thiên hạ. Không trị được tên quan gàn dở này thì còn gì là thể thống quan đại thần Cơ Mật Viện. Tất cả sẽ được định đoạt ở buổi diễn tối mai.

 Ðào Tấn suy nghĩ lao lung. Ông gấp vở kịch lại, ra trước song cửa nhìn về bãi tha ma mộ địa tối om trong cảnh đêm dầy như địa ngục. Lần này đàn đom đóm lại từ bãi tha ma bay về sà xuống dòng sông Hương lượn khúc qua cửa nhà ông. Tiếng xào xạc lá cây nghe như lời thở than của những vong linh không nơi nương tựa. Ông trở lại án thư, tiếp ngọn nến khác, lật vở kịch ra, cầm chiếc bút lông, chấm vào nghiên mực, xoe xoe cho đầu bút tròn trịa, và gạch một vết đen thẫm lên trang giấy muốn chôn vùi những hàng chữ nguy hiểm ấy đi. Chiếc bút bỗng khựng lại như có một bàn tay giữ chặt.

Một tiếng nói ngay đàng sau gáy:
"Tiên sinh bẻ queo ngòi bút vì sợ mất chức ư? "

 Ông quay đầu lại xem ai, chỉ thấy cái khoảng trống vắng lặng sau lưng, và trên bức vách bóng hình ông to tướng rung rung. Ông lại đặt bút lên trang giấy. Chiếc bút lại bị giữ chặt, và một tiếng nói lại vang lên lần nay ngay bên tai ông:

 "Tiên sinh bẻ queo ngòi bút vì sợ chết ư?"

 Ai đấy? Ông đứng bật dậy quay nhìn xung quanh. Ai nói đấy? Vẫn không thấy gì ngoài bóng hình ông trên vách. Ông hoảng hốt ngó ngang một lúc,

và bất chợt nhận ra xác mấy con thiêu thân nằm giữa nghiên mực đen như những cánh hoa cau trắng phớ. Ông thở dài, gác bút lên giá, rồi ngả người trên ghế ngắm nhìn ngọn nến đang tiêu hủy chính cơ thể mình để đốt lên ngọn lửa làm sáng gian phòng. Ông cứ nhìn trân trân như thế.

Sáng ra, lúc người hầu vào thư phòng, thấy quan thượng thư đang ngủ vùi trên chiếc ghế mây. Vở kịch vẫn để mở trên án thư. Chiếc bút lông vẫn cắm trên giá bút.

Buổi trình diễn bắt đầu.

 Vua Thành Thái ngồi chiếc ghế chạm rồng trước sàn diễn, tay cầm dùi trống giữ nhịp khen chê. Bên cạnh là Trương Như Cương, thỉnh thoảng lại ghé vào tai vua thì thào. Quan thượng thư kiêm thày tuồng Ðào Tấn ngồi lùi phía sau, vừa quan sát thái độ nhà vua vừa theo dõi tích trò. Các viên quan khác có mặt trong thành nội đều cho phép đến dự. Sau nữa là các cung tần mỹ nữ, cùng đám thái giám phục dịch trong cung.

 Trước khi diễn Ðào Tấn đã gặp gỡ các nghệ sĩ của mình. Họ vẫn xin ông bỏ câu ấy đi. Có người quỳ dưới chân ông, vái lậy mà nói: "Bẩm quan lớn, chúng con còn mẹ già con dại. Quan lớn thương cho, chúng con xin kết cỏ ngậm vành". Ông đã nâng người diễn viên ấy lên, nghiêm khắc nói: "Nếu bỏ đi, nhà vua truy hỏi, mắc tội dối vua, thì bị chém ngang lưng chứ chẳng chơi đâu". Rồi ông dịu giọng: "Tôi cũng nặng gánh không kém gì các ông. Có làm sao tôi xin chịu. Các ông cứ đổ hết lên đầu tôi".

 Và bây giờ trống đã giục, đàn đã dạo, những ngọn bạch lạp được thắp sáng choang sàn diễn. Và những nghệ sĩ của ông oai phong lẫm liệt trong những bộ giáp trụ, mắt sáng lung linh, da mặt bừng bừng tiết tháo, đang vung chân múa tay theo nhịp trống đàn. Họ như quên bẵng cả cảnh vật chung quanh.

