Nhà thơ
Nguyễn Chí Thiện
đã khuất núi
Dù thể xác lao tù héo khô muốn đổ
Dù đau lòng dưới năm tháng vùi chôn
Ta đã sống và không xấu hổ
Vì ta cứu giữ được linh hồn (NCT)
Dân tộc Việt Nam ngưỡng mộ thi sĩ Nguyễn Chí Thiện,
một chiến sĩ của sự "chí thiện", kiên cường
chống cái Ác, chịu 27 năm tù CS vì chí khí bất khuất,
phản kháng chế độ Việt cộng từ thời Nhân văn Giai Phẩm.
Nguyen Chi Thien, a Vietnamese poet,
died on October 2nd, aged 73
Oct 13th 2012 | from the print edition
The Economist
The Economist, October 13, 2012
THE poems were under his shirt, 400 of them. The date was July 16th 1979, just two days—he noted it—after the anniversary of the fall of the Bastille. Freedom day. He ran through the gate of the British embassy in Hanoi, past the guard, demanding to see the ambassador. The guard couldn’t stop him. In the reception area, a few Vietnamese were sitting at a table. He fought them off, and crashed the table over. In a cloakroom nearby, an English girl was doing her hair; she dropped her comb in terror. The noise brought three Englishmen out, and he thrust his sheaf of poems at one of them. Then, calm again, he let himself be arrested.
Thus Nguyen Chi Thien sent his poems out of Communist Vietnam. They were published as “Flowers of Hell”, translated into half a dozen languages, and won the International Poetry Award in 1985. He heard of this, vaguely, in his various jails. In Hoa Lo, the “Hanoi Hilton”, one of his captors furiously waved a book in his face. To his delight, he saw it was his own.
He was not strong physically. He contracted TB as a boy; his parents had to sell their house to pay for his antibiotics. Then since 1960, on various pretexts—contesting the regime’s view of history, writing “irreverent” poetry—he had done several long spells in prison and labour camp. Hard rice and salt water had made him scrawny and thin-haired by his 40s. Internally, though, he was like steel: mind, heart, soul. Sheer determination had forced him through the British embassy that day. In fact, the more the regime hurt him, the more he thrived:
They exiled me to the heart of the jungle
Wishing to fertilise the manioc with my remains.
I turned into an expert hunter
And came out full of snake wisdom
and rhino fierceness.
They sank me into the ocean
Wishing me to remain in the depths.
I became a deep sea diver
And came up covered with scintillating pearls.
The pearls were his poems. He kept his early efforts in a table-drawer where he found them later, the paper gnawed by cockroaches. The mind’s treasury was a safer place for them. It was also, for almost half his life, the only place he had. In prison he was allowed no pen, paper or books. He therefore memorised in the night quiet each one of his hundreds of poems, carefully revised it for several days, and mentally filed it away. If it didn’t work, he mentally deleted it. If it started to smell bad—like the one about Ho Chi Minh, Vietnam’s first Communist leader—he turned it into a stinging dart instead:
Let the hacks with their prostituted pens
Comb his beard, pat his head, caress his arse!
To hell with him!
Walking out to till the fields with his fellow prisoners, many of them poets too, he would recite his poems to them and they would respond with theirs. Some of them counted the beats on their fingers to remember. He never did; memory alone served him. It saved him, too.
After 1979 he spent the best part of eight years in solitary, in stocks or shackles in the dark. His poems became sobs, wheezes, bloody tubercular coughs. But in his mind he still set out fishing, and watched dawn overtake the stars. He sniffed the jasmine and hot noodle soup on a night street in Hanoi. He remembered his sister Hao teaching him French at six—what a paradise the French occupation seemed, in retrospect!—and went swashbuckling again with d’Artagnan and his crew. That way, he kept alive.
Drinking with Li Bai
A favourite prison companion was Li Bai (Lý Bạch), the great poet of eighth-century China. He would sup wine with him from amber cups, loll on chaises longues, watch pretty maidens weaving silk under the willow trees and the peach blossoms falling. He would talk to the moon with him and get wildly, romantically drunk.
There was a flavour here of his own careless youth, his teahouse years of girls and smoking. Both he and Li Bai had offended the emperor, mocked the education system, and been punished. But somehow the oppressions of the distant past seemed bearable. Not so the acts of Vietnam’s red demons, with their nauseating loudspeaker jingles about Happiness and Light.
Out of prison, Li Bai-like, he dealt in rice brandy for a while, and tried to sell bicycle spokes. He could not make a go of it. From 1995 he managed to get shelter in America. He lived humbly in Little Saigon in Orange County, California, lodging with fellow countrymen. Green tea and smoking remained his chief comforts.
A flat cap or a fedora were his trademarks. He had nothing to share but his poems and his memories of fellow poets, whose cattle-trodden graves now dotted the hills around the labour camps. That, and his roaring hatred of the regime in his country, where his writings remained banned.
If people could see his heart, he had written back in 1964, during his first spell in prison, they would see it was an ancient pen and inkstand, gathering dust; or a poor roadside inn, offering only the comfort of an oil lamp. But it was also a paddy field waiting for the flood-rains of August,
So that it can overflow into a thousand waves,
White-crested ones that will sweep everything away!
Đăng trên tạp chí "The Economist"
October 13th, 2012, England
Nguyễn Chí Thiện &
Hoa Địa Ngục
Thi nhân vừa vĩnh biệt phong trần
Thân xác tàn theo bụi thế gian
Danh vẫn âm vang cùng tuế nguyệt
Hồn còn ẩn hiện với phong vân
Lao tù chẳng hủy tình dân tộc
Biệt xứ không màng chuyện giả chân
Mãi mãi dòng thơ Hoa Địa Ngục
Vẫn là đuốc sáng cho toàn dân
Nguyễn Đình Sài
(Washington
October 2, 2012)
Tôi Không Tiếc
Tôi không tiếc khi bị đời sa thải
Thân thể vùi, tan rữa, hóa bùn đen
Nhưng vần thơ trong đêm tối đê hèn
Cùng rệp muỗi viết ra mà bị mất
Tôi sẽ tiếc, khóc âm thầm trong đất
NCT, 1963
TIỄN BẠN NGUYỄN CHÍ THIỆN
Những hạt lúa làm thực phẩm cho Con Người
Phải chết dưới bùn mới trổ lá, đâm bông
Những mùa Xuân nồng ấm tươi hồng
Phải kết nụ bằng mùa Đông giá rét
Những tác phẩm vượt lên trên hết
Phải sản sinh bằng lửa tự Trái Tim
Những bài thơ cho Dân Tộc đắm chìm
Phải gọt dũa bằng máu xương tác giả
Những thi sĩ bị kẻ gian nguyền rủa
Lại chính là Tiếng Nói Lương Tâm
Nguyễn Chí Thiện, người ngục sĩ âm thầm
Đã trăn trở sống một đời kỳ dị
Đã uống cạn những nồng cay thế kỷ
Cười với tù giam, giỡn mặt Tử Thần
Đòn thù không màng, dù nát châu thân
Vẫn ngạo nghễ, lấy cùm đêm làm bạn
Ngày trơ xương, nhìn mặt trời nứt rạn
Mà khinh thường lũ bọ rệp vây quanh
Lấy mùa Đông tăng niềm nhớ mong manh
Lấy mùa Hạ để dâng cơn phẫn nộ
Dùng cơn đói làm bài thơ đồ sộ
Giấc ngủ xà lim nâng trí thức lên cao
Khi bình yên, thương một điếu thuốc lào
Lúc bệnh ốm, cười đợi chờ Thần Chết
Chỉ có hai điều, nhà Thơ cần hơn hết
Nhìn quê hương sạch bóng nội thù
Nhìn Việt Nam rực rỡ muôn thu
Và được chết nơi trận tiền, quê Mẹ
Trong tư cách một người không câu nệ
Hy sinh thân mình cho Tổ Quốc yêu thương..
Giờ đây! Giờ đây! Anh đã lên đường
Về đất Tổ, gặp những người Hùng muôn thế hệ
Chúng tôi, những chiến hữu của anh,
không thể ngăn giọt lệ
Tiễn anh đi mà tim thắt, đoạn trường
Xin lung linh của ánh nến, nén hương
Dẫn anh đến nơi Thiên Đường hoan lạc
Không còn những đau thương bàng bạc
Vẫn trường kỳ đeo bám Kiếp Phù Sinh…
Một lần cuối, xin cúi chào Anh,
Vĩnh Biệt!
Chu Tất Tiến
VIDEO:
Kim Nhung show
Tưởng nhớ nhà thơ Nguyễn Chí Thiện
http://www.youtube.com/watch?v=kno0lXuKh0E&feature=channel&list=UL
VRNs (03.10.2012) – California, USA – Từ California, Chu Tất Tiến cho biết: “Vô cùng xúc động báo tin buồn: Nhà Thơ Nguyễn Chí Thiện, người Anh Hùng trong Thi Ca và Đời sống, người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho đất nước Việt Nam, người đã thản nhiên chấp nhận 27 năm tù trong ngục tù Cộng Sản, vừa từ giã chúng ta lúc 7 giờ 17 phút sáng nay, ngày thứ Ba, ngày 02 tháng 10 năm 2012 tại Santa Ana, California (giờ Cali)”.
Tự điển bách khoa mở Wikipedia viết về nhà thờ Nguyễn Chí Thiện như sau: “Ông sinh 27 tháng 2 năm 1939 tại Hà Nội, là một nhà thơ phản kháng người Việt Nam. Ông từng bị nhà chức trách của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam bắt giam tổng cộng 27 năm tù vì tội “phản tuyên truyền”.
Ông được phóng thích ngày 28 tháng 10 năm 1991 và đến tháng 1 năm 1995 thì được xuất cảnh sang Hoa Kỳ”.
Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện đã xuất bản:
“Tập thơ Hoa Địa ngục của ông xuất hiện ở hải ngoại vào năm 1980 sau khi tác phẩm này được lén đưa vào toà đại sứ Anh tại Hà Nội và được giáo sư Patrick J. Honey thuộc Đại học Luân Đôn (University of London), nhân chuyến đi Việt Nam năm 1979, mang được ra ngoài nước để phổ biến. Kèm trong tập thơ 400 trang viết tay này là lá thư mở đầu với lời ngỏ:
‘Nhân danh hàng triệu nạn nhân vô tội của chế độ độc tài, đã ngã gục hay còn đang phải chịu đựng một cái chết dần mòn và đau đớn trong gông cùm cộng sản, tôi xin ông vui lòng cho phổ biến những bài thơ này trên mảnh đất tự do của quý quốc. Đó là kết quả 20 năm làm việc của tôi, phần lớn được sáng tác trong những năm tôi bị giam cầm’.
Vì tập thơ không ghi tên tác giả, nên lần in đầu tiên năm 1980 do “Uỷ ban Tranh đấu cho Tù nhân Chính trị tại Việt Nam” phát hành tại Washington D.C. ghi tác giả là “Khuyết danh” hay “Ngục Sĩ” với tựa Tiếng Vọng Từ Đáy Vực. Năm 1981, ấn bản khác của báo Văn nghệ Tiền phong phát hành ở hải ngoại được ra mắt dưới tựa Bản Chúc thư Của Một Người Việt Nam.
Nhan đề Hoa Địa ngục được dùng đầu tiên năm 1984 khi Yale Center for International & Area Studies in bản tiếng Anh Flowers from Hell do Huỳnh Sanh Thông dịch. Sau này người ta mới biết đến tên Nguyễn Chí Thiện. Một số bài thơ trong Hoa Địa ngục đã được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc trong tập Ngục ca.
Cũng nhờ vì tập thơ này năm 1985 Nguyễn Chí Thiện đoạt giải “Thơ Quốc tế Rotterdam” (Rotterdam International Poetry Prize).
Trong khi ông bị giam cầm vì tên tuổi ông được biết đến nhiều, những hội đoàn như Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International), Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) cùng những chính khách như Léopold Senghor (cựu tổng thống Sénégal), John Major (cựu thủ tướng Anh) và vua Hussein của Jordan từng lên tiếng tranh đấu cho ông được thả.
Năm 2006 tập thơ gồm hơn 700 bài của ông được đúc kết lại với đúng tên tác giả đã ra mắt độc giả người Việt hải ngoại một lần nữa và được đón nhận nồng nhiệt.
Tập thơ Hoa Địa ngục còn được dịch ra tiếng Đức với tựa Echo aus dem abgrund, tiếng Pháp: Fleurs de l’Enfer, và tiếng Hà Lan: Bloemen Uit de Hel. Cái tên này tác giả đã chọn ghi ở cuối lá thư đính kèm với tập thơ khi đột nhập tòa đại sứ Anh ở Hà Nội”.
Ngoài làm thơ, Nguyễn Chí Thiện còn viết văn. Nguyễn Chí Thiện được phóng thích năm 1991 và sang định cư ở Mỹ năm 1995. Năm 2001, tập truyện Hoả Lò của ông được nhà xuất bản Cành Nam ở Arlington, Virginia đem in cùng Tổ hợp Xuất bản miền Đông Hoa Kỳ phát hành năm 2001, rồi tái bản năm 2007.
Cũng trong năm 2007, tập truyện cùng với thơ ông được dịch ra tiếng Anh, nhan đề Hoa Lo/Hanoi Hilton Stories do Yale University Southeast Asia Studies xuất bản. Bản dịch có sự đóng góp của Nguyễn Ngọc Bích, Trần Văn Điền, Vann Saroyan Phan và Nguyễn Kiếm Phong.
Năm 2008 Hai Truyện Tù/Two Prison Life Stories, một tác phẩm song ngữ Việt-Anh được xuất bản ở Mỹ với sự cộng tác của Jean Libby, Tran Trung Ngoc và Christopher McCooey”. (PV.VRNs)
Tang lễ đưa tiễn cố thi sĩ Nguyễn Chí Thiện
diễn ra ngày Thứ Bảy 6 tháng 10, 2012
tại Thánh Đường La Vang, miền Nam California,
Hoa Kỳ. Tro cốt của ông được an vị trên
tầng lầu sáu, Nhà Thờ Kiếng, là Nhà Thờ
Chánh Tòa Orange County, Nam California.
(Độc giả muốn biết thêm về tác phẩm Nguyễn Chí Thiện, "Trái Tim Hồng", có thể liên lạc trực tiếp với tác giả Trần Phong Vũ qua điện thoại (949) 485 – 6078 hoặc Email: tphongvu@yahoo.com)
Kết thúc Tuần lễ Tưởng Niệm
Nhân Húy Nhật đầu
cố Thi Sĩ Nguyễn Chí Thiện Tuần Lễ Tưởng Niệm cố Thi Sĩ Nguyễn Chí Thiện khởi đầu từ Thứ Bảy 21-9-2012 đã kết thúc long trọng hôm Thứ Bảy 28-9-2013 tại Trung Tâm Công Giáo Việt Nam Giáo Phận Orange, California.
Thánh Lễ:
Khởi đầu là Thánh Lễ đồng tế do Đức Giám Mục Mai Thanh Lương cử hành cùng quý LM Nguyễn Đức Minh, Vũ Hân, Nguyễn Thái từ 9 giờ đến 10 giờ sáng để cầu cho linh hồn Thomas More Nguyễn Chí Thiện. Đền Thánh đã không còn một chỗ trống khiến cả trăm giáo dân và đồng bào tham dự đã phải đứng dọc hai bên hành lang, tràn cả ra bên ngoài.
Trong bài thuyết giảng dịp này, LM Giám Đốc TTCG Nguyễn Thái nhắc lại cái cơ duyên thuở sinh thời thi sĩ Nguyễn Chí Thiện đã ba lần xuất hiện nơi đây. Trước hết là dịp giới thiệu thi phẩm Hoa Địa Ngục 2, tức là tác phầm Hạt Máu Thơ của ông năm 1996; Lần thứ hai là buổi ra mắt tác phẩm Hoả Lò năm 2001. Và lần thứ ba là năm 2005, cố thi sĩ nhận lời đọc và giới thiệu tác phẩm Giáo Hoàng Gioan Phaolo II Vĩ Nhân Thời Đại của nhà văn Trần Phong Vũ cũng tại hội trường Trung Tâm Công Giáo.
Sau khi gợi lại 27 năm đau thương, gian khổ mà cố thi sĩ đã trải qua trong các nhà tù cộng sản trên quê hương, trong phần kết thúc bải giảng thuyết, LM Nguyễn Thái nói:
“Trong đau khổ, tuyệt vọng, nhà thơ Phùng Quán đã tâm sự: “Có những giây phút ngã lòng, tôi đã vịn câu thơ mà đứng dậy.” Đối với cố thi sĩ Nguyễn Chí Thiện, ông đã không chỉ “vịn câu thơ mà đứng dậy”, nhưng vịn vào linh hồn bất tử của thơ mà đứng dậy. Ông đã vịn vào sức mạnh của niềm tin nơi Đấng Tối Cao mà đứng dậy.
Ông đã ở tù ròng rã 27 năm trường, nhưng nhờ sức mạnh của thơ, của niềm tin vào linh hồn bất tử, vào sự nâng đỡ của Thượng Đế, nên ông vẫn bền lòng vững chí, như tên của ông là Chí Thiện. Với bản chất hiền lương, trong sáng, luôn hướng về Chân Thiện Mỹ, hướng về Đấng Chí Thánh, Đấng Chí Thiện như lời ông tự nhủ trong thơ:
“Nhà thơ ơi, phải biết,
Giữ linh hồn cho tinh khiết…
Nhà thơ còn phải biết,
Sống trong cõi đời như không bao giờ chết.”
Giống như hai môn đệ trên đường Emmaus, chính niềm tin vào Đức Kitô Phục Sinh đã giúp họ trở về trong hy vọng, thì đối với cố thi sĩ Nguyễn Chí Thiện, cho dù cuộc đời ông phải chịu quá nhiều bất hạnh như lời Thánh Vịnh 89 diễn tả: “Tính tuổi thọ trong ngoài bẩy chục… Mà phần lớn chỉ là gian lao khốn khổ…” Nhưng với niềm tin vào Đấng Tối Cao, cố thi sĩ đã chấp nhận tất cả gian lao khốn khó và xem đó là sứ mệnh của mình:
“Nhưng số phận ta quá nhiều khắc nghiệt
Có lẽ Trời bắt ta phải chịu nhiều rên xiết
Để cho ta có thể hoàn thành công việc
Dùng lời ca ngăn hoạ đỏ lan tràn”
Hội Thảo:
Ngay sau Thánh Lễ là cuộc hội thảo về chủ đề “Nhìn lại Con Người, Cuộc Đời và những Di Sản Tinh Thần của cố Thi Sĩ Nguyễn Chí Thiện” khai diễn tại Hội Trường Trung Tâm trong gần ba tiếng đồng hồ. Cuộc hội thảo quy tụ ngót 300 đồng hương, trong số có những khuôn mặt trí thức tiêu biểu trong cộng đồng như quý giáo sư Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh, Lưu Trung Khảo và quý phu nhân, giáo sư Nguyễn Ngọc Bích (Washington DC), Trần Huy Bích, Nguyễn Thanh Trang (San Diego), Đỗ Anh Tài, Nguyễn Đình Cường, Dương Khải Hoàn, cựu Dân biểu Nguyễn Lý Tưởng, tiến sĩ Nguyễn Bá Tùng, tiến sĩ Lê Minh Nguyên, các bác sĩ Nguyễn Trọng Việt, Nguyễn Văn Quát, Trần Việt Cường, Trần Văn Cảo, cựu Nghị sĩ Trần Tấn Toan, kỹ sư Đỗ Như Điện, cựu đốc sự hành chánh Cao Viết Lợi, ký giả nhà văn Mặc Giao (Canada), nhà báo Huỳnh Lương Thiện (San Francisco), các nhà báo Khúc Minh, Vũ Thụy Hoàng, Trần Nguyên Thao, Đinh Quang Anh Thái, các nhà văn, nhà thơ Nguyễn Hải Hà, Anh Duy, Trần Thế Ngữ, các cựu sĩ quan QLVNCH thuộc mọi binh chủng như cựu Đại tá Chỉ huy trưởng Pháo binh Quân Đoàn 3 Lê Văn Trang, nguyên Thiếu tá Giám độc đài phát thanh Sàigòn Phạm Bá Cát, các cựu Sĩ quan Không quân Phạm Đình Khuông, Nguyễn Đức Chuyện, luật sư Trần Thanh Hiệp (Pháp), bà giáo sư Jean Libby, một trong những người bạn thân của cố thi sĩ Nguyễn Chí Thiện thuở sinh thời và đại diện các cơ quan truyền thông gồm hệ thống Truyền hình Free Việt Nam, các đài truyền hình VNA/TV, SET. VHN, Cơ sở Văn Hóa Lạc Việt, ký giả các nhật báo Viễn Đông, Việt Báo, Người Việt…
.Sau phần chào quốc kỳ Mỹ Việt, tưởng niệm các chiến sĩ và đồng bào đã xả thân vì chính nghĩa dân tộc, đặc biệt những tù nhân lương tâm đã chết hoặc còn bị đày ải trong các nhà tù cộng sản trên quê hương mà điển hình là cố thi sĩ Nguyễn Chí Thiện, buổi hội thảo với chủ đề “Nhìn lại Con Người, Cuộc Đời và những Di Sản Tinh Thần của cố Thi Sĩ Nguyễn Chí Thiện” khởi đầu.
Vì phu nhân bị bạo bệnh bất ngờ phải vào cấp cứu trong bệnh viện, Tiến sĩ Bùi Hạnh Nghi từ Đức quốc không thể hiện diện nên bài thuyết trình của ông với nhan đề “Duyên kỳ ngộ nơi miền ngôn ngữ của Goethe” đã được ông úy thác cho nhà văn Mặc Giao trình bày giúp..
Theo Tiến sĩ Bùi Hạnh Nghi thì ngay từ đầu thập niên 80, khi nhà thơ nguyễn Chí Thiện còn bị đày ải trong ngục tù cộng sản ở quốc nội, ông đã được đọc những bài thơ tuyệt vời trong số 400 bài đầu của thi tập Hoa Địa Ngục dưới nhan đề xa lạ là “Bản Chúc Thư Của Một Người VN” . Từ đấy ông đã khám phá ra chân dung tác giả khi chưa ai biết là nhà thơ Nguyễn Chí Thiện dưới hai khía cạnh: một người anh hùng chống cộng quyết liệt và một thi nhân có tài.
Ông viết:
“Điều đầu tiên gây hứng thú cho tôi là nội dung chống cộng của tập thơ. Càng đọc tôi càng có cảm tưởng đã may mắn gặp một chứng nhân vẽ lên được một cách tường tận, đầy đủ hơn ai hết bức tranh toàn cảnh về tính chất bạo tàn của chế độ mà chính tôi đã chứng kiến và trải nghiệm phần nào trong thời niên thiếu lúc còn sống ở quê tôi Hà Tĩnh là nơi chính quyền cộng sản thống trị từ năm 1945. (…)
Ngoài những nhà tù chính hiệu, NCT còn phác họa cái nhà tù khổng lồ bao trùm trọn miền Bắc Việt Nam (và như ta biết sau 1975 miền Nam cũng đã trở thành nhà tù bao la rập theo khuôn mẫu miền Bắc). Như người thợ nhiếp ảnh tài tình, NCT đã thu trọn vào ống kính bức tranh ảm đạm của một xã hội nghẹt thở đắm chìm trong thấp thỏm lo sợ.”
Về giá trị thi ca trong Hoa Địa Ngục,
Tiến sĩ Bùi Hạnh Nghi nhận định:
“…đặc sắc của NCT không chỉ nằm trong đia hạt tố giác tội ác của cộng sản. NCT còn làm cho tôi bái phục hơn vì tài nghệ siêu cường trong địa hạt thi ca. Với tài nghệ đó ông đã cống hiến cho ta một tác phẩm mà văn học sử nước nhà sẽ mãi mãi lưu danh. Và trên trận tuyến chống bạo quyền, thi phẩm tuyệt vời của ông đã trở thành một hệ thống vũ khí vô cùng sắc bén. Thơ NCT không phải là một tác phẩm đấu tranh có tác dụng nhất thời mà mãi mãi sẽ là tiếng nói của con người muôn thuở.
Hủy diệt tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, là đặc điểm của tất cả mọi thứ độc tài kim cổ và xưa nay đã có vô số người tố cáo. Nhưng bút pháp thần tình của NCT làm cho độc giả có cảm giác như sờ mó được cái độc hại, cái nguy hiểm của quái vật độc tài mà nanh vuốt là thủ đoạn "bỏ tù tiếng nói" và dùng miếng ăn như một thứ xích xiềng để nô lệ hóa.
Thoát thai từ một thực tế phũ phàng cay đắng, toàn bộ thơ NCT đã lấy thực tế đó làm đề tài duy nhất, nhưng lời diễn tả thì thiên hình vạn trạng nhờ vào bút pháp phong phú linh động, chuyển biến theo từng cảnh ngộ trong cuộc sống và theo từng nhịp đập của con tim.
NCT đã có công tạo những danh từ, những hình ảnh để phơi bày bằng nét bút sắc và đậm bộ mặt đa dạng của bạo lực. Ngôn ngữ của NCT đã có tác dụng của những quang tuyến diệu kỳ, của những "chiếu yêu kính" khiến cho hồ ly phải hiện nguyên hình và những ngụy trang lừa bịp không còn hiệu nghiệm. NCT vừa tố cáo tội ác trước công luận một cách hùng hồn vừa làm phong phú kho tàng ngôn ngữ chúng ta….”
Đọc lại những lời tâm huyết của cố thi sĩ kèm những vần thơ máu của ông khi liều mình đột nhập tòa Đại sứ Anh ở Hànội năm 1979 với khát vọng thiết tha là nó sẽ đánh động được lương tâm nhân loại trước những thảm cảnh mà dân tộc Việt Nam đang phải chịu đựng dưới chế độc độc tài CSVN, Tiến sĩ Bùi Hạnh Nghi tự thấy có trách nhiệm phải làm một cái gì để đáp lại tâm nguyện của nhà thơ. Và đấy chính là lý do thôi thúc ông để hết tâm huyết dịch thi phẩm Hoa Địa Ngục sang Đức ngữ. Được biết, hiện nay dịch phẩm này đã được dùng làm tài liệu giảng dạy cho học sinh bậc trung học ổ Đức.
Chấm dứt bài thuyết trình trong gần nửa tiếng đồng hồ,
diễn giả kết luận:
“Nhìn lại sự xuất hiện và sự đón nhận thơ NCT tại Đức và Áo, tôi thấy đó là một cuộc gặp gỡ, một cuộc trao đổi lạ kỳ. Quả là mối duyên kỳ ngộ của NCT nơi miền ngôn ngữ của Goethe, đệ nhất văn hào Đức quốc.”
Diễn giả thứ hai trong buổi hội thảo là Tiến si Trần Huy Bích với đề tài “Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện và thời đại chúng ta”. Mở đầu bài thuyết trình, TS họ Trần đã nhấn mạnh tới nhân cách vĩ đại và tấm lòng bao dung, bác ái có một không hai của cố Thi sĩ. Ông cũng nhắc lại mối liên hệ mật thiết với nhà thơ qua mối giao tình sâu đậm với những người thân trong gia đình cụ cố Vũ Thế Hùng, người từng một thời ở tù chung với tác giả thi phẩm Hoa Địa Ngục.
Đề cập thái độ khoan hòa, độ lượng đặc biệt của nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, Tiến sĩ Trần Huy Bích đã gợi lại những phản ứng điềm tĩnh, chừng mục, coi nhẹ mọi sự của cố thi sĩ trước hành vi đầy ác ý của những kẻ cố tình xuyên tạc, bôi nhọ ông trong những năm tháng lưu đày nơi hải ngoại.
Sau khi đi sâu vào khía cạnh tình cảm trong thơ Nguyễn Chí Thiện và những căn nguyên khiến đảng và nhà nước CSVN căm hận, đày ải nhà thơ trong suốt 27 năm dài, diễn giả nhắc lại trường hợp hai nhà thơ tiền bối là Đặng Trần Côn và Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều với những trường thi Chinh Phụ Ngâm Khúc và Cung Oán Ngâm Khúc, đối chiếu với cảnh ngộ của cố thi sĩ Nguyễn Chí Thiện và nội dung 700 bài thơ của ông để đi tới kết luận:
“…nỗi khổ của chinh phu, chinh phụ … trong CPNK (cũng như nỗi buồn khổ của người cung phi trong cung cấm) không thấm vào đâu so với nỗi khổ của người dân VN trong xã hội CS mà NCT vừa là người chứng kiến, vừa là nạn nhân. “
Ngoài hai tác phẩm của Đặng Trấn Côn và Nguyễn Gia Thiều, TS Bích còn trưng dẫn nội dung Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh của thi hào Nguyễn Du để dẫn tới kết luận là tất cả những nỗi khổ đau, ngang trái mà người dân phải gánh chịu do cuộc tranh bá đồ vương thời Trịnh Nguyễn không thấm vào đâu nếu so sánh với những gì những người tù như Nguyễn Chí Thiện và đồng bào ta dưới chế độ bạo tàn cộng sản, và ông nhấn mạnh:
“Trách gì NCT không phải viết lên những câu như:
’Tôi muốn kêu to trong câm lặng đen dày
Cho nhân loại trăm miền nghe thấy.’“
Trước khi kết thúc, TS Trần Huy Bích đã trích dẫn nhận định sau đây của nhà văn Trần Phong Vũ trong “Nguyễn Chí Thiện, Trái Tim Hồng”, tác phẩm mới nhất của ông, do Tiếng Quê Hương vừa phát hành nhận dịp húy nhật đầu cố thi sĩ Nguyễn Chí Thiện:
“Tuy NCT đã vĩnh viễn ra đi, nhưng trong mắt và trong hồn tôi như vẫn hiển hiện hình ảnh cô đơn, cam đành, khiêm tốn và bất khuất của một con người mà khi sống cũng như khi chết đã để lại trong tâm hồn người quen biết ông những cảm tình quý mến không thể phai nhòa.” (TPV, trang 56).
Thuyết trình viên thứ ba trong buổi hội thảo là giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, một trong những người đã giới thiệu thi phẩm Hoa Địa Ngục cũng như tập truyện Hỏa Lò của cố thi sĩ Nguyễn Chí Thiện với quần chúng độc giả nói tiếng Anh. Qua đề tài Nguyễn Chí Thiện và “vạn ngàn cơn thác loạn”, giáo sư Bích lần lượt vẽ lại những chặng đường đã dẫn đưa thơ Nguyễn Chí Thiện đi vào các vùng trời thế giới ngay từ giai đoạn đầu khi chưa ai biết tung tích tác giả là ai cũng như khi thi phẩm Hoa Địa Ngục vừa được ấn hành đầu thập niên 80 thế kỷ trước dưới những tên gọi khác nhau như Tiếng Vọng Từ Đáy Vực, Bản Chúc Thư Của Một Người Việt Nam.
Sau khi nhắc lại những nỗ lực không ngừng của nhiều dịch giả như Nguyễn Hữu Hiệu, Huỳnh Sanh Thông, Nguyễn Ngọc Quý, Bùi Hạnh Nghi nhằm giới thiệu thơ Nguyễn Chí Thiện cho các độc giả ngoại quốc và sự đóng góp của nhiều nhạc sĩ như Phạm Duy, Phan Văn Hưng, Trần Lãng Minh, Xuân Điềm v.v…trong việc phổ nhãc nhiều bài thơ trong Hoa Địa Ngục. giáo sư Nguyễn Ngọc Bích cho biết thêm:
“Phần tôi, tôi đồng-hành với anh Nguyễn Chí Thiện từ khá sớm. Dịch anh từ lúc thơ của anh mới ra ngoài này…:
Tháng 7/1982, tôi có bài trong Asiaweek giới-thiệu thơ anh và dịch trên 10 bài.
Tháng 9/1982, Hội Văn-hoá VN tại Bắc-Mỹ của tôi in Ngục Ca / Prison Songs, dịch 20 bài thành hát được. Sau tăng bổ, cuốn này được Quê Mẹ ở Pháp in ra thành ba thứ tiếng. Cuối năm 1996, nhóm Hoa Niên ở Úc lại xin phép in cuốn song ngữ của tôi để phổ-biến ở Úc.
Tháng 10/1989, Văn Bút Miền Đông in ra tuyển-tập tiếng Anh War & Exile: A Vietnamese Anthology ("Chiến-tranh và Lưu đày: Tuyển-tập Thơ văn VN Hiện-đại") nhằm giới-thiệu văn-học VN với thế-giới nhân Hội-nghị Văn Bút Quốc Tế ở Montréal, Canada. Trong tập có giới-thiệu 30 trang thơ Nguyễn Chí Thiện. Ít năm sau, Jachym Topol dịch thơ anh sang tiếng Tiệp là dựa vào mấy bản Anh-dịch của tôi….
Một tuần sau khi anh Thiện đến Mỹ, vào ngày 8/11/1995, anh được mời lên Quốc-hội điều trần về tình-trạng nhân-quyền ở VN (Nguyễn Ngọc Bích thông-dịch). Ngày 26/11/1995, anh ra mắt đồng-bào Thủ-đô Hoa-kỳ ở Trường Luật George Mason University trước một cử-toạ kỷ-lục, ngồi chặt cứng giảng-đường. Ngày 21/4/1996, ra mắt tập Anh-dịch song ngữ Hoa Địa Ngục / The Flowers of Hell do Nguyễn Ngọc Bích dịch gần như toàn-bộ Hoa Địa Ngục I (khoảng 5/6 trên 400 bài), cũng ở Trường Luật George Mason. Để chuẩn-bị cho chuyến đi sang Úc, tôi dịch thêm một tuyển-tập nhỏ (gần 100 bài) mang tên Hạt Máu Thơ / Blood Seeds Become Poetry (tức Hoa Địa Ngục II)….”
Để kết thúc bài tuyết trình, giáo sư Nguyễn Ngọc Bích lớn tiếng nói với cử tọa:
“Nguyễn Chí Thiện can đảm, điều đó khỏi nói. Nhưng nếu chỉ can đảm thôi thì ta có thể ngưỡng mộ anh nhưng anh vẫn không thể thành một nhà thơ lớn. Cái lớn của Nguyễn Chí Thiện nằm ở chỗ anh đánh trúng đối-tượng, từ những cái rất tầm-thường trong đời sống của người dân ("Bà kia tuổi sáu mươi rồi / Mà sao không được phép ngồi bán khoai?") đến cái khôi hài ("Miếng thịt lợn chao ôi là vĩ đại! / Miếng thịt bò lại vĩ đại bằng hai!"), ngộ nghĩnh ("Những thiếu nhi điển hình chế độ / Thuở mới đi tù trông rất ngộ. / Lon son không phải mặc quần / Chiếc áo tù dài phủ kín chân"), thương tâm ("Trên bước đường tù mà tôi rong ruổi / Tôi gặp hàng ngàn em bé như em.") để rồi cuối cùng điểm thẳng mặt kẻ thù ("Tôi biết nó, thằng nói câu nói đó")...
“…năm 1975, khi nghe thấy miền Nam tự do thất thủ, Nguyễn Chí Thiện đã thốt lên:
‘Vì ấu trĩ, thờ ơ, u tối,
Vì muốn an thân, vì tiếc máu xương
Cả nước đã quy về một mối
Một mối hận thù, một mối đau thương...
Miền Nam ơi, từ buổi tiêu tan
Ta sống trọn vạn ngàn cơn thác loạn!”
Ba vị được mời tham luận sau đó là bà Jean Libby, một người bạn thân của cố thi sĩ thuở sinh thời, luật sư nhà văn Trần Thanh Hiệp và một bạn trong nhóm Tuổi Trẻ Yêu Nước ở hải ngoại.
Xen kẽ những bài thuyết trình và tham luận trong buổi hội thảo là tiếng hát của Ban Tù Ca Xuân Điềm với những bài nhạc phổ từ thơ của cố thi sĩ. Ngoài nhiệm vụ chia sẻ vai trò MC với giáo sư Đỗ Anh Tài, dịp này nhà giáo Nguyễn Đình Cương cũng diễn đọc hai bài thơ Không Có Gì Quý Hơn Độc Lập Tự Do và Trái Tim Hồng của nhà thơ Nguyễn Chí Thiện.
Phát hành sách:
Lồng trong khuôn khổ buổi hội thảo là phần phát hành tác phẩm Nguyễn Chí Thiện, Trái Tim Hồng cuả nhà văn Trần Phong Vũ do tủ sách Tiếng Quê Hương xuất bản vào tuần lễ tưởng niệm nhân giỗ đầu tác giả Hoa Địa Ngục. Trong dịp này, ông Trần Phong Vũ đã được mời lên diễn đàn để nói qua về nội dung và căn nguyên thúc đẩy ông bỏ công thực hiện tác phẩm này trong vòng 9 tháng, thới gian kỷ lục cho một tập sách về một con người vĩ đại như cố thi sĩ Nguyễn Chí Thiện.
(Độc giả muốn biết thêm về tác phẩm Nguyễn Chí Thiện,
"Trái Tim Hồng", có thể liên lạc trực tiếp với tác giả Trần Phong Vũ qua điện thoại (949) 485 – 6078 hoặc Email: tphongvu@yahoo.com)
Trong bóng đêm đè nghẹt
Đã phục sẵn một mặt trời
Trong bóng tối không lời
Đã phục toàn cơn sấm sét
Trong lũ người đói rét
Đã phục sẵn một đoàn quân
Khi vận nước xoay vần
Tất cả thành nguyên tử!
NCT
Sẽ có một ngày con người hôm nay
Vứt súng,vứt cùm,vứt cờ,vứt đảng
Xoay ngang vòng nạn oan khiên
Về với miếu đường,mồ mả gia tiên
Mất chục năm trời bức bãnh lãng quên
Bao nhiêu thù hận tan vào hương khói
Sống sót chở về phúc phận an thân
Kẻ bùi ngùi hối hận,kẻ kính cẩn dâng lên
Này vòng hoa tái ngộ
Đặt lên mộ cha ông
Khai sáng kỷ nguyên mới
Tã trắng thắng cờ hồng
NCT
NGUYỄN CHÍ THIỆN ra đi
nhưng để lại “TRÁI TIM HỒNG”
Mặc Giao
Tính đến đầu tháng 10 - 2013, nhà thơ Nguyễn Chí Thiện đã từ bỏ cõi trần được một năm. Ông ra đi, để lại cho nhân gian một trái tim hồng, như hai câu thơ trăn trối của ông
Một trái tim hồng với bao chan chứa
Ta đặt lên bờ dương thế, trước khi xa
Nhà văn Trần Phong Vũ đã lấy lời và ý của hai câu thơ trên để đặt tên cho cuốn sách mới nhất của mình: “Nguyễn Chí Thiện, Trái Tim Hồng”, do Tủ Sách Tiếng Quê Hương ấn hành. Có lẽ tôi là một trong những người may mắn được đọc soạn phầm này rất sớm, dưới dạng bản thảo, trước khi được gửi sang Đài Loan in.
Trần Phong Vũ suy nghĩ, tìm tài liệu và viết cuốn sách trong vòng chưa đầy 10 tháng. Có người nghĩ Trần Phong Vũ là bạn tâm giao với Nguyễn Chí Thiện trên 10 năm, nếu viết xong cuốn sách về bạn trong 10 tháng thì cũng không có gì đáng lạ. Sự thật không giản dị như thế. Có mấy ai gom góp, lưu trữ tác phẩm, tài liệu, bằng chứng, hình ảnh của bạn để chờ bạn chết là viết thành sách liền đâu? Trong đôi giòng trước khi vào sách, chính Trần Phong Vũ đã thú nhận:
"Có thể vì một mối âu lo, sợ hãi thầm kín nào đó, tôi không muốn phải đối diện với nỗi đau khi một người thân vĩnh viễn chia xa. (…) hơn một lần trao đổi với nhau về cái chết một cách thản nhiên, coi như một điều tất hữu trong kiếp sống giới hạn của con người. (…) nhưng trong thâm tâm vẫn tự đánh lừa mình theo một cách riêng để cố tình nhìn cái chết dưới lăng kính lạnh lung, khách quan, nếu không muốn nói là vô cảm. Nói trắng ra chuyện chết chóc là của ai khác chứ không phải là mình, là người thân của mình!...
Dù là một người viết, nhưng suốt những năm tháng dài sống và sinh hoạt bên nhau, chưa bao giờ tôi nghỉ tới việc chuẩn bị, tích lũy những chứng từ, tài liệu, dữ kiện và hình ảnh cần thiết để viết về một khuôn mặt lớn như Nguyễn Chí Thiện, nếu một mai ông giã từ cuộc sống".
Vậy mà Trần Phong Vũ đã viết được một cuốn sách 560 trang, trong đó có 48 trang hình mầu, thêm phần Phụ Lục in những bài viết về Nguyễn Chí Thiện của 28 tác giả. Tác phẩm này là một tổng hợp có thể coi là đầy đủ về nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, người còn được gọi là "ngục sĩ" vì ông đã nếm cảnh ngục tù tổng cộng 27 năm trong số 56 năm ông sống trên quê hương.
Ông làm thơ rất sớm, và cũng đi tù rất sớm, trước tuổi 20, từ cuối thập niên 50, đầu thập niên 60 thế kỷ trước. Ông viết những vần thơ phẫn nộ khi nhìn tận mắt những cảnh “đào tận gốc trốc tận rễ” của cuộc cải cách ruộng đất và cảnh đầy đọa những người dính líu xa gần tới vụ Nhân Văn Giai Phẩm. Cuộc đời, thi tài và nỗi lòng của ông đã được Trần Phong Vũ trình bầy chi tiết. Tôi chỉ chia sẻ một số cảm nghĩ qua những tiết lộ và khám phá của Trần Phong Vũ liên quan đến Nguyễn Chí Thiện.
Khám phá đầu tiên là hành trình tâm linh của Nguyễn Chí Thiện. Tôi không muốn đem vấn đề tôn giáo ra tranh cãi với bất cứ ý định nào. Nhưng tôi buồn vì thấy đời độc ác qúa, tâm địa của một số người tối tăm, hẹp hòi quá. Một người làm thơ tranh đấu cho quyền của con người, đặc biệt con người Việt Nam, đã can đảm chấp nhận mọi đau khổ, thua thiệt, lãnh đủ thứ đòn thù, lúc gần chết ở tuổi 73 quyết định chọn một tôn giáo để theo, mà có những kẻ nỡ lòng lăng mạ ông “bị dụ dỗ lúc tinh thần không còn sáng suốt, để cho đám qụa đen cướp xác, cướp hồn (!)”
Qua những tiết lộ của Trần Phong Vũ, người ở bên ông trong 6 ngày cuối đời, người ta mới biết chính Nguyễn Chí Thiện ngỏ ý xin vào đạo lúc còn tỉnh táo. Đây không phải là một hành động bốc đồng trong một lúc khủng hoảng thần kinh, nhưng là kết qủa của một qúa trình tìm hiểu và suy nghĩ từ nhiều năm. Chính Linh Mục Nguyễn Văn Lý cho biết Linh Mục đã dậy giáo lý cho Nguyễn Chí Thiện tổng cộng trên một năm trời khi hai người cùng trong tù cộng sản.
Cụ Vũ Thế Hùng, thân sinh của LM Vũ Khởi Phụng hiện phụ trách giáo xứ Thái Hà, Hà Nội, bạn đồng tù với Nguyễn chí Thiện, đã nhận nhau là bố con tinh thần. Không kể những liên hệ và gặp gỡ khác, chỉ cần hai trường hợp này đã đủ để chứng minh Nguyễn Chí Thiện không thể bị dụ dỗ và u mê lấy một quyết định quan trong về tâm linh vào lúc cuối đời. xin hãy tôn trọng niềm tin của nhau. Hận thù tôn giáo là một tội rất lớn vì nó đã gây biết bao tang tóc cho nhân loại, và vi phạm quyền tự do cao qúy nhất của con người.
Về vấn đề tác giả và tác phẩm, có thể nói Trần Phong Vũ là người đầu tiên đã phân tích cặn kẽ về ý và lời của thơ Nguyễn Chí Thiện. Tác giả đã dành nguyên một phần của cuốn sách để trình bầy vấn đề này. Sau đó ông đưa nhận xét:
"Trước hết, vì Nguyễn Chí Thiện là một nhà thơ có chân tài. Tài năng ấy lại được chắp cánh bay nhờ lòng yêu nước... Tất thảy đã trang bị cho nhà thơ một khối óc siêu đẳng, một cặp mắt tinh tế, một trái tim bén nhậy, biết thương cảm trước nỗi khổ đau của con người, biết biện phân thiện ác, chân giả giữa một xã hội điên loạn, gian manh, trí trá".
