Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình, do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự Do và Đại Nghĩa Dân Tộc...
Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.
Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:
Dang Chi Binh
PO Box 255-571
Dorchester, MA. 02125, USA
Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
HUMAN RIGHTS WATCH NÓI VIỆT NAM PHẢI CHẤM DỨT ÐÀN ÁP THẢO LUẬN NHÂN QUYỀN
{nl}
Tin Tổng Hợp - Chính quyền Việt Nam được quốc tế kêu gọi chấm dứt hành động “đe dọa, quản chế tại gia và hành hung” các công dân muốn quảng bá nhân quyền tại những nơi công cộng.Tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch đặt câu hỏi “tại sao nhà cầm quyền CSViệt nam sợ hãi điều mà họ đã ký kết với quốc tế? ». Sau tổ chức Phóng viên Không Biên giới, đến lượt Human Ritghs Watch ủng hộ chiến dịch “sinh hoạt ngoài trời về nhân quyền” do giới trẻ tại Việt nam khởi động vào Chủ Nhật 05/05/2013 ở Sài Gòn, Hà Nội và Nha Trang nhưng bị ngăn chận và đàn áp thô bạo.
Hôm qua 10/05/2013, qua thông cáo báo chí, HRW kêu gọi nhà cầm quyền CSViệt Nam chấm dứt cản trở và đàn áp những người tổ chức thảo luận nhân quyền nơi công cộng được đặt tên là “dã ngoại nhân quyền”. Brad Adams, giám đốc châu Á của tổ chức bảo vệ nhân quyền nhận định là tuy bị đàn áp ở Sài Gòn và ngăn chận tại Nha Trang, nhưng một số người vẫn tổ chức thành công và loan tin rộng rãi trên internet. Ông nêu câu hỏi tại sao nhà cầm quyền CSViệt Nam lại sợ hãi không cho công dân của mình tập họp ở công viên để trao đổi về quyền làm con người? Tại sao lại sách nhiễu, quản chế những công dân muốn phát huy hiến chương nhân quyền 1948 mà nhà cầm quyền CSViệt nam đã cam kết tôn trọng?
Bản thông cáo của tổ chức Quan sát nhân quyền ghi rõ hàng chục trường hợp cụ thể những blogger bị nhà cầm quyền gây khó dễ như bà Trần Thúy Nga và hai con nhỏ ở Hà Nam lên Hà Nội bị công an gây áp lực không cho thuê phòng trọ. Ở thành phố Sài Gòn, công an cho người đến phun nước lối đi trong công viên để đuổi người, blogger Nguyễn Hoàng Vi, mẹ và em gái bị đánh… chùa Giác Hoa bị công an bao vây, vợ chồng blogger Trịnh Kim Tiến, Thành Nguyễn bị cấm ra khỏi nhà…
Ở Hà Nội, nhà cầm quyền còn huy động những đoàn thể ngoại vi hô khẩu hiệu gây rối trong lúc ở Nha Trang, tuy bị áp giải, nhưng blogger Mẹ nấm Như Quỳnh vẫn có cơ hội trao đổi với nhân viên an ninh và phân phát văn kiện Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Human Rights Watch kêu gọi CSViệt Nam “hãy đọc để hiểu” và để cho công dân tự do thảo luận nhân quyền vào ngày chủ nhật 12/05/2013 tới.(SBTN)
1. Đuôi bò làm sạch, cuộn giấy báo nướng vàng, rửa qua, khía hai đốt một, cho vào nồi nước lạnh cùng với sả và gừng đun sôi đều, chắt bỏ nước. Ướp đuôi bò với gừng, rượu vang, nước cốt chanh, hạt nêm, tiêu khoảng 1 giờ...