Translate this page: English French German Spanish Vietnam
Mặc Giao: Can trường cứu Nước cứu nhà!

Sau đây là bài nhận định và Chúc Tết của nhà giáo nhà báo Mặc Giao, phát biểu từ Canada. Ông là một huynh trưởng Thanh Sinh Công Việt Nam, cựu dân biểu Quốc Hội, Tổng Thư Ký Hạ Nghị Viện, sứ thần ngoại giao của Việt Nam Cộng Hòa tại Paris trước năm 1975. Ông Mặc Giao hiện là chủ tịch Ủy Ban Canada Tự Do Tôn Giáo cho Việt Nam, chủ bút nguyệt san Diễn Đàn Giáo Dân xuất bản ở Hoa Kỳ.

(bấm vào đây nghe âm thanh)
http://freevietnews.com/audio/MacGiao_ChucTet2016.mp3

 






Can Trường Cứu Nước Cứu Nhà

Hải ngoại ngày 2 tháng Hai, 2016

 Xuân lại về, Tết lại đến, đem lại cho mỗi người chúng ta niềm hy vọng năm mới sẽ khá hơn năm trước, cả về sức khỏe, việc làm ăn, lẫn đời sống an bình. Người Việt Nam cả đời chỉ

      Mong cho chân cứng đá mềm
      Trời êm biển lặng mới yên tấm lòng

Câu ca dao trên diễn tả một ước vọng rất chân thành, giản dị của những người dân bình thường. Chân cứng là có sức khỏe. Đá mềm là điều kiện sống không quá khó khăn. Trời êm biển lặng là không có bão tố, lụt lội, không có loạn lạc, không có
hôn quân bạo chúa làm khổ dân lành.

Nhìn tình hình Việt Nam trong năm tới, ta thấy niềm ước vọng giản dị này khó có thể được thực hiện. Sức khỏe của mỗi người tùy thuộc giòng giống tác thành, nhưng cũng tùy thuộc phần lớn chính mình và điều kiện sống. Nếu đam mê rượu chè, bài bạc, thuốc sái thì giống di truyền có tốt cũng không thể giúp cho con người mạnh khỏe. Nếu thức ăn độc hại vì hóa chất, nước uống ô nhiểm vì nước thải không được lọc, không khí đầy ôxýt carbon vì khói nhà máy, khói xe, bụi bẩn, thì sẽ sinh nhiều thứ bệnh hiểm nghèo, đặc biệt là ung thư.

Điều kiện sống và môi trường sống ở Việt Nam càng ngày càng trở nên trầm trọng, không thấy một chút hy vọng cải thiện nào. Ước mơ "trời êm biển lặng" cũng rất khó trở thành hiện thực. Thiên tai thì không thể tránh. Nhưng cứu giúp nạn nhân thiên tai thì có thể làm được, miễn đừng ai ăn chặn gạo, tiền, phẩm vật cứu trợ dành cho các nạn nhân như đã từng xảy ra.

Một thứ tai họa khác là "nhân tai" do chính con người tạo nên, hầu hết là do các cấp cầm quyền, là thứ có thể tránh, nhưng xem ra nhà nước cộng sản Việt Nam không muốn tránh.

Những tệ nạn bất công, tham nhũng, hối mại quyền thế, chiếm nhà đất của dân, cảnh sát giao thông giữ xe, đòi tiền phạt vô luật lệ, công an bắt người bị tình nghi, nhiều khi vô tội, đem về đồn tra khảo, đánh đập, làm mất mạng nhiều người mà không bị trừng phạt, hoặc chỉ bị kết án rất nhẹ so với tội giết người.

Quyền suy nghĩ và phát biểu, cùng với những quyền tự do căn bản khác của con người, bị vi phạm nặng nề. Ai không đồng ý với nhà cầm quyền, dám nói lên những sai trái, và trình bầy những ý kiến và đề nghị khác là bị trù dập, bị công an giả côn đồ hành hung, bị làm cho mất việc, bị đuổi học, đuổi nhà thuê, khiến không thể sống một cách bình thường. Nặng hơn thì bị bắt bỏ tù, truy tố ra tòa lãnh án vì tội danh "làm nguy hại an ninh quốc gia", cách giải thích bóp méo điều 88 Luật Hình Sự.

Đáng lẽ luật lệ được làm ra là để bảo vệ dân, nhưng thực tế chỉ được dùng để bảo vệ những người cầm quyền và làm phương tiện cho họ hành hạ dân. Nhà nước pháp quyền kiểu này là nhà nước độc tài, chuyên chế, tàn ác. Trong hoàn cảnh dó, làm sao người dân có thể "yên tấm lòng " được?

Nhìn đại hội đảng cộng sản Việt Nam diễn ra vào cuối tháng Giêng 2016 vừa qua, người ta chẳng thấy một dấu hiệu cải tổ hay đổi mới nào, chỉ thấy những đấu đá, âm mưu tranh dành giữa những thành viên và phe phái của một tập đoàn quyết giữ khư khư giữ quyền hành để làm chủ đất nước và đè đầu cưỡi cổ 91 triệu người dân Việt.

 Một đại hội chỉ đại diện cho mấy triệu đảng viên mà dám tự dành quyền quyết định cho vận mệnh của cả nước và số phận của toàn dân. Như vậy mà dám vỗ ngược khoe là dân chủ ư? Nhóm lãnh đạo mới được chọn gồm toàn những gương mặt cũ, kẻ được đôn lên, kẻ vẫn ngồi lì chỗ cũ như Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng. Tất cả những người này đều có một điểm chung. Đó là đã chứng tỏ tài năng bằng việc "ác với dân, hèn với giặc".

Tinh thần bảo thủ kiểu giật lùi còn được thể hiện bằng hình Các Mác-Lênin và hình búa liềm treo giữa hội trường, công khai tuyên xưng trung thành với chủ nghĩa xã hội. Điều này nói lên đảng cộng sản Việt Nam đi ngược trào lưu tiến bộ của thế giới.

Những người cầm quyền Việt Nam vẫn ôm cứng  chủ thuyết cộng sản trong khi nhân loại đã vứt bỏ chủ thuyết này vào đống rác lịch sử, chỉ còn chế độ Bắc Hàn nửa điên nửa khùng, chế độ Lào muốn "thoát Trung", chế độ Cuba đang cầu thân với Mỹ và các nước Tây Phương, và chế độ Trung Cộng mượn lý luận và kỹ thuật đàn áp, gian trá của Mác Lê để nắm cổ dân Tầu mà không nhắc nhở gì tới Mác Lê. Khối xã hội chủ nghĩa còn lại vinh quang như thế đó!

Dù trong tình trạng không có gì sáng sủa như vậy, vẫn có những tia hy vọng khiến chúng ta không quá bi quan về tương lai. Nhiều đoàn thể dân sự đã tự thành hình, bất chấp sự cấm đoán và đàn áp của nhà cầm quyền, để tranh đấu cho quyền của người dân và quyền của con người, như Hiệp Hội Dân Oan toàn quốc, Hội Lao Động Tự Do, Hội Phụ Nữ Nhân Quyền, Hội Nhà Báo Độc Lập, Hiệp Hội các Luật Gia vì Công Lý v.v.. Đó chỉ là những thí dụ trong số 30 hội đoàn dân sự đã được thành lập ở Việt Nam, chưa kể các tổ chức tôn giáo.








Đa số dân chúng công khai hoặc ngấm ngầm chống đối mọi quyết định và việc làm của nhà nước. Bất cứ việc gì nhà nước đề xướng hay thực hiện cũng bị chê bai. Những cuộc biểu tình chống đối tự phát xảy ra khắp nơi. Có những người con khuân cả quan tài đặt giữa xa lộ để phản đối.

Có hai sự thật phải ghi nhận. Một là dân hết sợ nhà nước và nhà nước bắt đầu sợ dân. Hai là đảng cộng sản cầm quyền đang tự hủy thể vì đấu đá nội bộ, tranh quyền, tranh ăn, trả ân trả oán, làm ung thối tổ chức và làm suy thoái từng cá nhân đảng viên. Đây là lúc toàn dân phải vùng lên để giành lấy quyền giữ nước và cứu nước trước sự xâm lăng mọi mặt của Bắc phương, giành lấy tự do và nhân phẩm cho mọi công dân, không để cho một thiểu số tham lam và gian ác tiếp tục đè cổ dân tộc như suốt 70 năm qua.

Các đoàn thể, tổ chức đóng vai trò xúc tác, liên kết hành động, thúc đẩy và hướng dẫn cuộc đấu tranh của toàn dân đi đến thắng lợi cuối cùng. Chẳng lẽ 91 triệu nạn nhân lại bất động và ngậm miệng để chịu thân phận con sâu cái kiến mãi sao?

Trong viễn tượng đó, chúng tôi xin kính chúc toàn thể đồng bào một Năm Mới Bính Thân đầy hy vọng, đầy tâm huyết, đầy can trường cứu nước cứu nhà, để mùa xuân năm sau, chúng ta sẽ được vui mừng đón xuân trong yên vui, đoàn tụ, không còn hận thù, chia rẽ. Chúng ta hãy cùng đốt nén hương lòng khẩn cầu Tổ Tiên và Hồn Thiêng Sông Núi phù hộ cho những ước vọng của chúng ta được thành tựu.

Xin kính chào đồng bào

MẶC GIAO
từ Canada


Bài bình luận sau đây được trình bày trên Diễn Đàn PALTALK "chinhtri" (Diễn Đàn Tranh Luận Chính Trị Dân Chủ), là một trong các diễn dàn hội luận diễn ra mỗi tối Chủ Nhật hàng tuần lúc 7:00--10:00 giờ tối California (luân phiên giữa hai room "chinhtri" và "nguoidan")--- thực hiện bởi các anh chị em  yểm trợ Khối 8406 và đồng bào quốc nội đấu tranh cứu nước Việt Nam.

Nhà văn Mặc Giao, nguyên là cựu dân biểu Việt Nam Cộng Hòa, và ông hiện là Chủ tịch Ủy Ban Canada Tự Do Tôn Giáo cho Việt Nam. Sau đây là bài nhận định của ông Mặc Giao về những cuôc biểu tình liên tiếp tại Việt Nam, và bí mật về những thoả thuận giữa CSVN và Trung Quốc. Cũng nhân dịp này, ông Mặc Giao có đôi điều nhận dịnh về việc nhà nước Việt Cộng mới bắt giam trở lại linh mục Nguyễn Văn Lý.

 (Quý vị bấm vào đây nghe âm thanh)
http://www.freevietnews.com/audio/20110728Nv_MacGiao.m3u


Hải ngoại ngày 28.7.2011

NHỮNG PHẢN ỨNG ĐIÊN CUỒNG CỦA
CON THÚ BỊ DỒN ĐẾN CHÂN TƯỜNG

 Mặc Giao


Kính thưa quý vị

 Hôm nay tôi xin thưa với toàn thể quý vị về những cuộc biểu tình liên tiếp diễn ra tại Việt Nam, và những biến chuyển mới của những cuộc biểu tình đó. Đồng thời, chúng tôi cũng thấy có một vấn đề rất là quan trọng, đó là, rất có thể có những thoả thuận ngầm giữa cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, cho nên cộng sản Việt Nam không dám có những hành động hay lời nói gì để bảo vể lãnh thổ và lãnh hải của Đất Nước, và luôn luôn chịu khuất phục, hay nói một cách khác là có một thái độ rất nhu nhược đối với Trung Quốc, vì họ đang bị một mối đe dọa gì đó rất lớn, đè nặng trên cổ họ.

Vậy tôi xin được trình bày và phân tích những vấn đề đó. Cuối cùng, chúng tôi cũng sẽ đưa nhận định về những lý do tại sao linh mục Nguyễn văn Lý lại bị cộng sản Hà nội bắt giữ trở lại.

Chúng ta đều biết rằng, Cộng sản VN vừa diễn xong tấn tuồng sắp xếp ban lãnh đạo mới cho quốc gia. Chưa cần nói tới vấn đề nguyên tắc ai cho phép một đảng tự nhận đại diện nhân dân để chỉ định những người lãnh đạo đất nước, chỉ cần nhìn vào thành phần được chỉ định, người ta đã ngao ngán thấy rõ tình trạng bình cũ rượu cũ, cũ đến độ khiến mọi người có cảm tưởng đảng cộng sản VN đã cạn kiệt mọi sáng kiến và cạn kiệt luôn cả nguồn nhân lực có khả năng lãnh đạo. Quay đi quay lại cũng tiếp tục đi con đường mòn đảng độc tôn đè đầu bóp cổ dân, cũng chỉ có một số bộ mặt cũ kỹ, vô tài thiếu đức, tự dàn xếp với nhau để chia chác chỗ ngồi.

 Chính vì họ tự biết mình không có tư cách đại diện cho ai, không được ai yêu mến cảm phục, nếu không nói là bị cả nước ghét bỏ, dĩ nhiên trừ đám tay sai, nên họ chẳng thương yêu gì dân, chẳng quan tâm tới quyền lợi của đất nước. Họ sẵn sàng làm bất cứ điều gì để bảo vệ chỗ ngồi và túi tiền của họ, kể cả đàn áp dân tàn nhẫn và bán nước cho ngoại bang.









     Tài kinh bang tế thế thì không có. Tài đàn áp dân thì vô địch. Cướp nhà cướp đất của dân rồi lại đánh đập, bắt nhốt những nạn nhân đi khiếu kiện. Ai lên tiếng đòi tự do, dân chủ và nhân quyền là bị công an sách nhiễu, đánh đập tàn ác và đưa ra tòa kết án tù. Hết hạn tù vẫn còn bị nhốt tại một nơi thân nhân không biết, bị mất một tay không rõ lý do. Đó là trường hợp blogger Điếu Cầy. Dân vô tội bị công an đánh chết ngoài đường. Nhiều người chết khi bị giam giữ tại đồn công an.

Đáng phẫn nộ nhất là công an hành xử một cách tàn bạo, đầy lòng thù hận với những người yêu nước đi biểu tình chống Trung Quốc xâm lược. Công an ngăn cản, đánh đập người đi biểu tình, khiêng như khiêng heo ném lên xe chở về bót, thậm chí còn đạp vào mặt một người đã bị hai công an khác kẹp hai tay. Nếu không có lệnh của cấp trên, nếu không được dậy nuôi lòng thù hận với những người dám làm khác mệnh lệnh của đảng, thì công an không dám hành động như thế. Những lời phản kháng, những vần thơ bộc phát, đã làm rúng động lòng người: “Đạp vào mặt dân là đạp vào mặt tổ quốc”.

Dù bị đàn áp dã man như vậy, Hà Nội đã liên tiếp biểu tình 8 ngày Chúa Nhật và hứa hẹn sẽ còn biểu tình liên tục. Sài Gòn cũng đã rầm rộ xuống đường cùng với Hà Nội, và ngày 27/7/2011, các nhân sĩ trí thức Sài Gòn đã phối hợp với Câu Lạc Bộ Nguyễn Văn Bình tổ chức lễ tưởng niệm các chiến sĩ cả hai chế độ Nam Bắc đã hy sinh tại Hoàng Sa năm 1974 và Trường Sa năm 1988. Dịp này, bà qủa phụ Trung Tá Ngụy Văn Thà, một hạm trưởng của Hải Quân VNCH đã hy sinh trong trận bảo vệ Hoàng Sa, cũng được mời. Bà đã dương cao tấm biển đả đảo Trung Cộng xâm lăng.

 Cũng trong tinh thần nhớ ơn những người đã hy sinh bảo vệ tổ quốc, cuộc biểu tình tại Hà Nội ngày Chúa Nhật 24/7/2011 cũng có mục đọc tên vinh danh toàn thể các chiến sĩ, không phân biệt chiến tuyến, đã hy sinh tại Hoàng Sa và Trường Sa. Tên của mỗi người, ngày và nơi hy sinh được viết trên một tờ bià và được người đi biểu tình trân trọng giơ cao. Đây là một thể hiện mới của lòng dân. Họ thách thức nhà cầm quyền. Họ không sợ những đàn áp. Họ khinh bỉ thái độ vũ phu và hèn nhát của những kẻ đại diện công quyền.

 

     





Qua những hành động này, ai cũng phải hiểu những cuộc biểu tình liên tục không phải chỉ để phản đối Trung Quốc xâm lược, nhưng còn gián tiếp nhắm vào hàng ngũ lãnh đạo cộng sản VN. Những khẩu hiệu viết “Vì đâu? Vì ai? Hãy đứng dậy” và khẩu hiệu hô “Đả đảo Nguyễn Tấn Dũng” đã xuất hiện trong các cuộc biểu tình ở Hà Nội. Đồng bào biểu tình liên tục để tỏ ý chí, để thi gan với những người cầm quyền, để đánh thức lòng dân, để tập dược cho những cuộc tranh đấu lớn hơn, để tạo thời cơ cho một cuộc hội lớn của dân tộc. Cộng sản hiểu điều này nên rất lo sợ và càng gia tăng đàn áp.

        Một mối lo lớn khác của cộng sản VN là sợ Trung Quốc công bố thỏa thuận ngầm mà họ đã ký kết với Trung Quốc. Ngay sau khi bị tầu Trung Quốc cắt dây cáp của hai tầu tìm dầu và đánh đuổi nhiều tầu đánh cá của VN, Thứ Trưởng Ngoại Giao Hồ Xuân Sơn đã phải đi ngay Bắc Kinh gặp Thứ Trưởng Ngoại Giao Trung Quốc Trương Chí Quân ngày 25-6-2011 và yết kiến đại đồng chí Đới Bình Quốc, Ủy viên Ngoại Vụ của Trung Ương đảng công sản Trung Hoa.

Sau cuộc yết kiến này, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc Hồng Lỗi, trong cuộc họp báo ngày 28-6-2011, đã tặng cho Hồ Xuân Sơn một cái tát nẩy lửa khi khẳng định “Biển Nam Trung Hoa hoàn toàn thuộc chủ quyền Trung Quốc là điều không thể bàn cãi”, nhất là đã buộc chặt VN vào cái gọi là “thỏa thuận đã đạt được”. Ý này cũng được lặp lại trong công bố chung được Tân Hoa Xã đăng tải: “Trung Quốc hy vọng phiá VN sẽ thực thi điều đã thỏa thuận với chúng tôi”

       “Thỏa thuận đã đạt được” là cái gì? 18 nhà trí thức VN đã yêu cầu Bộ Ngoại Giao giải thích nhưng Bộ đã tìm cách né tránh. Mọi người đều muốn biết cộng sản VN đã thỏa thuận ngầm với Trung Quốc những gì mà Bắc Kinh cứ nhắc đi nhắc lại hoài để cột trói và đe dọa Hà Nội?.

Nếu không sợ há miệng mắc quai thì tại sao không dám công khai hóa những thỏa thuận ngầm với Trung Quốc? Nếu không sợ lòi bộ mặt phản dân, bán nước thì việc gì phải năn nỉ Trung Quốc giữ kín và sợ Trung Quốc “bật mí” đến thế? Như vậy thỏa thuận ngầm chỉ có thể là bán đứng các hải đảo và Biển Đông cho Trung Quốc để trả nợ cho hai cuộc chiến tranh và được bảo đảm sẽ được cứu khi có nội loạn hoặc ngoại xâm. Nếu không đúng như vậy thì chẳng có gì phải dấu kín.


      





Vì những lý do trên, cộng sản Việt Nam mới sợ các cuộc biểu tình của những người yêu nước. Nếu không bịt miệng những người chống Trung Quốc, nếu không cản những người xuống đường tiến đến tòa đại sứ và các tòa lãnh sự Trung Quốc, đàn anh Trung Quốc sẽ nổi giận, sẽ phá từ trong đảng phá ra và sẽ tiết lộ những thỏa thuận bán nước mà cộng sản VN đã ký với Trung Quốc. Lúc đó những người lãnh đạo ở Ba Đình sẽ ăn nói làm sao với nhân dân VN? Họ sẽ bị lộ bộ mặt bán nước. Dân Việt Nam sẽ phản ứng thế nào, chắc ai cũng đoán ra.