Tới đoạn lính hầu vào báo quan. Nhiều tiếng cười trong đám cung nữ rộ lên. Bỗng cắc! cắc! dùi trống nhà vua gõ mạnh vào tang trống. Buổi diễn ngừng lại. Mọi người thót tim. Ðào Tấn cũng vã mồ hôi hột. Rồi ngài ngự truyền: "Diễn lại đoạn vừa rồi!".

 Các diễn viên lo quá. Nguy to rồi! Phen này thì không còn cái gáo để về lễ tổ tiên. Họ sợ đến mức nói nhíu cả lưỡi.

 Lính hầu: Cấp báo!...Cấp báo!...Tên...tên...tên...Cương...Cương... Cương...về phá thiết... thiết...khâu...âu...âu...phần...ần...ần...

Quan lớn (đập bàn quát): Tên Cương...Cương...Cương...nào..ào..ào?
Lính hầu:  Dạ! Dạ ạ ạ ! Một tên Cương...Cương...Cương, mọi người đã khổ...khổ... khổ quá rồi, quan lớn còn muốn có mấy tên Cương..
.Cương ...Cương...nữa...ạ...ạ...?


Quan lớn:  Cha chả... là...nguy...uy! Quân...uân...bay...ay đâu...âu!

 Diễn xuất tâm trạng hốt hoảng như thế là tuyệt đỉnh.

 Một hồi trống khen thưởng rung lên. Rồi ngự truyền: "Diễn tiếp!".

Ðám người xem bỗng reo to: "Thánh thượng vạn tuế! Vạn vạn tuế!".

Tan buổi diễn, Trương Như Cương theo sát vua Thành Thái đi vào cung. Hắn ghé tai nhà vua:

 - Tâu bệ hạ, tên Ðào Tấn đã dám ám chỉ người bề tôi trung thành của bệ hạ, cũng có nghĩa là ám chỉ bệ hạ. Sao bệ hạ lại tha cho nó?

  Vua Thành Thái quay lại và nói:

 - Một Ðào Tấn chứ mười Ðào Tấn ta cũng chém cả. Nhưng ngặt vì đàng sau nó còn có hàng vạn người hâm mộ tuồng của nó. Ta không dại gì mà đương đầu với bọn họ. Người cầm quyền thì phải biết điều đó, chứ không phải muốn giết ai là giết đâu.

 Rồi ngài nhìn ông cậu từ đầu xuống chân, phán tiếp:

 "Còn cậu cũng vừa vừa chứ. Nếu không, cháu cũng chẳng bênh nổi cậu đâu". Ngài phảy tay, quay lưng, đi vào cung.

Trương Như Cương đứng như trời trồng.

4.

Ðào Tấn ngồi bên án thư, ngắm nhìn những diễn viên tuồng đang ôm nhau ngủ say trên sàn nhà. Nhiều người còn chưa kịp rửa phấn son trên mặt. Nom họ lúc này thật đáng yêu như những đứa trẻ thơ. Họ vừa trải qua cái chết trở về. Ðào Tấn mỉm một nụ cười. Ông mở rộng trang giấy, cầm chiêc bút lông, chấm vào nghiên mực, xoe xoe cho đầu bút tròn trịa, vén tay áo thảo một bài thơ:

Ta sĩ rách hề, sinh buổi nhiễu nhương
Mượn cây bút hề, tỏ chí can trường
Ðường chông gai hề, ta không lùi bước
Ðời đen bạc hề, lòng ta bi thương.

Ngẫm thế sự hề, đầu ta sớm bạc
Nghĩ nhân tình hề, miệng ta cười vang
Múa cây bút hề, ta thay đao kiếm
Phá dối lừa hề, thông thoáng thế gian.

Hoàng Tiến,
nhà văn.

 

 







Kỷ niệm đệ tam chu niên Khối 8406 tại Montreal, Canada

Vào ngày 20-03-2009, anh chị em thuộc Phong Trào Yểm Trợ Khối 8406 tại Canada
đã cùng cộng đồng người Việt Montréal, tỉnh bang Québec, Canada, tưng bừng tổ chức
ngày kỷ niệm đệ tam chu niên Khối 8406 tại thành phố này.

