Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình, do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự Do và Đại Nghĩa Dân Tộc...
Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.
Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:
Dang Chi Binh
PO Box 255-571
Dorchester, MA. 02125, USA
Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
PHÓNG SỰ ÐẶC BIỆT TỪ TRONG NƯỚC: HÀ NỘI ÐÃ ÐỂ CHO TRUNG CỘNG XÂM LĂNG TINH THẦN VIỆT NAM, TRƯỚC KHI XÂM LĂNG THỰC TẾ
Trong một bản tin từ trong nước gởi ra, thông tín viên SB-TN hôm nay tường trình về việc nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã để cho Trung cộng xâm lăng Việt Nam trên tinh thần...(video insert)
Suốt mấy ngày liền, người dân Việt Nam nghe thấy truyền thông của Nhà nước Cộng sản hô hoán chuyện Sách giáo khoa dành cho trẻ em Việt Nam toàn dạy học bằng cờ Trung Cộng. Nhưng không chỉ là sách của tư nhân in, mà ngay cả những nơi quan trọng như sách của nhà xuất bản Ðại học Sư Phạm cũng đầy những chuyện như vậy. Nhưng ngạc nhiên là ngoài chuyện Nhà nước Cộng sản Việt Nam vội vàng cho tịch thu và cấm xuất bản các loại sách đó chỉ vì dân chúng phát giác và tri hô, không thấy ai là quan chức ngành quản lý xuất bản phải chịu trách nhiệm hay bị khiển trách cả.
Ðiều này thật kỳ lạ và dễ gây những nghi ngờ về chuyện Hà Nội thả lỏng cho nhà cầm quyền Trung Cộng lan tràn tư tưởng nô dịch cho các thế hệ trong nước. Vì với sức kiểm duyệt khắc nghiệt và nặng nề của Cộng sản Việt Nam suốt gần 40 năm qua, gần như không có gì có thể qua lọt nếu họ không muốn. Ðiểm lại nhiều sự kiện liên tiếp trong mấy năm gần đây, từ việc Hà Nội cho âm thầm chấp nhận lá cờ Trung Cộng mới với 5 ngôi sao tức nhìn nhận Việt Nam như một tỉnh của Trung Cộng, ngay cả việc cho lên cả truyền hình quốc gia, việc phát giác nhiều cơ quan in bản đồ nhìn nhận Hoàng Sa Trường Sa là của Trung Cộng, vụ đèn lồng Tam Sa cho đến chuyện gần đây khi các cựu chiến ninh Hà Nội kỷ niệm 34 năm cuộc chiến biên giới Việt Trung nhưng bị ngăn cản và phủ nhận, rất nhiều người tin rằng việc nô dịch tinh thần người Việt, chấp nhận bán nước của Hà Nội là một chiến dịch công phu và hết sức chi tiết.
Hầu như ai cũng tức giận. Dù đa số người Việt trong nước hiện nay không ai ưa gì lá cờ đỏ sao vàng, nhưng chí ít đó tạm thời cũng là bộ mặt của CHXHCN Việt Nam hiện nay, nhưng không hiểu sao Cộng sản Việt Nam lại cứ thay thế điều đó bằng quốc kỳ của Trung Cộng, ngay cả việc chà đạp những người yêu nước dám đứng lên vạch mặt, chống lại mẫu quốc Bắc Kinh. Nhiều người đã phản ứng gay gắt nhưng Chóp bu Hà Nội thì lại lặng như tờ.
Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục học thành phố Hà Nội, Hiệu trưởng trường trung học Ðinh Tiên Hoàng đã nói rằng việc cứ cho âm thầm giáo dục, sùng bái cờ Trung Cộng như vậy không khác gì là một hình thức tiếp tay, tuyên truyền cho tư tưởng bá quyền của Trung Cộng. Trước khi có một cuộc xâm lăng thực tế của Trung Cộng, thì dường như Hà Nội đã mở cửa sau, tận tụy giúp đỡ cho Bắc Kinh tiến hành một cuộc xâm lăng bằng tinh thần và văn hóa. Nguy cơ mất nước mỗi lúc một hiện rõ, chưa bao giờ như lúc này.(SBTN)
Nếp vo sạch, cho vào nấu hơi nhừ, cho bắp đã bào mỏng và lá dứa vào, nêm chút muối, khi nếp nhừ và bắp đã chín cho đường vào, nêm ngọt là được (đừng nấu lỏng quá) để lửa yếu. Khi chín, nhắc xuống, cho vani vào...