      Vụ cộng sản Hà Nội mới bắt Linh mục Nguyễn Văn Lý trở lại nhà tù biết đâu cũng nằm trong âm mưu của Trung Quốc. Họ sai vây cánh của họ trong Bộ Chính Trị của đảng cộng sản VN thực hiện việc này để phá phe có khuynh hướng dựa vào Khối ASEAN và Hoa Kỳ để làm đối trọng (chưa dám nói tới chuyện chống) với Trung Quốc. Cũng có thể Hà Nội bắt lại Linh mục Lý để làm lá bài trao đổi với Mỹ khi thấy Quốc Hội và Bộ Ngoại Giao Mỹ lên giọng về nhân quyền

.






Dù sao việc bắt một nhà tu 64 tuổi, đang bị bệnh hoạn và tàn phế, chỉ vì tội ngồi tại chỗ đòi tự do dân chủ và nhân quyền, một lần nữa chứng tỏ những người lãnh đạo Việt Nam là những kẻ không có tình người, không có tình đồng bào, sẵn sàng làm mọi điều ác để duy trì quyền hành và lợi ích của riêng mình.

Hành động này đã bị dân Việt Nam trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức nhân quyền, các chính phủ, đặc biệt Hoa Kỳ và Canada, nhất loạt lên tiếng phản đối và đòi trả tự do cho Linh mục Nguyễn Văn Lý tức khắc và vô điều kiện. Thật đẹp mặt cho một nhà nước đòi ngồi chung chiếu với thế giới văn minh! Thật hổ thẹn cho Việt Nam!

       Cộng sản Việt Nam hiện nay tứ bề thọ địch. Họ như con thú điên cuồng, cố vùng vẫy và cắn càn để tự vệ vì đã bị dồn tới chân tường. Càng hung hăng lồng lộn càng tạo sự căm phẫn, chán ghét cho quần chúng. Đến khi những thỏa thuận mật ký với Trung Quốc được đưa ra ánh sáng, họ sẽ lộ nguyên hình những kẻ phản bội bán nước cầu vinh.

Nhân dân sẽ có những lý do rất cụ thể để dẹp bỏ tập đoàn phản quốc này. Cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc, dẹp kẻ nội thù sẽ có mục tiêu sờ thấy được, nhìn thấy rõ, không xa vời, cao siêu và thuần ý niệm như tự do, dân chủ, nhân quyền, dù những lý tưởng này vẫn luôn luôn được trân quý.

 Mặc Giao

 (Quý vị bấm vào đây
  nghe âm thanh)

http://www.freevietnews.com/audio/20110728Nv_MacGiao.m3u

Nhà văn Mặc Giao, nguyên là cựu dân biểu Việt Nam
Cộng Hòa, và ông hiện là Chủ tịch Ủy Ban Canada
Tự Do Tôn Giáo cho Việt Nam.








Kính gởi đến Toàn thể Đồng bào
và Thân hữu quốc tế.
Xin vui lòng giúp phổ biến rộng rãi.

 

Bản Lên tiếng
của Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền

về việc Linh mục Tađêô Nguyễn Văn Lý
lại bị Cộng sản đưa vào tù.


            Kính thưa toàn thể Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước,
            Kính thưa toàn thể Kitô hữu Việt Nam trong và ngoài nước,
            Kính thưa Hội đồng Giám mục Việt Nam,
            Kính thưa toàn thể các Linh mục Việt Nam.

            Thế là sau hơn một năm 4 tháng được nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam để cho ra ngoài chữa bệnh (kể từ 15-07-2010), linh mục Tađêô Nguyễn Văn Lý đã bị công an đưa vào lại trại giam Nam Hà (còn gọi là Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) vào chiều ngày 25-07-2011 vừa qua trong tình trạng sức khỏe chỉ mới hồi phục khoảng 60% (như chính lời Lm Lý yêu cầu ghi vào biên bản của công an trước khi bị chở vào lại nhà tù).

            Trước sự việc liên quan đến một thành viên của chúng tôi như thế, Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền tuyên bố:

            1- Tái phản đối phiên tòa phi pháp ngày 30-03-2007 tại Huế và bản án bất công dành cho Linh mục Nguyễn Văn Lý (và các bạn cùng vụ), cũng như phản đối việc đưa Lm Lý vào lại nhà tù dù trong tình trạng sức khỏe thế nào chăng nữa. Linh mục Lý không có lý do gì để bị giam giữ, dù chỉ một ngày.

            2- Tố cáo nhà cầm quyền CSVN muốn báo thù Linh mục Lý vì Linh mục đã tiếp tục đấu tranh cho tự do tôn giáo và dân chủ nhân quyền trong thời gian tại ngoại chữa bệnh, nhất là đã cùng với nhiều người đâm đơn đòi truy tố Bộ Chính trị và Trung ương đảng CSVN về hai tội phản quốc và bán nước, rồi từ đầu năm 2011 đến nay, đã liên tục cảnh báo Đồng bào về Đại họa mất nước vào tay Tàu cộng do sự hèn nhát và đồng lõa của đảng CSVN.

            3- Thỉnh cầu các Chính phủ Dân chủ và các Cơ quan Nhân quyền trên toàn thế giới ra tay can thiệp để giải cứu vị Tù nhân lương tâm vốn đã 4 lần ngồi tù này, cũng như giải cứu mọi tù nhân lương tâm khác đang bị chế độ độc tài toàn trị, tàn ác dối trá, phi nhân bản và phản dân chủ tại Việt Nam giam cầm trong vô số nhà tù khắc nghiệt.

            4- Thỉnh cầu Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước mạnh mẽ và đồng loạt lên tiếng phản đối hành vi đàn áp Linh mục Lý và mọi tù nhân lương tâm khác. Sự đàn áp này là một trong những hình thức của chủ trương đường lối lệ thuộc Tàu cộng mọi mặt của đảng và nhà cầm quyền CSVN, vốn đã và đang bị Đồng bào trực tiếp và gián tiếp tố cáo qua các cuộc biểu tình, kiến nghị, lên tiếng từ lâu, nhất là suốt tháng 6 và tháng 7 năm 2011 này.

            5- Kiến nghị Hội đồng Giám mục Việt Nam, đặc biệt là Ủy ban Công lý Hòa bình, ra tay đòi lại công lý cho một trong những thành viên và chứng nhân nổi bật của Giáo hội Công giáo Việt Nam hiện thời, một trong những tiếng nói ngôn sứ bất khuất đã luôn kiên trì đấu tranh cho tự do tôn giáo và dân chủ nhân quyền theo đúng đòi hỏi của Học thuyết Xã hội Công giáo và đòi hỏi của lương tâm Linh mục.

            6- Đề nghị các Linh mục Việt Nam (trong lẫn ngoài nước) mở chiến dịch Hiệp thông Cầu nguyện (cùng với các Giáo dân) cho một người anh em của chúng ta, vốn đã và đang tiếp tục lâm nạn vì muốn sống trọn vẹn sứ mạng chứng nhân cho sự thật và lẽ phải, cũng như cho mọi Đồng bào đang đấu tranh và đang chịu gian khổ vì yêu Tổ quốc, yêu công lý và yêu nhân quyền.

            Việt Nam ngày 27-07-2011

            Đại diện Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền

            - Linh mục Têphanô Chân Tín, Dòng Chúa Cứu Thế
            - Linh mục Phêrô Nguyễn Hữu Giải,Tổng Giáo phận Huế
            - Linh mục Phêrô Phan Văn Lợi, Giáo phận Bắc Ninh
            Anh em Linh mục nào muốn cùng ký tên thì xin kính mời….

 

VIẾT TỪ CANADA

 

MẶC GIAO

 

TAM TÒA:CON ĐƯỜNG TỰ HỦY CỦA CỘNG SẢN

      Kể từ khi cộng sản đàn áp dã man giáo sĩ và giáo dân tại Tam Tòa vào tháng 7-2009, người lên tiếng mạnh mẽ nhất với những lý luận vững chắc nhất không phải là một giám mục nào, mà là Linh mục Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh thuộc Dòng Phanxicô, tu viện Đa Kao, Sài Gòn. Sau bài “Tam Tòa:chuyện nhỏ?!” được viết ngày 31-07-2009 (anh Trần Phong Vũ phân tích và bình luận trong số báo này), Linh mục Nguyễn Ngọc Tỉnh đã giảng một bài rất thẳng thắn và sâu sắc trong thánh lễ ngày 9 tháng 8 tại nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, thuộc Dòng Chúa Cứu Thế, đường Kỳ Đồng, Sài Gòn. Thánh lễ này do các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế gốc giáo phận Vinh tổ chức.

      Chúng tôi không thuật lại toàn bộ bài giảng, chỉ xin nhắc lại những điều chúng tôi cho là quan trọng và ý nghiã nhất:

      1/ Giáo Hội phải trả giá: Giáo Hội Công Giáo VN được phép xây cất những nhà thờ, chủng viện, tu viện hoành tráng, số chủng sinh, linh mục gia tăng, các giám mục, linh mục, tu sĩ được đi nước ngoài như đi chợ. Tất cả những thứ “được phép” này đã tiếp tay cho chiến thuật tuyên truyền về tự do tôn giáo của nhà cầm quyền và phải trả giá bằng sự im lặng trước những sự kiện dân oan đòi đất, những người tranh đấu cho nhân quyền bị bắt bớ, việc mất đất , mất biển và vụ bauxite. Việc làm thinh của Giáo Hội trước những vấn đề này đã khiến người ta có cảm tưởng Giáo Hội tự tách mình ra khỏi cộng đồng dân tộc.

      2/ Giáo Hội đã không làm bổn phận của mình: Giáo Hội xa lạ với người nghèo, lạnh lùng với các tôn giáo khác. Ủy Ban Truyền Thông Xã Hội chỉ là cỗ máy trùm mền. Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình, một định chế quan trọng của Giáo Hội, không được thành lập. Đạo chỉ còn là một thứ nghi thức bề ngoài.

      3/ Hậu qủa: Tất cả những điều trên đã biến Giáo Hội thành đồ trang trí cho chế độ, đã làm cho hình ảnh của Giáo Hội và của Chúa Kitô có nguy cơ bị biến dạng. Điều này làm chúng ta lo âu hơn là mất vài miếng đất.

      4/ Phải cầu nguyện cho những gì?: Không phải chỉ cầu nguyện cho việc đòi lại vài miếng đất bị chiếm bất hợp pháp, dù tôn giáo cần không gian cần thiết để cầu nguyện, nhưng phải nhìn vấn đề một cách toàn diện. Vì vậy phải cầu:

-         Cho những người cầm quyền biết chúng ta không chấp nhận mãi mãi bị đối xử bất công,

-         Cho chúng ta ý thức là chúng ta không sống trên cung trăng, trên sao hỏa, nhưng sống với đồng bào, với đất nước Việt Nam,

-         Cho khát vọng tự do, dân chủ, công lý phải là khát vọng của cộng đồng tín hữu,

-         Cho sự đồng tâm nhất trí của cộng đồng tạo nên sức mạnh của lòng tin,

-         Cho các vị lãnh đạo Giáo Hội VN không phải trải qua kinh nghiệm đau thương như Giáo Hội Ba Lan: một tổng giám mục phải từ chức vì là cựu điểm chỉ viên của cộng sản,

-         Cho các mục tử biết tích cực tham gia vào việc tái lập công lý và hòa bình, vì “Linh mục thì nhiều, mục tử chẳng có bao nhiêu” (Thánh Âu-cơ-tinh).

 

      Nếu giáo dân viết ra những điều trên, chắc chắn sẽ bị lên án là “chống cha chống Chúa”. Khi một linh mục thẳng thắn nêu lên những sự thật đau lòng và những ước mong cho Giáo Hội phải dấn thân hành động để khỏi làm biến dạng khuôn mặt của Chúa Kitô, hỏi có ai dám kết án vị linh mục này? Linh mục Nguyễn Ngọc Tỉnh không làm công việc “vạch áo cho người xem lưng”, nhưng vì “ở trong chăn” nên phải nói lên sự thật một cách can đảm. Sự can đảm càng lớn lao hơn khi những lời sự thật nhắm thẳng vào những vị lãnh đạo của Giáo Hội và giữa một bầy thú dữ luôn rình rập để phanh thây những ai dám tố cáo lòng lang dạ sói của chúng. Chúng ta hy vọng những lời sự thật này sẽ đánh động tâm tư các chủ chăn. Trong trường hợp các ngài đang có những suy nghĩ thận trọng để đưa ra một đường lối ôn hòa nhưng hữu hiệu, những lời phát biểu của Linh mục Nguyễn Ngọc Tỉnh sẽ là một đóng góp giá trị cho một đường lối mới, nếu có.

      Khi kết thúc phần viết này, chúng tôi được đọc bản tin của Catholic World News đăng trên VietCatholic ngày 14-08-09, theo đó Hội Đồng Giám Mục VN cho phổ biến ngày 12-08-09 một lời tuyên bố kêu gọi đối thoại hòa bình về những cuộc đàn áp đang diễn ra nhắm vào giáo dân thuộc giáo phận Vinh. Hội Đồng Giám Mục tỏ mối quan tâm về những căng thẳng do việc tranh chấp đất đai giữa giáo dân và nhà cầm quyền địa phương, đặc biệt là những phương pháp cực đoan do chính phủ thi hành. Các giám mục cũng đòi hỏi nhà nước cải tổ luật đất đai và tôn trọng quyền sở hữu đất của công dân, nếu để nhà nước độc quyền quản trị như hiện nay, sẽ sinh ra lạm dụng và tham nhũng. Các giám mục cũng than phiền về việc các cơ quan truyền thông nhà nước không tôn trọng sự thật khi loan tin về các vụ tranh chấp. Như vậy là Hội Đồng Giám Mục VN đã có lên tiếng về vụ Tam Tòa thuộc giáo phận Vinh. Tuy nhiên, lời lên tiếng xem ra qúa yếu ớt, nếu không nói là qúa nể nang nhà cầm quyền trong khi đất nhà thờ bị phong tỏa, thánh giá Chúa bị lấy đi, 20 người trong đó có 2 linh mục bị đánh trọng thương, người gẫy tay, người bể đầu, người gần lòi con mắt, nhiều người khác bị bắt đi điều tra. Chúng ta không đòi hỏi một cuộc đối đầu mắt trả mắt, răng trả răng, nhưng lẽ ra Hội Đồng Giám Mục phải đòi truy nguyên trách nhiệm của những người gây ra vụ này, đòi bồi thường xứng đáng cho nạn nhân, trả lại đất nhà thờ và tự hậu chấm dứt những hành động dã man tương tự. Như vậy may ra nhà cầm quyền mới quan tâm phần nào và các nạn nhân cũng như toàn thể giáo dân mới được an ủi vì thấy con chiên không bị các chủ chăn bỏ rơi.

 

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ VÀ NHÂN VĂN CỦA GIÁO PHẬN VINH

      Giáo phận Vinh nằm trên địa bàn của ba tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình, vùng đất cằn cỗi và nghèo nhất nước, lại lắm thiên tai, bão tố xảy ra hàng năm. Có lẽ điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt đã tạo cho dân vùng này một ý chí sắt đá và sự cố gắng phấn đấu vượt bực để sống còn và cạnh tranh với đời. Chính vì vậy mà vùng này đã sản sinh ra nhiều nhân vật có tài cũng như nhiều nhân vật có tật: Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Du, Phan Bội Châu, Ngô Đình Diệm, Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Hồ Tùng Mậu, Đồng Sĩ Nguyên… Ai theo cộng sản thì là thứ cộng sản ác ôn và qúa khích nhất. Ai chống cộng thì cũng là những người không thể đội trời chung với cộng sản. Trong giai đoạn 1947-1954, việc đối đầu giữa giáo dân tập hợp trong Liên Đoàn Công Giáo và cộng sản rất gay go, vụ Quỳnh Lưu đã gây rúng động dư luận khi dân làng này rào làng giữ đạo và bị cộng sản tàn sát. Ngay sau Hiệp Định Genève 1954, một phong trào đòi di cư vào Nam đã nổi lên rất mạnh tại vùng này nhưng đã bị cộng sản đàn áp và che đậy khiến cơ quan Kiểm Soát Đình Chiến Quốc Tế không hay biết. Nhiều người bị nhốt tù. Nhiều người khác đã liều mạng vượt tuyến vào Nam hoặc trốn sang Lào. Theo tin từ trong nước, những năm gần đây, dân vùng Nghệ An, Hà Tĩnh đã bí mật thủ tiêu nhiều cán bộ cộng sản ác ôn. Nhà cầm quyền không tìm ra manh mối và phải ém nhẹm tin này.

      Giáo dân địa phận Vinh là những người con của vùng đất này. Ngoài đức tin Công Giáo, họ cũng có đầy đủ cá tính của dân vùng “đất cầy lên sỏi đá”. Đó là cứng rắn, kiên cường, không sợ hãi, sẵn sàng tranh đấu cho điều mình tin. Cộng sản đụng tới giáo dân Thái Hà là húc đầu vào tường, nhưng khi đụng tới giáo dân địa phận Vinh là húc đầu vào đá. Sau khi sự việc xảy ra tại Tam Tòa, chỉ một lời kêu gọi của chủ chăn, Giám Mục Cao Đình Thuyên, đang tham dự Ad limina (gặp gỡ Đức Giáo Hoàng theo định kỳ) tại Roma gửi về là toàn bộ gần nửa triệu giáo dân tụ tập trong 178 nhà thờ ngày 2-8-2009 đã đồng thanh biểu lộ lập trường và dâng lời cầu nguyện. Ngày lễ Đức Mẹ lên trời 15-08-09, ngay từ 8 giờ sáng đã có hàng trăm ngàn giáo dân kéo về nhà thờ chính tòa Xã Đoài để dự lễ kính Đức Mẹ và cầu cho Tam Tòa. Đó là một cuộc tập họp đông đảo và nhiều ý nghiã. Cảnh đón chủ chăn trở về tại phi trường Vinh ngày 11 tháng 8 và suốt dọc đường dẫn tới nhà thờ chính tòa đã tạo một ấn tượng mạnh về tình đoàn kết và sự hiên ngang bầy tỏ lập trường của giáo dân. Các lãnh tụ cộng sản có nằm mơ cũng không thấy mình được đón tiếp đông đảo và chân tình như thế này. Ngoài việc tỏ nỗi hân hoan đón vị chủ chăn trở về với đoàn chiên đang gặp cơn bách hại, hành ngàn người với rừng cờ Hội Thánh còn muốn bầy tỏ cho nhà cầm quyền và những phần tử côn đồ biết là họ không sợ hãi trước những đe dọa và bạo lực.

      Vị mục tử của giáo phận Vinh, Giám Mục Phaolô Maria Cao Đình Thuyên, cũng là người của vùng đất này. Ngài sinh năm 1927 tại Hà Tĩnh, năm nay 82 tuổi. Tuy là vị cao niên nhất trong hàng giám mục Việt Nam, ngài vẫn còn khỏe mạnh về thể chất và minh mẫn về tinh thần. Ngài là vị mục tử nhân từ và năng động, có lập trường rõ ràng, dứt khoát. Khi vụ Thái Hà xảy ra, ngài đã dẫn ngay một đoàn linh mục Vinh đến Thái Hà để tỏ tình liên đới và tuyên bố: “Chuyện của Thái Hà cũng là chuyện của Vinh”. Trong thánh lễ mừng Đức Mẹ lên trời tại nhà thờ chính tòa Xã Đoài ngày 15-08-2009, Đức Cha đã tuyên bố một câu đánh động lòng người và biểu tỏ sự đồng tâm nhất trí giữa chủ chăn và đoàn chiên của giáo phận Vinh: “Giáo phận Vinh không phải chỉ có một Cao Đình Thuyên mà có cả 500,000 Cao Đình Thuyên”. Với bản lãnh kiên cường và với tuổi đời như vậy, ngài đâu có sợ hãi gì. Cộng sản sinh sự với linh mục và giáo dân của ngài là chắc chắn sẽ phải đương đầu với một khối “vững như bàn thạch”.