Tuyên Ngôn Tự Do Dân Chủ cho Việt Nam được công bố tại Việt Nam ngày 8 tháng 4 năm 2006 với 118 chữ ký sơ khởi. Sau đó số người công khai ký tên ủng hộ đã lên tới 2,000 tại quốc nội và nhiều chục ngàn tại hải ngoại. Từ đó, Khối 8406 được thành hình, dùng thời điểm công bố bản Tuyên Ngôn để đặt tên cho Khối. Thấm thoát đã 3 năm. Anh chị em ở trong nước vẫn kiên trì đấu tranh dù gặp đủ mọi hình thức đàn áp tàn bạo và xảo quyệt của nhà cầm quyền cộng sản. 18 người đã bị kết án và cầm tù, đứng đầu là Linh mục Nguyễn Văn Lý, sau đó là Luật sư Lê Thị Công Nhân và nhiều người khác, thêm 6 người nữa đã bị giam giữ chưa xét xử. Không kể những người chưa mắc vòng lao lý nhưng luôn luôn bị quấy rối, cô lập, tịch thu tài sản như Kỹ sư Đỗ Nam Hải. Điều này chứng tỏ cộng sản rất e ngại những hoạt động và ảnh hưởng của Khối 8406. Cộng sản quyết chí tìm mọi cách để làm cho Khối trở thành tê liệt và đi đến chỗ tan rã. Họ đã lầm. Ba năm qua, Khối 8406 đã trở thành biểu tượng đấu tranh ngày càng lớn của đồng bào trong nước và được đồng bào hải ngoại coi như một đầu cầu để nối kết công tác đấu tranh giữa trong và ngoài nước.

Ý thức tầm quan trọng của việc yểm trợ Khối 8406 trong công cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền, anh chị em tại Montréal đã đề xướng việc tổ chức một lễ kỷ niệm đệ tam chu niên có ý nghiã, có chiều sâu, không cần rầm rộ bề ngoài. Anh chị em đã làm được việc này bằng cách mời cộng đồng người Việt tại Montréal tham gia và đóng vai chánh, quy tụ được các đại diện khắp nơi của Canada: ông Trần Văn Bính (Vancouver, British Columbia), cựu Dân biểu Mặc Giao Phạm Hữu Giáo (Calgary, Alberta), ông Đỗ Kỳ Anh (Toronto, Ontario) và một đại diện đến từ Hoa Kỳ: Tiến sĩ Hà Văn Hải, một thành viên của phái đoàn Hoa Kỳ trong hội nghị về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc tại Genève. Ban tổ chức đã mời một số khách hạn chế, khoảng 100 người, nhưng có tính cách đại diện đa dạng. Về phiá người Việt, người ta nhận thấy có Kỹ sư Vũ Văn Thái, Phó Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt tại Montréal, Bác sĩ Đào Bá Ngọc, chủ Tịch Hội Y sĩ Việt Nam tại Canada và phu nhân, ông Lê Văn Trang, Chủ Tịch Hội Cựu Quân Nhân Quân Lực VNCH Montréal, đặc biệt là sự hiện diện của hai vị nhân sĩ nổi tiếng: Giáo sư Nguyễn Văn Phú, nguyên hiệu trưởng trường Hưng Đạo, Sài Gòn và Bác sĩ Từ Uyên, một nhân vật đã từng lãnh đạo nhiều đoàn thể trong cộng đồng. Về phiá người Canada bản xứ, Luật sư Alain Ouellet đã đưa toàn bộ thành viên của Ủy Ban Yểm Trợ Dân Chủ và Tự Do Tôn Giáo cho Việt Nam do ông làm chủ tịch đến tham dự. Ngoài ra còn một số thân hữu Canada ủng hộ công cuộc tranh đấu cho tự do, dân chủ cũng hăng hái đến họp mặt. Số người Canada tham dự lên tới trên 50 người, nhiều hơn số người Việt Nam. Đó là một hiện tượng ít thấy trong các cuộc hội họp của người Việt.

