Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình, do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự Do và Đại Nghĩa Dân Tộc...
Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.
Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:
Dang Chi Binh
PO Box 255-571
Dorchester, MA. 02125, USA
Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
NƯỚC MẶN TẤN CÔNG CÁC TỈNH MIỀN TÂY
{nl}Tin tổng hợp - Ðầu tuần tháng 3, một số tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long như Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang xuất hiện tình trạng nước mặn lấn sâu vào nội đồng làm hàng ngàn hecta lúa bị ảnh hưởng. Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính của tình trạng hạn mặn lấn sâu vào nội đồng ở một số tỉnh như hiện nay là do năm 2012 lũ nhỏ, nước ngọt từ thượng nguồn đổ về thấp dẫn đến mực nước ở các sông, rạch xuống thấp. Cộng với thời tiết nắng gay gắt nên nước mặn xuất hiện sớm và lấn sâu vào nội đồng, một số sông ngòi nước sông nhiễm mặn nặng nề.
Tại tỉnh Sóc Trăng, từ đầu tháng 3, nước mặn lấn sâu vào nội đồng gây thiệt hại hàng ngàn hecta cây trồng, đa số là cây lúa. Ðáng lo ngại là dọc theo tuyến kênh Long Phú Tiếp Nhật ở huyện Mỹ Xuyên, Long Phú và Trần Ðề hiện có khoảng 20,000 hecta lúa đang đứng trước nguy cơ giảm năng suất đáng kể vì nước mặn đe dọa. Nhà nước chẳng làm gì được mà chỉ biết tuyên bố đang theo dõi diễn biến tình trạng xâm nhập mặn và khô hạn để kịp thời thông tin đến nông dân. Tuy nhiên tính đến thời điểm này nước mặn đã làm mất trắng trên 600 hecta và dự tính đến cuối tháng ba con số này sẽ tăng lên 4,000 hecta vì đa số các cánh đồng lúa đang trong giai đoạn đẻ nhánh. Tại tỉnh Bạc Liêu, tại các cống ngăn mặn giữ ngọt ở các xã Phong Tân, Phong Thanh Ðông A của huyện Giá Rai, nước mặn đã rò rỉ qua cửa van đập ngăn mặn, tràn vào các cánh đồng lúa. Tại Bến Tre, trong mấy ngày qua, nước mặn tiếp tục xâm lấn và gây thiệt hại đến hàng ngàn ruộng lúa. Tại Bình Ðại Ba Tri có hơn 1100 mẫu bị chậm phát triển, hơn 300 mẫu ở huyện Thanh Phú bị mất trắng.
Chi cục Thủy lợi Kiên Giang cho biết 200 cây số giáp biển Tây đang bị xâm nhập mặn tấn công ngày càng tăng, độ mặn cao hơn cùng kỳ năm ngoái. Tại vùng tứ giác Long Xuyên, nước mặn từ cửa sông Rạch Giá theo kênh xáng Rạch Giá Hà Tiên xâm nhập sâu vào nội đồng, nồng độ mặn đo được tại khu vực cách kênh xáng 10 cây số lên đến 4%. Tại vùng U Minh Thượng do hệ thống ngăn mặn chưa xây dựng nên vùng này bị mặn bao vây, xâm nhập mạnh từ sông Cái Lớn và Cái Bé.
Tình hình được coi là rất nguy ngập cho những nông dân ở miền nam Việt Nam. Kết quả này đến từ kế hoạch thủy lợi của những nhà lãnh đạo CSVN, do thiếu hiểu biết mà không lắng nghe những người có kinh nghiệm. Ngay từ ngày chiếm được miền Nam, đảng CSVN đã thẳng tay trả thù bằng cách đày đọa nhân dân đi đào kênh vét mương theo những kế hoạch bậy bạ của đảng cộng sản, mà ngày nay đang mang lại tai họa to lớn cho nhân dân miền Nam.(SBTN)
1. Cho bơ, đường, sữa vào máy sinh tốt, xay mịn, thêm đá nhuyễn vào từ từ đến lúc sinh tố đặc lại. 2. Rót thức uống ra ly, trang trí hoa lan gắn trên miệng ly.