LỜI CHÚC TẾT BÍNH THÂN
CHO ĐỒNG BÀO TRONG NGOÀI NƯỚC
Vincent Nguyễn văn Long
Giám Mục Phụ Tá Melbourne, Australia.
(bấm vào đây nghe âm thanh)
http://freevietnews.com/audio/GmVincentNguyenVanLong_ChucTet2016.mp3
Kính gởi tới quý vị quý bạn lời nhận định và Chúc Tết Bính Thân của Đức Giám mục Vincent Nguyễn văn Long, Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận Melbourne Úc Châu. Ngài nguyên là bề trên giám tỉnh và thành viên ban lãnh đạo quốc tế của Tu Viện Dòng Tu Anh Em Hèn Mọn, và là Tổng Giám Đốc đặc trách vủng Châu Á Thái Bình Dương của dòng tu này.
Hãy cùng nhau đứng lên đáp lời sông núi Úc Châu ngày 5 tháng 2, 2016
Kính chào đồng bào thân mến,
Từ Úc Châu, tôi xin được cùng với những người Việt tỵ nạn cộng sản định cư tại đây, kính chúc đồng bào khắp nơi, đặc biệt trên quê hương mến yêu một Năm Mới Bính Thân an khang, hạnh phúc thịnh vượng và một mùa Xuân đầy niềm tin yêu hy vọng.
Cũng năm Thân khi xưa, khi cuộc chiến tranh Bắc Nam lên cao điểm, quân cộng sản xâm lăng đã dã tâm giết hại đồng bào tại Thừa Thiên Huế. Những mồ chôn tập thể và những cái chết của hàng ngàn người dân vô tội trong biến cố thảm sát tết Mậu Thân là những ký ức kinh hoàng về cái gọi là chủ trương bạo lực cách mạng của cộng sản. Bất chấp những thủ đoạn bóp méo lịch sử, không ai có thể phủ nhận các tội ác mà do cộng sản gây nên.
Ngày nay, tuy đã hơn 40 năm toàn trị, chế độ độc tài đảng trị vẫn tiếp tục làm cho đất nước chậm tiến, băng hoại toàn diện và nhất là hiểm họa mất chủ quyền.
Đứng trước sự xâm lấn của Trung Cộng, Đảng Cộng Sản Việt Nam hiện nguyên hình là một bè lũ bán nước, hèn với giặc ác với dân. Họ đặt quyền lợi bổng lộc của đảng và của chính họ lên trên cả vận mệnh của Tổ Quốc. Sự tranh dành quyền lực trong Đại Hội Đảng 12 trước cơn điêu linh của tổ quốc đã chứng tỏ sự vong nô của họ.
Bánh xe lịch sử đã lăn chuyển tới một khúc quanh hệ trọng. Không một thể chế độc tài nào có thể chống lại xu hướng tất yếu của thời đại. Chỉ có một Việt Nam tự do, dân chủ và một Việt Nam do dân và vì dân sẽ chiến thắng mọi thế lực xâm lược và duy trì phát triển tiền đồ Tổ quốc.
Vì sự nghiệp của tiền nhân và vì tương lai của những thế hệ nối tiếp, chúng ta hãy cùng đoàn kết trong truyền thống bảo vệ tổ quốc hào hùng mà cha ông ta đã đề lại. Hãy “cùng nhau đứng lên đáp lời sông núi” chống lại thù trong giặc ngoài và kiến tạo một Việt Nam dân chủ, văn minh, nhân ái, thái hòa cho xứng với hy sinh của tiền nhân và niềm kiêu hãnh của thế hệ tương lai.
Dấu tích oai hùng nơi đồng bào hải ngoại lẫn đồng bào quốc nội chính là những chồi non hy vọng báo hiệu một mùa Xuân đích thực cho Dân tộc. Chúng ta hãy cùng tranh đấu cho mục đích chung và cùng kiến tạo một mùa Xuân mới cho tổ quốc. Mùa Xuân đó là Việt Nam quang phục, Việt Nam dân chủ, Việt Nam tự do, Việt Nam nhân bản, Việt Nam là tiền đồ cha ông tranh đấu và trối lại, Việt Nam là niềm tự hào cho người Việt khắp nơi.
Xin trân trọng và cám ơn toàn thể đồng bào.
Vincent Nguyễn văn Long
Giám Mục Phụ Tá Melbourne, Australia.
(bấm vào đây nghe âm thanh)
http://freevietnews.com/audio/GmVincentNguyenVanLong_ChucTet2016.mp3
KÍNH NHỜ CHUYỂN TIN VỀ VIỆT NAM
Xin giới thiệu toàn văn bài giảng chúa nhật 29.04.2012 của Đức cha Vincent Nguyễn Văn Long, Giám mục phó Tổng giáo phận Melbourne (Úc Đại Lợi) để quý Cha, quý thầy và anh chị em khắp nơi có cơ hội hiệp thông.
Kính thưa toàn thể qúy ông bà anh chị em,
Một lần nữa, ngày 30 tháng 4, ngày ghi sâu trong ký ức của toàn dân Việt Nam như một ngày Quốc Nạn lại trở về với chúng ta, nhất là những người Việt tỵ nạn cộng sản ở khắp nơi trên thế giới. Có nhiều người nói rằng chúng ta không nên nhìn về qúa khứ nữa, chúng ta không nên tưởng niệm ngày quốc nạn hay quốc hận nữa mà hãy hướng về tương lai. Có không ít người còn nói rằng: “Việt Nam bây giờ đã đổi mới, chính thể Cộng Sản đã thay đổi với thời đại, đâu còn gì để chúng ta phải ôn lại dĩ vãng xa xưa, hãy bắt tay vào việc xây dựng tương lại của đất nước trong tinh thần hòa hợp hòa giải dân tộc”.
Nhưng làm sao chúng ta có thể tiến về tương lai nếu chúng ta không biết nhận ra những bài học của lịch sử? Có “ôn cố mới biết tri tân”. Tôi thiển nghĩ rằng, không ai thiết tha với vận mệnh của dân tộc Việt Nam có thể làm ngơ trước những bài học của lịch sử. Nếu lịch sử là một dòng sông thì những bế tắc trong chiều dài của nó phải được đả thông cặn kẽ. Lúc đó dòng sông mới được chảy đều và làm tươi mát phì nhiêu cho đất Việt thân yêu; lúc đó chúng ta mới mong có tương lai tươi sáng.
Biến cố 30 tháng 4 năm 1975 đánh dấu một khúc ngoặt quan trọng trong lịch sử Việt Nam cận đại. Nó cũng đánh dấu một bế tắc dẫn đến một sự băng hoại toàn bộ cho cả đất nước và dân tộc Việt Nam. Khi bao nhiêu bom đạn của cuộc chiến ý thức hệ đã gây chết chóc thương tích và tàn phá trên những người dân vô tội; khi bao nhiêu những chiến sĩ bỏ mình nơi chiến trận, phơi thây không một nấm mồ hay chết dần mòn tức tưởi trong các trại cải tạo; khi những phương phế binh bị ruồng bỏ trong một xã hội vô nhân bản; khi cả triệu người phải bỏ nước ra đi, làm nạn nhân trên biển cả trong bao tủi nhục đắng cay; khi cả khối dân Việt tại quốc nội phải sống trong một xã hội hoàn toàn băng hoại, bị cai trị bởi một chính thể đã bị đào thải trong thế giới tiến bộ; khi những người dân lưu vong tại hải ngoại chưa có cơ hội đóng góp vào tiến trình canh tân đất nước.
Đây chẳng phải là những mệnh đề của người nhìn dưới lăng kính của kẻ chiến bại hay một nhóm người còn mang đầu óc hận thù chia rẽ. Nhưng đây là những bế tắc của lịch sử mà chỉ khi được khai thông mới mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc.
Kính thưa toàn thể qúy vị và nhất là các bạn trẻ,
Hôm nay chúng ta cùng “ôn cố tri tân” trong niềm tin vào tiến trình tất yếu của lịch sử. Lịch sử sẽ đào thải những gì không còn thích hợp. Dù có ngoan cố cưỡng lại, không ai có thể ngăn cản thế lực của lịch sử, cũng như không chính thể nào có thể làm ngược lòng dân mà tồn tại. Hôm nay chúng ta tưởng nhớ đến những nạn nhân trước và sau 30 tháng 4 năm 1975. Chúng ta cùng ôn lại những bài học của lịch sử. Nhưng trên hết, chúng ta hãy góp một bàn tay khai thông những bế tắc hầu cùng với toàn thể dân tộc mở ra một kỷ nguyên mới cho quê hương Việt Nam.
Lời Chúa hôm nay cho chúng ta sự an ủi và niềm tin vào một tương lai tươi sáng, một bình minh mà bóng tối của tà thần sẽ không chế ngự được. Thánh Phêrô đã dùng lời Thánh Vịnh để nói với dân chúng về Đức Kitô rằng “Phiến đá mà người thợ xây loại bỏ đã trở nên tảng đá góc tường”. “Người thợ xây” trong bối cảnh này chính là những con người tượng trưng cho thế lực của bóng tối và tội lỗi. “Người thợ xây” đây là Giuda, là quân dữ, là những kỳ mục, là Philatô, là Cêsarê và đồng thời là tất cả những ai đứng về phía của sự dữ.
Họ đã loại bỏ Đức Kitô, tức là loại bỏ ánh sáng và sự sống, công lý và sự thật cùng tất cả những giá trị nhân bản và siêu nhiên. Nhưng Đức Kitô là phiến đá bị họ loại bỏ đã trở nên tảng đá góc tường. Ngài đã chiến thắng trên tà thần và tội lỗi. Chiến thắng của Ngài vượt không gian và thời gian, để rồi những ai đứng về phía công lý và sự thật đều được thông phần vào chiến thắng của Ngài.
Qủa thế, dù cho thế lực của sự dữ lấn án sự lành, dù cho những kẻ cường bạo giết hại những bậc chí nhân, nhưng chúng ta có thể tin chắc vào sự viên mãn của công lý và sự thật trong Chúa Giêsu Kitô, viên đá tảng của niềm tin và niềm hy vọng chúng ta.
Trong bối cảnh của đất nước chúng ta hôm nay, “người thợ xây” là ai nếu không phải là chế độ phi nhân vong bản; “người thợ xây” là ai nếu không phải là những công cụ đàn áp cưỡng chiếm đất đai của người dân vô tội như công an, cảnh sát cơ động và côn đồ. Và “phiến đá bị họ loại bỏ” là ai nếu không phải là những người đấu tranh cho công lý và sự thật, là người giáo dân Thái Hà với lá cây vạn tuế, là Đồng Chiêm với một cây thánh giá, là Cồn Dầu với một nghĩa trang thiêng liêng, là anh Việt Khang với một bài ca ái quốc,hay là dân oan với chỉ những tiếng kêu than vô vọng. Như Thiên Chúa đã thực hiện qua sự khổ nhục, sự chết và sự sống lại của Đức Kitô, Ngài cũng sẽ thực hiện nơi những ai đứng về phía của công lý và sự thật. Chúng ta hãy vững tin và liên đới với nhau trong cùng một lý tưởng, một giấc mơ, một mục đích là ngày khải hoàn của chân thiện mỹ trên quê hương mến yêu.
“Ta là mục tử nhân lành. Ta hiến mạng sống vì chiên ta”. Lời Chúa trong bài Phúc Âm hôm nay nói lên một chân lý bất hủ là chỉ có tình yêu hiến thân cho người khác mới là lẽ sống của người tín hữu. Sứ mạng của Đức Kitô cũng chính là hiến thân để sự sống viên mãn được thể hiện nơi con người. Hôm nay, một cách đặc biệt, chúng ta tưởng nhớ đến những người con của tổ quốc đã vì nước vong thân.
Họ đã chẳng màng danh vọng, vinh quang, phú qúy hay trường thọ. Họ hy sinh chính mạng sống ngay trong tuổi thanh xuân để quê hương có ngày tươi sáng. Chúng ta nghiêng mình kính cẩn trước những gương anh linh của tổ quốc. Chúng ta hãy cùng nhau hướng về mục đích mà chính họ đã làm những viên gạch lót đường: đó là sự sống viên mãn cho tha nhân, sự phục hưng cho dân tộc và sự trường tồn của cơ đồ tổ quốc.
Kính thưa qúy ông bà anh chị em,
Ngày 30 tháng 4 không chỉ là một ngày quốc hận hay quốc nạn. Nó là ngày mà chúng ta, nhất là những thế hệ trẻ phải “ôn cố tri tân”. Nó là ngày chúng ta cùng động viên tranh đấu cho một tương lai Việt Nam tươi sáng hơn. Trong tinh thần Phục Sinh, người tín hữu chúng ta nhìn vào biến cố lịch sử đó như là đoạn đường chúng ta phải đi để tiến vào tương lai vinh thắng. Chúng ta phải can trường bước theo con đường mà các anh hùng hào kiệt đã đi trước chúng ta, vững tin vào sự viên mãn của công lý và sự thật trong Chúa Giêsu Kitô, viên đá tảng của niềm tin và niềm hy vọng chúng ta.
Hãy liên kết thành sức mạnh để phá tan xiềng xích của sự bạo tàn, dối trá và gian ác là chế độ cộng sản. Hãy cùng nhau khai thông dòng sông lịch sử để nó được chảy và làm tươi mát phì nhiêu cho đất Việt thân yêu. Xin Thiên Chúa chúc lành và kiện toàn cho mọi hy sinh và nỗ lực của chúng ta, người con dân của tổ quốc trong và ngoài nước đang khát khao và tranh đấu cho công lý. Hãy vững tin tiến về bình minh mới, ngày mùa gặt mới của quê hương, vì “người đi gieo trong đau thương sẽ về giữa vui cười”.
DGM Nguyễn văn Long
Anh chị em hãy tham dự vào tiến trình công lý hóa cho dân tộc. Vì sao? Vì căn
nguyên của sự nghèo đói và của những nỗi nhục quốc thể ở trong nước
cũng như ở ngoài nước là hệ thống chính trị lỗi thời, là chế độ cộng sản
tham nhũng, bất công và phi nhân....Chúng ta không thể mặc nhiên
để sự ác hoành hành khống chế xã hội. Sự ác này không những thể hiện
nơi cá nhân hay đoàn thể. Tôi cho rằng sự ác lớn nhất đang hoành hành
trên đất nước chúng ta hôm nay chính là tà quyền và hệ thống chính trị
đưa con người vào chỗ bế tắc.
Gặp Đức GM Vincent Nguyễn Văn Long
từ Úc đến Nam Cali
Bài và hình: Thanh Phong/Viễn Đông
SANTA
ANA - Đức Giám Mục Vincent Nguyễn Văn Long, Giám Mục Phụ Tá Giáo phận
Melbourn, Úc vừa đến Nam California và dâng thánh lễ vào lúc 6 giờ 30
sáng Chủ nhật 29-6-2014 tại thánh đường Saint Barbara, Santa Ana. Trước
thánh lễ, Đức Giám Mục đã dành cho phóng viên Viễn Đông cuộc phỏng vấn
ngắn, sau đó ngài chủ tế thánh lễ và có bài giảng rất sâu sắc về hiện
tình Việt Nam và những gì đồng hương VN hải ngoại cần thực hiện để cứu
nguy tổ quốc.
Đức
Giám Mục Vincent Nguyễn Văn Long và các Linh Mục đồng tế thánh lễ
trước hang đá Lộ Đức tại giáo xứ Saint Barbara hôm Chủ Nhật.
Trong
khi chờ đến giờ cử hành thánh lễ, Đức Giám Mục Vincent Nguyễn Văn Long
đi một vòng xung quanh nhà thờ để “thăm giáo dân cho biết sự tình” và
chúng tôi may mắn được ngài dành cho cuộc phỏng vấn ngắn:
Viễn Đông: Kính thưa Đức Cha, Đức Cha đến Nam Cali với công tác mục vụ hay có chuyện gì khác?
Đức GM:
Tôi đến đây không phải công tác mục vụ nhưng là đi nghỉ hè một vài
tuần để đi thăm thân nhân, bà con, và sáng nay tôi tới giáo xứ Saint
Barbara để dâng thánh lễ cùng với cha quản xứ Vũ Ngọc Long và một số
cha khác.
Viễn Đông: Xin Đức Cha cho một vài
nhận định về tình hình Việt Nam, và theo Đức Cha, người Việt hải ngoại
nên làm gì trước tình hình cấp bách hiện nay?
Đức GM:
Thưa quý độc giả báo Viễn Đông, tôi nghĩ rằng tình hình đất nước Việt
Nam chúng ta đã đến một giai đoạn quyết định, rất là nóng bỏng và nó
đòi hỏi sự nhạy cảm và dấn thân cũng như tinh thần yêu nước của mọi
người, nhất là đồng bào chúng ta tại hải ngoại phải tiếp sức cho đồng bào tại quốc nội, bởi vì biến cố Trung Cộng xâm lăng đất nước chúng ta,
chiếm hai hòn đảo Hoàng Sa, Trường Sa cũng như thềm lục địa trong vùng
gọi là kinh tế đặc quyền của Việt Nam cũng như cả trên đất liền.
“Sự
ngang tàng và thái độ trịch thượng, coi thường người dân cũng như
chính phủ của Cộng Sản Việt Nam nói lên sự mất chủ quyền cũng như sự lệ
thuộc hoàn toàn vào chế độ cộng sản quan thầy Trung Cộng, cho nên
người dân chúng ta ở trong nước cũng như tại hải ngoại phải nhìn thấy
sự nghiêm trọng của tình hình đất nước, và mình
phải đóng góp một phần nào đó để đất nước chúng ta không bị mất vào
tay người ngoại bang cũng như bị chi phối bởi một chế độ cộng sản vong
nhân, và mất nhân bản hiện nay.”
Viễn Đông: Thay mặt độc giả, chúng con cám ơn Đức Cha.
Sau
đó, Đức Giám Mục Vincent Nguyễn Văn Long đã cùng Linh mục Quản xứ
Giuse Vũ Ngọc Long và các Linh mục Đa Minh Phạm Văn Tụ, Phaolo Nguyễn
Khang, Phaolo Bùi Văn Viết và Giuse Bùi Văn Tuấn lên bàn thờ dâng thánh
lễ mừng kính hai thánh Tông Đồ Phêrô – Phaolô, hai vị thánh trụ cột
của Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ.
Trong bài giảng, trước hết Đức
Giám Mục ngỏ lời cám ơn cha quản xứ Vũ Ngọc Long, chào thăm và chúc
lành đến tất cả mọi người, sau đó Đức Giám Mục chia sẻ lời Chúa qua
cuộc đời hai thánh Phêro và Phaolo, đồng thời nhấn mạnh đến câu Thánh
Vịnh “Phiến đá mà người thợ xây loại bỏ chính phiến đá đó lại trở thành
tảng đá góc tường. Đó là điều kỳ diệu mà Thiên Chúa đã thực hiện trước
mắt chúng ta.”
Vị Giám Mục nói rằng, câu thánh vịnh này áp dụng
đúng vào trường hợp người Việt Nam chúng ta; chúng ta như những phiến
đá bị loại bỏ, mà ai loại bỏ chúng ta? Chế độ cộng sản đã loại bỏ chúng
ta một cách dã man, loại bỏ chúng ta một cách thô bạo! Chính vì thế,
chúng ta bất chấp sự chết chóc trên biển cả, trong rừng sâu để vượt
biển, vượt biên tìm tự do, để làm những nhân chứng sống động của tất cả
những giá trị bất khả xâm phạm của con người, và lịch sử cho thấy,
nước Việt Nam chúng ta đã trải qua nhiều giai đoạn nghiệt ngã, thăng
trầm nhưng chẳng bao giờ người Việt chúng ta phải bỏ nước ra đi một
cách rầm rộ, một cách vĩ đại, một cách đau thương, một cách tủi nhục
như vậy!
Nhưng chính trong cái đau thương, trong nước mắt, trong
sự chết chóc hãi hùng đó như trong lệ sầu và được lớn lên, đâm chồi,
trổ sinh hoa trái để rồi như ngày hôm nay, từ Á chấu tới Âu châu, từ Úc
châu đến Mỹ châu, nơi nào có dấu chân người Việt Công Giáo, nơi đó
chúng ta đem một luồng gió mới của Chúa Thánh Thần, chúng ta mang sự
tác động, chúng ta mang đức tin đã được tôi luyện trong đau khổ, trong
thử thách, trong nước mắt và sự chết đó để tô điểm cho đời, tô điểm cho
giáo hội.
