Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình, do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự Do và Đại Nghĩa Dân Tộc...
Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.
Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:
Dang Chi Binh
PO Box 255-571
Dorchester, MA. 02125, USA
Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
TÙ NHÂN ÐÒI QUYỀN SỐNG Ở TRẠI TÙ XUÂN LỘC
{nl}Tin Xuân Lộc -- Nhiều tù nhân ở một trại giam thuộc huyện Xuân Lộc, tỉnh Ðồng Nai, đã đồng loạt nổi dậy vào trưa ngày 30/6 để phản đối cái mà họ cho là cách đối xử vô nhân đạo đối với tù nhân. Nơi xảy ra vụ nổi loạn là phân trại số 1 của Trại giam Xuân Lộc, hay còn được gọi là Trại Z30A, thuộc sự quản lý của Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, tức Tổng cục 8, Bộ Công an. Ðây là nơi giam giữ nhiều tù nhân chính trị từng bị kết tội Tuyên truyền chống Nhà nước hoặc hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân như Trần Huỳnh Duy Thức, Phan Ngọc Tuấn, Trần Hoàng Giang, Nguyễn Ngọc Cường, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Võ Minh Trí và nhạc sĩ Việt Khang.
Báo chí nhà nước đồng loạt mô tả đây là hành động gây rối. Cho đến trưa thứ Hai ngày 1/7 thì trật tự đã được vãn hồi tại trại Xuân Lộc và báo chí đảng cho biết đảng và nhà nước đang điều tra. Không có thông tin gì về thương vong. Giám thị duy nhất bị các tù nhân giữ lại đã rời phân trại an toàn. Báo Thanh Niên dẫn lời Ðại tá Thắng, là người bị các tù nhân bắt làm con tin, nói rằng ông không bị đe dọa tính mạng, xâm phạm thân thể.
Con số tù nhân tham gia được đưa tin khác nhau: báo Pháp Luật Thành phố Sài gòn cho rằng có hàng trăm, trong khi theo trang mạng Ðồng Nai Online thì có hàng chục. Trung tướng Cao Ngọc Oánh phủ nhận tin trên các mạng xã hội nói các phạm nhân phản đối việc bị đánh đập, cắt xén thức ăn của phạm nhân. Ông nói sẽ có khoảng 10 người "bị xử lý theo quy định của pháp luật".
Theo tường thuật của báo chí trong nước thì vụ nổi loạn xảy ra vào lúc 8h sáng khi các tù nhân đang đá banh. Một số tù nhân đã ném đá vào giám thị, khơi mào cho cuộc nổi dậy. Sau đó các tù nhân đã cùng nhau đập phá hàng rào và kéo ra cổng trại gây áp lực với ban quản giáo. Cũng theo báo chí trong nước thì một giám thị là Ðại tá Hồ Phi Thắng đã chủ động ở lại để nghe các tù nhân nêu yêu sách sau khi tất cả các giám thị khác bị yêu cầu rời đi. Các tù nhân nổi loạn được cho là dùng đá và dùi tự chế làm bị thương một giám thị, đập phá cửa nhà ăn để lấy nước uống và dụng cụ nhà bếp làm hung khí, thu gom màn chiếu để đốt và khóa cổng phân trại để cố thủ...
Nhà cầm quyền đã nhanh chóng điều động thêm lực lượng từ các trại giam lân cận và công an huyện, công an tỉnh đến để trấn áp. Ðích thân một lãnh đạo của Tổng cục 8 là Thiếu tướng VC Hồ Thanh Ðình cũng đến hiện trường để chỉ huy cuộc trấn áp.(SBTN)
Ăn món gỏi cá cần phải uống thêm bia, hay các loại rượu (XO) mới thấy ngon khẩu vị. Chúc các bạn thưởng thức món gỏi cá, một đặc sản của Cam Ranh, nhằm bồi bổ thêm nhiều Vitamin tổng hợp để sống khỏe, sống lâu.