Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình, do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự Do và Đại Nghĩa Dân Tộc...
Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.
Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:
Dang Chi Binh
PO Box 255-571
Dorchester, MA. 02125, USA
Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 17.3.2011
Cách biệt thâm sâu giữa thực tại Việt Nam và nhân quyền ba hoa của nhà nước : Liên Ðoàn Quốc tế Nhân quyền và Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam ra thông cáo chung tố cáo tình trạng phân biệt chủng tộc và tôn giáo
PARIS, ngày 17.3.2011 (FIDH và QUÊ MẸ) - Liên Ðoàn Quốc tế Nhân quyền và Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam ra bản Thông cáo chung tố cáo Hà Nội đã không chịu hợp tác với các Chuyên gia LHQ trong vấn đề điều tra tình hình các sắc tộc và tôn giáo. Bà Gay McDougall, Báo cáo viên LHQ đặc nhiệm vấn đề sắc tộc đến điều tra Việt Nam tháng 7.2010. Bà vừa công bố bản Phúc trình chuyến đi điều tra này trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Genève hôm 15.3 vừa qua. Qua bản phúc trình bà than phiền "nhiều trở ngại ngăn cản các cơ hội gặp gỡ trực tiếp khi thiếu mặt các viên chức chính quyền"(1).
Hôm 15.3.2011 trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Genève qua cuộc đối thoại tương tác với các nhà Chuyên gia độc lập của LHQ, phái đoàn Việt Nam tuyên bố rằng chính quyền đã làm mọi sự để "bảo đảm cho các dân tộc ít người được vui thú hưởng các quyền con người", như đã hứa hẹn trong kỳ Kiểm điểm Thường kỳ toàn diện (2). Tuy nhiên trong thực tế, chỉ là những ấn tượng rỗng tuếch và khoa trương vô căn cứ mà Việt Nam đem sử dụng trên trường quốc tế. Những lời tuyên bố thiếu thành thật và ngọt ngào mà Việt Nam đưa ra hôm 15.3 nhằm tránh giải thích vì sao Việt Nam bác bỏ hơn 40 khuyến nghị tại cuộc Kiểm điểm Thường kỳ Toàn diện (năm 2009), kể cả những khuyến nghị về tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp.
Việt Nam hay khoe khoang là đã "thăng tiến luật lệ và chính sách" trong các thập niên vừa qua, và "đặt ké hoạch cụ thể cho các chương trình quốc gia, đặc biệt thoa dịu sự nghèo đói, phát triển y tế cơ bản, giáo dục, vân vân…". Khác với những điều khoe khoang này, một số không ít sắc luật, nghị định được thông qua nhằm giúp chính quyền hạn chế các quyền và các tự do cơ bản (4). Ngay cả một số điều luật, theo nguyên tắc nhằm bảo vệ cho nhân quyền, thì lại không được tôn trọng hay áp dụng bừa bãi trong thực tế. Cho nên, Chuyên gia độc lập của LHQ đã kết luận trong bản Phúc trình rằng mặc dù đã có "những điều luật chính thức và có giá trị hiến định, nhưng vẫn còn những điều luật đối với các dân tộc ít người gây bất lợi nghiêm trọng trong mọi khía cạnh của đời sống thường nhật" (5).
Ðại diện Việt Nam nói với Hội đồng Nhân quyền LHQ rằng các chính sách và luật lệ Việt Nam "bảo đảm tự do tôn giáo và tín ngưỡng". Tuy nhiên mọi cộng đồng tôn giáo đều phải chịu sự kiểm soát và sự thừa nhận của nhà nước, các tôn giáo "không được thừa nhận" bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, bị chính quyền giải thể. Trường hợp Tăng thống Thích Quảng Ðộ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, người bảo vệ cho nhân quyền, vẫn tiếp tục bị quản chế tại Thanh Minh Thiền viện ở Saigon mà chẳng biết tội gì.
Bà Souhayr Belhassen, Chủ tịch Liên Ðoàn Quốc tế Nhân quyền nói : "Sự phi lý như thế giữa luật lệ và thực hành chẳng còn là điều mới lạ tại Việt Nam. Trong thực tế, nhà cầm quyền Việt Nam đã thất bại trong việc cho phép các Chuyên gia độc lập của LHQ tự do tiếp xúc với các dân tộc ít người hay các nhân vật tôn giáo là dấu hiệu quá đủ cho thấy khiếm khuyết tuyệt đối trong việc thăng tiến nhân quyền, và cộng đồng thế giới cần yêu sách Việt Nam phải giải thích về những lời hứa hẹn suông không hề được thực hiện".
Ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam thì nói : "Gẩn ba thập niên trước đây, năm 1982, Việt Nam đã tham gia ký kết Công ước quốc tế về loại trừ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (CERD)", thế mà các cộng đồng dân tộc ít người và các cộng đồng tôn giáo vẫn tiếp tục chờ đợi sự áp dụng công ước, và hoàn toàn không được pháp luật bảo hộ. Trong thực tế, Việt Nam tham gia ký kết các công ước nhân quyền LHQ chỉ cốt che chắn sự phê bình của công luận quốc tế. Sau tấm mặt nạ ấy, chính quyền vẫn trơ tráo và tiếp tục bác bỏ các quyền và tự do cơ bản của người công dân".
Liên lạc:
Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam: Penelope Faulkner + 33 1 45 98 30 85
Liên Ðoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH): Karine Appy + 33 1 43 55 14 12 / + 33 1 43 55 25 18
Khi sẵn sàng để ăn, cho đu đủ bào vào dĩa sắp khô bò và rau quế lên, chan vào nước dấm đã hòa sẵn, ớt tương hay xắt vài miếng ớt lên trên cho thơm. Trộn đều lên, các bạn sẽ có dĩa đu đủ khô bò thơm, chua ngọt, mặn giống trước trường học ngày xưa.