Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình, do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự Do và Đại Nghĩa Dân Tộc...
Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.
Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:
Dang Chi Binh
PO Box 255-571
Dorchester, MA. 02125, USA
Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
GIỚI PHÓNG VIÊN VIỆT NAM PHẢN ÐỐI LUẬT BÁO CHÍ MỚI CỦA BỘ CÔNG AN VC
Tin Việt Nam - Theo báo chí trong nước hôm qua, ngày 03 tháng 05, Bộ Công an CSViệt Nam vừa cho biết sẽ đề nghị việc sửa đổi Ðiều 7 Luật báo chí, theo hướng yêu cầu báo chí phải cung cấp nguồn tin cho thủ trưởng các cơ quan điều tra. Ðề nghị này đã gây xôn xao làng báo chí tại Việt Nam, vốn đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc điều tra các vụ tham nhũng. Ðiều 7 của Luật báo chí hiện hành quy định rằng báo chí chỉ tiết lộ tên người cung cấp thông tin khi có yêu cầu của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân hoặc Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh và tương đương trở lên cần thiết cho việc điều tra, xét xử tội phạm trầm trọng.
Nay Bộ Công an VC đề nghị bổ túc vào Ðiều 7 là báo chí cũng phải cung cấp nguồn thông tin cho thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp. Trả lời phỏng vấn hôm qua về đề nghị nói trên của Bộ Công an, nhà báo Mai Phan Lợi, phó tổng thư ký tòa soạn báo Pháp luật TP Sài gòn, cho rằng nếu Ðiều 7 Luật báo chí được sửa đổi như thế thì sẽ có thêm hàng ngàn người được cấp thẩm quyền truy nguồn tin của báo chí và nó sẽ thành một sự kiện chấn động với các nhà báo hoạt động trong lĩnh vực xác minh đơn thư, điều tra theo yêu cầu bạn đọc. Nhà báo Mai Phan Lợi nhắc lại đã có nhiều trường hợp người tố cáo bị trả thù và quy định hiện nay cho báo chí không cung cấp nguồn tin là để bảo vệ những người cung cấp thông tin.
Trả lời báo Tuổi Trẻ, ông Huỳnh Dũng Nhân, phó chủ tịch Hội Nhà báo Thành phố Sài Gòn cũng cho rằng đề nghị cơ quan báo chí phải cung cấp nguồn tin cho cơ quan điều tra là hoàn toàn không nên. Theo ông Nhân, nếu luật quy định như vậy thì chẳng còn ai dám cung cấp tin cho báo chí nữa. Một blogger ở Việt Nam, nguyên là một phóng viên, cho biết là thật ra cho tới nay, dù luật không quy định, nhưng công an Việt Nam đã vẫn thường xuyên yêu cầu nhà báo phải cung cấp nguồn thông tin. Nếu Ðiều 7 Luật báo chí được sửa đổi theo đề nghị của Bộ Công an, việc điều tra và viết bài về tham nhũng sẽ trở nên vô cùng khó khăn.(SBTN)