Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình, do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự Do và Đại Nghĩa Dân Tộc...
Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.
Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:
Dang Chi Binh
PO Box 255-571
Dorchester, MA. 02125, USA
Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
HOA KỲ CẢNH BÁO ÐẦU TƯ VÀO VIỆT NAM SẼ RẮC RỐI VÌ NẠN HỐI LỘ
Tin Hà Nội - Tiền đầu tư trực tiếp từ nươc ngoài còn gọi là tiền FDI, có thể sẽ trở ngại vì doanh nghiệp Mỹ không hài lòng với nạn hối lộ hay còn gọi là phí bôi trơn. Bà Virginia Foote, Chủ tịch Hội đồng thương mại Việt Mỹ tuyên bố Doanh nghiệp Mỹ ngại làm ăn kiểu quan hệ ở Việt Nam bởi nếu phải trả những lệ phí này, chính họ cũng sẽ gặp rắc rồi khi gửi báo cáo kiểm toán về Mỹ. Trong buổi họp của Diễn đàn Kinh tế Việt Nam xoay quanh việc này, bà cho biết có từ 20 đến 40% doanh nghiệp FDI được điều tra đã phải trả phí bôi trơn như nhóm nghiên cứu năng lực cạnh tranh cấp tỉnh vừa công bố, nhất là đối với Mỹ là đất nước dựa trên luật pháp nghiêm minh. Ðây là vấn đề mà nhiều nước trên thế giới đang phải đối mặt, chứ không riêng gì ở Việt Nam.
Nhiều nước cũng đã xây dựng một hệ thống để giảm đi cơ hội các cá nhân, doanh nghiệp sử dụng phong bì, phong bao, hối lộ cho hoạt động kinh doanh của mình. Ðiều mà Việt Nam làm chưa tốt là thiếu những biện pháp cần thiết để giảm thiếu việc trả phí hoa hồng. Một trong những tồn tại khác là Việt Nam sử dụng quá nhiều tiền mặt trong thanh toán thay vì trả bằng chi phiếu hoặc thẻ tín dụng. Chính vì vậy việc này còn liên quan đến chuẩn mực hệ thống kế toán của Việt Nam thấp hơn, chưa đồng bộ hóa với chuẩn mực kế toán quốc tế. Hệ thống thu thuế chưa đủ chặt chẽ để thay vì người ta trả tiền hoa hồng thay vì đi trả tiền thuế.
Trong khi đó, các công ty Mỹ dù hoạt động ở Việt Nam thì vẫn phải chịu hệ thống quản lý về pháp luật, điều hành doanh nghiệp theo luật của Mỹ. Do vậy, các doanh nghiệp Mỹ không được phép thực hiện giao dịch trả phí bất hợp pháp so với luật của Hoa Kỳ, vì họ sẽ gặp phiền phức khi về nước báo cáo kiểm toán hàng năm. Thực tế của Việt Nam như vậy đã gây rắc rối cho nhiều người, đặc biệt là rất khó khăn cho doanh nghiệp Mỹ làm việc ở đây. Ðặc biệt một thống kê về số liệu FDI được báo này cho biết trong 3 tháng vừa qua cho thấy Hoa Kỳ vẫn là quốc gia đầu tư vốn FDI đứng thứ 6 vào Việt Nam với 129 triệu mỹ kim vốn. Liên tục nhiều năm, Mỹ cũng đứng trong TOP 5 các nhà đầu tư FDI lớn vào Việt Nam.(SBTN)