Translate this page: English French German Spanish Vietnam
Gs Nguyễn Thanh Liêm & Gs Lưu Trung Khảo: Chính sách giáo dục thất bại ở XHCN Việt Nam

Đài RFI ngày 4-5 vừa qua đưa tin Bộ Giáo Dục và Đào Tạo Việt Nam "xã hội hóa" ngành giáo dục và lập kế hoạch cổ phần hóa các trường ở Việt Nam. Xin gởi đến quý vị và các bạn chương trình phát thanh của Radio Little Saigon, với 30 phút bình luận của Giáo sư Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Liêm và Giáo sư Lưu Trung Khảo từ Hoa Kỳ.

                 (bấm vào đây nghe âm thanh)

http://audio.freevietnews.com/20090506_gsliemgskhao_discuss.m3u


 


Gs Thanh Liêm: Ai cũng biết mình có trường công lập và tư thục ở Việt Nam. Họ dùng chữ "đại học dân lập" để để chỉ những trường đại học tư thục. Họ vẫn giữ trường công lập. Trường công lập có ngân sách do quốc gia đài thọ. Còn trường tư thục do tư nhân bỏ tiền ra, khai thác trường đó với lợi nhuận do họ mong ước. Thành ra, muốn khai thác làm giàu, có lợi nhuận, họ mướn giáo chức rẻ tiền, có những phương tiện eo hẹp. Sinh viên đi học như vậy, thì họ bị khai thác nhiều hơn là được đào tạo một cách đứng đắn.Các nước văn minh vẫn có trường công lập và tư thục.


Mục đích của họ là đào tạo những người có thể giúp ích cho xã hội cho nhân loại sau này, hơn là khai thác cho lợi nhuận. Cho nên những tư thục ở đây, họ có chi phí rất nhiều, mà họ thu vào không có bao nhiêu. Nhưng mà họ sống được là do những donation. Thí dụ những công ty thiệt lớn họ có thể cho mấy chục triệu cho những trường tư thục nổi tiếng như Stanford chẳng hạn. Đó là những tư thục có giá trị hơn những trường công lập. Ở bên Việt Nam của mình thì lại khác……Ở đồng bằng sông Cửu Long, mấy mươi phần trăm học sinh bỏ học vì phụ huynh không có tiền đóng học phí cho con em đi học…

 

Gs Trung Khảo:  Giáo dục bao giờ cũng phải là ngành vô vụ lợi và đào tạo nhân tài cho quốc gia. Khi mà cổ phần hóa giáo dục, kinh doanh giáo dục, thì có nghĩa là họ coi học sinh là một đối tượng để khai thác, để trục lợi. Đó là điều thứ nhất. Điều thứ hai, cơ sở giáo dục biến thành cơ sở kinh doanh buôn bán chữ nghĩa. Điều đó rất là phản giáo dục, và đi ngược lại truyền thống giáo dục của cha ông chúng ta đã để lại. Họ đã thất bại trong kế hoạch, đường lối, chủ trương của ngành giáo dục theo chế độ xã hội chủ nghĩa. Là một sự chuyển hướng lầm lạc. Họ tưởng rằng đổi phương thức này từ cộng sản sang kinh tế thị trường thế này là hiện đại hóa, công nghệ hóa.

 

Gs Thanh Liêm:  Không có một quốc gia nào trên thế giới, ở những nước tiến bộ, mà làm kinh doanh bằng giáo dục hết. Có thể có những trường tư thục cùng với những trường công lập. Nước nào cũng vậy, thường thì những trường công lập không đủ để giải quyết vấn đề giáo dục, thành ra người ta tựa trên một số những trường tư thục nữa, nhưng trường tư thục đó vẫn có cái mục đích là giáo dục, chớ không phải là kinh doanh. Nó khác nhau ở chỗ này, một trường mà kinh doanh thì họ nhắm có lợi nhuận ngay tức khắc bây giờ, nghĩa là bỏ vốn ra là phải thu tiền lời vô, bằng cách tăng học phí nhiều và giảm những chi phí khác. Còn tư thục thì đầu tư cho 10, 20 năm sau, chứ không phải lấy lợi nhuận liền. Mà cái lợi đó là lợi cho quốc gia, cho cả nhân loại, chứ không riêng cho trường đó.

 

Gs Trung Khảo: Trong sự thất bại của chính sách giáo dục hiện tại, chúng ta có thể thấy có nhiều nguyên nhân. Có thể kể sơ, thứ nhất, là họ thiếu một triết lý giáo dục. Mục đích của giáo dục là đào tạo ra một người học sinh như thế nào, để phục vụ ai. Không có cái triết lý giáo dục đó dưới chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thứ hai, là nền giáo dục quá tải. Ban đầu họ tưởng là họ có thể nắm được hết. Nhưng mà chỉ sau một thời gian ngắn, chúng ta đã thấy rõ sự thất bại, bởi vì ngân sách họ không đủ để trang trải những chi phí trong ngành giáo dục. Do đó các cơ sở giáo dục xuống cấp một cách trầm trọng. Nhà trường dột nát. Một số các cơ sở giáo dục mới xây cất thì không đủ vững chắc. Lại còn phải có tiền để cúng cho những người có trách nhiệm. Tham nhũng nhiều quá. Cho nên ở Việt Nam, xin lỗi quý vị, có nhiều ngôi trường không có cửa sổ đã đành rồi, mà còn không có cả cầu tiêu nữa. Đó là một thực trạng rất là đáng buồn.

