Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình, do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự Do và Đại Nghĩa Dân Tộc...
Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.
Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:
Dang Chi Binh
PO Box 255-571
Dorchester, MA. 02125, USA
Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
NHÀ ÐẦU TƯ NHẬT CHÊ KỸ NGHỆ VIỆT NAM QUÁ KÉM
Tin Hà Nội - Nhiều nhà đầu tư Nhật đang làm ăn tại Việt Nam vừa lên tiếng chê ngành kỹ nghệ nội địa quá kém, không đủ sức trợ giúp việc phát triển sản xuất của họ trên lãnh thổ Việt Nam. Ông Yasuzumi Hirotaka, Giám đốc điều hành Trung tâm Xúc tiến Thương mại Nhật JETRO tại Sài Gòn nói hầu hết các công ty Nhật đặt chân đến Việt Nam đều bị hụt hẫng vì nền kỹ nghệ nội địa quá yếu. Ông Hirotaka cho biết vì tỉ lệ nội địa hóa của các công ty Nhật tại Việt Nam quá thấp nên chi phí sản xuất của họ cao gấp đôi so với hoạt động của Nhật tại các quốc gia khác.
Theo ông, nếu Việt Nam sản xuất và cung cấp được hầu hết phụ tùng phụ tùng cho các nhà máy Nhật đang hoạt động tại Việt Nam, thì giá thành sản phẩm của Nhật sẽ rẻ đi rất nhiều. Phúc trình của JETRO hồi năm 2012 cho biết, tỉ lệ nội địa hóa của các công ty Nhật tại Việt Nam vào khoảng 28%, trong khi ở Trung Cộng là 61% và Thái Lan là 53%. Tại Thái Lan, nhờ tỉ lệ nội địa hóa chiếm hơn một nửa, nên giá xe hơi sản xuất tại đây rẻ hơn rất nhiều.
Trong khi đó, công ty Nhật phải nhập cảng phụ tùng từ các quốc gia khác khi lắp ráp xe hơi tại Việt Nam nên không thể nào giảm được giá xuất xưởng. Phúc trình này còn nói rằng sự yếu kém của nền kỹ nghệ Việt Nam khiến Việt Nam chỉ làm vai trò lắp ráp, gia công. Nhật hiện đang là quốc gia đầu tư lớn nhất nhì Việt Nam, với hơn 1000 nhà máy lớn, nhỏ đang hoạt động từ nam chí bắc, cho biết họ rất thất vọng về việc này và như vậy trong tương lai Việt Nam sẽ mất lợi thế về vấn đề đầu tư. Chuyên viên giỏi trong nước thì tìm đường ra khỏi nước; chuyên viên giỏi từ ngoại quốc thì không muốn trở về làm việc dưới chế độ XHCN.(SBTN)