Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình, do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự Do và Đại Nghĩa Dân Tộc...
Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.
Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:
Dang Chi Binh
PO Box 255-571
Dorchester, MA. 02125, USA
Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
HỘI THẢO VỀ BIỂN ÐÔNG TỔ CHỨC TẠI HÀ NỘI
Tin Hà Nội - Trong vài năm qua, Trung Cộng có tới 36 luận án tiến sĩ về biển Ðông, Việt Nam chưa có một luận án nào. Hai ngày qua khoảng 50 học giả, chuyên gia trong các lĩnh vực công pháp quốc tế, ngoại giao, lịch sử và quân sự đã gặp nhau tại hội thảo quốc gia lần thứ hai về biển Ðông, do Bộ Ngoại giao và Học viện Ngoại giao tổ chức tại Hà Nội. Chủ đề của hội thảo lần này là Tranh chấp chủ quyền tại biển Ðông: Lịch sử, địa chính trị và luật pháp quốc tế. Kể từ hội thảo lần đầu tiên ngày 17 tháng 3 năm 2009, hai năm qua, tình hình trên biển Ðông tiếp tục diễn biến phức tạp.
Trong suốt thời gian này, Trung Cộng cũng tiếp tục tăng cường sức mạnh hải quân, xây dựng căn cứ trên phần đảo họ chiếm hữu, ra lệnh cấm đánh bắt cá. Theo Chủ nhiệm Chương trình Nghiên cứu biển Ðông của Học viện Ngoại giao, các nước có liên quan trực tiếp tới tranh chấp đều thực hiện một số biện pháp chung như củng cố hải quân, tăng cường sự hiện diện trên các đảo, củng cố cơ sở lịch sử, pháp lý, vận động sự ủng hộ của quốc tế. Bản thân Việt Nam cũng đã nỗ lực quốc tế hóa vấn đề biển Ðông thông qua việc thúc đẩy sự tham gia của ASEAN, nộp báo cáo ranh giới thềm lục địa và tổ chức hai hội thảo quốc tế. Thế nhưng các lãnh tụ Cộng sản Việt Nam vẫn tỏ ra hèn nhát không dám đề cập trực tiếp đến vấn đề mỗi lần có những buổi gặp gỡ với các lãnh tụ Cộng sản Trung Hoa. Về cuộc hội thảo tại Hà Nội, Nguyên Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế đối ngoại Vũ Khoan đưa ra một số nhận xét có tính chất đánh giá khái quát tình hình biển Ðông hai năm qua, cho thấy Hà Nội đang muốn quốc tế hóa vấn đề cho dù Trung cộng không chấp nhận.
Thái độ của ASEAN cũng thay đổi, có sự phân hóa rõ nét thành hai khối quốc gia là quan tâm và ít quan tâm tới biển Ðông. Trong phần kết thúc buổi hội thảo, những người tham dự cũng khẳng định rằng những hoạt động của Việt Nam vẫn còn rất yếu, các bài viết vẫn đếm được trên bàn tay, lại không được đăng tải trên tạp chí chuyên ngành, có uy tín của ngoại quốc. Còn các khía cạnh xã hội hóa, công khai hóa thì chưa cải thiện.
Gần 100% chuyên gia, học giả tham dự hội thảo đều yêu cầu được ẩn danh vì sợ bị ảnh hưởng bởi phe thân Trung cộng tại Việt Nam muốn trả thù. Theo giới nghiên cứu, hiện nay chỉ có gần 30 tư liệu chứng minh chủ quyền của Việt Nam trên biển Ðông từ đầu thế kỷ 18. Trong khi đó Trung cộng đã đưa ra hàng trăm tài liệu chứng minh về phía họ cho dù những tài liệu này đôi khi không đúng sự thật.(SBTN)
Bê thui mua về trộn chung với thính, mè, gừng cắt sợi chỉ và ăn kèm với rau thơm. Tương cự đà, trộn với thật nhiều gừng xay, tỏi, chanh, ớt, đường cho vừa ăn. Bê thui chấm tương cự đà và có thể ăn kèm bánh tráng mè nướng giòn...
HÍ HỌA
công nhân mất việc để công chức lên lương (by Gary Varvel)
Không được lộn xộn khi tui vắng nhà! (by Mike Thompson)