Nhận xét của Trần Phong Vũ cũng không xa với ý kiến của TS Erich Wolfgang người Đức mà ông trích dẫn trong chương 5 để lý giải cho câu hỏi: “Chiến sĩ, Ngục sĩ hay Thi sĩ” với mục tiêu trả lại cho nhà thơ vị trí đích thực của ông:
"Tình thương trong thơ Nguyễn Chí Thiện đã chọc thủng tường thành tù ngục và đã vượt mọi chướng ngại của đồng lầy để đến với chúng ta ở Đức, ở Cali, Maderia, hay bất cứ nơi nào khác".
Ý thơ thì như vậy. Lời thơ, tứ thơ thì ra sao? Dĩ nhiên không thể tìm trong thơ Nguyễn Chí Thiện một thứ "yên-sĩ-phi-lý-thuần" (inspiration) về tình ái hay cảm hứng khi đối cảnh sinh tình, như giữa cảnh trăng tà, sương khói mơ hồ, ánh đèn chài le lói trên sông, mà xuất khẩu thành thơ
Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên
Cảm hứng, ngôn từ trong thơ Nguyễn Chí Thiện phải là những lời diễn tả sự đau sót, phẫn nộ của một nhân chứng trước những cảnh đầy đọa mà đồng loại và chính mình là nạn nhân. Thơ của Nguyễn Chí Thiện là những bản cáo trạng, đề tài không thể là viễn mơ, thi từ không phải là thứ gọt dũa cho đẹp. Tôi rất tâm đắc với Luật sư nhà văn Trần Thanh Hiệp khi ông nhận xét về thơ Nguyễn Chí Thiện khi Nguyễn Chí Thiện còn đang ngồi tù ở Việt Nam:
"Thơ của ông (Nguyễn Chí Thiện) là chất liệu của văn học Việt Nam từ đầu hậu bán thế kỷ 20. Trong đổ vỡ, hoang tàn, ông đã tồn trữ được cả một kho ngôn ngữ. Trong cuộc giao tranh giữa những thế lực tiến bộ và phản động của một xã hội đang chuyển mình để thay đổi vận mạng, ông cho thấy người làm thơ nên chọn thái độ nào. Ông đã đóng góp bằng tác phẩm Hoa Địa Ngục vào cuộc tranh luận rất cổ điển giữa hai quan niệm về thơ thuần túy và thơ ngẫu cảm. Ông lảm thơ như Goethe đã nói từ đầu thập kỷ trước - 'Thơ của tôi là thơ ngẫu cảm, xuất phát từ thực tế và dựa trên thực tế. Tôi không cần đến những loại thơ bâng quơ' " (Nguyệt San Độc Lập, 25/5/1988 được tác giả họ Trần trích dẫn trong cùng chương 5 và đưa nguyên văn bài viết vào phấn phụ lục).
Đúng như vậy. Thơ của Nguyễn Chí Thiện không phải là thơ bâng quơ để chỉ phục vụ cái Mỹ, nhưng trước hết là thơ tranh đấu để đòi cái Chân và Thiện. Phải chăng chính vì thâm cảm được tấm lòng và ý chí bạn ông như thế -một tấm lòng, một ý chí đã có sẵn trong máu từ thuở nằm nôi-, nên tác giả Trần Phong Vũ từng viết: “…từ bên kia thế giới hẳn rằng song thân nhà thơ họ Nguyễn không thể khơng hài lòng vì đã chọn tên “Chí Thiện” đặt cho người con trai thứ của mình”.
Tản mác trong suốt 12 chương chính của tác phẩm, khi đề cập nỗi lòng của nhà thơ, Trần Phong Vũ đã nhiều lần kể lại những lời tâm sự mà Nguyễn Chí Thiện đã chia sẻ với ông. Trong chương thứ nhất viết về “Những ngày tháng lưu đầy” nơi hải ngoại của cố thi sĩ, nhà văn họ Trần cho hay vào một buổi chiều trên bãi biển Huntington Beach, Nam California, tác giả thi phẩm Hoa Địa Ngục âm thầm thú nhận khi mới đặt chân ra ngoài này ông tưởng đây là cơ hội để ông thực hiện giấc mơ thời trẻ, đó là được tự do sống một đời giang hồ, phiêu bạt.
Nhưng không, "nó chỉ là cái bề mặt che dấu nỗi uất hận bùng bốc trong tim mà không có cơ hội bộc phát, tương tự như dung dịch phún thạch cháy đỏ chất chứa trong lòng hỏa diệm sơn". Ai cũng hiểu cái uất hận đó là gì. Nhất là khi nó được biểu lộ bằng hành động và lời nói của Nguyễn Chí Thiện khi ông đi khắp nơi trên địa cầu để tố cáo sự tàn ác, vô nhân của chế độ cộng sản Việt Nam, tìm cách ảnh hưởng dư luận quốc tế và kêu gọi đồng bào chung tay lật đổ chế độ này để cứu dân cứu nước.
Ông có nỗi buồn bực khác không nói ra khi một số người xuyên tạc ông là Nguyễn Chí Thiện giả, được cộng sản Việt Nam đưa ra ngoại quốc để phá cộng đồng tỵ nạn. Chỉ cộng sản mới có lợi khi tung ra tin thất thiệt này, vì chỉ với một nghi ngờ không cần kiểm chứng, uy tín của Nguyễn Chí Thiện sẽ bị sứt mẻ, những lời tố cộng của Nguyễn Chí Thiện sẽ bị một số người bỏ ngoài tai.
Còn những người vu oan cho ông mà không phải là cộng sản thì sao? Chúng tôi không có thói quen thấy ai không đồng ý với mình thì lập tức cho mang cho họ dép râu, nón cối. Nhưng thú thật chúng tôi không thể hiểu nổi việc làm của những người đánh phá Nguyễn Chí Thiện khi trong thực tế nó còn tàn bạo hơn cộng sản. Cuối cùng chúng tôi chỉ dám tạm kết luận rằng ai biết được ma ăn cỗ? Ai biết được những âm mưu ẩn giấu bên trong việc tranh dành quyền lợi quanh nhân vật Nguyễn Chí Thiện? Ai rõ được những hận thù giữa các cá nhân và phe phái dùng câu chuyện Nguyễn Chí Thiện “thật/giả” để làm cái cớ tạo nên cảnh đánh đấm lẫn nhau?
Nguyễn Chí Thiện đã được nghệ sĩ Thanh Hùng, người cùng quê, quen biết nhau từ nhỏ xác nhận, đã được các bạn tù Nguyễn Văn Lý, Phùng Cung, Kiều Duy Vĩnh, Vũ Thư Hiên... thương mến, cảm phục, nhất là có người anh ruột Nguyễn Công Giân, trung tá trong quân lực VNCH, bảo lãnh sang Mỹ. Vậy mà họ vẫn nói đó là Nguyễn Chí Thiện giả!? Họ gạt bỏ luôn cả kết qủa giảo nghiệm chữ viết và nhân dạng/diện dạng của Nguyễn Chí Thiện trước và sau khi đi định cư tại Hoa Kỳ.
Họ cứ nằng nặc cho rằng đây là Nguyễn Chí Thiện giả do Hà Nội gửi sang Mỹ. Nếu đúng như vậy, chúng ta cầu cho cộng sản gửi ra hải ngoại thêm vài ngàn, thậm chí cả “mười ngàn Nguyễn Chí Thiện giả” cùng loại nữa như câu nói đùa của giáo sư Trần Văn Tòng, bào huynh liệt sĩ Trần Văn Bá khi tâm sự với tác giả Trần Phong Vũ trong một loạt Email trao đổi giữa hai người cuối năm 2008, trước và sau cuộc họp báo của cố thi sĩ ở khách sạn Ramada, nam California tháng 10 năm ấy. Nội dung những Email này đã được đưa vào phần phụ lục tác phẩm “Nguyễn Chí Thiện, Trái Tim Hồng”. Lúc đó chúng ta sẽ khỏi cần mất công làm công tác phản tuyên truyền cộng sản ở hải ngoại!
Một nỗi buồn khác của Nguyễn Chí Thiện là sức khỏe suy yếu. Sau bao nhiêu năm tù đầy, thiếu ăn, thiếu thuốc, bị hành hạ cả tinh thần lẫn thể xác, nên khi sang tới Mỹ, nhà thơ chỉ còn một cái đầu minh mẫn, thân xác thì vật vờ, "tim phổi nát bét cả rồi". Ông sống thêm được 17 năm ở hải ngoại là một phép lạ. Ông đã thổ lộ với Trần Phong Vũ:
"Tôi biết tôi sẽ không còn sống nổi tới ngày chế độ cộng sản tàn lụi đâu, dù căn cứ vào tình hình đất nước gần đây, tôi phỏng đoán sẽ không còn bao xa nữa".
Hy vọng ông sẽ sớm được chia niềm vui lớn với đồng bào, dù ông đang ở cõi khác.
Cuối cùng là tiết lộ khá lý thú về chuyện tình ái của Nguyễn Chí Thiện. Ai cũng thấy nhà thơ sống độc thân, thái độ nghiêm túc, lời nói chuẩn mực, hầu như không biểu lộ một tình cảm riêng tư với một bà, một cô nào, dù con số những người khác phái quý mến ông không thiếu. Có người nghĩ nhà thơ đã chán hay không biết đến tình yêu.
Sự thật, ông đã kể hết cho Trần Phong Vũ về những mối tình của mình. Không nói chuyện xa xưa, ngay những năm tháng cuối đời, Nguyễn Chí Thiện cũng có vài ba mối tình một chiều từ phiá nữ và một mối tình hai chiều mà ông ấp ủ trong lòng. Ông đâu phải là gỗ đá, lại là người viết văn, làm thơ, nên phải thuộc nòi tình, như thi hào Tản Đà từng thú nhận. Người tình hai chiều ở xa, muốn đến thăm ông tại Cali, ông không chấp thuận. Sao ông nỡ từ chối như vậy? Ông thổ lộ chỉ sợ khi gặp nhau, tình cảm sẽ đi xa hơn, ai biết được những gì sẽ xảy ra, hậu qủa chắc chắn sẽ buồn hơn là xa nhau mà thương nhau, nhớ nhau.
Lý do ông không muốn gắn bó với một người tình nào vì ông biết mình nhiều bệnh tật, thiếu sức khỏe, không chiều chuộng, chăm lo được cho người yêu, và không muốn tạo nên cảnh bẽ bang cho cả hai nguời, nhất là không muốn người yêu lại trở thành một thứ y tá bất đắc dĩ cho mình sau này.
Ngoài ra, ông còn ôm những nỗi niềm riêng trong lòng, không thể đem cả thân xác lẫn tâm hồn để yêu nhau. Vì vậy, đành phải xa nhau tuy lòng rất đau đớn. Rất may là ông đã kịp làm một bài thơ để âm thầm giãi bày cùng nàng, trước khi rời khỏi trần gian. Nói là âm thầm, vì bài thơ ngắn này ông tính giữ cho riêng mình và chỉ đọc cho tác giả họ Trần nghe trong những ngày tháng cuối đời mà thôi.
Tôi, một kẻ lạc loài
Một gã đàn ông đã xa lắm rồi
cái thời trai trẻ
Nhưng em vẫn yêu tôi bằng mối chân tình
mênh mông trời bể
Điều nghịch lý là tôi cũng yêu em
khi biết trước rằng mình không thể…
Và như thế
trong âm thầm
cam đành
lặng lẽ
chia xa!
Ngoài kia sương gió nhạt nhòa
trăng buồn
thổn thức
Đúng là một mối tình buồn!
Và ai dám nói đây là Nguyễn Chí Thiện “giả”, không biết làm thơ!?
Được biết thêm về Nguyễn Chí Thiện qua cuốn sách của Trần phong Vũ, tôi càng thêm qúy mến cố thi sĩ, người tôi đã qúy mến ngay trong những lần gặp gỡ đầu tiên tại các thanh phố Edmonton và Calgary ở Canada, không lâu sau khi Nguyễn Chí Thiện đến Hoa Kỳ. Nhờ được giao công tác tiếp đón và giới thiệu nhà thơ trong các cuộc hội họp với đồng hương, tôi đã nhận ra lập trường, tài năng và nhân cách khác thường của tác giả Hoa Địa Ngục.
Sau đó, qua những lần gặp gỡ khác tại Hoa Kỳ, tôi càng thấy sự hy sinh chịu khó của Nguyễn Chí Thiện trong việc tham gia sinh hoạt với các tổ chức đấu tranh và các cơ quan truyền thông của đồng bào hải ngoại. Tấm thân già bệnh hoạn với những bước đi chậm chạp, nhưng khi đứng trước micro là giọng nói sang sảng, đanh thép vang lên, với những lập luận vững chắc, với những kinh nghiệm đã trải qua, tất cả dựa vào trí nhớ còn bén nhậy, không cần giấy ghi chi tiết. Nguyễn Chí Thiện là một chiến sĩ đã chiến đấu cho đến lúc hơi tàn lực cạn.
Với cuốn “Nguyễn Chí Thiện, Trái Tim Hồng”, Trần Phong Vũ đã làm một việc cần thiết và hữu ích. Cần thiết vì ông đã dành hết tâm lực cuối đời để ghi lại được những di sản tinh thần quý giá của một nhà thơ chiến sĩ, đã hy sinh trọn tuổi thanh xuân để làm nhân chứng cho sự tàn bạo của cộng sản và để đấu tranh nhằm giải thoát quê hương, đồng bào khỏi sự tàn bạo ấy. Hữu ích vì tấm gương của Nguyễn Chí Thiện cần phải được phổ biến bây giờ và mai sau cho nhiều người, nhất là người trẻ, để họ đừng chỉ nghĩ đền mình, biết sống chan hòa với mọi người như cố thi sĩ Nguyễn Chí Thiện, biết hy sinh tranh đấu cho sự thật, công lý và những giá trị thiêng liêng của con người.
Trần phong Vũ đã vất vả hoàn thành tác phẩm trong một thời gian kỷ lục, nhưng sau đó chắc ông vui vì đã làm được một việc ý nghiã để tạ lòng người tri kỷ. Trần Phong Vũ đã viết hồi ký thay cho Nguyễn Chí Thiện. Một thứ hồi ký không xưng hô ở ngôi thứ nhất. Nhưng ở ngôi thứ ba.
Cám ơn tác giả họ Trần, và ở cõi khác, hẳn rằng nhà thơ Nguyễn Chí Thiện không thể không ngậm cười vì những gì ông gửi gấm trong bài Trái Tim Hồng, được sáng tác vào năm 1988, sau 24 năm trong nhà tù cộng sản, khi thân xác ông hoàn toàn suy kiệt để trong một phút cảm khái đã viết nên bài thơ, như một lời trối gửi lại những đồng bào còn sống trước khi trở về với cát bụi.
“Ta có trái tim hồng ,
Không bao giờ ngừng đập
Cam giận, yêu thương, tràn ngập xót xa
Ta đang móc nó ra
Làm quà cho các bạn
Mấy chục năm rồi
Ta ngồi đây
Sa lầy trong khổ nạn
Như con tàu vượt trùng dương mắc cạn
Mơ về sóng nước xa khơi
Khát biển, khát trời
Phơi thân xác trong mưa mòn, nắng rỉ
Thân thế tàn theo thế kỷ
Sương buồn nhuộm sắc hoàng hôn
Ký ức âm u, vất vưởng những âm hồn
Xót xa tiếc nuối!
Ta vẫn chìm trôi trong dòng sông đen tối
Lều bều rác rười tanh hôi!
Hư vô ơi, cập bến đến nơi rồi!
Cõi bụi chờ mong chi nữa!
Một trái tim hồng với bao chan chứa
Ta đặt lên bờ dương thế… trước khi xa!
(1988 - Hoa Địa ngục –
trang 348/349, Tổ hợp Xuất bàn Miền Đông)
Mặc Giao
Calgary, Canada một đêm cuối tháng 8 năm 2013
Liệt sĩ Trần Văn Bá là con trai cố Giáo sư Trần Văn Văn, em Giáo sư Trần Văn Tòng. Ông Bá từng là người đầu tiên sau tháng tư năm 75 bỏ Pháp về Việt Nam với chí nguyện thành lập một lực lượng chống lại chế độ cộng sản, nhưng bất hạnh ông đã bị CS bắt và xử tử hình năm 1985. Ông được Sáng hội Tượng đài Nạn nhân Chủ nghĩa Cộng sản tại Mỹ truy tặng huy chương Tự Do Truman–Reagan năm 2007.
TIỄN BƯỚC ANH, NGƯỜI THƠ BẤT KHUẤT
(Tiễn chân Ngục sĩ NGUYỄN CHÍ THIỆN, người Thi Sĩ Đấu Tranh cho một Việt Nam Không Cộng Sản, từng bị bạo quyền Việt cộng nhốt tù 27 năm, vừa bỏ lại đau thương của dâu biển kiếp người để về nơi bình an miên viễn sáng ngày 2/10/2012 tại miền đất tạm dung, Nam California, Mỹ Quốc) Người bạn gọi báo tin anh vừa mất
Tôi thấy lòng mình chùng xuống, mênh mông
Anh đi rồi à ? Người Thơ Bất Khuất ...
Để lại dòng thơ máu lệ Lạc Hồng !
Ôi những dòng thơ viết trong ngục tối
Xiềng xích, gông cùm, đói, bịnh, hờn đau
Đấy, tội ác của tà quyền Hà Nội
Bán nước, giết dân, luồn cúi Nga-Tàu !
Tôi đọc thơ anh, lòng đau muối xát
Thương quá tài năng, xót quá phận người
Hai muơi bảy năm hung đồ chà đạp
Thơ vẫn hiên ngang, hào khí tung trời
Thơ đã bay cao vang rền bốn cõi
Lay gọi người trúng độc tỉnh cơn mê
Giục nhân loại, lương tâm, lên tiếng nói
Về một Việt Nam thảm khốc, ê chề ...
Đã sắp rồi anh ngày quê quang phục
Dân vùng lên đòi quyền sống con người
Lấy máu Tiên Rồng rửa hờn quốc nhục
Chính nghĩa, cờ Vàng rực rỡ muôn nơi
Sáng hôm nay tôi nghe tin anh mất
Bỏ lại đau thương dâu biển kiếp người
Anh biết đấy, khi buồn vui chất ngất
Bút sẽ thành thơ chảy với dòng đời
Tôi viết bài thơ tiễn anh về đất
Lòng đất hiền, anh ngủ nhé, ngàn thu ...
Thôi, đã hết, đời không còn oan khuất
Chỉ còn Thơ chiến đấu diệt quân thù.-- Ngô Minh HằngChiều tháng Sáu (thơ: Nguyễn Chí Thiện; nhạc: Phan Văn Hưng), qua tiếng hát Phan Văn Hưng (audio nhạc)
Từ ngày qua Mỹ đến nay nhà thơ Nguyễn Chí Thiện được mời đi nói chuyện khắp nơi trên thế giới để tố cáo tội ác CSVN, tiếp xúc nhiều với các chính trị gia, các đảng phái, các vị trong giới lãnh đạo…đâu đâu ông cũng được đón tiếp niểm nở.
Ông được Nghị Viện Quốc Tế các Nhà văn (International Parliament of Writers) mời đến nghỉ ở miền Ðông nước Pháp, đài thọ cho ông qua hai năm liên tiếp chỉ để "ngồi viết cái gì mà ông muốn" và tập truyện ngắn Hoả Lò ra đời từ đó.
Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện được vinh danh và
nhận lãnh nhiều giải thưởng quốc tế như :
-Giải thưởng Thơ Rotterdam Hoà Lan (1984),
-Giải thưởng "Tự Do Ðể Viết (" Freedom To Write")
của Trung tâm Văn Bút Hoa Kỳ,
- Giải Nhân Quyền của tổ chức Human Rights Watch (1995),
Và tên tuổi ông được ghi vào từ điển "Who's Who in
Twentieth- Century World Poetry" in ở Anh Quốc
tháng 2-2001 và lần 2 ở Ðức năm 2002.
Thơ ông đã được dịch sang nhiều thứ tiếng, được các văn thi sĩ quốc tế ngợi khen trong đó đa số là các nhà văn trước kia sống dưới chế độ CS như Paul Goma(Lỗ Ma Ni), Pierre Kende (Hung Gia LợI),Vladimir Maximov(Nga), Leonid Plioutch (Ukraine), Alexandre Smolar (Ba Lan), Pavel Tigrid (Tiệp Khắc), Erich Wolfgang Skwara (Ðức)
Và đặc biệt hơn cả là bản dịch ra tiếng Ðức của giáo sư Tiến sĩ Bùi hạnh Nghi đã được đưa vào chương trình "Ðọc Sách hay" trong các trường trung học đệ nhị cấp ở tiểu bang Bayern Ðức Quốc.
Ngoài ra trong số này còn có 14 bài thơ cũng đưọc Gunter Mattitsch, nhạc sĩ người Áo phổ nhạc trình diễn trước công chúng Áo ở Klagenfurt ngày 20-10-1995.
Theo tại liệu trong Hoa Ðịa Ngục
1&2 xuất bản năm 2006) AUDIO ĐẶC BIỆT GIỖ 100 NGÀY NGUYỄN CHÍ THIỆNNhà văn Trần Phong Vũ nói về khí phách và tâm tư
thi sĩ Nguyễn Chí Thiện, qua nội dung và ý nghĩa
những bài thơ làm trong nhà tù cộng sản khổ nhục.
Bài nói chuyện trên PALTALK thực hiện vào Chúa Nhật
ngày 6 tháng 1, 2013 nhân Giỗ 100 ngày cố thi sĩ
Nguyễn Chí Thiện khuất núi, ra đi về cõi miên viễn.
to listen:
To download
"Quan, Quần, Hưng, Oán”
trong thơ Nguyễn Chí Thiện
Một số tổ chức đã phối hợp thực hiện buổi lễ tưởng niệm thi sĩ Nguyễn Chí Thiện tại phim trường đài Truyền Hình VHN từ 2 đến 4 giờ Chúa Nhật, ngày 06-01-2013. Buổi tưởng niệm đã
được truyền hình trực tiếp.
Trần Phong Vũ
Nhân Giỗ 100 ngày cố Thi Sĩ Nguyễn Chí Thiện, bàn về tôn chỉ “Quan, Quần, Hưng, Oán” trong thơ ông
Trong Lời Tựa thi phẩm Hoa Địa Ngục do Tổ Hợp Xuất Bản Miền Đông, Hoa Kỳ ấn hành năm 2006, cố thi sĩ Nguyễn Chí Thiện viết:
“Khổng Tử có lời luận về thơ như sau: ‘Thi khả dĩ quan, khả dĩ quần, khả dĩ hưng, khả dĩ oán’, nghĩa là thơ có khả năng giúp ta biết nhìn nhận, biết tập hợp, biết hưng khởi, biết oán giận’. Suốt cuộc đời làm thơ, lúc nào tôi cũng theo tôn chỉ ‘Quan, Quần, Hưng, Oán’ đó, vì tôi nghĩ nó tóm tắt khá đủ về chức năng của thơ”.
Với thái độ khiêm tốn cố hữu – và cũng có thể do ý hướng của một nhà thơ luôn cầu toàn – tác giả Hoa Địa Ngục viết tiếp: “Nhưng do năng lực giới hạn, thơ tôi chưa đạt được bốn tiêu chuẩn trên.”
Mời độc giả cùng người viết, đọc và tìm hiểu thơ Nguyễn Chí Thiện để coi tác giả đã đạt được đến đâu qua tôn chỉ Quan, Quần, Hưng, Oán theo lời bàn của Khổng Phu Tử
Thi khả dĩ quan
Thơ có khả năng giúp ta biết nhìn nhận. Nhìn nhận cái gì nếu không là những hình tượng của người, vật hoặc sự việc diễn tả trong câu thơ hoặc toàn bộ bài thơ, từ dấu tích bề ngoài cho tới những ý tưởng hàm ngụ bên trong và đàng sau người, vật hoặc sự việc.
Đan cử bài “Một tay em trổ…” trang 211 Hoa Địa Ngục:
“Một tay em trổ: Đời xua đuổi!
Một tay em trổ: Hận vô bờ!
Thế giới ơi, ngươi có thể ngờ
Đó là một tù nhân tám tuổi!
Trên bước đường tù, tôi rong ruổi
Tôi gặp hàng nghìn em bé như em!”
(1971)
Qua sáu câu thơ ngắn ngủi trên đây, bằng cặp mắt quan sát và bằng khối óc suy tư, -với tầm hiểu biết sơ đẳng-, người đọc nhìn thấy và nhận ra ngay dáng vẻ bề ngoài dị thường của một em bé với những vết chàm mang tự dạng trên hai tay. Một bên là ba chữ Đời xua đuổi, và bên kia: Hận vô bờ! Tác giả thảng thốt kêu lên: liệu thế giới ngoài kia có thể ngờ rằng đấy chính là nhân dạng của một tù nhân lên tám?
Rồi qua hai câu cuối, tác giả cho người đọc biết thêm: trên bước đường rong ruổi lăn lộn hết nhà tù này sang nhà tù khác dưới chế độ cộng sản trong ngót ba thập niên, ông đã từng bắt gặp hàng nghìn tù nhân “con nít” như thế!
Nhìn dáng vẻ bề ngoài dị dạng với nét chữ xâm trên tay của em bé tù nhân, người đọc không thể không nêu lên câu hỏi: tại sao lại đời xua đuổi? và tại sao lại hận vô bờ? Rồi ngay lập tức câu trả lời hiện ra trong trí: xã hội, chế độ đã xua đuổi, trù giập em. Từ đấy đã để lại trong em mối hận thù chất ngất khôn nguôi! Xa hơn, trong trí người đọc thơ Nguyễn Chí Thiện còn nảy sinh biết bao câu hỏi về nguyên nhân, hệ quả của những thế hệ trẻ thơ bất hạnh đang kéo dài kiếp sống vất vưởng trên đất nước ta hôm nay. Nó là hậu quả tất nhiên của một xã hội băng hoại, một nền giáo dục suy đồi xuống giốc tại Việt Nam mà qua những thông tin được gửi ra hàng ngày ai cũng biết.
Năm 1966, tức 5 năm trước đó, trong bài “Những thiếu nhi…” trang 139-140, Hoa Địa Ngục, tác giả viết:
“Những thiếu nhi điển hình chế độ
Thuở mới đi tù trông em thật ngộ!
Lon xon không phải mặc quần
Chiếc áo tù dài phủ kín gót chân
Giờ thấm thoát mười năm đã lớn
Mặt mũi vêu vao, tính tình hung tợn
Mở miệng là chửi bới chẳng từ ai
Có thể giết người vì củ sắn, củ khoai!
(1966)
Vẫn chỉ là những nét chấm phá hình ảnh của một em nhỏ sớm sa chân vào vòng lao lý trong chế độ cộng sản Việt Nam. Khác chăng là ở đây nhà thơ đã cho người đọc thấy rõ những đổi thay từ tính khí tới nhân dáng bề ngoài của một em bé dễ thương, ngộ nghĩnh –cho dẫu đấy là cái dễ thương, ngộ nghĩnh “cười ra nước mắt” của những ngày đầu mới chân ướt chân ráo bị đẩy vào tù, còn ở truồng với “chiếc áo tù dài phủ kín gót chân”, cho tới khi trở thành một thanh niên hung hãn, bặm trợn, máu lạnh, có thể chỉ vì miếng khoai, củ sắn mà biến thành kẻ sát nhân, hậu quả của 10 năm được đảng và chế độ cộng sản đào luyện trong gông cùm, sắt máu!
Với cách diển tả cô đọng, hiện thực, chỉ trong 8 câu thơ ngắn, Nguyễn Chí Thiện đã vẽ ra trước mắt người đọc một chuỗi những hoạt hình linh động đầy kịch tính. Trong số 700 bài thơ trong toàn tập thi phẩm Hoa Địa Ngục, người đọc bắt gặp không ít những lời thơ đơn sơ, mộc mạc, dễ tiếp nhận như hai bài trích dẫn trên đây. Chi tiết này đã được chính ông xác nhận trong bài đọc Tuyển Tập thơ văn của người viết(1) khoảng ngót một tháng trước khi ông phải vào bệnh viện. Đây là bài viết duy nhất cùng loại và là bút tích cuối cùng của tác giả Hoa Địa Ngục trước khi từ giã cõi đời.
Nguyễn Chí Thiện viết:
“Tôi là người làm thơ. Nhưng hầu hết thơ của tôi được ghi lại trong cảnh tù đày, mang nặng những đau thương, uất nghẹn của thân phận con người (…) Nó là những hiện thực trần trụi, đơn sơ, không có tu từ văn chương, đọc thấy ngay, hiểu ngay…”
Thi khả dĩ quần
Thơ có khả năng giúp ta biết hợp quần, liên kết. Vẫn nội dung hai bài thơ sáu và tám câu trên đây, người đọc thấy văng vẳng đâu đó một lời mời gọi những con người còn có lương tâm phải hợp quần, phải chung lưng đấu cật để cùng nhau làm một cái gì hầu xóa tan đi cái thảm trạng những mái đầu xanh bị đọa đày một cách bất nhân, vô đạo. Là những người đang sống giữa một xã hội văn minh, dân chủ, tự do, chúng ta thấy tuổi thơ được tôn trọng, bảo vệ như thế nào.
Chính từ cảm nhận ấy, những lời thơ gọi là “trần trụi, đơn sơ” trên đậy của cố thi sĩ Nguyễn Chí Thiện quả thật đã có tác dụng liên kết mọi người thành một khối, biết gác ngoài mọi tư kiến, tư hiềm để cùng dấn thân vào một cuộc vận động chung hầu xóa tan đi những cảnh tượng đau lòng mà những ai còn có lương tâm, biết nghĩ tới tương lai quốc gia dân tộc không thể làm ngơ.
Bằng cái nhìn và lối suy nghĩ chủ quan, tôi rất tâm đắc và đánh giá cao bài “Sẽ có một ngày…” trong thi phẩm Hoa Địa Ngục của cố thi sĩ Nguyễn Chí Thiện. Ngoài giá trị nhân bản hàm súc trong lời và ý thơ, nó còn hàm ẩn một khơi gợi, kích thích cho một cuộc hồi tâm, một chuyến trở về tập hợp bên nhau giữa bạn và thù, giữa những người đã bị những tháng năm dài chiến tranh, thù hận đẩy xa. Xin mời đọc lại toàn bộ bài thơ.
“Sẽ có một ngày con người hôm nay
Vất súng
Vất cùm
Vất cờ
Vất Đảng
Đội lại khăn tang
Đêm tàn ngày rạng
Quay ngang vòng nạng oan khiên
Về với miếu đường, mồ mả gia tiên
Mấy chục năm trời bức bách lãng quên
Bao hận thù độc địa dấy lên
Theo hương khói êm lan, tan vào cao rộng
Tất cả bị lùa qua cơn ác mộng
Kẻ lọc lừa
Kẻ bạo lực xô chân
Sống sót về đây an nhờ phúc phận
Trong buổi đoàn viên huynh đệ tương thân
Đứng bên nhau trong mất mát quây quần
Kẻ bùi ngùi hối hận
Kẻ bồi hồi kính cẩn
Đặt vòng hoa tái ngộ trên mộ cha ông
Khai sáng kỷ nguyên tã trắng thắng cờ hồng!
Tiếng sáo mục đồng êm ả
Tình quê tha thiết ngân nga
Thay tiếng “Tiến Quân Ca”
Và tiếng “Quốc Tế Ca”
… Là tiếng sáo diều trên trời xanh bao la!”
(1971)
Dĩ nhiên, những gì gói ghém trong những vần thơ tha thiết trên đây chỉ là mộng ước của tác giả, và cũng là mộng ước của mỗi người Việt Nam. Nhưng âm hưởng, tiết tấu hàm ngụ trong lời và ý thơ quyện vào không gian mờ ảo của khói hương nghi ngút có sức mạnh làm mềm những trái tim chai đá của những kẻ lạc đường, lâu nay bị lôi cuốn vào những tham vọng bất chính, trả lại cho đương sự những tình cảm thuần lương, chân thực, để còn biết bùi ngùi hối hận khi nghĩ về cơn ác mộng: người đối xử với người như loài lang sói!
Giữa cảnh đen tối, tuyệt vọng của lao tù, bệnh hoạn, người thơ Nguyễn Chí Thiện mơ về một ngày nào đó, súng ống, vũ khí giết người, cờ quạt, Đảng, Đoàn… sẽ bị vất hết để cho những con người hiền lương tìm đến bên nhau, cùng thắp lại nén hương bên phần mộ người thân từng bị bỏ quên trong những năm dài chinh chiến, hận thù.
Cho dù ước mơ của tác giả chưa thành hiện thực, nhưng quả thật trong một chừng mực nào đó, ý tưởng tha thiết hàm ngụ trong bài thơ trên đây của ông đã có sức lay động lòng người mãnh liệt. Cách đây không lâu, thời gian nhà thơ Nguyễn Chí Thiện còn tại thế, chính ông và người đang viết những giòng này đã được nghe tâm tình của một người anh em từ trong nước ra thăm thân nhân ở Mỹ.
Lần đâu tiên gặp mặt tác giả Hoa Địa Ngục, mắt anh sáng lên một niềm vui. Anh công khai cho biết đã cùng bạn bè thân quen ở quốc nội đọc đi đọc lại đến thuộc lòng nhiều bài trong tập thơ của Nguyễn Chí Thiện trên mạng internet. Anh thấm thía chia sẻ nỗi lòng của tác giả gói ghém trọng bài “Sẽ có một ngày…” Nó là một trong những động cơ khiến cho anh và một số bạn bè anh, những đảng viên CS hoặc cảm tình viên của chế độ lâu năm, trong sớm chiều phải suy nghĩ và đặt lại những gì mình tin tưởng từ bao nhiêu thập niên qua.
Thi khả dĩ hưng
Thơ có khả năng giúp ta hưng khởi, phấn chấn. Nghiền ngẫm gần 500 câu thơ cảm khái của Nguyễn Chí Thiện trong trường thi Đồng lầy, người đọc không khỏi trạnh lòng. Đấy là toàn cảnh bức tranh ảm đạm vẽ lại tâm tình đớn đau, tuyệt vọng của người thơ trước cảnh tang thương thấm đẫm máu lệ của con người bị dìm ngập trong vũng lầy hôi thối, chết chóc của xã hội Việt Nam kể từ khi lá cờ máu lên ngôi. Dưới đây là vài trích đoạn.
“Ngỡ cờ sao rực rỡ
Tô thắm màu xứ sở yêu thương
Có ngờ đâu giáo giở đã lên đường
Hung bạo phá bờ kim cổ
Tiếng mối rường rung đổ chuyển non sông
Mặt trời sự sống
Thổ ra
Từng vũng máu hồng
Ôi tiếc thương một mùa lúa vun trồng
Một Mùa Thu nước lũ
Trở thành bùn nước mênh mông
Lớp lớp sóng hồng
Man dại
Chìm trôi quá khứ tương lai
Máu, Lệ
Mồ hôi
Dớt dãi
Đi về ai nhận ra ai
Khiếp sợ!
Sững sờ!
Tê dại!
Lịch sử quay tít vòng ngược lại
Thời hùm beo rắn rết công khai
Ngàn vạn đấu trường mọc dậy giữa ban mai
Đúng lúc đất trời nhợt nhạt
Bọn giết người giảo hoạt
Nâng cốc mừng thắng lợi liên hoan
…
Đạo lý tối cao ở xứ đồng lầy
Là lừa thày phản bạn
Và tuyệt đối trung thành vô hạn
Với Đảng, với Đoàn, với lãnh tụ thiêng liêng!
Hạt thóc hạt ngô phút hóa xích xiềng
Họa phúc toàn quyền của Đảng
…
Tôi vẫn ngồi yên mơ màng như vậy
Mặc cho đàn muỗi quấy rầy
Bóng tối lan đầy khắp lối
Không còn phân biệt nổi
Trâu hay người lặn lội phía bờ xa…”
Nhưng, giữa hoản cảnh đau thương, tăm tối, tuyệt vọng ấy, từ đâu đó vẫn ngời lên một tia sáng hy vọng giữa đồng lầy ô trọc, đủ sức đánh động, phấn khích lòng người:
“Chúng tôi tuy chìm ngụp giữa bùn đen
Song sức sống con người hơn tất cả
Trước sau sẽ vùng lên quật ngã
Lũ quý yêu xuống tận đáy đồng lầy
Huyệt chôn vùi mùa Thu Nhục Nhã là đây
Hè, Xuân sẽ huy hoàng đứng dậy…, “
Bởi vì:
“Người dân đã có thừa kinh nghiệm // Bạo lực đen ngòm trắng nhởn nhe nanh // Trại lính, trại tù xây lũy thép vây quanh // Song bạo lực cũng đành bất lực // Trước sự chán chường tột bực của nhân tâm // Có những con người giả đui điếc thầm câm // Song rất thính và nhìn xa rất tốt // Đã thấy rõ ngày đồng lầy mai một // Con rắn hồng dù lột xác cũng không // Thoát khỏi lưới trời lồng lộng mênh mông // Lẽ cùng thông huyền bí vô chừng // Giờ phút lâm chung // Quỷ yêu làm sao ngờ nổi // Rồi đây // Khi đất trời gió nổi // Tàn hung ơi, bão lửa trốn vào đâu? // Bám vào đâu? // Lũ chúng bay dù cho có điên đầu // Lo âu, phòng bị // Bàn bạc cùng nhau // Chính đám sậy lau// Sẽ thiêu tất cả lũ bay thành tro xám! // Học thuyết Mác-Lê, một linh hồn u ám?// Không gốc rễ gì trên mảnh đất ông cha // Mấy chục năm phá nước, phá nhà // Đã tới lúc lũ tông đồ phải lôi ra pháp trường tất cả // Song bay vẫn tiệc tùng nhật dạ // Tưởng loài cây to khoẻ chặt đi rồi // Không gì nghi ngại nữa! // Bay có hay đâu sậy lau gặp lửa // Còn bùng to hơn cà đề, đa // Những con người chỉ có xương da // Sức bật, lật nhào tung hết // Hoa cuộc sống // Đảng xéo dày mong nát chết // Nhưng mà không, sông núi vẫn lưu hương // Mỗi bờ tre góc phố, vạn nẻo đường // Hương yêu dấu còn thầm vương thắm thiết // Nếu tất cả những tâm hồn rên xiết // Không cúi đầu cam chịu sống đau thương // Nếu chúng ta quyết định một con đường // Con đường máu, con đường giải thoát // Dù có phải xương tan, thịt nát // Trong lửa thiêng trừng phạt bọn yêu ma // Dù chết chưa trông thấy nở mùa hoa // Thì cũng sống cuộc đời không nhục nhã // Thì cũng sống cuộc đời oanh liệt đã // Nếu chúng ta cùng đồng tâm tất cả // Lấy máu đào tươi thắm tưới cho hoa // Máu ươm hoa, hoa máu chan hòa // Hoa sẽ nở muôn nhà muôn vạn đóa // Hoa hạnh phúc tự do vô giá // Máu căm hờn, phun đẫm mới đâm bông // Đất nước sa vào trong một hầm chông // Không phải một ngày thoát ra được đó // Con thuyền ra khơi phải chờ lộng gió // Phá xích, phá xiềng phải sức búa đao // Còn chúng ta phải lấy sức làm bè // Lấy máu trút ra, tạo thành sông nước // Mới mong nổi lên vũng lầy tàn ngược // Nắm lấy cây sào cứu nạn trên cao // Tiếp súng, tiếp gươm bè bạn viện vào // Phá núi, xẻ mây đón chào bão lộng // Nếu có thể tiến vào hang động // Tiêu diệt yêu ma // Thu lại đất trời // Thu lại màu xanh // Ánh sáng // Cuộc đời // Chuyện lâu dài, sự sống ngắn, chao ôi! // Nỗi chờ mong thắm thiết mãi trong tôi // Tôi mong mãi một tiếng gì như biển ầm vang dội
…
Tôi lắng nghe
Hình như tiếng đó đã bắt đầu
Nhưng tôi hiểu rằng đó là tiếng của lịch sử dài lâu
Nên trời đêm dù thăm thẳm ngòm sâu
Dường như vô giới hạn trên đầu
Tôi vẫn nguyện cầu
Vẫn sống và tin
Bình minh tới
Bình minh sẽ tới…”
Lời thơ dồn dập, ý thơ lồng lộng, quyết liệt như bài hịch xuất quân, tạo nên nguồn hưng phấn bất ngờ cho người đọc.
Trong bài “Khi Mỹ chạy…” trang 238-239 thi phẩm Hoa Địa Ngục, sau hai câu mang âm hưởng một tâm sự buồn đau: “Khi Mỹ chạy bỏ miền Nam cho Cộng sản,
Sức mạnh toàn cầu nhục nhã kêu than!!!” Tiếp đó là những lời thơ có sức xuyên núi, phá thành, dù người viết đang sống “Giữa tù lao, bệnh hoạn, cơ hàn”, bởi vì:
“Thơ vẫn bắn và thưa dư sức đạn!
Vì thơ biết một ngày mai xa xôi nhưng xán lạn
Không giành cho thế lực yêu gian
…
Thơ vẫn đó, gông cùm trên ván
Âm thầm, thâm tím, kiên gan,
Biến trái tim thành ‘Chiếu Yêu Kính’ giúp nhân gian,
Tất cả suy tàn,
Sức thơ vô hạn
Thắng không gian và thắng cả thời gian
Sắt thép quân thù năm tháng gỉ han!”
(1975)
Và vẫn những lời thơ bốc lửa, phấn khích như thế, trong hai bài “Đảng đày tôi…” trang 222 và “Trong bóng đêm…” trang 249 Hoa Địa Ngục, người thơ đã truyền vào hơi thở vào huyết quản, vào tâm não người đọc ông một ý chí quật cường, một tinh thần hăng say, quyết liệt, bứt phá, để trong một giây xúc động tột cùng, dám hy sinh tất cả để mong làm một cái gì, chống lại những thế lực hung tàn, ác độc để cứu nguy dân nước.
“Đảng đày tôi trong rừng
Mong tôi, xác bón từng gốc sắn
Tôi hóa thành người săn bắn
Và trở về đầy ngọc rắn sừng tê
Đảng dìm tôi xuống bể
Mong tôi, đáy nước chìm sâu
Tôi hóa thành người thợ lặn
Và nổi lên ngời sáng ngọc châu
Đảng vùi tôi trong đất sâu
Mong tôi, hóa bùn đen dưới đó
Tôi hóa thành người thợ mỏ
Và đào lên quặng quý từng kho
- Không phải quặng kim cương hay quặng vàng chế đồ nữ trang xinh nhỏ
Mà quặng uranium chế bom nguyên tử!!!”
(1972)
“Trong bóng đêm đè nghẹt
Phục sẵn một mặt trời
Trong đau khổ không lời
Phục sẵn toàn sấm sét
Trong lớp người đói rét
Phục sẵn một đoàn quân
Khi vận nước xoay vần
Tất cả thành nguyên tử!”
(1976)
Nếu Khổng Tử tái sinh lúc này hẳn ngài không thể không gật đầu, vuốt râu tâm đắc khi đọc những vần thơ hùng tráng trên đây của nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, vì hơn hết thảy, nó là biểu chứng rành rành cho định nghĩa “thi khả dĩ hưng” của ông.
Thi khả dĩ oán
Thơ có khả năng giúp ta biết oán hận. (Dĩ nhiên là những khi có nhu cầu phải oán hận, phải phẫn nộ để bảo toàn nhân cách, nhất là trong trường hợp đối tượng của oán ghét, phẫn hận là sự ác, gây tổn hại tới nhân quyền, nhân phẩm và sự sống con người.)
Có thể đoan quyết mà không sợ sai lầm là gần như mỗi câu, mỗi bài thơ của cố thi sĩ Nguyễn Chí Thiện đều gợi lên những tình cảm oán hờn, phẫn nộ trong ta. May mắn được quen thân và gần gũi tác giả Hoa Địa Ngục trong nhiều năm, cá nhân tôi nhận ra ở ông một nhân cách lớn, một con người có tâm hồn nhân bản, luôn bao dung, khoan thứ, chan hòa lòng yêu thương. Nó biểu hiện tròn đầy trong cung cách suy nghĩ, hành sử của ông trong đời sống ở bất cứ giai đoạn, cảnh ngộ nào. Cần xác định như vậy để chúng ta hiểu con người thật của Nguyễn Chí Thiện ngay cả khi đọc được những lời thơ bỗ bã, trần trụi, có thể nói là độc địa của ông chĩa vào đảng cộng sản, chủ nghĩa cộng sản và những khuôn mặt biểu tượng cho thứ chủ nghĩa tàn độc, phi nhân bản này.
Mời độc giả đọc lại hai câu đầu trong mỗi khổ bốn câu của bài thơ “Đảng đày tôi” ở trên để thấy đảng cộng sản đã xếp loại ông vào hạng kẻ thù hàng đầu cần truy diệt:
“Đảng đày tôi trong rừng
Mong tôi, xác bón từng gốc sắn!”
“Đảng dìm tôi xuống bể
Mong tôi, đáy nước chìm sâu!”