Trước khi buổi dạ tiệc kỷ niệm khai mạc tại nhà hàng Tong Por nằm tại trung tâm thành phố Montréal, một số thành viên của Ủy Ban Yểm Trợ Dân Chủ và Tự Do Tôn Giáo cho Việt Nam đã tự động thực hiện một cuộc biểu tình “bỏ túi” bất ngờ. Em Frédéric, học sinh trung học 16 tuổi đã vác cờ vàng 3 sọc đỏ cùng với một thiếu nữ Canada vác cờ Québec mở đầu cuộc biểu tình tuần hành, theo sau là những người mang những tấm bảng “carton” viết những hàng chữ bằng tiếng Pháp có nghiã: “Ủng hộ Khối 8406”, “Tự Do Dân chủ cho Việt Nam”, “Chấm dứt đàn áp tôn giáo”, “Trả tự do cho LM Nguyễn Văn Lý”, “Người Québec ủng hộ người Việt Nam tranh đấu cho nhân quyền” v.v…Đặc biệt ông Victor Charbonneau, Phó Chủ Tịch Ủy Ban Yểm Trợ, người có bộ râu xồm dài gần tới ngực, đã mặc áo T shirt và mang một tấm bảng rất lớn có hình cha Lý bị bịt miệng với những hàng chữ Pháp dưới dạng những câu hỏi: “Đây có phải là công lý?”, “Đây có phải là tự do phát biểu?”. Đoàn biểu tình đã diễn hành qua một số con đường ở khu trung tâm thành phố trước khi trở lại nhà hàng Tong Por. Nhiều người trong các cửa tiệm và khách bộ hành đã theo dõi đoàn biểu tình một cách thích thú, chụp hình và đặt những câu hỏi với những người biểu tình.

Vào lúc 7 giờ 30 chiều, sau khi đoàn biểu tình đã trở về nhà hàng và quan khách đã tề tựu đông đủ, Bác sĩ Đào Bá Ngọc, người điều khiển chương trình, đã mời mọi người đứng lên làm lễ chào quốc kỳ và một phút tưởng niệm những chiến sĩ và đồng bào đã bỏ mình vì tự do. Sau đó, Bác sĩ Ngọc đã nhân danh ban tổ chức cám ơn quan khách hiện diện và nói về ý nghiã của buổi dạ tiệc mừng đệ tam chu niên Khối 8406. Mở đầu phần phát biểu là những lời ghi âm từ Việt Nam gửi qua của Linh mục Phan Văn Lợi, một trong những đại diện chính thức của Khối 8406, và Thượng tọa Thích Thiện Minh.

Linh mục Phan Văn Lợi đã nói bằng tiếng Việt và tiếng Pháp, chào mừng và cám ơn quan khách tham dự buổi kỷ niệm đệ tam chu niên Khối 8406 và kêu gọi tiếp tục yểm trợ mạnh mẽ cho Khối để dân Việt Nam sớm thoát khỏi ách đàn áp của cộng sản. Thượng
tọa Thích Thiện Minh cũng chào mừng lễ kỷ niệm và cho cử tọa nghe những gian truân, cực khổ Thượng tọa phải kinh qua khi đấu tranh cho công lý và tự do. Tiếp theo chương trình, Kỹ sư Vũ Văn Thái được mời lên diễn đàn để đại diện cộng đồng Người Việt Montréal ngỏ lời cùng cử tọa. Ông đã ca ngợi sự thành hình và những hoạt động của Khối 8406 và nhấn mạnh sự đoàn kết nhất trí của cộng đồng người Việt Montréal trong việc ủng hộ và cùng hành động với Khối 8406 trong công cuộc đấu tranh chung cho tự do và dân chủ tại Việt Nam.

Một nhân vật thu hút nhiều sự chú ý là nữ Dân biểu liên bang Canada gốc Việt Ève-Mary Thái Thị Lạc. Bà đã lên phát biểu với chiếc áo dài Việt Nam mầu xanh da trời và nước da ngăm đen của người vùng biển miền Trung, dù bà rời Việt Nam lúc mới 2 tuổi. Bà đã được hoan nghênh nồng nhiệt qua những lời phát biểu rất chân tình về những việc phải làm cho đồng bào và quê hương sinh quán của bà. Bà kêu gọi mọi người tiếp tay với bà để làm cho chính nghiã của cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ của người Việt Nam phải được thế giới nhìn nhận như cuộc đấu tranh của dân tộc Tây Tạng. Bà cho biết với tư cách phát ngôn nhân về nhân quyền của khối Québecois trong quốc hội Canada, bà sẽ đi thăm Việt Nam trong năm nay để tìm hiểu tình hình tại chỗ và gặp những người cần gặp. Vì vị thế chính trị của bà, ban tổ chức đã mời bà đóng vai chủ tọa buổi lễ kỷ niệm hôm nay.

