Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình, do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự Do và Đại Nghĩa Dân Tộc...
Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.
Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:
Dang Chi Binh
PO Box 255-571
Dorchester, MA. 02125, USA
Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
QUÂN ÐỘI TRUNG CỘNG VỚI KẾ HOẠCH HỎA TỐC ÐÔNG PHƯƠNG
Tin tổng hợp - Sự gia tăng vị thế của Trung Cộng trên trường quốc tế được hỗ trợ bởi sự hiện diện ngày một lớn của quân đội trong các vấn đề khu vực và toàn cầu. Tham vọng của Bắc Kinh được mở rộng bằng lời thúc giục các nhà lãnh đạo Trung Cộng chủ động hơn trong nỗ lực bảo vệ các lợi ích quốc gia. Lời kêu gọi ấy đã làm dấy lên mối lo ngại về khả năng phát triển quân đội đại lục để bảo vệ các khu vực biên giới rộng lớn.
Các nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu quan hệ quốc tế đương đại Trung Cộng kêu gọi một chiến lược ngoại vi rộng lớn để bảo đảm an toàn cho các khu vực lân cận của Trung Cộng về khả năng can thiệp tại Trung Á. Một tờ báo Hong Kong trong bài bình luận lập luận rằng đường sắt và ý nghĩa quân sự quan trọng của nó rất cần được đưa vào ống kính chiến lược của các nhà lãnh đạo Trung Cộng khi nước này xuất cảng công nghệ đường sắt, đồng thời củng cố kế hoạch gia tăng sức mạnh quân sự. Tháng 11 quân đội Trung Cộng lần đầu tiên đã đáp chuyến tàu cao tốc Thượng Hải đến Nam Kinh để trở về doanh trại sau khi hoàn thành nhiệm vụ bảo đảm an ninh tại Triển lãm thế giới Thượng Hải 2010. Trung Cộng cũng đã xây dựng các tuyến đường sắt tới Tây Tạng, đang phát triển mạng lưới đến Nepal, và lên kế hoạch xây dựng đường sắt cao tốc nối tới Lào, Singapore, Cam Bốt, Việt Nam, Thái Lan và Miến Ðiện. Tháng 11 năm ngoái, Ngoại trưởng Iran khi ấy là Manouchehr Mottaki tuyên bố Iran, Afghanistan và Tajikistan đã đồng ý hợp tác với Trung Cộng để xây dựng tuyến đường sắt Trung Cộng - Iran từ Tân Cương đi qua Kyrgyzstan, Tajikistan, Afghanistan và điểm kết thúc tại Iran.
Trung Cộng còn có một kế hoạch dài hơn để kết nối tới tận phía tây Iraq, Syria, Thổ Nhĩ Kỳ và đến châu Âu. Ðây là một phần của Mạng lưới Ðường sắt xuyên Á hay Tuyến Ðường sắt Tơ lụa kết nối Trung Cộng với châu Âu, sử dụng Trung Ðông như một trung tâm quá cảnh. Với mạng lưới đường sắt cao tốc của Trung Cộng đạt tốc độ tối đa 486 cây số giờ, và sự xông xáo của PLA trong nỗ lực phát triển các khả năng chiến đấu tầm xa thông qua việc sử dụng đường sắt để hỗ trợ hậu cần cho lực lượng không quân và các dự án quân sự khác, thì chiến lược Hỏa tốc Ðông phương trên Con đường Tơ lụa mới hồi sinh sẽ có tác động quân sự và chiến lược quan trọng với các lợi ích của Hoa Kỳ và Tây phương trong khu vực. Hồng quân Trung cộng đã tích cực tham gia vào hoạt động thiết kế, lên kế hoạch cho đường sắt cao tốc. Cục Ðường sắt Thành Ðô có 14 sĩ quan quân sự đảm nhận những vị trí hàng đầu trong các ban ngành chủ chốt ở mọi ga chính, thực hiện nhiệm vụ phối hợp hoạt động lên kế hoạch, thiết kế, xây dựng và giám sát đường sắt. Cục Ðường sắt Thẩm Dương nằm ở vị trí chiến lược của Liêu Ninh, tỉnh giáp Triều Tiên, Nội Mông và Hoàng Hải cũng đã thiết lập cơ cấu quản lý vận chuyển quân sự khu vực với quân đội.
Theo Ban vận chuyển quân sự thuộc Tổng cục Hậu cần, hơn 1000 nhà ga đã được trang bị những phương tiện vận tải quân sự, từ đó thiết lập một mạng lưới đường sắt hỗ trợ toàn diện nhằm nâng cao khả năng chiến lược của PLA. Với chính sách không ngừng mở rộng của Trung Cộng và các dự án cơ sở hạ tầng hướng tới các nước láng giềng, một số nhà phân tích bắt đầu lo ngại về khả năng quân sự hóa trên Con đường Tơ lụa Sắt.(SBTN)