HỘI NGHỊ QUỐC PHÒNG ASEAN KHAI MẠC

@ 12 October 2010 10:22 PM
Tin Hà Nội - Hội nghị quốc phòng của 10 nước ASEAN họp sáng nay để bàn về tình hình an ninh khu vực, và chuẩn bị cho hội nghị mở rộng ngày mai, khi có sự tham gia của người đứng đầu thuộc bộ Quốc Phòng của nhiều nước lớn. Hội nghị hôm nay là bước chuẩn bị cuối cùng cho Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng còn gọi tắt là ADMM cộng lần thứ nhất, gồm Ban thư ký ASEAN, đại diện các nước thuộc hiệp hội Ðông Nam Á và 8 nước đối tác. 8 nước này gồm Trung Cộng, Ấn Ðộ, Nga, Mỹ, Nhật, Nam Hàn, Australia và New Zealand. Phát biểu khai mạc hội nghị hẹp Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN hôm nay, Bộ trưởng Quốc phòng Cộng sản Việt Nam là Phùng Quang Thanh nhấn mạnh rằng trong bối cảnh hội nhập và hợp tác giữa các quốc gia, khu vực, và liên khu vực ngày càng tăng nhằm đối phó hiệu quả hơn với các mối đe dọa an ninhm đặc biệt là các mối đe dọa an ninh phi truyền thống đang nổi lên, sự ra đời của một cơ chế hợp tác cấp Bộ trưởng Quốc phòng của các nước ASEAN cùng 8 nước Ðối tác đối thoại chủ chốt sẽ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc duy trì hòa bình và bảo đảm an ninh chung.

Tại cuộc họp hôm nay, đại diện của bộ quốc phòng 10 nước ASEAN nghe thông báo của Ban Thư ký ASEAN về về cập nhật tình hình phát triển của ASEAN, nghe báo cáo của Hội nghị Quốc phòng cấp cao các nước ASEAN, và trao đổi quan điểm về tình hình an ninh khu vực. Ðặc biệt các trưởng đoàn xem xét chương trình nghị sự, chương trình hoạt động và các tài liệu thảo luận của hội nghị, và quyết định chọn quốc gia tổ chức hội nghị kế tiếp. Diểm đáng chú ý là nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam là nước chủ nhà đã bị áp lực của Trung cộng để gạt bỏ đề tài tranh chấp biển đông ra khỏi hội nghị này. Bộ trưởng Lương Quang Liệt của Trung cộng cho rằng vấn đề biển Ðông cần phải được giải quyết thông qua đàm phán hòa bình, không để tình hình trở nên bất lợi cho Trung Cộng và Việt Nam.

Về phía mình, tướng Phùng Quang Thanh cũng vuốt đuôi theo quan thày Bắc Kinh khi nói trong quan hệ của hai nước còn vấn đề lớn là tồn tại tranh chấp chủ quyền trên biển Ðông, nhưng phải giải quyết bằng đàm phán hòa bình, luật pháp quốc tế, Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hiệp Quốc và bằng tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên trên biển Ðông.(SBTN)

{nl}{nl}