Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình, do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự Do và Đại Nghĩa Dân Tộc...
Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.
Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:
Dang Chi Binh
PO Box 255-571
Dorchester, MA. 02125, USA
Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
NGOẠI TRƯỞNG ÚC ÐỀ NGHỊ CÙNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN CÓ THỂ HÓA GIẢI TRANH CHẤP BIỂN ÐÔNG
Tin Hoa Thịnh Ðốn - Ngoại trưởng Úc Ðại Lợi Bob Carr mới đây đã lên tiếng hối thúc các quốc gia Châu Á hiện có tranh chấp ở biển Ðông cùng tìm kiếm cách thức nhằm đạt được các thỏa thuận chia sẻ tài nguyên. Cũng giống như Hoa Kỳ, Úc Ðại Lợi hiện duy trì quan điểm trung lập trong các tranh chấp giữa Bắc Kinh và các quốc gia khác trong khu vực như Việt Nam, Nhật Bản và Phi Luật Tân, nhưng ông Carr nói tại một trung tâm nghiên cứu ở thủ đô Washington rằng 60 tới 70% hàng hóa và thương mại của Úc được vận chuyển qua hải phận Nam Trung Hoa nên chính quyền Canberra có quyền lợi trong việc giải quyết hòa bình các tranh chấp về lãnh hải.
Phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược, ông Carr nói, căng thẳng từ các vụ tranh chấp lãnh hải đang gây tổn hại tới khu vực, đồng thời gợi ý rằng các tuyên bố chủ quyền phức tạp nên được gác sang một bên để các bên có thể bàn bạc nhằm mưu tìm các thỏa thuận chia sẻ tài nguyên.
Trước đây từng có ít nhất 3 thỏa thuận như vậy mà một trong số đó là giữa Thái Lan và Mã Lai đạt được năm 1990, và có thể được coi là một mô hình cho các thỏa thuận về lãnh hải trong tương lai giữa các nước láng giềng Châu Á. Ngoại trưởng Úc cũng bày tỏ hy vọng rằng phát triển kinh tế và cải thiện xã hội là các chủ đề xuất hiện nhiều hơn trên báo chí quốc tế, chứ không phải các tin tức về căng thẳng, tranh chấp hay chiến đấu giành chủ quyền.
Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ, trữ lượng dầu khí tiềm năng ở Biển Ðông vượt xa so với các dự báo trước đây và nhiều hơn cả các nguồn tài nguyên chưa được khai thác của cả Châu Âu. Biển Ðông có thể chứa trữ lượng lên tới 11 tỷ thùng dầu và ước tính quần đảo Trường Sa có trữ lượng lên tới 5.4 tỷ thùng dầu. CSViệt Nam và Trung Cộng đều từng lên tiếng yêu cầu cả hai bên không được thăm dò dầu khí một cách đơn phương tại các vùng lãnh hải hiện trong vòng tranh chấp ở Biển Ðông. Gần đây Bắc Kinh ngày càng cực lực khẳng định chủ quyền đối với các quần đảo và các khu vực lãnh hải ở Biển Ðông. Căng thẳng mới nhất bùng lên sau khi nhà cầm quyền Hà Nội cáo buộc Bắc Kinh bắn cháy cabin tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam. Ðáp lại, Trung Cộng nói cáo buộc của CSViệt Nam là hoàn toàn bịa đặt.(SBTN)