Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình, do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự Do và Đại Nghĩa Dân Tộc...
Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.
Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:
Dang Chi Binh
PO Box 255-571
Dorchester, MA. 02125, USA
Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
TÌNH CẢNH CÁC NHÀ DÂN CHỦ VIỆT NAM TẠI THÁI LAN
Tin Bangkok - Tình trạng gia tăng đàn áp đáng ngại của giới cầm quyền Việt Nam khiến nhiều nhà dân chủ trong nước phải lánh nạn sang Thái Lan trong thời gian qua. Hiện có gần 10 nhà dân chủ thuộc Khối 8406 ẩn náu tại Thái Lan và đang chờ Cao ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc xét cấp quy chế tị nạn chính thức. Nỗi đợi chờ ấy diễn ra trong tâm trạng lo lắng về an toàn cũng như cảnh khó khăn về vật chất. Trong số những nhà dân chủ này có cựu tù chính trị Nguyễn Ngọc Quang. Anh mô tả tình cảnh của nhóm người đào tị và cho biết Thái Lan là nước không ký vào Hiệp ước 1951, vì vậy cảnh sát có thể bắt người tị nạn tại Thái Lan bất cứ lúc nào. Cho nên họ phải sống trong tình trạng phập phồng lo sợ. Ngay chính Cao Uỷ Tị Nạn, sau khi cấp cho họ giấy bảo vệ tạm thời, cũng luôn dặn họ là hãy tránh lộ diện nhiều khiến cảnh sát có thể bắt. Tại vì nếu bị bắt trong vòng 24 tiếng đồng hồ thì Cao Uỷ có thể can thiệp giải quyết, chứ nếu cảnh sát đưa qua Trung tâm Giam giữ Di Trú IDC thì họ hoàn toàn bó tay. Do đó mọi nguời hiện luôn sống trốn lánh không dám đi ra ngoài nhiều và cuộc sống rất khó khăn. Một thành viên của Khối 8406 cũng bày tỏ nỗi âu lo tương tự và cho biết mọi người đang sống trong tình trạng bất hợp pháp. Và thời gian chờ được cấp quy chế tị nạn thì rất dài. Do đó vấn đề duy trì cuộc sống ở đây đối với những người tị nạn rất là khó khăn. Họ không những lo ngại về cảnh sát Thái mà còn bất an trước mật vụ Cộng sản Việt Nam trà trộn trong người tị nạn để gây nguy hiểm cho họ.
(hình 7-8)
Tất cả mọi người đều phải tự túc, tự thuê nhà, tự lo cuộc sống của mình. Tại vì ở Thái Lan hiện hoàn toàn không có trại tị nạn dành cho người tị nạn. Nước Thái Lan đã chính thức đóng cửa các trại tị nạn vào năm 1996, vì vậy bây giờ những người lánh nạn qua Thái Lan, không riêng gì người tị nạn Việt Nam mà kể cả người Sri Lanka, Pakistan và các nước khác, đều phải cùng chung cảnh ngộ. Anh Quang cho biết anh nhận được tin từ quê nhà là những thân nhân còn lại trong nước của những người chạy lánh nạn ở Bangkok luôn luôn bị công an mời lên để thẩm tra về việc vắng mặt của người thân của họ. Công an luôn theo dõi từng bước đi của những người trong gia đình, sau khi họ biết được tông tích của những người chạy khỏi sự bức hại của công an Cộng sản Việt Nam trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên họ cho biết chế độ Cộng sản Việt Nam khi nào vẫn tồn tại thì họ không thể nào sống được tại Việt Nam bởi vì họ luôn theo dõi, gây khó khăn cho những người bất đồng chính kiến như họ. Họ mong những nhà dân chủ đang đấu tranh trong cũng như ngoài nước hãy ráng phát huy và đoàn kết để sớm đạt được thành công trong mục tiêu dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam.
Tại quê nhà, một cựu tù nhân chính trị từng bị đoạ đày lâu năm, là Thượng Toạ Thích Thiện Minh nhận xét về tình hình đàn áp, khủng bố đáng ngại trong nước khi cho biết ông cũng có nghe nhiều nhà dân chủ trong và ngoài nước than phiền rằng tình trạng đàn áp dân chủ của nhà nước Việt Nam gia tăng nhiều hơn những năm qua. Cho nên vừa qua có nhiều nhà dân chủ bị bắt bớ, bị khủng bố, khiến họ phải bỏ nước trốn sang Thái Lan. Ông thấy ngay cả một nhà ngoại giao Mỹ ở Hà Nội đến thăm Linh Mục Nguyễn Văn Lý ở Huế cũng bị công an khủng bố, đàn áp, gây khó khăn thì những nhà dân chủ trong nước tay trắng, không thế lực đương nhiên gặp khó khăn nhiều hơn. Cảnh đời lưu vong ở xứ lạ quê người của các nhà dân chủ Việt Nam diễn ra trong bối cảnh đàn áp ngày càng đáng ngại trong nước giữa lúc có nhiều tổ chức nhân quyền thế giới, kể cả Quốc Hội Hoa Kỳ, và gần đây, 10 tổ chức đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền VN, kêu gọi hành pháp Mỹ đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC.(SBTN)
- Hành tây bằm nhuyễn. - Nấm mèo ngâm nở, rửa nhiều lần nước cho hết mùi hôi, bằm sơ. - Thịt heo xay trộn với chút hành bằm nhuyễn, bột năng, dầu hào, muối, đường, tiêu... nêm vừa ăn...