“Đảng vùi tôi trong đất sâu
Mong tôi, hóa bùn đen dưới đó!”
Đọc lại tiểu sử tác giả Hoa Địa Ngục, người ta được biết căn nguyên khiến Nguyễn Chí Thiện bị cộng sản tống ngục lần đầu ở lứa tuổi đôi mươi chỉ vì khi nhận lời dạy thế môn sử cho một người bạn ông đã mạnh dạn, thẳng thắn chỉ ra những chi tiết gian dối trong sách giáo khoa của chế độ Hà Nội(2). Kể từ đấy cho tới năm 1991, chỉ trong vòng ba thập niên, ông đã phải ở tù 27 năm dài không xét xử, không bản án, bao gồm cả chục năm bị hành hạ tàn nhẫn dưới chế độ kiên giam, tay chân bị cùm kẹp ngày đêm.
Bài “Xưa Lý Bạch…” một mặt vẽ lại cho người đọc thấy tâm tình và cảnh ngộ tang thương, khốn khó của tù nhân lương tâm Nguyễn Chí Thiện. Mặt khác nó còn là một bản đối chiếu giúp công luận nhận ra một sự thật khó tin là vào những năm cuối của thế kỷ 20, con người –kể cả thành phần ưu tuyển là nhà văn nhà thơ- dưới nanh vuốt của chế độ độc tài độc đàng cộng sản bị đối xử còn tàn tệ hơn cả thời phong kiến xa xưa:
“Xưa Lý Bạch, ngửng đầu nhìn trăng sáng
Rồi cúi đầu thương nhớ quê hương
Nay tôi, ngẩng đầu nhìn nhện giăng bụi bám
Và cúi đầu giết rệp, nhặt cơm vương
Lý Bạch rượu say gác chân lên bụng vua Đường
Tôi đói lả gác lên cùm gỉ xám
Lý Bạch sống thời độc tôn u ám
Phong kiến bạo tàn chẳng có tự do
Còn tôi sống thời cộng sản ấm no
Hạnh phúc tự do, thiên đường mặt đất
Rủi Lý Bạch, mà may tôi thật!”
(1967)
Trở lại với nội dung trường thi “Đồng lầy”, người đọc tìm thấy hàng trăm dẫn chứng về khả năng khơi gợi tình cảm “oán than, phẫn nộ” trước nỗi oan khiên mà đồng bào ta đã phải chịu trong hơn nửa thế kỷ qua, trong đó tác giả Hoa Địa Ngục là một điển hình bi đát. Để khỏi mất công tìm kiếm, mời quý vị đọc lại trích đoạn đầu trong trường thi “Đồng lầy” ở phần trên để cảm nhận tất cả nỗi đau đớn, uất nghẹn của con người bị bủa vây, cùm kẹp trên đất nước ta kể từ ngày chủ nghĩa cộng sản tràn vào.
Bài “Anh gặp em…”, trang 129 Hoa Địa Ngục, được nhà thơ Nguyễn Chí Thiện phô diễn lại hình ảnh tội nghiệp của người con gái miền Nam, khi đất nước bị chia đôi vào năm 1954, vì nhẹ dạ nghe lời dụ dỗ đã bỏ quê hương bản quán tập kết ra Bắc, để đến nỗi thân tàn ma dại khi đảng và chế độ đẩy vào vòng lao lý. Nội dung và âm hưởng hàm súc trong bài thơ này của cố thi sĩ họ Nguyễn gói ghém trọn vẹn tất cả bốn tiêu chuẩn Quan, Quần, Hưng, Oán theo cách nhìn về sứ mạng thi ca của người xưa.
Thứ nhất, bài thơ phơi bày trọn vẹn trước mắt ta hình tượng thảm thương, rách nát, ốm o, bệnh tật và cuối cùng là cái chết đau đớn, cô đơn của cô gái vì lỡ lầm chọn con đường tập kết từ Nam ra Bắc để trở thành tù nhân “bất đắc dĩ” của một chế độ bất nhân! Từ đấy cũng toát lên nhân cách và con người nhân bản của tác giả Hoa Địa Ngục.
Thứ hai, thứ ba rồi thứ tư, xuyên qua những nét chấm phá trên đây của người thơ Nguyễn Chí Thiện, những tiếng nói thầm câm hàm ngụ trong bài “Anh gặp em…” đã có tác dụng nối kết những người Việt Nam yêu nước thương nòi lại để tác động, phấn khích lẫn nhau, khơi gợi thất tình, biết căm thù, oán giận, phẫn nộ, biết ngẩng cao đầu trực diện với sự ác, ngõ hầu kiên vững một niềm tin vào nguyên lý bất di dịch là “đạo nghĩa tất thắng gian tà”, sớm hay muộn, chắc chắn “Bình minh tới // Bình minh sẽ tới”.
Bình minh của mỗi cá nhân và bình minh của toàn thể dân tộc.
“Anh gặp em trong bốn bức rào dày,
Má gầy, mắt trũng
Phổi em lao
Chân em phù thũng
Gió lạnh từng cơn rú qua thung lũng
Em ngồi run
Ôm ngực còm nhom
Y sĩ công an
Nhìn em
Thôi nạt nộ om sòm(3)
Em ngồi lọt thỏm
Giữa bọn người vàng bủng, co ro
Những tiếng ho
Những cục đờm màu
Mái tóc rối đầu em rũ xuống
Mình em
Teo nhỏ, lõa lồ!
Em có gì đâu mà em xấu hổ!
Em là đau khổ hiện thân
Ngấn lệ đêm qua còn dấu hoen nhòa
Trên gò má tái
Trong lòng anh bấy nay xám lại
Nhìn em
Lệ muốn chảy dài
Anh nắm chặt bàn tay, em hơi rụt lại
Em nhìn anh,
Mắt đen tròn, trẻ dại
Nước da xanh tái thoáng ửng màu
Trong quãng đời tù phiêu dạt bấy lâu
Đau ốm một mình tội thân em quá!
Chắc đã nhiều đêm em khóc như đêm qua
Khóc mẹ
Khóc nhà
Khóc buổi rời miền Nam thơ ấu
Chân trời hun hút nay đậu?
Rồi đây
Em nằm dưới đất sâu
Em sẽ hiểu một điều
Là đời em ở trên mặt đất
Đất nước đè em
Nặng chĩu hơn nhiều!
Những lúc nghĩ thân mình bó trong manh chiếu
Anh biết lòng em kinh hãi hơn ai!
Khi gió bấc ào ào qua vách ải
Những manh áo vải
Tả tơi!
Vật vã!
Vào thịt da
Em có lạnh lắm không?
Mưa gió mênh mông
Thung lũng
Sũng nước bùn
Bệnh xá mối đùn, ẩm mốc
Những khuôn mặt xanh vàng gầy dộc
Nhìn nhau
Đờ đẫn không lời
Nhát nhát em ho
Từng miếng phổi rụng rời
Bọt sùi, đỏ thắm!
Em chắc oán đời em nhiều lắm
Oán con tàu tập kết Ba Lan
Trên sóng năm nào
Đảo chao
Đưa em rời miền Nam chói nắng
Sớm qua ngồi, tay em anh nắm
Muốn truyền cho nhau chút tình lửa ấm
Mặc bao ngăn cấm đê hèn
Sáng nay em
Không trống
Không kèn
Giã từ cuộc sống!
Xác em dấp trên đồi cao gió lộng
Hồn anh trống rỗng!
Tả tơi!”
(1965)
Bài thơ chấm dứt bằng mấy chữ trống rỗng! tả tơi! dội lên trong hồn người đọc một niềm cảm thương chất ngất pha lẫn hận thù. Cảm thương cho thân phận xấu số của người con gái sinh bất phùng thời. Cảm thương cho mấy chục triệu đồng bào đang gặp cơn ma chướng mà những gì chụp xuống thân phận tù nhân lương tâm Nguyễn Chí Thiện trong suốt 27 năm trường là một minh chứng. Từ niềm cảm thương được nối kết trong tình tự dân tộc ấy, một cơn oán hận ngút ngàn bùng phát trong tim óc mọi con dân Việt Nam trước dã tâm và những hành vi ác độc của chủ nghĩa bạo tàn cộng sản.
Ai? Kẻ nào đã đem chủ thuyết Mác-Lê vào gieo rắc tang thương, máu lệ trên quê hương ta? Nguyễn Chí Thiện là người đã chọn ở lại miền Bắc sau tháng 7 năm 1954 khi đất nước bị chia đôi. Nhưng cũng chính ông là người đầu tiên đã sáng suốt nhận ra không ai khác hơn là Hồ Chí Minh để công khai lên án y là “tội đồ dân tộc”, kẻ mà cho đến nay, mặc dù đã chết rục xương hơn 40 năm trước, vẫn còn được những đồ tử đồ tôn của y coi như thần tượng, là một thứ “cha già” để làm chỗ dựa lưng cho chế độ.
Ngay từ năm 1964, khi họ Hồ còn ở ngai quyền lực, nhà thơ Nguyễn Chí Thiện đã viết bài “chửi” thậm tệ nhân sinh nhật ông ta. Theo ông, Hồ Chí Minh chỉ là thứ “Chính trị gia sọt rác”, vì thế không xứng đáng để ông “Đổ mồ hôi… làm thơ” cho dẫu là làm thơ để “chửi”. Giữa thời vàng son của chế độ, giữa lúc thịnh thời của một kẻ đang được đảng và nhà nước xưng tụng, tâng bốc là “Cha Già Dân Tộc”, thế mà khi kết thúc bài thơ nhân sinh nhật “Bác”, Nguyễn Chí Thiện dám bạo tay viết ba chữ “Kệ cha Bác!”
Chưa hết, bốn năm sau, năm 1968 cũng là năm Hồ Chí Minh chết, nhà thơ Nguyễn Chí Thiện đã hạ bút viết “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, câu nói từng được thốt ra từ cửa miêng họ Hồ để mở đầu cho một bài thơ bất hủ của ông. Trong bài này, tác giả đã dùng những danh xưng “xách mé” để chỉ họ Hồ, kẻ mà ngay từ buổi bình minh của chế độ đã huênh hoang phát ngôn như thế. Ông minh nhiên gọi Hồ Chí Minh là “nó”, là “thằng.” (Tò mò đếm thử, người ta đọc được trong bài thơ 54 câu, ngoài một chữ “thằng”, Nguyễn Chí Thiện đã dùng tới 32 chữ “nó” để chỉ danh tính Hồ Chí Minh).
Như đã nói ở trên, ngày nay khi nhân loại đã khởi sự bước vào thập niên thứ hai của đệ tam thiên niên, dù họ Hồ đã về với tổ sư Karl Max của ông ta, đảng và nhà nước CSVN vẫn tiếp tục sơn phết xưng tụng, coi y như một thứ thần tượng, và kể cả những phần tử phản tỉnh vẫn chưa dám trực diện nói động đến y. Có hiểu như vậy chúng ta mới thấy được hết sự căm hận của nhà thơ Nguyễn Chí Thiện đối với chủ nghĩa cộng sản như thế nào. Từ mối căm hận đến tận xương tủy ấy, nhà thơ họ Nguyễn đã trút hết tất cả nỗi bực tức và cơn phẫn nộ ngất trời của ông lên kẻ “tội dồ dân tộc” là Hồ Chí Minh.
Hơn tất cả, từ cách dùng ngôn từ một cách bỗ bã, bộc trực cho tới lối vận dụng, nối kết ý tưởng trong thơ, tác giả đã khơi gợi được trong lòng người đọc một nỗi hờn oán, phẫn nộ thật chính đáng khiến mọi người mặc nhiên đồng thuận với người thơ khi nhận chân được bộ mặt giả nhân giả nghĩa, hoàn toàn lệ thuộc ngoại bang để công khai có những hành vi hèn với giặc ác với dân của họ Hồ, qua những động thái của thân phận tôi đòi “Lúc rụi vào Tàu // Lúc rúc vào Nga // Nó gọi Tàu, Nga, là cha anh nó // Và tinh nguyện làm con chó nhỏ // Xông xáo giữ nhà, gác ngõ cho cha anh”!!!
Để độc giả khỏi mất công mở Hoa Địa Ngục, xin ghi lại toàn văn bài thơ sau đây:
“Không có gì quý hơn độc lập tự do
Tôi biết nó, thằng nói câu đó
Tôi biết nó, đồng bào miền Bắc này biết nó
Việc nó làm, tội nó phạm làm sao?
Nó đầu tiên đem râu nó bện vào
Hình xác lão Mao lông lá
Bàn tay Nga đầy băng tuyết giá
Cũng nhoài qua lục địa Trung Hoa
Không phải xoa đầu mà túm tóc nó từ xa
Nó đứng không yên
Tất bật
Điên đầu
Lúc rụi vào Tàu
Lúc rúc vào Nga
Nó gọi Tàu, Nga, là cha anh nó
Và tình nguyện làm con chó nhỏ
Xông xáo giữ nhà, gác cửa cha anh
Nó tận thu từ quả trứng, quả chanh
Học thói hung tàn của cha anh nó
Cuộc chiến tranh chết vợi hết thanh niên
Đương diễn ra triền miên ghê gớm đó
Cũng là do Nga giật, Tàu co
Tiếp nhiên liệu, gây mồi cho nó
Súng, tăng, tên lửa, tàu bay
Nếu không, nó đánh bằng tay?
Ôi đó, thứ độc lập không có gì quý hơn của nó
Tôi biết rõ, đồng bào miền Bắc này biết rõ
Việc nó làm, tội nó phạm ra sao
Nó là tên trùm đao phủ năm nào
Hồi Cách Mạng đã đem tù, đem bắn
Độ nửa triệu nhân dân, rồi bảo là lầm lẫn!
Đường nó đi trùng điệp bất nhân
Hầm hập trời đêm nguyên thủy
Đói khổ dựng cờ Đại Súy
Con cá, lá rau nát nhầu quản lý
Tiếng thớt, tiếng dao vọng từ hồi ký
Tiếng thở, lời than, đem họa ụp vào thân!
Nó tập trung hàng chục vạn “ngụy quân”
Nạn nhân của đường lối
“Khoan hồng chí nhân”của nó
Mọi tầng lớp nhân dân bị cầm chân trên đất nó
Tự do, không thời hạn đi tù!
Mắt nó nhìn ai cũng hóa kẻ thù
Vì ai cũng đói mòn, nhục nhằn, cắn răng tạm nuốt
Hiếm có gia đình không có người bị nó cho đi suốt(4)
Đất nó thầm câm cũng chẳng được tha
Tất cả phải thành loa
Sa sả đêm ngày ngợi ca nó và Đảng nó
Đó là thứ tư do không có gì quý hơn của nó!
Ôi, Độc Lập, Tự Do!
Xưa cũng chỉ vì quý hai thứ đó
Đất Bắc mắc lừa mất vào tay nó!
Thế mà nay vẫn còn có người mơ hồ nghe nó
Nó mới vạn lần cần nguyền rủa thực to
(1968)
Lời cuối - Dù chỉ làm công việc sờ voi, mới lướt qua và lược trích một phần rất nhỏ trong số 700 bài trong thi phẩm Hoa Địa Ngục, người viết trộm nghĩ rằng:
thơ Nguyễn Chí Thiện đã gói trọn được tôn chỉ Quan, Quần, Hưng, Oán theo quan điểm của Khổng Tử. Điều này dễ hiểu. Trước hết, vì ông là một nhà thơ có chân tài. Và tài năng siêu đẳng ấy đã chắp cánh cho thơ ông bay cao nhờ lòng yêu nước, thương dân cao như núi, dài như trường giang và sâu rộng như biển cả.
Tất thảy đã trang bị cho ông một khối óc siêu phàm, một cặp mắt tinh tế, một trái tim bén nhạy, biết thương cảm trước nỗi khổ đau của con người và biết biện phân thiện ác, chân giả giữa một xã hội điên loạn, gian manh, trí trá của một miền Bắc Việt Nam bị áp đặt dưới chế độ bạo tàn cộng sản với một bộ máy cầm quyền được điều hành bởi những kẻ bất nhân, vô đạo mang những trái tim bằng đá.
Rất nhiều lần Nguyễn Chí Thiện công khai xác nhận ông không phải là người hùng. Trong Lời Tựa thi phẩm Hoa Địa Ngục, ông từng viết:
“Tôi cố lên gân, nhủ mình phải có khí phách anh hừng. Nhưng vì trong máu không có một tí chất anh hùng nào cả… nên lâm vào cảnh: ‘Năm rồi năm, trời đất mịt mùng // Khí phách anh hùng rũ lả’”
Nhưng đọc thơ ông rồi suy nghĩ về cuộc đời ra tù vào khám như cơm bữa của ông, nhất là qua những chứng từ của những tù nhân lương tâm chung cảnh ngộ với ông, chúng ta không thể có lời kết luận nào khác hơn: nếu từ anh hùng để chỉ những con người gạn dạ, đởm lược, kiên trì, dám làm những chuyện phi thường, ân oán, thương ghét phân minh, biết phò nguy, cứu khổ, giữa đường thấy chuyện bất bình chẳng tha… thì cố thi sĩ Nguyễn Chí Thiện phải được coi là người hội đủ hầu hết những đức tính ấy.
Thơ, văn ông và 73 năm cuộc đời ông đã chứng xác như vậy.
Viết trong niềm nhớ thương, quý trọng một người bạn, một thi sĩ, một nhân tài, một công dân gương mẫu của đất nước Việt Nam nhân những ngày chuẩn bị tưởng niệm 100 ngày ông giã từ đồng bào, bè bạn để đi về miền miên viễn.
Trần Phong Vũ
Nam California
ngày những ngày cuối năm 2012
(1) Bài “Tôi đọc Tuyển Tập Trần Phong Vũ” nhà thơ Nguyễn Chí Thiện viết vào những ngày đầu mùa Thu năm 2012 và được đăng lên mạng Diễn Đàn Thế Kỷ, DCVOnline khoảng trung tuần tháng 9-2012, đồng thời đã được đăng trên hai nguyệt san Diễn Đàn Giáo Dân (nam California), Kỷ Nguyên Mới (Washington DC) số phát hành tháng 10-2012. Đây là bài viết đầu tiên thuộc thể loại này của tác giả Hỏa Lò.
(2) Theo tài liệu của GS Nguyễn Xuân Vinh trong một bài viết được phổ biến rộng rãi trên NET ngày 03-10-2012, một ngày sau khi nhà thơ NCT qua đời, thì
“Vào khoảng cuối năm 1960, một người bạn là giáo sư môn Sử-Địa bậc trung học đã nhờ anh dậy giúp hai giờ khi ông ta bị ốm. Cuốn sách được dùng cho lớp học là “Cách Mạng Tháng Tám 1945” do nhà xuất bản Sự Thật ở Hà Nội phát hành. Vì thấy cuốn sách đã xuyên tạc sự thật khi viết rằng Đệ Nhị Thế Chiến được kết thúc là nhờ Quân đội Sô Viết đã chiến thắng Quân Đội Hoàng Gia Nhật Bản, nhà thơ với hào khí của tuổi trẻ, và vì tôn trọng sự thật đã giảng giải cho học sinh trong lớp anh dậy biết rằng Nhật đã đầu hàng vô điều kiện với Đồng Minh sau khi Hoa Kỳ thả hai quả bom nguyên tử lên những thành phố Hiroshima và Nagasaki. Vào khoảng hai tháng sau đó anh bị bắt và đưa ra toà kết án hai năm tù về tội phản tuyên truyền. Trên thực tế, bản án này đã giam giữ anh ba năm và sáu tháng ở những trại khổ sai ở Phú Thọ và Yên Bái”
(3) Trong Lời Tựa thi phẩm Hoa Địa Ngục, tác giả cho biết “…trong bài “Anh gặp em”, lúc đầu tôi viết: Y sĩ công an //Nhìn em // Nạt nộ om sòm. Đó là sự thực, nhưng chưa phải là sự thực hoàn toàn, người đọc có thể hiểu lầm, cho là vô lý. Tại sao khi tên Y sĩ công an nhìn cô gái trẻ miền Nam ho ra máu, sắp chết, lại nạt nộ? Cái tên y sĩ này lúc nào cũng nạt nộ, túm tóc, tát, đá bệnh nhân. Đó là thói quen của hắn, chứ không phải vì nhìn thấy cô gái đó mới nạt nộ. Tôi đọc cho anh Phùng Cung nghe để bàn thêm. Anh Cung suy nghĩ rồi nói “Thôi, nên đổi lại là: Y sĩ công an // Nhìn em // Thôi nạt nộ om sòm. Và chúng tôi đồng ý với nhau là cho tên Y sĩ vô lại đó được làm người một lần.”
(4) Tập trung
Ký giả RFA Việt Long phỏng vấn
ký giả Đinh Quang Anh Thái tại Washington DC về tâm tư và cuộc đời thi sĩ Nguyễn Chí Thiện
http://www.youtube.com/watch?v=GADebAgIeQw
BÀI GIẢNG LỄ GIỖ
CỐ THI SĨ THOMAS MORE NGUYỄN CHÍ THIỆN
Bài Phúc Âm Lc 24, 13-35.
Trọng kính Đức Cha, Quý Cha
Kính thưa Quý Thân Hào Nhân Sĩ và Quý Khách,
Kính thưa cộng đoàn dân Chúa,
Bài Tin Mừng hai môn đệ đi đường Emmaus có một khởi đầu buồn nhưng có một kết thúc vui.
Khởi đầu cuộc hành trình Emmaus là một con đường làng bé nhỏ, gồ ghề, lầy lội. Người lữ khách mang tâm trạng buồn nản, thất vọng, thất thểu bước đi trong bóng trời chiều buồn bã. Nhưng trên đường trở về, Emmaus đã trở thành con đường hy vọng vì đã gặp Đức Kito. Đi xa về gần. Đi buồn về vui. Đi u ám về rạng rỡ. Đi thất vọng, về tràn trề hy vọng.
Cuộc đời và cuộc hành trình đức tin của cố thi sĩ Nguyễn Chí Thiện cũng là một hành trình Emmaus mới. Có những bước đi rất gian nan, thống khổ, nhưng với niềm tin và hy vọng, sau cùng đã gặp gỡ Đức Kito, người lữ khách ấy thấy con đường về sáng lên ơn cứu độ.
Tục ngữ Việt Nam có câu: “Cây nghiêng chiều nào sẽ đổ theo chiều ấy.” Quả thật, giữa cố thi sĩ Nguyễn Chí Thiện và Trung Tâm Công Giáo có một liên hệ đặc biệt:
-Năm 1996, chỉ một năm sau khi đến Hoa Kỳ vào năm 1995, cố thi sĩ đã chọn TTCG để giới thiệu thi phẩm Hoa Địa Ngục 2, tức là tác phầm Hạt Máu Thơ để nói lên lòng yêu nước và thương yêu đồng bào của mình.
-Năm 2001, cố thi sĩ lại chọn TTCG để giới thiệu tác phẩm “Hoả Lò” với sự hiện diện và giới thiệu của giáo sư Trần Huy Bích và nhà văn Trần Phong Vũ, hiện cũng có mặt hôm nay.
-Năm 2005, cố thi sĩ đã giới thiệu tác phẩm “Giáo Hoàng Gioan Phaolo II Vĩ Nhân Thời Đại” của nhà văn Trần Phong Vũ cũng tại TTCG nữa.
Đây là lần thứ ba cố thi sĩ xuất hiện long trọng tại Hội Trường của TTCG, không kể những buổi sinh hoạt ra mắt sách khác nữa tại TTCG. Nhưng hôm nay thì khác, cố thi sĩ đã từ Hội Trường của TTCG để hân hoan bước lên Đền Các Thánh Tử Đạo Việt Nam của TTCG với danh xưng mới, cố thi sĩ Thomas More Nguyễn Chí Thiện.
Trong danh xưng mới này, thì con người vốn thinh lặng và trầm ngâm ngày xưa ngồi ở Hội Trường TTCG, nay trở thành cởi mở, công bố và loan báo Tin Mừng của Đức Kito. Cố thi sĩ đã trở nên gần gũi và thân thương với tất cả mọi người chúng ta hiện diện trong Thánh Lễ hôm nay, vì có cùng một lý tưởng quốc gia dân tộc, có cùng một đức tin vào Đức Kito, Đấng Cứu Độ duy nhất của chúng ta.
Bởi thế, đại diện cho TTCG, con cảm thấy được vinh dự chia sẻ đôi điều về cố thi sĩ, cho dù nhà thơ quá lớn đối với con xét về tài ba, danh tiếng, phong cách và kinh nghiệm. Con xin khiêm tốn chia sẻ trong tâm tình ngợi khen và tạ ơn Thiên Chúa như Đức Maria đã dâng lời ngợi khen Thiên Chúa: “Linh hồn tôi ca ngợi Chúa và thần trí tôi mừng vui trong Thiên Chúa Đấng Cứu Độ tôi”. Phải, đây cũng chính là tâm tình cuối đời của cố thi sĩ sau bao nhiêu năm lao tù cùng cực trên dương thế.
1-Trước hết, chúng ta ngợi khen và tạ ơn Thiên Chúa vì cố thi sĩ đã có một lựa chọn khôn ngoan nhất. Khôn ngoan trong việc lựa chọn cho mình một quyết định đúng nhất trong giây phút định mệnh quan trọng nhất của cuộc đời. Đó là chọn làm Kito hữu, làm con cái Thiên Chúa, bước theo gương của thánh Thomas More, bổn mạng của các chính trị gia luôn bảo vệ công lý và sự thật.
Cố thi sĩ đã được chính thức rửa tội vào sáng Chúa Nhật ngày 30/9/2013 do Lm Giuse Cao Phương Kỷ. Nhưng trước đó, tôi thiết nghĩ cố thi sĩ đã chịu rửa tội trong đau khổ, trong máu và nước mắt vì công lý và sự thật trong suốt 27 năm tù.
Thật đúng như lời Thánh Vịnh 1: “Phúc thay người chẳng nghe theo lời bọn ác nhân. Chẳng bước vào đường quân tội lỗi.” Trong cuộc đời, cố thi sĩ đã có rất nhiều những lựa chọn độc đáo. Ông đã có lựa chọn can đảm nhất khi kiên định lập trường chống lại bạo quyền cộng sản trong 27 năm tù. Ông đã có lựa chọn liều lĩnh nhất khi đột nhập vào toà đại sứ Anh chuyển giao 400 bài thơ Hoa Địa Ngục.
Ông đã có chọn lựa thẳng thắn nhất khi không ngừng đấu tranh chống lại sự dữ dù ở tù hay ở hải ngoại. Những lựa chọn này đã làm cho cuộc đời ông lao đao nhất, lận đận nhất với cùm gông trong xà lim của đêm tối, hay bị nghi ngờ miệt thị ở hải ngoại. Riêng chỉ có lựa chọn khôn ngoan nhất này, đó là lựa chọn làm con cái Thiên Chúa đã giải thoát ông vào “Trời mới đất mới”, nơi không còn đau khổ và nước mắt như lời sách Giáo Lý Công Giáo số 1215 đã dạy: “Phép Rửa Tội là hồng ân đẹp nhất và tuyệt vời nhất trong các hồng ân của Thiên Chúa.” Chúng ta ngợi khen và tạ ơn Chúa vì ông đã có lựa chọn khôn ngoan nhất này đã mang lại cho ông sự may mắn duy nhất trong đời giữa bao nhiêu điều không may trong cuộc đời ông!
2-Điểm thứ hai chúng ta ngợi khen và tạ ơn Thiên Chúa vì quyết định khôn ngoan này là hoa trái của cả một cuộc hành trình đức tin dài trong thao thức và tìm kiếm qua nhiều thập niên.
Có thể chia hành trình đức tin của ông thành hai giai đoạn. Giai đoạn gặp gỡ những giáo dân, tu sĩ, ngoài đời và trong tù khi bị tống ngục lần thứ nhất năm 1961 đã nhen nhúm hạt giống đức tin trong lòng ông. Những chứng nhân đức tin sống động ông đã gặp gỡ như ông cụ Vũ Thế Hùng, thân phụ Lm Vũ Khởi Phụng, ông Nguyễn Ký, cựu đại uý Kiều Duy Vĩnh, các anh em biệt kích Công Giáo, quý tu sĩ, chủng sinh và linh mục ở trại Phong Quang.
Và có thể kể thêm những ảnh hưởng sau này ở hải ngoại qua sự gặp gỡ kết tình thân thiết với các anh em nhóm Gioan Tiền Hô, ban biên tập Diễn Đàn Giáo Dân, và đặc biệt là tình bạn gắn bó với nhà văn Trần Phong Vũ. Kế đến là giai đoạn quyết định xảy ra vào cuối đợt tù thứ ba (1990) ông đã may mắn gặp cha Tadeo Nguyễn Văn Lý ở trại tù Ba Sao. Tại đậy hai cha con đã có dịp cùng sống chung trong một phòng để trao đổi và học hỏi giáo lý hơn một năm trời với nhau.
Trong các giai đoạn ngục tù trên, cố thi sĩ đã thể hiện niềm tin của mình nơi Ông Trời, Thượng Đế qua các vần thơ trong Hoa Địa Ngục. Niềm tin đó đã mang lại sức mạnh cho ông trong nghịch cảnh lao tù để cất lên những lời cầu xin tha thiết:
“Nén quằn quại nổi chìm, đớn đau là thế,
Bạc cả tóc râu dưới đáy vực dầu,
Ta chỉ ngẩng đầu, cầu xin Thượng Đế”
(Dù Đời Ta 1973).
“Cộng sản đầy ta sống trong chết dở,
Muốn ta tàn tắt cùng thơ.
Song ta tin có Trời kia cứu trợ,
Tất cả dần dà ta sẽ vượt qua.”
(Tù Tội 1986)
Khi sinh ra, sức khoẻ của ông đã yếu đuối. Tuy người cao ráo, nhưng lúc 17 tuổi đã bị bệnh lao, nên ông cầu xin thống thiết vào lòng nhân từ của Thượng Đế:
“Thượng Đế kia nổi tiếng nhân từ,
Sao với tôi người chẳng vô tư.
Sai bà mụ nặn tôi trong bụng,
Một thân hình bệnh hoạn, tàn hư”
(Thượng Đế 1978) Khi nỗi bất hạnh gia tăng dồn dập với chán nản, buồn phiền thì lời van xin của ông càng da diết khẩn cầu:
“Nếu cuộc đời không có những ngày mưa,
Trời nắng ấm sẽ hoá thành nắng cháy.
Nhưng Thượng Đế, đời con mưa quá nửa,
Dột nát lắm rồi, Người ban nắng cho con”
(Những Ghi Chép Vụn Vặt) Đây là những lời cầu khấn liên lỉ, van xin tha thiết phát xuất từ một niềm tin tưởng cậy trông nơi Thượng Đế giống như tâm trạng của các ngôn sứ khi gặp nguy khốn, hay tâm trạng đau khổ của dân Israel như đã được diễn tả trong các Thánh Vịnh.
Nhìn lại cuộc đời của cố thi sĩ, qua các vần thơ trong Hoa Địa Ngục và nhất là sau khi được rửa tội, tôi nhận ra hành trình đức tin của ông. Đó là một cuộc hành trình dài từ thời thơ ấu, vượt qua 27 năm tù tội, 17 năm ở hải ngoại. Đó là một sợi giây chuỗi nối kết nhau bằng các biến cố và được kết thúc đẹp đẽ bằng niềm tin nơi Thập Giá của Đức Kito.
Nếu các biến cố thăng trầm trong lịch sử dân Do Thái được diễn tả trong các Thánh Vịnh với những lời van xin cầu khẩn tha thiết trông mong tình thương, ơn cứu độ, sức mạnh và ơn trợ giúp của Thiên Chúa, thì những lời ai oán, uất hận, van xin trong Hoa Địa Ngục đối với sự hoành hành của sự dữ cũng không phải chỉ là của cá nhân cố thi sĩ, mà là của cả dân tộc Việt Nam thương đau, quằn quại, rên xiết trong bóng tối của gian ác và sự dữ do chủ nghĩa cộng sản áp đặt.
Bởi thế, có thể nói, tâm tình của cố thi sĩ trong Hoa Địa Ngục là lời van xin khẩn nguyện của cả dân tộc Việt Nam. Vì nỗi thống khổ của ông đại diện cho nỗi khổ đau của cả dân tộc trải dài khắp lịch sử Việt Nam thương đau. Và niềm tin của thi sĩ nơi Thượng Đế cũng là niềm tin và hy vọng của cả dân tộc Việt Nam chúng ta nữa.
3-Điểm thứ ba, trong cách nhìn so sánh và đối chiếu như vậy, chúng ta có thể dâng lên Thiên Chúa lời ngợi khen và tạ ơn khác nữa. Đó là nhân cách của cố thi sĩ: một nhân cách và lối sống ngay thẳng, cương trực, và đáng kính trọng của một vị quân tử, một kẻ sĩ, một thi sĩ, một ngục sĩ, một chí sĩ, và một chiến sĩ. Nhân cách đó dường như là lối sống và phong độ của một vị Ngôn Sứ trong nghịch cảnh của khổ đau và thử thách vì chân lý và sự thật.
-Sự cương trực và thẳng thắn: trong suốt 73 năm có mặt trên đời, ngoài những năm thơ ấu và những thời khoảng tự do nửa vời giữa ba lần nằm khám là 27 năm tù kèm thêm 17 năm như cánh chim trời phiêu bạt ở hải ngoại, cố thi sĩ luôn đứng thẳng cho dù nhiều phen sóng gió.
Dù sống trong tù hay được tự do ở hải ngoại, con người, nhân cách, khí phách, và lối sống của ông vẫn không hề thay đổi. Cố thi sĩ vẫn giữ nguyên lối sống cũ, sống nghèo, sống đơn sơ. Ông không bị sức mạnh của tiền bạc giàu sang lôi cuốn với những quyến rũ của khoái lạc, sắc dục, mặc dù ông có rất nhiều cơ hội để thay đổi cuộc đời mình một cách chính đáng mà không phải hổ thẹn với lương tâm của mình.
-Một nhân cách đáng kính trọng. Các bạn tù chung đều tỏ sự kính trọng nhân cách của ông. Linh mục Tadeo Nguyễn Văn Lý đã chia sẽ với nhà văn Trần Phong Vũ qua điện thoại, được ghi nhận trong cuốn “Nguyễn Chí Thiện Trái Tim Hồng” như sau:
“Qua những năm tháng ở tù cộng sản, tôi chưa thấy một tù nhân nào có được cái chí khí hiên ngang và tinh thần tự trọng như Nguyễn Chí Thiện. Như anh đã biết, trong cảnh tù, hầu hết tù nhân đều đói, đói triền miên, mà vì quá đói nên gặp thứ gì cũng ăn, bất kể sống, sượng hay độc hại có thể nguy hiểm tới sinh mạng… Riêng Nguyễn Chí Thiện, anh thường khảnh ăn và ăn uống rất chừng mực. Trong những lần được thân nhân hoặc giáo dân tiếp tế, thăm nuôi, tôi thường đem ra chia cho anh em bạn tù, kể cả đám tù hình sự. Khi chia cho Nguyễn Chí Thiện, rất ít khi anh nhận. Anh thường từ tốn tìm cách thoái thác, hoặc chỉ nhận một phần nhỏ. Anh nói: “Con ăn ít lắm. Xin cha giữ lại chia cho những anh em cần hơn.”
Trọng kính Đức Cha, Quý Cha, và toàn thể Quý Khách,
Trong đau khổ, tuyệt vọng, nhà thơ Phùng Quán đã tâm sự: “Có những giây phút ngã lòng, tôi đã vịn câu thơ mà đứng dậy.” Đối với cố thi sĩ Nguyễn Chí Thiện, ông đã không chỉ “vịn câu thơ mà đứng dậy”, nhưng vịn vào linh hồn bất tử của thơ mà đứng dậy. Ông đã vịn vào sức mạnh của niềm tin nơi Đấng Tối Cao mà đứng dậy.
Ông đã ở tù ròng rã 27 năm trường, nhưng nhờ sức mạnh của thơ, của niềm tin vào linh hồn bất tử, vào sự nâng đỡ của Thượng Đế, nên ông vẫn bền lòng vững chí, như tên của ông là Nguyễn Chí Thiện. Với bản chất hiền lương, trong sáng, luôn hướng về Chân Thiện Mỹ, hướng về Đấng Chí Thánh, Đấng Chí Thiện như lời ông tự nhủ trong thơ:
“Nhà thơ ơi, phải biết,
Giữ linh hồn cho tinh khiết…
Nhà thơ còn phải biết,
Sống trong cõi đời như không bao giờ chết.” Giống như hai môn đệ trên đường Emmaus, chính niềm tin vào Đức Kito Phục Sinh đã giúp họ trở về trong hy vọng, thì đối với cố thi sĩ Nguyễn Chí Thiện, cho dù cuộc đời ông phải chịu quá nhiều bất hạnh như lời Thánh Vịnh 89 diễn tả: “Tính tuổi thọ trong ngoài bẩy chục… Mà phần lớn chỉ là gian lao khốn khổ…” Nhưng với niềm tin vào Đấng Tối Cao, cố thi sĩ đã chấp nhận tất cả gian lao khốn khó và xem đó là sứ mệnh của mình:
“Nhưng số phận ta quá nhiều khắc nghiệt
Có lẽ Trời bắt ta phải chịu nhiều rên xiết
Để cho ta có thể hoàn thành công việc
Dùng lời ca ngăn hoạ đỏ lan tràn” Phải, niềm tin vào Thiên Chúa, niềm tin vào ơn gọi của mình đã biến đổi tất cả những đau khổ, gian lao trở nên có ý nghĩa, có một định hướng chung cho toàn thể những khổ đau trong cuộc đời của ông. Cuộc đời của một quân tử, một thi sĩ, một ngục sĩ, một chí sĩ, và một chiến sĩ. Nói chung, đó là ơn gọi của một NGÔN SỨ!
Đây chính là đích điểm cuối cùng ông đã thực hiện khi chịu phép Rửa Tội vào Năm Đức Tin này để hoàn tất ơn gọi của mình như một ngôn sứ trước khi từ giã cõi đời này trong tâm tình ngợi khen và tạ ơn Thiên Chúa cùng với Đức Maria: “Linh hồn tôi ca ngợi Chúa và thần trí tôi mừng vui trong Thiên Chúa Đấng Cứu Độ tôi.” Amen.
Đền Các Thánh Tử Đạo Việt Nam,
Trung Tâm Công Giáo,
Santa Ana ngày 28 tháng 9 năm 2013
Lễ giỗ cố thi sĩ Thomas More Nguyễn Chí Thiện,Lm Joseph Nguyễn Thái.Ngọn lửa tâm can
Nguyễn Chí Thiện
Tuesday, October 02,
2012 6:15:13 PM
Ngô Nhân Dụng
Nguyễn Chí Thiện đã nhìn thấy Cái Ác. Và anh đã gọi thẳng tên nó ra. Có lẽ vì tên anh là Chí Thiện, cho nên suốt đời anh lo vạch mặt Cái Ác.
Không bao giờ nghỉ. Anh là người chững chạc. Một người thành thật, hồn nhiên, có tư cách, đáng kính trọng. Anh luôn luôn khích lệ, góp ý kiến, không chờ được hỏi, không khách sáo.
Gặp nhau hôm hội Bắc Ninh ở đây, anh chỉ cho mấy chỗ sai chính tả trong bài tôi viết về quá trình “Hán hóa miền Nam Trung Quốc.” Tôi nói với anh đó là một bài trong cuốn sách đang viết giở về thời Bắc thuộc; với câu hỏi chính là vì sao dân Việt Nam bị đô hộ một ngàn năm vẫn không mất nước; anh đề nghị ngay: Nếu vậy thì anh phải đề cập đến những thắc mắc như thế này, thế này...
Lần cuối cùng chúng tôi gặp nhau là ngày giỗ Ðỗ Ngọc Yến vừa qua, tôi đã nhờ anh đọc hộ hơn trăm trang bản thảo cuốn sách; như anh đã hứa. Năm 1995, Ðỗ Ngọc Yến gõ cửa phòng, báo tin “Có khách;” mở cửa ra, không ngờ thấy anh Nguyễn Chí Thiện đang cười tươi, đưa tay ra bắt: “Tôi muốn gặp ông vì tuần trước mới ngồi ở Hà Nội với mấy anh ấy, nghe ông nói trên đài BBC.” Anh kể tên mấy người bạn cùng nghe đài, những người tôi đã nghe tên mà chưa bao giờ gặp. Gặp anh, giống như gặp một người từ thế giới bên kia. Từ đó, chúng tôi là bạn.
Một lần Giáo Sư Trần Quốc Vượng đã hỏi tôi và bạn Nguyễn Hữu Chung: “Các cậu có biết tại sao những người đồng canh, đồng tuế
lại dễ thân nhau hơn không?” Và ông trả lời: “Vì họ cùng chịu những hoạn nạn giống nhau. Cùng trải qua những cuộc cách mạng, những cuộc chiến tranh, những nạn đói như nhau ...”
Tôi cùng tuổi với anh Nguyễn Chí Thiện. Nhưng quả thật, chúng tôi trải qua những kinh nghiệm cuộc đời khác hẳn nhau. Năm 1954, mẹ tôi đã dẫn các con vào Nam. Sau cuộc di cư, cuộc đời của anh và tôi đã đi theo những con đường khác. Năm chúng tôi sống ở tuổi 20 thì nhiều thanh niên ở miền Nam và miền Bắc cũng nuôi những hy vọng giống nhau. Trong bài thơ Ðồng Lầy, anh viết:
“Ngày ấy, tuy xa mà như còn đấy
Tuổi hai mươi, tuổi bước vào đời
Hồn lộng cao, gió thổi chơi vơi
Bốn phía bao la chỉ thấy
Chân mây, rộng mới tuyệt vời!
... Tuổi hai mươi tuổi của không ngờ.
Không sợ!
Viển vông đẹp tựa bài thơ
Mơ ước
Ðợi chờ
Vĩ đại.”
Nhưng sau đó, Nguyễn Chí Thiện đã gặp Cái Ác. Ðã nhìn thấy rõ mặt Cái Ác. Anh gọi đích danh Cái Ác. Từ đó, định mệnh của anh là vạch mặt chỉ tên Cái Ác. Nguyễn Chí Thiện đã vạch tội Cái Ác trong những trò giáo giở:
Tuổi hai mươi mắt nhìn đời trẻ dại
Ngỡ cờ sao rực rỡ.
Tô thắm màu xứ sở yêu thương
Có ngờ đâu giáo giở đã lên đường.
Năm 22 tuổi tôi làm nghề dạy học, vẫn làm thơ, mơ mộng yêu đương, còn anh đã vào tù vì vạch mặt chỉ tên Cái Ác. Năm 25 tuổi ở miền Nam chúng tôi đang đi biểu tình đả đảo Hiến Chương Vũng Tàu, nuôi hy vọng xây dựng một chế độ tự do dân chủ; còn anh được tự do chưa đầy một năm thì lại bị bắt giam hơn 11 năm nữa. Năm 1965 chúng tôi đi làm trại công tác xã hội, cùng các sinh viên, học sinh đi giúp đồng bào nông thôn; còn anh đã nhìn thấy, như trong bài thơ Ðất Này:
Ðất này chẳng có niềm vui
Ngày quệt mồ hôi, đêm chùi lệ ướt
Trại lính, trại tù người đi không ngớt
Người về thưa thớt dăm ba...
Trẻ con đói xanh như tàu lá
... Buồn tất cả
Chỉ cái loa là vui!”
Ở một nơi mà cả nước phải suy tôn “Cha Già Dân Tộc,” Nguyễn Chí Thiện vạch ra:
Mi ngu si, mi chăng biết gì!
Cha mẹ mi là dân tộc Việt
Anh chị mi là dân tộc Việt
Mi ngủ với ai mà là cha già của họ, hỡi Hồ Ly!
Cái Ác không phải chỉ hiện hình trong một con người gian trá, mà trong cả một chế độ, một chủ nghĩa, một guồng máy. Cái Ác lớn đẻ ra nhiều Cái Ác nhỏ.
Ðạo lý tối cao của xứ đồng lầy.
Là lừa thầy phản bạn
Và tuyệt đối trung thành vô hạn.
Với Ðảng, với Ðoàn, với lãnh tụ thiêng liêng.
Hạt thóc, hạt ngô phút hóa xích xiềng.
Họa phúc toàn quyền của đảng.
Chúng trưởng sinh trong đêm tối nhiều năm.
Nên chúng tưởng màu đen là ánh sáng!
Ếch nhái vẫn đồng thanh đểu cáng
Chửi bới mặt trời, ca ngợi đêm đen.
Năm 1980 Nguyễn Chí Thiện đã viết những lời phê phán mà ngày nay các nhà tranh đấu cho dân chủ ở nước ta cũng lên tiếng tố giác. Vì sau hơn 30 năm cuộc sống đất trước mặt vẫn như vậy:
“Mấy cái đầu
Mấy cái đầu bé tẹo
Quản lý nước, nước nghèo
Cai trị dân, dân khổ
Chỉ được cái lỳ ra, không xấu hổ!”