Đức Giám Mục đặc biệt nhấn mạnh đến tinh thần “Dấn
Thân.” Ngài nói, “Dấn thân là không vô cảm, không sợ hãi, không tìm sự
an phận cho mình mà sẵn sàng chấp nhận tất cả những bất chấp rủi ro vì
lý tưởng, vì hạnh phúc, vì sự sống, vì nhân phẩm của người khác, vì
những giá trị bất khả xâm phạm,” và ngài nhắc nhở giáo dân, “Người
Việt Nam chúng ta cũng không thể ngủ quên, không thể thờ ơ với đất
nước, với quê hương khi chúng ta đang được sống với đầy đủ tự do tại
hải ngoại này, bởi vì chúng ta có bổn phận với quá khứ, hiện tại và
tương lai với đất nước của chúng ta.
"Chúng ta không những
có bổn phận với các chiến sĩ đã hy sinh, với nạn nhân, những người đã
chết trong chế độ cộng sản, trong lao tù, trên đường vượt biển, vượt
biên, và ngay hiện tại bây giờ trên đất nước chúng ta, bởi vì nhờ sự hy
sinh của những người đó, chúng ta mới có ngày hôm nay thì chúng ta
cũng phải có bổn phận, trách nhiệm nào đó. Chúng ta không thể vô cảm,
chúng ta không thể hững hờ với đất nước, với dân tộc, với những người
đã hy sinh cho chúng ta. (Bài giảng của Đức Giám Mục khá dài, chúng tôi
chỉ tóm tắt một số ý chính).
Sau cùng, Đức Giám Mục Vincent
Nguyễn Văn Long cầu chúc tất cả mọi người hãy dấn thân và tín thác vào
quyền năng của Thiên Chúa, và cùng với Linh mục Giám Quản Vũ Ngọc Long
cũng như quý Linh mục đồng tế tiếp tục dâng thánh lễ.
Trước khi
Đức Giám Mục ban phép lành của Chúa cho mọi người, ông Chủ Tịch Cộng
Đoàn Saint Barbara thay mặt giáo dân cám ơn Đức Giám Mục và qúy Linh
mục, và trao tặng Đức Giám Mục bó hoa tươi./
Tháng 6, 2014
Viễn Đông
Sau
thánh lễ khai mạc HÀNH HƯƠNG MẸ LA VANG 2012 tại nhà thờ Mẹ Việt Nam,
Silver Spring, Maryland (TGP Washington, DC), Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn
Văn Long đã chia sẻ với cộng đoàn dân Chúa với chủ đề MẸ LA VANG VỚI DÂN
TỘC VIỆT NAM...
http://liendoanconggiao.net
Kính thưa quý ông bà anh chị em,
Hôm
nay, tôi rất hân hạnh được đến Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn để tham dự cuộc
Hành Hương kính Đức Mẹ La Vang do Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa
Kỳ tổ chức. Lời đầu tiên, tôi xin được gởi đến toàn thể quý vị đó là lời
chúc sức khoẻ, tình yêu và ân sủng của Thiên Chúa. Xin Ngài kiện toàn
thánh ý nhiệm mầu của Ngài nơi chúng ta, những chứng nhân của tự do,
công lý và nhân bản.
Tôi
cũng xin được chuyển lời chào thân thương của đồng bào chúng ta tại Úc
Đại Lợi luôn hướng về khối người Việt tại Hoa Kỳ như là con chim đầu đàn
của đàn chim Việt đang tản mác khắp bốn phương trời.
Dù ở đâu, người Việt Nam chúng ta cũng cố gắng để làm rạng danh ‘con
Rồng cháu Tiên’ và cùng tranh đấu cho một tương lai tươi sáng của quê
hương dân tộc.
Chủ đề mà Ban Tổ Chức đã mời tôi đến để chia sẻ với quý vị tối nay là “Mẹ La Vang với dân tộc Việt Nam.”
Tôi phải thú thật là khi nhìn vào một chủ đề như thế, tôi không biết
phải nói gì để khỏi phụ lòng mong đợi của quý vị. Nhiều người nghĩ rằng,
giám mục thì có thể nói về bất cứ vấn đề gì. Thực tế thì không như thế.
Ở lứa tuổi 50 và sống hai phần ba đời mình ở Úc, tôi cũng chỉ có một
kiến thức giới hạn – nhất là về những vấn đề liên quan đến Việt Nam.
Tôi
không thể ‘xuất khẩu thành thơ’ và càng không thể ‘múa rìu qua mắt thợ’
trước một cử tọa ở cái nôi chính trị và văn hóa của Hiệp Chủng Quốc
này. Ước mong của tôi là được chia sẻ và học hỏi hơn là được ‘thuyết
giảng’ về mối liên quan giữa tôn giáo và dân tộc – nhất là trong hoàn
cảnh đất nước chúng ta hôm nay. Tôi cũng đại diện cho một thế hệ trẻ
được hấp thụ hai nền văn hoá khác nhau. Vì thế, ước mơ của tôi là làm
một nhịp cầu giữa hai thế hệ, ngõ hầu ngọn đuốc của tự do và công lý
được chuyển tiếp cho đến ngày quê hương mến yêu được phục hưng.
Để
tìm hiểu về sự tương quan của “Mẹ La Vang với dân tộc Việt Nam,” chúng
ta có thể nhìn vào một dân tộc mà lịch sử của họ cũng có nhiều điểm
tương đồng với Việt Nam chúng ta, đó là Ba Lan, quê hương của Đức Cố
Giáo Hoàng Gioan Phaolo II. Ba Lan, một quốc gia bị ngoại bang xâm chiếm
nhiều lần, và trong lịch sử cận đại đã chịu nhiều tang tóc hơn các dân
tộc khác, với hơn sáu triệu người chết trong Đệ Nhị Thế Chiến.
Hơn
thế nữa, Ba Lan đã sống dưới bóng của tên khổng lồ không mấy tử tế là
Liên Bang Xô Viết và chế độ Cộng Sản hơn bốn thập niên. Trong
suốt những năm dài tăm tối đó, người dân Ba Lan đã hướng về một thánh
địa tượng trưng cho tinh thần dân tộc và ý chí bất khuất của họ, đó là Jasna Gora –
một địa danh có nghĩa là Núi Sáng (Luminous Mount) hoặc có thể tạm dịch
là Minh Sơn. Nơi đây, Đức Trinh Nữ Maria dưới danh hiệu Đức Mẹ
Czestochowa được sùng kính như là Đấng Bảo Vệ cho dân tộc Ba Lan qua bao
thăng trầm của lịch sử.
Đức
Mẹ Czestochowa có nghĩa là ‘Đức Mẹ Đồng Đen’ Tục truyền rằng, vào năm
1655, khi quân Thụy Điển chuẩn bị xâm chiếm Ba Lan, những người lính
trên đồi Jasna Gora đã cầu nguyện với ảnh Đức Mẹ Đồng Đen và họ dù yếu
thế hơn đã đẩy lui được quân Thụy Điển. Từ đó, Đức Mẹ Czestochowa được mệnh danh là Nữ Vương nước Ba Lan và đồi Jasna Gora được coi như thánh đô của họ.
Vào
năm 1920, khi Hồng Quân Liên Xô ồ ạt đánh vào Warsava, một lần nữa
người dân Ba Lan lại chạy đến với Đức Mẹ Czestochowa. Không ai có thể
giải thích nổi, với một đạo quân hùng mạnh nhất Âu Châu thời đó, Hồng
Quân Liên Xô đã bị đánh bại ở dòng sông Vistula – một chiến thắng không
ngờ, như Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm xưa
(938).
Với lịch sử dân tộc gắn liền với đức tin Công Giáo và đặc biệt là lòng sùng kính Đức Mẹ, chúng ta không ngạc nhiên khi Jasna
Gora trở thành một biểu tượng không thuần túy về tôn giáo mà là một
biểu tượng cho tinh thần quốc gia và niềm tự hào dân tộc.
Mỗi khi quốc gia bị mất chủ quyền và dân tộc bị đàn áp, người dân Ba
Lan đã tìm đến Jasna Gora không phải chỉ nguyện xin mà còn tìm một lối
thoát cho quốc gia và một tương lai mới cho dân tộc. Chính vì thế, trong
những năm gọi là ‘chiến tranh lạnh’, khi bạo quyền Cộng Sản Ba Lan,
được sự chỉ đạo của Điện Cẩm Linh, dập tắt tất cả các ngọn lửa đấu tranh
cho nhân quyền, Jasna Gora đã trở nên thành lũy đối kháng và linh hồn của phong trào chống cộng.
Vào
ngày 26 tháng 8 năm 1982, tức ngày Lễ Kính Đức Mẹ Czestochowa, Đức Giáo
Hoàng Gioan Phaolo II đã nói những lời tâm huyết với đồng bào mình còn
đang sống sau cái gọi là ‘bức màn sắt’ và đang tranh đấu cho tự do. Ngài
nói như sau:
"Đồng
bào thân mến. Dù đời sống của người Ba Lan khó khăn thế nào,
xin cho chúng ta thâm tín rằng cuộc đời của chúng ta đã thuộc
về Trái Tim Mẹ. Như Mẹ đã toàn thắng nơi Thánh Maximiliano
Kolbe, người Hiệp sĩ của Đấng Khiết Trinh, xin Mẹ cũng toàn
thắng nơi chúng ta"
"Xin
Mẹ Jasna Gora toàn thắng nơi chúng ta và qua chúng ta. Xin Mẹ
toàn thắng ngay cả qua những đau khổ và thất bại của chúng ta.
Xin Mẹ cho chúng ta đừng nản lòng tranh đấu cho công lý và sự
thật, cho tự do và nhân phẩm của con người. Chẳng phải lời của Mẹ ở
tiệc cưới Cana ‘Hãy làm theo mệnh lệnh của Ngài’ có nghĩa như vậy sao?
Anh chị em hãy nhớ rằng, sức mạnh được thể hiện qua sự yếu đuối. Tôi ở
gần anh chị em. Tôi luôn nhớ tới anh chị em.”
Đọc những lời của Đức Thánh Cha, tôi không có cảm tưởng là tôn giáo và chính trị là
hai thái cực mà người tín hữu không được lẫn lộn. Ngược lại, sự nhập
thể của Thiên Chúa vào đời sống của con người đòi buộc chúng ta cũng
phải ‘nhập thể’ dưới ánh sáng Tin Mừng.
Như lời mở đầu Hiến chế Gaudium et Spes (Vui mừng và Hy vọng) của Công Đồng Vaticano II đã khẳng định “Vui
mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của con người ngày nay, nhất là của
người nghèo và những ai đau khổ, cũng là vui mừng và hy vọng, ưu sầu và
lo lắng của các môn đệ Chúa Kitô,” Chân phước Gioan Phaolô II đã cho chúng ta thấy rằng, tranh
đấu cho công lý và sự thật, cho tự do và nhân phẩm không phải là việc
làm của những kẻ muốn chính trị hóa tôn giáo mà là bổn phận ‘nhập thể
hóa’ Tin Mừng và ‘Kitô hóa’ môi trường của chúng ta.
Nếu
chúng ta chỉ giữ đạo trong nhà thờ, nếu chúng ta chỉ đóng khung tôn
giáo trong những vấn đề siêu nhiên mà hoàn toàn vô cảm với những vui
mừng và hy vọng, những sợ hãi và lo âu của đồng loại, thì phải chăng tôn giáo chỉ là thứ thuốc phiện ru ngủ chúng ta như lời Karl Marx? Đây cũng là chiêu bài của cộng sản. Họ muốn tôn giáo chỉ là thứ thuốc phiện ru ngủ dân chúng. Họ muốn biến tôn giáo trở thành một công cụ của chế độ.
Cách
đây không lâu, tôi có nghe một câu nói rất hùng hồn: “Nếu ai không
thích cộng sản, người ấy không nên yêu cầu chúng tôi khích bác họ.” Đằng
sau câu nói này là một khó khăn thực tế cho những ai phải sống dưới chế
độ cộng sản.
Trong
bối cảnh đất nước và giáo hội Việt Nam hôm nay, sự liên quan giữa chính
trị và tôn giáo quả thật là một đề tài hết sức tế nhị cho người tín
hữu, nhất là các vị lãnh đạo. Làm sao để giữ được một lợi thế thực
dụng cho giáo hội mà không thỏa hiệp các giá trị cơ bản của Phúc Âm? Làm
sao thăng tiến đời sống đạo và lo cho các nhu cầu của các giáo xứ, các
dòng tu, các chủng viện v.v... và đồng thời làm trách nhiệm ngôn sứ
trong một xã hội độc tài đảng trị? Đó là một số những mệnh đề nan giải
mà những ai sống với cộng sản mới biết những phức tạp của nó.
Ở
đây, tôi không có ý phê bình câu nói hùng hồn trên kia hay một thái độ
nào đó của các vị lãnh đạo giáo hội trước tình hình chính trị của đất
nước. Tuy nhiên, như Đức Cố Giáo Hoàng Phaolo II đã quảng diễn qua lời
giảng dạy, thái độ và đời sống của ngài, Kitô hóa môi trường theo tôn chỉ Phúc Âm là nhiệm vụ của mọi tín hữu.
Tranh
đấu cho công lý và sự thật, tự do và nhân phẩm là con đường tất yếu của
những ai theo Đấng là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống.
Vì thế, vấn đề ở đây không phải là chúng ta ‘không thích cộng sản’ hay
‘khích bác họ.’ Vấn đề ở đây là chọn lựa của chúng ta giữa hai thế lực
tương phản: sự thật và sự giả dối, sự thánh thiện và sự gian ác, ánh
sáng và bóng tối.
Vâng, người tín hữu phải yêu thương cả kẻ thù, kể cả người cộng sản. Nhưng chúng ta không thể đồng lõa và vô cảm với sự giả dối, gian ác và phi nhân của họ.
Chính tình yêu đối với Thiên Chúa và nhiệt tâm cho Vương Quốc của Ngài
đòi hỏi thôi thúc chúng ta trong cuộc chiến cho công lý và sự thật, ánh
sáng và sự sống – cuộc chiến mà chính Đức Kitô đã tranh đấu và khải hoàn
qua sự chết và phục sinh của Ngài.
Quý vị thân mến,
Nếu người dân Ba Lan đã coi Đức Mẹ Czestochowa như là biểu tượng niềm tin của họ, thì người Việt Nam chúng ta có thể coi Đức Mẹ La Vang như là biểu tượng niềm tin của chúng ta hay không?
Hơn
thế nữa, nếu Jasna Gora đã hun đúc tinh thần đấu tranh cho quê hương và
cho giáo hội Ba Lan trong những chặng đường cam go nhất của lịch sử dân
tộc Ba Lan, người Việt Nam Công Giáo chúng ta có thể đến với Mẹ La Vang
trong nỗ lực tìm kiếm một tương lai tươi sáng cho đất nước và giáo hội
hay không?
Đối
với tôi, những câu hỏi này thật thiết thực với bối cảnh của quê hương
chúng ta hôm nay. Đối với tôi, đây không phải là ‘chính trị hóa’ La Vang
mà là đem Phúc Âm vào lòng dân tộc và là thực thi vai trò ngôn sứ của
chúng ta trong một xã hội đang mất căn tính nhân bản. Nói một cách khác,
nếu người tín hữu chúng ta phải như ‘thành phố xây trên núi’ hay như
‘muối men cho đời,’ thì vai trò phục hồi cho xã hội một căn tính nhân
bản trên những giá trị Phúc Âm là vai trò thiết yếu của chúng ta.
Câu Kinh Đức Mẹ La Vang “Xin cho chúng con tấm lòng từ bi nhân hậu, đại lượng bao dung, cùng nhau bồi đắp nền văn minh tình thương và sự sống”
sẽ không có ý nghĩa khi người tín hữu chúng ta vô cảm trước hiện tình
một xã hội băng hoại toàn diện đang diễn ra trên quê hương chúng ta.
Như
quý vị đã biết, trong những ngày gần đây, giáo hội tại Hoa Kỳ đang
tranh đấu cho quyền tự do tôn giáo qua những cuộc biểu tình rầm rộ,
những kháng cáo trước tòa án cũng như qua các phương tiện truyền thông.
Lý do là gi? Đó là việc chính phủ của Tổng thống Obama đã đề xướng ra
một đạo luật về y tế mà theo đó, tất cả các tổ chức kể cả tổ chức Công
Giáo phải cung cấp bảo hiểm phổ quát bao gồm ngừa thai cho các nhân viên
của mình.
Các
giám mục Hoa Kỳ đã không ngần ngại đương đầu với chính sách ‘Obamacare’
mà họ cho rằng đi ngược lại với luân lý Công Giáo và hơn thế nữa giới
hạn quyền tự do của giáo hội trong việc hành xử theo giáo luật. Giáo hội không thể làm ngược lại tôn chỉ của Phúc Âm nếu bị bắt buộc phải cung cấp dịch vụ phá thai hay ngừa thai
– dù chỉ là gián tiếp – trong các bệnh viện của mình hay tài trợ các
dịch vụ này cho các nhân viên của mình như tại trường học, giáo xứ, cơ
sở xã hội v.v... Chính vì thế, các giám muc Hoa Kỳ đã không ngần ngại
đứng lên bảo vệ những giá trị mà họ cho là không thể nhượng bộ dù là
trong một xã hội đa nguyên.
Nhiều
giáo dân và ngay cả một số giáo sĩ Hoa Kỳ không đồng quan điểm với Hội
Đồng Giám Mục Hoa Kỳ. Nhưng ít ra, không ai có thể chỉ trích là họ đã
can thiệp vào chính sách của nhà nước hay là họ đã vượt qua giới hạn tôn
giáo thuần túy. Phúc Âm và đời sống không thể tách lìa nhau; tôn giáo
và chính trị không thể không liên hệ với nhau. Vai
trò ngôn sứ của Giáo hội đòi buộc người tín hữu ở mỗi bậc và mỗi hoàn
cảnh phải tranh đấu cho một xã hội phản ảnh Vương Quốc của Thiên Chúa,
hay như Kinh Đức Mẹ La Vang, là xây dựng một ‘nền văn minh tình thương
và sự sống.’
Thực
thế, truyền thống công lý xã hội trong Kinh Thánh là bằng chứng hùng
hồn về sự nhập thế của các giá trị siêu nhiên vào đời sống tự nhiên của
con người. Ơn cứu độ không chỉ có nghĩa là một sự giải thoát của linh
hồn và đời sống vĩnh hằng trên Thiên Quốc mà là sự giải thoát con người
toàn diện. Ngay trên cõi đời này và ngay trong xã hội này, con người
được mời gọi để sống cuộc sống sung mãn với Thiên Chúa và tha nhân. Do
đó, sống đức tin và sống thánh thiện không chỉ có một chiều dọc, tức là
thờ phượng kính mến Chúa được quảng diễn qua xây nhà thờ, tu viện, trung
tâm, lễ nghi, kinh kệ, rước sách, đình đám, hành hương, ăn chay hãm
minh v.v...
Sống
đức tin và sống thánh thiện không thể tách lìa khỏi tiến trình công lý
hóa xã hội và phong phú hóa đời sống con người. Tiên tri Isaiah đã định
nghĩa cho chúng ta thế nào là giữ đạo, đó là “phá vỡ xiềng xích của bọn ác nhân, cất đi gánh nặng của kẻ lầm than, giải thoát cho kẻ bị áp bức và phá tan mọi gông xiềng” (Isaiah 58:6). Đức Kitô cũng đã đúc kết sứ mạng của Ngài trong câu nói đầy ý nghĩa và súc tích: “Ta đến để mọi người được sự sống và sự sống viên mãn”
(Gioan 10:10). Sự sống viên mãn không phải chỉ là ở đời sau. Nó là sự
sống toàn thể trọn vẹn. Nó là sự sống trong yêu thương, trong công lý,
trong tình người từ bây giờ và mãi mãi.
