Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình, do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự Do và Đại Nghĩa Dân Tộc...
Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.
Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:
Dang Chi Binh
PO Box 255-571
Dorchester, MA. 02125, USA
Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
CỘNG SẢN VIỆT NAM BỊ CHỈ TRÍCH TRƯỚC HỘI ÐỒNG NHÂN QUYỀN LIÊN HIỆP QUỐC
Tin New York - Các nhà hoạt động thuộc Ủy ban Bảo Vệ Quyền Làm Người Việt Nam ngày hôm qua đã lên tiếng kêu gọi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc lưu ý đến việc giam cầm mấy mươi blogger bất đồng chính kiến Việt Nam, gọi đây là hành động vi phạm luật quốc tế của Hà Nội. Ông Võ Văn Ái thay mặt các nhà hoạt động và Liên Ðoàn Quốc tế Nhân quyền yêu cầu Hội đồng gây áp lực để Việt Nam chấm dứt cuộc truy bức này. Phát biểu trước Hội đồng này đang họp được phân nửa cuộc họp dài một tháng nhằm giải quyết các quan tâm về nhân quyền trên toàn thế giới, ông Ái cho biết có tổng cộng 32 blogger và các công dân mạng khác đã bị cầm tù tại Việt Nam, thuộc diện đã có án hoặc đang chờ xử, có người bị tù đến 16 năm.
Ông cho biết cuộc truy bức như vậy không phục vụ vào việc bảo vệ an ninh quốc gia như lời rêu rao của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam, mà chỉ nhằm bịt miệng các tiếng nói của một xã hội dân sự đang trỗi dậy để lên tiếng về tham nhũng, lạm quyền, sự đau khổ của nông dân bị cưỡng chế tài sản, nhân quyền và cải cách dân chủ. Ông lên án Pháp lệnh 44 của Việt Nam ký năm 2002, cho phép giam giữ những người bị nghi là có hại cho an ninh quốc gia mà không cần tuân theo thủ tục pháp lý, và cho rằng Pháp lệnh này đã được tận dụng để chống lại các blogger, kể cả chuyện đưa blogger vào bệnh viện tâm thần. Ông nói Việt Nam cần thu hồi Pháp lệnh 44 và các luật lệ khác không phù hợp với luật nhân quyền của quốc tế.
Một nhà hoạt động khác là bà Penelope Faulker, thuộc tổ chức Cùng Hành động cho Nhân quyền có trụ sở ở Pháp, lưu ý Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc rằng sau cuộc duyệt xét của Liên Hiệp Quốc năm 2009, Hà Nội đã hứa thực thi quyền tự do thông tin. Tuy nhiên bà nói chỉ riêng trong năm qua, nhiều blogger, nhà báo mạng, và người bênh vực nhân quyền tại Việt Nam đã bị sách nhiễu, hù dọa, bị công an làm khó dễ, hoặc đã bị lãnh án tù dài ngày cực kỳ thô bạo, đơn giản chỉ vì họ bày tỏ quan điểm trên Internet một cách ôn hòa. Việt Nam hiện nay không là một trong 47 thành viên của Hội đồng Nhân quyền nhưng đang muốn xin gia nhập tổ chức này trong kỳ bầu cử sắp tới. Tổ chức Ký giả Không biên giới đã đưa CSViệt Nam vào danh sách những kẻ thù của Internet.(SBTN)
Bánh Xèo ...quan sát thấy vòng bánh chung quanh róc đều là được. Khi đó, ta gấp bánh làm hai, để ra đĩa ăn chung với rau sống, nước mắm chua ngọt, đồ chua và ớt bằm.