Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình, do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự Do và Đại Nghĩa Dân Tộc...
Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.
Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:
Dang Chi Binh
PO Box 255-571
Dorchester, MA. 02125, USA
Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
PHÓNG SỰ TỪ VIỆT NAM: TÌNH TRẠNG BÓC LỘT SỨC LAO ÐỘNG TRẺ EM TẠI VIỆT NAM
Hôm nay trong phần tin đặc biệt từ Việt Nam, thông tín viên SB-TN từ trong nước gởi ra bản tin về ngày 1-6, được gọi là ngày quốc tế thiếu nhi, Việt Nam được nhắc tới với tình trạng bóc lột sức lao động trẻ em…(video insert)
Ngày 1 tháng 6, được gọi là quốc tế của trẻ em, do Liên Hiệp Quốc đề ra, năm nay, Việt Nam lại được nhắc đến về tình trạnh bóc lột sức lao động trẻ em vẫn diễn ra ở nhiều nơi. Hình ảnh mà quý vị đang theo dõi, là một nơi sử dụng sức lao động trẻ em với giá rẻ mạt, nằm ngay giữa lòng thành phố Hà Nội. Và đây chũ là một trong hàng ngàn nơi trong nước vẫn đang sử dụng trẻ em trong công việc như vậy. Mặc dù Luật pháp Việt Nam có cấm sử dụng lao động trẻ em dưới 15 tuổi nhưng trên thực tế trẻ em vẫn phải chia sẻ gánh nặng công việc và trách nhiệm gia đình cả ở nông thôn lẫn thành thị. Sự quan tâm của Nhà nước và chính quyền địa phương vẫn diễn ra trên bề mặt, với nhiều hình ảnh tốt đẹp, nhưng thực tế thì vấn nạn vẫn tiếp diễn trong sự thờ ơ ở nhiều nơi.
Vấn đề lao động trẻ em ở Việt Nam trầm trọng hơn ở số lượng trẻ em bỏ học hoặc có nguy cơ bỏ học để tham gia vào các hoạt động kinh tế như ở Lào Cai và Gia Rai; hoặc ở những nơi có nhiều trẻ em tham gia vào nhiều loại hình công viêc nguy hiểm, nặng nhọc, độc hại như ở Quảng Nam và Hà Tĩnh; và ở các làng nghề thủ công nơi trẻ em làm việc không công trong các hộ kinh doanh như ở Hà Nội, Ninh Bình. Thêm vào đó, còn có nhiều hình thức trẻ em di cư làm việc trên đường phố, trong các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng hoặc các khu công nghiệp như ở Ðồng Nai và thành phố Sài Gòn. Ðặc biệt theo nghiên cứu gần đây vào năm 2009 của Bộ Lao động Thương binh xã hội tại 8 tỉnh thành (bao gồm Quảng Nam, Lào Cai, Hà Nội, An Giang, Gia Rai, Hà Tĩnh, Quảng Ninh và Sài Gòn), có khoảng 50% các em được khảo sát phải làm việc trong môi trường nguy hiểm, có thể ảnh hưởng tồi tệ đến sự phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần của trẻ.
Những yếu tố này bao gồm độ ẩm, ánh sáng, bụi bẩn, các chất độc hại, tiếng ồn, không gian làm việc chật hẹp. Và các em cũng phải chịu nhiều sức ép tâm lý như tiền công thấp, chậm thanh toán hoặc bị chủ nhục mạ, buộc phải sống xa gia đình, chứng kiến hành vi không lành mạnh của người lớn. Về lâu dài, tình trạng sử dụng lao động trẻ em ở Việt Nam cũng sẽ là một hạn chế về phát triển giáo dục. Một thế hệ tương lai của Việt Nam thiếu suy nghĩ và khó hội nhập vào thế giới hiện đại cũng bắt nguồn từ đây.(SBTN)