Nguyễn Chí Thiện đã chỉ rõ mặt Cái Ác. Anh đã dùng cả cuộc đời anh để vạch trần Cái Ác. Cái Ác của Lê Nin đã được nhập khẩu vào nước ta. Một bài thơ viết năm 1983, khi cả nước bị nạn đói, ở Thanh Hóa có người đã chết đói:
“Ðể mãi mãi được làm chúa tể
Ðể đánh bật đào tung gốc rễ
Giá trị tinh thần đạo lý bền sâu
Ðể bắt dân đen quỵ gối, cúi đầu
Ngậm đắng, nuốt sầu
Chịu trói!
Biện pháp hàng đầu: cái đói!
Biện pháp nhiệm mầu: cái đói!
Khi người ta đói
Xin đừng có nói văn hoa
Cùng đạo lý cao xa!
Vì những lời hay ý đẹp
Cái dạ dầy lép kẹp không nghe!
Ðể bắt nó nghe
Ðể bắt nó làm
Phải có trại giam, cái cùm, khẩu súng
Cùng muôn thủ đoạn gian hùng
Dồn ép nó lâm vào thế kiệt cùng
Không thể cựa!
Bắt nó phục tùng, hóa thành trâu ngựa
Phải tuân theo
Mọi yêu cầu của chế độ hùm beo!
Lúc đó, ăn uống mới ban cho một tí!
Tem phiếu mới phân chia từng tí!
Lê nin nói vô cùng có lý
Khi căn dặn bọn tay chân đồng chí:
“Không kỷ luật nào bằng kỷ luật đói, chớ nên quên”
Còn chúng ta cũng chớ nên quên
Phải ghi nhớ điều này:
Khống chế dạ dầy là chiến lược dài lâu
Chiến lược hàng đầu của đảng!”
Nguyễn Chí Thiện dùng thơ như một vũ khí chiến đấu với Cái Ác:
Thơ của tôi không phải là thơ
Mà là tiếng cuộc đời nức nở
Nhưng anh cũng ca ngợi công dụng của thơ. Anh Nguyễn Thanh Hải, mới bị kết án tù 12 năm, chắc sẽ thích thú những câu thơ viết năm 1972, Nguyễn Chí Thiện đã tiên tri, nhắc đến biệt hiệu Ðiếu Cầy của anh:
Nhà thơ có khả năng biến chiếc điếu cày thành bất tử
Biến đám cầm quyền nghiêng ngả non sông
Thành lũ hề nhố nhế lông bông
Phải sống với Cái Ác một nửa cuộc đời, nhưng Nguyễn Chí Thiện vẫn nói lên những tiếng của hy vọng:
Dù thể xác lao tù héo khô muốn đổ
Dù đau lòng dưới năm tháng vùi chôn
Ta đã sống và không xấu hổ
Vì ta cứu giữ được linh hồn
Nguyễn Chí Thiện đã ra đi. Một nạn nhân của Cái Ác nhưng vẫn giữ được tâm hồn Thiện. Những ai gần gũi anh chắc đều thấy anh tính tình hồn nhiên, giản dị. Tôi chưa nghe anh nói xấu về một người nào bao giờ, trừ Cái Ác. Tôi rất mừng trước khi qua đời anh đã tìm thấy một tôn giáo. Ðứng trước ngưỡng cửa giữa sự sống và sự chết, một niềm tin sẽ giúp anh ra đi trong bình an. Nguyễn Chí Thiện từ nay sẽ không còn bị Cái Ác quấn lấy nữa. Nhưng Ngọn Lửa Tim Gan của anh sẽ còn cháy mãi trong lòng chúng ta:
Vang mãi vô hạn
Tiếng lòng chứa chan!
Sáng mãi vô hạn
Ngọn lửa tâm can!
Ngô Nhân Dụng
Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện
Tác giả tập thơ Hoa Địa Ngục và tập truyện Hoả Lò,
Hơn 700 bài thơ viết trong 27 năm bị Việt cộng giam tù.
AUDIO:
Di ngôn thi sĩ Nguyễn Chí Thiện. Tâm tình
với đồng bào quốc nội Việt Nam, đặc biệt
các chiến sĩ tự do đang phản kháng chế độ.
Hải ngoại, Tết Nhâm Thìn 2012
http://www.freevietnews.com/audio/20120121_NtNguyenChiThien.m3uVIDEO: Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện nói về chiến dịch
kinh hoàng Cải Cách Ruộng Đất qua tác phẩm
"Ngày Long Trời Đêm Lở Đất" do nhà xuất bản
Cành Nam (Gs Nguyễn Ngọc Bích) ấn hành.
http://www.youtube.com/watch?v=2CGlcmkatmw4 VIDEO thâu âm ngày 25 tháng 6 năm 2007,
Ký giả Hoàng Trọng Thụy của Radio/TV VNCR
phỏng vấn thi sĩ đấu tranh Nguyễn Chí Thiện
Nguyễn Chí Thiện bình luận về tình hình Việt Nam, quyền
tự do ngôn luận, chế độ VC độc tài, khủng bố dân, đầy nhà tù.
Về tâm trạng đồng bào hải ngoại tuy gởi tiền về thân nhân
và về thăm nhà, nhưng vẫn chống chế độ Việt cộng độc tài.
Nói về kinh tế VN, về các quốc gia có thể chế dân chủ tự do.
http://www.youtube.com/watch?v=6BdqzUYB6SA&feature=related (1)
http://www.youtube.com/watch?v=54-heN0a3JY&feature=relmfu (2)
http://www.youtube.com/watch?v=1V-fGlYCpNI&feature=relmfu(3)
http://www.youtube.com/watch?v=Jz69ZCkelGg&feature=relmfu (4) Vinh Danh Một Nhà Thơ
Nguyễn Chí Thiện,
Nhà thơ trung kiên bất khuất
Hai mươi bảy năm bi đát gian truân
Trong lao tù cộng sản
Lòng phẫn uất, chí quật cường dũng cảm
Truyền thống anh hùng, gương sáng tiền nhân
Trong nguy nan vẫn vững tinh thần
Ngửng cao đầu trước cường quyền bạo lực
Nguyễn Chí Thiện,
Ông là người như thế
|Trong tăm tối ngục tù vẫn hiện sáng nguồn thơ
Thơ trong từng nhịp tim
Thơ trong khối thượng tầng cơ thể
Những giòng thơ trần truồng bất hủ
Phơi bày Tội Ác và Sự Thật
của Hồ chí minh cùng bè lũ
Đảng cộng sản Việt Nam
Đảng cướp Việt gian, nhãn hiệu búa liềm
Làm tay sai cho bọn Tàu Nga đỏ
Nhận lịnh lũ quan thầy
Chúng bày trò đấu tranh giai cấp
Giải phóng dân tộc
Thực chất là mưu đồ cướp Nước
Cướp của giết người
Cướp quyền dân
Gây thảm họa diệt vong nòi giống Việt
Ôi! Vận nước đương thời hung hiểm
Ơi! Những giòng thơ Nguyễn Chí Thiện hiên ngang
Lột mặt nạ dối gian bầy cộng dữ
Mọi loại hoa, hoa nào không tàn úa?
Riêng "Hoa Địa Ngục" vẫn tươi mãi chốn trần gian
Văn sử Việt Nam sẽ sang trang ghi nhớ
Một nhà thơ vì chính nghĩa đấu tranh
Nguyễn Chí Thiện,
Ông đã về quê vĩnh hằng
Tấm lòng dương thế đôi dòng tiễn đưa
-- Vưu Long Dân Sĩ
Washington State
Cuối thu 2012
Cuộc đời tù đày và đấu tranh của
nhà thơ Nguyễn Chí Thiện
Trần Bình Nam
Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện qua đời tại bệnh viện Western Medical Center tại Santa Ana sáng sớm ngày 2 tháng 10 năm 2012. Anh ra đi khi trời hừng sáng, bình an như sự lựa chọn của anh. Tôi đến thăm anh ngày 1/10. Bên giường bệnh là nhà báo Trần Phong Vũ. Anh Vũ cho biết dường như anh Nguyễn Chí Thiện bị ung thư phổi. Và bác sĩ đã báo cho anh Thiện triệu chứng nhưng anh không tiến hành chữa trị. Anh có sự lựa chọn của một người cao niên biết bị bệnh hiểm. Trên giường bệnh trắng tinh anh nằm im, nước da hồng hào, trán ấm, thở dưỡng khí, không trao đổi được bằng lời nhưng đôi mắt tinh anh cho biết anh còn nhận được anh em.
Thật buồn và thật là một mất mát lớn. Cái dũng khí, cái nhìn lớn của anh Nguyễn Chí Thiện là một thứ quý hiếm lịch sử Việt Nam không phải lúc nào cũng có.
Theo các tài liệu anh Nguyễn Chí Thiện sinh năm 1939 tại phố Hàng Bột Hà nội, sau về Hải Phòng sinh sống. Năm 1958 nhân dính líu với vụ Nhân Văn Giai Phẩm anh bị tù 2 năm. Năm 1961 anh lại bị bắt vì tham gia nhóm Đoàn Kết. Ra tù anh Nguyễn Chí Thiện vẫn tiếp tục các hoạt động chống đảng Cộng sản. Năm 1965 anh bị bắt lại và lần này bị giam 13 năm qua các trại tù nằm dọc sông Hồng Hà.
Sau khi cộng sản chiếm miền nam, năm 1978 Nguyễn Chí Thiện được phóng thích và trả về Hải Phòng. Anh làm nghề kèm trẻ tại tư gia để sống. Mẹ anh mất năm 1970, bố anh mất vài năm sau đó.
Nguyễn Chí Thiện được thế giới bên ngoài biết đến qua tập thơ mang nhiều tên như “Tiếng Vọng Từ Đáy Vực”, “Hoa Địa Ngục” anh âm thầm làm trong những năm tù đày. Ngày 2/4/1979 anh lần mò lên Hà nội, quẳng tập thơ vào khuôn viên tòa đại sứ Anh. Anh bị bắt.
Do sự can thiệp của Hội Văn Bút Quốc Tế, Hội Văn Bút Việt Nam Hải ngoại và cộng đồng người Việt tị nạn, năm 1990 anh được trả tự do. Cuối năm 1995, sau khi thiết lập bang giao với Hoa Kỳ, Hà nội cho phép anh sang định cư tại Hoa Kỳ dựa vào thủ tục bảo lãnh của người anh ruột nguyên là sĩ quan quân đội Việt Nam Cộng Hòa.
Tập thơ của anh được chính phủ Anh giao lại cho cộng đồng Việt Nam và nội dung của nó đã tạo nên một xúc động chưa từng có. Tập thơ đã được dịch ra nhiều thứ tiếng. Nó chứa đựng mặt thật của chủ nghĩa cộng sản và chế độ mang tên nó tại Việt Nam. Tập thơ cũng chứa đựng những tiên đoán chính xác về sự suy tàn của chủ nghĩa, và sự yếu kém của thế giới trước sức mạnh yêu ma của chủ nghĩa cộng sản, nhất là sự hoang tưởng của một số trí thức và triết gia phương Tây.
Hôm nay Nguyễn Chí Thiện đã nằm xuống, chúng ta hãy ngoãnh nhìn cuộc đời của anh để ghi lại những kỳ tích của một cuộc đời đấu tranh chống bạo tàn hiếm có.
Năm 16 tuổi khi quân đội của ông Hồ Chí Minh vào tiếp thu thành phố Hà nội, anh vui mừng trong vận hội mới:
Ngày ấy tuy xa mà như còn đấy
Tuổi hai mươi tuổi bước vào đời
Hồn lộng cao, gió thổi chơi vơi
Bốn phía bao la chỉ thấy
Chân mây rộng mở tuyệt vời
Đồng Lầy - 1972
Nhưng Nguyễn Chí Thiện đã nhanh chóng nhận thấy
sự tráo trở bất lương của người cộng sản:
Bùn đọng hồ ao mạn dưới phục chờ
Tuổi hai mươi tuổi của không ngờ
Không sợ! Đồng Lầy - 1972
Chiến dịch cải cách ruộng đất đã biến Việt Nam thành một đấu tố trường đầy máu và nước mắt:
Ngàn vạn đấu trường mọc dậy giữa ban mai …………………
Bãi sú, bờ lau, rừng rú
Thây người vun bón nuôi cây
Đạo lý tối cao của xứ đồng lầy
Là lừa thầy phản bạn
Và tuyệt đối trung thành với vô hạn
Với Đảng, với Đoàn, với lãnh tụ thiêng liêng
Đồng Lầy - 1972
Nhận thức của Nguyễn Chí Thiện đã đưa anh vào tù năm 1958 và ra vào nhiều lần tổng cọng30 năm. Nhưng lao tù không khuất phục được anh:
Dù đời ta sa đáy vực khổ oan
Cũng được, miễn là thoát ra khỏi đó
Đời ta sẽ tự do như gió
Mang lời ca tha thiết tâm can
Dù đời ta - 1973
Nguyễn Chí Thiện không tin tưởng suông. Anh tin tưởng các chế độ cộng sản sẽ sụp đổ với một luận cứ vững chắc không khác gì 4 thế kỷ trước nhà khoa học Galileo người Ý đã tin quả đất tròn dù phải bị xử tội chết. Nguyễn Chí Thiện nhắn với đảng cộng sản:
Người nhô lên trong cơn động đất nhất thời
Thì rồi cũng có thể nhất thời
Người chìm trọn trong những cơn động đất Núi – 1973
Lời tiên đoán của anh đã xẩy ra 17 năm sau khi hàng lọat các nước cộng sản Đông Âu rồi đến Liên xô, thành trì của chủ nghĩa sụp đổ.
Năm 1975 khi được tin cộng sản Hà nội chiếm trọn miền Nam, Hoa Kỳ rút quân, cả thế giới cúi đầu nhục nhã, Nguyễn Chí Thiện đang bị giam tại nhà tù Phong Quang Lào Kay bình tĩnh viết:
Khi Mỹ chạy bỏ miền Nam cho cộng sản
Sức mạnh toàn cầu nhục nhã kêu than
Giữa lao tù bệnh hoạn cơ hàn
Thơ vẫn bắn, và thừa dư sức đạn!
Vì thơ biết một ngày mai xa xôi nhưng sáng lạn
Không dành cho thế lực yêu gian
Khi Mỹ chạy – 1975
Anh khuyên thế giới đừng sợ hải và mất lòng tin
Đừng sợ cái cực kỳ man rợ
Dù nó đương thời rông rỡ nơi nơi
Phải vững tin vào bước tiến con người Đừng sợ - 1975
Nhưng trong trí óc tuyệt vời và nhân bản của anh, Nguyễn Chí Thiện vẫn mường tượng một tiến trình sụp đổ trong hòa bình, một điều không một nhà chính trị lớn nào trên thế giới dám tiên đoán cho mãi đến năm 1989. Năm 1971 khi đang bị giam tại nhà lao Phú Thọ, anh đã làm bài thơ “Sẽ có một ngày” bất hũ:
Sẽ có một ngày con người hôm nay
Vất súng vất cùm, vất cờ, vất Đảng
Đội lại khăn tang, quay ngang vòng nạng
Oan khiên!
Về với miếu đường mồ mã gia tiên
Mấy chục năm trời bức bách lãng quên
Bao hận thù độc địa dấy lên
Theo hương khói êm lan, tan về cao rộng
Tấ cả bị lùa qua cơn ác mộng
Kẻ lọc lừa kẻ bạo lực xô chân
Sống sót về đây an nhờ phúc phận
Trong buổi đoàn viên huynh đệ tương thân
Đứng bên nhau trong mất mát quây quần
Kẻ bùi ngùi hối hận
Kẻ bồi hồi kính cẩn
Đặt vòng hoa tái ngộ lên mộ cha ông
Khai sáng kỷ nguyên tả trắng thắng cờ hồng
Tiếng sáo mục đồng êm ả
Tình quê tha thiết ngân nga
Thay tiếng “Tiến Quân ca”
Và “Quốc Tế ca”
Là tiếng sáo diều trên trời xanh bao la!
Sẽ có một ngày -1971
Hôm nay Nguyễn Chí Thiện đã vĩnh viễn rời chúng ta, nhưng tinh thần anh vẫn còn đây: trong sáng, kiên quyết, nhìn xa, nhân bản giữa đại nạn của nhân loại và của đất nước không may vẫn còn đầy chia rẽ của chúng ta.
Anh Nguyễn Chí Thiện! Anh đi như một vì sao chợt tắt. Nhưng ánh sáng xẹt trên nền trời vẫn còn ôm ấp, an ủi và nuôi dưỡng lòng tin của dân tộc Việt Nam.
Trần Bình Nam
Oct. 3, 2012
www.tranbinhnam.com
AUDIO:
Ông Nguyễn Chí Thiện nói về Tự Do Ngôn Luận.
Thi sĩ Nguyễn Chí Thiện, tác giả hồi ký Hoả Lò và tập thơ
Tiếng Vọng Từ Đáy Vực, với khoảng 700 bài thơ nổi danh viết
từ nhà tù cộng sản tàn bạo giam cầm ông suốt 27 năm. Thơ
ông được dịch ra nhiều thứ tiếng. (bấm nghe âm thanh)
http://audio.freevietnews.com/20080710_nguyenchithien.m3u
Tự Do Ngôn Luận là
Linh Hồn của Mọi Thứ Tự Do
Thi sĩ Nguyễn Chí Thiện
Hải ngoại ngày 10-7-2008
Hôm nay tôi xin trình bày một đề tài rất là quen thuộc và cũng rất là quan trọng, đó là vấn đề Tự Do Ngôn Luận. Sự thực, thì quyền tự do ngôn luận từ lâu lắm rồi, hằng bao nhiêu thế kỷ trước, cổ nhân đánh giá nó rất quan trọng, có thể nói là quan trọng bậc nhất. Tôi nêu thí dụ: văn hào triết gia Pháp Voltaire thế kỷ 18 nói rằng "Tự Do Ngôn Luận là linh hồn của mọi thứ Tự Do". Tại sao mà nó lại quan trọng như vậy ?
Một xã hội mà không có tự do ngôn luận, thì không có văn hóa, không có văn học nghệ thuật! Mà văn hoá văn học nghệ thuật là linh hồn của một dân tộc. Không có những cái đó, thì dân tộc không có hồn. Thí dụ nước Việt Nam chúng ta bây giờ không có Truyện Kiều, không có Chinh Phụ Ngâm, không có Cung Oán Ngâm Khúc, không có Hồ Xuân Hương, không có Tú Xương, không có Yên Đổ vân vân. Thì Đất Nước chúng ta là cái nước gì ? Không còn gì là văn hiến nữa. Cho nên Tự Do là cực kỳ quan trọng!
Dưới chế độ độc tài cộng sản, từ khi Hồ chí minh chiếm được toàn bộ miền Bắc vào năm 1954, thì quyền tự do ngôn luận ở miền Bắc coi như bị mất hoàn toàn. Sau năm 1985, lại đến lượt miền Nam mất hoàn toàn. Thì chúng tôi phải phân tích cái này, vì tôi là người sống dưới chế độ cộng sản nhiều, cho nên tôi thấy một điều là tại sao cộng sản lại sợ Tiếng Nói như vậy ?
Chúng ta phân tích thấy như vầy: cộng sản sống bằng lừa bịp, sống bằng giả dối, bằng che đậy bưng bít. Một mặt nữa là sống bằng bạo lực. Bạo lực không thể nào đứng một mình được. Để thanh minh cho bạo lực đó, để tô vẽ cho bạo lực đó, thì phải có sự dối trá. Dối trá ở đây nó là tuyên truyền. Mà muốn dối trá lừa bịp được, thì phải bóp chết những tiếng nói trung thực. Nghĩa là bóp chết Tự Do Ngôn Luận !
Chính vì vậy, chế độ cộng sản coi Tự Do Ngôn Luận là quan trọng hàng đầu! Nó còn coi trọng hơn là ngân hàng! Khi nó về tiếp thu Hà Nội, thì việc đầu tiên là nó phải kiểm soát tự do ngôn luận. Các báo chí thuộc vào tay Đảng ngay lập tức.
Tôi nhớ hồi năm 1954 khi nó mới vào Hà Nội, thì lập tức vài tờ báo tư nhân còn sót lại như Tia Sáng trên danh nghĩa là vẫn còn, nhưng thực tế là bị cài người của Đảng vào, để chỉ huy tờ báo đó. Vì nó coi tự do ngôn luận quá quan trọng.
Cộng Sản sợ hãi Tự Do Ngôn Luận Về luân lý, chủ nghĩa cộng sản nó nói rằng mọi hành động con người đều xuất phát từ tư tưởng. Cho nên đấy là công tác Tư Tưởng chúng nó coi như hàng đầu. Tư tưởng cộng sản là cái gì? Là nhồi sọ, là tuyên truyền những cái không đúng với Sự Thật, đề cao "công đức" của Đảng.
Mọi tư tưởng đều phát xuất từ hành động. Muốn cho con người có thể lao vào chỗ chết, muốn cho con người phải tôn thờ lãnh tụ, muốn có con người phải "con tố bố vợ tố chồng", thì cái tư tưởng đó phải gieo vào đầu con người, thì nó mới xuất phát thành hành động. Mà muốn nó xuất phát từ hành động, thì phải đi qua cái cầu ngôn ngữ. Thế cho nên cộng sản nó coi mặt trận Tư Tưởng là mặt trận hàng đầu. Vì vậy ngôn luận là cái thứ cấm kỵ hàng đầu của cộng sản. Đó là cái suy nghĩ đầu tiên mà nó phải chiến đấu.
Tôi xin nêu một thí dụ: Chưa bao giờ có thời đại nào trong lịch sử mà có thể nói là quyền Tự Do Ngôn Luận của con người bị chà đạp đến cái mức như ở dưới chế độ cộng sản! Tôi nói có bằng cớ: một lời than thở với nhau thôi, bạn bè ngồi than thở về cảnh khổ đói thiếu ăn, chưa động đến chính quyền đâu nhé, thì có người báo cáo. Thế là đã đủ đi tù. Mà đi tù đây là đi tù không xét xử, theo lệnh "tập trung cải tạo". Tiếng thở lời than đem họa vào thân người ta! Tôi ở trong tù, tôi chứng kiến không biết bao nhiêu là cảnh đó! Bao nhiêu là con người bị như vậy.
Một thí dụ điển hình: Tôi có ông bạn ở Hải Phòng, năm 1958 ông đi tù với tôi. Lúc tôi vào tù Hải Phòng năm 1960, thì ông ta bị bắt vào 1958. Thế tội ông ta là gì? Tội duy nhất là vì ông nghèo khổ quá, rồi có họ hàng bên Pháp bấy giờ có tiền, thì ông viết một phong thư gởi sang Pháp. Viết phong thư đó cũng không dám nói là mình nghèo, vì nói nghèo là bôi xấu chế độ. Cái đó dễ đi tù vì cộng sản nó có cớ rồi. Thế thì ông phải viết bóng gió rằng bây giờ gia đình chúng tôi ở trong nhà có giồng cây mồng tơi, đàng sau sân thì có một cây mướp. Nói như vậy để tả khổ đấy! Vì tục ngữ Việt Nam có câu "nghèo rớt mồng tơi, nghèo xác xơ mướp" đấy!
Thế là, vì cộng sản nó sợ tự do ngôn luận, sợ tiếng nói lọt ra ngoài, nên tất cả các thư từ nó kiểm soát hết. Thì cái thư của ông bạn tôi viết cũng gây tội đó. Nói là bạn, chớ ông hơn tôi đến 20 tuổi. Bạn tù thôi. Nó mang cái thơ đó như là một bằng chứng nói xấu chế độ đây! Là đem ra tòa! Và xử ông ta 5 năm tù! Trên thực tế là ông ta phải ở đến trên 10 năm mới được về! Cộng sản nó sợ tiếng nói đến mức như thế !
Thí dụ thứ hai: có một anh thanh niên chỉ hơn tôi vài tuổi thôi. Năm ấy là 1960 ở Hải Phòng. Anh ấy xuống tàu ở cảng Hải Phòng, anh ấy trốn. Anh này học hành chỉ khoảng lớp 3 thôi. Người Hoa, đẻ ở Việt Nam, nói tiếng Việt được. Cộng sản phát hiện ra là thiếu người, nó khám Tầu Tây Đức, nó giỡ tất cả hàng hoá đã chất xong, mang lên bờ.
Sau khi bắt anh ta rồi, thì nó lại giỡ hàng hoá xếp lại vào tầu. Tàu đó bị lỡ hẹn, quá giờ, bị phạt quá giờ ở cảng đó. Tiền phạt chi tiêu nặng đến mức, tính ra vàng, là khoảng độ 200 cây vàng. 200 cây vàng để bắt lại một người học lớp 3 lớp 4 và bỏ tù người đó! Nó sợ cái anh đó bỏ trốn được vào Nam, nói cho đồng bào trong Nam biết cái cảnh khổ ở ngoài Bắc là cỡ nào. Nó phải ngăn chặn đến cái mức như vậy! Nó sợ tiếng nói đến như thế !
Cộng Sản bóp chết Ngôn Luận và Văn Hóa
Chúng ta so sánh với các thời đại phong kiến, thời đại mà con người ta chưa ý thức về Tự Do, dân chủ nhân quyền chưa có đâu. Như các thời vua chúa, khắc nghiệt lắm. Nhưng về tự do ngôn luận thì rộng mở hơn rất nhiều, so với dưới thời cộng sản. Chính vì có sự rộng mở như vậy, nên chúng ta còn có những tác phẩm như Kiều, Cung Oán Ngâm Khúc, Chinh Phụ Ngâm, thơ Hồ Xuân Hương, Thơ Tú Xương...
Nếu khắc nghiệt như cộng sản, thì tất cả nền văn hóa đó bị xoá sạch. Tôi thí dụ Nguyễn Du, truyện Kiều có những câu ca ngợi Từ Hải là người làm loạn chống lại Triều Đình. Như lúc Kiều nói với Từ Hải "Tấn Dương được thấy mây rồng có phen", tức là mong cho Từ Hải sau này được lên ngôi như Đường Cao Tổ lên ngôi, lên làm vua. Đó là ca ngợi tên phản loạn phải không?
Truyện Kiều
Thế rồi lại cho Từ Hải nói "chọc trời khuấy nước mặc dầu, dọc ngang nào biết trên đầu có ai", nghĩa là không coi Vua ra cái gì cả. Thế mà từ Gia Long đến Minh Mạng Thiệu Trị vân vân có làm gì Nguyễn Du đâu?
Đến thời vua Tự Đức là người rất yêu Truyện Kiều. Thì ông Vua Tự Đức có làm mấy câu thơ "mê gì mê đánh tổ tôm, mê ngựa Hậu bổ, mê Nôm Thúy Kiều". Khi Vua Tự Đức đọc tới câu "dọc ngang nào biết trên đầu có ai" thì vua Tự Đức ném cuốn sách xuống nói "nếu Nguyễn Du còn sống thì sẽ nọc ra đánh cho mấy chục roi". Ông có nói như thế, dù chính ông ta là người rất mê Kiều, rất thích đọc Kiều, mà còn lẫy Kiều nữa! Rồi làm một cuốn Kiều khác, đổi cái câu đó đi! Thì thời vua chúa phong kiến mà còn dễ dàng như vậy.
Thí dụ bà Hồ Xuân Hương. Bà chỉ là một phụ nữ làm thơ thôi. Sự thực thì vua Lê chúa Trịnh có trêu ghẹo gì bà ta đâu, phải không? Thế mà bà ta cũng nói xỏ xiên, nói chẳng ra sao cả! ...."hiền nhân quân tử ai mà chẳng, mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo"....Chửi cả các các bậc nho học quan lại thời xưa. Bà ấy nói thế mà vẫn đi du lịch đây đó ung dung, chẳng ai đụng gì đến bà ấy cả.
Tú Xương
Ông Tú Xương làm bài thơ chúc Tết, chắc nhiều bạn đọc còn nhớ, thời vua Thành Thái rất chống Pháp, ông vua tốt đấy, sau này bị Pháp nó đày đi đảo Réunion. Ông chúc thế này "Chúc sao cho hết cả trên đời, Vua quan, sĩ, thứ người trong nước, sao được cho ra cái giống người". ...Ý nói rằng mấy ông kia chỉ toàn là giống vật phải không? Thế mà ông Tú Xương vẫn sống ung dung diệu kỳ ở bên bờ sông Vị, không ai đụng tới ông ta cả.
Đến Cung Oán Ngâm Khúc, vấn đề cung nữ là quy chế của Triều Đình. Thế mà ông Ôn Như Hầu dám kêu gọi "Bực mình muốn đạp tiêu phòng mà ra!" , dọa phá cung. Thế mà chẳng ai cấm đoán cả. Ông Tam Nguyên Yên Đổ nói "vua chèo còn chẳng ra chi, Quan chèo chi nữa khác chi thằng hề". ...Mà ông chẳng ra sao cả.
Tự Do Ngôn Luận làm sáng lên Sự Thật
Đến thời cộng sản thì sao? Hãy nói tình cảnh nhà văn trong thời cộng sản. Thí dụ, ông Trần Dân thời Nhân Văn Giai Phẩm có làm một bài thơ có câu "xưa nay người thiếu tự tin người", dùng chữ "người" , thế là ông bị đánh vì chữ "người" này chỉ được dùng để chỉ hồ chí minh thôi ! Thế mà đây ông dám nói người thiếu tin tưởng ở người ấy mà, dám đụng đến lãnh tụ. Cuộc đời ông Trần Dần ra sao, các bạn đều biết rõ.
Ông Nguyễn Bính làm báo Trăm Hoa, ông ở gần nhà tôi, cách nhà tôi độ trăm thước thôi. Ông ra một đôi câu đối thế này: "Diêm Thống Nhất giá không thống nhất" . Hồi đó có diêm "Thống nhất", mậu dịch bán một giá, chợ đen bán một giá. Có người đối lại một câu rất hay "báo Trăm Hoa bài chẳng trăm hoa". Hai câu đối này đăng trên báo Bách Khoa. Thế là Phạm văn Đồng hầm lên ! "Diêm thống nhất giá không thống nhất" dám đánh vào nền kinh tế quốc doanh. Thế là Nguyễn Bính phải đóng cửa tờ Trăm Hoa.
Trên thực tế như vậy thì mình thấy chính sách kềm kẹp của cộng sản nó ghê gớm lắm. Con người ta không được ăn được nói. Tất cả, nó muốn con người ta trở thành con người máy mê muội. Thế vì vậy cho nên, suốt quảng đời của bao nhiêu nhà văn nhà thơ sống dưới chế độ cộng sản thì coi như là phí đời, vì toàn làm thơ dối, viết văn dối, viết báo dối, nghiên cứu cũng dối nữa. Thế cho nên gần đây, những người đó khi sắp mất đi, khi xã hội đổi mới rồi, chỉ dám than thở một tí thôi.
Trong một chế độ như thế, tất nhiên văn hóa không có. Ông Trostky bạn Lenin có nói rõ là dưới một chế độ chuyên chế cộng sản, thì không có một nền văn hóa văn nghệ nào có thể nảy nở được, trong cái bộ máy bằng thép như vậy. Kết quả, phải nói cộng sản nó thành công.
Cho đến ngày hôm nay, trong nước vẫn chưa có Tự Do Ngôn Luận. Không một tờ báo tư nhân nào cả. Những quyển sách viết cũng thường thôi, như Chuyện Kể Năm 2000, Đi Tìm Sự Thật của Đào Duy Anh vv, tất cả những sách vở khác đều phải lén lút đưa ra ngoại quốc để mà in. Trong nước nó có cho in đâu. Nếu in ra rồi thì nó tịch thu, thành giấy vụn.
Văn hoá văn nghệ mà như thế thì làm sao mà sống nổi ! Chính cộng sản tự nói là "cởi trói văn nghệ" năm 1986-87, Nguyễn văn Linh có nói như vậy. Thì có "trói" thì mới cởi phải không? Văn hóa văn nghệ là linh hồn của dân tộc. Ai cho phép Đảng trói nó lại mà nó phải được cởi ? Thực tế nó có cởi không? Thực tế là nới lỏng một tí thôi! Rồi lại trói chặt lại như thường, cho đến ngày hôm nay. Đó là những dấu hiệu cụ thể.
Kết quả của sự bưng bít Tự Do Ngôn Luận, là nó tạo ra một tầng lớp dân chúng mù mịt tối tăm! Tôi xin nêu thí dụ. Cho đến ngày hôm nay, không thiếu gì những người trong nước tin tưởng rằng hồ chí minh là một ông thánh, hồ chí minh là người yêu nước, là người quốc gia, là người có công với dân tộc.
Trong nước hiện bây giờ cộng sản vẫn còn đang rầm rộ học tập "tư tưởng và đạo đức của hồ chí minh". Vì sao? Vì đa số đã bị tuyên truyền. Miền bắc thì từ 50,60 năm rồi. Ở miền Nam thì cũng hơn 30 năm nay rồi. Cho nên họ không hiểu rõ cuộc đời thật của hồ chí minh, tội ác mà HCM và Đảng CS phạm phải đối với dân tộc.
"Chân Dung Bác Hồ" của Lê Tất Điều
http://freevietnews.com/cdbh
Lớp thanh niên bây giờ, ở miền Nam tuổi 40 mà chưa biết gì. Thậm chí ở miền Bắc ở tuổi 60,70 vẫn chưa biết gì! Chưa biết gì tức là còn ngủ cả. Chính vì Ngôn Luận có tác dụng bảo vệ chính quyền như vậy, cấm nó, cấm ngôn luận là cấm cái cầu giao thông từ tư tưởng sang hành động! Thí dụ như bây giờ chúng ta có một tư tưởng, nếu bây giờ chúng ta biết một sự thật, muốn cho mọi người cùng biết để mà phản đối, thì chúng ta phải có cái cầu ngôn ngữ, thì mới dẫn sang hành động được, phải không? Thế nhưng cái cầu ngôn ngữ bị chặt rồi!
Tư tưởng nằm trong đó, nếu người nào có, mà không phát huy phát triển được. Ngày hôm nay tình trạng Đất Nước là như vậy. Xem phim chúng ta thấy, ở bên Triều Tiên Bắc Hàn đó, ngày hôm nay không thiếu gì những người sì sụp lạy trước bức tượng Kim Nhật Thành, rồi quỳ xuống trước tượng Kim Chính Nhất là cái thằng điên bên Bắc hàn bây giờ đó ! Bên Cuba cũng thế thôi, không biết bao nhiêu người còn thán phục Fidel Castro. Bên Trung Quốc đấy, Mao trach đông vẫn được đề cao như thường ! Tượng, xác vẫn nằm ở Thiên An Môn.
Tự Do Ngôn Luận giải phóng Liên Sô và Đông Âu
Thì chúng ta thấy đau khổ là vì Tự Do Ngôn Luận quan trọng như vậy. CS nó sống được là vì nó bịt miệng dân. Khi mà có tự do ngôn luận thì sẽ là một sự bùng phá rất là lớn! Ta ví sự bưng bít độc tài nó giống như là bóng đêm, làm cho con người ta tăm tối không biết gì cả. Mê muội! Thế nhưng mà Tự Do là ánh sáng! Khi mà có Tự Do Ngôn Luận được rồi, thì Sự Thật nó chiếu lên, xua tất cả bóng đêm ngay lập tức!
Chúng ta đã thấy, đã chứng kiến bên Liên Sô và Đông Âu, Lenin được tôn thờ như thế nào, các lãnh tự đông Âu cũng vậy. Nhưng đến khi mà ông Gorbachev thi hành chính sách glassnost là công khai và perestroika, là cải tổ, được ăn nói tự do một chút, thì tất cả giới trí thức hưởng ứng. Tất cả nhà văn hưởng ứng thành phong trào! Không kìm lại được nữa!
Thì với cái luồng ánh sáng Tự Do như vậy, bao nhiêu tội ác của cộng sản Liên Sô bị kể ra hết. Kể cả tội ác của Lenin, Stalin. Thế thì lập tức tượng Lenin bị quật xuống ngã! Bao nhiêu người đứng lên đòi quyền sống ! Đòi lấy quyền Tự Do ! Và một chế độ hùng mạnh như Liên Sô và khối xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ mà chúng ta thấy một cách tinh thông, không đổ máu! Hầu như không đổ máu.
Chúng ta thấy được sức mạnh của Tự Do Ngôn Luận quan trọng như thế nào! Chính vì vậy, cho tới ngày hôm nay, Đảng vẫn còn bóp chết Tự Do Ngôn Luận! Đừng có bao giờ mong nó cho làm đơn xin ra báo, làm đơn xin cái nọ cái kia! Không bao giờ có thể được cả.
Chính vì vậy cho nên Khối 8406 của Cha Lý Cha Lợi mới phải ra tờ báo Tự Do Ngôn Luận http://tudongonluan.atspace.com. Nhưng mà một nước hơn 80 triệu dân, mà báo TDNL có số lượng phát hành còn nhỏ. Nghe nói đâu khoảng chục ngàn số, mà lén lút phân phát. Chưa thành sức mạnh. Mà chỉ có một tờ thôi. Mà lượng phát hành cũng ít. Thì chúng ta ở trong nước bây giờ, là những người chiến sĩ đấu tranh trong nước là phải sử dụng bằng mọi phuong tiện, để đòi Tự Do Ngôn Luận !
Làm thế nào phải có nhiều tờ báo Tự Do Ngôn Luận khác, lan tràn khắp nơi! Không xin phép, cứ làm, phải không nào! Bắt người nọ người kia kế tiếp làm. Bao giờ cuộc đấu tranh phải có sự hy sinh! Phải có tù đày, phải có gian khổ! Nhiệm vụ của những người trong nước, của những chiến sĩ trong nước, là PHẢI GIÀNH LẤY QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN, là nhiệm vụ đầu tiên! Có tự do ngôn luận rồi thì sẽ có tự do hội họp, có tự do tôn giáo. Sẽ có tất cả mọi thứ!
Luật sư Lê Thị Công Nhân trong nhà tù VC
Chính vì thế, chúng tôi ở ngoài này luôn luôn lúc nào cũng YỂM TRỢ HẾT LÒNG NHỮNG TIẾNG NÓI Ở TRONG NƯỚC. Những tiếng nói đơn lẻ cất lên, còn mong manh lắm, nhưng chúng ta phải yểm trợ, phải nuôi dưỡng! Nó mong manh, nó nhỏ bé, nó như là một tia lửa thôi, nhưng cái tia lửa đó khi gặp gió gặp thời cơ thì có thể bùng to thành đám cháy lớn mà không dập tắt nổi! Sẽ thiêu cháy nền độc tài cộng sản đang đè nặng lên dân tộc Việt Nam hằng bao nhiêu năm nay! Đây thât sự là điều mong ước của chúng tôi.
Tự Do Ngôn Luận phơi bày tội ác Hồ Chí Minh
Chúng tôi thấy Tự Do Ngôn Luận vô cùng quan trọng! Tôi thí dụ thế này: cuộc đời Hồ chí Minh nếu bây giờ mọi người cùng biết ông ta không phải là con người thần thánh, không phải con người lương thiện, như những người khác nói, ngoài những cái tội đối với dân tộc.
Ông ta giết hại bao nhiêu người trong Cải Cách Ruộng Đất, đã ra sắc luật cải tạo hồi năm 1961, khiến hàng bao nhiêu trăm ngàn người chết trong trại tù. Rồi gây chiến ở miền Nam, làm biết bao nhiêu triệu người chết, cả xã hội miền Bắc đói khổ! Cả một nền văn hóa bị vùi dập như vậy! Khiến Việt Nam lạc hậu so với những nước bên cạnh, hàng nữa thế kỷ. Không nói so với những nước văn minh đâu nhé. So ngay với Thái Lan, Mã Lai, Phi Luật Tân, những nước chung quanh thôi, thì đã lạc hậu quá nhiều rồi.
Cải cách Ruộng Đất kinh hoàng ở
Bắc Việt vào thập niên 1950
www.vlink.com/caicachruongdat
Thủ phạm xuống tay chính là Hồ chí minh. Riêng cái việc giết gần 200,000 địa chủ, chết trong tù, chết vì bị xử bắn. Con số đưa ra bởi cộng sản là 172,000 người đó! Chỉ riêng cái tội đó thôi, thì HCM đã là tội đồ của dân tộc rồi! HCM đã can tội diệt chủng, can tội giết người tập thể như vậy mà! Nếu có toà án quốc tế đem hcm ra xử, riêng cái tội đó thôi, không bàn gì khác cả, thì ông ta đã phải nhận án tử hình, như là Saddam Hussein bị treo cổ. Chúng ta phải thấy như thế mới được !
Chưa nói đến chuyện đời tư của ông ta ! Có những cái nó vô nhân vô nghĩa, tán tận lương tâm. Ông ta yêu đương lăng nhăng không nói, dấu diếm bưng bít không nói. Nhưng riêng cái việc ông ta nỡ cho tay sai là Trần quốc Hoàn bộ trưởng công ang giết cô Nông Thị Xuân. Chứng cớ rành rành đấy, ảnh cô Nông Thị Xuân còn đây này. Ảnh thằng con trai của Nguyễn Tất Thành đó, chụp cùng với Vũ Kỳ thư ký HCM, sờ sờ như vậy.
Những tội ác ấy, nếu vạch ra cho toàn thể nhân dân Việt Nam, thì liệu còn có ai học tư tưởng hồ chí minh nữa không ? Liệu còn có ai ôm hồ chí minh nữa không ? Liệu còn ai cho phép nó để cái lăng hồ chí minh ở giữa Hà Nội nữa không ?
Thế cho nên Tự Do Ngôn Luận quan trọng như vậy! Chính vì quan trọng vậy, nên cộng sản Việt Nam không bao giờ cho chúng ta tự do ngôn luận cả ! Mà chúng ta phải giành lấy cái quyền đó ! Từng bước từng bước một, giành lấy quyền Tự Do Ngôn Luận.
Tự Do Ngôn Luận
gây nên sự bùng phá rất lớn!
Khi mà chúng ta giành được quyền Tự Do Ngôn Luận rồi, thì chỉ trong một thời gian ngắn thôi, tôi đã nói, như ÁNH SÁNG vậy. Độc tài như là bóng đêm vậy. Thì bóng đêm sẽ tan! Và dân tộc chúng ta sẽ có ngày lấy lại được tất cả những QUYỀN LÀM NGƯỜI. Lấy lại quyền dân chủ! Lấy lại quyền bỏ phiếu chọn những người xứng đáng để lãnh đạo Đất Nước, đưa Đất Nước đi lên! Nhanh ngày nào, hay ngày ấy! Vì càng chậm bao nhiêu thì nước Việt Nam mình càng lún sâu bấy nhiêu thôi !
Tôi xin thí dụ. Một Đất Nước mà bây giờ thành ra của cái bọn Mafia, bọn gian đảng, không lo gì đến nhân dân cả ! Tưởng tượng các thành phố Hải Phòng, Sàigon, Hà Nội vv là những thành phố mà Tây nó xây cả thế kỷ nay rồi. Lúc họ xây, chỉ xây cho số lượng 100,000 dân thôi, cho nên hệ thống cống rãnh chỉ chứa cho 100,000 dân thôi. Bây giờ Hà Nội 4,5 triệu dân phải không ?
Mà Saigon cũng vậy! Họ chỉ xây cho mấy trăm ngàn dân thôi, bây giờ nó lớn đến như thế ! Những ao hồ chung quanh nó tự do vất đi, để tụi nó xây nhà xây cửa kiếm tiền. Thành ra cứ động mưa một tí thôi, thì nước lên đến đầu gối, bẩn thỉu vô chừng ! Cứ mưa là lụt!
Mà bao nhiêu tiền đồng bào gửi về ! Bao nhiêu lợi tức xuất khẩu gạo lúa, dầu hoả, hải sản thu về không biết bao nhiêu ! Quốc tế viện trợ! Họ thu vét hết! Một Đất Nước như vậy thì làm sao ? Hải Phòng Sàigòn Hà Nội là bộ mặt của Đất Nước như vậy đấy! Cho nên kết luận: một chính quyền như vậy không thể chấp nhận được!
Ngày hôm nay là thế kỷ thứ 21 rồi, thế mà một người cất tiếng nói bình thường thôi, như chị Luật sư Lê Thị Công Nhân, Luật sư Nguyễn văn Đài, Cha Lý, có làm cái gì đâu ? Chỉ đòi hỏi những quyền cơ bản của con người thôi! Những quyền cơ bản của con người mà hầu như toàn thế giới được hưởng rồi! Thế mà bị bỏ tù ra bỏ tù vào ! Còn biết bao nhiêu người mà thế giới không biết đến họ vô danh, mà nó ngấm ngầm nó gian ác sát hại người ta. Những người ngồi biểu tình ở Thái Bình Xuân Lộc.
