Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình, do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự Do và Đại Nghĩa Dân Tộc...
Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.
Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:
Dang Chi Binh
PO Box 255-571
Dorchester, MA. 02125, USA
Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
TRUNG CỘNG KHÔNG MUA GẠO, VIỆT NAM BỊ ÉP TỨ BỀ
HÀ NỘI - Hiệp Hội Lương Thực CSViệt Nam (VFA) vừa lên tiếng tố cáo các doanh nghiệp Trung Cộng đã o ép họ cả về giá lẫn về lượng. Theo chủ tịch VFA, từ đầu năm đến nay, lượng gạo xuất cảng của Việt Nam sụt giảm đáng kể. Theo sau đó là giá gạo xuất cảng của Việt Nam đã giảm 9%, so với cùng kỳ năm ngoái. Trung Cộng - nơi tiêu thụ khoảng 1/3 lượng gạo xuất cảng của Việt Nam đã đơn phương hủy 64% hợp đồng xuất cảng gạo. Ðã xảy ra nhiều lần nhưng đây là lần đầu tiên VFA lên tiếng tố cáo láng giềng xấu xí Trung Cộng. Chuyện tố cáo xảy ra khi VFA đang bị công chúng Việt Nam chỉ trích kịch liệt, nông dân oán thán.
Tháng trước và tháng này, tại đồng bằng sông Cửu Long, dù lúa chín rục nhưng nông dân không buồn thu hoạch bởi chẳng ai mua. Tuy chi phí cho một ký lúa ở đồng bằng sông Cửu Long dao động trong khoảng từ 4,100 đồng - 4,500 đồng/ký, song hiện nay, giá bán lúa chỉ còn từ 3,150 đồng - 3,500 đồng/ký. Trung bình, mỗi ký lúa, nông dân lỗ khoảng 1,000 đồng. Nghịch lý nhiều năm vẫn tồn tại: Càng được mùa, lỗ càng nặng. Ngay cả chấp nhận lỗ nặng, nông dân nhiều nơi ở đồng bằng sông Cửu Long vẫn không bán được lúa! Thành ra nông dân vốn đã nghèo lại càng thêm bần cùng.
Trước sự oán giận của nông dân, Hoàng Trung Hải, phó thủ tướng CS Việt Nam đã yêu cầu các bộ, ngành thực hiện việc mua tạm trữ một triệu tấn gạo (tương đương hai triệu tấn lúa) để cứu nông dân. Ðiều này đồng nghĩa với việc nhà cầm quyền CS Việt Nam phải chi thêm từ 300 tỉ đến 400 tỉ đồng cho chuyện tạm trữ gạo. Nghe tin này, nhiều chuyên gia về kinh tế và nông nghiệp công khai bày tỏ sự bất bình đối với việc cứu nông dân bằng cách giao tiền cho VFA mua gạo tạm trữ. Theo các chuyên gia, cứu kiểu đó thì nông dân không phải là đối tượng thụ hưởng những lợi ích được tạo ra từ gói tiền lên tới hàng trăm tỉ đồng, mà là trung gian là đảng cộng sản.
Theo Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn, Tiến Sĩ Võ Hùng Dũng, một chuyên gia về thị trường lúa gạo, cho rằng, chính các chương trình tạm trữ nhằm hỗ trợ nông dân đã góp phần làm gạo xuất cảng của Việt Nam mất giá, vì thời điểm mua lúa gạo ngược với quy luật thị trường (giá gạo trên thị trường quốc tế đang giảm dần) và khách hàng nước ngoài biết rõ số lượng gạo tồn kho của Việt Nam nên dễ dàng ép giá.(SBTN)