Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình, do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự Do và Đại Nghĩa Dân Tộc...
Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.
Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:
Dang Chi Binh
PO Box 255-571
Dorchester, MA. 02125, USA
Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
PHÓNG SỰ ÐẶC BIỆT TỪ VIỆT NAM: SÔNG HỒNG Ở MIỀN BẮC ÐANG BỊ TRUNG CỘNG ÐẦU ÐỘC
Hôm nay trong tiết mục phóng sự đặc biệt từ Việt Nam, thông tín viên SB-TN gửi đến quý vị một phóng sự ngắn về trường hợp sông Hồng ở miền bắc Việt Nam đang bị đầu độc, mời quý vị cùng theo dõi sau đây (video insert)…
Sông Hồng là con sông quan trọng nhất của miền Bắc Việt Nam, hiện nay ỗi lúc đang cạn dần do các đập thủy điện của Trung Cộng chặn nguồn, giờ đây các phần còn nước đang bị nhiễm độc một cách bất thường, mà theo lời tố cáo của các chuyên gia môi trường Việt Nam thì thủ phạm không ai khác hơn chính là Trung Cộng. Ðiều lạ lùng nhất là ngay cả việc tố cáo thủ phạm đang làm chết con sông này, các chuyên gia Việt Nam cũng phải nói một cách né tránh và dè chừng, dù các lý luận của họ đã đầy đủ để chỉ rõ thủ phạm là ai.
Các chuyên gia môi trường trong và ngoài nước, vẫn cảnh báo có nhiều hiện tượng bất thường gần đây gắn với sông Hồng, con sông có lưu lượng nước vào loại lớn nhất đồng bằng Bắc Bộ, từ ô nhiễm kim loại nặng, đổi màu, đến cạn kiệt. Thời điểm bây giờ đang là mùa nước cạn kiệt, mực nước sông Hồng đang ở mức rất thấp, nhiều đoạn lòng sông bị thu hẹp đáng kể trông chẳng khác nào một con suối, để lộ ra những bãi cát sỏi rộng lớn. Nước xuống thấp cũng để lộ ra những điểm bất thường mà hàng ngày khi dòng nước sông Hồng đỏ nặng phù sa cuộn chảy bằng cảm quan khó mà phát giác ra được. Một đoạn sông Hồng chảy qua thôn Tân Thành xã Tường Trình, Huyện Bát Xát nay có một con suối nhỏ chảy vào bốc mùi hôi, tanh. Con suối đó bắt nguồn từ Trung Cộng và không ai biết vì sao con suối đó lại dẫn vào sông Hồng những độc chất như vậy.
Anh Phạm Văn Trí là một người dân địa phương, cho biết vào những ngày trời nắng, mùi hôi tanh từ dòng sông xộc lên nặng hơn, những ngày trời âm u hoặc có mưa nhỏ thì chỉ ngửi thấy mùi này khi đã băng qua bãi cát sỏi dưới lòng sông. Anh Trí nói trước kia họ không thấy hôi thối gì đâu. Cách đó không xa, tại đoạn sông chảy qua thôn Ma Cò xã Nậm Trạc, trên một nhánh hình thành từ việc dòng chảy cạn kiệt nước đen ngòm, vệt váng nước vàng lều bều sủi bọt, xộc lên mùi hôi thối, cho thấy tình trạng ô nhiễm trầm trọng. Những chất này cũng do một nhà máy hết sức bí ẩn của Trung Cộng ở đầu nguồn thải ra. Tiến sĩ Nguyễn Ðình Hòe, Trưởng ban Phản biện xã hội thuộc Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, nhận định màu nước sông Hồng như vậy nhiều khả năng là do chịu ảnh hưởng của việc xả thải từ hoạt động khai khoáng phía thượng nguồn gây ra, và không loại trừ có các yếu tố gây độc. Sông Hồng có tổng chiều dài khoảng 1149 cây số, bắt nguồn từ Vân Nam Trung Cộng, chảy qua Việt Nam 556 cây số trước khi đổ ra biển Ðông. Sông Hồng là con sông tạo thành hệ thống sông lớn nhất miền Bắc Việt Nam, lớn thứ 2 trên bán đảo Ðông Dương sau sông Mekong tức sông Cửu Long.
Từ hàng ngàn năm qua, hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình đã và vẫn là nguồn thủy lợi quan trọng cho nền nông nghiệp vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Sông Hồng cũng đóng một vai trò quan trọng về thủy điện, giao thông vận tải đường thủy. Việc làm chết con sông Hồng, liệu có phải là một trong những cách mà Bắc Kinh âm mưu tiêu diệt đường sống của Việt Nam, nhằm dễ dàng thôn tính theo thời gian hay không? Hiện chưa có câu trả lời cho câu hỏi này.(SBTN)