Diễn giả chính của buổi lễ là nhà văn cựu Dân biểu Mặc Giao Phạm Hữu Giáo, Chủ tịch Ủy Ban Canada Tự Do Tôn Giáo cho Việt Nam. Theo ông, căn cứ vào những văn bản chính thức và qua những trao đổi với những người lãnh đạo của Khối thì Khối 8406 không phải là một đảng chính trị với tham vọng quy tụ tất cả các tổ chức đấu tranh về một mối. Khối chỉ là một phong trào quần chúng có mục tiêu vận động toàn dân tham gia việc thay đổi chế độ cộng sản hiện hữu bằng phương pháp hòa bình, bất bạo động để mở đường xây dựng một thể chế mới trong đó chủ quyền tối thượng thuộc về toàn dân. Vì thế, Khối mong muốn được nắm tay hành động cùng với mọi đoàn thể, mọi cá nhân, không phân biệt đảng phái, tôn giáo, Nam Bắc, trong hay ngoài nước hoặc qúa khứ chính trị, miễn cùng có chung mục đích như nói trên. Một khi chế độ cộng sản đã bị giải thể, việc xây dựng một chế độ mới là công việc của các chính đảng được nhân dân tín nhiệm, Khối 8406 sẽ tự giải tán vì đã hoàn tất nhiệm vụ.

Để làm công việc này, ông kêu gọi một hình thức đoàn kết phối hợp theo hàng ngang giữa những đoàn thể và cá nhân, dù ở những vị trí khác nhau, nhưng cùng chung một chiến tuyến, cùng nhắm chung một mục tiêu. Đoàn kết theo hàng dọc với sự chỉ huy chuyên nhất rất khó thực hiện trong xã hội dân chủ đa nguyên nơi chúng ta đang sống. Đừng nói đoàn kết xuông. Hãy thực hiện đoàn kết bằng những việc cụ thể không đòi hỏi nhiều nỗ lực, như không chống phá lẫn nhau, không coi sĩ diện và quyền lợi của cá nhân và phe phái lớn hơn quyền lợi của đất nước và dân tộc. Đoàn kết theo hàng ngang là liên kết và phối hợp, không ngồi chỉ trích người khác vì không làm theo ý mình.

Trong phần phát biểu bằng Pháp ngữ, ông đã giải thích cho các quan khách ngoại quốc về thắc mắc tại sao người Việt vẫn còn chống đối nhau trong khi chiến tranh đã chấm dứt 34 năm rồi. Ông đã mượn lời của Đức cố Giáo Hoàng Jean Paul II: “Hòa bình không tách rời khỏi nhân quyền và dân quyền” (La paix ne sépare pas des droits de l’homme et des droits du peuple) để nói rằng chúng tôi không muốn kéo dài cuộc chiến tranh với những ngườì cộng sản để trả thù hay tranh giành quyền lợi. Người Việt Nam chỉ muốn đòi lại những quyền của họ, đòi được tôn trọng nhân phẩm và đòi lại đất nước một cách hòa bình từ tay những kẻ hung ác, bất tài và tham nhũng.

Luật sư Alain Ouellet, Chủ Tịch Ủy Ban Yểm Trợ Dân Chủ và Tự Do Tôn Giáo cho Việt Nam cũng lên diễn đàn chào mừng ngày kỷ niệm và cho biết lý do tại sao ông và một số bạn hữu đã thành ập ủy ban yểm trợ cuộc tranh đấu cho chính nghiã của người Việt Nam. Ông cho biết ngay khi còn nhỏ tuổi, ông đã rất bất bình trước những bất công xảy ra trong xã hội. Vì thế ông đã chọn nghề luật sư để có cơ hội bênh vực những người bị oan ức. Nay thấy cộng sản Việt Nam có những hành động phản công lý như cướp đất của tư nhân và tôn giáo, có những hành động bạo tàn như bắt nhốt, hành hạ người vô tội, đặc biệt là vụ Linh mục Nguyễn Văn Lý, lương tâm không cho phép ông ngồi yên, vì thế ông đã thành lập Ủy Ban để tranh đấu chống bất công không những tại Việt Nam mà bất cứ nơi nào trên thế giới.

Tiếp theo Luật sư Alain Ouellet, một số quan khách khác cũng lên phát biểu, trong đó có cựu trung tá Lê Văn Trang và một số người ngoại quốc. Một bà Canada, tay cầm cờ Việt Nam và cờ Québec, đã lên diễn đàn phát biểu rằng không phải người Việt Nam phải biết ơn người Québec, nhưng người Québec phải biết ơn người Việt Nam tỵ nạn vì họ đã đóng góp rất nhiều cho Québec và cho thành phố Montréal này. Điều này qủa không sai, vì chỉ riêng ngành y tế, thành phố Montréal đã có trên 300 bác sĩ Việt Nam làm việc tại các phòng mạch và các nhà thương, được các thân chủ Canada rất tín nhiệm.