Cho nên chúng ta có trách nhiệm phát huy Tự Do Ngôn Luận ở trong nước. Những việc này thì các nhà chính trị ở trong nước phải làm! Những chiến sĩ đấu tranh dân chủ trong nước phải làm! Và chúng ta ở hải ngoại phải tích cực đóng góp, tích cực yểm trợ. Đây là ý kiến của tôi như vậy. Tôi mong rằng, với sự khai phá của Internet, của sự giao lưu ở thế giới bây giờ thì cái ngày phá vỡ bức tường ngăn chận Tự Do Ngôn Luận sẽ không xa nữa.
Cám ơn các bạn đã lắng nghe.
Nguyễn Chí Thiện
Hoa Kỳ ngày 10-7-2008
(bấm nghe âm thanh)
http://audio.freevietnews.com/20080710_nguyenchithien.m3u
Nguyễn Hữu Hiệu, Nguyễn Chí Thiện
và Phùng Cung tại Hà Nội, 1994
In memory of nhà thơ Nguyễn Chí Thiện. Music by Phan Văn Hưng
- Ý thơ Thanh Thảo
Khát một hớp mưa trong lành,
Khát một áng mây trong xanh,
Khát một ánh mắt thật thà
Khát một trái tim đậm đà,
Và ngọn lửa sờ thấy nóng,
Không phải lửa ma trơi - không phải lửa ma trơi.
Viết một câu cho một người,
Viết một câu cho hai người
Viết nghìn câu cho bao người
Viết trường thiên cho muôn loài
Mà thề sẽ không viết,
Một chữ cho kẻ gian, một chữ cho kẻ gian.
Ta tựa như chim, trong lồng cô đơn.
Như ruộng khô khan đang chờ mưa nguồn.
Như người hấp hối mong một thiên đường.
Chờ cho giọt nắng rơi trong đêm trường.
Ta tựa như cây trong vườn rêu hoang.
Như một em bé giữa bọn sói rừng.
Như người chết đuối mong chờ con thuyền.
Mà vẫn giữ lấy chính tâm vững bền.
Nói một tiếng ru nhỏ nhẹ,
Nói một tiếng ru vỗ về,
Nói một tiếng sao êm đềm
Nói một tiếng ôi rất mềm
Mà tựa như roi quất,
Tát vào mặt gỉa nhân, tát vào mặt gỉa nhân.
Viết một câu cho một người,
Viết một câu cho hai người
Viết nghìn câu cho bao người
Viết trường thiên cho muôn loài
Mà thề sẽ không viết,
Một chữ cho kẻ gian, một chữ cho kẻ gian!
Ta tựa như chim, trong lồng cô đơn.
Như ruộng khô khan đang chờ mưa nguồn.
Như người hấp hối mong một thiên đường.
Chờ cho giọt nắng rơi trong đêm trường.
Ta tựa như cây trong vườn rêu hoang.
Như một em bé giữa bọn sói rừng.
Như người chết đuối mong chờ con thuyền.
Mà vẫn giữ lấy chính tâm vững bền.
PVH - 1996
(bài phát biểu của Nguyễn Chí Thiện
Nguyễn Chí Thiện: Hồ Chí Minh và Bộ Chính Trị Đảng VC đáng bị treo cổ vì tội ác diệt chủng (6/2009)
Nguyễn Chí Thiện: Hồ Chí Minh và
Bộ Chính Trị Đảng VC đáng bị treo cổ
vì tội ác diệt chủng (6/2009)
Bài phát biểu của Thi sĩ Nguyễn Chí Thiện được thu âm Chủ Nhật ngày 28.6.2009 tại phòng Paltalk của Diễn Đàn Yểm Trợ Khối 8406 (search room "8406"). Ông Nguyễn Chí Thiện là, tác giả tập hồi ký Hoả Lò và tập thơ Tiếng Vọng Từ Đáy Vực, với khoảng 700 bài thơ nổi danh viết từ nhà tù cộng sản tàn bạo đã giam cầm ông suốt 27 năm. Thơ ông được dịch ra nhiều thứ tiếng.
Thi sĩ Nguyễn Chí Thiện
Bài Thuyết Trình của Nguyễn Chí Thiện
Hồ Chí Minh và Bộ Chính Trị Đảng Việt Cộng đáng bị treo cổ
vì tội ác diệt chủng
Hải ngoại ngày 28 tháng 6, 2009
Xin kính chào tất cả các bạn hiện diện hôm nay. Đề tài của chúng ta hôm nay là nói về nhân vật lịch sử Hồ chí minh.Đề tài này, thực sự mà nói, nhiều người nắm vững rồi. Nhưng tôi muốn thêm vào những chi tiết cho sáng tỏ.
Tôi xin khởi đầu từ năm 1911, khi mà lúc bấy giờ Hồ chí minh tên là Nguyễn tất Thành, rời Việt Nam, làm bồi tàu, để đi sang bên Pháp. Việc đầu tiên Hồ chí minh làm là xin vào học trường thuộc địa Pháp, École Coloniale, trường đó đào tạo những người sau này về cai trị lại nước thuộc địa. Việc này chứng tỏ Hồ chí minh không hề có mục đích to lớn là cứu nước, như vẫn được tuyên truyền. Vì đã cứu nước thì không bao giờ xin vào học cái trường thuộc địa để sau này trở về làm quan.
Sau này các nhà sử gia ngoại quốc có nói rằng Mỹ cũng như Pháp đã bỏ nhiều cơ hội để lôi kéo Hồ chí minh ra khỏi quỹ đạo Cộng sản. Theo tôi hiểu, vấn đề đó hoàn toàn lầm.
Thực sự mà nói, cơ hội duy nhất có thể lôi Hồ chí minh ra khỏi quỹ đạo Cộng sản thì chính là vào 1911, khi Hồ chí minh làm đơn xin vào học trường thuộc địa. Giả sử lúc bấy giờ Pháp chấp nhận cho Nguyễn Ái Quốc/Nguyễn tất Thành học trường đó, thì Pháp sẽ có một người quan lại nô bộc rất là giảo quyệt, rất là trung thành với mẫu quốc Pháp. Đó là cơ hội duy nhất có thể lôi kéo Hồ chí minh về với quốc gia, đại cương như thế, xa rời hẳn đế quốc Cộng sản Nga sô lúc bấy giờ.
Hồ chí Minh mật báo cho Pháp bắt Phan Bội Châu năm 1925
Sau đó cuộc đời Hồ chí minh lưu lạc rất là nhiều nơi. Khi thì sang Anh, sang Nga, sang Tàu. Tôi nghĩ
cái tội đầu tiên Hồ chí minh phạm phải là khi Hồ chí minh qua Mạc Tư Khoa rồi trở về Trung Quốc làm nhiệm vụ tổ chức đảng Cộng sản Đông Dương ở Việt Nam. Thực sự mà nói, đây mới là vấn đề vẫn còn gây ra tranh cải, là việc báo cho Pháp bán đứng cụ Phan Bội Châu năm 1925.
Việc cụ Phan Bội Châu bị bắt từ Thượng Hải, giải về Việt Nam và cuối cùng thì xử tù, do đồng bào đấu tranh nên được ân xá về ở Huế, đó là sự việc lịch sử, không ai có thể chối cãi được. Khi mà bán cụ Phan Bội Châu như vậy, sở mật thám đã chi ra số tiền rất lớn. Khoản tiền này trị giá vào độ 150 ngàn tiền franc Pháp. Các bạn phải nhớ rằng vào năm 1925 thì trị giá tiền to lắm. Mua một con trâu ở Việt Nam thì giá chỉ có 5 franc, 5 phật lăng mà thôi. Đây là tới 150,000 franc, thì giá tiền ấy là rất to !
Có nguồn tin loan truyền sau này cho rằng vụ bán Cụ Phan Bội Châu đó là do Hồ chí minh và Lâm Đức Thụ, một tay chân đàn em của Hồ chí minh lúc bấy giờ đang sống ở Quảng Châu Trung Quốc. Tất cả những cái đó, theo tôi nghĩ, nhiều cái cũng không có bằng cớ, nhưng có 3 nhân vật đáng tin hơn hết.
Nhân vật thứ nhất, là nhà văn Nhượng Tống, người bạn đồng chí thân thiết với Nguyễn Thái Học. Vào năm 1927, ông Nhượng Tống lúc bấy giờ có viết một quyển sách nhan đề "Ai bán đứng cụ Cụ Phan Bội Châu?". Ông Nhượng Tống nêu đích danh người bán cụ Cụ Phan Bội Châu là Lý Thụy. Mà Lý Thụy lúc bấy giờ là tên của Hồ chí minh hoạt động lúc bấy giờ ở bên Tàu.
Lúc bấy giờ Lý Thụy không hề nổi tiếng, không ai biết Lý Thụy là ai cả. Không ai biết Lý Thụy là Nguyễn ái Quốc là Cộng sản. Lúc đó Việt Nam Quốc Dân Đảng trong đó có Nguyễn Thái Học có Nhượng Tống cũng không hề biết Lý Thụy là ai hết. Lúc bấy giờ VNQDD cộng tác với Cộng sản, nó có cái rắc rối như vậy, vì mấy ông cứ ngỡ những người Cộng sản cũng là những người yêu nước.
Điều đó chứng tỏ cái gì ? Khi Nhượng Tống Việt rằng Lý Thụy bán đứng cụ Cụ Phan Bội Châu, đó là một sự thật, vì lúc ấy chưa mang tính tuyên truyền chống cộng, vì Đảng Cộng sản vào năm 1930 mới thành lập. Cũng không hề có ý bôi nhọ Hồ chí minh sau này, mãi sau này Hồ chí minh mới nổi lên. Lúc bấy giờ thì Hồ chí minh là một nhân vật vô danh thôi. Tôi coi lời viết của ông Nhượng Tống là trung thực.
Sau này, có lẽ vì bài viết đó, vào năm 1949-1950 khi tôi đang ở Hà Nội, Nhượng Tống lúc bấy giờ 30 năm rồi không làm chính trị nữa. Tất cả các hoạt động ông đều ngừng. Ông chỉ làm thầy thuốc ở nhà để chữa bệnh thôi. Vào khoảng 8 giờ tối ở nhà ông Nhượng Tống lập tức bị giết chết ngay. Đây có thể là do kết quả bài viết của ông Nhượng Tống vào năm 1927, cho nên ông NT đã bị thủ tiêu và giết chết ngay giữa Hà Nội.
Người thứ hai, đáng tin cậy nữa, là cụ Hoàng Thân Cường Để, cũng xác nhận rằng người bán Cụ Phan Bội Châu là Lâm Đức Thụ, là một tay nhân rất tin cẩn của Hồ chí minh. Đầu tiên thì Lâm Đức Thụ còn chối cãi quanh co, là rằng không phải mình bán Cụ Phan Bội Châu. Nhưng sau khi thấy cụ Cụ Phan Bội Châu được ân xá, được về sống an nhàn ở Huế, có một số tiền lớn và nhân lúc cụ PBC bị tù thì tinh thần yêu nước của đồng bào ở trong nổi lên rất cao.
Cụ Phan lúc bấy giờ trở thành nhân vật rất nổi tiếng, kích thích lòng ái quốc của người Việt Nam, thì Lâm đức Thụ có đi khoe khoang với mọi người ở bên Tàu lúc bấy giờ rằng chính bạn ông ta là Lý Thụy tức Hồ chí minh lúc bấy giờ đã bán cụ Cụ Phan Bội Châu.
Nhà vua Cường Để và nhà văn Nhượng Tống là hai nhân vật theo tôi thì rất là khả tín. Nhân vật thứ ba, là cụ Lê Dư, cũng nói rằng chính Lý Thụy đã bán đứng cụ Cụ Phan Bội Châu cho Pháp. Cụ Lê Dư bút hiệu là Sở Cuồng, cũng hoạt động ở bên Tàu, cho nên biết rất rõ chuyện. Cụ Lê Dư, nhà văn Sở Cuồng, là bố vợ của 3 nhân vật nổi tiếng ở Việt Nam.
Thứ nhất là bố vợ của tướng Nguyễn Sơn là Cộng sản đấy, thời 47-48 cai quản vùng Thanh Nghệ. Người thứ hai là nhà văn Vũ Ngọc Phan, cũng lấy con gái cụ Lê Dư là bà Hằng. Người thứ ba là cụ Hoàng Văn Chí. Chính bố vợ của cụ Hoàng Văn Chí kể lại cho cụ Hoàng văn Chí biết rằng: người điềm chỉ Pháp bắt cụ Cụ Phan Bội Châu là Lý Thụy.
Ba nhân vật uy tín đã xác quyết như vậy. Cái tội lỗi Hồ chí minh bán cụ Cụ Phan Bội Châu, thì chúng ta có thể tin là chuyện có thực. Muốn tìm thêm bằng chứng, thì những nhà sử học Việt Nam ở Pháp nên làm sao tìm hồ sơ của mật thám Pháp vào thời đó. Vì cái việc Pháp bắt cụ Cụ Phan Bội Châu là lớn lắm. Coi tìm ra được chứng tích gì không, để xác minh thêm. Đó là tội đầu tiên mà Hồ chí minh phạm phải, đối với dân tộc Việt Nam, là đã bán rẽ cụ Cụ Phan Bội Châu cho thực dân Pháp.
Nhiều người nói cụ Cụ Phan Bội Châu là người yêu nước, mà Hồ chí minh cũng tôn kính cụ Cụ Phan Bội Châu, thế thì tại lại bán đứng một nhà lãnh đạo có uy tín lớn như vậy ?
Tôi xin mạn phép trả lời thế này: đối với chúng ta người dân Việt Nam, thì cụ Cụ Phan Bội Châu là một người yêu nước, là một người rất là đáng kính. Thế nhưng mà đối với Hồ chí minh thì hoàn toàn không phải là thế. Hoàn toàn không phải là thế.
Vì ngay từ 1947, khi mà viết "Những mẩu chuyện hoạt động của Hồ chủ tịch" ký tên là Trần dân Tiên, thì Hồ chí minh coi cụ Cụ Phan Bội Châu không ra gì cả. Hồ chí minh có nói rõ trong quyển sách đó: cụ Phan Bội Châu dựa vào Nhật để đánh Pháp, chỉ là kẻ đưa hổ cửa trước rước beo cửa sau. Hồ chí minh rất coi rẻ cụ Cụ Phan Bội Châu.
Điểm thứ hai, khi bán cụ Cụ Phan Bội Châu xong, Hồ chí minh có điều kiện thâu tóm tất cả các nhân vật ở Trung Quốc về với mình, là vì uy tín cụ Cụ Phan Bội Châu lớn quá, nếu cụ còn sống, thì Hồ chí minh không thể nào ngoi lên được.
Hồ chí minh và đảng CS
thủ tiêu nhiều người quốc gia
Sau này trong cuộc đời Hồ chí minh, chính những người Cộng sản như Hà Huy Tập, Trần Phú cũng đều tố giác HCM cái tội đã làm cho hàng trăm đảng viên Cộng sản bị thực dân Pháp bắt, mà người ta nghi là HCM đã chỉ điểm cho bọn Pháp. Có lẽ vì những việc như vậy, cho nên từ những năm 1933-38, Hồ chí minh bị giam lỏng ở bên Nga, không làm gì cả. Đó là những năm không có một tin tức gì về Hồ chí minh hết.
Sau này, đến khi "cách mạng tháng 8" thành công, thì chúng ta thấy HCM và đảng Cộng sản đã tiêu diệt tất cả những người quốc gia như thế nào, chúng ta cũng đã nắm vững. Rất nhiều người trong giai đoạn đó, từ những học giả như Phạm Quỳnh, nhà văn Khái Hưng, Lan Khai, Tạ Thu Thâu, những người tôn giáo như Đức Huỳnh Phú Sổ, Đảng trưởng Duy Dân, ông Lý Đông A vân vân cũng bị Cộng sản thủ tiêu.
Tất cả những tội lỗi đó, bây giờ nó có những bằng chứng rất rõ rệt, chúng ta không cần gì phải tranh cải nữa, phải không nào! Không cần phải tranh cải về vấn đề đó nữa. Tiếp sau đó, đến những cuộc kháng chiến chống Pháp, có rất nhiều người quốc gia, nhiều người theo chủ nghĩa quốc gia mà không đi theo Cộng sản, cũng bị thủ tiêu, tù đày và chết chóc. Rất là nhiều.
Cải Cách Ruộng Đất:
Tội Ác Diệt Chủng !
Sau khi ký Hiệp định Genève rồi, tiếp đến là Cải Cách Ruộng Đất (www.vlink.com/caicachruongdat). CCRD tôi có thể có thể nói là một cuộc diệt chủng quy mô. Là vì theo tài liệu của chính Cộng sản, thì trong cuộc cải cách điền địa này, 172 ngàn (172,000) người đã bị giết oan. Con số nó lớn quá. Với con số do chính cộng sản nói, thì chúng ta phải thấy rằng là chỉ riêng với cái tội đó thôi, thì Hồ Chí Minh và đảng cộng sản, những người trong Bộ chính trị, là đủ để đưa họ ra một tòa án quốc tế.
Nếu mà có một toà án công minh xét xử, thì tôi nghĩ là Hồ Chí Minh cũng như là toàn thể bộ chính trị của nó, đều phải treo cổ chúng nó mà thôi. Không có bàn luận gì khác cả. Cái tội đó quá lớn! Mà các sử gia thế giới bây giờ cũng phải công nhận đó là tội ác diệt chủng. Tội ác diệt chủng!
Những người nào bây giờ còn bênh vực ông Hồ, còn bàn luận ông ta có phải là người ái quốc hay không, ông ta có yêu nước hay không, ông ta là người quốc gia hay là người cộng sản, cái nào nhiều hơn nào ít hơn…..thì tất cả những bàn luận đó đều vô nghĩa! Nếu mà xét xử công minh, thì riêng cái tội Cải Cách Ruộng Đất thôi đã phải treo cổ Hồ Chí Minh và toàn thể Bộ Chính Trị Đảng CS. Không để sót một ai cả ! Đấy nó là sự thật của lịch sử, nói theo tinh thần rất là vô tư của luật pháp, chứ không phải do vì hận thù gì hết.
Nhân văn Giai Phẩm và
Đánh Tư Sản ở miền Bắc
Sau vụ Cải Cách Ruộng Đất rồi, thì tiếp đến là vụ Nhân Văn Giai Phẩm, đàn áp văn hóa như thế nào. Tất cả mọi tiếng nói đều bị bóp nghẹt. Tất cả những văn nghệ sĩ đều phải sống rất là hèn, đánh mất mình, làm tôi tớ làm công cụ cho dảng cộng sản. Những người nào mà suy nghĩ độc lập một tí, thì bị trù dập, bị đi tù. Toàn bộ nhân dân Việt Nam, toàn bộ văn nghệ sĩ Việt Nam đều mất hết quyền tự do sáng tác. Báo chí các thứ đều nằm trong bàn tay sắt của Đảng.
Thì tiếp theo đó là vụ Đánh Tư Sản ở miền Bắc, thì cũng đã gây ra không biết bao nhiêu là cảnh chết oan! Biết bao nhiêu cảnh tù đày! Sự thật mà nói, sau năm 1954, thì những người giàu có ở Hà Nội thì đa phần đều di cư vào Nam rồi. Còn lại đều toàn là những người vừa phải thôi, không giàu có, thì cũng bị đánh ngay vào tư sản. Có nhiều người tự tử ở trong tù. Có nhiều người nhảy lầu chết. Có nhiều người bị bắt đi tù và bị cướp hết tài sản. Thì đấy cũng lại là một tội lỗi nữa.
HCM ban hành Nghị Quyết 49
tập trung cải tạo không xét xử
Sau này, đến năm 1961, vào ngày 2 tháng 6 năm 1961, thì Quốc Hội CS Việt Nam do Trường Chinh làm chủ tịch lúc đó theo lệnh của Hồ, có ban hành một sắc lệnh, gọi là Nghị Quyết 49. Nghị quyết này cho phép công an và chính quyền địa phương có thể cho đi tập trung cải tạo 3 năm bất cứ một thành phần nào gọi là bất mãn. Không cần đem ra xét xử.
Vì qua thực tế ở miền Bắc mà tôi thấy, thì hàng mấy trăm ngàn người bị tập trung cải tạo như vậy, không xét xử! Vào tù chỉ ba bốn hôm sau là đi trại ngay. Không có hỏi cung nữa. Thì những người này thật sự có làm gì đâu mà hỏi cung! Thì khi mà bị bắt như vậy, thì biết bao nhiêu là gia đình tan nát.
Cho nên vào dịp đó, chúng tôi gọi là mùa xuân gieo khiếp kinh, phá tan nát không biết bao nhiêu là gia đình. Bao nhiêu là thảm cảnh xảy ra ở miền bắc ở lúc đó! Đây là sắc lệnh đặt toàn thể nhân dân Việt Nam ra ngoài vòng pháp luật! Đặt toàn thể nhân dân miền Bắc ra ngoài vòng pháp luật! Sau này đến năm 1975, thì cái sắc lệnh đó, sắc lệnh tập trung cải tạo đó lại được áp dụng ở miền Nam đối với những sĩ quan và những người trong chính quyền Việt Nam Cộng Hòa! Điều này tương đối rõ rệt rồi phải không ?
Coi Nhân Dân như Súc Vật!
Tất cả những cái đó nó xảy ra liên tiếp như vậy cho đến khi HCM chết. Thì cả cái xã hội miền Bắc có thể nói là khủng khiếp: người dân mất hết tất cả quyền làm người, đấy là về mặt tinh thần. Trí thức trở thành tôi tớ, nhân dân trở thành quá súc vật!
Tôi xin nêu thí dụ thế này: thời HCM còn sống, khi Phạm văn Đồng đem gạo ngon của Việt Nam mình đem sang các nước Nga Ấn Độ đổi lấy loại bo bo hay mì mọt, thì nói dối với các nước đó rằng chúng tôi đổi các loại hạt này về là để chăn nuôi. Tức là để nuôi gia súc đấy! Nhưng trên thực tế thì để bán cho nhân dân Việt Nam, nuôi dân Việt Nam! Mà ngay những bo bo và mì mọt đó, cũng phải có tem phiếu thì mới có thể mua được.
Câu nói mà chúng tôi dùng cho việc đổi hạt này, đổi bo bo về nuôi súc vật, coi nhân dân mình như súc vật, không phải là giống Người nữa. Cái này thì những người sống ở miền Bắc thời đó đều thấy thấm thía vô chừng! Ngay cả bo bo cũng không có mà ăn nữa. Cuộc sống nó thê lương đến mức như thế. Đấy là nói về dưới thời Hồ chí Minh.
Bắt bớ tràn lan. Đến nỗi bộ trưởng bộ công an lúc bấy giờ là Trần Quốc Hoàng cũng tuyên bố rõ rệt rằng: Bắt không tính đến lượng! Hễ bắt vào tù càng nhiều bao nhiêu, thì càng có lợi cho Đảng và Nhà Nước bấy nhiêu! Hắn tuyên bố như vậy. Vì người tù làm ra của cải nhiều, mà nuôi họ không là bao nhiêu cả. Nhà tù là nơi sản xuất bội thu, có lợi cho đảng rất nhiều.
Khủng bố xã hội làm cho người dân rất sợ mà khuất phục đảng! Thì đấy là chính sách vô cùng thâm độc của đảng. Thế thì tất cả những cái đó nó xảy ra. Tiếc rằng miền Nam chúng ta cũng như thế giới hồi đó thì rất ít người biết về những chuyện đó. Nghe kể lại thì cũng không tin. Vì không thể ngờ, không thể tưởng tượng được là có cái xã hội quái gỡ như thế phải không nào ?
Những điều tôi nói đó là xảy ra dưới thời Hồ chí Minh. Thế mà chúng nó còn gây chiến, gây chiến tranh với miền Nam! Để theo lệnh của Tàu Nga để bành trướng chủ nghĩa cộng sản, làm thiệt hai năm sáu triệu sinh mạng. Từ những năm 1960 là bắt đầu gây chiến ở miền Nam cho đến 1975. Theo thống kê, thống kê thì chưa đủ đâu, kể cả Nam Bắc, dân thường và cả những binh lính chết, thì con số lên đến 4 triệu. Khủng khiếp, không thể nào tưởng tượng nổi phải không nào?
Hồ Chí Minh không hề bị mất quyền
Tôi muốn nói thêm: với tất cả những tội ác như vậy, thì nhiều người biết quá rồi. Cho nên gần đây có những luận điệu nói rằng Hồ Chí Minh là bị mất quyền với Lê Duẫn và Lê Đức Thọ đã tước bỏ mọi quyền hành, chỉ còn ngồi chơi xơi nước thôi. Cái luận điệu này càng ngày càng lộ ra, có thể một phần là để gỡ tội cho HCM. Nhưng mà sự thật lịch sử đã trả lời rõ rệt là những luận điểm như vậy không đứng vững được.
Tôi sống ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa suốt trong vòng từ thời trước 1954 cho đến năm 1995, thì thường nghe thấy HCM bị giết rồi, Lê Đức Thọ nắm quyền (ny không nghe rõ đoạn audio này) cần vũ khí hiện đại đánh nhau với Mỹ. Trung Quốc lúc bấy giờ có đại loạn. Cách Mạng Văn Hóa năm 1966 kéo dài đến tận 10 năm sau, thì những người lãnh đạo của Trung Quốc như Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình, Bành Chân vân vân, các nguyên soái như Hạ Long, Bành Đức Hoài vân vân lần lượt bị tù bị giết. Thành ra gây ra cảnh xáo trộn rất lớn ở Trung Quốc.
Thế là sự viện trợ cho Việt Nam do cách mạng văn hoá Trung Quốc, có bị giảm sút. Việt Nam lúc bấy giờ hoàn toàn dựa vào Nga, nhưng mà vẫn phải đóng vai là thân với Trung Quốc, chứ không dám công khai chửi bới Trung Quốc. Lúc bấy giờ thì HCM và đảng cộng sản Việt Nam thiên về Nga.
Khi đó, tháng 10 năm 1967, lúc bấy giờ Tố Hữu rất là ghét Trung Quốc, có làm một bài thơ để nói xỏ xiên Mao Trạch Đông. Trong bài thơ đó đại cương kể lại tích Mỵ Châu và Trọng Thủy, nói Mao Trach Đông "trái tim nhằm chỗ để lên đầu, nên nổi cơ đồ xuống vực sâu, chợ trời chân lý không phân biệt, tình nghĩa anh em cũng thiếu thừa", ý nói Mao Trạch Đông mê Giang Thanh yêu Giang Thanh quá cho nên đến nỗi trái tim nhằm chỗ để lên đầu, chỉ gây ra đại loạn khi lãnh đạo cuộc cách mạng văn hóa lúc bấy giờ, do nhóm Dương Thanh cầm đầu.
Bài thơ đó đăng trên báo Nhân Dân thì Hoàng Văn Hoan có viết lại. HCM đọc bài thơ đó trên báo vào buổi sáng, liền lập tức ra lệnh thuộc hồi toàn bộ số báo Nhân Dân lại. Hoàng Văn Hoan viết thêm, khi thu hồi báo Nhân Dân lại sao kịp nữa, 9 giờ sáng mà sau khi phát hành. Cái này tai hại đến quan hệ Việt Trung. HVH viết kể như vậy. Ngay việc như vậy, tháng 10 năm 1967, một người mà "ngồi chơi xơi nước" mất hết quyền hành, liệu có đủ tư thế, đủ quyền uy để mà ra lệnh thu hồi toàn bộ báo Nhân Dân đã phát hành không ?
Chúng ta phải khẳng định mà trả lời một câu rằng không phải tư thế một người ngồi chơi xơi nước mất quyền, bị tước đoạt hết tất cả mọi quyền lực. Đấy là theo nhận xét của tôi. Mà đấy là một chứng cớ để nói rằng HCM chưa mất quyền năm 1967.
Sau đó, bắt đầu sắp sữa bước qua năm 1968, lúc bấy giờ đang chuẩn bị cuộc tấn công Mậu Thân ở miền Nam Việt Nam. Cuộc tấn công Mậu Thân này, theo thư ký riêng của HCM, Vũ Kỳ, có viết lại, thì HCM đi máy bay về Việt Nam về trước hàng tháng rồi. Ra sân bay đón thì có Lê Duẫn, Phạm Văn Đồng và Lê Đức Thọ. Khi về đến chủ tịch phủ, HCM chuẩn bị làm bài chúc Tết. Bài chúc Tết này cũng đồng thời như là cái khẩu lệnh để tổng tấn công vào dịp Tết, mà miền bắc Việt Nam đổi cả lịch nữa, ăn Tết trước một ngày. Để mà tấn công vào dịp Tết Mậu Thân.
VC chôn tập thể dân Huế 1968
Thì mấy câu thơ đó chỉ có 4 câu thôi. Nhưng 4 câu ấy là một khẩu lệnh tấn công. HCM phải cặm cụi sữa chữa hàng mấy tháng trời mới xong. 4 câu thơ đó đại cương kêu gọi đồng bào phải nổi dậy, để mà đánh thắng toàn thể miền Nam Việt Nam. Chỉ có câu thơ ngắn gọn thôi mà mất 5 tháng.
Sau khi về Việt Nam, họp bàn với Bộ chính trị, chuẩn bị tấn công xong xuôi đâu vào đấy rồi. Mà toàn là do HCM chủ tọa các cuộc họp đấy nhé. Thì Vũ Kỳ có kể lại mà. Xong đâu đấy rồi, thì HCM lại trở về Trung Quốc. HCM trở về Trung Quốc thì cũng sắp sửa Tết đến. Chuyện Mậu Thân sắp sữa diễn ra.
Thì lúc bấy giờ, để hỏi ý kiến cuối cùng, để nhận lệnh cuối cùng, thì Võ Nguyên Giáp lúc bấy giờ tuy là mất quyền cũng đã gọi điện thoại cho HCM, mất 2 tiếng đồng hồ trên điện thoại, để bàn về việc đánh Mậu Thân như thế nào. Lê Đức Thọ, trưởng ban tổ chức lúc bấy giờ là tay chân đắc lực của Lê Duẫn, cũng bay sang tận Bắc Kinh để gặp HCM, nhận những chỉ thị cuối cùng như thế nào.
Đêm hôm đó là đêm giao thừa, Vũ Kỳ có kể lại, đêm giao thừa hôm ấy, 2 bác cháu ngồi mở radio ra nghe. Vũ Kỳ kể rằng khi bài thơ chúc Tết của ông Hồ vang lên, mắt ông Hồ sáng lên và rất phấn khởi và vui vẻ nói lên rằng giờ này toàn thể nhân dân miền Nam đang vùng lên, đã nổi dậy!
Tất cả những bằng cớ như vậy cho chúng ta thấy: không phải HCM là người ngồi ở tư thế bù nhìn ngồi chơi xơi nước như mấy ông bạn "xét lại". Một người ngồi chơi xơi nước không bao giờ có cái tư thế như thế cả.
Có người nói rằng HCM không chủ trương đánh miền Nam mà chủ trương hòa bình. Tất cả cái đó càng sai nữa! Chính ông ta đọc bài thơ chúc Tết là cái khẩu lệnh! Khi bài thơ chúc Tết được đọc lên, mắt ông ta còn sáng lên vì sung sướng nữa mà!
Không thể nói ông ta không có chủ trương gây chiến tranh ở miền Nam! Trong tất cả những lời kêu gọi từ năm 1966-1967 mà HCM nói trên đài Radio, mà chúng tôi được nghe hết rằng: phải quyết tâm dù có đốt cháy cả rặng Trường Sơn, cũng phải là đánh chiếm cho bằng được miền Nam! Đó là những bằng chứng hùng hồn, nói lên điều mà tôi có thể khẳng định là ông HCM không hề mất quyền!
Đành rằng có thể là trong vài năm cuối cùng của cuộc đời, do có ốm yếu, nên vài việc nhỏ thì bọn Lê Duẫn Lê Đức Thọ Trường Chinh Phạm văn Đồng qua mặt ông ta. Nhưng về những vấn đề cơ bản, thì HCM vẫn phải chịu trách nhiệm, vì ông ta vẫn là người trực tiếp lãnh đạo toàn bộ công cuộc đánh nhau với miền Nam, cho tới khi ông ta tắt hơi thở cuối cùng!
Với những chứng cớ như thế, không thể nào nói rằng ông Hồ đã bị Lê Đức Thọ Lê Duẫn gạt ra ngoài không cho nắm quyền nữa!
Hồ Chí Minh chuẩn bị trước
chuyện ướp xác
Một điểm nữa tôi muốn nói về cuộc đời HCM. Sự thật mà nói, ngay việc ướp xác không phải một sớm một chiều mà nó xảy ra đâu! Ngay từ năm 1967 đã mới các phái đoàn chuyên gia của Liên sô sang để chuẩn bị ướp xác rồi. Họ biết ông Hồ không sống lâu nữa, cho nên chuẩn bị ướp xác. Chính báo Phụ nữ của Việt Nam có đăng đấy, khi ông Hồ chết rồi ấy mà, thì chuyên viên Liên Sô muốn mang xác của HCM về Mạc Tư Khoa để ướp, vì nó có đủ điều kiện hơn.
Lúc bấy giờ phái đoàn chủ tịch Liên Sô sang Việt Nam, báo Phụ Nữ và chính các chuyên gia LS có kể lại, khi mà muốn mang xác của Hồ về Mạc Tư Khoa, thì Lê Duẫn khóc, nói rằng không thể để mang xác của Hồ đi được, mà phải để ở Việt Nam để làm các việc ướp xác. Vì vậy cho nên phái đoàn LS mới mang tất cả các trang thiết bị sang Việt Nam cấp tốc, để ướp xác cho HCM.
Tất cả những việc này đều có bàn luận và tính toán từ trước cả. Thế còn cái chuyện "sau khi tôi chết, thiêu xác tôi đi" đều là những cái bài vở nói ra mà thôi. Còn cái việc chuẩn bị ướp xác thì HCM biết từ mấy năm trước. Đấy là phái đoàn ướp xác của Liên sô kể lại trên báo chí. Tôi muốn nói cuộc đời HCM nó huyền hoặc, có nhiều cái người ta thêu dệt thêm vào. Nhưng thực chất như thế nào thì chúng ta cứ nói như thế thôi!
Một điểm nữa tôi muốn nhấn mạnh, về đời tư HCM, chúng ta không cần bàn đến lắm đâu, vì cuộc đời con người, cái chuyện trai gái, theo tôi nghĩ, là cái chuyện bình thường thôi. Ông Hồ hay ông Mác hay ông Lênin cũng đều là những con người bình thường như mọi người thôi, rất dễ sa vào những thú vui như vậy. Thế nhưng riêng có một việc, chúng ta không thể bỏ qua được.
Chuyện ông ta lăng nhăng với Nguyễn thi Minh Khai là vợ Lê Hồng Phong này, lăng nhăng với mấy bà người Nga người Pháp, mấy cô Thái Tàu, Tăng Tuyết Minh vân vân, chúng ta có thể bỏ qua được hết, phải không nào.Vì đấy nó là những chuyện sinh hoạt bình thường.
Thế nhưng, riêng cái chuyện đối với công Nông Thị Xuân, là cô gái Tề, mà bây giờ có hình ảnh hẳn hoi, ảnh lúc bấy giờ có hai mươi mấy tuổi đầu thôi, mà được HCM đưa về Hà Nội, có con với HCM. Đứa con bây giờ là Nguyễn Tất Trung đang sống ở Hà Nội.
Cô Nông Thị Xuân bị chết thảm như thế nào? Chuyện đó, HCM ra lệnh cho Trần Quốc Hoàn giết, thì chúng ta cần đưa ra ánh sáng. Nó không còn là chuyện tình ái đơn thuần nữa, mà nó là chuyện giết người! Giết người ! Mà cô Xuân bị giết, vì cô ấy dại dột, cứ đòi công khai hoá cuộc hôn nhân của mình với ông Hồ. Mà công khai hoá làm sao được! Cô Xuân dựa vào đứa con là Nguyễn Tất Trung, đòi công khai hoá như vậy, cho nên cô ta đã phải chuốc lấy một cái chết rất là bi thảm.
Và những người bạn của cô ta, họ hàng cô ta cũng bị giết chết! Thí dụ cô Nông Thị Vàng, Nông Thị Nguyệt đều là bị giết chết tất cả! Những cái này là một vụ án mạnh rất lớn, của một ông chủ tịch nước, phải không ! Cô con gái đáng thương ở tận Cao Bằng về để phục vụ sinh lý cho ông Hồ, có con với ông Hồ, rồi cuối cùng bị giết thảm như vậy!
Cái này, sau này, khi Việt Nam có dân chủ tự do rồi, thì cần phải điều tra, để lôi đích danh thủ phạm ra, chứ không thể bỏ qua được!
Những việc này tôi tin chắc 100% là chuyện thật, vì anh Nguyễn Tất Trung còn sống ở Việt Nam, ảnh cô Nông thị Xuân còn. Mồ cô Nông Thị Xuân còn. Cái xác cô Nông Thị Xuân nếu chưa bị phá huỷ, đào lên bây giờ, thì vẫn còn nhìn thấy vết búa đập lên đầu như thế nào trên xương sọ bị ảnh hưởng. Tôi hoàn toàn tin đó là sự thật.......(...)
Đã rõ nét, không còn cái gì để tranh luận, đi đến kết luận duy nhất đúng là HCM là một tên tội phạm của dân tộc Việt Nam, không hơn không kém!
xem phim Sự Thật về Hồ Chí Minh
www.freevietnews.com
Không nên bàn ông ta là người yêu nước hay không! Không nên bàn ông là là quốc gia nhiều hay cộng sản nhiều! Ông ta có tinh thần dân tộc hay không? Không nên bàn những cái đó nữa! Những sử gia ngoại quốc họ u mê đã đành rồi, nhưng người Việt Nam không được phép như vậy!
Bảo rằng một người có tinh thần dân tộc, thế mà vừa về đến Việt Nam, sau bao nhiêu năm xa nước, năm 1941 về đến Cao Bằng, ở hang Pắc Bó ấy, thì đã làm ngay mấy câu thơ "kia suối Lênin đây núi Mác, hai tay gây dựng một cơ đồ". Bao nhiêu danh nhân Việt Nam, sao không đặt tên, mà đặt têh Mác với Lênin ? Thì đủ hiểu cái tâm hồn của ông ta lúc nào cũng chỉ Mác Lê mà thôi !
Và đến khi ông ta trút hơi thở cuối cùng, ổng cũng ước mong là được về với Mác Lê! Chứ không được về với Vua Hùng, với Trần Hưng Đạo hay được về với Lê Lợi Quang Trung gì cả! Mà ước mơ được về gặp ông Mác ông Lê ! Con người như vậy, thì làm sao còn bàn ông ta là cộng sản hay quốc gia nữa ! Có tinh thần dân tộc, hay ông ta theo cộng sản ? Các bàn luận thành ra trở nên vô nghĩa phải không?
Hơn nữa, chúng ta nói thêm, những người cộng sản bao giờ cũng có cái đặc tính là họ nói như thánh, và đề cao mình như thánh như thần, nhưng thực sự ra, cuộc sống của họ như súc vật!
Phải nói thẳng như vậy !
Thí dụ, ai đến Đức mà xem, đều hiểu rõ ông Mác là người thế nào! Xin lỗi các bạn, sử sách còn ghi rõ, Các Mác là người chuyên đi chơi gái điếm! Ngay cả cô con ở, ông Mác cũng làm cho cô ta có con. Nhưng mà để cho bà vợ Các Mác đỡ ghen, thì ông Engels là bạn, phải nhận là con của mình!
Thế Marx với Engels là những người như thế nào? Họ đề ra "chủ nghĩa cộng sản bình đẵng bác ái, mọi người như nhau, dân tộc bốn bể là nhà, không biên giới, vô sản là anh em tất cả", nhưng thực tế, trong những văn bản bị loại bỏ, Marx với Engels là những người rất là phân biệt chủng tộc, nói xấu Do Thái, coi dân tộc Slaves Bulgary Rumani kể cả người Nga, coi những dân tộc châu Phi châu Úc rất là hèn kém.....
Nguyễn Chí Thiện
Quý vị bấm audio-link này nghe tiếp
toàn bộ audio phát biểu của
thi sĩ Nguyễn Chí Thiện trên
Paltalk ngày 28 tháng 6, 2009
Nếu rời ngươi, dù cụt mất một chân
Chặt nốt một tay, ta cũng không cần
Mà coi đó là điều may mắn nhất
Vì sống gần ngươi là ta mất tất
Vì sống gần ngươi ta thành súc vật.
--- Nguyễn Chí Thiện 1967
Tuổi Già Đất Khách
Huy Phương / Người Việt 24/01/2011
Trong chúng ta, đến tuổi xế chiều, nhiều người đang sống với con, còn vợ, còn chồng bên cạnh còn thấy buồn, nhưng nghĩ đến những vị cao niên, cô độc trong những căn nhà già thiếu sinh khí, nhiều khi không nghe một tiếng nhạc, không nghe một tiếng nói, một tiếng cười trẻ thơ, nỗi buồn ấy càng lớn biết bao !
Toà nhà màu hồng 11 tầng mang số 901 nằm ở góc đường First-Flower, thành phố Santa Ana, như những bao diêm xếp đều đặn, trông có vẻ thiếu sinh khí, buồn nản. Cũng như những chung cư dành cho người cao niên khác, trong những toà nhà này, vì sống đơn lẻ một mình, nhiều người đã qua đời mà không ai hay biết.
Hầu hết chủ nhân những căn phòng trong cư xá là người Việt Nam, một ông hay bà đơn độc hơn là có đũa có đôi. Ðây là loại “nhà già” cho những người cao niên còn đủ sức khoẻ, không cần người hỗ trợ hay chăm sóc về y tế hằng ngày. Qua phòng khách, tôi thấy có 4 bà đều là dân Nam Mỹ, đang ngồi móc hoặc đan len với nhau.
Chúng ta ít thấy người Việt tụ tập trò chuyện hay ngồi với nhau trong phòng khách, hình như người mình thích sống một mình và có những sinh hoạt riêng tư, thường đi ra ngoài hay ở trong phòng một mình. Trên đường lên thang máy, tôi gặp một bà cụ đi walker chậm rãi, yên lặng trên dẫy hành lang đèn sáng. Hành lang dẫn đến những căn phòng trải thảm sạch sẽ, không kém gì những khách sạn hạng sang ở Las Vegas, đèn đuốc sáng trưng, nhưng im lìm, vắng lặng.
Ở chung cư Flower Park Plaza này có một ông già người Việt đơn độc, sống ở đây đã hơn 5 năm ở tầng lầu thứ 10. Ông không có gia đình, con cái hay thân thích ở quanh đây, tuổi già đau yếu, lại sống một mình trên đất khách, ông mang nỗi buồn tha hương, dù là sống giữa một cộng đồng người Việt đông đúc nhất nước Mỹ.
Tôi muốn nhắc tên một người mà độc giả có lẽ ai cũng biết hay đã từng gặp ông, đó là ông Nguyễn Chí Thiện, một người làm thơ và đã trải qua một đoạn đường cay đắng, chông gai, không có tuổi thanh xuân, không có tình yêu và ngay cả những ngày cuối cuộc đời khi ông được đến Mỹ, xứ sở của tự do, Nguyễn Chí Thiện cũng phải chịu nhiều cơn sóng gió, vùi dập ông như một cánh bèo trôi giạt trên sông những ngày mưa bão.
Ông chưa bao giờ lập gia đình như những người bình thường khác, vì năm 22 tuổi đã vào tù lần đầu 2 năm rưỡi, lần thứ hai 11 năm rưỡi, lần thứ ba khi Trung Cộng đánh vào biên giới Việt Bắc, chính sách tập trung những người nguy hiểm đã đưa ông vào lại nhà tù thêm 14 năm nữa, tổng cộng 27 năm.
Thuộc thành phần phản động, chống chế độ, lại bệnh tật thường xuyên, cuộc đời của ông không hề có chỗ cho một cuộc hôn nhân, có quyền được một mái gia đình riêng êm ấm. Ông Nguyễn Chí Thiện thổ lộ, ông chẳng còn thời gian để yêu ai, mà trên đời này cũng chẳng có ai đem lòng yêu ông. Tấm thân ông, cuối đời lại lang bạt quê người, liệu còn ai cô đơn hơn ông nữa.
Trong những thời gian cách khoảng khi ông không ở trong nhà tù là những ngày đói khổ phải lo miếng ăn, mơ ước chuyện vượt biên vào Nam, nhưng phương tiện không có, nghìn người ra đi thì may ra chỉ có một người bơi được qua sông trót lọt. Ý nghĩ của ông Nguyễn Chí Thiện ngày đó là một người đang sống mất tự do không khác gì hơn là một người đang bị chôn sống.