Ở
bên Úc, có rất nhiều người hỏi tôi là họ phải làm gì khi nhận những lá
thư hay những lời kêu gọi giúp đỡ giáo hội quê nhà. Nào là xây nhà thờ,
sửa tu viện, tu bổ trung tâm hành hương, nâng cấp địa điểm truyền
giáo.... rồi nào là giúp cô nhi, người tàn tật, các chị em lầm lỡ [tôi
không mấy ưa nhóm chữ này vì nó có vẻ kỳ thị giới tính quá. Còn các anh
lầm lỡ đâu?] Có nhiều người còn nói là họ rất sợ vô đoàn thể, vì đó là
những nơi bị xin tiền! Tôi trả lời với họ rằng chúng ta không nên vô cảm
nhưng cũng không nên tạo một gánh nặng cho mình hay cho người khác.
Tôi cũng nói thêm là trên hết mọi sự giúp đỡ, anh chị em hãy tham dự vào tiến trình công lý hóa cho dân tộc. Vì sao? Vì căn nguyên của sự nghèo đói và của những nỗi nhục quốc thể ở trong nước cũng như ở ngoài nước là hệ thống chính trị lỗi thời, là chế độ cộng sản tham nhũng, bất công và phi nhân. Tôi sẽ không bao giờ ngần ngại để nói lên sự thật phũ phàng đó. Tôi sẽ không bao giờ tách lìa lý tưởng một Việt Nam phi cộng sản và một Việt Nam nhân bản ra khỏi sứ mạng giám mục của tôi.
Nhiều người Công Giáo quan niệm rằng, đạo và đời
là hai thực thể riêng biệt. Chính vì thế, câu nói “người Công Giáo
không làm chính trị” đối với họ đã trở thành sự biện minh cho thái độ vô
cảm hay chủ trương không tham dự vào những vấn đề xã hội và đất nước.
Một số quý vị lớn tuổi ở đây chắc đã từng trải qua thời kỳ Việt Minh vào
những năm sau Đệ Nhị Thế Chiến. Ở Bắc Việt, Đức Giám Mục Lê Hữu Từ, là
một vị tiền nhiệm của Đức Giám Mục Nguyễn Năng hiện nay, đã có thời lập
ra khu Bùi Chu - Phát Diệm tự trị với cả
những đội vũ trang Tự vệ Công giáo, chống lại chính quyền Việt Minh do
ông Hồ Chí Minh lãnh đạo.
Đối với ngài cũng như rất nhiều giám mục miền Bắc trong thời kỳ đó đã không ngần ngại dấn thân cho quê hương
và có thể nói vượt qua cái ranh giới thông thường của đạo và đời, tôn
giáo và chính trị. Hôm nay, tôi không có ý hoài niệm về một quá khứ mà
nhiều người trong thế hệ cha anh rất tự hào về giáo hội Việt Nam; tôi càng không có ý cổ võ một con đường chống đối bạo động dù đối với chế độ vong bản phi nhân.
Tuy nhiên, khi lấy cuộc sống sung mãn làm mục đích, chúng ta không thể mặc nhiên để sự ác hoành hành khống chế xã hội. Sự ác này không những thể hiện nơi cá nhân hay đoàn thể. Tôi cho rằng sự
ác lớn nhất đang hoành hành trên đất nước chúng ta hôm nay chính là tà
quyền và hệ thống chính trị đưa con người vào chỗ bế tắc. Có
nhiều người sẽ không đồng thuận với nhận xét và quan điểm ở trên của
tôi. Họ dẫn chứng rằng: Việt Nam đã có ít nhiều tự do tôn giáo. Nhà thờ,
dòng tu, chủng viện v.v... được xây cất tu bổ một cách rầm rộ. Giáo dân
đi lễ không còn chỗ ngồi. Ơn gọi không còn chỗ chứa. Bây giờ, cái khó
không phải là do chính phủ hay công cụ của họ như công an cảnh sát gây
nên. Cái khó là do đời sống luân lý đạo đức suy đồi của người dân, đặc
biệt là giới trẻ...
Tôi
không phủ nhận những thử thách đến từ sự mất hướng đi, lối sống buông
thả và hưởng thụ vô trách nhiệm của thế hệ hôm nay, cũng như đã xảy ra
cho thế hệ hôm qua. Nhưng tôi cho rằng những thử thách về đời sống luân
lý vẫn ở mãi với chúng ta từ đời này qua đời khác. Cái khác là trong một xã hội bị cai trị bởi một tà quyền và hệ thống chính trị gian dối ác độc, những thử thách ấy mang một sắc thái tiêu cực và bi đát hơn.
Khi
một chế độ không cho giới trẻ một tương lai, không tạo cho họ một niềm
tự hào, không cho họ cơ hội phát huy tài năng; khi một chế độ chỉ cho họ
tiến thân qua thẻ đảng, khi chỉ có ‘còn đảng mới còn ta’ thì làm sao
tránh được sự tuyệt vọng, sự mất hướng đi và sự bất cần của giới trẻ.
Hãy
cứ hỏi những cô dâu đi lấy chồng Đài Loan, Nam Hàn, những người lao
động hợp tác ở Mã Lai, ở Arab Saudi và thậm chí ở cả Phi Châu, những
người di dân bất hợp pháp ở Đông Âu, những em bị bán làm nô lệ tình dục ở
Thái Lan, những người dân oan bị cướp đất, các công nhân bị bóc lột ở
các hãng xưởng, những người trẻ trong các ‘chat-room’ v.v...
Có
lần đi Macau, tôi gặp một số bạn trẻ Việt Nam lao động bất hợp pháp. Họ
bị đối xử tàn tệ mà tòa đại sứ Việt Nam hoàn toàn không can thiệp. Tôi
không nghĩ là trong các nước không cộng sản không có những vấn nạn xã
hội của họ – ngay cả trên đất nước Hoa Kỳ này. Nhưng một điều không thể
chối cãi được là trong nước ta hôm nay, nhiều những hiện tượng tôi đan
cử trên là vô tiền khoáng hậu trong lịch sử oai hùng của nước ta và là
những nỗi nhục quốc thể cho những ai mang dòng máu Việt. Những hiện tượng này là triệu chứng của một cơn bệnh trầm kha: một thể chế hoàn toàn băng hoại và dẫn cả dân tộc vào chỗ bế tắc.
Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI có nhắc nhở cho người Công Giáo là “Giáo Hội không làm chính trị nhưng cũng không đứng bên lề xã hội.”
Lịch sử Việt Nam qua nhiều thời đại đã minh chứng được sự dấn thân của
người tín hữu thuộc mọi thành phần giáo hội vào sự nghiệp bảo vệ và phát
triển đất nước. Thế nhưng trong những năm gần đây, sự
ru ngủ lương tri của giáo hội đã trở thành một hiện tượng phổ biến nằm
trong chính sách công cụ hóa tôn giáo của chính quyền cộng sản.
Các nhóm chữ như ‘tôn giáo và dân tộc,’ ‘tốt đời đẹp đạo,’ ‘giáo dân tốt công dân tốt,’ ‘kính Chúa yêu nước’ và ‘đồng hành cùng dân tộc’
đã trở thành những viên thuốc an thần để ru ngủ lương tri và vô hiệu
hóa vai trò ngôn sứ của giáo hội. Khi “đồng chí” Lê Hồng Anh, thường
trực Ban Bí Thư, đi thăm Đức Cha Bùi Tuần nhân dịp Giáng sinh 2011, “ông
bày tỏ tin tưởng đồng bào có đạo tiếp tục phát huy truyền thống kính
Chúa yêu nước” (nguyên văn của báo Sàigòn Giải Phóng).
Rồi
sống sượng hơn nữa, “đồng chí” Nguyễn Thiện Nhân, Phó Thủ Tướng, tại La
Vang năm 2010 đã ban huấn từ cho cả các giám mục Việt Nam về việc mà
ông gọi là “đồng hành cùng dân tộc.” Cái điều mà người Tây phương gọi là
‘elephant in the room’ tức là điều ai cũng nhận ra là đảng đã tự tôn mình ngang hàng với dân tộc thay vì là ‘đầy tớ của nhân dân’ như họ vẫn rêu rao.
Bằng chiêu bài đồng hóa đảng với dân tộc họ biến lòng yêu nước thành
yêu đảng, và chống đảng là chống lại dân tộc. Điều đáng buồn là liều
thuốc an thần này đang làm ru ngủ và làm vô cảm lương tri của nhiều
người Việt Nam, kể cả người tín hữu. Đồng hành cùng dân tộc không thể là đồng hành cùng chế độ, nhất là khi chế độ đó đang đưa dân tộc vào chỗ diệt vong.
Quý vị thân mến,
Trở
lại câu hỏi là chúng ta có thể đến với Mẹ La Vang trong nỗ lực tìm kiếm
một tương lai tươi sáng cho đất nước và giáo hội hay không, niềm xác
tín của tôi là đây là bổn phận của người tín hữu. Như người Công Giáo Ba
Lan, cũng như ở khắp mọi nơi, chúng ta người tín hữu Việt Nam cũng cùng
Mẹ để hành trình tiến về sự sống sung mãn cho đất nước và cho dân tộc.
Ở
trên, tôi đã chứng minh là đây là sự nhập thể hóa đức tin và là bổn
phận Phúc Âm hóa môi trường xã hội của người môn đệ Chúa Giêsu. Bây giờ,
tôi xin được hướng về chính Đức Trinh Nữ Maria như là một ‘mẫu người lữ hành trong đức tin’ và là một ‘đầy tớ can trường của công lý.’
Có
lẽ đối với nhiều người Công Giáo Việt Nam, họ ít khi nào dùng hai nhóm
chữ này để diễn tả hay suy niệm về Đức Mẹ. Trong gần 20 năm ở trong
nước, kể cả những năm ở tiểu chủng viện Phaolô Xuân Lộc, tôi chưa một
lần nghe các cha giảng về Đức Mẹ dưới hai danh hiệu nói trên. Thế nhưng
tôi cho rằng đây là một kho tàng về Thánh Mẫu học mà chúng ta cần khai
phá, nhất là cho những tín hữu Việt Nam trong bối cảnh của đất nước
chúng ta hôm nay.
Phúc Âm thánh Luca đã mô tả là khi Maria bước vào nhà mình, bà Elisabeth được đầy ơn Chúa Thánh Thần đã thốt lên: “Bởi đâu tôi được Mẹ Thiên Chúa đến thăm tôi... Phúc cho em là kẻ đã tin lời Chúa phán cùng em sẽ được thực hiện”
(Luca 1:43,45). Maria được đầy ơn phúc không những vì là người được
những đặc ân Thiên Chúa ban tặng. Bà là một người đã tín thác tuyệt đối.
Bà là mẫu người lữ hành trong đức tin vượt trội hơn mọi người lữ hành
khác.
Abraham
đã tin vào lời Chúa hứa khi ông bỏ tất cả để tiến về vùng đất hứa. Ông
đã tin dù chẳng được thấy bằng chứng của lời hứa ấy. Abraham chẳng hề
nhìn thấy con đàn cháu đống và cũng chẳng hề được bước chân vào vùng đất
đầy sữa và mật ong. Ông tin khi không còn gì để tin và hy vọng khi
không còn gì để hy vọng. Maria cũng thế. Bà cũng tin khi không còn gì để
tin và hy vọng khi không còn gì để hy vọng. Ít ra ông Abraham khi phải
chịu thử thách là đem con đi sát tế, Chúa đã nhận lòng tin và cứu con
ông khỏi chết. Còn lòng tin của Maria thì bị thúc đẩy đến đường cùng. Bà
phải chứng kiến con một mình bị sát tế trên bàn thờ thập giá. Đức tin
của bà được chứng minh một cách tuyệt đối.
Maria
trên Núi Sọ đã trở thành một người lữ hành trọn hảo trong đức tin. Bà
cũng là môn đệ trọn hảo vì đã bước theo con đường chân thiện mỹ của Đức
Kitô cho đến cùng.
Còn
Maria là ‘đầy tớ can trường của công lý’ như thế nào? Kinh Magnificat
(Luca 1:46-55) cho chúng ta câu trả lời khi Maria ca ngợi Đấng đoái
thương tới người nữ tì hèn mọn như Ngài đã luôn chúc phúc cho những kẻ
khiêm nhường và đói nghèo nhưng luôn kính sợ Ngài. Những lời nói này đối
với những người không hiểu lịch sử cứu độ thì có vẻ tổng quát và mơ hồ.
Kẻ khiêm nhường và người nghèo đói theo truyền thống Kinh Thánh là những người trung tín với giao ước, bất chấp những thử thách. Họ không chỉ là những người mà nói theo tục ngữ Việt Nam là “ở hiền gặp lành”.
Khi
người Do Thái bị lưu đày hơn 60 năm ở Babylon, rất nhiều tín hữu mất
niềm tin trong tâm trạng tuyệt vọng hoàn toàn. Họ mất quê hương, mất đền
thánh Jerusalem, mất hòm bia, mất chính quyền, mất quân đội và mất tất
cả. Họ bỏ giao ước vì nghĩ rằng chính Thiên Chúa đã bỏ họ. Chỉ có một
thiểu số giữ vững niềm tin và tiếp tục duy trì giao ước. Trong Kinh
Thánh họ được gọi là ‘Anawim’ mà có thể gọi nôm na là ‘tàn dư còn sống sót’
[danh từ này rất phổ thông trong những năm sau ngày 30 tháng 4 năm
1975; chính quyền cộng sản dùng để miệt thị những ai dính líu tới chế độ
cũ.]
Chính
từ những ‘tàn dư’ này hay hình ảnh ‘gốc chồi Jesse’ mà Thiên Chúa đã tái
tạo một Do Thái mới sau khi họ trở về đất hứa. Họ là những người sống
theo sự công chính của giao ước. Họ là những người trung tín với đường
lối Thiên Chúa ngay cả khi lộ trình này tưởng như chỉ dẫn đến sự thất
bại, tủi nhục và tuyệt vọng.
Maria là nữ tì hèn mọn theo bước chân của những ‘tàn dư’ trung tín. Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II đã viết là “Anawim không phải một giai cấp xã hội mà là một sự chọn lựa của kẻ công chính.” Họ chọn con đường công lý và sự thật mặc dù bị thiệt thòi và bắt bớ. Họ trung kiên theo giao ước dù bị kẻ có quyền bính ức hiếp. Như thế kẻ ‘tàn dư’ trung tín cũng là những ai sống tám mối phúc thật.
Maria
đầy ơn phúc vì Ngài là người nghèo khó, người hiền lành, người có lòng
thương xót, người khóc lóc và khao khát chân lý... Maria đầy ơn phúc vì
Bà trung kiên bước theo con đường của người Tôi Tớ Đau Khổ của Thiên
Chúa.
Đức Gioan Phaolô II kết luận là “Bài ngợi ca Magnificat đã nói lên vai trò của Mẹ trong cuộc chiến chống lại sự dữ và tà quyền.” Mẹ là người đồng hành và liên đới với tất cả những ai đứng về phía công lý và sự thật.
Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh,
dẹp tan phường lòng trí kiêu căng.
Chúa hạ bệ những ai quyền thế,
Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường.
Kẻ đói nghèo, Chúa ban của đầy dư,
người giàu có, lại đuổi về tay trắng. (Lc 1:51-53)
Những
lời này cho chúng ta thấy Thiên Chúa luôn đứng về phía ‘anawim’ của
Ngài, tức là những người dù thiểu số và yếu hèn nhưng luôn kiên cường
trong công lý và sự thật. Ngài sẽ chiến thắng trên những kẻ gian tà và
phục hồi danh dự những ‘anawim’ của Ngài. Thiên Chúa đã thực hiện chiến
thắng này nơi Đức Kitô, “phiến đá mà người thợ xây loại bỏ đã trở nên
tảng đá góc tường”. Ngài đã thực hiện nơi Maria nữ tì hèn mọn cũng như
tất cả những ‘anawim’ trung tín của Ngài.
Quý vị thân mến,
Đức
Mẹ La Vang đã đi vào tâm hồn của người Công Giáo Việt Nam và Ngài cũng
đã đi vào lòng dân tộc chúng ta. Dù không phải như là người Ba Lan đã
gắn bó với thánh địa Minh Sơn như là linh hồn của cả dân tộc, người Việt
Công Giáo ở khắp mọi nơi hướng về Mẹ La Vang như là người đồng hành
trong thăng trầm của lịch sử và là đấng phù hộ trong cơn thử thách. Lòng
sùng kính Đức Mẹ không chỉ đưa chúng ta tới những hành động thuần túy
tôn giáo và lễ nghi như đi hành hương, dâng hoa, rước kiệu, cung nghinh
v.v...
Với
bổn phận ‘nhập thể hóa’ Tin Mừng và ‘Kitô hóa’ môi trường, lòng sùng
kính Đức Mẹ cũng như lòng yêu mến Chúa thôi thúc chúng ta tìm cuộc sống
sung mãn cho tha nhân. Chính vì thế, chúng ta không thể chỉ đến với Mẹ
qua những hành động thuần túy tôn giáo mà không noi gương đấng là
‘anawim’ của Thiên Chúa. Maria là người lữ hành trong đức tin và là nữ
tì trung tín của triều đại chính trực. Lòng
sùng kính Mẹ thách thức chúng ta cũng phải làm đầy tớ và là chiến sĩ
của công lý và sự thật trong cuộc chiến muôn thuở chống lại sự dữ và tà
quyền.
Vào
ngày 15 tháng 8 tới đây, theo như tin tức của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam
thì sẽ có nghi lễ đặt viên đá đầu tiên để xây Vương Cung Thánh Đường
tại La Vang.
Đây
là một biến cố quan trọng thể hiện lòng sùng kính Mẹ và là một biểu
hiện đặc thù của đức tin Công Giáo Việt Nam. Nhưng tôi nghĩ rằng chúng
ta không dừng lại ở một hình thức bên ngoài và nhất là tạo nên một biến
cố để trang điểm cho chế độ. Nếu Kitô giáo mà mất vai trò ngôn sứ thì nó bị thuần hóa và trở thành công cụ của chế độ.
Lúc đó, chúng ta không còn là tiếng kêu trong hoang địa nữa mà sẽ là
tiếng chũm chọe kêu inh ỏi (1Cor 13:1); lúc đó chúng ta sẽ như muối
không còn mặn nữa mà chỉ còn chờ ném ra ngoài đường cho người ta đạp lên
nó (Mat 5:13).
Nói
tóm lại, lòng sùng kính Đức Mẹ La Vang không thể tách lìa với bổn phận
xây dựng một xã hội theo giá trị của Phúc Âm. Sứ mạng của Đức Kitô là
đem sự sống sung mãn cho con người. Người Kitô hữu chúng ta không thể
chỉ dừng lại trong những hành động tôn giáo mà không kiếm tìm sự sung
mãn của đồng loại và nhất là của đồng bào. Như Mẹ Maria là nữ tì trung
tín, xin cho mọi người Công Giáo Việt Nam trong và ngoài nước cũng trở nên đầy tớ của Tin Mừng, của công lý, của sự thật trong cuộc chiến chống lại sự dữ và tà quyền. Tôi xin phỏng theo lời của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolo II để kết thúc buổi chia sẻ hôm nay:
Xin Mẹ La Vang toàn thắng nơi quê hương chúng ta.
Xin Mẹ toàn thắng ngay cả qua những đau khổ
và thất bại của chúng ta.
Xin Mẹ cho chúng ta đừng nản lòng tranh đấu cho công lý
và sự thật,
cho tự do và nhân phẩm của con người.
Xin Mẹ đem lại chiến thắng của ánh sáng trên tối tăm,
sự lành trên sự dữ, chí nhân trên cường bạo
và đại nghĩa trên hung tàn.
Cùng Mẹ La Vang, chúng ta hãy tiến bước về tương lai tươi sáng cho dân tộc và cho đất nước.
+Vinh sơn Nguyễn văn Long OFMConv,
Giám mục Hiệu tòa Tala và
Giám mục Phụ tá TGP Melbourne, Australia.
TÒA TỔNG GIÁM MỤC VINH LÊN ÁN
HÀNH ÐỘNG ÐÀN ÁP TÔN GIÁO TẠI NGHỆ AN
HÀ
NỘI.-Vừa bị khủng bố, đánh đập, vừa bị vu khống, phân biệt đối xử… đó
là những gì linh mục và các giáo dân của Giáo điểm Con Cuông, thuộc xã
Yên Khê, huyện Con Cuông phải hứng chịu trong nhiều ngày qua mà đỉnh
điểm là ngày Chủ nhật 1 tháng 7 năm 2012. Tòa Giám mục Vinh đã mạnh mẽ
lên án hành động đàn áp tôn giáo này của nhà cầm quyền địa phương.