Sau phần nghi lễ và phát biểu, mọi người đã dùng bữa cơm chung thịnh soạn trong
tinh thần thân mật. Trong khi ăn, họ còn được thưởng thức những bản nhạc Việt Nam,
hoặc hùng dũng, hoặc tình cảm, do một ban hát nghiệp dư trình bầy với sự điều khiển của Bác sĩ Trần Văn Dũng. Các ca sĩ đều là những trí thức đứng tuổi nhưng có tài nghệ và tinh thần rất cao.Khi tiệc tàn, mọi người còn nán lại để chụp hình kỷ niệm, trao đổi địa chỉ, truyện trò về đủ thứ vấn đề.

Buổi kỷ niệm đệ tam chu niên Khối 8406 tại Montréal được coi là thành công, không
phải vì số người tham dự hay thu nhập tài chánh (số tiền ủng hộ của thực khách, sau khi trừ chi phí, đã được gửi hết về Việt Nam để giúp đỡ những nạn nhân của đàn áp, bất công), nhưng là sự đoàn kết được thể hiện trong cộng đồng người Việt tại Montréal và Canada trong quyết tâm ủng hộ cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ tại quê nhà. Sự hiện diện đông đảo và tham gia nhiệt tình của những người bạn ngoại quốc cũng là một dấu hiệu tốt, chứng tỏ chính nghiã của chúng ta càng ngày càng được nhìn nhận rộng rãi hơn, và từ đó chúng ta có quyền hy vọng những yểm trợ cụ thể và hữu ích hơn. Tất cả là để đóng góp vào việc giải thể chế độ cộng sản và để sớm thấy ngày tươi sáng của quê hương, dân tộc.

PHONG TRÀO YỂM TRỢ KHỐI 8406 CANADA

Phát biểu cuả Linh mục Phan Văn Lợi nhân kỷ niệm ngày thành lập UB Yểm Trợ Khối 8406 Montreal (Canada) và đệ tam chu niên thành lập Khối 8406

Kính thưa Quý thành viên ”Ủy Ban Yểm trợ Khối 8406 và các nhà đấu tranh dân chủ trong nước” tại Montreal.
Kính thưa Quý vị quan khách và toàn thể Đồng bào tỵ nạn Cộng sản tại Montreal và vùng phụ cân.
Từ Việt Nam, chúng tôi là linh mục Phêrô Phan Văn Lợi, thành viên Ban điều hành Khối 8406 và thành viên Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền, xin kính gởi lời chào đến toàn thể Quý vị đang tụ họp nhau để kỷ niệm ngày thành lập Ủy ban Yểm trợ Khối 8406 và phong trào dân chủ quốc nội, cũng như mừng đệ tam chu niên thành lập Khối 8406 vào ngày 08-04 tới.
Kính thưa Quý vị,
Công cuộc đấu tranh giải thể chế độ Cộng sản độc tài và xây dựng tự do dân chủ ở quê hương Việt Nam là nghĩa vụ của toàn thể con Hồng cháu Lạc dù sống ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Chính vì ý thức được điều đó, nhiều đồng bào yêu nước tại Montreal và vùng lân cận trên cái xứ lạnh giá cực Bắc châu Mỹ này đã luôn dành tình cảm nồng hậu cho phong trào đấu tranh quốc nội nói chung và cho Khối 8406 nói riêng. Trong những năm gần đây, quý Đồng bào lại đứng ra thành lập Ủy ban yểm trợ Montreal với những hoạt động khởi sắc, đa dạng, như tổ chức biểu tình, thiết lập diễn đàn trên mạng internet, phổ biến tài liệu giữa đồng hương, hỗ trợ tài chánh và phương tiện cho quốc nội, đem đồng bào tỵ nạn tạm cư từ Philippin xa xôi sang cư trú vĩnh viễn, vận động tại địa phương để chính giới và báo giới ngoại quốc hiểu được tình hình ở Việt Nam và chính nghĩa cuộc đấu tranh chung của Dân tộc. Chính nhờ nỗ lực ấy của toàn thể Quý vị Đồng bào yêu nước mà chính quyền Gia Nã Đại đã và đang tỏ ra là một chính quyền luôn đi đầu trong việc bảo vệ nhân quyền khắp thế giới cũng như ở Việt Nam.
Hiện nay, tại Quê nhà, cuộc đấu tranh giữa các nhà dân chủ đối kháng và đồng bào khao khát tự do nhân quyền với ác đảng độc tài CS ngày càng khốc liệt. Khốc liệt chẳng những vì ác đảng này đang áp bức bóc lột nhân dân, mà còn vì chúng câu kết và đồng lõa với ngoại bang, nhất là với lân bang Trung cộng, để gây tổn hại cho an ninh đất nước và sự tồn vong của giống nòi. Vì thế, sự liên kết trong ngoài giữa chúng ta ngày càng khẩn thiết.
Chúng tôi tin tưởng và hy vọng UB Yểm trợ quốc nội tại Montreal sẽ tiếp tục là hậu phương vững mạnh cho phong trào dân chủ trong nước nói chung và cho Khối 8406 nói riêng. Chúng tôi xin chúc quý UB ngày càng phát triển và được sự tham gia ủng hộ tối đa của đồng bào hải ngoại. Chúng tôi xin mạn phép đại diện Khối để cảm ơn quý UB và toàn thể đồng bào vì những gì đã làm, đang làm và sẽ làm cho tiền tuyến quốc nội.
Nguyện xin Thượng Đế ban phúc lành cho công cuộc của chúng ta và luôn nối kết chúng ta.
Cuối cùng, chúng tôi xin phép Quý vị cho chúng tôi được ngỏ đôi lời với bà dân biểu gốc Việt Thái Thị Lạc đang hiện diện giữa Quý vị.