 

CON ĐƯỜNG TỰ HỦY

      Theo lẽ thường của trời đất, người cai trị dân phải dùng “đức trị” để dân được sống an bình, thương yêu nhau và kính trọng người cai trị. Nếu dùng “lực trị” sẽ chỉ gây oán hờn và đưa đến bất ổn xã hội. Người quân tử dùng đức, kẻ tiểu nhân dùng lực: “Quân tử dĩ đức, tiểu nhân dĩ lực” (Tuân Tử). Chúng ta chẳng dám mong cộng sản biết dùng đức vì họ không phải là quân tử, nhưng chúng ta đã từng hy vọng ít ra họ phải có sự khôn ngoan tối thiểu cần thiết, biết tạo một xã hội ổn định, biết giải trừ những bất mãn giữa người dân và người cầm quyền để có thể cai trị dễ dàng và lâu dài. Ngược lại họ chỉ chủ trương gây chia rẽ và oán thù. Đuổi nhà, chiếm đất của người dân, tịch thu đất và cơ sở thờ phượng của các tôn giáo. Khi người ta đòi lại thì cho công an đánh đập thẳng tay, lại còn thuê côn đồ hoặc cho công an giả dạng thành nhân dân tự phát để chửi rủa, hành hung các nạn nhân trước sự vô cảm và bất động của các lực lượng an ninh đứng canh gác ngay đó. Hiện nay giáo dân Tam Tòa vẫn còn tiếp tục bị khủng bố. Theo tin từ Đồng Hới gửi đi ngày 11 tháng 8, bất cứ một giáo dân nào ra đường cũng có thể bị công an hay côn đồ hành hung. Một giáo dân bị người lạ đập vỡ cửa nhà, phá nát tivi, đồ đạc trong nhà, trong khi công an đứng bên ngoài bảo kê cho kẻ đập phá. Một số giáo dân buôn bán ở chợ đã bị bọn côn đồ xúi dục để những thành phần bất hảo ném những thứ dơ bẩn vào hàng quán của họ khiến họ hết đường sinh sống. Hình ảnh giáo dân tham gia các cuộc cầu nguyện được phóng lớn và dán trên các thân cây để bọn đánh thuê chém mướn dễ nhận diện và giở thủ đoạn. Các cơ quan truyền thông trung ương và địa phương suốt ngày xuyên tạc giáo dân Tam Tòa, kết án họ là những kẻ làm loạn, phá vỡ trật tự xã hội và an ninh công cộng. Việc này khiến đồng bào không Công Giáo hiểu lầm giáo dân là bọn phá hoại, chuyên môn đòi đặc quyền. Sự hiểu lầm này sẽ gây hậu qủa trầm trọng cho tình đoàn kết dân tộc và liên hệ hài hòa giữa các tôn giáo. Nó sẽ tác hại lâu dài, cả sau khi chế độ cộng sản xụp đổ. Nói tóm lại, những người cộng sản không quan tâm gì tới dân, tới nước, tới tương lai dân tộc. Họ chỉ cần giữ quyền bằng bất cứ giá nào, bất cứ phương tiện nào. Phương tiện ưu tiên họ dùng là gian dối, chia rẽ và bạo lực. Họ không có lương tâm, bất cần lẽ phải và nhất là bất cần dân. Điều này sẽ đưa họ vào con đường tự hủy, vì như Tuân Tử đã viết: “Vua là thuyền, thứ dân là nước. Nước chở thuyền, nhưng nước lại đánh đắm thuyền” (Quân giả chu dã, thứ dân thủy dã, thủy tắc chế tài chu, thủy tắc phúc chu).

 

Sau khi gây ra vụ Tòa Khâm Sứ và Thái Hà, cộng sản tưởng cứ áp dụng biện pháp bạo lực và dối trá là sẽ dẹp yên mọi chuyện. Sự thật, vấn đề Tòa Khâm Sứ và Thái Hà vẫn còn nguyên đó, ngọn lửa đã hạ nhưng lớp than hồng vẫn tiếp tục nóng, chỉ cần một cơn gió nhẹ là sẽ bùng trở lại. Cộng sản đã tính sai khi áp dụng cùng một biện pháp với giáo dân Tam Tòa. Phản ứng Tam Tòa còn mạnh hơn, đồng bộ hơn phản ứng Thái Hà. Thay vì làm cháy nhà, họ đã làm cháy rừng. Họ hãy chờ hậu qủa. Chúng ta không mong máu đồng bào phải đổ, người vô tội bị đánh đánh đập và bị bắt vào tù. Nhưng nếu có thêm những vụ Thái Hà, Tam Tòa xảy ra dưới vĩ tuyến 17, từ Quảng Trị vào đến Cà Mau, thì ngày tàn của chế độ cộng sản sẽ đến nhanh hơn. Ung nhọt khi xưng tấy lên thì phải bể mới mong lành. Việc gì lãnh đạo các tôn giáo không làm thì tín đồ sẽ làm vì họ có đức tin và không có chức, quyền và lợi để sợ mất. Việc gì các đảng phái chính trị chưa thể làm thì nhân dân sẽ làm. Đừng coi thường dân và chê họ như rắn không đầu. Họ sẽ tạo ra đầu mới để thay thế những cái đầu cũ sơ cứng và hèn nhát. Con giun bị xéo mãi cũng quằn. Dân Việt Nam sẽ dùng nhiệt huyết và lòng tin để vùng lên đòi lại quyền sống của mình và tương lai đất nước. Lòng tin sẽ trở thành vô địch. Lòng tin không sợ gươm dáo vì lòng tin được dậy rằng: “ Kẻ nào dùng gươm sẽ phải chết vì gươm”.

 

VÀI CẢM NGHĨ SAU CHUYẾN HÀNH HƯƠNG

      Mùa hè năm nay, chúng tôi đã lập chương trình 5 tuần đi thăm viếng thân nhân bạn bè ở châu Âu và hành hương những nơi thánh địa. Việc thăm viếng không có gì đáng nói dù chúng tôi vắng mặt ở châu Âu cũng khá lâu, 14 năm kể từ lần thăm viếng trước. Anh em, bạn bè gặp lại nhau chắc chắn phải vui. Về chương trình hành hương, trọng điểm của chúng tôi là Đất Thánh. Chúng tôi đã đi theo chương trình thăm viếng do một công ty du lịch Do Thái tổ chức. Trong một tuần lễ, chúng tôi đã được đi gần khắp nước Do Thái. Tôi không dám dài dòng kể lại những chi tiết. Tôi chỉ xin nêu một vài suy nghĩ và kinh nghiệm để chia sẻ với qúy độc giả.

      Khi thăm biển Hồ Galilée (còn gọi là hồ Tiberias) và vùng lân cận ở miền Bắc Do Thái, nơi Chúa Giêsu đã khởi đầu ba năm rao giảng bằng việc kết nạp các tông đồ, đa số là những người đánh cá trên hồ này, tôi mới thấm thiá câu: “Con chim có tổ, con cáo có hang, Con Người không nơi dựa đầu” vì thấy toàn cảnh vùng này, cũng như hầu hết lãnh thổ Do Thái, trừ vùng sa mạc phiá Nam, toàn đồi núi lên đèo xuống lũng. Chúa và các môn đệ chỉ có phương tiện di chuyển duy nhất là lội bộ. Ban ngày giảng dậy và ngồì nghỉ dưới bóng mát của những cây vả (figues).

Ban đêm ngủ bờ ngủ bụi, may mắn thì kiếm được một hang đá trên triền núi. Tôi tự hỏi làm sao chỉ trong ba năm, Chúa làm được nhiều việc như thế? nhất là phải đi bộ qua những vùng núi non cách nhau hàng trăm cây số từ Nazareth lên vùng Galilée rồi lại xuống Jerusalem. Đúng là Chúa không đòi tiện nghi, không cần ăn ngon, không cần nệm êm chăn ấm. Chúa bắt đầu đi giảng lúc tuổi 30 là thời điểm tốt nhất. Trước tuổi đó thì còn non. Sau tuổi đó thì qúa mệt mỏi cho thể xác con người.

      Chúa đã làm nhiều phép lạ trên biển hồ Galilée (đi trên mặt nước, cho các tông đồ bắt được nhiều cá) và trên những sườn núi ngay cạnh hồ. Khi chúng tôi được đi thuyền trên biển hồ từ Capernaum lên thăm địa điểm nơi Chúa làm phép cho hai con cá và năm tấm bánh thừa nuôi 5,000 người (trong nhà thờ Church of Multiplication) và nhất là thánh đường trên sườn núi Mount of the Beatitudes, nơi Chúa giảng Tám Mối Phúc Thật (Bài giảng trên núi), tôi nghĩ rằng Chúa là người rất yêu cảnh thiên nhiên và có óc thẩm mỹ, nếu không nói là có máu nghệ sĩ, bởi vì Chúa toàn chọn những nơi tuyệt đẹp để giảng dậy và làm phép lạ.

Chẳng hạn nơi Chúa giảng là một sườn núi với cây cỏ xanh tươi, nhìn xuống hồ Galilée gợn sóng xanh lơ. Chẳng những Chúa “enjoy” những cảnh này mà còn cho con cái ngàn đời sau cũng có cơ hội thưởng lãm khi viếng thăm những nơi Chúa đã dừng chân.

      Khi thăm Nazareth, làng xưa của Đức Mẹ và Thánh Giuse, tôi thấy nơi Đức Mẹ được Thiên Sứ truyền tin (nay có vương cung thánh đường Basilica of Annunciation) là nhà của Đức Mẹ, chỉ cách nhà Thánh Giuse (nay là nhà thờ Thánh Giuse) một sân rộng. Như thế đối với thánh Giuse, Đức Mẹ là “Cô láng giềng”. Cưới được cô láng giềng thánh thiện, nhan sắc và có phúc được làm Mẹ Ngôi Hai Thiên Chúa, Thánh Giuse thiệt có tài và có phước lớn. Được vậy thì dù phải chịu cảnh “có tiếng không có miếng” cũng vẫn vui lòng!

      Trọng tâm của cuộc hành hương là Jerusalem, nơi Chúa hoàn tất việc cứu chuộc nhân loại. Chúng tôi đã viếng vườn cây dầu ở ngoài vòng thành, nơi Chúa thường nghỉ ngơi và dậy dỗ các tông đồ và là nơi Chúa đã cầu nguyện trong đau đớn tột cùng đến nỗi toát cả mồ hôi pha máu trước khi nạp thân cho quan quân đưa đi hành hình. Trong vườn này, tôi thấy những cây dầu (olive) cổ thụ, gốc bự có những rễ lớn quấn quanh nhưng cành lá phiá trên vẫn xanh tươi. Người ta nói đó là những cây còn lại từ thời Chúa Giêsu. Tôi trầm tư không biết cây nào là cây Chúa đã qùy bên cạnh và thốt lên lời cầu nguyện: “Nếu có thể được, xin Cha cất chén đắng này. Nhưng đừng theo ý con, mà theo ý Cha”, cây nào là nơi Chúa đã nói với các môn đệ: “ Các con không ở cầu nguyện với Thầy một giờ được sao? Tinh thần thì sáng suốt nhưng thân xác thì nặng nề”? Cảnh xưa còn đây. Người xưa đâu rồi?

      Trong nội thành, chúng tôi đã đi trên con đường ngày xưa Chúa vác thánh giá đi đến nơi chịu đóng đinh. Con đường không bằng phẳng, khi lên khi xuống. Tôi đi bộ còn thấy mệt huống chi Chúa phải vác thánh giá nặng và bị đánh đòn. Vì vậy Chúa đã phải ngã ba lần. Nơi Chúa ngã lần đầu còn di tích là những viên đá lót đường được giữ nguyên từ thời Chúa ngã. Đường thánh giá dẫn đến nơi Chúa chịu chết và được an táng. Nơi này đã biến thành một nhà thờ do nhiều hệ phái Công Giáo (Orthodox, Coptic, Arménien, Công Giáo La Mã…) chia nhau thờ phượng và quản trị nên được gọi là Church of All Nations. Chúa dậy phải thương yêu, hợp nhất, nhưng con cái Chúa đã không nghe lời. Ngay nơi Chúa được an táng, phe Arménien thì cho rằng mộ Chúa ở tầng cao của nhà thờ. Họ lập bàn thờ nguy nga ngay trên nơi họ tin là mồ Chúa.

Các phái khác, kể cả Công Giáo La Mã, thì cãi rằng mộ Chúa ở tầng trệt của cùng nhà thờ, nên lập bàn thờ ở dưới. Chúng tôi chẳng biết tin ai nên viếng cả hai nơi cho chắc ăn. Khổ nỗi sau khi viếng mộ Chúa ở tầng trên, lúc xuống viếng mộ Chúa ở tầng dưới thì thấy dân chúng xếp hàng qúa dài. Theo ước lượng phải chờ 45 phút mới tới lượt mình, trong khi chúng tôi chỉ có thể lưu lại thêm 10 phút trước khi phải đi theo đoàn.

Thấy chúng tôi băn khoăn, người hướng dẫn du lịch đề nghị chúng tôi chi 20 Đô la cho người giữ trật tự là sẽ được vào ưu tiên. Tôi đồng ý, đưa tiền cho ông ta. Không biết ông ta điều đình cách nào mà chỉ sau vài phút, chúng tôi được người hướng dẫn ngang nhiên mở cửa sắt dẫn vào mộ Chúa như những VIP trước một hàng dài dân chúng đang xếp hàng chờ. Lậy Chúa! Vì ham được viếng mộ thứ hai của Chúa mà con đã phạm tội hối lộ. Con đáng được Chúa quất dây lưng cùng với bọn buôn thần bán thánh và bị Chúa quở: “Nhà Cha ta là nơi cầu nguyện, không phải hang ổ trộm cướp”.

      Khi viếng Bethlelem nơi Chúa sinh ra, tôi lại thấy con cái Chúa không có tình thương yêu hợp nhất. Nhà thờ xây trên nơi Chúa ra đời là độc quyền của Chính Thống Giáo Hy Lạp. Du khách và khách hành hương được viếng nhà thờ và hang Chúa ra đời. Nhưng ngay tại hàng song sắt bao quanh cung thánh, lúc nào cũng có mấy giáo sĩ râu xồm, mặc đồ đen, mặt hầm hầm ngồi canh gác, không cho ai tiến vào cung thánh, không cho làm ồn và nhất là không cho đọc kinh cầu nguyện lớn tiếng. Việc cầu nguyện và tế tự trong nhà thờ này chỉ dành riêng cho các giáo sĩ của nhà thờ. Mỗi giờ họ hát kinh và đi xông hương hang Chúa giáng sinh một lần.

Tín hữu của các hệ phái khác nếu muốn chia sẻ lời Chúa, hát hoặc đọc kinh thì xin mời sang nhà thờ Công Giáo bên cạnh do người Pháp xây. Lậy Chúa! Có những người muốn độc quyền yêu Chúa và thờ Chúa theo kiểu riêng của họ. Ai làm khác họ là bị ghét bỏ, xua đuổi, lên án. Con nghe kể tại một thánh đường ngay giữa Jerusalem, có lúc các giáo sĩ của các hệ phái khác nhau đã tranh chấp đến đổ máu. Họ đánh đấm nhau nhân danh Chúa, nhưng thật ra chỉ là để thỏa mãn tự ái và bảo vệ quyền lợi của họ. Buồn thay, tệ nạn này đến nay vẫn chưa chấm dứt.

      Không xa thành Jerusalem là vùng thung lũng xanh tươi Ein Karem, có nhà thờ Viếng Thăm (Church of Visitation) đánh dấu nơi Đức Mẹ đến thăm người chị họ là Thánh nữ Elizabeth. Thánh nữ đang có thai Thánh Gioan Tẩy Giả và Đức Mẹ cũng vừa mang thai Chúa Giêsu. Theo Thánh Kinh, khi hai chị em gặp nhau thì Thánh Gioan nhẩy mừng trong lòng mẹ.

Như vậy chắc bụng Thánh Elizabeth phải đau lắm nhưng Bà vẫn vồn vã chào hỏi người em họ: “Tôi có phúc gì mà được Mẹ Thiên Chúa đến thăm tôi?”. Lúc đó Đức Mẹ cất lời ngợi khen Chúa mà chúng ta quen gọi là kinh Magnificat :”Linh hồn tôi ngợi khen Chúa, và lòng trí tôi mừng vui trong Thiên Chúa Đấng cứu chuộc tôi…”.

Gần đó có một con suối bây giờ vẫn còn chảy mà người ta tin rằng Đức Mẹ ra đây lấy nước mỗi ngày trong suốt thời gian ba tháng ở lại chơi với chị họ Elizabeth. Điều tôi thắc mắc là làm sao “bà bầu” Maria có thể vượt núi băng đèo đi bộ trên 80 cây số đường chim bay, thực tế phải trên 100 cây số đi vòng núi, từ Nazareth tới Ein Karem để thăm “bà bầu” Elizabeth? Rồi khi lưu lại đây, “bà bầu” Maria còn phải ra suối lấy nước mỗi ngày.

Xét theo lý luận của người trần mắt thịt ngày nay thì thai nhi trong bụng mẹ phải rất khỏe, rất hiền, không quậy phá, không làm mẹ bị động thai khi mẹ leo núi đường xa và lội suối lấy nước. Về phần Mẹ Maria, chắc chắn Mẹ phải có một sức khỏe rất tốt, thích hợp với cách sống thời đó, nơi đó. Thêm nữa, Đức Mẹ còn rất trẻ khi mang thai nên không ỳ ạch như những bà uống thuốc ngừa thai hàng chục năm mới chịu có bầu. Nhưng điều quan trọng hơn hết là niềm hạnh phúc trong lòng đã giúp Mẹ vượt qua mọi khó khăn, vất vả. Niềm hạnh phúc trở nên lớn lao hơn khi được chia sẻ với người khác, trong trường hợp này là với bà chị Elizabeth, đúng theo luật tự nhiên:“niềm vui sẽ lớn hơn, nỗi buồn sẽ nhò đi khi được chia sẻ”.

      Nói chung, cuộc hành hương Đất Thánh đã cho chúng tôi cơ hội củng cố thêm đức tin vì nhìn thấy tận mắt nguồn cội đức tin của mình, đuợc viếng những nơi Chúa, Đức Mẹ, Thánh Giuse, Thánh Elizabeth và các Thánh Tông Đồ đã sống, được đi trên những đoạn đường Chúa đã đi.

Chỉ có một điều đáng tiếc là vì đi theo đoàn với chương trình bận rộn, thăm bốn năm nơi mỗi ngày, nên không có thời giờ ở lại lâu nơi mình thích, không có thời giờ để trầm tư, cầu nguyện và đưa hồn về qúa khứ. Tuy nhiên khó có cách lựa chọn nào khác vì hầu hết khách hành hương đều bị hạn chế về thời giờ, phương tiện nên phải đi theo đoàn mới có thể thăm viếng được nhiều nơi trong một thời gian ngắn.

      Về kinh nghiệm hành hương Thánh Địa, tôi thấy chúng ta nên chọn thời gian hành hương vào mùa Thu hay mùa Xuân. Mùa Đông thì lạnh lẽo và âm u. Mùa Hè như thời gian chúng tôi đi thì qúa nóng, có ngày nhiệt độ lên tới 41 độ Celsius. Đừng quên rằng khi đi thăm nhiều nơi thì phải đi bộ ngoài trời, trèo cao, xuống dốc giữa cảnh đồi núi Do Thái. Vì thế phải kiếm một đôi giầy mềm mại, đế thấp. Bà nào cô nào làm điệu đi giầy kiểu đế cao là có dịp ôm chân khóc chỉ sau ngày hành hương đầu tiên. Kinh nghiệm cuối cùng là nếu muốn đi thăm Đất Chúa thì phải đi lúc còn khỏe mạnh. Đợi tới khi gối mỏi chân chồn mới đi thì chỉ có nước nằm ôm giường khách sạn.

       Sau khi rời Do Thái trở lại Pháp, chúng tôi đi hành hương Paray Le Monial, nơi Chúa Giêsu hiện ra với Thánh nữ Magueritte Marie vào cuối thế kỷ 17, tỏ cho thánh nữ trái tim thương yêu của Người và truyền cho thánh nữ phổ biến lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa. Chúng tôi cũng trở lại viếng Đức Mẹ Lộ Đức sau nhiều năm vắng mặt để cầu nguyện và để tìm lại khung cảnh thân thương và thánh thiện nơi hang Đức Mẹ hiện ra, suối nước thiêng, đàng thánh giá đi quanh núi, giúp tâm hồn lắng đọng sau những ngày tháng sống giữa cuộc đời bon chen, sôi nổi.

