Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình, do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự Do và Đại Nghĩa Dân Tộc...
Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.
Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:
Dang Chi Binh
PO Box 255-571
Dorchester, MA. 02125, USA
Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
MÊKÔNG CẠN KIỆT: CÁC NƯỚC HẠ NGUỒN CÓ THÁI ÐỘ GAY GẮT HƠN VỚI TRUNG CỘNG
Tin tổng hợp - Việt Nam, Lào, Cam Bốt và Thái Lan, qua Ủy Ban Mekong gởi thơ đến phái bộ ngoại giao Trung Cộng bên cạnh Liên Hiệp Quốc thư yêu cầu Bắc Kinh hợp tác để tìm giải pháp cho vấn đề mực nước sông Mekong bị cạn kiệt. Tranh cãi về lý do khiến cho mực nước sông Mekong bị hạ thấp đáng kể trong thời gian gần đây đã bùng lên trở lại một cách gay gắt giữa Trung Cộng và 4 nước hạ nguồn của dòng sông chính chảy qua vùng Ðông Nam Á. Ðối với Bắc Kinh thì nguyên nhân bắt nguồn từ tình trạng hạn hán bất thường do hiện tượng thời tiết El Nino, trong lúc các tổ chức bảo vệ môi trường thì cho rằng chính các con đập khổng lồ mà Trung Cộng xây dựng trên thượng nguồn đã làm cho dòng sông Mekong bị cạn kiệt.
Những lời tố cáo về tác hại các đập thủy điện đã từng được đưa ra trước đây, ngay từ lúc kế hoạch ngăn dòng Mekong của Bắc Kinh được tiết lộ, cách nay hơn một thập niên, nhưng điểm mới lần này là các chính phủ hạ nguồn cũng đã lên tiếng quan ngại, lẽ dĩ nhiên là một cách gián tiếp, để khỏi gây căng thẳng với Trung Cộng. Thông qua Ủy Ban Sông Mekong, cơ chế liên chính phủ của mình, Việt Nam, Lào, Cam Bốt và Thái Lan đã chính thức gởi thơ đến phái bộ ngoại giao Trung Cộng bên cạnh Liên Hiệp Quốc. Nội dung bức thư yêu cầu Bắc Kinh hợp tác để tìm giải pháp cho vấn đề mực nước sông Mekong bị cạn kiệt.
Theo các nhà quan sát, đây là lần đầu tiên mà Ủy Ban Sông Mekong chính thức gởi thơ khiếu nại đến phiá Trung Cộng, chứng tỏ là tình hình đã trở nên đáng ngại.
Ði đầu trong chủ trương này là Thái Lan, đã kêu gọi từng nước thành viên của Ủy Ban Sông Mekong, gây sức ép trên Trung Cộng qua con đường ngoại giao. Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva đã gắn liền Trung Cộng với những hệ quả tai hại mà các nước hạ nguồn đang phải gánh chịu khi cho biết là Thái Lan sẽ yêu cầu Trung Cộng giúp quản lý tốt hơn lưu lượng nước trên dòng Mekong sao cho các nước Ðông Nam Á không bị tác hại.
Cho đến nay, Trung Cộng đã cho xây dựng xong 4 đập lớn trên dòng chảy chính của sông Mekong, khúc chảy qua vùng Vân Nam. Trong số các con đập đã hoàn thành, có đập Tiểu Loan cực lớn, bắt đầu thu nước vào hồ chứa từ tháng 10 năm ngoái. Con đập này chỉ thua đập Tam Hiệp trên sông Dương Tử về quy mô.
Phải chăng chính việc lấy nước nói trên làm cho lượng nước chảy xuống vùng hạ nguồn ít hẳn đi, gây ra tính trạng thiếu nước ? Ðối với các hội đoàn bảo vệ môi trường, trong đó có nhóm Liên Minh Cứu Dòng Mekong thì các con đập chính là nguyên nhân khiến cho mức nước sông Mekong bị hạ thấp. Tuy nhiên theo phía Trung Cộng thì các lời tố cáo kể trên hoàn toàn không có căn bản. Phụ tá Ngoại trưởng Trung Cộng phụ trách châu Á Hồ Chính Diệu đã khẳng định với Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva rằng các đập nước ở tỉnh Vân Nam không liên quan tới mực nước ở hạ nguồn sông Mekong bị hạ thấp. Sau đó đến lượt một tùy viên tòa Ðại sứ Trung Cộng tại Bangkok nhắc lại lập luận chỉ có 13% lượng nước sông Mekong đến từ Trung Cộng. Tuy nhiên theo một số nhà quan sát, lập luận gọi là khoa học đó của Trung Cộng là không đúng sự thật.(SBTN)
Ăn món gỏi cá cần phải uống thêm bia, hay các loại rượu (XO) mới thấy ngon khẩu vị. Chúc các bạn thưởng thức món gỏi cá, một đặc sản của Cam Ranh, nhằm bồi bổ thêm nhiều Vitamin tổng hợp để sống khỏe, sống lâu.
HÍ HỌA
Bên hồ Mar-a-Lago, ta ngồi ta câu (by Dick Wright)