Chère Madame la députée
C’est une grande joie pour moi de vous saluer et de vous voir parmi vos compatriotes vietnamiens. Votre présence dans la communauté des réfugiés vietnamiens en tant que députée est une fierté pour nous tous et un signe d’espérance pour tous ceux qui sont en train de lutter pour la liberté et la démocratie au Vietnam. Vous donc avez une grande responsabilité non seulement envers le peuple canadien mais encore envers le peuple vietnamien. Je vous souhaite de récolter beaucoup de succès dans votre fonction et votre rôle. Soyez une grande protectrice pour vos compatriotes et une pieuse fille pour La Mère Patrie Vietnam.

For Immediate Release:
August 24, 2011  
    Contact:
Washington D.C. Office (202) 224-3553
Boxer Leads Bipartisan Group of Senators in Urging State Department to Push for Release of Father Ly from Prison  
Renewed Efforts Follow Re-Imprisonment by Vietnamese Government of Catholic Priest and Human Rights Advocate Despite Failing Health

Washington, D.C. – U.S. Senator Barbara Boxer (D-CA) today led a bipartisan group of Senators in calling on Secretary of State Hillary Clinton to take further steps to urge the Vietnamese government to immediately release Father Thadeus Nguyen Van Ly from prison. Father Ly was temporarily released in March 2010 to seek medical care, but was re-imprisoned this past July. Father Ly’s health has been in serious decline since he suffered multiple strokes in prison, and his continued incarceration may further threaten his life.  

Father Ly, a Catholic priest and human rights advocate, was arrested on February 18, 2007, at his parish in Hue, Vietnam. Six weeks later, he was sentenced to eight years in prison and five years of house arrest for peacefully practicing his faith, expressing his political opinions and associating with others who shared those opinions. Senator Boxer has repeatedly raised concerns about the circumstances surrounding Father Ly’s detention and his deteriorating health.

In addition to Senator Boxer, the letter is signed by Senators Daniel Akaka (D-HI), Mark Begich (D-AK), Scott Brown (R-MA), Ben Cardin (D-MD), Robert Casey (D-PA), Thad Cochran (R-MS), John Cornyn (R-TX), Richard Durbin (D-IL), Dianne Feinstein (D-CA), Mike Johanns (R-NE), Jon Kyl (R-AZ), Mary Landrieu (D-LA), Frank Lautenberg (D-NJ), Patrick Leahy (D-VT) and Marco Rubio (R-FL).  

