Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình, do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự Do và Đại Nghĩa Dân Tộc...
Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.
Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:
Dang Chi Binh
PO Box 255-571
Dorchester, MA. 02125, USA
Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
PHÓNG SỰ ÐẶC BIỆT TỪ VIỆT NAM: DÙ CÓ CẦU, TRẺ ÐI HỌC Ở CÁC VÙNG XA VẪN PHẢI LỘI SÔNG
Câu chuyện đáng thương của những trẻ em nghèo tại Việt Nam mà SB-TN đã loan đã làm cho nhiều người xúc động....(video insert)
Những hình ảnh như quý vị đang thấy là các chiếc cầu bắc tạm qua sông, ở hầu hết những nơi mà nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã bỏ quên người dân. Ở đó, mùa mưa thì trẻ con qua sông đi học phải đu dây vì nước dâng cao, còn vào mùa nắng, hàng trăm học sinh ở xã Sơn Ba, huyện miền núi Sơn Hà tỉnh Quảng Ngãi phải lội sông sâu đến trường. Cầu tre do dân chúng dựng tạm, nhưng vì muốn lấy lại tiền vốn, nên những người qua cầu phải trả lệ phí. Nhiều gia đình cho con đi học đã khó khăn, nay không kham nổi chuyện trả tiền qua cầu nên đành để trẻ con lội sông đi học bên cạnh cây cầu.
Ðược biết vào mùa nắng, những chiếc bè phao ngưng hoạt động, người dân thôn Bung, Mò O, làng Già, làng Chai góp tiền tự làm cầu tre bắc ngang qua sông Re rồi thu lệ phí 2000 đến 5000 đồng kèm theo xe đạp, xe máy, tức một lần qua cầu khoảng 1 đến 2 cent cho hai lần qua lại. Hôm nào có tiền thì học sinh đi cầu tre đến trường, khi hết tiền thì đành lội sông. Còn mùa mưa sông dâng nước cao, sóng dữ, không thể đi bằng cầu, muốn qua sông, mỗi tháng gia đình một học sinh nộp hai ang lúa tương đương 60,000 đồng tức khoảng 3 Mỹ kim để trả tiền bè hay tiền đu dây đến trường qua sông.
Nhưng nói vậy không có nghĩa là chuyện đi lại đã yên. Thầy giáo Ðặng Văn Cương, Hiệu trưởng Tiểu học Sơn Ba cho biết là khi mực nước lũ trên sông dâng cao thì người đưa qua sông cũng không dám kéo bè, học sinh nghỉ học hàng loạt, giáo viên cũng rơi vào cảnh thất nghiệp vì lớp học trống vắng. Chẳng hạn như vùng Sơn Ba, gần vùng Sơn Hà nói trên, toàn xã có 630 gia đình với hơn 2500 người ở bảy thôn bên bờ sông Re hàng ngày phải đu dây kéo bè vượt sông. Những hôm trời mưa lớn, mực nước trên các sông suối dâng cao khiến học sinh không thể đến trường, có lớp vắng hơn 1/3.
Báo chí của đảng thì trách những người dân sao lại thu phí qua sông, nhưng cũng khổ là họ gom góp, vay mượn tiền bạc để làm cầu tự đi, nay phải trả lại tiền, không thu phí sẽ thành nợ nần. Còn nhà cầm quyền huyện Sơn Hà đã nhiều lần gửi đơn xin tỉnh Quảng Ngãi đầu tư chiếc cầu kiên cố bắc ngang qua sông Re nhưng chưa bao giờ được trả lời.
Mỉa mai thay, các em học sinh bị bắt buộc vào đoàn thiếu niên Cộng sản, bắt buộc đeo khăn quàng đỏ để làm hài lòng đảng Uỷ trong vùng, nhưng mạng sống và tương lai học hành của các em nhỏ thì không mấy ai lên tiếng. Chỉ là những chiếc cầu nhỏ qua sông thôi, cũng là điều mơ ước của hàng ngàn người, trong khi các quan chức luôn nghĩ đến những điều xa xỉ như dựng tượng đài, bia công ơn của chế độ luôn tốn kém hàng trăm tỷ đồng.(SBTN)
1. Thịt bò và thịt ba chỉ rửa sạch, xắt miếng vừa ăn. Ướp thịt với hành tỏi, củ sả đã giã dập, tiêu bột, nước mắm, gia vị, chút đường, dầu ăn, mè đã rang chín để 2 giờ cho thấm gia vị...