Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình, do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự Do và Đại Nghĩa Dân Tộc...
Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.
Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:
Dang Chi Binh
PO Box 255-571
Dorchester, MA. 02125, USA
Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
CSVIỆT NAM BỊ TỐ BỎ RƠI TRẺ KHUYẾT TẬT
Tin tổng hợp - Phúc trình của Quỹ Nhi Ðồng Liên Hiệp Quốc UNICEF công bố tại một hội nghị ở Ðà Nẵng khẳng định rằng -trẻ khuyết tật đang đối mặt với nhiều thách thức, bị kỳ thị, ít cơ hội đi học, không được săn sóc đầy đủ về y tế. Mượn diễn đàn thế giới để đề cập tình hình nuôi dưỡng 1.3 triệu trẻ khuyết tật ở Việt Nam, phúc trình trên xác nhận rằng các em khuyết tật đã bị kỳ thị; ít cơ hội được hưởng những dịch vụ săn sóc sức khỏe và giáo dục căn bản, cũng như các dịch vụ công cộng khác. So với bốn năm về trước, hoàn cảnh sống của trẻ khuyết tật ở Việt Nam hầu như không được cải thiện chút nào. Một phúc trình trước đó của UNICEF và Bộ Lao Ðộng-Xã Hội của Cộng sản Việt Nam cho thấy, chỉ có 30% trẻ khuyết tật được hưởng trợ cấp về giáo dục và y tế. Phúc trình này nói rằng trẻ em khuyết tật thường không được đề cập đến trong chính sách, kể cả các tài liệu hoạt động xã hội. Vì vậy phúc trình kết luận các em khuyết tật bị đặt bên lề xã hội, nằm ngoài phạm vi phục vụ của các dịch vụ xã hội, không được hưởng quyền được săn sóc sức khỏe cũng như giáo dục, chưa kể nhiều trường hợp bị lãng quên và bị lạm dụng.
Theo phúc trình này, số trẻ khuyết tật sống cô đơn, thui thủi một mình chiếm tới 54%; tỉ lệ trẻ khuyết tật được đi học ở bậc tiểu học khoảng 66.5% và tỉ lệ biết chữ chưa tới 70%. Phúc trình này còn nhìn nhận rằng các cơ sở nuôi dưỡng trẻ khuyết tật không được trang bị tốt và thiếu cả những cán bộ có chuyên môn săn sóc, dạy dỗ các trẻ bất hạnh. Thống kê cho thấy trẻ khuyết tật ở Việt Nam chiếm khoảng 4% trong tổng số 32 triệu trẻ em ở Việt Nam, tương đương khoảng 1.3 triệu. Tuy nhiên có đến gần 1 triệu trẻ trong số này không được đi học.
64 trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật ở Việt Nam đang đứng trước nguy cơ xóa sổ vì hầu như không còn duy trì được hoạt động bình thường. Tại trung tâm nuôi dưỡng trẻ tàn tật tọa lạc tại huyện Ba Vì, Hà Nội, người ta còn nhìn thấy những đứa trẻ gầy còm, xanh xao vì thiếu ăn, thiếu cả người săn sóc. Các em này không được mặc quần mà mặc khố làm từ những tấm chăn sờn rách, hoặc từ những bộ quần áo cũ mèm. Trong những năm gần đây, không hiếm hình ảnh trẻ khuyết tật bị đẩy ra đường, ở nơi công cộng xin ăn tại các thành phố lớn ở Việt Nam. CSVN lại còn không cho lập các tổ chức hoạt động nuôi dưỡng các em khuyết tật.(SBTN)
Bê thui mua về trộn chung với thính, mè, gừng cắt sợi chỉ và ăn kèm với rau thơm. Tương cự đà, trộn với thật nhiều gừng xay, tỏi, chanh, ớt, đường cho vừa ăn. Bê thui chấm tương cự đà và có thể ăn kèm bánh tráng mè nướng giòn...