The full text of the Senators’ letter is below:  

August 24, 2011  

The Honorable Hillary Rodham Clinton
Secretary of State
Department of State
2201 C Street NW
Washington, DC 20520  

Dear Secretary Clinton:  

We write to express our deep concern regarding the re-arrest of Father Nguyen Van Ly by the Government of Vietnam and urge you to impress upon the Vietnamese government that it should immediately release him from prison. Father Ly is in poor health and has done nothing but peacefully advocate for the basic rights and freedoms of the Vietnamese people.  

As you know, Father Ly, a Roman Catholic priest, was sentenced to eight years in prison and five years of house arrest on March 30, 2007 for exercising his rights to freedom of religion and expression. His case, like many others in Vietnam, illustrates that there is no clear boundary between religious and political freedoms. Father Ly suffered multiple strokes while in prison and was released on humanitarian parole on March 15, 2010 to seek treatment for a brain tumor.  

However, on July 25, 2011, the Government of Vietnam returned Father Ly to prison, despite his ailing health and the fact that the United Nations Working Group on Arbitrary Detention has found his detention to be in violation of international law. We fear that Father Ly’s re-imprisonment may further threaten his life.  

While we appreciate that the Department of State issued a statement expressing concern over Father Ly’s re-arrest, further action is needed. The Government of Vietnam must be made aware that its continued refusal to permit the peaceful advocacy of basic human rights impedes the progression of U.S.-Vietnam relations. The governments of both Vietnam and the United States have indicated that they seek enhanced relations. Releasing Father Ly would be an important step toward demonstrating that Vietnam is serious about achieving that goal.  

We urge you continue to advocate for Father Ly and for all those imprisoned in Vietnam for the peaceful advocacy of human rights.  

Thank you for your consideration.

Sincerely,  

Barbara Boxer
United States Senator  

Daniel K. Akaka
United States Senator  

Mark Begich
United States Senator  

Sherrod Brown
United States Senator  

Benjamin L. Cardin
United States Senator  

Robert P. Casey Jr.
United States Senator  

Thad Cochran
United States Senator  

John Cornyn
United States Senator

Richard J. Durbin
United States Senator

Dianne Feinstein
United States Senator  

Mike Johanns
United States Senator  

Jon Kyl
United States Senator  

Mary L. Landrieu
United States Senator  

Frank R. Lautenberg
United States Senator  

Patrick J. Leahy
United States Senator

Marco Rubio
United States Senator

http://boxer.senate.gov/en/press/releases/082411.cfm


Posted on 13 Apr 2011
TOP
back to Audio FreeViet INDEX
...MORE COLLECTIONS

  • Đức Giám Mục Mai Thanh Lương: Nhớ Giáo Hội và Quê Hương
  • Mừng Chúa Giáng Sinh 2011 & Chúc Mừng Tết Tây 2012
  • Vinh danh Khối 8406 hoạt động 5 năm
  • Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ: Tổ Quốc & nhân dân sẽ phá án cho tôi!
  • TS Phan văn Song: Tuổi Trẻ can trường, Tuổi Trẻ bất khuất!
  • Luật sư Nam Thị Hồng Vân: Hội Luật Gia Việt Nam tại California
  • 200 BẢN NHẠC MỪNG GIANG SINH & HAPPY NEW YEAR 2011
  • Thuy-Dzuong Nguyen: The Truth Lenders (Những Kẻ Cho Vay Sự Thật)
  • Tiến sĩ Hà văn Hải: Khối 8406, bốn năm nhìn lại
  • Giao Chỉ: Những bài Ca gọi Hồn Dân Tộc
  • Lm Phan văn Lợi: Lời tâm sự đầu Xuân Canh Dần 2010
  • TS Nguyễn Xuân Nghĩa: Giờ Giải Ảo + Bên Kia Màn Khói
  • Ts Phan Văn Song: Tinh thần Đại Việt giữ nước và cứu nước
  • Ts Nguyễn Đình Thắng: Muốn thay đổi, phải hành động!


    Các Đài Phát Thanh Việt Ngữ
    hướng về Việt Nam:

    » VOA
    » BBC phát thanh từ Luân Đôn
    » RFI (Radio France Internationale)
    » RFA - Radio Free Asia
    » VERITAS - Chân Lý Á Châu
    » Đài Phật Giáo Việt Nam

    Các đài phát thanh từ Hoa Kỳ:

    » Radio Bolsa
    » Saigon Radio Hải Ngoại


    « FreeVietNews.com

  •  



      
      Services | © 2008 - 2024
    (1)