Theo
thông báo của Tòa Giám mục Vinh công bố ngày 4 tháng 7, trong những
ngày qua nhà cầm quyền đã liên tục cho người đe doạ, ngăn cản khủng bố
linh mục và giáo dân và theo Tòa Giám mục Vinh, sự kiện xảy ra ra ngày
Chủ nhật 1 tháng 7 là cao trào và là kết quả những mưu tính lâu dài,
được dàn dựng công phu kỹ lưỡng của các thế lực đen tối.
Theo
tường thuật của Giáo phận Vinh Online ngày 3 tháng 7 thì trong ngày
Chủ nhật hôm đó, công an, dân phòng và một nhóm côn đồ đã kéo đến hành
hung các nữ tu, giáo dân, thậm chí đánh cả linh mục Nguyễn Ðình Thục,
khi vị linh mục này chuẩn bị cử hành thánh lễ. Nhiều giáo đã bị đánh
trọng thương, trong đó có một phụ nữ bị đánh vào đầu gây chấn thương sọ
não phải đưa đi Hà Nội cấp cứu.
Vẫn theo bản thông cáo trầm
trọng nhất là đám người nói trên còn đập nát cả tượng Ðức Mẹ. Nhà
nguyện bị chiếm giữ, linh mục Nguyễn Ðình Thục đã phải làm lễ ở ngoài
sân, giáo dân thì hoảng sợ vì thấy cảnh sát cơ động 113 và một lực
lượng quân đội với súng ống sẳn sàng chĩa vào nhà nguyện.
Ðể thể
hiện sự phản đối, Tòa giám mục Vinh ngày 4 tháng 7 đã lêu gọi mọi linh
mục, tu sĩ, giáo dân trong giáo phận thắp nến cầu nguyện cho giáo dân
tại Con Cuông, đồng thời kêu gọi các linh mục treo biểu ngữ tại giáo xứ
với nội dung Phản đối hành vi phạm thánh và đánh đập linh mục, giáo
dân của nhà cầm quyền Con Cuông. Cũng trong ngày 4 tháng 7, Tòa Giám
mục Vinh đã gởi một công văn đến nhà cầm quyền tỉnh Nghệ An, để lên án
mạnh mẽ vụ đàn áp linh mục và giáo dân tại Giáo điểm Con Cuông. Bức
công văn khẳng định việc linh mục và giáo dân dâng lễ cầu nguyện tại xã
Yên Khê, huyện Con Cuông là việc chính đáng, phù hợp với luật pháp
Việt Nam và công ước quốc tế.
Tuy
nhiên, tờ Nghệ An điện tử đến hôm qua vẫn tiếp tục đăng bài khẳng định
là chính các linh mục và giáo dân Giáo xứ Quan Lãng đã kéo đến gây
rối, hành hung người dân xã Yên Khê và cho rằng các linh mục đã truyền
đạo trái phép, vì đã làm lễ tại một nhà riêng mà chưa có sự đồng ý của
nhà cầm quyền điạ phương.(SBTN)
"Phản đối chính quyền Con Cuông Nghệ An:
đánh đập, khủng bố linh mục giáo dân" !
-- Người Công giáo ở hầu khắp các giáo xứ miền Bắc “bước qua nỗi sợ hãi để can đảm, hiên ngang đòi công lý và sự thật”. Cái lợi ích tinh thần to nhất là như thế, là vượt qua nỗi sợ!.
--Việc giáo Dân miền Bắc làm vì lợi ích Chung của các Tôn Giáo, của cả Giáo Hội, cả Dân Tộc.
--
Giáo dân ở miền Bắc hầu hết các giáo xứ, không riêng gì giáo dân Hà
Nội, giáo dân đạo đức hơn rất nhiều, giáo dân có bản lãnh hơn rất
nhiều và giáo dân cầu nguyện, xưng tội đông hơn trước rất nhiều.
-- Cái lòng yêu nước là một tình cảm thiêng liêng tốt đẹp tự nhiên của con người cũng không được phép bày tỏ. Hễ ai bày tỏ lòng yêu nước thì bị chụp mũ là chống nhà cầm quyền và bị bắt bớ, thủ tiêu, tù đày.
--
Còn đám cán bộ nhà nước họ vẫn nắm quyền lãnh đạo, vẫn ăn tiền từ
trên rót xuống, và tiền từ nước ngoài đổ vào. Còn nạn nhân chết thì
thôi, họ không cần!
-- Xét về mặt pháp lý quốc tế thì chính phủ hay Việt Nam Cộng Hòa là có chính nghĩa hơn.
Lá cờ đỏ sao vàng mà cháu là công dân, cháu thấy nhục, nhục lắm! Vì
nó là cờ bán nước, vì bán Trường Sa, bán Hoàng Sa, bán Thác Bản Dốc...
-- Nhà thờ Kỳ Đồng và Thái Hà, cầu
nguyện cho các nạn nhân của họa ngoại xâm, cho các nạn nhân của công
lý hòa bình, cho các ngư dân bị Trung quốc bắt, giết. Thì
ở các màn ảnh rộng trong ngoài nhà thờ Kỳ Đồng chiếu cảnh Hải quân
Việt Nam Cộng Hòa đánh trả quân Trung quốc, chiếu cảnh cờ Vàng của
Việt Nam Cộng Hòa bay phất phới,
--
Tôi nghe các ông đe bắt tôi. Xin mời các ông cứ việc bắt tôi. Tôi rất
hân hạnh nếu được bắt chung với giáo dân, và tôi nói cho các ông điều
này nữa “Quân gian ác chết vì tội ác, kẻ giết người lành, án phạt vào
thân”. Kinh Thánh nói như vậy và tôi tin như vậy.
-- “Bản
chất của chế độ Cộng sản vô thần nó là cơ chế tội ác đa quốc gia,
xuyên quốc gia, nó lnoà cơ chế tội ác toàn cầu, càng ngày nó càng ác,
nó ác có hệ thống cho nên nó thấy ai làm điều thiện là nó lồng lộn lên nó chịu không nổi, nó chỉ muốn giết chết thôi!”
-- “Tôi
nói thật với các ông nhá, báo, đài của các ông toàn xuyên tạc, chụp
mũ, nói láo, mà nói láo một cách trắng trợn, trơ trẽn, không biết liêm
sỉ là gì! Chụp cho tôi đủ thứ mũ. Tôi không xứng đáng để đội những cái
mũ bẩn thỉu ấy của các ông.
-- Mà các ông đe bắt tôi à, tất cả chúng tôi đều làm việc tốt hết, tốt cho dân tộc, tốt cho đất nước, tốt cho con người. Mà vì cái tốt ấy mà chúng tôi phải chịu bắt bớ, tù đày, chết chóc, Không sao!
-- Tôi nói cho các ông biết là tôn giáo phát triển theo qui luật rất mầu nhiệm. Càng bị đánh đập, càng bị bách hại lại càng phát triển. Càng chết lại càng sống! Cho nên tôi có đi tù cũng không sao hết, tôi có chết cũng không sao!
-- bây giờ cứ
việc đúng tôi làm thôi. Vì tôi là nạn nhân, tôi thấy bao nhiêu người
khác là nạn nhân, cho nên “đồng thân, đồng phận”, chúng tôi giúp nhau,
thế thôi! Chết cũng chơi!
--
Thế hệ trước cha anh chúng tôi đã chết cho chúng tôi được sống, thì
bây giờ tôi phải chết cho tương lai con em chúng tôi được sống
--- Linh Mục Phê Rô Nguyễn Văn Khải,
nguyên là phát ngôn nhân Giáo Xứ Thái Hà)
Chết cũng chơi!
(Repost)
Bài nói chuyện
của Linh mục Phêrô Nguyễn văn Khải
Dòng Chúa Cứu Thế, tại Nam California 21.8.2011
Thanh Phong/Viễn Đông
SANTA
ANA. Hơn 600 đồng hương, không phân biệt tôn giáo đã đến Trung Tâm
Công Giáo Việt Nam tại Santa Ana vào chiều Chủ Nhật 21.8.2011 để nghe
Linh Mục Phêro Nguyễn Văn Khải, Dòng Chúa Cứu Thế tại Thái Hà, Hà Nội
nói chuyện về hiện tình tôn giáo tại Việt Nam, đặc biệt tại Thái Hà
thuộc Tổng Giáo Phận Hà Nội. Buổi nói chuyện của LM. Khải do Phong Trào
Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại tổ chức.
Theo
chương trình, buổi nói chuyện của Linh mục Nguyễn Văn Khải bắt đầu
lúc 2 giờ, nhưng từ lúc 1 giờ, rất đông đồng hương đã đến, và những
người đến muộn không tìm được chỗ đậu xe. Lúc gần giờ khai mạc, hội
trường phải mở thêm một gian nữa để đủ chỗ cho mọi người tham dự.
Đức
Cha Đa Minh Mai Thanh Lương, linh mục Quý, giáo sư Nguyễn Thành Long,
nguyên Hội Trưởng Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo Trung Ương, ông Nguyễn
Văn Liêm, Chủ tịch Cộng Đồng CGVN, GP. Orange, Tiến sĩ Phạm Kim Long,
Ủy Viên Giáo Dục Quận Cam, Luật sư Đoàn Thanh Liêm, Ban Điều Hợp và
các thành viên Phong Trào Giáo Dân, các cơ quan truyền thông Việt ngữ ,
Ban tù ca Xuân Điềm và đồng hương không phân biệt tôn giáo đã đồng
loạt đứng lên chào đón linh mục Phêro Nguyễn Văn Khải khi ngài bước
vào hội trường. Sau đó chăm chú nghe linh mục nói chuyện và biểu lộ sự
thích thú bằng những tràng pháo tay liên tục.
Một trong những người tham dự , bà Nguyễn thị Hồng nói với chúng tôi: “
Tôi ở đây đã lâu, đi tham dự sinh hoạt cũng đã nhiều nhưng chưa bao
giờ thấy có bài diễn văn, bài giảng, bài phát biểu nào hay hơn, lý thú
hơn bài nói chuyện của ông cha này”.
Sau
nghi thức chào quốc kỳ VNCH và Hoa Kỳ cũng như giây phút thinh lặng,
mặc niệm các chiến sĩ Quân lực VNCH đã hy sinh vì tổ quốc, đồng bào đã
bỏ mình trên đường vượt thoát Cộng sản tìm tự do. Linh mục Nguyễn Văn
Khải đã dâng lời cầu nguyện lên Thiên Chúa. Sau đó, vị đại diện Phong
Trào Giáo Dân lên giới thiệu linh mục Nguyễn Văn Khải với mọi người.
Trong bộ áo Dòng quen thuộc của các cha Dòng Chúa Cứu Thế, với vóc dáng nhỏ nhắn nhưng lanh lẹ, vầng trán rộng, cặp mắt sáng quắc và nụ cười thật tươi luôn nở trên môi, linh mục bước lên đứng trước mặt mọi người và nói bằng giọng khôi hài:
“Đúng
như lời ông MC vừa nói, cho đến bây giờ con vẫn là nông dân, con làm
nông nghiệp, con ở nông thôn. Phát âm sai như người Hà Nội thì con là
“lông” dân, con làm “lông” nghiệp, con ở “lông” thôn”.
Con
có ba cái “lông” đấy ạ, hay là ba cái “nông” ấy cho nên con vừa nông,
vừa nhẹ. Cả nhà đây, thiên hạ nói con thế nào thì con không biết,
nhưng con là nông dân nên con ăn nói như nông dân, thấy sao nói vậy.
Và con cũng không phải là nhà tư tưởng hay nhà tranh đấu gì, không
phải nhà tư tưởng sâu xa, cũng chẳng phải là nhà tranh đấu mạnh mẽ.
Con là bạn của người nghèo! Cũng như thể bao nhiêu anh em tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế khác, chúng con là bạn của người nghèo,
và chúng con theo chân người cha đi trước thì bây giờ chúng con là
những người trẻ, cũng lại theo gót cha như vậy. Và như thể cha Vũ Ngọc
Bích, là em bà nội con, là linh mục duy nhất của Dòng Chúa Cứu Thế
sống sót ở miền Bắc sau năm 1954, ngài nhận con vào tu và ngài thường
bảo đại khái rằng:
“Tôi đã nhận chiếc cày từ tay cha tôi,
tôi hân hoan đi vào mảnh vườn thế giới, |
nên dù sỏi đá cằn khô
thì anh em ta cũng cứ phải vui vẻ
nai lưng ra mà cày”.
Thế thì hôm nay con đến đây, con xin thưa với cả nhà là con nói trong tư cách là người con, người cháu, người em. Cả
nhà đây toàn là những bậc đáng kính, con nhìn xuống thấy toàn các vị
đáng tuổi ông, tuổi bố mẹ, cô dì, chú, bác hết cả. may lắm mới có một
vài người cùng tuổi với thế hệ con, cho nên những điều con nói ở
đây chỉ như những người con, người cháu trình bày trước các bậc tiền
bối về suy nghĩ cũng như về công việc của đồng bào mình ở Việt Nam,
cũng như những công việc của chúng con đây thôi, chứ không có gì là lớn
lao, trọng đại.
Lúc nãy con đến cửa
đây, con thấy hai bên có hai bảng kẻ vẽ các khẩu hiệu trông rất khí
thế. Con thấy mấy xe Jeep cắm cờ, trông rất là “hoành tráng”, cứ như
là đội quân “sắp hàng vào trận”. Và con thấy cái cảnh này bây giờ được
đặt ở Hà Nội mới phải. Con thấy ở Hà Nội chống Tàu Cộng đấy nhưng lúc này không có khí thế, không có xe, có cờ, có khẩu hiệu hoành tráng như vậy. Bởi vì Hà Nội không có không khí tự do như ở đây và bởi nhiều lẽ khác không tiện nói.
Nhưng
không phải vì như thế mà người dân Hà Nội, nhất là người nghèo, nhất
là các tín hữu Công Giáo Hà Nội, lòng yêu nước lại kém đồng bào mình ở
đây. Không! Con nói chuyện hôm kia ở báo Người Việt, con đến nơi thấy
có bốn năm cụ già với 4 năm cây cờ Cộng Hòa rất đẹp, thấy các khẩu
hiệu kẻ vẽ rằng: “Đả đảo những người xỉ nhục cờ Cộng Hòa” (cờ vàng). Rồi một khẩu hiệu khác là: “Linh mục Nguyễn Văn Khải nên ở Việt Nam. Ủng hộ LM. Nguyễn Văn Lý”.
Con
thấy vui. Con nói với thính giả hôm ấy rằng, nếu con có thời gian,
con sẽ ra nói chuyện với mấy người ấy, và nếu con có quyền, con sẽ ra
mời mấy cụ ông, cụ bà vào trong này chúng ta cùng trò chuyện với nhau,
vì con thấy rằng cái ý hướng tốt đẹp của các cụ ấy cũng “giống cháu”.
Giống cái thứ nhất là cháu cũng thấy lá cờ vàng này là đáng kính,
đáng yêu. Chưa biết nó thế nào, nhưng cháu nghĩ là thời gian càng trôi
đi thì lá cờ vàng này càng biểu tượng cho lòng yêu nước của người
Việt. Bởi vì cháu thấy chính phủ Việt Nam Cộng Hòa là một quốc gia, là
thành viên của Liên Hiệp Quốc, được thế giới công nhận, đang khi ấy,
lúc trước 1975, cháu là công dân của chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng
Hòa, là quốc gia không được Liên Hiệp Quốc công nhận.
Xét về mặt pháp lý quốc tế thì chính phủ hay Việt Nam Cộng Hòa là có chính nghĩa hơn.
Lá cờ đỏ sao vàng mà cháu là công dân, cháu thấy nhục, nhục lắm! Vì
nó là cờ bán nước, vì bán Trường Sa, bán Hoàng Sa, bán Thác Bản Dốc,
bán Hữu Nghị Quan, bán những vùng mà cháu đã đi đến tận nơi, cháu đã
thấy đất bị lấn thế nào và người Việt mình lại nằm trong phần đất bị
Trung quốc chiếm mất.
Cháu
đến tận nơi, và cháu thấy rằng, bây giờ thời gian trôi đi, Trung quốc
càng ngày càng thể hiện cái sự thống trị của mình trên đất nước Việt
Nam một cách trắng trợn hơn. Đang khi ấy, cái lòng yêu nước là một
tình cảm thiêng liêng tốt đẹp tự nhiên của con người cũng không được
phép bày tỏ. Hễ ai bày tỏ lòng yêu nước thì bị chụp mũ là chống nhà cầm quyền và bị bắt bớ, thủ tiêu, tù đày.
Cho nên, thấy vậy, cháu mới thấy lá cờ Vàng này mới là biểu tượng cho lòng yêu nước, cháu thấy sao cháu nói vậy. Cháu thấy mình nên tự hào về điều đấy. Bởi vậy cho nên cách đây gần hai tháng, lần đầu tiên ở
nhà thờ Kỳ Đồng và Thái Hà, cầu nguyện cho các nạn nhân của họa ngoại
xâm, cho các nạn nhân của công lý hòa bình, cho các ngư dân bị Trung
quốc bắt, giết thì ở các màn ảnh rộng trong ngoài nhà thờ Kỳ Đồng
chiếu cảnh Hải quân Việt Nam Cộng Hòa đánh trả quân Trung quốc, chiếu
cảnh cờ Vàng của Việt Nam Cộng Hòa bay phất phới, và cháu tin rằng nhiều người trẻ bây giờ hay tới nhà thờ thì hiếm hoi được trông thấy cờ Cộng Hòa.
Và như cháu đã nói hôm trước, cháu trông vào đây
(Cờ Vàng) một cái thấy là một dải non song gấm vóc màu vàng. Ba miền
Bắc, Trung, Nam thống nhất trên một dải đất, rất ý nghĩa. Trông vào lá
cờ đấy thấy cái gì đó sang trọng, màu vàng là màu sang trọng, biểu
hiện cho vương quyền, là màu của nhà vua (không biết cháu có nhớ đúng không)?
Đại
khái vậy. Nhưng cái đề tài chính hôm nay, TV có loan tin, báo có
viết, đài có nói rồi nên cháu không thể nói khác được. Cháu nói chuyện
đầu tiên hôm nay là vấn đề “Vi phạm tự do tôn giáo ở Việt Nam”.
Rất
buồn, ở trong nước cháu cũng nghe, ra ngoài nước cháu cũng nghe, có
rất nhiều người nói: Việt Nam bây giờ có tự do tôn giáo rồi, người Việt
Nam nói, người ngoại quốc nói. Bằng chứng là bây giờ đi nhà thờ tự
do, bằng chứng là bây giờ xây dựng nhà thờ, thánh thất tự do, bằng
chứng là người đến nhà thờ đầy tất cả, và bằng chứng là các linh mục,
tu sĩ, các hòa thượng, thượng tọa đi ra vào nước tự nhiên như không
vậy.
Họ lấy bằng cớ đó để khẳng định
Việt Nam có tự do tôn giáo, nhưng theo cháu là người sống ở Việt Nam
thì cháu thấy, đấy là dối trá. Việt Nam thực sự không có tự do tôn giáo, mà trên thực tế tự do tôn giáo đã và đang bị vi phạm nghiêm trọng.
Nói
là tự do đi lễ, đi nhà thờ? Thưa, không! Trên giấy tờ thôi. Thực tế
chỉ ở vùng Công giáo đông người và các thành thị, nhưng ngay cả ở thành
thị như Thái Hà, thì giáo
dân đến Thái Hà đi lễ, đi hành hương luôn luôn bị chặn. Cho đến bây
giờ xe vẫn luôn bị chặn như thường. Không phải chỉ chặn xe giáo dân, xe
linh mục cũng bị chặn, Giám mục cũng bị chặn.
