Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình, do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự Do và Đại Nghĩa Dân Tộc...
Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.
Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:
Dang Chi Binh
PO Box 255-571
Dorchester, MA. 02125, USA
Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
PHÓNG SỰ ÐẶC BIỆT TỪ VIỆT NAM: VIỆT NAM THIẾU NƯỚC SẠCH TRẦM TRỌNG
Hôm nay trong bản tin từ Việt Nam, thông tín viên SB-TN từ trong nước gởi ra bản tin về tình trạng thiếu nước sạch…(video insert)
Là quốc gia có mạng lưới sông ngòi dày đặc và lượng mưa trung bình lên đến 2000 milimét mỗi năm, tuy nhiên Việt Nam vẫn thuộc nhóm quốc gia thiếu nước do lượng nước mặt trung bình đầu người thấp hơn chỉ tiêu 4000 thước khối mỗi năm cho một người của Hội Tài Nguyên Nước Quốc Tế. Vào mùa khô năm nay, các kết quả khảo sát cho thấy hàng triệu người Việt Nam đang vất vả sống với nguồn nước không ổn định hoặc là nguồn nước không sạch.
Chính các nhà nghiên cứu đã phải giật mình thốt lên rằng Việt Nam vốn là một quốc gia sông rạch nhưng không ngờ là vẫn luôn thiếu thốn nước sạch. Cần nói rõ thêm là việc thiếu thốn nước sạch không phải do điều kiện tự nhiên, mà do các chính sách phát triển hết sức yếu kém của Việt Nam làm ô nhiễm tài nguyên, việc thiếu chăm sóc cho các hệ thống cung cấp nước đến các vùng xaà đã khiến nhiều nơi sống với mức sống thiếu nước sạch tệ hại hơn cả những thời kỳ trước năm 1975. Chẳng hạn, theo một khảo sát gần đây, hai xã Hưng Thạnh và Thạnh Tân huyện Tân Phước tỉnh Tiền Giang, có hơn 70% dân cư vào khoảng 1300 người đã không có nước sạch dùng cho sinh hoạt hằng ngày từ nhiều năm nay.
Trong khi đó, Tiền Giang làm chủ một con sông lớn thuộc loại hàng đầu Việt Nam. Người dân ở đây cho biết nguồn nước nhiễm phèn và vi sinh nặng, các giếng nước muốn sử dụng được phải sâu hơn 400 thước, tốn rất nhiều kinh phí nên người dân buộc phải dùng nước sông trong sinh hoạt, bất kể nguồn nước sông cũng đã bị ô nhiễm do rác thải và dư lượng thuốc trừ sâu dùng trong nông nghiệp.
Trong khi đó, báo cáo cũng cho biết có hơn 1400 nguời dân Huyện Hòa Vang Ðà Nẵng và Duy Xuyên Quảng Nam hầu như không có nước sạch vào mùa khô hạn. Theo một cán bộ địa chính xã Duy Hòa huyện Duy Xuyên, ước ao của người dân nơi đây chỉ là có nước dùng, chứ chưa dám nghĩ đến nguồn nước sạch. Ngay tại Huyện Hòa Vang Ðà Nẵng, nước sạch cũng chỉ là ước mơ khi nguồn giếng bị nhiễm phèn nặng đến nỗi máy bơm không thể hoạt động. Tại Hà Giang, miền Bắc, người dân ở đây phải nghĩ ra đủ cách để có nước sạch sử dụng hàng ngày. Ngay cả việc đi tìm, lấy nước sạch là một trong những công việc quan trọng của học sinh trong vùng.(SBTN)
- Rửa bánh trong 1 nồi nước lạnh cho lớp nhựa hết dính vào lá, để bánh có thể giữ được lâu. Để bánh lên mặt phẳng, ép 1 -- 2 tiếng cho nước ra hết, bánh sẽ ráo và giữ được lâu...