Ra tù năm 1991, bốn năm sau ông được người anh ruột là cựu trung tá ngành tình báo Nguyễn Công Giân, bị tù « cải tạo » 13 năm, đi Mỹ theo chương trình H.O. bảo lãnh cho ông đến Virginia. Năm 1998, cùng với nhà văn Vũ Thư Hiên, ông được cơ quan Nghị Viện Quốc Tế Các Nhà Văn ( International Parliamentary Writers) đài thọ sang “bồi dưỡng” để lấy lại sức khoẻ ba năm tại Paris. Cuốn hồi ký Hoả Lò được viết trong thời gian này.
Năm 2001, ông Nguyễn Chí Thiện trở về Virginia với gia đình ông Giân, nhưng khí hậu ở đây không thích hợp với bệnh tật kinh niên của ông là bệnh phổi, nên ông quyết định về sinh sống tại Nam Cali, nói rõ hơn la tại vùng Little Saigon.
Ông trôi nổi đời ở trọ từ căn nhà nhỏ của nhạc sĩ Hồ Văn Sinh, rồi tới căn Mobilhome với nhà văn Phan Nhật Nam, rồi trở lại với Hồ Văn Sinh, ở đâu cũng có một chiếc giường nhỏ, cái TV và cái bàn viết. Ông tự giặt giũ và thổi cơm lấy cho hai bữa ăn của mình, lẽ cố nhiên là đơn giản đến mức như một người chay tịnh. Cuối năm 2009, ông Nguyễn Chí Thiện được về trú ngụ trong căn chung cư này trên đường First, một căn studio, sở hữu một cái tủ lạnh và tiện nghi bếp núc, phòng tắm riêng cho mình.
Một ngày của nhà thơ Nguyễn Chí Thiện
06 giờ sáng đã thức giấc, nhưng đến 09 giờ mới ra khỏi giường, vì đêm nào cũng phải phải ba giờ sáng ông mới ngủ được. Làm vệ sinh cá nhân xong, pha cho mình một bình trà, ông ngồi vào máy computer đọc báo và nhận gởi thư tín cho đến trưa. Khoảng 13:00 ông mới vo gạo nấu nồi cơm điện rồi hâm thức ăn đã làm sẵn để trong tủ lạnh. Tí bắp cải, tí cà chua, chút cá, chút trứng cho qua bữa, nhiều khi mệt mỏi, buồn bã ông không muốn gượng dậy vào bếp để nấu và ăn cho xong bữa cơm.
Tôi đến thăm ông lúc 15:00 giờ, vào căn bếp để quan sát ông ăn uống ra sao, cho bài phóng sự, chứ không phải tò mò nhìn vào nếp sống riêng tư của ông. Bên bếp chỉ có một nồi cơm nhão khoảng một « cup », chưa có dấu cơm được bới ra, trên bếp là một chiếc « xoong » nhôm để không, còn sạch sẽ. Như vậy là hôm nay, từ sáng ông chưa ăn gì, chỉ mới gượng gạo vò cúp gạo, nấu nồi cơm, rồi ... để đó. Nhà báo chưa đám mở tủ lạnh ra để xem chiều nay ông có gì để ăn không.
Ông cho rằng bây giờ ăn chỉ còn là « nghĩa vụ », không còn thấy thích, vì vậy mỗi ngày phải thường uống thêm nhiều thứ thuốc bổ và ăn bột protein. Ăn trưa xong thì ông đọc sách hay mặc áo quần thật ấm, xuống đường đi bộ loanh quanh vài vòng cho giãn gân cốt. Ông có nhiều bạn bè trong giới văn chương còn nhớ đến ông, thinh thoảng ghé qua chở ông đi dự một hai sinh hoạt cộng đồng cần thiết hay ra ngoài ăn bát phở để thay đổi không khí tù túng của một căn phòng chật hẹp.
Những lúc cần đi mua ít thức ăn, ông xuống đường, lấy chuyến xe bus trên đường First đi về hướng West xuống chợ ABC mua ít thức ăn rồi trở về. Ông cũng chọn bác sĩ gia đình và nhà thuốc ngay trên tuyến đường này.
Từ xưa đến nay, ông chưa bao giờ lái hay sở hữu một chiếc xe hơi vì mắt ông rất kém. Mười lăm năm nay, ông chỉ đi nhờ xe bạn bè, dùng xe bus hay cuốc bộ. Tôi hỏi ông, là một nhà thơ nổi tiếng, được nhiều người hâm mộ, có ai ưu ái, thấy ông sống một mình, không vợ không con, đem thức ăn đến nuôi ông không. Ông Thiện cho biết có vài vợ chồng đến thăm, cũng như một cô cháu xa, thấy ông vụng chuyện nấu nướng nên thỉnh thoảng mang lại cho một món ăn, chứ không có « bà già » nào thuộc « diện tình cảm » cả.
Buổi chiều, mệt mỏi, ông Nguyễn Chí Thiện lên giường khoảng 10, 11 giờ nhưng không ngủ được trước ba giờ đêm. Trong câu chuyện không lúc nào tôi không thấy ông cười. Ông có vẻ mệt mỏi, gầy yếu, da xanh mướt và hình như ông đang có một nỗi buồn lớn lao nào đó chế ngự tâm hồn ông. Tuổi già đất khách : "Ðêm nảo đêm nao tớ cũng buồn ! "
Ông Nguyễn Chí Thiện không có bệnh tật gì trầm trọng, cũng cao máu, cao mỡ như những vị cao niên khác, nhưng cuộc đời ông đã phải 27 năm nằm trong nhà tù, mà lại nhà tù Cộng Sản, 15 năm ra hải ngoại sống một mình, ăn uống thất thường, tình cảm lại cô đơn, lúc nào ông cũng cảm thấy mệt mỏi, buồn bã. Về Mùa Ðông, ông lại hay bị cảm, chóng mặt, nhưng có lẽ tinh thần làm ông xuống sức. Ðó là nỗi buồn dai đẳng theo ông.
Không những thấy buồn, ông Nguyễn Chí Thiện tâm sự lúc nào lòng cũng thấy bồn chồn lo lắng, phải chăng đó là dấu hiệu của bệnh trầm uất, nhất là của một người sống một mình, không có ai bên cạnh để chia sẻ nỗi vui buồn, và càng ngày càng đắm chìm trong nỗi buồn riêng tư ấy. Có khi người ta buồn những cái buồn vô cớ, nhưng cũng có những nỗi buồn có tên đeo đẳng chúng ta suốt cuộc đời. Ðối với nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, ông canh cánh bên lòng nỗi buồn về quê hương.
Năm 1991 khi Liên Bang Xô Viết tan rã, ông Thiện tiên đoán “chậm lắm là năm 2001, nghĩa là 10 năm sau, đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ đi vào bóng tối và Việt Nam sẽ được dân chủ hoá”.
Bây giờ đã năm 2011, chưa có dấu hiệu gì đất nước thoát khỏi sự cai trị của đảng Cộng Sản, mà thân nhân, bà con, bạn bè lần lượt ra đi. Việc hy vọng có một ngày nào được trở lại để thăm làng quê, mồ mả, thân quyến họ hàng càng ngày càng xa, trong lúc đó, tuổi càng ngày càng cao, sức khoẻ mỗi ngày một yếu. Cả một thời tù đày, vất vả, ngay cả miền Bắc ông cũng không biết nhiều, cả cố đô Huế cũng chưa được đến. Nhưng lẽ cố nhiên, nhà thơ chống Cộng này sẽ trở lại Việt Nam khi đất nước có được dân chủ tự do, nhưng với tuổi đời và bệnh tật của ông, hy vọng này càng ngày càng mong manh, vì vậy mà nỗi buồn lớn vẫn còn.
Nhận định về tình hình tranh đấu dân chủ trong nước, ông Nguyễn Chí Thiện cho rằng, cá nhân thì có, nhưng tạo được một phong trào quần chúng thì chưa. Nói về những công việc trước mắt và những chuyện chưa làm được, cá nhân nhà thơ Nguyễn Chí Thiện mong sẽ hoàn thành cuốn hồi ký, nhưng chỉ cô đọng trong vòng 300 trang. Trở ngại là khi ông ngồi trước máy computer lâu để đọc hay viết, mắt đau nhức và ông có cảm tưởng như mắt bị lồi ra.
Ðời sống của một người già ở Mỹ được săn sóc thuốc men, trợ cấp, nhà cửa, thực phẩm đầy đủ, nói chung là không còn phải lo đến cái ăn, cái mặc, nhưng về mặt tinh thần, một người già sống xa quê hương, không gia đình, bà con, thân thích như ông, phải nói là đơn độc, buồn nản. Ðêm nào khó ngủ, ông cũng buồn như nỗi buồn thế sự của nhà thơ Trần Tế Xương:“Ðêm nảo đêm nao tớ cũng buồn!”.
Cũng chịu cảnh tù đầy 27 năm, Nelson Mandela của Nam Phi ra tù, ông có đủ gia đình, vợ con và danh vọng của một tổng thống. Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện cũng ở tù vì tranh đấu chống cường quyền, ra tù, ông chịu cảnh lưu vong, ốm đau và cô đơn trên xứ người.
KÍNH NHỜ QUÝ VỊ PHỔ BIẾN VỀ VIỆT NAM
qua emails, websites, blogs, paltalk, radio
www.freevietnews.com
news,radio,audio,video,cartoons
Từ đáy vực vẫn ươm Hoa Địa Ngục
Ngục sĩ mơ
Sẽ Có Một Ngày
Nửa thế kỷ dài
Thoát tù đày,
Trăm ngàn bài diễn thuyết ...
Đến xuôi tay
Một Ngày còn trong khát vọng
Ngục sĩ ơi
Trời Cali nắng ấm
mà giá ngấm tận tim
Nắng quái kia nhòa nhạt một ảnh hình
Mái tóc bạc, dáng thanh cao...
Chào từ biệt
Một nhân cách của dân tộc Việt
Cương kiên đời oan nghiệt
Núi đá giữa đau thương
Đá hóa thơ, phá cấm cố rào tường
Bay tới tự do
Lấp lánh soi dòng văn chương đất nước
Dòng thơ xuyên suốt thời bạo ngược
Không mỹ từ chải chuốt
Chỉ sự thật, những lời uất uất
Thơ như Người
Uy vũ bất năng khuất
Chào biệt nhé, người thi sĩ của quê hương
Phải vui thôi, không rơi nước mắt
Vui tiễn chuyến hành trình đến thiên đường
Người để lại đời tập thơ bất tử
Và ước mơ bao dung đang chờ giờ lịch sử
“Sẽ Có Một Ngày…
Đứng bên nhau trên mất mát quây quần …
Đặt vòng hoa tái ngộ lên mộ cha ông
Khai sáng kỷ nguyên tã trắng thắng cờ hồng." (thơ NCT
- mythanh -
Tưởng Niệm Thi Sĩ Nguyễn Chí Thiện !
Ôi ! Đêm kinh hoàng
Xích xiềng khua loảng xoảng
Lũ thú người
Cộng sản tựa ma trơi
Nhe nanh
Bên vạn xác người
Đưa miền Bắc vào thời Trung cổ !
Trong tuyệt vọng tối trời
Bổng nở
Một đoá hoa sen rực rỡ
Giữa bùn nhơ
Giơ nắm tay chánh khí
Sáng ngời ngời
Ngòi bút thép
Rực muôn lời thơ thống thiết !
Nguyễn Chí Thiện
Tên đi vào sử Việt
Sỉ khí rạng ngời
Bất diệt thiên thu
Gần ba mươi năm trời
Đày đạo chốn lao tù
Vì dám cất lời
Đòi tự do dân chủ !
Chí cả quên thân
Chống gian manh Cộng phỉ
Vướng đòn thù
Xiềng xích lao lung
Thân gày gò
Như tuổi thanh xuân
Trải bao năm tháng tận cùng gian khổ !
Hoa Địa Ngục
Từ đọa đày bừng nở
Tiếng vọng từ đáy vực
Bổng vang lên
Tố cáo tội ác tận cùng
Của lũ Cộng điên
Lời báo động vọng vang
Gây kinh hòang
Khắp năm châu bốn biển !
Văn hiến ngàn năm
Linh hiển
Giục tòan dân Viêt
Hãy đứng vùng lên
Lửa căm hờn theo gió bảo
Biến thành đạn tên
Lửa đia ngục!
Sẻ thiêu đốt sạch bầy ác quỉ !
Than ôi!
Mấy dòng chánh đạo
Muôn đời còn bừng sĩ khí
Nhắm mắt xuôi tay
Mà vẫn vẹn tấm lòng son
Hoa Địa Ngục
Nước non còn ghi nhớ mãi !
- thibang -
Thành Kính Tưởng Niệm !
- Flowers from Hell, Huỳnh Thông Sanh dịch, 1984. Tác phẩm này đã phát hành với tên là Tiếng vọng từ đáy vực, tác giả khuyết danh, 1980 và Bản Chúc thư Của Một Người Việt Nam, 1981.
Đến năm 2006, tập thơ Hoa địa ngục với hơn 700 bài, tái bản với tên tác giả Nguyễn Chi Thiện.Tác phẩm này đã được dịch sang
tiếng Đức (Echo aus dem abgrund), tiếng Pháp (Fleurs de l'Enfer), và tiếng Hòa Lan (Bloemen Uit de Hel).
Trong lời ngỏ của tập thơ trao cho Sứ quán Anh năm 1979, tác giả viết: "Nhân danh hàng triệu nạn nhân vô tội của chế độ độc tài, đã ngã gục hay còn đang phải chịu đựng một cái chết dần mòn và đau đớn trong gông cùm cộng sản, tôi xin ông vui lòng cho phổ biến những bài thơ này trên mảnh đất tự do của quý quốc. Đó là kết quả 20 năm làm việc của tôi, phần lớn được sáng tác trong những năm tôi bị giam cầm".
Nguyễn Chí Thiện cón hai tác phẩm văn xuôi, một là Hoả Lò (2001, 2007). Bản dịch tiếng Anh của Hỏa lò, Hoa Lo/Hanoi Hilton phát hành năm 2007. Năm 2008, Nguyễn Chí Thiện xuất bản tác phẩm bằng hai thứ tiếng Việt-Anh, Hai Truyện Tù/Two Prison Life Stories.
Không có gì
quý hơn độc lập tự do!
Tôi biết nó, thằng nói câu nói đó
Tôi biết nó, đồng bào miền Bắc này biết nó
Việc nó làm, tội nó phạm ra sao
Nó đầu tiên đem râu nó bện vào
Hình xác lão Mao lông lá
Bàn tay Nga đầy băng tuyết giá
Cũng nhoài qua lục địa Trung Hoa
Không phải xoa đầu mà túm tóc nó từ xa
Nó đứng không yên, tất bật, điên đầu
Lúc rụi vào Tàu, lúc rúc vào Nga
Nó gọi Tàu Nga là cha anh nó
Và tình nguyện làm con chó nhỏ
Xông xáo giữ nhà gác ngõ cho cha anh
Nó tận thu từ quả trứng, quả chanh
Học lối hung tàn của cha anh nó
Cuộc chiến tranh chết vợi hết thanh niên
Đương diễn ra triền miên ghê gớm đó
Cũng là do Nga giật Tàu co
Tiếp nhiên liệu gây mồi cho nó
Súng, Tăng, Tên lửa, Tàu bay
Nếu không, nó đánh bằng tay?
Ôi đó, thứ độc lập không có gì quý hơn của nó!
Tôi biết rõ, đồng bào miền Bắc này biết rõ
Việc nó làm, tội nó phạm ra sao
Nó là tên trùm đao phủ năm nào
Hồi cải cách đã đem tù, đem bắn
Ðộ nửa triệu nông dân, rồi bảo là nhầm lẫn!
Ðường nó đi trùng điệp bất nhân
Hầm hập trời đêm nguyên thủy
Ðói khổ dựng cờ đại súy
Con cá lá rau nát nhầu quản lý
Tiếng thớt, tiếng dao vọng từ hồi ký
Tiếng thở, lời than đan họa ụp vào thân
Nó tập trung hàng chục vạn ngụy quân
Nạn nhân của đường lối “khoan hồng chí nhân” của nó.
Mọi tầng lớp nhân dân bị cầm chân trên đất nó
Tự do, không thời hạn đi tù!
Mắt nó nhìn ai cũng hóa kẻ thù
Vì ai cũng đói món nhục nhằn cắn răng tạm nuốt
Hiếm có gia đình không có người bị nó cho đi suốt.
Ðất nó thầm câm cũng chẳng được tha
Tất cả phải thành loa
Sa sả đêm ngày ngợi ca nó và Ðảng nó
Ðó là thứ tự do không có gì quý hơn của nó !
Ôi, Ðộc lập, Tự do !
Xưa cũng chỉ vì quý hai thứ đó
Ðất Bắc mắc lừa mất vào tay nó
Nhưng nay mà vẫn có người mơ hồ nghe nó
Nó mới vạn lần cần nguyền rủa thực to:
Hồ Chí Minh, chính mi loài quỷ dữ !
Nguyễn Chí Thiện
Mr.357USA từ: USA:
03.10.2012
Trong số hàng ngàn, hàng vạn cô gái đi vào đường Trường Sơn, phần lớn bị chết vì bom đạn, vì bệnh tật, tai nạn. Một trong những cô gái may mắn sống sót Dương Thu Hương lại có khả năng viết văn để kể cho người đời cuộc sống hy sinh kham khổ để rồi chỉ đạt đến được Thiên Đường Mù là thế nào.
Trong số hàng triệu người đi tù thời Stalin, hàng triệu người bỏ xác trong các trại tù Gulag. Trong số người sống sót đó may mắn thay có người có khả năng viết văn như Aleksandr Soljenitsin đã viết sách để cho người đời biết đời sống trong Tầng Đầu Địa Ngục của thiên đường xã hội chủ nghĩa Liên Xô ra sao.
Sự ra đi của ông Nguyễn Chí Thiện là sự ra đi của một nhân chứng về chế độ tù đày dưới chế độ CS. Ông Nguyễn Chí Thiện ra đi, nhưng các vần thơ mô tả đời sống trong trại tù của ông thì sẽ ở lại, và sẽ tồn tại hàng trăm, hàng ngàn năm sau nữa, cho các thế hệ sau biết đã có thời tại Việt Nam con người bị đối xử tệ ra sao.
Yêu thơ Nguyễn Chí Thiện từ: Việt Nam
Chẳng dối lừa đâu phải loài tam vô
Nguyễn Chí Thiện - Bông Hoa trong địa ngục
Thân xác tàn, hồn thơm mãi trong thơ
Ông ra đi rời thế gian trần tục
Để bao người Việt nhỏ lệ tiếc thương
Ngẩng cao đầu trước bạo quyền bất phục
Ông về trời, hãy phù hộ quê hương
Hoa địa ngục
về chốn vô thường
Nhà báo tự do Bùi Văn Phú
Gửi cho BBC từ California
Thi sỹ Nguyễn Chí Thiện, nhà thơ được gọi là “Ngục sỹ” của Việt Nam vừa qua đời vì ung thư phổi vào sáng thứ Ba 2-10-2012 tại Quận Cam, California, nơi ông đã sống từ năm 2001 và
tham gia vào nhiều sinh hoạt đấu tranh chống Cộng ở đây.
Ông được thế giới biết đến qua sự kiện năm 1979 khi thi sỹ vào Sứ quán Anh ở Hà Nội, trao cho nhân viên ngoại giao tại đây tập thơ, yêu cầu họ mang ra khỏi Việt Nam để phổ biến.
Nguyễn Chí Thiện là văn nghệ sỹ bị tù nhiều lần và lâu nhất dưới chế độ Cộng sản Việt Nam, tổng cộng tất cả 27 năm. Ông bị bắt giam lần đầu khi mới ngoài tuổi đôi mươi. Cuối năm 1960, một hôm vào trường dạy thế cho người bạn, ông đã giảng bài trong lớp sử khác với quan điểm của nhà nước ghi trong sách giáo khoa.
Sách viết Liên Xô đã đánh bại Nhật để chấm dứt Thế chiến thứ Nhì, còn thầy giáo Thiện hôm đó lại giảng cho học sinh là Thế chiến chấm dứt do Mỹ đã thả hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki khiến Nhật phải đầu hàng đồng minh vô điều kiện.
Vì lý do đó Nguyễn Chí Thiện bị bắt đi tù. Năm 1964 ông được thả nhưng rồi lại bị giam không xét xử từ năm 1966 cho đến 1977 vì lưu truyền những bài thơ phản kháng chế độ do ông sáng tác.
Trong lần đi tù thứ nhì, ông đã viết thêm nhiều vần thơ vừa châm biếm, vừa chống lại chế độ Cộng sản.
Đưa thơ ra nước ngoài
Khi được ra khỏi nhà tù, ông đã tìm cách đưa thơ của ông ra nước ngoài. Kế hoạch này có nhiều phương án, như ông đã kể lại trong cuộc phỏng vấn dành cho mạng talawas.org vào tháng 11-2007. Ông nghĩ đến chuyện đưa cho linh mục Phạm Đình Tụng tại nhà thờ ở Hà Nội, ông cũng nghĩ đến việc lẻn vào Sứ quán Pháp nhân có liên hoan đón Quốc khánh 14-7.
Các kế hoạch trên không thành, sau cùng ông đã vào Sứ quán Anh ngày 16-7-1979 và trao cho nhân viên ngoại giao ở đó tập bản thảo những bài thơ của ông.
Thơ của ông thoát được khỏi Việt Nam.
Phần ông, sau khi ra khỏi Sứ quán Anh liền bị công an bắt đem vào Hỏa Lò và bị chuyển qua nhiều trại giam trong đó có trại Cổng Trời. Thời gian ở tù ông đã gặp nhiều tù nhân nổi tiếng như Kiều Duy Vĩnh, Võ Đại Tôn, Dương Thu Hương, Hoàng Minh Chính, Nguyễn Thanh Giang, Hà Sĩ Phu… Tháng 10-1991 ông được thả khỏi tù.
Tập thơ của ông được một nhà ngoại giao Anh mang về nước, trao lại cho Giáo sư Patrick J. Honey.
Bản thảo đến được Hoa Kỳ và được in lần đầu tiên tại đây vào năm 1980 với tựa “Tiếng vọng từ đáy vực” do Ủy ban Tranh đấu cho Tù nhân Chính trị tại Việt Nam và cơ sở Thời Tập ấn hành. Liền sau đó có ấn bản mang tên “Bản chúc thư của một người Việt Nam” do bán nguyệt san Tiền Phong phát hành. Cả hai ấn bản đều không ghi tên tác giả.
"Hoa địa ngục"
Tựa tập thơ với tên “Hoa địa ngục” – Flowers from Hell – và tên tác giả của nó là Nguyễn Chí Thiện chính thức biết đến khi học giả Huỳnh Sanh Thông dịch ra tiếng Anh và được Đại học Yale phát hành năm 1984. Rất nhiều trong số 400 bài thơ của ông còn được dịch ra các thứ tiếng Pháp, Đức, Hà Lan, Tây Ban Nha, Hoa, Hàn và Séc. Năm 1985 thơ của Nguyễn Chí Thiện được trao giải International Poetry Award ở Rotterdam, Hà Lan.
Sau khi ra tù cuối năm 1991, nhờ vận động của quốc tế, các tổ chức nhân quyền như Ân xá Quốc tế và sự quan tâm của thế giới, đặc biệt là của cựu Đại tá Không quân Hoa Kỳ Noburo Masuoka nên tháng 1-1995 nhà nước Việt Nam đã cho ông sang Mỹ định cư sau gần nửa đời người sống qua nhiều nhà tù ở Việt Nam.
Sau một thời gian định cư tại Hoa Kỳ, ông được International Parliament of Writers mời sang Pháp ba năm từ 1998 đến 2001. Trong thời gian này ông đã ghi lại những câu chuyện trong tù và được xuất bản trong tập “Hỏa Lò” năm 2001. Tập truyện được dịch ra Anh ngữ mang tựa “Hỏa Lò / Hanoi Hilton Stories” được Southeast Asia Studies của Đại học Yale xuất bản năm 2007.
Ngay từ khi những vần thơ của Nguyễn Chí Thiện được thế giới bên ngoài biết đến thì đã có những nghi vấn cho rằng đó không phải là do ông sáng tác. Theo lời thi sĩ, việc đánh phá đó không phải do cộng sản chủ trương mà do một số người “muốn đề cao vai trò của nhóm Duy Dân, đưa Lý Đông A lên.”.
Những năm gần đây trên một số diễn đàn tiếng Việt còn đề cập chuyện Nguyễn Chí Thiện thật và giả. Trước dư luận này, bà Jean Libby, cựu giáo sư sử học tại các đại học cộng đồng vùng San Jose, một người rất cảm phục và trân quý nhà thơ đã nhờ giới chuyên môn so sánh nét chữ viết, so sánh khuôn mặt ngoài đời và trong hình để chứng minh rằng Nguyễn Chí Thiện đã định cư tại Hoa Kỳ từ năm 1995 là thật và những bài thơ chính là của ông. Bà Libby là người đã được thi sĩ trao lại các tư liệu để lưu giữ.
Thi sĩ Nguyễn Chí Thiện sinh ngày 27-2-1939 và chưa bao giờ lập gia đình. Ông có hai chị và một anh. Một người chị đã qua đời năm 2004 ở quê nhà và một chị hiện còn ở Việt Nam. Anh của ông là một sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã phải đi học tập cải tạo 13 năm sau tháng 4-1975 và hiện định cư tại Hoa Kỳ.
Trước khi qua đời thi sĩ Nguyễn Chí Thiện có ước nguyện theo đạo Thiên Chúa và ông đã được chịu bí tích thánh tẩy và xức dầu theo nghi thức Công giáo. Ông hưởng thọ 73 tuổi.
Tác giả Bùi Văn Phú dạy đại học cộng đồng.
Tháng 11-2007 ông đã có cuộc phỏng vấn
thi sĩ Nguyễn Chí Thiện cho mạng talawas.org
Tôi đọc
Tuyển tập Trần Phong Vũ
Nguyễn Chí Thiện
Hoa Kỳ tháng 10, 2012
Sau thời gian ở tù CS, năm 1995 tôi qua Hoa Kỳ và ngay sau đó qua sống tại Pháp. Trở lại Mỹ nhưng phải mấy năm sau tôi mới chọn định cư ở nam California và mới có cơ hội gặp gỡ, sinh hoạt với nhà văn Trần Phong Vũ.
Tôi đã đọc hầu hết những tác phẩm sau này của anh và hơn một lần nhận lời giới thiệu những công trình trước tác của anh trong những dịp ra mắt đó đây. Riêng tuyển tập thi văn vừa được tủ sách Tiếng Quê Hương ấn hành, cho đến nay tôi mới được biết đến. Giản dị, vì tất cả những tác phẩm do tủ sách chọn để đưa vào tuyển tập lần này đều đã tuyệt bản từ lâu.
Về hình thức, tuyển tập dày 500 trang, bìa cứng in offset bốn màu, trình bày trang nhã. Mặt bìa sau, bên cạnh chân dung tác giả là trích đoạn lời tựa của bà Thụy Khuê.
Mở vào nội dung, tuyển tập gói ghém ba tác phẩm. Trước hết là truyện ngắn và tạp văn Quê Hương Còn Đó do Bách Việt ấn hành lần đầu năm 1983 gồm 16 đoản văn được sáng tác trong vòng bảy năm từ sau tháng tư 1975 đến mùa xuân 1983.
Thứ hai là tâm bút Bên Vực Tử Sinh với 19 bài viết gói ghém những suy tư sâu lắng của tác giả về lẽ sống chết xuyên qua nhãn quan của một tín hữu Công giáo.
Và thứ ba là 39 bài thơ được gom chung trong thi tập Dấu Chân Trên Cát. Một cách nào đó, những bài thơ trong thi tập này là những công trình nối dài để làm sáng lên những cảm nghiệm của anh trong tâm bút Bên Vực Tử Sinh. Hai văn thi phẩm sau này đều được Tin Vui xuất bản lần đầu trong thập niên 90 thế kỷ trước.
Ngoài những văn thi phẩm kể trên là bài mở của tác giả, lời tựa của nhà phê bình văn học Thụy Khuê và lời bạt của nhà văn, nhà báo Mặc Giao, không kể hai bài giới thiệu thi tập Dấu Chân Trên Cát trong dịp ra mắt hôm 01-10-1995 của nhà giáo Lưu Trung Khảo và nhà thơ Viên Linh.
Trong bài mở, tác giả viết:
“Nếu Quê Hương Còn Đó là tấm gương phản chiếu tâm huống của người viết ở khía cạnh đời thường, với những tình cảm, những xúc động ngút ngàn rất nhân loại đối trước những nghịch cảnh nát lòng của kẻ ở, người đi và nỗi bất hạnh của quê hương, nòi giống … thì tâm bút Bên Vực Tử Sinh và thi tập Dấu Chân Trên Cát là hợp âm của một chuỗi những cảm nghiệm, những tiếng nói chân thành và tha thiết của tác giả trước những câu hỏi ngàn đời về thân phận con người khi đối mặt với sự sống và sự chết.”
Qua mấy giòng ngắn ngủi trên đây, Trần Phong Vũ muốn nói lên những điểm cốt lõi gói ghém trong hai giòng tư tưởng của anh trong tuyển tập. Trước hết là những suy tư, trăn trở của một người tị nạn cộng sản sau những năm tháng đầu rời bỏ quê hương lưu lạc xứ người. Thứ đến là những cảm nghiệm mang tính siêu nhiên khi người viết đắm hồn vào cái bí nhiệm của kiếp người bên kia lằn ranh sinh tử.
Giòng tư tưởng thứ nhất được khơi dậy và được nuôi dưỡng bởi tâm tình thiết tha yêu mến đối với quê hương nòi giống. Đấy là tâm trạng đau đớn, hụt hẫng của tác giả, và cũng là của cả triệu đồng bào Việt Nam, trong sớm chiều bị bứt ra khỏi môi trường sống quen thuộc của một miền nam tự do, dân chủ, an bình, thịnh vượng, bỏ lại sau lưng những người thân kẻ thuộc bất hạnh phải cam đành sống dưới một chế độ bạo tàn, độc ác.
Tháng tư năm 1975, khi hay tin bộ đội cộng sản tiến chiếm Sàigòn, giữa chốn lao tù cộng sản, chính bản thân tôi cũng đã chia sẻ trọn vẹn tâm trạng trên đây. Vì thế, trong những vần thơ của tôi bật ra trước tình huống thương đau ấy có những câu như:
“Cả nước đã quy về một mối,
Một mối hận thù, một mối đau thương!...
Hạnh phúc, niềm mơ, nhân phẩm, luân thường,
Đảng tới là tan nát cả!...”
Và tôi đã kết thúc bài thơ bằng hai câu:
“Miền Nam ơi từ buổi tiêu tan,
Ta sống trọn vạn ngàn cơn thác loạn!”
Trong những truyện ngắn Định Mệnh, Hồi Tưởng, Cơn Mê, Hạt Cát và những đoản văn Vũng Lầy Ký Ức, Những Mùa Xuân Giấu Mặt Trên Quê Hương, tác giả đã gửi gấm vào trong đó tất cả nỗi niềm tâm sự xót xa đau đớn của anh. Nó là những nỗi niềm rất riêng tư, nhưng cũng lại là những gì hết sức chung đối với kẻ ra đi cũng như người ở lại, trong số có cả triệu người bị chế độ mới đẩy vào chốn lao tù và hàng trăm ngàn người khác đã bỏ xác chốn rừng hoang hay vùi thây giữa lòng biển cả.
Đối với tôi, giòng tư tưởng thứ hai trong tuyển tập Trần Phong Vũ là một giòng tư tưởng độc đáo, xưa nay ít tìm thấy nơi những tác giả khác. Nó khởi dẫn từ một tâm hồn tôn giáo nhưng cũng rất nhân loại, luôn khắc khoải trước sự chóng qua, ngắn ngủi của đời người để miệt mài đi tìm một lối thoát cho kiếp nhân sinh bên kia bờ cõi chết. Nhà phê bình Thụy Khuê đã cảm nhận thật rõ điều này cho nên trong lời tựa, bà viết:
“Đọc anh, tôi hiểu, từ lâu anh đã thoát khỏi vòng tục lụy. Đã từ lâu, cuộc đời đối với anh chỉ là cõi tạm. Đã từ lâu, anh va chạm cái chết thường xuyên. Có lần anh đã phóng xe qua biên thùy cõi chết và trở về bình yên, cho nên với anh tất cả chỉ là phù du, là ảo ảnh, kể cả cuộc đời.
Đọc anh, tôi hiểu, tất cả triết lý sống chỉ vỏn vẹn trong nghiã ‘thương yêu’ Thiên Chúa giáo. Anh là một tín đồ. Tôi là người ngoại đạo. Đức tin của anh lớn lao như trời biển…”
Cũng vì thế, trong một chừng mực nào đó, thơ văn Trần Phong Vũ quả đã có tác dụng đánh động lòng người đọc ông. Chính nữ sĩ Thụy Khuê cũng đã công khai ghi nhận điều này khi bà viết:
“… chữ nghĩa của anh đã xuyên vào tâm tôi qua những làn sóng ngầm không tên, không biên giới. Anh đã tạo được một cõi tâm, cho những người sống trên cõi tạm, bằng thơ, bằng truyện, bằng lời.
… tôi gặp anh trong cái thành thực của chữ nghiã, trong cái cố chấp của lập luận. Nơi anh cố chấp cũng là một thực tình.
Tình yêu nhân thế mà anh thể hiện trải dài trong tác phẩm, từ thơ văn, truyện ngắn đến tự sự, tâm bút... nẩy ra trước mắt tôi, ngời lên như một ánh sao băng, trên nền trời tăm tối của ngày đời.
(…) Tất cả thoắt ngời lên trong anh như một sáng thế xuân, như ngọn đuốc soi đường ngàn thế kỷ. Tất cả bỗng rực lên ngọn lửa Yêu Thương không bao giờ tắt..”
Bàn về giá trị nội dung truyện ngắn và tạp văn Quê Hương Còn Đó của tác giả họ Trần ở hai khía cạnh nhân bản và văn chương, các nhà văn tên tuổi như Mai Thảo, Võ Phiến, Thanh Nam, Lê Tất Điều, Lê Huy Oanh, Nhật Tiến đã nói tới nhiều (xin đọc lại những trích đoạn ở cuối tác phẩm). Riêng thi tập Dấu Chân Trên Cát, trong dịp giới thiệu ở Trung Tâm Công Giáo Giáo phận Orange năm 1995, cả giáo sư Lưu Trung Khảo và nhà thơ Viên Linh đều gợi nhắc tới giòng thơ Hàn Mậc Tử tiền bán thế kỷ trước.
Theo nhà thơ Viên Linh thì:
“Kể từ Hàn Mặc Tử thú nhận: “Maria, Linh hồn tôi ớn lạnh” và qua những vần thơ khác, người ta coi Hàn là một thi nhân đã nghe được tiếng gọi của Thiên Chúa trong những giây phút đau đớn tuyệt vọng nhất đời ông.
Trong suốt thời gian quen biết anh Trần Phong Vũ khoảng hơn 30 năm qua, chúng tôi không sống gần nhau nên không rõ anh đã trải qua những nỗi tuyệt vọng, đau đớn nào trong đời. Nhưng, qua tâm sự dàn trải trong suốt thi tập Dấu Chân Trên Cát, tuồng như anh cũng đã nghe được tiếng gọi mà Hàn Mặc Tử đã nghe. Quả thật, với tôi, từ nhiều thập niên qua, đây là lần đầu tiên tôi phát hiện một thi tập ở trong giòng thơ Hàn Mặc Tử.”
Giáo sư Lưu Trung Khảo cũng có những nhận định tương tự khi đọc thi tập Dấu Chân Trên Cát của Trần Phong Vũ. Theo ông, vượt lên trên những tình cảm đối với gia đình, bằng hữu và nhân loại là Tình Yêu và Niềm Tin tác giả đã đặt trọn vào Thiên Chúa.
“... Với bài “Tạ Từ” tác giả DCTC đã nói lên tất cả Niềm Tin của anh sau những tháng ngày đi hoang trong thời trẻ dại để biết hồi đầu đáp lại tiếng gọi tự Trời cao:
“…Thôi hết nhé, một thời xa u uẩn,
Đốt cuộc đời trong giông bão đam mê!
Bụi trầm luân che khuất nẻo đi về!
Cho quên lãng chìm sâu vào kỷ niệm
Xin từ giã những ngày xưa biền biệt,
Những ngày xưa tội lụy mãi đong đầy!
Đời trôi xuôi mà tay vẫn trắng tay,
…Cho hy vọng nở trong hồn mở cửa.
Thôi đã hết tháng năm dài trăn trở,
Để từ đây dứt khoát bước theo NGƯỜI:
Đấng muôn xưa vẫy gọi mãi không thôi,
Hỡi quá khứ từ nay chào mi nhé!” (Tạ Từ)
Về chủ điểm này, ở một khía cạnh nào đó, thơ Trần Phong Vũ mang những nét đặc thù khác xa –nếu không muốn nói là vượt trội- thơ Hàn Mặc Tử. Trong khi thơ HMT, hình ảnh Trinh Nữ Maria, Chúa Giêsu mang khuôn mặt tuy trang trọng, uy nghi nhưng lại lạnh lùng xa cách, khiến người thơ “ớn lạnh” chỉ dám đứng xa xa chiêm ngắm, thì trong thơ TPV, diện mạo Ngôi Hai Thiên Chúa được diễn tả như một người bạn, một người anh, môt người Thày chí nhân chí ái và gần gũi để con người an tâm tìm đến coi như chỗ tựa nương, nhờ cậy trong những lúc khổ đau tuyệt vọng. Niềm cậy tin và tâm thái khiêm nhường, phó thác của tác giả bộc lộ rõ ràng nhất trong những bài Gọi Bình Minh, Bơ Vơ, Lời Thầm”
Trong lời bạt viết cho tuyển tập, nhà báo, nhà văn Mặc Giao nêu lên câu hỏi:
“Có nên gọi tập thơ Dấu Chân Trên Cát
là thơ triết lý không?”
và ngay sau đó, ông tự trả lời:
“Gọi thế e bị cười là đao to búa lớn. Nhưng khi nói về thân phận của con người, suy nghĩ về đời này và đời sau, là đi vào phạm trù triết lý rồi. Tôi không dám phong thần cho nhà thơ (kiêm nhà văn) họ Trần, nhưng riêng tôi, tôi thấy có nhiều bài thơ nặng tính triết lý trong tập Dấu Chân Trên Cát của anh.
Tôi biết làm thơ triết lý khó thành công lắm, nhưng không phải là ai cũng sợ, không dám làm, dù biết mình không phải là Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều, tác giả Cung Oán Ngâm Khúc, một tập thơ triết lý duy nhất thành công trong văn học Việt Nam, đã diễn tả nỗi phù trầm của con người bằng khởi đầu ‘Thảo nào khi mới chôn nhau. Đã mang tiếng khóc bưng đầu mà ra’, và kết thúc ‘Trăm năm còn có gì đâu. Chẳng qua một nấm cỏ khâu xanh rì’.
Buồn. Nếu không có đức tin thì thật khó có được cái tâm an nhiên để sống. Trần Phong Vũ có đức tin, nên đã vượt qua bao khó khăn của cuộc đời, để đạt tới cái tâm an nhiên tự tại ấy giữa những cơn ‘gió bão’ không ngừng gào réo quanh mình. Đó không phải là một triết lý sống hay sao?”
Tôi cũng là người làm thơ. Nhưng hầu hết thơ tôi được ghi lại trong cảnh tù đầy, mang nặng những đau thương, uất nghẹn của thân phận những con người đang phải sống dưới ách thống trị bạo tàn, cay nghiệt của tập đoàn cộng sản. Nó là những hiện thực trần trụi, đơn sơ, không có tu từ văn chương, đọc thấy ngay, hiểu ngay. Mục đích duy nhất của thơ tôi chỉ là tố giác tội ác cộng sản, vì thế đặc tính nghệ thuật trong đó thuộc hàng thứ yếu, có cũng được mà không có đối với riêng tôi cũng không sao.
Thi tập Dấu Chân Trên Cát của Trần Phong Vũ khác hẳn. Đó là những ngôn từ, vần điệu của một tâm hồn chan chứa tình người, trĩu nặng những suy tưởng, những chiêm nghiệm sâu sắc, tinh tế về niềm tin tôn giáo, về kiếp nhân sinh cùng lẽ sống chết ở đời. Khi đọc cần phải có một sự trầm lắng mới có thể cảm nhận được những tâm tình hàm ẩn trong đó qua chữ nghĩa, hình tượng, nhịp điệu đặc sắc, riêng biệt của tác giả.
Ngòi bút của Trần Phong Vũ rất đa dạng. Ngoài truyện ngắn, tâm bút và thi ca, ông còn là người viết biên khảo, nhận định và bình luận thời sự, chính trị quen thuộc trong cộng đồng Việt Nam tị nạn. Ngoài hàng trăm bài viết được đăng trải trên mạng, trên các tạp chí, trong đó có nguyệt san Diễn Đàn Giáo Dân mà nhà văn họ Trần là chủ bút trong suốt 12 năm qua, tôi rất tâm đắc những tác phẩm anh viết về Linh mục Phan Văn Lợi và Giáo Hoàng Gioan Phaolô đệ nhị. Điều đáng nói là cả hai tác phầm "Phan Văn Lợi, Người Là Ai?" và "Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Vĩ Nhân Thời Đại" của anh tôi đều là người được hân hạnh giới thiệu, trong những lần ra mắt độc giả ở nam và bắc California trong nhiều năm trước.
Được quen biết, sinh hoạt và trao đổi, tâm tình với anh trong nhiều năm lại được đọc văn, thơ và những bài viết của anh, tôi thấm thía nhận định của Gustave Floubert: “Văn là người, là máu huyết của tư duy, tình cảm”.
Nam California
những ngày chớm thu 2012
NCT
Được biết một buổi sinh hoạt Văn Học nhằm giới thiệu Tuyển tập Trần Phong Vũ với bà con đồng hương nam California dư liệu sẽ tổ chức tại Trung Tâm Công Giáo Việt Nam Giáo Phận Orange, địa chỉ 1538 N. Century Blvd, Santa Ana, CA 92708 (góc đường Harbor và Westminster) lúc 1 giờ 30 chiều Chúa Nhật 11-14-2012.
Kính gửi hương hồn Bạn Tù Nguyễn Chí Thiện,Bạn tù Võ Đại Tôn, Nguyễn Chí Thiện
khi nhận được tin Bạn đã ra đi ngày 2.10.2012
Võ Đại Tôn
TẠM BIỆT BẠN TÙ NGUYỄN CHÍ THIỆN
Một vài bi thuốc lào
Ném qua khung rào kẽm.
Ông bạn ơi,
Bọn mình bụng teo mắt kém
Tôi có thấy gì đâu ?
Trong vũng lầy địa ngục thâm sâu
Tôi chỉ nhặt được Tình nhau, thông cảm.
Tôi : xà lim số 8, tay trong còng số 8,
Còn Ông nằm số 7, thở ra Thơ.
Thoáng nhìn nhau qua khung cửa tò vò
Hai bóng ma chập chờn, lạng quoạng.
Ông miền Bắc, tôi miền Nam, chung kiếp nạn
Cùng toàn dân lũ lượt vào tù.
Tôi từ hải ngoại, vượt rừng núi thâm u
Trong một phút sa cơ đành ôm hận.
Giờ quanh tôi chỉ toàn rệp rận
Nhưng còn Thơ – và Bạn mới trong Đời.
Giữa đêm khuya, thoáng nghe giọng khàn hơi
Gõ vách tường, Ông “trao” vần, chuyển vận.
Bóng tối trùm đen, tôi “cảm” lòng hưng phấn
Đánh thức Nàng Thơ, “đáp” lại vài câu.
Bóng cai tù, sè sẹ dép râu
Đang rình rập. Nàng Thơ vờ im tiếng.
Dòng sông Đời nước trôi bến chuyển
Ta lại cùng nhau chung kiếp lưu vong.
Từ Mỹ sang Âu, đến Úc, quay vòng
Cười kể lại chuyện thuốc lào, gai kẽm.
Giọng Ông vẫn khàn, mắt Ông vẫn kém
Nhưng còn Thơ, đúc đạn xuyên thù.
Ông : hai mươi bảy năm tù
Tôi : mười năm có lẻ.
Nhưng sá gì chuyện Đời, như gỡ ghẻ,
Miễn lòng son dâng hiến Núi Sông.
Rồi Sông Con về Biển Mẹ xuôi dòng
Khi Đất Nước bừng Xuân cùng vũ trụ.
Giờ ngồi bên nhau, cười vang vui thú
Không cần xua ruồi muỗi vẫn vây quanh.
Ta rít thuốc lào, mặt vẫn còn xanh,
Nhưng tim nóng, vẫn hồng chung huyết mạch.
