Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình, do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự Do và Đại Nghĩa Dân Tộc...
Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.
Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:
Dang Chi Binh
PO Box 255-571
Dorchester, MA. 02125, USA
Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
NHÀ CẦM QUYỀN CỘNG SẢN VIỆT NAM TÌM CÁCH KIỂM SOÁT VIỆC GÓP Ý SỬA ÐỔI HIẾN PHÁP
Tin Hà Nội - Kể từ khi nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam kêu gọi nhân dân góp ý cho bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, ngày càng có nhiều người tham gia ký tên các kiến nghị, các tuyên bố, hoặc đăng trên mạng các bài viết đòi hỏi dân chủ hóa đời sống chính trị. Trước tình hình này, Hà Nội đang tìm đủ mọi cách để kiểm soát việc góp ý Hiến pháp. Tính cho đến nay đã có hơn 9 ngàn người ký tên vào bản kiến nghị do 72 nhân sĩ trí thức tên tuổi khởi xướng, còn được gọi là kiến nghị 72. Kiến nghị này yêu cầu xóa bỏ Ðiều 4 Hiến pháp về vai trò lãnh đạo của đảng, đòi tam quyền phân lập, quyền tư hữu đất đai, phi chính trị hóa quân đội, đòi đưa dự thảo Hiến pháp ra trưng cầu dân ý.
Trước tình hình đó, một trong những biện pháp đối phó của Hà Nội là hạ thấp giá trị của bản kiến nghị 72. Báo chí do nhà nước kiểm soát và đài truyền hình VTV1 đã tố cáo là đa số những chữ ký ủng hộ kiến nghị 72 là những chữ ký mạo danh, và nói việc ngụy tạo này là do động cơ chính trị không trong sáng của một số người có tư tưởng đối lập. Ngay lập tức trang Bauxite Việt Nam, nơi khởi xướng bản kiến nghị 72, đã phản bác lời cáo buộc về giả mạo chữ ký và tố cáo Hà Nội đang truy tìm danh tích những người soạn thảo kiến nghị 72 và Dự thảo Hiến pháp 2013 của các nhân sĩ trí thức, để đàn áp theo lối xé nhỏ phong trào, đồng thời dọa dẫm, đàn áp những người tham gia ký kiến nghị.
Cũng để nhằm kiểm soát việc góp ý Hiến pháp, biện pháp thứ hai hiện đang được thực hiện ở Sài Gòn là vận động người dân điền vào Phiếu lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Trên phiếu này, người dân chỉ có thể hoặc là trả lời đồng ý với toàn văn bản dự thảo Hiến pháp, hoặc đồng ý với những nội dung khác trong dự thảo, kèm theo ý kiến góp ý, đề nghị sửa đổi, bổ túc những Chương, Ðiều hoặc từ ngữ cụ thể. Ðược yêu cầu đóng góp ý kiến theo kiểu đích danh như vậy khiến đa số người dân sẽ trả lời đồng ý để được yên thân. Không có mấy ai dám nói ra những điều mình nghĩ.(SBTN)
Nếp vo sạch, cho vào nấu hơi nhừ, cho bắp đã bào mỏng và lá dứa vào, nêm chút muối, khi nếp nhừ và bắp đã chín cho đường vào, nêm ngọt là được (đừng nấu lỏng quá) để lửa yếu. Khi chín, nhắc xuống, cho vani vào...