Đức
Cha Nguyễn Văn Sang về Thái Hà hành hương bị công an chặn ngay ở lối
vào thành phố ngon lành vậy! Cho nên đâu có tự do. Còn năm ngoái, vụ
Đồng Chiêm xẩy ra, bao
nhiêu ngàn người vào hành hương đều bị nhà nước chặn tất, mà chặn một
cách bẩn thỉu, làm khổ cả dân lành, tức là đem xe đất, đá đền đổ ngay
giữa đường rồi chận đầu, chận đuôi khiến người trong làng, xe pháo
không đi lại được, đổ cả hai đầu. Chưa kể chỗ đó có cây cầu,
công an chận đấy. Không phải một chốt đó mà đứng đầy hai bên đường, hễ
ai đi vào là tấn công. Đấy! đâu có tự do đâu!
Còn
cháu đây, cháu đi tới các vùng ở Tây Nguyên cũng như ở Sơn La, Điện
Biên, cháu biết, nhiều người đi lễ họ không cho ra khỏi làng. Nhiều người đi đến nhà dân tụ họp cầu nguyện là họ bắt phạt. Còn linh mục, mục sư đến đó là bắt ngay. Cho nên nhiều mục sư nói chuyện với cháu là toàn phải lợi dụng ngày lễ, Tết, cán bộ “mải mê ăn nhậu” thì mới vào được.
Thứ
hai là vào lúc đêm tối. Tối vào, sáng ra, mà vào không báo trước.
Cháu có bằng chứng chứ không phải cháu nói không. Như thế có tự do
không? Còn nữa, là bảo tự do xây nhà thờ? Không! Nhà thờ chỗ cháu cách
đây 10 năm, xin phép sửa lại, nâng cao lên một tí không cho nâng.
Ở Tổng Giáo phận Hà Nội có nhà thờ giáo xứ Bảo Long do cha Phạm Minh Triệu trông coi. Ngài về đó hai năm nay, ngài bảo: “Cha Khải ơi, con về đây còn có cái nhà thờ này xin phép 15 năm rồi mà không cho xây. Bây giờ không cần phép nữa, ta cứ xây thôi, chết thì chết, thế là xây. Họ đâu có cho đâu. Còn bây giờ bảo xây dựng một tu viện mới thì càng khó, không có tự do đâu.
Một Thánh Lễ do cha Khải cử hành ở miền quê,
nơi mà giáo đường là nhà của giáo dân.
1.
Cái thứ nhất, cháu thấy nhà cầm quyền vi phạm tự do tôn giáo một cách
nghiêm trọng. Đó là nhà cầm quyền thò cái bàn tay lông lá của mình
can thiệp vào những sinh hoạt thuần túy tôn giáo.
Cha bạn cháu là cha coi giáo xứ Cẩm Sơn ở Phủ Lý, Hà Nam, lễ Giáng Sinh vừa rồi, ngài gọi điện thoại cho cháu bảo: “Bác
Khải ơi, công an Huyện, công an Tỉnh cứ liên tục vào đây kêu em đưa
chương trình thánh lễ và chương trình dịp lễ Giáng Sinh để cho họ
duyệt! Em bảo: “Mấy cái bố này vớ vẩn, các bố không có đạo, tại sao đòi
duyệt chương trình lễ của tôi?”
Đấy. Họ
thò cái bàn tay lông lá rồi can thiệp vào sinh hoạt thuần túy tôn
giáo ở cái mức tinh vi nhất làm cho các tôn giáo bị tha hóa, đó là can
thiệp vào việc đào tạo, việc phong chức, phong phẩm trong các tôn
giáo. Không có phép nhà nước không được vào chủng viện. Không có
phép nhà nước không được truyền chức. Không có phép nhà nước không
được thuyên chuyển từ xứ nọ qua xứ kia.
Không
có phép nhà nước không được nhận chức Giám Mục. Tòa Thánh muốn bổ
nhiệm ai làm Giám Mục, thì trước đó phải được chính phủ đồng ý đã. Vậy
là, thực tế ông nhà nước nắm cả quyền bổ nhiệm, phong chức Giám Mục
của mình rồi. Đấy, Công Giáo đang bị như vậy. Cho nên Đức Cha Nguyễn
Thái Hợp nói: “Đã đến lúc phải xem lại tiến trình bổ nhiệm giám mục ở Việt Nam”. Cháu kể sơ như thế, không có thời gian nói dài, cho thấy không có tự do tôn giáo tại Việt Nam.
2.
Điểm thứ hai cháu thấy không có tự do và bình đẳng về phương diện xã
hội, đối với các tôn giáo và đối với tín đồ của các tôn giáo.
Không bình đẳng về xã hội. Ví
dụ người Tin Lành, người Công giáo về mặt xã hội, là bị phân biệt đối
xử rất rõ, bị coi là công dân hạng hai. Phật giáo Hòa Hảo cũng thế
thôi!
Bắt đầu vào năm học, bao
giờ cũng có thủ tục khai báo là thuộc tôn giáo nào để nhà trường cũng
như các cơ quan, đoàn thể có chính sách dò xét và kềm chế người Công
giáo, Tin Lành. Dù có giỏi thế nào đi chăng nữa, dù có đạo đức thế nào
chăng nữa vẫn bị đối xử phân biệt.
Mặt khác, ở mỗi giáo xứ, Dòng Tu, tòa Tổng Giám mục đều có con dấu, nhưng các cơ quan, đoàn thể nhà nước không công nhận.
Ví dụ cháu ở Hà Nội, cháu không thể đọc sách ở bất cứ Thư viện nào,
không nhận được tiền gửi qua Bưu điện, vì sao vậy? Thủ tục nhận tiền
của Bưu điện là có Chứng Minh Nhân Dân, có hộ khẩu lại có ông Chủ tịch
Phường chứng nhận vào cái giấy của Bưu Điện gửi kèm là đương sự đang ở
địa chỉ này rõ ràng. Thế mà ở Saigon trang mạng của hội đồng giám mục
Việt Nam gửi cho cháu mấy trăm ngàn tiền nhuận bút .
Cháu
cầm giấy báo ra phường xin chứng nhận, họ nói ông là tu chui, ở chui,
không có hộ khẩu, chúng tôi đâu có biết ông đâu mà chứng nhận? cho
nên không lấy được. Rồi khi đọc sách ở Thư viện, vào Thư viện xin làm
thẻ đọc sách, thì phải có giấy giới thiệu của cơ quan chủ quản, mà cơ
quan chủ quản của cháu là Dòng Chúa Cứu Thế mang giấy của Bề Trên ký
cho cháu ra, thấy cái dấu của nhà đạo, có thánh giá. Không nhận! Xin
thi bằng lái xe cũng thế. Thế là khỏi đọc sách, khỏi thi bằng lái xe,
khỏi làm gì hết!
Họ đòi giấy tờ của cơ
quan chủ quản, đến khi đưa ra họ không nhận thì biết làm gì bây giờ?
Có người hỏi: Tại sao cha Khải lại “làm” như thế? Cháu nói thẳng với
chính quyền: “Tôi nói thật với các ông, tôi không sợ! Tôi chẳng có gì để mất hết cả!
Cháu nói nhiều lần với công an Hà Nội: “Tôi
đây, đi tu hai mươi mấy năm nay, xin hộ khẩu các ông không cho nhập,
tôi muốn vào tu viện, nhà nước cũng không cho. Tôi muốn ra khỏi Dòng
Tu cũng không được, vì bây giờ tôi đã khấn trọn đời bền đỗ trong Dòng
rồi. Vào không được mà ra cũng không xong! Lên cũng không được, không
lên làm Giám Mục được! Vì tôi tu chui, chịu chức chui mà lại là tu sĩ
Dòng Chúa Cứu Thế. Tôi xuống cũng không được, vì tôi đã là giáo sĩ rồi
và mãi mãi là giáo sĩ! Không xuống làm dân thường được nữa!
Đấy,
lên không lên được, xuống không xuống được, ra không ra được, vào
không vào được, cứ lơ lửng giữa Giời thì còn gì để mất? Cho nên bây giờ
cứ việc đúng tôi làm thôi. Vì tôi là nạn nhân, tôi thấy bao nhiêu
người khác là nạn nhân, cho nên “đồng thân, đồng phận”, chúng tôi giúp
nhau, thế thôi! Chết cũng chơi!
Còn
nhà cầm quyền cứ nhắn tin, nhắn vào điện thoại di động cháu là đe
bắt, rồi nhắn tin qua các luật sư và cán bộ để nói lại cho cháu là sắp
bắt ông đến nơi rồi. Cháu nói thẳng với công an thành phố Hà Nội,
chính quyền Hà Nội:
“Tôi
nói thật với các ông nhá, báo, đài của các ông toàn xuyên tạc, chụp
mũ, nói láo, mà nói láo một cách trắng trợn, trơ trẽn, không biết liêm
sỉ là gì! Chụp cho tôi đủ thứ mũ. Tôi không xứng đáng để đội những cái
mũ bẩn thỉu ấy của các ông. Mà các ông đe bắt tôi à, Cháu nói, tất cả
chúng tôi đều làm việc tốt hết, tốt cho dân tộc, tốt cho đất nước,
tốt cho con người. Mà vì cái tốt ấy mà chúng tôi phải chịu bắt bớ, tù đày, chết chóc, Không sao!
Các
ông tưởng không có chúng tôi đây, nhà thờ Thái Hà chết? Không! Ngày
xưa lúc các ông còn đang mạnh ở thập niên 1950-1980, các ông tìm cách
bóp nát Thái Hà thế nào! Mấy Thầy ở Thái Hà chết, mấy cha ở Thái Hà bị
tù, bao nhiêu dân Thái Hà bị tù, chỉ sống sót một linh mục già yếu,
mắt mù, thế mà các ông thấy, bây giờ giáo xứ Thái Hà chúng tôi vẫn sống, và sống khỏe nhất thành phố này, nếu không muốn nói là khỏe nhất nước này.
Rồi các ông xem, tôi nói cho các ông biết là
tôn giáo phát triển theo qui luật rất mầu nhiệm. Càng bị đánh đập,
càng bị bách hại lại càng phát triển. Càng chết lại càng sống, cho nên
tôi có đi tù cũng không sao hết, tôi có chết cũng không sao. Thế
hệ trước cha anh chúng tôi đã chết cho chúng tôi được sống, thì bây
giờ tôi phải chết cho tương lai con em chúng tôi được sống.
Cháu nói thẳng với họ thế này, tôi
nghe các ông đe bắt tôi. Xin mời các ông cứ việc bắt tôi. Tôi rất hân
hạnh nếu được bắt chung với giáo dân, và tôi nói cho các ông điều này
nữa “Quân gian ác chết vì tội ác, kẻ giết người lành, án phạt vào
thân”. Kinh Thánh nói như vậy và tôi tin như vậy. (hình như là
ngày 14.9.2008, cháu nói một lần nữa như thế rồi là các Thầy đi cùng có
ghi âm và có đưa lên mạng cái phần này).
Cha Khải trong một buổi
đi cứu bà con bị lụt tại Hà Nội.
Các
cha nhà cháu không sợ chết đâu! Các cha trẻ hơn cháu nhiều, mới chịu
chức linh mục, có người trẻ hơn cháu cả chục tuổi ở Thái Hà, thiên hạ
đe bắt các cha Thái Hà và trừng trị trong đó có cháu, thế là các anh
em trẻ bảo: “Anh Khải ơi, xin anh đừng
có xuống sân gặp giáo dân, xin anh đừng ra nhà thờ làm lễ, xin anh ở
trên phòng làm lễ nơi nhà nguyện để dân không thấy họ mới thương, họ
mới bức xúc, còn chuyện còn lại để chúng em!
Thế là mấy cha trẻ đó ra ghi một tờ giấy để trên bàn thờ, cha nào ra làm lễ cũng đọc: “Thưa
cộng đoàn, mấy hôm nay đài, báo, TV nhà nước lại bắt đầu tấn công
Thái Hà, đài, báo, TV đang dọn đường để bắt các cha, và họ đang nhắm
vào cha Khải. Thế thì thưa cộng đoàn, chúng ta cầu nguyện để làm sao
cho nhà nước sớm đến bắt cha Khải để chúng ta xuống đường ra tòa án cùng cha Khải;
Chúng ta cầu nguyện để cha Khải sớm vào tù, để chúng ta có dịp hành hương vào nhà tù
thăm cha Khải. Xin cộng đoàn cầu nguyện cho cha Khải bị chết trong tù
để thành tử đạo, để Đền Thánh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ở Thái Hà trở
thành Đền Thánh Tử Đạo nữa cho thêm đông vui”.
Cha
nào ra cũng kêu gọi đại khái như thế, thế là giáo dân bừng bừng khí
thế, bức xúc như cháy nhà đến nơi. Thế là thôi, đài, báo, TV tự nhiên
mấy hôm sau là tắt cả! Cái phép ấy người miền Bắc chúng cháu gọi là “Gậy
ông đập lưng ông” hay còn gọi là “Lấy mỡ nó rán nó”. 3.
Đấy, cháu nói người Công giáo bị phân biệt đối xử
về mặt xã hội. ( Thứ ba) Người Công giáo còn bị
phân biệt đối xử về lãnh vực chính trị.
Con
người có quyền chính trị, có quyền tham gia các hội đoàn, nắm các
chức vụ trong guồng máy hành chính của chính quyền, trong guồng máy
hành pháp, tư pháp và lập pháp. Nhưng không bao giờ người Công giáo
được tham gia vào guồng máy hành pháp hay tư pháp của chính quyền cả.
Còn lập pháp ở Quốc hội thì có mấy linh mục, nhưng đấy chỉ là “bù
nhìn”, chỉ “làm cảnh” cho nó đẹp thôi.
Người
Công giáo, người Tin Lành bây giờ tổng cộng hơn chục triệu ở VN, vậy
mà cháu theo dõi, không thấy một người Công giáo, Tin Lành nào được
làm Thứ Trưởng, Tổng Cục Trưởng, được làm Tướng, làm Tá. Không một
người Công giáo nào được làm đến chức Quận Trưởng, Huyện Trưởng,
Không! Chức cao nhất mà người Công giáo, người Tin Lành có thể nắm đấy
là chức Chủ Tịch Xã, hay gọi nôm na là Trưởng Làng.
Cháu
giảng ở nhà thờ Thái Hà, cháu bảo: Đấy, xem nhà nước kia kìa, loa chõ
vào nhà thờ suốt ngày nói tự do tôn giáo nhưng chúng ta xem, ở cái
đất nước này, dân tộc thiểu số vùng cao học được bao nhiêu, như Nông
Đức Mạnh kia mà còn làm Tổng Bí Thư. Dân tộc thiểu số mà làm Tổng Bí
Thư, đang khi ấy người Công giáo hàng triệu người bao nhiêu đời có văn
hóa thế mà không bao giờ được nắm một chức vụ quan trọng nào, làm sao
mà bảo có tự do tôn giáo được?
4.
Điều thứ tư là nhà cầm quyền đã vi phạm tự do tôn giáo ở chỗ là tín đồ các tôn giáo bị phân biệt đối xử trong lãnh vực kinh tế.
Cụ
thể là người Mỹ vào VN mua đất làm nhà máy, xí nghiệp, lập công ty
được nhưng các giáo hội, nhà thờ, nhà chùa thì không được nhân danh tập
thể mà mua đất lập công ty. Thấy chưa, bị phân biệt về kinh tế mà còn
tìm cách nắm kinh tế của các tôn giáo. Pháp lệnh tôn giáo 2004, Nghị
Định tôn giáo 2005 qui định: Mọi giao dịch kinh tế của các tôn giáo
liên quan đến tiền bạc đều phải qua nhà nước kiểm soát hết. Nhưng trên
thực tế, lãnh tụ của các tôn giáo khôn, sức mấy để cho nhà nước kiểm
soát được túi tiền của mình.
Lại
còn thế này nữa, các nhà thờ tổ chức quyên góp phải có phép nhà nước,
cái gì họ cũng tìm cách thò bàn tay lông lá vào, mà sức yếu không thò
được mà cứ cố thò vào. Cháu thấy nhà cầm quyền sao họ mê muội như
vậy. Đấy là về phương diện kinh tế. Thậm chí lập một tài khoản họ cũng
không cho lập, thí dụ lập tài khoản cho giáo xứ Thái Hà, Tổng Giáo
Phận Hà Nội, Việt Nam hay là chùa Thiên Mụ. Không! Đố cơ sở tôn giáo
nào, giáo hội nào ở VN mà được đứng tên một tài khoản ở ngân hàng cho
nên mới xẩy ra chuyện cách đây mấy bữa là có một nhà sư ở Saigon mất,
để lại mấy trăm nghìn đô la.
Thế
là người nhà đòi cái phần ấy của mình, ở VN cái phần ấy là của mình
thật nhưng luật giáo hội, người đó đi tu, tài sản ấy là của giáo hội,
thế nhưng vì không
cho đứng tên nhà chùa, mà chỉ cho đứng tên nhà sư đó thôi. Như thế tài
sản của tôn giáo rất là nguy hiểm, rất là cheo leo. Ngay cả
những người có lòng thiện, không có lòng tham đi chăng nữa thì tài sản
cũng rất cheo leo, vì nó liên quan đến vấn đề luật pháp. Không khéo
cả giáo hội mất nghiệp, bán nhà thờ, tòa Giám mục để mà đền.
Thật
sự là như thế, chưa kể là có giao dịch ở bên này phải gửi vào tài
khoản chung chính quyền ở đây mới cho gửi và mới được miễn thuế nhưng
bên kia, nhà cầm quyền lại không cho lập tài khoản mang danh tập thể, thế là giao dịch bế tắc! Khổ chưa?
Đấy, về kinh tế, cháu nói cái này mới đểu cáng và thâm độc
mà nhiều người không thấy. Ngay cả những người ở VN nhiều khi cũng
không thấy. Đó họ tìm cách đập tan các khu vực kinh tế quan trọng của
các tôn giáo. Ví dụ ở Saigon, ai cũng thấy mảnh đất đối diện Bến Bạch
Đằng là Thủ Thiêm, là một làng Công giáo mấy trăm năm thế bây giờ họ
giải tỏa trắng dân, còn nhà thờ với nhà Dòng trật ra đấy.
Giải
tỏa trắng dân đi chỗ khác để cướp chỗ đất ấy làm Trung Tâm Thương Mại
Đa Chức Năng. Cộng đoàn có thể lên mạng thấy ngay bản đồ vẽ Khu
Thương Mại Đa Chức Năng, cả khu vực nhà Dòng Mến Thánh Giá cũng bị như
vậy, trên bản đồ thành như thế rồi. Thế là họ phá cơ sở quan trọng
kinh tế của Công giáo chứ gì, vì dân có giầu, nước mới mạnh, giáo dân
có mạnh thì giáo hội mới tồn tại được.
Rồi
ai cũng biết miền Đông Nam bộ, cái Trung Tâm Thương Mại Chợ Sặt của
người Kẻ Sặt từ Hải Dương vào lập nên từ năm 1954 là khu thương mại
quan trọng từ xưa đến nay ở miền Đông nam bộ, thế bây giờ các bố muốn
đập tan cái Trung tâm kinh tế của Công giáo và cũng là của cả nước.
Thế là các bố xây một cái Trung tâm thương mại ở gần và các bố tìm mọi cách ăn cướp cái Trung tâm kinh tế Chợ Sặt của người Công giáo để
buộc tất cả các mối hàng, thay vì mua ở chợ Sặt phải mua ở Trung tâm
thương mại kia, mà cái đất đó các bố bày đặt ra là để sẽ biến thành
nhà trường thế này thế nọ, mà giáo dân Sặt có sự giúp đỡ của truyền
thông công lý nhưng suốt mấy năm nay đấu tranh , bây giờ vẫn đang
giằng co.
Cháu nói ở bên Phật
giáo, Cao Đài, Hòa Hảo cũng thế thôi! Rồi Cồn Dầu, cả một vùng đất
kinh tế, vùng đất đô thị đầy tiềm năng đang phát triển, bây giờ tìm cách giải tỏa trắng để mà cướp đất, những chỗ khác cũng đại khái như vậy.
5.
Cái thứ năm là cái vi phạm tôn giáo về phương diện kêu
là “Thông tin văn hóa, giáo dục, y tế từ thiện”.