      Điểm hành hương cuối cùng gây cho tôi rất nhiều xúc động là làng Ars trong vùng Bourgogne, không xa thành phố Lyon, nơi Thánh Jean-Marie Vianney đã sống như một cha sở nhà quê khiêm hạ. Cha sinh năm 1786, tạ thế năm 1859, thọ 73 tuổi. Sau khi chịu chức linh linh mục, Cha được cử đến coi một nhà nguyện tại làng Ars nghèo nàn, chỉ có 230 người dân. Từ hai bàn tay trắng, Cha đã xây cất thánh đường và biến nơi đây thành một xứ đạo sốt sắng, năng động.

Nhưng không phải những cơ sở vật chất làm Cha được kính phục, chính đời sống linh mục gương mẫu, khiêm nhường, tận hiến và nghèo khó đã làm cho Cha trở thành một vị thánh lẫy lừng. Cha thương lo cho từng con chiên, tìm cách cứu rỗi từng linh hồn, thăm viếng từng người già yếu bệnh tật, nuôi trẻ mồ côi, giúp ơn kêu gọi, lập nhà nữ tu, thức dậy từ 1 giờ sáng để qùy trước Thánh Thể, sau đó giải tội cho hàng ngàn người. Mỗi ngày Cha ngồi tòa giải tội từ 14 đến 16 tiếng. Bổn đạo quanh vùng và cả những nơi xa kéo nhau tới xưng tội với Cha để được Cha soi thấu tâm can, cho những giải gỡ nhân từ, những lời khuyên dịu ngọt có khả năng thay đổi cả cuộc đời.

      Làm việc nhiều như thế nhưng Cha không lo gì cho bản thân mình. Thực đơn của Cha là bánh mì đen và khoai tây luộc. Khi thăm khu nhà Cha sinh sống, chúng tôi thấy chiếc nồi luộc khoai còn treo trên bếp và được kể rằng Cha luộc khoai một lần ăn trong 5 ngày, trong khi lúc nào Cha cũng có một ổ bánh trong người để gặp ai đói thì cho. Chúng tôi cũng thấy chiếc áo chùng thâm rách do Cha tự tay vá lại với những sợi chỉ thô và đường vá vụng về. Mọi thứ đồ dùng của Cha đều thô sơ, nghèo khó, trừ tủ sách bià da gáy mạ là tài sản đáng giá nhất của Cha. Trước cảnh này, tôi ao ước các linh mục nên đến hành hương nơi đây để suy nghĩ, tự kiểm điểm và học hỏi tấm gương sống động cho đời linh mục, thay vì đi du lịch Việt Nam hay những nơi vui vẻ khác.

      Cha Thánh Vianney không làm việc gì vĩ đại lừng lẫy, nhưng sự tận tụy hy sinh mỗi ngày của Cha cho con cái Chúa đã khiến Cha trở thành một vị đại thánh, một gương mẫu tuyệt diệu cho các linh mục. Ngày 12-04-1905, Đức Giáo Hoàng Pio X ra sắc chỉ phong Thánh Linh mục Gioan-Maria Vianney, Cha Sở họ Ars, là quan thầy tất cả các linh mục Pháp và các lãnh thổ thuộc nước Pháp.

Ngày 20-12-1935, Đức Giáo Hoàng Pio XI ra tông thư công bố đặt Cha Thánh Gioan-Maria Vianney là Thánh Bổn Mạng của toàn thể các cha sở trên hoàn vũ. Đúng là “Chúa đã trông đến sự thấp hèn của tôi tá Chúa và từ nay muôn đời sẽ khen tôi là người có phúc” (Kinh Magnificat).

     Khi qùy trong nhà nguyện trước trái tim của Cha Thánh được đặt trên bàn thờ, tôi đã thành tâm cầu nguyện cho tất cả các linh mục, những vị tôi quen biết và những vị tôi chưa hề gặp, những vị đã làm ơn cho tôi cũng như những vị không thuận hảo với tôi. Tôi nhìn bức vẽ chân dung phóng lớn của Cha đặt trước bàn thờ và nổi gai ốc khi đụng đôi mắt Cha. Tia mắt sắc và hóm hỉnh của Cha như muốn nói với người đối diện: “Ta biết hết lòng dạ của anh rồi!”. Lúc đó chỉ còn cách xưng tội với Cha như lúc Cha ngồi tòa thuở xưa. Sợ, nhưng thật hạnh phúc!


Quý vị bấm các audio-link nghe âm thanh các phát biểu chọn lọc từ quý nhân sĩ thuộc Cộng Đồng Người Việt ở Bắc Mỹ Châu, gởi đồng bào quốc nội thân thương ở Việt Nam.

Xin giúp phổ biến tâm tư đồng bào hải ngoại đến đồng bào quốc nội, qua Internet: Emails, Paltalk, yahoo/gmail Groups, Radio, Web, Blogs. Nội dung các phát biểu
được lưu trữ ở http://freevietnews.com/audio






Sau đây là một số nhận định, tâm tình và LỜI CHÚC TẾT Tân Mão 2011 của nhà văn Mặc Giao, từ Canada kính gởi đến quý vị và quý bạn trẻ ở Vietnam.

Ông Mặc Giao là một trong những huynh trưởng đầu tiên của Phong Trào Thanh Sinh Công Việt Nam, nguyên là dân biểu Quốc Hội, Tổng Thư Ký Hạ Nghị Viện, Sứ thần ngoại giao của Việt Nam Cộng Hòa tại Paris (Pháp) trước 1975.

Đồng tác giả cuốn "30 năm Công Giáo Việt Nam dưới chế độ cộng sản", và tác giả sách khảo luận "Một cái nhìn khác về văn hóa Việt Nam". Hiện nay, ông là Chủ tịch Ủy Ban Canada Tự Do Tôn Giáo cho Việt Nam.


Tạo điều kiện và nắm lấy cơ hội
thực hiện một cuộc vùng dậy!

 Mặc Giao

   (bấm vào đây nghe âm thanh)
http://www.freevietnews.com/audio/20110128_MacGiao_e.m3u

Kính thưa đồng bào,

Xuân Tân Mão đang đến gần, lẽ ra Xuân mang niềm vui cho toàn thể dân tộc. Tiếc thay, nhìn lại tình trạng đất nước và hoàn cảnh của đồng bào tại quê nhà, chúng ta khó có thể vui với mùa Xuân đang đến.

Trong năm qua, ngoài một thiểu số lắm tiền nhiều bạc hoặc làm giầu bất chính sống phè phưỡn trên sự đau khổ của người khác,công an thẳng tay đánh đập, bắt bớ và gây tử thương cho nhiều nạn nhân một cách vô tội vạ. Người ta thấy nhà cầm quyền coi dân như quân thù và như đối tượng để khai thác, bóc lột. đại đa số đồng bào gặp đủ thứ khó khăn: vật giá leo thang, tiền mất giá, công việc khó kiếm, thức ăn độc hại, môi trường ô nhiễm, người cai trị xách nhiễu công dân, truất hữu đất tư với giá bồi thường rẻ mạt để bán lại với giá cao. Những ai lên tiếng bảo vệ tài sản của mình hay đòi hỏi quyền của con người thì bị đàn áp dã man,

Cồn Dầu






Trên bình diện quốc gia, việc bán rẻ quyền lợi của đất nước cho ngoại bang càng ngày càng trở nên lộ liễu. Hết nhượng đất, nhượng biển, tới nhượng vùng đất chiến lược cao nguyên Trung phần cho Trung quốc khai thác bauxite, cho thuê rừng đầu nguồn và bây giờ khoanh những vùng biển sát bờ cho các công ty ngoại quốc thuê để lập những khu giải trí hay trồng cấy thủy sản, cấm người dân thường lai vãng. Đất nước bị băm vằm, bị bán rẻ, cho thuê rẻ chỉ vì lòng tham và tinh thần khiếp nhược của những người cầm quyền, từ trung ương tới địa phương.

Đại Hội kỳ thứ XI của đảng cộng sản VN diễn ra vào tháng Giêng Dương Lịch 2011 đã dập tắt mọi niềm hy vọng đổi mới. Nội bộ đảng ở cấp cao nhất đã cấu xé nhau để giành giật ghế ngồi và quyền lợi. Cuối cùng họ đã dàn xếp và đưa ra một danh sách lãnh đạo mới nhưng toàn người cũ, những người đã không chứng tỏ tài năng và đức độ trong quá khứ, ngoài thành tích tham nhũng và khuất phục ngoại bang. Thêm vào đó là nạn cha truyền con nối: hai con trai của các ông Nông Đức Mạnh và Nguyễn Tấn Dũng được đưa vào Ban Chấp Hành Trung Ương đảng, không khác chế độ “cộng sản quân chủ” của Kim Chính Nhật ở Bắc Triều Tiên.

Điều vừa tức cười vừa đáng phẫn nộ hơn hết là đại hội đã tái xác nhận trung thành với chủ thuyết Mác Lê và quyết đi theo con đường xã hội chủ nghiã. Sân khấu của hội trường được trưng hình hai ông Karl Marx và Lenine cùng với biểu hiệu búa liềm, tượng trưng cho giai cấp công nông. Đây là hành động đi ngược giòng lịch sử và gian dối một cách trơ trẽn. Cả thế giới đã coi chủ thuyết Mác Lê như một tai họa cho nhân loại, đã liệng nó vào sọt rác lịch sử.

Vậy mà đảng cộng sản Việt Nam vẫn quyết tâm trung thành, quyết chí kéo cả nước đi theo. Thực tế, họ chỉ giữ lại chủ trương độc quyền, độc đảng, kinh tế chỉ đạo và thẳng tay đàn áp nhân dân của chủ thuyết Mác Lê trong khi áp dụng một nền kinh tế tư bản rừng rú, chỉ có lợi cho những người cầm quyền. Họ nhân danh giai cấp công nông để bóc lột công nhân, cho phép các công ty tài phiệt trong và ngoài nước trả lương công nhân rẻ mạt, làm nhiều giờ, điều kiện làm việc tồi tệ và không được thành lập nghiệp đoàn độc lập để bảo vệ quyền lợi của công nhân. Nông dân hầu như bị bỏ quên với kỹ thuật canh tác lạc hậu, với nạn ô nhiễm môi trường, và nhất là với những vụ trất hữu đất đai để bán lại cho tư bản công và tư.

Chỉ kể sơ qua vài sự việc như trên, chúng ta thấy tình hình của đất nước trong Năm 2011 không có gì sáng sủa. Tuy nhiên chúng ta vẫn có lý do để hy vọng. Đó là sự phát triển ý thức của người dân về quyền lợi của họ bị vi phạm, về tai họa lệ thuộc ngoại bang ngày càng lớn. Giới trí thức đã lên tiếng. Giới thanh niên sinh viên đã có những hành động dò dẫm để sửa soạn cho một cuộc đấu tranh rộng lớn. Giới công nông đã biết hành động bảo vệ quyền lợi của mình. Sự sợ hãi đàn áp đã lui dần. Đàn áp và tù đầy bị coi thường.

 nhân quyền






Thêm vào đó là áp lực quốc tế gia tăng đòi hỏi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam phải cải thiện tình trạng vi phạm nhân quyền và tôn trọng luật lệ để đổi lấy việc phát triển doanh thương và sự ủng hộ trong vấn đề tranh chấp tại Biển Đông với Trung Quốc. Nếu cộng sản VN tiếp tục ngoan cố và dối trá, họ sẽ mất hết hậu thuẫn từ trong ra ngoài.

Nhân dân càng bị đè nén thì sức bật sẽ càng dũng mãnh. Tình hình Việt Nam hiện như một thùng thuốc súng, không biết sẽ nổ lớn khi nào. Những tấm gương nhân dân vùng dậy phá bỏ độc tài như ở Tunisie, Algérie, Ai Cập và Yemen đang tạo nên một cao trào đòi công lý, đòi quyền công dân và quyền làm người trên khắp những nơi dân bị áp bức. Khi nào sẽ lan tới Việt Nam? Dân không đòi quyền của mình thì những người nắm quyền tham lam sẽ không trả. Không ai có thể giúp mình nếu mình không hành động trước.

 Tunisia xuống đường





Tunisia 1/2011

Vì vậy chúng tôi cầu chúc đồng bào trong năm Tân Mão biết tạo điều kiện và nắm lấy cơ hội thực hiện một cuộc vùng dậy để đòi quyền lợi chính đáng cho chính mình, cũng như quyền lợi và sự vẹn toàn lãnh thổ của đất nước. Chúng ta sẽ phải trả lời trước lịch sử và với con cháu chúng ta về những việc chúng ta làm hay không làm, ngày hôm nay.

 Xin thân ái kính chào đồng bào

 MẶC GIAO
Chủ tịch Ủy Ban Canada Tự Do Tôn Giáo cho Việt Nam
Canada ngày 28.1.2011


Nhận Định về Nỗ Lực của Khối 8406

(quý vị bấm vào đây nghe âm thanh)
http://www.freevietnews.com/audio/20110128_MacGiao_e.m3u

-- Khối 8406 không phải là một đảng chính trị với những hoạt động khép kín, nhưng là một phong trào mở để bất cứ ai, không phân biệt địa phương, mầu sắc và qúa khứ chính trị, đều có thể tham gia công cuộc tranh đấu chung: giải thể chế độ cộng sản tại Việt Nam

-- Những người đấu tranh trong nước phải đương đầu với muôn vàn khó khăn và nguy hiểm vì họ đang phải sống trong nanh vuốt trực tiếp của cộng sản. Họ phải tùy cơ ứng biến để sống còn. Có sống còn thì mới có thể tiếp tục đấu tranh.

-- Đừng quên rằng quốc hội bù nhìn cộng sản Liên Xô dưới thời Gorbachev đã biểu quyết chấp thuận tổ chức một cuộc bầu cử tự do ngày 26-03-1988 sau 70 năm dưới chế độ cộng sản. Nhờ cuộc bầu cử này, phe của Boris Yeltsin, cựu bí thư thành bộ cộng sản thủ đô Moscow, mới thắng lớn với chủ trương đa nguyên và tước bỏ những đặc quyền của đảng cộng sản.

-- Họ đã là những người dám lên tiếng đấu tranh ngay giữa lòng chế độ cộng sản, đã từng tỏ ra không sợ hãi dù biết có thể bị tù tội, sự nghiệp có thể tan theo mây khói. Trong trường hợp họ, chúng ta có dám làm như thế không?

-- Khi một vết nứt xảy ra, không ai biết sẽ có những biến cố dây chuyền nào xảy tiếp. Vì vậy đừng vội phán xét kẻo sẽ bị hố to!

-- Mai ngày khi hết cộng sản, nếu vẫn chia rẽ, vẫn giành nhau chiếu trên chiếu dưới, vẫn coi quyền lợi và tự ái hão của cá nhân mình và đoàn thể mình lớn hơn quyền lợi và danh dự của đất nước, thì dẹp cộng sản có lợi gì, vì mình cũng cư xử giống họ?

-- Chúng ta hãy khiêm tốn nhìn cho đúng vị trí và khả năng hành động của mình. 85 triệu dân trong nước đứng trước đầu sóng ngọn gió mới là những tác nhân chính. Trong đó có những ngôi sao nổi lên để trở thành những người lãnh đạo. Chúng ta có bổn phận phải khuyến khích, nâng đỡ và bảo vệ những người này.

Mặc Giao, Chủ tịch Ủy Ban Canada
Tự Do Tôn Giáo cho Việt Nam

(quý vị bấm nghe âm thanh)
http://audio.freevietnews.com/20100403_macgiao_e.m3u











ĐỪNG ĐÒI HỎI NHỮNG NHÀ TRANH ĐẤU
TRONG NƯỚC PHẢI LÀ NHỮNG
CHÍNH TRỊ GIA CHUYÊN NGHIỆP

Mặc Giao

       Ngày 8 tháng Tư sắp tới là ngày kỷ niệm 4 năm khai sinh của Khối 8406. Bốn năm qua, tuy Khối 8406 chưa thực hiện được mục tiêu mong ước nhưng vẫn tiếp tục lớn mạnh để trở thành một phong trào quần chúng có tiếng vang và có hoạt động cụ thể ở trong nước cũng như ở hải ngoại.

Điều này không ai có thể phủ nhận, nhất là qua những hành động của người sáng lập Khối, LM Nguyễn Văn Lý và các thành viên nổi tiếng kiên cường của Khối như Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Xuân Nghiã, Trần Anh Kim v.v… Khối 8406 không phải là một đảng chính trị với những hoạt động khép kín, nhưng là một phong trào mở để bất cứ ai, không phân biệt địa phương, mầu sắc và qúa khứ chính trị, đều có thể tham gia công cuộc tranh đấu chung: giải thể chế độ cộng sản tại Việt Nam để mở đường xây dựng lại đất nước trong tự do, no ấm, tôn trọng nhân quyền.

      Trong khi người ở ngoài nước nỗ lực yểm trợ những hoạt động của anh em trong nước, trong khi anh em trong nước phải trực diện đấu tranh với bạo quyền, nhiều người hiện trong vòng tù tội, thì có một hiện tượng không lấy gì làm vui xảy ra, nhất là tại hải ngoại. Đó là tâm trạng đặt qúa nhiều trông đợi, nếu không nói là đòi hỏi, nơi người khác.

Có những người đấu tranh cho tự do dân chủ ở trong nước cho rằng người ở ngoài có tự do và phương tiện, nên phải tích cực nói giùm và làm giùm những việc người trong nước không làm được. Có những người ở ngoài luôn thúc đẩy người ở trong nước phải vùng lên, phải chống cộng giống như người ở Bolsa hay San Jose và phải ăn nói đúng như người ở ngoài mong ước. Làm khác, nói khác là bị chỉ trích, đôi khi còn bị nhục mạ.

Tình trạng này đã gây hiểu lầm và có thể làm nản lòng những người đấu tranh chỉ vì lý tưởng mưu cầu phúc lợi cho đất nước và đồng bào. Chúng ta nên hiểu rằng những người đấu tranh trong nước phải đương đầu với muôn vàn khó khăn và nguy hiểm vì họ đang phải sống trong nanh vuốt trực tiếp của cộng sản. Họ phải tùy cơ ứng biến để sống còn. Có sống còn thì mới có thể tiếp tục đấu tranh.

     Sự trông đợi qúa đáng và hiểu lầm lẫn nhau cũng có thể được giải thích là ai cũng nóng lòng mong cho cuộc đấu tranh được đẩy mạnh để mau đi tới thành công. Tuy nhiên, có những thái độ và lời nói vượt qúa giới hạn của dè dặt và khoan dung để đi đến chỗ nghi ngờ và nhục mạ người khác, dù cùng chung mục tiêu tranh đấu.

       Thí dụ khi Luật sư Lê Công Định và Kỹ sư Nguyễn Tiến Trung bị bắt và được đưa lên truyền hình thú tội và xin khoan hồng thì lập tức có những người lên tiếng chê trách hai người này là những nhà tranh đấu cuội, chỉ đóng tuồng do cộng sản dàn dựng. Có người còn chỉ trích họ là phản bội, hèn nhát.

Dĩ nhiên chúng ta không khỏi buồn khi thấy những người chúng ta cảm phục và đặt hy vọng đã tỏ thái độ mềm yếu một cách nhanh chóng, dễ dàng. Nhưng chúng ta phải bình tĩnh nghĩ lại họ đã là những người dám lên tiếng đấu tranh ngay giữa lòng chế độ cộng sản, đã từng tỏ ra không sợ hãi dù biết có thể bị tù tội, sự nghiệp có thể tan theo mây khói. Trong trường hợp họ, chúng ta có dám làm như thế không?

Chúng ta có biết rõ những gì ở đằng sau và trong thâm tâm họ khi họ phải thú tội trên truyền hình? Khủng bố tinh thần, áp lực gia đình, giả dại qua ải…? Cho tới nay, họ vẫn tiếp tục ngồi tù và không có lời nào ca ngợi chế độ cộng sản.

