Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình, do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự Do và Đại Nghĩa Dân Tộc...
Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.
Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:
Dang Chi Binh
PO Box 255-571
Dorchester, MA. 02125, USA
Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
NGUYỄN PHƯƠNG UYÊN VÀ ÐINH NGUYÊN KHA RA TÒA
Tin Long An - Nữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Ðinh Nguyên Kha bị cáo buộc là thành viên của nhóm Tuổi Trẻ Yêu Nước chống chế độ độc tài đảng trị ở Việt Nam và chống Trung Cộng, vừa bị đưa ra tòa ngày hôm nay tại Long An. Nguyễn Phương Uyên 20 tuổi, sinh viên trường Ðại Học Công Nghiệp Thực Phẩm ở Sài Gòn. Ðinh Nguyên Kha 25 tuổi, làm nghề sửa máy vi tính ở Long An trước khi bị bắt hồi tháng 10 năm ngoái. Cả hai bị kết án theo khoản 1 điểm C điều 88 Luật Hình Sự Cộng sản Việt Nam. Bản cáo trạng vu cho cả hai tội Tuyên truyền chống nhà nước vì đã rải truyền đơn chống Trung Cộng và bêu xấu công an, lãnh tụ cũng như đảng Cộng Sản Việt Nam.
Trước khi phiên tòa diễn ra, Luật Sư Nguyễn Thanh Lương, người bào chữa cho Nguyễn Phương Uyên phổ biến một bản kiến nghị nói rằng cô không phạm tội tuyên truyền chống nhà nước và hành động chống Trung Cộng phải được coi là thể hiện lòng yêu nước và lòng tự tôn dân tộc. Tại phiên tòa diễn ra vào sáng nay, nguồn tin cho biết phiên tòa diễn ra khá ôn hòa, công an các màu áo ở bên trong và bên ngoài khá đông đúc. Phiên xử bắt đầu lúc 7 giờ 40 phút sáng và tuy nói là công khai nhưng lại ngăn chặn nhiều người đến tham dự phiên tòa. Nhiều người khắp nơi về tham dự nhưng ngồi rải rác xung quanh vì thời tiết nóng nực và không được vào. Rất nhiều tay máy quay phim chụp ảnh có mặt ở khuôn viên tòa, theo dõi sát mọi biến động xung quanh.
Một nguồn tin khác cho biết chỉ có bà Nguyễn Thị Nhung, mẹ Phương Uyên và bà Nguyễn thị Kim Liên, mẹ của Nguyên Kha được vào bên trong dự phiên tòa xét xử, còn tất cả những người thân khác của hai gia đình đều phải ở bên ngoài.
Bên trong tòa án, công an rất nhiều. Dân Tiền Giang và Long An đến xem phiên tòa đông, nhưng không được vào. Cửa tòa mở, nên từ bên ngoài nhìn vào thấy rõ Nguyễn Phương Uyên và Ðinh Nguyên Kha. Hai bạn sinh viên trong tư thế thoải mái. Cả hai mặc áo sơ mi trắng, quần đen. Phiên tòa diễn ra hôm nay nhưng bản cáo trạng có từ ngày 6 Tháng 3, do các nguồn tin riêng và công bố trên Internet.
Theo cáo buộc, Ðinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên lúc đầu hoạt động độc lập ở Long An và Bình Thuận rồi sau phối hợp với nhau qua tổ chức Tập Hợp Tuổi Trẻ Yêu Nước từ ngoại quốc hướng dẫn rải truyền đơn ở Sài Gòn. Cả hai đã rải truyền đơn chống chế độ, chống Trung Cộng bá quyền bành trướng, kêu gọi biểu tình một số lần. Bản cáo trạng cũng buộc tội hai người làm các lá cờ vàng ba sọc đỏ.
Trong một cuộc phỏng vấn, bà Nguyễn Thị Nhung, mẹ cô Phương Uyên cho hay cô xin mẹ một chiếc áo dài để mặc ra tòa và Phương Uyên cũng xin cái lược để chải đầu nhưng Công an không cho. Các tổ chức nhân quyền quốc tế cũng như quốc hội và các chính phủ Hoa Kỳ và Liên Âu đều lên án chế độ Hà Nội, dùng điều luật mơ hồ để bỏ tù người dân. Toàn thể bạn học cùng khóa của Nguyễn Phương Uyên và rất nhiều nhân sĩ trong nước đã gửi thư yêu cầu chủ tịch nước Trương Tấn Sang can thiệp cho cô vì cô chẳng làm điều gì vượt quá quyền tự do ngôn luận, tự do phát biểu mà Hiến Pháp của chế độ công nhận, nhưng không ai trả lời. Bản cáo trạng nói rằng Luật Sư Nguyễn Văn Miếng bào chữa cho Ðinh Nguyên Kha và Luật Sư Nguyễn Thanh Lương bào chữa cho Nguyễn Phương Uyên. Ngoài Luật Sư Lương còn có Luật Sư Hà Huy Sơn bào chữa cho Phương Uyên. Chúng tôi sẽ có thêm tin về vụ án này trong bản tin buổi chiều, mời quý vị tiếp tục đón xem.(SBTN)