Tôn
giáo và tín đồ các tôn giáo bị phân biệt đối xử, không có tự do trong
lãnh vực thông tin, văn hóa, giáo dục, y tế , từ thiện. Về thông tin:
Không một đạo nào có được một đài phát thanh, một tờ báo, một tạp chí, một nhà xuất bản. Không! Nếu có báo nào gọi là giác ngộ hoặc như Công giáo Dân Tộc thì đấy toàn là “Báo Đảng”. Báo Đảng viết về đạo.Thế thôi!
Bên
Công giáo có một tờ gọi là Hiệp Thông, là thông tin chính thức của
Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Bộ Văn Hóa Thông Tin cấp một giấy phép
xuất bản cho cái tờ này nội dung ấn định rõ ràng: Mỗi tháng không qúa
100 bản, mỗi bản không qúa 100 trang, mỗi trang khổ A5.
Thế
cháu ngồi cháu nhân, cháu tính, cháu chia cho số 8 triệu người Công
giáo thì mỗi năm về mặt thông tin chính thức, mỗi giáo dân Việt Nam
được khoảng 2 chữ! Về Văn hóa: Tín đồ các tôn giáo Công giáo, Tin Lành
hay Hòa Hảo, đố mà thấy các tín đồ các tôn giáo đấy được học về đại
học Ngoại giao, đại học Quốc Phòng, đại học An Ninh, đại học Quân Sự.
Không! Mỗi khi thấy một đơn xin thấy hai chữ Công giáo là gạch chéo,
“out” ngay! Không cho người của các tín đồ được bình đẳng trong việc học hành.
Rồi
nữa, sang lãnh vực giáo dục, nhà nước cho các công ty ma, cho các
trường đại học ma vào Việt Nam lập nên các Trung tâm dạy ngoại ngữ ma,
các Trung tâm giáo dục ma rồi cuối cùng vô tư cấp bằng giả cho các cán
bộ vô tư! Không sao. Thậm chí có các Cán Bộ Trung Ương học lấy bằng Tiến sĩ chỉ trong 6 tháng mà không cần biết tiếng Anh. Kinh!
Nhà nước cho phép mở các Trung tâm ma, đại học ma vân vân và v..v… nhưng các tôn giáo không được lập Trung học, Đại học, Tiểu học. Các tôn giáo chỉ được phép mở Trường Mầm Non!
Đang khi ngay tại Hà Nội, hôm nay báo nói thế này, trường Mầm Non ngay
tại Hà Nội không có nhà vệ sinh, mỗi khi đi vệ sinh phải đi vào túi
ny lông bỏ đấy, rồi các cô giáo chở đi hàng cây số để đổ!
Thế
nhưng Dòng Tu nào, giáo xứ nào làm đơn xin mở trường Mầm Non là cán
bộ xã, cán bộ Huyện, Phòng Giáo Dục Huyện,rồi trường tiểu học ở xã,
rồi công an, Mặt Trận Tổ Quốc, Hội Phụ Nữ rồi bên Y Tế , Tổ Dân Phố họ
hạch sách đủ mọi thứ luật lệ, đủ mọi thứ lệ làng được bày ra để họ
tìm cách họ không cho các giáo xứ, các nữ tu lập trường Mầm Non. Chỗ
nào lập được rồi thì họ cứ nay kiểm tra, mai kiểm tra, sách nhiễu khốn
khổ.
Cho nên muốn làm việc từ thiện ở VN không dễ đâu, vì bản chất cái chế độ Cộng sản vô thần, cháu không biết những người khác nhận xét thế nào, nhưng theo cháu nhận thức “Bản
chất của chế độ Cộng sản vô thần nó là cơ chế tội ác đa quốc gia,
xuyên quốc gia, nó là cơ chế tội ác toàn cầu, càng ngày nó càng ác, nó
ác có hệ thống cho nên nó thấy ai làm điều thiện là nó lồng lộn lên nó
chịu không nổi, nó chỉ muốn giết chết thôi!”
Cho
nên cháu thấy bao nhiêu người có thiện chí mà nếu không kiên trì nhờ
ơn Chúa thì không làm việc thiện được, trước sự sách nhiễu của nhà cầm quyền khốn nạn!
Đồng bào ở đây không thấy trước mắt nên có thể không bức xúc, chứ con
thấy trước mắt bao nhiêu năm rồi, chịu không nổi! Đấy là về mặt giáo
dục.
Trung tâm từ thiện cũng
vậy, không được mở. Trại mồ côi khuyết tật, trại HIV-AIDS thì nhà nước
nắm tất, còn các cha, các thầy, các sơ, những ai muốn làm trong ấy thì
phải làm dưới bóng của họ quản lý. Ví dụ như ở Saigon, chính quyền
lập một cái trại HIV-AIDS cho những người gần chết, người công giáo
gọi là Trọng Điểm, ở giữa khu vực Biên giới Bù Gia Mập và Thủy điện
thác Mơ của tỉnh Tây Ninh. Thế mà các tu sĩ lên đó làm việc chỉ như
nhân viên của nhà nước với lương tháng chỉ một, hai triệu gì đấy.
Nhưng nhờ có các sơ làm việc trên đó mà bao nhiêu cơ quan từ thiện Công giáo mới giúp đỡ các nạn nhân. Còn
đám cán bộ nhà nước họ vẫn nắm quyền lãnh đạo, vẫn ăn tiền từ trên
rót xuống và tiền từ nước ngoài đổ vào, còn nạn nhân chết thì thôi, họ
không cần! Đấy, cháu nói về lãnh vực từ thiện nó là như vậy.
Và mấy năm trước còn có một cái lệnh ác thế này là mọi công tác từ thiện ở Việt Nam từ nay chỉ có Mặt Trận Tổ Quốc Trung Ương mới có quyền, các
cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức của nhà nước nhưng không phải
Mặt Trận Tổ Quốc Trung Ương cũng không có quyền. Con xin nói tiếp thế
là về vấn đề thông tin văn hóa, giáo dục, y tế, từ thiện đại khái nó
là như thế chứ còn nhiều chuyện đau lòng, cháu không muốn đi nhiều vào
cụ thể.
6.
Còn
chuyện thứ sáu về vi phạm tự do tôn giáo tại Việt Nam, đó là nhà nước
xiết chặt và kiềm chế, vi phạm đến quyền tự do cư trú,tự do di chuyển
của các tu sĩ cũng như của các tín đồ tại những khu vực mà nhà nước
gọi là “nhạy cảm”.
Ví dụ năm ngoái,
cháu hẹn với giáo dân một bản ở Mộc Châu giáp Lào và Thanh Hóa, kêu họ
ra thị trấn Mộc Châu cho chúng cháu gặp. Họ đi ra khỏi làng, cán bộ
không cho. Khi họ trốn được khỏi làng ra bến xe, thì những người chủ
xe được lệnh không cho những người đó lên xe. Thế là họ là họ đi bộ từ
chiều hôm trước.
Hôm sau
chúng cháu lên Mộc Châu không thấy đâu, gọi điện về bản thì bảo đi
rổi, thế cháu mới nói tắc xi chạy ngược lại thì giữa đường đang thấy
hai phụ nữ dắt ba đứa con giữa trời nắng cứ vui vẻ vô tư đi bộ, mặt
mày rất phấn khởi. Đối với họ không có ý niệm thời gian, và nếu mình
không vào đón, họ cứ đi như vậy đến tối, đến mai tới cũng được, và lúc
đó họ đi được hơn 30 cây rồi. Cháu có hình ảnh chụp họ đang đi giữa
đường đàng hoàng nhưng cháu không mang theo đây.
Còn
các tu sĩ chúng cháu muốn đi từ xứ này đến xứ kia làm việc phải được
chính quyền nơi đến chấp nhận, còn chính quyền nơi đến không chấp nhận
thì mình không được đến. Cha Trịnh Duy Công ở giáo xứ Sở Kiện, Hà Nam ngài giảng dậy ngài hay mạnh dạn tố cáo chính quyền phản động bán nước, thế là công an tỉnh đánh tiếng đe dọa sẽ trục xuất ngài khỏi địa phương. Thế là ngài giảng:
Các
ông công an theo dõi tôi ngồi ở bên dưới, các ông cứ vào trực tiếp
gặp tôi đây này để nói gì thì nói. Đừng đi bỏ nhỏ với giáo dân. Cái đó
không quân tử. Nhưng mà tôi nói các ông nghe, hoặc là tôi nói
các ông các bà về nói lại với công an. Rằng công an tỉnh Hà Nam này
muốn tôi đi khỏi Sở Kiện đến nơi khác thì công an cứ phải ghi vào giấy
lý lịch của tôi thật là tốt đẹp, thì tôi đi địa phương khác họ mới
nhận. Còn nếu cứ nói xấu tôi, địa phương khác họ thấy họ không dám
nhận thì tôi cứ ở đây mãi đừng có trách!
Đấy vui vậy! Cho nên là vi phạm đến quyền tự do cư trú và tự do di chuyển là những quyền tự do căn bản của con người, con người còn sống thì còn phải chuyển động, sống mà bắt người ta đứng yên như chết.
Như cha Nguyễn Văn Phượng nhà cháu, chẳng có tội tình gì cả, chỉ là
linh mục ở Thái Hà thôi, ra đến sân bay đi hành hương cùng một đoàn
linh mục, các linh mục khác cho qua, đến linh mục Nguyễn Văn Phượng thì
chặn lại, hỏi tại sao, họ trả lời lên hỏi trên, trên, trên, không
biết trên nào!
Chính quyền mà hành xử tiểu nhân như vậy! Rồi
đến cha Phạm Trung Thành, Bề Trên Giám Tỉnh của nhà cháu ở Saigon
cũng vậy. Hôm tháng 12 vừa rồi, ra ngoài sân bay Tân Sơn Nhất xuất
cảnh, không cho đi, tính đi sang Mỹ này chặn lại không lý do.
Rồi
đến tháng Bảy vừa rồi đi Singapore, ra đến sân bay cũng lại chặn,
không lý do. Mấy hôm sau cha chánh văn phòng nhà Dòng chúng cháu đi
đường bộ qua cửa khẩu Mộc Bài, Tây Ninh cũng bị chận lại. Hỏi lý do
công an bảo: “Trên bảo không cho phép xuất cảnh cho đến năm 2015. Chấm
hết. Còn đúng sai thế nào lên trên mà hỏi, chúng tôi không biết”.
Làm mà không dám nhận, không dám nói lý do. Còn như cháu đây này, 12
năm trước, năm 1999 cháu vừa học xong Thần học, chẳng có tội tình gì
cả, mình đang ở Kỳ Đồng về tỉnh Ninh Bình là quê cháu, cháu đi xin hộ
chiếu, công an xã không cho, cháu ghi vào đơn xin hộ chiếu là nông dân,
công an bảo: “Ông đi tu từ lâu rồi sao ghi là nông dân, đến lúc mình
ghi là tu sĩ, nó bảo, ai công nhận ông là tu sĩ mà ông ghi tu sĩ? Khốn
nạn!
Đến lúc cháu vào tạm trú dài hạn
Saigon ở phường 14 quận 3, cháu xin hộ chiếu tại Saigon thì theo luật
ai tạm trú dài hạn ở đâu thì làm hộ chiếu ở đấy được. Thế cháu làm
xong, họ phát cho cháu rồi họ báo về Ninh Bình. Công an Ninh Bình làm
một cái báo cáo rõ xấu gửi vào Saigon, bảo rằng Nguyễn Văn Khải sinh ra
trong vùng đất Phúc Nhạc phản động, Nguyễn Văn Khải là con đỡ đầu của một ông cha phản động là linh mục Vũ Quang Điện đi tù 2 lần 17 năm, Nguyễn Văn Khải là tu sĩ chui, linh mục chui, tắt một lời là “phản động”. Cấm xuất cảnh!
Thế là hộ chiếu của mình công an Saigon thừa lệnh công an Ninh Bình tịch thu nốt. Nhưng mà cháu nói rồi. Cháu tin Chúa, Chúa là mạnh nhất, Chúa muốn không ai có thể cản được. Sự gì tốt đẹp Chúa đã muốn thì trước sau cũng thành. Cháu nói với nhà cầm quyền Hà Nội, bảo họ:
“Đó,
các ông còn sống, tôi còn sống đây. Các ông cấm tôi tu mà Chúa muốn,
tôi vẫn tu được, tu chui. Các ông cấm tôi học, nhưng Chúa muốn tôi
học, tôi vẫn học được, học chui. Các ông cấm tôi chịu chức nhưng mà
Chúa muốn, tôi vẫn được thụ phong linh mục, thụ phong chui"
Mà bây giờ cháu có gặp họ, cháu sẽ nói “Các ông cấm tôi xuất cảnh, nhưng mà Chúa muốn, tôi vẫn xuất cảnh được, xuất cảnh chui”.
Chui hợp pháp đàng hoàng! Nói về cái quan niệm về cách quản lý hành
chính của người Mỹ, công dân Mỹ như các ông các bà đây khó hiểu nhưng
mà Việt Nam thì không khó hiểu.
Trung Tâm Công Giáo miền Nam California
Thế
thì đấy, nhà cầm quyền vi phạm tự do tôn giáo một cách nghiêm trọng
như vậy, chẳng có lý do gì, cứ cấm cửa các tu sĩ với các linh mục
thôi.
Cho nên, tắt một lời, cháu nói Việt Nam không có tự do tôn giáo
mà ai bảo Việt Nam có tự do tôn giáo thì người đó thứ nhất là người
nói dối. Nếu không phải là người nói dối thì là người quá sợ hãi, sợ
đến nỗi tê liệt con người không dám nói thật. Nếu không phải là người
qúa sợ sệt thì là người cái đầu có vấn đề tức nhận thức có vấn đề!
Nếu
không phải là cái đầu có vấn đề thì cuộc sống có vấn đề, nghĩa là
cuộc sống có vấn đề gì đó mà công an nó nắm được nó khống chế. Nếu
cuộc sống không có vấn đề, thì người ấy là công an!
Đấy
là cháu xin thưa với cả nhà vắn tắt về cái chuyện vi phạm tự do tôn
giáo ở Việt Nam, từ cái chuyện vi phạm tự do tôn giáo như vậy nó mới
nẩy ra những vụ như là Thái Hà, Tòa Khâm Sứ.
Thì
con xin thưa về chuyện Thái Hà và Tòa Khâm Sứ vắn tắt thế này, là
thứ nhất con đi đây đó, nghe nhiều người trong, ngoài giáo hội lớn, bé
nhỏ, to, nam phụ lão ấu, nói thế này: “Thái Hà của Dòng Chúa Cứu
Thế, Tòa Khâm Sứ của Tổng Giáo phận Hà Nội làm như thế (tức là vùng
lên đòi công lý, cụ thể là đòi đất) làm như thế là dại!
Thấy
sức mình không đủ lực để đối đầu với đối phương thì phải cho sứ giả
đi cầu hòa trước. Việc gì phải làm như vậy? Mình đây Công giáo một
dúm, sức lực thì có đâu mà đòi vùng lên như thế, vùng lên như thế chỉ
có thiệt thôi. Thứ nhất là vì đất vẫn bị mất; thứ hai là vì dân bị
đánh; thứ ba vì dân bị bắt, vì thứ tư là vì dân bị kết án và bỏ tù.
Thứ
năm là theo những người đó, nó gây sự chia rẽ giữa giáo hội và xã
hội, giữa Phật giáo và Công giáo, chưa kể nguy cơ xung đột tôn giáo.
Tắt một lời, làm như Thái Hà của Dòng Chúa Cứu Thế hay Tòa Khâm Sứ của
TGP. Hà Nội là dại, là không khôn ngoan, cho nên cần phải dẹp bỏ.
Ngay cả một số người có đạo lớn bé cũng quan niệm như vậy.
Nhưng
mà cháu nói, cái nhìn như vậy là cái nhìn sai lầm! Nếu không muốn nói
một cái nhìn như vậy là một cái nhìn hẹp hòi ích kỷ, là một cái nhìn
vị lợi. Tại sao cháu nói thế? Nó như thế này: Thái
Hà chúng cháu, cái mảnh đất ấy nhà cầm quyền cộng sản chiếm dụng bất
hợp pháp từ nửa thế kỷ rồi chứ đâu phải bây giờ mới lấy đâu. Đất của
Tòa TGP. Hà Nội nơi có Tòa Khâm Sứ họ lấy từ gần nửa thế kỷ, từ năm
1961 chứ đâu phải bây giờ mới lấy đâu!
Bây
giờ họ làm hồ bơi, bây giờ họ làm nhà máy, họ tư nhân hóa để làm biệt
thự cho các quan chức lớn bé. Thế, nhân cái cơ hội đó mình mới đứng
lên mình đòi. Trước đây các vị chiếm bất hợp pháp để làm việc chung,
bây giờ các vị tư nhân hóa, tôi phản đối và tôi đòi lại cái phần đất
đó để phục vụ vào mục đích tôn giáo, phục vụ cộng đồng. Chúng cháu
tính rồi, được ăn cả, ngã vẫn không về không.
"Được
ăn cả" là thế nào? Nếu được thì được mảnh đất Thái Hà 14,000m2, chúng
cháu tính giá có ít cũng 200 triệu đô la. Nếu được mảnh đất Tòa Khâm
Sứ ở trung tâm Quận Hoàn Kiếm có rẻ cũng 400 triệu đô la. Các ông bà
tính xem, đất ở đấy ( quận Hoàn Kiếm) 50 cây vàng một mét vuông xem là
giá bao nhiêu. Thế nếu được là được hai mảnh đất ấy. Khi được hai
mảnh đất ấy sẽ tạo thành tiền lệ để đòi được hàng trăm cơ sở khác,
mảnh đất khác trong, ngoài thành phố Hà Nội của Công giáo.
Nếu
được của Công giáo Hà Nội thì từ thủ đô mà đi, Giáo hội Công giáo sẽ
đòi hầu hết các nhà đất của mình trên toàn cõi Việt Nam. Nếu Công giáo
làm được thì toàn thể các tôn giáo khác cũng lấy lại được nhà đất của
mình. Nếu các tôn giáo lấy lại nhà đất của mình thì toàn thể các tư
nhân từ xưa đến nay có nhà, đất bị cộng sản chiếm dụng bất hợp pháp
cũng phải theo tiền lệ ấy mà trả lại cho người ta đúng lẽ công bằng.
Đấy! Ăn cả là ăn như vậy.
Còn
nếu nhà nước cố tình dùng bạo lực để tiếp tục cưỡng chiếm thì cái việc
Thái Hà, Tòa Khâm Sứ làm cũng đặt nhà nước, dồn nhà nước vào chân
tường, bắt nhà nước phải nhìn thấy sự thật bất công trong đất nước xã
hội, để nhà nước phải sửa lại luật đất đai. Thấy chưa? Buộc nhà nước phải xem lại luật đất đai, buộc nhà nước phải xem lại luật tư hữu, luật về tự do tôn giáo.Từ chuyện hai mảnh đất đó nhưng mà để tính chuyện lớn kia.
Chuyện lớn là chuyện cho các tôn giáo, cho cả giáo hội và xã hội chứ mình không tính cho riêng mình. Nếu
Dòng Chúa Cứu Thế chúng cháu tính cho riêng mình, thì đang lúc đấu
tranh họ đề nghị một mảnh đất ở Mỹ Đình, nếu chúng cháu nhận là xong!
Nếu Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội mà tính lợi cho riêng GP. Hà Nội thì lúc
đang cầu nguyện, họ đề nghị các cha ra ký giấy nhận một trong 2 mảnh
đất khác nhau với hai tòa nhà khác nhau trong thành phố hay một mảnh
đất khác ở ngoại thành.
Nếu TGP
Hà Nội tính lợi cho riêng mình thì Hà Nội cũng được rồi. Những nơi
khác được nhà nước cho mảnh đất này, mảnh đất kia và bao nhiêu thứ khác
thì bảo nhà nước dễ chịu, và vì mình “khôn ngoan” ứng xử nên được như
vậy. Cái đó theo chúng cháu, nếu có lợi chỉ lợi cho riêng mình. Tất
cả chúng cháu nhận thức, nếu có “được” như vậy để được yên thì cái đó
chỉ là thỏa hiệp, chỉ là cái khôn vặt thôi cho riêng mình! Mà không
thấy được việc giáo dân miền Bắc làm vì lợi ích chung của các tôn giáo, của cả giáo hội, cả dân tộc. Đấy là điều thứ nhất.
