Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình, do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự Do và Đại Nghĩa Dân Tộc...
Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.
Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:
Dang Chi Binh
PO Box 255-571
Dorchester, MA. 02125, USA
Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
ÐẾN PHIÊN ÐÀI LOAN TÁI KHẲNG ÐỊNH CHỦ QUYỀN TẠI BIỂN ÐÔNG
Tin tổng hợp - Tình hình vùng Biển Ðông lại có dấu hiệu nổi sóng với những tuyên bố chủ quyền trở lại của các nước đang tranh chấp. Hôm qua đến lượt Ðài Loan lên tiếng nhắc lại chủ quyền của họ trên một loạt quần đảo trong vùng. Tuyên bố này được đưa ra chỉ ít lâu sau khi Phi Luật Tân gởi công văn đến Liên Hiệp Quốc bác bỏ đòi hỏi chủ quyền rộng khắp của Trung Cộng tại Biển Ðông, và sau khi Hà Nội và Bắc Kinh cam kết hợp tác với nhau để tìm giải pháp cho vấn đề Biển Ðông. Trong một bản thông cáo báo chí, Bộ Ngoại giao Ðài Loan khẳng định rằng, dưới bất kỳ góc độ nào dù là lịch sử, địa lý hay luật pháp quốc tế, các quần đảo Nam Sa, Tây Sa tức Hoàng Sa Trường Sa của Việt Nam, đều thuộc chủ quyền của Ðài Loan. Chính quyền Ðài Bắc cũng đồng thời xác định chủ quyền của họ trên các vùng biển bao quanh các quần đảo này, cũng như vùng đáy biển hay tầng địa chất bên dưới khu vực.
Tuyên bố của bộ Ngoại giao Ðài Loan còn khẳng định họ không chấp nhận đòi hỏi của các nước khác về chủ quyền trên các khu vực này, đồng thời kêu gọi các quốc gia chung quanh khu vực tranh chấp tôn trọng luật lệ quốc tế, tránh có những biện pháp đơn phương có thể phá vỡ tình hình hòa bình và ổn định ở Biển Ðông. Ðài Loan là một trong sáu nước có tranh chấp chủ quyền ở Biển Ðông, cùng với Trung Cộng, Việt Nam, Mã Lai, Phi Luật Tân và Brunei. Tương tự như Trung Cộng, Ðài Loan hiện tranh chấp với Việt Nam về chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa đang do Bắc Kinh chiếm giữ. Tại vùng quần đảo Trường Sa, Ðài Loan, Trung Cộng và Việt Nam là ba nước đòi hỏi chủ quyền trên toàn bộ khu vực, trong lúc Brunei, Phi Luật Tân hay Mã Lai chỉ tranh chấp một số đảo cụ thể mà thôi.
Ðài Loan là một trong những tác nhân quan trọng can dự vào hồ sơ tranh chấp chủ quyền ở Biển Ðông, là nước hiện chiếm giữ Ba Bình, đảo lớn nhất tại vùng Trường Sa. Thế nhưng tiếng nói của Ðài Loan ít được nghe thấy trên các diễn đàn quốc tế, do việc họ thường xuyên bị Bắc Kinh cấm cửa trong lãnh vực ngoại giao. Tháng 7 năm ngoái chính quyền Ðài Bắc đã khẳng định chủ quyền của họ trên vùng Biển Ðông. Vào khi ấy, Ðài Loan đã lên tiếng sau khi ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton xác định tại Hà Nội vào cuối tháng 7 rằng vấn đề tự do hàng hải và tự do phát triển tại vùng Biển Ðông thuộc diện quyền lợi quốc gia của Hoa Kỳ. Câu hỏi đặt ra là, tại sao Ðài Loan lại lên tiếng vào thời điểm này. Giới quan sát đã nêu bật hai yếu tố.
Trước hết là sự kiện Phi Luật Tân trong tuần qua, đã chính thức gởi văn thư lên Liên Hiệp Quốc, bác bỏ đòi hỏi chủ quyền của Trung Cộng tại Biển Ðông thể hiện trong tấm bản đồ hình lưỡi bò mà họ công bố hồi tháng 5 năm 2009. Yếu tố thứ hai là sự kiện Thủ tướng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và ông Quách Bá Hùng là Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Cộng vào tuần trước, đã tiếp xúc với nhau tại Hà Nội. Hai bên đã đồng ý hợp tác với nhau một cách chặt chẽ hơn để tìm ra những giải pháp mang tính cơ bản nhằm giải quyết các vấn đề liên quan Biển Ðông. Các sự kiện liên tiếp này đã thúc đẩy Ðài Loan phải lên tiếng, nếu không muốn bị gạt ra bên lề các đàm phán liên quan đến biển Ðông.(SBTN)
Bánh Canh Giò Heo - Nấm rơm xào sơ với chút tỏi, cho vào nồi nước lèo. Giò heo chín vớt ra. Nêm vào nồi nước lèo: tiêu, muối, đường phèn, bột ngọt cho vừa ăn. Tiếp đó, cho hành tây và hành phi vào. - Bánh canh trụng qua nước sôi, cắt ngắn vừa ăn - Thịt giò heo xắt lát...