Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình, do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự Do và Đại Nghĩa Dân Tộc...
Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.
Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:
Dang Chi Binh
PO Box 255-571
Dorchester, MA. 02125, USA
Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
PHÓNG SỰ ÐẶC BIỆT TỪ VIỆT NAM: BÁO MỸ NHẬN XÉT DÂN VIỆT ÐÃ BẤT MÃN ÐẾN CÙNG CỰC
Trong phần phóng sự từ Việt Nam, hôm nay thông tín viên SB-TN gửi ra bản tin về phản ứng sau bài báo của nhật báo New York Times về dân Việt đã bất mãn đến cùng cực,...(video insert)
Nhật báo New York Times hôm qua đã đăng một bài báo về lòng tin của người dân Việt Nam vào sự lãnh đạo của đảng Cộng sản trong tình hình khó khăn hiện nay, đặc biệt giữa những lúc sự bạo hành của hệ thống cầm quyền đã diễn ra với người dân mỗi lúc một tăng, kèm theo là các vụ phản kháng của các đám đông với số lượng tăng dần một cách đáng ngạc nhiên. Nói một cách nào đó, người dân Việt hôm nay đã không còn sợ, cũng như sự tức giận của họ đối với nhà cầm quyền ngày càng lớn.
Dưới tiêu đề Những lúc khó khăn cũng là lúc bất đồng và trấn áp công khai nở rộ ở Việt Nam, ký giả Thomas Fuller của tờ New York Times đã đưa ra quan sát này trong một lần đi tìm hiểu thực tế mới đây ở Sài Gòn. Tác giả đã phỏng vấn nhiều người, nhưng tập trung vào các nhân vật như giáo sư Nguyễn Phước Tương tức giáo sư Tương Lai, cựu cố vấn của hai đời Thủ tưởng Cộng sản Việt Nam; nhà báo Trương Huy San tức nhà báo Huy Ðức, một cựu cố vấn khác của Thủ tướng là Tiến sĩ kinh tế Lê Ðăng Doanh, cũng như một số nhà quan sát khác để tìm hiểu về tình hình kinh tế chính trị của Việt Nam hiện nay.
Theo ký giả Fuller thì đảng Cộng sản Việt Nam hiện đang đối mặt với sự giận dữ ngày càng tăng của người dân về sự trượt dốc của nền kinh tế, và nội bộ đảng đang bị chia rẽ trầm trọng giữa một bên là những người bảo thủ muốn duy trì những nguyên tắc soi đường của chủ nghĩa xã hội và sự độc quyền lãnh đạo, và một bên là những người chủ trương có một xã hội đa nguyên và chấp nhận hoàn toàn chủ nghĩa tư bản. Tuy nhiên quan trọng nhất là Ðảng đang phải đối phó với một xã hội thông tin ngày càng rộng mở, và khán giả ngày càng tỉnh táo trước các thông tin mà có nhiều tin tức và ý kiến khác nhau lan truyền trên mạng, làm ảnh hưởng đến sự tuyên truyền của truyền thông nhà nước.
Bài báo trích dẫn lời nhận định của ông Carlyle Thayer từ học viện Quốc Phòng Úc, một trong những học giả ngoại quốc hàng đầu về Việt Nam, cho rằng giờ đây sự chỉ trích Ðảng đã bùng nổ trên toàn xã hội. Ðây là khác biệt lớn nhất so với các thách thức mà đảng Cộng sản Việt Nam đã từng trải qua kể từ khi đảng này thống nhất đất nước 38 năm năm trước đây, như cuộc chiến với Trung cộng và Cam Bốt, khủng hoảng tài chánh và chia rẽ nội bộ. Cũng theo quan sát của ông Thayer thì bất đồng nở rộ nhưng đồng thời sự đàn áp cũng gia tăng. Theo bài báo này thì nhiều người cho rằng Việt Nam đang mất phương hướng, mặc dù đất nước này có dân số trẻ và làm việc chăm chỉ.
Trong vòng 21 năm sống ở đất nước này, một giám đốc điều hành của quỹ đầu tư Indochina Capital được trích lời nói rằng ông chưa bao giờ thấy sự bất mãn với chế độ của trí thức và doanh nhân người Việt lên đến mức độ như hiện nay.(SBTN)