Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình, do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự Do và Đại Nghĩa Dân Tộc...
Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.
Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:
Dang Chi Binh
PO Box 255-571
Dorchester, MA. 02125, USA
Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
NHÂN QUYỀN VIỆT NAM 2010 QUA PHÚC TRÌNH CỦA BỘ NGOẠI GIAO HOA KỲ
Tin Hoa Thịnh Ðốn - Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm qua đã công bố bản phúc trình về tình hình nhân quyền thế giới trong năm qua 2010, trong đó có Việt Nam bị nêu đích danh. Phần quan Việt Nam trong bản phúc trình của Bộ Ngoại Giao Mỹ mở đầu đại ý rằng nước Việt Nam với gần 88.6 triệu dân, là thể chế độc đoán do Ðảng Cộng sản cai trị, dưới sự điều hành hiện giờ của Tổng bí thư Nông Ðức Mạnh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết. Bản phúc trình nhắc tới Kỳ bầu cử Quốc hội Việt Nam lần sau nhất là vào năm 2007 đã diễn ra không có tự do và công bằng vì Mặt Trận Tổ Quốc kiểm soát chặt chẽ tất cả ứng cử viên.
Trong khi đó người dân không thể dùng lá phiếu để thay đổi chính quyền theo nguyện vọng của họ giữa lúc tất cả phong trào đối lập đều bị nghiêm cấm. Nhà nước Cộng sản Việt Nam gia tăng đàn áp những người bất đồng chính kiến, giam giữ ít nhất 25 nhà đấu tranh cho dân chủ, kết án tù dài hạn đối với 14 người bất đồng chính kiến vốn bị giam giữ trước đó ố trong những năm 2008, 2009 và 2010. Và giới cầm quyền không cho 10 tù nhân chính trị bị án hồi cuối năm 2009 được kháng án. Liên quan công an, cảnh sát, theo bản phúc trình, thì nói chung lực lượng này ngược đãi những nghi can khi họ bị bắt hay bị giam giữ. Họ bị nhốt trong điều kiện lao xá thường khắc nghiệt. Hành động sai trái của công an thường không bị trừng phạt trong khi tệ nạn tham nhũng trong ngành này tiếp tục là vấn nạn đáng kể.
Bản phúc trình viết nhiều cá nhân bị giam giữ độc đoán, kéo dài vì hoạt động chính trị và không được xét xử công bằng giữa lúc hệ thống tư pháp Việt Nam bị ảnh hưởng đáng ngại vì yếu tố chính trị, tệ nạn tham nhũng và tình trạng kém hiệu năng. Bản phúc trình cũng lưu ý rằng nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã gia tăng các biện pháp hạn chế quyền riêng tư của người dân cùng những quyền tự do căn bản khác như tự do báo chí, tự do ngôn luận, lập hội. Quyền tự do sử dụng Internet bị hạn chế thêm nữa vào lúc nhà nước Việt Nam bố trí những cuộc tấn công nhắm vào các Web sites, đồng thời theo dõi chặt chẽ những bloggers bất đồng chính kiến.
Theo bản phúc trình thì tự do tôn giáo tại Việt Nam tiếp tục bị giải thích lệch lạc và không được bảo vệ thích hợp. Bản phúc trình cho biết tiếp là mặc dù có vài tiến bộ trong lãnh vực này nhưng nhiều trường hợp đàn áp tôn giáo vẫn tiếp diễn đáng ngại, nhất là từ cấp tỉnh trở xuống làng xã.
Hà Nội tiếp tục ngăn cấm những tổ chức nhân quyền độc lập, hạn chế quyền thành lập và gia nhập công đoàn độc lập của giới công nhân. Nạn bạo hành và tình trạng kỳ thị phụ nữ cũng như nạn buôn người tiếp tục hoành hành mặc dù luật pháp Việt Nam ngăn cấm và nhà cầm quyền có ra sức ngăn chận. Về sắc tộc thiểu số thì, theo bản phúc trình của bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, hiện một số nhóm sắc tộc thiểu số ở Việt Nam tiếp tục bị kỳ thị trong xã hội.(SBTN)
Khi sẵn sàng để ăn, cho đu đủ bào vào dĩa sắp khô bò và rau quế lên, chan vào nước dấm đã hòa sẵn, ớt tương hay xắt vài miếng ớt lên trên cho thơm. Trộn đều lên, các bạn sẽ có dĩa đu đủ khô bò thơm, chua ngọt, mặn giống trước trường học ngày xưa.
HÍ HỌA
Không được lộn xộn khi tui vắng nhà! (by Mike Thompson)