      Tới khi Luật sư Lê Thị Công Nhân được thả sau 3 năm tù, dù vẫn còn bị quản chế, nhiều nhà báo, nhiều đài phát thanh ngoại quốc tranh nhau phỏng vấn cô. Ba năm trong tù không được đọc sách báo gì ngoài cuốn Thánh Kinh, Lê Thị Công Nhân làm sao có thể biết hết mọi chuyện diễn ra trên thế giới để có thể ăn nói như một chính trị gia được cập nhật tình hình hàng ngày?

Một số người túm lại chê bai cô sau khi cô tham gia cuộc hội luận với Dân biểu Cao Quang Ánh và nhà báo truyền thanh Dương Phục ngày 10-03-2010, trong đó cô có phát biểu:

“Yếu tố thứ hai là những điều mà tôi mong muốn được gửi đến cụ thể như anh Dơ-dép Cao là Quốc Hội Hoa Kỳ và Quốc Hội Việt Nam. Gần đây là Quốc Hội Việt Nam gần như là Quốc Hội Hoa Kỳ. Một phần bản chất cũng cần phải thay đổi quốc hội dân chủ, hoàn toàn của nhân dân và vì nhân dân thì mối quan hệ giữa hai nhà nước hai quốc hội bằng nhau là ngang hàng các nghị sĩ. Tôi mong muốn rằng sẽ có nhiều hơn những cuộc giao liên, những cuộc làm việc giữa hai quốc hội cho dù quốc hội Việt Nam có thấp kém, có tệ đến đâu đi chăng nữa”.

Họ mỉa mai cô là dám coi thứ quốc hội “đảng cử dân bầu” ngang hàng với quốc hội Hoa Kỳ. Có người còn đem chuyện cô béo tròn sau 3 năm ở tù và thân mẫu cô được đi Pháp du lịch để nghi ngờ cô đóng vai chống đối cuội. Làm gì phải bươi móc nhau và nặng lời với nhau như thế?

Đọc kỹ lại lời tuyên bố của Lê Thị Công Nhân, ta thấy đây là một lời phát biểu không được sửa soạn trước, lời nói hơi luộm thuộm có lẽ do phát biểu ngẫu hứng (improviser) theo hoàn cảnh: vì đối thoại với Dân biểu Joseph Cao Quang Ánh nên đem chuyện quốc hội ra bàn. Cô không ca ngợi quốc hội CSVN, nhưng qua lời thấy ý. Ý của cô là quốc hội VN phải có phẩm chất “hoàn toàn của nhân dân và vì dân” thì mới dễ giao liên với quốc hội Hoa Kỳ. Cô cũng thừa nhận là quốc hội VN còn thấp kém, còn tệ, nhưng vẫn mong có liên hệ với quốc hội Mỹ.

Chúng ta cũng nên nghĩ rằng quốc hội cộng sản VN dù có là bù nhìn chăng nữa cũng vẫn có quyền sửa đổi điều 4 Hiến Pháp khi tình thế cho phép hoặc đòi hỏi. Đừng quên rằng quốc hội bù nhìn cộng sản Liên Xô dưới thời Gorbachev đã biểu quyết chấp thuận tổ chức một cuộc bầu cử tự do ngày 26-03-1988 sau 70 năm dưới chế độ cộng sản. Nhờ cuộc bầu cử này, phe của Boris Yeltsin, cựu bí thư thành bộ cộng sản thủ đô Moscow, mới thắng lớn với chủ trương đa nguyên và tước bỏ những đặc quyền của đảng cộng sản (Xem The Collapse of Communism, trang 28, Times Books, Hoa Kỳ 1900).

Đảng cộng sản thấy nguy nên làm đảo chánh. Và người hùng cựu cộng sản gộc Boris Yeltsin đứng trên chiến xa chỉ huy cuộc phản công dẹp đảo chánh, dứt khoát quay lưng với cái chế độ tàn ác mà ông đã phục vụ, dù nó đã trọng hậu ông. Khi một vết nứt xảy ra, không ai biết sẽ có những biến cố dây chuyền nào xảy tiếp. Vì vậy đừng vội phán xét kẻo sẽ bị hố to!

Hơn nữa, Lê Thị Công Nhân đã hy sinh tuổi trẻ, hạnh phúc và sự nghiệp (bị rút giấy phép hành nghề luật sư) để tranh đấu cho lý tưởng tự do dân chủ với một thái độ cương quyết, một lập trường không thay đổi. Chẳng nên vì vài câu nói thiếu sửa soạn, không rõ nghiã, mà vội xóa đi thành tích của một nữ lưu đã làm những việc mà nhiều đấng nam nhi không dám làm.

      Trường hợp Linh mục Nguyễn Văn Lý có vẻ còn phức tạp hơn. Vừa được tạm tha và còn trong tình trạng sức khỏe bán tàn phế, LM Lý đã qúa “đắt khách” đến độ được phỏng vấn ngay khi vừa bước chân về tới Nhà Chung Huế. Những ngày kế tiếp là một chuỗi liên tục những yêu cầu phỏng vấn, lên tiếng trên các diễn đàn paltalk, điện thoại hỏi thăm và vấn kế của nhiều nhân vật, trong đó không ít người muốn có thành tích “đã được nói chuyện với Cha Lý” để khoe khoang.

Sở dĩ vậy vì Cha Lý qúa nổi tiếng, chẳng những đối với người Việt mà còn đối với nhiều chính phủ và tổ chức quốc tế. Thế nhưng sóng gió đã nổi lên ngay sau câu trả lời phỏng vấn của Cha trên đài BBC. Cha nói:

“Bao nhiêu người có tâm huyết, muốn thay đổi, nhưng thay đổi như thế nào? Nếu thay đổi mà tình hình xấu hơn cả Thái Lan, Indonesia, Philippines, thì thà cứ để yên cho đảng cộng sản đang còn giúp cho Việt Nam cũng có một vị trí trong cộng đồng Asean.

     “Muốn để Việt Nam huy hoàng hơn, thăng tiến hơn, đạo đức hơn, có nền tảng vững chắc hơn thì tổ chức ấy phải hội đủ nhiều điều kiện lắm. Nếu như không, cũng chỉ mơ tưởng với nhau vậy thôi, còn trong thực tế, không thể thành công”.

      Kẻ nặng lời thì kết án LM Lý dối trá trong việc tranh đấu, hô dẹp cộng sản mà lại tuyên bố cứ để cho cộng sản tiếp tục cai trị, một mặt kêu gọi đấu tranh, mặt khác lại làm nản lòng thiên hạ khi cho rằng tranh đấu kiểu đang diễn ra thì thành công chỉ là mơ tưởng. Người nhẹ lời hơn hay khéo léo hơn thì vẫn cha con ngọt sớt rồi hạ một câu “cộng sản không mong gì hơn những điều Cha nói”.

      Tôi thấy những phản ứng trên vừa vội vàng vừa thiếu suy nghĩ. Tại sao không chịu hiểu câu đầu chỉ là một giả định, và có thể coi như một lời “nói dỗi” với ngụ ý: nếu các anh không đoàn kết bây giờ và cả mai sau thì chỉ tổ sinh ra xáo trộn, thà để cho cộng sản tiếp tục cai trị cho rồi.

Nghĩ cho kỹ, điều này rất chí lý. Bây giờ không đoàn kết, cứ chia năm xẻ bẩy, làm sao thắng được cộng sản? Mai ngày khi hết cộng sản, nếu vẫn chia rẽ, vẫn giành nhau chiếu trên chiếu dưới, vẫn coi quyền lợi và tự ái hão của cá nhân mình và đoàn thể mình lớn hơn quyền lợi và danh dự của đất nước, thì dẹp cộng sản có lợi gì, vì mình cũng cư xử giống họ? Tốn công, tốn sức và có khi tốn cả xương máu một cách vô ích. Đất nước cũng chẳng tiến thêm. Nhân dân cũng chẳng hạnh phúc hơn. Vậy phải coi đây là một lời cảnh cáo nặng nề đối với tệ nạn chia rẽ.

      Câu tiếp theo là một lời khuyên rất tích cực; phải có một tổ chức đấu tranh hội đủ điều kiện để xây dựng một nước Việt Nam huy hoàng. Nếu chỉ nói và mơ, thì còn lâu mới thắng được cộng sản.

     Người ta không thể nghi ngờ sự thay đổi lập trường của LM Nguyễn Văn Lý, nhất là sau lời khẳng định của Cha nói với Bà Phó Đại Sứ Hoa Kỳ ngày 24-03-2010: “Qúy vị cố gắng giúp chúng tôi tẩy chay cuộc bầu cử Quốc hội cộng sản năm 2011 cho thật hiệu qủa. Đây là một hình thức dân chủ giả hiệu và áp đặt, hoàn toàn không giống như các cuộc bầu cử quốc hội ở những nước dân chủ tự do…”

Đã hạ quyết tâm tẩy chay cuộc bầu cử quốc hội “cuội” thì làm sao còn có thể muốn chế độ cộng sản tồn tại? Ý kiến về quốc hội CSVN giữa LM Nguyễn Văn Lý và LS Lê Thị Công Nhân cũng không mâu thuẫn nhau. LS Công Nhân muốn quốc hội phải hoàn toàn của nhân dân và vì nhân dân. LM Lý thì không muốn có một quốc hội bù nhìn, tay sai của đảng. Sự khác biệt duy nhất là LM Lý dứt khoát tẩy chay quốc hội, trong khi LS Công Nhân thì nói cứ để quốc hội sinh hoạt và làm cho nó khá lên (biết đâu có lúc phải dùng bù nhìn để thỉnh tượng giát vàng?).

Sự khác biệt ý kiến về tiểu tiết và vô hại càng chứng tỏ những người tranh đấu ở trong nước đã có tinh thần đa nguyên, trọng tự do tư tưởng và tự do phát biểu của nhau. Xin các chuyên gia đánh võ mồm ở hải ngoại đừng bắt họ phải mặc đồng phục.

     LM Nhuyễn Văn Lý đã vào tù ra khám 4 lần, tổng cộng gần 17 năm, đến nay vẫn chưa được tự do hoàn toàn. Cha vẫn kiên cường theo đuổi lý tưởng và mục tiêu của mình dù bị đầy dọa khiến sức khỏe suy yếu. Bây giờ lại phải chịu thêm những lời mai mỉa, chỉ trích, xuyên tạc của phe ta, và chắc chắn cũng có phe địch ném đá dấu tay, vậy mà Cha vẫn hiên ngang đi trên con đường đã vạch. Nếu đất nước Việt Nam có thêm nhiều những Nguyễn Văn Lý, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Xuân Nghiã, Trần Anh Kim, Trần Duy Thức, Phạm Thanh Nghiên, Trần Khải Thanh Thủy…thì đảng cộng sản sẽ mau tới ngày tiêu vong.

    Đối với những người ưa chỉ trích, bắt bẻ, có thể họ có tinh thần cảnh giác qúa cao độ, nhưng chắc chắn cũng có một số người mà tôi đã từng gọi là những người ngồi từ xa ở một chỗ an toàn để chấm điểm những người đang trực diện đương đầu với sói lang. Họ muốn những người khác phải nói và làm như ý họ muốn. Làm khác là phản bội, là cuội. Họ chống cộng sản độc tài nhưng bắt mọi người phải sắp hàng đi theo lề phải, theo lệnh còi của họ, chẳng khác gì cộng sản.

Họ phải hiểu rằng những người đấu tranh ở trong nước không phải là những chính trị gia chuyên nghiệp, biết uốn lưỡi tuyên bố thích hợp với mọi hoàn cảnh, làm vừa lòng mọi người. Những nhà tranh đấu này không có những cố vấn và thầy dùi ở bên cạnh để nhắc nhở cách ăn nói và ứng xử. Họ phải tự biên tự diễn và tùy cơ ứng biến giữa những hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Khi cứng khi mềm với cộng sản cũng chỉ là chiến thuật giai đoạn, miễn giữ đúng hướng đi.

Có thể sẽ có một ngày họ phải ngồi với cộng sản, điều đình với cộng sản, thỏa hiệp với cộng sản trong trường hợp không đạt được một chiến thắng dứt điểm, lúc đó có ai dám kết tội họ là “đi với cộng sản” hay không? Vì vậy nếu chưa hiểu rõ hoàn cảnh và tâm tư của nhau thì chưa nên phán xét. Người ở ngoài chỉ có thể đóng vai trò yểm trợ tinh thần, vật chất, vận động ngoại giao, nói giùm người bị bịt miệng, đóng vai trò hậu phương yểm trợ tiền tuyến, không thể đòi chỉ đạo người trong nước và càng không thể làm công việc vùng dậy để lật đổ bạo quyền.

Vì vậy chúng ta hãy khiêm tốn nhìn cho đúng vị trí và khả năng hành động của mình. 85 triệu dân trong nước đứng trước đầu sóng ngọn gió mới là những tác nhân chính. Trong đó có những ngôi sao nổi lên để trở thành những người lãnh đạo. Chúng ta có bổn phận phải khuyến khích, nâng đỡ và bảo vệ những người này.

Mặc Giao

Chủ tịch Ủy Ban Canada Tự Do Tôn Giáo cho Việt Nam
http://audio.freevietnews.com/20100403_macgiao_e.m3u


Chúng tôi xin tiếp tục kính chuyển tới quý vị quý bạn
 một số suy tư và nhận định của đồng bào hải ngoại
gởi tới đồng bào quốc nội Việt Nam, để yểm trợ cho
công cuộc đấu tranh kiên cường bền bĩ, quyết tâm
giải thể chế độ Việt Cộng và đánh đuổi giặc Tàu.


Sau đây là Lời Chúc Tết và nhận định của nhà văn Mặc Giao, cựu dân biểu Việt Nam Cộng Hòa, hiện nay là chủ tịch Uỷ Ban Canada Tự Do Tôn Giáo cho Việt Nam. Ông là một trong những huynh trưởng tiên khởi của Phong Trào Thanh Sinh Công Việt Nam, từng là Sứ Thần ngoại giao của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa tại Paris.


(quý vị bấm nghe audio)
http://audio.freevietnews.com/20100210_macgiao.m3u

 HÃY ĐÁNH ĐỘNG LÒNG TRỜI
VÀ LÒNG NGƯỜI TRONG NĂM CANH DẦN

Hải ngoại ngày 10 tháng 2, 2010

Kính thưa đồng bào trong và ngoài nước,

Trong buổi đầu Xuân Canh Dần hôm nay, chúng ta cùng hướng lòng về Quê Hương Việt Nam và nhớ về đồng bào ruột thịt đang sinh sống tại quê nhà. Chúng ta thành tâm nguyện cầu cho Đất Nước và đồng bào được hưởng một năm mới an vui, thoát khỏi cảnh kềm kẹp, đàn áp, được tự do xây dựng tình thương và một tương lai tươi sáng.

Những điều ước mong này đã không được thực hiện trong năm 2009 vừa qua, một năm đánh dấu những khó khăn muôn mặt mà đồng bào phải chịu, đồng thời cũng là năm những người cầm quyền cộng sản đã làm đổ nhiều máu và nước mắt của những người dân vô tội.

Ngoài tình trạng kinh tế suy thoái, vật giá gia tăng, mất công ăn việc làm, người dân còn phải chịu thiên tai bão lụt và nhân tai tham nhũng, lộng quyền. Cách phô diễn lố lăng sự sa hoa của một thiểu số giầu có gồm những viên chức chính quyền và những người liên hệ làm ăn bất chánh với họ không che giấu được nỗi cơ cực của đại đa số nhân dân, những người đầu tắt mặt tối quanh năm để tìm miếng cơm manh áo cho mình và cho gia đình.

Người ta thấy rõ nhà cầm quyền không lo bảo vệ đất nước, không lo cho dân, trái lại, chỉ tìm cách nắm giữ quyền hành và vơ vét cho đầy túi tham.

 -        Có thứ chính quyền nào tự ý cắt đất, cắt biển dâng cho láng giềng, không bảo vệ ngư dân khi họ đánh cá ngay trên phần biển mà tổ tiên họ đã tìm sự sống từ bao đời, trong khi không có một biện pháp ngăn chặn tầu địch tiến sát gần bờ biển nước mình để cướp tài nguyên thiên nhiên?

  -        Có thứ chính quyền nào cho phép ngoại bang gây ô nhiễm môi trường, tàn phá cảnh thiên nhiên để moi móc quặng mỏ giữa lòng đất đai của mình và đưa từng đoàn ngũ nhân công đến cướp công ăn việc làm của người bản xứ?

  -        Có thứ chính quyền nào cho phép nạn ăn gian, ăn bẩn, ăn cướp tài sản của đất nước và tư nhân xảy ra từ thượng tầng tới hạ tầng cơ sở quốc gia?

  Có thứ chính quyền nào làm lơ hoặc phản ứng lấy lệ trước cảnh xã hội sa đọa: lừa lọc nhân công xuất khẩu, bán phụ nữ ra nước ngoài làm công việc phục vụ sinh lý, đĩ điếm lộng hành khắp hang cùng ngõ hẻm, luân lý suy đồi: cha con vợ chồng chém giết lẫn nhau, thầy dụ trò làm điếm và bán thân cho các quan chức lớn có nhiều tiền tham nhũng như “thầy” hiệu trưởng Sẩm Đức Xương ở Hà Giang?

  -        Có thứ chính quyền nào bất chấp luật lệ do chính mình đặt ra, chỉ lăm le bắt giam, lập tòa xử kiểu trò hề để kết án nhiều năm tù những người chỉ có “tội” đòi tự do, dân chủ, tôn trọng phẩm giá và nhân quyền một cách hòa bình, và khi chưa kiếm đủ bằng cớ giả tạo để bắt nhốt thì cho công an đánh bể đầu, gẫy răng như trường hợp nhà báo Nguyễn Hữu Vinh, ném phân tươi và chuột chết vào nhà như trường hợp nhà văn Trần Khải Thanh Thủy?

  -        Có thứ chính quyền nào vu khống, hạch hỏi và bắt giam những thanh niên, sinh viên và trí thức lên tiếng đòi bảo vệ chủ quyền, sự toàn vẹn lãnh thổ và tài nguyên quốc gia, bắt nhốt và đưa ra tòa cả những công dân yêu nước chỉ vì “dám” biểu tình phản đối ngoại bang xâm lăng tổ quốc?

 


 

-       



  -   Có thứ chính quyền nào chiếm đất đai, cơ sở của tư nhân và của các tôn giáo để mua qua bán lại, xử dụng nhà dòng, nhà thờ làm công xưởng, tiệm ăn, vũ trường, làm công viên giải trí, làm chứng tích của chiến tranh, và khi tín hữu đòi lại thì cho côn đồ được công an bảo kê đánh đập đến đổ máu, sau đó bắt lên xe đưa về đồn cảnh sát và ngang ngược kết án những chủ nhân đích thực của những bất động sản này tội “phá hoại tài sản quốc gia, làm rối loạn trật tự công cộng”?

 -        Có thứ chính quyền nào triệt phá biểu tượng thiêng liêng của tôn giáo như trường hợp Cây Thánh Giá trên đồi Chẽ thuộc xứ đạo Đồng Chiêm bị đốn gục đêm 06-01-2010? Cây Thánh Giá này được dựng trên đất tôn giáo, giữa một nghiã trang chôn hài nhi, những người vô gia cư và những người chết đói năm 1945, có làm hại gì tới ai và có đe dọa an ninh của tổ quốc đến độ phải bố trí cả ngàn tay súng đến triệt hạ?


 





Khi nhìn vào một số sự việc tiêu biểu như trên, chúng ta thấy những người cầm quyền cộng sản đã từ nhiệm vai trò bảo vệ đất nước và đem lại phúc lợi cho nhân dân của một chính quyền bình thường.

Họ không xứng đáng để nắm chính quyền và đã biến guồng máy cai trị của họ thành một thứ chính quyền côn đồ. Đặc biệt trong vụ triệt hạ thánh giá ở Đồng Chiêm, họ đã xúc phạm tới biểu tượng đức tin của giáo dân Việt Nam và của những người Thiên Chúa giáo khắp hoàn cầu.

