Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình, do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự Do và Đại Nghĩa Dân Tộc...
Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.
Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:
Dang Chi Binh
PO Box 255-571
Dorchester, MA. 02125, USA
Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
BỘ NGOẠI GIAO MỸ NÓI VỀ VỤ TRUNG CỘNG BẮN CHÁY TÀU CÁ VIỆT NAM
{nl}
Tin Hoa Thịnh Ðốn - Vụ tàu đánh cá của một ngư dân Việt Nam ở Lý Sơn, Quảng Ngãi bị tàu hải quân Trung Cộng truy đuổi và bắn cháy trong vùng biển ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa, vẫn được truyền thông quốc tế chú ý theo dõi. Trả lời câu hỏi của báo chí trong cuộc họp báo thường lệ của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm qua, Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Victoria Nuland nhắc lại quan tâm của Washington về vụ việc xảy ra hôm 20 tháng Ba. Bà Nuland nói rõ ràng có sự khác biệt trong câu chuyện do hai bên thuật lại, và Washington yêu cầu CSViệt Nam và cả Trung Cộng hãy làm rõ những gì đã xảy ra.
Bà cho biết Hoa Kỳ chống đối mạnh mẽ mọi sự đe dọa, hoặc hành động dùng vũ lực hay hiếp đáp nào của bất cứ nước nào đòi chủ quyền tại Biển Ðông. Hoa Kỳ cũng đòi hỏi tất cả các bên phải bảo đảm an toàn hàng hải, và yêu cầu các bên hãy tự chế, đừng đưa ra bất cứ hành động nào có thể làm mất cơ hội có thể giải quyết qua đường lối ngoại giao.
Về việc hải quân Trung Cộng đưa tàu vào tập trận trong vùng biển tranh chấp ngoài khơi Mã Lai, và có thể đã tiến vào vùng đặc quyền kinh tế nước này, bà Nuland nói: Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland tuyên bố cho tới khi nào khu vực phát triển được một chiến lược chung để giải qiết và tránh các vụ tranh chấp, những hành động hung hăng để khẳng định chủ quyền có thể tăng rủi ro căng thẳng leo thang, hoặc rủi ro xung đột xảy ra, nên Hoa Kỳ kêu gọi các nước tuyên bố chủ quyền hãy nghĩ tới điều đó khi lập kế hoạch tiến hành các chiến dịch quân sự trên những vùng đất hiện có người ở hay không có người ở.
Hoa Kỳ cũng yêu cầu tất cả các nước đòi chủ quyền trong vùng tranh chấp hãy tránh những hành động khiêu khích. Ða số các cơ quan ngôn luận của Trung Cộng đều nhắc lại lập trường của Bộ Ngoại giao nước này là các tàu cá Việt Nam hoạt động trái phép tại quần đảo Hoàng Sa mà họ gọi là Tây Sa, và Bắc Kinh đã có những hành động chính đáng khi chống tàu Việt Nam, mặc dù Trung Cộng không nói rõ đó là những hành động gì.
Năm ngày sau khi xảy ra sự việc, Hà Nội chính thức ra công hàm phản đối Trung Cộng, nói hải quân Trung Cộng đe dọa tính mạng và gây thiệt hại tài sản của ngư dân Việt và đòi Bắc Kinh bồi thường. CSViệt Nam tố cáo hành động của Trung Cộng vi phạm luật pháp quốc tế và đi ngược lại Tuyên bố về cách ứng xử của các bên tại Biển Ðông. Trung Cộng bác bỏ tố cáo rằng hải quân Trung cộng đã gây thiệt hại cho tàu cá Việt Nam.(SBTN)