Điều thứ hai cháu xin thưa liên quan đến vụ Thái Hà- Tòa Khâm Sứ, đấy là cháu nói “được ăn cả, ngã không về không”
là thế này: Bây giờ nhà nước trả hay không trả nhưng nhà nước về
phương diện vật chất phải làm công viên, không tư nhân hóa được! Không
làm nhà ở cho người dân ở cái khu vực đất Đức Bà ở cạnh nhà thờ Thái
Hà được.
Thế là chúng cháu ở
nhà thờ Thái Hà cũng có lợi rồi. Vì sao? Vì nếu khối dân cư ngoại đạo
họ ở đấy trên một khu rộng như vậy, họ áp lực lên nhà thờ thì chúng
cháu chết. Không gian sống của mình bị thu hẹp. Chết. Vì sao nữa? Bên
Tòa Khâm Sứ, Đức cha Đôminicô Mai Thanh Lương đây về thì biết, bên Tòa
Khâm Sứ, ngay trước mặt Tòa Giám Mục với Chủng viện là cái hồ bơi,
đằng trước nó là cái tiệm nhảy. Tiệm nhảy nó phá rồi nó còn trật cái
hồ bơi lại.
Thế bây giờ nó
chẳng những nó không làm cái Trung tâm thương mại mà nó còn phá luôn
hồ bơi đi, thế là đỡ cho mình rồi! Mình là chủng sinh, là linh mục, là
giám mục mình không phải suốt ngày ngứa con mắt bên phải, đỏ con mắt
bên trái vì hồ bơi nữa! Cũng không bị ồn ào náo loạn nữa! Nó phá hồ
bơi đi và nó làm thành vườn hoa rất đẹp, thế là cảnh quan Tòa Giám Mục
thông thoáng hơn, nó đẹp hơn, nó lành mạnh hơn, thế là lợi chứ!
Khoảng không đấy thực tế là vườn hoa chung quanh nhà, thế là ngày lễ
Cả, giáo dân khắp nơi về nhà thờ chính tòa đi lễ, có thể vào đi dạo
trong đó hay ngồi trong đó sửa soạn cho người nó tươm tất, tốt đẹp hơn
vào dự lễ cho nó sốt sắng. Chưa kể rằng Tòa Khâm Sứ ở đây vẫn còn với
vườn hoa rất đẹp chung quanh. Ai bảo rằng mình nắm tay đến tối, gối đầu
đến sáng đâu! Ai bảo rằng chế độ này còn mãi! Cái gì nó có khởi đầu tất nó phải có kết thúc. Chẳng có cái gì là mãi mãi cả!
Cho
nên đến lúc chế độ này sập xuống thì tòa nhà Khâm Sứ của mình vẫn còn
đấy với vườn hoa chung quanh rất đẹp, chỉ làm tấm biển của mình để
lên là xong. Cho nên ngay cả về mặt vật chất cũng có lợi đấy chứ. Ai
bảo là không được gì? Được nhiều!
Được
rất nhiều về mặt vật chất. Như nhà thờ Thái Hà chúng cháu có cái công
viên rộng đó, bây giờ ngày lễ Cả, chúng cháu đậu 300 xe hơi lớn bé
được, còn con phố Đức Bà phía sau lưng đó, bây giờ không làm nhà, mình
để hàng chục nghìn xe máy được. Thế là trong nhà thờ, mình có chỗ yên
tâm ngồi đế ngắm nguyện, để lễ lạy cho nó sốt sắng, trọng thể. Được
nhiều! Đấy, nhưng mà cháu nói cái đó chỉ là cái lợi bé. Chỉ là cái lợi
vật chất trước mắt mình thấy được.
(1) Cái lợi lớn nhất mà người ngoài Công giáo cũng như trong Công giáo thấy được đó là
nhờ phong trào đòi công lý- sự thật ở Thái Hà- Tòa Khâm Sứ mà người
dân Công giáo ở miền Bắc, hết cả miền Bắc chứ không riêng gì Thái Hà và
Tòa Khâm Sứ ở Hà Nội- Người Công giáo ở hầu khắp các giáo xứ miền Bắc
“bước qua nỗi sợ hãi để can đảm, hiên ngang đòi công lý và sự thật”. Cái lợi ích tinh thần to nhất là như thế, là vượt qua nỗi sợ!.
Sau năm 1954, Cộng sản ở miền Bắc bạo lực thế nào khiến có nhà thơ phải nói: “Tôi đi trên phố mà không thấy phố, không thấy nhà, chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ”.
Còn đây này, làng quê cháu sống đúng là một trại tập trung. Câu thơ
Tố Hữu làm bắt chúng cháu học từ bé, đúng là một trại tập trung: Dập dìu cờ đỏ ven đê, Sớm trưa tiếng trống đi về trong thôn”. Người
ta nói là xã hội văn minh, làm việc giờ giấc nhưng thực tế nó là trại
tập trung! Đầu làng điếm canh, cuối làng điếm canh. Đúng giờ kẻng
đánh, cả làng ra đồng làm việc. Đúng giờ, kẻng đánh, mọi người vào. Đúng là một trại tập trung.
Đang khi đó, không khí Cộng sản bạo lực là suốt ngày trống kèn để lo đấu tố. “Dập dìu cờ đỏ ven đê, sớm trưa tiếng trống đi về trong thôn”. Ai
mà ra làm việc muộn ở ngoài đồng một cái là qui ngay cho tội “Cố tình
chống lại đường hướng tập thể hóa, chống lại lối làm ăn lớn của xã
hội chủ nghĩa”. Bắt, bắt! Ai kẻng một cái mà ở ngoài đồng không
chạy nhanh về làng, còn dây dưa ở lại, thì có thể bị qui ngay cho tội
“Cố tình ở ngoài đồng để dấu giếm hoa màu và vật tư nguyên liệu sản
xuất”. Bắt, tù. Đúng là trại tập trung!
Cháu biết. Thế mà tự hào là công nghiệp. Đấy, vậy trong một xã hội bị khống chế và bạo lực như vậy mà lần đầu tiên năm 2008, giáo dân Hà Nội và những làng ngoại giáo mà cũng là dân oan, dám hiên ngang xuống đường đòi công lý.
Nhân đây cháu xin nói thế này, xin miễn thứ cho cháu là có nhiều người cứ bảo “Sao các cha Thái Hà miền Bắc không đòi tự do, không đòi dân chủ?”
Cháu xin thưa, khái niệm tự do, dân chủ với đa số người dân miền Bắc
và nông dân ít học họ chưa hiểu mấy, nhưng quyền lợi trước mắt thì họ
biết. Những sự bất công trước mắt thì họ biết, họ thấy ngay, và khi họ
là nạn nhân của bất công, nói hai tiếng công lý ai cũng hưởng ứng. Có
thế thôi!
Mà
cứ đòi công lý thì sự thực cũng đang đòi tự do, dân chủ chứ còn gì
nữa, nên cháu nói vậy, xin các bác đừng thắc mắc nhá. Cái lợi thứ nhất
cháu thấy là bước qua nỗi sợ.
(2) Cái lợi thứ hai là cháu thấy người giáo dân ở miền Bắc bày tỏ được cái niềm tin của mình. Con thưa Đức Cha ở đây biết, từ hồi có biến cố Thái Hà, Tòa Khâm Sứ, giáo
dân ở miền Bắc hầu hết các giáo xứ, không riêng gì giáo dân Hà Nội,
giáo dân đạo đức hơn rất nhiều, giáo dân có bản lãnh hơn rất nhiều và
giáo dân cầu nguyện, xưng tội đông hơn trước rất nhiều.
Giáo dân ở Hà Nội thấy đức tin mạnh hơn khiến một giáo dân làm nghề xe ôm ở Hàm Long chở con và nói: “Từ
hồi cha Lý về đây làm chính xứ Hàm Long, ở Hà Nội chúng con mới thấy
rằng đi đạo không đơn thuần chỉ là chuyện đi lễ, đi nhà thờ , đọc kinh
và sống cho riêng mình. Đi đạo còn là cái gì thiêng liêng cao trọng
và lớn mạnh, tuyệt vời hơn rất nhiều mà chúng con không biết nói làm
sao!”.
Và cái đấy
thì những người làm nghề chân tay quê Bùi Chu hiểu hết, những người
làm nghề tắc xi với nhau quê ở Bùi Chu họ hiểu nhất, vì họ là những
người nghèo và ra Hà Nội đông nhất. Cho nên lòng tin của họ vào Chúa
mạnh hơn.
(3) Cái thứ ba là cái lòng mến của họ đối với anh em họan nạn nhiều hơn.
Con chứng kiến cái cảnh người ta giúp nhau sau những sự kiện Thái Hà,
Tòa Khâm Sứ và Đồng Chiêm và các sự kiện khác con thấy “tuyệt vời”,
và con xúc động vô cùng vì cái lòng mến của họ chăm lo cho nhau, nhà
này chăm lo cho nhà kia, cộng đoàn này chăm lo cho cộng đòan kia, và
chăm sóc người thân của nhau thực sự coi nhau như anh em và sẵn sàng
hy sinh mạng sống cho nhau chứ không phải chỉ là hy sinh một phần vật
chất nhỏ nhoi.
Cháu nói cái vật chất đối với người nghèo thì vô kể, cháu không thể kể được nhưng cháu nói họ sẵn sàng hy sinh mạng sống cho nhau. Ở
đâu mà thấy nguy hiểm bỏ chạy chứ riêng với giáo dân Hà Nội từ đấy
đến giờ chỗ nào thấy nguy hiểm là họ chạy lại. Chỗ nào nóng bỏng là họ
lao đến ngay. Riêng giáo dân Hà Nội và các tỉnh miền Bắc, cứ thấy chỗ nào có nguy hiểm là chạy lại, là vì họ hy sinh cho nhau.
Chúng cháu đây ở trong tu viện bị công an mặc thường phục, mặc quân phục bao quanh chúng cháu, đòi giết, giết, thế
nhưng mà chỉ nửa tiếng sau cả mấy ngàn dân cùng với các tu sĩ, linh
mục làm thành một vòng vây khác bên ngoài. Mà trong đêm tối, 1, 2 giờ
đêm mà những cha bên ngoài là những cha ở Hà Nội có mặt tất: cha Nguyễn
Văn Lý, cha Ruẫn, cha Bình, cha Dũng, cha Hinh, các cha chạy đến mà
không cần chúng cháu phải báo. Điều ấy cho thấy họ sẵn sàng hy sinh
mạng sống vì nhau.
Mà
cái này chúng cháu rất phục Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt ở
chỗ đấy, không phải là cháu nghe ai nói, mà mắt cháu thấy Ngài làm.
Chỗ này, trên đoạn phố này vừa bị công an đến sách nhiễu phải không?
Ngài đến tận nơi xem xem nó sách nhiễu thế nào. Chỗ kia giáo dân vừa
mới bị xịt hơi cay, Ngài đến tận nơi xem giáo dân bị xịt hơi cay thế
nào. Nhà kia có người bị bắt phải không? Ngài đến tận nơi có người bị
bắt để thăm viếng, úy lạo và nâng đỡ tinh thần, ban phép lành cho họ.
Ngài không nghĩ đến tính mạng , đến chức vụ của Ngài, Ngài hy sinh vì đoàn chiên. Người
dân Hà Nội thấy Ngài đúng là vị mục tử hy sinh mạng sống mình vì đoàn
chiên. Là mục tử thì cần nhất là cái sự sẵn sàng hy sinh vì đoàn
chiên. Con thấy người dân Hà Nội chẳng biết Đức Cha Kiệt tài cán đến đâu, nhưng họ thấy cử chỉ yêu thương ấy và họ tin rằng “Chiên của Ta thì nghe tiếng Ta, Ta biết chúng và chúng biết Ta”.
Rồi
cái ngày xử án giáo dân Thái Hà- Tòa Khâm Sứ, con là người đại diện
giáo hội vào trong đó ngồi tham dự phiên tòa, để chứng kiến xem họ xử
con dân của mình như thế nào, để biết lối trình bày cho mọi người biết,
phản đối hay đồng thuận. Thế thì đang lúc họ tuyên án là không có giam giữ ai hết cả, chỉ có án treo thôi, tù treo thôi, trả tự do hết. Con nhắn tin cho Đức Cha Kiệt đang đi làm phép Thêm Sức, có cha Dũng bên cạnh Ngài.
Con báo cho cha Dũng để cha trình lại cho Đức Tổng Kiệt, cha Phạm Văn Dũng báo lại cho con là họ
không dám giam giữ ai là họ khôn đấy! Họ mà giam giữ ai thì đơn Đức
TGM. Ngô Quang Kiệt đã viết sẵn đây rồi, Ngài sẽ ký ngay là Ngài sẽ đi
tù thay cho những người ấy!
Vậy cái được thứ ba cháu muốn nói, là sau khi
vụ Thái Hà nổ ra, cái lòng mến của người ta mạnh hơn.
(4) Cái thứ bốn cháu muốn nói là đối với giới Công giáo miền Bắc đoàn kết với nhau hơn, liên kết, hợp nhất với nhau hơn. Cháu
sống ở Sàigon 17 năm, sống ở Thái Bình 3 năm, ở nhà quê 17 năm, còn ở
Hà Nội thì năm nào cũng sống một vài tháng cho đến cả năm thì cháu
thấy thế này: Không đâu mà linh mục đoàn lại đòan kết, thống nhất như
thể là linh mục đoàn ở Hà Nội,và cả nước VN thời Đức Cha Kiệt, Linh
mục đoàn và giáo dân rất đoàn kết thống nhất thành một khối.
Đức
TGM. Ngô Quang Kiệt cho đến lúc đi, mỗi khi lễ lạy Ngài luôn công bố
trước toàn thể dân chúng là giáo phận chúng ta được cái ơn lớn lao
nhất mà chúng ta cùng cầu nguyện trong thánh lễ hàng ngày, đấy là ơn được hiệp nhất. Hiệp
nhất vô cùng! Cháu là linh mục Dòng, cháu sống trong cái cộng đoàn ấy
cháu biết và cháu thấy là như vậy và cháu xin làm chứng.
Nhân nói đến hiệp nhất, cháu xin thưa, mọi người cứ tưởng là chỉ có giáo xứ Thái Hà chúng cháu. Cháu xin thưa rằng nếu
chỉ có Thái Hà chúng cháu, một giáo xứ ở rải rác trên mấy quận, huyện
mà có chưa đến hai ngàn dân thôi thì nhà cầm quyền bóp mũi chết lâu
rồi! Thế mà ở Thái Hà ngày thường cũng cả nghìn người đến, ngày
thứ bảy, Chúa nhật có 15, 20 nghìn người đến, còn những lúc mà đang
nóng bỏng là ở Thái Hà, ngày thường cũng cỡ 20,000 nghìn đến. Là tại
làm sao?
Mà đến đông quá
chúng cháu cũng sợ, sợ dân các nơi về, làm thành một đội quân ô hợp mà
có thể mình không làm chủ được tình hình, cho nên cái chức quan trọng nhất của nhà thờ Thái Hà là cái chức “Trật tự, Vệ sinh”.
Trật tự, vệ sinh sạch sẽ để cho cái số đông người khỏi lây nhiễm dịch
bệnh . Đấy là vệ sinh. Còn trật tự làm sao cho số đông người như vậy
mà không có biểu hiện hỗn loạn, hay là không có những kẻ ma quỷ nó rình mò nó vào nó quấy phá, nó gây rối loạn hay nó gây cháy nổ xong nó đổ tội cho mình!.
Bây
giờ hàng trăm xe hơi, hàng nghìn xe máy mà nó gây cháy nổ một cái,
thì thôi, nó vu cho mình là chết. Nếu có vụ cháy nổ trên mảnh đất chật
hẹp như thế là chết rồi. Nhưng mà giáo dân họ hiệp nhất với nhau, họ
đoàn kết với nhau. Họ biết làm thế nào để đảm bảo an toàn, an ninh cho
người đến cầu nguyện, lễ lạy. Giáo dân miền Bắc, không phải Thái Hà,
mà nói đúng ra toàn dân trong thành phố Hà Nội, rộng hơn là toàn dân
của các giáo xứ thuộc Tổng Giáo Phận Hà Nội thuộc các tỉnh Nam Định,
Hà Nam, Hưng Yên, Hà Tây và Hà Nội.
Rộng
rộng hơn nữa là hầu hết các giáo xứ tham gia, biết bao các cha xứ,
biết bao nhiêu cha Quản hạt, biết bao nhiêu Chánh trương, Trùm trưởng
dẫn các đoàn của xứ mình từ Vinh, từ Bùi Chu, từ Thái Bình, từ Hải
Phòng, từ Bắc Giang, Bắc Ninh, từ Sơn La, Hưng Hóa dẫn xuống Thái Hà.
Mặc dù là có khi xe bị công an bắn thủng lốp; có khi lái xe bị thu bằng, có khi người trên xe bị chặn lại,
ngay cả Đức Cha Sang hay là Đức Cha Ngân hay là Đức Cha Đạt, nhiều
khi dẫn các đoàn xe đến Thái Hà cũng bị công an chặn đường. Đoàn đông
đảo nhất là đoàn Thái Bình, họ đang đi đến Hà nội liền bị chặn đường. Đức Cha Sang vào nhà thờ Thái Hà chửi chính quyền một bữa rất là mạnh mẽ. Ngài là Giám mục vào nhà thờ dự lễ mà bị chặn đường thì ai mà không bị!
Nhưng mà chặn cũng có cái hay. Thí dụ xứ Thái Nguyên cha Nguyễn Đức Đạt dẫn một đoàn 11 xe xuống Thái Hà hiệp thông. Cái chữ mà nhà cầm quyền sợ nhất bây giờ là cái chữ “hiệp thông”.
Ngài dẫn một đoàn 11 xe đến đến Ô Cầu Giấy công an chận lại không cho
vào Thái Hà, lập tức cả 11 xe, mấy trăm người xuống đi bộ thành hàng
dài tuần hành từ ngoại ô vào nội thành, trông rất đẹp đội hình!
Đấy
là cháu nói về tinh thần liên đới hiệp thông trong toàn miền Bắc
.Chính vì nó tạo cái phong trào toàn miền Bắc cho nên nhà cầm quyển mới
không bóp mũi được chúng cháu chết, chứ chỉ sức chúng cháu không thì
họ bóp mũi chúng cháu chết ngay!.
Đấy, cháu nói về Thái Hà đại khái như vậy, nhưng mà cái hay hơn nữa là
người dân Thái Hà, người dân của giáo phận Hà Nội và người giáo dân ở
miền Bắc họ trưởng thành trên nhiều phương diện không thể kể hết được.
Trưởng thành về
nhận thức về khả năng luật pháp, pháp luật. Trưởng thành về mặt tổ
chức, trưởng thành về mặt truyền thông, truyền thông nhân dân, trưởng
thành gọi là cái khả năng ứng phó trong những “tình huống khẩn cấp”.
Cháu
đảm bảo khả năng ứng phó khẩn cấp, dân Hà Nội là tuyệt vời! Và cái
khả năng đối phó với bạo lực của bạo quyền Cộng sản. Bạo lực Cộng sản
rất mạnh thế mà người giáo dân Hà Nội họ tổ chức làm sao khiến cho cái
bạo lực của bọn Cộng sản vô hiệu, cùng lắm đánh chảy máu mặt một tí
và bạo quyền Cộng sản không có cơ hội, không có lý do để xử dụng bạo
lực. Đang khi cộng đồng thấy Cộng sản VN hiện nay bạo lực thế nào.
Chẳng
hạn ông Trịnh Thanh Tùng chỉ bênh vực một anh xe ôm lỡ nhấc cái mũ
bảo hiểm ra sớm, chỉ bênh vực người kia thôi mà bị công an đánh chết!
Xem đấy thì cộng đồng biết, cái bạo lực ở Việt Nam bây giờ phổ biến
thế nào. Các làng
ngoại giáo quanh Hà Nội đều bị họ quy hoạch, chiếm đất, đánh chết
người như ngóe, bắt người bỏ tù là chuyện thường, còn đánh đập tàn ác
dân thì vô cùng.
Nhưng mà không có ai lên tiếng thay cho họ, bởi thế mình không biết.
