Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình, do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự Do và Đại Nghĩa Dân Tộc...
Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.
Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:
Dang Chi Binh
PO Box 255-571
Dorchester, MA. 02125, USA
Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
NHẬN ÐỊNH VỀ VIỆC HẢI QUÂN TRUNG CỘNG THỊ UY NGAY TRƯỚC CỬA MÃ LAI
Tin tổng hợp - Trong số các nước có tranh chấp với Trung Cộng tại hải phận Ðông, trong thời gian gần đây, Mã Lai luôn cố tránh trực diện với Trung Cộng. Thế nhưng lập trường đó như vẫn không giúp Kuala Lumpur tránh khỏi việc bị Bắc Kinh khiêu khích. Ít ra đây là kết luận có thể rút ra được từ sự kiện Hải quân Trung Cộng không ngần ngại đến phô trương thanh thế ngay tại một rạn san hô ở vùng cực nam Biển Ðông mà Mã Lai tuyên bố chủ quyền, nhưng bị Trung Cộng yêu sách. Hành trình cũng như hoạt động của đội tàu thuộc một lực lượng đặc nhiệm đổ bộ được trang bị đầy đủ vũ khí đã được báo chí Trung Cộng quảng bá rầm rộ.
Tiểu hạm đội gồm 4 chiến hạm do chiếc tàu đổ bộ Tỉnh Cương Sơn là Jinggangshan dẫn đầu, đã đến khu vực rạn san hô James Shoal, chỉ cách Mã Lai 80 cây số, cách Brunei gần 200 cây số, nhưng cách xa bờ biển Trung Cộng đến 1.800 cây số, và nằm gần sát đường 9 đoạn mà Trung Cộng vẽ ra để đòi chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Ðông.
James Shoal là một rạn san hô ngầm ở khoảng 22 thước dưới mặt nước ở phía nam Biển Ðông, được Mã Lai đòi chủ quyền dưới tên gọi Beting Serupai theo tiếng Mã Lai, nhưng bị Trung Cộng tranh chấp dưới tên tiếng Hoa là Ceng mu an. Trong một bản tin công bố hôm qua, Tân Hoa Xã đã mô tả cảnh quân lính Trung Cộng cũng như thủy thủ đoàn tập hợp trên boong tàu Tỉnh Cương Sơn, một trong 3 chiếc tàu đổ bộ của Trung Cộng có chiều dài 200 thước, để cam kết bảo vệ Biển Ðông, duy trì chủ quyền đất nước và phấn đấu thực hiện giấc mơ một nước Trung Cộng hùng mạnh.
Ðây là những chiếc tàu đổ bộ loại thiện chiến, chở theo thủy quân lục chiến cùng thuyền cao tốc chạy trên đệm hơi, được những tàu hộ tống hạm thuộc loại tốt nhất trong hạm đội Trung Cộng đi theo. Không chỉ thế, lực lượng đặc nhiệm đổ bộ này còn được chiến đấu cơ phản lực đi theo bảo vệ. Ðây là một hành động rõ ràng để phô trương lực lượng chưa từng diễn ra ở một khu vực xa xôi tận miền cực nam Biển Ðông này.(SBTN)