Linh mục Phạm Minh Triệu, trong bài giảng tại nhà thờ Đồng Chiêm ngay sau ngày Thánh Giá bị đập phá, đã nói: “Một tổ chức, một chính quyền nào mà xúc phạm đến biểu tượng tôn giáo thì chính quyền đó đang đi dần vào sự tự sát”. Quả vậy, “Thiên bất dong gian”, xúc phạm tới người đã là một tội ác, xúc phạm tới Trời sẽ bị cả Trời lẫn người hỏi tội.

Linh mục Phạm Minh Triệu đã dõng dạc tố cáo tội ác ngay giữa phạm trường. Ngài nói:

“Trong khi luồn cúi ngoại bang lại đi đàn áp chính đồng bào của chúng ta. Còn mỗi một cây Thánh Giá là biểu tượng của niềm hy vọng để vươn lên sống làm người, làm con Chúa, làm công dân tốt, làm một tín hữu tốt mà sao còn chà đạp lên cả biểu tượng và niềm hy vọng của chúng ta?”

Nghe những lời sự thật này đau lòng qúa! Nếu 1,000 binh sĩ, công an, dân quân, cảnh sát cơ động, chó săn nghiệp vụ, thay vì đi phá cây Thánh Giá và đánh đập dân chúng hiền lành vô tội ở một xóm đạo hiền lành đồng quê, được đưa đi bảo vệ ngư dân và canh gác lãnh hải của đất nước thì ích lợi biết bao!







Nhà nước cộng sản đã lộ diện anh hùng rơm, chỉ hùng hổ bắt nạt người dân Việt tay không, nhưng nem nép sợ hãi những kẻ xâm lăng có súng và có tiền.

Dù vậy, Linh mục Phạm Minh Triệu vẫn hô hào giáo dân không nuôi hận thù, sẵn sàng tha thứ và cầu nguyện cho những người hãm hại mình. Chúa Giêsu không chỉ bị đóng đinh cách đây 2,000 năm. Chúa còn bị đóng đinh, qua con cái Chúa, giữa thế kỷ 21 và ngay trên đất nước Việt Nam.







Cây Thánh Giá bằng tre, bằng gỗ hay bằng bê tông cốt sắt có thể bị đốn ngã, nhưng không một quyền lực nào có thể đốn ngã là cây Thánh Giá trong lòng người, vì đó là niềm tin, là lòng thương xót “xin tha cho những kẻ không biết việc chúng làm”, là con đường khổ nạn dẫn đưa đến chiến thắng vinh quang.

 Máu và nước mắt của dân lành đã đổ. Còn bao giòng lệ âm thầm mà chúng ta không nhìn thấy? Không biết những người cộng sản VN còn coi mình là người Việt và còn coi người Việt là đồng bào của họ nữa hay không? Tất cả những việc họ làm đều phản lại đất nước và dân tộc. Họ coi nhân dân Việt Nam như quân thù quân hằn, hơi khác ý là đánh đập tàn nhẫn, bắt bỏ tù, trong khi không dám có một phản ứng cụ thể trước sự hiếp đáp của Trung Quốc, ngoài một vài câu phản đối lấy lệ.

 Thời gian gần đây, sự tàn bạo và coi thường dư luận gia tăng một cách khác thường. Đó có phải là đấu hiệu bối rối của những kẻ đang trong thế bị đe dọa tứ bề, đang cắn cấu nhau để chia phần và tìm lối thoát thân, nên phải gồng mình tỏ ra ta đây vẫn còn uy quyền, không kể những hành động điên rồ vì quẫn trí? Con thú bị dồn vào chân tường sẽ phản ứng rất hung dữ.


 






Chúng ta đừng sợ nhưng phải đề phòng. Biết đâu những giòng máu và nước mắt của đồng bào trong năm qua sẽ đánh động lòng Trời và lòng người, sẽ nối kết mọi nỗ lực, không phân biệt tôn giáo, trong ngoài, qúa khứ chính trị, để tạo nên một sức mạnh vạn năng, quét sạch thế lực đen tối và lạc hậu đã gây biết bao đau thương hệ lụy cho đất nước và dân tộc trên 60 năm qua.

 Trong niềm hy vọng đó,tôi xin kính chúc đồng bào trong và ngoài nước Năm Mới Canh Dần chân cứng đá mềm, đầy cơ hội mở đường cho một tương lai tươi sáng để xây dựng lại quê hương và tình người.

MẶC GIAO
(quý vị bấm nghe audio)
http://audio.freevietnews.com/20100210_macgiao.m3u

KÍNH NHỜ CHUYỂN TIN CHO VIỆT NAM

Quý vị có trở ngại sử dụng computer?
Xin xem hướng dẫn và các mẹo vặt
http://levanbay.atspace.com

Mời quý vị quý bạn đọc và cổ động
bán nguyệt san Tự Do Ngôn Luận
Khối 8406 phát hành ở Việt Nam
http://tudongonluan.atspace.com


Nhà văn Mặc Giao
Cựu dân biểu Việt Nam Cộng Hòa
Cựu Sứ thần ngoại giao của VNCH tại Pháp
Chủ tịch Ủy Ban Canada Tự Do Tôn Giáo cho Việt Nam
http://www.freevietnews.com/audio/20120123_NvMacGiao.m3u


Mặc Giao
THƯ CHÚC TẾT NHÂM THÌN 2012

Thêm ý chí và lòng cương quyết

Kính thưa đồng bào (quốc nội),

Xuân Nhâm Thìn đã đến, đem niềm vui và hy vọng cho mọi người. Chúng tôi, những người Việt sống xa quê hương, xin chân thành chia vui với những đồng bào được hưởng cảnh gia đình đoàn tụ bên ly rượu nồng, tách trà thơm và những món ăn đầy hương vị Tết truyền thống.

Chúng tôi không thể không nhớ tới hàng triệu đồng bào nghèo khổ, già nua, bệnh tật, cơm không đủ no, áo không đủ ấm, thiếu thuốc men và nhất là thiếu tình thương. Chúng tôi cũng nhớ tới hàng triệu đồng bào khác, vì sinh kế phải rời gia đình đi làm ăn xa, không có phương tiện trở về nhà đoàn tụ với những người thân yêu trong những ngày đầu năm thiêng liêng.

Việc tụ tan, chia ly, xa cách, thiếu thốn là điều thường xảy ra ở đời. Chẳng ai muốn, nhưng phải chấp nhận vì hoàn cảnh. Điều đáng buồn là tình trạng này trở nên trầm trọng hơn cho đồng bào quốc nội trong những năm gần đây. Không thể đổ hết nguyên nhân cho sự suy thoái của kinh tế hoàn cầu. Nguyên nhân khác quan trọng hơn chính là việc quản trị yếu kém, đầy bất công và nhũng lạm của những người cầm quyền.

Chỉ cần nhìn những vụ Vinashin và kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, người ta đã thấy nhà cầm quyền phí phạm tiền bạc của nhân dân và tài nguyên đất nước như thế nào. Đại công ty nhà nước Vinashin đã thua lỗ hàng tỷ Mỹ Kim, đến bây giờ nhà nước vẫn tiếp tục phải đắp bù. Vốn liếng bị tẩu tán gần hết. Tiền bạc chui vào túi ai? Vụ 1000 năm Thăng Long cũng tiêu phí hàng tỷ Mỹ Kim để được gì ngoài chút sĩ diện hão, thêm một bức tường gốm loang lở, rơi rụng từng miếng, và một đại lộ sụp, nứt, chạy hàng chục cây số không có lối ra.

Dân trong nước đã thấy rõ khi nhà cầm quyền càng phát động những công trình lớn thì càng có nhiều cơ hội để các cấp rút ruột công trình. Những số tiền ăn cắp đó nếu được dùng để phát triển kinh tế một cách nghiêm chỉnh, nâng cao mức sống của công nhân và người nghèo, cải thiện giáo dục và y tế, thì đất nước đâu có suy yếu, nhân dân đâu có khổ cực như hiện nay?

Thêm vào sự khó khăn trong đời sống thường ngày, những người cầm quyền còn có những hành động đàn áp tàn bạo và vô lý. Các tôn giáo bị cấm đoán trong việc hành đạo và nhất là việc tự do quản trị nội bộ của các giáo hội. Riêng giáo hội Công Giáo bị cướp nhà đất ở nhiều nơi, từ Vĩnh Long, Thủ Thiêm đến Thái Hà. Tại Thái Hà, nhà cầm quyền đã biến nhà dòng họ mượn của Dòng Chúa Cứu Thế thành trung tâm xử lý nước thải với ý định chiếm luôn. Khi giáo dân phản đối, lập tức bị đánh đập, vu khống, thậm chí còn phải đau lòng nhìn một tên công an xông vào cung thánh của nhà thờ Thái Hà hành hung linh mục đang hành lễ.

Dân lành vô tội cũng bị những người có quyền cướp bóc trắng trợn, vô luật pháp, điển hình là vụ ông Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng bị cướp vườn đất, hồ nuôi thủy sản và triệt hạ hai căn nhà.

Vô lý hơn nữa là những người yêu nước biểu tình ở Hà Nội và Sài Gòn chống Trung Quốc lấn chiếm lãnh hải của nước ta cũng bị đánh đập, bị công an đạp vào mặt, bị đưa về đồn công an hỏi cung, có người bị giam vào trại cai nghiện như trường hợp bà Minh Hằng. Người dân không nhìn thấy công lý ở đâu và không thấy lòng yêu nước thương dân của nhà cầm quyền được thể hiện qua bất cứ hành động nào.

Trước những cảnh ấy, chúng ta khó có thể vui trong dịp Xuân về. Ngày nào còn chế độ cộng sản bạo tàn ngự trị trên đất nước, ngày ấy nhân dân còn khốn khổ, đất nước không thể tiến bộ để theo kịp người.

Bổn phận của mỗi người chúng ta là phải tranh đấu đòi hỏi tự do dân chủ, phải làm mọi cách để thiết lập công lý và công bằng xã hội như nhân dân các nước Bắc Phi và Trung Đông đã làm, như nhân dân Syrie và Miến Điện đang làm. Người ta đã cướp mất quyền của dân. Dân phải đòi lại, không những cho phúc lợi của riêng mình mà còn để xây dựng một tương lai tốt đẹp cho những thế hệ mai sau.

Trong khi chờ đợi một ngày mai tươi sáng, chúng tôi xin kính chúc đồng bào một năm mới bớt khổ, thêm ý chí và lòng cương quyết để bảo vệ sự vẹn toàn của đất nước và
đòi lại nhân phẩm và quyền sống của toàn dân.

Xin thân ái kính chào
Mặc Giao
Cựu dân biểu Việt Nam Cộng Hòa
Cựu Sứ thần ngoại giao của VNCH tại Pháp
Chủ tịch Ủy Ban Canada Tự Do Tôn Giáo cho Việt Nam
http://www.freevietnews.com/audio/20120123_NvMacGiao.m3u





Kỷ niệm đệ tam chu niên Khối 8406 tại Montreal, Canada

Vào ngày 20-03-2009, anh chị em thuộc Phong Trào Yểm Trợ Khối 8406 tại Canada đã cùng cộng đồng người Việt Montréal, tỉnh bang Québec, Canada, tưng bừng tổ chức ngày kỷ niệm đệ tam chu niên Khối 8406 tại thành phố này.

Tuyên Ngôn Tự Do Dân Chủ cho Việt Nam được công bố tại Việt Nam ngày 8 tháng 4 năm 2006 với 118 chữ ký sơ khởi. Sau đó số người công khai ký tên ủng hộ đã lên tới 2,000 tại quốc nội và nhiều chục ngàn tại hải ngoại. Từ đó, Khối 8406 được thành hình, dùng thời điểm công bố bản Tuyên Ngôn để đặt tên cho Khối. Thấm thoát đã 3 năm.

Anh chị em ở trong nước vẫn kiên trì đấu tranh dù gặp đủ mọi hình thức đàn áp tàn bạo và xảo quyệt của nhà cầm quyền cộng sản. 18 người đã bị kết án và cầm tù, đứng đầu là Linh mục Nguyễn Văn Lý, sau đó là Luật sư Lê Thị Công Nhân và nhiều người khác, thêm 6 người nữa đã bị giam giữ chưa xét xử. Không kể những người chưa mắc vòng lao lý nhưng luôn luôn bị quấy rối, cô lập, tịch thu tài sản như Kỹ sư Đỗ Nam Hải. Điều này chứng tỏ cộng sản rất e ngại những hoạt động và ảnh hưởng của Khối 8406.

Cộng sản quyết chí tìm mọi cách để làm cho Khối trở thành tê liệt và đi đến chỗ tan rã. Họ đã lầm. Ba năm qua, Khối 8406 đã trở thành biểu tượng đấu tranh ngày càng lớn của đồng bào trong nước và được đồng bào hải ngoại coi như một đầu cầu để nối kết công tác đấu tranh giữa trong và ngoài nước.

Ý thức tầm quan trọng của việc yểm trợ Khối 8406 trong công cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền, anh chị em tại Montréal đã đề xướng việc tổ chức một lễ kỷ niệm đệ tam chu niên có ý nghiã, có chiều sâu, không cần rầm rộ bề ngoài.

Anh chị em đã làm được việc này bằng cách mời cộng đồng người Việt tại Montréal tham gia và đóng vai chánh, quy tụ được các đại diện khắp nơi của Canada: ông Trần Văn Bính (Vancouver, British Columbia), cựu Dân biểu Mặc Giao Phạm Hữu Giáo (Calgary, Alberta), ông Đỗ Kỳ Anh (Toronto, Ontario) và một đại diện đến từ Hoa Kỳ: Tiến sĩ Hà Văn Hải, một thành viên của phái đoàn Hoa Kỳ trong hội nghị về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc tại Genève. Ban tổ chức đã mời một số khách hạn chế, khoảng 100 người, nhưng có tính cách đại diện đa dạng.

Về phiá người Việt, người ta nhận thấy có Kỹ sư Vũ Văn Thái, Phó Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt tại Montréal, Bác sĩ Đào Bá Ngọc, chủ Tịch Hội Y sĩ Việt Nam tại Canada và phu nhân, ông Lê Văn Trang, Chủ Tịch Hội Cựu Quân Nhân Quân Lực VNCH Montréal, đặc biệt là sự hiện diện của hai vị nhân sĩ nổi tiếng: Giáo sư Nguyễn Văn Phú, nguyên hiệu trưởng trường Hưng Đạo, Sài Gòn và Bác sĩ Từ Uyên, một nhân vật đã từng lãnh đạo nhiều đoàn thể trong cộng đồng. Về phiá người Canada bản xứ, Luật sư Alain Ouellet đã đưa toàn bộ thành viên của Ủy Ban Yểm Trợ Dân Chủ và Tự Do Tôn Giáo cho Việt Nam do ông làm chủ tịch đến tham dự. Ngoài ra còn một số thân hữu Canada ủng hộ công cuộc tranh đấu cho tự do, dân chủ cũng hăng hái đến họp mặt. Số người Canada tham dự lên tới trên 50 người, nhiều hơn số người Việt Nam. Đó là một hiện tượng ít thấy trong các cuộc hội họp của người Việt.

Trước khi buổi dạ tiệc kỷ niệm khai mạc tại nhà hàng Tong Por nằm tại trung tâm thành phố Montréal, một số thành viên của Ủy Ban Yểm Trợ Dân Chủ và Tự Do Tôn Giáo cho Việt Nam đã tự động thực hiện một cuộc biểu tình “bỏ túi” bất ngờ. Em Frédéric, học sinh trung học 16 tuổi đã vác cờ vàng 3 sọc đỏ cùng với một thiếu nữ Canada vác cờ Québec mở đầu cuộc biểu tình tuần hành, theo sau là những người mang những tấm bảng “carton” viết những hàng chữ bằng tiếng Pháp có nghiã: “Ủng hộ Khối 8406”, “Tự Do Dân chủ cho Việt Nam”, “Chấm dứt đàn áp tôn giáo”, “Trả tự do cho LM Nguyễn Văn Lý”, “Người Québec ủng hộ người Việt Nam tranh đấu cho nhân quyền” v.v…

Đặc biệt ông Victor Charbonneau, Phó Chủ Tịch Ủy Ban Yểm Trợ, người có bộ râu xồm dài gần tới ngực, đã mặc áo T shirt và mang một tấm bảng rất lớn có hình cha Lý bị bịt miệng với những hàng chữ Pháp dưới dạng những câu hỏi: “Đây có phải là công lý?”, “Đây có phải là tự do phát biểu?”. Đoàn biểu tình đã diễn hành qua một số con đường ở khu trung tâm thành phố trước khi trở lại nhà hàng Tong Por. Nhiều người trong các cửa tiệm và khách bộ hành đã theo dõi đoàn biểu tình một cách thích thú, chụp hình và đặt những câu hỏi với những người biểu tình.

Vào lúc 7 giờ 30 chiều, sau khi đoàn biểu tình đã trở về nhà hàng và quan khách đã tề tựu đông đủ, Bác sĩ Đào Bá Ngọc, người điều khiển chương trình, đã mời mọi người đứng lên làm lễ chào quốc kỳ và một phút tưởng niệm những chiến sĩ và đồng bào đã bỏ mình vì tự do. Sau đó, Bác sĩ Ngọc đã nhân danh ban tổ chức cám ơn quan khách hiện diện và nói về ý nghiã của buổi dạ tiệc mừng đệ tam chu niên Khối 8406. Mở đầu phần phát biểu là những lời ghi âm từ Việt Nam gửi qua của Linh mục Phan Văn Lợi, một trong những đại diện chính thức của Khối 8406, và Thượng tọa Thích Thiện Minh.

Linh mục Phan Văn Lợi đã nói bằng tiếng Việt và tiếng Pháp, chào mừng và cám ơn quan khách tham dự buổi kỷ niệm đệ tam chu niên Khối 8406 và kêu gọi tiếp tục yểm trợ mạnh mẽ cho Khối để dân Việt Nam sớm thoát khỏi ách đàn áp của cộng sản. Thượng
tọa Thích Thiện Minh cũng chào mừng lễ kỷ niệm và cho cử tọa nghe những gian truân, cực khổ Thượng tọa phải kinh qua khi đấu tranh cho công lý và tự do.

Tiếp theo chương trình, Kỹ sư Vũ Văn Thái được mời lên diễn đàn để đại diện cộng đồng Người Việt Montréal ngỏ lời cùng cử tọa. Ông đã ca ngợi sự thành hình và những hoạt động của Khối 8406 và nhấn mạnh sự đoàn kết nhất trí của cộng đồng người Việt Montréal trong việc ủng hộ và cùng hành động với Khối 8406 trong công cuộc đấu tranh chung cho tự do và dân chủ tại Việt Nam.

Một nhân vật thu hút nhiều sự chú ý là nữ Dân biểu liên bang Canada gốc Việt Ève-Mary Thái Thị Lạc. Bà đã lên phát biểu với chiếc áo dài Việt Nam mầu xanh da trời và nước da ngăm đen của người vùng biển miền Trung, dù bà rời Việt Nam lúc mới 2 tuổi. Bà đã được hoan nghênh nồng nhiệt qua những lời phát biểu rất chân tình về những việc phải làm cho đồng bào và quê hương sinh quán của bà. Bà kêu gọi mọi người tiếp tay với bà để làm cho chính nghiã của cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ của người Việt Nam phải được thế giới nhìn nhận như cuộc đấu tranh của dân tộc Tây Tạng.

Bà cho biết với tư cách phát ngôn nhân về nhân quyền của khối Québecois trong quốc hội Canada, bà sẽ đi thăm Việt Nam trong năm nay để tìm hiểu tình hình tại chỗ và gặp những người cần gặp. Vì vị thế chính trị của bà, ban tổ chức đã mời bà đóng vai chủ tọa buổi lễ kỷ niệm hôm nay.

