Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình, do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự Do và Đại Nghĩa Dân Tộc...
Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.
Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:
Dang Chi Binh
PO Box 255-571
Dorchester, MA. 02125, USA
Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
DU KHÁCH ÐẾN VIỆT NAM BỊ BẮT CHẸT NGÀY CÀNG NHIỀU
Tin Hà Nội - Năm nay Hà Nội vận động cho ngành du lịch Việt Nam bằng cách tổ chức chương trình gọi là Văn Minh Sông Hồng, là một phần trong chiến dịch Du lịch quốc gia do Tổng cục Du lịch của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam thực hiện, đã chọn ra hai thành phố Hà Nội và Hải Phòng để tổ chức các hoạt động chính để giới thiệu đến du khách. Thế nhưng báo chí trong nước trong những ngày qua đã ghi nhận chỉ trong vòng 5 ngày từ 25 đến 30 tháng 4, có tới ba vụ lừa đảo, bắt chẹt du khách, xảy ra tại Hà Nội, nơi được xem là cái nôi của “Văn Minh Sông Hồng”. Vụ đầu tiên xảy ra hôm 25 Tháng 4 với bà Schultz Ilona Jane. Bà Jane đưa hai con từ Úc sang Việt Nam chơi. Tại Hà Nội, bà thuê một chiếc xích lô để đưa con đi xem múa rối nước. Mức thù lao mà bà Jane thỏa thuận với người đạp xích lô là 70,000 đồng.
Thay vì đưa cả ba mẹ con đến nơi họ cần tới cách đó chưa đầy một cây số), người đạp xích lô đã đưa họ đi một vòng, kéo dài quãng đường vận chuyển thành năm cây số, rồi dừng lại tại một đoạn đường vắng, bắt bà Jane phải trả 1 triệu 300 ngàn đồng. Lấy tiền xong, người đạp xích lô bỏ đi, để cả ba mẹ con bà Jane ở giữa đường. Bà này đi báo Công an, và đích thân Tổng cục trưởng Tổng Cục Du Lịch Việt Nam phải tìm gặp bà này để xin lỗi và trả lại tiền cộng thêm một món quà để xin bà đừng thuật lại chuyện này cho báo chí Úc.
Cùng ngày, ba du khách người Pháp đã trả tiền cho tour du lịch tới Hà Nội, họ đã chọn một khách sạn nằm trong khu phố cổ. Ðến phi trường Nội Bài, họ được một taxi đón và chở tới một khách sạn ở khu vực khác. Sau khi phát giác mình bị lừa, ba du khách người Pháp quyết định trả phòng, đổi khách sạn. Thay vì xin lỗi vì đã cấu kết với nhau để gạt du khách, nhân viên khách sạn đòi hành hung và dọa giết cả ba nạn nhân. Vụ lừa đảo, đòi đánh và dọa giết ba du khách Pháp chưa kịp lắng xuống thì một cặp vợ chồng người Úc, thuê taxi đi thăm bảo tàng, lúc đến nơi, trong khi đồng hồ tính cước xác định số tiền là 98,000 đồng thì người lái xe taxi viết hóa đơn, buộc cặp vợ chồng này phải trả 980.000 đồng.
Chuyện lường gạt, bắt chẹt du khách là một thực trạng đã xảy ra từ lâu, khiến du khách nước ngoài sợ cả Hà Nội lẫn Việt Nam. Theo các số liệu do Tổng Cục Thống Kê của CSViệt Nam công bố, trong bốn tháng đầu năm nay chỉ có 2.4 triệu ngàn du khách nước ngoài đến Việt Nam, giảm 5.3% so với cùng kỳ năm ngoái. Ðó là những câu chuyện đối với người ngoại quốc. Còn đối với du khách người Việt thì sự việc lừa đảo càng nhiều hơn mà không ai dám báo cáo vì sợ thân nhân bị cộng sản trả thù.(SBTN)
Bê thui mua về trộn chung với thính, mè, gừng cắt sợi chỉ và ăn kèm với rau thơm. Tương cự đà, trộn với thật nhiều gừng xay, tỏi, chanh, ớt, đường cho vừa ăn. Bê thui chấm tương cự đà và có thể ăn kèm bánh tráng mè nướng giòn...
HÍ HỌA
Giúp tui thì tui mới đi tới được! (by Michael Ramirez)