Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình, do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự Do và Đại Nghĩa Dân Tộc...
Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.
Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:
Dang Chi Binh
PO Box 255-571
Dorchester, MA. 02125, USA
Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
TRUNG CỘNG ÔM MỘNG THỐNG TRỊ ÐẠI DƯƠNG
{nl}Tin tổng hợp - Báo chí quốc tế trong những ngày qua đã đưa ra những bài viết về tham vọng của Trung cộng muốn thống trị đại dương. Tại Anh quốc, tuần báo The Economist số ra cuối tuần qua trong một bản tin đã đề cập đến dự án thám hiểm đáy Biển Ðông của nhà cầm quyền Bắc Kinh. Theo tác giả bái báo trên, dự án này được thảo luận trong một hội nghị tập trung các nhà hải dương học trong và ngoài nước Trung Cộng, tổ chức tại Thượng Hải trong hai ngày 26 và 27 tháng giêng vừa qua.
Bài báo mở đầu bằng nhận định chủ nghĩa đế quốc và ngành hải dương học thường tay trong tay với nhau. Các nghiên cứu của hải quân Anh về các vùng biển nông và duyên hải trên thế giới trong thế kỷ 18 và 19 đã đóng góp nhiều kiến thức cho khoa học, nhưng đồng thời cũng giúp cho các nhà buôn Anh quốc có thể du hành trên các đại dương, và các chiến hạm Anh có thể thống trị thế giới. Nhìn từ góc độ này, thì hội nghị trên có khả năng gây lo ngại cho các quốc gia láng giềng phương nam của Bắc Kinh.
Dự án South China Sea-Deep có mục đích thám hiểm một vùng biển có diện tích rộng đến 3.5 triệu cây số vuông, với độ sâu tối đa 5,5 cây số, mà chính phủ Bắc Kinh coi là thuộc chủ quyền của mình cho dù bị rất nhiều nước phản đối. Các nhà khoa học tham dự hội nghị chối rằng mục tiêu chỉ là thêm kiến thức cho nhân loại, và chỉ đơn thuần về mặt khoa học chứ không phải nhằm tìm kiếm dầu khí và nguồn lợi khoáng sản. The Economist nhận định thật ra thì cũng đúng như nhiều nhà du hành Anh trước đây cũng từ sự khát khao hiểu biết. Tuy nhiên kiến thức cũng là quyền năng, và nếu các nhà khoa học Trung Cộng là những người đầu tiên thám hiểm đáy sâu Biển Ðông, thì các nhà kinh doanh Trung Cộng cũng sẽ có lợi thế khai thác thương mại hơn các đối thủ, và hạm đội Trung Cộng cũng sẽ ở thế trên cơ để bảo vệ họ.
Ðề án trên do nhà khoa học đầu ngành Uông Phẩm Tiên, thuộc Ðồng Tể đại học ở Thượng Hải chủ tọa. Ông này có thể nhờ đến sự hỗ trợ của Giao Long, chiếc tiềm thủy đỉnh tân tiến nhất của Trung Cộng, có thể lặn sâu đến 7 cây số dưới đáy biển. Dự án được đưa ra một phần từ nghiên cứu của chiếc Ðại dương Nhất hiệu năm 2007 về những dải kiến tạo ở giữa đại dương do các dịch chuyển của vỏ trái đất. Ðồng thời các nhà thám hiểm trên tàu này cũng phát giác được vị trí nhiều mỏ đồng, chì, kẽm cũng như các nguồn thủy nhiệt tại đây. Mục đích của dự án South China Sea-Deep trước hết là nghiên cứu các hướng phát triển của đáy đại dương, rồi đến trầm tích và khí hậu. Ðương nhiên là việc này sẽ tốn khá nhiều tiền.
Ngân sách dành cho dự án là 150 triệu nhân dân tệ, tương đương 22 triệu đô-la do Quỹ quốc gia về Khoa học Tự nhiên, một tổ chức của chính phủ có trụ sở ở Bắc Kinh đài thọ. Nhưng không chỉ trong ngành hải dương học, mà một trung tâm kỹ thuật về đáy biển tại Thanh Ðảo sẽ tiêu tốn 400 triệu nhân dân tệ, một mạng lưới quan sát đáy đại dương, tương tự với chương trình Neptune của Canada và Sáng kiến Quan sát Ðại dương của Hoa Kỳ cũng cần 1,4 tỉ nhân dân tệ nữa.
Chắc chắn là tiền được dùng cho lợi ích khoa học đơn thuần. Nhưng nguồn tin nói đại diện của Tập đoàn quốc gia về Dầu khí Ngoài khơi của Trung Cộng cho biết trữ lượng khí thiên nhiên ở Biển Ðông được ước tính khoảng 200 tỉ tỉ thước khối, và đây chính là những gì Trung cộng nhắm tới để khai thác nhằm cung cấp nguồn tài nguyên thiên nhiên này cho nền kinh tế đang phát triển của mình.(SBTN)
Bánh Canh Giò Heo - Nấm rơm xào sơ với chút tỏi, cho vào nồi nước lèo. Giò heo chín vớt ra. Nêm vào nồi nước lèo: tiêu, muối, đường phèn, bột ngọt cho vừa ăn. Tiếp đó, cho hành tây và hành phi vào. - Bánh canh trụng qua nước sôi, cắt ngắn vừa ăn - Thịt giò heo xắt lát...