Diễn giả chính của buổi lễ là nhà văn cựu Dân biểu Mặc Giao Phạm Hữu Giáo, Chủ tịch Ủy Ban Canada Tự Do Tôn Giáo cho Việt Nam. Theo ông, căn cứ vào những văn bản chính thức và qua những trao đổi với những người lãnh đạo của Khối thì Khối 8406 không phải là một đảng chính trị với tham vọng quy tụ tất cả các tổ chức đấu tranh về một mối.

Khối chỉ là một phong trào quần chúng có mục tiêu vận động toàn dân tham gia việc thay đổi chế độ cộng sản hiện hữu bằng phương pháp hòa bình, bất bạo động để mở đường xây dựng một thể chế mới trong đó chủ quyền tối thượng thuộc về toàn dân. Vì thế, Khối mong muốn được nắm tay hành động cùng với mọi đoàn thể, mọi cá nhân, không phân biệt đảng phái, tôn giáo, Nam Bắc, trong hay ngoài nước hoặc qúa khứ chính trị, miễn cùng có chung mục đích như nói trên. Một khi chế độ cộng sản đã bị giải thể, việc xây dựng một chế độ mới là công việc của các chính đảng được nhân dân tín nhiệm, Khối 8406 sẽ tự giải tán vì đã hoàn tất nhiệm vụ.

Để làm công việc này, ông kêu gọi một hình thức đoàn kết phối hợp theo hàng ngang giữa những đoàn thể và cá nhân, dù ở những vị trí khác nhau, nhưng cùng chung một chiến tuyến, cùng nhắm chung một mục tiêu. Đoàn kết theo hàng dọc với sự chỉ huy chuyên nhất rất khó thực hiện trong xã hội dân chủ đa nguyên nơi chúng ta đang sống. Đừng nói đoàn kết xuông. Hãy thực hiện đoàn kết bằng những việc cụ thể không đòi hỏi nhiều nỗ lực, như không chống phá lẫn nhau, không coi sĩ diện và quyền lợi của cá nhân và phe phái lớn hơn quyền lợi của đất nước và dân tộc. Đoàn kết theo hàng ngang là liên kết và phối hợp, không ngồi chỉ trích người khác vì không làm theo ý mình.

Trong phần phát biểu bằng Pháp ngữ, ông đã giải thích cho các quan khách ngoại quốc về thắc mắc tại sao người Việt vẫn còn chống đối nhau trong khi chiến tranh đã chấm dứt 34 năm rồi. Ông đã mượn lời của Đức cố Giáo Hoàng Jean Paul II: “Hòa bình không tách rời khỏi nhân quyền và dân quyền” (La paix ne sépare pas des droits de l’homme et des droits du peuple) để nói rằng chúng tôi không muốn kéo dài cuộc chiến tranh với những ngườì cộng sản để trả thù hay tranh giành quyền lợi. Người Việt Nam chỉ muốn đòi lại những quyền của họ, đòi được tôn trọng nhân phẩm và đòi lại đất nước một cách hòa bình từ tay những kẻ hung ác, bất tài và tham nhũng.

Luật sư Alain Ouellet, Chủ Tịch Ủy Ban Yểm Trợ Dân Chủ và Tự Do Tôn Giáo cho Việt Nam cũng lên diễn đàn chào mừng ngày kỷ niệm và cho biết lý do tại sao ông và một số bạn hữu đã thành ập ủy ban yểm trợ cuộc tranh đấu cho chính nghiã của người Việt Nam. Ông cho biết ngay khi còn nhỏ tuổi, ông đã rất bất bình trước những bất công xảy ra trong xã hội. Vì thế ông đã chọn nghề luật sư để có cơ hội bênh vực những người bị oan ức. Nay thấy cộng sản Việt Nam có những hành động phản công lý như cướp đất của tư nhân và tôn giáo, có những hành động bạo tàn như bắt nhốt, hành hạ người vô tội, đặc biệt là vụ Linh mục Nguyễn Văn Lý, lương tâm không cho phép ông ngồi yên, vì thế ông đã thành lập Ủy Ban để tranh đấu chống bất công không những tại Việt Nam mà bất cứ nơi nào trên thế giới.

Tiếp theo Luật sư Alain Ouellet, một số quan khách khác cũng lên phát biểu, trong đó có cựu trung tá Lê Văn Trang và một số người ngoại quốc. Một bà Canada, tay cầm cờ Việt Nam và cờ Québec, đã lên diễn đàn phát biểu rằng không phải người Việt Nam phải biết ơn người Québec, nhưng người Québec phải biết ơn người Việt Nam tỵ nạn vì họ đã đóng góp rất nhiều cho Québec và cho thành phố Montréal này. Điều này qủa không sai, vì chỉ riêng ngành y tế, thành phố Montréal đã có trên 300 bác sĩ Việt Nam làm việc tại các phòng mạch và các nhà thương, được các thân chủ Canada rất tín nhiệm.

Sau phần nghi lễ và phát biểu, mọi người đã dùng bữa cơm chung thịnh soạn trong tinh thần thân mật. Trong khi ăn, họ còn được thưởng thức những bản nhạc Việt Nam, hoặc hùng dũng, hoặc tình cảm, do một ban hát nghiệp dư trình bầy với sự điều khiển của Bác sĩ Trần Văn Dũng. Các ca sĩ đều là những trí thức đứng tuổi nhưng có tài nghệ và tinh thần rất cao.Khi tiệc tàn, mọi người còn nán lại để chụp hình kỷ niệm, trao đổi địa chỉ, truyện trò về đủ thứ vấn đề.

Buổi kỷ niệm đệ tam chu niên Khối 8406 tại Montréal được coi là thành công, không phải vì số người tham dự hay thu nhập tài chánh (số tiền ủng hộ của thực khách, sau khi trừ chi phí, đã được gửi hết về Việt Nam để giúp đỡ những nạn nhân của đàn áp, bất công), nhưng là sự đoàn kết được thể hiện trong cộng đồng người Việt tại Montréal và Canada trong quyết tâm ủng hộ cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ tại quê nhà.

Sự hiện diện đông đảo và tham gia nhiệt tình của những người bạn ngoại quốc cũng là một dấu hiệu tốt, chứng tỏ chính nghiã của chúng ta càng ngày càng được nhìn nhận rộng rãi hơn, và từ đó chúng ta có quyền hy vọng những yểm trợ cụ thể và hữu ích hơn. Tất cả là để đóng góp vào việc giải thể chế độ cộng sản và để sớm thấy ngày tươi sáng của quê hương, dân tộc.




PHONG TRÀO
YỂM TRỢ KHỐI 8406 CANADA

Phát biểu cuả Linh mục Phan Văn Lợi nhân kỷ niệm ngày thành lập UB Yểm Trợ Khối 8406 Montreal (Canada) và
đệ tam chu niên thành lập Khối 8406

Kính thưa Quý thành viên ”Ủy Ban Yểm trợ Khối 8406 và
các nhà đấu tranh dân chủ trong nước” tại Montreal.

Kính thưa Quý vị quan khách và toàn thể Đồng bào tỵ nạn
Cộng sản tại Montreal và vùng phụ cân.

Từ Việt Nam, chúng tôi là linh mục Phêrô Phan Văn Lợi, thành viên Ban điều hành Khối 8406 và thành viên Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền, xin kính gởi lời chào đến toàn thể Quý vị đang tụ họp nhau để kỷ niệm ngày thành lập Ủy ban Yểm trợ Khối 8406 và phong trào dân chủ quốc nội, cũng như mừng đệ tam chu niên thành lập Khối 8406 vào ngày 08-04 tới.


Kính thưa Quý vị,
Công cuộc đấu tranh giải thể chế độ Cộng sản độc tài và xây dựng tự do dân chủ ở quê hương Việt Nam là nghĩa vụ của toàn thể con Hồng cháu Lạc dù sống ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Chính vì ý thức được điều đó, nhiều đồng bào yêu nước tại Montreal và vùng lân cận trên cái xứ lạnh giá cực Bắc châu Mỹ này đã luôn dành tình cảm nồng hậu cho phong trào đấu tranh quốc nội nói chung và cho Khối 8406 nói riêng.

Trong những năm gần đây, quý Đồng bào lại đứng ra thành lập Ủy ban yểm trợ Montreal với những hoạt động khởi sắc, đa dạng, như tổ chức biểu tình, thiết lập diễn đàn trên mạng internet, phổ biến tài liệu giữa đồng hương, hỗ trợ tài chánh và phương tiện cho quốc nội, đem đồng bào tỵ nạn tạm cư từ Philippine xa xôi sang cư trú vĩnh viễn, vận động tại địa phương để chính giới và báo giới ngoại quốc hiểu được tình hình ở Việt Nam và chính nghĩa cuộc đấu tranh chung của Dân tộc. Chính nhờ nỗ lực ấy của toàn thể Quý vị Đồng bào yêu nước mà chính quyền Gia Nã Đại đã và đang tỏ ra là một chính quyền luôn đi đầu trong việc bảo vệ nhân quyền khắp thế giới cũng như ở Việt Nam.

Hiện nay, tại Quê nhà, cuộc đấu tranh giữa các nhà dân chủ đối kháng và đồng bào khao khát tự do nhân quyền với ác đảng độc tài CS ngày càng khốc liệt. Khốc liệt chẳng những vì ác đảng này đang áp bức bóc lột nhân dân, mà còn vì chúng câu kết và đồng lõa với ngoại bang, nhất là với lân bang Trung cộng, để gây tổn hại cho an ninh đất nước và sự tồn vong của giống nòi. Vì thế, sự liên kết trong ngoài giữa chúng ta ngày càng khẩn thiết.

Chúng tôi tin tưởng và hy vọng UB Yểm trợ quốc nội tại Montreal sẽ tiếp tục là hậu phương vững mạnh cho phong trào dân chủ trong nước nói chung và cho Khối 8406 nói riêng. Chúng tôi xin chúc quý UB ngày càng phát triển và được sự tham gia ủng hộ tối đa của đồng bào hải ngoại. Chúng tôi xin mạn phép đại diện Khối để cảm ơn quý UB và toàn thể đồng bào vì những gì đã làm, đang làm và sẽ làm cho tiền tuyến quốc nội.

Nguyện xin Thượng Đế ban phúc lành cho công cuộc của chúng ta và luôn nối kết chúng ta. Cuối cùng, chúng tôi xin phép Quý vị cho chúng tôi được ngỏ đôi lời với bà dân biểu gốc Việt Thái Thị Lạc đang hiện diện giữa Quý vị.

Chère Madame la députée
C’est une grande joie pour moi de vous saluer et de vous voir parmi vos compatriotes vietnamiens. Votre présence dans la communauté des réfugiés vietnamiens en tant que députée est une fierté pour nous tous et un signe d’espérance pour tous ceux qui sont en train de lutter pour la liberté et la démocratie au Vietnam. Vous donc avez une grande responsabilité non seulement envers le peuple canadien mais encore envers le peuple vietnamien. Je vous souhaite de récolter beaucoup de succès dans votre fonction et votre rôle. Soyez une grande protectrice pour vos compatriotes et une pieuse fille pour La Mère Patrie Vietnam.





Các Bài Chúc Tết Năm Nhâm Thìn - 2012
của người Việt tị nạn cộng sản ở hải ngoại
Kính chuyển tới đồng bào quốc nội.

Kính chuyển đến quý vị quý bạn các Lời Chúc Tết Nhâm Thìn 2012 và tâm tư của đồng bào hải ngoại hướng tới đồng bào quốc nội -- thể hiện lòng yêu thương và quan tâm sâu sắc đến quê hương Việt Nam đau khổ mà tiềm ẩn sức mạnh quật cường của nòi giống Tiên Rồng lẫy lừng trong Việt sử.

Quý vị bấm các audio-link nghe âm thanh các bài tâm tình và Chúc Tết Nhâm Thìn 2012, của các quý vị lãnh đạo tinh thần và nhân sĩ thuộc Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại. Chân thành cảm tạ quý vị và các bạn đã giúp sức, thực hiện và phổ biến rộng rãi các Bài Chúc Tết & AUDIO này.

Xin nhờ quý chiến sĩ truyền tin giúp phổ biến tâm tư
đồng bào hải ngoại đến đồng bào quốc nội,
qua mạng lưới Internet toàn cầu: Emails, Paltalk, yahoo/gmail Groups, Radio, Web, Blogs. Nội dung các phát biểu đặc biệt này được lưu trữ trên trang web http://freevietnews.com/audio




Mỗi người là một Chiến Sĩ Truyền Tin
KÍNH NHỜ CHUYỂN TIN VỀ VIỆT NAM


1.
Đại Lão Hòa Thượng Thích Tâm Châu
Thượng Thủ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Trên Thế Giới
Nguyên là Viện Trưởng Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất 1964. Ngài nguyên là Chủ Tịch Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo năm 1963

http://www.freevietnews.com/audio/20120118_HtThichTamChau.m3u

2.
Đại Lão Hòa Thượng Thích Hộ Giác
Đức Phó Tăng Thống, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Nguyên là Chủ tịch Văn phòng II Viện Hóa Đạo, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Hoa Kỳ
http://www.freevietnews.com/audio/20120114_HtThichHoGiac.m3u

3
Đức Giám mục Mai Thanh Lương
Giám Mục Phụ Tá của Giáo Phận Orange
miền nam tiểu bang California Hoa Kỳ

http://www.freevietnews.com/audio/20120119_GmMaiThanhLuong.m3u

4.
Mục sư Phạm Hữu Nhiên
Quản nhiệm Hội Thánh Tin Lành Mennonite Việt Nam
Hội Trưởng Liên Hữu các Hội Thánh Mennonite
Vietnam tại Bắc Mỹ

http://www.freevietnews.com/audio/20120121_MsPhamHuuNhien.m3u

5.
Linh mục Đinh Xuân Long

Giáo phận Charlotte North Carolina, Hoa Kỳ
Chánh xứ nhà thờ Thánh Giuse. Tham gia hoạt động
cho Tự Do Tôn Giáo và Nhân Quyền tại Việt Nam

http://www.freevietnews.com/audio/20120118_LmDinhXuanLong.m3u

6.
Hiền tài Phạm Văn Khảm
Quyền Chủ Trưởng Hội Đồng Đại Diện, thay mặt Cơ Quan Đại Diện Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh tại Hải Ngoại.
http://www.freevietnews.com/audio/20120107_HtPhamVanKham.m3u 

7.

Hòa Thượng Thích Chánh Lạc
Tuyên đọc Lời Chúc Xuân từ Quốc Nội Việt Nam
của Hòa Thượng Thích Viên Định, Viện Trưởng Viện Hóa Đạo
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất
http://www.freevietnews.com/audio/20120119_HtThichChanhLac.m3u

8.
Giáo sư Nguyễn Quốc Khải
Nguyên là chuyên gia tài chánh của World Bank,
chủ tịch Uỷ Ban Hoa Kỳ Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam.
Chủ bút báo điện tử Vietnam Review

http://www.freevietnews.com/audio/20120110_GsNguyenQuocKhai.m3u

           9.
Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng

Giám đốc điều hành Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển BPSOS.
Tác giả tập sách biên khảo "Thông Điệp Hy Vọng và Trách Nhiệm". Một sáng lập viên của CAMSA, Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới ở Á Châu. Tác giả tập sách biên khảo "Thông Điệp Hy Vọng và Trách Nhiệm".
http://www.freevietnews.com/audio/20120107_TsNguyenDinhThang.m3u

           10.
Giáo sư Nguyễn Lý-Tưởng
Cựu Dân Biểu Việt Nam Cộng Hoà/Thừa Thiên (1967-1971). Cựu tù nhân chính trị dưới chế độ Cộng Sản Việt Nam, 14 năm. Chủ Tịch Hội  Đồng Lãnh Đạo  Trung Ương Đại Việt Cách Mạng Đảng tại Hải Ngoại
http://www.freevietnews.com/audio/20120105_GsNguyenLyTuong.m3u


11.
Tiến sĩ Mai Thanh Truyết
Đệ nhất phó chủ tịch Đại Việt Quốc Dân Đảng, chủ tịch hội đồng quản trị Hội Khoa Học và Kỹ Thuật Việt Nam tại Hoa Kỳ. Tốt nghiệp tiến sĩ Hóa Học tại Pháp. Nguyên là Giảng sư
Trưởng Ban Hóa Học Đại Học Sư Phạm Saigon

http://www.freevietnews.com/audio/20120115_TsMaiThanhTruyet.m3u 

12.
Ông Nguyễn Trung Hiếu
Hội Trưởng Ban Trị Sự Trung Ương Hải Ngoại
Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo Việt Nam

http://www.freevietnews.com/audio/20120116_NguyenTrungHieu_PGHH.m3u

13.
Nguyễn Chính Kết
Thành viên Ban Đại Diện Khối 8406
Đặc trách chương trình Vấn Đề Hôm Nay, Saigon Network, Texas

http://www.freevietnews.com/audio/20120117_NguyenChinhKet.m3u 

14.
Ông Đỗ Như Điện

Điều hợp viên của Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại
http://www.freevietnews.com/audio/20120117_DoNhuDien.m3u

15.
Nhà văn Hải Triều
Nhóm Nhà Văn Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa
Thi sĩ Lê Khắc Anh Hào.
Chủ bút nguyệt san Việt Nam, Canada

http://www.freevietnews.com/audio/20120117_NvHaiTrieu.m3

16.
Tiến sĩ Lê Minh Nguyên

Đệ nhất phó chủ tịch đảng Tân Đại Việt
http://www.freevietnews.com/audio/20120118_TsLeMinhNguyen.m3u

17.
Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam tại Hải Ngoại
Hiền tài Phạm văn Khảm, chủ tịch Hội Đồng Liên Tôn
Việt Nam Hải Ngoại tuyên đọc Lời Chúc Đầu Năm
http://www.freevietnews.com/audio/20120119_HoiDongLienTon.m3u

18.
Nhà văn
Trần Phong Vũ
Nhà văn, nhà giáo, nhà báo lão thành
Chủ bút nguyệt san Diễn Đàn Giáo Dân

Bình luận gia thời sự cho Radio, TV, Patalk
http://www.freevietnews.com/audio/20120119_NvTranPhongVu.m3u

19.
Bác sĩ Cấn Thị Bích Ngọc
Chủ tịch Ban Chấp Hành
Hội Quốc Tế Y Sĩ Việt Nam Tự Do

http://www.freevietnews.com/audio/20120120_BsCanThiBichNgoc.m3u

20.
Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích
Cựu giám đốc Ban Việt Ngữ đài Á Châu Tự Do
Chủ tịch Nghị Hội Toàn Quốc Người Việt tại Hoa K

http://www.freevietnews.com/audio/20120121_GsNguyenNgocBich.m3u

21.
Bác sĩ Hồ Thị Nhất Anh
Cựu Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia tại Georgia
Thành viên Ban Chấp Hành Người Việt Quốc Gia tại Hoa Kỳ
Uỷ Ban Tranh Đấu Chống Buôn Bán Phụ Nữ và Trẻ Em
thuộc Liên Minh Dân Chủ Đông Dương

http://www.freevietnews.com/audio/20120109_BsHoThiNhatAnh.m3u 

22.
Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện

Tác giả tập thơ Hoa Địa Ngục và tập truyện Hoả Lò,
Hơn 700 bài thơ viết trong 27 năm bị Việt cộng giam tù
http://www.freevietnews.com/audio/20120121_NtNguyenChiThien.m3u

23.
Tiến sĩ Phan Văn Song
Chủ tịch Đảng Đại Việt
Cựu giáo sư đại học Poitier Université, giảng dạy
môn Luật Y Khoa (Medical Law) ở Pháp.
http://www.freevietnews.com/audio/20120121_TsPhanVanSong.m3u 
24.
Tiến sĩ Hà Văn Hải
Điều hành Liên Minh Dân Chủ Đông Dương
http://www.freevietnews.com/audio/20120121_TsHaVanHai.m3u

25.
Nhà văn Chu Tất Tiến

thuộc Nhóm Nhà văn Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa
http://www.freevietnews.com/audio/20120121_NvChuTatTien.m3u   

26.
Giáo sư Lưu Trung Khảo
Chủ tịch Hội Ái Hữu Cựu Giáo Chức Việt Nam tại Hải Ngoại
Bình luận gia thời sự cho Radio, TV, Patalk
http://www.freevietnews.com/audio/20120121_GsLuuTrungKhao.m3u

27
Mục sư Y Hin Nie

Giáo Hội Tin Lành Đấng Christ tại Hoa Kỳ
Bài chúc Tết bằng tiếng Việt và tiếng Ra-đê miền Thượng
http://www.freevietnews.com/audio/20120121_MsYHinNie.m3u

28.
Ký giả Kiều Mỹ Duyên
Cựu phóng viên chiến trường của Việt Nam Cộng Hòa
Thông tín viên trên các radio và truyền hình hải ngoại
http://www.freevietnews.com/audio/20120121_KieuMyDuyen.m3u

29.
Nhà văn Mặc Giao
Cựu dân biểu Việt Nam Cộng Hòa
Cựu Sứ thần ngoại giao của VNCH tại Pháp
Chủ tịch Ủy Ban Canada Tự Do Tôn Giáo cho Việt Nam
http://www.freevietnews.com/audio/20120123_NvMacGiao.m3u

30.
Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm
Nguyên là  Thứ Trưởng Bộ Văn Hóa Giáo Dục và Thanh Niên Việt Nam Cộng Hòa. Chánh Thanh Tra Trưởng Ban Soạn Đề Thi, thuộc Bộ Giáo Dục của Việt Nam Cộng Hòa. Cựu giáo sư Hiệu Trưởng trường Petrus Ký, Saigon trước 1975.
http://www.freevietnews.com/audio/20120118_GsNguyenThanhLiem.m3u

Các audio dạng M3U & MP3 lưu trữ
tại đây
http://freevietnews.com/tet2012/


Các Bài Chúc Xuân Nhâm Thìn - 2012
của người Việt tị nạn cộng sản ở hải ngoại
Kính chuyển tới đồng bào quốc nội.