Còn đối với dân Thái Hà và Tòa Khâm Sứ, các cha, các thầy mới ăn vài
cái dùi cui thôi! Mới ăn vài bãi nước miếng thôi! Mới bị xịt hơi cay
thôi. Rồi mấy anh công an mặc thường phục giả dạng làm thanh niên xung
phong mới đấm trộm được vài cái thôi. Còn chỉ có hô giết, giết, giết
nhưng chỉ hô miệng thôi! Chứ còn đối với khối dân ngoài đạo kia, họ là
nạn nhân của bạo lực kinh khủng hơn nhiều!
Xem vậy mới biết người giáo dân miền Bắc khéo léo thế nào để vô hiệu hóa bạo lực của Cộng sản.
Và chúng ta xem hình của giáo dân miền Bắc, đố khi nào đối diện với
bạo lực của Cộng sản mà họ sợ, thấy Cảnh sát cơ động họ coi như không,
thấy cảnh sát giao thông cũng không, thấy nhân viên an ninh mặc thường
phục họ cũng không sợ. Họ thấy là họ sẵn sàng lao tới.
Họ
sẵn sàng đối diện, mắt đối mắt, mặt đối mặt! Tay không đối với súng
đạn, họ không sợ đòn roi, không sợ súng đạn. Họ có sợ gì đâu, nhưng mà
họ chỉ không xử dụng bạo lực thôi. Thấy chế độ nó đã sẵn có bạo lực
rồi nên mình phải chủ trương hòa bình. Thấy cái xã hội nó bất công nên
mình đòi công lý. Thấy cái xã hội nó giả dối nên mình đòi sự thật.
Đòi công lý, hòa bình, sự thật thế thôi! Làm sao mình có cơ may sống
trong bình an, hạnh phúc hơn, thế thôi. Họ không sợ bạo lực đâu, cộng
đoàn cứ xem hình thì thấy.
Giới trí thức Hà Nội đến nói với chúng con điều này: “Chúng
tôi cám ơn giáo dân của các ông vô cùng, giáo dân bên Công giáo các
ông trình bày cho chúng tôi thấy một hình ảnh vô cùng đẹp. Từ trước đến
giờ chúng tôi chỉ thấy một khả năng thay đổi chế độ đấy là khả năng
bạo lực cách mạng, nhưng bây giờ với cái phong trào Thái Hà mà lan toàn
miền Bắc thế này, mà luôn luôn xuống đường với đội ngũ chỉnh tề, trật
tự, ăn mặc đẹp mắt, mặt mày vui vẻ, tươi tỉnh, thì chúng tôi thấy một
cái khả năng thay đổi xã hội một cách rất là hiền hòa, rất là hòa
bình, rất là đẹp, và rất là nhân bản, phù hợp với qui luật phát triển
của thời đại”.
Đấy, các nhà trí thức nhận định như vậy, cái đó là cái lợi (HẾT)
Thánh Bernadette trong quan tài pha lê
Xác Thánh Bernadette Không Hư Thối
Có
những thi thể không bị rữa nát qua thời gian dù không trải qua bất cứ
sự can thiệp kỹ thuật nào. Hiện tượng có vẻ đi ngược với quy luật tự
nhiên này được gọi là nhục thân bất hoại (incorruptible body).
Thánh
Bernadette (Lourde, Pháp) là một ví dụ điển hình. Bà qua đời ở tuổi
35. Và 30 năm sau đó (1909), vì một nghi lễ tôn giáo, nhà thờ đã khai
quật mộ. Đại diện nhà thờ, bác sĩ phẫu thuật và những người chứng kiến
đã vô cùng kinh ngạc khi thấy thi thể của bà vẫn nguyên vẹn, dường như
đang trong một giấc ngủ dài.
Bác
sĩ phẫu thuật Tourdan đã ghi lại những gì ông quan sát được: “Cỗ quan
tài của bà được mở ra dưới sự chứng kiến của mọi người trong đó có tôi.
Di hài của Thánh Bernadette trong trang phục yêu thích của bà không hề
có mùi xú uế. Khuôn mặt, bàn tay và cẳng tay lộ ra bên ngoài. Đầu của bà
nghiêng sang một bên, miệng hé mở có thể nhìn thấy hàm răng trắng. Hai
tay đặt trên ngực, vẫn giữ được lớp da hoàn hảo”. Gia đình của Thánh
Bernadette đã làm lễ tắm rửa, thay quần áo và quan tài cho bà. Di hài
của bà được đặt vào một vị trí mới sâu trong nhà mồ.
Vào năm
1913, Đức Giáo Hoàng Pius X phong Chân Phước cho Bernadette. Điều này
đồng nghĩa với việc mộ của bà được mở ra một lần nữa. Việc này bị gián
đoạn đến năm 1919 vì cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất. Điều kinh ngạc
là ở lần khai quật này, di hài của bà vẫn nguyên vẹn.
Năm 1925,
Thánh nữ Bernadette được Đức Giáo hoàng Pius XI phong Thánh. Lần thứ ba,
mộ bà được mở ra. Di hài được đưa vào một quan tài bằng pha lê cho mọi
người chiêm ngưỡng và quàn tại nhà nguyện ở Nhà thờ Lourder cho đến tận
ngày nay vẫn còn, nếu có dịp xin mời các bạn đến thăm để được tận mắt
chứng kiến.
Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII (Đấng triệu tập Thánh Công
Đồng Chung Vatican II năm 1962). Ngài qua đời ngày 03/06/1963 khi Công
Đồng vẫn đang diễn ra, và sau đó Đức Hồng Y Montini lên ngôi với hiệu
triều Đức Thánh Cha Phaolô VI tiếp tục Thánh Công Đồng.
Thi hài của ĐTC John XXIII được đặt ngay bên dưới chân bàn thờ chính của Đền thờ thánh Phêrô để dân chúng chiêm ngắm
38
Năm sau ngày ngài băng hà, Tòa Thánh tiến hành các thủ tục tôn phong
Chân Phước cho ngài, khi mở quan tài để kiểm tra thì phát hiện xác chết
của ngài không hề mảy may hư nát và thối rữa. Thời gian sau, ngài được
tôn phong Chân Phước (Beautification) .
Hiện nay, thi hài của ĐTC
Gioan XXIII đã được đưa lên đặt trong 1 quan tài bằng pha lê bên dưới
bàn thờ chính của Đền thờ Thánh Phêrô để dân chúng có thể kính viếng và
chiêm ngắm. Nét mặt ngài vẫn giữ nguyên sức sống và cơ thể không hề bị
tẩm ướp bằng bất cứ loại hóa chất nào. Hầm mộ cũ trước đây nơi đặt quan
tài của ngài bây giờ đã được thế chỗ bằng quan tài của Đức Thánh Cha
Gioan Phaolô II.
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II.
Thư hiệp thông
với Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo Thuần túy
của Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền
26-03-2011
Kính thưa
- Cụ Lê Quang Liêm, Hội trưởng Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo Thuần túy,
- Quý Chức sắc, Tu sĩ và toàn thể tín đồ thuộc Giáo hội PGHHTT
Thời
gian gần đây, đặc biệt trong tháng 3-2011, Nhóm Linh mục Nguyễn Kim
Điền chúng tôi (thuộc Giáo hội Công giáo Việt Nam) hết sức lo âu khi
đọc được nhiều bản văn và tin tức về và của Cụ cũng như về và của
nhiều chức sắc tu sĩ thuộc Quý Giáo hội, nhất là những bản văn và tin
tức liên quan đến Đại lễ Đức Huỳnh Giáo chủ thọ nạn sẽ cử hành ngày
25/2 âl Tân Mão, tức 29-03-2011 tới đây.
Trong
tình nghĩa đồng bào ruột thịt, mối liên đới giữa các tôn giáo và sự
hiệp thông cùng cảnh ngộ khổ nạn do nhà cầm quyền Cộng sản gây ra,
chúng tôi xin có đôi lời gửi đến Cụ cùng toàn thể Giáo hội Phật giáo
Hòa Hảo Thuần túy:
1- Chúng tôi cực lực phản đối sự đàn áp của nhà cầm quyền CS
đối với Quý Giáo hội trong thời gian qua, đặc biệt là việc tiếp tục
giam cầm và ngược đãi nhiều chức sắc, tu sĩ Hòa Hảo; việc tàn phá
nhiều thánh thất thờ phụng và đạo tràng tu tập; việc sách nhiễu ngăn
chận tín đồ trong các ngày đại lễ của Giáo hội; và gần nhất là việc
cấm cản thành lập Đoàn Thanh Niên Phật Giáo Hòa Hảo Yêu Nước. Đây là
sự vi phạm trắng trợn quyền tự do tôn giáo.
Đức Giáo Chủ Huỳnh Phú Sổ
(bị Việt Cộng thủ tiêu)
2- Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ việc Giáo hội
-bất chấp mọi khó khăn- vẫn quyết tâm tổ chức Đại lễ kỷ niệm 64 năm
ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ thọ nạn tại Đốc Vàng năm Đinh Hợi (1947). Đây
là biến cố đáng nhớ của Quý Giáo hội và đáng được nhà cầm quyền để
yên cho tổ chức lễ kỷ niệm, nếu họ biết khôn ngoan và phục thiện,
biết tôn trọng lịch sử và dân tình. Việc tung toàn bộ lực lượng công
an cảnh sát ra hăm dọa sách nhiễu, cấm cản ngăn chận -thay vì bảo vệ
an ninh cho dân và trật tự cho lễ- chỉ dồn tín đồ vào bước đường
cùng, đổ thêm dầu vào ngọn lửa công phẫn vốn đã âm ỷ trong lòng mọi
công dân và giáo dân từ lâu sống dưới ách cai trị độc đoán và tàn bạo
của CS.
3- Chúng tôi hết sức xúc động khi đọc được các Tuyệt mạng thư
của ba nữ tín đồ Nguyễn Ngọc Hà, Lê Thị Mỹ Hạnh và Trần Thị Xinh mà
hai trong số đó đang có thân nhân bị giam tù vì tranh đấu cho tự do
của Giáo hội (Ông Lê Văn Sóc và Ông Nguyễn Thanh Phong).
Cả
ba đã quyết tự thiêu nếu nhà cầm quyền CS đàn áp Đại lễ Đức Huỳnh
Giáo chủ thọ nạn (theo gương cụ bà Nguyễn Thị Thu, cũng đã tự thiêu
trong cùng Đại lễ ngày 19-3-2001, 25-2 âl năm Tân Tỵ). Ý muốn “đem
xác thân phàm tục của mình làm một ngọn đuốc phá tan màn âm u tàn
bạo quyết tâm tiêu diệt PGHH của đảng CSVN hầu lưu lại muôn đời một
tấm gương chói rạng về khí phách của người phụ nữ PGHH” (thư của
cô Lê Thị Mỹ Hạnh) làm cho chúng tôi -dù không hề muốn xảy ra- vẫn vô
cùng khâm phục và do đó tha thiết ước mong nhà cầm quyền CS hãy suy
nghĩ lại về chính sách đàn áp tiêu diệt Giáo hội PGHH Thuần túy.
Nếu
chẳng may ba ngọn đuốc này bất đắc dĩ phải bùng cháy (không một ai
thành tâm thiện chí và nặng đức hiếu sinh ưng muốn) thì mong rằng đó
sẽ như ngọn đuốc của anh Mohammed Bouazizi bên Tunisia, đem lại mùa
xuân tự do cho Đất nước VN và cho các Giáo hội.
4- Chúng tôi kêu gọi lãnh đạo của mọi Giáo hội còn lại tại Việt Nam, trong
tình liên đới tôn giáo và hiệp thông cảnh ngộ (vì tất cả chúng ta
đều là nạn nhân của CS), hãy lên tiếng bênh vực Giáo hội Phật giáo
Hòa Hảo Thuần túy là Giáo hội bị đàn áp khốc liệt nhất, hầu góp phần
ngăn chặn bàn tay bách hại tôn giáo cố hữu của Nhà cầm quyền vô thần
Cộng sản từ hơn 60 năm rồi.
5- Chúng tôi cũng kêu gọi lực lượng công an ba tỉnh An Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp
hãy biết hành xử theo lương tâm và luật pháp chính đáng, chứ đừng
trở thành công cụ đàn áp mù quáng của các lãnh đạo Cộng sản vốn ngày
càng biến mình thành kẻ thù không những của đồng hương anh em mà còn
của đồng bào dân tộc. Xin nhớ lấy lời của cụ Lê Quang Liêm trong Lời
Cảnh báo tối hậu ngày 22-03-2011: “Nếu gây thù chuốc oán
với nhau rồi một ngày nào đó chế độ sụp đổ -chắc chắn phải bị sụp đổ
trong một ngày không xa- chừng ấy các đầu sỏ, chóp bu CS có nhiều tiền
lắm của dự trữ sẵn ở ngoại quốc, họ sẽ lên máy bay vọt ra ngoại quốc
để tiếp tục sống giàu sang phú quí, chỉ có các bạn phải ở lại VN để
trả cái “nợ chung” đã vay thì thê thảm vô cùng...."
Cuối
cùng, chúng tôi nguyện cầu Thiên Chúa ban bình an hạnh phúc cho cụ
Hội trưởng và toàn thể Quý Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo Thuần túy, cũng
như ban thành tâm thiện chí cho nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam.
Làm tại Việt Nam ngày 26-03-2011, cận lễ Đức Huỳnh Giáo Chủ thọ nạn.
Đại diện nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền:
- Linh mục Têphanô Chân Tín,
Dòng Chúa Cứu Thế, Sài Gòn
- Linh mục Phêrô Nguyễn Hữu Giải, Tổng Giáo phận Huế
- Linh mục Tađêô Nguyễn Văn Lý, Tổng Giáo phận Huế
- Linh mục Phêrô Phan Văn Lợi, Giáo phận Bắc Ninh
------------------
"GIÓ SẼ MỪNG VÌ TÓC EM BAY..."
Một
lần nữa tôi có dịp theo chân một đoàn từ thiện đến Tây Nguyên. Tìm được
địa điểm để có thể tiếp cận được đồng bào nghèo không phải dễ, những
phẩm vật mang theo muốn trao đến trọn vẹn cho đồng bào nghèo càng không
dễ chút nào. Chẳng biết cái cơ chế nào, cái luật lệ nào, cái thủ tục nào
cứ phải phần trăm cho “các cấp, các ban ngành đoàn thể”, chẳng hiểu cái
truyền thống hào hùng nào, cái đạo đức cách mạng nào biến những kẻ mang
của cải chia sẻ cho người nghèo phải biết ơn “các cấp, các ban ngành
đoàn thể” vì họ bố thí cho chúng ta cái quyền... làm từ thiện !
Nhưng thôi, tất cả cái gian lao đó, tôi đã thấy, nó không làm chùn chân những anh chị em Giáo Dân quảng đại, từ bi và nhân ái.
Tôi
học được nơi họ – những người thiện nguyện – rất nhiều, sự hy sinh, can
đảm, kiên nhẫn và khôn khéo. Họ không nề hà gian khổ, không kìm nén cảm
xúc và không thu vén cho họ, không tìm danh lợi. Chẳng ai, chẳng nơi
nào lưu dấu tên họ, chẳng ai biết họ là ai. Sau những chuyến xe gập
ghềnh gian lao, những công việc nặng học vất vả, những buổi thăm viếng
bị vắt kiệt sức, trở lại phố thị, vệ sinh gột rửa bụi bặm, họ trở nên
thoải mái khi trút sạch những gì không có nơi đô thị trừ một cái, họ vẫn
còn mang theo vào bữa ăn tối những giọt nước mắt hào sảng dành cho
những thân phận nghèo hèn, kém may mắn, mà họ đã gặp nơi các buôn làng,
họ đã khóc thật nhẹ nhàng, thật thoải mái khi cùng nhau nhắc lại những
cuộc gặp gỡ vừa qua.
Những
buôn làng tôi đã đi qua, thật nghèo, cái nghèo cùng kiệt không tả hết,
những mái nhà hiu quạnh, rách nát, những con heo tộc bụng gần sát đất
rong chơi tìm kiếm thức ăn cùng với những đứa trẻ mặt mày lem luốc ngơ
ngác, những cái váy khô cứng xếp lớp như những miềng nhựa quấn quanh
người, những cái đầu tóc không thể nào bay cho dù gió đại ngàn có cuồn
cuộn kéo ngang, nó bện vào nhau, vàng cháy, khẳng khiu như những nhánh
rễ cây đan quyện trên mặt đất. Những mái đầu ấy nếu được tắm gội, được
chải chuốt, được đặt lên đó một nhánh hoa rừng, nếu những vòng tay đen
cáu được sạch sẽ, được mang sách vở đến trường, được những miếng bánh mì
lót lòng buỗi sáng, nếu những bàn chân trần có được đôi dép, tung tăng
những bước chân chim với bạn bè, xếp hàng ngay ngắn trước thầy cô, hẳn
số phận họ được thay đổi...
Những
căn nhà bằng gỗ tồi tàn không còn nguyên vẹn, dáng kiểu nghiêng nghiêng
như những triền dốc của núi đồi, hợp thành một bức tranh lạ kỳ, màu đen
mốc thếch như những vạt đồi xa xa còn trơ lại đất cát sau những đám
cháy nhuộm đen những gốc cây trơ trọi. Cái nghèo không thể xiết !Chúng
tôi mang đến một số phần quà như đã được nhóm tiền trạm báo trước, không
ngờ số người đến nhận lại vượt quá con số dự trù.
Tìm
hiểu mới biết số người tăng thêm đến từ các buôn làng khác. Dân thành
phố mình quen tính toán, thi nhau đưa ra giải pháp, bớt mỗi phần bao
nhiêu ký để có thêm số phần cho đủ, nhưng người dân tộc tính khác, họ
bảo: “Đổ chung đi, rồi cứ chia đều, thế là tốt, cùng là đồng bọn mà !”
Chân chất và thật thà đến ngạc nhiên. Chúng tôi học được nhiều bài học
từ núi rừng, hồn nhiên và trong sáng như thế đó...
Về
lại thành phố, lòng tôi vẫn còn vương vấn, chuyến đi chớp nhoáng, thật
nhanh và rút gọn, không biết lần sau có đến được vùng này nữa không, tai
tôi vẫn còn ray rứt lời dặn của người môi giới: “Phát quà thôi, không
được nói gì về tôn giáo”. Và một lời khác nữa của già làng: “Cán bộ dặn
là không theo đạo để được là xã anh hùng !” Chúng tôi có nói gì về đạo
đâu nhỉ, chỉ xin chia sẻ trong tình nghĩa làm người với nhau mà cũng khó
dễ sao !?!
Bao giờ thì... "gió sẽ mừng vì tóc em bay ?"
Lm. VĨNH SANG,
Dòng Chúa Cứu Thế, 23.2.2014
Công bố thống kê mới nhất của Giáo Hội Công Giáo
Lm. Trần Đức Anh OP3/25/2015
VATICAN. Số tín hữu Công Giáo, LM và Phó tế vĩnh viễn gia tăng trong Giáo Hội, nhưng số tu sĩ nam nữ tiếp tục giảm sút.
Trên
đây là nội dung Niên Giám Thống kê của Giáo Hội hoàn cầu được hoàn tất
trong tháng 2 và được Tòa Thánh công bố trong tháng 3 này, trình bày
tình trạng Giáo Hội Công Giáo tính đến ngày 31-12-2013.
Theo
đó, trên toàn thế giới có 1 tỷ 253 triệu người Công Giáo tức là tăng
thêm 25 triệu, nghĩa là tăng 2% so với năm trước đó. Sự tăng trưởng của
các tín hữu Công Giáo có phần nhiều hơn so với tỷ lệ gia tăng dân số thế
giới và hiện chiếm 1,7% dân số hoàn cầu.
Cũng
như những năm trước đây, Niên Giám Mới của Giáo Hội Công Giáo ước lượng
có khoảng 4 triệu 800 ngàn tín hữu Công Giáo không được ghi trong thống
kê vì họ ở những quốc gia không thể cung cấp các con số chính xác cho
Tòa Thánh, ví dụ Trung Quốc và Bắc Triều Tiên.
Theo
thống kê mới, người Công Giáo đông nhất vẫn là ở Mỹ châu, chiếm 63,3%
dân số đại lục này, tiếp đến là Âu Châu chiếm 39,9% và dân Công Giáo tại
Á châu có tỷ lệ thấp nhất, chỉ chiếm 3,2%.