Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình, do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự Do và Đại Nghĩa Dân Tộc...
Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.
Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:
Dang Chi Binh
PO Box 255-571
Dorchester, MA. 02125, USA
Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
PHÓNG SỰ ÐẶC BIỆT TỪ VIỆT NAM: TIẾNG VIỆT TRÊN TRUYỀN HÌNH VỪA BỊ CHÍNH TRỊ HÓA, VỪA BỊ THOÁI HÓA BỞI NHỮNG NGƯỜI THIẾU TRÁCH NHIỆM
{nl} Hôm nay trong tiết mục phóng sự đặc biệt từ Việt Nam, thông tín viên SB-TN từ trong nước gởi ra bản tin về việc tiếng Việt trên truyền hình tại Việt Nam bị thoái hóa và chính trị hóa, mời quý vị cùng theo dõi trong bản tin sau đây (video insert).
Nhiều năm trong chế độ Cộng sản, truyền hình nhà nước của hệ thống chính trị này đã âm thầm ưu tiên chính trị hóa chuyện Bắc Việt đô hộ Việt nam, cũng như mãi tập trung vào vấn đề này mà dần để cho ngôn ngữ của ông cha dần rơi vào tình trạng phát triển hỗn loạn và thoái hóa trước cánh cửa mở ra thế giới.
Những hình ảnh mà quý vị đang theo dõi, là một trong những đoạn phim quảng cáo về sự lớn mạnh của truyền hình trong nước. Nhưng ánh hào quang đó lại chứa rất nhiều bất trắc về việc lạm dụng cho chính trị và thiếu hiểu biết đối với ngôn ngữ Việt. Trong một thăm dò của giới blogger tự do, có đến 90% thời lượng phát ngôn viên nói tiếng Bắc trên hệ thống nhiều đài truyền hình của quốc gia. Và mặc nhiên tiếng miền Bắc được xem là tiếng nói chuẩn của nhà nước quy định trong việc phát thanh và truyền hình. Năm 2002, trong một cuộc thăm dò của Trung ương đảng, khi tìm thấy đa số người dân miền Tây và miền Ðông của Nam Việt Nam đều bỏ qua các chương trình thời sự tuyên tuyền nói tiếng Bắc không nghe và hiểu được giọng địa phương này, Trung ương đảng Cộng sản buộc lòng phải sử dụng một nữ xướng ngôn viên miền Nam thuyên chuyển ra Bắc để phát đi các mục thời sự tuyên truyền.
Mục đích chính trị thì như vậy, nhưng trong năm 2005, khi tức giận nhìn thấy các đài truyền hình phía Nam thu nhập quảng cáo cao, nhờ vào các công ty, hãng xưởng chỉ muốn quảng cáo với thị phần nói và nghe tiếng miền Nam, chính Ðài truyền hình Trung Ương đã phải tự tổ chức một đài truyền hình mới tên là VTV-9, tập trung vào giọng điệu miền Nam để nhằm thu hút khách hàng quảng cáo ở thị trường khước từ ngôn ngữ, âm điệu tiếng Bắc. Bên cạnh đó, việc kém cỏi ngôn ngữ và ý thức bảo vệ tiếng Việt, khiến các đài truyền hình và phát thanh của nhà nước là một trong những nơi hàng đầu đang làm hỗn loạn ngôn ngữ Việt.
Thực tế cho đến nay đã có rất nhiều bài viết trên báo chí trong nước cảnh báo về sự suy thoái của tiếng Việt trong thời đại hội nhập trước sức mạnh về tính phổ quát của tiếng Anh. Với đa số người Việt ngày nay nhất là giới thanh niên, một số thuật ngữ bằng tiếng Anh đã được quốc tế hóa cũng được người Việt Nam hiểu đầy đủ ý nghĩa của nó. Tivi là máy vô tuyến truyền hình, bank là ngân hàng, game show là trò chơi trên truyền hình, cúp là giải thường. Ðiều nực cười nhất là khi các cộng đồng người Việt hải ngoại dù rất nhỏ bé và khó khăn, nhưng vẫn luôn tìm cách gìn giữ và phát triển tiếng Việt một cách đứng đắn thì ngay trong nước, nguy cơ thoái hóa tiếng Việt lại rất lớn.
Trong một bài phân tích tình trạng này, nhà ngôn ngữ Võ Hoàng Nguyên chỉ trích việc chứng tỏ mình văn minh và hiện đại của các đài truyền hình Nhà nước khi từ bỏ tiếng Việt và dùng hẳn các danh từ Anh, Pháp. Trong bài viết của mình, ông Nguyên nói rằng thật là vui mừng, hạnh phúc khi dân Việt Nam được hội nhập với thế giới. Nhưng cũng thật là đau xót khi chúng ta hội nhập mà phải đánh mất chính mình.
Ðánh mất nền văn hóa bốn ngàn năm văn hiến là một điều rất xót xa. Phải phân biệt rạch ròi giữa sự vay mượn ngôn ngữ và sự đánh mất cội nguồn. Nếu không kịp chấn chỉnh ngay từ bây giờ thì vài thập kỷ sau này, tiếng Việt sẽ trở thành một cổ ngữ, không phải là sinh ngữ nữa.(SBTN)