Dân Tộc ta còn nhục nhằn, đói rách
Nhưng còn Hoa từ đáy ngục bừng lên. (Hoa Địa Ngục)
Một Đời Thơ không màng đến tuổi tên
Chỉ Tâm Nguyện góp hương đường Tổ Quốc.
Rồi hôm nay, tôi cảm lòng cô độc
Nhìn mây trời thấy bóng của Ông xa.
Thơ của Ông : từng viên đạn vút qua
Nghe tiếng rít, cùng hơi cười khản giọng.
Tôi cúi nhìn, chỉ thấy còn một bóng
Bạn tù xưa, còn lại chỉ riêng tôi.
Thơ còn đây, xin gửi mấy vần thôi
Ông đã hiểu lòng tôi qua Lẽ Sống :
- Đời Vô Thường, chỉ là hơi thoáng mộng
Nhưng trọn Tình, xin giữ mãi, bên nhau.
Dù bến Quê hay lưu lạc địa cầu
Ta vẫn mãi còn Thơ vì Dân Tộc !
Tạm biệt Ông
Đời sẽ qua cơn lốc
Trước sau gì cũng hẹn Bến Xuân Quê !
Võ Đại Tôn
3.10.2012 Úc Châu.
Ghi chú : Tôi bị tù tại trại Thanh Liệt (B-14) ngoại ô Hà Nội, 10/1981-12/1991, phòng giam số 8, Khu D, một thời gian có biết Ông Bạn Nguyễn Chí Thiện ở phòng giam số 7, cùng Khu D.
FAREWELL TO A TRUE FRIEND :
NGUYEN CHI THIEN
Poet, imprisoned by the Vietnamese communist regime
for 27 years).
Võ Đại Tôn
(English translation by PHƯƠNG ANH)
Through barb wires we shared
Shag tobacco scarce.
O dear Friend
With empty guts and twilight eyes
All hopes lost.
Despaired in the depths of hell’s fire
Naught but Friendship desired.
Cell 8, in shackles, I slumped !
From 7, your whispered poems so near
To numb Sorrow that threatened like beaten drums.
Fate that dealt us both to hell’s hound
Care not North you came nor the South I was found.
Now two shades through cracks in prison walls
Skeletons barely human opt stand tall.
Yet we’d each to the other our poetry
Thick in the night you’d recite
Rhymes to bring me respite.
Hope awakened to poems I replied.
As jailers paced, silence fall
To the quiet rhythm of midnight’s call.
Flow the constant meandering river of life
On the edge of a knife
Again our fate crossed
In search of freedom.
Motherland we lost
Scattered to the World !
Your voice still hoarse with eyes still poor
Barbed wires and tobacco will pour
From memories to good time
And Rhymes,
The sword/bullet to pierce enemy’s heart.
Your twenty seven years, a prisoner of conscience
Plus my ten odd years, we beget
Our birth, our land, our spirit
All to naught less we forget.
Our hope to a new spring
Yet our Nation’s pride unanswered,
Our people’s cry still suffered.
You’d given your life to poetry
In hope of freedom light our country !
Alone
Now that you are gone
Passed beyond.
I still hear the sound of your laughter
Your poems, like sword/bullets to pierce the soul
A beacon that beckons lost ghouls.
One last rhyme, one last lament I offer :
- Life is a dream, a fleeting moment
Life is Love, treasured and shared
Life is a Song, to lift the spirit.
A poem that heals the soul
Whether home or on distant shore
We have our poems , our heritage.
Farewell my Friend
Until we meet again
On the shore of our Motherland !
Vo Dai Ton
Australia, 3 Oct 2012
Chân dung nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ( 1995 )
by sculptor Phạm thế Trung, Toronto - Canada
Vietnamese poet spent years in prison camps for failing to respect
Communist Party line
Quynh Dao
NGUYEN Chi Thien, a Vietnamese dissident poet, has died in a Santa Ana hospital in America after an acute illness. He was 73. He was one of Vietnam's longest-serving prisoners of conscience, having spent 27 years in various prison camps in North Vietnam.
Born in Hanoi in 1939, Thien initially welcomed the victory of the Ho Chi Minh-led resistance to the French in 1954 that spelt the end of colonialism in Vietnam. The country was subsequently divided into two: the communist north backed by China and the Soviet Union, and the liberal south backed by the US.
Photo: Simon O Dwyer
Vietnamese dissident
Poet Nguyen Chi Thien.
Thien, who had graduated from the Hanoi Faculty of Letters, was asked by a teacher friend in 1960 to substitute for him in a history class. He was horrified to find that the textbook claimed it was the Soviet Union that had defeated the Japanese army and ended World War II. He told the class it was the United States that defeated Japan in 1945 after dropping two atomic bombs on Hiroshima and Nagasaki.
This landed him in prison for 3½ years. Stripped of pen and paper, he composed his poems in his head and committed them to memory, sometimes by reciting them to his jail mates.
In 1966, he was jailed again, this time for more than 11 years after his ''reactionary'' poems were circulated in Hanoi and Hai Phong. He lamented the communist victory over South Vietnam in 1975:
We are now united in one block of suffering
We are now united in one block of hatred
O South Vietnam the day of your loss
I suffer from one thousand, ten thousand agonies.
Thien was released in 1977 but was under constant police surveillance. In 1979, fearing that he might not live if imprisoned for a third time, he determined to try to have his poems taken out of Vietnam.
He ran into the British Embassy in Hanoi, shouting ''I'm not crazy! I'm not crazy!'' at the startled staff. The lanky and dishevelled man pulled out from under his shirt a thick roll of paper - his hand-written collection of 400 poems - and asked British diplomats to ferry it out to the free world. For this, he spent 12 years in prison, mostly at the infamous Hanoi Hilton, where senator John McCain was once held.
His poetry first appeared in the US in the early 1980s under the title A Cry from the Abyss, then published as Flowers of Hell when it was translated into English French, German, Dutch, Spanish, Chinese, Czech and Korean.
Thanks to the international following this generated, Thien won the Rotterdam International Poetry Award in 1985. In 1988, he also won the Freedom to Write award.
Amnesty International adopted him as a prisoner of conscience in 1990. Thien was finally released in 1991 and resettled in the US in 1995, the same year he was honoured by Human Rights Watch. In exile, he published two short-story collections, Hỏa Lò (Hanoi Hilton) and Hai Truyện Tù (Two Prison Stories), and continued to speak out against communist oppression in his homeland.
His jailers had told him they would rather keep him alive and see him suffer. He described his survival and his eventual release to freedom as a miracle.
Thien dreamed:
A day will come when we can throw away
The guns, the shackles, the Communist Party
and their bloody flag
A day will come when we can reverse our tragic fate
And wake up from our nightmare.
Among Thien's jail mates was a prominent human rights advocate, Father Nguyen Van Ly, a Catholic priest. Father Ly's bravery and grace in the face of adversity touched Thien deeply. Before he died, Thien asked to be baptised as a Catholic.
With LA TIMES, BBC
and VOICE OF AMERICA Online
Chu Tất Tiến
(Sunday, November 09, 2008 )
Chuyện Trung Hoa kể rằng một hôm mẹ Tăng Sâm đang ngồi quay tơ, thì bỗng nhiên một kẻ hớt hải chạy vào bảo:
- Tăng Sâm giết người!
Mẹ Tăng Sâm chỉ liếc qua kẻ báo tin rồi tiếp tục làm việc, vì bà biết rằng Tăng Sâm là đứa con hiền hòa, chưa bao giờ biết cãi lộn, đánh nhau, làm gì có chuyện giết người.
Một lúc sau, một kẻ khác lại chạy đến, báo:
- Tăng Sâm giết người!
Bà mẹ hơi giật mình. Tự nhiên bà hơi lo lo, nhưng vẫn tiếp tục làm việc.
Khoảng một tuần trà sau đó, lại có kẻ hớt hải chạy vào, bảo:
- Tăng Sâm giết người!
Bà mẹ bỗng bật dậy và hốt hoảng chạy ra khỏi nhà.
Câu chuyện nói lên được rằng bản tính con người hay cả tin. Nếu cứ tiếp tục nhồi nhét mãi một điều nói láo đến đâu vào đầu người ta, cũng làm cho ngay cả kẻ vững tin bị ảnh hưởng.
Năm 1613, Niccolò Machiavelli, người thành Florence, viết cuốn "Ông Hoàng" (The Prince) để giúp kế cho ông Hoàng của ông ta có cơ hội chiến thắng và trở thành lãnh tụ vĩ đại nhất của nước Ý. Cuốn sách đã ghi chép lại tất cả những mưu mẹo mà một lãnh tụ phải thi hành. Khi nói về việc chọn lựa giữa được dân chúng thương yêu hay bị khiếp sợ, Machiavelli viết: "Vì con người là vô ơn, hay thay đổi, giả tạo, hèn nhát, và tham lam, cho nên tạo sự sợ hãi thì an toàn hơn là tạo sự thương yêu."
Niccolò Machiavelli đã nêu lên những đặc tính xấu xa (thú tính) của con người và làm kiểu mẫu cho Hitler để viết cuốn Mein Kamp, trong đó, Hitler cô động lại những phương pháp tuyên truyền, tẩy não con người nói chung, hầu bắt con người phải phục tùng mệnh lệnh một cách tuyệt đối. Một công tác mà Hitler đặc biệt nêu lên là "cứ nói dối, nói dối, nói dối mãi thì thiên hạ sẽ tin." Hitler còn phân tích kỹ hơn về việc nói dối này và cho rằng "nói dối nhỏ, thì sẽ bị người ta mắng chửi, nhưng nói dối những sự việc to lớn, thì người ta sẽ tin ngay."
Cuốn "Ông Hoàng" và cuốn "Mein Kamp", sau đó, được các lãnh tụ độc tài, độc ác, và gian xảo áp dụng. Trong đó có Hồ Chí Minh. Nhiều nhân vật thân cận Hồ Chí Minh đã cho biết là Hồ Chí Minh coi hai cuốn sách trên như sách gối đầu giường. Tên lãnh tụ độc tài, độc ác, và gian xảo này đã áp dụng rất nhiều mưu lược của hai tác giả kia. Về văn học, họ Hồ đã bịa ra tên Trần Dân Tiên để tự mình ca tụng mình. Họ Hồ cũng đạo văn, ăn cắp thơ của người khác rồi đứng tên mình.
Trong bài viết "Những phát hiện thêm về Hồ Chí Minh", nhà văn Dân Chủ Trần Khải Thanh Thủy đã cho biết "Bản án chế độ thực dân Pháp" được viết bởi 5 người: Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh, và Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh). Trong số 5 nhân vật này, Nguyễn Ái Quốc là kẻ học dốt nhất, nhưng về sau, lại "chôm" tác phẩm này, và biến thành của riêng mình. Những câu "Không có việc gì khó. Chỉ sợ lòng không bền. Ðào núi và lấp biển. Quyết chí cũng làm nên" là ăn cắp của sách Ấu học ngũ ngôn thi. Câu nói cửa miệng của họ Hồ: "Vì lợi ích mười năm trồng cây, trăm năm trồng người" cũng là câu của Quản Trọng thời Ðông Chu Liệt Quốc: "Một năm trồng lúa, mười năm trồng cây, trăm năm trồng người."
Trong mục đích Trăm năm trồng người này của Hồ Chí Minh, có việc "nói dối, nói dối, nói dối mãi" thì người ta sẽ tin, và "nói dối nhỏ, thiên hạ sẽ mắng chửi, nhưng nói dối lớn, người ta sẽ tin." Bởi vậy, các lãnh tụ Cộng Sản mới dựng lên nhiều chuyện thần tiên như chuyện em bé tẩm xăng vào người để làm nổ tung kho đạn Tây và khuếch đại những chuyện Kim Ðồng, Lê Văn Tám, chuyện chiến sĩ dùng thân lấp lỗ châu mai, dùng thân người chặn bánh xe đại bác, khích động nhân dân liều mạng theo họ. Những năm cải cách ruộng đất, cán bộ dựng chuyện để cướp đoạt tài sản nhân dân, tiêu diệt cả nửa triệu người không toàn tâm toàn ý theo Cách Mạng.
Chiến lược nói dối này đã được liên tục sử dụng trong suốt cuộc chiến tranh Việt Nam, đến nỗi sau 1975, người dân miền Nam đã cười bò lăn về những huyền thoại đại khái như "Phi cơ ta núp trong mây, chờ phi cơ địch đến, thì xông ra, bắn hạ", "trong ngày Cách Mạng Mùa Thu, chiến sĩ anh hùng của ta dùng súng lục bắn hạ những tên Pháp ở trên các nhà cao tầng chung quanh lễ đài chết như rạ", "một mình cháu ngoan Bác Hồ dùng súng trường bắn hạ sáu tầu bay Con Ma của địch", hoặc "một tiểu đội các chiến sĩ gái đã hạ nguyên một Tiểu Ðoàn Lính thủy Ðánh Bộ".
Sau ngày trình diện đầu tháng 5/75, một Giáo Sư trường Quốc Gia Hành Chánh khi gặp người viết đã đau khổ nói: "Anh xem, trước mặt một số các Giáo sư Tiến Sĩ như chúng tôi, mà mấy tên đến tiếp quản dám huênh hoang bảo chúng tôi về nhà, để chậu nước trước cửa, chờ trăng lên, nhìn vào chậu nước, sẽ thấy cờ Liên Xô trên mặt trăng đó! Tôi đau lòng quá! Bọn ngu xuẩn thế mà thắng được chúng mình!"
Phương pháp nói dối một cách trơ trẽn này cũng được áp dụng công khai trong cả nước để nhốt các thành phần chế độ cũ tại các trại cải tạo. Mới đầu, chúng cho các hạ sĩ quan đi học 3 ngày xong cho về nhà, thơ thới hân hoan. Sau đó, ra thông cáo toàn quốc là các sĩ quan cấp Tá trở lên đi học một tháng. Khi các sĩ quan cấp Tá chưa về, thì ra lệnh cho sĩ quan cấp Úy đi học mười ngày. Ðọc những thông báo công khai trên hệ thống truyền thanh, truyền hình, báo chí của Nhà Nuớc đã được phổ biến khắp thế giới như thế, hầu như 99% sĩ quan chế độ cũ tự động nộp mình, để rồi chết tức tưởi trong các nhà trừng giới, tẩy não, hay sống sót sau 5, 10, 15, 20 năm tù ngục khốn khổ.
Những bài học công khai trong các trại tù tẩy não này cũng là những bài nói láo kinh thiên, động địa. "Nước ta rừng vàng, biển bạc. Nhà nước ta quân đội anh hùng. Chủ Nghĩa Xã hội khoan dung với toàn bộ Ngụy Quân, Ngụy quyền, dù cho tội ác của chúng Trời không dung, đất không tha" để sau đó bắn người như bắn chim. Rồi những lần chuyển trại, các cán bộ quản giáo đều ăn mặc sáng chói, lên Hội trường tuyên bố long trọng: "Các anh về nhà, nhớ lao động tốt nhé. Phục vụ Xã hội, để trở thành những công dân tốt nhé!" để sau đó, từ nhà tù khổ sai này đến trại trừng giới khác, những người tưởng là "hồ hởi" về nhà để thành công dân tốt đó đã lần lượt chết rục trong rừng sâu, núi thẳm. Kẻ bò được về nhà thì chỉ có da bọc xương và tiếp tục chịu quản chế thêm nhiều năm nữa. Có kẻ vừa về đến nhà thì được lệnh đi Lao Ðộng Xã Hội Chủ Nghĩa thêm vài năm.
Bởi vậy, mới có hàng chữ "Chủ Nghĩa Xã Hội, Xạo Hết Chỗ Nói, Xếp Hàng Cả Ngày, Xếp Hạng Con Người, Xuống Hàng Chó Ngựa."
Ðiều đau khổ hơn cho dân tộc là sau khi đã vượt biên, vượt biển, di tản, di dân sang đến nước ngoài được hơn 30 năm, chiến dịch Nói Láo để đàn áp cộng đồng hải ngoại, làm cho cộng đồng tan rã, dẹp tan ý chí chống Cộng, hỗ trợ cho phong trào đấu tranh cho Dân Chủ tại quê nhà vẫn còn được tiếp diễn, chưa lúc nào ngưng.
Ðiển hình là vụ Nguyễn Chí Thiện.
Sau khi nhà thơ chống Cộng, người dũng sĩ trong thi ca, người chấp nhận hy sinh tính mạng cho sự Thật và Công Lý Nguyễn Chí Thiện ra đến nước ngoài, lập tức một phong trào nói láo bùng lên, tố khổ Nguyễn Chí Thiện là giả mạo. Nhưng rồi, trước sự thật không thể chối cãi, nhà thơ Nguyễn Chí Thiện vẫn vững vàng trước những lời nói dối vô căn cứ đó. Vì người trí thức đều hiểu, không thể nào mà CIA, FBI, Bộ Ngoại Giao, và cơ quan Di Trú của Mỹ lại ngu xuẩn, thiếu sót đến độ để lọt một nhân vật Cộng Sản, một gián điệp Cộng Sản sang nước Mỹ một cách huy hoàng như vậy. Không thể nào mà các cơ quan Văn Hóa Quốc Tế lại ngu hơn một số tay nói láo hải ngoại để tặng những tưởng lục, những ghi danh cho một tên Cộng Sản, một kẻ đạo văn.
Không thể nào mà các cơ quan an ninh quốc gia lại thiếu thủ tục để cho một tên Cộng Sản, một kẻ đạo văn vào các văn phòng Chính Phủ hay Quốc Hội, nói chuyện khơi khơi. Không thể nào mà nước Anh, với những Sherlock Home, lại mời kẻ đao văn đó qua chơi, và long trọng tặng những tờ tuyên dương có tính cách quốc tế. Không thể nào những cơ quan Văn Bút quốc tế đều vừa mù vừa điếc vừa ngu cứ tặng hết tờ biểu dương này đến tờ ngợi khen khác cho một kẻ đạo văn không ai khám phá. Từ đó, chiến dịch nói láo kia chìm xuống. Ðược mười mấy năm, không có tiếng súng nào nhắm vào Nguyễn Chí Thiện.
Ðột nhiên, một đợt nói dối mới bùng ra.
Triệu Lan viết: Vì "người Việt tri âm hãy lặng ngắm Quốc Hoa Việt, chúng ta mới biết được rõ ràng là tri âm ngữ với tri âm hoa". Vì vậy trong công cuộc đấu tranh đòi hỏi chúng ta phải hiểu và biết để: "sống sâu sắc, sống triệt để, sống sáng quắc, sống bộc liệt, sống oai hùng".
Những ai từng học chữ Quốc Ngữ, viết luận văn, chắc chưa bao giờ trong đời lại thấy một đoạn văn chương quái dị như thế này. Quốc Hoa Việt là chi?
Tri âm ngữ với tri âm hoa? Chắc phải hỏi đức Khổng Phu Tử đội mồ sống dậy mới hiểu tác giả này muốn ám chỉ cái gì. Còn sống sâu sắc, sống triệt để, sống sáng quắc, sống bộc liệt là sao? Muốn sống sáng quắc, chắc phải luôn bật đèn pin trong túi?
Chính những lưỡi dao găm "sáng quắc" này cứ liên tục dẫn đường cho thêm vài bài viết dài dằng dặc những ngôn từ đao to, búa lớn của một số cao thủ hải ngoại từ Bác Sĩ đến Tiến Sĩ, từ nhà báo đến nhà văn, từ những kẻ có tên trên diễn đàn văn chương đến những người chưa bao giờ được Vua biết mặt, Chúa biết tên.
Họ dùng mọi thủ đoạn băm, vằm, chặt, mổ trong văn chương nhằm triệt hạ nhà thơ Nguyễn Chí Thiện đến tận gốc. Nghĩa là muốn nhà thơ này, hoặc biến khỏi cuộc đời, chui vào hang động mà ở, hay treo cổ lên cây, sau khi tự thú là mình đã bắt chước Bác Hồ muôn vàn kính yêu làm công việc đạo văn, ăn cắp thơ của một người vô danh nào đó, chưa hề được ai chứng minh trong cuộc đời.
Họ tự dựng lên một nhân vật Vô danh là tác giả thật đã chết trong tù. Họ bắt nhân vật Nguyễn Chí Thiện hiện tại phải trở thành một con người kiểu mẫu, hoàn hảo tối đa để, nếu là Thiện thật, thì sẽ phải hành động, suy nghĩ theo một qui tắc do họ đặt ra. Nếu là Thiện thật, thì phải làm thơ, không được đổi sang viết văn. Nếu là Thiện thật, phải thuộc lòng bài tiếng Pháp cho dù đã vài chục năm trôi qua. Nếu là Thiện thật, phải viết chữ như thế này. Nếu là Thiện thật, không được thách đố ngược lại kẻ đã thách đố mình. Nếu và nếu... Nếu Thiện hiện tại mà không đáp ứng được những Kiểu Mẫu của một con người Thiện được sinh ra từ trí tưởng của họ, thì đúng là Thiện giả!
"Cứ nói dối, nói dối, nói dối mãi, thiên hạ sẽ tin." Ðể cho hoàn hảo việc tiêu diệt một người liều thân chống Cộng, những kẻ nói dối đã tìm cách triệt hạ luôn những ai lên tiếng bênh vực cho công đạo. Họ muốn Thiện giả này cô đơn, một mình đứng ngơ ngác giữa hàng trăm lưỡi dao cũng như ngày xưa Thiện thật đã đứng một mình trong ngục tù đầy quái thú. Vì không từ nan một thủ đoạn nào để cho công cuộc nói dối của họ được kết quả, họ đã bôi lọ cả những nhân vật Dũng Sĩ khác như Luật Sư Bùi Kim Thành, người vừa được Mỹ bốc đi từ ngục tù Cộng Sản. Những lời nói dối kinh thiên động địa được tung ra liên tục, ngày này qua ngày nọ, phủ chụp lên bóng của nhóm người cô đơn bên cạnh Nguyễn Chí Thiện.
Kết quả của việc nói láo không khác chi trong chuyện Tăng Sâm. Càng ngày càng có nhiều kẻ nghi ngờ Thiện Thật là Thiện Giả. Càng ngày càng có thêm những kẻ cho rằng nhóm người bênh vực Nguyễn Chí Thiện, đếm không đủ mười ngón tay, là những kẻ thiếu trí thức, nếu không nói là cùng một phường tuồng gian xảo.
Ôi! Buồn thay cho một đất nước đã bị Cộng Gian dầy vò tơi tả, người tha hương lại còn bị đánh phá tả tơi như những chiếc mền rách. Chỗ này rì rào.
Chỗ kia chê trách. Vài kẻ tự xưng là kẻ sĩ, trí thức cũng bị lời nói "Tăng Sâm giết người" kia ám vào đầu óc, nên cũng nổi cơn, biểu diễn trí tuệ, bói bài, bới chữ, kết tội lăng xăng. Não của họ đã bị tẩy, mắt của họ đã bị mù, nên không thể nhìn thấy một điều căn bản rằng, chẳng có ai ngu xuẩn chịu "khổ nhục kế" 27 năm trường để mong rằng mười mấy năm sau, có ngày sang Mỹ, để làm tay sai cho Cộng nô. Chẳng có một tên tay sai cộng sản nào cứ dùng văn thơ chống Cộng, không những không làm lợi cho Cộng Sản, mà còn làm cho chế độ rung chuyển mười mấy năm triền miên, chưa ngừng nghỉ.
Chẳng có một tên lừa bịp nào nghĩ rằng mình cứ ăn cắp thơ văn của người khác rồi đi khắp ta bà thế giới, quảng cáo cho những bài thơ ăn cắp ấy mà không sợ có ngày bị phát giác, thân bại danh liệt, bị độc giả nhổ vào mặt Mà đạo văn chống Cộng như thế thì có lợi gì? Lãnh lương hàng tháng hay hàng năm? Ðược nhà, được cửa? Vợ con, bố mẹ ở quê nhà được vinh thân phì gia? Bán sách mua nhà lầu? Ðược thiên hạ vỗ tay cho vui? Hãy nhìn vào cuộc sống Nguyễn Chí Thiện, mười mấy năm ở bên Mỹ, vẫn sống lặng lẽ, không nhà, không xe, không vợ, không người yêu, không cả hộp thư điện tử.
Nhận được đồng nào do anh em đưa đến, lại lụi hụi gửi về quê nhà cho những người đấu tranh cho Dân Chủ, vẫn còn trong vòng tù ngục. Nguyễn Chí Thiện, con người mà số phận Cô Ðơn vẫn luôn cô đơn trước các đợt sóng tấn công của kẻ ác, kẻ nói dối, những kẻ không sợ nhận Khẩu Nghiệp, Ý Nghiệp vào thân, chẳng coi lời Phật dậy vào đâu, những kẻ không sợ Ngưu đầu Mã diện cắt lưỡi, đổ lửa vào mồm, những kẻ không nghĩ đến ngày Chúa sẽ quăng vào lửa đời đời, chỗ chỉ có khóc lóc và nghiến răng.
Than ôi! Thực tế, lịch sử thế giới là một chuỗi hành trình thắng lợi của những kẻ ác. Từ Ðông sang Tây, từ ngàn xưa đến ngày nay, hàng hàng lớp lớp xương trắng của lê dân vô tội, chồng chồng chất chất, trong khi ngai vàng của những kẻ ác cứ huy hoàng, chói lọi.
Dân tộc Việt Nam, từ khi bà Âu Cơ chia tay với người yêu, đến nay đã hơn 40 thế kỷ, vẫn cứ tiếp tục chia lìa trong tư tưởng.
Nhưng, như người xưa đã nói: "Thấy việc trái mà không cản, thì là làm trái. Thấy việc phải mà không làm, thì cũng là làm trái."
Vậy, Nguyễn Chí Thiện ơi! Anh cứ đi lên! Chúng tôi vẫn đi sau lưng anh! Kệ thây những tên Tăng Sâm giết người!
--- Chu Tất Tiến .
Tình Mơ
Anh yêu em, anh chỉ nói thế thôi
Nói thế thôi cũng đã thừa rồi
Vì tình ái đâu cần ngôn ngữ
Tình từ tim, mà ngôn ngữ từ môi
Anh yêu em, em đã hiểu lâu rồi
Em đã hiểu từ ban đầu gặp gỡ
Anh hỏi thăm đường, em trỏ lối, thế thôi!
Em hiểu anh trong dáng dấp bồi hồi
Trong ánh mắt ngập ngừng xao xuyến
Em hiểu anh trong nắng chiều lưu luyến
Em hiểu anh tù tình mới đâm chồi
Từ hạnh phúc còn như bỡ ngỡ
Trong hồn anh quen nếp đau thương...
Có những đêm trăng óng ánh trên đồng
Trăng tắm sáng lên đầu em tóc rối
Trăng lấp ló qua hàng cây gió thổi
Em là vầng trăng ngọc của đời anh
Anh không em, anh sẽ sống âm thầm
Như những tối trăng vàng lặn bóng
Đi bên em nghe ái tình đập sóng
Trong lòng anh hạnh phúc chan hòa
Ôi phút giây không thể xóa nhòa
Giây phút ấy, tình em chói tỏa
Ở trong anh, và tất cả xung quanh!
Anh hôn em, em ngạt thở vì anh
Nhưng em biết lòng anh say đắm quá
Gì ngây ngất bằng hôn lên đôi má
Mịn như hoa và đượm hương da!
Nắm tay em bao đau khổ phai nhòa
Khắp vũ trụ chỉ còn thương mến
Tình của em nhiệm mầu vô bờ bến
Hôn anh hầu tàn úa lại rờn xanh
Đời anh như chim hót trên cành
Tươi mát tựa màu xuân thơm ngát
Bừng cơn mơ, trăng lạnh đã lên cao...
Gió ngoài song hiu hắt thổi vào
Rơi mấy cánh hoa đào trên chậu sứ...
Bố Tôi và
Người Tù Nguyễn Chí Thiện
Vũ Triều Nghi
Vận nước nổi trôi, dòng đời nào khác chi giông bão cùng với nghiệt ngã của chiến tranh, những bất hạnh dồn dập đến với gia đình chúng tôi.
1945, cậu em trai tôi chào đời vào năm đói Ất Dậu. Bố Vũ Thế Hùng bị Việt Minh bắt. Mẹ tôi, nào khác hạt bụi giữa cuồng phong, bỗng một sớm một chiều chấp nhận lầm than, tảo tần, buôn thúng bán bưng, vất vả đi theo nuôi bố qua bao nhiêu trại tù. Sau này bố tôi tâm sự "không có mẹ thì bố mất xác đã lâu, còn đâu tới ngày hôm nay mà gặp các con nữa".
Không liên hệ gia đình, không là bạn tù, có lẽ mẹ tôi là người biết về Nguyễn Chí Thiện sớm nhất là vì vậy.
Ba anh em chúng tôi lớn lên bằng tài chánh eo hẹp, lần lượt cô dì này đến chú bác khác cưu mang. Ôi, những ngày vàng son thuở ấy, một "giấc Nam Kha khá bất bình...". Năm người trong gia đình chúng tôi, mỗi người một ngả, thậm chí hơn cả nửa thế kỷ rồi mà cũng hiếm khi xum họp dưới một mái nhà kể từ khi "đất bằng dậy sóng" 1945. Ông anh huynh trưởng của tôi, năm 5 tuổi đã nhập học trường Dòng, anh lớn đi theo tiếng Chúa gọi, nay trở thành Linh mục Mathieu Vũ Khởi Phụng của biến cố Giáo Xứ Thái Hà, Hà Nội, mà gần đây báo chí đã tốn khá nhiều giấy mực viết về anh.
Ngày em đi, anh niềm vui Chủng viện,
Buổi em về Linh mục đã phong sương !!
Nỗi đau còn hằn mãi trong tâm tưởng, tôi đâu ngờ rằng cậu em trai duy nhất của tôi, một ngày tháng Tư đen 1975, lại nối gót bố 30 năm xưa cùng với Sàigòn hấp hối, em tôi trở thành người tù cải tạo với gần 8 năm dài bóc lịch !
Tôi ư ? Một cánh bèo trôi dạt mãi trên sông, hay phận mình là áng mây phiêu bạt, để rồi, rời quê hương thật sớm, bỏ lại cậu em trai dãi nắng dầm sương trong quân ngũ, bỏ lại bố mẹ già ở miền Bắc xa xôi, tôi đâu còn nhớ mặt, ngày ly tan tôi mới hai tuổi đầu. Bấy giờ một mình vượt Thái Bình Dương :
Đất Mỹ,
Trời Âu xa lắm
Nơi rừng sâu
Người cha rầu rầu
Thường đem ảnh con mình ra ngắm
Đó là những dòng thơ Nguyễn Chí Thiện diễn tả về tôi khi thấy bố già ngắm hình đứa con gái. Anh làm quen với tên T.N. từ đấy, bởi đó là niềm vui của bố và của một anh tù thuở "mắt trũng chân phù" trong trại tù Phong Quang.
Đất Mỹ, trời Âu xa lắm, nổi trôi mãi chẳng ngừng. Đây những ngày xuân xa xứ, hồn tả tơi tựa những cánh hoa đào rơi lả chả bên dòng Potomac đẫm rong rêu ! Đây trời Arlington buốt giá, đôi bờ tuyết phủ. Từ mùa hạ Chicago nắng cháy đỏ da, tôi trôi dạt về chiều El Paso mưa buồn xót mắt. Cứ thế tôi đã đánh mất bao nhiêu mùa xuân trong đời, rồi tôi dừng lại đây với hơn 18 mùa sương phủ trên chiếc cầu lạnh giá Cựu Kim Sơn. Để rồi "xin nhận nơi này làm quê hương". Một ngày tỉnh mộng nghe tim mình ray rứt thương về mảnh đất hình chữ S. Mùa xuân 1992, tôi trở về cố quận.
Lòng như cơn bão, giữa rừng người đứng ở phi trường Tân Sơn Nhất kia, có bố mẹ già còm cõi mà gần nửa thế kỷ tôi mới được tái ngộ. Có ông anh trịnh trọng trong bộ áo Dòng, có cậu em trai gầy gò răng rụng, với mái tóc bạc màu tù cải tạo.
Bố đón tôi bằng dòng nước mắt lăn dài trên khuôn mặt hom hem, bàn tay gầy guộc đặt trên vai tôi. Bố hỏi "Con có nghe câu thơ này chưa"? Rồi bố đọc chậm rãi :
Thân không trời đất mà mưa gió
Lòng chẳng gươm đao cũng chiến trường
Thế đó ! Là phút giây hội ngộ của gia đình chúng tôi lần đầu tiên trong đời, đủ được 5 người.
Tôi xa Hà Nội không phải "năm em mười tám khi vừa biết yêu" mà là khi cô bé 11 tuổi phải rời trường Saint Paul, nay rất gần Tòa Khâm Sứ. Tuổi thơ tôi di cư vào Nam với bao nỗi nhọc nhằn. Bây giờ Hà Nội xưa của tôi hiện ra trước mắt, sao bỗng dưng tôi nghe vị mặn ở bờ môi. Một Hà Nội đưa tôi vào lạc lõng, một Hà Nội của Trịnh Công Sơn với cây cơm nguội vàng và hồn tôi ngỡ ngàng xa lạ. Tôi đi từ ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác, khi đặt chân lên thềm nhà của bố mẹ. Căn nhà nhỏ mốc meo rêu với mùi ẩm mốc khó chịu. Tất cả hiện ra cảnh nghèo khó tới rợn người. Thế mà bố mẹ tôi hân hoan ra mặt. Bố cười bảo tôi :
"Con ở ngoại quốc về chắc thấy chỗ này ghê rợn lắm. Từ ở tù ra gần cả chục năm rồi, bố mẹ sống đạm bạc đã quen, nhà thờ Hàm Long ngay đầu phố, tiện lắm. Bố muốn con hiểu rằng, căn nhà nghèo khó này đã từng tiếp đón những người bạn trí thức tuyệt luân, lại đầy nhân ái và tình người. Bố mẹ yêu những người ấy như ruột thịt. Con sẽ lần lượt gặp họ, ai cũng muốn gặp con đấy, vì bố đã nói nhiều về con trong những năm tháng tù đày. Này nhé, nhiều tên tuổi lừng danh con nên kính phục -Phùng Cung, Hoàng Cầm, Nguyễn Hữu Đang, Nguyễn Chí Thiện và còn nhiều nữa trong nhóm Nhân Văn Giai Phẩm, con có nghe tên họ chưa" ?
* Nghe thì nghe nhiều rồi đó, nhưng chả bao giờ tôi lại nghĩ rằng, mình may mắn gặp được những nhân tài này. Rồi bố giới thiệu : Nguyễn Chí Thiện, người bạn tù lâu năm, người bạn vong niên của bố. Tôi quan sát anh, định cất tiếng chào "Thưa chú"... nhưng anh gạt đi -"Gọi bằng anh nhé. Chị quên là tôi gọi bác là bác kia mà, tôi không lớn hơn chị lắm đâu". Tôi ngồi lắng nghe bố đọc thơ anh làu làu, rồi hai người say sưa luận bàn thơ phú. Tôi không quen với thể thơ của Nguyễn Chí Thiện, nên im lặng nghe bố kể :
"Con chưa biết nó đâu, dáng dấp lừng khừng là thế, lại gầy ốm tong teo như cây sậy, mà can đảm không lường. Bố phục nó, dám một mình vào sứ quán Anh bất chấp nguy hiểm, miễn sao thơ nó được lọt ra nước ngoài. Còn ở trong tù, mà nó dám làm thơ có thể chết người con ạ. Trong tù, đứa nào cũng đói rã ruột, thế mà đứa nào cũng tử tế với bố, nhường từng miếng khoai sùng, sắn sượng cho bố vì thấy bố già nua. Chúng nó là những anh hùng bất chấp gian nan, bố phục lắm".
Rồi bố cười : T.N. là đề tài cho Thiện nó làm thơ đấy. Tôi bắt đầu có chút cảm tình với anh, bỗng anh ngập ngừng hỏi tôi : "Muốn nhờ chị một điều, không biết chị có nhận lời không" ? Tôi e ngại -"Anh cứ nói". "Chị có thể đem tập thơ của tôi ra ngoại quốc được không ? Ít bài thôi".
Tôi chưa biết trả lời ra sao thì anh lại tiếp : "Gặp bác và chị thế này, ngoài kia khối con mắt dòm ngó đấy, nhưng tôi ở tù quen rồi, nên cóc sợ".
Câu nói của anh làm tôi hoảng vía, bởi năm 1992 nào phải như bây giờ, bất trắc nào cũng có thể xảy ra, nên tôi thẳng thắn từ chối : "Thôi anh ạ, đừng buồn nhé. TN. không dám đem đâu. Xin cho em hai chữ bình an để trở về Mỹ trót lọt".
Một thoáng thất vọng trong mắt anh : "Thôi, thế này, Trần Nhu chắc là có tập thơ của tôi đấy, chị hỏi hộ ông ấy nhận được chưa" ?
-"Vâng, chuyện đó thì được".
Người kế tiếp tôi gặp là Phùng Cung, tôi đọc được chút gì trìu mến cho tôi nơi anh. Bằng một mẩu giấy màu vàng nhàu nát, anh ứng khẩu rồi viết luôn :
Bé Triều Nghi, bé Triều Nghi,
Mắt cười, đọng vẻ phân kỳ ngày xưa.
Mẩu giấy đó tôi còn giữ mãi.
Người bạn kế tiếp của bố là Nguyễn Hữu Đang. Ông không làm thơ tặng tôi, chỉ bắt tay tôi cười khan rồi nằm dài chửi đổng chế độ.
Ngày từ biệt bố mẹ trở lại Mỹ, bố nhắn với theo : "Nguyễn Chí Thiện khá lắm. Thằng ấy khí khái anh hùng, con giúp được gì cho nó thì làm, nó hết lòng với bố trong tù đấy".
Trở về Mỹ, cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại bắt đầu quyên góp để yểm trợ cho anh và tôi thường xuyên có mặt. Thời gian thấm thoắt, có lẽ thơ anh bắt đầu có tiếng vang bên trời Âu. Năm anh đến bến bờ tự do, cộng đồng Việt khắp nơi đón rước anh, tên anh nổi như cồn qua hàng loạt bài diễn văn. Tôi mừng thầm.
Nguyễn Chí Thiện nay đã nổi tiếng, và tôi tự nhủ : Chắc anh đã quên tôi. Thật cảm động, tôi nghĩ lầm về anh, cú điện thoại đầu tiên vồn vã : -"T.N. đấy ạ, Thiện đây ! Nhờ thưa với bác, Thiện tới Mỹ bằng an nhé" !
Một niềm vui lớn lao cho tôi khi thấy anh toại nguyện. Tôi cười, mừng anh, đồng thời nhắn rằng, T.N. sẽ không có mặt trong những buổi diễn thuyết của anh, bởi tôi không thích đám đông và không làm chính trị. Từ đó, mỗi lần về Bắc Cali, dù không gặp nhau thì vẫn là những lời thăm hỏi chí tình.
Nguyễn Chí Thiện, mỗi lần gặp anh là tôi mường tượng ra lần đầu hội ngộ với anh, với bố già trong căn nhà nghèo khó ở Hà Nội, và tôi đã từng khuyên anh "cẩn thận nhé. Nay anh làm dâu trăm họ rồi đấy", vào năm 95 khi vừa đặt chân trên đất Mỹ.
Nay thì câu nói ấy đã hiệu nghiệm. Ở một nơi tự do ngôn luận, tự do báo chí trên mảnh đất quá nhiều tự do này. Tôi biết rằng anh đang gặp dữ nhiều, lành ít. Tôi từ chối không đọc những bài báo nói không trúng về anh. Hôm qua tình cờ gặp một nhà thơ cao tuổi, bác Hà Thượng Nhân, bác bảo : "Sao cô không lên tiếng cho Nguyễn Chí Thiện". Tôi thiết nghĩ, tôi lên tiếng là đã quá thừa, bởi nhà văn Phan Nhật Nam, giáo sư Jean Leaby đã viết quá đầy đủ về anh rồi. Sự thật vẫn là sự thật. Anh Thiện ơi, càng cao danh vọng càng dày gian nan ! Thôi thì, đó cũng là định luật sống.
Viết những dòng này cho anh, bố già nay đã miên viễn, Nguyễn Hữu Đang cũng vô thường, mà Phùng Cung thì đã "hạt bụi nào hóa kiếp thân anh". Chỉ còn lại một Nguyễn Chí Thiện ở tuổi hoàng hôn, thế mà cây muốn lặng sao gió không ngừng. T.N. nhớ mãi lời bố khi giới thiệu anh "Thằng ấy khí khái, anh hùng, con có dịp hãy đọc thơ nó, bố phục nó lắm".
Đấy, lời một người bạn tù nằm xuống chắc đã làm anh vui. Viết những dòng này gửi tới anh khi ngọn gió đầu đông đón chào mùa xuân trên đất Mỹ, tôi thấy thương bố V.T.H. vô cùng, thương những người chiến sĩ chiến đấu bằng ngòi bút cho lý tưởng tự do, trong đó có anh Nguyễn Chí Thiện.
Ta đau trời Phong Quang
Ta giận tràn Vĩnh Phú
Oán hờn một thuở Lao Kai
Từ ta lưu lạc dấu giày
Lời thơ phẫn nộ vẫn say sắc thù
Thương ai ngưỡng cửa ngục tù
Xác thân nghiệt ngã đời hư ảo đời
Những dòng thơ này xuất phát tự đáy lòng tôi gửi tới bố V.T.H. và các anh cùng chung chí hướng. Tôi nợ anh một lời tạ lỗi năm nào đã không dám đưa thơ anh đi. Tôi nợ anh bao ân tình cho miếng khoai mẩu sắn anh nhường cho bố tôi dạo ấy. Mùa xuân này xin anh nhận nơi tôi một đóa hồng cho người tôi ngưỡng mộ : nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, người bạn vong niên của bố tôi mà sinh thời, bố từng thán phục và mến thương.
TRIỀU NGHI
Và sau đây là bài thơ Nguyễn Chí Thiện
kỷ niệm về trại tù Phong Quang
BÓNG HỒNG DƯƠNG THẾ
(Tặng Triều Nghi)
Có người thiếu nữ mắt bồ câu
Lưu lạc, ly hương từ độ xuân thì
Đất Mỹ, trời Âu xa lắm
Nơi rừng sâu
Người cha rầu rầu
Thường đem ảnh con mình ra ngắm
Đêm tù
Âm khí âm u
Những chàng trai mắt trũng chân phù
Thơ thẩn cầm nàng trong tay
Cầm cả mùa xuân hạnh phúc
Bóng hồng dương thế xa bay.
NGUYỄN CHÍ THIỆN, 1996
Đồng Lầy
Ngày ấy, tuy xa mà như còn đấy
Tuổi hai mươi, Tuổi bước vào đời
Hồn lộng cao, gió thổi chơi vơi
Bốn phía bao la chỉ thấy
Chân mây, rộng mới tuyệt vời!
Ngất ngây, làm sao ngờ tới
Bùn đọng hồ ao mạn dưới phục chờ!
Tuổi hai mươi, Tuổi của không ngờ
Không sợ!
Viển vông đẹp tựa bài thơ
Mơ ước
Đợi chờ
Vĩ đại...
Nhưng rồi một sớm đầu thu mùa thu trở lại
Tuổi hai mươi mắt nhìn đời trẻ dại
Ngỡ cờ sao rực rỡ
Tô thắm mầu xứ sở yêu thương.
Có ngờ đâu giáo giở đã lên đường
Hung bạo phá bỏ kim cổ
Tiếng mối giường rung đổ chuyển non sông
Mặt trời sự sống
Thổ ra từng vũng máu hồng
Ôi tiếc thương bao mùa lúa vun trồng
Một mùa thu nước lũ
Trở thành bùn nước mênh mông
Lớp lớp sóng hồng man dại
Chìm trôi quá khứ tương lai
Máu, lệ, mồ hôi, rớt rãi
Đi về ai nhận ra ai!
Khiếp sợ, sững sờ, tê dại!
Lịch sử quay tít vòng ngược lại
Thời hùm beo rắn rết công khai
Ngàn vạn đấu trường mọc dậy giữa ban mai
Đúng lúc đất trời nhợt nhạt
Bọn giết người giảo hoạt
Nâng cốc mừng thắng lợi liên hoan
Điệu nhạc cơ hàn thăm thẳm miên man
Điệp khúc lìa tan thúc dục
Ngục tù cất bước oan khiên
Thành thị thôn quê sơn hải trăm miền
Hội tụ!
Bãi sú, bờ lau, rừng rú
Thây người vun bón nuôi cây.
Đạo lý tối cao ở xứ đồng lầy
Là lừa thầy, phản bạn
và tuyệt đối trung thành vô hạn
với Đảng, với Đoàn, với lãnh tụ thiêng liêng
Hạt thóc, hạt ngô phút hóa xích xiềng
Họa, phúc toàn quyền của đảng
Dần dà năm tháng
Mắt ngả sắc vàng, da sắc xám
Đi về ai nhận ra ai?