        AUDIO dạng MP3

Lời Đầu Năm Nhâm Thìn - 2012
của người Việt tị nạn cộng sản:

  1. http://www.freevietnews.com/audio/20120105_GsNguyenLyTuong.mp3
    (Giáo sư Nguyễn Lý Tưởng)
  2. http://www.freevietnews.com/audio/20120107_HtPhamVanKham.mp3
    (Hiền tài Phạm Văn Khảm)
  3. http://www.freevietnews.com/audio/20120107_TsNguyenDinhThang.mp3
    (Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng)
  4. http://www.freevietnews.com/audio/20120109_BsHoThiNhatAnh.mp3
    (Bác sĩ Hồ Thị Nhất Anh)
  5. http://www.freevietnews.com/audio/20120110_GsNguyenQuocKhai.mp3
    (Giáo sư Nguyễn Quốc Khải)
  6. http://www.freevietnews.com/audio/20120114_HtThichHoGiac.mp3
    (Hòa thượng Thích Hộ Giác)
  7. http://www.freevietnews.com/audio/20120115_TsMaiThanhTruyet.mp3
    (Tiến sĩ Mai Thanh Truyết)
  8. http://www.freevietnews.com/audio/20120116_NguyenTrungHieu_PGHH.mp3
    (Nguyễn Trung Hiếu)
  9. http://www.freevietnews.com/audio/20120117_DoNhuDien.mp3
    (Đỗ Như Điện)
  10. http://www.freevietnews.com/audio/20120117_NguyenChinhKet.mp3
    (Nguyễn Chính Kết)
  11. http://www.freevietnews.com/audio/20120117_NvHaiTrieu.mp3
    (Nhà văn Hải Triều)
  12. http://www.freevietnews.com/audio/20120118_GsNguyenThanhLiem.mp3
    (Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm)
  13. http://www.freevietnews.com/audio/20120118_HtThichTamChau.mp3
    (Hòa thượng Thích Tâm Châu)
  14. http://www.freevietnews.com/audio/20120118_LmDinhXuanLong.mp3
    (Linh mục Đinh Xuân Long)
  15. http://www.freevietnews.com/audio/20120118_TsLeMinhNguyen.mp3
    (Tiến sĩ Lê Minh Nguyên)
  16. http://www.freevietnews.com/audio/20120119_GmMaiThanhLuong.mp3
    (Giám mục Mai Thanh Lương)
  17. http://www.freevietnews.com/audio/20120119_HoiDongLienTon.mp3
    (Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam)
  18. http://www.freevietnews.com/audio/20120119_HtThichChanhLac.mp3
    (Hòa thượng Thích Chánh Lạc)
  19. http://www.freevietnews.com/audio/20120120_BsCanThiBichNgoc.mp3 
    (Bác sĩ Cấn Thị Bích Ngọc)
  20. http://www.freevietnews.com/audio/20120119_NvTranPhongVu.mp3
    (Nhà văn Trần phong Vũ)
  21. http://www.freevietnews.com/audio/20120121_GsNguyenNgocBich.mp3
    (Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích)
  22. http://www.freevietnews.com/audio/20120121_MsPhamHuuNhien.mp3
    (Mục sư Phạm Hữu Nhiên)
  23. http://www.freevietnews.com/audio/20120121_NtNguyenChiThien.mp3
    (Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện)
  24. http://www.freevietnews.com/audio/20120121_TsPhanVanSong.mp3
    (Tiến sĩ Phan Văn Song)
  25. http://www.freevietnews.com/audio/20120121_TsHaVanHai.mp3
    (Tiến sĩ Hà Văn Hải)
  26. http://www.freevietnews.com/audio/20120121_NvChuTatTien.mp3
    (Nhà văn Chu Tất Tiến)
  27. http://www.freevietnews.com/audio/20120121_GsLuuTrungKhao.mp3
    (Giáo sư Lưu Trung Khảo)
  28. http://www.freevietnews.com/audio/20120121_MsYHinNie.mp3
    (Mục sư Y Hin Nie)
  29. http://www.freevietnews.com/audio/20120121_KieuMyDuyen.mp3
    (Ký giả Kiều Mỹ Duyên)
  30. http://www.freevietnews.com/audio/20120123_NvMacGiao.mp3
    (Nhà văn Mặc Giao)


    AUDIO M3U 
    STREAMING /////////


  1. http://www.freevietnews.com/audio/20120105_GsNguyenLyTuong.m3u
    (Giáo sư Nguyễn Lý Tưởng)
  2. http://www.freevietnews.com/audio/20120107_HtPhamVanKham.m3u 
    (Hiền tài Phạm Văn Khảm)
  3. http://www.freevietnews.com/audio/20120107_TsNguyenDinhThang.m3u
    (Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng)
  4. http://www.freevietnews.com/audio/20120109_BsHoThiNhatAnh.m3u 
    (Bác sĩ Hồ Thị Nhất Anh)
  5. http://www.freevietnews.com/audio/20120110_GsNguyenQuocKhai.m3u 
    (Giáo sư Nguyễn Quốc Khải)
  6. http://www.freevietnews.com/audio/20120114_HtThichHoGiac.m3u
    (Hòa thượng Thích Hộ Giác)
  7. http://www.freevietnews.com/audio/20120115_TsMaiThanhTruyet.m3u 
    (Tiến sĩ Mai Thanh Truyết)
  8. http://www.freevietnews.com/audio/20120116_NguyenTrungHieu_PGHH.m3u
    (Nguyễn Trung Hiếu)
  9. http://www.freevietnews.com/audio/20120117_DoNhuDien.m3u
    (Đỗ Như Điện)
  10. http://www.freevietnews.com/audio/20120117_NguyenChinhKet.m3u 
    (Nguyễn Chính Kết)
  11. http://www.freevietnews.com/audio/20120117_NvHaiTrieu.m3
    (Nhà văn Hải Triều)
  12. http://www.freevietnews.com/audio/20120118_GsNguyenThanhLiem.m3u 
    (Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm)
  13. http://www.freevietnews.com/audio/20120118_HtThichTamChau.m3u
    (Hòa thượng Thích Tâm Châu)
  14. http://www.freevietnews.com/audio/20120118_LmDinhXuanLong.m3u
    (Linh mục Đinh Xuân Long)
  15. http://www.freevietnews.com/audio/20120118_TsLeMinhNguyen.m3u
    (Tiến sĩ Lê Minh Nguyên)
  16. http://www.freevietnews.com/audio/20120119_GmMaiThanhLuong.m3u
    (Giám mục Mai Thanh Lương)
  17. http://www.freevietnews.com/audio/20120119_HoiDongLienTon.m3u
    (Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam)
  18. http://www.freevietnews.com/audio/20120119_HtThichChanhLac.m3u
    (Hòa thượng Thích Chánh Lạc)
  19. http://www.freevietnews.com/audio/20120119_NvTranPhongVu.m3u
    (Nhà văn Trần phong Vũ)
  20. http://www.freevietnews.com/audio/20120120_BsCanThiBichNgoc.m3u
    (Bác sĩ Cấn Thị Bích Ngọc)
  21. http://www.freevietnews.com/audio/20120121_GsNguyenNgocBich.m3u
    (Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích)
  22. http://www.freevietnews.com/audio/20120121_MsPhamHuuNhien.m3u
    (Mục sư Phạm Hữu Nhiên)
  23. http://www.freevietnews.com/audio/20120121_NtNguyenChiThien.m3u
    (Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện)
  24. http://www.freevietnews.com/audio/20120121_TsPhanVanSong.m3u 
    (Tiến sĩ Phan Văn Song)
  25. http://www.freevietnews.com/audio/20120121_TsHaVanHai.m3u
    (Tiến sĩ Hà Văn Hải)
  26. http://www.freevietnews.com/audio/20120121_NvChuTatTien.m3u
    (Nhà văn Chu Tất Tiến)
  27. http://www.freevietnews.com/audio/20120121_GsLuuTrungKhao.m3u
    (Giáo sư Lưu Trung Khảo)
  28. http://www.freevietnews.com/audio/20120121_MsYHinNie.m3u
    (Mục sư Y Hin Nie)
  29. http://www.freevietnews.com/audio/20120121_KieuMyDuyen.m3u
    (ký giả Kiều Mỹ Duyên)
  30. http://www.freevietnews.com/audio/20120123_NvMacGiao.m3u
    (Nhà văn Mặc Giao)







http://freevietnews.com
supports all handheld devices (iPod, iPad, iPhone,
Smartphones, Kindle, Nook, Android, Galaxy...
.)
Trên đường đi, quý vị quý bạn dễ dàng theo dõi
tin tức, thưởng thức video, nhạc, tài liệu lưu trữ







From: Sinh Vien Co Vang <sinhviencovang@att.net>
Subject: Loi Tuyên Hứa Tuổi trẻ San Jose-Bắc Cali ngay 20-5-2012


Hỡi các bạn trẻ Việt Nam Quốc nội-Hải Ngoại, hãy dành chút thì giờ để vào xem 
video" Lời Tuyên Hứa Thanh Niên Sinh Viên Cờ Vàng (Bắc CA)-C"  20-5-2012 : Tuổi trẻ San Jose-Bắc Cali đã  thắp lên Ngọn Đuốc Nhân Quyền, đuốc Tự Do truyền từ tia chớp Việt Khang!

Các bạn trẻ Hãy tiếp tục đi các bạn thanh niên, Sinh Viên, Học sinh. Bà con quốc nội, Hải Ngoại đang chờ các bạn. Các bạn sẽ thấy Tuổi trẻ San Jose_Bắc Cali đã thổi bùng lên Ngọn Lửa Việt Khang:

Lửa Yêu Thương ! Lửa hận thù!
Yêu ai và thù ai?
Yêu quê hương dân tộc và thù độc tài cộng sản, ngoại xâm!

Tuổi trẻ San Jose-Bắc California  XIN tri ân sâu xa tất cả sự hỗ trợ của mọi giới đồng bào cũng như tinh thần yêu nước cao độ của các bậc huynh trưởng, cao niên, lãnh đạo tinh thần các tôn giáo đã giúp các em làm nên Ngày Lịch Sử !!! Xin biết ơn tất cả !                                                     

Xin Quý Vị click vào bên dưới để xem




TÒA TỔNG GIÁM MỤC VINH LÊN ÁN
HÀNH ÐỘNG ÐÀN ÁP TÔN GIÁO TẠI NGHỆ AN

HÀ NỘI.-Vừa bị khủng bố, đánh đập, vừa bị vu khống, phân biệt đối xử… đó là những gì linh mục và các giáo dân của Giáo điểm Con Cuông, thuộc xã Yên Khê, huyện Con Cuông phải hứng chịu trong nhiều ngày qua mà đỉnh điểm là ngày Chủ nhật 1 tháng 7 năm 2012. Tòa Giám mục Vinh đã mạnh mẽ lên án hành động đàn áp tôn giáo này của nhà cầm quyền địa phương.

Theo thông báo của Tòa Giám mục Vinh công bố ngày 4 tháng 7, trong những ngày qua nhà cầm quyền đã liên tục cho người đe doạ, ngăn cản khủng bố linh mục và giáo dân và theo Tòa Giám mục Vinh, sự kiện xảy ra ra ngày Chủ nhật 1 tháng 7 là cao trào và là kết quả những mưu tính lâu dài, được dàn dựng công phu kỹ lưỡng của các thế lực đen tối.



Theo tường thuật của Giáo phận Vinh Online ngày 3 tháng 7 thì trong ngày Chủ nhật hôm đó, công an, dân phòng và một nhóm côn đồ đã kéo đến hành hung các nữ tu, giáo dân, thậm chí đánh cả linh mục Nguyễn Ðình Thục, khi vị linh mục này chuẩn bị cử hành thánh lễ. Nhiều giáo đã bị đánh trọng thương, trong đó có một phụ nữ bị đánh vào đầu gây chấn thương sọ não phải đưa đi Hà Nội cấp cứu.

Vẫn theo bản thông cáo trầm trọng nhất là đám người nói trên còn đập nát cả tượng Ðức Mẹ. Nhà nguyện bị chiếm giữ, linh mục Nguyễn Ðình Thục đã phải làm lễ ở ngoài sân, giáo dân thì hoảng sợ vì thấy cảnh sát cơ động 113 và một lực lượng quân đội với súng ống sẳn sàng chĩa vào nhà nguyện.

Ðể thể hiện sự phản đối, Tòa giám mục Vinh ngày 4 tháng 7 đã lêu gọi mọi linh mục, tu sĩ, giáo dân trong giáo phận thắp nến cầu nguyện cho giáo dân tại Con Cuông, đồng thời kêu gọi các linh mục treo biểu ngữ tại giáo xứ với nội dung Phản đối hành vi phạm thánh và đánh đập linh mục, giáo dân của nhà cầm quyền Con Cuông. Cũng trong ngày 4 tháng 7, Tòa Giám mục Vinh đã gởi một công văn đến nhà cầm quyền tỉnh Nghệ An, để lên án mạnh mẽ vụ đàn áp linh mục và giáo dân tại Giáo điểm Con Cuông. Bức công văn khẳng định việc linh mục và giáo dân dâng lễ cầu nguyện tại xã Yên Khê, huyện Con Cuông là việc chính đáng, phù hợp với luật pháp Việt Nam và công ước quốc tế.



Tuy nhiên, tờ Nghệ An điện tử đến hôm qua vẫn tiếp tục đăng bài khẳng định là chính các linh mục và giáo dân Giáo xứ Quan Lãng đã kéo đến gây rối, hành hung người dân xã Yên Khê và cho rằng các linh mục đã truyền đạo trái phép, vì đã làm lễ tại một nhà riêng mà chưa có sự đồng ý của nhà cầm quyền điạ phương.(SBTN)





 

 





Posted on 07 Feb 2016
TOP
back to Audio FreeViet INDEX
...MORE COLLECTIONS

  • CORONAVIRUS collection
  • THANK YOU VIETNAM VETERANS
  • FLAG PARADE MAY 2018
  • Candlelight Vigil July 28-2018
  • Candlelight Vigil_Spokane 2018
  • Vietnam Freedom movement
  • www.9binh.com-- Trung cộng tàn ác
  • Kỹ Thuật Biểu Tình + Biểu Ngữ
  • GIAI AO THOI SU:TS Nguyen Xuan Nghia
  • Chàng ơi, điện ngọc bơ vơ quá!
  • VIETNAMESE HERITAGE DAY 2018
  • Proclamation 4-point, Spokane, WA 2018
  • Hữu Loan: cố thi sĩ bất khuất của Nhân Văn Giai Phẩm
  • Freedom Flag Parade Spokane 5/20/2017
  • (2) VIETNAMESE HERITAGE DAY 2017
  • Slideshow: My Nation - Dat Nuoc Toi
  • Vietnamese Heritage Day 2017, Spokane
  • PROCLAMATION+Vietnamese Heritage Day 2017
  • GS Vũ Quý Kỳ: Cuộc Bầu cử Hoa Kỳ 2016
  • Trung cộng làm cá chết, biển độc
  • Cố Gs Lưu Trung Khảo: Lạc Quan, Tin Tưởng và Hy Vọng
  • PARADE + VIETNAMESE HERITAGE DAY 2016
  • PROCLAMATION 2016 --SPOKANE
  • Trần Phong Vũ: Một chế độ bạo tàn, không tim óc
  • 25 AUDIO NHẬN ĐỊNH VÀ CHÚC TẾT 2016
  • Gs Nguyễn Ngọc Bích: Chế độ đã đến ngày tàn!
  • Gs Nguyễn Lý Tưởng: Cùng tắc biến, biến tắc thông
  • Đức Giám Mục Nguyễn Văn Long: Hãy cùng nhau đứng lên đáp lời sông núi!
  • Mặc Giao: Can trường cứu Nước cứu nhà!
  • Nguyễn Tầm Thường: suy niệm & cầu nguyện
  • AUDIO Hồi Ký, Bút Ký, Bình Luận
  • Chữ và Nghĩa (Đoàn Thế Ngữ)
  • 40 Năm: Lm Phan văn Lợi nghĩ gì?
  • Gs Vũ Quý Kỳ: 30/4/75 Lesson
  • GS Nguyễn Lý Tưởng: TS Roland Jacques & Quốc Ngữ
  • THƯƠNG TIẾC VIỆT DZŨNG!
  • Thi sĩ Nguyễn Chí Thiện
  • Collection 2_ Sinh Hoat Ca (32)
  • Collection 1_ Sinh Hoat Ca (40)
  • 28 AUDIO Quý Tỵ 2013 từ Hoa Kỳ
  • 70 NĂM TÂN NHẠC MIỀN NAM (1930-2000)
  • Công Giáo Miền Bắc chống nhà nước VC!
  • Mãi mãi dòng thơ HOA ĐỊA NGỤC
  • Tôi Phải Sống -- Hồi ký đời tù của Linh mục Nguyễn Hữu Lễ
  • Tiến sĩ Nguyễn văn Lương: HẠN CHẾ DU LỊCH & GỞI TIỀN
  • TỘI ÁC KINH KHỦNG của Đảng Cộng Sản Trung Quốc!
  • Buồm cao ghi dấu can trường
  • 4 cuốn Sách Pháp viết về 30-4-1975: Pierre Darcourt, Jean Lartéguy, Olivier Todd, Vanuxem
  • VIỆT KHANG: Lòng nào làm ngơ trước NGOẠI XÂM?
  • 33 BÀI NHẬN ĐỊNH & CHÚC TẾT ĐỒNG BÀO VIỆT NAM
  • THÁI HÀ đấu tranh quyết liệt!
  • LM Nguyễn văn Khải: giáo dân xông vào nơi hiểm nguy!
  • TS Nguyễn Xuân Nghĩa: Giờ Giải Ảo + Bên Kia Màn Khói
  • Ts Phan Văn Song: Tinh thần Đại Việt giữ nước và cứu nước
  • Ts Nguyễn Đình Thắng: Muốn thay đổi, phải hành động!


    Các Đài Phát Thanh Việt Ngữ
    hướng về Việt Nam:

    » VOA
    » BBC phát thanh từ Luân Đôn
    » RFI (Radio France Internationale)
    » RFA - Radio Free Asia
    » VERITAS - Chân Lý Á Châu
    » Đài Phật Giáo Việt Nam

    Các đài phát thanh từ Hoa Kỳ:

    » Radio Bolsa
    » Saigon Radio Hải Ngoại


    « FreeVietNews.com

  •  



      
      Services | © 2008 - 2024
    (1)