 

Thứ ba, nền giáo dục Việt Nam dưới xã hội chủ nghĩa họ quá chú trọng phương diện thành tích. Thành tích đó thường là những thành tích ảo. Cho nên lên lớp 100%. Và vì lên lớp 100%, trình độ học sinh không đồng đều. Có những học sinh lớp sáu lớp bảy mà chưa biết đọc, chưa biết làm toán cộng trừ. Điều đó đáng buồn. Họ thiếu kỷ cương. Vì thiếu kỷ cương, con các ông cán bộ lớn họ không coi Thầy ra gì cả. Và ngành giáo dục ở Việt Nam bây giờ những giáo chức không được xã hội tôn trọng. Và người ta có thành ngữ nói rằng "chuột chạy đầu sào, chui vào sư phạm". Giống như học các ngành khác không được, không lối nào khác thì chui vào sư phạm với đồng lương chết đói.

 

Lương không đủ, Thầy Cô phải đi giữ xe thêm, bán căng-tin. Nhiều khi phải mang kẹo mang bánh mang xôi vào trong lớp bán cho học trò. Làm sao còn được học trò kính trọng nữa ? Cái sự thiếu kỷ cương thiếu trật tự nó là một tủi hổ. Và xã hội cũng lại bạc đãi nhà giáo nữa. Nhiều khi những người có chức quyền họ lợi dụng tiền lương của nhà giáo, giữ lại, để họ gởi ngân hàng lấy tiền lời. Trong khi đó các nhà giáo mấy tháng trời chưa có lương.

 

Chuyện thi cử thiếu công bằng. Bởi vì là con các ông công an vào thi, các ông ấy vào tự do, đưa phao đưa bài. Rồi sau mỗi bài thi,  nhìn sân trường thi thấy trắng xóa các bài giải. Rồi người ta còn bắt loa để mà gọi vào trường trong giờ thi, để mà giải bài cho thí sinh. Do đó chúng ta thấy có sự thất bại nặng nề trong ngành giáo dục ở Việt Nam ....

 

 

(quý vị bấm vào đây nghe tiếp)

http://audio.freevietnews.com/20090506_gsliemgskhao_discuss.m3u


http://lh6.ggpht.com/_vEEw67UZPYU/RyP5CQ75BHI/AAAAAAAAAEo/Q0OZMerlRTA/P1000980.JPG

 Gs Lưu Trung Khảo

 

KÍNH NHỜ PHỔ BIẾN VỀ VIỆT NAM

http://audio.freevietnews.com

 

 

Posted on 05 Aug 2009
TOP
back to Audio FreeViet INDEX
...MORE COLLECTIONS

  • HT Thích Thắng Hoan: Đức Phật giải phóng sự nô lệ con người
  • Ts Lâm Lễ Trinh: Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Việt
  • Cụ Nguyễn Kim Như: Cuộc đọ sức giữa giáo dân và bạo quyền Việt Cộng
  • Quốc Ca Việt Nam Cộng Hòa (audio)
  • Nam Quốc Sơn Hà nam đế cư (Lý Thường Kiệt)
  • Thái bình nghi nỗ lực (Tướng Trần Quang Khải)
  • Chu Tất Tiến: Trận Chiến cho Công Lý và Công Bằng
  • Chính Khí Việt của Lý Đông A, nữ sĩ Ngân Giang diễn ngâm
  • Biến cố Tam Tòa và Đức Giám Mục Cao Đình Thuyên
  • Lm AnPhong Trần Đức Phương: Công Lý sẽ thắng gian tà! Chí kiên cường sẽ thắng bạo lực !
  • Cổ ngữ: vinh danh những anh hùng anh thư dấn thân hy sinh cho Tổ Quốc và Dân tộc
  • Bình Ngô Đại Cáo (audio diễn ngâm)
  • Tiến sĩ Hà văn Hải: Hãy đòi trả Tự Do cho Lm Nguyễn Văn Lý, Ls Lê Thị Công Nhân và các chiến sĩ nhân quyền ở Việt Nam
  • Gs Nguyễn Thanh Liêm & Gs Lưu Trung Khảo: Chính sách giáo dục thất bại ở XHCN Việt Nam
  • TT Thích Giác Đẳng: Bao giờ chúng ta đứng dậy vì sự an nguy của dân tộc?
  • Mục sư Trần Thanh Vân: Quý vị đừng lo sợ, đừng lùi bước (29-9-2008)
  • Lm Nguyễn văn Khải trò chuyện thăm hỏi anh Phêrô Mai Lòng 24 tuổi
  • Gs Nguyễn Lý Tưởng: Tam Tòa anh hùng, đoàn kết, cương quyết, sẳn sàng tử đạo!
  • Lm Nguyễn Uy Sĩ: Chúng ta luôn cầu nguyện hỗ trợ quê nhà (26.9.2008)
  • DGM Mai Thanh Lương: Chúng Ta là những Người HỮU THẦN
  • TS Nguyễn Xuân Nghĩa: Giờ Giải Ảo + Bên Kia Màn Khói
  • Ts Phan Văn Song: Tinh thần Đại Việt giữ nước và cứu nước
  • Ts Nguyễn Đình Thắng: Muốn thay đổi, phải hành động!


    Các Đài Phát Thanh Việt Ngữ
    hướng về Việt Nam:

    » VOA
    » BBC phát thanh từ Luân Đôn
    » RFI (Radio France Internationale)
    » RFA - Radio Free Asia
    » VERITAS - Chân Lý Á Châu
    » Đài Phật Giáo Việt Nam

    Các đài phát thanh từ Hoa Kỳ:

    » Radio Bolsa
    » Saigon Radio Hải Ngoại


    « FreeVietNews.com

  •  



      
      Services | © 2008 - 2024
    (1)