Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình, do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự Do và Đại Nghĩa Dân Tộc...
Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.
Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:
Dang Chi Binh
PO Box 255-571
Dorchester, MA. 02125, USA
Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
BỘ TRƯỞNG NGOẠI GIAO THỤY SĨ BÀY TỎ MỐI QUAN TÂM VỀ NHÂN QUYỀN TẠI VIỆT NAM
Tin Berne - Trong một lá thư của Bộ trưởng Ngoại giao liên bang Thụy Sĩ gửi cho ủy ban Thụy Sĩ Việt Nam tại thành phố Berne vào tuần trước, Ngoại trưởng Didier Burkhalter cho biết đã nhận được Thỉnh Nguyện Thư cho các tù nhân lương tâm Triệu Con Tim, Một Tiếng Nói của cộng đồng người Việt tại Thụy Sĩ vào ngày 24 tháng Giêng 2013, qua đó bày tỏ sự lo ngại về tình hình các tù nhân lương tâm. Ngoại trưởng Thụy Sĩ cho biết ông cũng đặc biệt quan tâm đến vấn đề này và tuyên bố thúc đẩy việc tôn trọng nhân quyền là một trong những mục tiêu của chính sách đối ngoại của Thụy Sĩ. Chính sách đó đã được ghi trong Hiến pháp Liên bang; trong đó Thụy Sĩ nhìn nhận vai trò chủ yếu của những người bảo vệ nhân quyền và các việc làm của họ hầu giúp thăng tiến quyền con người và củng cố những quy định của luật pháp.
Ông cho biết tòa Ðại sứ Thụy Sĩ tại Hà Nội thường xuyên cập nhật cho Bộ Ngoại giao Liên bang về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Thụy Sĩ đã có các cuộc đối thoại về chủ đề này với Việt Nam từ năm 1997. Tại các cuộc gặp gỡ đó một số trường hợp cá nhân và tình trạng các nhà bảo vệ nhân quyền đã được thẳng thắn nêu lên, và cho rằng khuôn khổ gặp gỡ đó là dịp để Thụy Sĩ đề cập với nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam về những trường hợp mà Thỉnh Nguyện Thư đã nêu lên. Trong phiên họp vừa qua của Cao Ủy Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc tại Geneva, Thụy Sĩ đã chính thức bày tỏ mối quan ngại về các trường hợp đe dọa, bắt bớ và kết án những người thực thi các quyền tự do ngôn luận, quyền tụ tập một cách ôn hòa, quyền lập hội đoàn, hay quyền chỉ trích chính phủ, và Thụy Sĩ cũng đã nêu lên những trường hợp tại Việt Nam.
Thụy Sĩ kêu gọi các cơ quan có thẩm quyền phải cải thiện nghiêm trọng lãnh vực chính trị để bảo đảm quyền dân sự và chính trị đồng thời kêu gọi thả ngay lập tức tất cả các tù nhân chính trị. Thụy Sĩ luôn tích cực tham gia trong những cuộc gặp gỡ trao đổi song phương hay đa phương để khuyến khích các nỗ lực đem sự tôn trọng và thăng tiến nhân quyền tại Việt Nam.(SBTN)
Bê thui mua về trộn chung với thính, mè, gừng cắt sợi chỉ và ăn kèm với rau thơm. Tương cự đà, trộn với thật nhiều gừng xay, tỏi, chanh, ớt, đường cho vừa ăn. Bê thui chấm tương cự đà và có thể ăn kèm bánh tráng mè nướng giòn...