Ôi, ngàn hoa run tái!
Đáng thương giữa chốn đồng lầy
Sậy úa lau gầy, lạc loài thảm hại
Rồi đây, khi mặt trời thức dậy
Chắc là hoa đã tàn phai
chẳng còn được thấy!
Tôi vẫn ngồi yên mơ màng như vậy
Mặc cho đàn muỗi quấy rầy
Bóng tối lan đầy khắp lối
Không còn phân biệt nổi
Trâu hay người lặn lội phía bờ xa
Gai ốc nổi trên da
Cái họa áo cơm không chừa ai hết!
Buồn nghĩ tới chuyện xưa Thần Chết
Cùng lão tiều đốn củi già nua
Tôi ngước trông xem có một ngôi chùa
Ngôi chùa đã trở thành huyền mộng
Con ác điểu hoài nghi xù đôi cánh rộng
Truy lùng mồ mả cha ông
Thánh thất miếu đường xáo động
Con thuyền trở đạo nghiêng chao
Sóng gió thét gào, man rợ
Tiếng sinh linh nức nở, âm thầm
Mặt đất tím bầm tiết đọng
Lá cờ lật lọng
Nhân buổi dương tàn âm thịnh cao bay!
Thần tượng cuồng quay, hình thay lốt rũ
Hang Pắc-Bó hóa dạng bác Hồ Ly
Đôi dép lốp nặng bằng trăm đôi dép sắt
Bộ ka ki vàng, vàng như mắt dân đen
Quỷ quái, đê hèn, lừa đảo!
Gia tài tra khảo cướp trơn tay
Từ buổi Quỷ Vương hớn hở mặt mày
Đứng trước Đảng Kỳ trịnh trọng
Đọc lời khai mạc thủa hoang sơ
Tụ tập đảng viên đại hội dưới cờ
Nguyện đem cuộc đời hơi thở
Đạp bằng, phá vỡ
Ngàn năm văn hiến ông cha.
Ảo vọng dựng lên một thứ sơn hà
Mê muội, nặng nề không hề nghiêng ngả
Nó lùa, Nó thả
Lũ mặt người dạ thú xông ra
Khiến đồng xa
Nơi mấp mô mồ mả
Các hồn ma cũng hả vong linh
Vì thấy địa ngục của mình
Còn ít nhục hình hơn dương thế!
Mạng sống không bằng con giun con dế
Đầu ngẩng lên tuy nhìn thấy trời xanh
Mà chân không thể nào rút khỏi
Vũng lầy man mọi hôi tanh
Ma quỷ rình canh, nghiệt ngã
Rau cháo cầm hơn, mồ hôi tầm tã
Bọn sậy lau đã chán cả chờ trông
Hầu cam phận sống trong bùn xám
Đời càng u ám
Quỷ Vương càng đình đám liên hồi
Ôi, dần dà tôi không phải là tôi
Một khối rũ mòn nhức nhối
Mang đầy mộng ước thiu ôi.
Nếu tôi đổ mồ hôi
Mồ hôi sẽ hòa máu phổi
Nhưng những niêu cơm quá vơi
mà Đảng đem phân phối
Không nhường thịt gân một chỗ để đàn hồi!
Bao đêm rồi tôi nguyện hồn tôi
Trút bỏ buồn đau tiếc hối
Nén dập hờn căm dữ dội
Ngày đêm dìm luộc thân tôi
Nhão nhừ, nóng hổi!
Nhưng làm sao trút và nén nổi
Nhưng làm sao điếc, mù, câm nổi
Khi con người chưa sống được bao nhiêu
Cũng như khi chưa yêu mến thật nhiều
Làm sao biết ghét
Chỉ quả bóng sì hơi đã bẹp
Mới để cho Người - Định Mệnh - dẫm lên trên
Còn những đại dương sóng dậy vang rền
Chỉ dịu lắng khi mệt vì bão táp!
Tôi ngồi yên nghe thời gian chậm chạp
Mang tâm hồn thấm hết cảnh trăng xuông
Trên đồng không nước lội sương buông
Cây cỏ lạnh mờ, hoang vắng
Ôi những bờ xa, lời xanh nhạc nắng
Nếu có kẻ cho đời là cay đắng
Hãy vào đây nếm thử vị đồng lầy
Cho dạ dầy, óc, tim, lưỡi, cổ
Biết biệt phân tân khổ ngọt bùi!
Chúng tôi tuy chìm ngụp giữa bùn trơn
Song sức sống con người hơn tất cả
Trước sau sẽ vùng lên quật ngã
Lũ quỷ yêu xuống tận đáy đồng lầy
Huyệt trôn vùi thu nhục nhã là đây
Hè Xuân sẽ huy hoàng đứng dậy
Dù chúng tôi hẩm hiu không được thấy
Mầu hè xuân thì đời của chúng tôi
Cũng làm cho nhân loại đổ mồ hôi
Khi tưởng tới bóng cờ ma đỏ ối!
Mặt trời lên cao, lòng tôi nhức nhối
Muốn cắt ngay cái phần hôi thối
Trên thân mình dằng dặc của thời gian
Nhưng nổi tiếng lì gan
Thời gian thản nhiên từ khước
Tháng năm nặng nề lê bước
Xót xa, ô nhục, đọa đầy.
Tôi muốn kêu to trong câm lặng đen dầy
Cho nhân loại trăm miền nghe thấy
Ồ ạt đổ về đây
Lấp hộ đồng lầy
Diệt bầy muỗi độc
Ngày đêm phá hủy hồng cầu
Nhưng giữa bùn sâu ngập cổ ngập đầu
Tiếng kêu cứu khò khè trong cuống họng!
Trong khi ấy những lời lật lọng
Của muôn vàn ếch nhái vẫn vang ngân
Bịp bợm xa gần
Năm châu bốn bể
Tôi biết thế nên càng không thể để
Cho thời gian trì trệ nhấc tôi lên
Tôi xiết rên, quằn quại tự tìm đường
Dù có phải bồi thường bằng xương thịt
Tôi không thể an tâm nằm hít
Mùi bùn đen tanh tưởi khiếp kinh
Bốn chung quanh yêu quỷ nấp canh rình
Súng ống sẵn sàng nhả đạn
Con người tôi tiêu điều nứt dạn
Có sợ gì viên đạn oan khiên
Giải thoát bao đau khổ triền miên
Hồn tôi tới trời quên bay bổng
Màn thép kia dù không lỗ hổng
Tôi sẽ dùng răng cắn đứt một khâu
Dù quỷ yêu bắt được quẳng vạc dầu
Tôi vẫn sẽ lao đầu không hối hận
Dưới bùn sâu, người trâu lận đận
Đuổi bắt mặt trời theo lệnh Ma Vương
Lũ tiểu yêu ngang dọc đầy đường
Đốc thúc, nghe rình lời than tiếng thở
Thằng này, sao mặt mày không hớn hở?
Thằng kia, sao dám thở dài?
Lũ chúng bay phải làm việc bằng hai
Để quỷ chúa mừng sống dai trăm tuổi!
Giữa thời gian muôn người đương chết đuối
Lòng cầu sao nhanh chóng khắp địa cầu
Đứng đều lên, ồ tới đánh toang đầu
Con rắn đỏ vô cùng hung hiểm
Nó sinh ra lớn lên nhờ súc siểm
Nhả nọc hận thù, phờ phỉnh công phu
Khéo léo đầu cơ lòng yêu nước đui mù
Lạy lục Tầu Nga không hề điếm nhục
Đủ hơi sức nó hiện hình phản phúc
Ngóc đầu, phì rít, bất nhân
Cắn cổ lê dân, quăng quật mộ phần
Phá đạo, phá đời, uống khô sông suối!
Ôi thằng Tây
mà trước kia
người dân không tiếc máu xương đánh đuổi
Nay họ xót xa luyến tiếc vô chừng
Nhờ vuốt nanh của lũ thú rừng
Mà bàn tay tên cai trị thực dân hóa ra êm ả!
Lòng ái quốc bị lừa còn đương nằm buồn bã
Đảng gian ma mong kiếm chác thêm gì?
Bay tha hồ viện tới Lý, Trần, Lê
Người dân đã chán chê
với cái trò hề chiến tranh cách mạng
Cái họ được là khăn tang và nạng
Cái mất đi Ánh sáng, Cuộc đời
Đảng bắt câm, bắt nói, bắt khóc, bắt cười
Bắt đói, bắt làm, hé răng oán thán
Là tù ngục mục xương độc đoán!
Phải chăng đó giá công lao huyết hãn
Mấy ngàn ngày đánh Pháp những năm xưa?
Biết là bao ô uế, lọc lừa
Người dân đã có thừa kinh nghiệm
Bùa phép yêu ma không còn linh nghiệm
Bạo lực đen ngòm trắng nhởn nhe nanh
Trại lính, trại tù xây lũy thép vây quanh
Song bạo lực cũng đành bất lực
Trước sự chán chường tột bực của nhân tâm!
Có những con người giả đui điếc thầm câm
Song rất thính và nhìn xa rất tốt
Đã thấy rõ ngày đồng lầy mai một
Con rắn hồng dù lột xác cũng không
Thoát khỏi lưới Trời lồng lộng mênh mông!
Lẽ cùng thông huyền bí vô chừng
Giờ phút lâm chung quỷ yêu làm sao ngờ nổi!
Rồi đây
Khi đất trời gió nổi
Tàn hung ơi, Bão lửa,
Trốn vào đâu? Bám vào đâu?
Lũ chúng bay dù cho có điên đầu
Lo âu, phòng bị
Bàn bạc cùng nhau
Chính đám sậy lau
Sẽ thiêu tất lũ bay thành tro xám!
Học thuyết Mác, một linh hồn u ám
Không gốc rễ gì trên mảnh đất ông cha
Mấy chục năm phá nước, phá nhà
Đã tới lúc lũ tông đồ phải lôi ra pháp trường tất cả!
Song bay vẫn tiệc tùng nhật dạ
Tưởng loài cây to khoẻ chặt đi rồi
Không gì nghi ngại nữa!
Bay có hay sậy lau gặp lửa
Còn bùng to hơn cả đề, đa
Những con người chỉ có xương da
Sức bật lật nhào, tung hết!
Hoa cuộc sống, Đảng séo dầy, mong nát hết
Nhưng mà không, sông núi vẫn lưu hương
Mỗi bờ tre, góc phố,vạn nẻo đường
Hương yêu dấu còn thầm vương thấm thiết
Nếu tất cả những tâm hồn rên xiết
Không cúi đầu cam chịu sống đau thương
Nếu chúng ta quyết định một con đường
Con đường máu, con đường giải thoát
Dù có phải xương tan thịt nát
Trong lửa thiêng trừng phạt bọn gian ma
Dù chết chưa trông thấy nở mùa hoa
Thì cũng sống cuộc đời không nhục nhã
Thì cũng sống cuộc đời oanh liệt đã!
Nếu chúng ta đồng tâm tất cả
Lấy máu đào tươi thắm tưới cho hoa
Máu ươm hoa, hoa máu tran hòa
Hoa sẽ nở muôn nhà muôn vạn đoá
Hoa hạnh phúc tự do vô giá
Máu căm hờn phun đẫm mới đâm bông!
Đất nước sa vào trong một hầm chông
Không phải một ngày thoát ra được đó
Con thuyền ra khơi phải chờ lộng gió
Phá xích, phá xiềng phải sức búa đao
Còn chúng ta phải lấy xác làm bè
Lấy máu trút ra, tạo thành sóng nước
Mới mong nổi lên vũng lầy tàn ngược
Nắm lấy cây sào cứu nạn trên cao
Tiếp súng, tiếp gươm bè bạn vịn vào
Phá núi, vén mây, đón chào bão lộng
Mới có thể tiến vào hang động
Tiêu diệt yêu ma, thu lại đất trời
Thu lại mầu xanh, ánh sáng, cuộc đời.
Chuyện lâu dài, sự sống ngắn, chao ôi!
Nỗi chờ mong thầm thiết mãi trong tôi.
Tôi mong mãi một tiếng gì như biển ầm vang dội
Một tiếng gì sôi nổi con tim
Đã bao năm rồi teo chết nằm im
Trong những quan tài hình hài hèn đớn
Âm tiếng đó dội lan qua các trại tù,
trại tập trung rùng rợn
Làm suy nghĩ lũ quân thù trâu lợn
Tái tạo niềm tin cho tất cả những ai
Đã gần như tuyệt vọng ở ngày mai
Lũ lau gầy, sậy úa, cỏ tàn phai
Náo nức, reo hò, trông ngó
Âm tiếng đó gây thành giông gió
Khắp đại dương cùng khổ âm u
Chớp sé trời đen, báo hiệu lũ quân thù
Giờ hủy thể!
Tôi mong mãi một tiếng gì như tiếng ầm vang của bể
Đồng bào tôi cũng mong như thế
Tôi lắng nghe
Hình như tiếng đó đã bắt đầu
Nhưng tôi hiểu rằng đó là tiếng của lịch sử dài lâu
Nếu trời đêm dù thăm thẳm ngòm sầu
Dường như vô giới hạn ở trên đầu,
Tôi vẫn nguyện cầu
Vẫn sống, và tin
Bình minh tới, bình minh sẽ tới.
Cờ vô đạo đương ngang trời phấp phới
Tôi vẫn mơ chân lý tận xa vời
Tới lùa tan ngàn vực tối trên đời
Trong hào quang dữ dội hiển linh!
Muôn ầm ầm chấn động trời thinh
Báo hiệu bình minh sét nổ
Ôi, ghê sợ cả một trời phẫn nộ
Cả một trời đau khổ khôn lường
Đã bao ngày nén xuống thảm thương
Dưới tận đáy đồng lầy tủi hổ
Sẽ trào dâng như sóng gầm thác đổ
Bọn quỷ yêu sẽ tới ngày tận số
Xác lũ bay sẽ ngập đường ngập phố
Máu lũ bay hoen ố cả nền trời
Kèn tự do đắc thắng nơi nơi
Khai mạc bình minh khôi phục cuộc đời.
Ôi tôi sống và tôi chờ đợi
Ngày triệu triệu trái tim bùng nổ tung trời!
Đêm đồng lầy lõm bõm sương rơi
Cú rúc, trăng buồn
Rười rượi...
NCT, 1972
Thơ Của Tôi Không Phải Là Thơ
Thơ của tôi không phải là thơ
Mà là tiếng cuộc đời nức nở
Tiếng của nhà giam ngòm đen khép mở
Tiếng khò khè hai lá phổi hoang sơ
Tiếng đất vùi đổ xuống lấp niềm mơ
Tiếng khai quật cuốc đào lên nỗi nhớ
Tiếng răng lạnh đập vào nhau khổ sở
Tiếng dạ dày đói lả bóp bâng quơ
Tiếng tim buồn thoi thóp đập bơ vơ
Tiếng bất lực trước muôn ngàn sụp lở
Toàn tiếng của cuộc đời sống dở
Và chết thời cũng dở, phải đâu thơ
NCT, 1970
Nàng Thơ
Nàng thơ, nàng tiên hững hờ
Những kẻ lượm lờ
Nàng khinh miệt
Chỉ bùng cháy trước tình yêu mãnh liệt
Bất chấp muôn ngàn hủy diệt
Tận cùng tha thiết yêu thơ!
NCT, 1979
Con Người Không Thể Tưởng Hôm Nay
Con người không thể tưởng hôm nay
Thế kỷ hai mươi mảnh đất này
Củ sắn thành củ sâm, Đảng lấy
Thiên đường hay địa ngục đương xây?
Đau ốm nằm không thuốc một bầy
Nằm dài vêu mõm, rũ chân tay
Thâm, vàng, xanh bủng, run run gậy
Bao chờ trông đã bón cho cây !
NCT,1976
Đảng như hòn đá tảng
Đè lên vận mạng quê hương
Muốn sống trong hòa hợp yêu thương
Việc trước nhất phải tìm phương hất xuống !
Đảng Đày Tôi
Đảng đầy tôi trong rừng
Mong tôi xác bón từng gốc sắn
Tôi hóa thành người săn bắn
Và trở ra đầy ngọc rắn, sừng tê
Đảng dìm tôi xuống bể
Mong tôi đáy nước chìm sâu
Tôi hóa thành người thợ lặn
Và nổi lên ngời sáng ngọc châu
Đảng vùi tôi trong đất nâu
Mong tôi hóa bùn đen dưới đó
Tôi hóa thành người thợ mỏ
Và đào lên quặng quý từng kho
Không phải quặng kim cương hay quặng
vàng chế đồ nữ trang xinh nhỏ.
Mà quặng uranium chế bom nguyên tử
NCT, 1972
Nhà Thơ Ơi!
Nhà thơ ơi, phải biết
Giữ linh hồn luôn luôn tinh khiết
Như đóa sen hồng thơm ngát giữa tanh nhơ
Như vì sao trong đêm tối hoang sơ
Thăm thẳm mịt mùng, lung linh sương tuyết...
Nhà thơ còn phải biết
Sống trong cõi đời như không bao giờ chết
Dẫu cơ hàn thảm thiết nguy nan
Dẫu xác thân bệnh hoạn, teo tàn
Khí tiết vững bền hơn thạch thiết
Giữa thời gian hủy diệt trơ trơ
Có thế mới mong thả nổi hồn thơ
Bảy bổng tung hoành ngay trong cũi sắt
Còn thoát xổng hay là lụi tắt
Là việc của Trời, không phải việc nhà thơ!
NCT, 1988
Đất Nước
Đừng SợĐất nước thâm bầm ngâm trong khốn cực
Bạo lực giam cầm, giải thoát không phương
Không thể nào khác được!
Ta đã lao vào cuộc chiến đấu bi thương
Ta muốn quên đi mọi thứ chân trời
Tìm an ủi trong hai bữa cơm nghèo hiu hắt
Song bộ máy khổng lồ bằng sắt
Cuốn hút ta vào, định đập nát óc tim ta
Ta phải đương đầu
Đớn đau, khốn khổ
Mấy chục năm dòng tim óc cháy đỏ
Bao lần tiếp cận với tiêu vong
Ta vẫn một lòng chiến đấu
Nấu nung đau đớn với căm hờn
Thành vũ khí tiến công vào tội ác
Giờ óc tim đã vạc
Xác thân đã mòn
Tất cả đen ngòm, hôi hám
Ta vẫn nằm đây
Giành giật với quân thù
Từng phút, từng giây, từng nhịp thở!
NCT, 1988
Đừng sợ cái cực kỳ man rợ
Dù nó đương thịnh thời rạng rỡ nơi nơi
Phải vững tin vào bước tiến con người
Vì khi nó bị dìm ngang súc vật
Cũng là lúc nó tìm ra sức bật
Đau thương kỳ diệu đi lên!
Từ muôn ngàn tàn lụi không tên
Sẽ bùng nổ một trời hoa lạ quý
Từ đêm cùng chập chùng chuyên chế
Văn minh nghệ thuật chồi sinh
Chỉ xót cho lớp trẻ hiện hình
Của đói khổ, tù đày, nhem nhuốc
Phải cứu chúng
phải tìm ra phương thuốc
Dù là thuốc nổ!
NCT, 1975
Cây
Cùng với muôn loài
Ta sinh ra và lớn lên trong không gian man rợ
Gốc rễ của ta nằm sâu trong lòng đất đai xứ sở
Nhờ ánh sáng mặt trời và những hạt nước mưa
Từ những chất vô cơ
ngày đêm vận hành trong vũ trụ
Ta hút vào, nhả ra thành hoa thành nụ
Và lớn lên, nhọc nhằn từng vụ
Quê hương ta thường ăn chẳng đủ
Nắng hạn, sâu trời, binh lửa, ly tan
Đàn em ta, còi chột, cơ hàn
Nhựa sống kiệt dần, héo rũ
Bao năm qua sài lang làm chủ
Bách tính muôn loài hiến máu phơi da
Đêm đêm thường thao thức cùng ta
Sông núi âm thầm chẳng ngủ
Ta không có giấc mơ,
Nguyễn Chí Thiện, Bản cáo trạng hùng hồn về tội ác Cộng Sảnmơ mình thành loài trượng thụ
Muôn đời trụ với thời gian
Ta chỉ mong sao trên mảnh đất suy tàn
Được góp một phần trái hoa phong phú
Thân mình ta thời gian tụ mủ
Những mũi tên thù, những vết dao đâm
Nơi rừng thiêng giam hãm thầm câm
Hoa trái của ta thâm bầm nở nụ
Xung quanh ta màu rêu xám phủ
Lá rụng, thu buồn, mốc ẩm, âm u
Ta đứng im, in bóng xuống ao tù
Gió lộng tầng cao ào ào nhắc nhủ
Ta vững tin, đất trời kia chẳng phụ
Công đất vun bồi nuôi dưỡng thân ta
Trong đêm cùng vùng nhiệt đới bao la
Trái lửa của ta sẽ bùng lên vạn ánh
NCT, 1974
Nguyễn Chí Thiện
bản cáo trạng hùng hồn
về tội ác cộng sản
Trong những năm qua, một số cơ quan truyền thông tại hải ngoại đã tạo ra những áng mây mù thiếu căn bản và có thể nói là thiếu lương thiện, khi đưa ra những luận điệu không chính xác về Nguyễn Chí Thiện, chẳng hạn cho rằng, Nguyễn Chí Thiện xuất hiện tại hải ngoại chi là “Nguyễn Chí Thiện giả”. Hay hơn nữa, tập thơ Hoa Đia Ngục không phải của Nguyễn Chí Thiện, mà của ai đó bị Nguyễn Chí Thiện mạo danh.
Chúng tôi đã có dịp trao đổi với nhà thơ Vũ Triều Nghi, vẫn coi Nguyễn Chí Thiện là người anh trong nhà họ Vũ, cũng như với LM Nguyễn Hữu Lễ, và nhà văn Trần Nhu, đã cùng ở tù chung với Nguyễn Chí Thiện, và mới đây, với LM Nguyễn Văn Khải, đã từng phục vụ tại Giáo Xứ Thái Hà do Lm Vũ Khởi Phụng, anh ruột của Triều Nghi làm quản nhiệm.
Qua những trao đổi đó, tôi xin xác nhận một cách chắc chắn rằng, Nguyễn Chí Thiện là “nguời thật” và tập thơ Hoa Địa Ngục chắc chắn là đứa con tinh thần của Nguyễn Chí Thiện. Tôi cũng đã may mắn trao đổi với Nguyễn Chí Thiện nhiều lần qua các diễn đàn và các buổi hội thảo chống cộng tại Nam Bắc Cali. Qua những lần đó anh đã xuất hiện như một ngôi sao, một ngòi nổ chống cộng mãnh liệt, làm rung động bao con tim, làm phấn khởi bao giòng máu.
Tôi mong uớc, những đám mây mù oan khiên đó sẽ chóng tan đi, trả lại cho người đã khuất sự trong sáng và lương thiện cần thiết.
Thế giới đã có nhiều chứng nhân sống, nói lên những sai lầm và bản chất tàn ác của cộng sản, như Yeltsin, Gorbachev, Đức Đạt Lai Lạt Ma, Đức Giáo Hoàng Gioan Phao Lô II. Việt Nam cũng có những chứng nhân sống như Bùi Tín, Nguyễn Minh Cần,Vũ Thư Hiên, Dương Thu Hương, Trần Độ và cụ bà Lê Hiền Đức. Nhưng phải nói Nguyễn Chí Thiện là chứng nhân sống động nhất, với những từ cụ thể và căn bản nhất.
Trước tiên là chứng từ về thực trạng xã hội Việt Nam. Gần đây, Dương Thu Hương đã mô tả Việt Nam là vũng lầy mất văn hóa, trong đó, vàng của kẻ thống trị trộn lẫn với máu và nước mắt dân tộc bị trị. Trước kia, Nguyễn Chí Thiện trong tập thơ Hoa Địa Ngục, cũng đã mô tả Việt Nam là cánh “Đồng Lầy”nơi đó cộng sản đang nhận chìm tất cả mộng mơ và hạnh phúc của dân Việt xuống bùn nhơ vực thẳm:
Ngô Đức DiễmLớp lớp sóng hồng man dại
Chìm sâu qúa khứ tương lai
Máu lệ mồ hôi rớt rãi
Đi về ai nhận ra ai?
Khiếp sợ hững hờ tê dại.
Trong vũng bùn đó, dân Việt phải kéo lê những ngày tăm tối bất hạnh đầy nước mắt:
Ngửa mặt trông trời
Trời mờ bụi mưa rơi
Cúi mặt nhìn đất
Đất ướt đẫm nước mắt
Nước mắt đẫm ướt của Nguyễn Chí Thiện làm ta liên tưởng tới những giòng nước mắt phủ mờ đất nước của Trần Dần trong Nhân Văn Giai Phẩm
Tôi bước đi không thấy phố thấy nhà
Chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ!
Điểm đáng nói nhất,là sống trong đồng lầy xã hội chủ nghĩa, con người đã bị biến chất, mất hết chất người. Nếu Nhân Văn Giai Phẩm đã mô tả những con người của chế độ là những “bộ máy chém giết, nhưng tên khổng lồ không tim không óc”, thì Nguyễn Chí Thiện cũng nhận thấy chế độ đã làm mất hết chất người:
Vì sống gần người là ta mất tất
Vì sống gần người ta thành súc vật
Thứ hai là chứng từ về thảm trạng tù đày. Phải nói ngay rằng, tù cộng sản Việt Nam là bất nhân nhất, man rợ nhất, đến nỗi Nguyễn Chí Thiện đã mô tả trại tù cộng sản như chuồng thú:
Từ vuợn lên người mất mấy triệu năm
Từ người xuống vượn mất bao năm
Xin mời thế giới tới thăm
Những trại tập trung núi rừng sâu thẳm
Có thể ví trại tù CSVN với những trại tập trung thời Đức Quốc Xã hay những trại lao động khổ sai tại Tây Bá Lợi Á của Stalin, có khi còn man rợ và độc ác hơn duới mắt nguyễn Chí Thiện:
Và sát hại bằng muôn ngàn thủ đoạn
Vừa bạo tàn vừa khốn nạn gian ngoan
Biết bao người chết thảm chết oan
Chết kiết lỵ, chết thương hàn, sốt rét..
Chỉ cần lén bỏ mồm một củ lạc cho đỡ cơn đói, cũng đủ phải bỏ mạng dưới báng súng bạo tàn
Vài nhân lạc cả vỏ ngoài
Qủa tang báng súng nện hoài không thôi
Mồm anh tóe máu vều môi
Thứ ba là chứng từ về tội ác Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản. Cho đến hôm nay, CSVN vẫn tôn vinh Hồ Chí Minh là nhà ái quốc, là “cha già dân tộc” với tư tưởng và đạo đức cao vời! Thật ra, theo Nguyễn Chí Thiện, Hồ Chí Minh chỉ là một tên tội đồ của dân tộc, rêu rao là “không gì qúy hơn độc lập tự do”, mà thực tế đã đem thân làm nô lệ Nga Tàu:
Lúc rụi vào Tàu lúc rúc vào Nga
Nó gọi Tàu Nga là cha anh nó
Và tình nguyện làm con chó nhỏ
Xông xáo giữ nhà gác ngõ cha anh
Tội ác lớn nhất của già Hồ, là đem chủ thuyết cộng sản ngoại lai về đày đọa dân tộc, nhận chìm đất nước xuống vực thẳm:
Ôi từ buổi Đảng về làm chủ
Khổ nhục chất chồng không thể đo cân..
Khổ nhục chất chồng, nhưng tệ hại hơn là hủy diệt văn hóa và những giá trị nhân bản truyền thống của dân Việt vốn đề cao đạo đức và tình người:
Đảng dìu dắt thiếu nhi thành trộm cướp
Giải phóng đàn bà thành đĩ thành trâu..
Có thể nói rằng, Đảng CS là một thảm họa của dân Việt nói riêng và nhân loại nói chung, một vết nhơ trong lịch sử :
Đảng tới là tan nát cả
Lịch sử sang trang, phũ phàng tai họa!
Từ những chứng từ cụ thể đó, Nguyễn Chí ThiệnTiếng đã gióng lên tiếng chuông cảnh tỉnh dân Việt và thế giới về đại họa cộng sản với bản chất Dối Trá và Bạo Lực. Nhưng tiếc thay, cộng sản đã đánh lừa được nhiều người ngây thơ, kể cả những người trí thức biết suy nghĩ vẫn “bé cái nhầm”
Đau đớn lắm, cái lầm to thế kỷ
Sử sách ngàn đời còn mãi khắc ghi
Từ ý thức về sự sai lầm thế kỷ đó, Nguyễn Chí Thiện đã đem ngòi bút để cảnh tĩnh nhân loại u mê:
Nếu nhân loại mọi người đều biết
Cộng sản là gì?Tự nó sẽ tan đi
Thứ sinh thành từ ấu trĩ ngu si
Sự hiểu biết sẽ là mồ hủy diệt
Rung lên tiếng chuông cảnh tỉnh, Nguyễn Chí Thiện cũng đã cổ võ cho niềm tin tất thắng của dân Việt. Thật vậy, Hồ Chí Minh đã du nhập chủ thuyết cộng sản ngoại lai vào Việt Nam và Đảng CSVN hiện là nguyên nhân của mọi tai họa đang giáng xuống đầu dân Việt hôm nay, nhưng sự thể đáng mừng là dân Việt, không mấy người chấp nhận cộng sản. Người Việt đã bỏ quê hương miền Bắc di cư vào Nam năm1954 để chối bỏ cộng sản, bó phiếu bằng chân, rồi người Việt lại bỏ nước ra đi năm 1975 cũng chỉ vì không thể sống với cộng sản. Sự thật phũ phàng đó đã đuợc Nguyễn Chí Thiện đã khẳng định một cánh mỉa mai:
Cụ Mác ơi, mỉa mai và qúa đủ
Con chuột mà có dịp thoát thân
Cũng ba cẳng bốn chân
Chạy khỏi cái thiên đường của Cụ
Chạy trốn cộng sản để tìm đuờng sống, nhưng chạy trốn cũng chỉ là
phản ứng tiêu cực bất đắc dĩ. Dân Việt đã vượt trên thái độ tiêu cực đó bằng cách tận dụng mọi cơ hội để đánh bại cộng sản, giải thoát đất nuớc và dân tộc khỏi bàn tay độc tài toàn trị:
Cuộc chiến này chưa phân thắng phụ
Ta vẫn còn đây và sắt thép còn kia
….
Ta muốn nói với loài dã thú
Khúc hát khải hoàn ta sẽ hát thiên thu..
Vũ khí chiến đấu của Nguyễn Chí Thiện là THƠ, chữ thơ viết hoa, bởi lẽ thơ
của Nguyễn Chí Thiện “không phải là thơ,mà là tiếng cuộc đời nức nở”, nên thơ đã hóa thân thành trái phá:
Thơ vẫn đó gông cùm trên ván
Âm thầm, thâm tím, kiên gan
…
Tất cả suy tàn, sức thơ vô hạn
Thắng không gian và thắng cả thời gian
Sắt thép quân thù năm tháng rỉ han!
Thơ là thế! Mộng ước là thế! Lòng người mơ ước vô hạn, thơ cũng thắng không gian và thời gian, nhưng con người vẫn không thoát khỏi thân phận làm người, vốn dòn mỏng, dễ vỡ và bất trắc. Thế nên anh Nguyễn Chí Thiện đã phải rủ áo ra đi, từ giã chúng ta, về lòng đất mẹ khi mơ ước chưa thành:
Tôi có một mối thù phải trả
Đốt buổng gan hôm sớm không tha
Thù bản thân, thù nước lại thù nhà
Chưa thể chết khi thù chưa thể trả
Nhưng Nguyễn Chí Thiện ơi! Anh Đã chết! Anh đã chết thật rồi! Anh đã ra đi, nhưng thơ anh còn đó, dân Việt còn đây, bạn bè còn kia…Chỉ xin tâm nguyện“thác là thể phách còn là tinh anh” để anh mãi là ngọn đuốc dân chủ, muôn đời thắp sáng sử xanh.
Vĩnh biệt anh.
Chí Thiện đối mặt với Cực Ác
Bùi Tín
Anh hiểu rõ ông Hồ là nguồn gốc chính của đại họa dân tộc, là kẻ du nhập hăng hái nhất, mù quáng nhất học thuyết Mác - Lê tai quái. Anh thường nói "các nước gần ta như Thái Lan, Indonesia, Philippines, Malaysia, Ấn Độ… hạnh phúc, tiến bộ do không có ai như ông Hồ, dốt nát, lẩm cẩm, vơ quàng vơ xiên, du nhập cái của nợ bất nhân rồi bắt nhân dân ta phải vái lạy nó".
Anh nói rõ không có thù riêng gì với ông Hồ, nhưng anh nói ông Hồ thực tế là đao phủ số 1, là tội phạm số 1, chịu trách nhiệm về cái chết thê thảm của hàng triệu con người, chịu trách nhiệm về nỗi đau khổ cùng cực của hàng chục triệu đồng bào. Anh cho rằng ông Hồ mắc nợ thù sâu oán nặng đối với mỗi gia đình Việt Nam, ở ngoài Bắc cũng như ở trong Nam, trong nước cũng như ngoài nước, không thể nào chối cãi phủ nhận. Và nay cái tệ sùng bái ông Hồ đã thành của nợ đèo bồng, phải giải thoát mới có lối ra...
*
Suốt 5 ngày qua, sống trong tâm tưởng với nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, sau khi được biết anh vừa vào bệnh viện sau một cơn đau ngực dữ dội. Hôm nay 2/10/2012 tôi được hung tin anh đã từ giã chúng ta, thọ 73 tuổi.
Chúng tôi gặp nhau ở Paris năm 2000 khi anh là khách mời của một tổ chức văn hóa Pháp. Sau đó chúng tôi đến thành phố Strasbourg ở sát biên giới Đức, nơi anh nghỉ ngơi để sáng tác, làm thơ và viết tập truyện Hỏa Lò.
Mới tháng 6 vừa qua gặp anh ở trong khu vực nội trú của Trường đại học Long Beach, phía Nam bang California, tối thấy anh còn khá khỏe, và anh lạc quan nhắc đến các cô gái kiên trung dấn thân ở trong nước - những Hoàng Thục Vy, Phạm Thanh Nghiên, Bùi Minh Hằng, Đỗ Thị Minh Hạnh…, anh đọc cả từng đoạn văn súc tích của Võ Thị Hảo, rồi anh bình luận việc từ bỏ hàng ngũ đảng CS của anh bạn trẻ Nguyễn Chí Đức.
Tôi nhớ lời anh kể về lý do tại sao anh lại có mối quan hệ không thân thiện, dẫn đến xung khắc với đảng CS vào lúc còn rất trẻ, ở vào tuổi 21, 22. Sau chiến tranh với Pháp, sau Điện Biên Phủ, anh cũng như bao thanh niên khác, «hừng hực niềm tin yêu và hy vọng», như lời một bài hát hồi ấy. Nhưng rồi trục trặc xảy ra.
Anh mê nghề dạy học, chăm đến thư viện, đọc sách báo rất nhiều, 19 tuổi đã khá thông tiếng Pháp, đọc và nhớ thơ của Victor Hugo, luận văn của Voltaire, nhớ truyện «Những kẻ cùng khổ», «Ba chàng ngự lâm pháo thủ». Khi một giáo viên trường trung học bị ốm, hiệu trưởng biết anh liền nhờ anh dạy thế một tiết lịch sử, nói về kết thúc cuộc Thế chiến lần thứ hai.(*) Anh chuẩn bị kỹ, giải thích cho học sinh biết rằng phát xít Nhật bị bắt buộc phải đầu hàng vào tháng 8-1945 là do 2 quả bom nguyên tử của Mỹ ném xuống Nagasaki và Hiroshima.
Thế là có phụ huynh học sinh cùng một giáo viên ganh tỵ với anh tố cáo với công an quận rằng anh cố tình truyền bá tư tưởng đế quốc, không theo giáo án, nói trái quan điểm của đảng, không giải thích rằng phát xít Nhật thua là do công ơn của Nguyên soái Stalin đã chỉ huy Hồng quân tiêu diệt đạo quân Quan Đông ở Mãn Châu.
Nguyễn Chí Thiện đã 3 lần vào tù. Từ tạm giam, rồi hỏa lò, rồi biệt giam, không xét xử, chân mang gông cùm, xích sắt, sống với muỗi, rệp, gián, chuột, với những trận ho thổ huyết lênh láng, nhưng suốt 27 năm dài, anh vẫn đứng vững chãi trên niềm tin của mình.
Tù đày đã không thể nào tận diệt bản chất Chí Thiện ở nơi anh, không tài đánh gục được sức sống quật khởi bất tận ở nơi anh, đó là sức sáng tạo nên hàng trăm bài thơ với tứ thơ, ý thơ bất diệt, độc đáo. Anh coi thơ là nguồn sống, là vũ khí tiến công, vạch mặt cường quyền, chỉ mặt cực ác phi nhân, loài dã thú giữa loài người văn minh.
Ngay trong đợt tù đầu tiên từ 1962 đến 1964 nhà thơ Chí Thiện trẻ đã làm nên nhiều bài thơ cảm khái, tuy không có bút mực, không máy ghi âm, không máy vi tính, mà chỉ ghi trong ký ức. Làm bài nào nhớ bài nấy. Làm bài sau vẫn nhớ những bài trước.
Xin nhớ lúc ấy Bắc Việt là nhà tù lớn, nội bất xuất, ngoại bất nhập. Gặp người ngoại quốc, dù là người Nga, Trung Quốc, hay Pháp, mà đến gần, nói chuyện, hỏi chuyện làm quen không xin phép đảng, không xin phép chính quyền, không có công an tham dự là tội lớn, là phạm pháp. Thư từ Bắc Nam, thư từ gửi đi thế giới hay từ thế giới gửi vào bị kiểm soát, kiểm duyệt kỹ, nói chung là cấm kỵ, thông tin bị bủa vây chặt. Vì thế Chí Thiện đã vỡ óc hàng mấy tháng để tìm cách gửi tập thơ của anh ra khỏi nước, để nó đến được với loài người ở ngoài nước ta, như một tiếng vang từ địa ngục trần gian.
Thế là anh liều. Tháng 7/1979, anh mang tập thơ - với mấy dòng chữ Pháp ở trang đầu: «Nhân danh hàng triệu nạn nhân vô tội của chế độ độc tài, đã ngã gục hay còn đang phải chịu đựng một cái chết dần mòn và đau đớn trong gông cùm của cộng sản, tôi xin ông vui lòng cho phổ biến những bài thơ này trên mảnh đất tự do của quý quốc.
Đó là kết quả 20 năm làm việc của tôi, phần lớn được sáng tác trong những năm tôi bị giam cầm» - đến trước sứ quán Anh ở Hà Nội, chạy vụt vào đưa cho một người Anh rồi chạy trở ra. Anh bị bắt ngay và bị tống vào Hỏa Lò, bị gông cùm, tra khảo, nhưng tinh thần hứng khởi, hy vọng tập thơ của anh làm trong 13 năm tù sẽ mọc cánh bay xa, làm cho những bài thơ gầm thét nỗi oan trái sẽ đến với loài người.
Ở Chí Thiện còn có một tâm hồn trong sáng cao thượng ít người biết. Khi anh được sang Hoa Kỳ năm 1995, có một chị ở Paris, Pháp, mến mộ, động lòng thương anh, tự nguyện tỏ ý mong muốn chung sống với anh trong cuộc đời lưu vong còn lại, để dựa vào nhau trong hơi ấm gia đình. Chị lái xe ra phi trường de Gaulle đón anh về nhà. Nhưng anh không dám nhận mối tình cao quý ấy.
Anh tâm sự: «Mình không khỏe, đêm thường mất ngủ, lại đủ thứ bệnh, tim, gan, thận đều có vấn đề, già yếu rồi, sống chung sẽ làm phiền, làm vất vả cho người khác, mình không đang tâm». Lúc ấy anh đã hơn 60 tuổi. Anh muốn giành toàn bộ sinh lực cho cuộc đấu tranh. Và thế là anh chấp nhận một cuộc sống đơn độc, đạm bạc, nhưng lại càng có nhiều bạn hơn, nam giới và phụ nữ, lớn tuổi cũng như bạn trẻ, chăm nom, an ủi, mang cho anh thức ăn, thuốc bổ, hoa quả, đưa anh đi họp, đi mua sắm cần thiết…
Chí Thiện có một mối thù cực sâu đối với ông Hồ. Thoạt đầu tôi nghĩ là vì anh bị đại nạn khi ông Hồ đang đầy quyền lực ở vị trí tối cao, đứng đầu nhà nước, đứng đầu đảng.
Anh hiểu rõ ông Hồ là nguồn gốc chính của đại họa dân tộc, là kẻ du nhập hăng hái nhất, mù quáng nhất học thuyết Mác - Lê tai quái. Anh thường nói "các nước gần ta như Thái Lan, Indonesia, Philippines, Malaysia, Ấn Độ… hạnh phúc, tiến bộ do không có ai như ông Hồ, dốt nát, lẩm cẩm, vơ quàng vơ xiên, du nhập cái của nợ bất nhân rồi bắt nhân dân ta phải vái lạy nó".
Anh nói rõ không có thù riêng gì với ông Hồ, nhưng anh nói ông Hồ thực tế là đao phủ số 1, là tội phạm số 1, chịu trách nhiệm về cái chết thê thảm của hàng triệu con người, chịu trách nhiệm về nỗi đau khổ cùng cực của hàng chục triệu đồng bào. Anh cho rằng ông Hồ mắc nợ thù sâu oán nặng đối với mỗi gia đình Việt Nam, ở ngoài Bắc cũng như ở trong Nam, trong nước cũng như ngoài nước, không thể nào chối cãi phủ nhận. Và nay cái tệ sùng bái ông Hồ đã thành của nợ đèo bồng, phải giải thoát mới có lối ra.
Mới tháng 6/2012, anh thổ lộ với tôi nỗi đau của anh, khi xem truyền hình, lớp lớp nhân dân vẫn còn lũ lượt viếng lăng Hồ Chí Minh, có cả người Việt thuyền nhân trở về, «viếng đao phủ của chính dân tộc mình, gia đình mình». Có gì chua cay hơn. Anh nhắc đến cái lăng ông Dimitrov ở Sofia, Bulgaria, đã bị phá năm 1991, xác ông này được đem về chôn ở quê quán, nay thành nơi mặc niệm các nạn nhân của chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa CS. Anh tin ở Việt Nam rồi cũng như vậy.
Anh nhắc đến một kỷ niệm riêng cách đây 5 năm khi dự lễ khai mạc trọng thể tượng đài kỷ niệm hơn 100 triệu nạn nhân của chủ nghĩa CS toàn thế giới, đặt gần trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ ở Washington D.C. Anh đã trả lời phỏng vấn tại chỗ của báo Mỹ, nhân danh đại diện cho hàng triệu sinh mạng người Việt bị CS giết hại trực tiếp và gián tiếp, trong đó có hàng chục vạn đồng bào thuyền nhân chết bi thảm trong lòng đại dương do phải bỏ chạy địa ngục trần gian của ông Hồ.
Hôm nay nhớ thương, quý mến Chí Thiện, tôi nghĩ không gì bằng ghi lại lại lời nhắn nhủ tha thiết của nhà thơ ngục tù Chí Thiện, gửỉ đến các nhà văn, nhà thơ, các chiến sỹ dân chủ, các blogger tự do, đặc biệt các bạn trẻ Đỗ thị Minh Hạnh, Phạm Thanh Nghiên, Huỳnh Thục Vy, Bùi Minh Hằng, Khanh Bích, Võ Thị Hảo…, những tâm hồn trẻ đang dấn thân cho một Việt Nam Tự do luôn đứng thẳng mà nhà thơ Chí Thiện đã tin yêu nhắc đến tên trước khi từ biệt chúng ta:
Thế lực đỏ, phải đồng tâm đập nát
Để nó hoành hành, họa lớn sẽ lan nhanh
Nhưng không thể dùng bom A bom H
Phá nát địa cầu vì một lũ gian manh
Nên phải viết, phải muôn ngàn kẻ viết
Những tội tày đình được bưng bít tinh vi
Nếu nhân loại mọi người đều biết
Cộng sản là gì, tự nó sẽ tan đi
Anh Chí Thiện quý yêu, bài viết này coi như thẻ hương và bông hoa tinh thần tiễn anh đi vào cõi Vĩnh hằng.
Bùi Tín
http://www.voatiengviet.com/content/chi-thien-doi-mat-voi-cuc-ac/1524262.html
Chú thích (*) thực ra không phải giáo sư trung học bị ốm và ông Thiện dạy thế tại trường trung học, mà đó là một lớp bổ túc văn hóa của một người bạn ở gần nhà và ông ta nhờ ông Thiện dạy thế; những học viên là cán bộ tại chức, vì vậy nên họ đã tố cáo ông Thiện là tuyên truyền phản động cho rằng Mỹ là người thắng Nhật, chứ không phải là Nga .