Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình, do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự Do và Đại Nghĩa Dân Tộc...
Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.
Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:
Dang Chi Binh
PO Box 255-571
Dorchester, MA. 02125, USA
Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
TỔ CHỨC PHÓNG VIÊN KHÔNG BIÊN GIỚI TRAO 6 GIẢI THƯỞNG CƯ DÂN MẠNG
Tin Paris - Nhân ngày Thế Giới Chống Kiểm Duyệt Internet 12 tháng 3, tổ chức Phóng viên Không biên giới đã trao giải thưởng Cư Dân Mạng trước khoảng 200 nhà báo và phóng viên đến dự buổi tổ chức này tại quận 9 Paris. 6 người được đề nghị nhận giải thưởng năm nay gồm có Nawaat là 1 nhóm bloggers ở Tunisia được thành lập năm 2004. Trang web Nawaat đóng vai trò quan trọng trong việc phổ biến tình trạng bất ổn ở Tunisia. Nawaat có trang liên kết với Wikileaks để đăng những thông tin về Sidi Bouzid mà truyền thông của nhà nước không nói đến.
Diễn đàn Abduleman Ali ở vương quốc Bahrain là một trang web ủng hộ dân chủ có hơn 100,000 người vào mỗi ngày. Ông Ali đã bị bắt tháng 9 năm 2010 và trả tự do tháng 2 vừa qua vì tội gây bất ổn xã hội do thông tin sai lạc về nội bộ vương quốc. Người thứ 3 được đề nghị là Giáo sư Phạm Minh Hoàng tại Việt Nam, bị nhà cầm quyền Cộng sản bắt ngày 13 tháng 8 năm 2010 vì tội tham gia các hoạt động nhằm lật đổ chế độ, đến nay chưa xét xử. Ngoài ra còn có 3 người khác là cô Jiew Prachatai của Thái Lan là biên tập viên của trang Prachatai, trang web đã cung cấp nhiểu thông tin liên quan đến cuộc biến động ở Thái lan tháng 4 năm ngoái, hiện cô đang bị kết án về nhiều tội mà trong đó có tội chống lại kiểm duyệt và có thể bị kết án tổng cộng 70 năm tù. Ông Tan Zuoren của Trung cộng là đồng tác giả của blog 64tianwang, bị bắt ngày 9 tháng 2 năm 2010, bị kết án 5 năm tù vì tội kích động lật đổ chính quyền. Cuối cùng là cô Natalia Radziner của Belarus là Biên tâp viên trưởng của trang Charter97, trang web này cung ứng tất cả thông tin về các trường hợp bắt bớ, hành hung, sách nhiễu của công an đối với các cư dân mạng tại Belarus.
Về ông Phạm Minh Hoàng là người Pháp gốc Việt, ông được cho là đã viết nhiều bài phổ biến dưới tên Phan Kiến Quốc. Ông bị bắt ngày 13 tháng 8 năm 2010 vì tội tham gia các hoạt động nhằm lật đổ chính quyền theo điều 79 của bộ luật hình sự. Cho đến hôm nay, ông vẫn chưa được đem ra xét xử. Giải thưởng Cư Dân Mạng năm nay được một ban giám khảo độc lập cuối cùng đã quyết định trao cho nhóm phóng viên Tunisia Nawaat. Ông Dominique Gerbaud là Giám đốc RSF nói mục đích của giải này là biến internet thành nơi tự do truy cập những thông tin hữu ích cho toàn thế giới.
Lịch sử hình thành giải thưởng này tuy còn non trẻ, nhưng ông Jean-Franẫois Julliar, Tổng thư ký của RSF coi đây là một hành động để khuyến khích những cư dân mạng vượt qua được những trở ngại để thực hiện quyền tự do truy cập và phổ biến tư tưởng, yểm trợ, bảo vệ và khuyến khích những bloggers, những cư dân mạng, những người sử dụng internet để họ được quyền tự do phát biểu.
Tổ chức Phóng viên không biên giới cảm nhận rằng càng ngày càng có nhiều cư dân mạng bị đe dọa, khủng bố ngay trong xứ sở của họ. Thế giới hiện có 10 nước được coi là kẻ thù của internet và theo thống kê của tổ chức này, hiện có 119 bloggers, cư dân mạng của 9 nước trên thế giới đang bị giam giữ, đứng đầu là Trung quốc với 77 người, Việt Nam xếp hàng thứ hai với 17 người đang bị giam giữ chỉ vì bày tỏ tư tưởng hay quan điểm của mình trên internet.(SBTN)